trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích

 

H. P. BLAVATSKY

 

BÍ QUYẾT THÔNG THIÊN HỌC

 

NGUYÊN TÁC : THE KEY TO THEOSOPHY

Bản dịch Pháp ngữ : La clef de la Théosophie

Dịch bản tiếng Pháp của nhà xuất bản Les éditions de la compagnie

Théosophique 11, rue de l’Abbé-de-l’Epée Paris Ve.


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

MỤC - LỤC

 

Lời tựa lần xuất bản thứ nh́
    
Lời tựa  của tác giả

CHƯƠNGI                                                                                                      

Minh Triết Thiêng Liêng và Hội TTH, ư nghĩa của danh từ

Kế hoạch của Hội Thông Thiên Học                                         

Tôn giáo Minh Triết Bí Truyền trải qua các thời đại

Thông thiên Học không phải là Phật Giáo

CHƯƠNG II

Minh Triết Thiêng Liêng Bí Truyền và Công Truyền

Người Thông Thiên Học và hội viên của Hội Thông Thiên Học

Sự khác nhau giữa  Thông Thiên Học và Huyền Bí Học

Sự khác nhau giữa Thông Thiên  Học và Thần Linh Học

V́ sao Thông Thiên  Học được chấp nhận ?

CHƯƠNGIII                                                                                                               

Phương pháp thực hành của Hội Thông Thiên Học, các mục đích của Hội

Nguồn cội chung của Con người

Những mục đích khác của chúng tôi

Sự cao trọng của lời thệ nguyện .

CHƯƠNG IV

Sự liên hệ giữa Hội Thông Thiên Học và Thông Thiên Học

Cải thiện Chơn Ngă

Trừu tượng và Cụ thể

CHƯƠNG V

Các giáo huấn căn bản của Thông Thiên Học

Thượng-Đế và lời cầu nguyện

Lời cầu nguyện có cần thiết không ?

Cầu nguyện làm giảm đức tin

Nguồn cội của Linh Hồn nhân loại

Giáo huấn của Phật giáo về vấn đề nêu trên

CHƯƠNG VI

Thiên nhiên và con người theo giáo huấn Thông Thiên Học, sự đơn nhất

trong vạn vật

Tiến hóa và ảo tưởng

Sự cấu tạo thất thể của hành tinh chúng ta

Bản chất “thất thể” của con người

Sự phân biệt giữa Linh Hồn và Chân Linh

Giáo huấn của Hi-Lạp

CHƯƠNG VII

Các trạng thái khác nhau sau khi chết, “Con người vật chất và con người

Tâm Linh”

Về sự vĩnh cửu của Thưởng, Phạt,và Niết Bàn

Các “khí thể” khác biệt của con người

CHƯƠNG VIII

Luân hồi hoặc tái sinh, kư ức là ǵ?

Theo giáo huấn của Thông Thiên Học  

Kư ức của những kiếp đă qua, v́ sao chúng ta

không nhớ lại tiền kiếp?                                                           

Cá thể tính và Phàm ngă tính 

Về sự thưởng, phạt của Chơn Ngă

CHƯƠNG  IX

Cơi Dục giới và Thiên Đàng

V́ sao các nhà Thông Thiên Học không tin tưởng sự trở lại của

Vài lời về SKANDHAS

Tâm thức hậu tử và tiền sinh

Ư nghĩa thực sự của danh từ tiêu diệt

Danh từ hạn định diễn tả các sự vật hạn định

CHƯƠNG X

Bản chất của nguyên khí suy tư

Chơn Ngă Huyền Nhiệm

Bản chất phức tạp của thể trí (De la Nature complexe de Manas)

Giáo lư nầy được giảng dạy trong Phúc âm theo Thánh Jean

CHƯƠNG XI

Huyền bí về ‘Luân Hồi’, kỳ hạn của sự tái sinh

Karma là ǵ ?

Những người hiểu biết là ai ?

Sự khác biệt giữa Đức tin và Tri thức; hoặc Đức tin mù quáng và Đức

tin lư luận

CHƯƠNG XII

Thông Thiên Học thực hành là chi ?, Bổn Phận

Sự liên quan của Hội Thông Thiên Học và sự cải cách chánh trị

Hy sinh Bản Ngă

Ḷng nhân từ

Thông Thiên Học đối với Quần chúng

Hội viên Thông Thiên Học giúp đỡ Hội ra sao

Những điều mà Nhà Thông THiên Học không nên làm

CHƯƠNG XIII

Những quan niệm sai lầm về Hội Thông Thiên Học,

Thông Thiên Học và sự khổ hạnh

Thông Thiên Học và Hôn Nhân

Thông Thiên Học và giáo dục

Tại sao hiện giờ có nhiều thành kiến chống lại Hội T.T.H  ? 

Phải chăng Hội T.T.H. là một tổ chức có mục đích tài chánh ?

CHƯƠNG XIV

Các vị Chơn Sư của Thông Thiên Học, các Ngài là “Tinh Quân Ánh Sáng

hay  Yêu Tinh bị nguyền rủa ?

Sự lạm dụng tên và thuật ngữ Thiêng Liêng

Kết luận, Tương lai của Thông Thiên Học                                                      


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

TỰA  KỲ XUẤT BẢN THỨ NH̀

 

Kỳ xuất bản thứ nhất của tác phẩm nầy đă bị tiêu hủy v́ sự chiếm cứ  (của quân đội Đức). Nay chúng tôi xuất bản lần thứ nh́ để cống hiến độïc giả thông Pháp ngữ. Quyển sách được viết cho hai hạng. Một hạng gồm các nhà sưu tầm thành thật, muốn hiểu biết về phong trào và triết lư Thông Thiên Học. Các vị nầy sẽ thấy tác giả đă giải đáp một cách uyên bác những câu hỏi của họ bằng phương pháp hành văn theo lối đặt câu Vấn, Đáp.

Thứ đến, tác phẩm được dành cho sinh viên Minh Triết, một ch́a khóa hoàn hảo, khả dĩ mở được cánh cửa huyền nhiệm của Giáo Lư Bí Truyền.

Người sinh viên chân chính là người phụng sự; y học tập trong phạm vi y sẽ cố gắng giảng dạy lại. Khi viết quyển sách nầy tác giả là người đă hoạch đắc sự minh triết nên rất lưu tâm đến việc giáo huấn các môn đệ chân chính, để họ có đủ khả năng giảng giải giáo lư một cách trung thực và chính xác.

Đôïc giả nên dè dặt, v́ có vài kỳ xuất bản quyển “Bí Quyết Thông Thiên Học “ được bán trong các hiệu sách tân phái Thông Thiên Học, nếu so sánh kỹ, người ta phát giác được sự sai biệt, v́ bài đầu tiên bị sửa đổi, và có sự loại bỏ quan trọng trong kỳ xuất bản thứ nhất. Đây là một trong các phương tiện mà tân phái Thông Thiên Học dùng làm sai lạc ư nghĩa Giáo Lư Thông Thiên Học thuần túy của Bà H. P. Blavatsky và thử tiếm đoạt địa vị của Nó. Kỳ xuất bản của chúng tôi dựa vào công tŕnh dịch thuật nguyên tác của Bà H. P. Blavatsky, ấn hành vào năm 1889.

Trong khi quyển “Nữ Thần ISIS tiết lộ” và bộ “Giáo Lư Bí Truyền” là những tác phẩm vĩ đại, đă tŕnh bày tất cả các nguyên lư cùng vô số chi tiết về Tôn Giáo Minh Triết, th́ quyển “Bí Quyết Thông Thiên Học” lại tŕnh bày giản tiện, thiết thực, nên hợp thành lời giới thiệu đầy đủ về hai tác phẩm quan trọng kể trên. Thực sự, dù người đó là học giả, sinh viên hay kẻ chí nguyện, nó vẫn cung cấp bí quyết cho mọi vấn đề thuộc đời sống của mỗi linh hồn, cùng với bí quyết cho sự hiểu biết cũng như  phụng sự.

Đoàn thể Thông Thiên Học
 Ba-lê, tháng 9 năm 1946


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

TỰA CỦA TÁC GIẢ

 

Mục đích của tác phẩm “Bí Quyết Thông Thiên Học” được giải bày chính xác bởi tựa đề của nó, và chỉ giải thích bằng vài từ ngữ mà thôi. Nó không nhằm  mục tiêu tŕnh bày đầy đủ về Thông Thiên Học, nhưng chỉ cung cấp một bí quyết khả dĩ mở được cửa hướng đến sự nghiên cứu sâu sắc hơn. Nó phác họa những nét chính yếu của Tôn Giáo Minh Triết, giải thích các nguyên lư căn bản về vấn đề nầy bằng cách đáp lại những biện bác của các nhà sưu tầm Tây phương nêu ra; đồng thời thử tŕnh bày các khái niệm ít quen thuộc bằng một ngôn ngữ rơ ràng, càng giản dị càng tốt. Chúng tôi cố gắng giải thích để Thông Thiên Học trở thành dễ hiểu đối với độc giả và cũng để trí năo độc giả khỏi phải phí sức nhiều. Đây là điều mà chúng tôi mong ước hơn hết, và nếu c̣n có sự khó lănh hội, th́ thật ra không do nơi ngôn ngữ được xử dụng mà bởi sự diễn tả các tư tưởng sâu sắc của vấn đề. Với những người trí năo lười biếng, cạn hẹp th́ danh từ Thông Thiên Học c̣n là một ẩn ngữ v́ trong giới tinh thần cũng như tâm linh, mỗi người phải phát triển bằng sự tự cố gắng. Tác giả không thể suy tưởng dùm độc giả, vả lại nếu sự thay thế để suy tưởng có thể thực hiện được, th́ độc giả cũng không hưởng chút lợi nào cả. Tính cách cần thiết của một quyển sách như tác phẩm nầy đă được xác nhận từ lâu bởi tất cả những người lưu tâm đến Hội Thông Thiên Học và công nghiệp của Hội. Do không quá nhiều danh từ chuyên môn, chúng tôi hy vọng quyển sách sẽ dẫn dắt đa sốâ những người mà tính hiếu kỳ đă khởi thức nhưng nay vẫn c̣n băn khoăn chưa vững ḷng tin.

Chúng tôi đă lưu ư sự phân biệt điều chân với điều giả trong việc giáo huấn các nhà Thần linh học về đời sống bên kia cửa tử, giúp họ thấy thực chất của các hiện tượng Thần linh. Trước đây có vài sự giải thích tương tự như vậy, khiến tác giả đă bị trút lên đầu nhiều phẩn nộ. Các nhà Thần linh học cũng như nhiều người khác, thích tin tưởng điều chi thú vị hơn là sự thật, và giận dữ  đối với ai tiêu diệt ảo tưởng êm đềm của họ. Trong năm cuối cùng nầy (1889), Thông Thiên Học là tấm bia cho những mũi tên độc Thần linh học nhắm vào. Người bảo tŕ một phần Chơn lư lại đối kháng mạnh mẽ người bảo tŕ toàn thể Chơn Lư hơn là đối với người hoàn toàn xa lạ với Chơn Lư.

Tác giả thành tâm cảm tạ các nhà Thông Thiên Học, đă đưa ư kiến và đặt các câu hỏi hoặc đă giúp vào việc thực hiện quyển sách. Nhờ quí bạn, mà tác giả thu hoạch một lợi ích lớn lao, công ơn nầy thật là của quí bạn.

                                                               H. P. BLAVATSKY 
 



chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG I


      MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG VÀ HỘI THÔNG THIÊN HỌC

 

Ư NGHĨA CỦA DANH TỪ 

Vấn: Người ta thường nói về Thông Thiên Học, và Giáo lư nầy như là một tôn giáo mới thành lập. Phải chăng Thông Thiên Học là một tôn giáo? 

Đáp: Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo mà là sự Tri thức Thiêng liêng hay Khoa học Thiêng liêng.

 

Vấn: Ư nghĩa thật sự của danh từ nầy là chi ?

Đáp: Ư nghĩa chính xác nhất là “Minh Triết Thiêng Liêng “.Theosophia, hay là Minh Triết của các Đấng Cao Cả, tự ngữ Theogonia là thần phổ. Chữ Theos theo nghĩa Hy-Lạp là một vị Thiên-Đế, một trong các thực thể thiêng liêng, chớ không phải là “Thượng-Đế “, ư nghĩa mà ngày nay người ta hay gán cho danh từ nầy. Như vậy ta không nên gọi là “Minh Triết của Thượng Đế “, như vài người đă dịch, mà nên gọi là Minh Triết Thiêng Liêng, Minh Triết mà các Đấng Cao Cả đă hoạch đắc. Danh từ nầy đă có từ nhiều ngàn năm rồi.

 

Vấn: Nguồn gốc của danh từ Minh Triết Thiêng Liêng ra sao ? 

Đáp: Danh từ nầy ra đời do các triết gia thành Alexandrie, những người được gọi là Philalèthes hay người yêu mến Chơn lư. Phil là “yêu mến”, Aletheia là “Chân lư”. Tự ngữ Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophia) có từ thế kỷ thứ ba của kỷ nguyên chúng ta, và Ammonius Saccas là người đầu tiên dùng chữ Theosophia. Chính ông và các môn đệ đă cải cách phương pháp củ[1] a các nhà Thông Thiên Học chiết trung (Théosophes éclectiques).

 

Vấn: Mục đích của hệ thống nầy ra sao ?

Đáp: Điểm chính là ghi vài Chân lư vĩ đại vào trí năo toàn thể môn đệ của Ammonius Saccas cùng tất cả những người yêu mến Chân lư. Do đó, mới có tiêu ngữ “Không tôn giáo nào cao hơn Chân lư “ và nó đă được Hội Thông Thiên Học chấp nhận. Mục đích chánh  yếu của trường phái Thông Thiên Học chiết trung là một trong ba mục đích của Thông Thiên Học, và những người kế vị tân tiến đă căn cứ vào các Chân lư vĩnh cữu để ḥa giải tất cả các tôn giáo, giáo phái, quốc gia trong một hệ thống cộng đồng luân lư.

 

Vấn: Làm sao chứng minh được điều đó không phải là một giấc mơ khó  thực hiện, và cũng để chứng minh rằng tất cả các tôn giáo trên thế gian đều căn cứ vào một Chân lư duy nhứt và tương đồng?

 Đáp: Chúng tôi chứng minh điều đó bằng cách nghiên cứu, đối chiếu và phân tích các tôn giáo. Trong thời cổ “Tôn Giáo Minh Triết” chỉ là Một và sự đồng nhất tính của tất cả triết lư tôn giáo sơ khai được chứng minh bởi sự đồng nhất tính của các giáo lư đă truyền dạy các bậc Thụ pháp trong Huyền môn, và đó là lối giáo dục mà xưa kia đă được truyền bá một cách phổ quát. Tất cả sự tôn thờ cũ đều phát giác rằng, trước đó, có sự hiện tồn của Minh Triết Thiêng Liêng duy nhất và chiếc ch́a khóa mở được một, sẽ mở được tất cả, bằng không đó là một ch́a khóa giả (Triết lư chiết trung).

 

KẾ HOẠCH CỦA  HỘI THÔNG THIÊN HỌC

 

Vấn: Vào thời Ông Ammonius Saccas đă có nhiều tôn giáo lớn, c̣n riêng các giáo phái Ai-Cập và Palestine cũng đông đảo lắm rồi. Làm thế nào Ammonius Saccas có thể ḥa giải được tất cả ?

Đáp: Bằng cách thực hiện điều mà chúng ta đang cố gắng hiện nay. Lúc đó các nhà Tân Platon (Néo-Platoniciens) rất đông, họ thuộc vào các trường triết lư tôn giáo khác nhau giống trường hợp các nhà Thông Thiên Học của chúng ta. Vào thời đó, Ông Aristobule, người Do-Thái, xác nhận rằng nhà đạo đức Aristote là đại diện cho huấn giáo bí truyền của luật Moise; rồi Ông Philon, cũng người Do-Thái, cố gắng ḥa giải Pentateuque [2] với triết lư của Đức Pythagore và của Platon hay Ông Josèphe th́ các tu sĩ Esséniens [3] phái Carmel chỉ là những người mô phỏng và tiếp nối công việc của các nhà chuyên khoa trị liệu Ai-Cập (hoặc các ngựi chữa bệnh). Ở thời kỳ chúng ta ngày nay cũng thế. Chúng ta có thể chứng tỏ nguồn gốc của mỗi Cơ Đốc Giáo, mỗi giáo phái; thậm chí đến những giáo phái ít quan trọng nhất. Những giáo phái sau nầy là nhánh nhỏ, chồi con của các nhánh chính; và tất cả đều cùng chung một thân cây”TÔN GIÁO MINH TRIẾT” mà ra. Đây là mục đích mà Ammonius Saccas cố ḥa giải các người Dị giáo, Cơ Đốc giáo và những người tôn sùng Ngẩu tượng nên chấm dứt các cuộc tranh luận, kích bác nhau. Ông nhắc cho họ nhớ Chân lư mà họ hoạch đắc dưới nhiều h́nh thức khác nhau chỉ là một. Họ là những đứa con cùng chung một mẹ thôi. Thật ra, mục đích của Ammonius Saccas là mục đích của Thông Thiên Học.

 

Vấn: Bạn có thể kể những điển cứ nào bạn dùng để chứng minh về những người Thông Thiên Học cổ của thành Alexandrie ?

 

Đáp: Ông Mosheim có nói đến một trong các văn nhân hữu danh là Ammonius Saccas. Chính Ammonius có giảng dạy rằng: “Tôn giáo của dân tộc được liên kết chặt chẽ với triết học, và sự liên kết nầy bị hủy hoại, mờ tối bởi ư kiến của người đời, bởi sự mê tín và dối trá; v́ vậy, người ta phải phục hồi sự thuần khiết nguyên thủy của tôn giáo bằng cách giải thích các nguyên lư triết học.Đức Christ muốn phục hưng nền Minh Triết thời xưa, tái lập nguyên vẹn  trạng thái sơ khai, giới hạn sự chế ngự của ḷng mê tín gần như phổ quát và bài trừ những sai lầm đă len lỏi vào các tôn giáo phổ thông.”

Đây chính là điều mà các người Thông Thiên Học ngày nay phải giải bày. Nhưng lúc đó Ông Ammonius đă được sự trợ giúp, nâng đỡ của hai tu sĩ giáo đường là Clément và Athénagore, và của các nhà uyên bác trong giáo hội Do-Thái, các triết gia trong Hàn lâm viện, cùng các triết gia của Bosquet. Ông giảng dạy giáo lư duy nhất cho tất cả mọi người, nhưng nay chúng tôi noi theo đường lối của ông th́ lại bị nguyền rủa và ngược đăi. Sự kiện nầy chứng tỏ con người của một ngàn năm trăm trước khoan dung hơn con người ở thế kỷ tân tiến của chúng ta ngày nay.

 

Vấn: Mặc dầu giáo lư duy nhất của ông Ammonius là tà thuyết (đối với giáo lư La-Mă) nhưng ông được nâng đỡ bởi ông vẫn giảng dạy giáo lư Cơ-Đốc, phải chăng v́ ông là một tín đồ ?

 

Đáp: Không phải thế. Ông được sinh ra trong gia đ́nh Cơ Đốc nhưng ông không chấp nhận giáo lư của Thánh Đường. Mosheim đă nói về Ammonius như sau:

“Ông chỉ thuyết minh các giáo huấn phù hợp với giáo huấn thuộc trụ cổ của Hermes mà triết gia Platon và Pythagore đă biết trước ông và đă lập thành nền triết học của hai Ngài. Nhờ t́m thấy những giáo lư giống như thế trong tự ngôn Phúc-Aâm (Eùvangile) của Thánh Jean, ông Ammonius giả thuyết rất chính xác rằng mục đích của Đức Jésus là phục hưng trạng thái nguyên vẹn, sơ khai của đại giáo lư Minh Triết. Theo ông, sự trần thuật của Thánh kinh (Bible), lịch sử của các Thánh, những ẩn dụ giải thích về chân lư cũng như những chuyện hoang đường cần được loại bỏ”. Hơn nữa, trong Bách khoa Toàn thư [4] có nói về Ammonius như sau:

“ Ông nh́n nhận Đấng Jésus-Christ là một Đấng tuyệt luân , là ‘Bạn của Thượng Đế’, nhưng ông chủ trương Đức Jésus không có ư định loại bỏ hoàn toàn sự thờ phượng thần minh, Ngài chỉ trù định thanh lọc tôn giáo cổ thời”. 


TÔN GIÁO MINH TRIẾT BÍ TRUYỀN TRẢI QUA CÁC THỜI ĐẠI

 

Vấn : Ông Ammonius Saccas không viết để lại điều chi cả. Vậy làm sao người ta có thể biết chắc rằng giáo lư của ông là đúng?

 

Đáp : Đức Phật, Đức Pythagore, Đức Khổng-Tử, Đức Orphée, Đức Socrate hay Đức Jésus đều không lưu truyền văn tự. Tuy nhiên các Ngài là những nhân vật lịch sử nên giáo lư của các Ngài vẫn được truyền đạt đến chúng ta. Các đệ tử của ông Ammonius (trong số đó có ông Origène và Herennius) đă viết những khái luận, đồng thời cũng giải thích giáo lư của Sư Phụ ḿnh. Những sách nầy c̣n có thật trong lịch sử hơn là những bức Thánh thư của các Sứ Đồ Cơ Đốc. Vả lại các đệ tử của ông như Origène, Plotin và Longin (Longin là cố vấn tối cao của Hoàng hậu nổi danh Zénobie) đều có lưu lại hậu thế nhiều bản tường tŕnh về học phái Philalèthe (yêu mến Chân lư), nhứt là nhờ sự truyền bá công khai mà dân chúng được hiểu biết tín ngưỡng của họ; hơn nữa, ngoài giáo lư công truyền, học phái Philalèthe cũng có giáo lư bí truyền.

 

Vấn : Làm sao giáo lư bí truyền được phổ biến khi bạn cho rằng cái đă gọi đúng theo danh từ là Tôn Giáo Minh Triết lại thuộc về nội môn bí truyền?

 

Đáp : Tôn Giáo Minh Triết lúc nào cũng là một, và là từ ngữ cuối cùng của mọi trí thức nhân loại, thế nên Nó được giữ ǵn cẩn thận. Danh từ nầy xuất hiện trước các thời đại của những người Thông Thiên Học thành Alexandrie. Nó được duy tŕ đến ngày nay, và sẽ trường tồn hơn tất cả các tôn giáo, triết lư khác.

 

Vấn : Ai đă ǵn giữ Tôn Giáo Minh Triết và ǵn giữ ở đâu?

 

Đáp : Nó được giữ ǵn bởi các Bậc đắc đạo của mọi quốc gia, bởi các nhà sưu tầm thâm sâu về Chân lư và các môn đồ của họ; bởi những nơi trên thế giới mà các đề tài phù hợp với điều do Tôn Giáo Minh Triết diễn tả và được dân chúng ưa thích nghiên cứu nhiều nhất như  ở Ấn-Độ, Trung Đông và Ba-Tư.

 

Vấn : Bạn có thể nào cho biết những bằng chứng và đặc tính bí truyền của Tôn Giáo Minh Triết không?

 

Đáp : Bằng chứng tốt nhất mà bạn có được là thuở xưa, mọi sự thờ phượng thuộc tôn giáo hoặc triết học đều gồm có phần bí truyền hay mật và phần công truyền hay hiển. Vả lại ở khắp các quốc gia, mọi người đều biết Huyền linh học của người xưa gồm có: “Huyền linh học thượng đẳng “(mật) và “Huyền linh học hạ đẳng” (hiển), thí dụ các nghi thức trang nghiêm, hữu danh được gọi là Eleusis ở Hy-Lạp. Từ các vị Đại tư giáo ở Samothrace Ai-Cập, các Bà-la-môn thụ pháp của xứ Ấn-Độ, đến các pháp sư Hy-ba-lai (Rabbins Hébreux), tất cả đều có thiện ư giữ ǵn bí mật tín ngưỡng chân thật của họ v́ sợ tội phạm thần. Các pháp sư Do-thái gọi lư thuyết về tín ngưỡng ngàn xưa của họ là Mercavah (cái thể bên ngoài), là “công cụ truyền đạo” hay lớp vỏ chứa đựng linh hồn ẩn tàng, đây là sự hiểu biết bí nhiệm, cao cả nhất của họ. Các tăng lử thuộc nhiều quốc gia cổ không bao giờ truyền dạy giáo lư nội môn thật sự của họ cho dân chúng. Họ chỉ tiết lộ những ǵ thuộc phần ngoài của giáo lư mà thôi. Phật giáo Bắc tông đă có phương tiện để truyền đạo: “thượng đẳng” và “hạ đẳng” được biết dưới danh từ Đại thừa (Mahayana), hoặc Trường Bí truyền, và Tiểu thừa (Hinayana) hay Trường Công truyền. Người ta không thể nào khiển trách sự phân chia ra công truyền và bí truyền của họ được, bởi lẽ làm sao cung cấp những bài nghị luận uyên bác cho các con cừu, thay v́ cho chúng nó cỏ. Đức Pythagore gọi Minh Triết Học của Ngài là “sự tri thức của hiện vật”; Ngài truyền dạy cho các đệ tử hữu thệ v́ đó là thực phẩm tinh thần rất thích hợp và v́ họ cũng đă nguyện giữ im lặng, kín đáo nữa. Các mẫu tự huyền bí và các con số mật nhiệm trích ra từ các tế văn cổ Ai-Cập mà ngày xưa, chỉ có các tu sĩ trong tự viện, hoặc các tăng lữ thụ pháp Ai-Cập được truyền cho bí quyết để mở mang trí thức thôi. Theo các sử gia viết về ông Ammonius Saccas thuật lại, th́ các đệ tử của Ammonius bị bắt buộc thệ nguyện giữ cẩn mật giáo lư thượng đẳng của ông, ngoại trừ những người đă được thụ huấn về sự tri thức sơ khởi; tuy nhiên họ cũng đă bị ràng buộc bởi lời thệ nguyện. Cuối cùng, có thể nào người ta lại không thấy sự khác nhau giữa giáo lư bí truyền và công truyền trong học phái Duy Trí, trong Cơ Đốc giáo nguyên thủy, và chính trong các giáo huấn của Đức Christ hay sao ?

Đức Christ chẳng nói trước đám đông rằng các ngụ ngôn đều có hai nghĩa, và Ngài đă không giải thích những ẩn ư cho đệ tử duy nhất của Ngài hay sao? Ngài nói với họ : “các người được phép hiểu biết sự huyền nhiệm của Thiên Quốc, nhưng đối với người ngoài, ta chỉ luận giải bởi ngụ ngôn thôi”.(Marc IV,II). Các vị Esséniens ở Judée [5] và ở Carmel [6] cũng thực hiện sự phân chia tương tự, nghĩa là họ chia các môn đồ ra hai hạng: hạng tân tín đồ hoặc huynh đệ, và hạng hoàn toàn hoặc thụ pháp (Philosophie  Eclectique) [7].

Ở khắp các quốc gia, người ta có thể kể ra nhiều thí dụ tương tự như vậy.

 

Vấn : Minh Triết Bí Truyền có thể đạt được bằng sự nghiên cứu đơn độc chăng? Trong Bách Khoa Toàn Thư có định nghĩa danh từ Minh Triết Thiêng liêng gần giống như trong quyển tự điển của Ông Webster đă ghi: “một sự giao cảm với Thượng Đế và với các Chơn linh thượng đẳng; do đó, trí thức siêu nhân loại có thể hoạch đắc được nhờ phương tiện vật lư hoặc phương pháp hóa học”. Có đúng như thế không ?

 

Đáp : Tôi không tin điều đó. Không một nhà từ ngữ học nào có đủ khả năng để giải thích cho ḿnh và cho người khác hiểu v́ sao người ta có thể đạt được sự tri thức siêu nhân nhờ phương pháp vật lư hoặc hóa học. Nếu ông Webster cho rằng:”nhờ phương pháp luyện kim và siêu h́nh học”, th́ định nghĩa của ông có thể gần đúng hơn; đằng này, ông đă đưa ra những điều phi lư. Các người Thông Thiên Học thời cổ cũng như hiện nay, đều xác nhận cái hữu hạn không thể nào hiểu biết được cái vô hạn, nghĩa là cái Ngă hữu hạn không tri thức được điều đó. Nhưng cái tinh túy thiêng liêng có thể tự giao cảm với cái Ngă Tâm linh thượng đẳng trong trạng thái xuất thần (extase). Thật ra rất khó đạt được đến trạng thái nầy cũng như trạng thái thôi miên bằng phương tiện vật lư và hóa học đều không thành công”.

 

Vấn : Bạn giải thích cách nào về vấn đề nầy?

 

Đáp : Trạng thái xuất thần thật sự như ông Plotin (đệ tử của ông Ammonius Saccas) đă định nghĩa là “ sự giải thoát tinh thần ra khỏi tâm thức hạn định của con người để được đồng hóa và trở thành  một với vô tận. Theo giáo sư Wilder, th́ trạng thái nầy là một điều kiện cao cả nhất mà con người có thể đạt đến, nhưng không thường xuyên, và chỉ có một số rất ít người có thể hoạch đắc thôi. Thật ra, ở Ấn Độ trạng thái xuất thần được  đồng hóa với danh từ Nhập Định (Samâdhi). Trạng thái nhập định được các nhà Yoguis luyện tập để chứng được và ngoài ra trên phương diện vật chất, họ c̣n hổ trợ bằng sự kiêng cử chặt chẽ các thức ăn uống, trên phương diện tinh thần, bằng sự cố gắng liên tục để thanh lọc các thể và nâng cao tâm thức. Tham thiền là lời cầu nguyện im lặng không thốt nên lời như  ông Platon đă định nghĩa như sau:

“Nguyện vọng nồng nhiệt của linh hồn hướng về Thiêng liêng không phải để cầu xin một điều lành riêng tư (ư nghĩa người ta gán cho lời cầu nguyện), nhưng cho chính Điều Thiện Tối Thượng phổ quát mà tất cả chúng ta đều là một  phần của Điều Thiện đó tại địa cầu và cũng từ đó chúng ta xuống cơi trần”. V́ vậy ông Platon nói thêm: “Ngươi hăy đứng lặng im trước các Đấng Thiêng Liêng cho đến khi nào các Ngài làm tan đi đám mây mờ nơi mắt ngươi và ban cho ngươi cái khả năng trông thấy nhờ thực chất trọn lành của ánh sáng phát tỏa ra từ các Ngài chớ chẳng phải những ǵ dường như chỉ trọn lành cho ngươi mà thôi”.

 

Vấn : Vậy Thông Thiên Học không phải là một học phái mới phát minh như người ta tưởng nghĩ  sao?

 

Đáp : Chỉ có những người không hiểu mới nói thế. Các giáo huấn và luân lư của Thông Thiên Học cũng xưa như quả địa cầu, nếu không về danh từ th́ cũng về sự việc. Không có một hệ thống nào rộng răi hơn, phổ quát hơn hệ thống của Thông Thiên Học.

 

Vấn : Nhưng v́ sao Thông Thiên Học chưa được các quốc gia Tây phương  hiểu biết? V́ sao mọi người  đều chứng minh rằng Thông Thiên Học là một quyển sách khép kín đối với những nhà trí thức và tiến bộ nhiều nhất?

 

Đáp :Nguyên do thứ nhất, bởi phần đông con người có tánh ích kỷ, tà vạy; do đó, họ có khuynh hướng luôn luôn t́m cách thỏa măn các điều ham muốn cá nhân nên gây thiệt hại cho đồng loại và những người lân cận. Vậy không thể nào ủy thác các điều huyền nhiệm thiêng liêng cho những hạng người như thế.Nguyên do thứ hai, bởi các bản thể đó không có khả năng giữ ǵn cẩn mật sự hiểu biết thiêng liêng, cao cả. Chính v́ lư do nầy mà các Chân lư và các biểu tượng siêu việt bị suy đồi. Mặt khác, sự biến đổi dần dần các điều thuộc lănh vực tâm linh trở thành những sự tŕnh bày về thần nhân hóa một cách vụng về và cụ thể. Do sự bất lực nêu trên đă làm suy giảm và biến tính các tư tưởng về Thánh linh và đưa đến việc tôn thờ ngẫu tượng (L’idolâtrie).

 

THÔNG THIÊN HỌC KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT GIÁO

 

Vấn : Người ta thường gọi các bạn là người của “Phật Giáo Bí Truyền”. Phải chăng các bạn đều là đệ tử của Đức Phật Gautama?

 

Đáp : Không bắt buộc phải thế, cũng như  các nhạc sĩ đều không phải là học tṛ của Wagner [8]. Trong số chúng tôi có vài tín đồ Phật giáo,; tuy nhiên có nhiều người Ấn Độ giáo và Bà-la-môn giáo; ngoài ra c̣n có người Âu-Châu và người Mỹ-Châu gốc Cơ-Đốc nhiều hơn các Phật tử cải tông. Sự lầm lạc do việc giải thích không đúng ư nghĩa thực sự về tựa đề tác phẩm tuyệt hảo của ông Sinnett là: “Bouddhisme Esotérique”. Danh từ Bouddhisme phải viết với một chữ ‘d’ thay v́ hai, như thế Boudhisme mới có nghĩa chính xác là “Minh Triết” (Bodha, Bodhi, “Trí-tuệ”, “Minh Triết”) thay v́ Bouddhisme là triết giáo của Đức Phật Gautama. Vậy, Thông Thiên Học là Tôn Giáo Minh Triết như tôi đă tŕnh bày.

 

Vấn : Có sự khác biệt nào giữa Bouddhisme (Phật giáo) là tôn giáo được thành lập bởi vị Hoàng tử của xứ Kapilavastu, và Boudhisme “Minh Triết” đồng nghĩa với Thần Triết như bạn đă nói không?

 

Đáp : Giống như giữa nghi thức chủ nghĩa và tín điều thần học của các giáo đường, giáo phái và giáo huấn bí truyền của Đức Christ, được gọi là “các điều huyền nhiệm của Thiên quốc”. Phật (Bouddha) có nghĩa là “Giác ngộ” bởi Bodha hoặc trí tuệ hay Minh Triết. Cuối cùng, sự Minh Triết này tạo thành giáo huấn toàn vẹn bí truyền mà Đức Gautama chỉ giảng dạy các bậc La-Hán (Arhats) đă được Ngài lựa chọn thôi.

 

Vấn : Có vài nhà Đông phương học lại phủ nhận việc đó. Họ cho rằng Đức Phật không bao giờ giảng dạy giáo lư bí truyền.

 

Đáp : Họ cũng có thể phủ nhận việc đối với các nhà khoa học,Tạo Hóa có nhiều điều bí mật. Sau nầy tôi sẽ chứng minh điều đó bởi cuộc đàm thoại giữa Đức Phật và  đệ tử của Ngài là Ananda. Các giáo huấn bí truyền của Đức Phật chỉ thật giản dị là Kinh Gupta Vidya (tri thức huyền bí) của các Bà-la-môn xưa mà các người thừa kế tân tiến của họ đă đánh  mất hẳn đi cái bí quyết, ngoại trừ vài người c̣n giữ được. Về phần Vidya, chính Nó đă xâm nhập vào cái mà ngày nay người ta gọi là giáo lư nội môn của phái Đại Thừa (Ecole Mahayana) và của Phật giáo Bắc Tông. Những ai đă phủ nhận điều nầy chỉ là nhà Đông Phương Học giả dối, kém thông minh. Tôi khuyên bạn nên đọc quyển Phật Giáo Trung Hoa (Chinese Buddhism) của Giám mục J. Edkins nhất là những chương viết về trường phái công truyền và bí truyền cùng các lời giáo huấn. Bạn nên so sánh ư kiến của tác giả về vấn đề đó với chứng cứ của tất cả các giới thời cổ.

 

Vấn : Nhưng luân lư Thông Thiên Học há không tương tự với luân lư đă được Đức Phật huấn dạïy sao ?

 

Đáp : Đúng như thế, v́ luân lư nầy là linh hồn của Tôn Giáo Minh Triết . Bởi xưa kia, Nó là sở hữu cộng đồng của các Bậc Đắc Đạo của tất cả mọi quốc gia. Nhưng Đức Phật là người đầu tiên đă du nhập giáo lư siêu việt nầy và các giáo huấn công truyền của Ngài và dùng làm căn bản tinh túy cho hệ thống truyền bá công khai. Đây là sự phân biệt rơ rệt giữa Phật giáo công truyền với các tôn giáo khác. Trong các tôn giáo khác th́ nghi lễ và tín điều chiếm hàng đầu, c̣n trong Phật giáo, phần luân lư rất quan trọng. Do đó, mới có sự giống nhau gần như đồng nhất giữa luân lư của Thông Thiên Học và luân lư trong tôn giáo của Đức Phật.    
 

Vấn : Có sự sai biệt nào giữa hai luân lư chính yếu nầy không ?

 

Đáp : Một trong sự phân biệt lớn lao hiện có giữa Thông Thiên Học và Phật Giáo công truyền là việc phái Tiểu Thừa Nam Tông tượng trưng cho Phật Giáo công truyền đă phủ nhận:  

a)- sự trường tồn của một Đấng Thiêng Liêng nào đó,

b)- ư thức về sự sống bên kia cửa tử cho đến mọi cá thể tự tri thức sự sống c̣n của con người. Đây là giáo huấn của giáo phái Xiêm-La (Thái-Lan) mà hiện nay, người ta xem như h́nh thức thuần túy nhất của Phật giáo công truyền và sẽ như thế măi nếu người ta không chấp nhận các giáo huấn công truyền của Đức Phật. Sau nầy, tôi sẽ giải thích về các ẩn ư đó. Dù sao các trường phái của phái Đại Thừa Bắc Tông được thành lập trong những xứ mà các Đấng La-Hán (Arhats) thụ pháp ẩn dật sau khi Đức Phật tịch, đă giáo huấn tất cả những điều mà hiện nay người ta gọi là giáo lư Minh Triết bởi đó là thành phần tri thức của các Đấng được thụ pháp. Các giáo lư nêu trên chứng minh v́ sao Chân lư bị hi sinh cho sự truyền bá quá nồng nhiệt của phái Tiểu Thừa Nam Tông. Thật ra trong các Giáo lư diễn tả Minh Triết Thiêng Liêng, có biết bao điều vinh quang, vĩ đại, hàm súc những triết lư cao siêu và khoa học hơn bất cứ giáo đường hoặc tôn giáo nào khác. Tuy nhiên, Thông Thiên Học không phải là Phật Giáo.

 


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG  II

 

MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG BÍ TRUYỀN VÀ CÔNG TRUYỀN

 

ĐIỀU MÀ HỘI THÔNG THIÊN HỌC THỜI ĐẠI KHÔNG CÓ ĐƯỢC

 

Vấn : Vậy các giáo lư của bạn không phải là sự phục hưng Phật giáo cũng không bắt chước theo phái Thông Thiên Học Tân Platon sao?

Đáp : Thực sự không phải thế. Để đáp lại các câu hỏi vừa nêu ra, tôi không thể có một câu trả lời nào hay hơn đoạn văn sau đây được trích nơi bài nghiên cứu về”Thông Thiên Học “ của Bác sĩ J.D. Buck , một hội viên, tŕnh bày tại Đại Hội Thông Thiên Học ở Chicago, Mỹ Châu (tháng tư năm 1889). Đúng ra chẳng có người Thông Thiên Học nào giải thích chính xác và thông suốt cái tinh túy thực sự của Thông Thiên Học hơn Bác sĩ  Buck, người Bạn khả kính của chúng ta:

“Hội Thông Thiên Học được thành lập với mục đích truyền bá giáo lư và giảng giải về đời sống Thông Thiên Học. Hội Thông Thiên Học không phải là Hội đầu tiên truyền bá giáo lư nầy. Tôi có một quyển sách tựa đề:”Thông Thiên Học Ḥa Giải do Hội Thông Thiên Học Philadelphie”, xuất bản tại Luân Đôn năm 1697, và một tác phẩm tựa đề “Thông Thiên Học nhập môn hay Khoa Huyền Học của Đức Christ, có nghĩa là của Thánh Linh, của Thiên Nhiên và Tạo Vật, gồm có triết lư của tất cả các quyền năng linh hoạt về đời sống tâm linh thần bí. Các điều nầy hợp thành người chỉ dẫn thực tiễn về sự thanh khiết, thánh thiện, siêu việt và sự hoàn thiện phúc âm, cũng như việc hoạch đắc thị lực thiêng liêng và quyền lực của Thiên Thần cùng các đặc quyền khác về sự phục sinh “. Sách đă được  xuất bản tại Luân Đôn năm 1885. Và đây là lời đề tặng của tác phẩm :

“ Sách nầy dành cho các sinh viên Đại Học, Trung Học và các trường Cơ Đốc Giáo, cho các Giáo sư  Siêu H́nh Học, Cơ giới học và Vạn vật học dưới tất cả mọi h́nh thức; cho tất cả những người nam và nữ có học vấn tổng quát và đức tin chính thống; cho các người theo Tự  Nhiên Thần Giáo (Déistes), Aryens, Duy Nhất Thần Giáo (Unitériens), Swedenborgiens và các môn đồ thuộc về tín ngưỡng sai lầm, không nguồn cội, cho các người thuần lư cũng như hoài nghi, cho các người Hồi giáo công bằng, sáng suốt cùng các người Do-Thái và tín đồ thuộc tôn giáo Tộc trưởng Đông phương; và nhất là dành cho các mục sư của Phúc âm cùng các nhà truyền giáo các dân tộc sơ khai hoặc tiến bộ. Xin khiêm tốn và thân ái cung hiến sự dẫn khởi Thông Thiên Học hay Khoa Huyền Học căn bản về vạn vật.”

“ Vào năm sau,(1856) lại xuất hiện một quyển sách khác độ 600 trang, loại đặc biệt tựa đề: “Thông Thiên Học Hỗn Hợp”. Tác phẩm nầy chỉ in có 500 quyển để trao tặng các thư viện và các Đại học đường. Các phong trào đầu tiên rất đông đảo, xuất phát từ giáo đường, do những người có ḷng sùng bái và được nhiều uy tín. Các tác phẩm nầy khoác một h́nh thức chính thống và xử dụng cách phát biểu theo Cơ Đốc Giáo như tác phẩm của Linh mục William Law, ông chỉ đem lại cho độc giả bậc trung sự chú ư về tín ngưỡng và ḷng tôn sùng sâu xa của ông thôi. Tất cả tác phẩm nêu trên đều nhằm mục đích làm rơ nguồn cội kinh sách Cơ Đốc, đồng thời giải thích ư nghĩa sâu sắc nguyên thủy của chúng cũng như làm rạng danh và phát triển đời sống Thông Thiên Học. Nhưng các tác phẩm đó bị lăng quên nhanh chóng và ngày nay ít được ai biết đến. Chính các tác phẩm nầy đă t́m cách cải thiện hàng tăng lữ và làm thức tỉnh ḷng sùng tín thuần khiết, nhưng chúng lại không được chân thành đón nhận. Chỉ mang tiếng là “tà thuyết” cũng đủ chôn vùi chúng vào quên lăng. Ở thời kỳ Tôn giáo cải cách, ông Jean Reuchlin thử thực hiện một công việc tương tự nhưng kết quả cũng thất bại mặc dù ông là bạn thân thiết và tín cẩn của ông Luther. Chính thống giáo không bao giờ muốn được giáo huấn và soi sáng. Người ta cho các nhà cải cách biết về trường hợp của ông Festus đă thực hiện đối với ông Paul. Ông Festus cho rằng sự uyên bác thái quá khiến họ trở thành điên khùng, có thể gặp nguy hiểm nếu họ muốn đi xa hơn. Việc chẳng lưu ư đến cách tŕnh bày dài ḍng là do ở thói quen phần nào, và cũng do tŕnh độ giáo dục của các tác giả, mặt khác do nơi sự cưỡng chế tôn giáo bị bắt buộc bởi quyền lực thế tục. Đi ngay vào vấn đề, chúng ta nhận thấy rằng các tác phẩm bị bỏ quên đó đă diễn tả Minh Triết Thiêng Liêng theo ư nghĩa thực sự nghiêm túc và chỉ duy nhất dành cho trí thức của nhân loại cũng như dành cho sự sống thượng đẳng của linh hồn. Phong trào Thông Thiên Học hiện tại đôi khi được xem như là công cuộc thử chuyển hóa Cơ Đốc Giáo thành Phật Giáo, có nghĩa giản dị là chữ ‘tà thuyết’ đă bị mất tất cả quyền lực để chỉ trích. Vào mọi thời đại, vài người đă hiểu biết một cách rơ ràng hơn hoặc ít ra Giáo lư Thông Thiên Học cũng đă du nhập vào chính cái tinh túy đời sống của họ. Các giáo lư nầy không thuộc một tôn giáo nào; cũng không tự giới hạn vào một xă hội hoặc thời kỳ nào. Chúng nó là tài sản của mỗi linh hồn nhơn loại. Chính thống giáo cần được bứng tận gốc rễ nơi tâm của mỗi người tùy theo bản tính, nhu cầu, và cũng tùy theo kinh nghiệm khác biệt của họ. Điều nầy giải thích v́ sao những ai tin tưởng rằng Thông Thiên Học là một tôn giáo mới th́ phải thất vọng khi t́m hiểu các tín điều và nghi thức của nó. Tín ngưỡng của Thông Thiên Học là sự Thành Thật đối với Chân lư, và nghi thức của Thông Thiên Học gồm có việc  áp dụng Chân lư với ḷng tôn kính.

Người ta sẽ thấy phần đông dân chúng hiểu biết rất nông cạn về hiệu lực của T́nh Huynh Đệ Đại Đồng, họ không nhận thức được tầm quan trọng và siêu việt của nó, bởi họ chỉ nh́n vào sự khác biệt do dư luận và sự giải thích hời hợt về Thông Thiên Học. Hội Thông Thiên Học được thành lập v́ một nguyên lư duy nhất: T́nh Huynh Đệ chính yếu của con người như đă phác họa và tŕnh bày sơ lược nơi đoạn trên. Người ta đă bài bác Hội Thông Thiên Học cho là Phật Giáo và bảo nó chống đối Cơ Đốc Giáo, nhưng nó có thể là cả hai v́ Phật giáo và Cơ Đốc giáo, theo các nhà sáng lập đă tŕnh bày, đều dùng T́nh Huynh Đệ làm giáo lư chính yếu cho sự giảng dạy cũng như cho đời sống. Người ta đă cho Thông Thiên Học là một triết học mới mẻ dưới ánh mặt trời, hoặc ít ra cũng là một thần bí thuyết cổ được che đậy dưới danh từ mới. Có nhiều Hội được thành lập trên nguyên tắc của đức vị tha hoặc t́nh huynh đệ chủ yếu, và họ kết hợp lại với mục đích nâng đỡ chúng. Các Hội nầy có tên khác nhau nhưng nhiều nhóm được gọi là Thông Thiên Học, đă phục vụ cho các nguyên tắc cùng các mục tiêu của Hội hiện tại được mang tên là Thông Thiên Học. Trong các Hội kể trên, giáo lư chính yếu vẫn là một, và những ǵ c̣n lại, chỉ là phần phụ thuộc thôi. Nhưng điều nầy không sao tránh khỏi có nhiều người dễ bị các chi tiết thu hút và họ lăng quên các điều chính yếu hay bởi họ chưa hiểu biết nó vậy”.

Tôi không thể nào giải đáp cho bạn một cách chính xác hơn lời giải thích của bác sĩ Buck, một trong những người Thông Thiên Học đúng đắn nhất và cũng được mến chuộng nhất.

 

Vấn : Ngoài luân lư Phật giáo ra, bạn ưa thích theo đuổi học phái nào ?

 

Đáp : Không bên nào mà là tất cả. Chúng tôi không tham gia vào một tôn giáo hoặc một triết học nào; chúng tôi chỉ thu thập điều hay nơi mỗi tôn giáo và triết học thôi. Nhưng chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa rằng Thông Thiên Học được chia ra hai phái: Công truyền và Bí truyền như các học phái thời cổ.

 

Vấn : Sự khác biệt ấy ra sao ?

 

Đáp : Các hội viên của Hội Thông Thiên Học được tự do hành đạo theo bất cứ tôn giáo hoặc triết học nào – hoặc không theo bên nào cả nếu họ thích – miễn là họ thông cảm và sẵn sàng để thực hiện ít lắm là một trong ba mục đích của Hội. Hội Thông Thiên Học là một tổ chức vừa bác ái vừa khoa học, được thiết lập để truyền bá tư tưởng và thực hành t́nh huynh đệ, chớ không phải lư thuyết suông. Hội viên của Hội có thể là tín đồ Cơ Đốc giáo hay Hồi giáo, Do Thái giáo hay Bái hỏa giáo, Phật giáo hay Bà-la-môn giáo, Thần linh học hay Duy vật học – điều đó không có chi quan trọng; chỉ có điều mỗi hội viên phải là một cá nhân đầy ḷng từ ái, một nhà bác học, một nhà sưu tầm văn chương Aryen hay một văn chương nào khác, hoặc là một sinh viên tâm linh học. Tóm lại, họ phải góp sức, nếu họ muốn, để thực hiện ít lắm là một trong các mục tiêu của chương tŕnh. Nói cách khác, họ không có lư do nào khác để ước muốn trở thành hội viên”. Đây là thành phần của đa số thuộc Hội công truyền được chia ra: Hội viên “gia nhập” và Hội viên “không gia nhập”. Trên thực tế, các hội viên không gia nhập có thể là, hoặc không trở thành người Thông Thiên Học. Những người nầy là hội viên v́ họ đă tham gia vào hội, nhưng không thể giúp họ trở thành một ngườiø Thông Thiên Học nếu họ không ư thức được mối liên quan thiêng liêng giữa các sự vật, hoặc giả họ chỉ khư khư cứu xét Thông Thiên Học theo môn phái và tính ích kỷ. Ngạn ngữ có câu: “Điều chi tốt đẹp là thiện”, có thể đổi lại “Người nào thực hành Thông Thiên Học , người đó là một ngườiø Thông Thiên Học”.

 

NGƯỜI THÔNG THIÊN HỌC và HỘI VIÊN CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

 

Vấn: Theo tôi hiểu, điều bạn vừa nói ra chỉ có thể áp dụng cho người thường thôi. Những người đă chuyên tâm học Giáo Lư Bí Truyền của Thông Thiên Học phải chăng là các người Thông Thiên Học chân chính ?

 

Đáp : Không hẳn là thế, nếu họ không tự chứng minh được sự chân chính. Họ đă được chấp nhận vào nhóm bên trong và đă thệ nguyện tuân thủ, càng nghiêm túc càng tốt các qui tắc của phái huyền môn. Đây là một công tŕnh khó khăn v́ chưng yếu tố đầu tiên và cũng quan trọng nhất của tất cả mọi qui tắc là sự từ khước toàn vẹn phàm ngă tính, điều nầy có nghĩa là một Hội viên hữu thệ phải trở thành một người có ḷng bác ái toàn vẹn. Họ không c̣n lo lắng cho chính ḿnh và phải quên đi tính khoe khoang tự phụ. Họ phải để tâm lo cho hạnh phúc của đồng loại hơn là hạnh phúc của các bạn đồng môn thuộc nhóm bí truyền của họ. Để cho các giáo huấn bí truyền được hữu ích, họ cần thực hành một đời sống khắc khổ về mọi phương diện. Đó là một đời sống vong kỷ, đạo hạnh nghiêm  chỉnh nhất, tuy họ vẫn phải thi hành đúng đắn bổn phận đối với mọi người. Con số rất hiếm về mẫu người Thông Thiên Học thực sự của Hội được tuyển chọn trong số các hội viên nầy. Điều đó không có nghĩa rằng ngoài Hội Thông Thiên Học và nhóm bên trong, không c̣n có người Thông Thiên Học; số người nầy c̣n nhiều hơn mọi giả thuyết và chắc chắn c̣n đông đảo hơn các hội viên thường của hội Thông Thiên Học.

 

Vấn : Vậy th́ gia nhập vào cái gọi là Hội  Thông Thiên Học để làm ǵ ? V́ lư do nào mà ngựi ta lại phải làm thế ?

 

Đáp : Không bởi một lư do nào cả trừ ra lợi ích để có được sự giáo huấn bí truyền, để hiểu biết các giáo lư thực sự của “Tôn Giáo Minh Triết”, để thụ hưởng sự trợ giúp và sự cảm mến hổ tương khi tuân thủ chương tŕnh  do giáo lư chỉ dẫn. Sự đoàn kết làm thành sức cố gắng nhất tề, một khi được kiểm soát cẩn thận, sẽ phát sinh những điều kỳ diệu. Đó là điều bí nhiệm của tất cả các cộng đồng tính kể từ lúc nhân loại hiện tồn.

 

Vấn : Nhưng tại sao một người có trí năo rất thăng bằng, đang theo đuổi một mục đích duy nhất không thể trở thành một nhà Huyền bí Học hay một Đấng Chân Sư bằng cách làm việc đơn độc, nhất là họ được thiên phú một năng lực và sự bền chí khó chế trị ?

 

Đáp : Họ có thể đạt được điều đó nhưng sự thành công của họ chỉ trong muôn một. Tôi xin kể cho bạn hiểu rơ một trong bao nhiêu lư do khác; ngày nay, không có những quyển sách về Huyền bí học hay Thuật Thông Thần (Théurgie) được diễn tả bằng một ngôn ngữ minh bạch, giản dị về các điều bí mật của Thuật Luyện kim (Alchimie). Thông Thiên Học như thế chỉ có trong thời Trung Cổ. Tất cả các tác phẩm trên đều được viết bằng biểu tượng, ngụ ư, và bởi người ta không c̣n giữ được cái bí quyết đă có từ nhiều thế kỷ, trong các xứ ở Tây phương th́ làm thế nào hiểu rơ ư nghĩa thực sự của điều họ đọc và  nghiên cứu? Do đó, xảy ra sự nguy hiểm lớn lao v́ để rơi vào tà thuật vô ư thức, hoặc rơi vào đồng bóng thụ động. Người nào không nhờ một Bậc đă đắc đạo chỉ dạy, tốt hơn đừng nên chú ư đến một sự nghiên cứu quá nguy hại như thế. Hăy nh́n xem xung quanh bạn; bạn trông thấy chi?  Hai phần ba người văn minh lại khinh miệt cái ư tưởng có một điều chi  xứng đáng để được nghiên cứu trong Thông Thiên Học, trong Huyền bí học, trong Thần linh học hoặc trong Bí thuật giáo (Cabale); một phần ba kia gồm có các yếu tố dị đồng và đối kháng nhất. Có nhiều người lại tin tưởng vào những điều thần bí và siêu nhiên, nhưng mỗi người theo một cách. Nhiều người khác lại chuyên lo nghiên cứu Bí thuật giáo, Linh khí thuyết, Từ điện trị liệu thuyết, Thần linh học hoặc một h́nh thức nào khác của Thần bí học.

Kết quả ra sao?  Người ta không thể t́m thấy hai người, cùng suy tưởng như nhau, và đồng ư với nhau về các nguyên lư chính yếu của Huyền bí học; thật ra, nhiều người tưởng rằng chính họ đă t́m được cái tinh túy siêu việt của sự hiểu biết, và họ thích thế nhân nghĩ rằng họ đă trở thành Chân Sư toàn hảo. Ở Tây Phương, không những người ta không có được sự hiểu biết nào chính xác về Khoa học, về Huyền bí học, mà cũng chẳng có khoa Chiêm tinh thực sự nào duy nhất về Huyền bí học, các giáo huấn công truyền của nó đă được tổ chức thành hệ thống đứng đắn – nhưng chưa có ai đạt được một ư niệm chi về Huyền bí học thực sự cả. Vài người muốn hạn định minh triết cổ vào Bí thuật giáo, vào kinh điển Do-Thái giáo (Zohar), và mỗi người giải thích theo ư ḿnh hoặc theo nghĩa chính của các phương thức Do-Thái. Vài người khác xem Swedenborg hay Boehme như là những nhà đại diện tối thượng của nền minh triết cao cả nhất, trong lúc c̣n có nhiều người khác nữa lại t́m thấy trong khoa Từ điện trị liệu những điều bí ẩn lớn lao của thần thuật cổ. Những người thực hiện lư thuyết của ḿnh đều bị lôi cuốn nhanh chóng bởi sự vô minh và tà thuật, không sót một ai cả. Người nào đă thoát khỏi th́ thật là hữu phước, v́ không có bằng chứng hoặc tiêu chuẩn nào để giúp họ phân biện điều chân và điều giả cả.

 

Vấn : Phải chăng chúng ta nên kết luận rằng, nhóm bên trong của Hội Thông Thiên Học, đều tin tưởng, tất cả mọi sự tri thức của nhóm nhờ nơi các Bậc Điểm Đạo hoặc Chân Sư Minh Triết Bí Truyền ?

 

Đáp : Không phải bằng cách trực tiếp. Sự hiện diện cá nhân của Chân Sư như thế không cần thiết. Các Ngài chỉ cần giáo huấn vài đệ tử do các Ngài hướng dẫn trong nhiều năm, và các đệ tử nầy đă hi sinh trọn đời để phụng sự cho công cuộc của các Ngài. Đến phiên đệ tử, các vị sẽ truyền bá những điều đă hoạch đắc cho những ai chưa được cái may mắn như ḿnh. Thà rằng có  một phần nhỏ của Khoa Huyền bí thực sự, hơn là có nhiều sự uyên bác bị đồng hóa một cách chênh lệch cùng với sự hiểu biết sai lạc. Một ít vàng c̣n quí hơn một đống rác.

 

Vấn : Làm sao hiểu biết được đây là vàng thật hay là vàng giả ?

 

Đáp : Người ta biết được một loại cây là nhờ trái của nó, và biết được một học phái nhờ kết quả. Khi nào những người đối lập của chúng ta có thể chứng minh cho thấy rằng, trải qua các thời đại, nếu một người chỉ chuyên tâm tự nghiên cứu Huyền bí học không cần có một Đức Thầy dẫn dắt, lại được trở thành một vị Thánh chuyển pháp như ông Ammonius Saccas hay ông Plotin, hoặc một nhà Thông Thần Thuật như ông Jamblique hoặc trở thành một người đă thực hiện được những điều kỳ diệu như ông Saint Germain mà không sa vào con đường đồng bóng hay thuộc về hạng có ảo giác tâm linh, hoặc nhà Aûo thuật. Lúc ấy, chúng tôi sẽ tự thú rằng chúng tôi đă lầm lạc. Nhưng đến nay, chúng tôi ước muốn tuân theo định luật thiên nhiên và được thử thách theo truyền thống của Khoa học tôn nghiêm. Có những nhà Huyền bí đă t́m được sự phát minh vĩ đại về hóa học và khoa vật lư; các sự phát minh nầy tương đương với thuật Luyện Kim và Huyền bí học; vài người khác nhờ quyền lực duy nhất của tài năng đă t́m lại được đôi mảnh vụn nếu không nói là trọn vẹn, các mẫu tự bị thất lạc của “Ngôn ngữ Huyền Linh Học”, và nhờ đó, họ có thể đọc những tác phẩm Hi-ba-lai. Nhiều người khác là những bậc có huệ nhăn đă nh́n thấy những điều ẩn tàng của Tạo Hóa. Những vị đó là nhà chuyên môn. Người nầy phát minh lư thuyết, nguời kia lại là  người Hi-Ba-Lai, nghĩa là một nhà Bí Thuật giáo nhiệt thành, người thứ ba là một Swedenborg tân tiến đă từ khước tất cả, ngoại trừ khoa học và tôn giáo riêng biệt của ông. Tuy nhiên chẳng có một người nào tự hào rằng chính ḿnh đă thực hiện được  một điều lợi ích phổ quát cho quốc gia hay cho cá nhân. Trừ vài người trị bịnh – hạng mà Viện Hoàng gia, các bác sĩ và nhà giải phẩu gọi là lang băm – không một ai trong các người đó đă dùng khoa trị liệu hư truyền của ḿnh để cứu trợ nhân loại, hay ít ra cũng giúp ích được cho người đồng chủng. Vậy các người Chaldéens  [9] của thời xưa ở đâu – những người có tài  trị bịnh kỳ diệu –“ không do bùa chú lại do thảo dược ”? Ông Apollonius de Tyane ở đâu, chính ông có tài trị làønh những người tàn tật và cứu chết sống lại trong bất cứ quốc gia hay hoàn cảnh nào ? Tại Âu châu, chúng tôi biết được vài nhà chuyên môn thuộc hạng thứ nhất, nhưng chúng tôi chỉ t́m gặp những người thuộc hạng thứ nh́ ở tại Á châu mà thôi. Chính nơi đây, các sự bí ẩn của những bậc Yoguis “đă duy tŕ sự sống dưới h́nh thức của sự chết” c̣n được tồn tại.

 

Vấn : Mục đích của Thông Thiên Học phải chăng để đào tạo các bậc đắc đạo và như thế họ sẽ có được quyền năng trị bịnh?

 

Đáp : Các mục tiêu của Thông Thiên Học th́ khác biệt, nhưng mục tiêu chính yếu nhất nhằm vào việc giúp đỡ và làm vơi bớt nỗi khổ đau về tinh thần cũng như vật chất của người đời dưới mọi h́nh thức. Chúng tôi nghĩ rằng điểm thứ nhứt quan trọng hơn điểm thứ nh́. Thông Thiên Học có nhiệm vụ giáo huấn về luân lư và thanh lọc linh hồn để làm giảm bớt sự đau đớn xác thân và tất cả các bệnh tật đều là di truyền, ngoại trừ trường hợp tai nạn. Không phải nghiên cứu Huyền bí học với mục đích ích kỷ, thỏa măn tham vọng cá nhân, hoặc tính kiêu căng hay ngông tưởng nhưng chỉ nghiên cứu để có thể đạt được mục tiêu thật sự của Thông Thiên Học. Muốn vậy, hành giả phải giúp đỡ nhân loại đang đau khổ. Cũng không phải chỉ nghiên cứu khoa triết lư bí truyền mà người ta sẽ trở thành nhà Huyền bí học, trái lại phải nghiên cứu tất cả các khoa dù chưa chủ trị được chúng.

 

Vấn : Để đạt mục tiêu quan trọng nầy, phải chăng chỉ có những người chuyên nghiên cứu về khoa bí truyền ?

 

Đáp : Không hẳn như thế. Tất cả học viên thường, có thể được giáo huấn về Thông Thiên Học tổng quát nếu họ muốn, nhưng ít người có cái năng khiếu để trở thành “hội viên hoạt bác”, phần đông thích làm con ong ṿ vẽ của Thông Thiên Học. Chúng tôi cần giải thích thêm rằng trong Hội Thông Thiên Học, các sự nghiên cứu đặc biệt được khuyến khích miễn là những sự nghiên cứu như thế không vượt quá giới hạn phân chia Công Truyền và Bí Truyền, Thần Bí Học mù quáng với Thần Bí Học ư thức.

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THÔNG THIÊN HỌC VÀ HUYỀN BÍ HỌC

Vấn : Bạn nói về Thông Thiên Học và Huyền bí học. Vậy, có sự đồng nhất nào giữa hai môn học đó không?

 

Đáp : Không bao giờ có. Thật ra một người có thể là một nhà Thông Thiên Học rất tốt, thuộc bên trong hay bên ngoài Hội, nhưng họ không phải là một nhà Huyền bí học. Tuy nhiên, không một ai có thể là nhà Huyền bí học chân chính và đồng thời lại không phải là một nhà Thông Thiên Học thực sự; nói cách khác, họ chỉ là người có tà thuật mặc dù họ ư thức được điều đó hay không ?

 

Vấn : Bạn giải thích như thế nghĩa là sao ?

 

Đáp : Tôi nói rằng một người Thông Thiên Học chân chính phải thực hành lư tưởng luân lư cao siêu nhất; họ phải cố gắng trực cảm sự đơn nhất của ḿnh đối với toàn thể nhân loại, và phải luôn luôn làm việc cho sự ích lợi của đồng bào. Nhà Huyền bí học nào không xử sự như thế họ sẽ hành động v́ quyền lợi cá nhân một cách ích kỷ, và một khi đă hoạch đắc được những quyền năng thực tiễn cao siêu hơn quyền năng của người thường, họ trở thành kẻ thù rất nguy hiểm hơn người thường đối với thế gian, cũng như đối với người xung quanh. Điều nầy thật là rơ ràng minh bạch.

 

Vấn : Phải chăng nhà Huyền bí học chỉ là người hoạch đắc được các quyền năng cao siêu hơn người thường?

 

Đáp : Họ c̣n hơn thế nữa, nếu thực sự họ là một nhà Huyền bí học thông thái và thực tiễn, chẳng phải về danh từ mà là do việc làm. Khoa học Huyền bí không như trong Bách khoa toàn thư đă tŕnh bày “các khoa ảo tưởng của Thời Trung Cổ có liên quan đến tác động hoặc ảnh hưởng giả thuyết của các đức tính huyền bí, hoặc những quyền năng siêu nhiên như : Thần Thuật, Khoa Luyện Kim, Khoa Chiêu Hồn và Khoa Chiêm Tinh”. Đây là các khoa học thực sự , chân chính và rất nguy hiểm. Các khoa nầy dạy về quyền lực bí nhiệm của các sự vật trong thiên nhiên bằng cách phát triển những quyền năng c̣n “ tiềm tàng nơi con người “; chúng nó cung cấp những quyền năng vĩ đại cho người nào thực hiện được chúng hơn người thường. Ngày nay, khoa Thôi miên được truyền bá và trở thành mục tiêu của các sự sưu tầm khoa học rất nghiêm chỉnh; đây là một thí dụ điển h́nh. Sau khi được khoa Từ điện trị liệu chuẩn bị cho đường lối; th́ quyền năng thôi miên đă được phát giác gần như là một sự ngẫu nhiên. Một nhà thôi miên tài ba có thể vận dụng quyền năng của ḿnh theo ư muốn, họ có thể sai khiến một người cử động một cách vô ư thức và buồn cười, hoặc xúi họ phạm tội sát nhân hầu thay thế và làm lợi cho ḿnh. Một quyền năng như thế không đáng khủng khiếp hay sao nếu nó bị rơi  vào tay những kẻ tán tận lương tâm? Nhưng bạn nên nhớ rằng, Thôi Miên Học chỉ là một khoa hạ đẳng trong các khoa của Huyền bí học.

 

Vấn : Nhưng tất cả các khoa huyền bí như : thần thuật và phù thủy há chẳng được các chân linh trí thức và các nhà thông thái xem như là dư âm của sự mê tín, dốt nát thời xưa hay sao ?

 

Đáp : Xin bạn cho phép tôi lưu ư rằng, điều bạn quan sát là con dao hai lưỡi “các chân linh trí thức và các nhà thông thái”; trong dân gian có người  xem Cơ Đốc giáo cũng như tất cả các tôn giáo khác là dư âm của sự mê tín, dốt nát. Mặc dù thế, bấy giờ người ta lại khởi sự tin tưởng vào khoa thôi miên; vài chân linh, cho đến những chân linh trí thức, nhất là họ tin tưởng vào Thông Thiên Học và các hiện tượng. Ngoài các nhà thuyết giáo và những người cuồng tín mù quáng, vậy ai trong số nầy sẽ thú nhận rằng họ tin tưởng vào Thánh Kinh? Và bạn nên ghi nhận sự sai biệt nầy: nếu có những người Thông Thiên Học rất tốt, rất thanh khiết, có khả năng tin tưởng vào những điều siêu nhiên, kể luôn những phép lạ thiêng liêng, th́ không một nhà Huyền bí học vào lại tin tưởng như thế. V́ nhà Huyền Bí Học thực hành Thông Thiên Học rất khoa học; họ căn cứ vào sự hiểu biết chính xác và sự diễn tiến bí mật của Thiên Nhiên. C̣n người Thông Thiên Học khi sử dụng các quyền năng được gọi là phi thường mà không nhờ sự soi sáng của Huyền Bí Học sẽ đi ngay vào h́nh thức đồng cốt rất nguy hại. Tuy họ vẫn tuân thủ theo Thông Thiên Học v́ luân lư rất siêu việt, nhưng họ lại thực hành một cách vô ư thức, thúc đẩy bởi một đức tin chân thật nhưng mù quáng.

Người nào dù là nhà Thông Thiên Học hay Thần Linh Học đang cố gắng nghiên cứu một số các ngành của khoa học huyền môn, thí dụ như : Thôi miên học, Từ điện trị liệu cho đến việc t́m các phương thức bí mật phát sinh những hiện tượng vật lư ... mà vẫn chưa hiểu biết căn nguyên triết lư về các quyền năng nầy, th́ người đó, chẳng khác nào một chiếc thuyền không lái, trôi giạt trên đại dương đang dao động phong ba.

 

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THÔNG THIÊN HỌC VÀ THẦN LINH HỌC

 

Vấn : Như vậy bạn không tin tưởng nơi Thần Linh Học hay sao ?

 

Đáp : Nếu bạn hiểu từ ngữ “Thần Linh Học” theo các nhà Thần Linh Học giải thích về vài hiện tượng phi phàm, th́ chắc chắn rằng chúng tôi không tin như thế.  Thật vạây, theo các nhà Thần Linh Học th́ các sự biểu hiện nầy đều được phát sinh do các “Chân linh” của người thường hay của thân quyến, theo lời họ nói, đă từ giă cơi đời và c̣n trở lại đây để liên lạc với những người họ mến thương, hoặc giả có liên quan mật thiết. Đây là điều chúng tôi tuyệt đối từ khước. Chúng tôi xác nhận các chân linh của người chết không thể nào trở lại địa cầu, ngoại trừ trường hợp rất đặc biệt mà tôi sẽ bàn luận về sau. Họ cũng không thể liên lạc với người ở cơi trần trừ phi họ phải nhờ những phương tiện thuần chủ quan. Những ǵ hiện ra một cách khách quan chỉ là bóng ma của con người vật chất đă chết. C̣n về Thần linh học tâm linh hay nói cách khác là “Tâm Linh “, th́ chúng tôi tin tưởng hoàn toàn.

 

Vấn : Có phải bạn cũng phủ nhận các hiện tượng không?

 

Đáp : Chắc chắn không, trừ trường hợp cố ư gian lận.

 

Vấn : Bạn giải thích điều nầy như thế nào ?

 

Đáp : Bằng nhiều cách. Các nguyên do của sự biểu hiện về loại vừa kể không giản dị như các nhà Thần Linh Học tưởng nghĩ. Trước tiên, con ma ngoại cảnh (le deus ex machina) của những cái được gọi là “sự biểu hiện” thường là của cảm thể (thể viá) hoặc của nhị thể (thể phách) của đồng tử hoặc của một trong nhóm người đến dự. Cảm thể nầy cũng là tay sản xuất hoặc là động lực chủ động trong các sự biểu hiện một cách viết trực tiếp [10] hay theo “Davenport” v.v...

 

Vấn : Bạn nói “ thường “ vậy có cái chi phát sinh những biểu hiện khác nữa chăng?

 

Đáp : Việc nầy tùy theo tính chất của sự biểu hiện. Đôi khi là xác chết của cảm thể, của “vỏ cứng” (coques) của Kama-Loka (cảm dục giới) của những vật không c̣n hiện hữu nữa; có khi là các hành khí (Eùlémentaux). “Chân Linh” là một danh từ có nghĩa rộng răi và không cố định. Thực sự chẳng hay các nhà Thần Linh Học hiểu nghĩa danh từ đó ra sao. Chúng tôi xin giả thiết rằng họ xác định các hiện tượng vật lư được phát sinh bởi Chân Ngă (Ego) tái sinh, “Cá thể tính” tâm linh bất tử. Và đây là một luận đề mà chúng tôi từ khước hoàn toàn. Cá thể tính ư thức của những bản thể tử vong không thể tự hiện h́nh ra được; nó cũng không thể rời bỏ lĩnh vực trí năng Thiên Đàng riêng biệt của nó để trở lại cơi giới khách quan tính trần gian.

 

Vấn : Tuy nhiên, có nhiều sự liên lạc nhận được từ các “chân linh”, chứng tỏ rằng không những có sự thông minh mà c̣n có sự hiểu biết về các sự kiện người đồng tử chưa từng tri thức bao giờ, và đôi khi c̣n xa lạ với tâm thức của người sưu tầm cũng như của tất cả người tham dự.

 

Đáp : Điều nầy không nhất thiết chứng tỏ rằng sự thông minh và hiểu biết mà bạn vừa nói lại thuộc vào các chân linh hoặc phát tỏa từ những linh hồn tử vong. Người ta được biết về trường hợp của những người mộng du, trong lúc xuất thần họ sáng tác âm nhạc, thi thơ và giải quyết được những bài toán mà họ chưa bao giờ học qua âm nhạc hay toán học. Nhiều người mộng du khác đă trả lời một cách hoạt bác các câu hỏi được đặt ra, và trong nhiều trường hợp, họ nói tiếng Hi-ba-lai (Hébreux), tiếng La-tinh, những ngôn ngữ mà họ hoàn toàn không hiểu biết trong lúc thức tỉnh. Tất cả điều vừa kể thể hiện trong trạng thái ngủ mê. Vậy, bạn c̣n cho rằng những điều đó là công tŕnh của các “chân linh” nữa không ?

 

Vấn : Bạn giải thích việc nầy ra sao ?

 

Đáp : Chúng tôi xác nhận rằng do cái bản chất tinh túy của tia sáng thiêng liêng ẩn trong mọi người nên mới có sự đồng nhất và là một với Chân linh phổ quát, cái “Ngă” tâm linh của chúng ta th́ toàn tri trên phương diện thực tế, nhưng nó không thể biểu hiện sự hiểu biết v́ chúng bị cản trở bởi vật chất đối kháng. Nếu người ta càng giảm bớt trở ngại nầy; nói cách khác, nếu thể xác càng bị tê liệt về những ǵ có liên quan đến sự hoạt động tự do cùng tâm thức riêng biệt của nó như đă xảy ra trong giấc ngủ mê hoặc lúc xuất thần thâm sâu, hay trong cơn bệnh hoạn th́ cái Ngă nội tâm có thể tự biểu hiện một cách toàn vẹn hơn trên cảnh giới vật chất. Đây là sự giải thích của chúng tôi về các hiện tượng rất kỳ diệu trên b́nh diện cao mà trí thông minh và sự hiểu biết tự phát lộ rơ ràng. C̣n các sự biểu hiện trên b́nh diện thấp như  hiện tượng vật lư, điều  vô vị và chuyện phàm tục của các “Chơn linh” như thường thấy xảy ra, phải có nhiều th́ giờ và giải thích trong nhiều chương hơn về các giáo huấn quan trọng nhất của chúng ta. Vả lại chúng tôi muốn xen vào tín ngưỡng của các nhà Thần Linh học hoặc của các tôn giáo khác. Chính những người tin tưởng vào “Chân linh”, mới có bổn phận chứng minh tín ngưỡng của họ. Hiện nay, tuy các thủ lănh thông thái, minh mẫn nhất trong số những nhà Thần Linh học tin chắc rằng, các sự biểu hiện trên phương diện thượng đẳng được xảy ra do trung gian của các linh hồn tử vong, nhưng họ lại là những người đă thú nhận trước tiên rằng tất cả các hiện tượng đều không do Chân linh phát sinh. Và lần lần, chính họ phải nh́n nhận sự thật; trong khi chờ đợi chúng tôi không có quyền hay ư muốn cải cách họ theo thể thức nh́n thấy của chúng ta và điều nầy ít ra là, khi có các sự biểu hiện hoàn toàn tâm lư và tâm linh, chính chúng lại tin tưởng nơi sự liên lạc hổ tương giữa chân linh của người sống và chân linh của những cá thể tính tử vong.

 

Vấn : Như vậy bạn đă phủ nhận triết lư của Thần Linh Học ?

 

Đáp : Nếu bạn hiểu “triết lư” là các lư thuyết mơ hồ, chúng tôi từ khước hẳn thứ triết lư nầy. Nhưng thực sự Thần Linh Học không có triết lư, như các người bảo vệ thông minh và trang nghiêm nhất của nó đă từng nói. Chỉ có một chân lư chính yếu và rơ rệt mà họ giảng dạy – đó là các hiện tượng được phát sinh bởi các đồng tử dưới sự quan sát của những động lực và trí linh vô h́nh – không một ai muốn hay có thể phủ nhận chân lư nầy, trừ ra những người theo thuyết duy vật mù quáng thuộc “phái của Huxley”. Tuy nhiên, về triết lư của họ, bạn cho phép tôi kể ra điều mà nhà xuất bản thông thái của tập san Aùnh Sáng (Light) và cũng là người bảo vệ sáng suốt, tận tụy của Thần Linh Học đă nói về họ và về triết lư của họ. Đây là điều mà ông “M.A.Oxon”, một nhà Thần Linh Học hiếm có đă trở thành triết gia, viết về những ǵ liên quan đến sự thiếu tổ chức và mê tín mù quáng của các đồng môn của ông:

“Chúng ta nên cứu xét kỹ lưỡng điểm nầy v́ nó rất quan trọng. Chúng ta kinh nghiệm, hiểu biết cách nào khiến cho mọi sự hiểu biết khác trở thành tương đối một cách vô nghĩa. Nhà Thần linh học bậc thường hay nổi giận đối với ai nghi ngờ sự đoán biết hoàn toàn của họ về tương lai cũng như về đời sống sắp tới một cách tuyệt đối. Nơi mà các người khác đă đưa hai bàn tay yếu ớt ḍ dẫm tương lai vô định trong khoảng tối tăm, th́ họ lại tiến bước một cách dạn dĩ như người nắm được địa đồ và biết được con đường của những xứ mà họ đă đi qua. Nơi mà các người khác dừng lại và chỉ bằng ḷng với một nguyện vọng tôn kính hoặc những giáo huấn của một tín ngưỡng di truyền, th́ họ lại tự hào đă biết điều chi mà họ chỉ có thể tin tưởng mà thôi, họ c̣n tự kiêu rằng họ có thể thay thế bằng sự hiểu biết những tín ngưỡng mong manh chỉ căn cứ vào hy vọng. Họ tỏ ra độ lượng khi luận về các hi vọng mật thiết nhất của con người. Dường như họ muốn nói:”Anh chỉ biết hi vọng thôi về điều mà tôi có thể chứng minh được. Anh đă chấp nhận một tín ngưỡng theo truyền thống của điều mà tôi có thể dẫn chứng, bằng các phương pháp khoa học chính xác nhất. Các tín ngưỡng cổ càng ngày càng suy giảm, các anh hăy tách rời ra khỏi chúng, và hăy giữ cho được sự cách biệt. Chúng chứa đựng bao nhiêu điều dối trá cũng như chân lư. Chỉ lúc nào xây cất được nền móng vững chắc trên các sự kiện đáng tin cậy, anh mới có thể dựng lên được một ṭa nhà bền vững. Từ mọi hưóng, người ta nhận thấy các tín ngưỡng cổ sụp đổ. Hăy ra khỏi chúng, nếu anh muốn thoát mọi nguy cơ. “ Nhưng nếu ta nh́n kỹ con người nầy và muốn biết giá trị thực sự của họ ra sao, ta sẽ thấy họ khá kỳ dị, nhưng lại thất vọng nhanh chóng. Họ tin tưởng chắc chắn các ư tưởng riêng biệt của họ, cho đến đổi không c̣n chịu khó thăm ḍ phương thức do những nhà tư tưởng khác giải thích về các sự kiện mà họ đă chấp nhận. Sự minh triết của các thời đại đă qui về việc giải thích điều mà họ xem như đă được chứng minh nhưng không bao giờ lại lưu ư đến các việc sưu tầm. Họ cũng không hoàn toàn đồng ư với các anh em của họ là những ngưởi Thông Thiên Học. Đó là lời thuật lại về câu chuyện của một bà xứ Ecosse; bà nầy, phối hợp với chồng lập thành một “giáo đường”. Họ chỉ có riêng chiếc ch́a khóa của Thiên quốc, hay nói đúng hơn là chỉ riêng mỗi ḿnh bà là có được chíếc ch́a khóa nầy, bởi bà không “hoàn toàn tin chắc nơi sự được cứu rỗi của Jamie”. Cũng giống như thế, nhiều môn phái phân chia và c̣n phân chia ra nữa các nhà Thần Linh Học “không hoàn toàn tin chắc” nơi sự cứu rỗi. Kinh nghiệm cộng đồng của nhân loại đồng thanh tuyên bố sự hợp quần làm thành sức mạnh và chia rẽ là nguồn gốc của sự yếu đuối, thất bại. Nếu được huấn luyện và kỹ thuật hóa một cách vững chắc, th́ một đám quân hỗn tạp sẽ trở thành một đạo quân nghiêm chỉnh, và mỗi  người có thể đương cự với hàng trăm người thiếu kỷ luật. Tất cả mọi địa hạt thuộc phạm vi sinh hoạt của nhân loại, nếu được tổ chức, sẽ mang đến sự thành công, tiết kiệm th́ giờ, việc làm, và là nguồn cội của điều lợi ích cũng như sự tiến bộ. Thiếu phương pháp, kế hoạch, công việc sẽ không được điều khiển và các cố gắng thiếu trật tự bị lung lạc, chỉ đem lại nhiều rắc rối thảm thương. Tiếng nói của nhân loại chứng minh chân lư đó. Nhà Thần Linh Học có chấp nhận sự kiện nầy chăng và họ có muốn thích hợp với các hiệu quả đó chăng?  Chắc hẳn không. Họ không muốn có sự tổ chức, chính họ là luật lệ riêng biệt, và họ cũng là một cái gai nhọn đâm vào bên hông của người đồng chủng. Aùnh Sáng (Light), ngày 22 tháng sáu, năm 1889”.

 

Vấn : Người ta đă nói với tôi rằng Hội Thông Thiên Học được sáng lập vào lúc ban sơ, với mục đích dẹp tan Thần Linh Học và tín ngưỡng về sự thường tồn của cá thể tính con người?

 

Đáp : Người ta đă chỉ dẫn bạn không đúng, v́ tất cả tín ngưỡng của chúng tôi được căn cứ vào cá thể tính bất tử nầy. Nhưng bạn đă lầm lẫn về phàm ngă tính với cá thể tính như bao nhiêu người khác. Các nhà tâm lư học Tây phương của bạn dường như không thiết lập được   sự phân biệt rơ rệt giữa hai danh từ nầy. Tuy nhiên, chính sự sai biệt đó cung cấp chiếc ch́a khóa cho sự thông hiểu về triết lư Đông phương và nó là nguồn cội của sự dị biệt giữa các giáo huấn Thần linh học và Thông Thiên Học. Tôi phải tuyên bố nơi đây, dù có khiêu khích thêm sự thù nghịch của vài nhà Thần Linh Học, chính Thông Thiên Học thực hiện được Thần Linh Học thực sự, thuần khiết và không làm lẫn lộn, c̣n học phái thời đại được dân chúng thực hành ngày nay và được gọi dưới danh từ  đó, chỉ đơn giản là duy vật thuyết siêu việt mà thôi.

 

Vấn : Bạn hăy giải thích rơ ràng hơn các ư tưởng của bạn về vấn đề nầy.

 

Đáp : Tuy rằng các giáo lư của chúng tôi nhấn mạnh về tính đồng nhất giữa Chân linh và Vật chất, chúng tôi xin nói Chân linh chỉ là Vật chất tiềm tàng (matière potentielle), và Vật chất lại giản dị là Chân linh được kết tinh cũng như nước đá cục không chi khác hơn là hơi nước đông đặc lại, chúng tôi duy tŕ danh từ Chân linh chỉ có thể áp dụng cho cá thể tính thực sự, v́ chưng điều kiện nguyên thủy và vĩnh cửu của toàn thể không phải là chân linh, mà là siêu chân linh (méta-esprit) sự biểu hiện từng định kỳ chỉ đơn giản là vật chất hữu h́nh và cứng đặc.

 

Vấn : Nhưng làm sao phân biệt được “cá thể tính thực sự” nầy với cái “ Ta” hay “Chân Ngă” (Ego) mà chúng ta đều ư thức ?

 

Đáp : Trước khi tôi có thể trả lời bạn, chúng ta nên chấp nhận ư nghĩa tặng cho chữ “Ta” hoặc “Chân Ngă”. Chúng tôi phân biệt giữa sự kiện đơn giản của cái thức tâm hữu ngă với t́nh cảm suông: “Tôi là Ngă” và ư tưởng phức tạp hơn. “Tôi là ông Smith hay bà Brown”. Sự phân biệt nầy là cái trục trung ương mà xung quanh đó lại tiến triển ư tưởng của một loạt các kiếp sinh ra hoặc tái sinh cho chính một Chân Ngă; chúng tôi tin nơi ư tưởng nầy. Bạn thấy rằng ông Smith tượng trưng thật sự cho một dọc dài về các kinh nghiệm hằng ngày chúng ta được liên kết chung bởi sợi dây của kư ức, làm thành như thế cái mà “ông Smith gọi chính là ông”. Nhưng không một cái nào trong các “kinh nghiệm” đó lại thực sự cấu thành cái “Ngă” hoặc “Chân Ngă”, và chúng cũng không cung cấp cho “ông Smith” cảm giác là chính ông, v́ ông quên lăng phần lớn những kinh nghiệm hằng ngày của ḿnh, và chúng chỉ cung cấp cho ông cái cảm giác về Chân ngă tính (Egoité) ngày giờ nào chúng c̣n duy tŕ. Thế nên chúng tôi, những người Thông Thiên Học thiết lập một sự phân biệt giữa cái kết tinh “kinh nghiệm” nầy, mà chúng tôi gọi là phàm ngă tính giả tạo (fausse personnalité) (tại v́ nó hạn định và giả tạm), và yếu tố nầy trong con người đă cho họ cái cảm giác:”tôi là ngă”. Chính cái “tôi là ngă” nầy mà chúng tôi gọi là cá thể tính thực sự; và chúng tôi nói rằng”Chân Ngă” hay cá thể tính giống như một kép hát đóng nhiều vai trên sân khấu cuộc đời. Chúng ta hăy gọi mỗi đời sống mới của chính một “Chân Ngă” trên địa cầu là một tuồng hát trên sân khấu. Vào một buổi chiều, một kép hát, hay “Chân Ngă” xuất hiện trong vai tuồng “Macbeth”, một buổi chiều khác, họ đóng vai  “Shylock” và một chiều thứ ba, họ là “Roméo”, một buổi chiều thứ tư họ là “Hamlet hoặc vị vua “Lear”, và cứ tiếp tục như thế, cho đến khi họ đă trải qua tất cả chu kỳ các kiếp nhục hóa. Chân Ngă khởi sự cuộc hành hương về đời sống của nó dưới h́nh thức là một trẻ nghịch ngợm “Ariel” hay một “Puck”; họ đóng vai một người phụ kịch, một tên lính, một nô bộc, hoặc một người của ban hợp ca; kế tiếp họ được thăng chức và đóng các “vai đàm thoại”, những vai tṛ khi th́ quan trọng, khi lại vô nghĩa cho đến lúc mà họ rút lui khỏi sân khấu với tư cách của “Prospero”, nhà thuật sĩ.

 

Vấn : Tôi hiểu rồi, bạn nói rằng cái Chân ngă thực sự nầy không thể nào trở lại trái đất sau khi chết. Nhưng người kép hát, nếu c̣n giữ ư nghĩa về cá thể tính của ḿnh, không thể nào được tự do để trở lại sân khấu trong những vai tṛ lúc xưa, nếu họ muốn sao ?

 

Đáp : Chúng tôi xin trả lời rằng không, bởi v́ sự trở lại địa cầu như thế sẽ không thích hợp với trạng thái phúc lạc thanh khiết và vô nhiễm sau sự chết, như tôi sẵn sàng chứng minh. Chúng tôi nói rằng con người chịu đựng quá nhiều đau khổ bất công trong đời sống do lỗi lầm của các người mà họ có dịp cộng tác, do hoàn cảnh của họ, cho nên chắc chắn họ có quyền hưởng sự nghỉ ngơi, yên lặng toàn hảo, nếu không nói là phúc lạc, trước khi gánh vác lại công việc nặng nhọc của cuộc đời. Nhưng chúng ta có thể bàn luận lại các chi tiết về vấn đề đó sau nầy.

 

V̀ SAO THÔNG THIÊN HỌC ĐƯỢC CHẤP NHẬN ?

 

Vấn : Tôi hiểu bạn đến một mức nào đó thôi, và tôi thấy các giáo huấn của bạn rất phức tạp; chúng có phần siêu h́nh nhiều hơn Thần Linh Học hay tư tưởng của các tôn giáo thường. Bạn có thể cho tôi biết rơ v́ sao hiện nay học phái Thông Thiên Học mà bạn giáo huấn lại gây ra biết bao sự chú ư cũng như oán ghét ?

 

Đáp : Tôi nghĩ có nhiều lư do về việc đó và có ghi lại vài điều :

1)- Các giáo sư khoa học đă phản ứng mạnh mẽ với lư thuyết duy vật của họ hiện nay.

2)- Sự bất măn tổng quát gây ra bởi Thần học giả tạo của các giáo đường Cơ Đốc khác nhau và do các môn phái mâu thuẩn nhau càng ngày càng gia tăng.

3)- Sự nhận thức tăng trưởng con người bởi lối phát biểu tín ngưỡng khác biệt chẳng những chúng thiếu sự ḥa hợp mà c̣n mâu thuẫn nhau rơ rệt. Vậy, không thể là sự thật được, và hy vọng nào không được kiểm soát không thể là thực tại được. Sự ngờ vực tự nhiên nầy do các tôn giáo đă ước định, dẫn khởi và c̣n tăng trưởng khi người ta quan sát sự bất lực toàn vẹn của chúng trong việc giữ ǵn luân lư và thanh lọc xă hội., quần chúng. Tín ngưỡng của nhiều người, và sự hiểu biết của một số ít cho rằng phải có đâu đây một học phái triết lư hay tôn giáo thật khoa học chớ không thể chỉ hoàn toàn thuần lư. Cuối cùng, có lẽ nên t́m đức tin nơi học phái mà các giáo huấn của nó có tính cách tiền sự hơn là tín ngưỡng của thời đại.

 

Vấn : Nhưng tại sao học phái nầy lại được  công bố đúng  vào thời đại  chúng ta ?

 

Đáp : V́ lúc bấy giờ xét ra thuận tiện như đă được chứng minh bởi sức cố gắng của bao nhiêu sinh viên đứng đắn để đi đến sự phát hiện Chân lư với bất cứ giá nào, và bất cứ nơi nào nó bị che lấp. Do đó các nhà bảo thủ Chân lư được cho phép tiết lộ vài điều. Nếu sự thành lập Hội Thông Thiên Học để trể lại vài năm, th́ phân nửa số dân tộc văn minh sẽ trở thành duy vật quá mức, và phân nửa số dân tộc kia sẽ trở thành người của thần nhân đồng h́nh thuyết  [11] và của hiện tượng luận [12].

 

Vấn : Có nên xem Thông Thiên Học như một sự tiết lộ không ?

 

Đáp : Không nên, ngay đến ư nghĩa về sự biểu lộ mới mẽ và trực tiếp phát tỏa từ các Đấng Cao Cả siêu phàm hoặc siêu nhân loại; nhưng chúng ta chỉ nên xem nó với ư nghĩa của sự “tiết lộ” các Chân lư cổ – rất cổ – cho những người măi đến nay chưa từng biết chúng cũng như chưa am tường sự hiện tồn và bảo thủ của một tri thức cổ thời..

 

Vấn : Bạn vừa nói đến sự “ngược đăi” nếu chân lư đúng như Thông Thiên Học đă tŕnh bày v́ sao nó lại gặp bao nhiêu sự chống đối, và người ta cũng không chấp nhận nó cách tổng quát hơn ?

 

Đáp : Có nhiều lư do khác nhau, trong sôù đó, chúng ta nên nói đến ḷng oán ghét của nhiều người đối với việc được gọi là sự “cải cách”. Tính ích kỷ rất bảo thủ và không thích ai phá rầy sự yên lặng. Nó thích sự dối trá dễ dàng và thoải mái miễn sao sự dối trá nầy không quá đáng hơn là một đại Chân lư đ̣i hỏi phải hi sinh hạnh phúc. Động lực tŕ độn của trí năng thật lớn lao đối với điều chi không hứa hẹn tức khắc một lợi lộc hay ban thưởng nào. Trước hết thời đại chúng ta không được tinh thần hóa và chủ động. Vả lại, ta nên cứu xét về tính cách ít quen thuộc của các giáo huấn Thông Thiên Học, về bản tính phức tạp, khó hiểu của nó và đôi khi c̣n tŕnh bày ngược lại cách giải thích dài ḍng mà các giáo phái thường vướng phải, và cách giải thích sau đă làm suy bại ngay cả sự tín ngưỡng b́nh dân. Nếu chúng ta thêm vào đó, sức cố gắng cá nhân và sự tinh khiết quan trọng trong đời sống mà ta bắt buộc những ai muốn trở thành môn đệ của nhóm bên trong phải tuân thủ. Kế đến, một ít người mà qui tắc luân lư được kêu gọi đến th́ lại thiếu hẳn sự quên ḿnh, vị tha; bạn sẽ thấy rơ lư do Thông Thiên Học tiến triển quá chậm chạp và cực nhọc. Đây chính là triết lư của những người đau khổ, họ đă mất hết hi vọng tự giải thoát khỏi cảnh bùn nhơ của cuộc đời bằng các phương tiện khác. Hơn nữa, lịch sử của bất cứ hệ thống tín ngưỡng hay luân lư nào đều chứng minh cho chúng ta thấy, lúc sơ khởi đều bị ngăn trở bởi mọi chướng ngại do óc bảo thủ và ích kỷ của con người đề xướng : “chiếc vương miện của nhà cải cách quả thật có nhiều gai”. Sự phá vỡ các ngôi nhà cũ kỹ, rêu phong chẳng phải không nguy hiểm. 

 

Vấn : Tất cả điều bạn vừa tŕnh bày có liên quan nhiều hơn với luân lư và triết lư của Hội Thông Thiên Học. Bây giờ bạn có thể cho tôi một ư niệm tổng quát về chính Hội Thông Thiên Học, về mục đích và các điều lệ của Hội không ?

 

Đáp : Người ta không bao giờ giữ chúng bí mật. Bạn cứ hỏi và bạn sẽ được giải đáp.

 

Vấn : Nhưng tôi có nghe rằng chúng bị liên kết bởi lời thệ nguyện ?

 

Đáp : Chỉ trong nhóm nội môn hoặc Bí truyền (Esotérique) mà thôi.

 

Vấn : Tôi cũng có nghe nói rằng, vài hội viên, khi ra khỏi Hội, lại nghĩ ḿnh không c̣n bị ràng buộc với lời thệ nguyện mà họ đă cam kết. Vậy, họ có lư không ?

 

Đáp : Điều nầy chứng tỏ ư niệm về vấn đề danh dự của họ thật bất toàn. Làm thế nào họ có lư được ? Trong tập san Thông Thiên Học (Path: con Đường Đạo), được xuất bản tại Nữu-Ước có tŕnh bày về vấn đề nầy như sau:

“Giả sử có một binh sĩ bị cáo không giữ đúng lời thệ nguyện và đă vi phạm kỷ luật, do đó anh bị giáng  cấp. Tức giận v́ sự trừng phạt mà anh phải gánh chịu, và anh cũng biết trước sự trừng trị như thế nào rồi. Để trả thù vị chỉ huy của ḿnh, quân nhân này đi thông đồng với giặc và cung cấp những tin tức. Anh trở thành tên gián điệp và là một binh sĩ phản bội. Anh nghĩ rằng sự trừng phạt giải kết lời thệ nguyện phải trung thành với nguyên nhân mà anh phục vụ”.

Bạn nghĩ họ có quyền làm như thế không? Họ có đáng được coi như một kẻ vô liêm sĩ, một người hèn nhát không?

 

Vấn : Tôi tưởng đáng thật, nhưng phải chăng có nhiều người lại suy nghĩ khác hẳn?

 

Đáp : Không hề chi. Nếu bạn muốn, chúng ta sẽ bàn lại vấn đề nầy.

                                                             


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

                                                    CHƯƠNG   III

 

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC.

 

CÁC MỤC ĐÍCH CỦA HỘI.

 

Vấn : Các mục đích của Hội Thông Thiên Học ra sao ?

 

Đáp : Khởi thủy, Hội có ba mục đích:

1.    Thành lập một trung tâm Huynh Đệ Đại Đồng giữa nhân loại không phân biệt sắc tộc, màu da, hoặc tín  ngưỡng.

2.    Khuyến khích sự nghiên cứu các kinh sách Aryen và các kinh sách khác, cũng như các tôn giáo và các khoa học trên thế giới; chứng minh sự quan trọng về văn chương cổ Á-Châu nhất là triết lư Bà-la-môn, Phật giáo và Bái-hỏa giáo;

3.    T́m hiểu sâu sa tất cả những trạng thái huyền bí ẩn tàng của Thiên Nhiên, đặc biệt nhất là các quyền năng tâm lư và tâm linh tiềm tàng trong con người. Ba mục đích chính yếu của Hội Thông Thiên Học được tŕnh bày tổng quát như thế.

 

Vấn : Bạn có thể cho tôi biết các điều chỉ dẫn rành rẽ hơn nữa không ?

 

Đáp : Chúng tôi có thể phân chia ba mục đích nầy ra nhiều mệnh đề thật rơ ràng v́ chưng chúng rất cần thiết cho sự giải thích chính xác.

 

Vấn : Chúng ta hăy khởi sự t́m hiểu mục đích đầu tiên. Bạn dùng phương pháp nào để gợi t́nh Huynh Đệ nơi các dân tộc mà tôn giáo, tập quán, tín ngưỡng và cách suy tưởng lại khác biệt nhau như người ta đă biết ?

 

Đáp : Xin bạn cho phép tôi nói thêm về điều dường như bạn không muốn tŕnh bày. Người ta được biết trừ hai di tích về chủng tộc, người theo Bái Hỏa giáo (Persis) và người Do-Thái (Juif), không những chống đối lẫn nhau mà c̣n bị nguy cơ  về nạn phân chia nội bộ nữa. Đặc biệt trường hợp của các quốc gia Cơ Đốc được gọi là văn minh tân tiến. Vậy v́ sao bạn lại ngạc nhiên, và phải chăng mục đích thứ nhứt của chúng tôi có vẻ là một ảo tưởng ?

 

Vấn : Đúng thế ! Nhưng bạn sẽ làm ǵ để chỉnh đốn điều đó ?

 

Đáp : Tôi không phủ nhận sự kiện đó. Nhưng điều cần thiết tôi phải tŕnh bày nhiều về việc loại bỏ các nguyên do khiến cho t́nh Huynh Đệ Đại Đồng trở thành một ảo tưởng trong hiện tại.

 

Vấn : Theo ư bạn, các nguyên do đó ra sao ?

 

Đáp : Trước tiên, do tánh ích kỷ bẩm sinh của nhân loại. Tánh ích kỷ nầy thay v́ bị bứng tận gốc, lại được tăng cường và kích thích hằng ngày đến đổi nó trở thành một thứ t́nh cảm man rợ, bất khả kháng do sự giáo dục của tôn giáo lúc bấy giờ, lối giáo dục nầy có khuynh hướng không những khích lệ t́nh cảm nói trên, mà c̣n bào chữa cho nó nữa. Quan niệm về điều phải và điều quấy của chúng ta hoàn toàn bị sai lạc do sự chấp nhận ư nghĩa Thánh Kinh Do-Thái (Bible juive). Mọi sự hi sinh, đầu đề cho các giáo lư từ ái của Đức Jésus, chỉ trở thành một đề tài lư thuyết để được hùng biện tŕnh bày trên diễn đàn thôi. Trái lại các câu châm ngôn về tánh ích kỷ thực hành của Thánh Kinh Moise, mà Đức Christ đă từng bài bác bằng những lời giảng dạy không hiệu quả lại tự đâm chồi mọc rễ trong đời sống của các quốc gia Tây Phương. “Dĩ oán, báo oán” (oeil pour oeil, dent pour dent), là câu châm ngôn luật pháp đầu tiên của các anh.Vậy, tôi mạnh dạn tuyên bố rằng, chỉ nhờ Thông Thiên Học mới có thể bứng tận gốc Giáo lư nầy, và bao nhiêu Giáo lư khác cũng tàn ác như thế.

 

NGUỒN CỘI CHUNG CỦA CON NGƯỜI

 

Vấn : Xin bạn cho biết v́ sao ?

 

Đáp : Chứng minh giản tiện nhứt là dựa vào luân lư, triết lư, siêu h́nh học và cả khoa học:   

       a/- Tất cả mọi người đều cùng chung một nguồn cội tâm linh và vật chất, đây là giáo huấn chính yếu của Thông Thiên Học.

       b/- V́ nhân loại đều đích thật cùng chung một tinh túy duy nhất, tinh túy nầy là một, vô cùng vô tận, không sáng tạo và hằng cửu, dù chúng ta có dùng danh từ Thượng Đế hay Tạo Hóa cũng vậy. Do đó, không có cái chi có thể cảm nhiễm một quốc gia hoặc một người, mà đồng thời lại không cảm nhiễm tất cả các quốc gia và các người khác. Điều nầy cũng chắc chắn và rơ ràng như việc làm rơi một viên đá xuống hồ, tất nhiên sớm muộn ǵ viên đá cũng làm nước trong hồ chuyển động.

 

Vấn : Đây không phải là lời giáo huấn của Đức Christ, mà là một quan niệm về phiếm thần luận đúng hơn.

 

Đáp : Bạn lầm lẫn rồi. Trái lại, tư tưởng nầy lại thuần lư Cơ Đốc, nhưng không thuộc Do Thái Giáo, v́ thế các quốc gia tuân theo Thánh Kinh có lẽ không thích t́m hiểu các tư tưởng đó.

 

Vấn : Một sự tố giác như thế thật bất công và quá bao quát. Dựa vào đâu bạn đề xướng một chứng cứ như vậy ?

 

Đáp : Các chứng cứ của tôi vừa với tầm hiểu biết. Người ta nói Đức Christ dạy: “Các ngươi hăy thương lẫn nhau” và “Hăy thương kẻ thù nghịch của ngươi”; “v́ chưng nếu ngươi chỉ thuơng yêu những người mà ngươi ưa thích th́ c̣n có chi xứng đáng nữa? Các người Publicains  [13] há không làm như thế chăng? Và, nếu ngươi cứ đón tiếp các bạn bè, anh em ngươi, th́ ngươi có làm chi khác lạ hơn đâu? Các người Publicains há không làm như thế sao? “ Đó chính là những lời của Đức Christ. Trong Khởi Nguyên Thuyết (Genèse) (IX,25 có nói “Chanaan hăy bị nguyền rủa! Chanaan là tôi tớ cho những người phụng sự  các anh em của ḿnh”. Đây là lư do v́ sao các người theo Cơ Đốc Thánh Kinh ưa thích luật của Moise hơn luật bác ái của Đức Christ. Họ thích Cựu Ước kinh v́ nó thỏa măn mọi t́nh cảm; các luật lệ có tính cách xâm chiếm, thôn tính và áp chế đối với các dân tộc mà họ cho c̣n thấp kém. Biết bao trọng tội mà họ phạm phải v́ tin tưởng và bản văn thâm hiểm (nếu được hiểu theo nghĩa đen) của Khởi Nguyên Thuyết! Chỉ nhờ lịch sử mới có thể cho ta một ư niệm, tuy rất xa thực tế.

 

Vấn : Tôi có nghe bạn nói rằng đồng nhất tính về nguồn cội vật chất của chúng ta được chứng minh bởi khoa học, và đồng nhất tính về nguồn cội tâm linh lại do Tôn giáo Minh Triết. Tuy nhiên các người theo học phái Darwin không chứng tỏ được t́nh Huynh Đệ đậm đà.

 

Đáp : Hoàn toàn đúng; và chính điều nầy chứng tỏ sự thiếu sót của các học phái duy vật, và chứng minh các nhà Thông Thiên Học có lư. Đồng nhất tính về nguồn cội vật chất không lay chuyển được các t́nh cảm cao thượng nhất và sâu xa nhất của con người. Vật chất bị thiếu linh hồn và chân linh, nghiă là tinh túy thiêng liêng của nó không thể trực chỉ vào tâm nhân loại; nhưng chỉ có sự đồng nhất tính của linh hồn và chân linh, nghĩa là của con người thực sự và bất tử, như Thông Thiên Học đă tŕnh bày; một khi đă được chứng minh và đă thành lập vào tâm của ta rồi, sẽ dẫn dắt chúng ta tiến rất xa trên con đường thiện tâm, thiện ư, xây dựng t́nh huynh đệ thực sự.

 

Vấn : Nhưng làm như thế Thông Thiên Học giải thích được nguồn cội chung của nhân loại không ?

 

Đáp : Bằng cách chỉ dẫn rằng cội rễ của tất cả bản chất khách quan và chủ quan, cũng như của tất cả cái chi hiện có trong vũ trụ hữu h́nh và vô h́nh, đều đang là, đă là và luôn luôn là một tinh túy tuyệt đối, mà từ đó mọi vật phát tỏa ra và lại phải quay trở về. Triết lư Aryen là thế, và nó chỉ được tượng trưng hoàn toàn trong các môn phái Vệ-Đà và Phật giáo mà thôi. Với mục tiêu được hướng đến nầy, đây là bổn phận của tất cả các nhà Thông Thiên Học ở mọi xứ phải giúp đỡ bằng các phương tiện thực tiễn, để phát triển đường lối giáo dục không môn phái ( l’éducation non-sectaire).

 

Vấn : Vậy qui tắc của Hội Thông Thiên Học khuyên bạn nên thực thi như thế nào? Tôi muốn nói trong phạm vi vật chất .

 

Đáp : Để khêu gợi t́nh huynh đệ giữa các quốc gia, chúng ta phải giúp đỡ sự giao dịch quốc tế trên phương diện nghệ thuật, và các sản phẩm lợi ích trở thành tổng quát hơn. Phải giúp đỡ bằng lời khuyên bảo, bằng tất cả các tin tức mà chúng ta có thể cung cấp, và bằng sự hợp tác với các người có thiện chí  cũng như với tất cả mọi công việc (miễn là, theo như các điều lệ đă ghi thêm, Hội hoặc các “Hội viên” phục vụ nhưng không lănh một lợi lộc nào”). Để tŕnh một trường hợp điển h́nh, thí dụ sự tổ chức của Hội do ông Edouard Bellamy mô tả trong tác phẩm trác tuyệt “Một trăm năm sau”. Ông tŕnh bày rất kỳ diệu về ư niệm Thông Thiên Học trở thành bước đầu tiên để tiến đến sự thực hiện hoàn hảo t́nh huynh đệ đại đồng. Trạng thái sự việc mà ông diễn tả khó có thể thực hiện v́ thiếu thiện chí bởi tính ích kỷ vẫn c̣n, và vẫn tác động nơi tâm con người. Nói một cách tổng quát th́ tính ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa đă bị ư niệm cộng đồng trách nhiệm và t́nh huynh đệ tương trợ đánh bại, và kế hoạch về đời sống mà ông tŕnh bày đă làm suy giảm phần nào các nguyên do có khuynh hướng sáng tạo và tăng cường tính ích kỷ.

 

Vấn : Vậy th́, với tính cách là người Thông Thiên Học, bạn sẽ tham gia và cố gắng thực hiện một lư tưởng như thế chăng ?

 

Đáp : Chắc chắn như vậy, chúng tôi đă từng chứng minh bằng hành động. Bạn có biết về các câu lạc bộ  và đảng phái quốc gia được sáng lập lại Mỹ-Châu kể từ lúc tác phẩm của ông Bellamy được xuất bản không ?  Chúng tự minh định một cách rơ rệt, và sau nầy càng ngày càng phát hiện chính xác hơn. Vậy, các câu lạc bộ và đảng phái đó đă được các nhà Thông Thiên Học thành lập. Một trong các câu lạc bộ đầu tiên, câu lạc bộ quốc gia tại Boston (Massachussets), mà vị Chủ-tịch và Tổng Thư kư là nhà Thông Thiên Học, và phần đông hội viên câu lạc bộ cũng là hội viên Hội Thông Thiên Học. Việc thành lập các câu lạc bộ và đảng phái kể trên, chứng minh rơ ràng ảnh hưởng của Thông Thiên Học và của Hội Thông Thiên Học, v́ t́nh Huynh Đệ giữa nhân loại như Giáo lư nầy đă dạy được dùng làm căn bản và nguyên tắc chính yếu. Tuyên ngôn về các nguyên tắc có đoạn: “Nguyên tắc về T́nh Huynh Đệ giữa Nhân loại là một trong các chân lư vĩnh cửu, nguyên tắc nầy điều khiển sự tiến bộ của thế gian, tùy theo đường lối chúng phân biệt bản tính của nhân loại với loài thú “. Có cái chi thực sự Thông Thiên Học hơn điều đó không? Nhưng cũng chưa đủ. Điều cần thiết là phải làm sao thâm nhập vào con người ư niệm, nếu nguồn cội của nhân loại là một th́ cần có một chân lư duy nhất tự biểu lộ trong tất cả các tôn giáo khác nhau – ngoại trừ trong Do Thái Giáo v́ không ai thấy chân lư nầy được tŕnh bày trong Bí Thuật Giáo (Cabale).

 

Vấn : Có thể bạn hữu lư về những  điều liên quan đến nguồn cội chung của các tôn giáo. Nhưng làm thế nào áp dụng t́nh Huynh Đệ trên cơi đời vật chất nầy?

 

Đáp : Trước tiên, tôi xin nói về điều chi có thật trên cơi giới siêu h́nh cũng phải có thật trên cơi giới vật chất. Kế đến, không có cái chi phát sinh nhiều oán thù và chiến đấu hơn là sự dị biệt về tôn giáo. Khi một môn phái tự tin rằng ḿnh là sở hữu chủ của chân lư tuyệt đối, th́ đương nhiên cũng cho rằng các tôn giáo khác dễ bị sai lạc hoặc Aùm Aûnh.

Người ta có thể chỉ cho đồng loại nh́n  thấy, không một giáo phái nào chíếm được trọn cả chân lư, nhưng trái lại tất cả các môn phái tự bổ túc lẫn nhau, và trong các giáo lư phối hợp lại, người ta mới t́m thấy được chân lư trọn vẹn, lẽ dĩ nhiên sau khi đă loại trừ những giáo lư sai lầm; như thế th́ t́nh Huynh đệ thực sự về tôn giáo sẽ được thiết lập. Một lư luận như thế được áp dụng cho thế giới vật chất.

 

Vấn : Xin bạn cứ tiếp tục giải thích.

 

Đáp : Chúng ta hăy lấy một thí dụ: một cây gồm có: rễ, thân cây, nhiều cành và lá. Nhân loại được xem như thế một cách bao quát và họp thành một thân phát xuất từ cội rễ tâm linh; giống như vậy, thân cây có thể được xem như là góp phần vào sự đơn nhất của cây. Nếu người ta làm hư hại thân cây, dĩ nhiên mỗi cành, mỗi lá phải bị ảnh hưởng lây. Nhân loại cũng thế ấy.

 

Vấn : Vâng, nếu bạn phá hư một lá hoặc một cành, bạn không làm hư trọn cả cây sao ?

 

Đáp : Bạn nghĩ rằng khi gây hại cho một người, bạn không gây hại cả nhân loại hay sao? Làm thế nào bạn có thể hiểu được việc đó? Bạn có biết chăng khoa học duy vật dạy rằng một sự hư hại nhỏ gây ra cho cây có thể ảnh hưởng tất cả diễn tŕnh của sự tăng trưởng và của các sự phát triển tương lai của nó? Sự đồng nhất là hoàn hảo, và chính bạn mới lầm lạc. Tuy nhiên, nếu bạn không lưu ư trọn cả thân thể chịu ảnh hưởng về một ngón tay bị dao cắt đứt, và dấu cắt này tác động vào trọn cả thân thể nhắc nhở cho bạn nhớ rằng có nhiều định luật tâm linh khác tác động cho thảo mộc, thú vật cũng như nhân loại; nhưng có lẽ bạn sẽ từ khước sự hiện tồn của các định luật nầy, v́ bạn không chịu nh́n nhận ảnh hưởng của chúng đối với thảo mộc và thú vật.

 

Vấn : Bạn giảng giải về các định luật nào?

 

Đáp : Chúng tôi gọi là: các định luật Nhân Quả. Nhưng bạn không hiểu được ư nghĩa trọn vẹn của nó, nếu bạn không nghiên cứu Huyền Bí Học. Tuy nhiên, thực sự lư luận của tôi được căn cứ vào sự đồng nhất của cây, chớ không giả thuyết về sự hiện tồn của các định luật. Bạn hăy phát triển ư tưởng nầy, bạn hăy áp dụng nó một cách tổng quát, và bạn sẽ thấy trong triết học chân chính mọi hành động vật chất đều nhất thiết kéo theo một hậu quả luân lư và vĩnh cửu. Nếu bạn làm hại một người bằng cách gây ra cho họ một điều đau đớn vật chất và có lẽ bạn nghĩ rằng sự đau đớn đó không thể lan truyền qua người lân cận hoặc cho những người thuộc các quốc gia khác. Trái lại, chúng tôi xác nhận rằng, với thời gian, hiệu quả đó sẽ phát sinh. V́ thế chúng tôi xin xác nhận t́nh cảm huynh đệ do những nhà Đại Cải Cách thuyết giảng và nhất là do Đức Phật và Đức Jésus, chỉ có thể thực hiện được tại địa cầu ngày giờ nào con người hiểu biết và chấp nhận như một chân lư xác định (vérité axiomatique) sự việc người ta không thể gây hại cho một người mà đồng thời lại không gây hại cho chính họ, và cuối cùng c̣n gây hại cho nhân loại.

 

NHỮNG MỤC ĐÍCH KHÁC CỦA CHÚNG TÔI

 

Vấn : Bây giờ xin bạn giải thích cho tôi biết, bạn định thực hiện mục đích thứ nh́ của bạn bằng cách nào?

 

Đáp :  Bằng cách sưu tầm cho thư viện của Trung Tâm Thông Thiên Học tại Adyar-Madras (và do trung gian của Hội viên các Xứ Bộ cho những thư viện địa phương của họ) tất cả các tác phẩm hay mà chúng tôi có thể t́m hiểu về các tôn giáo trên thế giới; bằng cách phổ biến những tài liệu chính xác về triết lư, về truyện tích truyền khẩu, và các thánh truyện cổ, bằng cách truyền bá với tất cả mọi phương tiện thực hành như : phiên dịch, xuất bản những tác phẩm đặc biệt có giá trị, cũng như sưu tập, ghi chép b́nh luận những loại đề tài hoặc khẩu huấn của các nhà uyên bác trong lĩnh vực liên hệ của họ.

 

Vấn : Về mục đích thứ ba: phát triển các quyền năng tâm linh hay tâm lư tiềm tàng trong con người th́ sao?

 

Đáp : Mục đích nầy sẽ được thực hiện nhờ sự truyền bá ở những nơi không thể tổ chức các cuộc thuyết giảng hoặc giáo huấn cá nhân. Bổn phận của chúng tôi là duy tŕ nơi con người các trực giác tâm linh, hầu đối kháng lại sự mê tín, sau khi đă phân tích kỹ lưỡng và chứng minh bản tính phản lư của nó, ngăn trở nó dưới tất cả mọi h́nh thức tôn giáo, khoa học và xă hội; nhất là đánh đổ sự giả dối, như tinh thần tôn giáo môn phái, sự tin tưởng vào các phép lạ hay siêu nhiên. Điều mà chúng tôi phải làm, đó là việc t́m cách thấu đạt, phổ biến  sự hiểu biết các định luật của thiên nhiên; khuyến khích sự học hỏi các định luật nầy v́ chúng chưa được các dân tộc tân tiến hiểu biết, nghĩa là các khoa được gọi là Huyền bí học, chúng được căn cứ vào sự tri thức  thực sự về thiên nhiên chớ chẳng phải vào mê tín, vào một đức tin mù quáng hay uy lực như hiện nay. Nếu người ta quan sát kỹ th́ các thánh truyền hay những mẫu chuyện khẩu truyền b́nh dân, dù đôi lúc chúng có vẻ huyền hoặc, nhưng nó có thể giúp ích cho sự phát giác nhiều bí ẩn quan trọng của thiên nhiên, đă bị thất lạc từ lâu. Bởi thế, Hội cứ theo dơi con đường sưu tầm nầy với hy vọng phát triển lĩnh vực quan sát về khoa học và triết lư.

 

SỰ CAO TRỌNG CỦA  LỜI THỆ NGUYỆN

 

Vấn : Hội có căn cứ vào một hệ thống luân lư đặc biệt nào không ?

 

Đáp : Các nguyên tắc về luân lư vẫn có, được hạn định rơ rệt và thích ứng cho những ai muốn tuân theo. Đây là tinh thần và bản chất  của nền luân lư nhân loại, được trích tập từ các giáo huấn của những bậc đại cải cách trên thế giới. Bạn sẽ t́m thấy trong giáo huấn của Đức Khổng Tử, Đức Zoroastre, Đức Lăo Tử, Kinh Bhagavad Gita, trong lời giảng dạy của Đức Phật Gautama, của Đức Jésus ở Nazareth, trong học thuyết của ông Hillel cũng như của Đức Pythagore, Socrate, Platon và môn phái của các Ngài.

 

Vấn : Nhưng các hội viên của Hội Thông Thiên Học có tuân thủ những huấn giới nầy không? Tôi nghe nói có nhiều mối bất ḥa và tranh luận nghiêm trọng xảy ra trong Hội.

 

Đáp : Đó là lẽ dĩ nhiên, dù người ta có thể cho rằng sự cải cách (dưới h́nh thức hiện tại) thật là tân tiến, các người nam cũng như nữ cần được cải thiện phải có đồng một bản tính về tội lỗi của nhân loại như thuở xưa. Như chúng tôi đă tŕnh bày, các hội viên chân chính muốn làm việc một cách tích cực lại rất ít; có nhiều người thành thật, rất sẵn sàng và cố gắng sống thích hợp với lư tưởng riêng tư của ḿnh và của Hội. Đây là phận sự của chúng tôi phải giúp đỡ, khuyến khích các hội viên, với tư cách cá nhân, chính họ nên cải thiện về phương diện tinh thần, luân lư và tâm linh. Tuy nhiên chúng ta không nên khiển trách khi công tŕnh nầy của các bạn bị thất bại. Để tŕnh bày một cách chính xác hơn, chúng ta không có quyền từ chối thu nhận bất cứ người nào, nhất là những người trong Phái Bí Truyền của Hội mà “người gia nhập kể như được sinh ra lần thứ hai”. Sau lần “tái sinh” nầy, con người thay đổi mới. Nếu một hội viên nào, mặc dù đă lấy danh dự long trọng thốt lời thệ nguyện và nhơn danh chân ngă bất tử của ḿnh, mà vẫn tiếp tục duy tŕ các thói hư, tật xấu thuộc đời sống cũ, và cứ thực hành như thế ngay tại Hội, th́ chắc chắn họ sẽ được khuyên bảo nên xin từ chức hay tự rút lui. Nếu bất tuân họ không tránh được sự sa thải. Chúng tôi áp dụng trong các trường hợp như thế những qui luật nghiêm khắc nhất.

 

Vấn : Bạn có thể kể ra vài trường hợp không?

 

Đáp : Chắc hẳn là được. Trước tiên không một hội viên thuộc công truyền hay bí truyền nào được quyền đem ư kiến cá nhân của ḿnh áp chế ư kiến của một hội viên khác. “Thật không hợp lệ cho bất cứ một hội viên chính thức nào của Xứ Bộ bộc lộ công khai, bằng lời nói hay việc làm sự oán ghét hoặc ưa thích đối với một môn phái, triết lư hay tôn giáo nào. Tất cả mọi giáo phái có quyền hợp pháp để thấy tín ngưỡng của họ được giải bày trước ṭa án của một thế giới công minh và không một hội viên chính thức nào của Hội, trong lúc thừa hành phận sự, lại có quyền thuyết tŕnh các ư tưởng riêng biệt, và các tín ngưỡng môn phái của ḿnh trước một cuộc tập họp các hội viên, trừ phi thính đàn gồm có những người đồng đạo. Sau lời cảnh cáo chính đáng, sự vi phạm qui luật nầy sẽ bị phạt ngưng chức hoặc sa thải”. Đây là một sự thóa mạ Hội. C̣n về điều có liên quan đến phái bên trong hay Bí truyền, đây là các qui tắc được tuyên bố và chấp thuận từ năm 1880; “Không một hội viên nào được phép xử dụng với tính cách ích kỷ một trong các điều hiểu biết mà một hội viên của nhóm đầu tiên hiện nay có một ‘cấp bực’ thượng đẳng hơn đă thông báo lại cho họ, mọi sự vi phạm về qui tắc sẽ bị xử phạt sa thải”. Vả lại, trước khi một điều hiểu biết thuộc về loại nầy được chuyển giao, người muốn nhận phải hứa long trọng không áp dụng vào một mục đích ích kỷ và không tiết lộ nếu chưa được phép.

 

Vấn : Nhưng nếu một người bị sa thải hoặc tự xin ra khỏi phái (bí truyền), họ có được tự do tiết lộ điều chi đă học hỏi hoặc vi bội các điều khoản của lời thệ nguyện, do đó, họ bị liên kết chăng ?

 

Đáp : Dĩ nhiên là không! Sự sa thải hoặc sự từ chức của họ chỉ giải kết họ với sự ràng buộc phải tuân theo vị giáo huấn, và với bổn phận tham dự vào công việc của Hội, nhưng chắc chắn không giải kết họ với lời thệ nguyện tôn nghiêm về việc giữ kín mà họ đă hứa.

 

Vấn : Phải chăng điều đó rất hợp lư và công b́nh ?

 

Đáp : Chắc chắn như vậy. Người nam hay người nữ nào có được chút ít cảm nghĩ về danh dự sẽ hiểu rằng lời thệ nguyện giữ im lặng, dù chỉ liên kết bằng lời hứa danh dự và nhất là,với danh nghĩa của Chân Ngă Thượng Đẳng – vị Thần nội tâm – phải liên kết cho đến lúc chết. Và tuy đă ra khỏi Phái và Hội, không một người nam hay một người nữ có danh dự nào lại mưu tính đả kích, phá hoại một cơ quan, mà đối với nó, họ đă tự liên kết vào.

 

Vấn : Như vậy không phải quá bắt buộc sao ?

 

Đáp : Có lẽ, theo sự  phán xét quá thấp kém về luân lư hiện tại. Một lời thệ nguyện  có ư nghĩa ǵ nếu không liên kết chúng ta với điều đó? Làm sao chúng ta có thể hi vọng nhận được sự hiểu biết bí nhiệm, nếu chúng ta tự ư giải thoát khỏi các lời cam kết đă hứa ?  Có sự bảo đăm tin cậy hay đức tin nào c̣n tồn tại được giữa con người, nếu lời thệ nguyện như thế lại không liên kết chi cả? Vả lại, bạn hăy tin nơi tôi, v́ sau đó định luật bù trừ (Nhân Quả) sẽ xử phạt người nào vi phạm lời cam kết của họ, có lẽ nhanh chóng như sự khinh bỉ của những người có danh dự, và sẽ áp chế họ ngay trong lănh vực vật chất. Cũng như quyển The Path (Con Đường Đạo), mà chúng tôi có đề cập đă diễn tả rất đúng vấn đề nầy:

“Lời thệ nguyện một khi đă được thốt ra, liên kết măi măi một người vào lĩnh vực luân lư cũng như vào thế giới huyền bí. Nếu chúng ta đă vi phạm một lần và đă bị phạt, chúng ta không được tự biện hộ v́ có thể c̣n vi phạm một lần nữa; nếu chúng ta thường tái vi phạm th́ búa ŕu mănh liệt của Định Luật (Nhân Quả) sẽ phản ứng lại chúng ta” (The Path, tháng bảy năm 1889).


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG   IV

     

SỰ LIÊN KẾT GIỮA HỘI THÔNG THIÊN HỌC VÀ MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG

CẢI THIỆN TỰ NGĂ

 

Vấn : Phải chăng Hội của bạn chú ư đặc biệt sự nâng cao luân lư?

 

Đáp : Chắc chắn như thế! Ai muốn trở thành một người Thông Thiên Học phải cố gắng sống một đời sống Minh Triết.

 

Vấn : Nếu như thế th́ tác phong của vài hội viên lại đính chánh đặc biệt qui tắc nầy, như tôi đă lưu ư .

 

Đáp : Đúng như thế. Nhưng điều nầy không thể tránh được nơi chúng tôi cũng như nơi những người Cơ Đốc đă phạm phải điều quấy. Lỗi không do nơi điều lệ và qui tắc của chúng tôi, mà lại do nơi bản tính của nhân loại, dù cho vài Chi bộ công truyền hoặc các hội viên thệ nguyện nhân danh “Chân Ngă Thượng Đẳng” và có một nếp sống mà Thông Thiên Học đă khuyên bảo. Hằng ngày và từng lúc trong đời sống, họ kêu gọi đến cái Ngă Thiêng Liêng để d́u dắt họ trong mỗi tư tưởng cũng như trong mỗi hành động. Một người Thông Thiên Học thực sự phải “thực hành điều chi chính đáng và đi đứng một cách khiêm tốn”.

 

Vấn : Bạn muốn nói chi về điều đó ?

 

Đáp : Điều nầy rất đơn giản : cái Ngă của một người phải quên đi v́ lợi ích cho cái Ngă phức tạp của đồng loại. Bạn cho phép kể lại lời của một người Philalèthe thực sự, hội viên của Hội Thông Thiên Học đă tŕnh bày tư tưởng nầy rất đúng trong tập san Théosophist: “ Điều mà một người cần hiểu trước tiên, là sự tự biết ḿnh. Kế đó, phải t́m hiểu những điều chiếm hữu chủ quan, và dù cho trạng thái linh hồn có bất hảo và suy bại đến đâu, con người cũng có thể chuộc lỗi nếu biết khởi sự làm việc một cách nghiêm chỉnh”. Nhưng có được bao nhiêu người hành động như thế? Tất cả mọi người đều muốn làm việc cho sự phát triển và tiến bộ riêng của ḿnh; rất ít người sẵn sàng làm việc cho sự phát triển và tiến bộ của đồng bào. Chúng ta nên kể lại lời của tác giả nầy  một lần nữa: “con người thường bị gạt gẫm và lừa phỉnh : họ cần đập vỡ các tượng thần, vứt bỏ các ngẫu tượng, và chính họ phải bắt tay vào việc; - nhưng thật ra là lời nói thừa; v́ chưng người nào làm việc cho chính ḿnh, th́ tốt hơn không nên làm chi cả. Đúng ra họ nên làm việc cho đồng bào, cho toàn thể. Mỗi hoa t́nh thương và từ thiện mà con người trồng được trong thửa vườn của Nhân Loại sẽ nẩy nở như đóa hoa hồng. Các Thánh kinh và tôn giáo giải bày rơ ràng vấn đề nầy; nhưng những người có tà tâm làm sai lệch trước tiên, cuối cùng chúng phải suy yếu v́ bị duy vật hóa để rồi mất hết ư nghĩa tốt đẹp. Người ta không cần một sự tiết lộ mới, mà mỗi người phải là một sự tiết lộ riêng biệt. Khi chân linh bất tử của con người chiếm hữu được thánh điện của thể xác, và khi họ đă xua đuổi được tất cả điều chi ô trược, th́ lúc đó chính cái phần thiêng liêng riêng biệt của nhân loại sẽ cứu rỗi họ; v́ chưng khi được hợp nhứt với chính ḿnh, con người sẽ trực nhận được vị “kiến trúc sư của Thánh Điện”.

 

Vấn : Tôi nh́n nhận đây là ḷng nhân từ thuần khiết.

 

Đáp : Vâng. Chỉ cần có một hội viên trong số mười người của Hội Thông Thiên Học thực hành ḷng nhân từ để chúng ta thực sự trở thành một nhóm người trúng tuyển. Nhưng, trong số ở ngoài Hội, c̣n có những người luôn luôn từ khước nh́n nhận sự sai biệt chính yếu giữa Thông Thiên HoÏc và Hội Thông Thiên Học, giữa tư tưởng và môi vật không toàn hảo. Các người đó sẽ qui tội lỗi và sai lầm của môi vật, thuộc xác thân của nhân loại cho chân linh thuần khiết trong khi nó ban răi vào môi vật nầy ánh sáng thiêng liêng. Phải chăng là sự tự chứng tỏ luật công bằng đối với điều nầy và điều kia?  Không, đó là việc ném viên đá vào một hiệp hội để cho sự cố gắng, trải qua các khó khăn lớn lao nhất tự nâng cao lên, xứng đáng với lư tưởng mà nó truyền bá cho thế gian. Các người này sỉ nhục Hội Thông Thiên Học bởi v́ Hội dám đem thực hiện điều mà các giáo phái khác, nhất là Cơ Đốc Giáo của Giáo đường và của Quốc gia, không thể nào thực hành được, dĩ nhiên các người khác sỉ nhục Hội, v́ họ muốn giữ vững t́nh trạng hiện tại; đó là các người “Pharisiens” [14] và “Sadducéens” [15] trên diễn đàn của Moise, người “publicains” và những người tội lỗi trong hàng cao sang như vào thời của Đế Quốc La-Mă suy vi. Vào mọi trường hợp, các nhà trí thức chân chính nên nhớ rằng, trong thế giới mà các khả năng có tính cách tương đối, người đă đem hết sức ḿnh cũng bằng như đă hoàn tất được nhiều nhất. Đây là một chân lư tầm thường, một định lư cho những ai đă tin tưởng vào Phúc Âm, được chứng minh bởi câu ngụ ngôn của Đức Thầy (Đức Jésus) nói về các tài năng: Người phụng sự nào tăng gấp hai tài năng của ḿnh, y cũng sẽ được ban thưởng nhiều như người phụng sự khác đă nhận được tất cả năm tài năng. Mỗi người sẽ được trao tặng tùy theo khả năng của ḿnh”.

 

Vấn : Nhưng trong trường hợp nầy rất khó phân biệt giữa điều chi trừu tượng và cụ thể; vậy th́, chúng ta chỉ có thể xét đoán theo điều sau mà thôi.

 

Đáp : V́ sao bạn lại nêu ra một ngoại lệ cho Hội Thông Thiên Học? Sự công bằng, cũng như từ thiện, phải phát khởi tự nơi tâm. Bạn không khinh rẻ cũng như không chế nhạo “Bài thuyết pháp trên Núi” (Sermon sur la Montagne), bởi đến ngày nay, các định luật xă hội, chánh trị cũng như tôn giáo của bạn không thành công để áp dụng lời giáo huấn của Ngài (Đức Jésus); không những chúng ta phải theo đúng tinh thần, mà phải hiểu trọn ư nghĩa. Bạn hăy hủy bỏ lời thệ nguyện nơi Ṭa Án, Quân Đội, Quốc Hội và mọi nơi khác, bạn hăy làm như người Quakers  [16], nếu bạn muốn xứng đáng là một tín đồ Cơ Đốc giáo, bạn hăy phá bỏ các ṭa án, v́ rằng bạn muốn tuân theo các giới luật của Đấng Christ, bạn phải tặng chiếc áo của bạn cho kẻ nào lấy của bạn chiếc áo. Bạn hăy đưa thêm má trái nếu người ta đánh vào má phải của bạn. “Chớ nên kháng cự kẻ nào hại ngươi; hăy thương yêu kẻ nghịch thù cũng như chúc lành cho kẻ nào nguyền rủa ngươi, phải làm điều thiện cho ai oán ghét ngươi”; v́ chưng “ai đă vi phạm một điều nhỏ trong giới luật đó, và ai đă dạy cho người khác vi phạm chúng, sẽ bị xem như thấp kém nhất trong Thiên Quốc”; và “ai nói: Điên khùng sẽ bị xử phạt nơi hỏa ngục”. Và v́ sao bạn lại phán xét, nếu bạn muốn không bị phán xét trở lại? Khi nhấn mạnh về sự kiện không có điểm sai biệt giữa Thông Thiên Học và Hội Thông Thiên Học, bạn đă tŕnh bày học phái và tinh túy của Cơ Đốc Giáo, cùng với các sự tố giác hay tuyên bố về chúng một cách nghiêm trọng hơn.

 

Vấn : Tại sao lại nghiêm trọng hơn ?

 

Đáp : Bởi v́, trong khi thủ lănh của phong trào Thông Thiên Học nh́n nhận hoàn toàn các khuyết điểm, và tận lực sửa chữa những điều quấy hiện có trong Hội – mà các qui luật và điều lệ được dẫn khởi bởi tinh thần của Thông Thiên Học – th́ các nhà Lập pháp và các Giáo Đường của những Quốc Gia và những xứ theo Cơ Đốc Giáo đều làm trái ngược lại. Các nhà Thông Thiên Học Tây Phương gặp phải bao nhiêu điều khó khăn để duy tŕ một đời sống thực sự minh triết, v́ tất cả đều là con của thế hệ nầy. Mỗi người có thể là tín đồ của Cơ Đốc Giáo, họ được sinh ra và nuôi dưỡng theo lề lối của Giáo Đường, cũng như theo các tập quán xă hội hay các luật lệ nghịch lư tùy hoàn cảnh của họ. Đây là điều mà mỗi người đă hấp thụ trước khi trở thành nhà Thông Thiên Học hoặc đúng hơn là hội viên của Hội Thông Thiên Học. Bởi thế, người ta không ngớt lập lại, hiện có một sự sai biệt quan trọng nhất giữa lư tưởng trừu tượng và môi vật của nó.

 

TRỪU TƯỢNG VÀ CỤ THỂ

 

Vấn : Xin bạn giải thích rơ ràng hơn sự sai biệt nầy ra sao ?

 

Đáp : Hội là một cơ quan rộng răi gồm có các người nam và nữ đă hợp tác bởi các yếu tố dị biệt nhất. Theo ư nghĩa trừu tượng, Thông Thiên Học là Minh Triết Thiêng Liêng, hoặc sự kết hợp của trí thức và minh triết; chúng là nền tảng của vũ trụ đồng nhất về ĐIỀU THIỆN vĩnh cửu. Theo ư nghĩa cụ thể, Thông Thiên Học là sự tổng hợp của điều thiện mà thiên nhiên đă ban cho con người ở dăy Địa Cầu nầy. Vài hội viên t́m cách thực hành Thông Thiên Học theo cách nghiêm chỉnh trong đời sống, nghĩa là làm cho Thông Thiên Học trở thành khách quan; c̣n các người khác chỉ thích t́m hiểu hơn là thực hành. Có vài người gia nhập Hội do tánh hiếu kỳ, hoặc do một lợi lộc tạm thời; v́ họ có vài bạn thân đă tham gia vào Hội. Lúc ấy, làm sao người ta có thể phán đoán được học thuyết minh triết qua những người mang danh là nhà Thông Thiên Học nhưng không tiêu biểu được giáo lư nầy. Vậy người ta có phán đoán được thi ca và nàng thơ qua những cá nhân tự xưng là thi sĩ mà thi phẩm của họ lại làm nhức tai ta chăng?  Cũng giống như thế, Hội Thông Thiên Học không thế nào được xem như là việc cá nhân hóa Thông Thiên Học dưới h́nh thức những lư do trừu tượng; Hội không kỳ vọng vào môi vật cụ thể mà sự bất toàn và hèn yếu của nhân loại c̣n tồn tại trong ḷng nó; bằng không, Hội chỉ lập lại điều sai lầm và các tội phạm thánh rơ rệt ở những nơi tự xưng là giáo đường của Đấng Christ. Để áp dụng sự so sánh Đông Phương, Thông Thiên Học được xem như là đại dương vô bờ bến của Chân lư, của t́nh thương và minh triết phổ quát, nó phản chiếu ánh vinh quang rực rỡ xuống Địa Cầu; c̣n Hội Thông Thiên Học chỉ là một cái bọt hữu h́nh của sự phản chiếu đó. Thông Thiên Học là bản tính nhân loại tự cố gắng hướng về Từ Phụ Thiêng Liêng. Cuối cùng, Thông Thiên Học là vầng Thái Dương bất động, vĩnh cửu, Hội Thông Thiên Học là chiếc sao chổi thoáng qua đang t́m cách định trú vào một quỹ đạo hầu trở thành một hành tinh, và để quây luôn luôn trong ṿng hấp lực của mặt trời chân lư. Hội được thành lập để chứng minh cho con người thấy c̣n có Thông Thiên Học để giúp đỡ họ tự hướng thượng bằng sự học hỏi và đồng hóa các chân lư vĩnh cửu.

 

Vấn : Phải chăng bạn từng nói bạn không có tín điều hay giáo lư riêng biệt?

 

Đáp : Thật vậy, chúng tôi không có tín điều hay giáo lư, Hội không có một sự minh triết riêng tư nào để bảo vệ hoặc giáo huấn. Hội chỉ đơn giản là nơi tích lũy tất cả Chân lư đă được các bậc có huệ nhăn, các bậc được điểm đạo và các nhà tiên tri của những thời đại lịch sử và tiền sử đă từng công bố – ít nhất tất cả điều chi thuộc các Chân lư mà nó có thể thu thập được. Hội chỉ đơn giản là con đường mà nhờ đó được ban rải một phần nhiều hay ít Chân lư đă t́m thấy trong các giáo huấn tích lũy bởi những nhà Đại Giáo Chủ của nhân loại.

 

Vấn : Người ta không thể hoạch đắc Chân lư này ngoài Hội Thông Thiên Học hay sao ? Tất cả mọi Giáo Đường đều tự cho rằng đă chiếm hữu được Chân lư đó ?

 

Đáp : Không chắc hẳn. Sự hiện tồn không thể chối căi của vài bực đắc đạo – những người “con của Thượng Đế” thực sự – chứng minh rằng c̣n có những cá nhân sống đơn độc đă đạt được sự minh triết nhưng luôn luôn vào lúc ban sơ đều nhờ sự hướng dẫn của một Đấng Chân Sư. Nhưng phần đông các vị đệ tử nầy, đến phiên ḿnh trở thành Sư Phụ, đă làm giảm bớt phổ quát tính các giáo huấn đó để làm chúng thích hợp với tín điều eo hẹp và môn phái của ḿnh. Vậy, các lời giáo huấn của vị Sư Phụ duy nhất đă chọn lựa phải được tuân thủ và noi theo ngoài các lời giáo huấn khác; nên ghi nhớ rơ như trường hợp “Bài thuyết pháp trên Núi”. Mỗi tôn giáo là một phần của Chân lư thiêng liêng và trở thành trung tâm mà nơi đây lại chiếu rọi cái toàn cảnh rộng răi và sự ngông tín của nhân loại được tự hào đă tượng trưng và thay thế cho Chân lư.

 

Vấn : Nhưng bạn nói Thông Thiên Học không phải là một tôn giáo ?

 

Đáp : Thật vậy, Thông Thiên Học không phải là một Tôn Giáo mà là tinh túy của các Tôn giáo và là Chân lư tuyệt đối mà chỉ một giọt thôi cũng đủ làm nền tảng cho mỗi tín ngưỡng. Để dùng làm ẩn dụ ta có thể xem Thông Thiên Học, tại thế gian nầy, là ánh sáng trắng của quang phổ mặt trời,và mỗi Tôn giáo chỉ là một trong bảy màu sắc do lăng kính phát ra. Mỗi tia sáng nhuộm màu, không nhận ra được các tia sáng khác và tuyên bố rằng chúng là giả tạo, không những lầm tưởng rằng nó chiếm ưu thế mà c̣n xác định rằng nó chính là ánh sáng trắng nầy, và v́ lư do đó, lại kết án các biến sắc (nuances) riêng biệt của ánh sáng trắng, từ màu lợt đến màu đậm, như là bao nhiêu tà thuyết. Tuy nhiên, cũng như mặt trời Chân lư là một luôn luôn cao hơn chân trời tri giác của loài người, và cũng như mỗi tia sáng nhuộm màu tàn tạ lần lần và cuối cùng tiêu tan, nhân loại sau rốt sẽ không c̣n bị phiền nhiểu bởi các sự phân quang giả tạo và sẽ được thấm nhuần trong ánh sáng thái dương thuần khiết không màu sắc của Chân lư vĩnh cửu. Chân lư đó là Théosophia (Thông Thiên Học --Minh Triết Thiêng Liêng).

 

Vấn : Bạn tin tưởng rằng tất cả các đại tôn giáo đều xuất phát từ nền Minh Triết Thiêng Liêng, và khi tự đồng hóa với Thông Thiên Học th́ thế gian sẽ được giải thoát khỏi tai ách của các đại ảo tưởng và sai lầm.

 

Đáp : Đúng vậy. Chúng tôi xin nói thêm rằng Hội ThôngThiên Học của chúng tôi là hạt giống khiêm tốn, nếu được người ta vun tưới và để cho sinh sống, cuối cùng sẽ phát sinh cây Tri Thức về Thiện Aùc, được tháp vào cây Trường Sinh. Chỉ khi nào ta nghiên cứu các đại Tôn Giáo và triết lư khác biệt của nhân loại, và khi ta so sánh chúng không thiên vị và vô tư, th́ ta mới có thể hi vọng được Chân lư. Nhất là bằng cách phát minh và ghi chú các điểm tương đồng của Tôn giáo, người ta mới đi đến kết quả nầy. Thực sự, khi vừa nói thâm nhập được ư nghĩa bên trong do bởi sự nghiên cứu hoặc giả bởi sự giáo huấn của những người hiểu biết – người ta sẽ t́m thấy, trong hầu hết mọi trường hợp chúng giải bày đại Chân lư nào đó của Tạo Hóa.

 

Vấn : Chúng tôi có nghe nói về một Thời Đại Hoàng Kim (Age d’or) đă hiện tồn rồi, những điều bạn diễn tả phải chăng là một Thời Đại Hoàng Kim cần được thực hiện trong tương lai? Lúc nào nó sẽ đến ?

 

Đáp : Không thể đến trưóc lúc mà nhân loại được nhận xét toàn diện. Một câu châm ngôn của tác phẩm Ba-Tư “Javidan Khirad” có nói: “Chân lư có hai loại: một loại minh bạch và tự nó hiển nhiên; loại kia đ̣i hỏi luôn luôn có nhiều sự chứng minh và bằng cớ mới mẻ”.  Thời Đại Hoàng Kim  hưng thịnh chỉ khi nào loại  Chân lư thứ nh́ trở thành hiển nhiên đối với mọi người, cũng như  ngày nay c̣n tối tăm; do đó mối nguy cơ là bị những người ngụy biện làm sai lạc. Chỉ lúc nào hai loại Chân lư nầy được quay về điểm đơn nhất đầu tiên, th́ tất cả mọi người sẽ có cái khuynh hướng nh́n thấy giống nhau.

 

Vấn : Nhưng một số ít người thấy nhu cầu về Chân lư như thế, họ không tự quyết định để chấp nhận một tín ngưỡng xác định hay sao ? Bạn đă nói với tôi rằng Hội không có Giáo lư riêng, mỗi hội viên được tự do tin tưởng vào điều họ muốn, và chấp nhận điều họ ưa thích. Có thể giả thiết rằng Hội Thông Thiên Học nhắm vào mục tiêu làm sống lại t́nh trạng hỗn tạp của các ngôn ngữ và tín ngưỡng cổ. Các bạn không có tín ngưỡng cộng đồng hay sao ?

 

Đáp : Khi chúng tôi nói Hội không có tín điều, giáo lư là chúng tôi muốn nói rằng Hội không có Giáo Lư và Tín Điều đặc biệt bắt buộc các hội viên. Nhưng điều nầy chỉ áp dụng cho Hội qua sự nhận xét về phần toàn diện. Như tôi đă nói, Hội được phân ra làm hai phần, phần bên ngoài và bên trong. Những người thuộc về phần bên trong đương nhiên có một triết lư, hoặc, nếu bạn muốn, một học phái tôn giáo riêng của họ.

 

Vấn : Có thể hiểu biết học phái nầy ra sao chăng ?

 

Đáp : Chúng tôi không giấu điều chi cả. Vài năm trước, nó được phác họa trong tập san Theosophist và trong tác phẩm “Phật giáo Bí Truyền” (Le Bouddhisme Esotérique) và dưới một h́nh thức đầy đủ chi tiết hơn  trong tác phẩm “Giáo Lư Bí Truyền” (La Doctrine Secrète), căn cứ vào triết lư cổ nhất của thế gian được gọi là Tôn Giáo Minh Triết (La Religion-  Sagesse) hoặc giáo lư cổ truyền (Doctrine Achaique). Bạn có thể, nếu bạn muốn, đặt câu hỏi và bạn sẽ được giải đáp.

 


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG  V

 

CÁC GIÁO HUẤN CĂN BẢN CỦA THÔNG THIÊN HỌC

THƯỢNG ĐẾ VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

 

Vấn : Bạn tin có Thượng Đế không ?

 

Đáp : Tùy bạn muốn hiểu danh từ này ra sao .

 

Vấn : Tôi hiểu là Thượng Đế của các người Cơ Đốc Giáo, là Đức chúa Cha của Đức Jésus, là Đấng Sáng Tạo, là Thượng Đế của Moise và của Thánh kinh (Bible), tóm tắt như thế.

 

Đáp : Chúng tôi không tin nơi một Thượng Đế như vậy. Chúng tôi từ khước ư niệm về một Thượng Đế cá nhân, ngoài vũ trụ và thần nhân đồng h́nh (anthropomorphe), Ngài chỉ là h́nh bóng khổng lồ của con người và Ngài lại không tượng trưng được cái chi tốt đẹp nhất trong con người. Chúng tôi nói có đủ chứng cớ để biện minh rằng Ngài là một bất khả năng tính hợp lư. V́ thế tại sao chúng tôi không muốn nh́n nhận Ngài.

 

Vấn : Bạn hăy tŕnh bày những lư lẽ của bạn.

 

Đáp: Lư lẽ có nhiều, và người ta không sao dự định được tất cả.Nhưng có thể kể ra một vài. Thượng Đế nầy được các tín đồ gọi là vô tận và tuyệt đối, có phải như thế chăng ?

 

Vấn : Tôi tưởng như thế.

 

Đáp : Vậy th́! Nếu Ngài là vô tận nghĩa là vô giới hạn, và nhất là tuyệt đối, làm sao Ngài có thể mang một h́nh hài và là Đấng Sáng Tạo của bất cứ cái chi ? Một h́nh hài hàm súc một sự hạn chế, một khởi điểm cũng như kết thúc; và muốn sáng tạo cần phải có một Đấng suy tưởng và hành động theo một kế hoạch. Làm sao người ta có thể tưởng tượng được cái TUYỆT ĐỐI suy tưởng, nghĩa là liên lạc với một cái chi đó bị giới hạn, hạn định và có điều kiện?  Thật là vô lư trên phương diện triết lư cũng như  luân lư, ư tưởng nầy cũng không chấp nhận bởi Bí Thuật Giáo Hi-ba-lai (La Cabale Hébraique), làm cho Nguyên Lư Thiêng Liêng Tuyệt Đối thành một Đơn Nhất vô tận, gọi là Ain-Soph  [17]. Muốn tạo tác, Đấng Sáng Tạo phải trở thành linh động, và v́ điều đó không thể có được đối với cái TUYỆT ĐỐI, người ta phải tŕnh bày cái nguyên lư vô tận trở thành cái nguyên nhân của sự tiến hóa một cách gián tiếp (chớ không phải của sự sáng tạo), nhờ sự phát tỏa của các Séphiroth ra khỏi chính nó (đây là một sự vô lư khác, mà lần nầy ta phải qui vào các phiên dịch viên của Cabale).

 

Vấn : Nhưng làm sao bạn có thể giải thích được người Bí Thuật Giáo (Cabalistes) tuy không thay đổi phẩm cách, có thể tín ngưỡng vào Jéhovah hoặc Tứ Tự (Tétragramme) ?

 

Đáp : Họ có thể tin tưởng vào điều chi mà họ ưa thích; sự tín ngưỡng hay vô tín ngưỡng của họ sẽ không thay đổi chi hết một sự kiện tự nó rơ ràng. Các Thầy Tư (les Jésuites) có thể nói với chúng ta rằng hai lần hai không nhất thiết là bốn, và 2x2=5, nếu Thượng Đế muốn như thế. Phải chăng là một lư lẽ để chấp nhận lối ngụy biện của họ ?

 

Vấn : Vậy các bạn là những người Vô Thần (Athées) ?

 

Đáp : Chúng tôi không biết, ít ra h́nh dung từ “Vô Thần” không áp dụng cho tất cả những ai không tin tưởng vào một Thượng Đế thần nhân đồng h́nh (Dieu anthropomorphe). Chúng tôi tín ngưỡng nơi một Nguyên Lư Phổ Quát và Thiêng Liêng, cội rễ của TOÀN THỂ, nơi mà tất cả đều phát sinh ra và nơi đó tất cả sẽ bị thu hút về lúc cuối cùng của đại chu kỳ Bản Thể.

 

Vấn: Nhưng đó lại là kỳ vọng rất cổ của Phiếm Thần Giáo (Panthéisme)  [18]. Nếu bạn  là người  Phiếm  Thần  Giáo  (Panthéistes) ,  bạn  không  thể  là người  Tự Nhiên  Thần  Giáo (Déistes);  và nếu bạn không phải  là người  Tự Nhiên Thần Giáo, th́ bạn phải tự gọi là người Vô Thần.

 

Đáp : Không  nhất  thiết  như  thế. Danh từ  Phiếm Thần Giáo  c̣n  là  một  trong nhiều danh từ  được  dùng  không đúng, và ư nghĩa nguyên thủy thật sự bị sai lạc bởi thành kiến mù quáng. Nếu bạn chấp nhận ngữ  nguyên Cơ Đốc của chữ là do chư ơ “toàn thể”, và chữ “thần”; nếu bạn tưởng tượng và giảng giải rằng chữ phức tạp đó có nghĩa là một viên đá và mỗi cây trong Thiên Nhiên là một Thượng Đế, hoặc Thượng Đế Duy Nhất, dĩ nhiên bạn hữu lư. Bạn biến các người Phiếm Thần Giáo thành các người chiêm ngưỡng ngẫu tượng. Nhưng bạn  sẽ thành  công ít dễ dàng hơn, nếu bạn biết ngữ nguyên bí truyền của chữ ‘Phiếm Thần Giáo” như chúng tôi đă giải thích.

 

Vấn : Bạn định nghĩa ra sao?

 

Đáp : Bạn cho phép  tôi  đặt ra  một câu hỏi. Bạn hiểu nghĩa  Phiếm  (Pan), hoặc Thiên Nhiên ra sao không ?

 

Vấn : Tôi  tạm  cho  rằng  Thiên  Nhiên  là  tổng hợp  các sự vật  hiện tồn xung quanh chúng ta; là kết tinh của các nguyên nhân và hiệu quả trong thế giới vật chất, sáng tạo hoặc vũ trụ.

 

Đáp : Do đó,  phải chăng  tất cả tổng số cá nhân hóa của những nguyên nhân và hiệu quả  được hiểu biết, tổng số các năng lực, động lực  hữu hạn không liên lạc chi cả với một Đấng Sáng Tạo hay với các Đấng Sáng Tạo thông minh, và có lẽ được “ nhận thức như  là sự  cấu thành  một động lực  riêng biệt duy nhất ”, theo định nghĩa trong Bách khoa Toàn thư của bạn.

 

Vấn: Tôi giả sử quả là như thế.

 

Đáp: Vậy th́ ! chúng tôi không kể đến bản tánh khách quan và vật chất, mà chúng tôi gọi là một ảo tưởng giả tạo, chúng tôi cũng không muốn hiểu chữ Thiên Nhiên, theo ư nghĩa chữ chuyển hóa thông dụng la-tinh Natura(trở thành, do chữ nasci, sanh ra). Khi chúng tôi nói về Thần Tính (Déite) và cho là sự đồng nhất, như vậy đồng hiện tồn với Thiên Nhiên, đó là chúng tôi nói về Thiên Nhiên vĩnh cửu, hồn nhiên, chứ không phải là những kết tinh của h́nh bóng giả tạm, hăo huyền và hạn định. Chúng tôi giao cho các vị viết Thánh ca gọi trời hữu h́nh, hoặc bầu trời là ngai vàng của Thượng Đế, và trái đất của chúng ta là bùn. Thật ra THIÊN TÍNH của chúng ta không ở tại thiên đàng, cũng không ở trong bất cứ một cây, một nhà hay một núi riêng biệt nào, mà nó ở khắp mọi nơi, trong tất cả mọi nguyên tử của Đại Vũ Trụ hữu h́nh hoặc vô h́nh, cũng như trong tất cả mơâi phần tử khả phân, v́ nó là quyền năng bí mật của sự tiến hóa, là tiềm năng tính sáng tạo, toàn năng toàn giác.

 

Vấn : Bạn hăy dừng lại ! Sự toàn giác là đặc quyền của cái chi suy tưởng, và bạn lại từ khước không cho cái Tuyệt Đối của bạn có quyền năng suy tưởng.

 

Đáp : Chúng tôi từ khước cái TUYỆT ĐỐI, v́ tư tưởng bị giới hạn và điều kiện hóa. Nhưng bạn quên rằng khi nói về triết lư th́ sự vô tâm thức tuyệt đối lại cũng là tâm thức tuyệt đối, nếu khác hơn, sẽ không c̣n là tuyệt đối nữa.

 

Vấn: Vậy th́ cái Tuyệt Đối của bạn suy tưởng ?

 

Đáp: Không, nó không có sự suy tưởng, v́ lư do giản tiện chính nó là Tư Tưởng Tuyệt Đối. Nó cũng không hiện tồn, bởi v́ nó là sự hiện tồn tuyệt đối, Bản Thể-té (l’Etre-té)  [19], chớ không phải là một Bản Thể. Bạn hăy đọc bài thi ca Bí Thuật Giáo tuyệt diệu của Salomon Ben Johudah Gabriol, trong quyển Kéther Malchut, và bạn sẽ hiểu rơ: “Người là một, cội rễ của tất cả mọi con số, chớ không phải là yếu tố dùng để đếm; v́ chưng đơn nhất tính  không hề chấp nhận sự tăng bội, sự thay đổi. Người là một, và những người khôn ngoan nhất trong nhân loại bị ch́m đắm trong Đơn nhất tính bí mật của Người không hề suy giảm hay tăng gia, và không hề bị thay đổi. Người là một, và không một tư tưởng nào có thể qui định cho Người một giới hạn và cũng không thể định nghĩa được Người. Người HIỆN TỒN, nhưng không phải như một bản thể, v́ trí tuệ và thị lực của loài người không thể đạt được sự hiện tồn của Người, cũng như qui định giúp Người ở nơi nào, v́ sao và tại sao” .v . v . .Tóm lại, Thiên Tính của chúng ta là vị kiến trúc sư vĩnh cửu của vũ trụ - một kiến trúc sư tiến hóa không ngừng nhưng chẳng sáng tạo; và vũ trụ không tự lập ra, nhưng lại tự phát triển bằng cách nở ra khỏi tinh túy riêng biệt của nó. Theo biểu tượng học, đó là một viên h́nh không có ṿng tṛn, nó chỉ là một đặc tính luôn luôn động tác gồm có tất cả các đặc tính khác hiện tồn hay nhận thức được - nghĩa là CHÍNH NÓ. Đây là định luật duy nhất, cho sự thúc đẩy vào các định luật biểu hiện, vĩnh cửu và bất biến, được chứa đựng trong cái không bao giờ tự biểu hiện, bởi nó là định luật tuyệt đối; trong các thời kỳ biểu hiện là Cái luôn luôn Trở Thành.

 

Vấn : Tôi có nghe một trong các hội viên của bạn lưu ư rằng Thiên Tính Phổ Quát, ở khắp mọi nơi, trong một chén rượu hạnh phúc cũng như trong chén rượu đau khổ, và do đó cũng trong mỗi nguyên tử của tàn thuốc điếu của tôi ! Phải chăng đây là một tội phạm thần ?

 

Đáp : Theo ư tôi th́ không, v́ điều chi hợp lư không thể phạm thần được. Nếu từ một điểm toán học duy nhất của vũ trụ, hoặc từ một vi phần của vật thể, nó choán một khoảng nào đó, chúng ta loại bỏ cái nguyên lư Toàn Tại, làm sao chúng ta có thể cho nó là vô tận được ?

 

LỜI CẦU NGUYỆN CÓ CẦN THIẾT KHÔNG ?

 

Vấn : Bạn có tin tưởng nơi lời cầu nguyện, và bạn có cầu nguyện không ?

 

Đáp : Chúng tôi không cầu nguyện. Chúng tôi hành động thay v́ cầu nguyện.

 

Vấn : Bạn không gởi lời cầu nguyện nào đến với Nguyên Lư Tuyệt Đối sao ?

 

Đáp : Tại sao chúng tôi phải gởi lời cầu nguyện như thế. Chúng tôi có quá nhiều công việc để không c̣n th́ giờ gởi lời cầu nguyện cho một sự trừu tượng thuần lư. Cái Bất Khả Tri không thể có những liên lạc nào khác hơn các thành phần của chúng, nhưng lại không hiện tồn về điều chi liên quan đến các sự giao tiếp có hạn định. Sự sinh tồn và các hiện tượng của vũ trụ hữu h́nh tùy thuộc vào những h́nh hài động tác với nhau và vào các định luật, chớ không phải vào lời cầu nguyện.

 

Vấn : Bạn không tin tưởng ǵ về hiệu quả của lời cầu nguyện sao ?

 

Đáp : Tôi không tin tưởng vào hiệu quả của sự cầu nguyện gồm có việc giải bày vài lời nói nào đó mà người ta lập lại một cách hời hợt bên ngoài, nếu bạn hiểu nghĩa cầu nguyện là như thế để dâng lên một vị Thần bất khả tri. Chính người Do-Thái bày ra loại cầu nguyện nầy và người Pharisiens đă truyền bá.

 

Vấn : Có loại cầu nguyện nào khác chăng ?

 

Đáp : Chắc chắn có. Chúng tôi gọi là lời cầu nguyện của ư chí, và đúng hơn là một giới luật nội tâm, chớ không phải một sự lập lại.

 

Vấn : Và bạn cầu nguyện ai khi bạn gởi lời cầu nguyện như thế ?

 

Đáp : “Cha chúng ta ở trên Trời”, theo ư nghĩa bí truyền của danh từ.

 

Vấn : Ư nghĩa nầy có khác với ư nghĩa của Thần Học chăng ?

 

Đáp : Hoàn toàn khác hẳn. Một nhà Huyền Bí Học hoặc một người Thông Thiên Học gởi lời cầu nguyện đến Cha họ đang ở trên Trời (bạn hăy đọc và nên cố gắng hiểu Kinh Matthieu, VI,V. chớ không phải đến một vị Thần ngoài vũ trụ và hữu hạn. Người “Cha” nầy đang ở trong ta.

 

Vấn : Vậy th́, bạn làm cho con người trở thành một vị Thần ?

 

Đáp : Xin bạn nói “Thượng Đế”, chớ không phải một vị Thần. Theo ư kiến chúng tôi, con người nội tâm là Thượng Đế duy nhất mà chúng ta có thể trực nhận. Làm sao khác hơn được?  Chúng ta hăy chấp nhận định lư cho rằng Thượng Đế là một nguyên lư vô tận, được truyền bá một cách phổ quát; làm sao con người lại không bị thấm nhuần do bởi và trong Thiên Tính (Déité)?  Chúng ta gọi “Cha trên Trời” của chúng ta là cái tinh túy thiêng liêng mà chúng ta trực cảm đang hiện hữu trong tâm và trong ư thức tâm linh của ta. Nó không có một liên quan nào với quan niệm thần nhân đồng h́nh mà khối óc vật chất và sự tưởng tượng của ta có thể tạo thành. “Các người há không biết các người là Thánh Điện của Thượng Đế, và chân linh của Chúa (tuyệt đối) đang ngự nơi các người hay sao?  “Nhưng  chớ nên nhận thức cái tinh túy nầy nơi chúng ta theo ư nghĩa thần nhân đồng h́nh. Không một người Thông Thiên Học nào nên nói “Thượng Đế đang ở nơi bí mật” nghe rơ con người hạn định hay cái tinh túy vô tận hoặc Ngài phân biệt, v́ tất cả đều là một, nếu họ muốn tự liên kết với Chân lư Thiêng Liêng chớ không là Chân Lư của nhân loại. Cũng không nên xem, như chúng tôi vừa lưu ư, lời cầu nguyện như là một đơn thỉnh nguyện. Đúng hơn đây là một điều huyền bí, một phương thức của huyền môn, nhờ đó các tư tưởng và các ham muốn hữu hạn, có điều kiện, mà chân linh tuyệt đối, vô điều kiện không thể đồng hóa, được cải biến thành ư chí tâm linh, và chính đó là ư chí được gọi là sự “biến chất tâm linh”. Chính cường độ nguyện vọng nồng nhiệt của chúng ta biến cải lời cầu nguyện thành “tiên đơn” (pierre philosophale), như sự biến hóa ch́ thành vàng ṛng. Tinh túy đồng tính duy nhất và “quyền năng ư chí” của chúng ta trở thành động lực hoạt bát hay sáng tạo để phát sinh các hiệu quả tùy sự ham muốn của chúng ta.

 

Vấn : Có phải bạn muốn nói lời cầu nguyện là một phương thức huyền môn để phát sinh kết quả vật chất không ?

 

Đáp : Đúng vậy. Quyền năng của ư chí trở thành một quyền năng linh động. Nhưng nguy hại thay cho các nhà Huyền Bí Học và Thông Thiên Học nầy, thay v́ hủy diệt dục vọng của cái ngă hạ đẳng của cá nhân hoặc của con người vật chất, và thay v́ họ nói, khi đề cập đến Chân Ngă Thượng Đẳng và Tâm linh được thấm nhuần trong ánh sáng của Atma-Bouddhi : “Mong ư chí của Ngài được thực hiện, chớ không phải ư muốn của tôi” .v.v.., họ khêu gợi các lượn sóng quyền năng của ư chí  vào  những mục tiêu ích kỷ và vô đạo!  Điều đó chính là tà đạo (magie noire), là một điều khủng khiếp và là một tà thuật tâm linh. Vô phước thay ! đó lại chính là sự bận tâm ưa thích nhất của các nhà Cầm Quyền, các vị tướng Cơ-Đốc, nhất là khi các vị sau nầy đưa ra những đạo quân để giết hại lẫn nhau. Cả hai bên tự cho ḿnh đôi chút tà thuật trước trận chiến đấu bằng cách cả hai đều cầu nguyện cùng một vị Thần Chiến Tranh, và bằng cách, mỗi bên cầu đảo sự trợ giúp của Ngài để giết hại kẻ thù địch.

 

Vấn : Ông David cầu nguyện vị Thần Chiến Tranh trợ giúp ông chiến thắng người Philistin, giết người Syriens, người Moabites  và “Đấng Vĩnh Cửu bảo trợ ông David đến khắp mọi nơi mà ông muốn”. Về việc đó, chúng tôi chỉ tuân theo điều chi chúng tôi t́m gặp trong Thánh Kinh (Bible).

 

Đáp : Dĩ nhiên như thế. Nhưng v́ bạn rất thích, theo như chúng tôi biết, tự gọi là người Cơ Đốc Giáo, chớ không phải người Do Thái, sao bạn không tuân theo lời của Đức Christ? Ngài ra lịnh nghiêm minh cho bạn đừng nên theo các “người xưa”, hoặc luật lệ của Moise, mà phải làm điều chi Ngài đă nói với bạn, và cảnh cáo những ai cầm kiếm sẽ bị chết về nghiệp kiếm cung. Đấng Christ chỉ ban cho bạn một lời cầu nguyện, mà bạn chỉ có một câu cầu nguyện nơi đầu môi và làm thành đề tài để khoe khoang, nhưng một nhà Huyền Môn thực sự không sao hiểu nổi. Khi bạn lập lại theo nghĩa đen câu Ngài ban cho bạn, bạn nói: “Người hăy hoăn nợ cho chúng tôi, cũng như chúng tôi đă hoăn cho các người thiếu nợ chúng tôi”, điều mà bạn không khi nào thực hành. Ngài cũng đă nói với bạn: “Hăy thương yêu kẻ thù nghịch của ngươi, và nên giúp ích cho những kẻ đă oán ghét ta”. Chắc chắn không phải Đấng “Tiên tri hiền lành tại thành Nazareth” (Đức Jésus) đă dạy bảo bạn nên cầu nguyện “Cha” của bạn để giết hại kẻ thù nghịch ḿnh và để giúp cho bạn chiến thắng họ. Bạn đă hiểu v́ sao chúng tôi lại từ khước điều chi bạn gọi là “ lời cầu nguyện”.

 

Vấn: Nhưng bạn làm sao giải thích được sự kiện phổ quát mà tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc đă cầu nguyện và chiêm ngưỡng một hoặc các vị Thần ? Thậm chí vài người lại chiêm ngưỡng và cầu khẩn ma quỉ cùng các chân linh hung ác giúp đỡ họ,nhưng điều đó là chứng cứ phổ quát của tín ngưỡng về sự hữu hiệu của lời cầu nguyện.

 

Đáp: Các sự kiện đó giải thích rằng lời cầu nguyện c̣n có nhiều ư nghĩa khác ngoài ư nghĩa mà người Cơ Đốc đă gán cho nó. Lời cầu nguyện không những là một sự khẩn cầu hoặc một thỉnh nguyện, mà thuở xưa c̣n là một cuộc cầu đảo hay phù chú. Mantra hay lời cầu nguyện của người Ấn Độ được ca hát một cách nhịp nhàng, đúng nghĩa v́ người Bà-la-môn tự xem ḿnh cao hơn các thiên thần bậc thường, hoặc các “Vị Thần”. Lời cầu nguyện có thể là một sự kêu gọi hoặc một phù chú để nguyền rủa, hoặc trù ếm (cũng như trong trường hợp hai đạo quân cầu nguyện cùng một lúc để tiêu diệt lẫn nhau), cũng như một sự chúc phúc. Nhưng, phần đông con người  rất ích kỷ, họ chỉ biết cầu nguyện cho họ mà thôi, họ xin được ban “cho cơm hằng ngày” thay v́ tự kiếm ăn do sức làm việc, họ cầu khẩn Thượng Đế đừng “xui dục cho họ bị cám dỗ” mà nên giải thoát họ (các người thỉnh nguyện) khỏi điều ác, v́ vậy lời cầu nguyện như được hiểu biết ngày nay,thật có hại gấp đôi:

a/ con người không c̣n tự tin nơi ḿnh.

b/ phát triển nơi con người tính ích kỷ c̣n hung bạo hơn họ đă có cách tự nhiên. Tôi xin lập lại, chúng tôi tin tưởng nơi sự “tương ứng” và nhu cầu hành động ḥa hợp với “Cha chúng ta ở trên Trời”, và trong những lúc có được lạc phúc xuất thần, nhờ khả năng hợp nhất chặt chẽ với linh hồn thượng đẳng thu hút về nguồn cội, trung tâm và về cái tinh túy phổ quát – trạng thái được gọi là Samadhi trong đời sống và Niết Bàn (Nirvana) sau khi chết. Chúng tôi từ khước cầu nguyện nơi các bản thể hữu hạn và sáng tạo, nghĩa là nơi các vị thần, thánh, thiên thần, v.v.. bởi v́ chúng tôi xem điều đó như là sự sùng bái ngẫu tượng (l’idolâtrie); chúng tôi không thể cầu nguyện nơi TUYỆT ĐỐI, v́ những lư do đă giải thích rồi; vậy th́ chúng tôi cố gắng thay thế lời cầu nguyện vô ích và hăo huyền bằng hành động xứng đáng để phát sinh điều thiện.

 

Vấn : Người Cơ Đốc Giáo xem như thế là ngạo mạn và phạm thánh. Họ có lư chăng ?

 

Đáp : Đúng vậy. Trái lại, chính họ đă tỏ ra ngạo mạn quá đáng khi tin tưởng rằng cái Tuyệt Đối hoặc Vô Tận – giả thuyết có sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn có thể tự hạ để nghe mỗi lời cầu nguyện hăo huyền, ích kỷ của thế nhân. Chính họ c̣n phạm thánh khi dạy rằng một Thượng Đế Toàn Giác và Toàn Năng cần đến lời cầu nguyện của chúng ta để hiểu biết phải làm cái chi ! Về ư nghĩa bí truyền, điều nầy được xác nhận bởi Đức Phật cũng như  Đức Jésus. Đức Phật dạy: “Các người chớ nên trông cậy vào những vị Thần bất lực, các người chớ nên cầu nguyện ! Tốt hơn hết các người nên hành động, v́ chưng bóng tối không tự sáng tỏ được. Các người chớ nên đ̣i hỏi ở sự im lặng điều chi cả, bởi nó không nói được, cũng không nghe được”. Đức Jésus khuyên bảo: “Tất cả điều chi mà các ngựi cầu xin nhân danh ta (của Christos),ta sẽ làm. Lẽ dĩ nhiên câu nầy, nếu lấy theo nghĩa đen, sẽ trái ngược lại với lập luận của chúng tôi. Nhưng nếu người ta chấp nhận theo ư nghĩa bí truyền và trọn vẹn danh từ “Christos” th́ danh từ đó tượng trưng cho Atma-Bouddhi-Manas. Trên phương diện “NGĂ”, th́ câu trên có ư nghĩa như sau: “Vị Thần duy nhất mà chúng ta phải hành động hợp nhất với Ngài, là chân linh mà thân xác chúng ta là Thánh điện.”

 

CẦU NGUYỆN LÀM GIẢM ĐỨC TIN NƠI TA.

 

Vấn: Nhưng chính Đấng Christ không cầu nguyện và không khuyên bảo ta cầu nguyện hay sao ?

 

Đáp: Khẩu truyền là như vậy; nhưng các lời “cầu nguyện” nầy tùy thuộc chính xác vào sự tương ứng mà chúng tôi vừa nói nghĩa là sự tương ứng với “Cha đang ở trên Trời”. Nói cách khác, khi đồng nhất hóa Đức Jésus với Thiên Tính Phổ Quát (Déité Universelle), th́ kết quả không thể tránh được và quá vô lư v́ ”Chính vị Thần thực sự” sẽ tự ḿnh cầu nguyện, và sẽ phân cách ư chí của vị Thần nầy với ư chí của chính Ngài !

 

Vấn: C̣n một lư luận nữa; lư luận mà vài người Cơ Đốc Giáo thường hay sử dụng. Họ nói : “Tôi cảm thấy không đủ khả năng để chế ngự các dục vọng và tật xấu nhờ sức của riêng tôi. Nhưng, khi tôi cầu nguyện Đức Jésus-Christ, tôi cảm được Ngài ban cho tôi sức mạnh, và nhờ quyền năng của Ngài mà tôi có đủ nghị lực để tự chinh phục tôi”.

 

Đáp: Điều đó không có chi lạ. Nếu Đức Jesus-Christ là Thượng Đế độc lập và cách biệt với cầu nguyện dĩ nhiên tất cả phải là việc có thể đối với vị “Thần quyền uy”. Vậy công lao hoặc sự công bằng của một chiến thắng như thế ở đâu ? Tại sao kẻ chinh phục ngụy tạo lại được ban thưởng do bởi những điều chi đáng giá bằng các lời cầu nguyện?  Là người phàm, bạn có muốn trả ngày lương trọn cho người thợ mà bạn đă làm gần xong công tác, trong lúc họ ngồi vất vưởng trên ngọn cây và chỉ thị cho bạn làm việc thế cho họ không? Ư tưởng nầy trải qua trọn kiếp sốntg của ta do sự lười biếng tinh thần, trong khi để cho kẻ khác làm các bổn phận và công việc cực nhọc nhất cho ta, dù cho họ là một vị Thần hoặc một người.

 

Vấn : Có thể là như thế. Tuy nhiên, tư tưởng về sự tin cậy vào một Đấng Cứu Thế cá nhân trợ giúp, thêm sức mạnh cho ta trong cuộc tranh đấu với đời, là tư tưởng căn bản của Cơ Đốc Giáo thời đại. Sự tín ngưỡng này chắc chắn hữu hiệu một cách chủ quan, nghĩa là những ai tin tưởng như vậy cảm thấy được trợ giúp và tăng sức thực sự.

 

Đáp : Ngoài ra không c̣n nghi ngờ có vài bịnh nhân được chữa trị bởi những nhà “Khoa học trí năng” (Mental scientists)  [20] và những nhà “Khoa học Cơ Đốc”, những người “Phủ nhận” (Négateurs)  [21] cũng đôi khi được lành bịnh. Khoa thôi miên, khoa ám thị, khoa tâm lư học, và đồng bóng, thường hay phát sinh những kết quả tương tự, nếu không nói rất thường. Nhưng ta chỉ xem xét vài trường hợp thành công để rút ra một lư luận th́ không thể cho là đầy đủ được. Bạn nghĩ sao về các trường hợp không thành công mười lần nhiều hơn ? Chắc chắn bạn không có ư định cho rằng những người Cơ Đốc Giáo cuồng tín không nếm sự thất bại, dù họ đă tự phụ bởi đức tin mù quáng.

 

Vấn : Nhưng  làm sao bạn giải thích được các trường hợp thành công hoàn toàn ? Người Thông Thiên Học t́m gặp quyền năng để chủ trị dục vọng và tính ích kỷ ở đâu ?

 

Đáp : Họ t́m thấy quyền năng nầy trong Chân Ngă Thượng Đẳng, trong chân linh thiêng liêng hay vị Thượng Đế trong họ, cũng như trong Nhân Quả (karma). Chúng tôi đă nhắc lại biết bao nhiêu lần người ta nh́n biết cây nhờ trái của nó, biết được nguyên do nhờ hiệu quả?  Bạn nói về sự chế ngự các dục vọng và trở thành chí thiện, do sự trợ giúp của Thượng Đề hoặc Đấng Christ. Chúng tôi xin hỏi: ở nơi nào chúng ta gặp được nhiều nhất người hiền đức, ngây thơ, họ tránh gây tội lỗi, can phạm án mạng? Phải chăng trong Cơ Đốc Giáo hay trong Phật Giáo? Trong các xứ Cơ Đốc Giáo hay trong các xứ ngoại giáo ? Thống kê giải đáp câu hỏi nầy và tăng gia điều chúng tôi nói. Theo sự kiểm tra cuối cùng lập tại Tích-Lan và Ấn Độ, bảng so sánh các trọng tội do những người Cơ Đốc, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Eurasiens [22], Phật Giáo, v.v. . phạm phải, trong một dân số độ hai triệu dân chọn lựa t́nh cờ, - bảng so sánh nhiều tội trong nhiều năm – chứng tỏ cho chúng ta thấy tỷ lệ trọng tội do dân số Cơ Đốc phạm phải là 15 đối với 4 nếu ta so sánh với các trọng tội do dân số Phật giáo phạm phải. (Xem Lucifer tháng tư năm 1888, trang 147, chương : “Các giảng viên Cơ Đốc về Phật giáo”). Không một nhà Đông Phương Học nào, không một sử gia danh tiếng nào, không một người nào đă du lịch sang các xứ Phật Giáo, kể từ Giáo Chủ Bigandet và Tu viện trưởng Huc  cho đến Sir William Hunter, không một người có ḷng thành tín nào lại không nh́n nhận tác phong đức hạnh của các người theo Phật giáo. Tuy nhiên, người theo Phật giáo (ít  nữa là những người thuộc môn phái Phật Giáo thực sự của các người Thái Lan) không tin tưởng nơi Thượng Đế và nơi một sự ban thưởng vị lai nào khác hơn là trong cơi thế gian nầy. Họ không khi nào cầu nguyện – các tư tế cũng như các người ngoại đạo. Họ thốt ra một cách lạ lùng: “Cầu nguyện ! nhưng cầu nguyện  ai  và cái chi ?

 

Vấn : Vậy th́ đó chính là các người Vô Thần thực sự ?

 

Đáp : Vô Thần, không chối căi được; nhưng đó cũng là những kẻ thương mến đức hạnh hơn tất cả và họ thực hành đức hạnh hơn mọi dân tộc nào khác trong thế gian. Phật giáo nói:”Anh hăy tôn kính tôn giáo của kẻ khác và anh hăy trung thành với tôn giáo của anh” ; nhưng Cơ Đốc Giáo của Giáo Hội tố giác tất cả các vị Thần của những quốc gia khác như là ma quỉ và muốn xử phạt trầm luân mọi người không thuộc Cơ Đốc Giáo.

 

Vấn : Song các vị tế tự Phật Giáo không làm như thế hay sao ?

 

Đáp : Không khi nào. Họ tuân giữ quá khắc khe câu phương châm khôn ngoan của kinh DHAMMAPADA để không hành động như thế, v́ họ biết rằng: “Nếu một người nào đó có học thức hay không, tự cho ḿnh là bậc vĩ đại và khinh miệt người khác, đều giống như người mù cầm cây nến – họ soi sáng các người khác, nhưng chính họ vẫn bị mù”.

 

NGUỒN CỘI CỦA LINH HỒN NHÂN LOẠI

 

Vấn : Làm thế nào bạn giải thích việc con người được thiên phú cho một Chân Linh và một Linh hồn ? Chúng nó phát sinh từ đâu ?

 

Đáp : Chúng nó phát sinh từ linh hồn phổ quát và chắc chắn không phải là tặng phẩm của một vị Thần cá nhân. Người  ta t́m thấy những phân tố ẩm ướt nơi con sứa. Trong biển cả nó có được bản thân, sinh sống và sẽ trở về đó khi bị tiêu tan.

 

Vấn: Như thế bạn từ khước nh́n nhận điều giáo huấn về Thượng Đế đă ban hoặc truyền Linh hồn vào con người hay sao ?

 

Đáp: Bắt buộc phải như thế. “Linh hồn” được tŕnh bày trong Chương II của Khởi Nguyên thuyết (V.7) là “Linh hồn linh động” hoặc Nephesh (Linh hồn linh hoạt ) mà Thượng Đế (nên gọi là “thiên nhiên” và định luật bất di dịch ) ban cho loài người, cũng như cho loài thú. Không phải Linh hồn suy tưởng hay trí năng, và không phải là Chân linh bất tử.

Vấn: Đúng lắm. Vậy chúng ta nên đặt câu hỏi như thế nầy: phải chăng Thượng Đế ban cho con người một Linh hồn thuần túy và một Chân Linh Bất Tử ?

 

Đáp: Dù bạn có đặt câu hỏi như vậy cũng bị phủ nhận. Chúng ta không đặt tin tưởng vào một vị Thần cá nhân, làm sao chúng ta có thể nh́n nhận rằng Ngài ban cho con người bất cứ điều chi? Nhưng chúng ta hăy giả thuyết rằng có một vị Thần sáng tạo một linh hồn mới cho mỗi trẻ sơ sinh: những điều tŕnh bày này khó cho chúng ta chấp nhận một vị Thần có nhiều Minh Triết và dự tính như thế. Vài điều khó khăn khác, như việc không thể dung hợp động tác sáng tạo riêng biệt nầy với ḷng nhân từ, sự công bằng, vô tư và toàn giác, được qui cho Thượng Đế. Có biết bao nhiêu trở ngại mà tín điều thần học thường hay vấp phải.

 

Vấn: Bạn muốn nói chi ? Và đó là những khó khăn nào ?

 

Đáp: Hiện giờ tôi đang suy nghĩ đến một lư luận không thể biện bác được mà vị sư Phật Giáo Tích-Lan, một nhà thuyết giáo danh tiếng đă xử dụng trước mặt tôi để trả lời cho một nhà truyền giáo Cơ Đốc. Ông nầy không phải là một người dốt nát v́ đang chuẩn bị để thảo luận trước công chúng về đề tài vừa nói. Cuộc tranh luận diễn ra tại Colombo, nhà truyền giáo đă thách đố vị tư-tế Megattivati chứng minh v́ sao các người “ngoại đạo” (paiens) lại không chấp nhận vị Chúa của người Cơ Đốc giáo. Cũng như việc thường xảy ra trong trường hợp tương tự, nhà truyền giáo bị thua trong cuộc bàn căi sôi nổi.

 

Vấn: Tôi muốn biết v́ sao lại thế ?

 

Đáp: Vị sư Phật giáo chất vấn nhà truyền giáo v́ sao Chúa đă ban cho Moise các giới điều mà con người phải tôn kính, nhưng chính Chúa lại vi phạm. Nhà truyền giáo từ khước việc nầy một cách giận dữ. Vị sư nói: “Tốt lắm! Ông bảo rằng Chúa không nhận một ngoại lệ nào, và không một Linh hồn nào sinh ra ngoài ư chí của Ngài. Trong bao nhiêu điều khác, Chúa cấm ngoại t́nh, nhưng bạn lại nói chính Ngài sáng tạo mỗi đứa trẻ sơ sinh rồi ban cho nó một Linh hồn. Như vậy hàng triệu đứa trẻ đă sinh ra bởi tội trọng ngoại t́nh là công nghiệp của Chúa hay sao ? Chúa của ông ngăn cấm và trừng phạt sự vi phạm các định luật của Ngài, tuy nhiên Ngài lại sáng tạo hằng ngày, hằng giờ những linh hồn dành riêng cho các đứa trẻ như thế sao? Theo lư luận sơ đẳng nhất, Chúa của Ngài đồng phạm trọng tội; v́ nếu không có sự trợ giúp và can thiệp của Ngài, th́ các đứa con của tội lỗi không sao sinh ra được; có phải sự công bằng không những xử phạt cha mẹ phạm tội, mà c̣n luôn cả những đứa trẻ vô tội không? Phải chăng bởi Chúa đă phạm nên bạn miễn trừ mọi tội trạng? “ Vị truyền giáo nh́n xem đồng hồ của ḿnh và thấy đă quá trễ để tiếp tục cuộc tranh luận.

 

Vấn: Bạn quên rằng tất cả các trường hợp không thể giải thích được, như trường hợp trên đây, là những điều huyền bí mà tôn giáo của chúng tôi cấm chúng tôi t́m hiểu sự bí nhiệm của Chúa chăng ?

 

Đáp: Không, chúng tôi không quên điều đó, nhưng chúng tôi chỉ từ khước tính cách bất hảo như thế. Chúng tôi cũng không bắt buộc bạn tin tưởng như chúng tôi. Chúng tôi chỉ trả lời các câu hỏi do bạn nêu ra mà thôi. Vả lại, chúng tôi xin tặng một danh từ khác cho các điều “Huyền bí” của bạn.

 

GIÁO HUẤN CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÁC VẤN ĐỀ NÊU TRÊN.

 

Vấn: Phật giáo dạy  chi về Linh hồn ?

 

Đáp: Việc nầy tùy theo ư bạn muốn nói về Phật Giáo công truyền hoặc các giáo huấn bí truyền. Phật giáo công truyền được giải thích trong Giáo Lư Phật Giáo đại cương như sau đây : “Linh hồn được xem như một danh từ mà các người kém cỏi dùng để giải bày một ư tưởng sai lầm. Nếu tất cả đều thay đổi th́ con người cũng thế, và tất cả phần vật chất cấu tạo con người cũng phải thay đổi. Điều chi thay đổi th́ không thể thường hằng. Không có sự thường tồn bất tử của một vật tạm thời”. Điều nầy có vẻ giản dị và rơ ràng. Nếu chúng ta cứu xét cá thể tính mới trong mỗi kiếp tái sinh kế tiếp là sự kết tinh của các Skandhas (Ngũ Uẩn) hay các đặc tính của cá thể tính cũ, hay nếu chúng ta hỏi sự kết tinh mới về các Skandhas lại cũng là một bản thể mới, mà trong đó không c̣n sót lại cái chi của bản thể cũ. Đây là điều mà chúng ta được đọc:” Theo ư nghĩa nầy th́ đó là một bản thể mới, theo ư nghĩa khác lại không. Trong kiếp sống các Skandhas thay đổi liên tục, khi con người A.B. 40 tuổi mà cá thể tính giống như một thanh niên A.B. 18 tuổi, tuy là một bản thể khác biệt do sự hao ṃn liên tục và sự tái tạo bất biến của xác thân, cũng như do sự thay đổi của trí thông minh và tánh t́nh. Tuy nhiên, lúc về già, con người gặt hái một cách công b́nh sự ban thưởng hoặc nghiêm phạt tiếp theo những tư tưởng và hành động của họ trong tất cả các giai đoạn trước kia của kiếp sống. Bởi thế, bản thể mới tái sinh, tuy vẫn một cá thể tính như trước (nhưng không cùng chung một cá nhân tính) dưới một h́nh thức mới hoặc một kết tinh mới về Skandhas; bản thể nầy thâu thập một cách đúng đắn các hậu quả của những hành động và tư tưởng của kiếp sống trước”. Điều nầy thuộc về siêu h́nh học trừu tượng, và không hề chứng minh sự  phủ nhận vấn đề tin tưỏng về Linh hồn.

 

Vấn: Người ta không t́m thấy điều nào tương tự trong Phật giáo bí truyền hay sao ?

 

Đáp: Thưa có; v́ giáo huấn nầy thuộc Phật giáo bí truyền, hoặc Minh Triết Huyền nhiệm, và cũng thuộc về Phật giáo Công Truyền hay triết lư tôn giáo của Đức Phật Gautama.

 

Vấn: Nhưng người ta nói rơ ràng với chúng tôi rằng phần đông các người theo Phật Giáo đều không tin có Linh hồn bất tử.

 

Đáp: Chúng tôi cũng không tin như thế, nếu bạn tưởng rằng Linh hồn là Chân Ngă cá nhân, hay Linh hồn linh hoạt Néphesh. Nhưng tất cả các Phật tử  học thức đều tin có một Chân Ngă thiêng liêng cá nhân như chúng tôi. Những ai không tin như thế đều bị sai lầm cũng như người Cơ Đốc Giáo xem những đoạn văn thần học được thêm vào do những nhà chú thích Phúc Âm, như việc bị đày địa ngục, hỏa ngục là những lời dạy thực sự của Đức Jésus. Đức Phật cũng như Đức “Christ” không hề viết ra điều chi về các Ngài; hai Ngài chỉ giảng dạy bằng “ẩn dụ” (allégories) và dùng những “lời khó hiểu”, như tất cả các Bậc Đắc Đạo đều làm, và sẽ c̣n áp dụng trong một thời gian lâu dài. Kinh sách Phật giáo và Cơ Đốc giáo bàn luận rất dè dặt về các vấn đề siêu h́nh học; và cả hai đều đi xa trong thuyết công truyền bởi nghĩa đen không diễn đạt được điều người ta muốn dạy.

 

Vấn: Phải chăng bạn muốn nói đến ngày nay, người ta không hiểu rành rẽ lời dạy của Đức Phật, cũng như của Đức Christ.

 

Đáp: Vâng, chính thế. Cả hai Phúc Âm, Phật giáo và Cơ Đốc giáo, được giảng dạy cùng chung một mục đích. Hai Bậc cải cách nầy là những Đấng thương yêu nhân loại nhiệt thành và là các Đấng Từ Bi thực tiễn, cố tâm giảng dạy một học thuyết về xă hội cao cả nhất: đó là sự hy sinh toàn vẹn tự ngă. Đức Phật nói: “ Cầu mong tội lỗi của thế gian trao hết về ta để ta có thể an ủi mọi khốn khổ và đau đớn của con người!…” Đức Phật chỉ khoát vào thân chiếc áo rách bỏ ở nghĩa địa, Ngài dạy: “ Ta không để một kẻ mà ta có thể cứu giúp phải khóc ”. Và Ngài c̣n nói: “ Hởi các người khổ cực và lo lắng,hăy đến với ta và ta sẽ an ủi các người ”, đó là lời mà “Đấng Cứu khổ” kêu gọi kẻ nghèo khó, khốn nàn; thật ra Ngài không có lấy một chỗ để nằm nghỉ. Cả hai Ngài đều giảng dạy về t́nh thương nhân loại vô bờ bến, về ḷng từ thiện và khoan dung mọi tội lỗi cũng như sự hi sinh tự Ngă và xót thương một số người bị lợi dụng; cả hai Ngài đều từ khước sự giàu sang. Tuy không tiết lộ cho tất cả mọi người những điều bí mật tôn nghiêm về sự đắc đạo, nhưng các Ngài muốn ban cho kẻ lầm lạc phải mang gánh nặng trần gian có đầy đủ hi vọng, hiểu biết về Chân lư để có thể chịu đựng những giờ phút cực nhọc nhất. Nhưng về sau, mục tiêu của hai Bậc Cứu Thế bị nhiệt tâm thái quá của các đệ tử làm sai lạc. Giáo lư của các Đấng Giáo Chủ bị hiểu biết và giải thích sai, thế nên hậu quả thật to tác là dường nào .

 

Vấn: Chắc chắn Đức Phật đă phủ nhận sự bất tử của Linh hồn! Tất cả các nhà Đông Phương Học cho đến các vị tăng đồ của Ngài đều nh́n nhận như vậy.

 

Đáp: Các vị La-Hán (Arhats) đầu tiên tuân theo Giáo lư của Sư Phụ; nhưng phần lớn các tăng đồ kế tiếp không phải là những Bậc Điểm Đạo, cũng như bên Cơ Đốc Giáo; cho nên dần dần các đại Chân lư Bí truyền hầu như bị sai lạc ư nghĩa. Một chứng cớ hiển nhiên là ngày nay, trong hai tông phái c̣n hiện hữu tại Tích-Lan th́ tông phái nầy tin rằng chết là sự hủy diệt hoàn toàn của cá thể tính cũng như cá nhân tính, c̣n tông phái kia lại giải thích Niết-Bàn (Nirvâna) theo quan niệm của Thông Thiên Học.

 

Vấn: Nhưng v́ sao, trong trường hợp nầy, Phật giáo và Cơ Đốc giáo lại tượng trưng  cho hai cực đối lập của tín ngưỡng đó ?

 

Đáp: V́ chúng không được giảng giải trong những điều kiện tương tự. Ở Ấn Độ, người Bà-la-môn, v́ ganh tị về sự hiểu biết thượng đẳng và họ muốn loại trừ các giáo phái khác, nên bắt buộc hàng triệu người tuân theo lối sùng bái ngẫu tượng, gần như của Bái Vật giáo. Chỉ nhờ Đức Phật mới chấm dứt được niềm sung măn về sự tưởng tượng lầm lẫn và mê tín mù quáng, kết quả của vô minh. Thà theo triết lư vô thần c̣n hơn sự thờ phượng dốt nát của những kẻ: “cầu cứu đến các vị thần của họ mà không được đáp lại, và cũng không thấy ai lưu ư đến”. Họ sống và chết trong nỗi niềm thất vọng của tinh thần. Trước tiên, Đức Phật chấm dứt cái trào lưu mờ ám và mê tín đó, diệt căn các sai lầm trước khi tiết lộ chân lư. V́ Ngài không thể tiết lộ tất cả – cũng một lư do mà Đức Jésus nhắc các môn đệ của Ngài nhớ rằng các điều Huyền Bí của Trời không thể tŕnh bày cho dân chúng thiếu trí thông minh mà chỉ dành riêng cho những người được chọn lựa mà thôi. Ngài “chỉ nói với dân chúng bằng các ẩn ngôn”. (kinh Mathiêu, XIII,11).- v́ cẩn thận,Đức Phật đi đến chỗ quá che đậy. Ngài từ khước nói với tu sĩ Vacchagotta rằng có hay không có Chân Ngă trong con người và khi bị bắt buộc phải trả lời, Đức Phật lặng thinh.

 

Vấn: Điều  đó nói  về Đức  Gautama, nhưng có liên quan chi đến kinh Phúc Âm ?

 

Đáp: Bạn hăy đọc lịch sử và suy gẫm kỹ. Vào thời kỳ mà người ta cho rằng các biến cố xảy ra được tường thuật trong các Kinh Phúc Âm th́ một sự dấy động Tinh Thần tương tự lại xảy ra trong thế giới văn minh, nhưng kết quả của nó lại khác biệt tại Đông Phương cũng như Tây Phương. Các vị Đắc Đạo xưa đă mất, các giai cấp văn minh bị lôi cuốn nghe theo các môn đồ Sadducéens  [23] không tin đạo, nghe theo sự phủ nhận của phái duy vật và chấp nhận theo nguyên thuyết của luật Moise tại xứ Palestine. Ở La-Mă, chính các giai cấp thống nhất, nghèo nhất lại chạy theo tà thuật và thờ phượng các vị thần ngoại lai, hoặc trở thành kẻ đạo đức giả hay môn đồ của Pharisiens [24]. Một lần nữa, thời giờ đă đến  cho một sự cải cách tâm linh. Vị Thần của người Do-Thái hung bạo, ganh tỵ cùng các luật khát máu: “ăn miếng trả miếng” bắt buộc làm tuôn máu v́ sự tế lễ bằng thú vật; vị Thần đó phải được xếp vào hạnh phụ thuộc để nhường chỗ cho Đức Thánh Cha từ bi “đang ở trên Trời”. Cần phải chứng minh rằng Đấng nầy không phải là vị Thần siêu vũ trụ, mà lại là một Đấng Cứu Thế Thiêng Liêng của con người bằng xương bằng thịt, được khắc sâu vào tim và linh hồn của người nghèo khổ cũng như giàu có. Tại Palestine cũng như ở Ấn Độ, sự bí mật của cuộc điểm đạo không thể phổ biến được, v́ nếu người ta tặng các vật thánh thiện cho chó, hoặc liệng các viên ngọc cho heo con, người ta thấy nguy cơ rằng Người tiết lộ và sự tiết lộ bị chà đạp dưới chân. Bởi thế, Đức Phật hay Đức Jésus không nói hết lời, dù Đấng nầy có sống nữa hay không; số năm tháng mà lịch sử đă gán cho Ngài, Ngài tránh tiết lộ rơ ràng những điều bí ẩn về sự sống và sự chết, ẩn ư nầy trong trường hợp thứ nhất là sự phủ nhận của Phật Giáo Nam Tôn, và trong trường hợp thứ hai, ba đại phân bộ đối lập của Giáo Đường Cơ Đốc, và 300 giáo phái Tin lành của Anh Quốc.


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG  VI

 

THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI THEO GIÁO HUẤN THÔNG THIÊN HỌC

 

SỰ ĐƠN NHẤT TRONG VẠN VẬT

 

Vấn: Theo quan niệm của bạn th́ Thượng Đế, Linh hồn và Con Người không phải là thế; bạn có thể cho tôi biết  họ là chi theo giáo lư của bạn ?

 

Đáp: Theo căn nguyên và vĩnh cửu th́ tất cả ba: Thượng Đế, Linh hồn và Con Người là một với Đơn Nhất tuyệt đối như vũ trụ và tất cả cái chi nó chứa đựng. Đó là tinh túy thiêng liêng bất khả tri mà tôi vừa giải thích. Chúng tôi không tin một sự sáng lập, nhưng chúng tôi tin nơi sự xuất hiện định kỳ và kế tiếp của vũ trụ, từ cảnh giới chủ quan đến cảnh giới khách quan của bản thể, nơi các khoảng thời gian đều đặn được duy tŕ trong nhiều thời đại.

 

Vấn: Bạn có thể giải thích vấn đề nầy một cách tỉ mỉ hơn không ?

 

Đáp: Để giúp bạn có một quan niệm chính xác hơn, bạn nên dùng sự so sánh đầu tiên về một năm dương lịch và kế tiếp nơi Bắc Cực, hai nửa của năm làm thành một ngày và một đêm dài trong sáu tháng. Bây giờ bạn thử tưởng tượng nếu bạn có thể thực hiện sự VĨNH CỬU thay v́ một năm Dương lịch là 365 ngày. Bạn hăy chấp nhận rằng mặt trời tượng trưng cho vũ trụ; ngày và đêm dài sáu tháng tại Bắc Cực sẽ tượng trưng, thay v́ 182 ngày, cho một kỳ gian là 182 triệu triệu (trillions) và ngàn triệu triệu (quadrillions) năm. Cũng như mặt trời mọc mỗi buổi b́nh minh khỏi chân trời khách thể ngoài không gian chủ thể, và đối cực (đối với chúng ta); giống như thế, Vũ Trụ xuất hiện từng định kỳ trên cơi giới khách thể, khỏi cơi giới chủ thể. Vậy “chu kỳ sự sống” là thế. Và, giống như mặt trời lặn vào chân trời, vũ trụ biến mất vào những thời kỳ nhất định khi “Đêm Phổ quát” bắt đầu. Người Ấn Độ gọi sự luân phiên nầy là “Ngày và đêm của Brahma”(Phạn Thiên), hay thời kỳ của Đại Khai Nguyên (Manvantara) và của Đại Hỗn Nguyên (Pralaya) “tiêu tan”. Nếu người Tây Phương chấp nhận, họ có thể gọi  chúng là Ngày và Đêm Phổ Quát. Trong Đêm cuối cùng nầy, Toàn Thể ở trong Toàn Thể, mỗi nguyên tử bị thu hút vào Đồng Nhất Tính duy nhất.

 

TIẾN HÓA VÀ ẢO TƯỞNG

 

Vấn: Ai sáng tạo Vũ Trụ mỗi lần vũ trụ tái sinh ?

 

Đáp: Không ai sáng tạo cả. Diễn tŕnh nầy khoa học gọi là sự tiến hóa. Các triết gia tiền Cơ Đốc và người Đông phương gọi là sự phân thân, c̣n nhà Huyền Bí Học và Thông Thiên Học chỉ nh́n nhận có một thực tại phổ quát, vĩnh cửu mà thôi. Từ các vực thẳm vô hạn của Không gian, thực tại này phóng ra một phản ảnh của chính nó. Bạn xem phản ảnh đó là Vũ trụ khách thể, vật chất, nhưng đối với chúng tôi là một ảo ảnh giả tạm; chỉ có cái chi trường cửu mới được gọi là Thực tại.

 

Vấn: Vậy bạn và tôi, chúng ta đều là ảo ảnh cả hay sao ?

 

Đáp: Đúng thế. Với tư cách là cá thể giả tạm v́ nó thay đổi qua mỗi kiếp. Bạn có cho các tia chớp của Bắc cực quang (Aurore Boréale) là “thật” chăng ? Bạn nh́n thấy rơ ràng mà ? Thật sự không phải thế, v́ thực tại duy nhất là nguyên nhân phát sinh vốn thường xuyên, và bất hoại, c̣n hiệu quả chỉ là ảo ảnh thoáng qua.

 

Vấn: Tất cả các điều vừa giải thích không  làm tôi hiểu rơ hơn v́ sao lại phát sinh các ảo ảnh được gọi là vũ trụ; làm sao ư thức có thể xuất lộ từ cái vô ư thức đang hiện tồn.

 

Đáp: Đây chỉ là điều không ư thức được đối với tâm thức bị hạn chế của chúng ta. Thực sự chúng ta có thể chú giải những lời của Thánh Jean như sau: “Aùnh Sáng (tuyệt đối) (là bóng tối) chói sáng trong bóng tối (có nghĩa là trong ánh sáng ảo tưởng của vật chất) và bóng tối lại không hay biết ǵ về ánh sáng đó. Aùnh sáng tuyệt đối này là định luật vừa bất di dịch, vừa tuyệt đối. Chúng tôi không muốn tranh luận về danh từ phát tán hay sáng tạo; vũ trụ xuất hiện từ chủ quan tính đồng nhất của cơi giới biểu lộ đầu tiên. Cơi giới nầy gồm có bảy. Trên mỗi cơi, vũ trụ lần lần trở nên nặng trược và vật chất, cho đến cơi giới cuối cùng của chúng ta là cơi giới được hiểu biết theo sự phỏng đoán của khoa cấu tạo vật lư. Cơi trần là hệ thống hành tinh hoặc Thái Dương có tính chất đặc biệt (sui  generis).

 

Vấn: Xin bạn giải thích về tính chất đặc biệt vừa kể.

 

Đáp: Điều nầy chứng tỏ định luật căn bản cùng với sự diễn tiến của các định luật thiên nhiên là sự đều đặn. Hệ thống Thái dương của chúng ta (cũng như hằng triệu hệ thống khác trong Đại Vũ Trụ) cho đến Địa Cầu, được biểu hiện theo một phương thức riêng biệt, khác hẳn sự hổ tương của tất cả các hệ thống khác. Khi nói về dân cư trên các hành tinh, chúng ta tưởng tượng họ cũng là con người như ḿnh, nghĩa là một thực thể biết suy tưởng. Trí tưởng tượng của nhà thi sĩ, họa sĩ thường hay tượng trưng; ngay đến các vị Thiên Thần được lư tưởng hóa có thêm hai cánh. Chúng tôi xác nhận rằng tất cả sự việc nầy chỉ là ảo tưởng và sai lầm. Địa Cầu nhỏ bé của chúng ta có một tạp đa về thảo mộc, động vật và nhân loại - từ rong rêu đến cây bá hương ở Liban, từ con sứa biển đến con voi, từ người sơ khai đến bức tượng cổ Apollon của Belvédère – nếu bạn đổi các điều kiện về vũ trụ, về hành tinh, đương nhiên sẽ có những thảo mộc, động vật và nhân loại hoàn toàn khác biệt phát sinh. Cho đến cơi giới này (cơi giới vật chất), gồm các hành tinh của chúng ta, cũng ở dưới những định luật tương tự, nghĩa là chúng phát sinh một loạt về vật thể và bản thể hoàn toàn dị biệt. Vậy thể chất bên ngoài của các hệ thống Thái dương khác c̣n xa lạ biết bao! Thật là hăo huyền khi chúng ta nghiên cứu về các v́ tinh tú, cũng như các thế giới khác theo quan niệm của thế giới nầy như  khoa vật lư thường làm.

 

Vấn: Bạn dựa vào bằng chứng nào để tŕnh bày như thế ?

 

Đáp: Thật sự những bằng chứng này không được khoa học chấp nhận, nhưng chúng đă tích lũy từ vô tận nhờ các Bậc có Huệ nhăn chứng minh các sự kiện đó. Thị lực tâm linh của các Ngài đă được kiểm soát, và so sánh có hệ thống, đồng thời tính chất của nó, được cứu xét kỹ lưỡng. Những khám phá thực hiện được nhờ cảm giác vật chất và tâm linh đă thoát khỏi sự trở ngại của thể xác thường làm cho mù quáng. Tất cả điều chi không do kinh nghiệm cộng đồng và tập thể tăng cường, đều bị bác bỏ. Duy những điều thích hợp hoàn toàn và được xem như là Chân lư thiết lập qua sự xác định, trong nhiều giai đoạn khác nhau, ở những nơi khí hậu khác nhau, và cũng được quan sát không ngừng. Như bạn thấy, những phương pháp được các nhà thông thái, và các sinh viên khoa tâm lư tâm linh áp dụng, không hề sai biệt với phương pháp của các sinh viên khoa vạn vật học và vật lư học. Nhưng các lănh vực sưu tầm nầy, ở vào hai cơi giới không  giống nhau, và dụng cụ quan sát của chúng tôi, không do bàn tay của con người làm ra. Có lẽ v́ lư do đó, mà dụng cụ của chúng tôi vững chắc hơn. B́nh cổ cong, b́nh tích điện, kính hiển vi của nhàhóa học và vạn vật học có thể sai lạc; kính viễn vọng và các dụng cụ  đo thời gian có thể bị hư hỏng, trái lại dụng cụ ghi nhận của chúng tôi không bao giờ chịu ảnh hưởng của các nguyên tố hoặc thời gian.

 

Vấn: V́ vậy mà bạn tin tưởng hoàn toàn vào đó phải không ?

 

Đáp: Tin tưởng là danh từ không t́m thấy trong tự điển Thông Thiên Học. Chúng tôi chỉ nói sự hiểu biết được căn cứ vào kinh nghiệm và sự quan sát. Tuy nhiên bạn hăy ghi nhận sự sai biệt này: trong lúc quan sát, và kinh nghiệm của khoa vật lư hướng nhà thông thái đến các giả thuyết “tạm thời” và được phát triển do trí thông minh, th́ sự hiểu biết của chúng tôi chỉ chấp nhận thêm những sự kiện không thể phủ nhận bởi đă được chứng minh đầy đủ. Chúng tôi không thể nào chấp nhận hai tín ngưỡng, hai giả thuyết cùng chung một đề tài.

 

Vấn: Có phải v́ lư do nầy khiến bạn nh́n nhận lư thuyết kỳ lạ của Phật Giáo Bí Truyền chăng ?

 

Đáp: Đúng thế. Lư thuyết đó có thể sai lạc trong vài chi tiết phụ thuộc, ngay trong sự tŕnh bày của các sinh viên ngoại đạo; nhưng đây là các sự kiện của thiên nhiên gần Chân lư hơn bất cứ một giả thuyết khoa học nào.

 

SỰ CẤU TẠO THẤT THỂ CỦA HÀNH TINH CHÚNG TA

 

Vấn: Có phải bạn nói địa cầu chúng ta thuộc thành phần của một dăy các địa cầu không ?

 

Đáp: Đúng vậy. Những sáu ‘địa cầu” hoặc sáu bầu kia chúng ta không trông thấy v́  chúng không ở cùng một cơi giới khách quan với địa cầu chúng ta.

 

Vấn: Phải chăng do quăng cách quá xa với địa cầu chúng ta ?

 

Đáp: Không phải thế, bởi chúng ta vẫn nh́n thấy các hành tinh, và cả những ngôi sao ở khoảng xa tí mù. Sự thật v́ sáu bầu đó ở ngoài phạm vi tri thức vật chất của ta, hay là cơi giới đang biểu hiện này. Mật độ vật chất, trọng lượng và cách cấu tạo không giống với mật độ, trọng lượng và cách cấu tạo địa cầu chúng ta, và các hành tinh khác được biết. Thật ra các bầu đó (đối với chúng ta), đang ở trong một lớp không gian hoàn toàn khác biệt, hay là một lớp mà chúng ta không thể nào tri thức hoặc càm giác bằng giác quan hồng trần. Tuy chúng tôi gọi “lớp” (couche) bạn chớ tưởng tượng đó là những lớp chồng chất lên nhau như các lớp địa tầng (strates), bởi điều này sẽ đem đến cho bạn một quan niệm sai lầm, phi lư khác. Tôi gọi là “lớp” đây là cơi giới không gian vô tận mà bản chất của nó không thể nào thích ứng với trạng thái thức tỉnh hay tri thức tầm thường của chúng ta, cùng với trí năng và vật chất. Nhưng nó vẫn có trong thiên nhiên, ngoài phạm vi trí năng và tâm thức thông thường, ngoài khoảng không gian có ba bề đo, cũng như sự phân chia về thời gian của con người. Theo định nghĩa của triết gia Locke, th́ một trong bảy giới căn bản (hoặc “lớp”), thuộc khoảng không gian hữu hạn. Khoảng không gian của chúng ta có khách thể tính và chủ thể tính cùng với thời gian, trạng thái tâm thức và một loạt tri giác riêng biệt của nó. Nhưng tất cả điều đó ít rơ ràng đối với người mà trí năng đă được huấn luyện theo đường lối tư tưởng ngày nay.

 

Vấn: Bạn muốn nói về loạt tri giác khác biệt ấy ? Trên cơi giới biểu hiện của nhân loại, không có cái chi giúp bạn để cấu kết một ư tưởng rơ rệt hơn điều bạn muốn tŕnh bày về sự khác biệt của tri giác, của không gian và của tri thức hay sao ?

 

Đáp: Điều đó không có; ngoại trừ chỉ có một điều là khoa học lấy cớ để chống đối lại với chúng tôi. Trong trạng thái chiêm bao, phải chăng chúng ta đă có những loạt tri giác khác nhau. Lúc đó chúng ta cảm, nói, nghe, thấy, nếm và hành động trên một cơi giới khác hơn cơi giới chúng ta đang sinh sống. Sự thay đổi đang thực hiện trong trạng thái tâm thức, và được chứng minh bởi sự kiện của một loạt hành động và biến cố, trải qua một thời kỳ nhiều năm tháng. Tuy nhiên đối với trí năng của chúng ta,dường như các sự kiện đó xuyên qua tư tưởng chỉ một khoảnh khắc thời gian. Vậy, sự nhanh chóng phi thường của các thực nghiệm trí năng trong giấc mơ và khi chúng ta ở vào một trạng thái thật tự nhiên về mọi phương diện, chứng tỏ chúng ta đang ở trong một cơi giới, khác hẳn với cơi giới này. Giáo lư Thông Thiên Học dạy: có bảy động lực căn bản trong thiên nhiên, bảy cơi của bản thể, và bảy trạng thái tâm thức, trong đó, con người sinh sống, suy tưởng, nhớ nhung và tồn tại. Chúng tôi không thế nào kể hết ra đây được; muốn hiểu biết cần phải nghiên cứu về khoa Siêu h́nh học Đông Phương.  Nhưng hai trạng thái; tỉnh và mơ đủ chứng tỏ cho mọi người thấy , từ nhà triết học thông thái đến người sơ khai dốt nát, có sự sai biệt giữa hai trạng thái đó.

 

Vấn: V́ thế, Bạn sẽ không chấp nhận sự giải thích của khoa Sinh vật học và Sinh lư học về căn nguyên của giấc mơ sao ?

 

Đáp: Chắc chắn không. Chúng tôi c̣n từ khước giả thuyết của các nhà Tâm lư học, và chỉ ưa chuộng giáo huấn của nền Minh Triết Đông Phương. Về sự liên quan đến Vũ trụ và Đại Thiên Địa (Macrocosme), chúng tôi chỉ đặt tin tưởng vào bảy thể của bản thể Đại Vũ trụ, cũng như bảy trạng thái Tâm thức. Tuy nhiên, chúng tôi dừng lại nơi cơi giới thứ tư, v́ người cơi này chúng tôi không có sự hiểu biết chắc chắn nào cả. Nhưng chúng ta sẽ thảo luận rộng răi về bảy trạng thái và bảy khí thể của Tiểu Thiên Địa (Micocosme) hay con người.

 

Vấn: Bạn giải thích thế nào ?

 

Đáp: Thoạt tiên chúng tôi nhận thấy có hai bản thể khác nhau nơi con người là tâm linh và vật chất; con người biết suy tưởng và con người ghi nhận những ǵ mà các tư tưởng có thể đồng hóa được. Do đó, chúng tôi có thể chia con người ra hai bản tính khác nhau: phần thanh cao hay bản thể tâm linh gồm có ba “khí thể” hay trạng thái, và phần thấp kém hay tứ thể vật chất, được cấu tạo bởi bốn khí thể – tất cả có bảy. 

 

BẢN CHẤT THẤT THỂ CỦA CON NGƯỜI

Vấn: Phải chăng người ta gọi hai bản thể vừa kể là Chân linh hay linh hồn và con người bằng xương bằng thịt ?

 

Đáp: Thưa không. Sự phân chia này của phái Platonicien thời cổ. Platon là một bậc Điểm Đạo nên không thể đi sâu vào các chi tiết bị cấm đoán. Chỉ có ai thông hiểu giáo lư cổ thời sẽ t́m thấy bảy khí thể trong sự kết hợp khác nhau của linh hồn và Chân linh được ông Platon nêu ra. Người ta sẽ nh́n nhận hai phần trong con người: phần vĩnh cửu được cấu tạo cùng một tinh túy với cái Tuyệt Đối; phần “được sáng tạo” bởi các vị Thiên Đế tiểu đẳng (Dieux mineurs) và phần có chết, có diệt. Con người được cấu tạo bởi: l/- một thân xác khả tử; 2/- một khí thể bất tử; 3/- “một linh hồn thuộc loại khả tử và tách rời ra”. Đó chính là cái mà chúng ta gọi theo thứ tự là con người vạât chất, Linh hồn hay Chân Linh (Nous), và Linh hồn động vật (psyché). Sự phân chia này cũng được một bậc Điêûm Đạo khác là Thánh Paul chấp nhận. Ngài cho rằng có một thể tâm linh được gieo trong thể bị hủy diệt (linh hồn tinh tú hay cảm thể) [25], và một thể trí linh sẽ phục sinh  chất bất diệt. Thánh Jacques cũng tăng cường đoán ngôn này khi Ngài nói (III, I5): sự “Minh Triết” (của linh hồn hạ đẳng) không do từ cơi trên nhưng do từ cơi phàm, (“tâm lư”, “thuộc về ma quỉ” xem bản văn Hi-Lạp), c̣n điều kia là minh triết thiêng liêng. Ông Platon và cả Đức Pythagore đều nh́n nhận có bảy tác dụng khác nhau trong các sự kết hợp, tuy các Ngài chỉ nói về ba “khí thể”  mà thôi. Chúng tôi vững ḷng tin bằng cách so sánh giáo huấn của chúng tôi với giáo huấn của các Ngài. Chúng ta hăy trực nhận thoáng qua bảy trạng thái kể trên trong hai bảng phân chia theo Thông Thiên Học sau đây:

 

PHÂN CHIA THEO THÔNG THIÊN HỌC

 

Danh từ Phạn ngữ

Ư nghĩa công truyền

Giải thích

(a)Roupa hay Sthula Sharira

(a) thể xác

(a) là môi vật của tất cả các ”khí thể”khác, trong đời sống.

(b)  Prana

(b)Sự sống, hoặc nguyên lư sống

(b)Chỉ cần thiết cho a,c,d, và cho các dụng của Manas II, nghĩa là cho tất cả tác dụng được giới hạn vào khối óc (vật chất)

(c) Linga Sharira

(c) Thể vía

(c) Cái Phách hay thể ma.

(d) Kama-roupa

(d)Nơi toạ lạc của các điều ham muốn và dục vọng thú tánh.

(d)Là trung tâm của con người vật chất,nơi ghi dấu sự tách rời giữa con người khả tử với thể bất tử.

(e)Manas,khí thể đối trọng các tác dụng của nó.

(e)Trí năng, Thông trí; thể trí năng nhân loại thượngđẳng do ánh sáng hay sự phóng quang kết hợp CHÂN THẦN (MONADE) vào con người khả tử, trong kỳ gian của sự sống.

e)Trạngthái vị lai và định mạng Nhân Quả của con người, tùy thuôïc vào việc Manas giáng xuống Kama-roupa, nơi tọa lạc của các dục vọng thú tánh hoặc thăng vượt lên đến Bouddhi (Bồ Đề), Chân Ngă Tâm linh. Trong trường hợp này, tâm thức thượng đẳng của các nguyện vọng Tâm Linh và cá nhân của trí thông minh (Manas),đồng hoá với Bouddhi và bị thu hút cấu thành Chân Ngă, nó bước vào lạc phúc Thiên Đàng

(f)Bouddhi (Bồ Đề)

(f)Linh hồn TâmLinh

(f) Môi vật của Chân linh thuần khiết, phổ quát.

(g) Atma

(g) Chân Linh

(g) Một với Tuyệt Đối, như là sự phóng quang.

 

Ông Platon dạy điều chi? Ông nói rằng con người nội tâm gồm hai phần: phần bất di dịch, được cấu tạo cùng một bản chất với Chân Linh; và phần kia th́ khả tử, khả diệt. “hai  phần” này được t́m thấy trong Tam thể thượng và trong Tứ thể hạ của chúng ta (xem bảng). Ngài giải thích khi Linh hồn (psyché) “phối hợp với Nous (Chân Linh thiêng liêng hoặc bản chất thiêng liêng) tất cả điều chi được thực hiện đều tốt đẹp và thành tựu”.

Nhưng khác hẳn khi nó liên kết với Anoia (sự điên cuồng hay linh hồn động vật, bất duy lư). Nơi đây có Manas (hoặc linh hồn tổng quát) dưới hai h́nh thức; khi liên kết với Anoia (Thông Thiên Học gọi là Kama-roupa; “Phật giáo bí truyền” gọi là Linh hồn động vật) th́ Linh hồn tiến đến sự tiêu diệt hoàn toàn đối với cái chi thuộc về Chân Ngă cá nhân. Trái lại khi phối hợp với Nous (Atma-Bouddhi) Linh hồn sẽ hoà tan trong Chân Ngă bất tử, bất diệt; lúc ấy, tâm thức Chân Linh của cá nhân tính trở thành bất tử.

 

SỰ PHÂN BIỆT GIỮA LINH HỒN VÀ CHÂN LINH

 

Vấn: Bạn có giảng dạy cá nhân tính bị tiêu diệt như vài nhà Duy linh và Thần thuật của Pháp đă tố giác chăng ?

 

Đáp: Không. Những người đối lập đă phổ biến sự tố giác phi lư này, bởi vấn đề nhị nguyên tính, cá thể tính (l’individualité) của Chân Ngă Thiêng liêng và cá nhân tính (personnalité) – lại hàm súc khả năng hiện h́nh của một Chân Ngă bất tử trong các buổi gọi hồn dưới h́nh thức một “Chân linh hiện h́nh”, điều mà chúng tôi đă phủ nhận và đă giải thích.

 

Vấn: Bạn có nói; Psyché tiến tới sự tận diệt hoàn toàn một khi nó liên kết với Anoia. Về vấn đề này, ông Platon và bạn giải thích ra sao ?

 

Đáp: Theo tôi nghĩ, sự tận diệt hoàn toàn của một tâm thức cá nhân là một trường hợp ít xảy ra, và rất đặc biệt. Thật sự tâm thức cá nhân tự ḥa tan trong tâm thức cá thể và bất tử của Chân Ngă, v́ theo qui tắc tổng quát gần như bất di dịch – một sự biến hóa hay biến h́nh thiêng liêng – chỉ có tứ thể hạ đẳng bị tận diệt mà thôi. Chắc chắn bạn không c̣n hi vọng con người bằng xương bằng thịt, hay cá thể tính giả tạm, hay cái bóng hoặc “cảm thể” của nó, cùng với bản năng thú tánh, và đời sống vật chất được thườøng tồn với “Chân Ngă Tâm Linh” để trở thành hằng cữu chăng?  Dĩ nhiên tất cả điều đó ngưng hiện hữu lúc xác thân chết, hoặc ngay sau đó, để rồi cùng với thời gian tan ră và biến mất hoàn toàn.

 

Vấn: Vậy bạn phủ nhận khả năng phục sinh của xác thịt hay sao ?

 

Đáp: Vâng, chắc chắn như vậy! Tại sao chúng tôi có thể chấp nhận sự suy lư thiếu triết học của thần học Cơ Đốc thuộc thời đại hậu lai, đă nói theo học thuyết công truyền của phái Duy trí Ai-Cập và Hi-Lạp ?

 

Vấn: Người Ai-Cập tôn thờ từ Chân linh Ngũ hành đến củ hành; ngày nay, người Ấn Độ thuộc Bái ngẫu tượng và Bái hỏa giáo cũng c̣n chiêm ngưỡng mặt Trời như thuở xưa. Trong số các triết gia Hi-Lạp lỗi lạc nhất lại là những người mơ mộng hoặc duy vật thí dụ: Platon và Démocrite. Làm thế nào bạn có thể so sánh họ với người Cơ Đốc Giáo ?

 

Đáp: Có thể các sách Giáo lư yếu cương thời đại của thần học Cơ Đốc và của Khoa học dạy như thế, nhưng những trí óc trung lập lại hiểu khác. Người Ai-Cập tôn kính “Một Duy Nhất” dưới danh từ Nout; từ chữ này ông Anaxagore cho ra đời danh từ Nous hay ông gọi “Trí năng hoặc Chân linh Tự Cường”, nguyên động lực chỉ đạo hoặc động lực tiên khởi của toàn thể. Đối với Anaxagore th́ Nous là Thượng Đế, c̣n Đế Thiên (le Logos) là con người do sự phát tỏa của Nous. Nous là Chân  linh (hoặc trong Đại Vũ trụ “cosmos”, hoặc trong con người). Dù người ta xem logos như vũ trụ hay như cảm thể cũng do sự phát toả của Nous, c̣n xác thân chỉ là một con vật mà thôi. Những  hiện tượng do giác quan ngoại cảnh của chúng ta tri thức, chỉ có Nous mới biết được các thực tượng (noumènes). Logos hoặc thực tượng vốn bất tử bởi bản chất và tinh túy thường hằng, bất diệt. Trong con người Logos là Chân ngă Vĩnh cửu tự luân hồi và duy tŕ măi. Nhưng v́ sao cái bóng phù du, cái áo giả tạm của sự Phát toả thiêng liêng này trở về nguồn cội nơi nó xuất phát lại có thể là cái nó tái sinh bất khả hoại ?

 

Vấn: Tuy nhiên tôi không hiểu v́ sao bạn có thể tự bào chữa, khi bị tố giác việc bạn đă nghĩ ra cách phân chia mới về tâm linh và tâm lư con người. Không một triết gia nào đề cập đến, dù bạn có tưởng tượng chính ông Platon đă nói về vấn đề này.

 

Đáp: Tôi giữ vững điều chi tôi đă nói. Không phải chỉ ông Platon, mà ông Pythagore cũng quan sát như vậy. Ông mô tả Linh hồn như một đơn vị tự linh hoạt (Chân thần) gồm có ba yếu tố: -Nous (Chân linh), Phren (trí năng) và Thumos (sự sống hay hơi thở, hoặc Nephresh của Bí thuật giáo). Ba yếu tố này phù hợp với “Atma-Bouddhi” (Linh hồn Chân linh thượng đẳng) của chúng ta, với Manas (Chân Ngă), và Kama-roupa với phản ảnh  hạ đẳng của Manas. Điều mà các triết gia cổ Hi-Lạp gọi một cách tổng quát là Linh hồn; chúng tôi gọi là Chân linh hoặc Linh hồn tâm linh, Bồ Đề, như là môi vật của Atma (l’Agathon hay là Thần tính tối cao của ông Platon). Ông Pythagore và nhiều người khác xác nhận rằng chúng ta có Phren và Thumos chung với loài thú, chứng tỏ đây là trường hợp phản ảnh của Manas hạ đẳng (bản năng) và của Kama-roupa (dục vọng thú tánh sống động. Hai ông Socrate và Platon cũng nh́n nhận sự chỉ dẫn này và tuân theo. Nếu ngoài sự phân chia ra làm năm như: Agathon (Thần tính hay Atma), Psyché (linh hồn về phần tập thể), Nous (Chân linh hay trí năng) Phren (trí năng vật chất) và Thumos (Kama-roupa hay dục vọng), chúng ta lại thêm vào: l’Eidolon của Huyền môn, h́nh bóng hay dẫn thần thể của con người và xác thân vật chất, th́ chúng ta có thể chứng minh dễ dàng rằng ông Pythagore và ông Platon cũng có những tư tưởng tương tự như chúng ta. Chính người Ai-Cập cũng tin nơi sự phân chia thất thể. Họ cho rằng linh hồn (Chân Ngă), khi ĺa khỏi xác thân phải trải qua bảy pḥng, hoặc khí thể, gồm có những thể đă loại bỏ, và những thể vẫn mang theo. Khổ h́nh nối liền vào sự tiết lộ của giáo lư được dạy trong Huyền môn là sự chết, ta phải nhớ như thế. Và điều đó giải thích v́ sao người xưa chỉ phổ biến giáo lư đại cương, c̣n chúng ta lại phân tích và giải thích từng chi tiết. Tuy nhiên chúng tôi chỉ phổ biến trong phạm vi được cho phép, c̣n biết bao chi tiết khác chỉ dành cho những ai theo học triết lư bí truyền và thệ nguyện giữa im lặng, cẩn mật.

 

GIÁO HUẤN CỦA  HI-LẠP

 

Vấn : Tại sao chúng tôi  không  t́m được  trong các bảng phiên dịch của những người  thông hiểu  ngôn ngữ Hi-Lạp, La-tinh, Phạn và Hébreu, những ǵ có thể chứng minh được điều bạn đă giải thích ?

 

Đáp : V́  các  dịch giả của bạn  tuy có kiến thức  quăng bác, nhưng đă khiến cho các  triết gia – nhất  là  các  triết gia Hi-Lạp – trở  thành nhà văn kém  sáng suốt thay v́ thần bí. Thí dụ bạn hăy đọc những ǵ ông Plutarque viết về các “khí thể” của  con người. Những điều ông diễn đạt  theo  nghĩa  chính th́  người ta  lại gán cho  nó sự  mê tín  siêu h́nh và vô minh. Bạn cho phép tôi kể một đoạn văn  sau đây:

“Ông Plutarque  có nói: con  người  là một  phức  hợp; những ai nghĩ  rằng  con người gồm có hai phần  là lầm lạc.  Họ tưởng tượng  trí tuệ (trí năng về năo) thuộc  linh  hồn (Tam thể thượng);  như   vậy họ vẫn  lầm lạc như người xem linh hồn tùy thuộc xác thân. Điều nầy có nghĩa Tam thể được nh́n nhận như là thành phần của  tứ thể  khả tử, khả diệt. Nous thượng đẳng hơn linh hồn, cũng như linh hồn cao thượng hơn xác thân. Vậy sự phức hợp của linh hồn và trí tuệ cấu thành lư trí, c̣n xác thân (hoặc Thumos- linh hồn động vật) cấu thành dục vọng. Trong hai điều vừa kể th́  một là khởi thủy hay  nguyên lư của  sự vui thú và đau  khổ, c̣n một là của đức tánh và tật xấu. Với  ba phần phối hợp  lại, th́  địa cầu  cung cấp  thể xác, mặt trăng  cung cấp linh hồn và mặt trời cung cấp trí tuệ cho thế hệ của con người”.

Câu cuối cùng là một ẩn dụ v́ những ai hiểu được tức đă thông hiểu khoa bí truyền về các sự tương xứng, và cũng biết hành tinh nào có liên quan đến mỗi khí thể. Ông Plutarque phân các khí thể thành ba nhóm và cho rằng xác thân là một phức hợp của cơ thể vật chất, của cái bóng tinh tú và của hơi thở, nghĩa là của cái phần tam trùng hạ đẳng; phần này “từ cát bụi phải trở về với cát bụi”. Ông nhắc đến khí thể trung gian và linh hồn thuần nhiên, phần thứ nh́ cung cấp cho con người và luôn luôn chịu ảnh hưởng bởi mặt trăng. C̣n cái phần thượng đẳng hay linh hồn tâm linh, gồm có các nguyên tố Atma và Manas được phát tán trực tiếp từ Mặt Trời tượng trưng bởi l’Agathon , Thần tính Tối cao. Đoạn văn sau đây chứng minh cho điều nầy:

“Trong các sự chết mà con người phải chịu, có một sự chết khiến con người từ ba thể trở thành hai, và sự chết kia biến họ từ hai trở thành một. Sự chết đầu tiên xảy ra trong vùng dưới sự tài phán của Thần Déméter  [26], v́ thế trong Huyền môn, danh từ này chỉ sự chết. Thuở xưa, người Athéniens ví người chết như là của hiến dâng cho Thần Démeter. Sự chết kia xảy ra trên mặt trăng”.

Đây là giáo lư của chúng tôi dạy con người gồm thất thể trong trọn kiếp sống; một sự cấu thành của năm khí thể tại Kama-loka ngay sau khi chết, vàø một Chân Ngă tam trùng,  một linh hồn Chân linh và tâm thức tại Dévakhan. Sự phân chia này tự thực hiện trước tiên nơi các “Đồng cỏ chốn A-ty”ø (Prairies du Hadès) mà Ông Plutarque gọi là Kama-Loka, rồi tiếp đó nơi Thiên Đàng (Devakhan) thuộc thành phần các nghi lễ của Huyền môn tôn nghiêm, trong đó, các thí sinh điểm đạo được tượng trưng bi kịch của sự chết và sự phục sinh, dưới h́nh thức một Chân linh vinh quang mà chúng ta gọi là Tâm thức. Ông Plutarque hiểu như thế nên ông nói: “Hermès hiện diện trong thể này thuộc hồng trần cũng như trong thể kia thuộc thiên giới. Thể thứ nhất dứt bỏ linh hồn một cách bất ngờ và dữ dội nhưng Proserpine (Karma) lại phân cách trí tuệ của linh hồn từ từ trong một thời gian. V́ lư do này nàng Proserpine, được gọi là Monogènes – sự sinh sản duy nhất hay là nàng chỉ sinh sản có một, bởi phần tốt nhất của con người c̣n sót lại khi được nàng tách rời ra. Vậy sự chết này hay sự chết kia xảy ra tùy tạo hóa. Karma đă phán quyết mỗi linh hồn có hay không có trí tuệ (thể trí), đi ta bà một thời gian  trong vùng giữa địa cầu và nguyệt tinh (Kama-Loka) sau khi ĺa bỏ xác thân. Tuy nhiên không phải tất cả các linh hồn đều phải như thế. Chỉ có những kẻ bất công, nhơ bẩn mới gánh chịu h́nh phạt do tội lỗi mà thôi. Những kẻ thiện tâm, đạo đức ở nơi này (Kama-Loka) cho đến khi họ được thanh lọc và tẩy sạch tất cả bệnh tật họ đă mắc phải bởi sự nhiễm độc của xác thân. Họ ở lại nơi vùng êm dịu nhất của không khí trong một thời gian đă chỉ định, được gọi là Đồng cỏ chốn A-tỳ. Đoạn họ trở về quê hương (Thiên Đàng) sau cuộc hành hương lâu dài nơi phương xa. Ở đây họ hưởng sự an vui phúc lạc tương tự như niềm vui của các môn đồ trải qua những cuộc điểm đạo trong Huyền môn. Niềm vui này xen lẫn nỗi đau khổ, ngưỡng mộ và hi vọng riêng cho mỗi người”.

Đó là cực lạc Niết Bàn mà không một học giả Thông Thiên Học nào có thể diễn tả bằng ngôn ngữ hồng trần hay bí truyền, niềm phúc lạc tinh thần nơi cơi Thiên Đàng (Dévakhan); cơi mà mỗi Linh hồn an hưởng do tâm thức của nó tạo ra. Ta không nên lầm lẫn như phần đông hội viên Thông Thiên Học. Bạn chớ nghĩ rằng v́ con người có bảy thể kế đó c̣n năm thể và sau cùng c̣n ba thể, mà họ cho  là một cấu kết của bảy, năm rồi ba thực thể,hoặc theo như một hội viên Thông Thiên Học đă giải thích th́ con người có nhiều lớp da và cần phải lột ra như người ta lột vỏ củ hành. Chúng tôi từng nói về thể xác, về đời sống, về eidolon trung giới đều phân tán khi chết v́ chưng các “khí thể” chỉ đơn giản là những phương tiện, và là các trạng thái của tâm thức. Chỉ có một con người thực tại duy nhất duy tŕ măi từ đầu đến cuối của một chu kỳ đời sống. Thực tại này bất tử về tinh túy nếu không nói về h́nh dáng; đó là Mans, con người Tinh thần hay là Tâm thức bị nhục thể hóa. Các nhà duy vật cho rằng tinh thần và tâm thức không thể hoạt động nếu thiếu phần vật chất. Sự phản đối trên không có giá trị đối với chúng ta. Thật sự chúng tôi không phủ nhận luận điệu của họ, nhưng chúng tôi xin hỏi: “Bạn có hiểu biết tất cả các trạng thái của vật chất không? Cho đến nay bạn chỉ hiểu biết có ba thôi (chất đặc, chất lơng và chất hơi). Bạn làm sao biết được cái mà chúng tôi gọi là TÂM THỨC TUYỆT ĐỐI hay là Thần tính luôn luôn vô h́nh, bất khả tri, vượt khỏi quan niệm và cái trí hạn định của nhân loại, lại là vật chất chân linh phổ quát trong vô biên tuyệt đối ? Một trong các trạng thái hạ đẳng nhất của Chân linh vật chất xuất lộ trong các thời kỳ đại khai nguyên (Manvantara) là Chân Ngă ư thức (l’Ego conscient). Chính nó tự tạo ra Thiên Đàng riêng biệt dù đó chỉ là ảo tưởng nhưng cũng là một trạng thái phúc lạc.  

 

Vấn : Vậy Thiên Đàng (Dévakhan) là ǵ ?

 

Đáp: Theo tự nghĩa th́ Thiên Đàng là “xứ sở của Thánh Thần”; một điều kiện hoặc trạng thái phúc lạc tinh thần. Trên phương diện triết lư th́ Thiên Đàng là điều kiện của trí tương tự như giấc mơ, nhưng linh động và thực tại hơn nhiều. Đây là trạng thái của phần đông người chết ở bên kia cửa tử. 


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG VII

 

CÁC TRẠNG THÁI KHÁC NHAU SAU KHI CHẾT.

 

CON NGƯỜI VẬT CHẤT VÀ CON NGƯỜI TÂM LINH

 

Vấn: Tôi rất hài ḷng về sự tin tưởng linh hồn vốn bất tử của bà.

 

Đáp: Không phải sự bất tử của “Linh hồn” mà là sự bất tử của Chân linh thiêng liêng, hay là sự bất tử của Chân Ngă tái sinh.

 

Vấn: Thưa bà sự khác nhau đó ra sao ?

 

Đáp: Theo triết lư của chúng tôi th́ sự khác biệt rất lớn lao. Tuy nhiên đề tài này quá trừu tượng và khó khăn, chúng ta không thể nh́n phớt qua được. Việc phân ra linh hồn và chân linh riêng biệt rất cần và sau đó hăy tổng hợp lại. Bây giờ chúng ta khởi sự phần Chân linh trước. Chúng ta cho rằng Chân linh (“Đức Chúa Cha huyền nhiệm”, theo như Đức Jésus dạy) hay Atman không là sở hữu cá nhân của một người nào cả, v́ Chân Linh là tinh túy Thiêng liêng, không h́nh hài, sắc tướng, không thể đo lường hay phân chia, không hiện tồn nhưng lại có như các Phật tử nói về Niết Bàn (Nirvana). Atma chỉ bao trùm con người khả tử, xâm chiếm và nhập vào trọn thân thể bằng tia sáng vô sở bất tại. Nói cách khác, ánh sáng của Atman chiếu diệu xuyên qua Bouddhi (Bồ-Đề), môi trường và cũng là nơi phát lộ trực tiếp. Đây ư nghĩa huyền bí về những lời của hầu hết các triết gia thời cổ khi họ xác nhận rằng “Cái phần thuần lư của Linh hồn nhân loại không khi nào nhập trọn vẹn vào con người, mà chỉ bao trùm họ nhiều hay ít nhờ linh hồn tâm linh nhưng không thuần lư hay là Bouddhi.

 

Vấn: Tôi nghĩ chỉ có “linh hồn động vật” không thuần lư chớ chẳng phải linh hồn Thiêng liêng.

 

Đáp: Chúng ta nên thiết lập sự sai biệt giữa điều thụ động hay “bất thuần lư” bởi v́ nó đang ở vào trạng thái không phân biệt với cái chi bất thuần lư quá linh động và tích cực. Con người là cả một sự phối hợp các quyền năng tâm linh cùng với các năng lực hóa học, vật lư học và toàn thể hoạt động do các “khí thể”.

 

Vấn: Tôi có đọc nhiều về vấn đề này. Dường như tư tưởng của các triết gia cổ và của các Bí thuật gia (Cabalistes) thời Trung Cổ không giống nhau, tuy nhiên trong chi tiết đôi khi có sự tương đồng.

 

Đáp: Sự khác biệt quan trọng nhất giữa các Bí thuật gia và chúng tôi như sau: theo phái Tân Platon và giáo huấn Đông phương, chúng tôi tin rằng không khi nào giáng xuống trong con người sống động, nhưng Atma chiếu xuống nhiều hoặc ít những phát quang vào con người nội tâm (sự phối hợp tâm linh và tinh thần của các khí thể tinh tú). Trái lại các Bí thuật gia cho rằng Chân Linh  nhân loại tách rời khỏi đại dương của ánh sáng cùng Chân Linh phổ quát để nhập vào linh hồn con người, và bị giam cầm trọn kiếp sống trong lớp vỏ trung giới (capsule astrale). Các Bí thuật gia đều xác nhận như thế, v́ họ không thể loại bỏ hoàn toàn Giáo lư Thánh Kinh và thần nhân.

 

Vấn: C̣n Bà nghĩ sao ?

 

Đáp: Chúng tôi chỉ chấp nhận sự hiện diện những phóng quang của Atma trong lớp vỏ trung giới, và chỉ trong phạm vi có liên quan đến sự phát tỏa tâm linh này mà thôi. Muốn đạt được sự bất tử, con người và linh hồn phải cố vươn lên đến sự đơn nhất để rồi được kết hợp và sau cùng được đồng hóa trở lại. Sau khi chết, sự cá thể hóa của con người tùy thuộc Chân Linh, chớ không tùy thuộc linh hồn và thể xác. Danh từ “phàm tính” theo nghĩa thông thường là một điều vô lư nếu dùng một cách nông cạn để chỉ cái tinh túy bất tử của con người; Chân Ngă cá nhân của chúng ta mới là một thực thể riêng biệt, bất tử và hằng cửu do chính nó (per se). Trường hợp những nhà phù thủy, tả đạo hoặc những kẻ sát nhân trong nhiều kiếp sống không sao cứu rỗi được, th́ sợi chỉ sáng chói (liên kết Chân linh và linh hồn cá nhân khi đứa trẻ mới sinh) bị đứt ĺa, và thực thể tái nhục hóa tự tách ra khỏi linh hồn cá nhân, để rồi linh hồn này bị hủy diệt ngay không để lại một dấu vết nào cả. Nếu sự phối hợp giữa Manas hạ đẳng với Chân Ngă cá nhân (Ego inviduel) đang tái nhục hóa không thể thực hiện được trong đời sống, th́ Manas hạ đẳng bị bỏ rơi lại để rồi phải  chia sớt số phận với các loài thú; nghĩa là phải bị tan dần trong chất dĩ thái và tự tiêu hủy như phàm tính. Tuy nhiên, Chân Ngă vẫn c̣n là một thực thể riêng biệt. Sau kiếp sống vô ích đó, Chân Ngă tâm linh sẽ bị mất trạng thái Thiên Đàng. Trong một thời gian ngắn hưởng thụ tự do như  là Chân linh hành tinh, nó sẽ tái sinh mang xác thân khác ngay.

 

Vấn: Trong quyển “Nữ Thần Isis tiết lộ” có đoạn cho rằng các Chân linh hành tinh, Thiên thần hoặc những vị Thần của người vô tín ngưỡng hay các vị  Đại Thiên Thần của Cơ Đốc Giáo, không bao giờ trở thành nhân loại trên hành tinh của chúng ta.

 

Đáp: Thật đúng như vậy. Tuy nhiên không phải các “Chân Linh hành tinh đều như thế” mà chỉ có vài hạng Chân linh hành tinh thượng đẳng nào đó thôi. Các vị này đă được giải thoát ở một thế giới trước khi có địa cầu, thế nên, họ không thể trở thành nhân loại của địa cầu chúng ta. Nhưng tất cả Chân linh hành tinh vừa kể sẽ tái sinh trong kỳ Đại Khai nguyên (Mahamanvantara) sắp tới (tiến bộ hơn Đại Khai nguyên hiện tại) khi “Đại kiếp này” và “Brahma Pralaya” (một thời ngắn độ 16 con số sẽ chấm dứt. Triết lư Đông phương có dạy chính các “Chân linh” như thế đang bị giam cầm trong xác thân hiện tại của nhân loại. Sự khác nhau giữa loài người và loài thú như sau: loài thú có những “khí thể” tiềm thể, c̣n loài người th́ các khí thể này linh hoạt như là một động lực  [27]. Có lẽ bây giờ bạn đă hiểu.

 

Vấn: Vâng, những sự chuyên môn phải chăng là một chướng ngại đối với các nhà siêu h́nh học ?

 

Đáp: Đúng vậy. Tất cả huyền học của Phật Giáo đều được căn cứ vào giáo huấn bí mật này nhưng ít người biết, và có nhiều nhà bác học cận kim đă làm sai lạc hoàn toàn. Chính các nhà siêu h́nh học cũng có khuynh hướng lầm lẫn kết quả với nguyên nhân. Là Chân linh, Chân Ngă đạt được đời sống trường tồn, và vẫn là cái ngă nội tâm trải qua những kiếp tái sinh ở trần gian, nhưng không bắt buộc phải là ông X. . .ông Y. . . lúc c̣n tại thế, hoặc giả bị mất cá thể tính của nó. Thế nên, linh hồn trung giới và xác thân con người có thể bị thu hút vào Vũ trụ đại dương của các phân tố đă được siêu hóa. V́ lư do đó mà Chân Ngă cá nhân sau cùng của con người không c̣n tồn tại (nếu Chân Ngă không c̣n xứng đáng để vươn lên cao nữa). Tuy nhiên Chân Ngă Thiêng liêng vẫn c̣n là một thực thể không thay đổi, mặc dù kinh nghiệm hồng trần về sự phát tán bị tiêu tan lúc nó tự phân tách ra khỏi môi vật không xứng đáng của nó.

 

Vấn: Các ông Origène, Synésius, các triết gia bán Cơ Đốc hoặc bán Tân Platon đă từng dạy rằng, nếu “Chân Linh” hay cái phần thiêng liêng của linh hồn đă có lúc, trước vấn đề vĩnh cửu như là một thực thể phân biệt, và nếu Chân Linh không có chi khác hơn là linh hồn khách quan một cách siêu h́nh, th́ làm sao không vĩnh cửu? Trong trường hợp này, dù cho con người có một đời sống thanh cao hay trụy lạc cũng không bị mất cá thể tính.

 

Đáp: Nếu bạn đặt ra một giáo lư như thế th́ kết quả sẽ tai hại không khác chi việc tha tội của các linh mục. Nếu người ta giải thích ư nghĩa thực sự của giáo điều này cũng như tư tưởng sai lầm cho rằng tất cả mọi người đều bất tử, th́ nhân loại đă đưọc cải thiện rồi.

Bạn cho phép tôi nhắc lại một lần nữa: các ông Pythagore, Platon, Timée de Locris và giáo phái Alexandrie có cho rằng Linh hồn con người (nghĩa là các “khí thể” và đặc tính thượng đẳng) có từ Linh hồn Phổ quát của Vũ trụ. Theo giáo huấn này th́ linh hồn Phổ quát là Aether. Thế nên một trong các “khí thể” không thể là tinh túy thuần khiết của Monade của Pythagore hay Atma-Bouddhi của Thông Thiên Học. Anima Mundi chỉ là kết quả, là sự phát tán chủ quan, hay đúng hơn chỉ là sự phóng quang của Atma-Bouddhi. Chân linh nhân loại (cá thể tính), Chân linh Tâm linh tái sinh và Bouddhi, Linh hồn Tâm Linh đều hiện tồn. Trong lúc Atma-Buddhi biểu hiện như một thực thể riêng biệt được cá thể hóa, th́ linh hồn chỉ có như là một hơi thở tiền hiện hay cái phần vô thức của toàn thể thực tại. :Lúc sơ khởi, cả hai được cấu tạo từ Đại dương vĩnh cửu của ánh sáng. Các triết gia tôn sùng Lửa (Thông Thiên Học gia thời Trung cổ) từng giải thích; có một Chân Linh hữu h́nh mặc dù ta không trông thấy sống trong lửa. Họ phân biệt giữa anima bruta (con thú động vật) và anima divina (con thú thiêng liêng). Ông Empédocle tin tưởng loài người và loài thú có hai linh hồn; Ông Aristote gọi hai linh hồn đó là linh hồn suy luận và linh hồn động vật. Theo các triết gia đó th́ linh hồn suy luận xuất phát từ nội tâm của linh hồn phổ quát, c̣n linh hồn kia xuất phát từ ngoại cảnh.

 

Vấn: Vậy bạn có cho Linh hồn nhân loại là vật chất không ?

 

Đáp: Không là vật chất mà là thực chất. Tuy nhiên chúng tôi không phản đối danh từ “vật chất” nếu nó được kèm theo tỉnh từ “nguyên thủy”. Vật chất này đồng vĩnh cửu với Chân Linh, không sờ mó hay phân chia được như thế giới của chúng ta, mà là trạng thái siêu hóa cao độ nhất của vật chất. Chân linh thuần khiết sai biệt rất ít với cái không chân linh, hoặc cái toàn thể tuyệt đối. Nếu bạn không chấp nhận con người đă tiến hóa khỏi vật chất Chân Linh nguyên thủy và họ đang tượng trưng cho một nấc thang cấp tiến về các “khí thể”, từ cái siêu Chân linh đến vật chất thô kệch nhất, th́ làm sao bạn có thể nh́n nhận con người nội tâm vốn bất tử, đồng thời là một Thực thể Tâm linh và lại là một con người khả tử ?

 

Vấn: Nhưng v́ sao Thượng Đế không được coi như là một Thực thể ?

 

Đáp: Theo triết lư Đông Phương th́ cái chi vô biên, không  hạn chế làm sao có một h́nh hài hay thực thể được? Một “thực thể” chỉ bất tử trong cái tinh túy mật thiết của nó chớ  không bất tử trong h́nh hài cá thể. Khi tiến đến điểm chót của chu kỳ nó bị thu hút vào bản tánh nguyên thủy của nó, và trở thành Chân linh khi bị mất ư nghĩa Thực thể.

Với tánh cách là h́nh hài, sự bất tử của thực thể chỉ bị hạn chế trong chu kỳ sự sống của nó mà thôi; đó là kỳ Đại Khai nguyên (Mahamanvantara), khi kỳ Đại Khai nguyên trôi qua rồi th́ thực thể hiệp làm một với Chân Linh Phổ quát, đồng hóa với nó để rồi không c̣n là một thực thể riêng biệt nữa. Về  linh hồn cá nhân, nghĩa là tia sáng tâm thức c̣n giữ trong Chân Ngă Tâm Linh ư tưởng về cái “Ngă” cá nhân của kiếp nhục hóa trước. Linh hồn  cá nhân chỉ tồn tại cho đến phút cuối cùng của thời kỳ trên Thiên Đàng như là một kỷ niệm tách rời và phân biệt. Khi thời kỳ trên Thiên Đàng chấm dứt, Linh hồn cá nhân nhập vào loạt vô số kiếp nhục hóa khác của Chân Ngă, giống như sau một năm, những kỷ niệm c̣n lưu lại trong kư ức chúng ta về một ngày nào đó. Phải chăng bạn muốn cái vô biên bị lệ thuộc vào các điều kiện hạn định? Thật sự chỉ có cái chi được kết hợp chặt chẽ bởi Atma mới bất tử như: Buddhi-Manas. Linh hồn con người (cá tính) chính tự nó (per se) không trường cửu, không thiêng liêng bất tử. Kinh Zohar (quyển III, trang 616) có đoạn: “Khi nó được gởi xuống địa cầu, linh hồn khoác vào chiếc áo hồng trần để tự pḥng vệ nơi đây, cũng giống như thế, linh hồn tiếp nhận nơi cơi Thượng Thiên chiếc áo sáng chói để có thể nh́n vào chiếc gương này mà không bị tổn hại, và đây là ánh sáng xuất phát từ vị “Chúa của Aùnh Sáng”. Kinh Zohar c̣n dạy rằng linh hồn không thể đến cơi phúc lạc (Thiên Đàng) nếu chưa nhận được chiếc “hôn thánh thiện” nghĩa là trước khi kết hợp với thực chất và từ đó nó phát tỏa ra: Chân linh. Tất cả mọi linh hồn đều có: Linh hồn chính là một khí thể âm, Chân linh là một khí thể dương. Bị giam cầm trong xác thân, con người là tam nguyên nhất thể, và sự sa đọa của con người gây nên sự cách biệt với Chân linh. Một bài cảnh cáo trong quyển sách viết về các Bí quyết, một tác phẩm của khoa luyện kim có đoạn: “Vô phúc thay cho linh hồn nào chỉ thích kết hợp cơi trần với thân xác hơn là kết hợp với thiêng liêng (Chân linh). Vô phúc thật v́ không có điều chi của cá thể tính  được ghi vào kư ức của Chân Ngă.

 

Vấn:: Theo bà đă nh́n nhận th́ cái chi trong con người, có thực chất tương tự như thiêng liêng, lại có thể bị tước bỏ tánh cách bất tử mặc dù không được Thượng Đế truyền hơi vào ?

 

Đáp: Mỗi nguyên tử và cả bụi của vật chất chớ không phải chỉ có thực chất, và do bản tính thiên nhiên bất tử chớ không phải bất tử trong tâm thức cá nhân. Phải chăng bất tử tính là tâm thức liên tục, c̣n tâm thức cá nhân không thể duy tŕ lâu hơn phàm ngă tính? Như tôi từng giải thích, một tâm thức như thế chỉ thường tồn đến cuối thời kỳ trên Thiên Đàng khi thời kỳ này trôi qua, tâm thức đó bị thu hút trước tiên vào tâm thức cá nhân, và sau đó trong tâm thức phổ quát. Bạn hăy hỏi lại các nhà Thần học của bạn v́ sao họ giải thích sai lạc ư nghĩa Thánh Kinh Do-Thái như vậy. Bạn nên đọc Thánh kinh, bạn sẽ thấy rơ tác giả của bộ Pentateuque  [28] nhất là trong bộ Sáng thế kư Genèse  [29] không nh́n nhận Nephesh – cái mà Thượng Đế truyền hơi cho Adam (Sáng thế kư II, I) – là linh hồn bất tử. Vài thí dụ: “Và Thượng Đế tạo lập . . . .mỗi Nephesh (sự sống) lại chết “ (Sáng thế kư I, 21), ở đây muốn nói về loài thú vật. Sau đó lại có  câu: “Con người trở thành một Nephesh (một linh hồn sống động) (Sáng thế kư II, 7), điều này chứng tỏ danh từ “Nephesh” được áp dụng một cách không phân biệt cho con người bất tử và con thú khả tử.” Và chắc chắn tôi sẽ đ̣i máu của anh, máu của các sự sống của anh (nepheshim); tôi sẽ đ̣i máu của tất cả thú vật . . . và của bàn tay con người” (Sáng thế kư IX, 5). “Ngươi  hăy tự cứu cho Nephesh” (sáng thế kư XIX, 17). Người ta phiên dịch là: “Ngươi hăy tự cứu cho đời sống của ngươi”. Đừng nên giết hại nó “(Sáng thế kư XXXVII, 21) là câu nói theo sự phiên dịch Anh Ngữ; và sách Hébreu có viết: “Chúng ta không nên giết hại nephesh của nó”. Tác phẩm của ḍng tu Lévite (XVII, 8) “Nephesh cho nephesh ”. Kẻ nào đập  chết một người dù là ai, sẽ bị xử tử ”, - đúng theo sách là: “Kẻ nào đập chết nephesh của một người (Lévite XXIV, 17). Các đoạn 18 và tiếp theo, người ta thấy câu: “Kẻ nào đập chết một con thú (nephesh) sẽ thay mạng sống của nó . . . loài vật đổi loài vật”, c̣n nguyên bản th́ lại viết: “nephesh đổi nephesh ”. Làm thế nào con người lại có thể giết chết cái chi vốn bất tử ? Các câu dẫn chứng trên đây cho ta thấy v́ sao giáo phái Sadducéens  [30] phủ nhận sự bất tử của linh hồn. Hơn nữa các câu này xác nhận người Do-Thái không tin tưởng vào sự thường tồn của linh hồn mặc dầu họ theo luật của Moise (ít ra họ không được thụ pháp).

 

VỀ SỰ VĨNH CỬU CỦA THƯỞNG, PHẠT VÀ NIẾT BÀN

 

Vấn: Tôi nghĩ rằng thật không cần thiết để hỏi xem bà có tin tưởng vào các giáo điều Cơ Đốc giáo về Thiên Đàng, Địa ngục, hoặc về các điều thưởng, phạt vị lai như Chính Thống Giáo đă dạy không ?

 

Đáp: Chúng tôi hoàn toàn phủ nhận các giáo điều này như đă mô tả trong các loại sách giáo lư cương yếu của bạn, và chúng tôi cũng phủ nhận quan niệm về vĩnh cửu mà người ta đă diễn tả trong sách. Chúng tôi chỉ tin tưởng vững chắc vào Định Luật Thưởng Công, vào công lư và minh triết tuyệt đối đang hướng dẫn Định Luật này và được gọi là Nhân Quả (Karma). Chúng tôi không chấp nhận tín điều về sự thưởng, phạt vĩnh cửu, v́ chúng độc ác không hợp với triết lư.

Chúng tôi đồng ư với Horace:

“Nên có những định luật chứa đựng sự giận dữ của chúng ta,

Và phạt những lỗi lầm của một h́nh phạt tương xứng

Chớ đánh bằng roi đến tuôn máu

Kẻ không đáng hưởng một roi da về lỗi lầm của nó “.

Đây là một qui tắc công bằng nên áp dụng cho tất cả mọi người. Theo ư bạn, Thượng Đế tượng trưng cho Minh Triết, t́nh thương và từ bi, vậy chúng ta có nên tin tưởng rằng Ngài ít được xứng đáng với các đặc tính đó hơn là con người khả tử hay sao ?

 

Vấn: Bà c̣n có lư do nào khác để loại bỏ các tín điều này không ?

 

Đáp: Sự kiện về luân hồi cung cấp cho chúng ta một lư do vững chắc nhất. Như tôi từng nói việc chúng ta đă phủ nhận quan niệm về sự sáng tạo một linh hồn mới cho mỗi đứa trẻ sơ sinh, nhưng chúng tôi lại tin tưởng mỗi người đều là kẻ đa mang hay môi vật của một Chân ngă đồng hiện tồn với tất cả Chân Ngă khác.  V́ các Chân ngă đều cùng chung một tinh túy, và cùng chung một sự phát tán nguyên thủy có từ một Chân Ngă duy nhất, phổ quát và bất tận mà ra. Ông Platon gọi cái Chân Ngă sau cùng này là Đế Thiên (le Logos) (hay là Đức Thượng Đế biểu hiện thứ hai). Chúng ta gọi Ngài là cái khí thể thiêng liêng biểu hiện cũng là một với trí năng hay linh hồn phổ quát chớ không là Thượng Đế hữu ngă, thần nhân đồng h́nh và siêu vũ trụ như các nhà Hữu thần luận đă tin tưởng. Chúng ta không nên lầm lẫn cái này với cái kia.

 

Vấn: Tuy nhiên khi người ta chấp nhận một nguyên lư biểu hiện- điều khó khăn là làm thế nào tin rằng linh hồn của con người khả tử mới do nguyên lư đó tạo ra, cũng như tất cả linh hồn đến trước đều như thế?

 

Đáp: Không thể tin tưởng như vậy, v́ cái chi vô ngă th́ không sáng tạo, hay hoạch định, suy tưởng theo ư thích được. Là một định luật phổ quát bất biến trong các sự biểu hiện định kỳ – vào lúc khởi thủy của mỗi chu kỳ mới của sự sống, chính tinh túy của nó phát quang và tự xuất lộ – Nguyên lư này không phải để tạo ra con người rồi sao đó lại hối hận. Nếu chúng ta cần tin tưởng vào một nguyên lư thiêng liêng là nguyên lư của sự điều ḥa, công bằng, chan chứa t́nh thương, minh triết và vô tư tuyệt đối. Nếu Thượng Đế sáng tạo linh hồn cho khoảng thời gian ngắn ngủi của một kiếp sống hồng trần, mà không cần biết linh hồn này sẽ linh hoạt trong thân xác của một kẻ giàu sang hạnh phúc hay của một kẻ nghèo khổ yếu đau măi cho đến lúc lâm chung, mặc dù nó không có tội t́nh chi để gánh chịu số phận quá đau thương phủ phàng như thế, th́ vị đó quả là một ngạ quỷ điên cuồng thay v́ là Thượng Đế (xin xem đoạn sau về: “H́nh phạt của một Chân Ngă”). Các triết gia Do-Thái từng tin tưởng vào Thánh Kinh của Moise (dĩ nhiên theo bí truyền) cũng không có một tư tưởng như thế. Và họ lại tin vào  luật Luân hồi như chúng ta.

 

Vấn: Bà có thể cho tôi những thí dụ để chứng minh lời nói của bà hay không ?

 

Đáp: Dĩ nhiên. Ông Philon le Juif có nói (trong tác phẩm “De Somniis, trang 455): “Không khí đầy dẫy (các linh hồn);.. . những linh hồn gần địa cầu nhất nhập thế và liên kết vào các xác thân khả tử, rồi sẽ trở lại trong các xác thân khác v́ muốn cư trú nơi đây”. Trong kinh Zohar, linh hồn được xem như là sự phô trương tự do của nó trước Thượng Đế: “Hỡi Lănh Chúa của Vũ Trụ ! Tôi được hạnh phúc nơi cơi trần gian, và không khi nào đi đến thế giới khác để trở thành một kẻ tôi đ̣i, và phải gánh chịu đủ điều ô uế”.  [31]

Câu giải đáp của Thần tính chứng minh giáo lư cần thiết, tất nhiên của định luật vĩnh cửu và bất biến: “Ngươi sẽ trở thành một thai nhi ngoài ư muốn, và sẽ sinh ra ngoài ư muốn của người”   [32]

Ánh sáng sẽ chẳng được biết nếu không có bóng tối làm nổi bật nó lên; điều thiện sẽ chẳng c̣n nếu không có điều ác làm tăng giá trị của nó; cũng thế, đức hạnh sẽ không c̣n xứng đáng nếu con người không trải qua những cơn dục vọng. Điều chi bị hạn định không thể đứng vững lâu dài được, v́ đă có khởi đầu ắt có hồi kết cuộc. Thế nên, nó phải tiến tới hoặc phải thối lui. Linh hồn nào ưa thích kết hợp với Chân linh một cách nồng nhiệt th́ cái duy nhất có thể ban cho nó sự bất tử. Vậy cần phải thanh lọc qua những chu kỳ di cư để đi đến quốc độ duy nhất của phúc lạc và thanh b́nh vĩnh cửu được gọi là “Lâu đài t́nh thương” trong kinh Zohar, “Moksha” trong tôn giáo Ấn Độ, “Ánh Sáng vĩnh cửu” của phái Duy trí, và “Niết Bàn” (Nirvana) của Phật giáo. Trạng thái vừa kể chỉ tạm thời chớ không vĩnh cửu.

 

Vấn: Nhưng v́ sao vấn đề Luân Hồi tôi không thấy nói đến ?

 

Đáp: Một linh hồn chỉ xin được cư trú nơi chốn nào nó ở, và không thể có sự sáng tạo bởi cơ hội v́ đó là vấn đề tiền tại. Tuy nhiên trong kinh Zohar (quyển III, trang 61) có ghi nhiều chứng cứ khác nữa. Về việc Chân Ngă tái sinh (linh hồn thuần lư) mà cá tánh cuối cùng phải tan biến hoàn toàn. Kinh Zohar có ghi: “Tất cả mọi linh hồn khi đă rời cơi Trời của Thánh Chúa (cầu xin danh Ngài được tôn kính) đều bị rơi vào vực thẳm trong lúc chúng đang hiện tồn và biết trước thời giờ chúng phải trở lại trần gian”. Đức “Thánh Chúa” là Atman hoặc Atma-Buddhi theo nghĩa bí truyền.

 

Vấn: Tôi không thấy nói Niết Bàn đồng nghĩa với Thiên Quốc hoặc Thiên Đàng, v́ các nhà Đông Phương học giải nghĩa Niết Bàn là sự hủy diệt !

 

Đáp: Điều nầy rất đúng theo nghĩa đen; nó có liên quan đến phàm tính và vật chất đang ở trong trạng thái phân biệt. Một số Giáo phụ cổ có tư tưởng tương tự về vấn đề Luân hồi và Tam vị Nhất thể của con người. Các dịch giả Tân Ước Kinh cũng như các sách triết lư cổ, đă sai lầm về danh từ linh hồn và Chân linh, nên tạo ra nguyên do của bao nhiêu sai lầm khác. Đây là một trong những lư do v́ sao người ta trách Đức Phật, Ông Plotin và nhiều vị Thụ Pháp khác đă mong ước sự hủy diệt toàn diện linh hồn của các Ngài, v́ sự “thu hút trong Thần tính“ hay sự “kết hợp với linh hồn Phổ quát” là hủy diệt. Dĩ nhiên linh hồn cá nhân tự phân tán trước, khi cái tinh túy thanh khiết nhất của nó có thể tự kết hợp với Chân linh vĩnh cửu. Các b́nh luận gia kinh điển thuộc nền tảng Thiên quốc Công bằng của Phật giáo, đă làm đảo lộn tư tưởng các Đại Sứ Đồ Thiên Chúa giáo cũng như tư tưởng các bậc đại cải cách tôn giáo xứ Ấn Độ. Buổi đầu, người ta đă làm biến tính danh từ tâm linh, và h́nh như không c̣n liên quan đến linh hồn. V́ nguyên do lầm lẫn giữa linh hồn và Chân-linh, nên khi nghiên cứu Thánh kinh, người ta thường có ư kiến rất sai lệch. Ngược lại, những người giảng giải Phật giáo lại không hiểu biết ư nghĩa cũng như mục đích bốn đẳng cấp Dhyâna. Các học giả phái Pythagore th́ sao? Các vị ấy hỏi: “Con người  có thể trở thành vô thực thể chăng?  Chân Linh này có thể tạo ra sự sống, tác động và tham gia vào bản chất của ánh sáng không?  Các Huyền Bí Gia đă lưu ư: “Ngay đến loài cầm thú mà Chân linh nhạy cảm của chúng chứng tỏ kư ức – một trong các quan năng thuần lư – nhưng khi chết lại không trở thành cái chi hay sao? ”  Theo triết lư Phật giáo, th́ hủy diệt có nghĩa là sự phân giải của vật chất, dưới bất cứ h́nh thức hoặc trạng thái  nào. Thế nên, trên thực tế, tất cả h́nh hài sắc tướng đều là ảo ảnh giả tạm. Thời gian lâu dài nhất đối với chúng ta, chỉ là cái chớp mắt trong vĩnh cửu. Vậy h́nh hài, sắc tướng cũng tương tự như thế. Trước khi ta có đủ th́ giờ nhận biết điều ḿnh nhận thấy, th́ mọi vật thoáng qua như làn chớp. Chỉ có lúc mà thực thể tâm linh tự giải thoát ra ngoài những mảnh bụi vật chất, thực chất của h́nh hài, để trở thành  một hơi thở Tâm linh, lúc ấy nó mới bước vào cơi giới Niết Bàn vĩnh cửu, bất biến. Thật sự Niết Bàn nầy là một vĩnh cửu, được duy tŕ trong một chu kỳ của sự sống. Hơi thở không là chi cả, v́ nó hiện tồn như Chân linh, và là tất cả gồm: h́nh hài, sắc tướng, trạng thái nên bị  hủy diệt hoàn toàn, nhưng Chân linh tuyệt đối vẫn c̣n tồn tại, v́ nó đă trở thành Thực thể té (l’Être-té). Khi nó: “bị thu hút vào Chân linh vĩnh cửu” để chỉ “Linh hồn” như Chân linh, và có nghĩa là được “kết hợp với ”. Vậy hủy diệt không phải là sự phân ly vĩnh cửu.

 

Vấn: Khi giải thích như trên, bà không sợ bị cho là giảng dạy sự hủy diệt hay sao ?  Thí dụ bà đă nói linh hồn con người trở về những phân tố nguyên thủy của nó ?

 

Đáp: Bạn quên việc tôi đă nêu rơ sự khác biệt của danh từ “linh hồn”, và tôi cũng bài bác tính cách mơ hồ của danh từ “chân linh” mà người ta từng phiên dịch. Chúng ta đă phân biệt giữa linh hồn động vât, linh hồn con người và linh hồn tâm linh. Thí dụ Ông Platon gọi “Linh hồn thuần túy” th́ chúng tôi gọi là Buddhi, thêm chữ tỉnh từ “tâm linh” tiếp theo; nhưng Chân ngă tái sinh hay Manas th́ ông gọi là Chân linh, là Nous v.v.  .. Về phần chúng tôi chỉ duy nhất dùng danh từ “Chân linh” cho Atma, và ngoài ra không c̣n có ư nghĩa nào khác. Ông Pythagore khi giảng giải giáo lư của chúng tôi, th́ Chân ngă (Nous) vĩnh cửu với Thần tính (Déité), c̣n linh hồn chỉ traỉ qua những gian đoạn khác biệt để tiến đến sự hoàn hảo thiêng liêng mà thôi. Về phần thumos (xác thân) sẽ trở về với cát bụi, c̣n Phren hay Manas hạ đẳng, th́ bị loại bỏ. Ông Platon c̣n định nghĩa linh hồn (Buddhi) là sự “vận chuyển tự di động”. Ông nói “Linh hồn” là “vật cổ nhất và là khởi thủy của sự vận chuyển. Theo Ông “Linh hồn” là Atma-Buddhi, c̣n Chân linh là Manas, điều mà chúng ta không gọi như thế.

“Linh hồn” đă có trước xác thân v́ trật tự và danh dự sinh tồn, linh hồn cho phép xác thân đến sau nó; thế nên, xác thân phải phục tùng nó. Linh hồn ở trên Trời, và cũng ở trong tất cả vật thể di động để điều khiển mọi tác động.

“Vậy linh hồn điều khiển tất cả vật chi ở trên trời, dươiù đất, nơi biển cả, do chính động tác của linh hồn mà chúng ta gọi là Ư chí, lưu ư, dự pḥng, thảo luận, xét đoán đúng sai, vui buồn, tin tưởng, sợ sệt, thương ghét cùng với những điều tương tự là nguyên do đầu tiên… Linh hồn là một thánh linh tính luôn luôn kết hợp với thánh linh tính và trí tuệ (Nous), hướng dẫn mọi vật bằng sự Minh triết, và t́m đến chân hạnh phúc. Tuy nhiên mọi việc sẽ thay đổi, nếu linh hồn nghe theo Annois thay v́ Nous”.

Theo những lời trên đây, cũng như trong những bài của Phật giáo, th́ sự vô sinh tồn được coi như là sự sinh tồn thực tại; sự hủy diệt cũng được giải thích như vậy. Trạng thái tích cực là bản thể chính yếu chớ không la øsự biểu hiện toàn vẹn của bản thể. Theo tín đồ Phật giáo, th́ Chân linh khi nhập Niết Bàn, liền mất hẳn sự sinh tồn khách quan, và chỉ giữ lại bản thể chủ quan. Thế nên những người có óc khách quan, cho rằng chân linh trở thành “Hư vô” tuyệt đối; trái lại những người có óc chủ quan, th́ chân linh chỉ đơn giản trở thành “Hư vô”, hay cái không thể tự biểu hiện để con người dùng giác quan cảm biết được. Do đó, Niết Bàn của  Phật tử gồm có sự xác thực và bất tử tính  cá thể của Chân linh; không như linh hồn, tuy có trước mọi vật, nhưng là một sự phát tán hữu hạn về h́nh hài và cá thể, nếu không nói về thực chất, cũng như các vị thần khác đều như thế.

 

Vấn: Xin bà vui ḷng cho vài thí dụ, v́ tôi chưa hiểu trọn  tư tưởng của bà.

 

Đáp: Dĩ nhiên những tư tưởng này khó lĩnh hội, nhất là đối với người đă thấm nhuần quan niệm chính thống của Giáo đường Cơ Đốc. Vậy tôi xin nói rơ, bạn không thể thấu hiểu triết lư Đông Phương, nếu chưa nghiên cứu sâu xa những quan năng khác nhau dành cho các “khí thể” của con người và các trạng thái của chúng bên kia cửa tử.

 

CÁC “KHÍ THỂ” KHÁC BIỆT CỦA CON NGƯỜI

 

Vấn: Tôi có nghe nói nhiều về các thành phần này của “con người nọâi tâm” như bà vừa giải thích, nhưng tôi không hiểu rơ chúng như thế nào ?

 

Đáp: Thật vậy, nếu muốn nghiên cứu rơ các khía cạnh khác biệt của Chân Ngă thực tại được gọi là các “khí thể” cùng với sự phân biệt rơ ràng là một việc làm hay bị “chán nản” v́ chúng rất khó hiểu. Điều này càng khó khăn hơn, v́ có sự sai biệt lớn lao khi ghi số khí thể của các phái Đông phương, cuối cùng sự giáo huấn đều tương tự.

 

Vấn: Có phải bà muốn nói về phái Védantins không ? Bà không nên giảm bớt bảy “khí thể” c̣n năm.

 

Đáp: Vâng. Tuy nhiên tôi không có ư muốn tranh luận về điều này với một nhà bác học Védantin. Theo quan điểm của tôi, họ có lư do để làm như vậy. Sự kết hợp tâm linh, gồm có nhiều khía cạnh trí năng khác biệt nhau, được tặng cho danh từ con người, th́ theo họ, xác thân chỉ là ảo tưởng không xứng đáng được xem trọng. Vậy Védantin không là một triết lư duy nhất để lư luận như thế. Lăo Tử, trong Đạo đức kinh, chỉ nêu ra năm khí thể như người Védantins; hai khí thể bị bỏ bớt là: Chân linh (Atma) và thân xác mà ông gọi là”xác chết”. Ngoài ra c̣n có phái Taraka Raja-Yoga, chỉ nh́n nhận có ba “khí thể”. Tuy nhiên họ gọi Sthulopadhi hoặc thân xác ở vào trạng thái ư thức; Suksmopadhi cái thể giống như trong Swapna, hay trạng thái chiêm bao; và Karanopadhi hoặc “Chân thân” trải qua nhiều kiếp tái sinh, đều là hai trong những khía cạnh của chúng. Do đó, gồm có sáu khí thể. Nếu thêm Atma, tức là khí thể thiêng liêng vô ngă là phần tử vĩnh cửu nơi con người, hay là Chân linh phổ quát, bạn sẽ có bảy khí thể như chúng tôi đă tŕnh bày  [33]. Dù sao, chúng tôi vẫn giữ đúng sự sắp xếp của ḿnh, nghĩa là bảy “khí thể” trong con người.

 

Vấn: Sự sắp xếp này có phải tương tợ như sự  sắp xếp của Cơ Đốc Giáo huyền bí là: thân xác, linh hồn và Chân linh không ?

 

Đáp: Đúng thế. Theo họ, thể xác có thể trở thành môi vật của cái “Dĩ thái thể linh hoạt” một cách dễ dàng, và từ thể này, nó trở thành môi vật của sự sống hay Prana; rồi từ Kama-roupa hoặc linh hồn (động vật) trở thành môi vật của thượng và hạ trí. Cứ thế, người ta lập thành sáu khí thể, kế đến Chân linh đơn nhất, vĩnh cửu là thành quả của các khí thể này. Trên phương diện Huyền bí học, nếu con người chịu duy tŕ và trở thành vật sở hữu của Chân Ngă linh hoạt th́ mọi sự thay đổi về phẩm của trạng thái tâm thức sẽ đem đến cho một sắc thái mới. Vậy, chúng ta nên tặng cho họ một danh từ đặc biệt (trên thực tế đă có rồi), để phân biệt lúc con người đang sống trong hai trạng thái đó.

 

Vấn: Chính các điều này thật là khó hiểu.

 

Đáp: Trái lại, điều này rất dễ hiểu khi chúng ta thấu triệt tư tưởng chánh yếu sau đây: dù đang ở trong cảnh giới tâm thức nào đi nữa, con người vẫn hành động thiết yếu theo điều kiện trí năng và tâm linh. Nhưng, chủ nghĩa duy vật hiện hữu quá mạnh, nên chúng tôi càng giải thích, càng làm cho nhiều người tỏ ra ít hiểu biết hơn. Bạn thử phân chia con người làm ba trạng thái chính yếu;  nếu bạn không xem họ như một con vật đơn thuần, thanh khiết, bạn không thể nào có được những khí thể ít hơn. Bạn hăy xem cái thể khách quan của họ, kế đến khí thể suy tư, nó chỉ cao hơn bản năng của con thú hay linh hồn linh hoạt ư thức mà thôi. Họ có thể trở thành thượng đẳng và vượt qua loài thú rất xa, hay nói cách khác là linh hồn suy luận hoặc “chân linh”. Vậy chúng ta thử chọn ba nhóm này hoặc các thực thể tiêu biểu rồi phân chia theo giáo lư huyền môn, chúng ta sẽ có được điều chi ?

Trước tiên, ta có Chân linh (theo ư nghĩa Tuyệt đối và Toàn thể bất khả tính) hoặc Atma. Thật ra, ta không nên gọi nó là một khí thể “nhân loại”; hiểu theo ư nghĩa triết lư, ta không thể nào hạn định nó được, v́ đó là điều chỉ TỒN TẠI vào vĩnh cửu và có ở bất cứ một điểm nhỏ li ti nào của vũ trụ vật chất hoặc thực chất. Theo siêu h́nh học, th́ đây là một điểm mà Chân Thần nhân loại và môi vật của nó chiếm cứ trong không gian và kỳ gian của mỗi kiếp sống. Tuy nhiên điểm này dù được xem như chính là con người, cũng chỉ là một ảo mộng, một Maya mà thôi. Nhưng, chúng ta phải nhận định hay tưởng tượng chính ḿnh cũng như tất cả Chân Ngă cá nhân là những bản thể thực tại trong trọn thời kỳ ảo tưởng, được gọi là kiếp sống này, nếu người khác không nghĩ như thế. Để giúp cho trí khôn nhân loại thấu hiểu điều đó dễ dàng hơn, người ta đề cập đến Huyền môn học. Để giải quyết sơ khởi về sự huyền bí của con người, Huyền bí học gọi khí thể thứ bảy là sự tổng hợp sáu khí thể kia, và cho môi vật của nó là Linh hồn Tâm linh (Bồ Đề). Tuy nhiên, Linh hồn tâm linh này chứa một điều Huyền bí không được tiết lộ, trừ những “môn đồ” đă tuyên thệ giữ cẩn mật, hay những người được sự tin cậy nhất. Dĩ nhiên sự lầm lẫn sẽ ít hơn, nếu điều huyền bí đó được truyền bá. Nhưng việc này có liên quan trực tiếp đến quyền năng làm xuất được Dĩ thái thể (thể phách) theo ư muốn, và nó cũng giống như “chiếc ṿng của Gygès” [34] rất tai hại cho xă hội hay kẻ nào muốn chiếm hữu; thế nên điều huyền bí này được ǵn giữ cẩn thận. Ta hăy trở lại các ”khí thể” lúc nảy. Vậy, linh hồn thiêng liêng hay Buddhi, là môi vật của Chân Linh; nếu được kết hợp lại, hai khí thể này chỉ là một, và nơi cơi hồng trần nó không có cá tính, đặc điểm nào cả. Về điều có liên quan đến Linh hồn nhân loại, Manas hay mens, mọi người đều đồng ư về nhị nguyên tính của trí thông minh nhân loại. Thí dụ: một người có trí thông minh thượng đẳng, không thể nào trở thành  ti tiện được; có một vực thẳm ngăn cách người thông minh tinh thần với kẻ đần độn, duy vật, c̣n nhiều thú tánh.

 

Vấn: V́ sao không thể tiêu biểu con người có hai khí thể hay đúng hơn hai trạng thái ?

 

Đáp: Mỗi người đều có nơi họ hai khí thể đó, nhưng cái này linh hoạt hơn cái kia. Đôi khi một trong hai khí thể đó suy yếu hoàn toàn dưới khía cạnh, bởi quyền lực và sự hướng thượng của trạng thái kia. Đây là trường hợp hai trạng thái của Manas, một thượng đẳng, một hạ đẳng; Manas thượng đẳng hay Chân Ngă ư thức và suy luận hướng lên Linh hồn Tâm Linh (Buddhi), Manas hạ đẳng bị lôi kéo xuống dưới bởi Kama (dục vọng), trung tâm của các sự ham muốn và thú tính trong con người. Bởi thế, chúng ta có bốn “khí thể” được chứng minh, ba “khí thể”cuối cùng: thứ nhất “Dĩ thái thể” (Thể Phách) , môi vật của thể thứ hai là khí thể của sự sống; và thứ ba là xác thân. Dĩ nhiên không một nhà sinh lư học hoặc sinh vật học nào đồng ư chấp nhận các khí thể này, và cũng không t́m ra nguồn gốc. Thế nên cho đến ngày nay, không ai hiểu rơ chính quan năng của lá-lách là môi vật của dĩ thái thể, cũng như quan năng của mọât cơ quan nào đó ở phía bên phải là tâm điểm của sự ham muốn vừa tŕnh bày. V́ vậy tùng quả tuyến rất xa lạ, và người ta mô tả như một hạch giác mô có chứa một ít cát, nhưng chính hạch này là trung điểm của tâm thức thượng đẳng, thiêng liêng nơi con người. Nó cũng là trung tâm của trí thông minh toàn tri và tâm linh bao trùm tất cả. Những điều vừa kể chứng tỏ bảy khí thể không do chúng tôi tạo ra, cũng không là điều mới lạ trong lĩnh vực triết học, nhưng chúng tôi có thể chứng minh dễ dàng.

 

Vấn: Vậy bà tin tưởng điều chi tái sinh ?

 

Đáp:  Chính Chân Ngă Tâm Linh và biết suy tưởng, cái khí thể thựng xuyên nơi con người là tâm điểm của Manas. Chân thần đôi không phải Atma, cũng không là Atma-Buddhi, là con người cá thể hay thiêng liêng, mà là Manas; bởi v́ Atma là TOÀN THỂ Phổ quát chỉ trở thành cái NGĂ THƯỢNG ĐẲNG của con người khi phối hợp với Buddhi là môi vật của nó. Chính môi vật này kết hợp Nó với cá thể tính (hay con người thiêng liêng). Buddhi-Manas được gọi là Thể Chân Thân (corps causal) (các khí thể thứ năm và thứ sáu kết hợp lại), và là Tâm thức nối liền nó với mọi cá thể tính nơi nó trú ngụ tại trần gian. Linh hồn chỉ là một danh từ và chủng loại; trong con người, Linh hồn có ba trạng thái: linh hồn Tâm linh; đúng ra chỉ có một Linh hồn duy nhất dưới ba trạng thái. Từ trạng thái thứ hai (Nous hay Manas), cái tinh túy thiêng liêng vẫn tồn tại nếu c̣n trong trắng vô nhiễm, trạng thái thứ ba ngoài đặc tính bất tử, sẽ trở thành thiêng liêng một cách ư thức nếu đồng hóa được với Manas thượng đẳng. Tuy nhiên muốn hiểu biết rơ ràng hơn, ta không bỏ qua vấn đề Luân Hồi.

 

Vấn: Bà dạy đúng như thế, nhưng sao giáo lư này bị phe đối lập chỉ trích nhiều nhất ?

 

Đáp: Có phải bạn muốn nói các nhà Thần Linh Học chăng ? Tôi đă biết sự phản kháng vô lư của họ  đăng trong báo Light. Có  các  nhà Thần linh học quá khích, không thể ngăn họ được. Mới đây, một người trong nhóm khám phá được sự mâu thuẩn trong hai câu sau đây, khi ông Sinnett diễn thuyết, và họ làm to chuyện trong tờ tập san. Hai câu đó là : 1/ “Trong trường hợp có thể xảy ra về sự phản hồi quá sớm đời sống trần gian do sự phức tạp của luật Nhân Quả”;  2/ “Không có biến cố trong tác động tối thượng của sự công b́nh thiêng liêng, quản trị cơ tiến hóa”. Một ngựi biết suy nghĩ sâu sắc đương nhiên sẽ trông thấy sự mâu thuẩn về luật hấp dẫn trong sự kiện một người đưa tay ra ngăn viên đá đang rớt xuống làm bể đầu một đứa trẻ ! 

 


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG   VIII  

 

LUÂN  HỒI   HOẶC  TÁI  SINH

 

KƯ ỨC LÀ G̀ THEO THÔNG THIÊN HỌC 

 

Vấn: Thật ra bà khó giải thích sự tin tưởng này một cách thỏa đáng. Đến ngày nay, không một nhà Thông Thiên Học nào có thể chứng minh về Luân hồi để đánh tan ḷng ngờ vực của tôi. Trước tiên, người ta chưa t́m được một người nào có thể nhớ rơ kiếp trước của ḿnh; đó là lư do để chống đối thuyết Luân hồi.

 

Đáp: Để phản kháng, bạn căn cứ vào việc mỗi người chúng ta bị mất hết kư ức về kiếp trước. Bạn đừng nghĩ rằng điều ấy làm tổn thương Giáo lư của chúng tôi. V́ dù sao, một sự phản kháng như thế cũng không có tính cách quyết định.

 

Vấn: Tôi muốn nghe thêm các luận cứ của bà.

 

Đáp: Nó không dài ḍng. Nếu bạn quan sát hai điều:

a)- Các nhà tâm lư học nổi danh nhất hiện nay, không thể giải thích bản chất của trí năng.

b)- Sự hoàn toàn không hiểu biết chi cả về tiềm lực và các trạng thái thượng đẳng của nó. Bạn nên nh́n nhận, bạn đă căn cứ vào một kết luận tiên khởi, trích từ những điều hiển nhiên và gián tiếp hơn một sự kiện nào khác. Tuy nhiên xin bạn cho biết quan niệm của bạn về “kư ức” như thế nào ?

 

Vấn: Theo định nghĩa thường được chấp nhận nhất, th́ đó là quan năng của trí thông minh để ghi nhớ, để giữ lại sự hiểu biết của tư tưởng, của hành động và biến cố đă qua.

 

Đáp: Bạn nên thêm có sự khác biệt rất nhiều giữa ba h́nh thức được chấp nhận của kư ức. Ngoại trừ kư ức tổng quát c̣n có:

l/- Kỷ niệm (souvenir)

2/- Hồi kư (Rappel de la mémoire)

3/- Huyền niệm (Réminiscence)

Có lúc nào bạn nghĩ về điều đó không ? Bạn đừng quên kư ức là danh từ về chủng loại.

 

Vấn: Nhưng các danh từ nầy đều đồng nghĩa.

 

Đáp: Về triết học ít ra không hẳn là thế. Kư ức chỉ đơn giản là quyền năng bẩm sinh của các sinh vật biết suy luận, kể cả loài thú, nó tái diễn lại cảm tưởng của quá khứ do sự phối hợp các ư tưởng được khêu gợi bởi các sự vật khách quan hay tác động ảnh hưởng đến các bộ phận giác quan của chúng ta. Kư ức là một quan năng hoàn toàn tùy thuộc vào sự vận chuyển b́nh thường và thanh khiết nhiều hay ít của khối óc vật chất; Kỷ niệm và Hồi kư là đặc tính của kư ức. Nhưng Huyền niệm lại khác biệt hoàn toàn. Nhà tâm lư học hiện kim định nghĩa huyền niệm là trung gian giữa kỷ niệm và hồi kư, hoặc là một phương cách ư thức giúp cho ta nhớ lại những biến cố đă qua, nhưng thiếu các chi tiết có liên quan đến vài việc riêng biệt, đó là đặc điểm của hồi kư. Ông Locke nói: “Khi một tư tưởng trở lại trong trí một cách tự nhiên và không bị một vật tương tự nào tác động bởi giác quan ngoại cảnh, th́ đó là kỷ niệm; nhưng tư tưởng nào đ̣i hỏi trí thông minh t́m ṭi, và biểu hiện với sự cố gắng cực nhọc là hồi kư ”. Tuy nhiên ông Locke cũng chưa định nghĩa rơ ràng huyền niệm là ǵ. Thật ra huyền niệm không là quan năng hay đặc tính của kư ức vật chất, mà là một tri giác trực giác (une perception intuitive) không dính dáng ǵ với khối óc xác thịt. Tri giác này (hoạt động do sự nhận thức luôn luôn có  mặt của Chân Ngă Tâm linh) bao gồm mọi ảo ảnh dị thường của con người, từ các h́nh ảnh được khêu gợi bởi thiên tài đến những điều vớ vẫn do cơn sốt, ngay đến sự điên cuồng – theo khoa học th́ các h́nh ảnh này không hiện thực nếu không có sự tưởng tượng của chúng ta. Bởi thế, các nhà Huyền bí học cũng như Thông Thiên Học đều nh́n nhận Huyền niệm hoàn toàn khác biệt; kư ức có tính cách tạm bợ, vật chất, tùy thuộc vào điều kiện sinh lư của khối óc, một đề xướng căn bản của những người giảng dạy khoa kư ức; các nhà tâm lư học khoa học hiện kim truyền bá bằng các sự sưu tầm. Trong khi đó, chúng tôi cho huyền niệm là kư ức của linh hồn. Chính kư ức này ban cho con người có sự chắc chắn về kiếp sống quá khứ và hiện tại, mặc dù họ có hiểu biết hay không. Thi sĩ Wordsworth viết:

“Sự sanh của chúng ta chỉ là giấc ngủ và lăng quên;

Linh hồn trổi dậy trong nội tâm là v́ sao sáng của đời ta, có những nơi khác để nó an nghỉ, và từ chốn xa xăm, nó đă đến đây”.

 

Vấn: Nếu giáo lư của bà căn cứ vào loại kư ức này – do sự tự nhận của bà th́ đó chỉ là thi ca và ngông tưởng – tôi e sẽ có rất ít người chịu tin theo.

 

Đáp: Tôi không “tự nhận” điều đó là trí tưởng tượng. Tôi chỉ tŕnh bày giản dị hồi tưởng như thế là ảo giác và tưởng tượng của đa số nhà sinh lư học, bác học; thực ra họ có quyền tự do để bám víu vào kết luận thông minh này. Về phần chúng tôi, không bao giờ chúng tôi phủ nhận những ảo tưởng của quá khứ, những sự việc đă lui về phía sau trên mê lộ của thời gian là dị thường, nếu người ta so sánh chúng với kinh nghiệm của chúng tôi và đời sống b́nh thường hằng ngày; cũng như với kư ức vật chất. Tuy vậy, chúng tôi đồng ư với giáo sư W. Knight, xác nhận rằng: “sự vắng mặt của kư ức về một tác động nào đó đă thực hiện trong trạng thái tiền hiện, không phải là luận điệu để chứng minh con người không hề sinh sống trong trạng thái xác định ấy“. Tất cả đối thủ trung thực phải nh́n nhận lư lẽ vững chắc trong bài thuyết tŕnh của ông Butler về triết lư của Platon như sau: “Ư tưởng phi lư về tiền sinh tồn có nguồn gốc thầm kín từ thành kiến duy vật hoặc bán duy vật của chúng ta“. Ông Olympiodore có nói: “chúng tôi xem kư ức chỉ là sự “tưởng tượng”, đó là điều ít chắc chắn nhất nơi chúng ta”. Ông Ammonius Saccas tuyên bố rằng kư ức là quan năng duy nhất của con người, trực tiếp đối lập với quan năng dự đoán hay nh́n thấy tương lai. Vả lại, ta cần ghi nhớ kư ức là một sự việc, c̣n trí thông minh hay tư tưởng  lại là một sự việc khác. Kư ức ví như cái máy để ghi nhận, thế nên thường bị hư hỏng dễ dàng, c̣n tư tưởng lại là trường tồn, vĩnh cửu. Có thể bạn từ chối, không tin nơi sự hiện sinh của vài sự vật hay vài nhân vật nào đó, v́ bạn chưa nh́n thấy tận mắt chăng ? Sự dẫn chứng tập thể về thế hệ đă qua, thí dụ sự dẫn chứng của những người đă trông thấy Jules César, không đủ yếu tố để bạn tin rằng Jules César có thật hay sao?  Một sự dẫn chứng tương tự như thế do giác quan tâm linh của một số người v́ sao lại không được cứu xét ?

 

Vấn: Bà có nghĩ sự phân biệt quá tế nhị đó khiến cho phần đông con người khó có thể chấp nhận không ?

 

Đáp: Có lẽ bạn muốn nói các nhà duy vật th́ phải. Tôi xin nhắn nhủ với họ, các ông thấy chăng kư ức rất yếu kém để ghi nhớ tất cả những biến cố trong kiếp sinh tồn nầy, dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Biết bao lần, những biến cố quan trọng nhất nằm im ĺm trong kư ức chúng ta chỉ được lay tỉnh do một sự hội ư hay do một sợi dây liên lạc nào đó. Đây là trường hợp của những người lớn tuổi, kư ức của họ gần như thường xuyên bị suy yếu.

Nếu chú ư đến các nguyên lư vật lư, chúng ta sẽ không ngạc nhiên v́ sao kư ức không thể ghi nhận nổi kiếp sống vừa qua, và những kiếp trước của con người; trái lại, nếu kư ức nhớ được tất cả, th́ đó là một chuyện phi thường. 

 

KƯ ỨC CỦA NHỮNG KIẾP ĐĂ QUA

 

V̀ SAO CHÚNG TA KHÔNG NHỚ LẠI TIỀN KIẾP

 

Vấn: Bà vừa giúp tôi có được một cái nh́n tổng quát về bảy khí thể. Làm thế nào chúng giải thích được sự việc, v́ sao ta không nhớ lại tiền kiếp ?

 

Đáp: Bằng cách thức rất giản dị. Các “khí thể” mà chúng ta gọi là vật lư – khoa học không hề phủ nhận, nhưng khoa học gọi bằng danh từ khác  [35] – tự tan ră sau khi chết cùng lúc với các phân tố đă cấu tạo chúng, c̣n “kư ức” biến mất đồng lượt với khối óc. Kư ức bị tan mất khi một cá thể không c̣n, vậy làm thế nào ghi nhận lại điều chi được trong kiếp tái sinh kế tiếp của Chân Ngă. Sự tái sinh có nghĩa là Chân Ngă được cấp cho một thể xác mới, một khối óc và một kư ức mới. Thật là phi lư, nếu ta mong muốn cái kư ức mới nhớ lại những ǵ mà nó không ghi nhận, cũng như ta dùng kính hiển vi quan sát một cái áo sơ-mi là kẻ sát nhân chưa mặc lần nào đển t́m các vết máu dấy vào khi xảy ra án mạng; hay là quần áo của kẻ sát nhân đă bị thiêu hủy, bấy giờ ta làm sao đây ?

 

Vấn: Đúng vậy ! Làm thế nào ta biết chắc chắn án mạng đă xảy ra, hoặc, “người có chiếc áo sơ-mi sạch” đă sống ở kiếp trước ?

 

Đáp: Dĩ nhiên không bằng phương thức vật lư, cũng không dựa vào chứng cớ của điều chi không c̣n tồn tại nữa. Nhưng, nhờ các định luật minh mẫn, chúng ta nhận biết giá trị của sự hiển nhiên gián tiếp qua những hoàn cảnh, và những bậc uyên thâm pháp luật của chúng ta thường áp dụng. Để tin tưởng vững chắc về sự kiện tái sinh và các kiếp sống quá khứ, chúng ta phải liên lạc với Chân ngă thực tại trường tồn chứ không là kư ức tạm bợ.

 

Vấn: Làm cách nào để người đời tin tưởng điều mà chưa từng trông thấy, hiểu biết, và  cũng không thể liên lạc được ?

 

Đáp: Nếu người thường và các nhà thông thái đă tin tưởng vào luật Trọng Lượng và Dĩ thái, vào Động lực và tất cả những ǵ trừu tượng cùng các giả thuyết của khoa học, dù họ không thể sờ mó, cảm giác, trông thấy, nghe hay nếm được, th́ tại sao họ không tin tưởng có Chân Ngă trường tồn. Tuy đó cũng là “một giả thuyết tạm thời”, nhưng hữu lư và quan trọng hơn bất cứ giả thuyết nào khác.

 

Vấn: Cuối cùng cái khí thể bí mật, vĩnh cửu này là chi ? Bà có thể giải thích bản chất của nó ra sao cho mọi người được hiểu rơ không ?

 

Đáp: Đó là Chân Ngă tự tái sinh, cái “TA” cá biệt, bất tử, chớ không là cái “TA” cá nhân; tóm lại Chân Ngă là môi vật của CHÂN THẦN Atma-Buddhi; nó được ban thưởng nơi Thiên Đàng, và bị phạt tại trần gian; phản ảnh của những Skandhas (hay là những đặc tính của mỗi kiếp sinh tồn) chỉ lệ thuộc vào Chân Ngă mà thôi  [36].

 

Vấn: Vậy Skandhas (Uẩn) là chi ?

 

Đáp: Đó là các “đặc tính” như tôi vừa nói, trong đó có kư ức, và tất cả đều tàn phai như một bông hoa, chỉ c̣n thoảng lại mùi hương yếu ớt. Sau đây là một đoạn trong quyển “Phật giáo đại cương” của Ông H. S. Olcott, để thảo luận về vấn đề này: “Người cao niên thường nhớ lại các biến cố của thời thanh xuân, dù họ đă đổi thay về mặt vật lư và trí năng. Vậy, v́ sao ta không nhớ được những kiếp quá khứ trong đời sống hiện tại ? Thật ra kư ức gồm trong các Skandhas (Uẩn) chúng lại thay đổi mỗi lần tái sinh, một kư ức mới phát triển, và là sự kư thác của kiếp sống riêng biệt đó. Tuy nhiên sự ghi nhận và phản ảnh của tất cả những kiếp sống trước phải tồn tại. Thế nên khi Hoàng tử Siddharta thành Phật, Ngài biết được một cách liên tục về những kiếp trước của Ngài . . . người nào đạt được trạng thái Jhana có thể hồi cố để nh́n thấy một chuổi dài các kiếp sống trước của họ. “Điều này chứng tỏ cho bạn hiểu rằng các đức tính bất tử của phàm ngă tính như t́nh thương, ḷng tốt, từ tâm v.v. . . vẫn bám chặt vào Chân Ngă bất tử và ghi lại nơi đây h́nh ảnh thường xuyên thuộc trạng thái thiêng liêng của người đă chết. Các Skandhas (Uẩn) vật chất của họ (cái đă tạo sinh hiệu quả Nghiệp báo sâu đậm nhất) thoáng qua nhanh như một tia chớp, chẳng để lại một ấn tượng nào trong khối óc mới của phàm ngă tính mới cả. Nhưng dù không lưu lại một dấu vết nào, nó cũng không thể mất hiệu lực tính cách đồng nhất của Chân Ngă tái sinh được.

 

Vấn: Có phải bà muốn nói chỉ có kư ức của Linh hồn tồn tại, ngoài ra không có cái chi của phàm ngă tính được duy tŕ cả, Linh hồn và Chân ngă chỉ là một mà thôi ?

 

Đáp:Không hẳn đúng như thế. Điều bạn vừa nói là trường hợp của một ngựi hoàn toàn duy vật mà tia sáng tâm linh không thế nào xuyên qua bản tính của họ được. Có một điểm nào đó của mỗi phàm ngă tính phải tồn tại và ghi vào cái Ngă trường tồn hay Chân Ngă Tâm linh đang tái sinh, một dấu vết của vĩnh cửu  [37] (xem chương nói về “Tâm thức Hậu tử và Tiền sinh”. Các Skandhas của phàm ngă tính thay đổi luôn luôn qua mỗi kiếp. Chúng tôi đă tŕnh bày nhiều lần, phàm ngă tính chỉ là vai tuồng do anh kép hát (Chân Ngă thật sự) tŕnh diễn vào một buổi tối mà thôi. Điều này giải thích v́ sao chúng ta không giữ được một kỷ niệm nào của những kiếp đă qua nơi cơi hồng trần, mặc dù “Chân Ngă” thật sự có sống và hiểu rơ chúng.

 

Vấn: Như thế th́ tại sao con người thực tại hoặc tâm linh không ghi được sự hiểu biết đó vào cái “Ngă” cá nhân mới của nó ?

 

Đáp: V́ sao một người giúp việc cho một nông trại nghèo nàn lại có thể nói tiếng Hébreu và kéo đàn vĩ cầm lúc đang ngồi đồng hoặc mộng du, khi trở về trạng thái b́nh thường, họ lại không thể làm như vậy được ? Bất cứ nhà tâm lư học phái cổ nào cũng có thể xác nhận với bạn rằng, Chân Ngă Tâm Linh chỉ hoạt động khi Chân Ngă cá nhân bị tê liệt. Cái “Ngă” tâm linh của con người th́ toàn tri, và có sự hiểu biết bẩm sinh, c̣n cái Ngă cá nhân là một sinh vật trong hoàn cảnh của nó và nô lệ cho kư ức vật chất. Nếu Chân Ngă Tâm linh có thể tự biểu hiện không bị gián đoạn hay trở ngại, th́ nhân loại trên cơi trần này sẽ trở thành tiên thánh cả.

 

Vấn: Có vài người nhớ lại tiền kiếp , phải chăng đó là trường hợp ngoại lệ ?

 

Đáp: Thật vậy. Vài người nhớ được kiếp trước. Nhưng có ai tin tưởng thông điệp của họ? Các nhà duy vật ngày nay gán cho những người nhạy cảm như thế là cuồng trí, ảo tưởng, loạn óc hay  lang-băm. Tôi xin khuyên các nhà duy vật thời đại nên đọc kỹ những tác phẩm viết về vấn đề đó, nhất là quyển “Luân hồi, một sự nghiên cứu chân lư bị lăng quên”(réincarnation, A study of Forgotten Truth) của ông E.D. Walker, hội viên Thông thiên học; người ta sẽ t́m thấy trong sách một số chứng cứ liên quan đến đề tài này mà tác giả đă thu thập được. Nếu bạn nói về Linh hồn cho vài người biết, họ sẽ hỏi lại bạn: “Linh hồn là cái chi ? Ông có cách nào chứng minh  sự hiện diện của linh hồn không ? “Thật ra rất khó biện luận với các nhà duy vật, nhưng tôi xin hỏi lại họ: Ông có thể nào nhớ rơ ông ra sao, hành động điều chi khi ông c̣n là một đứa bé con không ? Ông có giữ được những kỷ niệm về đời sống, về tư  tưởng, hành động hoặc bất cứ điều chi khi ông được sinh ra lối 18 tháng hay hai năm đầu chăng ? V́ cớ nào Ông không phủ nhận là một đứa bé con khi nhân danh các nguyên tắc chính yếu ? “Ngoài ra Chân Ngă tái sinh hay cá thể tính chỉ giữ cái tinh túy của kinh nghiệm tiền kiếp trong thời gian ở Thiên Đàng, nghĩa là tinh túy kinh nghiệm của phàm ngă tính được siêu việt hóa vào trạng thái tiềm lực hoặc diễn tả bằng công thức tâm linh. Hơn nữa ta cần phải nhớ, thời gian xảy ra giữa hai kiếp từ 10 đến 15 thế kỷ. Trong thời gian này, tâm thức vật chất gần như bất động v́ lẽ nó không có cơ quan để động tác, do đó, nó không hiện diện; như thế, trong kư ức thuần lư vật chất không sao có được một kỷ niệm về tiền kiếp ở trần gian. 

 

Vấn: Bà nói CHÂN NGĂ TÂM LINH toàn tri. Vậy sự toàn tri ấy ra sao trong thời gian ở Thiên Đàng ?

 

Đáp: Sự toàn tri này tiềm tàng trong thời gian ở Thiên Đàng, thoạt tiên Chân ngă Tâm linh (gồm có Buddhi - Manas) không là cái Ngă thượng đẳng, sự duy nhất toàn tri này do nó là một với Linh hồn Phổ quát hoặc Trí năng Phổ quát. Kế tiếp v́ Thiên Đàng là sự tiếp tục lư tưởng hóa đời sống hồng trần vừa chấm dứt: đây là thời kỳ ban thưởng vô tư, sự ban thưởng cho mọi tội lỗi và đau khổ mà con người đă gánh chịu trong kiếp sống riêng biệt đó. Chân Ngă Tâm linh toàn tri một cách tiềm tàng nơi cơi Thiên Đàng; chỉ ở cơi Niết Bàn mới thực sự toàn tri khi Chân Ngă tự ḥa hợp với Linh hồn Trí tuệ Phổ quát. Tuy nhiên Chân Ngă gần như toàn tri trong giờ phút này của kiếp sống trần gian mà vài cách thay đổi sinh lư của thể xác có thể giúp nó thoát ra ngoài các trở ngại của vật chất. Thí dụ trường hợp những ngựi mộng du, một người nô lệ nghèo nàn biết chơi vĩ cầm, và một người biết nói tiếng Hébreu. Không thể phủ nhận sự giải thích của y khoa về các sự kiện vừa kể. Đúng thật, người nô lệ nghèo nàn có nghe cách vài năm trước, ông chủ của anh ta là một vị linh mục đọc sách Hébreu, c̣n người kia đă từng nghe một nhạc sĩ chơi đàn vĩ cầm tại nông trại. Nhưng hai người này không sao thực hiện được một cách hoàn hảo nếu thiếu vắng sự linh hoạt của CÁI ĐÓ (CELA), v́ nó thực sự toàn tri theo tính cách đồng nhất với Trí năng Phổ quát. Trường hợp thứ nhất, khí thể thượng đẳng tác động vào các Skandhas khiến chúng linh hoạt; trường hợp sau v́ phàm ngă tính bị tê liệt nên cá thể tính tự biểu hiện. Chúng ta không nên lầm lẫn hai sự kiện này.

 

CÁ THỂ TÍNH  VÀ  PHÀM NGĂ TÍNH

 

Vấn: Làm thế nào Bà thiết lập được sự khác nhau giữa cá thể tính và phàm ngă tính  ? Thú thật tôi chưa biết rơ ràng về những điều đó ?

 

Đáp: Tôi đang cố gắng, nhưng hởi ôi ! nếu dẫn chứng cho vài người hiểu sự khác biệt này c̣n khó hơn hướng họ kính trọng những điều vô khả thi, v́ chúng thuộc thành phần chính thống, và những ǵ của chính thống giáo th́ khả kính. Để hiểu rơ hơn sự phân biệt đó, trước tiên ta phải nghiên cứu tính cách nhị nguyên của các “khí thể” : tâm linh hay khí thể thuộc Chân Ngă bất tử, và vật chất hoặc khí thể mà thể xác luôn luôn thay đổi, hay là loại phàm ngă tính của Chân Ngă đó. Vậy chúng ta hăy gọi chúng bằng những danh từ như sau :

l) Atma, cái “Ngă thượng đẳng” như ánh mặt trời soi sáng vạn vật, không là Chân Linh của bạn hay của tôi. Cũng như tia sáng của mặt trời bất khả phân với ánh sáng của mặt trời, cái “khí thể thiêng liêng” đó lan tràn khắp cả, và bất khả phân với cái Siêu Chân Linh đơn nhất và tuyệt đối.

2) Buddhi (Tuệ giác thể) chỉ là môi vật của Atma. Atma-Buddhi được quan sát riêng rẽ hay chung lại, chúng không giúp ích cho thể xác con người; giống như ánh sáng Thái dương và các tia sáng của nó không giúp ích cho một tảng đá bị chôn vùi dưới đất, nếu Nhị Nguyên tính thiêng liêng không được đồng hóa bởi một tâm thức nào đó, và không phản chiếu vào tâm thức này. Atma và Buddhi không thể bị Karma ảnh hưởng, v́ Atma là trạng thái cao cả nhất của Karma và là hoạt viên của Nó, c̣n Buddhi th́ không ư thức nơi cơi giới của chúng ta.Tâm thức này hoặc trí thông minh là:

3) Manas, khí thể dẫn xuất hoặc là tạo phẩm dưới h́nh thức  phản ảnh của Ahamkara, đây là “khái niệm của cái Ngă” hay là “CHÂN NGĂ TÍNH”. Khi Manas được liên kết chặt chẽ với hai khí thể đầu tiên sẽ được gọi là CHÂN NGĂ TÂM LINH và Taijasi (điều vinh quang). Cá thể tính thực tại hay con người thiêng liêng là thế. Ngay từ nguyên thủy, trong khi tự nhục hóa vào h́nh hài con người là lúc không có trí tuệ, tuy linh hoạt nhưng vô ư thức v́ sự  hiện diện của Chân Thần đôi, chính Chân Ngă này tạo ra h́nh hài có vẻ nhân loại đó thành một con người thực tại. Chân Ngă, “Chân thân” bao trùm mỗi phàm ngă tính mà Karma bắt buộc nó phải tự nhục hóa. Chân Ngă này được qui cho trách nhiệm về mọi tội lỗi mà mỗi xác thân mới phạm phải, và do phàm ngă tính mới – những lớp vỏ giả tạo che giấu cá thể thực tại trải qua một chuổi dài các kiếp tái sinh.

 

Vấn: Điều đó có đúng không ? V́ sao Chân Ngă lại phải gánh chịu sự trừng phạt do hành động mà nó đă quên mất ?

 

Đáp: Chân Ngă không bao giờ quên, nó hay biết những lỗi lầm, và ghi nhớ như bạn ghi nhớ công việc làm ngày hôm qua. Thật ra kư ức thuộc về các phân tố vật lư được gọi là “thân xác” không nhớ rơ tác động của người kiếp trước (phàm ngă tính đă qua), do đó bạn nghĩ rằng Chân Ngă thực tại đă quên những lỗi lầm hay sao?  Như thế chẳng khác nào một đứa trẻ hái trộm táo, nhưng khi bị bắt gặp quả tang, người ta lại trừng phạt bằng cách đánh vào đôi giầy của nó. Bạn có thấy sự bất công nầy không?  Đôi giầy đâu hay biết ǵ về hành động của đứa bé ?

 

Vấn: Không có những phương tiện liên lạc giữa tâm thức tâm linh và tâm thức nhân loại hoặc kư ức hay sao ?

 

Đáp: Dĩ nhiên là có, nhưng các nhà tâm thức học ngày nay không hề hiểu biết điều nầy. Thế bạn  qui trực giác “tiếng nói của tâm thức”, những dục cảm và hồi tưởng mập mờ, vô hạn v.v. . .  cho cái chi nếu không phải là phương tiện cho sự liên lạc đó? Người ta ước mong các nhà trí thức ít ra có được tri giác tâm linh tinh tế như  ông Coleridge; trong vài bài b́nh luận, ông chứng tỏ có được một trực giác tinh anh. Bạn hăy nghe ông tŕnh bày về vấn đề “tất cả những tư tưởng tự chúng đều bất diệt”:

“Nếu quan năng trí tuệ (nhờ đó chúng ta trực nhận được sự “đánh thức” th́nh ĺnh của kư ức) được nhận thức dễ dàng hơn, th́ chỉ cần một cơ quan khác biệt và thích hợp như thể siêu trần thay v́ thể xác hồng trần để cho những kinh nghiệm tập thể của trọn kiếp sống quá khứ có thể diễn qua trước  mỗi linh hồn nhân loại.

Thể siêu trần đó chính là CHÂN NGĂ MANAS của chúng ta vậy.

 

VỀ SỰ THƯỞNG  PHẠT CỦA CHÂN NGĂ

 

Vấn: Bà nói rằng Chân Ngă không bao giờ bị trừng phạt sau khi xác thân đă chết, mặc dù phàm ngă tính mà nó tự nhục hóa có sống như thế nào chăng nữa tại trần gian.

 

Đáp: Thật thế, ngoại trừ những trường hợp rất đặc biệt, ít xảy ra và chúng tôi không thể tŕnh bày bởi tính cách của sự “trừng phạt” này khác với quan niệm thần học về sự đền tội của bạn.

 

Vấn: Nếu Chân Ngă chịu sự trừng phạt ở kiếp nầy do tội lỗi đă phạm phải trong quá khứ, th́ chính nó cũng được tưởng thưởng tại trần gian lúc đang nhục hóa.

 

Đáp: Đúng thế. Chúng tôi không chấp nhận sự trừng phạt nào khác hơn sự trừng phạt tại cơi trần, v́ cái Ngă Tâm Linh không biết trạng thái nào ở bên kia cửa tử khác hơn là trạng thái phúc lạc thuần khiết.

 

Vấn: Bà muốn nói chi ?

 

Đáp: Chỉ giản dị như thế nầy: án mạng và tội lỗi phạm phải nơi cơi giới khách quan hay thế giới vật chất, không bao giờ bị trừng phạt nơi cơi giới thuần túy chủ quan. Chúng tôi  không tin một địa ngục hoặc Thiên đàng được xem như là địa phương; chúng tôi không tin có ngọn lửa khách quan của hỏa ngục, có loài côn trùng không hề chết, hoặc thành Jérusalem có những con đường lát bằng lam ngọc và kim cương. Tuy nhiên chúng tôi lại tin tưởng có một trạng thái hậu tử, hoặc một điều kiện trí năng, giống như trạng thái mộng mơ cực kỳ linh hoạt. Chúng tôi tin tưởng có một định luật bất di dịch về T́nh thương, Công bằng và Từ bi tuyệt đối. V́ tin tưởng như thế, nên chúng tôi chủ trương: dù tội lỗi và kết quả khủng khiếp do sự vi phạm luật Nhân Quả khởi thủy của các Chân Ngă đang nhục hóa có ra sao chăng nữa, không một người nào (nghĩa là một h́nh hài ngoại cảnh, vật chất và định kỳ của thực thể Tâm Linh) – do lẽ công bằng tuyệt đối – chịu trách nhiệm về hậu quả của sự sinh ra của họ. Con người không cầu xin để được sinh ra và không thể chọn lựa mẹ cha. Dưới  mọi khía cạnh, con người là nạn nhân của chính hoàn cảnh của ḿnh. Con người là con của những hoàn cảnh mà con người không sao kiểm soát nỗi. Nếu ta cứu xét một cách vô tư mỗi điều vi phạm của con người, ta sẽ thấy chín phần mười tội lỗi trái nghịch lại với họ, và họ không phải là kẻ phạm tội. Thật ra đời sống chỉ là một tấn kịch bạo tàn, một biển giông tố phải trải qua, hay một gánh nặng mà con người phải đa mang. Các triết gia đại tài đă cố gắng thăm ḍ vô hiệu về đời sống cũng như t́m hiểu lư do hiện tồn của con người. Tuy nhiên, các bậc hiền triết Đông phương đă nắm được bí quyết trong khi những người khác đều thất bại. Shakespeare đă nói đờøi sống: . . . . . . .“chỉ là một cái bóng lang thang, một kịch sĩ khốn khổ.

Đầy dẫy sự kiêu căng và linh động trên sân khấu,

Trong khoảng thời gian độ một tiếng đồng hồ, để rồi sau đó rút lui vào sự im lặng.

Đây là bài ngụ ngôn do một kẻ ngốc thuật lại với vẻ huyên náo, thịnh nộ.

Và không chứa đựng ư nghĩa chi cả” . . .

Không ư nghĩa ǵ trong các  phần được quan sát riêng biệt của nó, tuy nhiên điều quan trọng nhất là ở trong toàn thể hay các loạt kiếp sống. Vào mọi trường hợp, nếu nh́n một cách tổng quát, th́ mỗi kiếp sống cá nhân gần như luôn luôn là một sự  buồn thảm lớn lao. Phải chăng số phận của con người đă khốn khổ, bất lực, lại c̣n bị đày ải vĩnh viễn? Dù có gánh chịu tạm thời, sau khi trôi dạt bềnh bồng như một khúc củi mục, trên những lượn sóng phủ phàng của cuộc đời, phải chăng họ đă tỏ ra quá yếu đuối trong khi chống trả?  Không thể như thế được! Một người dù đă phạm tội nặng hay nhẹ, hoặc người ấy tốt hay xấu, có tội hay vô tội, một khi được giải thoát khỏi gánh nặng của đời sống vật chất th́ Manou mệt mỏi, kiệt sức (“Chân ngă suy tư”) được quyền an hưởng một thời kỳ ngơi nghỉ và phúc lạc tuyệt đối. Chính Định Luật này tất nhiên minh triết và công bằng, bắt buộc Chân Ngă được nhục hóa phải thọ lănh h́nh phạt về nghiệp quả của mọi tội lỗi phạm phải trong tiền kiếp tại trần gian, th́ bây giờ Định Luật ban thưởng cho Thực Thể khi thoát khỏi thân xác, một thời kỳ dài ngơi nghỉ về trí năng và quên lăng hoàn toàn tất cả mọi biến cố buồn phiền, dù cho một tư tưởng đau đớn nhỏ nhặt xảy ra vào lúc đương thời của phàm ngă tính cuối cùng cũng không c̣n. Nơi kư ức của linh hồn chỉ có kỷ niệm về phúc lạc và những ǵ dẫn dắc đến hạnh phúc. Ông Plotin muốn diễn tả nhiều hơn những câu đă giải thích khi nói rằng thân xác của con người là ḍng sông mê (Léthé) thực sự, v́ “các linh hồn, ch́m đắm vào đều quên tất cả”. Nếu tại cơi hồng trần, xác thân của chúng ta như ḍng sông Léthé, th́ thể siêu trần nơi cơi Thiên Đàng cũng giống như thế và có phần hơn nhiều.

 

Vấn: Vậy, tôi phải hiểu như thế này : kẻ sát nhân, kẻ vi phạm luật của nhân loại hay thiêng liêng đều được thoát khỏi sự trừng phạt .

 

Đáp: Ai dám nói như thế ? Giáo lư và triết lư của chúng tôi (Thông Thiên Học) dạy  về sự trừng phạt cũng nghiêm khắc như giáo lư của tín đồ Tân Giáo [38], nhưng có phần triết lư hơn và thích hợp hơn với sự công bằng tuyệt đối. Chẳng có một hành động hay tư tưởng sát nhân nào không bị trừng phạt. Tư tưởng độc ác như vậy c̣n bị trừng phạt nặng hơn là hành động, bởi tư tưởng mạnh hơn hành động rất nhiều mới tạo ra điều ác được  [39]. Chúng tôi tin nơi luật Nhân Quả (Karma) và Bù trừ tất thắng, tác động do sự liên hệ tự nhiên của những nguyên nhân và kết quả không tránh được của chúng (nguyên nhân).

 

Vấn: Những định luật này tác động ra sao và ở đâu ?

 

Đáp : Minh Triết trong Thánh Kinh có dạy: mọi ngưới thợ đều xứng đáng được hưởng đồng lương; Minh Triết của Thời đại cũng có ghi: mọi hành động tốt hoặc xấu ví như một bà mẹ sinh nhiều con. Bạn thử so sánh hai Chân lư đó bạn sẽ t́m được câu hỏi “tại sao”. Sau khi đă ban thưởng cho Linh hồn thoát khỏi bao điều đau đớn của kiếp sống, đó là một sự đền bù tương xứng hoặc được gia tăng trăm ngàn lần, th́ Karma với đạo quân Skandhas đang chờ đợi Linh hồn nơi ngưỡng cửa của Thiên Đàng, nơi mà Chân Ngă ra đi để làm lại một kiếp tái sinh mới. Lúc bây giờ Chân Ngă đă hưởng thụ một thời gian ngơi nghỉ, lại lắc lư nơi cán cân của sự Bù Trừ công bằng, đúng là lúc nó bị đặt trở lại dưới quyền lực của luật Nhân Quả linh hoạt. Chính trong sự tái sinh đang chờ đợi này mà các tội lỗi thuộc tiền kiếp của Chân Ngă sẽ bị trừng phạt – sự tái sinh được lựa chọn và soạn thảo bởi ĐỊNH LUẬT đó, tuy huyền bí, khắc khe nhưng chắc chắn trong sự vô tư, minh triết. Tuy nhiên, không bao giờ Chân Ngă bị ném vào một địa ngục có lửa, có quỉ sứ mọc đuôi, mọc sừng do sự tưởng tượng nào, nhưng Chân Ngă bị ném thật sự vào cơi trần, chính cơi này là cơi tội lỗi, nơi mà Chân Ngă phải đền tội về mọi tư tưởng và hành động xấu xa. Nó phải gặt hái những ǵ đă gieo. Luân hồi sẽ tập trung chung quanh nó, tất cả những Chân Ngă khác, mà phàm ngă tính  cuối cùng của nó đă làm cho nó đau khổ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng nó không hay biết. Nữ thần Némésis sẽ hướng dẫn chúng trên đường của con người mới (con người tái sinh), che giấu con người cũ, Chân Ngă vĩnh cửu, và …

 

Vấn: Nhưng sự vô tư mà bà nói đó ở đâu ? Các “phàm ngă tính” mới này cũng không hay biết sự phạm tội của chúng, hoặc đau khổ v́ tội lỗi do kẻ khác gây ra.

 

Đáp : Ta có thể nói về một chiếc áo bị đánh cắp, và ngựi chủ chiếc áo xé rách nó khi bắt gặp kẻ trộm đang mặc. Như vậy chiếc áo đă bị đối xử bất công. “Phàm ngă tính” chẳng khác ǵ chiếc áo mới, với những điểm riêng biệt như: màu sắc, h́nh dáng, đặc tính, tuy con người thực tại đang mặc nó lại là kẻ phạm tội ngày xưa. Chính cá thể tính chịu đau khổ bởi “phàm ngă tính “ của nó. Điều này giải thích rơ ràng cái mà người ta nhận thấy dường như bất công ghê gớm trong sự phân phối của định mệnh cho con người khả tử. Bao giờ các triết gia tân tiến của bạn giải thích v́ sao nhiều người vô tội, có vẻ tốt ở bề ngoài, lại được sanh ra để chịu khổ trong cuộc đời; v́ sao bao nhiêu kẻ vô phúc sinh ra để chịu chết đói trong các ngơ hẽm tồi tàn của đô thị lớn, phải chăng họ bị số mệnh và người đời bỏ rơi; v́ sao người th́ sanh ra trong túp lều nghèo nàn bẩn thỉu, c̣n người lại được mở mắt chào đời nơi cung vàng điện ngọc; v́ sao kẻ xấu xa đê tiện nhất lại được dành cho mọi sự giàu sang, phú quí, c̣n người xứng đáng th́ lại nghèo nàn? Có kẻ ăn xin nhưng cái Ngă nội tâm bằng với người cao cả quí phái trong xă hội. Bạn có quyền bài bác lư thuyết Luân hồi, nếu các triết gia cũng như  thần học gia của bạn có thể giải thích những điều vừa nêu ra. Các thi sĩ hữu danh quí phái thường nh́n một cách mơ hồ các chân lư này. Chính Shelley tin nơi chân lư đó, và Shakespeare đă suy gẫm qua câu thơ diễn tả sự sinh ra đời thật vô nghĩa. Bạn nên nhớ những câu thơ sau đây:

“Tại sao  sự sinh ra  tôi làm giảm mất sự phấn khởi của Chân linh trong tôi ?

Phải chăng tất cả mọi sinh vật không bị lệ thuộc thời gian ?

Khắp thế giới có cả đoàn người ăn xin,

Những người này, lúc ban sơ đều là những v́ vua chúa.

Hiện  tại, có biết bao  v́  vua  chúa mà  cha mẹ họ  đă từng là Bọn bần hàn của thời đại . . . “

Bạn hăy thay danh từ “cha” bằng danh từ “Chân Ngă”, bạn sẽ hiểu Chân Lư.


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG   IX

 

CƠI DỤC GIỚI VÀ THIÊN ĐÀNG

(Kama-Loka và Dévakhan)

 

ĐỊNH MỆNH CỦA CÁC “KHÍ THỂ” HẠ ĐẲNG

 

Vấn: Dục giới (Kama-Loka) bà vừa nói là cơi chi ?

 

Đáp: Khi con người thở hơi cuối cùng, th́ ba khí thể hạ đẳng tự  ĺa khỏi xác, khỏi sự sống và môi vật của sự sống, nghĩa là Cảm thể (Vía) hoặc dẫn thể của người sống. Lúc đó bốn khí thể – khí thể trung gian (linh hồn động vật hoặc Kama-Roupa), với khí thể mà nó đă đồng hóa từ Manas hạ đẳng, và ba khí thể thượng đẳng trú tại Kama-Loka (một vùng ở Trung giới) hay cái phiến diện của thần học kinh viện và Âm Ty của người xưa. Nếu nói một cách thiết thực hơn, th́ Kama-Loka không có bề rộng cũng như không có giới hạn qui định; đây chỉ là một vùng theo nghĩa tương đối, v́ nó chỉ có trong khoảng không gian chủ quan, vượt ra ngoài tri giác của giác quan con người. Tuy nhiên nó vẫn có, và chính nơi đây, những eidolons trung giới của tất cả sinh vật sống, kể cả loài thú chờ đợi sự chết lần thứ nh́. Đối với loài thú, th́ lần chết này xảy đến đúng lúc các phân tử trung giới tan ră và biến mất hoàn toàn. Đối với eidolon nhân loại, sự chết bắt đầu lúc Atma-Buddhi-Manas “tự tách rời” khỏi các khí thể hạ đẳng, phản ảnh của phàm ngă tính cũ, để rồi tự đắm ch́m trong trạng thái Thiên Đàng.

 

Vấn: Kế đó ra sao ? 

 

Đáp: V́ thiếu Manas thượng đẳng hay  Thượng trí để linh hoạt, nên hạ trí hay trí tuệ động vật không c̣n tiếp nhận ánh sáng nữa, và khối óc cũng không c̣n được dùng làm dụng cụ, lúc bấy giờ, con ma Kama-roupique tự tiêu tan.

 

Vấn: Bằng cách nào ?

 

Đáp: Bằng cách trở thành trạng thái của con ếch mà nhà giải phẩu sinh lư học cắt mất vài bộ phận trong khối óc. Sự suy tưởng không c̣n nữa, dù trên cơi trung giới động vật thấp kém nhất, cũng không thể gọi là hạ trí v́ thiếu mất “thượng trí”.

 

Vấn: Có phải cái vô thực thể đó tự hiện h́nh trong các buổi cầu đồng ?

 

Đáp: Chính nó; nhưng là một cái vô thực thể về những ǵ có liên quan đến quyền năng suy luận và tư tưởng; dưới mọi khía cạnh, dù là trung giới hay lưu chất, trong nhiều trường hợp được chứng minh, chính Thực thể bị  hút vào người đồng cốt bằng từ điện để rồi nó tự linh hoạt một thời gian, mặc dù không ư thức, và sống nơi người này bằng cách ủy quyền. “Con ma” hay Kama-roupa có thể so sánh với con sứa, dáng bên ngoài như dĩ thái và nhầy nhụa. Bao giờ “con ma” c̣n ở trong phần tử riêng biệt là nước, hay là HÀO QUANG đặc biệt của người đồng cốt, nhưng khi bị mang ra khỏi nước, nó tan ră trong bàn tay hoặc trên băi cát, nhất là dưới ánh mặt trời. “Con ma” sống một đời sống vay mượn Hào quang của người đồng cốt; nó suy luận nhờ khối óc của kẻ ngồi đồng và của người dự thính. Đây là một đề tài sẽ lôi cuốn chúng ta đi rất xa, đi vào lĩnh vực của người khác mà tôi không muốn xâm phạm. Vậy, chúng ta nên trở lại vấn đề Luân hồi.

 

Vấn: Về vấn đề này , Chân Ngă tái sinh ở vào trạng thái Thiên Đàng được bao lâu ?

 

Đáp; Thời gian nầy tùy thuộc tŕnh độ tâm linh cũng như hữu công hay vô công trong kiếp tái sinh sau cùng. Trung b́nh từ mười đến mười lăm thế kỷ như  tôi vừa tŕnh bày.

 

Vấn: V́ sao Chân Ngă đó không thể tự biểu hiện và liên lạc với những người khả tử như các nhà Thần Linh học từng nói ? Không có điều chi ngăn cản một bà mẹ liên lạc với con sau khi bà đă ĺa trần, hoăïc một người chồng liên lạc với vợ. Tôi thú thật những điều tin tưởng này rất đáng khích lệ, nhưng có người khuyến khích nó lại không chấp nhận.

 

Đáp: Không có điều chi bắt buộc nếu họ ưa thích ảo tưởng hơn Chân lư. Có thể các nhà Thần linh học không có thiện cảm đối với giáo lư của chúng tôi. Tuy nhiên những điều chúng tôi tin tưởng và chỉ dẫn không bằng phân nửa sự ích kỷ và độc  ác  mà họ đă tuyên bố.

 

Vấn: Tôi không hiểu bà muốn nói chi ? V́ sao có điều ích kỷ ?

 

Đáp: Các nhà Thần linh học tŕnh bày giáo lư của họ về sự trở về của Chân linh, của “phàm ngă tính” thực tại. Tôi xin giải thích tại sao ? Nếu cơi Dévakhan hay Thiên Đàng đúng là nơi phúc lạc tối thượng hoặc là một trạng thái như thế, ta cũng có thể lư luận rằng không một điều phiền năo, hay bóng dáng của đau khổ có thể lọt vào nơi này được. Trong tác phẩm của nhiều lời hứa hẹn có câu: “Thượng Đế sẽ lau nước mắt” cho những kẻ đang ở trên Thiên Đàng. Như thế nếu “Chân Linh của kẻ chết” có khả năng trở lại để nh́n thấy tất cả những ǵ đang diễn tiến tại cơi trần, nhất là ngay trong gia đ́nh th́ làm sao họ hưởng được phúc lạc?

 

V̀ SAO CÁC NHÀ THÔNG THIÊN HỌC KHÔNG TIN TƯỞNG SỰ TRỞ LẠI CỦA CHƠN LINH THUẦN KHIẾT ?

 

Vấn: Bà muốn nói chi ? Tại sao điều đó lại phương hại đến phúc lạc của “Chân linh” người chết ?

 

Đáp: Điều này rất dễ hiểu; chúng ta nên lấy thí dụ. Một bà mẹ qua đời, bỏ lại chồng và các con thân yêu c̣n nhỏ dại. Chúng tôi có thể nói rằng: “Chân linh” hay Chân Ngă của bà – cá thể tính này sẽ thấm nhuần cảm giác cao thượng nhất trong trọn thời kỳ ở Thiên Đàng mà phàm ngă tính cuối cùng của Chân Ngă đă duy tŕ như: t́nh yêu các con, ḷng thương hại kẻ đau khổ v.v. . . lúc ấy Chân Ngă của bà hoàn toàn tách rời “biển nước mắt” này, và phúc lạc tương lai làm cho bà không c̣n biết đến mọi điều đau khổ bỏ lại trần gian. Trái lại, các nhà Thần linh học tuyên bố rằng: “Chân Linh” cảm nhận sự đau khổ rất mạnh, mạnh hơn lúc c̣n sống, v́ “Chân Linh thấy rơ hơn những người chết đầu thai lại”. Về phần chúng tôi, th́ phúc lạc của người ở Thiên Đàng gồm có sự tin tưởng họ không hề rời khỏi trần gian, và sự tử không có. Thần thức hậu tử của bà mẹ khiến bà có cảm tưởng vẫn c̣n chung sống với các con và những người thân yêu. Không có một chỗ trống hay một sự liên lạc nào bị khiếm khuyết, khả dĩ tạo ra trạng thái bị mất nhục thể; bà mẹ đang ở vào trạng thái hạnh phúc toàn vẹn, tuyệt đối. Nhưng các nhà Thần linh học phủ nhận hoàn toàn điều đó. Theo giáo lư của họ th́ con người thật vô phúc, mặc dù đă từ giả cơi đời, họ cũng không được giải thoát khỏi sự đau khổ trần gian. Họ phải uống cạn chén tân khổ đến giọt đắng cuối cùng dù muốn hay không, v́ chưng họ nh́n thấy tất cả. Thế nên, người vợ yêu dấu lúc c̣n sống, đă sẵn sàng tránh mọi điều đau khổ cho chồng, dù phải tan nát tâm hồn; giờ đây, bà bị bắt buộc thấy rơ nỗi niềm thất vọng buồn phiền của chồng mà không sao an ủi, vỗ về được, cũng như giọt lệ sinh ly của chồng không c̣n khóc v́ bà. Tệ hơn thế nữa, khi bà nh́n thấy rơ chồng bà ngưng khóc quá nhanh, để vui cười với một người đàn bà trẻ trung yêu kiều khác; người đàn bà xa lạ thay thế bà trong t́nh yêu đương; bà bị bắt buộc phải nghe rơ các con bà gọi người ấy bằng “mẹ” thật thiêng liêng, nhưng chúng không được yêu thương, đôi khi c̣n bị hành hạ. Theo giáo lư đó, th́ “sự êm dịu khi bước vào đời sống bất tử ” trở thành vô hiệu, không đưa đến sự giao tiếp hướng dẫn một đời sống mới bị đau khổ tinh thần! Tuy nhiên, trong nhật báo xưa nhất của các nhà Thần Linh học Hoa-kỳ, tờ “Banner of Light” lại đăng nhiều bức thư của người chết, của “ngựi quá văng thân yêu” đă viết cho người c̣n sống để nói về hạnh phúc tuyệt diệu của họ. Hiểu biết như thế có tương hợp với phúc lạc hay không ? Như vậy, “phúc lạc” chỉ là một lời nguyền rủa tối thượng; nếu đem so sánh với Chính Thống Giáo, th́ sự đày đọa ở Địa ngục c̣n đỡ hơn nhiều ?

 

Vấn: Lư thuyết của bà có tránh được điều đó không ? Làm sao bà có thể dung ḥa lư thuyết toàn tri và sự mù quáng của Linh hồn về tất cả mọi điều xảy ra tại thế gian nầy ?

 

Đáp: Luật t́nh thương và từ bi là thế. Trong mỗi thời kỳ ở Thiên Đàng, Chân Ngă tự nó đă toàn tri và khoác vào phản ảnh của “phàm ngă tính” thuở xưa. Tôi vừa tŕnh bày với bạn sự khai hóa lư tưởng của tất cả những đức tín trừu tượng, hoặc bất tử, và vĩnh cửu như t́nh thương, ḷng từ bi, sự mến chuộng chân, thiện, mỹ, đă từng làm rung động trái tim lúc ”phàm ngă tính” c̣n sinh hoạt tại cơi trần. Sau khi chết, sự việc vừa kể bám víu vào Chân Ngă theo đến Thiên Đàng. Vậy, Chân Ngă tạm thời trở thành sự phản chiếu lư tưởng lúc con người ở tại cơi trần lần sau cùng nhưng không toàn tri. Nếu con người được toàn tri th́ không bao giờ ở vào trạng thái mà chúng tôi gọi là Thiên Đàng.

 

Vấn: Tại sao ?

 

Đáp: Nếu bạn muốn có một câu trả lời thích hợp nhất với triết lư của chúng tôi, th́ đó là câu: tất cả đều là ảo tưởng (Maya) v́ Chân lư vĩnh cửu không h́nh hài, sắc tướng, giới hạn. Các Đấng Chân Sư cao cả, các Bậc Điểm Đạo không c̣n biết tới Dévakhan là cái ǵ, các Ngài đă giác ngộ, đă ra ngoài bức màn ảo tưởng (Maya). Tuy nhiên, với con người lâm vào ṿng sinh tử th́ phúc lạc của họ tại Thiên Đàng thật là toàn vẹn. Nơi đây, họ quên hẳn tất cả điều chi đă gây cho họ sự đau khổ, buồn phiền trong kiếp sống ở trần gian quá khứ, cho đến những nỗi niềm đau khổ, buồn phiền hiện tại đang diễn ra, họ đều quên hết. Trọn chu kỳ trung gian giữa hai kiếp tái sinh, người Thiên đàng (Dévakhani) được sống với những điều họ từng ao ước, mong muốn nhưng tuyệt vọng; họ được chung sống với những người họ từng yêu thương tại trần gian. Những điều ham muốn nồng nhiệt nhất của linh hồn đều được thỏa măn. Trong nhiều thế kỷ dài đăng đẳng, họ sống trong phúc lạc viên măn. Đây là thời kỳ ban thưởng bù lại những điều đau khổ mà con người phải hứng chịu trong kiếp sống trần gian. Tóm lại, con người bị đắm ch́m trong biển phúc lạc triền miên, và chỉ bị gián đoạn bởi biến cố của phúc lạc lớn lao hơn thôi.

 

Vấn: Như thế c̣n tệ hại hơn ảo tưởng, thật là một kiếp sống ch́m trong ảo giác điên cuồng.

 

Đáp: Có thể như vậy theo quan niệm của bạn, c̣n quan niệm của chúng tôi th́ khác. Đời sống hồng trần của con người không dẫy đầy ảo tưởng hay sao? Bạn há không gặp nhiều người nam và nữ từng sống nhiều năm trong một Thiên Đàng ảo tưởng như thế ư ? Nếu t́nh cờ bạn được biết một người chồng không chung thủy với vợ; vậy, bạn có nở tiết lộ sự thực để làm tan nát trái tim, và hủy diệt bao nhiêu mộng đẹp của bà đang tin cậy, thương yêu chồng hay không?  Tôi không tin có thể như thế được. V́ vậy tôi xin lập lại, sở dĩ có sự quên lăng hay ảo giác nếu bạn cứ gọi như vậy, chẳng qua là kết quả của định luật từ bi của Tạo hóa và công b́nh vô tư. Trong mọi trường hợp, là viễn ảnh đầy khích lệ, hơn chiếc đàn harpe bằng vàng, và những chiếc cánh của Chính Thống Giáo, những người này tin rằng “linh hồn đang sống thường bay đến thành Jérusalem thiêng đàng, đi khắp các đường phố, bái chào các giáo đồ, ngưỡng mộ các vị tuẩn đạo, thăm viếng các bậc tộc trưởng và tiên tri”; tất cả điều đó có tánh cách tín ngưỡng đối với vài người. Nhưng đây là một trong những ảo giác tệ hại nhất. Nếu tất cả các bà mẹ yêu thương con, bằng t́nh mẫu tử thiêng liêng bất diệt, th́ đời sống của những nhân vật vừa kể trong thành “Jérusalem mới” với đường phố lát đá tương tợ như cửa kính của một tiệm kim hoàn, c̣n hơn bị bắt buộc t́m nguồn an ủi nơi giáo lư của các nhà Thần linh học. Nếu Linh hồn thông minh, ư thức của một người cha, một người mẹ, và các con t́m được phúc lạc nơi “miền đất cực lạc”, th́ trạng thái này c̣n ít giả tạo hơn, nhưng cũng khôi hài không kém câu chuyện thành “Jérusalem mới”. Đây là một tư tưởng khiến chúng ta không c̣n kính nể những “người thân yêu đă chết”. Giả thiết một Chân linh thuần khiết có thể hạnh phúc được chăng khi bị bắt buộc phải nh́n thấy tội lỗi, cũng như sự gian trá, nhất là nỗi đau khổ của người thân yêu mà không giúp đỡ được, v́ sự chết chóc làm chia ĺa đôi ngă. Thật là một tư tưởng kinh hoàng.

 

Vấn: Lư luận của bà khiến tôi suy nghĩ ; về phương diện này , thú thật chưa bao giờ tôi đề cập đến.

 

Đáp Đúng thế ! Muốn tưởng tượng một điều kiện như vậy, ta phải hoàn toàn ích kỷ và phải rời bỏ tất cả cảm tưởng về sự công bằng bù trừ. Thực sự, chúng ta rất gần những người đă mất hẳn h́nh hài vật chất, và c̣n gần gủi hơn lúc họ c̣n sống. Điều đó không phải chỉ có trong trí tưởng tượng của người Dévakhani, nhưng sự thật là thế. V́ t́nh thương thuần khiết, thiêng liêng không những là bông hoa của trái tim nhân loại mà gốc rễ c̣n ăn sâu vào vĩnh cửu. T́nh thương tâm linh, thánh thiện vốn bất tử; chẳng bao lâu Karma khiến cho những người yêu thương nhau bằng thứ t́nh như thế, được cùng nhau tái sinh chung một liên hệ gia đ́nh. Tuy là ảo tưởng, nhưng bên kia cửa tử, t́nh thương c̣n có một quyền năng mầu nhiệm phản ứng vào những người c̣n sống. Chân ngă của một bà mẹ yêu thương các con thật đậm đà, tưởng tượng được gần kề bên chúng, và sống rất hạnh phúc như lúc  c̣n tại thế. T́nh thương nầy tự biểu hiện trong giấc mơ của chúng cũng như những biến cố khác để phù trợ và giải thoát “Thiên mệnh”; v́ t́nh thương là một cái khiên rắn chắc, thời gian và không gian không hạn chế được. Mặt khác, điều chi thật sự thuộc về “bà mẹ” Thiên Đàng này cũng thật sự liên hệ và tŕu  mến đối với nhân loại, ngoại trừ những điều hoàn toàn ích kỷ hoặc vật chất; nếu so sánh bạn sẽ thấy rơ.

 

Vấn: Có trường hợp nào bà nh́n nhận khả tính về sự liên lạc giữa người sống và chân linh của người chết không ?

 

Đáp: Có, và có đến hai trường hợp ngoại lệ. Trường hợp thứ nhất xảy ra vài ngày sau sự chết của một người mà Chân Ngă sắp sửa bước vào trạng thái Thiên Đàng. Nhưng nếu người sống không cảm được một lợi ích nào về việc lai văng của Chân linh trên cơi giới khách quan, th́ lại là một vấn đề khác. Điều đó có thể xảy ra, trong các trường hợp thật đặc biệt (thí dụ cường độ ham muốn trở lại thế gian của người hấp hối để thực hiện một ư định  nào đó, khiến cho cái tâm thức thượng đẳng vẫn c̣n thức tĩnh; lúc ấy đích thực cá thể tính và “Chân linh” liên lạc). Sau khi chết, Chân linh bị tê liệt, và bị rơi mau lẹ vào trạng thái được gọi là “sự vô tâm thức trước ngưỡng cửa Thiên Đàng”. Điều ngoại lệ thứ hai của các Đấng Nirmanakayas.

 

Vấn: Bà dùng danh từ nầy để nói về các Đấng nào ?

 

Đáp: Nirmanakayas dùng để gọi các Đấng nhân từ, yêu thương nhân loại và đàng em mà các Ngài bỏ lại trần gian; các Ngài từ khước trạng thái Niết Bàn dù có quyền bước vào và an hưởng chu kỳ nghỉ ngơi (không phải Thiêng Đàng v́ Thiên Đàng chỉ là ảo tưởng của tâm thức của chúng ta, một giấc mơ hạnh phúc v́ tất cả những người chuẩn bị bước vào Niết Bàn phải loại bỏ mọi điều ham muốn về ảo tưởng thế gian). Một Đấng Chân Sư  hay một vị Thánh không hưởng hạnh phúc, không nghỉ ngơi trong khi nhân loại c̣n vô minh đang đau khổ bởi gánh nặng trần gian, các Ngài từ khước Niết Bàn giữ lại trạng thái Chân linh vô h́nh trên cơi hồng trần. Các Đấng Nirmanakayas không c̣n khoác một chiếc áo vật chất nào, ngay đến đời sống trung giới của địa cầu chúng ta. Các Ngài có thể liên lạc thực sự với vài vị được điểm đạo, nhưng chắc chắn không phải là những người đồng cốt tầm thường.

 

Vấn: Tôi xin hỏi bà về các Đấng Nirmanakayas. Trong vài quyển sách của Đức quốc cũng như trong những sách khác , th́ Nirmanakayas theo giáo huấn của Phật tử Bắc tôn , là sự lâm phàm hoặc thể xác mà các vị Phật khoác vào.

 

Đáp: Thật vậy, nhưng các nhà Đông Phương đă làm xáo trộn khi cho rằng xác thân “hồng trần” có tính khách quan, vật lư thay v́ hoàn toàn trung giới và chủ quan.

 

Vấn: Các Đấng Nirmanakayas có thể làm điều chi hữu ích cho nhânloại ?

 

Đáp: Các Ngài không thể giúp đỡ chi nhiều cho mỗi cá nhân, v́ không ai được quyền xen vào tác động của Karma. Những điều các Ngài có thể thực hiện là khuyên lơn, giảng dạy những người quá văng, và hướng dẫn họ vào đường thiện; ngoài ra các Ngài c̣n phụng sự nhiều việc mà bạn không tưởng tượng được.

 

Vấn: Đó là những điều khoa học và tâm lư học tân tiến không bao giờ chấp nhận. Đối với khoa học và tâm lư học th́ chẳng có một mảnh nào của trí tuệ có thể tồn tại hơn là khối óc vật chất . Bà trả lời với họ ra sao ?

 

Đáp: Tôi thấy không cần thiết để trả lời với họ. Tôi chỉ xin lập lại những lời sau đây của ông “A. Oxon”. ”Sau khi thể xác mất, trí tuệ vẫn c̣n. Tuy nhiên, không phải là khối óc,… V́ thích hợp với sự hiểu biết và hữu lư, nên chúng tôi đặt thành nguyên tắc  về sự bất hoại của Chân linh nhân loại.

 

Vấn: Ông A. Oxon là nhà Thần linh học phải không Bà ?

 

ĐÁP: Đúng vậy, ông là nhà Thần linh học duy nhất mà chúng tôi hiểu biết, tuy không đồng ư với ông về nhiều vấn đề phụ thuộc khác. Dù sao, không có nhà Thần linh học nào tiến gần Chân lư huyền môn như  ông. Cũng như chúng tôi, ông luôn luôn nói đến sự “nguy hại hiển nhiên đang chờ đợi những người nông nỗi, chưa kịp chuẩn bị, lại vội thực hành khoa huyền học; họ vượt qua ngưỡng cửa huyền học nhưng không suy tính sự nguy hại trong việc thực hành” [40]. Chúng tôi không đồng ư với ông về vấn đề “Đồng nhất tính của Chân linh”. Ngoài ra tôi nh́n nhận hầu hết các ư kiến cũng như chấp nhận ba đề nghị ông đă nêu ra trong bài diễn văn tháng 7 năm 1884. Tóm lại, nhà Thần linh học tài ba này khác với chúng tôi hơn là chúng tôi khác với ông.

 

Vấn: Các đề nghị đó ra sao ?

 

Đáp: l/ Có một sự sống trùng hợp với sự sống vật lư của thể xác, nhưng lại riêng biệt.

         2/ Sự sống này duy tŕ măi như là một kết quả tất nhiên (chúng tôi nói nó tự duy tŕ đến lúc cuối cùng của Dévakhan).

        3/ Có một sự liên lạc giữa những người đang ở trong trạng thái sinh tồn với nhân loại thế gian.

Như bạn đă rơ: mọi việc đều tùy thuộc các khía cạnh phụ của ba đề nghị căn bản như: Chân linh và Linh hồn, cá thể tính và phàm ngă tính. Các nhà Thần linh học lầm lẫn hai sự việc nầy và gộp lại làm một; về phần chúng tôi lại phân tích ra: cá thể tính, phàm ngă tính; trừ những trường hợp ngoại lệ vừa tŕnh bày, không có một Chân linh nào trở về thăm viếng địa cầu sau khi bỏ xác; chỉ riêng Linh hồn động vật có thể làm như vậy. Chúng ta nên trở lại vấn đề Skandhas.

 

Vấn: Đến đây tôi khởi sự hiểu biết rơ ràng hơn. Đó là Chân linh của Skandhas cao cả; chúng bám vào chân ngă tái sinh để thường tồn và tăng thêm vào toàn thể kinh nghiệm thiên thần của Chân Ngă. Về phần các  đặc tính có liên quan đến Skandhas cùng những căn nguyên ích kỷ và cá nhân, th́ chúng biến khỏi sân trường hoạt động giữa hai kiếp tái sinh; sau đó lại tái hiện đúng lúc với kiếp tái sinh vị lai như là kết quả của nghiệp báo cần phải tiêu trừ. Thế nên chúng ta mới biết v́ sao Chân linh không chịu rời cơi Thiên Đàng. Thưa bà có phải đúng như vậy không ?

 

Đáp: Gần đúng như thế. Đúng với Chân lư hơn nếu bạn thêm định luật bù trừ, hoặc Karma, ban thưởng những nhân vật cao cả, tâm linh nhất nơi cơi Thiên Đàng. Nơi cơi Trần gian họ được ban thưởng thêm cơ hội tự phát triển và Chân Ngă được cung cấp một thể xác thích hợp.

 

VÀI LỜI VỀ SKANDHAS

 

Vấn: Các Skandhas hạ đẳng ra sao khi xác thân đă chết ? Chúng có bị tiêu diệt không ?

 

Đáp: Chúng bị tiêu diệt và cũng không; đây là một điều bí mật huyền môn, siêu h́nh mới mẻ đối với bạn. Nếu xem chúng là tài sản hiện hữu của Phàm ngă tính th́ chúng bị tiêu diệt, trái lại xem chúng là hiệu quả của Nghiệp báo, th́ chúng vẫn là mầm mống được treo lơ lửng trong không khí cơi hồng trần, để sẵn sàng sống lại như là ác quỷ, bám víu phàm ngă tính của Chân Ngă lúc tái sinh.

 

Vấn: Điều đó vượt ngoài tri thức của tôi. Thật là rắc rối, khó hiểu quá.

 

Đáp: Sẽ không có ǵ khó hiểu khi bạn đồng hóa với tất cả mọi chi tiết của nó; lúc ấy, bạn sẽ nhận thấy sự hợp lư, vững chắc, triết lư sâu sắc và thiêng liêng, vô tư; giáo lư về Luân hồi nơi cơi trần, thật sự không có cái chi so sánh được. Đây là đức tin về sự tiến bộ trường cửu của tất cả Chân Ngă và Linh hồn thiêng liêng đang tái sinh trong sự tiến hóa, từ ngoại cảnh đến nội tâm, từ vật chất đến tâm linh để cuối cùng đạt được sự hợp nhất tuyệt đối với Nguyên lư Thiêng liêng. Sứ mạng của tất cả Chân Ngă là đi từ động lực này đến động lực khác, từ sự mỹ lệ và hoàn thiện của cơi giới này đến sự mỹ lệ và hoàn thiện của cơi giới cao thượng hơn, phải vượt qua mỗi chu kỳ mới với sự vinh quang, tri thức và quyền năng mới. Chân ngă sẽ trở thành Đấng Cứu rỗi riêng của Nó trong mỗi thế giới cũng như trong mỗi kiếp tái sinh.

 

Vấn: Chính Cơ Đốc Giáo cũng truyền dạy giáo lư về sự tiến bộ như thế.

 

Đáp: Thật vậy, nhưng Cơ Đốc Giáo thêm sự Cứu rỗi, và phải nhờ một Đấng Cứu Thế huyền nhiệm trợ giúp mới đạt được. Ngoài ra Cơ Đốc Giáo c̣n trừng phạt những ai không chấp nhận giáo điều đó. Do sự khác biệt vừa tŕnh bày mà Thần học Cơ Đốc và Thông Thiên Học không giống nhau. Sự khác biệt thứ nhất là đức tin và sự Giáng lâm của Chân Ngă Tâm Linh, về cái Ngă hạ đẳng, sự khác biệt thứ hai là mỗi người phải cố gắng tự vươn lên Đấng Chritos hay trạng thái Budhi.

 

Vấn: Bà có tin rằng nếu giảng dạy sự tiêu diệt của tâm thức gặp trường hợp bị thất bại chẳng khác nào giảng dạy sự tiêu diệt của cái Ngă đối với những người chưa hiểu rành khoa siêu h́nh học chăng ?

 

Đáp: Lẽ dĩ nhiên, nếu ta đứng về lập trường của những người tin tưởng có sự phục sinh của xác thân, mỗi khúc xương, mỗi mạch máu, mỗi mảnh thịt sẽ sống lại vào Ngày Phán Xét. Nếu bạn cứ nhất quyết tin rằng, h́nh hài khả tử cùng các đức tính hữu hạn tạo thành con người bất tử, th́ chúng ta khó ḷng thỏa thuận với nhau. Khi giới hạn sự sinh tồn của mỗi Chân Ngă vào một kiếp sống duy nhất, bạn biến đổi Thần tính thành một Indra luôn luôn say sưa; theo nghĩa đen của kinh Puranas th́ vị thần Moloch hung bạo đă gây sự xáo trộn; rối rắm tại trần gian nhưng chưa thỏa măn c̣n bắt buộc người ta tạ ơn hắn. Nếu quan niệm của bạn là thế th́ tốt hơn chúng ta nên ngưng cuộc thảo luận.

 

Vấn: Bây giờ chúng ta đă giải quyết xong vấn đề Skandhas. Vậy chúng ta nên trở lại sự tồn tại của tâm thức sau khi chết. Đây là một đề tài mà hầu hết mọi người đều lưu ư. Nơi cơi Thiên Đàng, tri thức của con người có nảy nở hơn lúc c̣n tại thế không ?

 

Đáp: Trên phương diện nào đó, con người có thể hoạch đắc thêm tri thức, nghĩa là nơi Thiên Đàng, chúng ta có thể phát triển đến một mức độ cao hơn những quan năng mà chúng ta mong muốn và cố gắng đạt được trong kiếp sống trần gian, miễn là những quan năng đó có liên quan đến điều chi trừu tượng và lư tưởng như âm nhạc, hội họa, thi ca v.v. . . Vậy, Thiên Đàng là nơi con người được tiếp tục lư tưởng hóa và chủ quan hóa kiếp sống trần gian.

 

Vấn: Theo ư kiến của bà, Chân Linh giải thoát mọi sự ràng buộc của vật chất tại Thiên Đàng, thế tại sao nó không được tri thức ?

 

Đáp: V́ Chân Ngă bị trói buộc vào kư ức của kiếp tái sinh sau cùng như tôi đă tŕnh bày. Nếu bạn suy gẫm vấn đề tôi từng nói, cũng như quan sát phần tổng quát, bạn sẽ nh́n nhận, trạng thái Thiên Đàng không thể toàn tri, mà là sự tiếp tục siêu việt đời sống phàm trần vừa chấm dứt. Đó là thời kỳ an nghỉ của linh hồn sau lúc hoạt động tại cơi trần.

 

Vấn: Các nhà khoa học duy vật xác nhận sau sự chết, không có cái chi c̣n tồn tại; xác thân tự phân ra những phân tố đă cấu tạo, v́ linh hồn chỉ là sự thức tâm hữu ngă tạm thời mà kết quả hoàn toàn phụ thuộc tác động cơ năng, để rồi sự tan ră như một làn khói. Phải chăng sự kiện đó là một trạng thái tâm linh kỳ bí ? 

 

Đáp: Tôi không nh́n nhận như thế. Khi nói thức tâm hữu ngă ngưng hẳn cùng lúc với thể xác tiêu tan; như vậy họ là nhà tiên tri vô ư thức v́ lúc họ nhận thức kỹ điều chi để tuyên bố, đối với họ sẽ không c̣n sự sống ư thức bên kia cửa tử. V́ mọi việc đều phải có trường hợp ngoại lệ. 

 

TÂM THỨC HẬU TỬ VÀ TIỀN SINH

 

Vấn: Tại sao có trường hợp ngoại lệ khi cho rằng thức tâm hữu ngă của nhân loại vẫn c̣n măi sau lúc chết ?

 

Đáp: Không có trường hợp ngoại lệ cho các khí thể căn bản của thế giới tâm linh. Nhưng có những điều lệ cho người thấy cũng như người không muốn thấy.

 

Vấn: Tôi đă hiểu. Có phải bà muốn nói sự hiểu biết đó là sai lầm, giống như người mù không trông thấy mặt trời, lại dám phủ nhận sự hiện diện của mặt trời. Tuy nhiên sau khi chết, nhăn quan tâm linh bắt buộc họ trông thấy. Có phải bà muốn nói như  vậy chăng ?

 

Đáp: Không có điều chi bắt buộc và họ cũng không trông thấy chi cả; nếu lúc c̣n tại thế họ cứ nhất quyết phủ nhận sự sống vẫn tồn tại ở bên kia cửa tử, th́ khi chết, họ không c̣n đủ khả năng đễ nhận thức, v́ các quan năng tâm linh bị suy nhược trong kiếp sống hồng trần, không thể nào tự phát triển được nữa. Khi nhấn mạnh sự kiện phải trông thấy, dĩ nhiên bạn nói về một việc này, c̣n tôi lại tŕnh bày một việc khác. Bạn bảo Chân linh xuất phát từ  Chân linh, lửa phát quang từ ngọn lửa – tóm lại nó xuất phát từ Atma – mà bạn lầm với Manas, linh hồn nhân loại . . . Tôi cố gắng giải thích cho bạn hiểu. Có phải bạn muốn hỏi một người duy vật sau khi chết, cái thức tâm hữu ngă và ngă Tri giác sẽ tan biến hoàn toàn chăng? Tôi xin trả lời; việc đó có thể xảy ra. Giáo lư Huyền môn có dạy: thời kỳ hậu tử hay khoảng cách giữa hai kiếp sống hoặc hai kiếp tái sinh chỉ là một trạng thái giao thời; khoảng cách hậu tử giữa hai màn của vở kịch ảo tưởng là đời sống dù một năm hay một triệu năm – có thể thích ứng đúng với trạng thái của một người bị bất tỉnh, tuy nhiên không làm nguy hại đến định luật căn bản.

 

Vấn: Có thể được xem như vậy sao ? Bà vừa nói những định luật căn bản của trạng thái hậu tử không chấp nhận trường hợp ngoại lệ.

 

Đáp: Tôi xin lập lại, không có điều chi ngoại lệ trong sự kiện tôi vừa nói cả. Đây chỉ là định luật tâm linh của sự liên tục áp dụng vào thực tại như Kinh Mundakya Upanishad và Védanta Sara đă dạy. Tôi xin nói thêm: cần hiểu Buddhi và nhị nguyên tính của Manas để có một quan niệm rơ ràng lư do v́ sao sự tồn tại của thức tâm hữu ngă sau lúc chết lại tan biến nơi người duy vật. Manas là trung điểm của trí tuệ trần gian trong trạng thái hạ đẳng, thế nên, nó không thể cung cấp một quan niệm ǵ về Vũ trụ khác hơn là quan niệm nó căn cứ vào chính dữ kiện của trí năng này; thật ra Manas hạ đẳng không thể cung cấp quang cảnh tâm linh được. Học phái Đông Phương cho rằng không có sự sai biệt nào giữa Buddhi và Manas (Chân Ngă) hoặc giữa Ishvara và Pragna  [41] hơn là sự sai biệt giữa rừng cây và các cây của nó, hay là sự sai biệt giữa cái hồ và nước của nó như Kinh Mundakya từng dạy. Một cánh rừng dù có một cây hay một trăm cây bị chết khô, hoặc bị bứng tận gốc rễ th́ vẫn c̣n là một cánh rừng.

 

Vấn: Theo tôi hiểu rơ về sự giống nhau th́ Buddhi tượng trưng cánh rừng , c̣n Manas-Taijasi  [42] tượng trưng các cây. Nếu Buddhi bất tử th́ những ǵ giống nó cũng bất tử, đằøng này Manas-Taijasi bị mất hẳn tâm thức cho đến ngày có sự tái sinh mới ? Đây là điều tôi chưa hiểu biết thực sự.

 

Đáp: Bạn không thể hiểu được v́ bạn vẫn lầm lẫn sự tượng trưng trừu tượng của cái toàn thể với sự thay đổi tạm thời của h́nh hài mà chính cái toàn thể phải nhận lănh. Bạn nên nhớ, có thể Buddhi-Manas hưởng được sự bất tử tính vô điều kiện, nhưng ta không thể nói Manas hạ đẳng cũng như vậy, và Taijasi lại càng không thể, v́ Taijasi chỉ là một đặc tính mà thôi. Manas cũng như Taijasi không thể hiện tồn nếu bị tách rời Buddhi, Linh hồn thiêng liêng, v́ cái thứ nhất (Manas) trong trạng thái hạ đẳng, chỉ là một đặc tính phụ thuộc của phàm ngă tính hồng trần, c̣n cái thứ hai (Taijasi) lại giống y cái thứ nhất, bởi nó chính là Manas được phản chiếu ánh sáng của Buddhi. Về phần Buddhi, nếu không có yếu tố mà nó vay mượn của Linh hồn nhân loại th́ Buddhi chỉ là một Chân linh vô ngă. Chính linh hồn này điều kiện hóa nó, biến nó thành một vật chi phân tách khỏi linh hồn phổ quát trọn thời gian của chu kỳ tái sinh trong Vũ trụ ảo tưởng này. Vậy Buddhi-Manas không thể chết hoặc tan mất trong vĩnh cửu cái thức tâm hữu ngă phức hợp của nó; cũng giống như thế, kư ức của những kiếp tái sinh trước, trong đó linh hồn tâm linh và linh hồn nhân loại đă bị ràng buộc chặt chẽ với nhau. Nhưng trường hợp của một người duy vật lại khác, v́ linh hồn nhân loại của họ không tiếp nhận điều chi của linh hồn thiêng liêng, trái lại c̣n từ khước sự hiện tồn của linh hồn này. Lư luận vừa kể không thể áp dụng vào đặc tính hay định danh của linh hồn nhân loại được, bởi linh hồn thiêng liêng của bạn vốn bất tử ví như sự mịn màng của đôi má bạn chỉ là một hiện tượng tạm thời mà thôi.

 

Vấn: Như thế, có phải ta không nên lầm lẫn trong tư tưởng : giữa bản thể với hiện tượng, giữa căn nguyên với hiệu quả không?

 

Đáp: Chính thế, tôi xin lập lại: sự sáng chói rực rỡ của Taijasi bị giới hạn chặt chẽ vào Manas hoặc linh hồn nhân loại chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, điều chi liên quan đến phàm ngă tính trần gian của con người, đến bất tử tính và tâm thức sau khi chết và trở thành giản dị là những đặc tính được điều kiện hóa, tùy thuộc hoàn toàn vào điều kiện, vào sự tin tưởng do chính linh hồn nhân loại đă tạo ra lúc sống trong xác thân. Karma tác động không ngừng, chúng ta chỉ gặt hái ở bên kia cửa tử những hoa quả do chính ḿnh đă gieo trồng trong kiếp sống trần gian.

 

Vấn: Sau khi xác thân bị hủy hoại, Chân Ngă ch́m vào trạng thái vô tâm thức hoàn toàn, làm thế nào tội lỗi của kiếp sống đă qua có thể bị trừng phạt được ?

 

Đáp: Giáo lư của chúng tôi dạy sự trừng phạt của Nhân Quả chỉ ảnh hưởng Chân Ngă vào kiếp tái sinh vị lai của nó. Sau khi từ trần Chân Ngă chỉ nhận sự ban thưởng bởi những điều đau khổ không đáng mà nó phải thọ lănh trong kiếp tái sinh cuối cùng. Trường hợp của người duy vật th́ trừng phạt gồm sự thiếu vắng ban thưởng và tâm thức phúc lạc, an nghỉ. Karma là sản phẩm của Chân Ngă hồng trần, là kết quả của mọi hành động, của phàm ngă tính khách quan cũng như của tư tưởng và tất cả nguyên do của cái “Ta” tâm linh. Nhưng Karma cũng là một bà mẹ hiền chữa lành những vết thương đau  đă gây ra trong kiếp quá khứ trước khi bắt đầu dày ṿ Chân Ngă với những vết thương mới. Chắc chắn không có sự đau khổ tinh thần hay vật chất nào trong đời sống của con người, mà không là hậu quả của tội lỗi đă vi phạm trong một kiếp trước kia. Nhưng hiện tại, con người không c̣n giữ một kư ức nào về những lỗi lầm trong kiếp quá khứ, họ có cảm tưởng họ lănh một sự trừng phạt, đau khổ một cách bất công, thế nên con người có quyền được nghỉ ngơi, an hưởng phúc lạc trong đời sống hậu tử. Đối với cái ngă tâm linh của chúng ta, sự chết đến ví như một người giải thoát hay một bằng hữu. Đối với một người theo thuyết duy vật và không đến nỗi tệ, th́ khoảng cách giữa hai kiếp sống giống như giấc ngủ triền miên, yên tịnh của một đứa trẻ con, không mộng mị hoặc có những quang cảnh họ không nhận thức rơ rệt. Đối với người b́nh thường th́ khoảng cách đó là một giấc mơ, thực tại như đời sống tràn đầy ảo tưởng và phúc lạc thật sự.

 

Vấn: Cá nhân con người phải gánh chịu một cách mù quáng sự trừng phạt của Nhân Quả mà chính Chân Ngă tự lôi cuốn vào chăng ?

 

Đáp: Không phải lúc nào cũng hứng chịu một cách mù quáng. Trong giờ phút nghiêm trọng trước tử thần, dù là trường hợp bất đắc kỳ tử, mỗi người đều nh́n thấy trọn vẹn đời sống dĩ văng của ḿnh diễn ra trước mắt rất tỉ mỉ. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, Chân Ngă cá nhân ḥa làm một với  Chân Ngă cá thể và toàn tri. Nhưng khoảnh khắc đó đủ cho họ nhận thấy tất cả mối liên hệ của nguyên do đă động tác trong kiếp hiện tại của họ. Họ tự nh́n thấy và tự hiểu biết họ như thế nào mà không bị nịnh bợ hay ám ảnh bởi ảo tưởng riêng tư. Họ nh́n xem đời sống của chính họ như khán giả đang ngắm nh́n sân khấu trước khi ra về; họ cảm nhận và hiểu biết lẽ công bằng của nỗi niềm đau khổ họ đă gánh chịu.

 

Vấn: Sự việc này xảy đến cho mọi người phải không bà ?

 

Đáp: Tất cả mọi người, chẳng chừa một ai. Những người cao thượng, đạo đức chẳng những thấy lại kiếp sống vừa qua mà c̣n thấy nhiều kiếp sống trước đă tạo ra nguyên do ảnh hưởng đến kiếp hiện tại. Họ nh́n thấy định luật Nhân Quả với tất cả sự uy nghiêm, công bằng.

 

Vấn: Trước lúc sinh ra đời có giống như trước khi chết hay không ?

 

Đáp: Có. Cũng như lúc lâm chung, con người có một cái nh́n hồi cố kiếp sống của ḿnh; Chân ngă, khi vừa thức tỉnh từ trạng thái Thiên Đàng vào lúc mới sanh  ra cơi trần, có nh́n một quang cảnh tổng quát của kiếp sống đang chờ đợi, và nhận biết tất cả nguyên do đă dẫn dắc Nó. Chân ngă nh́n thấy tương lai, v́ giữa Thiên Đàng và sự tái sinh, Chân ngă thu phục lại tâm thức của Manas toàn vẹn, để rồi trong khoảnh khắc ngắn ngủi, trở thành vị thánh linh mà chính Chân ngă đă từng là thế trước khi giáng vào vật chất lần đầu tiên, theo định luật Nhân quả và nhục hóa. ”Sợi dây vàng” nh́n thấy các “viên ngọc” của nó không thiếu sót một viên nào.

 

Ư NGHĨA THỰC SỰ CỦA TỪ NGỮ “TIÊU DIỆT”.

 

Vấn: Các nhà Thông Thiên Học muốn nói về sợi chỉ vàng mà các kiếp sống của họ bị xỏ xâu vào ?

 

Đáp: Kinh sách Ấn Độ dạy chính Sutratma chịu sự nhục hóa từng định kỳ, Sutratma là “linh hồn dây” đồng nghĩa với chữ Chân Ngă tái sinh – Manas hợp với Buddhi – để thu  nhặt những kỷ niệm. Nó được gọi như thế v́ một loạt dài đăng đẳng những kiếp sống của nhân loại được xâu vào Linh hồn dây, cũng như các viên ngọc xâu vào một sợi dây duy nhất. Một trong các kinh Upanishads, có so sánh sự tái sinh liên tiếp của chúng ta như là một kiếp sống khả tử duy nhất mà trong đó, ngủ và thức luân phiên nối tiếp nhau.

 

Vấn: Điều này không được rơ ràng, tôi xin giải thích tại sao. Đúng như lời bà nói, một ngày mới khởi sự, con người thức tỉnh sau giấc ngủ, nhưng về thể xác cũng như linh hồn, không có chi thay đổi cả. Trái lại vào mỗi kiếp tái sinh, đều có sự thay đổi toàn vẹn, từ cái vỏ bên ngoài, từ phái nam, phái nữ và phàm ngă tính cho đến các quan năng trí tuệ và tâm linh. Sự so sánh đối với tôi không có chi xác thực. Con người vừa thức tỉnh sau giấc ngủ c̣n nhớ rơ điều chi họ đă làm ngày hôm qua, ngày hôm kia chí đến những tháng năm trước có thể họ c̣n nhớ. Nhưng không một người nào trong chúng ta nhớ rơ ràng kiếp trước của ḿnh, hoặc một biến cố có liên quan đến nó. . . Vào buổi sáng, có thể tôi quên mất giấc mộng đêm qua, nhưng tôi nhớ rơ tôi đă an giấc và có sống thực trong giấc ngủ đó. Tuy nhiên, tôi không tài nào nhớ được kiếp tái sinh quá khứ của tôi. Vậy làm thế nào chúng ta có thể hoà hợp các điều nghịch lư đó được?

 

Đáp: Có vài người nhớ rơ kiếp tái sinh quá khứ của họ ngay trong kiếp hiện tại. Đây là trường hợp của các vị Phật và các vị được Điểm Đạo. Nhà Yogi gọi h́nh thức của kư ức này là Samma-Sambuddha hoặc sự tri thức một loạt các tiền kiếp.

 

Vấn: Nhưng chúng ta c̣n ở trong ṿng sinh tử, chưa đạt được trạng thái Samma-Sambuddha, làm sao chúng ta có thể hiểu sự giống nhau như thế nào?

 

Đáp: Bạn có thể hiểu biết rơ bằng cách nghiên cứu ba loại giấc ngủ. Thật ra giấc ngủ là một định luật vừa tổng quát vừa bất di dịch đối với con người cũng như đối với loài thú; tuy nhiên có nhiều loại giấc ngủ, nhiều loại mộng mị và ảo ảnh c̣n phức tạp hơn.

 

Vấn: Những điều bà vừa nói hướng chúng ta đến một vấn đề khác. Bây giờ chúng ta nên trở lại thuyết duy vật. Thuyết nầy không phủ nhận giấc mơ, nhưng lại phủ nhận cá thể tính bất tử thường tồn riêng biệt.

 

Đáp: Tuy không tri thức điều đó, nhưng người theo phái duy vật hẳn có lư do. Không đạt được tri thức về Manas bất tử, v́ linh hồn của họ chẳng có một tri giác nội tâm ǵ về bất tử tính  cũng như một sự tin tưởng nào cả, nên không bao giờ họ đạt được trạng thái Buddhi-Taijasi, mà chỉ là Manas đơn giản. Muốn  hưởng một đời sống ư thức bên kia cửa tử, trước tiên chúng ta phải tin tưởng ngay trong kiếp hiện tại là có sự sống c̣n sau cửa tử. Triết lư của tâm thức hậu tử và của linh hồn bất tử đều căn cứ vào hai câu sau đây của khoa Huyền bí học. Chân ngă luôn luôn được thụ hưởng tùy công lao của nó. Sau khi xác thân tan ră, đối với Chân Ngă sẽ khởi sự hoặc một thời kỳ tâm thức hoàn toàn giác tỉnh, hoặc một trạng thái mộng mị hoang mang, hoặc một giấc ngủ mê không mộng mị mà chúng ta có thể ví như sự hủy diệt. Đó là ba loại giấc ngủ. Nếu các nhà sinh lư học nh́n thấy nguyên do của mộng mị và ảo ảnh trong sự chuẩn bị vô ư thức xảy ra vào những lúc họ thức giấc, th́ tại sao họ không chấp nhận một trạng thái tương tự trong giấc mộng sau khi chết? Vậy tôi xin lập lại: sự chết là một giấc ngủ.  Sau lúc chết, chương tŕnh mà chúng ta học hỏi và thường hay soạn thảo một cách vô ư  thức, sẽ diễn ra trước cặp mắt tâm linh của linh hồn; chương tŕnh này gồm có sự thực hiện những điều tin tưởng chính xác, hoặc những ảo tưởng do chúng ta đă tự tạo. Sau lúc chết, người Méthodiste  [43] vẫn c̣n theo giáo phái này, người theo Hồi giáo vẫn c̣n là tín đồ Hồi giáo ít ra cũng một thời gian tại Thiên Đàng tưởng tượng mà họ đă mơ ước lúc c̣n sống trong thể xác. Đây là những hoa quả của chúng ta gặt hái được từ Cây Sống sau khi lià trần. Dĩ nhiên tin tưởng hay thiếu đức tin của chúng ta đối với sự bất tử một cách ư thức sẽ không ảnh hưởng chi đến thực tại của sự kiện khi đă hiện tồn; nhưng đem áp dụng vào mỗi trường hợp sẽ tạo cho sự kiện đó một sắc thái đặc biệt.Bây giờ bạn đă bắt đầu ư thức hay chưa ?

 

Vấn: Tôi có thể hiểu. Người duy vật chẳng hề tin tưởng những ǵ mà giác quan không kiểm soát được, hoặc họ phủ nhận tất cả điều chi có thể chứng minh bằng luận lư khoa học cũng do giác quan bất toàn của họ cung cấp. Họ loại bỏ mọi sự biểu lộ tâm linh, chỉ chấp nhận sự sinh tồn hiện tại như là đời sống ư thức. Họ sẽ như thế nào tùy theo quan niệm của họ. Phải chăng v́ thiếu Chân ngă cá nhân lúc từ trần, nên họ đắm ch́m trong giấc ngủ mê man không mộng mị cho đến khi tỉnh dậy ?

 

Đáp: Gần đúng như thế. Bạn nên thấu triệt giáo huấn thực hành và phổ quát về hai loại linh hồn ư thức là trần gian và tâm linh. Vậy ta phải xem sự sinh tồn tâm linh là thực bởi dữ kiện vĩnh cửu duy nhất là Chân Thần bất tử ngụ nơi đó; c̣n Chân Ngă tái sinh chỉ khoác vào bộ y phục mới khác hẳn bộ y phục cũ của kiếp tái sinh quá khứ. Các bộ y phục mà ngoài nguyên h́nh tâm linh c̣n lại, tất cả đều thay đổi không c̣n lưu lại một dấu vết nào cả.

 

Vấn: V́ sao cái “Ngă” ư thức và hồng trần của tôi có thể bị tan mất, không những trong một thời gian như tâm thức của người duy vật mà hoàn toàn không lưu lại một dấu vết nào cả ?

 

Đáp: Theo giáo lư của chúng tôi th́ cái “Ngă” này phải bị tiêu tan hẳn, trừ phi nó phối hợp với Chân Thần trở thành một tinh túy thuần tâm linh, bất khả diệt, và là một trong Vĩnh Cửu. Nhưng trường hợp của người duy vật  th́ khác, v́ cái “Ngă” cá nhân không phản chiếu Buddhi, làm sao Buddhi có thể mang vào Vĩnh cửu một mảnh nhỏ nào của phàm ngă tính hồng trần? Cái “Ngă” tâm linh của bạn vốn bất tử, nhưng từ cái Ngă hiện hữu của bạn, nó mới có thể mang vào Vĩnh cửu cái tương xứng với bản tính bất tử của nó, cũng như hương vị duy nhất của bông hoa mà sự tàn úa đă cắt ngang.

 

Vấn: Nhưng c̣n đóa hoa hay cái “Ngă” hồng trần th́ sao ?

 

Đáp: Đóa hoa sẽ trở về với cát bụi và tất cả những đóa hoa quá khứ, vị lai, đă nở hoặc sẽ nở trên cành mẹ – sợi Sutratma, tất cả hoa đều  do một gốc Buddhi – cái “Ngă” hiện tại không phải là thể xác của bạn đang ngồi trước mặt tôi, cũng không là Manas-Sutratma, mà chính là Sutratma-Buddhi.

 

Vấn : Những điều đó chưa giải rơ v́ sao bà cho sự sống bên kia cửa tử vốn trường tồn, bất diệt, vô hạn và thực tại; c̣n đời sống  trần gian là bóng ma, là ảo tưởng, theo tôi nghĩ đời sống hậu tử tự nó có giới hạn, nhưng rộng răi hơn giới hạn đời sống trần gian nhiều.

 

Đáp: Chắc chắn là thế. Chân ngă tâm linh của con người hoạt động trong vĩnh cửu giống như quả lắc của chiếc đồng hồ qua lại giữa giờ sanh, tử. Nếu giờ phút ghi khoảng thời gian của kiếp sống trần gian và kiếp sống tâm linh  được hạn định, nếu các giai đoạn này trải qua vĩnh cửu giữa đời sống hồng trần và đời sống bên kia cửa tử, giữa ảo tưởng và thực tế, có khởi đầu và chấm dứt, th́ người hành hương tâm linh vẫn bất tử. Theo quan niệm của chúng tôi, thực tại duy nhất trong thời kỳ  hành hương là “chu kỳ các kiếp tái sinh”, hay chính là giờ của đời sống hậu tử của kẻ hành hương tâm linh, được đối diện với Chân lư chớ không là ảo ảnh hồng trần tạm thời. Mặc cho giới hạn, khoảng thời gian này không ngăn được Chân Ngă tiến theo con đường của nó tuần tự, chầm chậm, không xê dịch bên nào để luôn luôn hoàn hảo và mục tiêu cuối cùng là trở thành con người thiêng liêng? Các khoảng thời gian và các giai đoạn này giúp Chân Ngă thiêng liêng đạt được kết quả cuối cùng. Tôi đă so sánh  qua h́nh ảnh  quen thuộc cho bạn thấy Chân Ngă, cá thể tính như một kép hát, và các kiếp tái sinh đổi thay của Chân Ngă ví như những vai tṛ anh kép hát đă diễn trên sân khấu. Bạn có thể cho các vai tṛ và xiêm y mặc để đóng tṛ là cá thể tính của anh kép không ? Trọn chu kỳ của nhu cầu duy tŕ đến trước thềm của Tối Đại Niết Bàn, Chân Ngă giống như anh kép hát bị bắt buộc đóng nhiều vai tṛ mà có lẽ Nó không ưa thích. Cũng như con ong hút nhụy trong mỗi đóa hoa, và để phần c̣n lại cho các loài côn trùng, cá thể tính tâm linh của chúng ta – dù được gọi là Sutratma hay chân ngă – rút từ phàm ngă tính hồng trần mà Karma bắt buộc phải tái sinh , và cá thể tính  tâm linh phối hợp hương nhụy của các đức tính tâm linh, của thức tâm hữu ngă làm thành một toàn thể chui ra khỏi cái kén của nó như một vị Dhyan -Chohan vinh quang. Mặc cho các phàm ngă tính mà nó không gặt hái chi thêm, và chắc chắn chúng sẽ không tồn tại một cách ư thức với kiếp sống hồng trần  của chúng.

 

Vấn: Dường như bất tử tính  luôn luôn có điều kiện với phàm ngă tính hồng trần. Vậy bất tử tính phải chăng vô điều kiện ?

 

Đáp: Không phải thế. Nhưng bất tử tính không thể va chạm đến cái không hiện tồn; đối với tất cả những ǵ hiện tồn như SAT, hoặc phát tán từ SAT, th́ bất tử tính và Vĩnh Cửu là tuyệt đối. Vật chất là cực đối lập với Chân linh, tuy nhiên cả hai chỉ là một mà thôi. Và tinh túy của Chân linh, Động lực và Vật chất hoặc cả ba là một, th́ vô thủy vô chung. Nhưng h́nh thức mà đơn vị tam nguyên này khoác vào trong các kiếp tái sinh  là ảo tưởng do quan niệm cá nhân của chúng ta. V́ thế chúng tôi gọi Niết Bàn và sự sống phổ quát là thực, của kiếp sống hồng trần gồm phàm ngă tính và cả đến sự sinh tồn nơi Thiên Đàng đều là ảo ảnh.

 

Vấn: Trong trường hợp này tại sao bà gọi giấc ngủ là thực tại và trạng thái thức tỉnh là ảo tưởng ?

 

Đáp: Đây chỉ là một sự so sánh để cho vấn đề được dễ hiểu và chính xác theo quan niệm hồng trần của chúng ta.

 

Vấn: Nếu kiếp sống vị lai được căn cứ vào sự công bằng hay sự ban thưởng xứng đáng đền bù mọi nỗi đau khổ của chúng ta tại trần gian, tôi không hiểu trong số những người duy vật có nhiều người thực sự lương thiện, bác ái tại sao phàm ngă tính  của họ không c̣n chi cả, hay chỉ là một đoá hoa úa tàn ?

 

Đáp: Tôi không hề nói như vậy. Cá thể tính tâm linh  không thể bị tiêu diệt dù họ là người duy vật thiếu đức tin. Điều tôi nói là tâm thức của người duy vật có thể biến mất hoàn toàn, hay chỉ một phần nào, v́ vậy  ư thức thuộc phàm ngă tính của họ không thể tồn tại.

 

Vấn: Nhưng thực sự chính đó là sự tiêu diệt?

 

Đáp: Không phải thế. Trong một cuộc hành tŕnh dài bằng hỏa xa, ta có thể ngủ ngon khi xe vượt qua nhiều trạm dọc đường mà không hay biết; khi thức giấc ở một trạm xa hơn, để rồi tiếp tục cuộc hành tŕnh  cho đến nơi. Tôi có tŕnh bày với bạn ba loại giấc ngủ: giấc ngủ không mộng mị, giấc ngủ có nhiều mộng lẫn lộn và giấc ngủ mà mộng mị trở thành thực tế đối với người nằm mơ. Nếu bạn tin tưởng loại giấc ngủ sau cùng. Bạn cũng có thể tin tưởng loại giấc ngủ thứ nhất. Đời sống bên kia cửa tử đúng theo những ǵ con người đă tin tưởng, và đă tự biểu lộ lúc c̣n sinh tiền. Kẻ nào không tin có đời sống vị lai sẽ rơi vào khoảng trống không giữa hai kiếp tái sinh; sự kiện này giống như sự tiêu diệt. Những điều chúng tôi vừa kể do chính người duy vật tạo ra. Tuy nhiên, như bạn đă nói, có nhiều hạng người duy vật: kẻ hung bạo, ích kỷ, phi nhân phải khóc cho chính cuộc đời của họ mà thôi; ngoài đức tin, nếu họ tỏ vẻ lạnh nhạt hoàn toàn đối với thế gian, họ sẽ mất trọn vẹn phàm ngă tính khi ĺa trần. Thật sự phàm ngă tính chẳng có sự liên lạc t́nh cảm nào với lân cận, nó sẽ không bị ràng buộc vào sợi Sutratma, v́ thế, sự liên lạc giữa phàm ngă tính và Sutratma sẽ đứt đoạn lúc người duy vật thở hơi cuối cùng. V́ chẳng có một Thiên Đàng nào cho người duy vật, nên sợi Sutratma tái sinh ngay. Ngoài ra những người chỉ phạm một lỗi lầm là không tin tưởng vào kiếp sống vị lai, họ sẽ ngủ mê man; như vậy họ chỉ mất một trạm mà thôi. Một thời gian sau đó, người này cũng nhận thấy được sự hiện tồn trong Vĩnh Cửu, lúc bấy giờ có lẽ họ sẽ hối tiếc đă làm trễ mất một ngày hay một giai đoạn  của đời sống vĩnh cửu.

 

Vấn: Nếu chúng ta nói sự chết chắc chắn chỉ là sự tái sinh hay trở về với vĩnh cửu ?

 

Đáp: Bạn muốn tŕnh bày như thế cũng được. Tuy nhiên có những tái sinh khác nhau, có những đứa trẻ “sơ sinh tử vong”, chúng là sự thất bại của Tạo Hóa. Vă lại, Tây phương chấp nhận về đời sống vật chất khác biệt cho đến đổi họ từ khước những từ ngữ “sống linh động”, “hiện tồn” ở trạng thái thuần túy chủ quan của đời sống hậu tử. Ngoài ra có vài triết gia này không có một quan niệm khá rơ ràng để tŕnh bày chính xác những đề tài được đem ra thảo luận. Người Tây phương thường quan niệm về sự sống và chết quá hẹp ḥi, nên tạo ra thuyết duy vật quá thô kệch, và c̣n duy vật hơn khi đời sống vị lai được diễn tả trong “thế giới trường hạ” (Summer Land) của các nhà Thần linh học. Trong thế giới này, con người ăn uống, cưới hỏi và sinh sống với nhau nơi một thiên đàng đầy nhục dục, ít triết lư hơn thiên đàng của Mohamet  [44]. Quan niệm của người Cơ Đốc giáo không được giáo huấn cũng duy vật không kém, Trời Cơ Đốc với các thiên thần có xác thân, có kèn trống, cũng như địa ngục với ngọn lửa vật chất giống như một cảnh hoạt họa về lễ Giáng sinh.

Chính v́ quan niệm hẹp ḥi đó mà sự hiểu biết của bạn gặp nhiều trở ngại. Và chính v́ linh hồn đă thoát xác, thiếu hẳn h́nh hài thô kệch, khách quan của đời sống trần gian, tuy có tất cả những đặc điểm của thực tại như trong vài loại giấc mơ mà các triết gia Đông phương ví như  là những ảo ảnh của giấc ngủ.

 

TỪ NGỮ HẠN ĐỊNH CHỈ ĐỂ DIỄN TẢ CÁC SỰ VẬT HẠN ĐỊNH

 

Vấn: Bà có nghĩ đến sự lầm lẫn quan trọng của chúng ta về các quan năng liên hệ của những “khí thể” do chúng ta thiếu từ ngữ cố định và hạn định, để định nghĩa mỗi “khí thể” trong con người chăng ?

 

Đáp: Tôi có nghĩ đến điều này. Mọi sự lầm lẫn do lúc ban đầu, chúng ta dùng những từ Phạn Ngữ trong các bài diễn văn, hay thảo luận về “khí thể”, thay v́ tạo ra những từ Anh ngữ cho các nhà Thông Thiên Học sử dụng. Bây giờ chúng ta phải cố gắng sửa chữa.

 

Vấn: Bà nên thực hành để tránh một sự lầm lẫn lớn lao hơn. Dường như không có được hai nhà Thông Thiên Học đồng ư với nhau khi dùng một từ để gọi chung một “khí thể”.

 

Đáp: Thật ra chỉ có  sự lầm lẫn ngoại diện mà thôi. Tôi có nghe vài người Thông Thiên Học tỏ vẻ ngạc nhiên khi họ chỉ trích các đề tài diễn tả những “khí thể” này. Nếu xét kỹ, th́ lỗi lầm đáng tiếc là người ta đă dùng từ ngữ “Linh hồn” để chỉ ba  khí thể, mà lại không xác định đặc tính riêng biệt của chúng. Ông A. P. Sinnett, người đầu tiên và là một văn sĩ Thông Thiên Học rơ ràng nhất của chúng tôi, có viết mấy trang khuyến dụ về cái “Ngă Thượng Đẳng” [45]. Tư tưởng của ông bị vài người hiểu lầm do hai chữ “Linh hồn” mà ông đă dùng theo ư nghĩa tổng quát. Tuy vậy, tôi xin tŕnh bày vài đoạn chứng minh ông Sinnett đă diễn tả và dẫn khởi rơ ràng về đề tài này.  “. .. Khi nó bị thả trôi trên con sông của cơ tiến hóa như  là cá thể tính nhân loại  [46], linh hồn trải qua nhiều thời kỳ luân phiên của đời sống vật chất và tương đối tâm linh. Linh hồn nhân loại đi từ một cơi giới hoặc trạng thái của Tạo hóa đến một cơi giới khác dưới quyền điều khiển của các sự tương quan Nhân Quả của nó, nó sống, mang xác thân, đây là kiếp sống mà Nhân Quả đă chuẩn bị; trong các giới hạn và hoàn toàn nó thay đổi sự tiến bộ và – phát triển thêm Nhân Quả do việc sử dụng hoặc lạm dụng những cơ hội được  đưa đến – nó trở về đời sống tâm linh (Thiên Đàng) sau mỗi kiếp vật chất và phải trải qua vùng trung gian Kama-Loka để hưởng nơi đó một sự nghỉ ngơi mát dịu, thu hút từ từ vào chất tinh túy những kinh nghiệm đă gặt hái trong kiếp sống trần gian vật chất, dưới h́nh thức sự tiến hóa của vũ trụ. Việc giải thích vấn đề sẽ gợi ra nhiều kết luận phụ thuộc cho những ai muốn suy gẫm: thí dụ sự chuyển giao của tâm thức từ Kama-Loka đến Dévakhan phải tuần tự  [47]; trên thực tế, không có sự phân chia quá rơ rệt giữa các trạng thái tâm linh; quan năng của người sống đă chứng minh, th́ cơi giới tâm linh và vật chất không tuyệt đối phân ra cái này với cái kia như lư thuyết của phái duy vật đề xướng. Hơn nữa các trạng thái của Tạo hóa bao bọc chúng ta cùng một lúc và có liên quan đến các quan năng tri giác khác nhau v.v. . .Như vậy rất dễ dàng nhận thấy có người được thiên phú các quan năng tâm linh liên lạc với cơi tâm thức siêu hồng trần trong kiếp sống trần gian; tuy nhiên phần đông không có các quan năng tâm linh đó nhưng tất cả mọi người có thể nhập vào trạng thái tâm thức không liên quan đến ngũ quan, cả đến giấc ngủ và . . nhất là các hiện tượng mộng du, thôi miên. Chúng ta hay linh hồn nơi chúng ta không bị lôi cuốn bấp bênh trên đại dương của vật chất. Chúng ta c̣n nhớ rơ vài  quyền lợi đă ràng buộc ta vào bến bờ mà ta tạm xa cách một thời gian. Diễn tŕnh của kiếp tái sinh  chưa được xác định  trọn vẹn khi được diễn tả dưới h́nh thức một kiếp sống luân phiên giữa hai cơi: vật chất và tâm linh, và khi linh hồn được tŕnh bày như một thực thể thông linh hoàn toàn đi từ kiếp này sang kiếp khác. Định nghĩa  chính xác nhất diễn tŕnh nhục hóa như là sự tự xuất hiện trên cơi vật chất của chúng ta bởi một luồng sinh khí phát tán từ Linh hồn. Vậy, Vương quốc Tâm linh vẫn măi măi là nơi trú ngụ của Linh hồn, không bao giờ rời bỏ hoàn toàn; cái mảnh  của Linh hồn này không thể hữu h́nh hóa và ở vĩnh viễn trên cơi Tâm linh được gọi là cái “NGĂ THƯỢNG ĐẲNG”.

Cái “Ngă Thượng Đẳng“ là ATMA, “không thể được hữu h́nh hóa” như ông Sinnett đă nói. Hơn thế, nó không thể trở thành  “khách quan” bất cứ trong trường hợp nào. Atman hay cái “Ngă Thượng Đẳng” thực  sự là Brahma, là cái TUYỆT ĐỐI, không chi khác hơn. Trong trạng thái nhập định (Samadhi), tâm thức tâm linh cao nhất của người Đắc Đạo bị thu hút trọn vẹn vào cái tinh túy của Đơn Nhất là Atman, thế nên, không có điều chi khách quan đối với nó cả, v́ tâm thức tâm linh là một với toàn thể. Nhưng có vài người Thông Thiên Học của chúng ta quen dùng từ ngữ “Ngă” (Soi) và “Chân Ngă” (Ego) đồng nghĩa; họ c̣n quen chỉ định dưới từ “Ngă” là cái “ngă” cá thể thượng đẳng của con người, hoặc cả đến “Chân Ngă” cá nhân trong khi chỉ nên dành từ đó cho cái Ngă Đơn Nhất và Phổ Quát. Do đó mới có sự lầm lẫn. Khi nói về Manas hay “Chân thân” với sự liên hệ của nó với ánh vinh quang rực rỡ của Buddhi, người ta có thể gọi là “Chân Ngă Thượng Đẳng” chớ không là cái “Ngă Thượng Đẳng”. C̣n Buddhi hay “Linh hồn tâm linh” cũng không là cái Ngă mà là môi vật của cái Ngă thôi. Không nên nói hay viết về các “Ngă” khác như cái Ngă “cá thể”, cái Ngă “cá nhân” lại đồng thời không ghi nhận những đức tính, đặc điểm riêng biệt của chúng.

Trong sự nghiên cứu tốt đẹp về cái “Ngă Thượng Đẳng”, từ ngữ này được áp dụng cho khí thể thứ sáu hoặc Buddhi (dĩ nhiên phối hợp với Manas, nếu không có sự phối hợp đó th́ chẳng bao giờ có khí thể hay phần tử suy tưởng trong tâm hồn tâm linh), điều này đă gây ra nhiều nhầm lẫn.

Có sự xác định rằng: “Chỉ vào năm được bảy tuổi, đứa trẻ mới hoạch đắc khí thể thứ sáu hay Buddhi, hoặc nó sẽ trở thành một người có trách nhiệm về tinh thần, có khả năng tạo ra Nhân Quả (Karma). Sự xác định để chứng minh ư nghĩa của từ ngữ : NGĂ THƯỢNG ĐẲNG.

Do đó, ông Sinnett, một tác giả tài ba đă hoàn toàn hữu lư, v́ ông giải thích rằng khi cái “Ngă Thượng Đẳng” được xâm nhập vào thể xác nhân loại, và tâm thức của Nó thấm nhuần phàm ngă tính – trường hợp này xảy ra nơi cơ thể rất tinh tế – th́ những người được thiên phú cho các quan năng tâm linh có thể thỉnh thoảng tri giác thực sự cái Ngă Thượng Đẳng nhờ đặc tính tế nhị của giác quan”. Có người giới hạn phạm vi của từ ngữ “Ngă Thượng Đẳng” vào khí thể thiêng liêng phổ quát cũng hữu lư v́ họ không hiểu rơ ư của tác giả. Bởi vậy, khi chúng ta đọc câu sau đây: “lúc tự biểu hiện trên cơi vật chất . . . cái Ngă Thượng Đẳng vẫn c̣n là một Chân Ngă tâm linh ư thức trên cơi liên hệ của Tạo hóa”, mà chúng ta chưa được chuẩn bị về sự thay đổi các từ ngữ siêu h́nh học . . ., chúng ta sẽ có khuynh hướng ví cái “Ngă Thượng Đẳng” là Atma”, và Chân Ngă tâm linh là “Manas” hay đúng hơn là Buddhi-Manas; do đó chúng ta chỉ trích cái toàn thể là không xác thực.

Để tránh sự lầm lẫn đă xảy ra, từ đây tôi xin đề nghị thay thế các từ  ngữ Huyền bí Đông phương bằng các từ Anh ngữ tương đương, để sử dụng trong tương lai:

 

CÁI NGĂ THƯỢNG           (Atma, tia sáng bất khả phân của cái NGĂ ĐƠN 

ĐẲNG                           NHẤT và PHỔ QUÁT. Đó là Thượng Đế ở trên

là:                               hơn là ở trong ta. Hữu phúc thay cho người nào cố

                                  gắng thấm nhuần Chân Ngă nội tâm của ḿnh.)

 

CHÂN NGĂ TÂM             (linh hồn tâm linh hay Buddhi,phối hợp mật thiết

LINH và  thiêng liêng      với Manas, khí thể trí năng, nếu không có Manas,

là:                              Buddhi chẳng phải là Chân Ngă (Ego), mà chỉ là

                                 môi vật của Atma.)

 

CHÂN NGĂ NỘI TÂM       (MANAS, khí thể ‘thứ năm’, được chỉ định cách

hay THƯỢNG ĐẲNG         biệt lập hẳn với Buddhi. Khí thể trí năng này trở

là:                               thành  Chân Ngă tâm linh khi hợp làm một với   

                                  Buddhi; không một người duy vật nào có được

                                  một Chân Ngă như thế, dù họ có trí thông minh

                                  đến đâu cũng vậy. Đó là Cá thể tính thường tại

                                  hoặc”Chân Ngă tái sinh”. )

 

CHÂN NGĂ HẠ               (Con người vật chất phối hợp với cái Ngă hạ đẳng (hạ trí)

ĐẲNG hay CÁ                của họ, nghĩa là thú tính, dục vọng, ham

NHÂN                           muốn v.v. . .Người ta gọi nó là”phàm ngă tính 

là:                               lầm lạc”, gồm có Manas hạ đẳng phối hợp với

                                   Kama-roupa, hoạt động nhờ xác thân vật chất

                                   và bóng ma của nó hay “dĩ thái h́nh”(thểphách).)

 

Cái “khí thể c̣n lại Prana, hay sự  ‘sống’ là động lực phóng quang, là năng lực của Atma – như sự sống phổ quát và cái NGĂ ĐƠN NHẤT – năng lực này là trạng thái thấp nhất và vật chất của Atma tự biểu hiện. Prana hoặc sự sống thấm nhuần trọn sinh vật của Vũ trụ khách quan, được gọi là “khí thể”, yếu tố tối cần của con người.

 

Vấn: Bảng liệt kê này giản dị, dễ hiểu hơn bảng thứ nhất rất là trừu tượng.

 

Đáp: Vấn đề sẽ được hiểu biết dễ dàng nếu bảng liệt kê này được người thường và người Thông Thiên Học chấp nhận.

 


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG X

 

BẢN CHẤT CỦA NGUYÊN KHÍ SUY TƯ

 

CHƠN NGĂ HUYỀN  NHIỆM

 

Vấn: Xin bạn giải thích về sự mâu thuẩn trong một đoạn của quyển “Phật Giáo Cương Yếu”(Catéchisme Bouddhiste), đoạn ấy cho rằng các Uẩn (Skandhas) đưọc hiểu là kư ức và thay đổi theo mỗi kiếp luân hồi. Tuy nhiên người ta quả quyết rằng chính sự phản ảnh của những kiếp sống đă qua vẫn được tồn tại. Thật sự tôi không hiểu điều này, xin bạn giải thích: cái ǵ vẫn tồn tại, duy tŕ ? Có phải chính sự phản ảnh nầy không ? Có phải Uẩn hoặc luôn luôn là Manas của cùng một Chơn Ngă ?

 

Đáp: Nguyên khí luân hồi hay cái được gọi là Con Người thiêng liêng mà tôi vừa giải thích thật sự không hề bị hư hoại trong suốt khoảng thời gian tiến tŕnh của sự sống. Nó không thể bị hư hoại chẳng những với tính cách là thực thể thông linh biết suy tư mà c̣n là dĩ thái h́nh. Cái phản ảnh này chỉ là những kỷ niệm được tinh thần hóa trong thời gian ở Devachan (Thiên Đàng) của phàm ngă cũ – ông A hay bà B – Chơn Ngă tự đồng hóa với phàm ngă cũ đă có trong suốt khoảng thời gian này. Nên biết rằng thời gian Devachan chỉ là sự kế tiếp của kiếp sống ở trần gian, hay đúng hơn chỉ là một chuỗi liên tục của những lúc toại hưởng đầy đủ hạnh phúc mặc dù rất hiếm hoi của kiếp sống đă chấm dứt này, và để c̣n lại một điều ǵ đó mà chơn ngă tự đồng hóa với ư thức phàm ngă của kiếp sống trần gian.

 

Vấn: Điều đó có nghĩa là mặc dù Chơn ngă có bản chất thiêng liêng và đă trải qua một thời kỳ mà tinh thần bị đen tối hay mất tỉnh táo tạm trong giai đoạn giữa hai kiếp luân hồi chăng ?

 

Đáp: Sự kiện đó bạn có thể xét đoán theo ư bạn thích. Nhưng với chúng tôi, những người Thông Thiên Học đều tin rằng ngoài cái thực tại đơn nhất th́ tất cả chỉ là ảo ảnh tạm bợ mà thôi. Chúng tôi không nh́n thấy ở đó mất sự tỉnh táo mà là một sự nối tiếp hay một sự khai triển thuần tự nhiên của kiếp sống hồng trần. Vậy th́ cuộc sống là ǵ ? Đó là một tập hợp những kinh nghiệm khác nhau, những ư kiến, những xúc động cũng như những ư tưởng đổi thay từng ngày. Lúc c̣n trẻ, chúng ta thường tận tụy nhiệt thành với một lư tưởng nào đó hoặc với một vị anh hùng hay anh thư mà chúng ta t́m cách noi gương hay làm cho sống lại nơi chúng ta. Vài năm sau khi ḷng hăng say của tuổi trẻ lần lần tàn phai và khi chúng ta trở nên b́nh thản hơn th́ đối với những ảo ảnh đó, trước hết sẽ có chiều hướng thay đổi. Tuy nhiên, một ngày nào đó, lúc mà phàm ngă hoàn toàn đồng hóa với cái ngă lư tưởng của chúng ta th́ cả hai hoàn toàn tan ră cùng với nhau.

Người ta có thể nói rằng người đến tuổi 50 cũng như người 20 tuổi chăng ? Con người nội tâm vẫn như trước nhưng bề ngoài linh động và hoàn toàn thay đổi. Bạn có thể cho sự thay đổi trạng thái tinh thần của con người là sự mất sáng suốt không ?

 

Vấn: Vậy c̣n bạn, bạn gọi những người ấy như thế nào ? Và nhất là bạn giải thích như thế nào về sự trường tồn của cái này và tính cách phù du giả tạm của cái kia ?

 

Đáp: Những sự việc đó, giáo lư của chúng tôi giải thích dễ dàng. Bí quyết nằm ở chỗ ư thức kép của nguyên khí trí tuệ. Chính là tâm thức tinh thần - sự sáng suốt của trí tuệ tỏ ngộ bởi ánh sáng của Tuệ giác thể; tâm thức tinh thần này có thể soi thấu các vấn đề trừu tượng chủ quan và tâm thức nhạy cảm (ánh sáng của hạ trí) thật sự không thể phân ly trí óc con người với các giác quan hồng trần (giác quan của thể xác). Tâm thức hồng trần thuộc vào bộ óc và giác quan vật chất, v́ nó hoàn toàn lệ thuộc vào đó và cần phải trải qua, đồng thời tiêu tan cùng một lúc với sự tan ră của bộ óc và các giác quan vật chất của con người. Chỉ có tâm thức thiêng liêng mà cội nguồn ở trong vĩnh cửu là thật sự tồn tại măi măi. Sự kiện này mới được xem là bất tử. Tất cả những ǵ c̣n lại chỉ là ảo ảnh phù du.

 

Vấn: Trên thực tế, bạn hiểu sao về các ảo ảnh này ?

 

Đáp: Đây là đoạn sách tuyệt diệu mà tác giả của quyển “Thượng Ngă” đă viết ở trên: “Lư thuyết mà chúng ta bàn đến, tức là sự trao đổi giữa Chơn Ngă Thượng Đẳng và Chơn Ngă Hạ Đẳng hay cá nhân đều rất phù hợp với việc chúng ta lặng xem thế giới mà chúng ta đang sinh sống đầy dẫy ảo ảnh phù du, trong khi cảnh giới tinh thần củaThiên Nhiên mới là cảnh giới trừu tượng hay Thực Tại (plan de la Vérité). Có thể nói, đây là vùng mà linh hồn ngự trị; cơi giới này c̣n hiện thực hơn là cơi mà cánh hoa phù du chớm nở trong buổi ban mai ngắn ngủi để rồi sau đó tàn tạ, ră rời, c̣n thân cây thu hút sinh lực để tạo ra hoa mới. Thí dụ các hoa này chỉ được nhận thức bằng các giác quan thông thường của con người, nếu rễ của chúng tồn tại trong một trạng thái thiên nhiên không lộ dạng và vô h́nh th́ các triết gia trong thế giới chúng ta nghi ngờ rằng cội rễ của chúng ở trong một cảnh giới sinh tồn khác nâng đỡ hoa chớ thực sự không phải là thân cây; như vậy chúng không quan trọng và là những ảo giác trong  một lúc nào đó thôi ?

Đây là điều mà chúng tôi muốn nói rằng không phải là cảnh giới của hoa, của cuộc sống phù du mà là cơi giới hiện thực, thường tồn, kẻ nào t́m được nơi đó cội nguồn của sự hiểu biết, chính cội nguồn này sẽ tồn tại trong Vĩnh Cửu và vượt qua mọi ảo ảnh

 

Vấn: Vậy nguồn cội trong Vĩnh Cửu là ǵ ? 

 

Đáp: Chính nguồn cội này là thực thể thông linh biết suy tư. Chơn ngă luân hồi mà chúng ta xem như một Thiên Thần, một Tinh thần hay một Sức mạnh. Tất cả những ǵ mà giác quan của chúng ta nhận thức được đều phát triển trực tiếp từ cội nguồn vô h́nh này và có thể chia xẻ cuộc sống vĩnh hằng, bất tử. Vậy tất cả những tư tưởng cao thượng, những ư nghĩ cũng như mọi ước muốn của phàm ngă đều được Chơn Ngă tác động cho  linh hoạt và thường tại v́ chúng phát xuất và được  nuôi dưỡng từ nguồn cội này.

Về phần tâm thức vật chất có tính chất của nguyên khí nhạy cảm nhưng thấp kém (cảm dục thể hay bản năng động vật được chiếu sáng do phản ảnh của hạ trí) đều phải tan ră. Tâm thức cao biểu lộ hoạt động trong khi thể xác say ngủ hay bị tê liệt, những kư ức này chúng ta chỉ ghi lại được nhưng yếu ớt và không chính xác do sự tự động nên thường không có ấn tượng nào.

 

Vấn: V́ sao thể trí (Manas) mà bạn gọi là Nous có nghĩa là một vị Thượng Đế lại yếu ớt đến nỗi trong mỗi kiếp luân hồi hoàn toàn bị thể xác chế ngự ?

 

Đáp: Tôi có thể trả lời bạn bằng một câu hỏi tương tự: “V́ sao bạn xem như có một vị Thượng Đế của các Thượng Đế” và vị Thượng Đế độc nhất lại yếu ớt đến nỗi cho phép những điều ác (hay quỷ dữ) có được sức mạnh hơn Ngài và tất cả mọi sinh vật khác – con cái Ngài, trong khi Ngài đang ngự trên Thiên Đ́nh hay hóa thân nơi cơi ta bà này ?

Chắc chắn bạn sẽ trả lời rằng: “Đó là điều huyền nhiệm mà chúng ta là kẻ phàm tục đừng nên xen vào việc bí mật của Ngài”. Giáo lư của chúng tôi không phải làm các việc đó và tôi xin nói với bạn rằng Thượng Đế không bao giờ lâm phàm như một vị Hóa Thân, lư do là không thể nào một nguyên thể thiêng liêng lại bị đóng khối và giam cầm trong vật chất hiếu động, tầm thường được. Trong thế giới ảo ảnh của chúng ta luôn luôn tính dị đồng cũng nằm trên tính tương đồng và một tinh hoa nào càng gần gũi với cội nguồn của nó hay là sự Tương Đồng Nguyên Thủy th́ càng khó cho nó biểu lộ trên cơi trần. Bạn nên nhớ rằng các quyền năng tâm linh thiêng liêng cao cả đang yên ngủ trong bất cứ sinh linh nào cũng như trong  phạm vi thị kiến huyền linh nào được nới rộng th́ vị Thượng Đế trong sinh linh  đó càng trở nên có quyền năng hơn. Tuy nhiên rất ít người tri thức được vị Thượng Đế này. Nói chung th́ Thượng Đế tính  luôn luôn có giới hạn và liên kết trong tư tưởng chúng ta với những quan niệm và những tư tưởng mà chúng ta đă in sâu từ thuở c̣n thơ. Điều này để cho bạn hiểu rơ v́ sao có biết bao nỗi khó khăn để am tường giáo lư của chúng tôi.

 

Vấn: Có phải Thượng Đế chính là Chơn Ngă của chúng ta không ?

 

Đáp: Không phải vậy. Thượng Đế tính không phải là một vị Thượng Đế mà chính là một tia sáng của đại dương duy nhất của Lửa Thiêng (Feu divin).Vị Thượng Đế nơi chúng ta hay là “Cha chúng ta ở trên Trời” là cái mà chúng ta gọi là Chơn Ngă thiêng liêng hay Thượng Đẳng, ATMA. C̣n Chơn Ngă luân hồi của con người phát xuất từ Thượng Đế cũng như sự phân thân nguyên thủy của Nguyên Lư Đơn Nhất và bất tri. Nhưng từ khi đắm ḿnh vào vật chất trọng trược, bắt buộc cam chịu nhiều kiếp luân hồi nối tiếp, bao lâu mà chu kỳ này c̣n kéo dài. Thế nên, từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc, cái Ngă đó đâu phải là một vị thần tự do, hạnh phúc mà là một kẻ hành hương khốn khổ đang lang thang trên đường trần hầu t́m lại những ǵ đă mất. Vậy, để cho sự dẫn chứng đầy đủ hơn chúng tôi kể ra đây đề mục “Con Người Nội Tâm” trích ra từ quyển “Isis Unveiled” (quyển 2, trang 593).

“Vào thời xa xôi nhất, loài người luôn luôn thất bại về sự hiện tồn của một Thực thể Tinh thần và phàm ngă trong con người vật chất. Thực thể thông linh bên trong này ít nhiều đều có tính chất thiêng liêng tùy theo mức độ tiến hóa đến gần tuyệt đối hay không. Sự kết hợp này càng chặt chẽ th́ số phận con người càng sáng sủa hơn đồng thời các sự việc bên ngoài càng ít nguy hại. Sự tin tưởng này không quá sùng tín, cũng không phải mê tín mà là t́nh cảm theo bản năng luôn luôn hiện hữu cận kề cơi giới tâm linh vô h́nh. Cơi giới này mặc dù chủ quan đối với giác quan của phàm ngă lại hoàn toàn khách quan đối với Chơn Ngă bên trong (Ego intérieur). Hơn nữa người ta tin tưởng có những điều kiện bên ngoài và bên trong cùng lúc ảnh hưởng sự quyết định của ư chí trong hành động của chúng ta. Họ bác bỏ sự may rủi v́ may rủi gợi ư hành động một cách mù quáng do khả năng c̣n mù quáng hơn. Người ta thường tin vào số mạng giống như con nhện giăng tơ. Số mạng này lại được hướng dẫn của sự hiện diện được gọi là Thần Hộ Mạng (L’Ange Gardien) hay con người cảm dục bên trong của chúng ta rất thân thiết hơn hết, nhưng thường là hung thần của con người vật chất, xác thịt của phàm ngă tính. Cả hai đều dẫn dắt Con người, nhưng một trong hai kẻ này cần sự xui giục, kích thích họ. Thế nên ngay từ lúc bắt đầu cuộc chiến vô h́nh th́ định luật đền bù cũng như  báo oán không đội trời chung đă nghiêm khắc bước vào cuộc chiến và phải thành tựu, theo dơi một cách trung thực những diễn biến của chiến trận. Khi sợi chỉ cuối cùng đă dệt xong và khi con người tự bọc ḿnh  trong chiếc lưới do chính ḿnh dệt ra; bấy giờ con người cảm thấy ḿnh hoàn toàn nằm trong phạm vi của số mạng mà ḿnh đă tạo ra. Y bị gắn chặt vào cái vỏ ṣ dính cứng vào ḥn đá bất động hoặc mang y đi như một chiếc lông hồng trong cơn gió lốc do chính hành động mà y đă thực hiện.

Đó là số phận của CON NGƯỜI, của Chơn Ngă đích thực chớ không là Người Máy có cái vỏ mà người ta gán cho tên gọi. Chính CON NGƯỜI này sẽ trở thành kẻ chiến thắng vật chất.

 

BẢN CHẤT PHỨC TẠP CỦA THỂ TRÍ

(De la Nature complexe de Manas)

 

Vấn: Bạn định nói ǵ với chúng tôi về bản chất chính yếu của thể trí và sự liên quan của nó với các thuộc tính [48] của con người vật chất ?

 

Đáp: Chính bản chất huyền bí này hay thay đổi, không nhận ra được và hầu như lỏng lẻo trong sự liên quan với các nguyên khí khác, hiểu được thể trí đă là điều khó mà giải thích nó lại c̣n khó hơn.Thể trí là một “Nguyên khí” đồng thời là một “Thực thể”, một cá tính hay Chơn ngă. Đó cũng là một vị Thượng Đế song đang bị bắt buộc trải qua một chu kỳ vô tận của luân hồi sanh tử. Thể trí chịu trách nhiệm mỗi chu lỳ và nhận chịu đau khổ v́ đó. Tất cả những điều này vừa trái ngược vừa nan giải nhưng có hàng trăm người, ngay cả ở Âu-Châu hiểu đúng những điều đó do họ suy xét Chơn ngă dưới nhiều khía cạnh khác nhau chớ không ở cái tổng thể mà thôi. Tuy nhiên nếu tôi muốn hiểu, tôi phải khởi sự từ đầu, vậy tôi xin nói vắn tắt về khởi nguyên của Chơn ngă này.

 

Vấn: Xin bạn hăy nói đi.

 

Đáp: Tôi cố gắng tŕnh bày với bạn một tinh thần (Esprit), một sinh linh siêu đẳng (Être céleste) dù chúng ta có gọi nó dưới tên này hay tên khác th́ bản chất chính yếu của nó vẫn thiêng liêng, nhưng chưa thể trong sạch để trở thành một với Vạn Hữu, nên phải trải qua một thời kỳ thanh lọc mới đạt được mục đích đó. Vậy phương pháp duy nhất để thành tựu là phải qua giai đoạn có tính cách cá nhân tính  và giai đoạn phàm ngă tính, nghĩa là phương diện tinh thần và phương diện thể chất. Điều cần yếu là phải trải qua tất cả kinh nghiệm nơi cơi giới của kiếp người mà cái tinh túy cốt yếu nhất chính là TƯ TƯỞNG. Thế là tại sao người ta gọi điều đó theo nghĩa quảng đại là Manasaputra hay là “Con của Thượng Trí” (Đại Đồng). Chính “Tư Tưởng” được cá tính hóa này mà chúng tôi, những người Thông Thiên Học gọi là Chơn ngă thật của con người, Thực Thể Suy Tư bị giam cầm và bao bọc trong cái vỏ nhục thể. Thực Thể thông linh này không thuộc về một điểm Vật Chất nào cả. Những thực thể như thế là Chơn ngă luân hồi, chính nó làm cho vật chất sinh động được gọi là giới nhân loại có tên là MANASA hay là sự Thông Tuệ (Intelligences). Tuy nhiên một khi đă nhục hóa hay luân hồi th́ tinh hoa của chúng tăng lên gấp đôi, nghĩa là với bản chất thực thể thông linh biệt ngă tính nhưng tia sáng (rayons) của Thượng Trí thiêng liêng, vĩnh cửu lại khoác lấy một thuộc tính (attribut) kép (double):

a) Tinh thần chủ yếu của chúng cố hữu và đặc thù đang khao khát hướng thượng (Thượng Trí); và:

b)       Khả năng suy tư của con người hay sự tư lương của động vật trở nên duy lư nhờ bộ óc cao siêu của con người, c̣n Hạ trí (Manas inférieurs) tiến xuống Nghiệp quả trần gian (Karma). Một đàng hướng lên cơi Bồ-Đề; một đàng xuống thấp đắm ch́m vào cơi dục lạc và các thú vui của nhục thể. Thế nên những người này không bao giờ được an hưởng nơi chốn Thiên Đàng (Devachan) hay hợp nhất với Tam Thể Thượng thiêng liêng như là một với Đơn Nhất tràn đầy phúc lạc tinh thần. Song đó là Chơn ngă, thực thể trí tuệ, có trách nhiệm đối với tất cả lỗi lầm của các thực thể thấp cũng như một người cha phải chịu trách nhiệm những lỗi lầm của con cái cho đến khi chúng trưởng thành mới thôi.

 

Vấn: Có phải đứa con này là phàm ngă không ?

 

Đáp: Đúng vậy. Tuy nhiên khi người ta nói “phàm ngă” chết với xác thân không phải là cả hai cùng chết hết. Thể xác chỉ là biểu tượng khách quan của ông A hay bà B sẽ biến mất cùng với các Uẩn vật chất vốn là những biểu lộ hữu h́nh (sắc tướng) của nó. C̣n về kinh nghiệm tinh thần thu thập được qua những kiếp sống trần gian như: hoài bảo, ước mơ cao thượng, ḷng từ ái muôn đời bất diệt cũng như bản chất bất vụ lợi, vô tư của ông A hay bà B trong thời gian ở Devachan sẽ kết hợp lại với Chơn ngă, đoạn sẽ đồng hóa với cái phần tinh thần của thực thể hồng trần mà từ nay trở đi sẽ tan biến. Diễn viên đă lău thông vai tṛ mà y vừa đóng cho đến nỗi trong suốt thời gian ở Devachan, y đă mơ tưởng đến nó và ảo ảnh này diễn ra liên tục cho đến khi y trở lại sân khấu của cuộc đời để lại là diễn viên của vai tṛ mới.

 

Vấn: Nhưng v́ sao giáo lư mà bạn cho là quá lâu đời như tư tưởng của con người lại không được Thần học Cơ Đốc thừa nhận ?

 

Đáp: Bạn đă lầm lẫn về điều đó rồi. Triết lư này đă được thừa nhận, nhưng Thần học đă nh́n như nhiều triết lư khác và đă hiểu sai.Theo Thần học th́ Chơn ngă là Thiên thần mà Thượng Đế ban cho chúng ta từ lúc mới sinh ra để săn sóc linh hồn. Theo luận lư Thần học th́ chẳng phải chính vị Thiên thần này chịu trách nhiệm về sự vi phạm của linh hồn khốn khổ, bất lực, kém khả năng mà nó phải gánh  lấy  tội lỗi của linh hồn và thể xác gây ra. Linh hồn là luồng hơi phi vật chất (souffle immatériel) hay sự sáng tạo của Thượng Đế, một mănh lực tinh thần lại bị kết tội và thiêu đốt đời đời trong hỏa ngục vật chất, trong khi đó, vị Thiên thần thoát khỏi h́nh phạt bằng cách xếp lại đôi cánh trắng đă thấm ướt vài giọt lệ. Vâng, đây là những “Thiên thần phụng sự chúng ta”, những “Thông điệp của ḷng từ ái” gởi xuống cho con người như Giám mục Mant đă viết:

“. . .để chúc lành cho những kẻ được Cứu Rỗi; v́ họ luôn luôn thương xót, khi chúng ta phạm tội và họ vui mừng,khi chúng ta biết ăn năn”.

Song dường như tất cả các Giám mục trên hành tinh này khi được yêu cầu giải thích về những ǵ họ hiểu biết cũng như về chức năng của linh hồn, họ không thể chứng minh cho chúng ta một mảy lí luận nào về sự tin tưởng chính thống của họ !

 

GIÁO LƯ NÀY ĐƯỢC GIẢNG DẠY TRONG PHÚC ÂM THEO THÁNH JEAN

 

Vấn: Những kẻ bám víu vào sự tin tưởng này có thể giải thích, dù chỉ phần nào thôi, rằng giáo lư chính thống hăm dọa kẻ có tội và duy vật, về sự khốn khổ trong một hỏa ngục với một ít quá hiện thực. Mặt khác, giáo lư đó cho họ được may mắn vào phút cuối cùng của cuộc sống là sự ăn năn hối lỗi. Ngoài ra họ không dạy về sự hủy diệt và sự mất phàm ngă.

 

Đáp: Nếu Giáo hội không giảng dạy về điều đó th́ Đức Jésus đă làm rồi và vấn đề này không quan trọng trong con mắt của những kẻ đặt để Ngài cao hơn Cơ Đốc Giáo.

 

Vấn: Đức Christ có dạy những điều tương tự như thế không ?

 

Đáp: Chắc chắn có. Cũng như bất cứ nhà Huyền linh học nào có kiến thức rộng và ngay cả các nhà Bí giáo Do Thái cũng có thể giải thích điều đó với bạn. Nếu bạn thích, th́ trong quyển Phúc Âm thứ tư, Đức Christ có dạy về vấn đề luân hồi và sự hủy diệt của phàm ngă miễn là người đọc đừng quá chú trọng nghĩa đen, chỉ để ư đến tinh thần bên trong mà thôi. Bạn hăy chú ư câu 1 và 2 chương XV của Thánh Jean. Ngụ ư nói ǵ nếu không phải là Tam Thể Thượng trong con người? Linh thể Atma [49] là Người trồng Nho; Chơn ngă tinh thần hay Bouddhi (Christos) là Gốc Nho; trong kinh Sinh hồn (l’Âme animale) và sự sinh động hay phàm ngă là Cành Nho (Branches). “Ta thực sự là Gốc nho, Cha ta là Người Trồng Nho. Người chặt những Cành nho nơi ta không mang trái. Cũng thế đó nếu có một Cành nho không thể mang trái v́ không c̣n dính với Gốc Nho; ngươi cũng thế, nếu ngươi không ở nơi ta th́ ngươi chẳng tạo ra điều ǵ được. Ta là Gốc nho, Ngươi là Cành nho, Cành nho sẽ khô héo, người ta sẽ ném nó vào lửa cho cháy tiêu tan”.

Bây giờ chúng ta nên giải thích những lời nói bóng bảy này. Thật sự chúng tôi không tin vào ngọn lửa địa ngục do khoa Thần học nêu ra để hăm dọa các “cành nho”, theo chúng tôi th́ “Người trồng nho” là ATMA, biểu tượng của nguyên khí vô ngă và vô tận [50], c̣n Gốc nho là Linh hồn Trí năng, Christos, và mỗi “Cành Nho” tượng trưng mỗi kiếp luân hồi mới.

 

Vấn: Bạn dựa vào chứng cớ nào để tự do giải thích như thế ?

 

Đáp: Sự giải thích này không tự do độc đoán chút nào v́ khoa biểu tượng học phổ quát đảm bảo sự chính xác của chúng tôi. Hermes nói rằng: “Thượng Đế trồng nho”, có nghĩa là Ngài tạo ra giới nhân loại. Theo kinh Cabale th́ Người Thái Cổ (L’Ancien des Anciens) hay người “Trường Diện” (Long Visage), tượng trưng trồng một “cây nho”, biểu tượng giới nhân loại, và một “gốc” nho có nghĩa là Sự Sống. Điều này giải thích tại sao người ta chứng minh với chúng tôi về tinh thần  của Thánh Vương từ lúc  sáng tạo thế giới hữu h́nh đă giặt giũ y phục trong thánh tửu của cơi Trời. Thánh Vương tức là Chơn Ngă tự thanh lọc bằng cách giặt giũ y phục (có nghĩa là phàm ngă của các lần tái sinh của Chơn Ngă) trong thánh tửu là Buddhi. Vậy Adam hay A-dam chính là “máu”. Sự sống của nhục thể ở trong máu (nephesh – âme). Và Adam Kadmon là Người Con Trai Duy Nhất (le Fils unique), Noé cũng đă trồng một cây nho: chiếc nôi biểu hiệu của nhân loại tương lai. V́ như đă chứng minh, biểu tượng này thường được thừa nhận do chúng tôi đă t́m thấy trong Codex Nazaroeus. Bảy Gốc Nho – Bảy Giống Dân của giáo lư chúng tôi với Bảy Đấng Cứu Thế hay Đức Phật – được sanh ra. Bảy gốc nho này sinh ra từ Lukabar Zivo, và Ferho (hay Parcha) Raba vun tưới chúng (Codex Nazaroeus), quyển III, trang 60). Khi những kẻ may mắn vươn lên giữa các sinh vật của Aùnh Sáng, họ sẽ thấy Lavar-Xivo, Chúa tể của Sự Sống và Gốc Nho Đầu Tiên. Như vậy những ẩn dụ của Do Thái Bí Giáo được t́m thấy tự nhiên trong Phúc Âm theo Thánh Jean (XV, 1).

Chúng ta không nên quên rằng ngay cả các triết học cũng không biết sự phân chia  bảy thể của chúng ta, trong con người  th́ Chơn ngă hay người suy tư được gọi là Thượng Đế (Logos) là con của Linh hồn và của Tinh thần. “Manas là con nuôi của Vua – và Hoàng Hậu – “ (thuật ngữ bí truyền tương đương với Atma và Buddhi), đă được nói đến trong một tác phẩm huyền môn. Đó là “thánh nhân” của Platon, chính vị thánh nhân này tự đóng đinh trong không gian (suốt khoảng chu kỳ của sự sống) hầu chuộc lại vật chất (rédemption de la Matière). Ngài làm việc đó bằng vô số kiếp tái sinh để hướng dẫn nhân loại đi đến sự hoàn thiện và để lại vị trí cần thiết cho những h́nh thể thấp kém phát triển thành những h́nh thể cao hơn. Dù chỉ trong một kiếp sống, Ngài vẫn làm việc không ngừng cho sự tiến bộ và giúp cho toàn thể bản chất hồng trần được phát triển. Ngay cả những trường hợp hiếm có, Ngài phải chịu đánh mất một trong các phàm ngă của Ngài v́ phàm ngă này hoàn toàn không có chút tia sáng tinh thần nào. Sự mất mát này trợ lực cho cá thể được tiến bộ.

 

Vấn: Nhưng nếu Chơn Ngă chịu trách nhiệm cho tội lỗi của những phàm ngă của nó th́ Chơn ngă cũng phải mất hoặc bị hủy diệt hoàn toàn trong một của các phàm ngă.

 

Đáp: Không có điều đó trừ phi Chơn ngă không tác động ǵ cả hầu tránh cái chung cuộc đáng trách này. Tuy nhiên mặc dù hết sức cố gắùng, tiếng nói của Chơn ngă hay tiếng gọi của lương tri con người không thể xuyên qua bức tường vật chất (vô minh). Tiếng nói hay diệu âm này không thể xuyên thủng bản chất không hoàn thiện, c̣n đối với thiên nhiên th́ phàm ngă đó kể như đă thất bại. Thế nên, Chơn ngă đủ bị trừng phạt do mất tâm cảnh Devachan và khi bắt buộc luân hồi hầu như tức khắc.

 

Vấn: Triết lư về sự mất Linh hồn hay mất phàm ngă của linh hồn như bạn gọi, thật hoàn toàn không phù hợp với lư thuyết của người theo Cơ Đốc giáo và của các nhà Thần linh học; mặc dù Swedenborg nh́n nhận, đến một điểm nào đó, điều mà có người gọi là “Cái Chết Tinh Thần”(Mort Spirituelle), nhưng người ta không hề chấp nhận sự việc này.

 

Đáp: Đó là một sự kiện thiên nhiên không thể thay đổi chút nào. Đă là một sự kiện, th́ không thể ngăn cản sự kiện đó xảy ra. Vũ trụ với tất cả những ǵ hiện hữu  trong đó như : luân lư, trí tuệ, vật chất, tâm linh hay tinh thần vốn được thiết lập trên một định luật thăng bằng và hài ḥa hoàn hảo. Vă lại như đă nói ở trên (bạn hăy đọc Isis Dévoilée), lực hướng tâm không bao giờ tự biểu lộ mà thiếu lực ly tâm, trong các cuộc tuần hoàn của các thiên thể cũng như tất cả h́nh hài sắc tướng cùng sự tiến bộ của chúng đều là sản phẩm của năng lượng nhị nguyên trong thiên nhiên. Hoặc Tinh Thần (hay Bouddhi) là năng lượng tinh thần ly tâm; c̣n linh hồn (Manas) là năng lượng  hướng tâm; vậy, muốn tạo thành một kết quả duy nhất cần phải có sự liên hợp và hài ḥa hoàn toàn. Nếu chuyển động hướng tâm của linh hồn trần tục có khuynh hướng tiến về trung tâm thu hút nó bị gảy vỡ hay ngăn trở sự tiến bộ của nó, hoặc bị đứng lại bởi một trọng lượng vật chất quá trọng trược đối với linh hồn hay đối với trạng thái Devachan, thế là sự ḥa hợp của toàn thể bị đổ vỡ. Kiếp sống của phàm ngă hay đúng hơn cái phản ánh lư tưởng của nó chỉ có thể được nối tiếp nếu cuộc sống đó được chống đỡ bởi một lực đôi (double force) do sự phối hợp chặt chẽ của Bouddhi và Manas trong mỗi kiếp tái sinh hay đời sống phàm ngă. Vậy sự lệch lạc nhỏ nhất trong việc ḥa hợp sẽ làm ngăn trở nó – và khi sự lệch lạc đó ngoài tất cả điều cứu chuộc th́ hai lực đó sẽ tách rời đúng lúc con người thở hơi cuối cùng. Sau một thời gian ngắn, sắc tướng của phàm ngă (forme personnelle) (được gọi cách khác là Kama Roupa và huyễn h́nh :Mayavi-Roupa), chính lực nầy mà sự nở hoa tâm linh được dính liền với Chơn Ngă theo vào Devachan, và cung cấp (lúc nầy có thể nói như vậy) màu sắc cá biệt của nó cho cá tính thường tồn – được tinh luyện, và từ từ chịu tiến tŕnh hủy diệt nơi đây. Sau khi chết, giai đoạn phê b́nh  tối thượng sẽ đến đối  với những kẻ hoàn toàn trụy lạc, tán tận lương tâm, và sự tàn bạo không thể được cứu chuộc. Nếu sự cố gắng cuối cùng, và cao cả của Bản ngă Nội tâm (Manas), ngơ hầu nối lại một phần phàm ngă của chính nó với tia sáng cao cả của Kim Thân  [51] (Bouddhi) thiêng liêng siêu tuyệt, và phần này, nếu bị ngăn trở trong kiếp sống hồng trần, đồng thời để cho lớp vỏ của năo bộ vật chất bao bọc quá dầy, nên tia sáng đó không thể xuyên qua được. Lúc bấy giờ, Chơn ngă tâm linh, hay Manas, có thoát khỏi thể xác hồng trần, vẫn hoàn toàn tách rời với dấu vết của dĩ thái phàm ngă, và chính phàm ngă này, hay cảm dục thể (Kama-roupa), bị thu hút về Hadès mà chúng ta gọi là Kama-loka, để rồi không rời nơi đó nữa. Có thể nói, khuynh hướng của phàm ngă là đi xuống. Đây là những “Cành Nho khô” mà Đức Jésus đă dạy việc người ta chặt chúng khỏi Gốc Nho (Cep).

Tuy nhiên , sự mất vía, kinh hoàng ở cơi đó, không phải tạm thời mà đ̣i hỏi nhiều thế kỷ để cho được trọn vẹn. Phàm Ngă vẫn ở cảm dục giới cùng với các phần c̣n lại của những phàm ngă khác may mắn hơn, để rồi trở thành ma h́nh (coque), và tinh linh như chúng. Như chúng tôi có viết trong quyển Isis Dévoilée, đây là hai loại “Vong linh”: Ma h́nh và Tinh linh, chúng đóng vai tṛ quan trọng, chính yếu trong các cảnh tượng “hiện h́nh” của kẻ Chiêu hồn (Spirites). Tôi cam kết với bạn, chúng không thuộc vào dạng luân hồi, v́ sao có một ít trong số “người thân đă chết đó” lại biết vài điều về luân hồi, thế là họ có thể đánh lừa kẻ Chiêu Hồn.

 

Vấn: Nhưng người ta đă tố giác tác giả  quyển Isis Dévoilée đă viết những điều trái ngược với sự luân hồi.

 

Đáp: Thật sự họ không biết ǵ về những điều mà tác giả đă thuyết giảng trong Isis Dévoilée. Khi tác phẩm này xuất bản, không có người nào trong số những người Thần linh học Anh và Mỹ tin thuyết luân hồi, chỉ có các đồng tử Pháp liên quan đến vấn đề này mà lư thuyết th́ vô lư và thiếu triết lư. Trong khi đó, giáo huấn của Đông Phương hiển nhiên hợp lư và đúng Chân lư. Những người theo thuyết Luân hồi của Phái Allan Kardec, họ tin rằng, sự luân hồi diễn ra ngay sau khi chết và tự do. Theo họ, người cha vừa qua đời có thể đầu thai vào con gái ông ta lúc thai nhi chưa ra đời, và cứ tiếp tục như thế. Họ không biết ǵ về Devachan cũng như  Nghiệp Quả (Karma); thực sự chẳng có một chút ǵ về triết lư, cũng như đảm bảo cần thiết cho vấn đề tái sinh liên tục như vậy. Tại sao tác giả Isis Dévoilée có thể phản bác lại bằng thuyết luân hồi theo Nghiệp Quả, với khoảng cách lâu dài, giữa 1.000 đến 1.500 năm; trong khi các Phật tử, và tín đồ Ấn giáo vẫn hi vọng đây là tín điều căn bản  của họ?

 

Vấn: Như vậy, bạn hoàn toàn bác bỏ lư thuyết của các nhà Thần linh học và các nhà  Duy thần học hay sao ?

 

Đáp: Không phải hoàn toàn mà chỉ về những điều liên quan đến Thần linh học, và Duy thần học căn bản. Hai phái này dựa vào “Vong linh” của họ nói cho biết, và chính họ, cũng ít khi đồng ư với nhau, cũng như các nhà Thông Thiên Học chúng tôi cũng không thuận ư với họ.

Chân lư là một; khi chúng tôi nghe những hồn ma Pháp giảng về Luân hồi, và hồn ma Anh phủ nhận giáo lư này, khiến chúng tôi nhận thấy, hồn ma Pháp cũng như Anh, không biết ǵ về những điều họ xác nhận. Chúng tôi tin rằng, có sự hiện hữu của linh hồn, hay các thực thể vô h́nh, và có ít nhiều thông minh như các nhà Thần linh học và các đồng tử chấp nhận. Tuy nhiên, theo giáo lư của chúng tôi, có rất nhiều loại linh hồn, c̣n những người chống đối th́ chỉ thừa nhận có “hồn” con người đầu thai lại, điều mà theo sự hiểu biết của chúng tôi th́ đa số là các ma h́nh (coques) của cảm dục thể (Trung giới).

 

Vấn: Bạn tỏ ra có nhiều cay đắng với các linh hồn đó. Bạn đă giải thích cho tôi biết lư do bạn không tin các cảnh tượng như : các linh hồn thoát xác (Esprits désincarnés) hiện h́nh, và “hồn người chết” nhập về cùng với sự liên hệ trực tiếp với họ. Xin bạn hăy giải thích thêm, v́ sao bạn cho những buổi cầu đồng là nguy hiểm? Đây là đề tài mà các nhà Thông Thiên Học cứ nói đi nói lại măi không biết mệt. Vậy, họ có lư do đặc biệt nào về việc này ?

 

Đáp: Phải tin là có sự nguy hiểm. Riêng tôi, tôi có lư do để khẳng định điều này bởi tôi biết rất rơ là từ hơn nửa thế kỷ nay, các ảnh hưởng của đồng cốt, dù vô h́nh nhưng có thật và xác thực đến nổi không thể phủ nhận từ các ma tinh linh có ư thức, các ma h́nh bán ư thức (les Eùlémentaux conscients et les coques semi-conscientes) chí đến các ma quái (fantômes) không ư thức nhất. Những sự việc đó, dường như cho phép tôi được quyền giữ vững quan điểm của ḿnh.

 

Vấn: Bạn có thể cho một hay nhiều thí dụ chứng minh tại sao phải xem các sự thực hiện huyền bí này đều nguy hiểm không?

 

Đáp: Đề tài này đ̣i hỏi nhiều th́ giờ nên tôi không thể sắp xếp vào đây được. Phải xét đoán mỗi nguyên nhân tùy theo kết quả của nó. Chúng ta quan sát lịch sử của Thần linh học trong khoảng 50 năm gần nay [52]. Từ khi môn này xuất hiện ở Mỹ Châu vào cuối thế kỷ này, bạn hăy xét đoán các điều tốt cũng xấu, do các môn đồ của phái đó gây ra.

Xin bạn đừng ngộ nhận. Tôi không nói điều ǵ chống lại các nhà Thần linh học chân chính. Thật ra tôi chỉ chống lại phong trào hiện đại mang tên nó, và sự tự nhận là triết học mới phát minh để giải thích các hiện tượng đó thôi.

 

Vấn: Phải  chăng  bạn không tin  chút nào về các hiện tượng của Thần linh học ?

 

Đáp: Trái lại, bởi v́ tôi có nhiều lư luận đúng đắn về sự tin tưởng các hiện tượng đó, và chính v́ (trừ một số trường hợp cố ư gian lận, lừa bịp), theo tôi hiểu, chúng cũng thật như bạn và tôi đang sống tại đây, nên tôi phải chống lại chúng. Nhưng tôi xin lặp lại rằng, tôi chỉ nói về các hiện tượng vật chất chớ không đề cập đến vấn đề tinh thần hay tâm linh. Hữu cầu tất ứng. Riêng cá nhân tôi, tôi biết nhiều người nam cũng như nữ thật tốt, thật trong sạch, c̣n tinh thần th́ cao thượng đáng trân trọng. Những người này đă trải qua nhiều năm tháng dưới sự hướng dẫn và che chở của các “Linh hồn” cao đă thoát xác hay c̣n ở cơi trần. Nhưng các thông linh không như “John King” hay “Ernest” chỉ xuất hiện trong các buổi cầu đồng. C̣n các thông linh này là trường hợp hiếm hoi, ngoại lệ, họ chỉ hướng dẫn và ảnh hưởng người chết do nghiệp quả trong quá khứ đă thu hút họ về mặt từ khí (mangétique). Điều đó không phải chỉ ngồi chờ sự “phát triển” theo ư muốn. Thế là chỉ có cách mở cánh cửa vô h́nh cho bầy “ma quái” tốt có, xấu có hay vô t́nh, lănh đạm, để rồi người đồng tử phải lệ thuộc họ một đời. Tôi quả quyết loại đồng cốt này mập mờ, ám muội có thể đưa con người giao tiếp với các loài yêu tinh. Vậy, tôi không chống đối giới Huyền học Tâm linh (Mysticisme Spirituel) mà chống đối các trạng thái đồng cốt thụ động. Huyền học Tâm linh có tính cách thánh thiện và nâng cao phẩm giá những ai chuyên tâm theo đuổi. C̣n đồng bóng là bộ môn mà các hiện tượng của nó, trong suốt hai thế kỷ, đă đem lại đau khổ cho biết bao phù thủy nam cũng như nữ. Bạn hăy đọc những ǵ Glanvil và các tác giả viết về pháp môn này, bạn sẽ biết, nếu không nói là toàn thể, th́ phần nhiều các hiện tượng hữu h́nh của Thần linh học thế kỷ XIX được nói đến.

 

Vấn: Có phải bạn muốn nói môn Thần linh học là bàng môn không hơn không kém?

 

Đáp: Tôi nói rằng, tất cả sự giao tiếp với người chết, dù ư thức hay vô thức đều là thuật “gọi ma h́nh” (nécromancie) [53], v́ đây là một sự thực hiện vô cùng nguy hiểm. Trước Moise khá lâu, việc kêu gọi hồn người chết là hành động tội lỗi, tàn ác, v́ nó khuấy rối sự nghỉ ngơi, yên tĩnh của linh hồn đồng thời ngăn trở sự tiến hóa của nó đang hướng về cảnh giới cao hơn. Nền Minh Triết tổng hợp qua các thế kỷ, đă mạnh mẽ chống lại sự thực hành đồng cốt này. Cuối cùng, từ 15 năm nay, tôi vẫn lặp lại lời nói cũng như viết sách về một số người tự nhận là “hồn linh”, họ chỉ nói mà không hiểu những ǵ họ đă nói giống như con két. Họ chỉ thấy trong bộ óc của đồng tử hoặc của người khác; như vậy nếu khi gặp người nguy hiểm có thể dẫn đến điều xấu xa. Hai sự việc này rất hiển nhiên. Nếu bạn hay lui tới các Cââu lạc bộ đồng cốt của phái Allan Kardec, bạn sẽ thấy nơi đó, các “hồn linh” xác nhận là có luân hồi giống như tín đồ Thiên Chúa Giáo La mă. Về phía những người “thân yêu qua đời” ở Anh và Mỹ: bạn sẽ nghe họ bác bỏ thẳng thắn vấn đề luân hồi và giảng dạy tín điều của đạo Tin Lành. Thật sự các đồng tử đều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần. Bạn có nhớ không, kết cuộc bi thảm của Charles Foster đă chết v́ điên loạn trong nhà thương điên; c̣n Slade bị chứng động kinh, và thêm nữa: ông Eglington - nhà đồng cốt hàng đầu của nước Anh hiện nay, cũng không thoát khỏi căn bệnh đó. Calvin của Thần linh học cũng đau khổ trong nhiều năm trời v́ một chứng bệnh khủng khiếp ở tủy xương sống do đă giao tiếp với các “hồn linh”, và ở trong t́nh trạng thảm hại cho đến chết.

 

Vấn: Những kết luận mà bạn đă đưa ra có đúng không?

 

Đáp: Rất đúng. Bạn nghĩ sao về việc các học sinh ưu tú của một trường dạy hát đều bị mất giọng v́ một bài tập luyện cuống họng. Bạn có kết luận rằng các học sinh đó đều theo một phương pháp sai lầm không? Đối với tôi  cũng đúng như vậy, khi người ta thất bại về vấn đề Thần linh học. Đây là điều mà chúng tôi  có thể nói với những người đă lưu tâm và phán đoán về sự kết trái của cây Thần linh học, họ suy nghiệm dựa trên bài học mà họ đă thấy ở đó. Chúng tôi, các nhà Thông Thiên Học, luôn luôn xem các đồng tử như là huynh đệ cùng khuynh hướng về huyền học như chúng tôi, nhưng lúc nào họ cũng xem chúng tôi như kẻ thù. Là những người đă tiếp  thu được một triết lư cổ hơn triết lư của họ, nhưng họ lại nhục mạ và vu khống chúng tôi bằng mọi cách. Tuy nhiên các nhà đồng cốt người Anh cho rằng, chúng tôi có lư mỗi khi họ bàn luận đứng đắn về sự tin tưởng của họ.

Đây là sự thật mà ông Oxon đă thú nhận: “các đồng tử đều quá chú ư đến sự can thiệp của các linh hồn bên ngoài thế giới của chúng ta, nhưng không biết đến các quyền năng của linh hồn đang luân hồi”. Tại sao họ nguyền rũa và vu khống chúng tôi khi chỉ cùng một sự việc? Vậy từ nay, chúng tôi không bận tâm về vấn đề Thần linh học nữa. Bây giờ chúng ta hăy trở lại vấn đề luân hồi. 


chương 1. 2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9. 10. 11. 12. 13. 14. đầu sách. cuốí sách. mục lục. chú thích
 

CHƯƠNG   XI

 

BÍ NHIỆM VỀ LUÂN HỒI

 

KỲ HẠN CỦA SỰ TÁI SINH

 

Vấn: Bà nói rằng tất cả chúng ta đều sống tại cơi trần trong nhiều kiếp nhục hóa đă qua, có phải chúng ta sẽ tiếp tục sống bằng cách ấy ?

 

Đáp: Đúng thế. Chu kỳ của  sự sống, hay đúng hơn chu kỳ của sự sống ư thức khởi sự từ lúc có sự phân chia hai phái nam, nữ của con người động vật khả tử. Sự kết thúc khi chấm dứt thế hệ cuối cùng của giống dân thứ bảy trong cuộc tuần huờn thứ bảy. Người ta có thể tưởng tượng dễ dàng hơn diễn tả kỳ gian của chu kỳ này, v́ hiện tại chúng ta thuộc giống dân thứ năm trong cuộc tuần huờn thứ tư.

 

Vấn: Và chúng ta vẫn tiếp tục tái sinh trong nhiều phàm ngă tính mới ở một khoảng thời gian quá dài hay sao ?

 

Đáp: Chắc chắn như vậy. Không có sự so sánh nào hay hơn chu kỳ sự sống hoặc thời gian nhục hóa này. Giống như mỗi kiếp sống gồm có ngày hoạt động cách khoảng với đêm an nghỉ hoặc ngưng hoạt động, trong chu kỳ nhục hóa, mỗi kiếp sống linh động được tiếp nối một thời kỳ nghỉ ngơi tại Thiên Đàng.

 

Vấn: Và chính sự liên tục của các kiếp tái sinh này mà ta thường gọi là Luân hồi chăng ?

 

Đáp: Phải . Chính nhờ kiếp tái sinh kế tiếp mới có thể thực hiện sự tiến bộ trường cửu của vô số triệu Chân Ngă để hoạch đắc sự toàn hảo tối thượng và đạt đến sự an nghỉ cuối cùng – bằng như thời gian hoạt động.

 

Vấn: Ai điều khiển kỳ gian và đặc tính của các sự tái sinh này ?

 

Đáp: Nhân Quả (Karma), định luật phổ quát của sự công bằng bù trừ.

 

Vấn: Định luật này có được sáng suốt không ?

 

Đáp: Đối với người duy vật, họ xem luật định kỳ điều khiển sự chuyển vận của các v́ tinh tú cũng như tất cả định luật khác của Tạo Hóa là mù quáng như các định luật cơ giới, th́ chắc người duy vật xem Karma là một định luật t́nh cờ không hơn không kém. Theo chúng tôi, nó không có một ngă tính, không là một thực thể nào mà là một định luật phổ quát luôn luôn linh động. Nếu bạn hỏi sự sáng suốt nguyên thủy của định luật này, tôi xin trả lời tôi không hiểu biết chi cả. Nếu bạn muốn tôi xác định hiệu quả của định luật và tư tưởng về chúng, tôi có thể nói chính kinh nghiệm hằng ngàn năm chứng tỏ chúng là sự b́nh đẳng, minh triết và thông minh, vừa tuyệt đối vừa chắc chắn. Trong mọi tác dụng, Karma là sự điều chỉnh hiệu nghiệm những bất công của nhân loại, đồng thời của tất cả sự thất bại của Tạo Hóa, Karma c̣n là sự sửa chữa nghiêm khắc những lỗi lầm; đó là định luật bù trừ thưởng phạt công minh; định luật này không thiên vị một ai và cũng không để cho lời cầu khẩn van xin làm sai lệch mục đích của nó. Người Ấn Độ và Phật tử đều tin tưởng vào Karma và suy gẫm như thế.

 

Vấn: Các vấn đề Cơ Đốc hoàn toàn trái ngược lại, không một tín đồ Cơ Đốc nào chịu chấp nhận giáo huấn đó.

 

Đáp: Thật vậy, từ lâu ôâng Inman đă giải thích rơ lư do. Ông nói như sau: “Cơ Đốc giáo chấp nhận bất luận một điều vô lư nào, miễn là Giáo hội biến nó thành một vấn đề về đức tin; … Phật giáo dạy giáo lư thực sự của Đức Phật không chấp nhận điều chi trái với đạo lư”. Phật giáo dạy con người sẽ được tha tội sau khi đă thọ lănh trong một kiếp nhục hóa vị lai sự trừng phạt công bằng tương xứng về mỗi hành động, mỗi tư tưởng không tốt sau khi đă đền bù thiệt hại cho những người đă đau khổ v́ ḿnh.

 

Vấn: Điều đó được tuyên bố ở đâu ?

 

Đáp: Trong nhiều kinh sách. Ví dụ trong quyển Bánh xe của định luật (Roue de la Loi, trang 57). Bạn sẽ t́m thấy giáo lư minh triết như sau đây: “Các Phật tử tin rằng mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi tư tưởng đều có hiệu quả, sớm muộn ǵ chúng cũng phát lộ trong hiện tại hoặc trong vị lai. Hành động xấu sẽ phát sinh hiệu quả xấu, hành động tốt sẽ phát sinh hiệu quả tốt: sự hưng thịnh ở thế gian hoặc sự sinh ra trên trời (Thiên Đàng)… trong trạng thái vị lai”.

 

Vấn: Phải chăng tín đồ Cơ Đốc cũng tin tưởng như thế ?

 

Đáp: Không. Họ tin nơi sự tha thứ. Họ được hứa nếu họ chỉ tin Đấng Christ đă hiến dâng máu của Ngài để chuộc tội cho nhân loại, th́ tất cả tội lỗi trần gian sẽ được xóa sạch. Chúng tôi không tin nơi sự tha tôïi qua trung gian của các vị linh mục, cũng như của bất cứ một Thánh linh, một “Cá nhân tuyệt đối” hay “Vô biên” nào. Chúng tôi chỉ tin tưởng nơi công bằng chặt chẽ, vô tư. Quan niệm chúng tôi về Thần tính Phổ quát vô tri được tượng trưng bởi Karma (Nhân Quả) là một quyền năng tất nhiên, không giận dữ hay thương ghét, nhưng là sự Công Bằng Tuyệt Đối, và mỗi căn nguyên lớn nhỏ đều phát sinh hiệu quả không thể tránh khỏi. Đức Jésus dạy: “Người ta sẽ đo bạn với cây thước mà bạn đă dùng để đo kẻ khác” (kinh Mathieu VII, 2) câu này không giải thích cũng không hàm chứa một hi vọng nào về ḷng từ bi vị lai hoặc sự cứu rỗi nào qua trung gian. Chính v́ triết lư của chúng tôi đúng với lời dạy của Đức Jésus, nên chúng tôi không thể khuyên bạn đặt trọn niềm tin vào ḷng từ bi, thương xót và tha thứ tội lỗi của chúng ta một khi đă phạm. “Bạn đừng chống lại điều quấy” “Nên lấy ân đáp oán” là lời giáo huấn của Đức Phật, Ngài giảng dạy trước tiên để chỉ sự khẳng định của luật Nhân Quả. Vào mọi trường hợp, đó là ḷng tự đắc phạm thượng của con người, khi tin rằng chính ḿnh có thể làm  công cụ cho định luật. Luật của con người chỉ được phép sử dụng biện pháp hạn chế, chớ không được dùng h́nh phạt; tuy nhiên, kẻ nào tin có Karma mà c̣n trả thù, kẻ nào không chịu khoan dung mọi sự xúc phạm, và dùng oán trả ơn sẽ là một tội phạm và tự hại ḿnh. Chắc chắn Karma sẽ trừng phạt kẻ nào đă làm hại người khác; thế nên, người nào t́m cách gia thêm một h́nh phạt cho kẻ nghịch của ḿnh, thay v́ để cho Định Luật xử phạt, kẻ nào thêm  sự trừng phạt của ḿnh, dù nhỏ nhoi đến đâu cũng tạo ra một nguyên nhân ban thưởng vị lai cho kẻ thù và trừng phạt cho chính họ. Karma của mỗi kiếp nhục hóa qui định phẩm chất của kiếp nhục hóa kế tiếp, và kiếp tái sinh kế tiếp được định đoạt bởi tổng số công và tội của những kiếp nhục hóa trước đó cung cấp.

 

Vấn: Ta có nên xét đoán một người bằng cách nh́n vào kiếp sống hiện tại của họ chăng ?

 

Đáp: Nếu áp dụng đúng theo sự công bằng, ta có thể kết luận rằng đời sống cần phải có để thanh toán tội lỗi của kiếp quá khứ. Dĩ nhiên, - trừ các bậc tiên tri và đại Chơn Sư – chúng ta, những kẻ khả tử tầm thường, không thể hiểu biết tội lỗi đó là chi. Bằng chứng chúng ta nắm được rất ít thành thử không làm sao ấn định được lúc thiếu thời của một  ông lăo; với lư do tương tự, chúng ta không sao qui định một cách vững chắc kiếp sống quá khứ của một người khi nh́n vào đời sống hiện tại của họ.

 

KARMA LÀ G̀ ?

 

Vấn: Vậy Karma là ǵ ?

 

Đáp: Như vừa nói ở đoạn trên, chúng tôi cho nó là một Định Luật Cứu Cánh của vũ trụ, là nguồn cội, nguyên nhân và căn bản phát sinh tất cả những định luật khác của Tạo Hóa. Karma là một định luật chắc chắn, thích hợp hiệu quả vào nguyên nhân nơi các cơi vật chất, trí năng và tâm linh của con người. Không một nguyên nhân nào không phát sinh hiệu quả dù lớn hoặc nhỏ, từ sự xáo trộn của vũ trụ, đến sự vận chuyển của bàn tay bạn, v́ những nguyên nhân tương tự sẽ phát sinh những hậu quả tương tự, Karma, định luật vô h́nh, vô tri ấy điều chỉnh, bằng minh triết, khôn ngoan và vô tư mỗi hiệu quả vào nguyên nhân, lôi kéo nguyên nhân phải phát sinh hiệu quả. Karma bất khả tri nhưng tác động của nó lại được nhận thấy.

 

Vấn: Và đây, một lần nữa là “tuyệt đối”, là “bất khả tri”; điều đó  không sao giải thích nổi các vấn đề của đời sống.

 

Đáp: Trái lại, tuy chúng ta không hiểu Karma tự nó là chi, tinh túy của nó ra sao, nhưng chúng ta biết được động tác của nó như thế nào và có thể định nghĩa phương thức tác động một cách chính xác. Chúng ta không thể am tường nguyên nhân cùng cứu cánh của nó, đúng vậy, nhưng tất cả triết học tân tiến đều chấp nhận nguyên nhân cuối cùng của vạn vật thực sự “bất khả tri”.

 

Vấn: Thông Thiên Học hiến cho ta điều chi để giải quyết nhu cầu hiện tại và khẩn cấp của nhân loại? Làm sao giải thích được nỗi đau khổ khủng khiếp, cảnh nghèo nàn cơ cực đang dày  ṿ “hạng người” được gọi là “hạ đẳng” trong xă hội ?

 

Đáp: Chúng ta hăy đi ngay vào vấn đề: theo giáo huấn của chúng tôi th́ tất cả những điều nguy hại lớn lao trong xă hội – các sự phân chia giai cấp, nam, nữ trong cuộc đời, cũng như phân phối không đồng đều về tài sản, công việc – đều do Karma.

 

Vấn: Cuối cùng, những điều tai hại đó dường như đang tác động trong chúng sinh với ít nhiều sự t́nh cờ, và không có dấu hiệu chi cho biết chắc chắn bao nhiêu Karma tương xứng ?

 

Đáp: Không; v́ chúng chỉ là hậu quả, nên ta không thể định nghĩa rơ rệt để chứng tỏ hoàn cảnh và điều kiện sinh sống đặc biệt của mỗi cá nhân không chi khác hơn là karma bù trừ chính cá nhân đó đă tạo ra trong một kiếp sống trước. Chúng ta không nên quên mỗi nguyên tử phải chịu một định luật tổng quát quản trị trọn thân xác, mà nguyên tử đó tùy thuộc, như thế chúng ta sẽ có một ư niệm rộng răi hơn về định luật Nhân Quả. Bạn biết chăng, sự kết hợp của Karma cá nhân trở thành Karma quốc gia gồm các cá nhân đó, và tổng số quốc gia họp thành Karma thế gian? Nhưng tai hại mà bạn nêu ra không phải bị hạn chế vào cá nhân, hoặc quốc gia mà thôi; chúng c̣n phổ quát nhiều hoặc ít, chính nhờ chiều hướng tương trợ rộng răi mà định luật Karma có được một kết luận chính đáng, vô tư.

 

Vấn: Như vậy,ta có nên hiểu rằng định luật Karma không nhất thiết là định luật cho cá nhân chăng ?

 

Đáp: Chính là điều tôi đang muốn tŕnh bày. Karma không thể quân b́nh sự thăng bằng của quyền năng trong kiếp sống và sự tiến bộ của thế gian mà lại không có một qui luật tác động rộng răi, tổng quát. Sự tương trợ của nhân loại là nguyên nhân của Karma phân phối, được chúng tôi chấp nhận như là một chân lư. Chính nhờ định luật đó người ta t́m ra giải đáp về sự đau khổ tập thể và phương pháp để làm vơi bớt. Vă lại, đây cũng là một định luật huyền môn và không có một người nào có thể vươn lên trên sự bất toàn cá nhân mà đồng thời không t́m cách nâng cao, dù đôi chút cái toàn thể mà họ đang tùy thuộc. Cũng như thế ấy, không ai có thể phạm phải một ḿnh, hay gánh chịu đơn phương hậu quả của tội lỗi. Thật ra, không có sự “Phân chia”; định luật của sự sống không chấp nhận một trạng thái ích kỷ như thế, điều này chỉ có thể hiện tồn trong ư muốn cá nhân mà thôi.

 

Vấn: Không có cách nào tập trung Karma phân phối hay quốc gia để làm dễ dàng sự thực hiện tự nhiên, hợp lư, nhưng tránh khỏi gây ra đau khổ triền miên chăng ?

 

Đáp: Theo thông lệ, và giới hạn thích ứng với thời đại, ta không thể thúc hối hay tŕ hoăn sự thực hiện của định luật Nhân Quả. Và hiện nay tôi chắc chắn chưa đến thời kỳ con người có thể thực hiện điều đó. Bạn hăy nghe bài tường thuật sau đây về sự đau khổ quốc gia, rồi bạn tự vấn xem, nếu ta chấp nhận quyền năng linh hoạt của karma cá nhân, tương đối và phân phối, sự tai hại đó không thể thay đổi hay sửa cải một cách khả quan hơn sao ? Điều tôi sẽ kể sau đây do một vị Pḥ Trợ Quốc Gia viết ra; ngài đă chiến thắng cái Ngă và được tự do lựa chọn, ngài quyết định phục vụ nhân loại chịu đựng tất cả những ǵ mà một phụ nữ có thể chịu đựng về Karma quốc gia. Ngài đă nói: “Vâng, Tạo hóa luôn luôn thốt ra lời, bạn có nghĩ như thế chăng ? Nhưng đôi khi chúng ta lấn át tiếng nói của Tạo hóa. V́ thế đôi khi ta cảm thấy rất thoải mái khi ra khỏi thành phố để đựơc nằm gọn trong ṿng tay của bà mẹ Tạo hóa. Tôi c̣n nhớ một buổi chiều tại Hampstead Heath, chúng tôi đang ngắm nh́n cảnh hoàng hôn. Một bà lăo đến tặng tôi một giỏ hoa rừng từ hôm qua; tôi nghĩ đến vài thân nhân trong gia đ́nh  tại East-end có quyền thưởng thức hơn tôi, thế là sáng nay tôi đă mang giỏ hoa đến một trường học rất nghèo  ở Whitechapel. Nếu bạn thấy được những gương mặt xanh xao của trẻ con vụt tươi sáng lên! Thế là tôi đải vài đứa trong một quán ăn. Quán này ở trong ngỏ hẻm chật hẹp, người ta đang chen chúc, thúc đẩy nhau; mùi thịt cá, mùi thức ăn xông lên khó tả dưới ánh nắng buổi trưa của Whitechapel. Tất cả mùi đó tập trung trong quán ăn. Những miếng thịt dồi giá một cắc bạc, nhưng nhờm gớm v́ bầy ruồi nhặn. Xung quanh, trẻ con đang ŕnh rập vài mảnh thức ăn, một đứa trong bọn có khuôn mặt khôi ngô nhặt hạt anh đào ăn đỡ dạ. Tôi trở lại West, trong người bị dao động và tự hỏi vài khu tại đô thị Luân-Đôn có nên bị nhận ch́m bởi một cuộc động đất, để rồi di chuyển những người đă được giải thoát khỏi sông mê không? Tôi tưởng đến Hampstead  Heath và trầm ngâm mặc tưởng. Nếu nhờ một sự hi sinh nào đó, người ta có thể đạt được quyền năng biến đổi những người ở nơi đây, th́ sự hi sinh đó không có chi lớn lao; bạn thấy chăng cần phải thay đổi HỌ – và làm thế nào thực hiện được điều đó? Trong t́nh trạng hiện tại, họ sẽ không hưởng được điều lợi nào về sự thay đổi chỗ ở, giữa giới lân cận họ vẫn tiếp tục suy đồi. Sự nghèo nàn, tuyệt vọng này bóp nát tim tôi; sự mất nhân cách là nguồn gốc mà cũng là kết quả. Ví như cây đa, mỗi cành mọc rễ và sanh ra cây non. Cảm tưởng đó và quang cảnh nhàn hạ của Hampstead thật khác biệt nhau biết bao. Là huynh đệ của những người khốn khổ vừa kể, chúng tôi về Hampstead Heath để lấy lại sức lực hầu giải thoát cho Whitechapel”.(chữ kư của một người rất đáng được kính nễ).

 

Vấn: Đây là một bức thơ vừa đẹp vừa buồn, tŕnh bày rành rẽ sự phát lộ khủng khiếp của cái gọi là “cộng nghiệp và phân phối”. Nhưng than ôi, tôi nghĩ không hi vọng chi để cải thiện tức khắc, nếu không do hậu quả của một cuộc động đất, hoặc một thiên tai nào khác.

 

Đáp: Chúng ta lấy quyền ǵ để suy tưởng như vậy, khi phân nửa nhân loại c̣n có phương cách cải thiện ngay sự thiếu thốn khiến cho đồng bào của họ phải đau khổ? Khi mỗi cá nhân đóng góp vào lợi ích của toàn thể, bằng cách chia sớt, tiền bạc, công việc, tư tưởng tươi đẹp, lúc đó và chỉ có lúc đó thôi, cán cân Karma quốc gia sẽ được thăng bằng. Từ đây đến đó, chúng ta đừng viện lư lẽ ǵ để cho rằng chẳng có một kiếp sống nào trên cơi trần không được Tạo hóa chấp nhận. Các linh hồn anh dũng, các Đấng Cứu rỗi của Giống dân và Quốc gia chúng ta có bổn phận t́m hiểu nguyên nhân bất b́nh đẳng của áp lực Karma phân phối và cố gắng triệt để thăng bằng hóa cán cân quyền lực, nhờ đó sẽ cứu được các dân tộc khỏi một thiên tai luân lư, ngàn lần nguy hại hơn là thiên tai vật chất mà bạn đă quan niệm như là phương tiện duy nhất để cháâm dứt sự khốn đốn dồn dập.

 

Vấn: Đúng lắm, nhưng xin bà hăy diễn tả cách nào để giúp tôi hiểu rơ phần tổng quát của định luật Karma nầy ?

 

Đáp: Karma là định luật điều chỉnh lại, luôn luôn có khuynh hướng tái lập lại sự mất thăng bằng trong thế giới vật chất cũng như sự điều ḥa bị xáo trộn trong thế giới tâm linh. Đặc biệt Karma luôn luôn tác động bằng cách này hay cách khác để tái lập sự điều ḥa, ǵn giữ mức thăng bằng, nhờ vậy Vũ trụ mới hiện tồn.

 

Vấn: Xin bà kể cho một thí dụ.

 

Đáp: Tôi sẽ kể một thí dụ dứt khoát. Vậy bạn hăy tưởng tượng một cái ao, một viên đá rơi vào mặt nước ao làm nổi những gợn sóng rung động lăn tăn trên mặt nước, rồi lan dần và sau cùng im lặng trở lại đúng như điều nhà vật lư học gọi là định luật tiêu tan của năng lực. Cũng giống như thế, mọi tác động trên tất cả các cơi gây xáo trộn sự điều ḥa toàn hảo của Vũ trụ. Các sự rung động như thế, giả thiết xảy ra trong một môi trường bị hạn chế th́ sự chuyển động vẫn tiếp tục tới lui cho đến khi sự thăng bằng được tái lập. Vậy một xáo trộn khởi hành từ một điểm riêng biệt; dĩ nhiên sự thăng bằng và sự điều ḥa chỉ có thể tái lập do sự trở lại của tất cả động lực huy động vào chung một điểm khởi hành. Đây là bằng chứng về hậu quả của hành động và tư tưởng mà một người phải phản ứng lại chính họ với một động lực đồng cân với động lực đă gây ra chúng. 

 

Vấn: Nhưng tôi không thấy một luân lư nào trong định luật đó. Đối với tôi, công thức này tương tợ với định luật vật lư đơn giản qui định tác động và phản động bằng nhau và hành động ngược chiều với nhau.

 

Đáp: Tôi không lạ chi về điều bạn nói, người Tây Phương có thói quen thâm niên nh́n sự công bằng và  bất công, điều thiện và điều ác như là một qui luật độc đoán do con người lập ra, hoặc do một Thánh linh cá nhân, bắt buộc họ phải chấp nhận. Tuy nhiên, Thông Thiên Học chúng tôi cho những từ  như “Thiện”, “Điều ḥa”, cũng như “Aùc”, “Bất Điều ḥa” tương đối là những từ đồng nghĩa. Vă lại, chúng tôi khẳng định nỗi đau khổ là kết quả của sự thiếu vắng Điều ḥa và nguyên nhân duy nhất, khủng khiếp của sự xáo trộn Điều ḥa là tính ích kỷ dưới bất cứ h́nh thức nào. Bởi thế Karma giáng xuống mỗi người hậu quả thực sự về hành động riêng của họ, mà không đếm xỉa ǵ tánh t́nh đạo đức của cá nhân đó. Nhưng v́ nhận lănh món nợ về mọi điều đă suy tưởng, hành động, dĩ nhiên Karma sẽ giúp họ trả xong mọi điều đau đớn đă gây ra và c̣n giúp họ gặt hái trong niềm vui tươi những quả lành hạnh phúc, điều ḥa mà họ đă ra công đóng góp. Để soi sáng bạn về đề tài này, tôi không làm sao khác hơn là kể ra đây vài đoạn trích trong sách vở Thông Thiên Học mà chúng tôi đă có một ư niệm chính xác về Karma.

 

Vấn: Xin bà giúp tôi; v́ văn chương Thông Thiên Học im lặng về vấn đề này.

 

Đáp: Trong giáo lư của chúng tôi, thuyết Nhân Quả khó giải thích nhất. Nhưng đây là lời biện bác của một tín đồ Cơ Đốc vừa gởi đến chúng tôi:

“Nếu chấp nhận các điều giáo huấn của Thông Thiên Học thích hợp với Chân lư và “con người phải là kẻ cứu rỗi cho chính ḿnh, tự chiến thắng ḿnh và đàn áp điều quấy phát sinh từ bản tánh nhị nguyên, th́ hầu như để đạt sự giải thoát linh hồn cho họ” – th́ họ phải làm chi sau khi họ đă tự cảnh giác và thoát khỏi điều quấy trong một phạm vi nào đó? Họ làm sao chiếm đoạt sự giải thoát dung tha hoặc hủy diệt điều quấy đă phạm phải “.

Về câu hỏi này, ông J. H. Connelly trả lời rất chính xác rằng người ta không làm sao “cho đầu xe hỏa Minh Triết chạy được trên đường rầy Thần học”. Ông c̣n nói thêm: “khả tính thoát khỏi trách nhiệm cá nhân không thuộc về khái niệm của Minh Triết. Theo đức tin đó, th́ khoan dung “hoăïc hủy diệt điều quấy đă phạm phải” không thể thực hiện khác hơn là trừng phạt tương xứng kẻ phạm lỗi, và bằng cách tái lập điều ḥa do hành động sai quấy đă gây xáo trộn. Điều quấy là kết quả của hành động, trong lúc bao nhiêu người khác phải chịu đau khổ về hậu quả của hành động đó, th́ chính họ mới có thể làm tiêu tan điều quấy được.

Trường hợp giả thiết kể trên, . . .con người “được thức tỉnh và giải thoát khỏi điều quấy trong một phạm vi nào đó” họ tự nhận hành động của ḿnh và xứng đáng nhận lănh sự trừng phạt. Tâm thức này dẫn khởi nơi họ tinh thần trách nhiệm cá nhân; nó sẽ mạnh mẽ nếu họ “thức tỉnh” và “giải thoát” nhiều hơn. Vậy th́, chính trong lúc họ đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần trách nhiệm cá nhân đó, người ta lại khuyến khích họ nên chấp nhận giáo lư của sự dung tha tội lỗi.

Người ta cũng khuyên họ phải hối cải nhưng không có điều chi giản dị bằng sự thực hiện. Đây là bản tánh ươn hèn dễ mến của nhân loại, v́ con người có khuynh hướng tiếc rẻ điều quấy đă phạm khi được người nhắc nhở, hoặc chính họ đă bị đau khổ hay hưởng lợi về điều quấy đó. Tuy nhiên khi đào sâu cảm giác tiếc rẻ này ta có thể phát giác do nhu cầu xúi dục ta để đạt những mục tiêu ích kỷ hơn là chính điều quấy. Tư tưởng ném gánh nặng tội lỗi vào “chân thập tự giá” có vẻ quyến rủ đến đâu, người sinh viên Minh Triết cũng không thể chấp nhận. Thật vậy, họ không hiểu tại sao người đă phạm tội lại được khoan dung hủy bỏ mọi điều hung ác quá khứ, họ cũng không hiểu v́ sao sự ăn năn và một đời sống gương mẫu kể từ đó (sau lúc phạm tội) lại cho họ có quyền tránh được định luật phổ quát và quản trị sự liên đới giữa nguyên nhân và hiệu quả. Kết quả hành động sai quấy của kẻ phạm tội vẫn duy tŕ, sự đau khổ do bản tánh hung ác của họ đă gây ra cho kẻ khác chưa được xoá bỏ. Sinh viên Minh Triết ghi nhận, không những người phạm tội mà c̣n cả các nạn nhân trong vấn đề cần giải quyết những hậu quả của điều quấy gây ra cho người vô tội.

Điều quấy là sự vi phạm định luật điều ḥa quản trị vũ trụ và kẻ xúc phạm định luật phải nhận chịu sự trừng phạt. Đấng Christ cảnh cáo chúng ta: “Kể từ nay, ngươi chớ nên tái phạm, ta e sẽ xảy ra điều tệ hại hơn cho ngươi”; Thánh Paul có nói: “Các anh nên làm việc để cứu rỗi các anh. Con người gieo cái chi sẽ gặt cái ấy”; ngài diễn tả một câu rất đẹp đă được ghi từ lâu trong kinh Puranas: “mỗi người sẽ gặt hái hậu quả của hành động riêng biệt của ḿnh”.

Đây là nguyên lư của định luật Karma được giảng dạy trong Thông Thiên Học. Trong “Phật giáo bí truyền” ông Sinnett định nghĩa Karma là “một định luật về nguyên nhân đạo đức”. Nhưng bà Blavatsky diễn tả đúng hơn khi gọi Karma là “định luật của sự đền bù”. Karma là quyền năng huyền nhiệm nhưng công bằng đang hướng dẫn ta một cách chắc chắn. Do con đường vô h́nh từ lỗi lầm đến trừng phạt”. Nhưng c̣n hơn thế, Karma ban thưởng chắc chắn, rộng răi, xứng đáng cũng như trừng phạt lỗi lầm. Là kết quả của mọi hành động, tư tưởng lời nói; chính nhờ Karma con người tự kiến tạo đời sống, hoàn cảnh. Triết lư Đông phương từ khước ư niệm mỗi linh hồn mới được sáng tạo cho mỗi đứa trẻ sinh ra tại trần gian, và tin tưởng về một số lượng hạn chế các Chân thần, chúng tiến hóa hoàn hảo do sự đồng hoá của nhiều phàm ngă tính  khác nhau: sản phẩm của karma. Chính nhờ Karma và Luân hồi mà Chân Thần nhân loại trở về nguồn cội cũ: - thần tính tuyệt đối .

Trong tác phẩm “Luân hồi”, ông E. D. Walker giải thích như  sau:

“Tóm lại, giáo lư Karma dạy rằng hành động kiếp trước tạo ra chúng ta ngày nay, và hành động hiện tại sẽ kiến tạo ta trong các kiếp vị lai. Không có một định mạng nào chờ đợi ta, ngoài cái mà chính ta tự quyết định. Không có một sự cứu rỗi cũng như sự đày đọa nào mà tác giả không là ta … Nếu Karma không che giấu một hành vi tội lỗi nào, th́ nó cũng buộc ta phải cương quyết, mạnh mẽ, chính v́ thế mà những ai có bản tánh yếu đuối không chào đón niềm nở Karma bằng chào đón giáo lư của tôn giáo hứa dung tha tội lỗi, khoan dung và cải tôn lúc hấp hối . . .Trong lănh vực của công bằng vĩnh cửu, sỉ nhục và trừng phạt đi kèm bên nhau và chỉ trở thành một biến cố duy nhất mà thôi, thực ra người ta không thể phân biệt giữa hành động và hậu quả sẽ xảy ra … Chính Karma hay nói cách khác, các hành động cũ của ta mang ta trở lại cơi trần. Nơi cư ngụ của Chân linh  thay đổi tùy theo Karma của nó, và Karma này v́ biến đổi luôn do đó không chấp nhận một kỳ gian dài trong điều kiện tương tợ. Ngày giờ nào hành động của chúng ta c̣n do căn nguyên của ích kỷ và vật chất quản trị th́ hiệu quả của nó c̣n biểu lộ bằng sự tái sinh vật chất, v́ chỉ khi nào con người hoàn toàn diệt trừ tính ích kỷ th́ mới có thể thoát khỏi sức hấp dẫn mănh liệt của đời sống vật chất. Thật ra ít có người đạt được tŕnh độ đó, nhưng đây mới là mục đích của nhân loại. Tác giả có kể một đoạn của giáo lư bí truyền: những ai tin có Karma đương nhiên tin vào định mệnh mà mỗi người từ lúc sinh đến lúc chết đă dệt từng sợi chỉ chung quanh ḿnh giống như  con nhện kéo màn lưới. Định mệnh này do tiếng nói thiêng liêng của nguyên mẫu vô h́nh hướng dẫn hoặc bởi con người nội tâm hay trung giới của ta c̣n mật thiết hơn, nhưng thường là của các thực thể được nhục hóa mà ta gọi là con người. Cả hai đều dẫn dắt con người ngoại cảnh, nhưng cái này phải chiến thắng cái kia. Ngay vào bước đầu của cuộc tranh đấu vô h́nh th́ Karma: định luật nghiêm khắc bất di dịch khởi sự tự thực hiện triệt để theo từng giai đoạn của cuộc đấu tranh. Bao giờ sợi chỉ sau cùng được dệt xong, con người bị bao vây trong màn lưới của ḿnh tạo ra và lúc ấy con người nhận chịu hoàn toàn dưới ảnh hưởng của định mệnh mà chính ḿnh là tác giả… Một nhà Huyền học hoặc một triết gia không nói đến ḷng trắc ẩn hay sự hung ác của thiên mệnh, mà chỉ đồng hóa Ngài với Nữ Thần Karma –Némésis; theo họ, Nữ Thần giữ lại những người thiện, phù trợ họ trong kiếp này cũng như trong những kiếp vị lai, trái lại, Nữ Thần trừng phạt kẻ hung bạo – cho đến kiếp tái sinh thứ bảy – nghĩa là cho đến khi nào hiệu quả của sự bất điều ḥa gây ra cho một nguyên tử nhỏ nhít của thế giới thăng bằng vô tận được điều chỉnh. V́ sắc lệnh duy nhất của Karma – sắc lệnh của vĩnh cửu, bất di dịch – là sự điều ḥa tuyệt đối trong cơi giới vật chất cũng như chân linh. Karma không thưởng không phạt, chính chúng ta tự thưởng tự phạt tùy sự hợp tác chung với Tạo hóa hành động thuận chiều hay vi phạm định luật ảnh hưởng sự điều ḥa. Đường lối của Karma không khó t́m, nếu con người chịu làm việc trong sự kết hợp, điều ḥa thay v́ chia rẽ, đấu tranh. Bởi  vô minh chúng ta không biết Karma – một số người gọi là đường lối tối tăm khó ḍ của Thiên mệnh, một số khác cho là tác động của thuyết định mệnh mù quáng, số người c̣n lại cho Karma là tác động t́nh cờ không do thần thánh hay ma quỷ nào dẫn dắt cả – Karma chắc chắn sẽ tan biến nếu chúng ta ghép hậu quả vào nguyên nhân thực sự của chúng.

Thật là lạ lùng trước điều bí mật này, và là công tŕnh riêng của chúng ta, cũng như đời sống mà chúng ta không sao giải quyết được. Nhưng thật ra không một tai họa nào, không một ngày xui xẻo nào, không một sự bất hạnh nào trong kiếp sống của chúng ta mà không do hành động của riêng ta trong kiếp này hoặc kiếp trước… Định luật Karma xen lẫn phức tạp với định luật Luân hồi… Chỉ có giáo lư đó mới có thể giải thích sự bí mật của thiện và ác, mới ḥa giải giữa con người với sự bất công khủng khiếp của cuộc đời. Không có điều chi ngoài giáo lư vừa kể có thể làm êm dịu cảm giác của ta về sự công bằng. Một người không hiểu giáo lư cao thượng này, nh́n chung quanh toàn là sự bất b́nh đẳng về sanh sản, tiền tài, thông minh, năng khiếu; kẻ ngu xuẩn phóng túng lại được giàu sang phú quí từ lúc mới chào đời, c̣n người gần họ nhất, mặc dù đầy đủ thông minh, có nhiều đức tánh cao thượng – xứng đáng nhận lănh hạnh phúc hơn – lại phải chịu tàn suy v́ thiếu sự giúp đỡ và t́nh thân ái; họ trông thấy tất cả điều đó và chỉ c̣n lấy mắt nh́n xem biết bao khổ đau không xứng đáng, trong lúc khắp nơi vang lên tiếng rên siết thê lương làm tan nát cơi ḷng, th́ chính sự hiểu biết về Karma mới có thể ngăn họ không nên nguyền rủa cuộc sống, người đời cùng Đấng Hóa Công…

Định luật này dù ư thức hay vô ư thức không có vấn đề tiền định cho cái chi hoặc cho ai cả. Nó hiện tồn thật sự trong vĩnh cửu v́ tự nó, chính là sự vĩnh cửu, như thế không một hành động nào có thể sánh với vĩnh cửu, không thể bảo chính nó động tác v́ tự nó là hành động. Nó không là lượn sóng nhận ch́m con người, nhưng là hành động cá nhân của kẻ vô phước tự đặt ḿnh  dưới tác động vô ngă của định luật quản trị sự vận chuyển của đại dương. Karma không sáng tạo cái chi và cũng không thành lập một kế hoạch nào cả. Chính tự con người phát sinh và sáng tạo nguyên nhân; định luật Nhân Quả chỉ điều chỉnh hậu quả; sự điều chỉnh này không là một tác động,mà là sự điều ḥa phổ quát luôn luôn có khuynh hướng trở lại điều kiện nguyên thủy, giống như một cành cây bị uốn cong quá mạnh, tự quật trở lại với một sức mạnh tương đương. Nếu cành cây đập găy cánh tay của kẻ cố sức uốn cong ngoài vị trí tự nhiên của nó, chúng ta có bảo tại cành cây đập găy cánh tay, hay sự điên rồ của con người là nguyên nhân của tai nạn đó?  Karma không bao giờ thử tiêu diệt tự do trí tuệ và cá nhân, như vị Thánh linh mà tín đồ Độc thần giáo đă làm. Sắc lệnh của Nhân Quả không bị bóng tối bao phủ hầu ném con người vào sự âu lo, kẻ nào dám ḍ xét sự bí mật của Nhân Quả không bao giờ bị trừng phạt. Trái lại, kẻ đó giúp ích cho nhân loại nhờ sự nghiên cứu, tham thiền, khám phá con đường phức tạp tối tăm, rọi vào một ánh sáng mà biết bao người phải chịu chết v́ không sao thoát khỏi mê lộ của cuộc đời. Trong vũ trụ biểu hiện, Karma là định luật tuyệt đối, vĩnh cửu; vậy chỉ có một cái Tuyệt Đối, một nguyên nhân vĩnh cửu duy nhất luôn luôn hiện diện, người nào tin tưởng Karma, không thể bảo là kẻ vô thần hoặc duy vật, chớ đừng nói chi là kẻ cuồng tín; đối với hiệu quả của nó trong thế giới hiện tượng, Karma là một với cái Bất khả tri và nó chỉ là một trong các trạng thái”. Trong quyển “Mục đích của Thông Thiên Học” Bà P. Sinnett, một tác giả hữu danh có viết: “Mỗi cá nhân tạo Karma tốt hay xấu do hành động, tư tưởng trong đời sống hằng ngày, đồng thời họ phải trả Karma của kiếp nhục hóa trước đó. Có người mắc bệnh từ lúc mới sinh, ta có thể xác nhận đây là kết quả tất nhiên tiếp theo nguyên nhân do chính họ tạo ra trong một kiếp trước. Người ta có thể lư luận rằng những bệnh tật đó do di truyền, thế nên chúng không liên quan chi đến kiếp quá khứ, nhưng chúng ta nên nhớ chính Chân ngă, con người đích thực, cá thể tính  không có căn nguyên tâm linh nơi cha mẹ đă sinh ra xác thân, nhưng nó bị thu hút bởi sự tương quan mà kiếp sống trước đă tạo ra xung quanh nó theo trào lưu và lôi cuốn nó khi giờ đă điểm, nó được tái sinh vào một gia đ́nh thích hợp nhứt cho sự phát triển khuynh hướng. Giáo lư Karma giúp ta thấu triệt chân lư, tiến đến một đời sống cao thượng, tốt đẹp hơn nếu được hiểu biết chính chắn. Chúng ta nên nhớ rằng do hành động, tư tưởng sẽ phát sinh chắc chắn nhiều hậu quả ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến tương lai của ta và quan trọng hơn nữa của đồng bào ta. Nếu tội lỗi về sự ủy nhiệm hoặc thiếu sót chỉ ảnh hưởng cho chính ta thôi th́ hậu quả của Karma sẽ không quan trọng lắm. Mỗi hành động, mỗi tư tưởng trong đời sống sẽ gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho người khác trong gia đ́nh nhân loại; vậy cá nhân muốn đạt hạnh phúc tiến bộ trong tương lai phải có cảm t́nh  nồng nhiệt về công bằng luân lư và bác ái. Khi một tội lỗi đă phạm, một tư tưởng chẳng lành được ghi vào thể trí, chúng ta đành nhận chịu – không có sự ăn năn hối căi nào có thể xóa tan những kết quả vị lai được. Nếu thành thật hối căi con người sẽ không c̣n tái phạm, nhưng chẳng bao giờ giải thoát họ khỏi hậu quả của tội lỗi đă vi phạm, chắc chắn con người phải trả trong kiếp này hoặc kiếp sau”.