Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

BÁT CHÁNH ĐẠO

Tác giả Annie Besant

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

Xuất bản năm 1955 Nhà Xuất bản Thông Thiên Học, Adyar, Chennai [Madras]

Ấn Độ Một bài thuyết tŕnh của Annie Besant  tại Trường Ananda, Colombo, Tích lan năm 1907

2.300 năm đă trôi qua từ khi vị Đại vương Phật giáo A Dục đă phái con trai và con gái của ḿnh đi tới đảo Tích lan để trồng ở đảo này chẳng những là cành ghép từ cây linh thiêng ở Bồ đề đạo tràng, mà c̣n là trồng ở đây một cành ghép của Cây Minh Triết, để từ đó đến nay đă lan tràn khắp đảo này cũng như lan tràn khắp các quốc gia trên thế giới – cái Cây Minh Triết mà ta gọi là tín ngưỡng Phật giáo. Chiều này ta phải xét tới một trong những giáo huấn vĩ đại của Đức Phật để đem ra học hỏi. Các bạn hẳn nhớ, khi Ngài rời bỏ cung điện của vua cha, để lại vợ và đứa con thơ ấu, khi nhờ vào sự sự giúp đỡ của những vị huấn sư trong rừng thẳm, Ngài đă t́m đường đi tới sự sống, khi Ngài dùng phép tu khổ hạnh để t́m thấy con đường mà những người khác không dạy Ngài được, th́ cuối cùng Ngài đă ngồi dưới cái cây nổi tiếng ấy, đă chinh phục mọi sự cám dỗ, đă đẩy lùi mọi ảo tưởng hăo huyền của Ma vương, th́ cuối cùng Ngài đạt được sự giác ngộ, khi ngài nhập vào viên giác – khi lần đầu tiên trong cuộc đời Ngài thấu triệt được – Tứ Diệu Đề: Khổ, Tập, Diệt, Đạo, tức Bát Chánh Đạo. Và chiều này tôi yêu cầu quí vị chú ư tới Bát Chánh Đạo ấy.

Được đặc trưng là mọi giáo huấn được tóm gọn của Đức Thế Tôn, các giáo huấn này đều tràn đầy minh triết; ấy là v́ cũng giống như ta viết nhiều bộ sách để tŕnh bày mỗi một trong Tứ Diệu Đế; cũng vậy toàn bộ định luật về cuộc đời, toàn thể qui tắc ứng xử đều được diễn tả dứt khoát trong các câu kinh của Bát Chánh Đạo này; và nếu người ta đi theo Bát Chánh Đạo ấy, nếu y thi hành tám huấn thị được trao truyền, th́ người ta ắt bắc được nhịp cầu đi tới ngưỡng cửa của quả vị La hán và đă dọn ḿnh để giải thoát.

Thế mà Bát Chánh Đạo này là ǵ? Nó bao gồm tám huấn thị hoặc ta có thể gọi là tám chân lư lớn, mỗi điều đều được ứng dụng cho nhân sinh, mỗi điều đều được dự tính để uốn nắn số phận con người; sự tiến hóa của con người ắt nhanh chóng và an toàn nếu y xét từng điều một, thấu hiểu và thực hành chúng. Chân lư lớn đầu tiên là Chánh Kiến; thứ nh́ là Chánh Tư duy; rồi thứ ba và thứ tư (xuất phát từ Chánh Tư duy) là Chánh Ngữ và Chánh Nghiệp; thế rồi tới thế giới bên ngoài ta có Chánh Mệnh; rồi tới Chánh Tinh tấn; rồi tới Chánh Niệm và cuối cùng thành tựu cao nhất là Chánh Định.

Ta có thể gọi chúng là tám bước trên Thánh đạo, đó là tám chân lư lớn để dẫn dắt nhân sinh.

Ta hăy xét tám chân lư này từng điều một để xem nhờ vậy một Phật tử chân chính có thể uốn nắn cuộc đời ḿnh ra sao. Vậy th́ trước hết là Chánh Kiến – đôi khi ta thấy nó được dịch như vậy; bởi v́ thường thường dịch từ tiếng Bắc phạn hay tiếng Nam Phạn sang tiếng Anh th́ từ ngữ nguyên thủy vốn đầy đủ và phong phú hơn từ tiếng Anh, cho nên ta cần phải có hai từ tiếng Anh để giải thích chỉ một từ tiếng Phạn thôi. V́ vậy có khi từ tiếng Phạn này cũng được dịch là Chánh Tín. Nhưng thật ra mọi đức tin đều nên dựa vào kiến thức. Nếu điều ǵ mà người ta biết đúng th́ chỉ có như vậy y mới có thể tin đúng; c̣n mọi đức tin khác đều chỉ là cả tin và điên rồ. Thế mà trong thế giới hiện đại người ta không nghĩ rằng Chánh Tín là rất quan trọng đến mức ta nên đặt nó vào ngay lúc bắt đầu Bát Chánh Đạo. Nhưng Chánh Tín hoặc Chánh Kiến, quả thật là điều cốt lơi và có tầm quan trọng sống c̣n nhất trong mọi thứ. Đây là nền tảng mà mọi tư tưởng, ngôn ngữ và hành động đều được xây dựng trên đó. Nếu cái nền ấy bị thối nát th́ làm sao ta xây dựng được một cái nhà an toàn trên cái nền mục rữa ấy để cho con người sống trong đó được?

Vậy th́ Chánh Kiến là ǵ? Đó là kiến thức dựa trên và phù hợp với những sự thật của cuộc sống, những sự thật của vũ trụ, đó là Định luật vây bũa xung quanh ta mà không một nỗ lực nào của ta có thể làm thay đổi hoặc xê dịch nó được. Đó là kiến thức về những định luật mà vũ trụ được xây dựng trên đó, những định luật không thay đổi, không biến thiên, không thể bị phá vỡ, nhưng lại có thể bị coi thường. Thế mà, nếu ta coi thường những định luật này cho dẫu ta không có kiến thức đúng đắn liên quan tới chúng, cho dẫu thay v́ là kiến thức th́ ta vẫn cứ vô minh, thiếu kiến thức, lúc bấy giờ khi ta không có kiến thức ấy, th́ ta không thể dẫn dắt đời ḿnh tới bất cứ cứu cánh hữu ích nào. Thế rồi tôi không thể đi sâu vào toàn bộ địa hạt Chánh Kiến; nhưng có hai định luật lớn được phát biểu mà con người cần phải biết nếu y muốn chỉ đạo đúng đắn cuộc đời ḿnh; và nếu y biết rơ hai định luật này cho đúng để hành xử theo chúng th́ cuộc đời y sẽ trở nên cao thượng đối với bản thân y, sẽ có ích lợi cho tất cả những ai mà y đang sống trong nhân quần. Một trong những định luật này là luật Nhân Quả mà ta gọi là luật Tác động tức luật Karma, c̣n cái luật kia là luật Đối ngẫu, cái luật biểu hiện qua sự kiện nếu ta để cho rung động thuộc loại này gặp một rung động cùng loại, th́ rung động ấy tăng trưởng mạnh hơn, lớn hơn, rộng khắp hơn; nhưng nếu ta để cho một rung động thuộc loại đối lập gặp rung động ấy th́ rung động này ắt làm triệt tiêu rung động kia khi xét theo quan điểm luân lư. Đó là nguyên lư vĩ đại dĩ đức báo oán.

Ta hăy thử xem Đức Thế Tôn dạy Luật Nhân Quả này ra sao, bởi v́ thật đáng chú ư rằng Ngài dạy luật này theo một cách thức mà mọi người đều có thể hiểu được, bằng cách chọn lựa một biểu tượng thật đáng ngưỡng mộ, bằng cách khiến cho người nghe ḿnh chú ư tới những điều quen thuộc và rút ra từ đó những điều diễn tả chân lư sâu sắc. Ngài dạy Luật Nhân Quả, Luật Karma này như thế nào? Ngài dạy rằng nếu người ta hành động theo một tư tưởng độc ác th́ đau khổ ắt nối tiếp hành động ấy như bánh xe đi theo chân của con ḅ kéo xe. Không một người nông dân nào đang rảo bước trên đường phố, không một người trồng trọt nào đang cày sâu cuốc bẫm mà lại không chấp nhận cái h́nh ảnh sinh động ấy: bánh xe đi sau chân con ḅ như thế nào, đến mức bao nhiêu th́ đau khổ theo sau tư tưởng hoặc hành vi độc ác như thế ấy đến mức bấy nhiêu; tác động của định luật là tất yếu và ta không thể phá vỡ nó được. Lại nữa, nếu người ta hành động theo một tư tưởng trong sạch th́ hạnh phúc đi kèm theo y không thể tách rời được chẳng khác nào bóng theo h́nh. Không một đứa trẻ nào đi trong ánh nắng chang chang mà lại không biết rằng bóng của ḿnh không thể tách rời khỏi h́nh của chính ḿnh; sự liên kết giữa bóng và h́nh tất yếu bao nhiêu th́ sự liên kết giữa cách sống đúng đắn và hạnh phúc cũng tất yếu bấy nhiêu.

Thế th́ giả sử rằng các bạn vỡ lẽ ra được cái khâu Chánh Kiến ấy; giả sử bất cứ khi nào bạn bị cám dỗ th́ bạn cũng đẩy lùi được nó bởi nghĩ tới việc đau khổ đi kèm theo đó; giả sử bạn đă ngộ ra được rằng không ai có thể cứu bạn khỏi hậu quả của những hành động của chính ḿnh; thế th́ c̣n một điều ǵ khác nữa mà bạn muốn biết để dẫn dắt cho cách ứng xử của ḿnh được đúng đắn, và đó là điều mà tôi đă gọi là luật Đối ngẫu. Ta hăy xem Đức Phật đă dạy giáo lư vĩ đại khác nữa này ra sao để cho mọi thiện nam tín nữ có thể hiểu được nó và bằng cách đó dẫn dắt cuộc đời ḿnh.

Có một câu chuyện quen thuộc nhưng hay ho đến nỗi tính quen thuộc dường như chỉ khiến cho nó có thêm một chút duyên dáng mới mẻ. Có một ông vua tên là Kashi, ông chiến đấu với vị vua Koshala và chinh phục được người này. Thế rồi vua Koshala và hoàng hậu cao chạy xa bay, ẩn náu ở một nơi nào đó cứ trốn lén như vậy măi. Nhưng họ bị tố giác cho nên lọt vào tay vị vua chiến thằng để rồi bị bắt giữ và kết án tử h́nh. Lúc bấy giờ con trai của họ len lỏi qua đám đông đến gặp cha mẹ để nói lời vĩnh biệt, và nghe được từ miệng của vua cha giáo huấn cuối cùng sau đây: “Con ơi, đừng nh́n xa cũng đừng nh́n gần, hận thù không thể dập tắt được hận thù; chỉ có không hận thù mới xóa bỏ được hận thù”. Đứa con không thể hiểu được lời lẽ này. Nó hết sức bối rối. Nhưng cuộc đời ắt giải thích được, v́ cuộc đời thường giải thích những giáo huấn minh triết mà thoạt nghe có vẻ tối tăm, mơ hồ. Đứa con của ông vua bị hành h́nh trở thành người hầu của ông vua đă giết cha mẹ ḿnh. Ông vua là chủ của nó đâm ra yêu mến nó, và thường nằm ngủ đầu gác lên gối của đứa con có cha mẹ bị hành h́nh. Một ngày kia khi ông vua đang ngủ như vậy, th́ chàng thanh niên chợt nhớ tới cha mẹ ḿnh bị người đang ngủ hành h́nh ra sao. Bị xúc động bởi tư tưởng và ḷng hận thù ấy, y rút gươm ra và nghĩ đến việc giết chết người đă giết cha mẹ ḿnh. Nhưng những lời lẽ của cha y lại đột khởi trong trí y: “Đừng nh́n gần” nghĩa là đừng hành động hấp tấp. Đó là thông điệp đến với y qua biết bao năm tháng, thế là y bèn tra gươm vào vỏ. Giờ đây ông vua bèn thức dậy và y lại rút gươm ra dường như thể y dọa sẽ giết ông vua. Ông vua năn nỉ xin được toàn mạng, chàng thanh niên trả lời ông vua rằng ḿnh không giết vua, nhưng nội việc dọa giết vua th́ thật sự ḿnh đă đáng bị trừng phạt và v́ vậy xin vua tha tội. Vua tha tội cho chàng thanh niên cũng giống như y tha thứ cho ông vua; và thế rồi chàng thanh niên nói với ông vua rằng ḿnh đă kịp nhớ ra những lời lẽ của cha ḿnh: ‘Đừng nh́n xa’ nghĩa là đừng giữ măi ḷng hận thù, ‘đừng nh́n gần’ nghĩa là đừng hấp tấp hành động. Chẳng bao giờ ḷng hận thù xóa bỏ được ḷng hận thù mà chỉ có t́nh thương mới xóa bỏ được ḷng hận thù.

“Hỡi quốc vương, nếu tôi giết ngài th́ bạn bè ngài ắt cũng giết lại tôi; đến lượt bạn bè tôi lại giết bạn bè ngài, thế th́ cứ trả đi đáp lại, cái hậu duệ độc ác của ḷng hận thù cứ tiếp diễn măi. Ngài đă ban mạng sống cho sự sống của tôi và tôi cũng ban mạng sống cho sự sống của ngài. V́ thế cho nên t́nh thương đă xóa bỏ được hận thù và chúng ta là những người bạn.”

Đó là luật Đối ngẫu giải thích theo một cách thức mà không ai quên được một khi đă nghe thấy câu chuyện này. Đức Phật đă tổng kết nó bằng bốn câu nói. Bạn có thể mở rộng chúng ra cho mọi xúc động mà bạn có thể cảm nhận, cho mọi hành vi đối với các tạo vật đồng loại. “Mong sao con người hăy dùng t́nh thương để chiến thắng sự giận dữ; dùng ḷng tử tế để khắc phục ḷng hận thù; dùng sự rộng lượng để chiến thắng sự tham lam và dùng sự thật để chiến thắng kẻ dối trá”. Ta hăy xem trong những câu ấy th́ vế này được đưa ra chống lại vế đối lập; để chống lại thói xấu th́ ta có đức tính ngược hẳn lại nó. Nếu một người giận dữ với bạn mà bạn đáp trả lại bằng sự giận dữ th́ sự giận dữ sẽ lôi cuốn cả hai; nhưng bạn đáp lại bằng t́nh thương th́ sự giận dữ sẽ biến mất và sự ḥa b́nh bao trùm lên cả hai người, mà nếu không cư xử như vậy th́ ắt đă là kẻ thù. Nếu người ta đối xử bất công sai trái với bạn th́ đừng đáp trả lại y bằng điều sai trái mà y đă làm cho ḿnh; theo cái cách thiển cận của thế gian, người ta ăn miếng trả miếng và thế là điều ác cứ trở nên miên viễn. Nếu người ta tham lam th́ đừng tỏ ra tham lam đối với y mà hăy rộng lượng. Nếu y bủn xỉn th́ ta hăy trút hết cho y những ǵ mà ḿnh có; hăy dạy cho y đức tính đối lập chứ đừng cho y thấy cái thói xấu của chính y được lập lại khi được phản chiếu qua gương. Nếu người ta nói dối bạn th́ đừng nói dối đáp trả lại người ta. Có biết bao nhiêu người bảo rằng: “Y nói láo với tôi và tôi chỉ ăn miếng trả miếng y thôi”. Đây là minh triết của Đức Phật: Nếu người ta nói láo với bạn th́ hăy đáp trả lại y bằng sự thật và kẻ nói láo sẽ trở nên chân thật, thế là sự thật ắt chế ngự cả hai. Vậy th́ ta hăy thực hành những chân lư cao thượng này, giáo lư minh triết cao thượng này được đem ra thực hành trong đời bạn, thực hành trong việc làm ăn của ḿnh, ở nhà của ḿnh, ở bất cứ nơi đâu mà ta gặp gỡ những người đồng loại. Nếu người ta cư xử sai trái với bạn th́ hăy đáp trả lại y bằng đức tính đối lập và lúc bấy giờ ta ắt có quyền tự xưng là một tín đồ của Đức Thế Tôn.

Sau khi đă đặt nền tảng Chánh Kiến (ít ra cũng biết được hai sự kiện chính yếu, hai định luật căn bản) th́ điều cần thiết kế tiếp là Chánh Tư duy. Điều này có nghĩa là tư tưởng của bạn nên tốt đẹp, toàn bích đến mức tối đa. Từ tư tưởng sẽ nảy sinh ra lời nói. Từ tư tưởng sẽ sinh ra hành động. Người ta mà tư tưởng sai trái th́ sẽ nói năng sai trái và hành động sai trái. Người nào mà tư tưởng đúng đắn th́ sẽ nói năng đúng đắn và hành động cũng đúng đắn. Tư tưởng – mà người ta thường coi rẻ xiết bao – quan trọng hơn nhiều so với lời nói hoặc hành động. Hăy cẩn thận để cho tư tưởng của bạn thật đúng đắn th́ những thứ kia tất yếu cũng đúng đắn; nếu bạn tư tưởng sơ suất th́ tất yếu bạn sẽ rớt vào những đường lối tà vạy. V́ vậy, Chánh Tư duy được xây dựng trên nền tảng vĩ đại là Chánh Kiến và bạn phải nỗ lực để cho tư tưởng của ḿnh được nghiêm túc, chính xác và toàn bích đến mức tối đa. Đức Phật dạy rằng: “Tha thiết là sống, c̣n vô tư tự là chết” bởi v́ kẻ vô tư lự và sơ suất tất yếu sẽ lạc vào nhiều điều sai trái. Kẻ tha thiết ắt cẩn thận, suy tư chính chắn và dẫn dắt cho lời nói, hành động ḿnh cũng đúng đắn. Vậy th́ bước trên Chánh đạo này điều kế tiếp mà ta phải xét tới là Chánh Tư duy. Tư tưởng của bạn xây dựng nên tương lai của bạn, tư tưởng của bạn tạo ra tính t́nh của bạn. Bạn suy nghĩ hôm nay ra sao th́ tất yếu ngày mai bạn ắt hành động như thế. Những h́nh tư tưởng của bạn bỏ lại đằng sau khi thần chết đến rước bạn, những khuynh hướng đă tăng trưởng từ kiếp sống của bạn, những thứ ấy ắt hiện thân trở lại trong kiếp lâm phàm kế tiếp của bạn, và thế là từ những khuynh hướng trong kiếp này của bạn, các kiếp vị lại sẽ được tạo ra. Do đó, Chánh Tư duy đứng thứ nh́ trong các bước đi của bạn.

Bước kế tiếp là Chánh Ngữ. Thế mà Chánh Ngữ là ǵ? Một là nói điều ǵ cho đúng sự thật. Chánh Ngữ kết án mọi điều sai trái thường ngày trong sinh hoạt đời thường. Mọi điều sai trái rỗng tuếch mà thiên hạ cứ văng mạng thốt ra đều bị Chánh Ngữ kết án và loại bỏ. Chánh Ngữ là chân thật đến cùng tột. Chánh Ngữ cũng là tử tế và lịch sự. Nói năng thô lỗ, độc ác, đả kích kịch liệt đó không phải là những điều mà người Phật tử chân chính thực hiện, v́ y đang phấn đấu bước trên Bát Chánh Đạo, đang phấn đấu theo qui tắc Chánh Ngữ. Đức Phật lại dạy cho ta một ví dụ rất hay về đức tính này. Có một người nào đó đang rũa sả Ngài, dùng những lời lẽ sai trái và không đúng; Đức Thế Tôn kiên nhẫn lắng nghe cho đến khi người này đă chấm dứt những lời nhiếc móc mà y phải trút lên Ngài; thế rồi Ngài ôn tồn trả lời như sau: “Con ơi! Khi người ta tặng một món quà mà không đếm xỉa ǵ tới những qui tắc lịch sự th́ cách tốt nhất là bảo rằng ‘Xin bạn hăy giữ lấy quà tặng của ḿnh’. Con ơi! Ta không thể nhận sự rũa sả của con. Con hăy giữ lấy nó và mang theo về với ḿnh. Kẻ độc ác đả kích người đức hạnh cũng giống như người ngữa mặt lên trời cao và khạc nhổ lên trời. Qua việc đó bầu trời đâu có bị ô nhiễm, mà đàm rải khạc ra rớt xuống chính người đó và khiến cho y bị ô uế. Kẻ nào làm tung tóe bùn ắt không khiến cho người khác bị dơ; ngược lại bùn sẽ bắn trở lại và làm dơ chính quần áo của y. Người đức hạnh không thể bị điều ác gây tổn hại do một kẻ độc ác chống lại ḿnh; điều ác ấy ắt trở lại với kẻ thủ ác”. Đó là giáo huấn vĩ đại về lời nói đúng đắn và lời nói sai trái. Những lời lẽ độc ác nói về bạn không gây hại cho bạn, trừ phi bạn đáp trả bằng lời lẽ sai trái. Nếu người ta chưởi mắng bạn th́ điều đó cũng không gây hại cho bạn, trừ phi bạn để bụng lời chưởi mắng ấy, rồi chưởi mắng ngược lại y, lúc bấy giờ lời chưởi mắng của y đă đến được với bạn và ở lại với bạn luôn, c̣n y đă thoát khỏi lời chưởi mắng. Nhưng nếu bạn không chưởi mắng đáp lại th́ lời lẽ độc ác của y ắt trở lại với y và ở lại với y luôn, thế là bạn không bị lời chưởi mắng ấy làm hại. Định luật được triển khai như vậy đó. Nếu người ta mắng mỏ bạn th́ như vậy bạn cũng không bị tổn thương, trừ phi bạn cũng ăn miếng trả miếng với người ta, nếu bạn dùng t́nh thương, ḷng từ bi, sự im lặng hoặc lời lẽ ôn tồn để đáp lại lời chưởi mắng của y th́ những lời lẽ sai trái của y ắt trở lại với y, y không thể trút chúng lên bạn và chỉ có mỗi một ḿnh y phải chịu thiệt hại từ chính điều sai trái mà ḿnh đă gây ra: điều sai trái ấy trở lại với y.

Ta hăy thực hành điều đó trong sinh hoạt hằng ngày. Đây là một định luật để ta sống chứ không phải để nói khơi khơi. Lần tới khi có người nhiếc móc bạn th́ hăy dùng sự im lặng hoặc t́nh thương để đáp lại y, và lời rủa sả ấy ắt ở lại với y, c̣n bạn cứ tiếp tục đường lối của ḿnh mà không bị tổn hại.

Sau ba điều này, ta xét tới điều thứ tư là Chánh Nghiệp. Khi Chánh Kiến, Chánh Tư duy và Chánh Ngữ đă dọn đường rồi th́ chắc chắn hầu như là Chánh Mệnh sẽ tiếp nối theo sau. Miệng lưỡi là điều khó kiểm soát nhất. Sau khi đă kiểm soát được tâm trí và tư tưởng, đă kiểm soát được tâm trí và miệng lưỡi th́ tất yếu tiếp theo sau là Hành động Đúng đắn, tức Chánh Nghiệp, khi hành động của thân xác tất yếu đă đi theo con đường đúng đắn. Một số những điều hỗ trợ khác cho điều  này th́ người ta đă tŕnh bày cho bạn qua Ngũ giới, nêu rơ cho bạn biết những việc sai trái mà bạn nên tránh. Bạn có thể không tránh được định luật giống như người Phật tử hết ngày này sang ngày khác bảo rằng”Tôi ắt không sát sinh”, thế nhưng đôi khi lại duy tŕ mạng sống của ḿnh bằng món thịt mà người ta chỉ có được qua việc một người khác đă sát sinh. Người nào duy tŕ mạng sống của chính ḿnh bằng cách ăn uống điều do sự sống của những con thú đă bị sát sinh th́ người ấy cũng góp phần sát sinh chẳng khác nào dường như thể chính y sát sinh vậy. Nếu tất cả người nào muốn thi hành Chánh Nghiệp đều kiêng không nuôi dưỡng sinh mạng của chính ḿnh bằng sự sống do người khác sát sinh th́ sự sát sinh ấy đă ngưng từ lâu. Thế rồi bạn phải kiêng mọi sự tà dâm: không được buông thả theo những lạc thú giác quan bất hợp pháp – bạn phải phấn đấu để có đươc sự trong sạch của thể xác. Bạn cũng phải kiêng không dùng rượu mạnh gây say sưa. Tôi rất vui mà biết rằng hiện nay thói xấu này đă giảm đi ở Tích Lan, bởi v́ may mắn thay khi Phật giáo được hồi sinh th́ đă có một sự phản ứng chống lại việc uống rượu mạnh say sưa, tiếc thay thói xấu này đă được bắt chước theo những người khác đă xuất hiện giữa các bạn. Và khi tôn giáo cổ truyền của chính bạn một lần nữa lại khẳng định uy quyền tối thượng của nó th́ tệ nạn say sưa ắt trở thành một điều của dĩ văng – v́ ta không thể nghĩ tới một Phật tử say rượu, nó hoàn toàn ngược lại cái luật mà y đang sống theo đó. Thế th́ Chánh Nghiệp là bước thứ tư trên Bát Chánh Đạo.

Thế rồi ta hăy xét tới Chánh Mệnh, một điều rất thực tiễn và có lẽ là một điều cần được nhấn mạnh một cách đặc biệt trong thời hiện đại. Chánh Mệnh là ǵ? Đó là việc kiếm sống bằng những phương tiện không làm tổn hại đến đồng loại, tức là phục vụ cho gia đ́nh và cộng đồng, tức là những người lân cận cũng như bản thân. Điều này khiến cho khi ḥa trộn vào sinh hoạt hiện đại trong đó giờ đây tiếc thay ta thấy có nhiều sự đấu tranh th́ luật đối với Phật tử là, trong mọi việc kinh doanh để mưu sinh y sẽ không làm hại hoặc đối xử bất công với những chúng sinh mà ḿnh đang sống cùng; tiếc thay trong hầu hết đầu óc hiện đại th́ điều này thường bị quên lăng. Một người mưu sinh nhưng y lại không chịu tự hỏi ḿnh “liệu tôi kiếm sống có đúng cách không?” Ta nghe thấy và nh́n thấy có những người tạo ra những tài sản kếch sù; nếu ta đi sâu vào đằng sau tài sản ấy th́ liệu ta t́m thấy điều ǵ? Đó là những gia đạo bị phá tan gồm những người đàn ông thất vọng, những người phụ nữ tan nát tâm hồn và những đứa trẻ con đói rách. Sự giàu có của một người đă được xây dựng trên sự đau khổ của những người khác. Đó là một tài sản sai trái, một sự giàu có sai trái, một sự làm giàu sai trái của một người gây thiệt hại và khốn khổ cho nhiều người khác. Những phương tiện mưu sinh như thế không xứng đáng với ai ngộ ra được tính đơn nhất của nhân loại và T́nh huynh đệ chung của vạn vật. Thế th́ hăy cẩn thận để xem bạn làm việc và kiếm sống ra sao. Khi những phương pháp hiện đại làn tràn trong đám những người xung quanh bạn, khi bạn tham gia vào cuộc chạy đua trên thế giới, nếu bạn không thua lỗ nhiều hơn mức thu hoạch được, nếu bạn không đánh lận con đen nhiều hơn thành tích của ḿnh, nếu bạn chấp nhận những phương pháp hiện đại, nếu bạn lơ đễnh đối với những phương tiện để cho ḿnh thu tóm tài sản, nếu bạn chà đạp lên kẻ yếu đuối, nếu bạn lừa gạt kẻ ngu si, không tôn trọng luật pháp nào, ngoại trừ cái mà người cảnh sát áp đặt hoặc vị thẩm phán tuân thủ và chẳng coi vào đâu cái luật lệ được áp đặt lên tâm hồn ḿnh, bỏ qua con đường mà Đức Thế Tôn đă tiết lộ cho bạn – th́ quả thật bạn ắt giàu có hơn về vàng bạc nhưng bạn lại nghèo nàn hơn về danh dự và đức hạnh; và đức hạnh quí báu hơn vàng bạc, tính t́nh trong sạch là tài sản lớn lao hơn những ǵ ta thu lượm được của thế gian. Vậy th́ bạn hăy nhớ kỹ qui tắc này. Hăy nhớ xem bạn phải chọn Chánh Mệnh và nhớ măi rằng đối với tín đồ Phật giáo th́ đó là những phương tiện mưu sinh duy nhất được cho phép.

Sau đó là tới Chánh Tinh tấn. Thế mà nhiều người tự nhiên thường hỏi rằng: “Tại sao khi phác họa cách ứng xử của con người, Chánh Tinh tấn lại được xem xét tới muộn như vậy? Chẳng lẽ Chánh Tinh tấn không dứt khoát là điều đầu tiên mà ta đang thiếu hay sao? Và nếu con người không Chánh Tinh tấn th́ làm sao y tiến bộ được theo một kiểu có giá trị? Được thôi, chúng tôi xin đáp rằng sự tinh tấn ấy không thể được chỉ đạo đúng đắn, nếu nó không được dẫn dắt bởi Chánh Kiến và Chánh Tư duy. Cho dù có hảo ư đến đâu đi chăng nữa, nếu người ta tinh tấn mà lại vô minh th́ ắt là hại hơn là lợi. Kẻ ngu si có hảo ư, thật sự nguy hiểm đối với bản thân và đối với cộng đồng nhiều hơn kẻ không có ư chí đúng đắn hoặc tư tưởng đúng đắn. Nếu bạn làm một điều phi pháp chống lại điều mà Chánh Kiến rao giảng th́ ư định của bạn không thể sửa sai được nó. Bài học này thật là nghiêm khắc mà bạn cần phải học hỏi và thực hành. Đó là v́ giả sử rằng có một người lao vào một căn nhà đang bốc cháy để cứu mạng một đứa trẻ có nguy cơ bị chết cháy, th́ liệu hảo ư của y có ngăn cản được ngọn lửa không thiêu đốt y chăng nếu y không thêm sự khôn ngoan minh triết vào ḷng can đảm ấy? Kẻ nào biết được sự nguy hiểm mới pḥng ngừa được nó; y bịt một khẩu trang xung quanh miệng mũi và thế là y có thể cứu thoát được đứa trẻ mà bản thân ḿnh không bị ngạt thở. Vậy th́ kẻ nào dứt khoát làm điều đúng bằng cách sử dụng Chánh Kiến và Chánh Tư duy để dẫn dắt nỗ lực của ḿnh th́ kẻ ấy làm được gấp hai lần so với kẻ hấp tấp muốn làm điều đúng nhưng lại không chịu suy nghĩ đúng đắn. Vậy th́ nỗ lực của bạn phải có đằng sau nó Chánh Kiến và Chánh Tư duy. Bạn phải khôn ngoan cũng như tốt bụng và thận trọng trong khi sốt sắng làm điều đúng. Bạn phải vỡ lẽ ra rằng một nửa sự tai hại và khốn khổ trên thế giới đều bắt nguồn từ những hảo ư vô minh, không được Chánh Kiến dẫn dắt. Hảo ư mà không có Chánh Kiến và Chánh Tư duy là một nguồn gây ác ư sinh sôi nẩy nở măi. Chánh Tinh tấn là tinh tấn do Chánh Kiến chỉ đạo, chỉ có nó mới là cái loại nỗ lực, cố gắng của tất cả những ai là tín đồ Phật giáo.

Thế rồi ta xét tới bước thứ bảy trên Thánh đạo: Chánh Niệm. Có hai ư nghĩa mà ta có thể nếu ra để giải thích cụm từ Chánh Niệm. Theo nghĩa đầy đủ nhất đó là nhớ kỹ mọi kiếp sinh ra trong quá khứ của một người, chẳng hạn như ta thấy chính Đức Phật. Bạn nên nhớ cứ mỗi khi Đức Phật gặp một người khác lần đầu tiên – lần đầu tiên trong kiếp này – và có lẽ khi người ấy đối xử với Ngài một cách độc ác th́ Ngài cứ giải thích đi giải thích lại cho các đệ tử xung quanh bằng cách bảo rằng trong một kiếp nào đó thuộc quá khứ Ngài đă từng gặp người ấy; thế rồi Ngài đă gây ra một điều sai trái mà đến kiếp này nó mới thành quả theo cách thức mà các đệ tử nh́n thấy. Bạn nên nhớ Ngài cứ minh họa đi minh họa lại diễn biến của kiếp này bằng những câu chuyện được rút ra từ trí nhớ toàn bích của Ngài về tiền kiếp.

Nhưng xét theo nghĩa này th́ Chánh Niệm không có giá trị bao nhiêu đối với kẻ phàm phu không nhớ được những chuyện trong tiền kiếp. Nhưng trong đó vẫn có một ư nghĩa cho mọi người: Chánh Niệm quả thực là một điều có giá trị, khi một điều sai trái được thực hiện rồi lại quên đi ngay khi đă phạm phải, khi một điều tử tế dành cho bạn mà được ôm ấp và ghi nhớ với ḷng biết ơn trong suốt quăng đời c̣n lại, th́ bạn đă có Chánh Niệm với công dụng cao nhất dành cho kẻ phàm phu. Người ta có viết về một vị đại vương Ấn Độ có một ngàn điều sai trái được gây ra cho Ngài và Ngài quên hết trước khi nằm ngủ; chỉ có một điều tử tế được dành cho Ngài th́ Ngài nhớ nó măi trong suốt quăng đời c̣n lại. Đó là Chánh Niệm. Cần biết quên đi mọi điều không tử tế mà bạn phải gánh chịu; nhưng lại phải nhớ kỹ mọi điều tử tế  mà ḿnh được hưởng. Hăy quên đi mọi chuyện có thể gây cho ḿnh đau khổ, hăy nhắm mắt bỏ quên nó, hăy tống nó ra khỏi trí óc ḿnh v́ trí nhớ của bạn không được nặng trĩu những điều tổn hại cho bản thân. Hăy buông xả chúng đi. Chẳng ai có thể làm hại bạn ngoại trừ chính bản thân bạn tất yếu đă gây hại cho ḿnh bằng quá khứ của chính ḿnh và thật điên rồ mà nhớ măi điều tai hại, v́ cứ nhớ nó hoài thật sự là giữ cho nó sống măi? Hăy dẹp bỏ mọi điều khiến cho ḿnh đau khổ, hăy quên đi mọi điều làm cho ḿnh tổn thương, mọi điều khiến cho ḿnh phiền năo, mọi điều dường như bất công đối với ḿnh, mà chỉ nhớ kỹ một điều quí báu nhất là mọi điều tốt đẹp mà ḿnh đă nhận được. Chánh Niệm là nhớ măi và tàng trữ mọi điều vui vẻ, tốt đẹp và mọi sự giúp đỡ với ḷng biết ơn; trí nhớ ấy đánh giá cao những tư tưởng tốt đẹp của mọi người đă giúp đỡ ḿnh cho dù sự giúp đỡ ấy có thể nhỏ nhặt đến đâu đi chăng nữa. Như vậy sự an b́nh và hoan hỉ sẽ măi măi ở với bạn và trí nhớ mất đi khả năng hành hạ bạn.

Chánh Định là bước cuối cùng trên Bát Chánh Đạo. Ở đây ta lại xin tŕnh bày hai mặt của ư nghĩa này. Đối với người nào đă bước trên Thánh đạo trong nhiều kiếp th́ y có thể có cái dạng định trí cao nhất: đó là sự định trí giúp cho ta có thể biết được bất cứ điều ǵ mà ta muốn biết bằng cách chỉ tập trung vào nó thôi, một cái trí lăo luyện và sắc sảo – đó là Chánh Định. Mọi cái trí đều có thể được rèn luyện để vâng lời, kiên định, nhất tâm đến nỗi ta có thể tập trung nó vào bất cứ đối tượng hiểu biết nào để biết đối tượng ấy cả bên trong lẫn bên ngoài. Nhưng đó là một thành tựu cao siêu chỉ có nhiều kiếp tham thiền mới đạt tới được. C̣n đối với kẻ phàm phu th́ con đường Chánh Định là rèn luyện cái trí ḿnh trong đời sống thường t́nh. Bạn hăy thực hành nó mỗi ngày, mỗi giờ, tập trung chú ư toàn bộ vào điều mà ḿnh đang làm và làm điều đó hoàn hảo đến mức tối đa. Đừng để cho cái trí lông bông, đừng để cho nó đi lang thang. Hăy tự ḿnh kiểm soát nó, khống chế nó vững vàng và kiên định. Thoạt đầu bạn ắt không thể giữ cho cái trí khỏi bị lơ đễnh và bị những điều xung quanh gây xáo trộn, trừ khi bạn đă thực hành sự định trí trong nhiều năm. Lúc bấy giờ cái trí của bạn ắt trở nên ngoan ngoăn vâng lời ư chí của bạn. Nếu bạn làm được như vậy th́ bạn có thể bắt đầu tham thiền và thành công được chút ít. Lúc bấy giờ, cái trí vốn đă được rèn luyện để tập trung vào đối tượng ngoại cảnh ắt trở nên ngoan ngoăn vâng lời khi bạn bắt đầu tập trung nó vào những nguyên lư cao thượng của cuộc sống. V́ vậy hăy cố mà thực hành Chánh Định. Hăy thực hành nó trong mọi chuyện mà bạn đang làm và bạn ắt có một cái trí được trau dồi để thu thập mọi loại tri thức trong cuộc sống, và bằng cách này bạn ắt dọn ḿnh dần dần để định trí, để tham thiền nhằm mở ra những cánh cửa tri thức chân chính và nâng cao bạn vượt lên trên những phiền năo phù du của thế gian.

Vậy là ta đă vạch ra các bước của Bát Chánh Đạo. Nếu ta ra sức thực chứng những chân lư của Thánh đạo này trong cuộc đời ḿnh và trong tâm hồn ḿnh th́ tương lai ắt dành sẵn cho ta mọi tri thức, mọi minh triết, mọi sự an b́nh.

Để kết luận việc miêu tả ngắn gọn những nguyên tắc đúng đắn mà bạn phải có trên ḥn đảo này trong ṿng 23 thế kỷ vừa qua – sao cho bạn có đủ thời giờ để trắc nghiệm xem mỗi nguyên tắc ấy có thật minh triết hay chăng – tôi xin nói rằng nếu bạn muốn khôi phục những ngày oanh liệt của Tích Lan, nếu bạn muốn cho dân tộc Tích Lan một lần nữa lại trở nên vĩ đại th́ bạn phải xây dựng tương lai dựa trên nền tảng này. Một lần nữa bạn phải đặt chân tổ quốc ḿnh trên con đường cổ truyền ấy và dạy cho quốc gia ḿnh một lần nữa lại bước trên con đường ấy. Bạn phải xây dựng quốc hồn quốc túy dựa trên Phật giáo. Bạn phải rèn luyện dân tộc ḿnh, dạy dỗ con em ḿnh dựa trên giáo huấn của Đức Thế Tôn. Khi đám trẻ con lớn lên, trưởng thành, chúng phải ngồi trước chân Đức Phật để lắng nghe giáo huấn trong lời di chúc mà Ngài để lại cho toàn thể nhân loại khi Ngài dạy rằng: “Ta sẽ ở lại với các con qua giáo huấn mà ta ban ra. Ta sẽ sống cùng các con trong Pháp mà ta đă tuyên cáo với các con”. Bằng cách này ta ắt có Đức Phật luôn ở bên cạnh ḿnh qua Phật pháp mà Ngài đă tuyên cáo, qua giáo huấn mà Ngài đă rao giảng. Lúc bấy giờ bạn vẫn c̣n sống và bạn sống trở lại theo sự dẫn dắt của giáo huấn ấy để có thể xây dựng tương lai của ḿnh, bằng không th́ trong lịch sử thế giới  không có tương lai dành cho các bạn. Nếu bạn làm được như vậy th́ bạn ắt chân thực với tín ngưỡng và với di sản lớn lao mà tiền nhân đă để lại cho ḿnh. Nếu làm được như vậy, th́ bạn chẳng những tự giúp được ḿnh, chẳng những sử dụng được giáo huấn cho bản thân mà bạn c̣n giữ cho sống măi điều vốn là một phần trong di sản của thế giới, và như vậy bạn đă phụng sự được đồng loại trong khi tuân theo giáo huấn của Đức Thế Tôn, Đấng Từ bi và Bác ái. Và bạn ắt ngộ ra sự thật những lời lẽ của một trong những Đấng Minh triết nhất của các bạn: “Con xin chấp tay đảnh lễ Ngài bởi v́ cả ngàn kiếp cũng khó mà gặp một Đức Phật”.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS