trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

Tiểu sử của Ông

GEORGE SYDNEY ARUNDALE

Nguyên Chánh Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học Thế Giới.

Trăng nhạt ánh lướt thướt ngă về phía Tây. Gió hiu hiu từ biển thổi dồn bốn phía, những cḥm mây bạc trôi nổi b́nh bồng trên nền trời mờ thẩm. Bóng đêm gần tan vỡ và lẫn biến rất mau. B́nh minh bừng dậy ! Cả một góc trời nhuộm hồng sáng rực. Vầng thái dương lố dạng ở phương Đông phóng hào quang từng luồng dài, x̣e ra như cánh quạt, quét sạch những màu đen tối của chợ đời, để chuẩn bị một ngày quang đăng, trong sạch và hi vọng ! Chính ngày ấy là ngày mồng một tháng chạp năm 1878, ông George Sydney Arundale mở mắt chào đời, trong một làng mạc kia ở vùng Surrey (Anh quốc). Con sông làng uốn khúc, lặng lờ trôi dưới nắng vàng, điểm tô một màu tươi đẹp. Đàn c̣ trắng tung cánh bay loang loáng dưới ánh sáng bên lưng trời chói lọi, dường thể báo cho nhân loại một cái tinh mừng để sẵn sàng đón tiếp một bậc vĩ nhân trong thiên hạ. Quả thật ông G. Arundale là một bậc vĩ nhân hiếm có dưới trần ! Tài đức của ông lừng vang trong thế giới, đă đưa ông từ địa vị một đệ tử Tiên đến bực La Hán. Ông đă mở đặng huệ nhăn và tâm thức thấu đến cơi Niết Bàn [1]. Cái bước dài trên đường tinh thần linh diệu ấy đă đ̣i hỏi ở người phàm như chúng ta biết bao là sự hi sinh, biết bao là sức cố gắng, diễn ra từng giây, từng phút !

Nhưng ông George Arundale đă làm được và đă thành công trên cây thập tự giá chiếu diệu muôn màu. Ông là nguyên Chánh Hội Trưởng của Hội Thông Thiên Học Thế Giới từ năm 1934 đền năm 1945; ông kế vị cho bà Annie Besant tạ thế ngày 20 tháng 9 năm 1933.

Ông là con út của Linh mục (The Reverend) John Kay, một nhân vật trọng yếu trong họ Đạo bên Anh quốc. Sau khi sanh ra ông ra, thân mẫu ông đau ốm liên miên mới buộc ḷng giao con cho em gái ḿnh là cô Francesca nuôi dưỡng. Ít lâu thân mẫu ông qua đời, khiến cho ông chịu cảnh mồ côi trong thời kỳ trứng nước ! Ông thiếu bàn tay cưng dưỡng, dịu mềm của mẹ hiền, chỉ nhờ người d́, giàu ḷng yêu mến, tận tâm săn sóc sớm hôm ! Nhưng than ôi ! Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí ! Đă mất mẹ, mà chiếc thân lại kiều nhược, tưởng phải bỏ ḿnh trong nôi. Cô Francesca chịu nhọc nhằn khuya sớm thuốc men, bồng ẳm dỗ dành. Cô hi sinh đời son trẻ của ḿnh để lo cho cháu trưởng thành trong lẽ Đạo; v́ cô là một người sùng kính và hiền đức vô song. Cô mất nhằm ngày 23 tháng 3 năm 1924 nghĩa là lúc ông Arundale đă được 46 tuổi. Trách nhiệm cô đă tṛn, bức tranh đời tuyệt diệu của cô đă cuốn lại để bước qua bên kia thế giới, hưởng phước thần tiên dành sẵn cho cô. Đáng kính thay một tâm hồn cao quí !

Đây là kư bút của ông Arundale về thời niên thiếu [2] :

Kiếp sống của tôi dưới thế gian nầy thật là kỳ diệu biết bao, từ lúc khởi đầu nó rất đỗi xấu xa; cho chí tôi được 21 tuổi tôi mới trả xong nghiệp quả của tôi về xác thân. Tôi có được 8 ngôi sao chiếu diệu. Ngôi sao đây không phải là ngôi sao trên trời mà là ngôi sao của đời sống. Chúng nó giúp đỡ tôi rất nhiều trên đường hành hương diệu viễn của tôi. Ấy là :

1/ Bà Blavatsky là ngôi sao thứ nhứt.

2/ Ông C. W. Leadbeater là ngôi sao thứ nh́.

3/ Bà Annie Besant là ngôi sao thứ ba.

4/ Bạn Krishnamurti là ngôi sao thứ tư.

5/ Bạn Nityananda (em của Krishnamurti) là ngôi sao thứ  năm.

6/ Bạn Sirimati Rukmini Devi là ngôi sao thứ sáu.

7/ Ông S. Subramaniam Iyer [3] là ngôi sao thứ bảy.

8/ Bạn C. Jinarajadasa là ngôi sao thứ tám.

Tôi rất thương mến những ḥn ngọc nầy, cùng nhiều ḥn ngọc khác nữa, đă soi sáng đường tôi dưới thế gian.”

Lúc c̣n bé, ông G. Arundale đă gặp bà H. P. Blavatsky tại phố Elgin Cressant số 77 ở Luân Đôn (Anh quốc) là nơi hội họp các nhà lănh tụ Thông Thiên Học. Trong số đó có Đại tá Olcott thường trực ở đấy. Đại tá Olcott người Mỹ và bà Blavatsky là người Nga, vâng lệnh Đức Thầy M. và Đức Thầy K. H. hoạt động cho Hội Thông Thiên Học ở Anh quốc. Nhờ vậy, mà vừa lên 6 tuổi, ông Arundale đă được hai nhà Đạo học trứ danh chăm nom, dạy dỗ. Nhờ ở trong bầu không khí hiền lành và đạo hạnh đó mà năng lực tiềm tàng của ông được phát triển mau lẹ phi thường, ví như hoa sen phong nhụy, nảy nở dưới màn sương buổi sáng, khoe cánh hồng ngào ngạt hương bay. Mà bà mẹ nuôi của ông bấy giờ đă được ân lành của hai Đấng Chơn Sư ban xuống.

Ông Arundale có thuật lại buổi gặp gỡ bà Blavatsky như vầy :

“Một hôm ánh triêu dương bắt đầu le lói ở mặt hồ phẳng lặng để báo hiệu một ngày quang đăng. Cả một góc trời Đông nhuộm hồng sáng rực. Từng cánh chim lạc lỏng ở giữa không gian vô tận vụt hiện lên, ríu rít ở cành cây, kẽ lá hoặc biến thành những chấm đen mờ trên ṿm trời trong đẹp. Trong khuôn cảnh ấy, bà Blavatsky bước tới nắm lấy tay bé nhỏ của tôi. Tôi muôn vàn cảm động và tràn ngập t́nh thương đối với bà. Thật ra, với chừng tuổi ấy, tôi không thế nào hiểu được bà là một người hết sức phi thường. Có lẽ v́ nhân duyên kiếp trước và v́ linh tánh dẫn đường, nên tôi vừa thấy mặt bà th́ đă thương ngay.”

Bà Blavatsky rất thương mến ông. Người ta có thuật một câu chuyện ngộ nghĩnh như thế nầy :

“Một khi kia, bà Blavatsky dường như vừa khỏi bịnh, xác thân c̣n đau yếu, bà phải dùng một cái xe tay có người đẩy đi dạo trong vườn bách thú ở Luân Đôn. Bé George Arundale, lên sáu, cùng đi với bà. Đang khi ngoạn cảnh, th́nh ĺnh bé George té, bà Blavatsky quên sự đau đớn riêng bà, vội vàng nhảy xuống xe đỡ dậy và vỗ về.”

Dù c̣n trẻ tuổi, ông Arundale đă được Chơn Sư thâu làm đệ tử. Có một lần kia, Đức Thầy K. H. (là một vị Đại Tiên) dùng khoa pháp môn phóng đến trước mặt ông Arundale một bức thánh thơ (vẫn c̣n giữ tại kho tàng Adyar làm kỷ niệm). Trong thơ ấy có câu nầy : “Nếu con có được một cái Đức Tin vững chắc, th́ điển lực thiêng liêng sẽ xuống đến với con, làm cho con được nhiều hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là ân huệ của Ta ban đến cho con vậy”.

Lúc bấy giờ, Hội Thông Thiên Học mới thành lập, công việc cần phải tiến tới mau lẹ, nên hai Đức Thầy M. và K. H. thường hiện đến bằng xác thịt (lẽ dĩ nhiên là do Pháp môn tạo thành) để giúp hai nhà sáng lập viên là bà Blavatsky và ông Olcott. Nhưng hai Ngài thường hiện đến bằng thể vía và chỉ có người mở nhăn quan như bà Blavatsky mới thấy được mà thôi. Bà Blavatsky nh́n kỹ thánh dung rồi truyền thần cho một họa sĩ vẽ. Sau năm lần thất bại với năm họa sĩ khác nhau, bà mới t́m đặng một họa sĩ trứ danh Đức quốc, và cũng là một hội viên Thông Thiên Học cư ngụ ở Luân Đôn, vẽ ra hai bức chơn dung của hai Đức Thầy Minh Triết một cách tuyệt xảo. Hiện thời hai Ngài vẫn sống dưới trần, tại chơn núi Hi Mă Lạp Sơn, trong xác phàm không già, không chết : v́ hai Ngài tạo nó ra bằng thần lực pháp môn. Ngày nay, hai bức Thánh dung ấy vẫn c̣n ǵn giữ tại Tổng Bản Dinh Thông Thiên Học Quốc Tế ở Adyar Madras (Ấn Độ). Nhờ gần gũi bà Blavatsky, mà ông Arundale, tuy c̣n bé, đă biết được hai bức Thánh dung đó.

C̣n một việc khác nữa là cô Francesca, người mẹ nuôi của Arundale, có lập một Hội Thánh gọi là Adytum, mục đích của Hội chỉ để khuyến khích hội viên tuân theo giáo lư của các Đức Thầy Minh Triết một cách chân thành, và bao giờ cũng phải tận tâm và trung tín với lời nguyện của ḿnh. Không khí xung quanh ông Arundale thật là tốt đẹp. Luôn luôn có đuốc tuệ, hoa đàm ban rải ngày đêm không dứt. Lại nữa, trong khi ấy, hai Đức Thánh Sư thay phiên nhau hiện xuống chỉ dạy bà Blavatsky và ông Olcott mở huệ nhăn. Ông George Arundale sống gần hai vị nầy, bảo sao ông không sớm bước vào địa vị của một người đệ tử Chơn Tiên.

Lúc c̣n bé, ông G. Arundale rất khôi ngô tuấn tú; nết na, vui vẻ, hiền lành. Cốt cách phương phi, phong nhă. Có lúc nọ, Đại tá Olcott viết cho cô Francesca một bức thơ, gọi ông G. Arundale là Thiên Thần tóc quăn của miền Elgin Cressant. Trước khi bà Blavatsky và ông Olcott trở về Ấn Độ, là nơi Trung ương của Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, ông G. Arundale c̣n gặp được một nhân vật khác nữa; nhân vật đó có rất nhiều can hệ đến đời hậu lai của ông. Ấy là C. W. Leadbeater là ngôi sao thứ hai của ông vậy.

Cô Francesca có viết về dung mạo của ông C. W. Leadbeater như vầy : ông C. W. Leadbeater thường mặc một cái áo đại tràng, cḥm râu để dài, tướng mạo oai phong lẫm liệt. Thật là cốt cách thần tiên. Ông theo phụng sự hai nhà Thông Thiên Học là ông Olcott và bà Blavatsky. Ông quên địa vị mục sư của ông, tên tuổi lỗi lạc và cao quí nhất của ông trong hàng mục sư Anh quốc. Gia quyến ông không bằng ḷng trước thái độ của ông, và không nh́n nhận ông là người trong họ. Nhưng ông vẫn điềm nhiên làm phận sự ḿnh. V́ lẽ đó mà ông sớm được Chơn Tiên thâu làm đệ tử và được Ngài gọi là : “Vị môn đồ mới mẻ nhất”. Ông t́nh nguyện hi sinh đời ḿnh để phụng sự Chơn lư Thông Thiên Học và Hội Thông Thiên Học, mặc dầu ông vẫn giữ đạo Thiên Chúa của ông. Ông sang Ấn Độ làm việc cho Trung ương Adyar. Đến năm 1889, khi công việc đă tiến hành nhiều, ông mới trở qua Anh quốc là xứ sở của ông, để lănh phần giáo hóa những mầm lănh tụ Thông Thiên Học tương lai là :

1/ Con Ông Sinnett, là chàng Denny.

2/ Ông C. Jinarajadasa lên 13 tuổi.

3/ và ông Arundale lên 11 tuổi.

Trong ba vị môn đồ chỉ có ông G. Arundale là làm cực thầy nhiều hơn hết, v́ chiếc thân kiều nhược của ông. Ông C. W. Leadbeater phải săn sóc từ tấm áo, từ manh quần, từ miếng ăn, từ vật uống. Thường th́ ông Arundale hay dùng món cháo sữa (porridge), là món ăn mà ông thích nhất và là một món ăn kỷ niệm nhi đồng của ông mà ông không hề quên đặng. Lúc bấy giờ ông Arundale sửa đổi ông từ li từ tí, v́ ông là một vị đệ tử phải có tư cách nào để được xứng đáng nối giữ ngôi vị ḿnh. Muốn giúp ông Arundale có được từ điển lành, Sư Phụ của ông là Đức Thầy Minh Triết K. H. mới nhờ Đại tá Olcott trao cho ông một chiếc h́nh rỗng, tṛn bằng bạc, chạm trổ theo kiểu Ấn Độ, bên trong có để một mớ tóc của Ngài. Ông Arundale mang nó vào cổ như là một bửu bối, một lá bùa hộ mạng, cho tới lớn lên ông hăy c̣n mang. Sau khi vượt qua thời gian đau yếu rồi, ông phải huờn báu vật ấy lại cho Đức Sư Phụ của ông. Đây là những lời nói bóng bẩy về bửu vật đó trong tập kư ức của ông, nơi trang 37 như vầy :

Khi tôi c̣n bé, tôi có đặng một cái đặc ân vô giá là được ở dưới sự bảo bọc của Đức Chơn Sư K. H. và trọn cả đời tôi, sự bảo vệ đó vẫn c̣n với tôi măi măi. Ngài trông nom tôi một cách kỹ lưỡng tuyệt vời trong thời ấu trĩ và niên thiếu của tôi, tôi phải có sự giúp đỡ nầy để trả xong nghiệp báo xác thân là một món nợ tiền khiên mà tôi đă thiếu, do cái kết quả không tốt của một đời quá khứ. Năm 1910, tôi hữu phước được Ngài đem tôi gần kề với Ngài hơn nữa, dưới danh hiệu là Vị đệ tử trưởng thành. Và từ đó trở đi, tôi luôn luôn thọ lănh một cách trực tiếp, sự chỉ dẫn ưu mỹ của Ngài. Tôi không thể nói rành nhiều chi tiết về đó : v́ là chuyện thiêng liêng, cần phải giữ kín trong ḷng ḿnh. Nếu không có Ánh Sáng huyền diệu của Ngài, không có t́nh hữu ái của các bạn lành, th́ tôi không thể nào làm việc chi được dù là một tí cũng vậy”.

Người ta giáo huấn ông G. Arundale chẳng phải toàn theo phương cách nước Anh; v́ lúc thiếu thời, ông có từng du học tại Đại học đường La Mă (Ư quốc), sau đó ông c̣n qua Pháp quốc mấy năm học tiếng Pháp, nói rất trôi chảy. Ông lại sang Đức quốc một thời gian để thâu thập những điều hay lẽ phải của nước ngoài. Những sự hiểu biết và kinh nghiệm nầy đào tạo ông trong thời kỳ niên thiếu, để sau nầy ông mới gánh vác nổi công việc Thông Thiên Học, truyền xa trong 56 nước trên địa cầu. Từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc, không có một nước nào – (lẽ dĩ nhiên là trừ phi những nước độc tài) – là không có một Trung tâm Thông Thiên Học.

Hồi 17 tuổi, ông G. Arundale được ông Sinnett thâu làm hội viên tại chi bộ Thông Thiên Học Anh quốc, gọi là Chi bộ Luân Đôn ở Leinster Gardens.

Ít lâu sau, ông đổ bằng Cử nhơn tại Đại học đường Cambridge. Bấy giờ, Chi bộ Luân Đôn có một vị hội viên trẻ tuổi, diện mạo khôi ngô với một vẻ thiêng liêng hiện trên vầng trán rộng và một oai lực làm khuất phục ḷng người. Sau khi nhập Hội Thông Thiên Học một ít lâu, và đổ đạt bằng Cử nhơn, ông Arundale trải qua một thời kỳ nghỉ ngơi để xác định con đường của ḿnh. Rồi bổng nhiên, ngôi sao thứ ba của ông lại hiện đến. Ấy là bà Annie Besant. Đây là bút kư của ông [4] :

“Rồi đến một thời kỳ nghỉ ngơi để tuyển chọn con đường : tôi gần làm nhiều chuyện, nhưng không chắc. Tôi gần làm trạng sư, nhưng không chắc. Tôi gần làm kư giả cho nhà báo Daily Mail, nhưng không chắc. Tôi gần làm giáo sư, nhưng cũng không chắc.

Quả thật tôi đang chờ đợi một điều ǵ, hay là, hơn nữa Chơn Nhơn của tôi đang chờ đợi một điều ǵ. Rồi điều ấy lại đến cho tôi xuyên qua bà Annie Besant. Lúc bấy giờ, là năm 1902, lần đầu tiên người ta đem tôi tŕnh diện với bà tại trụ sở British Section in Albemarle Street, London.

Như tôi măi lập rằng : “Bà đến, tôi thấy bà, bà chinh phục tôi”. Bởi v́ vừa gặp mặt bà, th́ tôi liền biết ngay bà là người mà tôi đang chờ đợi và đời của tôi sẽ kết chặt với đời bà. Kính lạyTrời ! Ngài đă nhỏ phước đến tôi. Tôi tin rằng : bà cũng đă nhận ngay tôi là một trong số người đă phụng sự bà trong kiếp trước và sẽ vui ḷng theo bà trong kiếp nầy. Cái nh́n của bà làm thay đổi đời tôi và bất câu điều ǵ tôi có thể làm được để giúp bà, th́ tôi lẹ làng làm liền.

Tôi từ giả Anh quốc để qua Ấn Độ với bà. Thế th́ từ đầu năm 1903, tôi có hai mẫu quốc : mẫu quốc thứ nhất của tôi là Anh quốc; mẫu quốc thứ hai của tôi là Ấn Độ. Đến bây giờ, tôi không biết là tôi mến cái nào hơn. Tôi cám ơn Thượng Đế đă cho tôi hai mẫu quốc : một cái bên Đông , một cái bên Tây; và mỗi cái là một ngôi sao sáng chiếu diệu trong đời sống tôi.

Kế đến những ngày rực rỡ và hạnh phúc của tôi, giữa bao bạn bè kỳ diệu, giữa bao công chuyện phi thường, và được ở kế cận vị lănh tụ của đời tôi. Biết bao là nguồn cảm hứng rót chảy vào tim tôi, khi tôi nom thấy bà Annie Besant làm việc. Cái ǵ bà sờ đến đều trở thành cao quí, bà làm linh động một cách kỳ diệu phi thường những người và vật trên bước đường của bà. Từ chuyện nhỏ chí chuyện lớn, bà sống một đời sống của một vị anh hùng. Mà không, c̣n hơn nữa ḱa : bà sống đời sống của v́ Thượng Đế”.

Theo gương của bà Annie Besant, ông Arundale hăng hái hoạt động không ngừng. Hằng ngày, ông có mặt tại trụ sở, biên tên những hội viên vào bộ đời, và viết thơ trả lời chỗ nầy chỗ nọ, bề bộn công chuyện và gặp lắm điều phiền phức. Thế mà ông vẫn giữ được vẻ an tĩnh bên trong, và một nụ cười ngoài mặt. Với giọng êm dịu và tṛn trĩnh, ông rải rắc trong tâm hồn mọi người sự an lành và thanh tịnh. Cặp mắt thông minh chứa đầy nghị lực, dáng điệu điều ḥa của ông tung rải ánh sáng khắp nơi, đuổi tan những làn u ám đang đọng trong trí mọi người, và làm cho họ cảm thấy trước mặt ḿnh một con Đường sáng rực, rộng lớn thênh thang, trên có những bóng người linh động đang nhẹ nhàng tiến bước đến một chơn trời giải thoát . . .

Khi bà Annie Besant lập được Đại học đường tại thành Ba na lại (Bénarès) lấy tên là : “Trung ương Ấn Độ Đại học đường” th́ bà giao cho ông G. Arundale làm giám đốc. Bắt đầu từ đó, ông khởi sự hoạt động trong một kỷ nguyên mới để làm việc cho Hội Thông Thiên Học. Đến kỳ băi trường ông trở về Adyar (Madras) là Tổng Bản Dinh của Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, để sống những ngày thần tiên, trong hào quang của các vị Đại đức, và trong t́nh hữu ái đậm đà của những bạn trẻ trung : như ông Krishnamurti và em của ông Krishnamurti là Nityananda. Để biểu tả sự sung sướng, ông có viết mấy gịng trong kư ức như vầy :

“Ôi ! sung sướng thay cho tôi, khi tôi vứt được gánh giám đốc của tôi ở Đại học đường để sống những ngày vui tươi bên cạnh Krishnaji và Nitya [5]. Ôi ! tấm ḷng tôi biết bao sùng kính, khi tôi nhớ tới chàng trai trẻ Krishnaji, đă đem ánh hào quang linh diệu bao phủ chúng tôi. Tôi thương mến người bạn cao cả ấy một cách thiết tha và sâu đậm. Hạnh phúc thay những ngày mà chúng tôi cùng sống chung tại Âu châu, nhứt là tại Taormina, Sicily. Ôi ! Chúng nó quá ư vinh diệu cho đời tôi. Đối với tôi, chúng nó vẫn c̣n tồn tại măi măi trong ḷng tôi. Nhưng cuộc đời là trường biến đổi . . . rồi chúng tôi chia tay nhau nơi ngả ba đường . . . bạn Krishnaji th́ đi đường của bạn, tôi đi đường của tôi, c̣n Nitya th́ từ giả cơi đời. Mỗi người chúng tôi có mỗi thiên chức : bạn Krishnaji có thiên chức của bạn, c̣n tôi, tôi có thiên chức của tôi. Bạn phải làm thiên chức của bạn; và tính cách của nó như thế nào, th́ chỉ có một ḿnh bạn biết mà thôi. C̣n tôi, tôi cũng có bổn phận nhỏ nhặt phải làm. Tôi sẽ lấy làm ngạc nhiên nếu bạn Krishnaji c̣n tưởng nghĩ tới cá nhơn tôi : bởi v́ bạn đă ch́m ḿnh trong đời sống vĩnh cửu. Bạn Krishnaji và Nitya là hai linh hồn cao cả, là những ngôi sao chiếu diệu của ḷng tôi; và dây thân ái liên kết chúng tôi vẫn c̣n măi măi. Tôi lấy làm vinh hạnh biết được hai bạn, mặc dầu công việc làm của chúng tôi khác biệt biết bao. Nhưng điều đó lại hệ trọng ǵ ? Bạn có lời nói của bạn, c̣n tôi, trong phạm vi thấp kém hơn, tôi có lời nói của tôi.”

Lúc Âu châu đại chiến, ông G. Arundale phải tùng chinh v́ phận sự. Nhưng ông được miễn dịch; ông bèn sang ngay Ấn Độ vào năm 1916.

Năm 1920, ông G. Arundale cưới em gái ông Sri Ram tức là cô Shrimati Rukmini Devi, mà ông gọi là ngôi sao thứ sáu của ông.

Bà Rukmini là một giai nhân tuyệt sắc của nước Ấn Độ. Lúc vừa biết đi và biết nói, bà đă sống dưới gối của bà Annie Besant rồi. Bà đă có tài, có đức và đă là một vị đệ tử cao cấp của hàng Tiên gia [6] . Hiện nay bà là cố vấn tối cao của Chính phủ Ấn Độ. Chính bà Annie Besant đứng ra làm mai, kết bạn trăm năm cho hai đàng, để d́u dắc nhau trên đường đạo lư. Quả thật là hai tâm hồn tương ứng được hợp với nhau. Lúc tôi qua Ấn Độ năm 1953 để viếng Adyar lần thứ nhứt, tôi thấy hai ông bà rất là tương đắc; đi tới đâu là ban rải vẻ vui tươi và chân hạnh phúc tới đó. Ban ngày th́ cùng chung nhau làm việc giúp đời; ban đêm th́ ai về nhà riêng nấy để lo tham thiền luyện Đạo. Đây là cảm tưởng của ông G. Arundale đối với ngôi sao thứ sáu của ông :

“Không biết lấy lời ǵ xứng đáng để tỏ nỗi vui mừng của tôi, khi tôi nhận thấy ở nàng một tâm hồn cao quí. Nàng đă mỹ lệ bên trong mà cũng mỹ lệ bên ngoài. Nhưng đem chuyện người thân trong gia quyến ḿnh mà nói ra là một điều điên rồ và kỳ dị. Song chỉ những người thân trong gia quyến mới đánh giá đúng mà thôi.

Sắc đẹp của nàng từ bên trong tủa ra bên ngoài tạo thành một vùng hào quang tươi sáng và diệu huyền. Tôi chỉ ước mong sao cho đời nàng đă tốt đẹp càng thêm tốt đẹp. Sự hiền lành và mỹ lệ của nàng đă điểm tô bước đường tôi những nét thanh kỳ và tươi sáng.”

Bà Rukmini giúp ông rất đắc lực trong công việc phổ truyền chơn lư : v́ bà là hiện thân của t́nh Bác Ái và của sự Mỹ Lệ, mà cũng là nguồn cảm hứng dồi dào cho ai lại gần bà. Lúc bà Annie Besant c̣n sanh tiền th́ bà rất thương bà Rukmini và đặt cho một pháp danh là Khiết Bạch.

Bà Rukmini thường cùng chồng là ông Arundale châu du trên thế giới : từ Âu châu sang Úc châu, Mỹ châu, Phi châu, Nam Dương quần đảo và Tân Tây Lan.

Nhờ mấy năm nhọc nhằn giúp dân Ấn Độ và nhờ tài năng có thừa nên ông G. Arundale được tăng hàm Tiến sĩ Văn chương. Chính Tiên sanh Rabindranath Tagore (là người đă được giải thưởng Nobel về Văn chương) kư tên vào cấp bằng Tiến sĩ của ông.

Năm 1920, ông sang qua Úc châu để giúp ông C. W Leadbeater và bà Annie Besant lập một Trung tâm Tinh thần cho miền Nam bán cầu [7] .

Ít lâu sau, ông G. Arundale trở về Ấn Độ phụ tay bà Annie Besant để làm cho đời sống dân Ấn Độ được đôi phần phúc lạc hơn trước. Ông có viết  như vầy :

“Đối với những kẻ dưới tay của bà Annie Besant, tôi là một chính trị gia non nớt, nhưng bà thích tôi, v́ tôi có một tinh thần hăng hài có thể truyền lây cho toàn thể, tôi muốn làm cho người Ấn sung sướng một phần nào, hơn là tiếp tay vào cuộc tổ chức một Hội Chính trị gọi là The Home Rule. Mỗi ngày tôi phải lo cho tờ nhựt báo New India do bà Annie Besant mua lại.”

Sự liên lạc giữa ông G. Arundale và Hội thánh Thiên Chúa giáo vẫn c̣n thâm đậm, mặc dầu ông đă tận tụy lo cho Hội Thông Thiên Học. Ông rất được Hội thánh tín nhiệm. Năm 1925, ông được toàn thể Hội thánh cử vào hàng Linh Mục. Điều đó là lẽ dĩ nhiên : v́ ông đă lănh hội những giáo lư của Thiên Chúa giáo một cách uyên thâm và rành rẽ. Nhưng chẳng v́ lên hạng Linh Mục mà ông cố gắng đem hội viên Thông Thiên Học về tôn giáo của ḿnh. Ông nói rằng : “Trong khi tôi thi hành nhiệm vụ của tôi đối với Hội Thông Thiên Học th́ tôi cổi áo Linh Mục của tôi ra, để cho tư cách tôi được hoàn toàn vô tư. Cái tôn giáo của tôi, tôi có quyền giữ, cũng như cái tôn giáo của người, người có quyền giữ vậy. Vả lại, mục đích thứ nhứt của Hội Thông Thiên học là gầy dựng mối t́nh huynh đệ đại đồng trong nhơn loại không phân biệt màu da, tôn giáo, tín ngưỡng, đẳng cấp và nam nữ.”

Ông G. Arundale viết rất nhiều sách nhưng chúng ta có thể kể ra đây bốn quyển sách có giá trị hơn hết là :

1.- Cảm tưởng về quyển Dưới Chơn Thầy (Réflexions sur Aux pieds dy Maître).

2.- Niết Bàn (Nirvana).

3.- Núi Everest (Le mont Everest).

4.- Bạn (Vous).

Quyển sách đầu được viết lúc ông gần gũi với ông Krishnamurti.

Quyển thứ nh́ được viết khi ông gần gũi với ông C. W. Leadbeater.

Quyển thứ ba được viết khi ông ước vọng một tương lai tốt đẹp cho con người.

Quyển thứ tư được viết lúc ông ao ước sao cho mọi người trong xă hội phải sống cách nào cho xứng đáng với nhân phẩm ḿnh.

Ông Arundale là một tâm hồn có nhiều cảm t́nh nhất đối với các bạn trẻ. Ông có rất nhiều đức tánh của Thanh niên. Ông chăm lo cho các thanh thiếu nhi nên tổ chức nào là : Bàn tṛn, Sợi xích vàng, Hướng đạo Thông Thiên Học, Liên minh Thanh niên và Chi bộ Thanh niên . . . Nhớ khi tôi qua Adyar để dự Đại hội nghị Thông Thiên Học Thế Giới, ông Arundale có ân cần căn dặn tôi hăy rán lập một Chi bộ Thanh niên Thông Thiên Học tại Việt Nam để d́u dắc bạn trẻ trên đường chơn lư : v́ thanh niên là tương lai của Hội chúng ta, chúng ta phải đào tạo cho họ một đường lối rơ rệt để họ khỏi mất th́ giờ sờ soạng.

Ngày nay, Hội Thông Thiên Học Việt Nam đă có được một Chi bộ Thanh niên hùng mạnh. Các bạn trẻ nam cũng như nữ đều hăng hái học hỏi, làm lành và phụng sự, dưới sự chỉ huy của một đoàn trưởng xứng đáng và giàu kinh nghiệm. Chi bộ đă đơm bông trổ trái với thời gian, mà than ôi, người hoài bảo nó lại hóa ra người thiên cổ ! . . .

Năm 1945, sau hồi khói lửa của trận đại chiến thế giới kỳ nh́, ông Arundale đă từ giả cơi phàm trước bao nhiêu sự thương yêu, mến tiếc của người đời. Và trong đêm thanh lặng lẽ của trời khuya, nổi lên, nổi lên dần, rồi ngân cao, ngân cao lên măi, lời tri ân nồng đượm và tín thành của từng lớp người trong thế giới, vượt lên tận cơi trời cao để tiễn đưa vong hồn người dũng sĩ đến chốn Cực Lạc muôn đời.

Nguyễn Thị Hai

(Trích T́m Hiểu Thông Thiên Học số 77 và 78 tháng 11 và chạp năm 1960)


[1] Ông Arundale có viết một quyển sách có giá trị là Nirvana để nói điều kinh nghiệm của ông tại cơi Niết Bàn.

[2] Ông Arundale có để lại một thiên kư bút nhan đề là A Fragment of Autobiography.

[3] Ông S. Subramaniam Iyer là quan chánh án ở Nodra (Ấn Độ) và cũng là hội viên Thông Thiên Học, ông giúp Hội rất nhiều.

[4] A Fragment of Autobiography, trang 13.

[5] Krishnaji và Nitya là tên tắt Krishnamurti và Nityananda.

[6] Bà Rukmini Arundale có qua xứ Việt Nam năm 1952 để khánh thành Hội quán Thông Thiên Học Việt Nam tại Phú Nhuận. (Sài g̣n)

[7] Trung tâm ấy là The Manor tại Sydney.

 


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở