trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

Tưởng Nhớ Đến Bà Blavatsky
Nhân Ngày 8.5
                                                             
Như Hải

     Nói về ngày tháng, hai tháng mang đến cho tôi nhiều ấn tượng nhất đó là tháng năm và tháng mười hai. Tháng mười hai có lễ Giáng Sinh và sinh nhật ông Newton. Lễ Giáng sinh là kỹ niệm ngày sinh của Đức Jesus Christ, người dẫn dắt chúng ta đi vào thế giới nội tâm, thế giới tâm linh bằng những lời hướng dẫn thực hành giản dị trong đời sống hàng ngày. C̣n ông Newton lại mở đường cho ta thám hiểm vào vũ trụ không gian bên ngoài, ngoại giới. Nếu không có Newton th́ ngày nay chúng ta không thể nào du hành trong vũ trụ vật chất mênh mông này. Bước qua tháng năm dương lịch có lễ Phật Đản (rằm tháng tư âm lịch thường rơi vào tháng năm dương lịch). Đức Phật đă vạch ra con đường trung đạo và Ngài đă làm một cuộc cách mạng thần kỳ không rơi một giọt máu; đó là cuộc cách mạng xóa bỏ giai cấp với câu nói để đời : “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh”. Ngoài ra trong tháng năm dương lịch c̣n có một ngày lễ quan trọng khác. Đó là kỹ niệm ngày mất của bà Blavatsky, người đă nhiều công đứng ra thành lập Hội Thông Thiên Học, phổ biến những tư tưởng vĩ đại từ ngàn xưa bằng ngôn ngữ giản dị ngày nay.

    Về công nghiệp phụng sự, bà đă để lại cho đời nhiều tác phẩm cũng như nhiều tư tưởng bất hủ. Ngoài tác phẩm vô giá Tiếng nói Vô Thinh, tác phẩm nổi tiếng khác của bà mà hầu hết ai cũng biết đó là bộ Giáo Lư Bí Truyền. Đây là một đại tác phẩm bà hiến tặng cho nhân loại. Bà đă làm một công việc to tát khó mà tưởng tượng được đó là ra sức tổng hợp tất cả những ǵ liên quan đến đời sống và chân lư và đúc kết nên tác phẩm này. Qua sự minh triết trong đạo học bà đă  tŕnh bày cho chúng ta những luật chánh đại của vũ trụ và nói lên tính thuần nhứt căn bản của vũ trụ.             

Ngoài đại tác phẩm này, bà c̣n có công đào xới những kho tàng tư tưởng của nhân loại để t́m ra những tư tưởng bất hủ. Một trong những viên ngọc quư mà mọi người Thông Thiên Học đều biết đến chính là tư tưởng tiềm ẩn trong câu : “Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư” và từ đó câu này đă trở thành tiêu ngữ của Hội Thông Thiên Học. Ngày nay, những ai mà hằng có ḷng quan tâm đến sự tiến hóa của nhân loại đều nhận thấy rằng cái hàng rào cản cuối cùng chính là hàng rào tôn giáo. Mọi thể chế rồi qua đi. Mọi phát minh rồi cũng lỗi thời. Nền kinh tế nào rồi cũng suy thoái.Tất cả đều là tạm thời. Chỉ c̣n tôn giáo theo chân nhân loại đến cùng. V́ vậy chỉ khi nào những vách ngăn đó được tháo ra và ḷng từ ái của mọi tôn giáo đổ trào vào cùng một biển th́ mới đích thực là t́nh yêu, là chân lư, là  t́nh huynh đệ đại đồng. V́ lẽ đó mà t́nh huynh đệ đại đồng là điều kiện đầu tiên để cho những ai muốn gia nhập hội Thông Thiên Học. Với góc nh́n này, chúng ta mới thấy được hết sự liên quan mật thiết mà bà đă nêu ra giữa câu “Không tôn giáo nào cao hơn chân lư.” và có điều kiện số một cho những người muốn gia nhập hội.

Tư tưởng này mang một tính khách quan. Nó không chỉ ứng dụng cho các tôn giáo mà ứng dụng cho tất cả. Nếu tôi v́ quá ngưỡng mộ bà, tôi suy tôn bà thái quá; tôi cho bà là duy nhất th́ vô t́nh tôi lại tạo ra một hàng rào tôn giáo mới  khác. Tương tự như  người không tôn giáo th́ chính họ đă là  người đang theo một tôn giáo không tôn giáo.Tôi làm cho bà buồn ḷng v́ vô t́nh tôi đă ứng dụng tư tưởng mà bà muốn truyền đạt sai lạc, không đúng tinh thần của nó. Thay v́ tháo bỏ đi, tôi lại gắn thêm rào cản. Tôi đă nhốt tư tưởng của bà vào lại cái hàng rào mà bà đă tháo nó ra. Rốt cuộc tôi bị nô lệ vào tư tưởng ấy thay v́ làm chủ nó.

     Nói tóm lại, để tưởng nhớ đến công ơn của bà chúng ta nên phát huy tư tưởng mà bà muốn truyền đạt bằng cách lần lượt tháo bỏ những vách ngăn ở ngoại giới cùng với những vách ngăn ẩn tàng ở trong tâm để hướng về con đường tiến hóa mà Trời đất đă vạch ra cho chúng sinh. Đồng thời trả lại cho Vạn Vật cái bản ngă duy nhất của nó: Vạn Vật đồng nhất thể.

                                                                 Như Hải
                                                                     8.5.2003


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở