trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

HỘI CHỨNG ĐƯỜNG HẦM BÀN TAY

(Carpal tunnel syndrome)

 Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Tue, 23 Sep 2003 08:13:29 -0700

      Thần kinh giữa (median nerve) chạy giữa cẳng tay xuống đến cổ tay. Thần kinh giữa phụ trách việc dẫn truyền cảm giác từ các ngón cái, trỏ, giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn của bàn tay. Bàn tay ta có cảm giác khi sờ vào vật cứng, mềm, nóng, lạnh, phần lớn là nhờ dây thần kinh giữa. Thần kinh giữa cũng điều khiển các cử động của ngón cái.

Khi thần kinh giữa bị chèn ép, bàn tay và cổ tay sẽ đâm đau, tê. Đây là chứng rất hay xảy ra, được gọi “hội chứng đường hầm bàn tay” (carpal tunnel syndrome), khiến nhiều người đau khổ và khó làm việc. 1-2% số người sống tại Mỹ có chứng này, tốn kém hàng năm lên đến cả tỷ mỹ-kim.

Trước kia, bệnh hay nhận thấy ở các vị cao niên, song các khảo cứu gần đây cho biết nhiều người trẻ nay cũng bị. Cổ tay phụ nữ thon nhỏ, đường hầm bàn tay hẹp, nên phụ nữ hay có hội chứng đường hầm bàn tay nhiều gấp ba đàn ông.

Đến cổ tay, trước khi chia thành nhiều nhánh chạy xuống các ngón cái, trỏ, giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn của bàn tay, thần kinh giữa chạy trong một đường hầm (tunnel) nhỏ hẹp. Đường hầm ấy bao bọc bởi các xương của bàn tay ở phía sau, và một màng gân cứng chắc phía trước. Trong đường hầm, ngoài thần kinh giữa, c̣n có 9 sợi dây gân bắp thịt (tendons). Thần kinh giữa bị chèn ép khi đường hầm ở cổ tay đâm hẹp lại do màng gân bao bọc phía trước dày thêm, hoặc các cơ cấu trong đường hầm bỗng to lên.

Nguyên nhân

Đa số các trường hợp đau, tê bàn tay do hội chứng đường hầm bàn tay không có nguyên nhân rơ rệt, bệnh xảy ra nó cứ xảy ra (idiophathic carpal tunnel syndrome). Nhưng một số bệnh cũng khiến con đường hầm bàn tay đâm nhỏ hẹp, đưa đến hội chứng đường hầm bàn tay, như trong nhiều trường hợp:

- Chấn thương vùng cổ tay, khiến cấu trúc của cổ tay thay đổi. 

- Bệnh thấp khớp “rheumatoid arthritis” (một bệnh khớp có thể khiến bàn tay, ngón tay biến dạng, cong queo), bệnh lupus, bệnh tiểu đường.

- Thai nghén, bệnh suy tuyến giáp trạng, suy thận cần lọc thận. 

- Các bất thường của những dây gân trong đường hầm (ở chung pḥng, một hai anh to béo bất thường, thế nào cũng có anh chịu chèn ép). 

Ngoài ra, các cử động gập, ngửa cổ tay đều có thể làm áp suất trong đường hầm tăng lên. Đây là cơ chế gây bệnh ở một số các nghề nghiệp cần gập và ngửa cổ tay liên tục, như gói thịt (meat packer), tính tiền trong siêu thị, nhân viên assembly line, thợ may, nhạc sĩ, ... Nhất là, nếu cổ tay và bàn tay lại thường xuyên rung (vibration) v́ cách làm việc hoặc dụng cụ làm việc.

Định bệnh 

Các triệu chứng điển h́nh của hội chứng đường hầm bàn tay: đau nóng (burning), giảm cảm giác, hoặc thấy tê như kiến ḅ ở ḷng bàn tay, chỗ các ngón cái, trỏ, giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn. Nhiều người thấy như các ngón tay, bàn tay nặng, phù, hoặc có cảm giác bị vọp bẻ bàn tay.

Triệu chứng hay xảy ra lúc đang ngủ ban đêm, v́ ban đêm, đường hầm bàn tay dễ sưng, chật hơn ban ngày, thêm vào đó khi ngủ, ta lại hay gập cổ tay, khiến đường hầm càng bóp nhỏ thu hẹp. Lâu dần, triệu chứng xảy ra cả vào ban ngày, sau khi dùng bàn tay để làm một công việc ǵ đặc biệt.

Cái đau thường lan ngược lên đến khuỷu tay, thỉnh thoảng lên tận vai. Bạn thấy dễ chịu khi tự xoa nắn bàn tay và các ngón tay, hoặc vẩy vẩy bàn tay. 

Bệnh tiến triển nặng hơn, bàn tay đâm yếu, vụng về, mất khéo léo lúc làm những công việc tỉ mỉ như cài cúc áo, xỏ kim, ... Cuối cùng, ngón cái ngày càng kém sức, bắp thịt phía dưới ngón cái teo nhỏ. Triệu chứng nặng hơn khi ta lái xe, khi thực hiện những hoạt động cần đến bàn tay trong tư thế nắm chặt, hay phải chuyển động các ngón tay và cổ tay liên tục. 

Bệnh thường tấn công bàn tay dùng nhiều, song đến 35% số người bệnh có triệu chứng ở cả hai bàn tay.

Làm thế nào để định ra chứng tê, đau bàn tay do hội chứng đường hầm bàn tay? Sự định bệnh bao giờ cũng bắt đầu bằng bệnh sử (phần kể bệnh của bạn). Bạn biết kể bệnh khéo sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng nghĩ đến hội chứng đường hầm bàn tay. 

Rồi, để xác định chẩn đoán, bác sĩ thường t́m 3 dấu chứng quan trọng sau:

- Gơ búa cổ tay (Tinel’s sign): bác sĩ dùng một búa nhỏ gơ vào cổ tay của bạn, xem bạn có tê (như kiến ḅ) từ cổ tay chạy dọc xuống ngón trỏ và ngón giữa hay không? 

- Gập cổ tay (Phalen’s sign): bác sĩ bảo bạn để cả hai tay lên mặt bàn, khuỷu tay chống trên mặt bàn, và để thơng hai cổ tay trong ṿng 1 phút: bên bệnh có cảm giác tê ở các vùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn.

- Đè cổ tay (compression test): bác sĩ dùng ngón cái bấm đè vào cả hai cổ tay bạn (vùng có đường hầm bàn tay) trong ṿng 1 phút: cũng như dấu chứng gập cổ tay, bên bệnh có cảm giác tê ở các vùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, và một nửa ngón đeo nhẫn.  

Sau phần thăm khám, để xác quyết: “bạn đúng có hội chứng đường hầm bàn tay do thần kinh giữa bị chèn ép”, đo điện cơ đồ (electromyography) và đo sự dẫn truyền các luồng thần kinh (nerve conduction study) ở cổ tay là bước kế tiếp cần làm. Việc này ta nhờ đến bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh (neurologist). Những trắc nghiệm này cũng cho ta biết t́nh trạng đă nặng đến đâu. 

Ngoài ra, trên đường đi t́m nguyên nhân của chứng tê, đau bàn tay của bạn, bác sĩ có khi phải chụp phim cổ tay, xem xương cổ tay có ǵ bất thường khiến đường hầm bàn tay hẹp (như gẫy xương trong quá khứ), hoặc làm một số thử nghiệm để t́m những bệnh gây hội chứng đường hầm bàn tay: bệnh thấp khớp rheumatoid, bệnh lupus, bệnh tiểu đường, suy tuyến giáp trạng, ...

Để tiện cho việc chữa trị, ta chia hội chứng đường hầm bàn tay thành hai thể: 

- Thể cấp tính:

Ít khi xảy ra. Thể cấp tính thường do chấn thương như gẫy, trật khớp xương cổ tay làm đường hầm bàn tay bất ngờ hẹp nhỏ. Trường hợp này, triệu chứng xảy ra nhanh chóng và rất nặng, v́ thần kinh giữa tổn thương cấp tính. Sự chẩn đoán và chữa trị cần gấp rút để mau chóng cứu văn t́nh thế. 

- Thể kinh niên:

Xảy ra thường hơn, và chính là thể bệnh chúng ta đang thảo luận. Thể kinh niên lại được phân chia thành: sớm (early), giữa (intermediate), muộn (late).

Khi bạn mới bị hội chứng đường hầm bàn tay thể sớm, triệu chứng lúc có lúc không, hay xảy ra về đêm, hoặc sau một vài hoạt động đặc biệt. Trong giai đoạn sớm, thần kinh giữa chưa có những tổn thương quan trọng. Sau một thời gian, khi bệnh tiến triển sang giai đoạn giữa với những tổn thương quan trọng hơn của thần kinh giữa, bạn tê, đau bàn tay liên tục hơn. Sang đến giai đoạn muộn, thần kinh giữa tổn thương trầm trọng do sự chèn ép lâu ngày, sơ cứng và thoái hoá. Bạn mất cảm giác bàn tay và các ngón tay. Đồng thời, ngón cái yếu và bắp thịt bàn tay phía dưới ngón cái teo nhỏ.

Chữa trị 

Việc chữa trị nhắm mục đích làm nhẹ triệu chứng, giảm thiểu hoặc loại trừ các yếu tố, điều kiện gây triệu chứng (việc làm, các bệnh thấp khớp rheumatoid, lupus, tiểu đường, suy tuyến giáp trạng t́m thấy, ...), đồng thời cân phân đă đến lúc cần đến giải phẫu hay chưa.

Có nhiều cách chữa hội chứng đường hầm bàn tay:

1. Bất động cổ tay:

Bạn được khuyên dùng một dụng cụ y khoa giúp bất động cổ tay (gọi là wrist splint) khi ngủ ban đêm, và cả ban ngày nếu cần, lúc phải làm những công việc thường hay khiến triệu chứng đến thăm bạn. Dụng cụ giữ cổ tay trong tư thế cân bằng, không gập hoặc ngửa nhiều trong lúc bạn ngủ hoặc làm việc.

Cách chữa này giản dị song rất quan trọng, bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ, đeo dụng cụ bất động cổ tay đều.

2. Dùng thuốc:

Nếu triệu chứng làm khổ bạn nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid methylprednisolone (15 mg) vào đường hầm bàn tay bạn, hoặc cho bạn uống thuốc steroid prednisone 10 ngày (25 mg mỗi ngày).

Nếu bạn vẫn tiếp tục đau, tê, ta dùng thêm các thuốc loại chống sầu buồn (antidepressants, như amytriptyline, nortriptyline) hoặc các thuốc chống kinh giật (anticonvulsants, như carbamazepine, gabapentin, phenytoin). Những thuốc này có thể dùng nhiều tháng, cùng với dụng cụ bất động cổ tay, hoặc trong lúc chờ giải phẫu.

Thuốc chống đau không có chất steroid như Motrin, Advil, Naprosyn, ... cũng giúp nhiều người bớt tê, đau. Trường hợp thấy có sưng phù nhiều ở tay chân, khiến đường hầm bàn tay sưng theo, ta có thể thử thuốc lợi tiểu, giúp thải bớt nước ra khỏi cơ thể.

3. Giải phẫu nới rộng đường hầm (carpal tunnel release surgery):

Dành cho những trường hợp bệnh bắt đầu sang đến giai đoạn muộn, bàn tay, ngón tay bắt đầu yếu sức. Những trường hợp tuy chưa sang giai đoạn muộn, song làm khổ người bệnh lâu không bớt, có lẽ cũng nên giải phẫu.

Giải phẫu có cái khiến ta hơi ngại: 1-2% các trường hợp mổ gây biến chứng tổn thương dây thần kinh giữa, hoặc sau bị t́nh trạng bệnh gọi là “reflex sympathetic dystropy” (bàn tay rát nóng, sưng phù, da lạnh, tái tím, chảy mồ hôi). Trong một số trường hợp giải phẫu, triệu chứng vẫn trở lại sau vài năm.

Nói chung, đến một nửa số người bệnh (thường là người trẻ, triệu chứng chỉ một bên tay), triệu chứng thuyên giảm dần với thời gian (nếu gây do mang thai, triệu chứng thường sẽ biến mất khoảng 6 tuần sau khi sanh). V́ vậy, những trường hợp bệnh nhẹ, sớm, và một số trường hợp bệnh ở giai đoạn giữa, ta có thể thử dùng cách chữa dè dặt (conservative treatment) với dụng cụ bất động cổ tay và thuốc trong ṿng 2-6 tháng. Có nhiều trường hợp nhẹ, sớm, bệnh lằng nhằng lúc nọ lúc kia qua nhiều tháng, năm.

Ngoài việc dùng dụng cụ bất động cổ tay và thuốc, nhiều người cần ngưng hẳn công việc, rút ngắn thời gian thực hiện công việc, hoặc thu xếp để lúc làm lúc nghỉ. Dụng cụ làm việc có khi cần được sửa đổi để giúp bàn tay và cổ tay, lúc cầm nắm dụng cụ, vẫn trong tư thế cân bằng, không ngửa hay gập nhiều.

Hội chứng đường hầm bàn tay xảy ra rất nhiều (nhưng lạ, người Việt chúng ta ít người biết đến tên nó!). Nhẹ, sớm, nó lằng nhằng lúc này lúc nọ qua tháng, năm, nhiều trường hợp nó biến mất luôn sau một thời gian. Tiến triển sang giai đoạn giữa và muộn, nó thường cần đến giải phẫu. Dụng cụ bất động cổ tay đóng vai tṛ quan trọng trong sự trị liệu ở giai đoạn sớm (song người Việt chúng ta lại ít người chịu dùng!).

                                                    Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

  trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở