trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

THIỀN VÀ ĐẠI ĐỊNH

(Dhyana et Samadhi)

V́ chúng ta là người, các điều hiểu biết của chúng ta (mà chúng ta cho là hợp lư) đều đến với chúng ta do tâm thức (conscience). V́ tôi ư thức được cái bàn nầy và sự hiện diện của ông nên tôi mới biết được cái bàn và ông ở đó. Tuy nhiên, về một phần lớn ở đời sống tôi, tôi không ư thức ǵ cả; ví dụ, tôi đâu có biết chi về các cơ quan trong con người tôi hay các bộ phận của khối óc tôi.

Khi tôi ăn, tôi ư thức được việc nầy, nhưng khi tôi đồng hóa nó, tôi làm một cách vô thức. Khi ăn, thức ăn biến thành máu, tôi cũng không hay biết ǵ. Khi máu huyết đem sinh lực cho toàn cơ thể tôi, đó cũng là một hiện tượng vô thức. Nhưng chính tôi làm các công việc đó, chứ không lẽ có đến hai chục người trong thân thể tôi.

Tại sao chính tôi làm các công việc nầy chớ không phải một kẻ nào khác ? Có người nói là tôi ăn, c̣n một kẻ khác biến chuyển các thức ăn nầy thành sinh lực. Điều nầy không thể có được là v́ các sự việc vô thức nầy có thể đưa lên b́nh diện hữu thức. Ví dụ quả tim tôi, nó không tùy tôi chút nào, nó muốn đập, muốn ngưng lúc nào tùy nó. Nhưng với một ít công phu luyện tập, người ta có thể điều khiển nó được, bắt nó đập mau, đập chậm ǵ tùy ư. Điều nầy chỉ rằng sự điều hành các bộ phận của con người, tuy chúng ta không ư thức được, nhưng cũng do chúng ta làm một cách vô thức.

Thế là tâm chúng ta hoạt động trên hai b́nh diện : b́nh diện hữu thức trên đó mọi hoạt động đều ích kỷ và b́nh diện vô thức ở đây, tính cách ích kỷ nầy không c̣n. Ở loài cầm thú, hoạt động vô thức được gọi là bản năng, c̣n ở con người, hoạt động hữu thức chiếm được ưu thế.

Nhưng hai b́nh diện ấy không phải là tất cả. Tâm chúng ta có thể hoạt động ở một cơi cao hơn. Tâm có thể vượt ngoài tầm ư thức. Dưới tâm thức, có hoạt động vô thức. Trên tâm thức, c̣n có một thứ hoạt động khác và hoạt động nầy cũng không ích kỷ. Sự ích kỷ chỉ có ở b́nh diện giữa là b́nh diện hữu thức. Khi tâm vượt khỏi b́nh diện nầy dù trên cao hay dưới thấp th́ nó hoạt động trong sự “vô ngă”. Khi nó vượt cao lên trên, nó đạt trạng thái siêu thức hay đại định (Supraconscience, Samadhi).

Khi chúng ta đạt trạng thái đại định, chúng ta trở nên siêu việt, thay v́ đần độn. Tại sao chúng ta biết thế ? Chúng ta có thể căn cứ trên kết quả để trả lời. Khi con người ngủ say, y sang qua một b́nh diện thấp hơn tâm thức. Trong b́nh diện nầy, các cơ quan trong thân thể y vẫn hoạt động, y có thể cựa ḿnh nhưng các hoạt động đều có tánh cách vô ngă. Y ở trong trạng thái vô thức, và khi y tỉnh thức, y giống như lúc chưa ngủ : sự hiểu biết của y trước cũng như sau, không thay đổi, không gia tăng một tí nào. Y không nhận một ít ánh sáng nào thêm. Trạng thái Samadhi th́ khác : khi anh nhập vào, anh là một người thường, khi anh xuất ra, anh là một vị Thánh. Sự khác biệt là thế : ở trạng thái vô thức, con người lúc vào thế nào th́ lúc ra cũng vậy. Về trạng thái đại định, lúc ra th́ con người trở nên sáng suốt và trở thành một nhà tiên tri, một vị hiền triết; bản chất anh thay đổi hẳn, đời sống anh biến chuyển hoàn toàn.

Đó là một vài ư niệm về trạng thái Samadhi. Trạng thái đó hữu dụng như thế nào ? Nó hữu dụng như sau. Phạm vi của lư trí nghĩa là của tâm thức rất hẹp ḥi. Lư trí của ta bị nhốt trong một cái ṿng nhỏ nó cố vượt qua nhưng không bao giờ được. Nhưng chính ở ngoài ṿng đó, nhơn loại mới không bao giờ được những điều cao quí nhứt. Tất cả những vấn đề về linh hồn bất tử, về Thượng Đế, về Đại Trí điều khiển Vũ Trụ, tất cả những vấn đề nầy đều vượt khỏi phạm vi lư trí. Lư trí không giải quyết chúng nó được mà chỉ nói : “Tôi không biết ǵ cả, tôi không nói có mà cũng chẳng nói không”. Nhưng các vấn đề nầy cực kỳ quan trọng, nếu ta không trả lời được một cách hợp lư, đời sống không c̣n lư do tồn tại. Tất cả lư thuyết về đạo đức, tất cả quan niệm về phong hóa, tất cả những ǵ cao quí nhất trong bản chất con người, tất cả những điều đó đều được căn cứ trên những câu phúc đáp đến từ bên kia ṿng lư trí. Nếu đời sống chỉ là một tṛ chơi ngắn ngủi, nếu Vũ trụ chỉ là một tổ hợp ngẫu nhiên các nguyên tử, tại sao ta phải hành thiện đối với mọi   người ? Tại sao ta phải từ bi, công bằng và bác ái ? Tại sao không nắm mọi cơ hội để mưu lợi cho ta ? Nếu hy vọng ở một cơi cao đẹp là một danh từ rỗng không, tại sao tôi phải yêu thương em tôi thay v́ cắt cổ nó ? Nếu không có ǵ ở cơi bên kia, nếu không có sự tự do, nếu chỉ có những định luật khắc khe và khô chết th́ tôi phải t́m hạnh phúc cho tôi ngay ở thế gian nầy. Hiện nay, có người cho rằng đạo đức nên căn cứ trên những lư lẽ thực tế, duy ích. Nhưng ta thử xem nền tảng của đạo đức là ǵ. Phải chăng là tạo hạnh phúc cho một số đông người ? Nhưng tại sao thế ? Tại sao tôi không gây khổ cho họ nếu sự việc có lợi cho tôi ? Các nhà duy ích trả lời như thế nào ? Làm sao chúng ta biết được cái ǵ tốt cái ǵ xấu ? tôi khao khát hạnh phúc, tôi phải chạy theo nó và không cần biết ǵ cả. Tôi khao khát hạnh phúc, tôi phải chạy theo nó và không cần biết ǵ cả, tôi có nhiều dục vọng, tôi phải thỏa măn chúng nó, tại sao ông lại than phiền ?

Như vậy các chơn lư về đời sống con người, về đạo đức, về linh hồn, về Thượng Đế, về thiện cảm, về t́nh thương, về đức vị tha, các chơn lư ấy phát xuất từ đâu ? Nhất là đức vị tha. Đạo đức học, hành động và tư tưởng của nhơn loại đều căn cứ trên đức vị tha. Quan niệm về đời sống con người có thể gồm trong một chữ : vị tha. Nhưng tại sao ta phải vị tha ? Tôi phải t́m ở đâu sự cần thiết, động lực và can đảm để trở nên vị tha ? Ông nói ông là người duy lư hay duy ích nhưng nếu ông không trả lời rơ câu nầy, tôi sẽ nói quan niệm của ông không vững. Ông phải chỉ rơ tại sao tôi không nên ích kỷ ? Khuyên một người đừng ích kỷ thật là thi vị nhưng thi vị không phải là lư lẽ. Ông hăy chỉ cho tôi lư lẽ nầy. Tại sao tôi phải vị tha, tại sao tôi phải có ḷng tốt ? Ông nói : bà nầy, ông kia bảo thế nhưng đối với tôi, câu trả lời nầy không có giá trị. Nếu nguồn lợi của tôi là thu thập rất nhiều hạnh phúc th́ tôi phải ích kỷ. Vậy tôi vị tha để làm ǵ ? Nhà duy ích không sao trả lời được. Câu trả lời là thế giới của chúng ta chỉ là giọt nước trong biển cả vô biên, một mắc của sợi dây xích vô tận. Vậy các bậc chơn tu t́m ở đâu cái ư niệm về hạnh vị tha để giáo hóa nhơn loại : chúng ta biết ư niệm nầy không phải tự nhiên v́ cầm thú sống với bản năng mà không biết vị tha là ǵ. Lư trí cũng không giải thích ǵ được. Thế th́ ư niệm vị tha từ đâu đến ?

Học qua lịch sử, chúng ta nhận thấy các bậc chưởng giáo của thế giới đều có một điểm chung : tất cả đều nói nhận các chơn lư ấy từ cơi trên, tuy phần đông không biết đích xác nhận từ nơi nào. Ví dụ, một vị quả quyết rằng một Thiên thần có cánh bay từ trên cao đến nói : “Hỡi tu sĩ, hăy nghe sứ điệp !”. Người khác nói đă thấy một vị Đại thánh sáng rỡ hiện ra. Một người khác nữa cho biết một đêm nằm mộng thấy ông bà về tiết lộ điều nầy, lẽ nọ. Và các vị ấy chỉ biết có bấy nhiêu thôi. Các lời nầy có một điểm chung : các đấng chơn tu ấy nói nhận trực tiếp các điều đó từ cơi trên chớ không phải bởi quan năng suy luận của ḿnh. Khoa Du Già xác nhận lời nói của họ là đúng, nghĩa là các điều đó đến từ cơi bên kia lư trí. Sự thật các điều đó đến từ nội tâm họ.

Các nhà Du Già dạy rằng tâm con người có thể vượt lên trạng thái siêu thức, ngoài tầm lư trí, và từ đây, chuyển cho nó sự hiểu biết cao quí nói trên. Đôi khi, một người không luyện tập Du Già nhưng ngẫu nhiên vượt qua được phạm vi lư trí để tiến đến một tâm trạng cao hơn bản thể hằng thường của con người. Khi việc nầy xảy ra, ông nói có một sự can thiệp từ bên ngoài. V́ thế, cũng thời một linh cảm hay một ư kiến siêu việt mà tùy người, nó dường như đến do một vị thần, vị thánh hay do Thượng Đế. Việc nầy có ư nghĩa ǵ ? Nó chỉ rằng chính tâm ta phát sanh ư kiến đó và sự phát sanh nầy được giải thích theo ḷng tin tưởng và sự giáo hóa của mỗi người. Sự thật th́ các người đó ngẫu nhiên được đưa sang trạng thái siêu thức.

Khoa Du Già dạy rằng hiện tượng ngẫu nhiên nầy rất tai hại. Trong nhiều trường hợp, người ta có thể bị loạn trí. Quí vị có thể để ư thấy rằng nhiều người, khi ngẫu nhiên chứng nghiệm được sự kiện nầy th́ sau đó lầm lũi đi trong bóng tối và pha trộn kiến thức của họ với nhiều mê tín, dị đoan. Lắm khi họ bị ám ảnh.

Như vậy, mỗi khi một người ngẫu nhiên gặp được trạng thái siêu thức, ông sẽ truyền dạy nhiều chơn lư tốt đẹp nhưng đồng thời ông cũng gieo rắc  sự mê tín rất tai hại cho đời. Muốn hiểu rơ đời sống của chúng ta, đành rằng ta phải vượt khỏi tầm lư trí, nhưng phải vượt một cách khoa học, chậm răi bằng những công phu thích ứng. Chúng ta phải nghiên cứu trạng thái siêu thức như chúng ta nghiên cứu các sự kiện khoa học. Chúng ta phải suy luận hợp lẽ và cho đến lúc lư trí tỏ ra bất lực. Đến đây, lư trí dừng lại nhưng cũng c̣n vạch cho ta con đường tiến lên các cơi cao. Khi quí vị nghe một người nói nhận được linh cảm mà ăn nói quàng xiên th́ quí vị đừng nghe. Tại sao ? Là v́ linh cảm kiện toàn lư trí chớ không bao giờ trái nghịch. Ba tâm trạng : bản năng lư trí, thượng trí hay vô thức, hữu thức và siêu thức cùng thuộc một tâm hồn. Không thể có ba cái tâm trong một con người mà chính trạng thái nầy chuyển biến thành trạng thái sau : bản năng chuyển thành lư trí, lư trí chuyển thành thượng trí (hay siêu thức).

Mục đích của Du Già là đưa tâm sang trạng thái siêu thức một cách khoa học. Chúng ta cũng nên ghi nhớ rằng linh cảm có thể đến với chúng ta cũng như đến các bậc chân tu. Các vị nầy không phải một hạng người riêng biệt : họ cũng như quí vị và tôi, nhưng họ là các nhà du già siêu việt. Nếu các vị ấy đạt được siêu thức th́ chúng ta cũng có thể đạt. Đúng ra không phải là có thể mà chắc chắn ai ai cũng đạt được và đó là tôn giáo.

Trạng thái siêu thức hay đại định là một trạng thái cao nhất của đời người. Nó đem lại cho con người sự an lạc thật sự.

Hạnh phúc của con thú là ăn uống, của con người là suy tư và của tiên thánh là đại định. Thế giới chỉ hiện ra trong tất cả sự huy hoàng của nó cho những ai thực hiện được sự đại định. Dưới mắt những ai đă diệt hẳn dục vọng, sự biến chuyển của vạn vật dưới thiên h́nh vạn trạng sẽ hiện ra trong một quang cảnh nguy nga kỳ diệu.

Ai ai cũng có thể tiến đến sự đại định. Khi ta tiến đến đó ta mới ư thức được thế nào là tôn giáo. Hiện nay, không khác kẻ vô thần, v́ chúng ta chưa có một chứng nghiệm nào, Thiền sẽ đem lại cho chúng ta chứng nghiệm đó. Các giai đoạn mà chúng ta phải trải qua để tiến đến sự đại định, đă được qui định một cách khoa học và giúp ta thực hiện mục đích của ta. Chừng đó, các buồn bực, khổ đau sẽ tiêu tan, dây nhân quả sẽ chấm dứt và linh hồn sẽ hoàn toàn tự tại.

VIVEKANANDA 
Phóng tác : TÂM THANH
(Trích Ánh Đạo số 13 năm 1969)


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở