trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

  Những quan điểm về Sự Chết

 Trích trong SỰ CHẾT VÀ SAU ĐÓ ? (DEATH AND AFTER ?)

Tác giả: Annie Besant Bản dịch Chơn Như 2006

Nhà Xuất bản Thông Thiên Học  ADYAR, MADRAS 600020, INDIA

Ấn bản lần thứ 8 năm 1972

 

  Những quan điểm về Sự Chết

Ai mà chẳng nhớ câu chuyện của nhà truyền giáo Ki Tô ở nước Anh, một buổi chiều kia ông ngồi trong sảnh đường lớn của một vị vua Saxon, bao quanh là những vị bá tước quây quần nghe giảng phúc âm của Đức Thầy ḿnh; khi ông nói tới sự sống, sự chết và sự bất tử th́ có một con chim bay vào qua cánh cửa sổ không lắp kính, lượn ṿng quanh sảnh đường rồi một lần nữa lại bay ra vào trong đêm đen. Vị tu sĩ Ki Tô bảo vị vua hăy coi chuyến bay của con chim bên trong sảnh đường là cuộc sống phù du của con người và rêu rao đức tin rằng nó cho thấy linh hồn khi ra khỏi sảnh đường của sự sống không vẫy cánh bay vào đêm đen mà lại bay vào ánh sáng mặt trời chói lọi của một thế giới huy hoàng hơn. Xuất phát từ bóng tối qua cánh cửa mở rộng của Sự Sinh ra, cuộc đời của một người đă giáng thế; nó kéo dài một thời gian trước mắt chúng ta; để rồi qua cánh cửa mở rộng của Sự Chết nó lại biến mất khỏi tầm nh́n của chúng ta vào trong đêm tối. Thế là con người cứ thắc mắc măi với Tôn giáo, Con Người từ đâu đến ? và sẽ đi về đâu ? Những câu trả lời thay đổi tùy theo đức tin. Ngày nay, nhiều trăm năm từ khi Paulinus nói chuyện với Edwin, trong giáo hội Ki Tô có nhiều người thắc mắc liệu con người có hay chăng một tinh thần vốn từ nơi đâu đến đây rồi lại đi đến nơi khác, có lẽ hơn hẳn so với bất kỳ thời kỳ lịch sử nào trên thế giới trước kia đă từng chứng kiến. Và chính những người Ki Tô hữu rêu rao rằng những sự khủng khiếp của Thần Chết đă bị băi bỏ th́ lại bao bọc những nhà táng và mộ phần với những tang lễ u ám và buồn bă hơn những tín đồ thuộc bất kỳ tín ngưỡng nào khác. C̣n ǵ nản chí hơn sự u ám trong một căn nhà mà xác chết đang chờ được đưa ra mộ? C̣n ǵ dễ sợ hơn những bộ áo than khóc bằng nhiễu với màu tối tăm và sự xấu xí có mục đích của cái mũ nặng nề mà người góa phụ đội xùm xụp khi “than khóc” việc chồng ḿnh đă dứt được gánh nặng của xác thịt”? C̣n ǵ bực ḿnh hơn cái khuôn mặt giả vờ dài thuỗn ra của những phu đ̣n mai táng, những “băng tang ủ rũ”, những khăn tay trắng được sắp xếp cẩn thận và măi cho tới tận gần đây là những áo tang trông giống như khăn phủ quan tài? Trong ṿng vài năm vừa qua đă có nhiều sự thay đổi cải thiện lớn lao đáng kể. Những mũ tang, áo tang và băng tang hầu như đă biến mất. Cái xe tang ma quỉ một cách nực cười hầu như chỉ c̣n là chuyện của quá khứ và cái quan tài được khiên ra chất đầy hoa thay v́ bị quấn trong một cái khăn phủ quan tài nặng nề bằng nhung đen. Những người nam nữ mặc dù vẫn c̣n mặc đồ đen nhưng không c̣n cuộn ḿnh trong những bộ tang phục luộm thuộm giống vải liệm đám ma như thể cố ra vẻ khốn khổ mà ḿnh tạo ra bằng cách tự áp đặt lên những điều bất tiện giả tạo. Hoan nghênh óc suy xét phải trái đă truất phế được hủ tục và đă không c̣n chấp nhận cho thêm những sự phiền toái vô cớ này vào nỗi đau tự nhiên của con người.

Trong văn chương và nghệ thuật cũng vậy, cái phương cách u ám đối xử với Thần Chết này đă là đặc trưng của Ki Tô giáo. Thần Chết đă được mô tả là một bộ xương cầm lăm lăm một lưỡi liềm, một cái sọ người cười nhăn nhở, một khuôn mặt bậm tợn đầy đe dọa khủng khiếp với một cái lao giơ lên, một con ngáo ộp bằng xương gầy tong teo tay cầm một cái đồng hồ lắc lên lắc xuống – tất cả những điều có thể làm người ta hoảng sợ đều đă được tụ tập lại xung quanh cái nhân vật đáng được gọi là ông Vua Khủng Bố này. Milton (người đă làm rất nhiều điều qua những vần thơ bi tráng của ḿnh nhằm uốn nắn quan niệm của giới b́nh dân thuộc Ki Tô giáo hiện đại) đă vận dụng mọi sức mạnh gân guốc của ḿnh với lời lẽ dao to búa lớn để thêu dệt nên h́nh ảnh Thần Chết khủng khiếp:

Cái h́nh hài khác,

Nếu ta có thể gọi nó là h́nh hài.

Cái h́nh hài đó không có tay chân, ḿnh mẫy phân biệt được rơ rệt,

Hoặc cái chất liệu mà ta dường như có thể gọi là bóng dáng,

V́ mỗi thứ dường như giống như thứ khác; đen như đêm ba mươi,

Dữ tợn như mười kẻ điên rồ, khủng khiếp như địa ngục,

Và quơ lên một cái cây lao dễ sợ; c̣n đầu của y dường như,

Giống như cái vương miện mà vị vua vẫn đội ở trên đầu.

Giờ đây quỉ sa tăng đă xuất hiện và từ chỗ ngồi của ḿnh,

Con quái vật tiến bước nhanh lên,

Với những bước dài khủng khiếp; địa ngục run sợ khi quỉ sa tăng tiến tới.

Điều khủng bố khủng khiếp đă thốt nên thành h́nh dạng,

Đă loan truyền những lời đe dọa tăng lên gấp cả chục lần,

Dễ sợ hơn và đầy xuyên tạc . . .

. . . Nhưng y là kẻ thù bẩm sinh của ta

Đă xuất hiện và quơ lên cây lao giết người,

Được tạo ra để hủy diệt: Ta co gị chạy và hét ầm lên Thần Chết !

Địa ngục run sợ khi nghe cái tên gọi gớm ghiết đó rồi lại thở dài.

Từ khắp những hang động của địa ngục đều vọng lại tiếng kêu Thần Chết.

(Quyển ii, từ ḍng 660-789. Trọn cả đoạn thơ này tua tủa những điều hăi hùng)

Đó là quan điểm về Thần Chết do những kẻ tự xưng ḿnh là tín đồ của một bậc Đạo sư nghe đâu đă từng “mang lại sự sống, ánh sáng và sự bất tử”, quan điểm này thật là lạ lùng. Mới có mười tám thế kỷ trước kia, cũng như mới đây trong lịch sử thế giới người ta c̣n rêu rao về tính bất tử của Tinh thần nơi con người; lời rêu rao này dĩ nhiên là rơ ràng phi lư khi giáp mặt với bằng chứng áp đảo trái ngược lại mà ta có sẵn về mọi phương diện. Nghi thức trang nghiêm của người Ai Cập với quyển Tử thư Ai Cập trong đó có vạch ra cuộc hành tŕnh sau khi chết của Linh hồn ắt cũng đủ rồi, chỉ nội ḿnh nó thôi cũng dàn xếp ổn thỏa được măi măi một lời rêu rao chẳng đâu vào đâu như trên. Ta hăy nghe tiếng kêu của Linh hồn chính trực:

Ôi thưa ngài, vốn là thị giả của Thượng Đế, xin ngài hăy ch́a tay ra cho con, v́ con đă hiệp nhất với ngài (xvii.22).

Hỡi Osiris, Đấng Chúa tể của Ánh sáng, xin chào mừng ngài ngự nơi chốn đầy quyền uy trong ḷng bóng tối tuyệt đối. Con đến với ngài là một Linh hồn đă trong sạch; hai bàn tay con ôm chặt lấy ngài (xxi.1).

Con mở ra cơi trời; con thực hiện điều được khuyến cáo trong Memphis. Con đă biết được tâm hồn ḿnh, con đă làm chủ được tâm hồn ḿnh, con đă làm chủ được đôi bàn tay ḿnh, con đă làm chủ được đôi chân tùy ư của chính ḿnh. Linh hồn con không bị giam hăm trong thân xác ở cổng Amenti (xxvi. 5,6).

Khỏi cần phải nhân lên sự nhàm chán khi trích dẫn một quyển sách vốn hoàn toàn bao gồm những hành vi và lời nói của kẻ đă thoát xác, ta chỉ cần đưa ra phán quyết tối hậu về Linh hồn chiến thắng:

Kẻ quá cố sẽ được phong thánh trong đám Thần linh thuộc cơi trời hạ thiên, y sẽ chẳng bao giờ bị chối bỏ . . . Y sẽ uống nước của ḍng sông thiên giới . . . Linh hồn y sẽ không bị giam cầm, v́ đó là Linh hồn mang lại sự cứu chuộc cho những kẻ lân cận. Loài sâu bọ sẽ không ngấu nghiến linh hồn (clxiv. 14-16).

Niềm tin tưởng nói chung về thuyết Luân hồi cũng đủ để chứng tỏ rằng các tôn giáo mà nó tạo thành một học thuyết trung tâm đều tin vào sự sống c̣n của Linh hồn sau khi Chết; nhưng người ta có thể trích dẫn chẳng hạn như một đoạn trong Luật Bàn Cổ, tiếp theo sau một sự khảo luận về thuyết chuyển kiếp và trả lời vấn đề giải thoát sự sinh tử luân hồi.

Trong số những hành vi thánh thiện này, nghe nói tri thức về tự ngă (nên dịch là tri thức về Ātmā) vốn cao siêu nhất, đây quả thực là khoa học tiên tiến nhất trong mọi khoa học, v́ nhờ nó mà ta đạt được sự bất tử (xii. 85. Bản dịch của Burnell và Hopkins).

Chứng cớ của tôn giáo lớn Bái Hỏa giáo cũng thật rơ ràng như ta thấy, tŕnh bày qua đoạn sau đây được dịch từ kinh Avesta, trong đó người ta mô tả hành tŕnh của Linh hồn sau khi chết, quyển thánh kinh cổ truyền dạy như sau:

Linh hồn của kẻ thanh khiết đi bước đầu tiên để tới Thiên đường Humata; linh hồn của kẻ thanh khiết đi bước thứ nh́ để tới Thiên đường Hukhta; nó đi bước thứ ba để tới Thiên đường Hvarst; linh hồn của kẻ thanh khiết tiến bước thứ tư để tới Ánh sáng Vĩnh hằng.

Một người thanh khiết đă chết trước đó nói với y và hỏi như sau: Hỡi kẻ quá cố thanh khiết, làm sao con thoát ra khỏi cái ngục tù xác thịt đó, thoát ra khỏi những địều sở hữu trên cơi trần, thoát khỏi cái cơi mang xác thịt để đi tới cơi vô h́nh, thoát khỏi thế giới hữu hoại để đi tới cơi bất diệt, v́ điều này đă xảy ra cho con nên thật đáng hoan nghênh !

Thế rồi Ahura Mazda dạy: Đừng hỏi y, cái người mà con hỏi, v́ y đă đến đây theo cách thức của kẻ sợ sệt, khủng khiếp và rung rẩy lúc hồn ĺa khỏi xác. (Theo bản dịch của Dhunjeebhoy Jamsetjee Medhora, Tín đồ Bái Hỏa giáo và một số Hệ thống Cổ truyền khác, xxvii.)

Kinh Desatir của Ba Tư cũng nói một cách dứt khoát như vậy. Tác phẩm này bao gồm 15 quyển do các Tiên tri Ba Tư viết ra và thoạt kỳ thủy được viết bằng tiếng Avesta; “Thượng Đế” là Ahura Mazda, tức Yazdan:

Thượng Đế tuyển lựa con người từ những con thú để ban cho y linh hồn, vốn là một bản chất tự do, đơn thuần, phi vật chất, không phức hợp và không tham dục. Và nhờ sự cải thiện linh hồn đó trở thành một thiên thần.

Nhờ vào ḿnh triết thâm thúy và trí tuệ cao siêu nhất, ngài ghép linh hồn đó với thể vật chất.

Nếu con người làm điều thiện trong thể vật chất đó có được tri thức về điều thiện và có được tôn giáo tốt lành th́ y là Hartasp . . .

Ngay khi con người rời bỏ thể vật chất này, Thượng Đế sẽ đưa y lên tới thế giới thiên thần để cho y có thể tham kiến các thiên thần và bệ kiến Thượng Đế.

Nếu y không phải là Hartasp mà lại có ḿnh triết và không c̣n thói xấu nào, th́ Thượng Đế sẽ cất nhấc y lên hàng ngũ thiên thần.

Tùy theo sự minh triết và ḷng sùng đạo của ḿnh, mọi người sẽ được đề bạt vào hàng ngũ những người minh triết ở trên trời và ở tận những v́ sao. Y sẽ ở cái vùng phúc lạc đó măi măi. (Bản dịch của Mirza Mahomed Hadi, Môn đồ phái Platon, trang 306).

Ở Trung quốc, cái phong tục bất hủ nhằm thờ cúng Linh hồn tổ tiên cho thấy cuộc sống con người được coi là hoàn toàn mở rộng ra bên ngoài nấm mộ. Kinh Thư (mà ông James Legg coi là tác phẩm xưa nhất trong những tác phẩm kinh điển Trung quốc, bao hàm những tài liệu lịch sử kéo dài từ năm 2357 tới năm 627 trước Công nguyên) có đầy những lời bóng gió nói tới các Linh hồn này, họ cùng với những thực thể tâm linh khác giám sát những sự vụ của con cháu và phúc lợi của vương quốc. Vậy là Pan-kang trị v́ từ năm 1401 tới năm 1374 trước Công nguiyên, đă khích lệ thần dân như sau:

Mục đích của ta là hỗ trợ và nuôi nấng tất cả các con. Ta nghĩ tới tổ tiên ḿnh giờ đây đă là các bậc thánh vương . . . Nếu ta cai trị sai lầm mà cứ trị v́ măi th́ bậc tiên vương là đấng sáng lập ra triều đại này ắt sẽ phạt ta rất nặng về tội ác đó, và bảo rằng “Tại sao con lại bức hiếp thần dân của ta?” Nếu các con là muôn vạn thần dân, không chú ư tới việc nuôi dưỡng kiếp sống của ḿnh và nhất trí với ta là Đấng thiên tử với những kế hoạch của ta th́ bậc tiên vương sẽ trừng phạt các con nặng nề về tội ác đó và bảo rằng: “Tại sao các con lại không nhất trí đối với cháu nội của ta mà cứ tiếp tục đánh mất đức hạnh của ḿnh như thế?” Khi các Đấng tiên vương phạt các con từ bên trên như thế th́ các con ắt chẳng c̣n đường nào trốn thoát . . . Tổ phụ của các con cũng sẽ cắt đứt với các con, bỏ rơi các con và không cứu các con thoát khỏi tội chết. (Các Thánh thư của Đông phương, iii. 109, 110).

Thật vậy, niềm tin này của người Trung hoa mà cho đến tận ngày nay vẫn c̣n được duy tŕ như trong quá khứ xa xưa thực tế đến nỗi mà “cái sự thay đổi được con người gọi là Sự Chết” dường như đóng một vai tṛ rất nhỏ trong tư tưởng và sinh hoạt của dân tộc Trung hoa.

Những điều trích dẫn nêu trên mà ta có thể nhân lên cả trăm lần cũng đủ để chứng tỏ sự điên rồ của ư tưởng cho rằng sự bất tử “xuất hiện thông qua Phúc âm”. Trọn cả thế giới thời xưa đều đắm ḿnh trong ánh nắng của niềm tin vào sự bất tử nơi con người, hằng ngày vẫn sống với nó, phát biểu nó trong kho tài liệu văn chương và b́nh tĩnh thanh thản bước cùng với nó qua ngưỡng cửa Sự Chết.

Chỉ có vấn đề là tại sao Ki Tô giáo vốn lớn tiếng khẳng định nó trở lại một cách vui vẻ và tràn đầy nhựa sống lại thổi phồng nó lên thành ra cái niềm hăi hùng duy nhất về Thần Chết vốn đóng một vai tṛ rất lớn lao trong sinh hoạt xă hội, trong văn chương và nghệ thuật của Ki Tô giáo. Đâu phải chỉ có niềm tin vào địa ngục mới làm cho nấm mồ bị vây quanh bởi điều hăi hùng v́ những Tôn giáo khác cũng có địa ngục vậy, thế mà tín đồ của các tôn giáo khác có bị hành hạ bởi cái sự Sợ hăi u ám đó đâu. Chẳng hạn như người Trung quốc họ coi cái Chết nhẹ tựa lông hồng vốn có một tuyển tập viết về địa ngục hoàn toàn độc nhất vô nhị với đủ thứ chuyện khó chịu. Có lẽ sự khác nhau là vấn đề chủng tộc hơn là vấn đề tín ngưỡng; sự tràn đầy nhựa sống của người phương Tây ắt co lại trước cái phản đề của ḿnh, và óc suy xét phải trái không buồn tưởng tượng thấy rằng một t́nh trạng không có thể xác thật là quá thiếu thốn cơ sở vững chắc để thoải mái; c̣n người phương Đông vốn thần bí và mơ mộng hơn ưa trầm tư và t́m cách trốn lánh sự nô lệ giác quan trong sinh hoạt trần tục, th́ lại coi t́nh trạng thoát xác là rất đáng mong muốn và rất có thể đưa tới một tư tưởng không bị ràng buộc.

Trước khi chuyển sang việc xét tới t́nh huống của con người trong trạng thái sau khi chết, ta cần tŕnh bày cấu tạo của con người theo quan điểm của Triết học Bí truyền cho dù chỉ ngắn gọn thôi, v́ chúng ta phải có khái niệm về thành phần cấu tạo của con người trước khi ta hiểu được sự tan ră của chúng. Vậy là con người bao gồm:

Tam nguyên Bất tử:Chơn ngă

Ātmā, tức Tinh thần với vai tṛ là Ư chí

Buddhi, tức Tinh thần với vai tṛ là Trực giác

Manas, tức Tinh thần với vai tṛ là Trí tuệ

Tứ nguyên Hữu hoại: Phàm ngă

Hạ trí

Kāma, tức Dục vọng

Prāna với vai tṛ là Sinh lực cấp Năng lượng

Prāna với vai tṛ là Sự Sống Tự động

Nếu chúng ta xét tới các thể của con người th́ thể xác là h́nh dáng bên ngoài  nh́n thấy được và sờ thấy được bao gồm đủ thứ mô. Thể phách là đối thể tinh vi của thể xác bao gồm các chất dĩ thái của cơi trần. Prāna là sinh lực, năng lượng tích hợp vốn phối kết các phần tử của thể xác và giữ chúng lại với nhau trong một cơ thể xác định; đó là luồng sinh khí bên trong cơ thể, là bộ phận của luồng Sinh Khí vũ trụ mà cơ thể chiếm lấy trong khoảng thời gian tồn tại mà ta gọi là “một kiếp sống”; nó xuất hiện dưới hai h́nh thức là các phần Sự Sống Tự động của thể xác và Sinh lực cấp Năng lượng của thể phách. Kāma là khối tập hợp những điều thèm khát, những đam mê và những xúc động chung cho cả con người lẫn con thú; những xúc động tiến hóa lên tới mức độ cao nơi con người là do tác động của Hạ trí. Manas là Chủ thể Suy tư nơi chúng ta tức Trí tuệ, Buddhi là khía cạnh của Tinh thần biểu lộ vượt trên được Trí tuệ.


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở