Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

THÔNG THIÊN HỌC LÀ KHOA YOGA

 DÀNH CHO THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

(Theosophy – Yoga for the Modern World)

Tác giả: K. DINAKARAN- Bản dịch: www.thongthienhoc.com

Ông K. Dinakaran là thành viên của Hội đồng Xứ bộ Ấn Độ,

Cựu Thư kư của Liên đoàn Thông Thiên Học Kerala.

Bài thuyết tŕnh tại Chi bộ Gautama, Kerala, ngày 3 tháng 4 năm 1915 

Tạp chí Nhà Thông Thiên Học Quyển 137.12

 

Ư nghĩa của “Khoa Yoga” thay đổi tùy theo cá nhân. Các giáo huấn của Patañjali  dưới dạng những câu kinh soi sáng cho minh triết cổ truyền này. Thông Thiên Học - mà H. P. Blavatsky mô tả là Tôn giáo Minh triết - có liên quan mật thiết tới khoa Yoga như thế nào? Cũng giống như những nguyên lư được liệt kê trong Yoga Sutras, Thông Thiên Học cũng có mục đích nâng cao nhân loại. Trong “Sādhana Pāda” của Yoga Sutras, Patañjali có mô tả năm lời thệ nguyện mà học viên yoga phải tuân theo đó là từ bi (ahimsā), chân thực (satya), không trộm cắp (asteya), tiết độ tức sống cao thượng (brahmacharya) và không tham lam (aparigraha). Patañjali cũng nêu rơ rằng những thệ nguyện này không chịu ảnh hưởng của giai cấp, nơi chốn, thời gian hoặc cơ hội, và mở rộng ra mọi giai đoạn để tạo thành lời Đại Nguyện. Mục tiêu thứ nhất của Hội Thông Thiên Học là “Tạo ra một hạt nhân T́nh Huynh Đệ Đại Đồng trong nhân loại mà không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính hoặc màu da”. Những nguyên lư này cũng như Sự Sống Nhất Như, sự tiến hóa, nhân quả và luân hồi, có thể áp dụng được cho tất cả dù họ có chấp nhận nó hay không đi chăng nữa.

Tiến sĩ Annie Besant có nói rằng, Thông Thiên Học dạy cho ta sự phát triển cao cả tiếp diễn qua hàng triệu năm, qua những thời kỳ vô lượng v.v. . . Trong một chu kỳ c̣n ngắn ngủi hơn nữa th́ sự phát triển tương tự cũng diễn ra nơi cá nhân. Những luật này biểu lộ và hiển lộ qua cơ tiến hóa có khả năng tích lũy từ đất đá tiến lên thành thực vật, từ động vật thành con người, rồi từ nhân loại tiến lên siêu nhân. Qui tŕnh tiến hóa từ nhân loại lên siêu nhân được gọi là “khoa Yoga”. Bà cũng nói thêm rằng: “Nếu các bạn ngộ ra được tính đơn nhất của Tự ngă giữa những sự đa dạng của Phi ngă th́ khoa Yoga ắt dường như không c̣n là bất khả thi đối với chúng ta nữa”. Việc chấp nhận nguyên lư căn bản của tính Đơn nhất của Sự sống này là điều kiện duy nhất để ta trở thành học viên khoa Yoga. Người ta trông mong một cá nhân muốn gia nhập Hội Thông Thiên Học cũng chấp nhận điều ấy, đó là chấp nhận T́nh Huynh Đệ Đại Đồng trong nhân loại, không phân biệt ǵ hết, mặc dù có đủ thứ sự khác nhau chia rẽ con người nhân danh tín ngưỡng, ư thức hệ chính trị, hoàn cảnh xă hội và chủng tộc v.v. . .

Khoa Yoga là Khoa học. Theo bà Annie Besant th́ “Yoga chỉ là một qui tŕnh làm tăng tốc sự phát triển b́nh thường của tâm thức”, thay v́ để nó đi theo con đường dài dằng dặc là sự tuyển trạch tự nhiên. Trong tác phẩm Trước Thềm Thánh Điện, bà Besant diễn tả ư tưởng này một cách thi vị là leo lên núi bằng đường này hoặc con đường khác, nghĩa là qua con đường loằn ngoằn hoặc qua con đường ngắn nhất dốc đứng. Cũng giống như bất kỳ khoa học nào khác, khoa Yoga với vai tṛ là tri thức có hệ thống về việc phát triển tâm thức, và những định luật phát triển tâm thức ắt có thể áp dụng được phổ quát.

Một trong những viên ngọc quí của Thông Thiên Học là quyển Dưới Chơn Thầy có phát biểu rơ ràng rằng: “Con người theo tôn giáo nào, thuộc chủng tộc nào th́ những điều ấy không quan trọng; điều thật sự quan trọng là biết như sau - biết Thiên cơ dành cho loài người. Đó là v́ Thượng Đế có một thiên cơ và đó là cơ tiến hóa. Nếu người ấy đứng về phe Thượng Đế th́ y thống nhất với chúng ta, c̣n chuyện y là tín đồ Ấn giáo hay Phật giáo, Kitô giáo hay Hồi giáo; y là người Ấn Độ hay người Anh, người Trung Hoa hoặc người Nga th́ tuyệt nhiên không quan trọng. Ta phải nhớ rằng giáo huấn này được tŕnh bày vào đầu thế kỷ 20, khi nhân loại c̣n chia rẽ dựa trên cơ sở đủ thứ đức tin tôn giáo, ư thức hệ chính trị, phân biệt chủng tộc v.v . . . Nhưng các vấn đề mà nhân loại phải đối phó đều như nhau.

Rāja Yoga tức Yoga Vương đạo bắt đầu từ chỗ Hatha Yoga chấm dứt. Ấy là v́ muốn bước trên con đường Yoga th́ phải có những hiện thể hoàn toàn thích hợp. Đủ thứ tư thế trong Hatha Yoga được qui định trong khoa Hatha Yoga giúp cho học viên có được một hiện thể thích hợp. Quyển Dưới Chơn Thầy so sánh thể xác với con ngựa mà ta cưỡi: “Thể xác là con thú, là con ngựa mà ta cưỡi trên đó. V́ thế cho nên con phải đối xử tử tế với nó và chăm sóc nó cẩn thận; con không được bắt nó làm quá sức, con phải nuôi nấng nó thích đáng chỉ bằng đồ ăn thức uống trong sạch thôi, và con phải luôn luôn giữ cho nó sạch sẽ không vướng một chút hạt bụi nhỏ nào”. Trong Yoga Sutras giới luật đầu tiên (niyama) mà học viên phải tuân theo là trong sạch (saucha), vốn có liên quan tới các hiện thể kể cả thể xác, sao cho sự sống Thượng Đế có thể biểu lộ thông qua đó. Muốn bước trên con đường tinh thần th́ tư tưởng, lời nói và việc làm phải trong sạch.

Huấn lệnh thứ nh́ là bằng ḷng (santosha). Đây là một trong những điều kiện tiên quyết để sinh hoạt theo khoa Yoga. Quyển Dưới Chơn Thầy có khuyên học viên: “Con phải chịu đựng nghiệp quả của ḿnh một cách vui vẻ cho dù nó có ra sao đi chăng nữa, nên coi nó là một vinh hạnh khi con phải chịu đau khổ, bởi v́ điều đó chứng tỏ rằng các Đấng cầm cân Nhân quả nghĩ rằng con đáng được giúp đỡ. Cho dù nghiệp quả có khắc nghiệt đến đâu đi chăng th́ con hăy tạ ơn là nó không tồi tệ hơn nữa”. Câu chuyện vua Harischandra trong anh hùng thi Ấn Độ và Job trong Thánh kinh là những ví dụ điển h́nh của việc giáp mặt với thử thách của Nghiệp quả. Mọi thử thách trong đời họ không thể làm cho họ đi lệch hướng khỏi con đường chân chính. Người ta trông mong học viên khoa Yoga có được ḷng can đảm không nao núng như thế. Quyển Dưới Chơn Thầy khuyên ta có tố chất “khoan dung”. Trong một thế giới thiếu khoan dung với đủ thứ vấn đề th́ tố chất này là thích hợp nhất. Chơn sư khuyến cáo “Con phải cảm thấy ḿnh khoan dung với mọi người và thành thật quan tâm tới tín ngưỡng của những người thuộc tôn giáo khác, cũng y hệt như quan tâm tới tín ngưỡng của tôn giáo ḿnh. Ấy là v́ tôn giáo của họ cũng là một con đường đi lên tới chỗ cao nhất chẳng khác nào tôn giáo của chính con. Và muốn giúp đỡ được mọi người th́ con phải thông hiểu mọi người”. Mục tiêu thứ nh́ của Hội Thông Thiên Học đặt ra khía cạnh quan trọng này. “Khuyến khích nghiên cứu Tôn giáo đối chiếu, Triết học và Khoa học”. Ba lĩnh vực học thuật này đều là cội nguồn Minh Triết dành cho nhân loại.

Trong câu kinh thứ nh́, Patañjali định nghĩa khoa Yoga là việc “ức chế những biến thái của tâm trí”. Quyển Tiếng Nói Vô Thinh, một viên ngọc quí khác của Thông Thiên Học cũng tuyên cáo : “Cái trí là tay đại phá hoại Sự Thật”. Đệ tử hăy tiêu diệt kẻ giết chết Sự Thật này”. Điều này nói th́ dễ chứ thực hành lại khó khăn. Trong Chí Tôn Ca đấng Krishna có an ủi Arjuna như sau: Người ta có thể đạt tới trạng thái này bằng cách thường xuyên vô dục. Khi đạt được trạng thái như thế th́ Yoga Sutras bảo rằng: “Lúc bấy giờ chủ thể thấu thị được xác lập trong bản chất cốt tủy và căn bản của chính ḿnh”. Patañjali cũng tŕnh bày điều này theo cách khác: “Việc ức chế những biến thái của tâm trí được thành tựu do kiên tŕ thực hành và không dính mắc”. Vậy là hai bậc đại Đạo Sư Minh triết, đấng Krishna và Patañjali đều khuyên ta giống như nhau. “Hăy thực hành và không dính mắc”.

Mọi sự điều tra tinh thần đều bắt đầu bằng thắc mắc: “Tôi là ai? Đâu là thực chất của Đấng Nhất Như này, tức Chơn thần? Phần thứ ba của quyển Dưới Chơn Thầy kết luận rằng: “Nhưng con - Chơn nhơn của con - con là một đốm lửa của chính lửa Thượng Đế và Thượng Đế toàn năng vốn ngự nơi con người; v́ vậy không có điều ǵ mà con không thể làm được nếu con muốn. Con hăy tự nhủ rằng: “Điều ǵ có người làm được th́ người khác cũng làm được. Tôi là một con người nhưng cũng là Thượng Đế nơi con người, tôi có thể làm điều này và tôi quyết làm như vậy”. Ấy là v́ nếu con muốn bước trên Thánh đạo th́ ư chí của con phải giống như thép đă được tôi luyện”.

Ta có thể so sánh việc bước trên Thánh đạo này với việc bước trên “lưỡi mỏng như dao cạo”. Ở đây ta cũng được hướng dẫn theo quyển Dưới Chơn Thầy: “Giữa đúng và sai, Huyền bí học không biết tới sự thỏa hiệp. Bằng bất cứ giá biểu kiến nào, con phải làm điều đúng cho dầu kẻ vô minh có suy nghĩ hay nói thế nào đi chăng nữa”. Tác phẩm Vivekachudāmani tức Viên ngọc quí Minh Triết của Sankarāchārya có tuyên cáo rằng: “V́ muốn hùa theo xă hội, đam mê nghiên cứu quá nhiều Kinh điển và muốn cho thể xác được thon gọn, thiên hạ không thể đạt được sự thực chứng Chơn ngă đúng đắn”.

Đối với người bước trên Thánh đạo th́ việc nghiên cứu Tự ngă rất quan trọng. Theo lời của H. P. B., đó là việc quan sát điều thấp hèn theo sự minh giải của điều Cao siêu”. Quyển Dưới Chơn Thầy cũng lại phát biểu rằng: “Con phải nghiên cứu sâu sắc những định luật ẩn tàng của Thiên nhiên và khi con biết chúng rồi th́ con hăy bố trí cuộc đời ḿnh theo những định luật ấy, luôn luôn sử dụng lư trí và cảm thức phân biệt phải trái thông thường”. Sự thích đáng của Mục tiêu thứ ba của Hội Thông Thiên Học đ̣i hỏi kẻ t́m kiếm đầy tâm huyết phải khảo cứu điều này. Chơn sư Minh Triết có cảnh báo một cách đúng đắn như sau:

 

Con đừng ham những phép thần thông, chúng sẽ có khi thầy biết lúc nào là tốt nhất để cho con có thần thông. Cưỡng chế thần thông quá sớm thường gây ra nhiều rắc rối; thường thường th́ kẻ có thần thông bị những tinh linh thiên nhiên ưa gạt gẫm dẫn dắt sai lầm, hoặc y đâm ra ngă mạn và nghĩ rằng ḿnh không thể phạm sai lầm. Trong bất cứ trường hợp nào th́ thời gian và sức mạnh để đạt được thần thông có thể được dùng để làm việc cho người khác.

 

Câu mở đầu trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh có nói rằng: “Những giáo huấn này dành cho những kẻ không biết tới nguy cơ của thần thông cấp thấp”.

Cũng giống như bất kỳ khoa học nào khác, khoa Yoga đ̣i hỏi học viên phải nghiên cứu nghiêm túc và ứng dụng đàng hoàng. Nhiều năm, thậm chí trọn cả đời cũng có thể không đủ để thành tựu được kết quả như mong muốn. Trong quyển Khoa học Yoga, I. K. Taimni có bảo rằng:

 

Có quá nhiều trường hợp những người tầm đạo nhiệt thành lại nguội lạnh đi không v́ lư do rơ rệt nào, hoặc họ từ bỏ nó v́ thấy giới luật của khoa Yoga quá buồn chán. Họ chưa sẵn ḷng sinh hoạt theo khoa Yoga . . .  và quyết định điều chỉnh hoài băo của ḿnh về một mấu chốt thấp hơn là chỉ nghiên cứu bằng trí năng thôi.

 

Ta có thể tiến hành việc nghiên cứu bằng trí năng qua những giai đoạn tiệm tiến là suy gẫm, tham thiền và thực hành trong sinh hoạt hàng ngày. Lời nói đầu của quyển Dưới Chơn Thầy có phát biểu rằng:

 

Ngắm nh́n món ăn rồi bảo rằng nó ngon th́ ắt chẳng thỏa măn cho kẻ đang đói khát; y phải tḥ tay ra lấy đồ ăn rồi ăn. Cũng vậy chỉ nghe lời Chơn sư không thôi th́ chưa đủ; con phải làm theo lời ngài nói, chăm chú lắng nghe từng lời, tiếp nhận mọi lời nói bóng gió. Nếu một lời nói bóng gió không được tiếp nhận, nếu một lời bị bỏ sót th́ nó sẽ mất măi măi, bởi v́ Chơn sư không nói lần thứ hai.

 

Thời xưa kỷ luật tự giác này được gọi là tapas, nghĩa đen là “cháy bùng” hàm ư thiêu rụi những điều ô uế như giận dữ, ghen tuông, tham lam, ghen tị, thèm muốn, đam mê v.v . . . Một bản văn cao cả về khoa Yoga là quyển Chí Tôn Ca có tường tŕnh lại đủ thứ loại tapas tức phép khổ hạnh. Theo đó th́ lời nói không gây cho người khác sự khó chịu, nói lời chân thật, nói dễ nghe và nói mang lợi ích cho người khác, thực hành việc nghiên cứu Kinh điển, những thứ ấy được gọi là phép khổ hạnh về ngôn ngữ. Hạnh phúc trong tâm trí, dịu dàng, im lặng, tự chủ, có bản chất thanh khiết - những thứ ấy được gọi là phép khổ hạnh về tâm trí. Tóm lại, tư tưởng, lời nói và hành động của ta phải có đủ ba tố chất là đúng thật, tử tế và hữu ích.

Bài Những Nấc Thang Vàng do bà H. P. Blavatsky tuyên đọc là “những nấc thang leo lên trên mà học viên có thể nương theo đó để tới đền thờ Minh Triết Thiêng Liêng”. Đi theo những nấc thang này quả thật là con đường Yoga mà các bậc đại đạo sư trong đủ thứ truyền thống Minh triết đều qui định. Những nấc thang vàng này, nói khác đi, tuyên bố rằng không có con đường nào đi tắt dành cho Thánh đạo. Học viên phải tự ḿnh leo lên. Không một đạo sư nào, không một thẩm quyền nào, không một hệ thống nào chẳng hạn như có thể làm được phép lạ, mà cần có sự nhẫn nhục, can đảm đối với những bất công dành cho cá nhân. Mọi người bước trên Thánh đạo chẳng hạn như Socrates, đấng Ki Tô, Đức Phật, Bruno, Hypatia và thời gần đây là H. P. Blavatsky, C. W.Leadbeater và Annie Besant đều phải chịu đủ thứ thử thách trong sinh hoạt cá nhân của ḿnh. Họ không phàn nàn mà uống cạn giọt đắng cuối cùng từ cái cốc Nghiệp quả của kiếp này.

Thông qua hiện thể đương đại của thế giới ngày nay tức là Hội Thông Thiên Học, Thông Thiên Học tuyên cáo khoa Rāja Yoga, là khoa Yoga dành cho con người hiện đại. Chúng ta không cần leo lên những ngọn núi đỉnh đầy tuyết phủ, những khu rừng rậm hoặc hoang mạc để học hỏi được Minh triết này; chúng ta không cần từ bỏ gia đ́nh, bạn bè và thân quyến; nhưng cũng giống như Arjuna vốn học được khoa Yoga này ở giữa chiến trường, chúng ta cũng có thể thực chứng được khoa Yoga Vương đạo này trong đời sống hàng ngày.

 

----------

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS