trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

TIỂU SỬ

 

Bà Blavatsky| Ông Olcott |Ông Leadbeater
                        
                

 Tiểu sử Bà Helena Petrovna Blavatsky

       (1831-1891)

Bà H.P.Blavatsky là huyền bí gia đại tài trong lịch sữ văn minh Âu Tây.  Bà cũng là sứ giả trực tiếp của các vị Chân-Sư ngự nơi dăy núi Hy Mă Lạp Sơn.

Bà sanh ngày 11 tháng 8 năm 1831 (theo lịch cũ của Nga nhằm 31 tháng 7) tại Ekaterinoslav, Ukraine, Nga quốc, con Đại tá Peter Alexeyevich von Hahn và bà Helena Andreyevna, nhủ danh De Fadeyev, tiểu thuyết gia danh tiếng đă sớm qua đời.  Ông bà ngoại của Bà là Nghị viên Hội-đồng Tư-vấn Andrey Mihailovich de Fadayev và Công chúa Helena Pavlovna Dolgorukov đă chămlo giáo dục Bà tại Saratov và Tiflis thuộc vùng Caucase.  Khi c̣n trẻ, Bà thường theo phụ thân du-lịch miền Tây Aâu.  Từ lúc ấu thơ, Bà được trời phú cho tánh nhạy cảm phi thường về tâm linh.  Năm 1849, Bà kết hôn với viên quang Nikifor Vassilyevich Blavatsky, lớn tuổi hơn Bà rất nhiều.  Sau đó Bà từ hôn.  Trong hai năm 1849, 1850 Bà đi viếng Thổ Nhỉ Kỳ, Hy Lạp, Pháp.  Bà gặp Sư Phụ của Bà tại Luân Đôn năm 1851.  Cuối năm đó, Bà đi tàu sang Canada, rồi xuống New Orlean (Hoa Kỳ), Mexico, Nam Mỹ, đoạn về Tích Lan và Ấn Độ năm 1852.  Bà tiềm thế vào Tây Tạng nhưng thất bại.  Năm 1853, Bà sang Java rồi trở về Anh Quốc.  Mùa hè 1854, Bà lại trở qua Hoa Kỳ, vượt ngang dăy núi Rockies với đoàn người di cư, Bà sang viếng Nam Mỹ một lần nữa.  Cuối năm 1855, Bà đi ngă Nhật bản qua Ấn độ, viếng Kashmir, Ladakh, một vài nơi ở Tây tạng và miến điện trong hai năm 1856-1857.  Năm 1858, Bà sang Âu Châu, đi ngang Java.  Bà ở lại Pháp và Đức ít lâu rồi trở về Nga quốc đến Pskov đêm Chúa Giáng Sinh 1858.  Đầu năm 1860, Bà qua Caucase du hành với dân bổn sứ và ở tại đó đến cuối năm 1863.  Nơi đây Bà kinh nghiệm, trải qua những cuộc thử thách khắc nghiệt về vật chất và tâm linh, sau cùng Bà hoàn toàn chủ tŕ được quyền năng  thần bí của Bà.  Mùa thu năm 1863, Bà lại rời nước Nga, đi du lịch ở Balkans, Ai Cập, Syrie, Ư, từ năm 1863-1866, trong thời gian này Bà có ở Tây Tạng.  Năm 1867, Bà trở về Ư rồi viếng miền Nam nước Nga trong một thời gian ngắn.  Bà hiện diện  ở trận chiến Mentana ngày 3-11-1867 và bị thương.  Cuối năm 1868, Ba đi Ấn Độ, và viếng Tây Tạng với Sư Phụ Bà.  Bà trở về Hy Lạp năm 1870, đáp tầu sang Ai Cập và bị đắm tàu gần Spezzia.

 

Trong khoảng thời gian 1871-72, Bà định cư tại Caire và rán sức thành lập một Hội Thần-linh nhưng Bà thất bại.  Bà liền bỏ đi du lịch ở Syrie, Palestine, Lebanon.  Năm 1872, Bà trở về ở ít lâu tại Odessa.  Sau đó Bà đi viếng vài nước Đông Âu rồi sang Paris mùa xuân năm 1873.  Nơi đây, Bà được linh Thầy dạy phải sang New York.  Bà đến nơi nhằm ngày 7 tháng 7.  Bà gặp Đại tá Henry Steel Olcott ngày 14-10-1874, nơi trang trại Eđy ở Chittenden, tiểu bang Vermont.  Cuối năm 1874, Bà khởi đầu sự nghiệp văn chương của Bà, viết bài bênh vực sự thật về những hiện tượng thần linh.

 

Ngày 7-9-1875, Bà thành lập Hội T.T.H. chung với Đại tá Olcott, ông William Q. Judge và vài người khác.  Bài diễn văn khai mạc Hội được Đại tá Olcott đọc ngày 17-11-1875.  Vào mùa thu 1887, Bà xuất bản quyễn sách đầu tiên của Bà, quyễn Nữ Thần Isis được tiết lộ và nhập tịch dân Hoa Kỳ ngày 8-7-1878.  Qua 17-12-1878, Bà sang  độ với đại tá Olcott và ở tại Bombay.  Đến tháng 10-1879, Bà phát hành tờ tạp chí đầu tiên của Bà là tờ Người Thông Thiên Học, kết quả mang lại sự phát triển nhanh chóng cho công việc bành trướng T.T.H. tại Ấn độ từ năm 1879 đến năm 1883.  Tháng 12-1882, Bà dời Hội quán Trung ương về Adyar, Madras.  Bà sang Âu châu ngày 20-2-1884 với Đại tá Olcott, ông Mohini và vài người khác.  Sau khi thăm viếng thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, bà về ở tại Paris, viết bộ sách Giáo lư bí truyền.  Bà sang viếng Luân đôn một thời gian ngắn rồi dời về Elberfeld, Đức quốc vào mùa thu năm 1884, trong lúc đó vụ âm-mưu phản bội của vợ chồng Coulomb ở Adyar nổ bùng lên.  Tháng 10-1884, Bà trở lại Luân đôn, liền sau đó đáp tàu qua Ấn độ, về đến Adyar ngày 21-12-1884.  Qua tháng 2-1885 Bà đau nặng, nhờ Sư Phụ cứu khỏi.  Ngày 31-3-1885, Bà đi tàu qua thành Naples (Ư) rời Ấn độ lần cuối cùng.  Sau khi dừng lại Torre del Greco một thời gian ngắn, Bà về nụ tại Wiirzburg, Đức quốc, nơi đây Bà viết một phần lớn quyễnGiáo lư bí truyền.  Tháng 7-1886, Bà dời qua Ostende, trên đường đi, Bà ghé thăm Elberfeld.  Ở Ostende, Bà tiếp tục công tŕnh viết sách của Bà.  Tháng 5-1887, Bà dời nhà về Luân đôn, thành lập Chi bộ Blavatsky và xuất bản tờ tạp chí thứ hai của Bà, tờ Lucifer vào tháng 9 năm đó.  Cuối thu 1888, Bà cho in quyễn Giáo lư bí truyền.  Cùng một năm này Bà sáng lập Trường Bí-giáo và viết tập Giáo Huấn.  Năm 1889, Bà xuất bản quyễn Ch́a Khóa T.T.H. và Tiếng Nói Vô Thinh.  Năm 1890, Bà thành lập trụ sở trung ương Âu châu của Hội T.T.H. tại số 19, đại lộ Luân đôn.

 

Nơi đây, Bà từ trần ngày 8-5-1891 giữa lúc đảm đang công việc nặng nhọc.  Xác thể Bà được hỏa táng tại Woking, Surrey, Anh quốc.

                            Tiểu sử

          Ông  Henry Steel Olcott   (1832-1907)

                Bà Blavatsky   Ông Olcott  Ông Leadbeater
                   

Ông Henry Steel Olcott cùng với Bà H.P. Blavatsky là sáng lập viên Hội T.T.H. và là vị Hội Truởng đầu tiên của Hội.  Ông sanh ngày 2-8-1832 tại Orange, tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ, truởng nam của một gia đ́nh 6 con.

          Khi c̣n thanh niên, ông chăm chú thí nghiệm về canh nông.  Năm ông 23 tuổi, ông được thế giới chú ư về công việc trồng trọt của ông tại trại canh nông khoa học gần Newark, N. Jersey.  Sự thành công của ông mang đến cho ông chức vụ Giám đốc một sở canh nông ở kinh đô Washington và giáo sư nông nghiệp tại đại học đuờng Athens, Hy lạp.  Nhưng ông từ chối, ở lại quê nhà sáng lập trường dạy nghề nông gần Mont Vermon, hướng dẫn sự thí nghiệm về cách trồng lúa miến và phát hành quyễn sách đầu tiên của ông: Lúa miên và mía Trung hoa.  Phi châu.  Năm 1860, ông lập gia đ́nh, qua năm 1862 đầu quân vào trận giặc Nam Bắc phân tranh tại Hoa Kỳ và ông bị thương năm 1865.      Ông là người can đảm phi thường, về thể chất cũng như đạo lư.  Khi lành bịnh, ông được mời làm Giám sát chống tham nhủng, hối lộ.  Năm 1868, ông được phép của Ṭa án và sau khi chiến tranh chấm dứt, ông tiếp tục hành nghề luật sư dân sự cho đến năm 1874.  Trong thời gian nầy, ông nghiên cứu về Thần-linh học và ấn hành quyễn sách thứ nh́ của ông: Những người bên kia thế giới.  Chính tại Chittenden, nơi trại Eddy, ông hội kiến bà H.P. Blavatsky và từ đó về sau hiến ḿnh phụng sự cho Quần Tiên Hội.  Ông xem bà H.P. Blavatsky như một người bạn chí thân, một sư tỷ hướng dẫn ông trên đường Đạo với một quyền lực dũng mănh, và với một sự minh triết tuyệt vời.  Cùng với bà H.P.B., ông thành lập Hội T.T.H. tại Nữu ước năm 1875 và được bầu làm hội trưởng vĩnh-viễn.  Từ đó cho đến ĺa trần, Hội T.T.H. là công việc lo lắng thứ I của ông, ông giữ ǵn Hội một cách kỹ càng, đem hết sức lực và tài tổ chức, điều hành, kinh nghiệm của ḿnh bồi đắp và phát triển Hội.  Ông hết ḷng tin tưởng Hội là một vận hà xuyên qua nó, các đấng Chơn Sư Minh-triết có thể phá tan sự đam mê vật chất của thời đại và đánh thức bản tánh thiêng liêng nơi con người.  V́ mục đích đó, nên sau khi dời Hội sang Ấn-độ, ông đi khắp xứ nầy diễn thuyết truyền bá T.T.H., quyết tâm bày tỏ cho con người thấy rằng ḿnh có thể sống chung với những kẻ khác trong sự hiểu biết và t́nh huynh đệ, mặc dầu tôn giáo, tín ngưỡng, chủng tộc khác nhau.   Ông đi khắp Âu châu, Nam Mỹ, Trung hoa, Nhựt bổn và 3 lần trở về Hoa Kỳ, mục đích phổ biến giáo lư.

          Năm 1882, Hội quán T.T.H. tại Bombay dời về Adyar, tiền mua nhà đất nầy hầu hết do công tŕnh của ông và bà H.P.B.

Ông qui-y đạo Phật năm 1880 và ngay sau đó việc chấn hưng Phật giáo, lập Trường Phật học, liên hợp các môn phái Phật tử Miến điện, Thái-lan và Tích-lan dự hội nghị Nam tông, tŕnh bày 14 điều tín ngưỡng chánh yếu của Phật giáo.  Tài liệu nầy giúp cho sự ḥa hợp giữa Nam tông và Bắc tông.  Ông viết và xuất bản quyển Phật giáo đại cương, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng.  Ông vẽ cờ phật giáo dựa theo 6 màu của hào quang Đức Phật và vận động với chánh phủ Anh lấy ngày Phật đản làm ngày lễ chánh thức tại Tích lan.  Ông cũng giúp vào việc phục hưng Hỏa giáo và Ấn độ giáo, mở nhiều trường học Ấn độ, lập trường học miễn phí đầu tiên cho trẻ con cùng đinh.  Trường nầy ngày nay được hơn 800 trẻ em, ở gần cổng chánh Hội T.T.H. tại Adyar.  Để tỏ ḷng quí mến Đại tá Olcott, giai cấp Bàlamôn nhận ông vào hàng ngũ họ.

          Ông cũng là người tổ chức triển lăm đầu tiên thổ sản Ấn độ, khuyến khích họ canh tác và tiêu thụ sản phẩm của ḿnh thay v́ dùng đồ nhập cảng.  Chính ông lập ra thơ viện Adyar vào cuối năm 1886 và thu thập nhiều tài liệu quí giá.  Có lần, ông cũng dùng nhân điện để chữa bịnh nhưng Sư Phụ ông khuyên ông chấm dứt để dành sinh lực làm tṛn nhiệm vụ hội trưởng.

          Trong 32 năm điều khiển Hội, trải qua nhiều nỗi thăng trầm, Đại tá Olcott vẫn giữ nguyên một ḷng dũng cảm, thản nhiên.  Ông hết dạ trung thành với Bà H.P.B., đứng lên bênh vực Bà mỗi khi Bà bị công kích, phản bội.  Chơn Sư ông nói rằng: Olcott là người không bao giờ hỏi mà chỉ vâng lời, ông v́ quá mức nhiệt thành mà phạm lầm lỗi song luôn luôn sẵn sàng sửa lỗi dầu cho phải tự hạ ḿnh đến đâu

          Mười sáu năm sau khi Bà H.P.B. qua đời, ông Olcott một ḿnh tiếp tục công tŕnh xây đắp Hội T.T.H. thành một vận hà hữu hiệu cho các đấng Chơn sư giúp đỡ cơi trần.  Từ đầu cho đến cuối ông lúc nào cũng vui vẻ, hiến dâng ḷng tận tâm của ḿnh, sức khỏe, năng lực, quyền lợi thế gian và tinh thần quyến trong gia đ́nh.

          Năm 1906, trên chuyến tàu trở lại Adyar sau khi về thăm quê hương lần chót, Đại tá H.S. Olcott phát bịnh năm sau ông từ trần tại Adyar ngày 17-2-1907.  Ngôi mộ chứa đựng nắm tro tàn được dựng lên đằng sau đền thờ Phật giáo, giữa vườn dừa yên tịnh của Hội quán Trung-ương.                 

                                                 

                                    TIỂU S
                 
                    Ông   Leadbeater      
                           
Một nhà huyền bí học trứ danh
                             
                           
Bà Blavatsky
|  Ông Olcott  | Ông Leadbeater

                                                                           

   Charles Webster Leadbeater sanh ngày 17-2-1847, là một nhà đạo học cao thâm và có tư cách đặc biệt để đào luyện những thi sinh có thể trở thành đệ tử tiên gia.

    Ông C.W.L. có kể lại trong truyện. Mùi hương Ai cập cảnh ngộ ông nhờ hồn ma mà được thoát nạn và do đó, ông thâu thp được những kinh nghiệm cần yếu cho bước đường tu luyện của ông ở kiếp nầy.  Nếu không nhờ những kinh nghiệm đó th́ chắc chắn là cuộc đời của ông sẽ xoay theo một chiê ù  hướng khác.

     Khi ông gặp được Đức Bà H.P.B. th́ Đức Bà liền khởi sự huấn luyện ông theo qui luật huyền bí một cách hết sức nghiêm khắc.  Ông ĺa bỏ gia đ́nh và những mối thâm giao cố kết trong 35 năm trời để theo Đức Bà sang Aán độ.  Trong khoảng thời gian ở trên tàu để đi đến xứ lạ lần đầu tiên, ông trải qua một thời kỳ thử ḷng hết sức gay go.  Ông vốn là người Anh rặc-ṇi nên rất nhạy cảm và câu nệ về lễ phép xă giao mà Đức Bà lại không kể, mỗi khi ông nói ra điều ǵ là Đức Bà nặng lời quở trách ông từ chút.  Ông càng gắng sức lần kế đó để tránh cho lời nói khỏi sơ sót lỗi lầm th́ Đức Bà càng tỏ ra nghiêm khắc hơn trước nữa.  Nhiều khi ông than thầm không biết có chịu nổi cuộc thử thách như thế đến cùng hay chăng.  Sau 35 ngày khổ tâm sống trên tàu như vậy, tàu đến thành, Galle và hai vị lên bờ.  Bấy giờ Đức Bà thân mật gọi tên Thánh của ông mà tỏ lời chúc mừng: Charles, tôi rất vui ḷng mà thấy trong 35 ngày vừa qua, tṛ đă diệt trừ đến tận gốc những mối chướng ngại mà tṛ đă chất chứa trong 35 năm trời.  Bây giờ, tâm tṛ đă hoàn toàn sạch hết những mối chướng ngại rồi đấy.

     Sau đó, đến năm 1885, trong khi ở Adyar (Aán độ), ông được một đặc ân duy nhất, vô-tiền khoang-hậu là được Đấng Chơn Sư Kuthumi tự tay điều khiển công phụ tu luyện để mở mang những quyền năng huyền bí của ông.  Trong lúc đó, ông được Chơn Sư D.K. và Swami T. Subba Rao trông nom trực tiếp cho nữa.

     Trong ṿng 40 ngày, ông nhẫn nại và can đăm để vượt qua những bức tường chắn ngang các cơi.  Cuối cùng, ông mở được thiên nhăn, nhờ đó ông có thễ đồng thời động tác ở 3 cơi (Thương giới, Trung giới và Hồng trần) một lượt.  Nhờ sự phát triển huyền bí này, chúng ta mới có được những sách như: Trung giới, Thiên đàng, Các vị pḥ trợ vô h́nh, khía cạnh ẩn dấu của sự vật, khoa học về nghi lễ, luân xa.  Con người hữu t́nh và vô h́nh…

     Trong cuộc đời của ông Leadbeater và bác sĩ Besant, t́nh hữu nghị là một yếu tố trong các yếu tố mở nguồn linh cảm cho hành động của 2 ngài.  T́nh hữu nghị này lưu liên từ những thời đại đă qua cho đến những thời đại sẽ tới.  Người ta nói rằng bà sẽ là vị Bàn cổ của giống dân chánh thứ bảy, c̣n ông sẽ là vị bồ tát của thời kỳ đó.

     Năm 1906, xảy ra một cuộc bút chiến đưa đến kết quả: ông Leadbeater xin ra khỏi Hội T.T.H. và bà Besant v́ tin theo lời thuật lại của người khác nên cũng lên án ông luôn.  Nhưng kế đó, sau khi đọc bức thơ trần t́nh của ông gởi cho bà và nhận được ư kiến của những đng bề trên, bà nhận ra sự lầm lạc của bà và thay đổi ngay  thái độ đối với sự xin ra Hội của ông.  Ông được thâu nhận vào Hội trở lại và từ đó bà làm việc chung với ông hết sức tâm đầu ư hiệp.  Năm 1912, cả 2 vị đều được điểm đạo để chứng quả La Hán.

     Ông Leadbeater có đặc ân hiếm có là thấy được các Đấng Chơn Sư trong sắc thân của các Ngài.  Điều nầy, ông có kể rơ trong quyễn Chơn Sư và Thánh Đạo.  Ông cũng là một trong 3 vị được diện kiến Rishi Ajastya, Đấng có chức vụ trông coi vận mạng xứ Ấn độ, ở tại Tiruvallam, gần Madras, hai vị kia là H.P.B. và Swami T. Subba Rao.

     Một phần lớn tri thức của chúng ta về huyền bí học là do công phu nghiên cứu của nhà hiền triết C.W. Leadbeater mà ra.  Sau ông, không biết chừng nào chúng ta mới có được một nhà huyền bí học cao thâm như thế.

      Một điều dưỡng như hơi lạ lùng là một người bề ngoài xem ra từ tốn nhứt trong dân tộc Anh, một trong những người có óc khách quan và b́nh tỉnh nhất, đă mở được huệ nhăn nh́n thấu quá khứ vị lai và các cơi vô h́nh, ở thời buổi cận kim.  Ông C.W.L. không mấy quan tâm đến triết học, đến những :hệ thống tư tưởng, cũng không đặc biệt chú ư đến văn chương, thi ca và mỹ thuật.  Ông có óc khoa học, có khuynh hướng và mọi việc ở thế gian và ở cơi vô h́nh một cách hết sức vô tư và khách quan.

     Xem văn ông viết để xét con người của ông, ta thấy ông luôn lưu tâm đến những sự thực của cuộc đời và của sự sống c̣n.  Trong khi kẻ khác suy luận về phương diện siêu h́nh, th́ ông vẫn nín lặng hoặc bằng cứ nào những sự thực đúng như ông thấy, có liên quan với một tâm trạng hoặc đến một nấc cao của những cơi vô h́nh.  Thái độ của ông luôn luôn một mực, dầu đối với những sự thực của cơi trần hay của cơi trung giới, thượng giới hoặc cho đến một cơi nào hơn cũng thế

     Ngày kia, bàn đến trực giác và sự tín nhiệm mà người ta có thể đặt mỗi trực giác đến mực nào, ông viết:

     Đến ngày giờ, các anh sẽ nhờ kinh nghiệm mà biết được những ánh sáng trực giác của các anh có thể luôn luôn tin được hay không.  Sự xui dục của ḷng người có nguồn nơi dục thể, c̣n chân trực giác vốn từ thượng trí hoặc đôi khi từ kim thân đi thẳng xuống óc.  Lẽ dĩ nhiên, nếu người ta biết chắc là ánh sáng của trực giác th́ nên nghe theo không chút ngại ngần, nhưng ở giai đoạn giao thời mà các anh đang trải qua, người ta mắc phải nguy cơ, hoặc quá cố chấp nơi lư lẽ  mà bỏ qua một tia sáng chơn lư cao siêu, hoặc nhận lầm sự xui dục của dục thể là trực giác.  Về phần tôi, tôi rất sợ sự nhận lầm nầy, nên lắm khi tôi cứ làm theo lư lẽ  mà không nghe theo trực giác và chỉ sau khi nhận thấy, về một loại sự vật vào đó, trực giác của tôi quả thật luôn luôn đúng, tôi mới ưng ḷng tín nhiệm hoàn toàn nơi đó.

     Câu nói này cho chúng ta thấy rơ ông C.W.L. có những phản động như thế nào đối với những mối xui dục của nội tâm.  Nếu ông chưa hoàn toàn chắc chắn th́ ông vẫn giữ thái độ lạt lẻo và thận trọng đối với những kết luận mà ông đưa ra và cách cư xử phải theo.

     Ông C.W.L. là một gương mẫu hoàn toàn của nhà yogi hay nhà huyền bí học.  Ông khuyên người đừng nhập vào chánh định (samadhi) trong khi tham Thiền, mà phải giữ cho c̣n đầy đủ ư thức rồi có thể nhớ lại những điều ḿnh đă thấy.

     Ông có nói một câu nữa về vấn đè nầy: Phương pháp của chúng tôi là giữ cho c̣n đầy đủ ư thức ở bất kỳ cảnh giới nào mà chúng tôi có thể đạt đến và gắng sức làm việc ǵ có ích cho người ở cảnh giới đó.

     Làm việc có ích cho mỗi cơi mà ông có thể đạt đến chắc có lẽ chỉ về ít nhiều công việc mà luôn luôn ô C.W.L. đă thực hiện.  Mỗi dây phút của ông đều hữu ích bằng cách nầy hay bằng cách khác.  Đối với ông th́ trong bất kỳ thế giới nào, có sống và phụng sự chỉ là một.  Dừng như lúc nào ông cũng tỏ ra hoàn toàn và trọn vẹn hy sinh cùng khuất phục trong công việc của Hội Quần Tiên.

    Kinh nghiệm về sự hợp nhứt với vũ trụ và vạn vật theo nghĩa chân thật nhất, do một người có khí chất như ông C.W.L. tiết lộ, là một bài học đặc biệt và hứng thú.  Theo như lời ông nói, chúng ta phải để ư rằng ở cỏi hồng trần này, sự chia rẻ là một sự thực, mặt dù ở cảnh này không ai có thể chỉ cậy nơi cức ḿnh mà có thể sống được.  Có sự chia rẻ giữa các dục thể; thế là chúng ta phải nghĩ đến cách t́m hiểu ư nghĩa của sự chia rẻ đúng theo thực trạng của tự nhiên.

    Ở cỏi Bồ Đề, ư thức mở rộng lần lần cho đến khi đạt đến tầng cao nhứt, chúng ta nhận thấy chúng ta là một với nhân loại.  Ông có mô tả kinh nghiệm về sự hợp nhứt nầy trong một đoạn văn dài độ mười chương trong quyễn Đàm thoại về con đường huyền bí học (Causeries sur le Sentier de l Occultisme), trang 695-705. (Xuất bản bằng tiếng Anh.)

     Đây là đoạn văn đáng cho chúng ta đọc đi đọc lại, suy ngẫm và sống trong những giờ phúc mà chúng ta có được tấm ḷng yên tịnh, dưới đây chúng tôi kể lại vài câu trong đó:

    Khi sự hợp nhứt được thực hiện đầy đủ, con người cảm thấy, mặt dù điều này dường như không thể nào tin được, Kim thân của ḿnh dường như choán hết cỏi Bồ đề, con người dường như có thể chuyển đi điểm ư thức của ḿnh đến bất kỳ là một nơi nào của cỏi nầy mà đồng thời, ḿnh vẫn luôn luôn là trung tâm của ṿng tṛn.  Đây là một kinh nghiệm khó tả nên lời.  Cùng với cảm giác nầy, luôn luôn con người thấy hạnh phúc tuyệt vời tràn ngập và thấm nhuần khắp cả một thứ hạnh phúc mà ở các khỏi thấp, chúng ta không thể nào quan niệm nổi nó là một cái ǵ hoạt bát, linh động, nồng nhiệt không sao tưởng tượng được. Đây là một thực trạng linh hoạt tràn ngập quyền năng vô lượng.  Nơi đó, không có ǵ là thụ động cả; người ta không yên nghỉ. Người ta là hiện thân của thần lực cứ  tuôn ra măi, và ư thức không khi nào nghĩ đến yên nghỉ hoặc cần phải yên nghỉ.  Điều mà ở dưới thế nầy, chúng ta xem dường như là sự yên nghỉ th́ ở cỏi Bồ đề là một sự phủ nhận.  Chúng ta hợp làm một với sự biểu hiện quyền năng vô lượng của Thượng đế và quyền năng nầy là sự sống linh hoạt. Chính quyền năng vô lượng vô biên, cực kỳ mănh liệt là đặc sắc của đời sống cao siêu nầy- một quyền năng quá mănh liệt cho đến nổi không phát hiện ra cho chúng ta thấy một biến động nào theo thế thường, mà nó giống như một lượn sóng quá to quá mạnh không sao cưỡng được, khiến cho xét theo quan điểm bên ngoài của cỏi trần th́ xem dường như là bất động, nhưng đối với quan điểm bên trong của ư thức th́ đó là quyền năng tuyệt đối.  Đây là một hiện tượng không sao tả nên lời được.

     Chúng ta có thể nói là trước khi đạt đến cỏi Bồ đề, không một ai hiểu biết thấu đáo một người khác.  Một người đạt đến t́nh trạng đó, có thể đem ư thức của ḿnh đột nhập vào trong ư thức của người khác và thy được những điều họ làm, cũng biết được tại sao họ hành động như thế.  Ở trong t́nh trạng đó, tất cả mọi sự mọi vật đều ở trong tâm chúng ta chớ không c̣n ở ngoài chúng ta nữa, và chúng ta xem xét tất cả như là những việc xảy ra trong người chúng ta vậy.  Như thế, chúng ta cảm biết được trọn cả sự đau khổ của thế gian, nhưng chúng ta cũng biết một cách chắc chắn rằng đau khổ là một phương diện cần thiết của cơ Trời, nhưng không thật có ở các tầng cao siêu đó  Chỉ khi nào người ta phát triển đến mức đó rồi mới có thể giúp đỡ kẻ khác được một cách đầy đủ được.

    Theo ông C.W.L. th́ đạt đến sự thấy biết cao siêu đó không phải là một việc không thể làm được như nhiều học giă đă nghĩ.  Lẻ tẻ đó đây, có một số khá nhiều học giă đă đạt tới trong hiện kiếp.  Những kẻ có đủ chí cương quyết có lẻ cũng có thể đạt đến nếu họ sẵn sàng theo đúng qui tắc, và có tấm ḷng hoàn toàn chí công, vô tư theo như luật Đạo bắt buộc.

     Tuy nhiên, nhiều kẻ có ḷng muốn hợp nhất với đấng Chơn Sư hoặc các vị Tiên Thánh, nhưng không có ư muốn hợp nhất với kẻ trọng tội, say sưa, nhu nhược, dâm đảng, hung ác.  Nhưng bởi lẻ nhân loại là một, cho nên phải đem ḿnh hợp là một với những kẻ ít tiến hóa hơn chúng ta cũng như với những bậc cao cả hơn chúng ta; một bên là phần của chính ḿnh mà chúng ta phải đạt đến và một bên nữa là một phần của nhân loại mà chúng ta phải gắng sức giúp đỡ.

                               (Trích tạp chí The Theosophist, January 1948)  B.Q.
 

Bà Blavatsky| Ông Olcott |Ông Leadbeater

 


trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở