trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
 

 

ĐỜI SỐNG BÀ ANNIE BESANT [1]

Trước khi đề cập đến đời sống Thông Thiên Học của bà Annie Besant chúng tôi xin nhắc qua tiểu sử kỳ diệu của Bà.

Nhũ danh là ANNIE WOOD, bà Annie Besant sanh ngày mùng 1 tháng 10 năm 1847 tại Anh quốc, vào giữa thế kỷ XX.

Thân phụ của bà tên WILLIAM WOOD rất giỏi về toán học, văn chương và ngoại ngữ.

Thân mẫu của bà tên EMILY MORRIS, một phụ nữ thanh lịch thuộc giai cấp quí tộc của xứ Ái Nhĩ Lan.

Bà ANNIE BESANT được mẹ rất cưng yêu và giáo dục theo nề nếp quí phái cổ truyền.

Bà giống mẹ ở chỗ tánh t́nh hiên ngang, can đảm, bất thọ nhục, giữ ǵn thanh danh.

Đến tuổi trưởng thành, bà kết hôn với ông Mục sư FRANK BESANT. Bà sanh  được hai người con, một trai và một gái.

Bà là một phụ nữ trẻ đẹp, thanh nhă và giàu t́nh cảm. Cốt cách yểu điệu của bà làm nổi bật vẻ đơn giản và thành thật do một nền giáo dục khéo léo và một văn hóa sâu rộng.

Lúc bà chưa vào Hội Thông Thiên Học, bà đă là một nhà ngôn luận đại tài.

Hoạt động Xă hội của Bà Annie Besant.

Đầu năm 1875 ở tại Luân Đôn, bà khởi sự sử dụng tài hùng biện của bà. Buổi diễn thuyết đầu tiên của bà về Pháp quy Phụ Nữ rất được hoan nghênh.

Thính giả phê b́nh rằng : họ chưa hề được nghe một người phụ nữ nói hay như thế.

Qua tháng 2 năm 1875, bà đi diễn thuyết ở các tỉnh. Các chuyến đi đầu tiên này làm bà khổ cực không ít, v́ đi xe th́ ngồi chung với những người hành khách khiếm nhă, ở th́ phải chọn nơi khách sạn bẩn thỉu, c̣n lên diễn đàn th́ không mấy thính giả có thiện cảm với bà.

Nhưng nhờ tài hùng biện, các buổi diễn thuyết của bà đều được hoan nghênh.

Năm 1877, bà xuất bản một quyển sách nói về ư nghĩa của hôn nhân. Bà luôn luôn chủ trương nam nữ b́nh quyền.

Đến năm 1881, bà được bầu làm Phó Hội Trưởng của Phong trào cải cách điền địa.

Năm 1886, bà làm giáo sư về Khoa học ở Hall of Science, một Đại học đường nổi tiếng. Nhờ các kiến thức quảng bác thu thập vào dịp nầy nên sau bà cùng ông Leadbeater viết ra quyển Hóa Học huyền bí (La Chimie Occute).

Tuy bà thuộc ḍng dơi quí tộc, nhưng bà rất b́nh dân. Bà giao thiệp với đám công nhân, đi thăm các gia đ́nh lao động sống trong cảnh cơ cực. Bà t́m hiểu hoàn cảnh của họ để chia sớt mọi nỗi vui buồn.

Bà ăn mặc đơn sơ, mang giày thô kịch, vai quàng khăn đỏ, đầu đội chiếc bê rê tầm thường để thích nghi với hoàn cảnh hầu dễ bề giúp đỡ kẻ nghèo.

Bà từ bỏ các thú vui riêng, các tiện nghi và dùng th́ giờ quí báu của bà để lo hạnh phúc cho họ.

Bà hằng giúp đỡ kẻ đau khổ và bênh vực người bị hiếp đáp hoặc thất nghiệp.

Mùa hè năm 1888, bà có viết một bài xă thuyết trên tờ báo The Link để phản đối sự nô lệ hóa của dân da trắng tại Luân Đôn, v́ lúc bấy giờ các nhà tư bản lợi dụng sự nghèo khó của đồng loại để làm giàu trên mồ hôi nước mắt của họ, bắt họ làm việc thật nhiều mà cho họ ăn lương rất ít, và đối xử với họ như kẻ nô lệ.

Cuộc gặp gỡ Bà Blavatsky.

Lo cho nhân loại về phần vật chất, bà thấy chưa đủ, bà c̣n xoay qua phần tinh thần. Bà nghiên cứu sự khó hiểu của tâm thức, của chiêm bao, của ảo giác và những bí ẩn lạ lùng trong vạn vật.

Bà chưa nắm được ch́a khóa mở các sự huyền bí th́ ánh sáng đến với bà khi bà gặp được quyển sách Thế giới huyền bí của ông Sinnett giải thích thế nào là thần nhăn, thần nhĩ, thần giao cách cảm và bao nhiêu sự bí mật chưa khám phá.

Một chiều nọ, khi màn đêm buông xuống trần gian, bà ngồi một ḿnh trước bàn viết, suy tư với một ư muốn mănh liệt giải quyết cho kỳ được các bí ẩn trong sự sống của con người, th́ bà nghe một tiếng nói vô thinh vang lên : “Con hăy can đảm, ánh sáng gần kề bên con.”

Mùa thu năm 1888, hai quyển sách to của bà Blavatsky nhan đề Giáo lư bí truyền (Doctrine secrète) mới xuất bản và được gởi cho ông William Stead, chủ nhiệm tờ báo Pall Mall Gazette, để nhờ ông nầy xem và đăng lên mặt báo lời nhận xét.

Nhưng ông Stead chịu thua. Nhà văn hào Bernard Shaw bèn gợi ư ông Stead nên giao công việc nầy cho bà Annie Besant.

Bà Annie Besant nói :

Tôi mang bộ sách về nhà ngồi đọc. Tôi đọc mê man, càng đọc càng thấy thích thú, tất cả đối với tôi h́nh như quen thuộc, tuy tôi chưa đọc hết bộ sách nhưng trí tôi đă nghĩ đến phần kết luận.

Tôi bị hoa mắt bởi một ánh sáng đến với tôi, mà tôi cảm thấy như một cái ǵ thiêng liêng tráng lệ và huy hoàng nhất.

Tôi hiểu ngay là sự t́m kiếm bấy lâu nay của tôi đă kết thúc và tôi đă t́m được CHƠN LƯ.

Tôi viết ngay bài tường thuật về pho sách nầy, đoạn tôi viết thơ xin được gặp tác giả. Trong một bức thư hồi âm, thơ ngắn mà thành thật, bà Bavatsky cho biết sẵn ḷng để tôi gặp bà.”

Tôi cùng đi với một ông bạn đến nhà bà Blavatsky.

Chúng tôi thấy bà đang ngồi trên một chiếc ghế to kê gần một cái bàn nhỏ.

Bằng một giọng rung rung nhưng oai nghi, bà Blavatsky mở lời :

-         Bà Annie Besant yêu mến, tôi mong gặp bà từ lâu.

Bà Annie Besant nói tiếp:

- Tôi c̣n đang đứng th́ bà Blavatsky bắt tay tôi và siết chặt lại. Lần thứ nhất, tôi nh́n tận đôi mắt bà, trái tim tôi muốn vọt ra khỏi lồng ngực, h́nh như tôi nhận được nơi bà một sức mạnh thu hút tôi tiến đến bà, nhưng tôi phản ứng liền theo đó. Thú thật, lúc ấy tôi giống như một con thú rừng chạm phải bàn tay chế ngự của chủ nhân. Tôi ngồi xuống nghe bà Blavatsky kể chuyện du lịch của bà. Bà miêu tả các xứ xa lạ mà bà đă viếng qua. Ngôn ngữ của bà lưu loát, cặp mắt của bà sáng ngời lên khi bà kể chuyện. Bà không đề cập tới chuyện huyền bí cũng như không nói đến chuyện nhiệm mầu nào cả.

Đây là cách đàm thoại xă giao của một phụ nữ tao nhă đối với khách đời.

Đến lúc giả từ, đôi mắt tinh anh của bà Blavatsky t́m gặp đôi mắt tôi và bằng một giọng cảm động bà nói : Bà A. Besant thân mến, ước ǵ bà đến với chúng tôi.

Một ư muốn mănh liệt xui tôi cúi xuống hôn bà, nhưng cái bệnh tự ái kinh niên của tôi bổng nhiên nổi dậy, tôi tự chế nhạo sao tôi định làm chi cái việc điên rồ nầy. Rồi với một câu lững lờ, tôi lễ phép từ giả bà.

Về sau, có lần bà Blavatsky nói với tôi : “ Nầy con, ḷng kiêu hănh của con lên tới cực độ và con tự đắc không kém Lucifer [2].”

Sau đó, bà Annie Besant có trở lại nhiều lần để thăm viếng bà Blavatsky. Với một tấm thịnh t́nh chân thật đối với kẻ mong làm đệ tử ḿnh, bà Blavatsky muốn thử thách tâm hồn đanh thép của bà Annie Besant cho nên bà hỏi :

-  Bà Annie Besant có đọc bài trần thuật của Hội Khảo cứu Tâm linh phê b́nh về tôi chưa ?

Bà Annie Besant trả lời : “Thưa, tôi chưa bao giờ nghe nói chuyện đó.”

- Vậy bà về nhà t́m đọc nó, rồi bà . . . trở lại đây; các việc sẽ tốt đẹp.

Bài trần thuật nầy hết sức gắt gao, đến đoạn kết, họ sỉ nhục bà Blavatsky không tiếc lời.

Bà Annie Besant không có thói quen phê phán ai cả, nhưng bà không thể chấp nhận một nghị quyết gian trá chống đối lại bộ sách Giáo lư bí truyền mà tác giả, theo ư bà Annie Besant, là một người thanh bạch và cao thượng.

Hôm sau, bà Annie Besant đến trụ sở Chi bộ Blavatsky xin gia nhập Hội. Làm xong thủ tục, bà mang tờ chứng minh thư hội viên đến nhà bà Blavatsky và nói : “Thưa bà, bà có vui ḷng nhận con làm đệ tử và ban cho con cái vinh hạnh được công bố bà là Thầy của con trước thế gian ?”

Gương mặt nghiêm khắc của bà Blavatsky lúc bấy giờ dịu lại. đôi mắt bà lóng lánh giọt lệ, bà đặt bàn tay lên đầu bà Annie Besant và nói : “Con là một phụ nữ quí, cầu xin Sư phụ ban ân cho con”.

Hoạt động Thông Thiên Học của bà Annie Besant.

Sau khi nhập Hội Thông Thiên Học, bà Annie Besant đem hết tâm trí giúp Hội phát triển nên bà Blavatsky tuyên bố bà Annie Besant là cánh tay mặt của bà.

Vào năm 1889, Đại tá Olcott gặp bà Annie Besant lần thứ nhứt tại Luân Đôn. Ông ái mộ đức hạnh và tài diễn thuyết của bà nên bàn với bà Blavatsky đề cử bà làm Chi trưởng một Chi bộ Thông Thiên Học.

Cuối năm đó bà Annie Besant được cử làm Chi trưởng Chi bộ Blavatsky tại Luân Đôn.

Qua năm sau, bà được giao phó trọng trách điều khiển Trường Bí Giáo Thông Thiên Học thay thế bà Blavatsky.

Bà Annie Besant nói : “Mục đích của Trường Bí giáo là nghiên cứu chu đáo triết lư bí truyền. Trường nầy có kỷ kuật nghiêm chỉnh của nó. Những sinh viên thành phần của Trường đều tin tưởng nơi Sư Phụ và họ là “TRÁI TIM CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC”.

Tháng 4 năm 1891, bà Blavatsky phái bà Annie Besant sang Hoa Kỳ lần thứ nhứt để thay mặt bà dự Đại hội ở Boston. Vào dịp nầy, bà Annie Besant diễn thuyết nhiều lần về Thông Thiên Học và được báo chí hoan nghênh như là đệ nhứt nữ diễn giả hồi thời ấy. Tháng 5 năm 1891, bà Annie Besant từ Hoa Kỳ trở về Luân Đôn, vài ngày sau bà Blavatsky từ trần.

Sau đó ít lâu, bà Annie Besant sang Hoa Kỳ thêm 3 lần nữa. Bà đi thăm viếng các Trung tâm Tinh thần ở Hiệp chủng quốc miền Đông và miền Tây. Đi đến đâu bà đều giảng về giáo lư Thông Thiên Học và quyền năng huyền bí.

Từ ngày thọ giáo với bà Blavatsky, bà Annie Besant giữ đúng kỷ luật huyền môn. Bà tin các vị Chơn Sư có thật và bà có liên lạc với các Ngài. Chính bà Bá tước Wachtmeister đă thuật lại có lần bà ngó thấy bà Annie Besant đang ở giữa một vầng hào quang mịn màng, tươi sáng có Sư phụ đứng gần bên để tay trên đầu bà.

Bà Annie Besant nói : “Các vị Tiên trưởng ở rải rác khắp hoàn cầu, nhưng nhóm quan trọng nhứt th́ ngự tại núi Hi Mă Lạp Sơn, và Hội Thông Thiên Học được liên kết với các Đấng Đế Quân nầy.”

Bà quen làm việc đúng giờ. Sáng điểm tâm 8 giờ; 8 giờ 45 bà rút vào văn pḥng ngồi viết.

Ăn trưa 1 giờ, nghỉ giây lát rồi tiếp tục ngồi làm việc đến 7 giờ tối. Dùng cơm xong, bà nghỉ 2 tiếng đồng hồ rồi tiếp tục làm thêm 2 tiếng nữa mới đi ngủ.

Bà Annie Besant giữ giới chu đáo và dùng trường trai. Nhờ vậy mà bà rất khoẻ và làm việc dẻo dai.

Mỗi năm bà giảng thuyết từ 200 đến 300 lần trên diễn đàn, có khi bà giảng 3 lần trong một ngày. Khi giảng, bà không soạn bài trước. Bà chỉ ngồi riêng một ḿnh và suy nghĩ chừng độ nửa giờ là bà thông đạt đề tài của bà trên tất cả khía cạnh của nó.

Lúc giảng, đôi khi bà nín lặng một chút, đó là lúc bà lắng nghe lời dạy của Sư Phụ, rồi bà chuyển đạt nó ngay lại cho cử tọa.

Lúc bà làm một công việc nào th́ bà luôn luôn chú ư vào công việc ấy. Năm 1893 ở Chicago bên Hoa Kỳ có tổ chức Hội Nghị Cộng Đồng Tôn Giáo, Hội Thông Thiên Học đề cử bà và hai vị diễn giả khác đến tham dự. Ban Tổ chức lúc đầu dành cho Hội Thông Thiên Học một pḥng giảng chỉ có 500 chỗ ngồi; nhưng thiên hạ đến nghe quá đông nên Ban Tổ chức phải dời họ đến một pḥng giảng khác rộng lớn hơn, nơi nầy chứa được 1.500 thính giả. Họ chen chúc nhau ngồi chật nứt. Kỳ Đại hội nầy mang lại cho Hội Thông Thiên Học một thành quả rực rỡ vang động khắp xứ Hoa Kỳ.

Từ Chicago, bà Annie Besant quay về Luân Đôn, bà nghỉ ở nhà hai tuần, kế đó bà cùng đi với bà Bá Tước Wachtmeister sang Ấn Độ. Hai bà đến Tích Lan diễn thuyết tại Kandy, Colombo và Paradure. Đi đến đâu bà cũng được tiếp đón nồng nhiệt. Số hội viên gia tăng thập bội.

Tháng chạp năm 1894, bà đến Adyar để dự Đại hội thường niên. Vào dịp nầy bà giảng bốn bài rất quan trọng nói về : “Sự tạo lập Vũ trụ”. Ngày mùng 1 Tết dương lịch năm ấy, bà giảng thuyết ở Madras, trên một khoảng đất lộ thiên. Bà nói về xứ Ấn Độ và được 6.000 thính giả người Ấn hoan hô nhiệt liệt.

V́ yêu mến dân Ấn Độ, bà có một thời gian tranh đấu cho nền độc lập xứ nầy, song song với phong trào Thánh Gandhi chủ trương thuyết bất bạo động.

Để tri ân bà, dân Ấn có dựng h́nh tượng bà ngay bờ biển Bengale, trước khu Đại học ở Madras.

Cách đây mấy năm chánh phủ Neru có cho phát hành hàng triệu tem thơ bưu điện mang di ảnh của bà.

Năm 1907, Đại tá Olcott, Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học quốc tế từ trần và bà Annie Besant được bầu lên thay thế.

Nhân dịp nầy, bà tuyên bố bà hoàn toàn phục tùng Thánh ư của Chơn Sư. Bà làm việc không ngừng. Bà sáng tác nhiều quyển sách giá trị lưu lại cho đời, xin kể :

a/ Loại sách viết cộng tác với Đức Leadbeater.

-  Giảng lư Dưới Chơn Thầy.

-  Giảng lư Tiếng Nói Vô Thinh.

- Giảng lư Ánh Sáng Trên Đường Đạo.

- H́nh Tư Tưởng.

- Hóa học huyền bí.

- Con người từ đâu đến và sẽ về đâu.

b/ Loại sách do bà viết riêng một ḿnh. 

                   - Tâm thức học.

                   - Con đường của người đệ tử.

                   - Ba con đường đạo.

                   - Đời sống huyền bí của con người.

                   - Luật Luân hồi.

                   - Luật Nhân quả.

                   - Thiên chức.

                   - Tạo lập vũ trụ.

                   - Con người và các thể.

                   - Quyền năng tư tưởng.

                   - Minh triết cổ thời.

                   - Trước thềm thánh điện.

                   - Căn bản của thế giới ngày mai . . .

Vào năm 1927, bà đáp phi cơ đi ṿng quanh Âu châu để truyền bá giáo lư Thông Thiên Học và kêu gọi Hội viên Thông Thiên Học thiết lập một sợi dây tư tưởng Ḥa B́nh Thế Giới, làm một ṿng đai bao trùm Nhân loại.

Bà Annie Besant rất lưu ư đến sự thành lập và hoạt động của Chi bộ Thông Thiên Học. Năm 1920, nhân dịp đón mừng tân hội viên nghe lời nói của một Đấng Chưởng Giáo :

“Nơi nào có một Chi bộ của Hội Thông Thiên Học th́ ở đó các sự đau khổ, sự nghèo khó và sự dốt nát sẽ giảm bớt.”

Bà Annie Besant nói tiếp : “Quí bạn đừng bao giờ quên điều đó và hăy cố gắng tham gia thường xuyên những buổi nhóm họp của Chi bộ. Trong khi quí bạn nhóm họp Chi bộ, quí bạn c̣n tạo một cơ hội cho Thần lực tuôn xuống hội trường và lan tràn đến vùng kế cận. Nơi nào có những buổi họp thanh cao, bàn về những mục đích tinh thần th́ nơi đó có ân huệ do các Đấng Thiêng Liêng của Quần Tiên Hội ban xuống, và ân huệ nầy sẽ lan rộng khắp vùng, qua sự trung gian của Hội Trưởng. Như thế Chi bộ mới thật là hữu ích”.

 Năm 1928, bà Annie Besant được tái đắc cử Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học lần thứ ba.

Ngày mùng 1 tháng 10 dương lịch năm 1929, lễ ăn mừng ngày sinh nhựt 80 tuổi của bà được tổ chức tại Luân Đôn.

Một số đông Hội viên đến tỏ ḷng kính mến bà. Nhân dịp nầy bà nói với họ : “Chỉ có một Đấng Duy Nhất ẩn tàng từ h́nh thức thô sơ đến trạng thái tối cao. Đấng Duy Nhất ấy là Thượng Đế. Ngài ngự trong tâm của mọi người và ban rải ánh sáng khắp nơi.”

Hoạt động Thông Thiên Học của bà Annie Besant chấm dứt ở cơi trần vào năm bà được 86 tuổi. Bà tịch diệt ngày 20 tháng 9 dương lịch năm 1933 vào 4 giờ chiều.

Thi hài bà được hỏa táng bằng gỗ trầm hương. Một phần tro xác của bà được mang đến thành Bénarès, rải xuống sông Hằng theo phong tục Ấn Độ, một phần nửa chôn nơi vườn kỷ niệm tại Adyar (Ấn Độ) và nơi Trung tâm Tinh thần Huisen (Ḥa Lan).

Với cái chết của bà, giới Thông Thiên Học mất một bậc tài hoa, một Đại đức, đă sống một đời sống phi thường với một lư tưởng cao siêu : t́m chơn lư để phụng sự nhân loại.

Bà mất đi để lại trong toàn cơi Ấn Độ và trong giới Thông Thiên Học hoàn cầu, nhất là giới phụ nữ, nhiều mến tiếc, nhớ thương.

Để kỷ niệm vong linh bà, chúng tôi xin lập lại lời cầu nguyện cuối cùng chứng tỏ ḷng Bác ái vô biên của bà : “Hỡi Thượng Đế, xin giúp chúng con nh́n thấy Ngài trên gương mặt của những kẻ thù ghét chúng con, và yêu mến họ như yêu mến Ngài. Như vậy sự an lạc sẽ lan tràn khắp mọi nơi và Thánh ư của Ngài sẽ được thực hiện ở hạ giới cũng như ở các cơi trên.”

NGUYỆN CẦU VẠN VẬT THÁI BỈNH.
Diệu Liên.

(Trích tạp chí Ánh Đạo số tháng 10 năm 1968) 

[1] Bài din văn đọc vào dịp l kỷ nim sanh nht bà Annie Besant, đưc t chc ngày 6-10-1968 tại Hi quán Thông Thiên Học Vit Nam.           

[2] Chúa t của các vị Thiên thn ng nghịch.

 


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở