trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

                                           

                                       

           
                          
NHẤT CHI MAI
 

                                        nguyễn như Hải

               
  
   

          Hàng năm cứ độ xuân về, các giai phẩm xuân, báo xuân đều tŕnh làng những bài thơ mới . Tuy nhiên có một bài thơ  cũ cách đây gần ngàn năm  vẫn thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần hàng năm mà không làm ai chán cả. Đó là  bài thơ của Thiền Sư Măn Giác. Nó được  nhiều học giả và các nhà sư lư giải qua nhiều lăng kính khác. Nhân dịp xuân về tôi cũng mạo muội  tŕnh bày nó qua lăng kính của một người Thông Thiên Học.

        Bản  Hán Việt  như sau: 

 

                          Xuân khứ bách hoa lạc

                          Xuân đáo bách hoa khai

                          Sự trục nhăn tiền quá

                          Lăo tùng đầu thượng lai

                          Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

                          Đ́nh tiền tạc dạ nhất chi mai
 

      Bài thơ này được Cụ Ngô tất Tố dịch như sau:

                          

                           Xuân đi trăm hoa rụng

                           Xuân đến trăm hoa cười

                           Trước mắt việc đi măi

                           Trên đầu già đến rồi

                           Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

                           Đêm qua sân trước một cành mai
 

        Về phương diện văn chương, bản dịch của cụ rất hay. Nó được thi nhân lồng vào đó cảm xúc của ḿnh và thi vị hóa thêm  (hoa cười- việc đi măi- già đến rồi). Cái đẹp thi văn chú trọng nhiều vào nét thẩm mỹ hơn.. Để cho phù hợp với góc nh́n của ḿnh, mang tính khoa học quy luât hơn. Đồng thời giữ được nét thản nhiên của thiền và  hai cặp đối đại nhị nguyên (bốn chữ cuối của bốn câu đầu) mà thiền sư rất chú trọng. (Tôi xin mở ngoặc ở đây một chút . Mỗi góc nh́n đều có một sắc thái riêng và giới hạn của nó. Ở đây tôi chỉ nêu ra sắc thái chứ không có ư phê b́nh.) Tôi xin được dịch như sau:
 

                            Xuân đi trăm hoa rụng

                            Xuân đến trăm hoa khai

                            Ḍng đời qua trước mắt

                            Tuổi già đến sau lưng

                            Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

                            Đêm qua sân trước một cành mai

         “Hoa rụng”, “Hoa khai”, “qua trước mắt” , “đến sau lưng” đó là những chữ tôi dùng để mô tả cuộc đời bằng sự quan sát khách quan , một đặc tính của khoa học. Đồng thời vẫn giữ được âm điệu thản nhiên, một hương vị của thiền . Ngoài ra tôi dùng hai cặp  “
hoa rụng/hoa khai” và “trước mặt/sau lưng” để đối hai cặp  “hoa lạc/ hoa khai” và  “quá/lai”. Tuy rằng không chỉnh về lời, nhưng chỉnh về ư v́ nó tạo được hai cặp đối đăi mà Thiền Sư Măn Giác đă dụng công đưa vào mà đa số những bài dịch khác từ trước tới nay ít chú ư đến điểm này, một điểm then chốt khi bàn luận về thiền.

 

      Trở lại bài thơ trên với hai câu đầu, Thiền Sư Măn Giác  tŕnh bày một quy luật bất di bất dich của thế giới sắc tướng này: đó là lẽ sinh diệt, diệt sinh, thành, trụ, hoại, diệt, xuân ,hạ, thu, đông, v…v , quy luật tuần hoàn của vũ trụ, nét đặc thù của thế giới sắc tướng - ẩn hiện, biến ảo và quy luật này chi phối tất cả mọi phần tử trong vũ trụ . Câu ba và câu bốn thiền sư đem quy luật này ứng dụng cụ thể vào con người. Theo ḍng đời con người sẽ già và mất . Cái hay của bốn câu thơ trên là chổ một quy luật khoa học đă được thiền sư tŕnh bày bằng một tiết điệu của thi ca mà không làm mất đi tính chầt khách quan của định luật khoa học. Đọc bốn câu thơ trên ta thấy thiền sư không dùng bất cứ một tĩnh từ hay trạng từ nào (thường th́ những tĩnh từ hay trạng từ hay được thi nhân dùng dể diển tả những cảm xúc của thi nhân cùng tăng phần thẩm mỹ. Tuy nhiên, đôi khi chúng làm mất đi cái tính khách quan).Thay vào đó thiền sư dùng toàn động từ để mô tả tánh cách vận hành của một quy luật khoa học một cách rất chính xác, nhưng khi đọc lên lại vẫn có giai điệu thi ca mới hay (thường trong thơ  mà dùng toàn động từ đơn điệu th́ nó dễ thành văn xuôi ). Ngoài ra thiền sư đă khéo léo trong khi gieo vần, đặt bốn chữ cuối cùng của bốn câu thơ đầu thành ra hai cặp, lạc/khai ( diệt/sinh), quá/lai (đi/đến) để tạo thành ấn tượng cho người đọc. Bằng lối điệp ư, Thiền Sư đă xử dụng  hai cặp đối đăi nhị nguyên liên tục trong bốn câu đầu. Điều này cho chúng ta thấy thiền sư muốn nhấn mạnh đến quy luật tất yếu này, quy luật của thế giới nhị nguyên đầy sắc tướng này. Nh́n thấy việc dụng công trong việc dùng chữ của tác giả, nên tôi cũng theo ấy mà dịch .
 

        Trong câu ba thiền sư dùng chữ “nhăn tiền”, hẳn là thiền sư muốn nói cái quy luật này quá rơ ràng ai cũng nh́n thấy, nó quá hiển nhiên, lồ lộ giữa ban ngày. Quả thật, quá rơ ràng.  Hoa nở rồi hoa  tàn, rụng - MẤT. Con người sinh ra, trưởng thành, bịnh tật rồi chết, h́nh hài tan biến - MẤT. Quả thật,không c̣n trật vào đâu KHI NÓ BIẾN MẤT trong thế giới sắc tướng này, và rồi ai cũng đinh ninh là như vậy. Nhưng vừa dứt câu bốn qua câu năm thiền sư liền cảnh giác : “Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết”. Bây giờ chúng ta lần lượt xem xét từng chữ trong câu trên xem thiền sư muốn truyền đạt điều ǵ. Xuân tàn  ư nói đến quy luật. C̣n hoa ở đây biểu tượng cho Sự SốngChơn NhơnBản Ngă, là Bản Lai Diện Mục , là cái ǵ cũng được tùy bạn gọi. Hoa lạc tận là hoa rụng hết, không c̣n hoa nữa -biến mất. Tóm lại ư của câu thơ thứ năm là đừng lầm lẫn khi nghĩ rằng sự hủy diệt h́nh hài, sắc tướng cũng hủy diệt luôn sự sống  ẩn tàng ở bên trong mà Thông Thiên Học gọi là gọi là Chơn Nhơn, con người thực thụ của ḿnh- bất tử, không bao giờ chết. Chỉ có Phàm Nhơn ẩn hiện theo quy luật. Sự hiển rồi ẩn của Phàm Nhơn cho chúng ta cái cảm giác mất mát. Theo Thông Thiên Học, Phàm nhơn không chỉ là Thể Xác này mà nó c̣n có hai thể khác nữa; đó là Thể Vía Thể trí. Theo chu kỳ tiến hóa ( luân hồi),con người thể hiện qua các thể để tiến hóa nên cái định luật xuân tàn này chỉ ứng dụng cho thế giới sắc tướng của các thể mà thôi. H́nh tướng biến thiên, c̣n mất, ẩn hiện, đôi khi người ta c̣n gọi nó là thế giới mộng ảo nhưng Sự Sống, Chơn Nhơn, con người thực, linh hồn vẫn trường tồn bất diệt.

       Câu sáu thiền sư sẽ cho chúng ta thấy cái trường tồn bất diệt ấy, một câu thơ thật thần kỳ. Chúng ta hăy xem câu sáu nói ǵ.

 

  “Đêm qua”  nói về ngày tháng, biểu tượng cho thời gian.

 “Sân trước” nói về nơi chốn, biểu tượng cho không gian.

   Một cặp nhị nguyên : không gian/ thời gian.

 

     Thường th́ chúng ta  thấy cặp nhị nguyên xuất hiện dưới dạng có/không, trắng/đen, phải /trái, trước /sau, sinh/tử như một dạng h́nh học phẳng. Nhưng ở câu kết thiền sư cho chúng ta thấy thêm một dạng thức khác đó là cặp thời gian và không gian như dạng h́nh học không gian đa chiều. Nó biến ảo khôn lường rất khó mà nhận dạng được chúng. Hải ở Việt Nam, Hải ở  Hoa Kỳ, Hải 1960,Hải 2000 Hải nào là Hải đây? Cặp nhị nguyên này cũng rất quen thuộc với người Thông Thiên Học.

 

   Ngoài ra thiền sư cũng cho chúng ta thấy chúng trong  dạng  thức nhị nguyên khác:  âm /dương.

 “Đ́nh tiền”-  sân trước ư là lồ lộ công khai biểu tượng cho dương tính .

 “Tạc dạ” - đêm tối ư là ẩn kín biểu tượng cho âm tính.

 

    Quả thật là tài t́nh khi dụng ngữ.  Cùng một chữ mà Thiền sư làm cho người đọc nhận ra được tính đa dạng biến hóa của một cặp nhị nguyên như một viên kim cương lấp lánh nhiều mặt.

 

    Theo tôi câu sáu này có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất thiền sư muốn truyền đạt là Sự Sống Duy Nhất (nhất chi mai) hay Chơn Nhơn nó thường hằng. Nó lồ lộ giữa ban ngày(đ́nh tiền) v́ vô minh (tạc dạ) nên chúng ta không nhận ra được .  Chúng ta chỉ thấy cái sắc tướng bề ngoài mà thôi.

   Muốn hiểu được nghĩa thứ hai mà thiền sư muốn truyền đạt, chúng  ta phải để ư đến cách hành văn trong câu sáu. Nó không phải là một câu mà là ba nhóm chữ kết hợp mà không có động từ_: “Đ́nh tiền_ tạc dạ _nhất chi mai”. Những khoảng hở không động từ này chính là hành động  mà hành gỉa phải tự điền vào. Thật vậy, qua một khoảng cách th́ chúng ta phải làm thế nào? Chỉ có một cách duy nhất là phải vượt qua. Phải vượt qua thế giới nhị nguyên đầy sắc tướng này để đến bờ nhất thể _nhất chi mai . Nếu thiền sư dùng động từ vượt ở  trong câu th́ nó là cái vượt của nhị nguyên mất rồi. Không thể nói được, chỉ có sống thôi, chỉ có hành động thôi.  Thiền sư đă dẫn dắt hành gỉa một đoạn đường rồi để hành gỉa phải tự ḿnh t́m lấy cho ḿnh một  hành động thích hợp mà sống-sống thiền . Như thế mới quả thật là thiền. Không nói mà là nói. Không dùng động từ mà đầy cả hành động. Khi sự sống được người ta tŕnh bày, được nói, đươc chuyển thành khái niệm hay được định nghĩa th́ nó đă chết tức th́ cho nên thiền sư không nói mà để dành cho hành gỉa tự điền vào chỗ trống- tự hành. Quả thật là đầy tính thiền.

    Nói tóm lại bài thơ trên thiền sư Măn Giác đă dẫn dắt hành giả từ thế giới nhị nguyên đến thế giới trường tồn bất diệt một cách mạch lạc và đầy hương vị của thiền học. Thiền sư ân cần nhắc nhở dù cho sắc tướng có biến thiên thế nào cũng đừng lầm lẫn. H́nh tướng bị hủy diệt, tan biến đó chỉ là những biến ảo của thế giới nhị nguyên đầy sắc tướng mà thôi. Hành gỉa phải hiểu rằng c̣n có "một cành mai " một Sự Sống Duy Nhất vẫn trường tồn, một Bản Ngă duy nhất vẫn bất diệt đang ẩn tàng trong đó. Theo chu kỳ tiến hóa, Phàm Nhơn ẩn, hiện - chết, sống nhiều kiếp làm cho chúng ta có cảm giác mất mát. Sự mất mát, sự ẩn rồi hiện chỉ là sắc thái của những chu kỳ tiến hóa mà thôi .Nên dẫu Phàm Nhơn có ẩn,hiện ,biến mất nhưng Chơn Nhơn vẫn c̣n đó bất diệt.

 

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua_ sân trước_một cành mai.

 

 Nguyễn như Hải

www.thongthienhoc.com

 



trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở