trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở  
 

             HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG

                           (Severe Acute Respiratory Syndrome)

 

                                    Bác sĩ Nguyễn Văn Đức

                              Ban Sức Khỏe Cộng Đồng

                               Hội  Y Sĩ VN Tại Hoa Kỳ

                                        Thu, 20 Mar 2003 08:28:07 -0800

 

      Sau khi hơn 150 trường hợp bệnh lạ xảy ra, đa số ở vùng Đông Nam Á, khiến một số người chết, ngày 15 tháng 3/2003, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ gửi đến các bác sĩ những khuyến cáo liên quan đến bệnh lạ này (được tạm gọi “hội chứng hô hấp cấp tính nặng”). Chúng tôi lược dịch bản thông báo và khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật để chúng ta cùng t́m hiểu. Hiện chính phủ Mỹ khuyên chúng ta không nên đi du lịch vùng Đông Nam Á vào thời điểm này.

 

Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật (Centers for Disease Control and Prevention, viết tắt CDC) và Cơ quan Y tế Thế giới (World Health Organization) nhận được những báo cáo từ Canada, China, Hong Kong, Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam, về một số người bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome, viết tắt SARS) .

Nguyên nhân của căn bệnh hiện chưa biết rơ và đang được t́m hiểu. Người bệnh có triệu chứng giống như nhiễm cúm: sốt, nhức đầu, đau mỏi bắp thịt, rát cổ, ho khan, khó thở. Nhiều trường hợp mau chóng biến thành nặng với viêm phổi (pneumonia), lượng dưỡng khí trong máu xuống thấp, suy hô hấp cần máy giúp thở, và có thể đưa đến tử vong. Các thử nghiệm cho thấy bạch huyết cầu và tiểu cầu trong máu người bệnh xuống thấp. (Ghi chú của người viết: trong những trường hợp viêm phổi thông thường do vi trùng, số lượng bạch huyết cầu trong máu tăng cao). Nhiều người thân cận tiếp xúc với người bệnh, kể cả nhân viên y tế, sau đó cũng có những triệu chứng tương tự. (Ghi chú của người viết: cho đến khi bài này được viết, 1 y tá và 1 bác sĩ ở Việt Nam đă chết v́ lây bệnh).

 

Trước t́nh trạng này, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật đang theo dơi sát để truy t́m các trường hợp bệnh giống vậy trong số những người đi du lịch thời gian gần đây, hoặc những người thân cận tiếp xúc với họ.

 

Những trường hợp nên nghi ngờ

 

Các bác sĩ nên để ư nghi ngờ t́m bệnh nếu có người bệnh nào đến khám sau ngày 1 tháng 2/2003 với:

-          Sốt trên 38 độ C (trên 100.4 độ F).

-          Các triệu chứng đường hô hấp gồm cả ho, khó thở; tri giác kém sáng suốt v́ thiếu dưỡng khí (hypoxia); khám thấy người bệnh có dấu chứng thở khó (respiratory distress); phim chụp cho biết có viêm phổi (pneumonia).

Và:

-          Trong ṿng 7 ngày qua, người bệnh đă đi Hong Kong, Quảng Đông (Trung Quốc), hay Hà Nội (Việt Nam).

-          Hoặc người bệnh là người thân cận tiếp xúc với người có bệnh đường hô hấp và đă đi du lịch đến các vùng nói trên.

 

Định bệnh

 

Với những trường hợp đáng nghi ngờ v́ đạt những điều mô tả kể trên, để định bệnh, các trắc nghiệm đầu tiên nên làm gồm phim ngực (chest X-ray, chúng ta hay quen miệng gọi nhầm “phim phổi”), đo lượng dưỡng khí (oxygen) trong máu (pulse oxymetry), cấy trùng máu (blood culture), thử đờm (sputum Gram’s stain and culture), và t́m các siêu vi gây bệnh đường hô hấp, nhất là siêu vi cúm A, siêu vi cúm B, siêu vi “respiratory syncytial virus”. (Ghi chú của người viết: người ta đang nghi nguyên nhân gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng là một loại siêu vi, anh em, bà con ǵ đó với siêu vi cúm).

Các bác sĩ nên để dành lại những mẫu thử nghiệm (đờm, máu...), để nếu cần sẽ thử thêm cho đến khi đi đến một định bệnh chắc chắn.

Thấy cần, bác sĩ có thể cho nhập viện người bệnh có những điều khiến ta nghi ngờ họ bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng.

Những người thân cận với người bệnh (chăm sóc, ở cùng nhà), và các nhân viên y tế tiếp xúc với người bệnh nên đi khám bệnh nếu thấy ḿnh bắt đầu có những triệu chứng đường hô hấp.

 

Kiểm soát sự lây nhiễm

 

Nếu cho bệnh nhân nhập viện, bác sĩ nên thông báo ngay cho cơ quan giữ trách nhiệm kiểm soát các vấn đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm.

Trong thời gian người bệnh nhập viện, cho đến khi xác định được rơ ràng nguyên nhân và đường lây nhiễm của căn bệnh, ngoài những cẩn trọng thông thường, c̣n cần:

-          Cẩn trọng về đường hô hấp (airborn precautions): như cách ly người bệnh trong một pḥng riêng, che mũi và miệng những người vào thăm để bảo vệ đường hô hấp của họ với một dụng cụ đặc biệt gọi là “N-95 respirator”...

-          Cẩn trọng trong việc tiếp xúc (contact precautions): như dùng áo choàng và găng tay cho những người phải tiếp xúc với người bệnh cùng những thứ chung quanh họ.

Sự cẩn trọng căn bản vẫn gồm việc rửa tay kỹ lưỡng sau lúc tiếp xúc với người bệnh. Bác sĩ cũng nên mang dụng cụ che chở mắt mỗi khi thăm khám cho người bệnh bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng.

Ở nhà, để tránh lây truyền cho người khác, người bệnh nghi bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng nên hạn chế việc ra ngoài giao thiệp, cho đến khi cơ chế lây truyền của căn bệnh được hiểu rơ hơn. Khuyên người bệnh mang khẩu trang (mask) khi có việc ra ngoài, và trong những lúc tiếp xúc với người nhà cũng là điều cẩn trọng nên làm.

 

Chữa trị

 

Cho đến bây giờ, v́ nguyên nhân gây bệnh chưa được t́m ra, nên Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật chưa thể đưa ra lời khuyên đặc biệt nào về cách chữa trị căn bệnh.

 Hiện tại, sự chữa trị bệnh viêm phổi không điển h́nh (atypical pneumonia) do hội chứng hô hấp cấp tính nặng giống sự chữa trị bệnh viêm phổi nhiễm ngoài cộng đồng (community-aquired pneumonia) không biết đích xác v́ vi trùng nào, với các thuốc chống những vi trùng được xem hay gây viêm phổi. [Ghi chú của người viết: viêm phổi được chia hai loại: viêm phổi nhiễm ngoài cộng đồng (community-aquired pneumonia) và viêm phổi nhiễm trong môi trường bệnh viện (nosocomial pneumonia), gây bởi những vi trùng khác nhau. Nhiều trường hợp viêm phổi không biết đích xác tại vi trùng nào, sự chữa trị sẽ dựa vào thống kê trong các tài liệu y học, cho biết những vi trùng nào hay gây bệnh viêm phổi nhiễm ngoài cộng đồng, những vi trùng nào hay gây bệnh viêm phổi nhiễm trong môi trường bệnh viện, và thuốc trụ sinh dùng sẽ nhắm vào những vi trùng nghĩ đến này].

Sự chữa trị có thể tùy vào mức độ nặng nhẹ của căn bệnh. Các bác sĩ nên tham khảo thêm ư kiến của bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm.

 

Báo cáo

 

Các bác sĩ và nhân viên y tế công cộng nên báo cáo cho cơ quan y tế tiểu bang hay địa phương những trường hợp bệnh bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng ḿnh gặp.

Để t́m hiểu thêm, quí vị có thể liên lạc cơ quan y tế tiểu bang hay địa phương, hoặc gọi cho CDC Emergency Operation Center ở số 770-488-7100. Những tin tức cập nhập liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng sẽ được đăng trên Website http://www.cdc.gov .


     trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở  

 

                                       THỬ MÁU

                                BS. Nguyễn Văn Đức

                                 Sun, 2 Mar 2003 22:02:35 -0800

“Thử máu”, chà, hai tiếng nghe ngắn gọn, giản dị làm sao, mà lại gây nhiều vấn đề nhiêu khê thế! Nó là đầu mối của nhiều bất đồng giữa người bệnh, bác sĩ và Medi-Cal, Medicare, bảo hiểm, lắm khi đưa đến bất ḥa.
    Chúng ta xem vấn đề thử máu nó nhiêu khê ở những điểm nào.

Suy nghĩ của người bệnh
 

      Chúng ta mỗi người mỗi ư. Có vị sợ thử máu lắm, bác sĩ năn nỉ găy lưỡi, vẫn khăng khăng nhất định không chịu cho xin tí huyết, “Cứ nh́n thấy cái kim tôi đă sợ phát khiếp, mỗi lần thử máu về tôi bệnh mất mấy ngày”. Song nhiều người lại đ̣i thử máu tối ngày.

Bạn có thể bị mê hoặc bởi bốn tiếng “thử máu tổng quát”, tưởng tượng “thử máu tổng quát” sẽ giúp ta t́m thấy tất cả mọi bệnh trên cái thế gian nhiễu nhương này, nên dù c̣n trẻ, mạnh khỏe, chẳng có triệu chứng ǵ cả, mỗi năm bạn lại đ̣i “thử máu tổng quát”:

Sao bác sĩ khó khăn thế. Ông bác sĩ trước của tôi năm nào cũng cho tôi khám tổng quát.

-  Năm nào chị cũng “khám tổng quát”?

Đúng ra, ông ấy không khám ǵ cả, nhưng tôi đ̣i, nên ông ấy cho thử máu tổng quát mỗi năm. Vài ngày sau gọi lại hỏi, ông ấy bảo tôi không có bệnh ǵ cả.

Thưa bạn, thử máu không phải là “khám tổng quát” (general check up), khám là khám, c̣n thử máu là thử máu, và trong sách cũng chẳng hề có danh từ “thử máu tổng quát”. Chẳng hiểu ai là người nghịch ngợm đă sáng chế ra những từ “tai hại” này, khiến rất nhiều người nhầm.

Đúng ra, thử máu có hai loại: thử máu định bệnh và thử máu truy t́m. Khi bạn có triệu chứng ǵ bất thường, chẳng hạn xuống cân nhiều quá trong 3 tháng nay, sau khi thăm khám cho bạn, bác sĩ có thể phải sử dụng nhiều phương cách, kể cả thử máu, để t́m hiểu sao bạn lại xuống cân dữ vậy. Đây là thử máu định bệnh. C̣n thử máu truy t́m là thử máu để truy t́m những bệnh tiềm ẩn, có thể xảy ra vào hạn tuổi của bạn, dù bạn vẫn khoẻ, không có triệu chứng chi cả.

Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến việc thử máu truy t́m, phức tạp hơn nhiều so với thử máu định bệnh. Bao lâu phải thử một lần, và thử những ǵ? Có phải mỗi năm lại lôi ra thử tùm lum?

Chúng ta hiểu, làm bếp, làm vườn đều cần đến nhiều dụng cụ, không phải chỉ dùng có mỗi con dao là làm được đủ mọi thứ. Thử máu cũng vậy, chỉ là một trong các dụng cụ của người bác sĩ, dùng trong một số công việc nhất định. Và như mọi thứ khác ở đời, chẳng có ǵ toàn hảo cả, thử máu cũng có những giới hạn và sai số của nó. Nó không thể giúp ta khám phá rất nhiều loại bệnh: ung thư da, ung thư vùng đầu cổ, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư bao tử, ung thư ruột già... Nó thường cũng chẳng giúp ta truy t́m được bệnh lao, bệnh dị ứng, bệnh sâu răng, bệnh mắt, bệnh tai, bệnh trĩ, vân vân và vân vân... Và nó lại càng không giúp ta biết được bạn có cao áp huyết, một bệnh rất quan trọng. Đồng thời, máy móc là máy móc, có thể cho sai số, khiến bác sĩ lo, bạn và gia đ́nh càng lo hơn, xôn xao, nhốn nháo cả lên, mất ăn mất ngủ. Cho thử lại, b́nh thường, chỉ v́ cái thử máu lần trước nó cho sai số, thế thôi.

Đấy là chưa kể vấn đề thực tế khác: thử máu tất phải tốn tiền, tiền của Medi-Cal, Medicare, tiền của bảo hiểm cũng là tiền. Chúng ta không thể lư luận: “Bảo hiểm nó lấy của tôi bao nhiêu tiền mỗi tháng, bác sĩ cứ thử bừa đi”, hay: “Ồ, Mỹ nó giàu mà, Medi-Cal thiếu ǵ tiền, bác sĩ tiết kiệm cho nó làm ǵ. Theo lời yêu cầu của tôi, bác sĩ kia vài tháng lại thử “tổng quát” cho tôi một lần”. Và thêm vấn đề nữa, thử máu bừa băi cũng có thể gây những hậu quả về mặt luật pháp cho người bác sĩ: mọi thứ bất thường trong kết quả thử máu đều nên thử lại, kẻo sau này có chuyện ǵ, luật sư của người bệnh lại nh́n lom lom vào mặt bác sĩ, căn vặn: “Trong kết quả thử máu này, có cái này nó bất thường đây, sao bác sĩ không cho thử lại, để bây giờ thân chủ của tôi nên nông nỗi này”. (A, mấy ông luật sư là ghê lắm, cái ǵ cũng có thể bắt quàng vào được). Thử máu tùm lum, chẳng khác cho thuốc bừa băi, cứ như tṛng sẵn cái tḥng lọng vào cổ, để các ông luật sư sau này có thể tha hồ lôi, tha hồ kéo.

Vấn đề với Medi-Cal, Medicare, và bảo hiểm
 

      Nào, sau khi nghe bác sĩ giải thích về vấn đề thử máu, và bạn đă đồng ư với bác sĩ nên thử truy t́m những ǵ, chưa nên thử những ǵ, có nghĩa rằng bạn và bác sĩ đă đồng thuận, song c̣n Medi-Cal, Medicare, hoặc bảo hiểm, họ có đồng thuận với chúng ta hay không?

Với họ, thường họ chỉ cho ta thử máu để định bệnh và chữa bệnh, trường hợp người bệnh có một triệu chứng hay bệnh ǵ đặc biệt, c̣n về mặt y khoa pḥng ngừa, thử máu truy t́m theo hạn kỳ (periodic check), Medi-Cal, Medicare và nhiều bảo hiểm PPO không đồng ư cho làm. Tùy bệnh và triệu chứng của bạn, nếu cần thử máu, họ chỉ cho phép ta làm những thử máu có liên quan đến bệnh của bạn, hoặc giúp vào sự định bệnh để chữa cho bạn. C̣n nếu bạn chẳng có triệu chứng ǵ cả, nhưng đúng sách, đă đến lúc phải xem lại cholesterol chẳng hạn (v́ đă 5 năm chưa thử lại), họ bảo: “Đây là y khoa pḥng ngừa, tôi không trả”. V́ họ phải trả cho mỗi thử máu, mà đồng tiền là núm ruột, và trước giờ đă nhiều bác sĩ thử tùm lum, ǵ cũng thử, cần hay không cần cũng thử bừa, đụng tới núm ruột của họ dữ quá. Nên bây giờ họ khôn hơn nhiều, nếu bác sĩ thử những ǵ không liên quan đến triệu chứng và bệnh của người bệnh, họ sẽ không trả tiền cho pḥng thí nghiệm. Và pḥng thí nghiệm sẽ xoay sang đ̣i tiền... bác sĩ: “Bác sĩ không trả tiền, ai trả tiền cho tôi bây giờ”. (Trước, pḥng thí nghiệm hay gửi giấy đ̣i tiền người bệnh, nhưng chắc không mấy người chịu trả, nên nay họ đ̣i tiền bác sĩ cho chắc ăn: “Tôi biết ǵ đâu, tại bác sĩ không giải thích trước, cứ thử máu bừa, lại c̣n thử nhiều thứ chính tôi thấy cũng chả cần thiết, trời đất, đến hơn hai trăm đồng, tiền đâu tôi trả, các ông ở pḥng thí nghiệm cứ đ̣i bác sĩ đi!”). Nhưng cũng nhờ thế, nay nhiều bác sĩ đă chùn tay, không c̣n dám thử máu bừa băi cho bệnh nhân nữa. (Lại cũng đồng tiền là núm ruột, bác sĩ cũng chả muốn ai đụng đến núm ruột của ḿnh).

Dễ dăi nhất là bảo hiểm HMO và Medi-Cal HMO, ta gọi nôm na là bảo hiểm và Medi-Cal vào nhóm, để bác sĩ thử máu truy t́m định kỳ nếu thấy cần. V́ cũng như trả khoán cho bác sĩ (đầu tháng trả bác sĩ 8-10 mỹ-kim cho mỗi người bệnh, trong tháng người bệnh có đi khám mấy lần cũng không trả thêm), HMO đă trả khoán mỗi đầu tháng cho pḥng thí nghiệm, trong tháng pḥng thí nghiệm thử ít th́ hưởng, thử nhiều ráng chịu. (Thế nên, pḥng thí nghiệm sẽ kêu trời, nếu bác sĩ lợi dụng sự dễ dăi của HMO, thử máu thả dàn, khiến họ bị lỗ).

Nên giải quyết vấn đề thế nào?
 

      Bạn thấy, việc thử máu rất phức tạp, chỉ bác sĩ mới xác định được bạn đă đến hạn kỳ thử lại chưa, và lần này cần thử những ǵ, chưa cần thử những ǵ. Không phải năm nào ta cũng phải thử đủ thứ. Có thứ cần thử lại, có thứ chưa, lại có thứ chỉ cần thử một lần trong đời rồi thôi. Bạn gọi văn pḥng nói cô thư kư cho hẹn để đến “thử máu tổng quát thôi, không cần xem bác sĩ”, chẳng cô thư kư nào dám cho hẹn, song sẽ khuyên bạn nên gặp bác sĩ, để bác sĩ xác định những điều trên.

Việc thử máu t́m ǵ tất nhiên tùy thuộc vấn đề của bạn (chẳng hạn, bạn thử máu để về Việt Nam lập gia đ́nh khác, bạn thử máu trước khi giải phẫu khác, bạn thử máu để theo dơi bệnh tiểu đường khác, c̣n thử máu truy t́m theo hạn kỳ lại càng khác), tuổi của bạn (hạn tuổi nào cần nghĩ đến bệnh ǵ); phái tính (như trên 50 tuổi, ta có thể thử PSA truy t́m ung thư nhiếp hộ tuyến, phụ nữ đâu có nhiếp hộ tuyến th́ thử t́m PSA làm ǵ), các bệnh trong gia đ́nh bạn (bệnh tiểu đường có tính di truyền, bệnh viêm gan B hay lây nhiễm lặng lẽ trong gia đ́nh...), và kết quả thử máu cũ (có kết quả thử máu ở nhà, bạn nhớ cầm theo cho bác sĩ coi). Và, tất nhiên, cũng rất phụ thuộc vào yếu tố bạn trả tiền mặt (giới hạn tối đa những thử nghiệm xét thấy không cần thiết lắm, giới thiệu bạn đến pḥng thí nghiệm lấy giá phải chăng thôi cho nhẹ tiền), có Medi-Cal tự do, Medicare hay bảo hiểm PPO không cho thử máu truy t́m theo hạn kỳ (chịu, bác sĩ không thể bịa bệnh trong hồ sơ để giúp bạn thử máu), hoặc bảo hiểm HMO, Medi-Cal HMO (a, ta có thể làm được nhiều thứ, tuy vậy, cũng không nên lạm dụng thử lung tung tầm bậy tầm bạ).

Bác sĩ nên giải thích cho người bệnh tất cả những điều trên, và nhấn mạnh trong sách chẳng có thứ thử máu nào gọi là “thử máu tổng quát”, những từ này do ai tai quái đặt ra đó thôi. Thử máu t́m ǵ đều phải có mục đính. Thử nhiều không phải không hại, nhiều thử nghiệm máu không có tính chính xác, đă chẳng giúp vào sự truy t́m, định bệnh, ngược lại c̣n gây thêm lắm rối rắm, lo âu cho người bệnh và gia đ́nh.

Về mặt y khoa pḥng ngừa trong đó có cả việc thử máu truy t́m theo hạn kỳ, HMO (Health Maintenance Organizations) dễ dăi nhất, c̣n khuyến khích các bác sĩ thi hành y khoa pḥng ngừa giúp người bệnh sống đời khỏe mạnh, nên nếu bạn có quyền lựa chọn, có lẽ bạn nên chọn loại bảo hiểm HMO thay v́ PPO.

Đến đây, mong bạn đă hiểu rơ hai chữ “thử máu”, nghe giản dị song thực nhiều ngóc ngách bên trong. Sự hiểu biết này sẽ giúp t́nh bác sĩ – bệnh nhân chúng ta thêm bền vững.

  trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở  
 

                    ĂN TIỆM

                                        Bác sĩ Nguyễn Ư-ĐỨC

Kỳ này, mời quí độc giả đọc bài viết của BS. Nguyễn Ư-ĐỨC, về một vấn đề rất thực tế.BS.
                                                                         Nguyễn Văn Đức
 
                                                                                                Mon, 10 Mar 2003 07:27:40 -0800

Ngày xưa, việc đi ăn tiệm là chuyện đôi khi. Đa số ăn uống đều do nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo, kinh nghiệm của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc ǵ đáng ghi nhớ như kỷ niệm hôn nhân, có chuyện vui cần khao thưởng, thết đăi khách quư, th́ gia đ́nh mới rủ nhau lên cao lâu, đi ăn tiệm để cùng chung vui.

Bây giờ, trái lại, tới gần nửa các bữa ăn của gia đ́nh được diễn ra không phải dưới mái nhà ấm cúng và dưới nhiều h́nh thức khác nhau.

      Một người đi làm, buổi sáng tạt vào tiệm bán thực phẩm nấu sẵn mua một ly cà phê, một miếng bánh ḿ kẹp cho bữa ăn điểm tâm. Trưa th́ cũng ghé vào tiệm cơm gần đâu đó làm một bụng cho đủ sức làm việc trong mấy giờ c̣n lại. Chỉ có buổi chiều th́ mọi người mới hẹn nhau cùng ăn bữa tối ở nhà.

 

Lư do đưa tới ăn tiệm

Có nhiều lư do đưa tới sự thay đổi tập quán ăn uống này:

a- V́ nhu cầu vật chất, nếp sống mới, đa số phụ nữ tham gia công việc ngoài xă hội như đàn ông, nên ít có th́ giờ cho việc bếp núc.

b- Với nhiều người, việc ăn ngoài là chuyện cần thiết v́ sở làm quá xa nhà để về ăn trưa.

c- Một số v́ nghề nghiệp phải ăn tiệm để thảo luận dịch vụ hoặc luôn luôn phải đi công tác xa.

d- Với một số người khác như sinh viên học sinh, sống riêng rẽ th́ ăn tiệm c̣n tốt hơn là vội vàng mua vài gói thực phẩm khô ở máy bán tự động. Các vị độc thân th́ lấy “cơm chỉ” làm căn bản cho dinh dưỡng.

e- Ngoài ra, v́ được sản xuất từng loạt, thực phẩm làm sẵn thường thường rẻ hơn là thực phẩm tươi.

f- Kỹ nghệ thực phẩm cũng thay đổi để đáp ứng đ̣i hỏi của dân chúng và cung cấp những món ăn tiện lợi, có nhiều dinh dưỡng thay thế cho các món nấu lấy.

Cho nên việc ăn ngoài trở nên một chuyện thông thường trong đời sống hàng ngày của nhiều gia đ́nh.

Đă có thời kỳ, món ăn ở tiệm là đề tài cho nhiều chỉ trích v́ người cung cấp chỉ quan tâm tới việc làm tiền hơn là tới sức khỏe người tiêu thụ. Thực phẩm thường quá nhiều chất có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe: nhiều chất béo, nhiều muối, nhiều đường, nhiều gia vị, thiếu sinh tố, khoáng chất.

Ư thức được sự quan tâm của thực khách, nhà hàng ăn cũng đă thay đổi cách nấu hầu cung ứng những món ăn lành mạnh hơn: ít chất béo, ít muối, nhiều rau trái tươi, chất đạm từ cá, gà vịt. Nhân viên nhà hàng cũng được huấn luyện về cách làm bếp và có thể giải thích, trả lời thắc mắc của khách. Nhưng người tiêu thụ cũng cần để ư một số điểm căn bản trong lựa chọn để bữa ăn được tốt lành.

Vài điều cần lưu ư khi ăn tiệm

Mối bận tâm, ám ảnh thông thường nhất của người tiêu thụ bây giờ tập trung vào  sự lên cân, nhiều chất béo, muối và calories. Do t́m hiểu, họ biết là thực phẩm có vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ sức khỏe tốt, nên nhiều người áp dụng nguyên tắc căn bản ăn uống vừa phải, đa dạng và cân bằng. Họ dành cho bữa ăn vài suy tính trước khi tới tiệm. 

- Trước hết là chọn lựa nhà hàng. Có tiệm ăn với vài món chuyên biệt mà thực khách biết trước. Có nhà hàng bầy đủ loại thức ăn làm sẵn, khách ăn thả cửa sau khi trả một số tiền nhất định. Hoặc nhà hàng có nhiều món ăn trên thực đơn, nấu theo lời yêu cầu, khách có thể lựa chọn theo ư thích và có thể kiểm soát được số lượng.

- Nếu có thể, nên dự tính ăn món ǵ trước khi tới tiệm để tránh được sự gọi đột nhiên những món ăn không thích. Lựa món ăn cũng nên có sự phối hợp với các bữa khác trong ngày. Nếu đă ăn trưa nhiều thịt th́ tối nên gọi nhẹ với nhiều rau đậu hoặc ngược lại.

- Lựa thức ăn trên thực đơn theo đúng ư thích và nhu cầu với món ăn chơi nhẹ rồi món chính. Với cơm Việt Nam th́ nhiều món được gọi rồi ăn chung nên có sự chia sẻ với nhau. Cơm Tây, cơm Mỹ thường th́ chọn cá nhân nhưng ta vẫn có thể trao đổi.

- Lựa món nào mà ḿnh cần một chút sức lao động và thời gian để sửa soạn trước khi ăn, tránh ăn ngấu nghiến cho hết hoặc cho xong bữa. Thí dụ, ăn món cua rang muối, món ṣ là ta phải ăn nhâm nhi vừa bóc vỏ vừa ăn, hơn là món cua thịt xào. Ăn nhâm nhi như vậy có thể ăn ít hơn mà lại vừa ăn vừa thưởng thức chứ không vội vàng nhét cho đầy bụng. Kinh nghiệm cho thấy: món ăn càng ngon, ta càng ăn mau, nuốt chưa kịp nhai, nên không có th́ giờ thưởng thức.

- Hỏi nhà hàng, món ăn ḿnh lựa sẽ được nấu ra làm sao. Cho họ hay là ḿnh đang kiêng mỡ hoặc đường, để họ tiết giảm các thành phần đó. Muốn miếng thịt ḅ thật chín hay chín vừa, bát canh chua nhiều ớt, món cá kho tộ ít tiêu cần phải nói cho rơ ràng để nhà hàng biết ư nấu cho vừa ḷng khách.

- Quen thuộc với từ ngữ nấu nướng: chiên, xào, rán ngâm trong mỡ (deep fried), áp chảo, với nước thịt (gravy), mayonnaise, chiên ḍn (crispy) thường nhiều chất béo, nhiều calories; hấp, tiềm, luộc, nướng trên vỉ, bỏ ḷ, om, kho rim (poach) thường ít calories; món ăn ngâm giấm, muối, thịt ướp xông khói, sấy khô, nước xuưt (broth), tẩm nước xốt (marinated) đều nhiều muối mặn. Rau hấp c̣n nhiều sinh tố, dinh dưỡng hơn rau luộc hoặc sào.

- Bớt các món ăn chiên rán nhất là tẩm bột. Thịt cá tốt cho cơ thể, nhưng nếu lại tẩm bột hoặc rắc bánh ḿ vụn rồi chiên th́ sợ là có vấn đề. Một miếng thịt gà chiên có 480 calories, 21 g chất béo, trong khi đó khi nướng chỉ có 300 calories và 8 g chất béo.

- Nếu không thấy món ḿnh muốn ăn trong thực đơn, cứ hỏi nhà hàng xem họ có thể làm đặc biệt được không. Nhiều chủ tiệm sẵn sàng v́ họ cũng học thêm được một món mà nếu hấp dẫn, sẽ ghi vào thực đơn.

- Chọn thức ăn đa dạng tức là có đủ thành phần dinh dưỡng khác nhau như hướng dẫn trong Tháp Dinh Dưỡng. Lựa món mà ḿnh chưa ăn bao giờ để có cơ hội thử món ăn mới. Lựa món ăn theo nhu cầu của ḿnh chứ không v́ người khác lựa hai ba món mà ḿnh cũng phải bắt chước như vậy.

- Hỏi cho rơ món ăn, lớn nhỏ ra sao. Nếu quá lớn th́ ḿnh lựa phân nửa, nếu nhà hàng không đồng ư th́ ta biết trước, ăn một nửa c̣n một nửa yêu cầu họ bỏ sẵn vào hộp để ḿnh mang về.

- Giới hạn việc nhâm nhi bánh ḿ và bơ trong khi chờ đợi, để dành bụng cho món chính. Khi tới tiệm, sẵn sàng gọi món ăn ngay để tránh buồn miệng ăn cả chục cái bánh ḿ quệt với bơ trong khi chờ thức ăn; nếu cần, chỉ lấy một miếng bánh nhỏ để ăn rồi yêu cầu cất đi.

- Rượu có khá nhiều calories lại ít dinh dưỡng, nên cố gắng giới hạn. Nếu định uống rượu với món ăn chính th́ nhín cocktail hoặc thay vào đó một cocktail nhiều nước trái cây, ít rượu. Một ly vang, một consomation rượu mạnh cho một bữa ăn là lư tưởng, vừa tiết kiệm túi tiền, vừa ít calories lại tránh lái xe về trong cơn say. Uống nhiều nước lạnh trong suốt bữa ăn giúp giảm tác dụng của rượu đồng thời tránh uống rượu quá chén.

- Khi thấy món ăn không như ư hoặc có vẻ như không được vệ sinh th́ đừng ngần ngại yêu cầu làm lại, v́ ḿnh mất tiền th́ ḿnh có quyền thưởng thức món ăn tinh khiết đă lựa. Gọi một đĩa thịt ḅ tái chấm tương mà phải ngồi nhai miếng thịt vừa thâm vừa chín th́ mất cả hứng thú mà trong ḷng cũng hậm hực, sót tiền.

- Thức ăn c̣n, cứ tự nhiên xin hộp mang về, đừng ngần ngại giữ kẽ. Ngày nay, việc cung cấp hộp để thực khách mang thức ăn dư là chuyện mà nhà hàng nào cũng làm. Tiệm ăn càng sang trọng th́ hộp nom càng đẹp. Thức ăn dư nhà hàng họ đổ vào thùng rác chứ không để dành cho người nghèo. Vả lại mang phần ăn dư về là ta đă có phần ăn trưa hôm sau đi làm, trả tiền cho một bữa mà ta có thực phẩm cho hai bữa ăn.

- Khi đă no bụng, yêu cầu dọn bàn, kẻo có sẵn thực phẩm là lại nhấm nháp ăn thêm “kẻo phí của giời” rồi về nhà cứ lo lên cân.

- Đă mất công đi ăn, mất tiền trả th́ lựa món mà ḿnh thích, dù có đắt hơn món khác tương tự. Khi có nhiều người cùng ăn mà lựa nhiều món th́ bắt đầu bằng món ḿnh ưa thích để dằn bụng và ăn nếm món ḿnh không thích.

- Đợi sau khi ăn xong món chính hăy lựa món tráng miệng, tùy theo tiếng nói của bao tử chứ không v́ no bụng mà đói con mắt kẻo lại chất quá nặng cái dạ dầy. Vài miếng trái cây, một ly kem có ít calories hơn là một miếng bánh ga tô nhiều đường nhiều chất béo hoặc một cái bánh bông lan (flan) nhiều cholesterol.

Với nhiều người, ẩm thực là một nghệ thuật. Cứ từ từ thưởng thức, chậm răi ăn để cơ thể thấy no dần dần và miệng thỏa măn với hương vị của món ăn. Đâu có phải rửa chén bát, dọn bàn mà vội vă. Kinh nghiệm cho hay, khi món ăn ngon là ta thường ăn vội vàng, nuốt chưa kịp nhai,  gắp món ăn liên hồi. Đến khi ngán, mới chậm lại.

Ngoài ra, cũng nên để ư coi việc nấu nướng có hợp vệ sinh để tránh các bệnh do thực phẩm gây ra.

B́nh thường th́ nhà hàng nào cũng phải trải qua nhiều cuộc thanh tra, kiểm soát của chính quyền, phải tuân theo những điều lệ khắt khe về vệ sinh. Tuy nhiên, để  cho an toàn, ta nên lưu tâm tới vài điểm như khăn trải bàn, khăn ăn có phẳng phiu sạch sẽ; bàn được lau kỹ; nhân viên ăn mặc tươm tất; ly chén không có vết nhơ; không có vài chú ruồi bay quanh bàn đ̣i nếm món ăn; pḥng rửa tay sạch sẽ với giấy lau, nước nóng nước lạnh đầy đủ; chung quanh tiệm không có những thùng rác chất đống ruồi nhặng bu đầy. Coi quầy thức ăn có được che phủ và giữ ở nhiệt độ thích hợp: thức ăn nóng với nhiệt độ cao, thức ăn lạnh với nhiệt độ thấp.

 

Kết luận

Không phải là ngày nay, khi đi ăn tiệm ta mới để ư tới các chi tiết vừa kể, mà từ  gần trăm năm trước, Cụ Tản Đà của chúng ta cũng đă quan tâm tới việc ăn ngon. Nói về ăn uống chung chung, người thi sĩ ngông, say “quanh năm ăn quỵt, chơi lường” đă nhắc nhở “muốn một bữa ăn ngon th́ thức ăn phải ngon, lúc ăn ngon, chỗ ăn ngon và nhất là có người cùng ăn ngon”.

Ăn uống phải chăng cũng là một nghệ thuật vậy.
 

                                                    BS. Nguyễn Ư-ĐỨC

                                                          TX, 2/03

          trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở  

 

     HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG

                     (Severe Acute Respiratory Syndrome) 
              Bài viết này cập nhật cho bài viết ngày 20 Mar 2003

                              BS. Nguyễn Văn Đức

                            Tue, 25 Mar 2003 22:43:48 -0800

      Cho đến hôm nay, 25 tháng 3/2003, đă có 456 trường hợp bệnh lạ, được tạm gọi “hội chứng hô hấp cấp tính nặng”, tại 13 quốc gia, đa số ở vùng Đông Nam Á, với 17 cái chết do căn bệnh gây ra. Chính phủ Mỹ hiện khuyên chúng ta tạm không nên đi Việt Nam (v́ lỡ bịnh, ở đó không đủ phương tiện chữa trị).

      Vấn đề đang gây nhiều xôn xao, nhất là cho những người vừa du lịch về từ các vùng Đông Nam Á (và cho cả gia đ́nh họ). Ngày 15 tháng 3/2003, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ gửi đến các bác sĩ những khuyến cáo liên quan đến bệnh lạ này. Chúng tôi lược dịch bản thông báo và khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật để chúng ta cùng t́m hiểu. (Bài đăng trên Sức Khoẻ Là Vàng tuần trước, nay được cập nhật với những chi tiết mới, kèm lời khuyên của người viết ở cuối bài).

Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật (Centers for Disease Control and Prevention, viết tắt CDC) và Cơ quan Y tế Thế giới (World Health Organization) nhận được những báo cáo từ Canada, China, Hong Kong, Indonesia, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam, về một số người bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome, viết tắt SARS)

Nguyên nhân của căn bệnh hiện chưa biết rơ và đang được t́m hiểu. Người bệnh có triệu chứng giống như nhiễm cúm: sốt, nhức đầu, đau mỏi bắp thịt, rát cổ, ho khan, khó thở. Nhiều trường hợp sau đó biến thành nặng với viêm phổi không điển h́nh (atypical pneumonia), lượng dưỡng khí trong máu xuống thấp, suy hô hấp cần máy giúp thở, và có thể đưa đến tử vong. Các thử nghiệm cho thấy bạch huyết cầu và tiểu cầu trong máu người bệnh xuống thấp. (Ghi chú của người viết: trong những trường hợp viêm phổi điển h́nh thông thường do vi trùng, số lượng bạch huyết cầu trong máu tăng cao). Nhiều người thân cận tiếp xúc với người bệnh, kể cả nhân viên y tế, sau đó cũng có những triệu chứng tương tự. (Ghi chú của người viết: cho đến nay, 2 y tá và 2 bác sĩ ở Việt Nam đă chết v́ lây bệnh).

Trước t́nh trạng này, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật đang theo dơi sát để truy t́m các trường hợp bệnh giống vậy trong số những người đi du lịch thời gian gần đây, hoặc những người thân cận tiếp xúc với họ.

Những trường hợp nên nghi ngờ

Các bác sĩ nên để ư nghi ngờ t́m bệnh nếu có người bệnh nào đến khám sau ngày 1 tháng 2/2003 với:

-          Sốt trên 38 độ C (trên 100.4 độ F).

-          Các triệu chứng đường hô hấp gồm cả ho, khó thở; tri giác kém sáng suốt v́ thiếu dưỡng khí (hypoxia); khám thấy người bệnh có dấu chứng thở khó (respiratory distress); phim chụp cho biết có viêm phổi (pneumonia).

:

-          Trong ṿng 7 ngày qua, người bệnh đă đi Hong Kong, Quảng Đông (Trung Quốc), hay Hà Nội (Việt Nam).

-          Hoặc người bệnh là người thân cận tiếp xúc với người có bệnh đường hô hấp và đă đi du lịch đến các vùng nói trên.

[Hiện những người du lịch các vùng Đông Nam Á, khi trở về Mỹ, tại phi trường được phát một thẻ vàng gọi là thẻ “Khuyến cáo y tế” bằng 4 thứ tiếng Anh, Việt, Tàu, Đại Hàn, giải thích sơ lược về hội chứng hô hấp cấp tính nặng, và khuyên họ (hoặc người nhà họ) nên đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng hô hấp ǵ lạ trong ṿng 7 ngày kể từ khi trở về. Họ cũng được khuyên khi đi khám bác sĩ, nên đưa bác sĩ xem thẻ vàng này để bác sĩ biết và cảnh giác].

Định bệnh

Với những trường hợp đáng nghi ngờ v́ đạt những điều mô tả kể trên, để định bệnh, các trắc nghiệm đầu tiên nên làm gồm phim ngực (chest X-ray, chúng ta hay quen miệng gọi nhầm “phim phổi”), đo lượng dưỡng khí (oxygen) trong máu (pulse oxymetry), cấy trùng máu (blood culture), thử đờm (sputum Gram’s stain and culture), và t́m các siêu vi gây bệnh đường hô hấp, nhất là siêu vi cúm A, siêu vi cúm B, siêu vi “respiratory syncytial virus”. (Ghi chú của người viết: đến giờ, người ta đang nghi nguyên nhân gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng là coronavirus, một loại siêu vi thường chỉ khiến ta cảm xoàng. Lạ, chả  hiểu sao kỳ này chúng lại dở thói giết người).

Các bác sĩ nên để dành lại những mẫu thử nghiệm (đờm, máu...), để nếu cần sẽ thử thêm cho đến khi đi đến một định bệnh chắc chắn.

Nếu thấy cần, bác sĩ cho nhập viện người bệnh có những điều khiến ta nghi ngờ họ bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng.

Những người thân cận với người bệnh (chăm sóc, ở cùng nhà), và các nhân viên y tế tiếp xúc với người bệnh nên đi khám bệnh nếu thấy ḿnh bắt đầu có những triệu chứng đường hô hấp.

Kiểm soát sự lây nhiễm

Nếu cho bệnh nhân nhập viện, bác sĩ nên thông báo ngay cho cơ quan giữ trách nhiệm kiểm soát các vấn đề liên quan đến bệnh truyền nhiễm.

Trong thời gian người bệnh nhập viện, cho đến khi xác định được rơ ràng nguyên nhân và đường lây nhiễm của căn bệnh, ngoài những cẩn trọng thông thường, c̣n cần:

-          Cẩn trọng về đường hô hấp (airborn precautions): như cách ly người bệnh trong một pḥng riêng, che mũi và miệng những người vào thăm để bảo vệ đường hô hấp của họ với một dụng cụ đặc biệt gọi là “N-95 respirator”...

-          Cẩn trọng trong việc tiếp xúc (contact precautions): như dùng áo choàng và găng tay cho những người phải tiếp xúc với người bệnh cùng những thứ chung quanh họ.

Sự cẩn trọng căn bản vẫn gồm việc rửa tay kỹ lưỡng sau lúc tiếp xúc với người bệnh. Bác sĩ cũng nên mang dụng cụ che chở mắt mỗi khi thăm khám cho người bệnh bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng.

Ở nhà, để tránh lây truyền cho người khác, người bệnh nghi bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng nên hạn chế việc ra ngoài giao thiệp, cho đến khi cơ chế lây truyền của căn bệnh được hiểu rơ hơn. Khuyên người bệnh mang khẩu trang (mask) khi có việc ra ngoài, và trong những lúc tiếp xúc với người nhà cũng là điều cẩn trọng nên làm.

Chữa trị

Cho đến bây giờ, v́ nguyên nhân gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng chưa được biết rơ, nên Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Bệnh tật chưa thể đưa ra lời khuyên đặc biệt nào về cách chữa trị hội chứng này.

 Hiện tại, sự chữa trị bệnh viêm phổi không điển h́nh (atypical pneumonia), biến chứng của hội chứng hô hấp cấp tính nặng, giống sự chữa trị bệnh viêm phổi nhiễm ngoài cộng đồng (community-aquired pneumonia) không biết đích xác v́ vi trùng nào, với các thuốc chống những vi trùng được xem hay gây viêm phổi. [Ghi chú của người viết: viêm phổi được chia hai loại: viêm phổi nhiễm ngoài cộng đồng (community-aquired pneumonia) và viêm phổi nhiễm trong môi trường bệnh viện (nosocomial pneumonia), gây bởi những vi trùng khác nhau. Nhiều trường hợp viêm phổi không biết đích xác tại vi trùng nào, sự chữa trị sẽ dựa vào thống kê trong các tài liệu y học, cho biết những vi trùng nào hay gây bệnh viêm phổi nhiễm ngoài cộng đồng, những vi trùng nào hay gây bệnh viêm phổi nhiễm trong môi trường bệnh viện, và thuốc trụ sinh dùng sẽ nhắm vào những vi trùng nghĩ đến này]. Sự chữa trị tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các bác sĩ nên tham khảo thêm ư kiến của bác sĩ chuyên về bệnh truyền nhiễm.

Báo cáo 

Các bác sĩ và nhân viên y tế công cộng nên báo cáo cho cơ quan y tế tiểu bang hay địa phương những trường hợp bệnh bị hội chứng hô hấp cấp tính nặng ḿnh gặp.

Để t́m hiểu thêm, quí vị có thể liên lạc cơ quan y tế tiểu bang hay địa phương, hoặc gọi cho CDC Emergency Operation Center ở số 770-488-7100. Những tin tức cập nhập liên quan đến hội chứng hô hấp cấp tính nặng sẽ được đăng trên Website http://www.cdc.gov .

Ư kiến người viết

Hiện thời, chúng ta hăy nghe theo lời khuyên của chính phủ Mỹ, tạm không nên đi Việt Nam (cẩn thận, th́ cả các vùng Đông Nam Á khác, nếu chẳng có việc ǵ tối cần).

C̣n bạn vừa trở về từ các nơi này ư? Trong ṿng 7-10 ngày, bạn để ư xem ḿnh (hoặc người nhà) có triệu chứng hô hấp ǵ khác thường, nhất là xem có sốt [100.4 độ F (38 độ C) trở lên]. Nhà nên có cây đo nhiệt (thermometer, loại digital cho dễ dùng). Nhà may có đủ pḥng, bạn thu xếp ở một pḥng riêng để tránh tiếp xúc nhiều với người trong nhà. Sau 7-10 ngày, bạn vẫn khỏe, người trong nhà vẫn không sao, ta có thể yên tâm.

Thời gian 7-10 ngày này, cần đi khám bác sĩ, bạn nhớ gọi điện thoại lấy hẹn, và tŕnh bày trước vấn đề của bạn trên điện thoại (nhớ lấy nhiệt độ sẵn, cho bác sĩ biết bạn có sốt không), để bác sĩ nếu thấy bạn trong t́nh trạng nóng sốt, yếu mệt quá, khuyên bạn đi thẳng vào pḥng cấp cứu của bệnh viện thay v́ đến pḥng mạch, c̣n không, sẽ thu xếp cho bạn vào khám sớm, mang khẩu trang (mask) che mũi miệng, để khỏi lây cho những người khác trong pḥng mạch và cho cả... bác sĩ. (2 y tá và 2 bác sĩ ở Việt Nam đă mất mạng v́ căn bệnh rồi!).

Thôi, tốt nhất, mọi người chúng ta chẳng đi du lịch vùng Đông Nam Á lúc này làm ǵ. (Ở nhà, xem truyền h́nh, cùng cầu nguyện cho liên quân Anh-Mỹ sớm toàn thắng trên đất Iraq, an b́nh trở về).

  trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở