trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

 

THẦN LỰC Ở ADYAR

 

BẠCH LIÊN

Lily hường hương thơm thanh tao


 

 

Chưa ngồi xe chạy ngang cầu Elphinstone, chưa viếng Đại Bản Dinh T.T.H. Quốc tế lần nào, chưa được hân hạnh dạo trên bờ rạch Adyar ngó ra vịnh Bengale đặng ngắm cảnh trời nước một màu, mà nói chuyện Thần lực ở Adyar, phải chăng là một việc quá táo bạo, không nói là quá ư tự phụ và dại dột ? Nhưng thưa quí bạn, chắc chắn quí bạn dư biết rằng mọi vật đều có hai phần: phần vật chất là thể xác và phần tinh thần là linh hồn. Mà biết thể xác chưa phải là biết tinh thần. Cũng như một vị du khách tới viếng kinh thành Sài g̣n. Ông dạo chơi khắp phố phường, thấy dân cư trù mật, sự giao thông rộn rịp, cuộc thương mại phồn thịnh. Khi trở về quê nhà, ông viết một bài tường thuật những điều ông đă quan sát. Về phần nầy ông nói rất đúng, nhưng c̣n một phần mà ông không thể tả được, hay là xét đoán một cách sai lạc là tâm hồn của dân chúng ở tại kinh thành, những khuynh hướng của họ, nhứt là nhân của họ đă tạo ra và quả của họ đương và sẽ trả ra sao.

Điều nầy chắc chắn là lọt qua mắt phàm của bất cứ là ai, trừ ra những vị tu hành tới bực A na hàm và La hán đă mở được Huệ nhăn.

Chính năm 1937, sau khi đă viếng Đông Kinh trở về, Đức Raja có nói với tôi: “Dân tộc Phù tang đương bị một cây gươm treo lủng lẳng trên đầu”. Thời gian đă trả lời câu đó rồi.

Thế nên tả phong cảnh Adyar là một việc, c̣n biết thần lực luôn luôn lưu hành tại đó là một việc khác nữa. [1]

Lần đầu tiên tôi thấy được nhiều h́nh ảnh của Đại Bản Dinh Adyar là nhờ mua một cuốn sổ Nhựt Kư, Agenda, do nhà xuất bản Adyar tại Ba Lê phát hành năm 1932, giá thuở đó là 20 quan tiền Pháp. Trong cuốn nầy cũng có h́nh Đế Thiên Đế Thích và đền Boroebodoer bên Nam Dương với tất cả h́nh ảnh và bản đồ.

Tuy vậy, đến năm 1935 và từ đó về sau tôi mới biết được Thần lực tại Adyar do lời các Sư huynh giải bày. Tôi tưởng cũng nên thuật lại những điểm chánh cho quí bạn nghe đặng quí bạn có một quan niệm chín chắn về một nơi của quả địa cầu đă được liệt vào hàng Thánh địa.

- Adyar là cửa vào Bạch Ngọc Kinh, Sam Ba La (Shamballa). Thần lực của Hội Quần Tiên ngày đêm tuôn xuống đó như mưa rào không dứt hột, cho nên từ điển của nó huyền diệu phi thường. Thần lực nầy có tánh cách lạ lùng là nó tăng trưởng tánh tốt và tánh xấu một lượt không phân biệt trắng đen.

Quí bạn không ngạc nhiên về điều nầy nếu quí bạn có quan sát những hiện tượng thiên nhiên. Mưa xuống lúa lên tươi tốt mà cỏ cũng mọc xanh ŕ. Trong ḿnh ta có một mụt ghẻ, uống thuốc bổ vô th́ sức ta tăng thêm mà đồng thời mụt ghẻ cũng sưng vung vậy.

Bất luận là ai, hễ một phen bước chơn vào Adyar rồi th́ phải chịu ảnh hưởng thần lực nầy, mà mỗi người mỗi khác tùy theo tŕnh độ tiến hóa của ḿnh. Có nhiều hạng:

a) Thấp hơn hết là những người quá tầm thường. Đối với những người nầy th́ không thấy chi thay đổi cũng như một luồng điện áp lực quá cao chạy ngang qua cơ thể mà không có sự tổn thương nào. Ông Leadbeater có thuật chuyện ông thấy một người bị một luồng điện 1 triệu 250 ngàn volta chạy ngang qua ḿnh mà không hề hấn chi. Và đưa tay vô vách tường th́ những lằn lửa ở mười đầu ngón tay xẹt ra, nhưng va không thấy khó chịu chút nào. Va cũng không bị phỏng trừ khi va ơ hờ đụng một vật ở ngoài.

b) Cao hơn hết là những vị đệ tử Chơn sư, danh đề Tiên tịch. Mấy vị ấy rất hạp với thần lực nầy, cũng như cá gặp nước, mặc sức bơi lội, vẫy vùng.

c) Dưới hạng nầy và trên hạng quá tầm thường là tất cả dân chúng trên địa cầu. Quả thật họ c̣n chia ra nhiều hạng nữa song xét cho kỹ về hai phương diện tâm đức và trí thức th́ sự tiến hóa của họ không khác xa nhau bao nhiêu đâu. Kẻ mở được tâm th́ mở được trí rất ít. Kẻ mở được trí lại mở tâm không nhiều. Hễ được cái nầy th́ mất cái kia. Mấy hạng nầy mới thật đáng lo ngại. Họ tới Adyar th́ bị thần lực lộn ngược họ từ trong ra ngoài cũng như ta lộn ngược bao tay vậy. Những tánh tốt của họ mở mang thêm nhiều mà những tánh xấu kia của họ cũng lên tận mây xanh.

Đức Arundale nói rằng: “Thần lực Adyar là thần lực ly tâm. Có hai điều hoặc nó đưa con người vô trung tâm Adyar hoặc nó hất con người ra ngoài biên giới. Có người chịu không nổi không khí Adyar, trong vài ngày phải trở ra liền, v́ vào đó bực bội và ngột thở cũng như hiện tượng xảy ra khi ta leo lên núi cao mà thiếu dưỡng khí vậy”.

Năm 1935, ông bạn tôi, T. S. một người Pháp, có thuật lại cho tôi nghe cảm tưởng của ông về thần lực Adyar khi ông ghé viếng Adyar, dường như hồi năm 1932 – 33.

Vô Adyar c̣n phải đề pḥng một điều nầy nữa. Một tư tưởng không tốt như giận ghét, oán hờn, hiềm nghi, ngờ vực, buồn bực, thối chí v.v. . . gieo ra th́ nó trở nên mănh liệt phi thường và khuấy rối những người làm việc tại đó. Bởi vậy mới có câu dặn ḍ nầy “Đừng thảy những cứt sắt vào ḷ đúc của người đệ tử” (Il ne faut pas jeter de scories dans le creuset du disciple). Xin quí bạn đọc lại Giảng lư Dưới Chơn Thầy trương 196.

Tôi nói đây chẳng phải có ư ngăn cản quí bạn, không cho quí bạn qua Adyar hay là làm cho quí bạn ngă ḷng, tôi muốn cho quí bạn nhận thức chơn giá trị của cuộc du hành.

Nói rằng phải đi Adyar mới được Chơn sư thâu làm đệ tử, hay là không qua được Adyar không đắc đạo th́ không đúng với chơn lư chút nào. Mặc dầu quí bạn cách xa Adyar muôn dặm trùng dương mà quí bạn lo rửa ḷng cho trong sạch và ăn ở như lời dạy trong cuốn Dưới Chơn Thầy tức là quí bạn đương ở tại trung tâm Adyar. Một ngày kia quí bạn sẽ được đứng tên vào bộ Tiên Ban nếu quí bạn cố gắng tiến tới măi. Trái lại, quí bạn đương dạo chơi trong hoa viên Blavatsky mà tâm hồn c̣n vướng bụi hồng, tức là quí bạn c̣n cách xa Trung tâm Adyar muôn ngàn cây số và không biết khi nào mới gặp Đấng Chơn sư.

Vậy trước khi qua Adyar ta nên xem xét cơi ḷng. Sau khi trở về rồi lại cần kiểm soát gắt gao tánh t́nh của ta hơn trước nữa v́ ta đă thành một người mới. Mà một người mới về phương diện nào đây ?

Nếu ta tự thấy ta cao thượng hơn người, khôn ngoan hơn người, sáng suốt hơn người th́ ta phải giựt ḿnh tỉnh ngộ v́ ta đă bị cái trí xúi giục kiêu căng, tự phụ. Lập tức ta phải lo thắng phục nó và trau giồi hạnh kiểm v́ người dốt mới khoe ḿnh.

Trái lại, nếu ta thấy ta càng thương đời hơn trước, ta càng khiêm tốn, ta càng lo giúp người mà không nản ḷng, ta càng cố gắng hy sinh, cứ lo cho ra mà không cần phải thâu vô như cách “tiền trao cháo múc” v. v. . .  th́ đó là bằng chứng Thần lực ở Adyar đă giúp đỡ ta và soi sáng bước đường của ta đi. Nói tóm lại, ta phải dè dặt từ chút mới mong thoát khỏi cạm bẩy của mấy anh trong bóng tối gài ta. Trong chúng ta ai lại không có những nhược điểm, ai lại không có những nết hư tật xấu, chẳng ít th́ nhiều. Ta thường bị rớt bởi những điều mà ta ưa gọi là “Những đức hạnh của tôi”. Sự thật là trong 24 giờ, ta mê hết 23 giờ rưởi, c̣n tỉnh có nửa giờ mà thôi. Ta xét thử điều nầy th́ biết. Một việc xảy đến cho ta, tức th́ có sự phản động liền. Nhưng mà có phải thật là ta phản động hay không ? Dám chắc trong một trăm lần, hết 97 lần không phải thật là ta, mà đó là sự phản ứng của ba thể: thân, vía, trí của ta. Chúng tự động như chớp nhoáng rồi buộc ta làm theo ư của chúng. Thường thường ta ngoan ngoăn vâng theo v́ ta lầm ư của chúng là ư của ta. Bởi thế mới có những sự ăn năn hối hận và những điều gọi là tội lỗi. Và cũng v́ lẽ đó mỗi kiếp ta phải chịu những gian lao khổ cực đặng thanh toán những điều ta làm trái với Luật Trời và có phương hại đến kẻ khác.

Phải tu hành tới bực Chơn sư được năm lần điểm đạo mới thật minh tâm kiến tánh trọn vẹn, không c̣n sợ lầm lạc nữa.

Tuy vậy mặc dầu, chúng ta phải cố gắng đạt cho được mục đích. Vấp té rồi, cứ đứng dậy đi tới, đừng than van rên siết vô ích. Chỉ có thất bại là khi nào ta bỏ cuộc, không lo tranh đấu với ba thể đặng chế ngự chúng nó.

Một vị Thánh sư có nói: “Cách đây chẳng bao lâu, Thầy ở địa vị mấy tṛ ngày nay”. Câu nầy có nghĩa là: nếu ta bền chí, lo trau giồi tâm tánh càng ngày càng thêm tốt đẹp th́ thành công đắc quả cũng không xa. Chúng ta nên ghi nhớ mấy lời nầy.

 

                            Bạch Liên


 

[1] Cũng như truyền bá giáo lư TTH là một việc, c̣n sống theo giáo lư TTH là một việc khác nữa.

 

(Trích Tạp chí Đạo Học, số đặc biệt, tháng 8 năm 1955)


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở