trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

 

HẠNH PHÚC CỦA NHÂN LOẠI

 

        Vào đầu thể kỷ thứ 18, hạnh phúc đă được quan niệm như là một nhân quyền căn bản và được đề xướng như vậy trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của mười ba thuộc địa nổi loạn, sau kết hợp thành xứ Hoa Kỳ. Cũng trong thế kỷ đó, một văn hào Anh Quốc William Blackstone cũng xác nhận nhân quyền ấy khi ông tuyên bố rằng ư của Thượng Đế, Cha lành của nhân loại, là con người phải được hạnh phúc.

 

        Tiếc thay, nhân quyền ấy ngày nay chỉ c̣n là một lời nói suông v́ hạnh phúc bị đồng hoá với khoái lạc và dùng làm nền tảng cho chủ nghĩa cá nhân. Hậu quả là sự kỳ thị chủng tộc, là sự xung đột tôn giáo, là sự ganh ghét, bóc lột, chia rẽ và chiến tranh khiến một số đông nhân loại nghèo đói, đau khổ. Giữa các nỗi lầm than ấy, ai là kẻ từ tâm mà c̣n nỡ nghĩ đến hạnh phúc ḿnh? Quyền t́m hạnh phúc như không c̣n hay chỉ dành cho một ít người.

 

        Vậy làm sao nhân loại có thể t́m hạnh phúc?

 

        Theo một nhà tâm lư học trứ danh, vấn đề không thuộc phạm vi kỹ thuật mà tuỳ bản chất con người. Quả thế, khi con người sáng chế nhiều khí cụ mới lạ, liệu con người có thể sử dụng chúng để phục vụ nhân sinh không? Câu trả lời là không. V́ vậy, nhiều triết gia nh́n nhận sự cần thiết cải thiện bản chất của con người. Thiên trách của người Thông Thiên Học không phải là biến đổi ngoại cảnh mà là cải tiến bản chất của chính ḿnh, cũng không phải phân phối đồng đều năng lượng bên ngoài mà chia vận dụng hợp lư khí lực nội tâm. Có thế, chúng ta mới tạo được hạnh phúc chân thật.

 

        Trong kinh Bhagavad Gita, ở bài diễn từ thứ năm, Đức Krishna dạy Arjuna: Con người phải được hạnh phúc ngay trước khi giải thoát khỏi xác thân và áp lực của dục vọng. Hạnh phúc mà Đức Giáo Chủ nói đây không phải phát sinh từ chế độ chính trị hay xă hội cũng không phải do một tâm trạng ồ ạt, quay cuồng. Đó là những khoái lạc giả tạo, ngắn ngủi, một lớp son bên ngoài mà thôi.

 

        Những kinh sách xưa cho rằng thực thể của con người là một mảnh nhỏ của thực thể đại đồng và quả quyết khi con người sống hoà hợp với thực thể đại đồng ấy là Đại Ngă nghĩa là rung động cùng một tiết điệu với Đấng Duy Nhất hiện diện khắp nơi th́ đương nhiên, hạnh phúc sẽ bùng phát ở trong ḷng. Đó mới là hạnh phúc chân thật. Khi hạnh phúc được quan niệm như vậy th́ sự t́m hạnh phúc sẽ có cơ thực hiện.

 

        V́ vậy, người Thông Thiên Học hằng ngày phải biến chuyển ḷng ḿnh để sống hoà hợp với các định luật thiên nhiên. Nói khác đi, chúng ta phải chủ trị t́nh cảm và dục vọng riêng tư để tâm trí hoà âm với vạn vật. Nếu chúng ta để chúng nó lôi cuốn th́ băo tố sẽ phát động ở ḷng và biểu lộ bằng những trận xô xát hay chiến tranh. Trái lại, nếu chúng ta cố tiến lên sự đồng nhất giữa bản ngă con người và Đại thể Vũ trụ và nhất quyết bám chặt vào Đại thể này, chúng ta sẽ đương đầu vững vàng với các phong ba của dục vọng thấp hèn và các bạo lực của thành kiến rẽ.

 

        Ông Miguol Serrano, một văn sĩ kiêm chính trị gia ở Nam Mỹ cho biết sau cuộc động đất dữ dội ở Chi Lê, bác sĩ C. G. Yung viết cho ông: Trái với nhiều khoa học gia, tôi tin quả đất náo động theo những trận băo ở ḷng người. Giữa ngoại cảnh và nội tâm, có một sự liên hệ mật thiết. Nội tâm quay cuồng th́ ngoại cảnh chuyển động. Vật muốn chấn chỉnh ngoại cảnh, nhân loại phải cải tiến nội tâm. Một khi ḷng ta hoà hợp với Đại Ngă, sự bất hoà sẽ không c̣n thấy ở quả địa cầu và sự thông cảm, mến thương sẽ thay thế mọi sự xung đột gây ra bởi sự kỳ thị chủng tộc, tôn giáo hay chính trị.

 

        Vậy mỗi người Thông Thiên Học phải là một trung tâm b́nh an, hoà hợp, từ đó ảnh hưởng lành sẽ lần lần lan rộng để bao trùm nhân loại trong t́nh huynh đệ đại đồng.

 

Joy Mills

Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học Hoa Kỳ

Chung Hữu Thế dịch

 

Trích từ Ánh Đạo số 21, xuất bản năm 1972

 


 trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở