trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
 

NGÀY LỄ HOA SEN TRẮNG

NHẮC LẠI CÔNG NGHIỆP CỦA BÀ H. P. BLAVATSKY

của Đức Jinarajadasa 

Chiều nay, tôi hồi tưởng lại ngày 8 tháng 5 năm 1891. Lúc bấy giờ tôi là một thanh niên 16 tuổi và cư trú tại nhà ông A. P. Sinnett, ở Leinster Gardens. Buổi chiều ngày đó, chúng tôi được tin bà H. P. Blavatsky đă từ trần. Tôi được thấy bà hai lần, trong lúc đi theo Đức Ông Leadbeater, khi Đức Ông đến viếng bà. Vài ngày sau khi bà mất, có cuộc hỏa táng thi hài của bà vào một buổi sáng tươi đẹp mùa xuân và tôi ở trong số những kẻ rất đông đến dự cuộc hỏa táng. Từ đó, lắm khi tôi có dịp làm lễ truy niệm công nghiệp của bà trên thế giới, và bây giờ đây, một lần nữa, tôi đứng trước các bạn để nói chuyện về bà và những điều mà chúng ta c̣n mang ơn bà.

Sau đây là câu của bác sĩ Besant viết hai năm sau khi bà H. P. Blavatsky từ trần : “H. P. B. đă hiến Thông Thiên Học cho đời và H. S. O. đă hiến Hội Thông Thiên Học, trong hai người, vị nào đă tặng món quà quí nhứt ?” Thông Thiên Học tuy đă có từ xưa, nhưng công nghiệp của H. P. B. vẫn to hơn, bởi v́ bà đă hiến Thông Thiên Học cho nhân loại đương thời.

Chúng ta biết hăy c̣n có người công kích bà H. P. B. nhưng đối với một trí óc vô tư, hiện thời đă có đủ tài liệu liên hệ đến bà và công nghiệp của bà trong những bức thơ của các Đấng Chơn Sư và trong những bức thơ mà tôi đă xuất bản thành hai quyển Những bức thơ của các Đấng Chơn Sư Minh Triết (Lettres des Maîtres de la Sagesse), lại với những bức thơ của bà do Barker xuất bản; và ai có đọc những bức thơ đó và rán hiểu tất cả sẽ thấy rằng bà H. P. B. là một nhân vật chẳng những có một nghị lực phi thường mà hăy c̣n có một tâm địa hết sức thanh cao.

Công nghiệp của bà rất nhiều và ở đây tôi chỉ nhấn mạnh về hai phương diện thôi. Trước hết bà chống lại chủ nghĩa duy vật. Khi bà H. P. B. bắt đầu công việc của bà th́ trong lúc đó, đối với con mắt của một nhà trí thức chỉ có một triết lư thôi là chủ nghĩa duy vật. Bởi đó, hành động thứ nhứt của bà là liên hợp với những nhà Giáng thần học (Spirites) ở Hiệp Chủng Quốc, bởi v́ chỉ có họ là đưa ra một thứ bằng chứng về sự trường tồn của ư thức con người sau khi chết. Nhưng ngoài Giáng thần học ra bà hăy c̣n có đầy đủ trọn cả tri thức về H́nh nhi thượng nữa. Về phần nầy, những nhà Giáng thần học Hiệp Chủng quốc không muốn theo bà; nên bà dang xa họ để lập Hội Thông Thiên Học.

Bấy giờ, bà bắt tay vào việc để thu thập những tài liệu về Thần bí học và những hiện tượng tâm linh; và trong hai năm tận lực làm việc, bà viết xong quyển Isis dévoilée (Nữ thần Isis lộ diện). Đó là phần thứ nhứt trong công việc của bà, một sự thách đố với chủ nghĩa duy vật và một sự giúp đỡ đối với những kẻ muốn vượt lên trên chủ nghĩa duy vật hầu đạt đến một cái ǵ thỏa măn cho tâm hồn và trí óc hơn.

Bà c̣n làm được một việc khác quan trọng hơn, mà chỉ sau nhiều đời, thiên hạ mới biết rơ : bà đă v́ nhân loại mà làm lại cái công việc tổng hợp tất cả những ǵ có quan hệ đến đời sống và chân lư; bà đă viết bộ Giáo lư bí truyền (Doctrine Secrète) để miêu tả bằng cách tượng trưng hoặc bằng cách khác nữa, những luật chánh đại của vũ trụ và biểu dương tính thuần nhứt căn bản của vũ trụ.

Phương diện thứ nh́ về công nghiệp của bà H. P. B. ít được nhấn mạnh hơn, nhưng rất quan trọng, bởi trong đó bà tuyên bố sự hiện tồn của những vị Chơn Sư Minh Triết thời xưa. Ở Ấn Độ, truyền thuyết nầy vẫn luôn luôn tồn tại, nhưng khi bà đến xứ ấy vào năm 1878, th́ cát bụi nhiều đời đă phủ mất những sự thực xưa đó. Bà đă tuyên bố rằng người ta có thể t́m thấy những vị Chơn Sư bằng nhiều cách khác nhau xuyên qua cơi ḷng của những kẻ t́m kiếm các Ngài. Bà là người thứ nhứt đă làm cho Ấn Độ mở mắt nh́n thấy trở lại những tập truyện cổ kính của họ. Tâm và hồn của đời sống bà là sự làm việc cho Chơn Sư.

Chính phương diện nầy của công nghiệp bà H. P. B. là phương diện mà tôi yêu quí nhứt, bởi nó tiết lộ nhân phẩm của bà nhiều hơn là tư cách đạo sư của bà. Nếu các bạn nghĩ đến công việc của tôi ở Adyar tất các bạn sẽ hiểu nhân phẩm của bà nó thân thiết với tôi biết bao. Hiện giờ tôi chiếm cái pḥng cũ của bà. Trước khi giữ chức Hội Trưởng, tôi ở pḥng gần bên, nơi đó đă xảy ra những hiện tượng phóng tư tưởng thành những bức thơ. Ở Adyar, được ở gần bà là đặc ân của chúng tôi : tôi lănh phần giữ sổ bộ của Hội và tôi đă đọc những bức thơ của bà, trong đó có vài bức thơ chưa được công bố. Các bạn sẽ thấy trong đó một H. P. B. hoạt động rất có duyên và đầy hào khí mà cũng rất khinh khoái và tài trí.

Chính v́ tôi đă thấm nhuần phương diện nầy của đời sống bà, khiến cho tôi rất cảm kích đối với sự hi sinh mà bà đă làm cho chúng ta. Năm 1885, trong khi bà đứng trước cửa tử thần và cầu xin cho đời sống bà được chấm dứt th́ một buổi chiều kia, Đức Sư phụ của bà hiện đến bên bà. Ngài hỏi bà có bằng ḷng v́ t́nh thương cái nhóm nhỏ đă trung thành với bà và v́ ḷng yêu công việc bà đă phác họa trong bộ Giáo lư bí truyền mà bà sống chăng ? Khi Đức Thầy cho phép bà lựa chọn th́ bà liền chịu hi sinh để tiếp tục công việc.

Cuộc đời lúc đó hăy c̣n lắm khó khăn. Bà được sai qua nước Ư đại lợi và ở Adyar người ta chỉ có thể gởi cho bà một món tiền rất ít. Bà phải viết sách báo kiếm thêm chút ít và Đại tá Olcott cũng rán làm hết sức ḿnh để kiếm tiền. Phải chờ đến hai năm, các thân hữu mới hội hiệp chung quanh bà. Bấy giờ bắt đầu giai đoạn chót của đời sống bà, trong khi đó, bà viết quyển sách vô giá : Tiếng Nói Vô Thinh (La voix du silence).

Về phương diện nầy của bà H. P. B. sự hi sinh cao quí mà bà đă làm cho chúng ta luôn luôn hiện diện trong tâm trí tôi mỗi khi tôi nghĩ đến bà. Nếu chúng ta muốn hiểu công việc mà bà đă làm cho Thông Thiên Học, chúng ta phải do nơi khí tượng anh hùng của bà để xét đoán bà. Một cách chậm chạp, bà cầm lái chiếc thuyền cho đến bến. Bây giờ chúng ta đă đến bến, trận băo tố đă qua. Dầu cho ác cảm hăy c̣n đi nữa, tin lành của Thông Thiên Học vẫn lan rộng từ xứ nầy đến xứ khác. Chính v́ lẽ ngày nay chúng ta có một phận sự dễ dàng, và chính v́ lẽ nghĩ đến tất cả những điều mà bà đă làm tṛn, khiến tôi tỏ ḷng tôn kính sâu xa của tôi đối với vị Đạo sư cao cả của tôi.

                                                                          (Trích tạp chí ĐẠO HỌC  số 8 năm 1954)


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở