Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES


CÁC NHÓM THÔNG THIÊN HỌC
NÊN NGHIÊN CỨU ĐIỀU G̀?

(WHAT SHOULD THEOSOPHICAL GROUPS STUDY?) 
của JOHN ALGEO

Bản Dịch Chơn Như 2010

CÁC NHÓM THÔNG THIÊN HỌC
NÊN NGHIÊN CỨU ĐIỀU G̀?

 PHẦN MỘT

Xuất bản trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 4 năm 2007

 

Có những thắc mắc thường nảy sinh về việc các Chi bộ và nhóm Thông Thiên Học khác nên nghiên cứu điều ǵ, nhất là liệu họ có bị phản đối khi nghiên cứu tác giả này hoặc tác giả kia, đề tài này hoặc đề tài kia hay chăng v.v. . .  Có lẽ người ta thắc mắc như vậy v́ Hội là một tổ chức phi giáo điều và bởi v́ thuật ngữ “Thông Thiên Học” không hề được đề cập tới trong ba Mục tiêu của Hội. Tuy nhiên rơ ràng Thông Thiên Học lại là tên của Hội chúng ta, v́ vậy ta khó ḷng mà ngờ vực được nó tồn tại một tập hợp giáo huấn ẩn dưới thuật ngữ ấy. Bởi v́ không một người nào nói lên thẩm quyền thay cho Hội, bất cứ ai cũng chỉ có thể tŕnh bày một quan điểm cá nhân về vấn đề này; thế nhưng quan điểm sau đây vốn dựa trên óc phân biệt phải trái b́nh thường.

Đoàn thể quốc tế quản trị Hội chính là Đại Hội Đồng bao gồm các Tổng Thư kư của mỗi Xứ bộ, các chức sắc quốc tế và một số giới hạn những thành viên phụ trợ. Trải qua nhiều năm, Đại Hội Đồng đă đưa ra nhiều phát biểu khác nhau, trong số đó có hai phát biểu đặc biệt quan trọng. Hai phát biểu này được gọi là “Tự Do Tư Tưởng” và “Quyền Tự Do của Hội” vốn bổ sung cho nhau; khi kết hợp lại, chúng giải đáp được những thắc mắc thuộc loại nêu trên. V́ tầm quan trọng của những nghị quyết này cho nên chúng đáng để cho ta xem xét tỉ mỉ và quan tâm tới.

 

TỰ DO TƯ TƯỞNG

 

V́ Hội Thông Thiên Học đă được truyền bá sâu rộng ở thế giới văn minh và tín đồ của mọi tôn giáo đều trở thành hội viên Thông Thiên Học mà không từ bỏ những giáo điều, giáo huấn và đức tin đặc biệt trong tín ngưỡng của riêng ḿnh, cho nên thiết tưởng ta cũng nên nhấn mạnh tới sự kiện không một giáo lư, không một ư kiến do bất kỳ ai giảng dạy hoặc chủ trương mà lại được ràng buộc bất kỳ hội viên Thông Thiên Học nào; bất kỳ hội viên nào cũng được tự do chấp nhận hoặc bác bỏ những điều nêu trên. Chỉ cần tán thành ba Mục tiêu của Hội là đủ tư cách làm hội viên Thông Thiên Học. Không một huấn sư hoặc tác giả nào từ H. P. Blavatsky trở xuống, lại có thẩm quyền áp đặt giáo huấn hoặc ư kiến của ḿnh lên hội viên. Mọi hội viên đều có quyền b́nh đẳng gắn bó với bất kỳ huấn sư hoặc trường phái tư tưởng nào mà ḿnh thích, nhưng không có quyền áp đặt sự chọn lựa của ḿnh lên hội viên khác. Không một ứng viên của bất kỳ chức vụ nào, không một cử tri nào có thể bị mất quyền ứng cử hoặc bầu cử chỉ v́ y đă chủ trương bất cứ ư kiến nào hoặc v́ y thuộc về bất cứ trường phái tư tưởng nào. Các ư kiến hoặc niềm tin không mang lại đặc quyền mà cũng chẳng khiến người ta bị trù ếm. Các Hội viên thuộc Đại Hội Đồng tha thiết yêu cầu mọi hội viên Thông Thiên Học hăy vững vàng bảo vệ và hành động theo những nguyên tắc căn bản của Hội, vận dụng quyền tự do tư tưởng và phát biểu của chính ḿnh một cách vô úy, trong giới hạn của phép lịch sự và tôn trọng lẫn nhau.

 

Phát biểu “Tự Do Tư Tưởng” nêu trên (do bà Annie Besant viết ra năm 1923 và được Đại Hội Đồng thông qua năm 1924) là lời khẳng định minh bạch dứt khoát về bản chất phi giáo điều của Hội Thông Thiên Học, bảo đảm cho các cá nhân quyền chấp nhận hoặc bác bỏ bất cứ ư tưởng nào về Thông Thiên Học (hoặc ư tưởng khác) mà họ thích và thuộc về bất cứ tổ chức hoặc trường phái tư tưởng nào bên ngoài Hội mà họ mong muốn. Các tổ chức độc quyền cũng như nhiều hệ thống tín ngưỡng đều đưa ra sức cấm thành viên của ḿnh gia nhập bất kỳ nhóm nào khác hoặc bị tiêm nhiễm những ư tưởng khác; Hội Thông Thiên Học không phải là một trong những thứ nêu trên. Ngược lại, Hội Thông Thiên Học kiên định cam kết ủng hộ nguyên lư vĩ đại về tự do và trách nhiệm cá nhân. Trong một thế giới đang bị chủ nghĩa chính thống với đầu óc hẹp ḥi đe dọa về nhiều mặt th́ nguyên lư này về “Tự Do Tư Tưởng” thật là quí báu.

Phát biểu Tư Do Tư Tưởng này – vốn chủ yếu nhằm bảo đảm cho quyền lợi cá nhân – lại được bổ sung bởi một phát biểu khác trước hết nhằm bảo đảm quyền lợi tập thể:

 

QUYỀN TỰ DO CỦA HỘI

 

Trong khi cộng tác với mọi đoàn thể khác có mục đích và hoạt động khiến đôi bên có thể hợp tác được, Hội Thông Thiên Học ắt là và vẫn c̣n là một tổ chức hoàn toàn độc lập với những đoàn thể khác, không cam kết theo bất cứ mục tiêu nào ngoại trừ theo mục tiêu của chính ḿnh và dự tính phát triển công tŕnh của riêng ḿnh theo những đường lối bao quát và bao dung nhất sao cho tiến tới mục tiêu của chính ḿnh được biểu thị theo việc đeo đuổi những mục đích ấy cùng với Minh triết Thiêng liêng vốn đă được hàm ư một cách trừu tượng trong tiêu đề của Hội Thông Thiên Học.

V́ T́nh Huynh Đệ Đại Đồng và Minh Triết vốn chẳng ai định nghĩa và giới hạn được, v́ mỗi một và mọi hội viên đều được hoàn toàn tự do tư tưởng và hành động cho nên Hội bao giờ cũng ra sức duy tŕ đặc trưng độc đáo và duy nhất của riêng ḿnh bằng cách không gia nhập hoặc đồng nhất hóa với bất kỳ tổ chức nào khác.

 

Phát biểu “Tự Do của Hội” (được chọn theo năm 1949) có động cơ thúc đẩy là muốn khẳng định sự độc lập của Hội đối với bất kỳ tổ chức nào khác kể cả những phong trào có liên quan với Hội xét về mặt lịch sử chẳng hạn như Hội Tam Điểm Công đồng và Giáo hội Công giáo Tự do vốn có một số lượng đáng kể hội viên, vừa là thuộc bên này vừa là thuộc bên kia. Tuy nhiên việc nói rơ như vậy áp dụng cho mối liên kết của Hội với bất kỳ tổ chức nào khác ít liên quan mật thiết hơn hoặc hệ thống tư tưởng có tổ chức nào khác cho dù hệ thống này có giá trị đến đâu đi nữa.

Trong quyển Ch́a Khóa Thông Thiên Học, bà Blavatsky có bảo rằng “Hội Thông Thiên Học được thành lập để giúp việc chỉ ra cho nhân loại rằng có tồn tại một điều ǵ đó tên là Thông Thiên Học và giúp người ta thăng tiến hướng theo Thông Thiên Học bằng cách nghiên cứu và đồng hóa những sự thật vĩnh hằng”. Mặc dù Hội không bắt buộc hội viên có bổn phận chấp nhận các giáo điều, nhưng nó là một kho chứa Truyền thống Minh triết cổ truyền mà bà Blavatsky và những người kế nghiệp đă khổ công đào luyện cho thời đại chúng ta. Với chức năng giáo huấn, Hội tồn tại để tiếp nhận, tái minh định và truyền bá Truyền thống ấy. Phát biểu về “Quyền Tự Do của Hội” khẳng định việc Hội không dính mắc với bất kỳ tổ chức nào khác và khẳng định Hội trung thành với mục tiêu của riêng ḿnh chứng tỏ rằng “Thông Thiên Học tồn tại”.

Hai phát biểu này về “Quyền Tự Do Tư Tưởng” và “Quyền Tự Do của Hội” đề cập tới những vấn đề rất nhạy cảm dai dẳng từ lâu này trong các nhóm Thông Thiên Học  xem họ nên nghiên cứu những điều ǵ. Với tư cách cá nhân, các nhà Thông Thiên Học có quyền nghiên cứu và thực hành bất kỳ hệ thống tư tưởng nào mà ḿnh thích. Các nhóm Thông Thiên Học cũng như các Chi bộ chính thức của Hội đều có nghĩa vụ phải nghiên cứu và giảng dạy Thông Thiên Học.

Vậy “nghiên cứu và giảng dạy Thông Thiên Học” là ǵ? Nó bao gồm một hoạt động hai mặt. Một mặt, chúng ta phải đào sâu kiến thức của chính ḿnh về truyền thống Thông Thiên Học để cho những người khác cũng biết được nó. Mặt khác, chúng ta nên vươn ra nghiên cứu và t́m hiểu đủ thứ nền văn hóa, phong tục và khảo hướng sinh hoạt theo viễn cảnh Thông Thiên Học.

Một khẩu hiệu xưa cũ chủ trương rằng “Thông Thiên Học là tất cả, nhưng không phải thứ ǵ cũng là Thông Thiên Học”; điều này ngụ ư rằng mọi thứ đều có thể xem xét theo quan điểm Thông Thiên Học, mặc dù không phải quan điểm nào cũng đều là của Thông Thiên Học. Chúng ta có thể xem xét bất kỳ ư tưởng hoặc hệ thống tư tưởng nào qua đôi mắt của nhà Thông Thiên Học, và khi làm như vậy, chính ta đang nghiên cứu và giảng dạy Thông Thiên Học. Nhưng nếu chúng ta quen thói tŕnh bày những hệ thống tư tưởng phi Thông Thiên Học theo thuật ngữ chính tông của họ th́ chúng ta không c̣n “nghiên cứu và giảng dạy Thông Thiên Học” nữa, mà lại đang tuyên truyền một hệ thống tư tưởng nào khác trong môi trường Thông Thiên Học.

Một ví dụ đặc biệt có thể giúp ta hiểu rơ. Chủ thuyết Mormon có những điều thú vị nào đó song hành với tư tưởng Thông Thiên Học (dĩ nhiên cũng có một số sự dị biệt nổi bật). Một nhóm Thông Thiên Học có thể muốn đặt chương tŕnh nghiên cứu đối chiếu và so sánh chủ thuyết Mormon theo viễn cảnh Thông Thiên Học, có lẽ bao gồm cả chương tŕnh khảo sát chủ thuyết Mormon theo những giả định của chính nó trong nỗ lực t́m hiểu khảo hướng tôn giáo ấy.

Tuy nhiên nếu thay vào đó nhóm này lại dồn hết thời giờ nghiên cứu Thánh Thư Mormon, Viên Ngọc Trai Vô cùng Quí báu, Các Giáo lư và Giao Ước cùng với những văn bản khác của Mormon, rồi lại theo những nghi thức tôn giáo thuộc kiểu Mormon, th́ nhóm này không c̣n đóng vai tṛ một nhóm Thông Thiên Học nữa mà đă trở thành một đoàn thể tân ṭng của Chủ thuyết Mormon. Nhóm này lúc bấy giờ đâu c̣n thỏa măn chủ đích của Thông Thiên Học nữa theo như nó được tổ chức, mà thật ra đă vi phạm phát biểu về “Quyền Tự Do của Hội”. Các hội viên cá nhân nào tin theo giá trị của Chủ thuyết Mormon được tự do gia nhập Giáo hội Mormon hoặc tổ chức nhóm nghiên cứu Mormon của riêng ḿnh, nhưng không được cải giáo một nhóm Thông Thiên Học trở thành một nhóm Mormon.

Cũng chính điều ấy có thể được phát biểu đối với một số lớn hệ thống tư tưởng khác, một số gần gũi với Thông Thiên Học theo ḍng lịch sử chẳng hạn như Nhân triết học (Anthroposophy), Ḍng tu B́nh minh Hoàng kim (Order of the Golden Dawn), Phong trào Chơn thần ta là Tự ngă (the I Am Movement), Giáo hội Đại đồng và Khải hoàn (Church Universal and Triumphant), kho tài liệu Bailey (Bailey literature), Astara, v.v. . .  Điều này không ngụ ư có điều ǵ trục trặc đối với bất kỳ hệ thống nào nêu trên, nhưng mặc dù chúng đều bắt nguồn từ Thông Thiên Học, song không một phong trào nêu trên nào là Thông Thiên Học. Các phong trào ấy đều có giáo huấn, phép thực hành và tổ chức đặc thù  riêng mà bất cứ ai – theo đúng phát biểu về “Quyền Tự Do Tư Tưởng” – đều được tự do gắn bó, nhưng không được lẫn lộn các phong trào ấy với truyền thống Thông Thiên Học vốn có “đặc trưng độc đáo và độc nhất vô nhị của nó”. Điều này cũng đúng với các hệ thống khác chẳng hạn như Kabalah, thuyết Sufi v.v. . .

Vậy là việc giải đáp thắc mắc xem nên nghiên cứu những ǵ – vốn là trọng tâm của mọi nhóm Thông Thiên Học – đều được tập trung vào truyền thống Thông Thiên Học. Bằng không th́ tại sao nhóm này lại tự xưng là Thông Thiên Học? Một truyền thống Thông Thiên Học rất trong sáng, bắt nguồn từ H. P. Blavatsky và H. S. Olcott, rồi lại được biết bao người khác khổ công vun bồi, bao gồm cả bà Annie Besant với các cộng sự và những người kế nghiệp xuống măi tới vị Hội Trưởng hiện nay của chúng ta là Radha Burnier. Không một người nào trong chư vị nêu trên đều không thể sai lầm hoặc là nhân vật đầy thẩm quyền. Nhưng khi xét gộp lại th́ công tŕnh của họ hợp thành một đoàn thể nhất quán xiển dương Minh triết Cổ truyền mà chúng ta gọi là Thông Thiên Học.

Ngoài đoàn thể giáo huấn nhất quán trên, ta có thể nghiên cứu nhiều điều khác nữa miễn là ta tiếp cận chúng theo quan điểm Thông Thiên Học, bởi v́ Thông Thiên Học là tất cả. Nhưng nếu trọng tâm của bất kỳ nhóm nào không c̣n chủ yếu là Thông Thiên Học nữa mà thay vào đó trở thành một điều ǵ khác, th́ nó không c̣n phục vụ cho mục đích vốn nó đă được h́nh thành, bởi v́ đâu phải thứ ǵ cũng là Thông Thiên Học.

Các Xứ bộ thuộc quốc gia và thuộc vùng cũng như các nhóm địa phương đều hoàn toàn được thỏa đáng tự trị trong việc xác định ḿnh nên nghiên cứu điều ǵ. Nhưng nếu bất kỳ nhóm nào muốn được gợi ư th́ họ có thể tham khảo Xứ bộ quốc gia hoặc Hiệp hội Thông Thiên Học vùng. Nhiều đoàn thể ở cấp quốc gia hoặc vùng đều có nhiều thông tin phong phú gợi ư về các đề tài Thông Thiên Học và cách thức tŕnh bày. Họ thật là hạnh phúc khi chia xẻ những tài nguyên này cho nhau. Ta có thể hữu ích đối với Tổng Hành Dinh quốc tế khi vạch ra một danh sách để t́m kiếm thông tin như trên và nếu ai quan tâm đến việc làm như thế th́ ta có thể xây dựng kế hoạch cho năm tới. Vốn có sẵn nhiều tài nguyên phong phú và dồi dào để giúp cho ta qui hoạch các hoạt động của nhóm dựa vào “những đường lối bao quát và bao dung nhất” theo như phát biểu “Quyền Tự Do của Hội”.

Chủ đích của các nhóm Thông Thiên Học là nghiên cứu Thông Thiên Học và giúp cho những người khác biết tới nó. Ta có thể thực hiện chủ đích ấy bằng cách tập trung vào truyền thống ban đầu của Thông Thiên Học, không phải theo bất kỳ ư nghĩa hẹp ḥi nào mà là theo sự phong phú và đa dạng. Ta có thể thực hiện điều ấy bằng cách ứng dụng truyền thống Thông Thiên Học, dùng nó làm một lăng kính thông qua đó để ngắm nh́n một loạt những chủ đề thích đáng khác. Chủ điểm mà ta cần tâm niệm là: Thông Thiên Học là tất cả nhưng không phải thứ ǵ cũng là Thông Thiên Học.

 ------------------------------------

Tiến sĩ John Algeo, là Phó Hội Trưởng Quốc tế của Hội Thông Thiên Học và là Giáo sư Danh hàm ở Viện Đại Học Georgia, Mỹ, với nhiều học vị đầy uy tín.

 

CÁC NHÓM THÔNG THIÊN HỌC

NÊN NGHIÊN CỨU ĐIỀU G̀?

PHẦN HAI

 Xuất bản trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 9 năm 2007

 

Trong số tháng 4 năm 2007 của Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, người ta có thắc mắc về việc các nhóm Thông Thiên Học nên nghiên cứu điều ǵ và nói chung đă được giải đáp. Kể từ đó trở đi người ta đă nhận được thông tin phản hồi cho thấy rằng những chỉ đạo nói chung này thật là hữu ích, nhưng những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các Chi bộ và các trung tâm nghiên cứu lại muốn có những gợi ư chuyên biệt hơn, chính xác là giáo huấn nào mà họ nên truyền bá, v́ vậy có một danh sách th́ cũng tốt thôi.

Không một nhà Thông Thiên Học nào có thể bảo người khác chính xác là họ “nên” truyền bá giáo huấn nào. Nhưng chúng ta có thể nói về những khía cạnh Thông Thiên Học mà chúng ta “có thể” nâng tầm hiểu biết ḿnh lên khi tự thân chúng ta điều tra nghiên cứu.

Danh sách những đề tài khả hữu như thế rất thường được vạch ra. Chẳng hạn như mới gần đây, Thư kư quốc tế là Cô Mary Anderson đă đưa ra một danh sách như vậy trong một tài liệu được xuất bản tháng 4 năm 2007 cũng trên Tạp chí Nhà Thông Thiên Học nêu trên với tựa đề “Nấc Thang Jacob”. Khi đọc bài ấy người ta ắt có một danh sách hay ho về những đề tài căn bản của Thông Thiên Học. Danh sách ấy đưa ra một số chủ đề chẳng hạn như “sự sáng tạo” hoặc nhất bổn tán vạn thù của vũ trụ, sự tiến hóa, các giới trong Thiên nhiên, luân hồi, sự cấu tạo con người, sự tiến bộ của con người, thánh đạo và sự toàn hiện (có mặt ở khắp nơi của Thượng Đế).

Khi đọc đi đọc lại các tựa đề của chương trong bất kỳ quyển sách dẫn nhập hay ho nào về Thông Thiên Học, ta cũng được gợi ư về một loạt những đề tài này.

Trang web quốc tế của Hội có một trang nói về Những điều căn bản trong Minh triết Thiêng liêng (http:/www.ts-adyar.org/theosophy.html). Nó liệt kê 6 giáo điều chính yếu: tâm thức trong vũ trụ và tâm thức nơi cá thể, tính bất tử của con người, luân hồi, nghiệp báo, t́nh huynh đệ đại đồng và cơ tiến hóa của Thượng Đế. Mỗi chủ đề này có một phần tổng quan nêu bật những điều cốt lơi của nó bằng ngôn ngữ dễ hiểu.

Có một cách khác để hiểu được các giáo huấn chuyên biệt nhằm tŕnh bày trong một nhóm Thông Thiên Học, đó là việc nh́n vào danh sách tác tác phẩm được xuất bản của Nhà Xuất bản Thông Thiên Học. Dĩ nhiên, không phải mọi quyển sách do Nhà Xuất bản Thông Thiên Học ấn hành đều thích hợp như nhau để dùng làm đề tài giới thiệu cho một nhóm Thông Thiên Học bởi v́ một số có tính cách chuyên môn rất cao. Nhưng khi nh́n vào các danh sách nói chung, ta có thể bao quát được một phạm vi rộng răi các đề tài mà bất kỳ nhóm nào cũng có thể tập trung vào đó nhằm khiến cho người ta biết rơ hơn về Thông Thiên Học.

Bởi v́ người ta có yêu cầu một danh sách, cho nên dưới đây là một số ư tưởng căn bản mà ta có thể t́m thấy trong kho tài liệu Thông Thiên Học và nhiều nhà Thông Thiên Học ắt phải coi đó chẳng phải là mang tính xác định hoặc hạn chế mà chỉ mang tính đại diện.

1.- Tính đơn nhất căn bản của toàn thể nhân loại, và thật ra là của mọi sự sống và của toàn thể chúng sinh.

2.- Giá trị của các khảo hướng đa bội về Chân lư: mang tính khoa học, triết học và tôn giáo.

3.- Giá trị của đủ thứ nền văn hóa xuyên suốt lịch sử loài người khi chúng biểu diễn những khảo hướng khác nhau và bổ sung cho nhau về cuộc đời.

4.- Sự tồn tại các điều bí nhiệm trong vũ trụ và nơi con người vốn vượt ngoài tầm bất kỳ hệ thống tư tưởng nào mà ta phải hiểu đầy đủ.

5.- Khả năng của con người sử dụng lư trí và óc tưởng tượng để đối phó với cả những bí pháp lẫn những vấn đề của cuộc sống.

6.- Việc nhận ra những sự tương ứng xuyên suốt càn khôn, nhờ đó ta có thể suy ra những sự việc mà ta không trực tiếp trải nghiệm – đây là một sự thừa nhận được gọi là Đại Công Lư Tiên Đề của Hermes.

7.- Quyền và trách nhiệm của mọi cá nhân khám phá sự thật cho bản thân ḿnh.

8.- Thực tại về một Chân lư tuyệt đối vốn chỉ có thể biểu diễn bằng những thuật ngữ tương đối trong cái thế giới tương đối tức māyā này.

9.- Nghĩa vụ của mỗi một người trong chúng ta phải tôn trọng những khảo hướng Chân lư khác hơn khảo hướng của chính ḿnh.

10.- Sự siêu việt của Thực tại tối hậu vượt ngoài tầm mọi quan niệm của con người, tuy nhiên nó có khả năng được con người trải nghiệm trực tiếp.

11.- Tính tam bội của Thực tại tối hậu xoắn xít vào nhau thành ra tâm thức vật chất và năng lượng.

12.- Sự hiện diện của sự sống và tâm thức nơi mọi h́nh tướng vật chất trong khắp cả vũ trụ dưới những dạng phân bậc tức là “các giới trong thiên nhiên”.

13.- Sự tiến hóa tuần hoàn và tiệm tiến trải qua nhiều thời đại của tâm thức và trí tuệ đi kèm thêm với những h́nh tướng thể chất.

14.- Sự phát triển tiệm tiến trải qua thời gian của các thực thể riêng rẽ hướng về việc ngộ ra được tính đơn nhất và tổng thể tâm linh của ḿnh.

15.- Nghĩa vụ của mỗi người phải xúc tiến phúc lợi tổng thể của tất cả - của những con người khác (không kể giống dân, giới tính hoặc dân tộc) cũng như các con thú và thế giới tự nhiên.

16.- Sự luân hồi – sự tái nhập thể lần lượt thuộc tâm thức cốt lơi của ta – sao cho sống và chết là những trải nghiệm được lập lại trong sự phát triển của chúng ta.

17.- Nghiệp báo – nguyên lư hài ḥa, cân bằng, quân b́nh – duy tŕ trật tự trong vũ trụ một cách vô ngă.

18.- Tính vô hại và ưa cứu giúp – cái nguyên lư mà ta nên đối xử với người khác giống như ta muốn người khác đối xử với ḿnh.

19.- Sự tồn tại của các thế giới hoặc “cơi” đa bội vượt ngoài tầm các chiều kích thuộc vật lư khác hơn so với thời gian-không gian mà chúng ta đồng thời vận hành trong tất cả những thứ đó.

20.- Tính phức hợp thất bội của cấu tạo con người, những khía cạnh của chức năng hoạt động trong các thế giới đa bội ấy tức là các chiều kích tồn tại.

21.- Sự hiện diện nơi cốt lơi trong bản thể của ta một điểm linh quang về Thực tại tối hậu thiêng liêng.

22.- Sự tồn tại của các sinh linh vốn đă đạt được sự giác ngộ và đă phát nguyện giúp đỡ người khác cũng thành tựu được như ḿnh, đó là các đại huấn sư của loài người.

23.- Sự tồn tại của một đoàn thể cổ truyền các giáo huấn vượt ngoài ṿng thời gian, một thế giới quan – Truyền thống Minh triết mà ta có thể thấy dưới nhiều dạng khác nhau trong mọi nền văn hóa trên thế giới.

24.- Trách nhiệm của mọi người về tác động và phản tác động của chính ḿnh và thế là khả năng chiến thắng chứ không phải trở thành nạn nhân.

25.- Quyền năng tư tưởng của chúng ta ảnh hưởng tới bản thân, môi trường xung quanh và những người khác; do đó trách nhiệm của ta nhằm sử dụng quyền năng ấy được tốt hơn.

26.- Sự tồn tại của trật tự, chủ đích và ư nghĩa trên thế giới, sự phát triển của thế giới tuân theo một thiên cơ có thể hiểu được.

27.- Thực tại về một chủ đích và ư nghĩa trong cuộc đời của mỗi cá thể mà để phát triển ra nó mỗi người trong chúng ta đều được hiệu triệu qua bản chất nội tâm của chính ḿnh.

28.- Khả năng chúng ta tích cực tham gia vào sự tiến hóa tiệm tiến của vũ trụ.

29.- Sự hoàn thiện tối hậu trong bản chất con người, xă hội và môi trường xung quanh mà người ta kêu gọi chúng ta phải phấn đấu hướng về nó.

30.- Bổn phận của mỗi người là nhằm thực hành ḷng vị tha – quan tâm giúp đỡ người khác thành tựu được sự toàn bích tối hậu cố hữu của chính ḿnh.

31.- Sự tồn tại của “Thánh Đạo” hoặc đường lối đẩy nhanh cơ tiến hóa cá thể của chính ta vốn sẵn có đối với mọi người nào mưu t́m nó.

32.- Tính t́nh của ta là sản phẩm của quá khứ và sự vẫy gọi của tương lai – ta vừa đă là cái ấy vừa sẽ trở thành cái ấy sao cho do chính tác động của ḿnh, ta sẽ tái tạo bản thân.

33.- Năng lực của ta nhằm vận dụng quyền tự do ư chí để tối ưu hóa các hậu quả của quá khứ và chọn lựa con đường dẫn đến tương lai.

34.- Việc nhận ra được các vấn đề xă hội về chiến tranh, dân số nheo nhóc, bốc lột, thành kiến, áp bức, tham lam và thù ghét là những triệu chứng của một căn bệnh dựa vào ảo tưởng cho rằng ḿnh có thể thăng tiến qua sự thiệt hại của người khác, phương thuốc chữa trị nó là công nhận rằng chúng ta đồng nhất với nhau và đồng nhất với mọi sự sống trong vũ trụ.

35.- Sự chắc chắn mà Krishna dành cho Hoàng tử Arjuna cũng như Đấng Ki Tô dành cho bà Julian ở Norwich theo đó rốt cuộc mọi chuyện đều tốt đẹp, nhờ chắc mẫm như vậy ta mới đủ đức tin để sống một cuộc đời có mục đích.

36.- Việc cam kết sống một cuộc đời có trách nhiệm tập thể trên cương vị là thành viên của một nhóm hoạt động viên cốt lơi tận tụy với việc ngộ ra được cái chủ đích tối hậu ấy.

 

 

Tiến sĩ John Algeo, là Phó Hội Trưởng Quốc tế của Hội Thông Thiên Học và là Giáo sư Danh hàm ở Viện Đại Học Georgia, Mỹ, với nhiều học vị đầy uy tín.

 

 

 

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES