trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

TIỂU SỬ

Đức JINARAJADASA

Thưa quí vị.

Nước ta có câu tục ngữ Ăn trái nhớ kẻ trồng cây và dân tộc ta có truyền thống là Uống nước nhớ nguồn. V́ vậy, tôi nghĩ tất cả hội viên Thông Thiên Học, một khi ai đă bước chơn vào Hội quán, nh́n thấy chơn dung và sách vở của các vị huynh trưởng tiền phong, dù không nhiều th́ ít, mọi người đều nhớ ơn các vị ấy, nhứt là ông Jina v́ ông có đến Việt Nam ta, trước sau ba lượt.

Người ông rất phương phi phúc hậu, tiếng nói khi sang sảng như chuông ngân, khi dịu dàng khả ái; bẩm chất ông lại là nghệ sĩ, nên cốt cách rất hào hoa phong nhă; với h́nh dung và tác phong ấy, khi ông tiếp xúc, thân thiện với ai, th́ lưu lại trong tâm tư người đối thoại một niềm mỹ cảm không phai và để lại cho đàn em một Công nghiệp và Văn nghiệp vô giá.

Ông Jinarajadasa, người ta thường kêu tắt Jina, hoặc Raja, sanh tại Colombo, đảo Tích Lan, ngày 15-12-1875. Cha mẹ ông là Phật tử.

Ông gặp ông Leadbeater vào năm 1888, khi ông Leadbeater đến Colombo khánh thành trường Trung học Phật đường Ananda. Lúc bấy giờ, trường có 55 học viên, trong số đó có ông Jina. Một t́nh bạn nẩy nở giữa hai người, họ trở nên đôi bạn thân, đi dạo chung và cùng bơi lội ở hải cảng với một nhóm trẻ khác.

Tuy mới 13 tuổi, ông Jina đă tỏ ra thông minh hơn người và cố gắng học hành.

Một dịp nọ, ông Leadbeater hỏi ông Jina có muốn trở thành đệ tử của một vị Chơn Sư không ? Và sau khi h́nh dáng của hai vị Chơn Sư sáng lập Hội Thông Thiên Học được tả ra, ông Jina quyết định là ông sẽ làm bất cứ việc ǵ để phụng sự cho một trong hai Ngài.

Lúc ấy, vào năm 1889, một biến chuyển ngẫu nhiên đưa đến là ông Leadbeater nhận được thơ của ông Sinnett mời đến Luân Đôn để dạy con ông. Rồi thơ từ qua lại nhiều lần, Ông Leadbeater được ông Sinnett cho biết là rất đồng ư cho ông Leadbeater mang cậu Jina đến ở nhà ông, để dạy cả hai người cùng học.

Vấn đề bấy giờ là thuyết phục cha mẹ ông Jina để ông đi, nhưng họ không chịu, họ là Phật tử ngoan đạo, họ cho học ở đây cũng đủ lắm rồi, không cần phải sang Anh quốc quá xa.

Tuy vậy, ông Jina cương quyết ra đi, đồng thời, cha mẹ ông nhất quyết ngăn cản. V́ thế, ông Leadbeater và ông Jina phải tính kế t́m chỗ ẩn cho ông Jina trên một chiếc tàu đi Luân Đôn. Trong lúc dự định chưa thành, th́ một thử thách đưa đến để biểu lộ sự can đảm và tánh cứng rắn của ông Jina, ấy là việc đưa ông Jina lên tàu một cách bí mật, không được lưu dấu vết. Ông Leadbeater, một buổi trưa, đến điều đ́nh với vị thuyền trưởng về cách rước ông Jina lên tàu và gởi một xách đựng quần áo.

Chiều hôm đó, ông Jina lén gặp ông Leadbeater ngoài băi biển. Đoạn nầy ông Jina kể lại trong quyển Occult Investigations như sau :

“Trời đă tối hẳn, và gió mùa thổi với những ngọn sóng to. Tôi được biết là chiếc thuyền đang đậu ở ngoài kia trên những ngọn sóng, và tôi phải lội ra đến đó. Tôi chỉ mặc một quần đùi và áo ngắn. Tôi cổi ra đưa cho ông Leadbeater, rồi tôi nhào xuống nước. Lúc sau, ngay chỗ những ngọn sóng to xô tới ào ào, tôi thấy một vật ǵ màu trắng, đó là chiếc thuyền. Hai người thủy thủ kéo tôi lên. Tôi c̣n nhớ cái cảm giác lạnh run khi tôi bị nhồi sâu dưới làn sóng biển, dưới ngọn gió thổi bạo cuồng, chiếc thuyền nọ đưa tôi lên tàu, và vị thuyền trưởng dẫn tôi về pḥng, tôi thấy cái xách đồ của tôi ở đó.”

Sau hai đêm một ngày ông Jina mất tích, những cuộc t́m kiếm vô hiệu quả của cảnh sát, và những lời hăm dọa không kết quả của cha ông Jina, cha mẹ ông đành chấp nhận cho ông đi, và ông trở về nhà, đợi lúc cùng ông Leadbeater sang Anh quốc.

Chúng ta nên ca ngợi ḷng can đảm của cậu bé Jina mới 14 tuổi mà đă vượt qua bao trở ngại, để tiến hành những ǵ ông muốn làm, dầu nó có khó khăn nguy hiểm đến đâu.

Từ đây, cuộc đời mới của ông chớm nở. Sau lễ Phục Sinh, ông Leadbeater và ông Jina sang Luân Đôn, được ông bà Sinnett đón tiếp nồng hậu. Cuộc sống vui tươi, hạnh phúc của hai người được 2 năm th́ ông Sinnett, v́ sa sút, nên dọn nhà đi nơi khác. Thế là từ đấy, hai ông phải chịu cảnh phong trần.

Những năm kế tiếp rất khó khăn cho họ, v́ họ sống tùy thuộc vào số tiền nhỏ mà thỉnh thoảng ông Leadbeater kiếm được nhờ dạy kèm Anh ngữ cho những người ngoại quốc. Lúc đó, ông Jina phải chăm sóc việc nhà, có lúc họ phải giảm bớt chi tiêu, nên sống trong một căn pḥng nhỏ với một ít đồ đạc; tất cả sách vở phải để dưới gầm giường. Một hôm, hết tiền mà cần trả một ít chi phí, ông Leadbeater buộc ḷng phải đem quần áo đi cầm, cả chiếc đồng hồ của thân phụ ông để lại. Thưa quí vị, thử hỏi ở xứ ta có một hội viên nào mà gặp hồi bỉ cực như thế không ? Tôi nghĩ có lẽ là không có. Thế mà hai danh nhân của Hội có tài, có đức hơn người lại phải chịu cảnh cơ hàn gian khổ, tuy nhiên hai ông vẫn dấn bước trên đường đạo không ngừng, thật là khả kính.

Đến năm 1895, bà Annie Besant, v́ quí hai ông nên mời đến giúp Hội Thông Thiên Học ở tại nhà bà. Lúc nầy, ông Jina tiếp tục học tại trường Cambridge, sau vào trường St. John để học thêm chữ Phạn, Triết lư và Luật. Ông lại gia nhập vào hội Bơi thuyền (Rowting Club Lady Margaret). Chính ông lái thuyền của trường để dự thi, cả bốn lần đều được giải nhất.

Mười năm qua, nhờ sự bảo dưỡng và giáo dục của ông Leadbeater, ông Jina đă phát triển vượt bực về văn nghiệp cũng như đạo nghiệp. Năm 1900, ông thi đậu bằng Cử nhân rồi trở về Tích Lan, làm Phó Giám Đốc trường Trung học Ananda.

Tháng chạp năm 1901, lần đầu tiên ông dự Đại hội nghị Thông Thiên Học tại Adyar. Sau nhiều lần thảo luận với bà Chánh Hội trưởng Annie Besant, ông nhất định hiến ḿnh cho Hội. Từ đây, các trang giấy “Phụng Sự Chơn Sư và Nhân loại” của bậc vĩ nhân Thông Thiên Học bắt đầu.

Đầu năm 1902, ông được lệnh rời Tích Lan qua Ư. Ở Ư ba năm, ông hoạt động cho Hội rất đắc lực. V́ ông có thiên tư về sinh ngữ nên ông học ngoại ngữ thật mau. Và một thời gian sau, ông diễn thuyết được bằng tiếng bổn xứ, do đó dân chúng hoan hỉ vô cùng.

Năm 1904, ông Jina được lệnh sang Mỹ để nhận chức diễn giả quốc tế. Năm ấy, ông vừa 29 tuổi và ông giữ chức nầy thật xứng đáng đến năm 1906.

Nhưng đời sống của bậc danh nhân nào được yên nơi; số phận phải bôn ba rày đây mai đó, để đem ngọn đuốc thiêng rọi khắp mọi nơi. Tháng 8 năm 1928, ông được lệnh bà Annie Besant phải lập tức qua miền Trung Mỹ quốc. Ở đây, ông phải làm việc nhọc nhằn cả một năm trời. Lúc ấy ông nói được nhiều thứ tiếng : Anh, Pháp, Ư, Đức, Phạn, Tây ban Nha, Brésil. Ông diễn thuyết phải cần thông dịch viên Bồ đào Nha, v́ vậy ông lại học tiếng Bồ đào Nha.

Không bao lâu, ông đọc được diễn văn và nói được tiếng Bồ đào Nha trôi chảy. Kể từ đó, thính giả càng thêm đông đảo và rất hài ḷng. Cuộc truyền giáo nầy đem đến kết quả hết sức tốt đẹp, v́ nhiều người hiểu thế nào là tinh thần Thông Thiên Học. H́nh như ông ở xứ nào, từ một năm sắp lên, là ông học ngôn ngữ xứ đó. Có lẽ ông nghĩ rằng chỉ có tiếp xúc bằng tiếng nói của họ mới thông cảm sự thắc mắc, nỗi khổ đau của họ th́ công tác của ông mới là hữu hiệu.

Năm 1930, ông theo bà Annie Besant đến Anh quốc, rồi về Adyar với bà vào năm ấy. Từ đó, ông ở gần bà v́ bà đau. Ḷng kính trọng của ông đối với bà thật hiếm có : ngày và đêm, bất cứ giờ phút nào, ông cũng sẵn sàng giúp đỡ bà trong cơn đau yếu. Có khi, một đêm ông bị đánh thức ba bốn lần, nhưng ông vẫn vui vẻ và sốt sắng. Ông phụng sự bà A. Besant như vậy suốt hai năm, cho đến khi bà từ giả cơi trần. Những người ở gần ông, lo sợ ông chịu không nổi các sự nhọc nhằn rồi đau ốm. Nhưng v́ t́nh thương, ông thắng hết các sự khó khăn mệt nhọc.

Năm 1934, ông qua Úc châu gánh vác công việc cho Hội Thông Thiên Học. Đến năm 1935, ông được huy chương vàng Subba Rao dành cho vị nào viết sách Thông Thiên Học hay nhất trong năm hoặc có công nhất trong Hội. Tháng 3 năm 1936, ông đến Sài g̣n, ở lại đây mấy tuần lễ. Ông có đi khánh thành Chi bộ Bà Rịa, Bạc Liêu và diễn thuyết tại Hội quán Nam Kỳ Tương Tế Khuyến Học Hội (SAMIPIC). Thính giả thật đông, chật từ trong ra ngoài, kẻ ngồi người đứng. Ông diễn thuyết bằng tiếng Pháp rất lưu loát.

Ông Jina có nhiều trạng thái đặc biệt nên ông có thể khêu gợi chơn tâm của bao nhiêu hạng người trong xă hội. Ông thường đem tâm ḿnh đặt vào tâm mỗi người để hiểu nguyện vọng thiết tha, cảnh đau đớn của người hầu tùy cơ giúp đỡ. Ông nói rằng : “Sự vui nhất của đời tôi là được nâng nhẹ gánh trần”. Người làm công việc đó v́ hai lẽ : lẽ thứ nhất, v́ các bậc Thầy, các bậc tiền bối của ông đă cho việc nâng đỡ những linh hồn đau khổ trên thế gian là tối cần nên ông đă noi theo. Lẽ thứ hai, bản tánh thiên nhiên của ông rất quảng đại, ân cần, từ ái, không phân biệt dân tộc, màu da, sang hèn, và dễ xúc cảm với tất cả sự đau đớn của nhơn loại. Ông vạch cho họ thấy sự bất diệt của linh hồn, sự kết hợp với các sự sống, sự liên hệ đối với vũ trụ và các loài, sự công bằng của định luật Nhơn quả.

Về những đức tánh của ông trên đường phụng sự nhơn loại, tôi xin lập lại đại khái những ǵ mà bà Jamni Thahdani đă viết trong tập The Theosophist. Bà đă biết ông sau 13 năm phục vụ dưới quyền ông.

Ông hoàn toàn cung hiến cho công việc Thông Thiên Học, ngoài ra các việc khác đều phụ thuộc. Dù ông có khó chịu hay đau ốm, ông vẫn ngồi trên chiếc ghế trong văn pḥng hay đứng trên diễn đàn hoặc điều khiển một buổi họp và luôn luôn bắt đầu thật đúng giờ. Không có sự trở ngại nào có thể làm cho ông quên lời hứa.

Thí dụ tháng giêng năm 1945, sau Đại hội nghị Bénarès, ông phải đi Bombay. Ngày khởi hành, ông ra nhà ga và ngạc nhiên thấy người ta quên giữ chỗ trước cho ông. Tất cả hạng nhất, hạng nh́ đều hết chỗ. Giải pháp duy nhất là lấy vé hạng ba. Ở Ấn Độ, xe lửa dài gấp 3 – 4 lần xe lửa xứ ta. Hạng nhất có một pḥng riêng biệt, 6 giường nệm chia 3 bên, mỗi bên có 2 cái, c̣n một bên là buồng tắm và chỗ rửa mặt đủ tiện nghi; hạng nh́ băng bọc nệm chỗ ngồi có số. V́ hạng ba dành cho đại quần chúng nên chứa bao nhiêu người cũng được. Mỗi ngày, khởi hành cả ngàn chuyến xe lửa mà người đi lên xuống dập d́u, không thể tưởng tượng được, và khác hơn xứ ta, hành khách bất cứ giàu nghèo, đều mang theo hành lư, nào quần áo, chăn nệm vật dụng cồng kềnh.

Các hội viên đi đưa ông, khuyên ông dời chuyến đi lại, nhưng ông không chịu, v́ ông có hứa dự một buổi họp hôm sau ở Bombay, và ông bước vào cái toa nhỏ hẹp hạng ba, đầy hành khách và hành lư. Đến trạm, ông muốn ra ngoài một lát, cửa ra bị chận đầy hành lư, ông đành phải nhảy qua cửa sổ và đi vào cũng bằng cách đó. Bấy giờ ông đă 70 tuổi.

Tất cả công việc ông làm, ông đều t́m cách làm cho toàn hảo. Có lần ông nói : “Mọi công việc phải được làm cẩn thận, hoàn toàn, v́ danh dự chúng ta đều đặt trong đó”. Ông không chịu được những ǵ không ngay thẳng, dù là một lằn gạch, một con tem trên bao thơ, một bức tranh treo trên tường hay một tấm thảm trên sàn gạch. Có một lần, bà Thahdani dán tem, và khi đè lên, nó chạy lệch đi. Ông thấy và nói liền “con tem không ngay”.

Đối với ông, không có việc ǵ nhỏ hay lớn, hay không thiêng liêng. Tất cả đều là một, khi chúng ta bắt tay vào việc. Ông luôn luôn bắt đầu một buổi họp hay một bài diễn văn đúng giờ. Ông giữ đồng hồ không sai một phút và lên dây mỗi ngày.

Trí nhớ của ông thật dẻo dai. Ông có thể nhớ h́nh dáng những quyển sách, giấy tờ và những vật sở hữu của ḿnh. Ông thường chỉ dẫn bà Thahdani t́m một quyển sách trong thư viện bằng cách cho biết số của ngăn để sách, màu và kích thước của quyển sách. Ông có một ngăn kéo to, đầy những câu dẫn chứng mà ông có thể chọn ra câu cần dùng trong vài phút.

Ông rất biết ơn tất cả những người đă giúp việc ông nhất là đối với bác sĩ bất cứ ở nơi nào ông được điều trị, sau đó là những ông bà chủ nhà ở những nơi khác nhau trên thế giới mà ông đă đến. Nếu những người trong số đó có cơ hội đến viếng Adyar, ông sẽ kể rất nhiều về họ.

Ông không thích làm phiền ai một cách vô ích. Nếu có ai đi mua sắm dùm, ông sẽ năn nỉ xin được trả tiền, viện cớ : “Tôi không muốn mắc nợ vào kiếp sau” hoặc một người nào đó cố trả tiền khi ông cùng đi sắm đồ đạc, th́ ông nói : “Không thấy thích thú khi đi mua đồ, nếu ta không được trả tiền lấy”.

Ông rất yêu trẻ con. Khi đi phố, ông chọn đồ chơi hay vật mà trẻ con ưa thích và cất đó. Bởi phụ huynh thường mang con trẻ đến để xin ông ban ân huệ, khi đó ông sẽ lấy những món đồ chơi ra và cho chúng làm kỷ niệm. Ông thường nói nếu một chi nhánh Thông Thiên Học không có các em nhỏ dự vào, th́ sẽ thiếu sự hăng hái, vui tươi.

Ông khuyên hội viên lo cho con nít, bày việc cho chúng nó làm tùy sở thích của chúng nó như Bàn Tṛn, Sợi Xích Vàng, v. v. . .  và thương yêu chúng nó, xem chúng nó như những người của Đức Thầy giao cho ḿnh lo lắng, v́ Thông Thiên Học không chỉ dành riêng cho kẻ trưởng thành.

Ông không thích ăn lễ sinh nhật, nhưng ông rất hoài vọng cố hương. Đây là những ǵ ông viết cho người bạn, đă gởi lời chúc mừng sinh nhật ông. “Để nói cho anh rơ sự thật, tôi (con người thật của tôi) rất đau đớn cho người tên là Jinarajadasa đă đi xa 70 năm nay, khỏi nơi chôn nhau cắt rún”. Ông thường yêu cầu bạn hữu gởi lời chúc mừng vào ngày ông gia nhập Hội, đó mới là ngày sinh nhật ông.

Về thú tiêu khiển của ông, ông thích đi viếng những Viện bảo tàng Mỹ thuật và di tích lịch sử ở bất luận nơi nào ông đến.

Cái thích thú kế đó là hoa. Ai đă đặt chân lên Adyar đều thấy cái lộng lẫy xinh tươi của Trụ sở Adyar là hoa. Hương vị ngọt ngào của ngh́n hồng muôn tía, dị thảo kỳ hoa, mà những hoa lạ ấy đều do ông Jina chịu khó tập trung từ bốn phương trời.

Ông rất chú ư đến sách. Ở mọi thành phố mà ông đă đi đến, dù là ở Ấn Độ hay ngoại quốc, chắc chắn là ông sẽ vào một hay hai hiệu sách để mua những quyển sách mới và hữu ích, hoặc đặt mua một ít cho thư viện.

Khi viết sách, ông ví sự trước tác như công việc của một điêu khắc gia phải qua bao ngày bận ḷng cực nhọc để gọt đẽo pho tượng đá trở nên tuyệt mỹ.

Đây là những điều cảm nghĩ của ông về sách : “Một trong những kinh nghiệm may mắn nhứt của mọi người trí thức là được thường đọc lại những tác giả đă gây cảm hứng cho ḿnh. V́ vậy, người trí thức chính chắn là người ham chuộng sách, và được bao quanh bởi sách. Mỗi quyển sách là tiếng nói của người hướng đạo và bạn ḿnh. V́ thế, làm chủ nhiều quyển sách là giàu có trong t́nh bằng hữu. Tôi nói có nhiều sách, không phải đơn giản là có sách trên ngăn sách”.

Năm 1946, sau khi ông G. Arundale từ trần, ông được toàn thể hội viên cử lên chức Chánh Hội trưởng Hội Thông Thiên Học Quốc tế. Ông là một người học thức uyên thâm, đi nhiều, biết rộng. Với kinh nghiệm phong phú phối hợp với một căn bản đạo đức do ông Leadbeater đào tạo, lại liên lạc chặt chẽ nhiều năm với bà A. Besant, nên ông có nhiều khả năng về mặt huyền môn, triết học, mỹ thuật, đạo đức, diễn thuyết và viết sách.

Năm 1952, mặc dù đau ông cũng cố gắng viết xong quyển “Hóa học huyền bí” (Occult chemistry), một đề tài mà sau khi bà A. Besant và ông Leadbeater quá văng, theo lời ông Sri Ram chỉ có ông mới viết nổi. Ông đă viết nhiều sách với nhiều đề tài để giúp chúng ta học tập hoặc truyền bá giáo lư Thông Thiên Học như sau :

-         Sự tiến hóa huyền bí của nhân loại.

-         Những bức thơ của các Chơn Sư Minh triết.

-         Những nguyên lư đầu tiên của Thông Thiên Học.

-         Thông Thiên Học và tư tưởng tân tiến.

-         Những giáo lư đầu tiên của các Chơn Sư.

-         Sách kỷ niệm 50 năm của Hội Thông Thiên Học.

-         Tôi hứa.

-         Nhân danh Ngài

Và quyển Hoa và Vườn. Quyển nầy là một tác phẩm trong đó ông cho chúng ta sự linh cảm của ông về đời sống tương lai của một giống dân mới, đó là giống dân thứ sáu mà chúng ta ao ước sẽ trở thành. Trong tác phẩm nầy, ông đưa chúng ta đến cơi mộng huy hoàng, và nếu chúng ta để ư, suy gẫm kỹ th́ sẽ nhận được bài học quí giá về việc rèn luyện các đức hạnh cần thiết cho tương lai. Lời văn vừa đẹp vừa thâm sâu, siêu thoát. Niềm hi vọng của ông cũng đẹp như thế.

Qua 50 năm làm việc liên tục để giúp đỡ và an ủi người đời trong nhiều quốc gia, ông đă lập được một công nghiệp tuyệt diệu. Lúc nầy, bác sĩ Srinavasa Tusti nói rằng : Ông Jina có nhiều căn bệnh trong người, không thể sống lâu được, nhưng ngược lại, ông đă sống thêm được nhiều năm. Tuy nhiên, dù bệnh tật, công việc của ông không hề bị giảm bớt chút nào, và cái kỷ lục giảng sư và hoạt động về đạo lư của ông khó ai hơn.

Tháng 2 năm 1953, ông từ chức Chánh Hội trưởng Hội Thông Thiên Học Quốc tế. Sau buổi lễ khai mạc của ông Tân Hội trưởng Sri Ram, ông Jina rời Adyar lần cuối, với chương tŕnh tuần du một ṿng lớn quanh Úc châu, Anh , Mỹ. Tới Anh quốc, ông dự Hội nghị thường niên, nào là diễn thuyết, nào là tiếp chuyện với hội viên. Sau đó, ông lên đường sang Hoa Kỳ với ư định ông sẽ dự phiên nhóm hè ở Mỹ rồi qua Tây Bắc, đến bờ biển phía Tây để diễn thuyết. Nhưng mà dự định không thành. V́ khi đến trụ sở xứ bộ Olcott tại Hoa Kỳ th́ ông đau nặng, và theo lời khuyên khẩn thiết của bác sĩ, ông đành băi bỏ tất cả dự định. Ông chỉ sống có một vài ngày sau đó. Đồng thời, ông biết công việc của ông ở kiếp nầy đến đây đă chấm dứt, ông hân hoan được tự do trở về với Thượng Đế. Tại trụ sở Olcott, ông nắm tay ông Perkin, trăn trối việc sau cùng là lễ phát tang của ông phải thật giản dị và đem tro xác của ông thả xuống sông Mississipi, để ḍng nước đưa tro ông tan ḥa vào biển cả. Thế rồi ông bỏ xác như một chiến sĩ bỏ ḿnh v́ chính nghĩa ḿnh yêu quí. Ông cũng hoàn thành theo tập tục của các vị Hội Trưởng chúng ta, là chết trên yên ngựa. Lúc ấy ông được 78 tuổi.

Thưa quí vị, ngày 18-6-1953 , dù đóa kỳ hoa của vườn hoa Thông Thiên Học đă tàn, ngôi sao Bắc Đẩu của ṿm trời Thông Thiên Học đă tắt rụng, nhưng ánh sáng của v́ sao được bừng lên một cách chói chang rực rỡ khắp mọi nơi trong ḷng hàng trăm, hàng ngàn người và kế tiếp măi măi đến ngh́n sau.

Lành thay ! Thật lành thay !

Nguyện cầu vạn vật thái b́nh.

(Bài diễn văn của Bà Nguyễn thị Quản đọc ngày 18-6-1968 ở Hội quán Thông Thiên Học nhân ngày lễ kỷ niệm Đức Jinarajadasa từ trần. Trích Ánh Đạo tháng 7-8-9 năm 1968.)


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở