Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


BẢY BỨC MÀN CHE TÂM THỨC

(THE SEVEN VEILS OVER CONSCOIUSNESS)

Tác giả C. JINARĀJADĀSA- 1969

Bản Dịch 2013

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG THIÊN HOC

ADYAR, MADRAS 20, INDIA

Ấn bản lần thứ nhất 1952

Ấn bản lần thứ nhì 1969

  

KÍNH DÂNG VỊ CHƠN SƯ

đã linh hứng cho H.P.B. khi viết bộ Nữ Thần Isis lộ diện và lúc kết luận tác phẩm này trong đoạn thứ nhì trước khi kết thúc có viết:

 

“Chỉ cần nhận thức đúng đắn về những sự vật nơi ngoại giới thì cuối cùng cũng phát hiện được rằng thế giới thực tại duy nhất chính là nội giới.”

 

(Câu nói này có thể nói lên hết quan điểm của Thông Thiên Học và giải đáp cho những người cho rằng Thông Thiên Học là nhị nguyên v́ khảo sát sắc tướng -  ghi chú Như Hải) 

 

Luận đề này bao hàm nhiều phát biểu mà do chính bản chất của chúng không thể chứng minh được. Tuy nhiên, tôi coi đây là sự đóng góp tân kỳ nhất của mình cho kiến thức Thông Thiên Học. Tôi nhận thức được rằng rất ít người hiểu được nó, nhưng tôi muốn ghi lại nó đúng như tôi đã suy nghĩ và sinh hoạt hơn 40 năm vừa qua.

Trong vòng bốn thập niên vừa qua, các quan niệm Thông Thiên Học của chúng ta đã phát triển mạnh mẽ do người ta nhấn mạnh tới ý niệm về Chơn thần. Trong Giáo Lư Bí Truyền có nhiều chỗ đề cập tới Chơn thần. Nhưng việc Tiến sĩ Besant nhấn mạnh tới Chơn thần trong tác phẩm Nghiên cứu về Tâm thức ắt là một trong những đóng góp giá trị nhất cho kiến thức Thông Thiên Học. Vậy là trong khi nghiên cứu, càng ngày ta càng xét vấn đề tiến hóa của một cá thể theo quan điểm của Chơn thần nhiều hơn là theo quan điểm của Chơn ngã ở trong thể nguyên nhân.

Khi ta coi cá thể là Chơn thần thì bước tất yếu kế tiếp phải công nhận Chơn thần là một mảnh vụn của Tâm thức Thượng Đế và xét về Tâm thức của Thượng Đế Thái dương hệ th́ chúng ta sinh hoạt một cách thần bí nơi Ngài và là một bộ phận của Ngài. Điều này không có nghĩa là có thể nơi chúng ta không có con đường trực tiếp dẫn tới Thượng Đế Vũ trụ. Nhưng khi dẹp qua một bên cái điều bí nhiệm là Thượng Đế Vũ trụ thì có một điều thật rõ rệt; đó là trong trình độ tiến hóa như hiện nay chúng ta tăng trưởng nhờ vào các năng lượng của Thái dương Thượng Đế. Ta có thể coi qui trình tiến hóa này là một vở tuồng mà Thượng Đế tạo ra cho Chơn thần; chính nhờ hiểu được vở tuồng mà Thượng Đế đã tạo ra như vậy cho nên ta mới bộc lộ được Thiên tính bên trong ḿnh.

Làm thế nào mà Thượng Đế lại tạo ra cho ta một vở tuồng trong đó ta phải là diễn viên và khi trình diễn vở tuồng ấy, chúng ta phải tăng trưởng để trở thành hình ảnh của chính Thượng Đế? Thượng Đế thực hiện điều này bằng cách tạo ra các hình tướng. V́ thế cho nên vũ trụ hoạt động mới bước vào biểu lộ mà đối với chúng ta đó là Thái dương hệ. Thượng Đế tạo ra trong Thái dương hệ hết cõi này tới cõi khác; chúng ta miêu tả hành động ấy là sự lưu xuất của Thượng Đế Ngôi Ba và Thượng Đế Ngôi Hai.

Thế mà xét theo một quan điểm nào đấy th́ việc Thượng Đế sáng tạo ra đủ mọi cõi chính là sự bộc lộ tâm thức của Ngài, bởi vì xét về bản thể thì Thượng Đế là Tâm thức Tối cao. Do đó khi Ngài tạo ra một cõi, cho dù là cõi Adi (Tối Đại Biết Bàn) hoặc cõi thấp hơn thì cõi ấy vẫn là một biểu hiện tâm thức của Ngài mặc dù bị che khuất. Nếu ta nghiên cứu điều được mô tả trong quyển Hóa học Huyền  bí liên quan tới việc tạo ra các cõi th́ ta ắt nhận thấy rằng mỗi cõi trường tồn vì tâm thức của Thượng Đế duy trì nó như vậy: “Các bọt trong Hỗn nguyên khí” (Koilon) được tâm thức của Thượng Đế duy trì ở cách định hình đó; nhưng nếu Thượng Đế thư giản không chú ý nữa th́ mọi cõi ắt không còn tồn tại. Nhân tiện tôi xin nói thêm – mặc dù điều này rất quan trọng – là chính bọt trong Hỗn nguyên khí ấy bản thân nó lại là biểu lộ tâm thức của Thượng Đế Vũ trụ. V́ vậy bảy cõi trong phạm vi Thái dương hệ căn bản là những khía cạnh hoặc sự bộc lộ tâm thức của Thái dương Thượng Đế.

Bắt đầu bằng cõi cao nhất là cõi Adi, ta thấy đó là một khía cạnh tâm thức của Thượng Đế; nhưng đây là tâm thức của Ngài đã bị che khuất. Khi có một bức màn phủ lên tâm thức của Ngài th́ ta gọi thành quả ấy là cõi Adi (Tối Đại Niết Bàn). Tương tự như vậy, mỗi cõi ngụ ý là có thêm một bức màn nữa phủ lên trên tâm thức Ngài; sao cho chẳng hạn như khi ta xuống tới cõi trí tuệ th́ đã có bốn bức màn – Adi (Tối Đại  Niết Bàn), Anūpadaka (Đại Niết Bàn), Nirvana (Niết Bàn), Buddhi (Bồ Đề) – đã được che phủ lên tâm thức Ngài và cõi trí tuệ là bức màn thứ năm che phủ thêm tâm thức ấy. Cõi Trung giới là bức màn thứ sáu, còn cõi Hồng trần là bức màn thứ bảy.

Theo khoa học ta đã biết rằng khi bàn tới vật chất thì xét cho cùng vật chất ấy chỉ là một bức màn che phủ lên lực. Mọi hạt vật chất thật ra là một chuỗi các lực; vật chất trên cương vị là thực chất không hề tồn tại. Vật chất là một bức màn che phủ lên lực. Cũng giống hệt như vậy, trong tương lai khoa học ắt đi tới mức phát hiện ra rằng cái gọi là lực th́ chính nó làm một phương thức của tâm thức, một bức màn che phủ lên tâm thức.

Chúng ta nên bắt đầu Thông Thiên Học bằng sự thật này thì mới hiểu cho đúng được vạn vật. Khi quan niệm về Thượng Đế và mối quan hệ của Ngài với bảy cõi, ta phải bắt đầu bằng công lý tiên đề theo đó mọi vật chất đều biểu hiện tâm thức của Ngài. Nhưng bởi vì có các cấp độ vật chất từ cõi này sang cõi kia và mọi cõi đều là biến thái của tâm thức; điều này nghĩa là một trong bảy bức màn che phủ lên tâm thức nguyên thủy ấy. Vì vậy, khi bảy cõi đã được tạo ra th́ xét theo một góc cạnh ta có bảy loại hình vật chất, còn xét theo một góc cạnh khác th́ ta có bảy bức màn che phủ lên tâm thức Ngài.

Thế mà Thượng Đế lại biệt phái Chơn thần gia nhập hàng loạt bảy thế giới này để đóng vai trò trong vở tuồng vĩ đại và vở tuồng cốt ở việc có  sự vận động của các hình tướng do Thượng Đế tạo ra. Thật ra, một cõi chỉ là một hình tư tưởng của Thượng Đế và mọi vật trong mỗi cõi tương tự như vậy đều là hình tư tưởng của Thượng Đế. Cái ghế mà tôi đang ngồi trên đó chỉ trường tồn bởi vì Thượng Đế duy trì nó dưới dạng một hình tư tưởng.

Thế mà mọi trải nghiệm ta thu hoạch được trong khi tiến hóa đều là những cuộc phiêu lưu trong nội bộ các hình tư tưởng của Thượng Đế. Khi ta tiếp xúc với cõi trần và thấy nó có vẻ có thực chất thì thật ra ta đang tiếp xúc với hình tư tưởng của Thượng Đế; nhưng đó là hình tư tưởng của Ngài bị bao bọc trong bảy lớp màn mà vật chất cõi trần là bức màn cuối cùng. Thế thì, ta đóng tuồng trong cái thế giới hoành tráng là tâm thức của Thượng Đế, nhưng tâm thức ấy bị che khuất ở đủ mọi giai đoạn.

Xét theo quan điểm mỗi cõi là một bức màn che lên tâm thức Thượng Đế thì mỗi cõi cao hơn đều có ý nghĩa là có bớt đi một bức màn che. Nếu khi ở trên cõi trần ta có bảy bức màn che phủ lên tâm thức Thượng Đế thì khi ta bắt đầu hoạt động trong cõi trung giới ta tiếp xúc với tâm thức Thượng Đế mà bớt đi một bức màn che. Điều tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh đó là: mỗi thế giới mà chúng ta vươn lên trong tâm thức ngụ ý rằng ta thấy được bản chất của Thượng Đế và phương thức hoạt động của Ngài nhưng bớt đi một bức màn che nữa.

Với tư cách là các Chơn thần muốn trải nghiệm các kinh nghiệm, ta đã gia nhập vào cái hệ thống thế giới các bức màn che ấy. Hành động của ta trong vở tuồng diễn ra trên đủ mọi cõi mà ta có thể hoạt động được. Trên cõi Chơn thần, ta hoạt động với cương vị là Chơn thần theo một cách thức mà hiện nay ta không thể lĩnh hội trọn vẹn trong óc phàm; tuy nhiên ta vẫn cứ hoạt động. Trên cõi Chơn thần ấy, ta quan sát thấy các Chơn thần Huynh đệ của mình. Cùng một vở tuồng đang ảnh hưởng tới họ cũng như với ta.

Nhưng có nhiều cách để quan sát các Chơn thần Huynh đệ của mình. Chẳng hạn như ta có thể quan sát chúng khi chúng hoạt động trong các thể nguyên nhân trên cõi tri tuệ; nhưng muốn được như vậy, bản thân ta phải giáng xuống cõi trí tuệ. Khi ta đã giáng xuống cõi trí tuệ rồi th́ ta đã tham dự vào những bức màn che phủ lên tâm thức Thượng Đế. Khi xuống tới cõi trí tuệ thì chính tâm thức ta cũng bị che phủ và chính thông qua những bức màn che này mà ta quan sát các Chơn thần Huynh đệ mình vốn cũng đang bị che khuất tương tự. Khi ta giáng xuống cõi trung giới thì chủ thể quan sát và khách thể được quan sát đều có thêm một bức màn che nữa phủ lên bản chất chân thực của mình; và trên cõi trần thì mỗi chúng ta dều có bảy bức màn che. Ta nhìn nhau “qua một lớp kính tối thui” (theo cách diễn tả của Thánh Phao lô).

Thế thì mỗi hiện thể mà chúng ta khoác lấy trên cương vị Chơn thần đều ngụ ý mất đi một chiều đo (tạm dùng một thuật ngữ toán học). Cũng giống như một hình khối vuông có ba chiều đo, nếu ta bắt buộc nó chỉ hoạt động trên một mặt phẳng có hai chiều đo thôi thì có thể nói nó đă mất đi phẩm chất ba chiều đo của ḿnh để chỉ còn lại là một hình vuông; cũng tương tự như vậy, Chơn ngã trong thể nguyên nhân khi giáng xuống cõi trung giới đã mất đi một âm giai hoặc bát độ biểu lộ tư tưởng và xúc cảm của mình. Và khi nó giáng xuống cõi trần để nhập thể th́ nó lại còn mất đi một bát độ nữa. Vậy là hiện thể của cõi trần thuộc Chơn thần tương đối nhỏ so với sự hoành tráng của nó khi còn nguyên ở trên các cõi cao.

Khi bước vào nhập thể, ta bị che phủ bảy lần, điều này có nghĩa là ta phải quan sát hình tư tưởng của Thượng Đế  - vốn là cõi trần – thông qua bảy bức màn che này. Việc ta khám phá ra Thực tại, được giải thoát, được tiến hóa (ta muốn gọi đó là ǵ cũng được) cốt ở việc xuyên thấu qua bảy bức màn che này để nhìn thấy Thực tại như thể không có các bức màn che.

Sự bộc lộ này chủ yếu diễn ra đối với chúng ta từ dưới đi lên. Tôi nói “chủ yếu”, bởi vì ắt cũng phải có một sự bộc lộ song hành của Chơn thần từ trên đi xuống; nhưng ta biết rất ít về điều đó. Thế là sự tiến hóa của ta chủ yếu cốt ở việc giáng xuống nhập vào vật chất rồi qua việc tiếp xúc với nó từ từ gỡ bỏ hết bức màn che này tới bức màn che khác.

Bây giờ ta hãy xem xét công trình mà ta đang thực hiện theo quan điểm này. Ta đang ở đây trên cõi trần và đối với ta ở đây, mọi vật – con người, thú vật, cây cối, các rặng núi và biển cả, mọi sự vật này đều dường như có thực chất nghĩa là cấu tạo bằng vật chất. Nhưng thật ra, đó là tâm thức của Thượng Đế bị các bức màn che phủ. Ta nhìn thấy một người trên cõi trần khi ta nhìn vào mặt y hoặc lắng nghe tiếng nói của y, đó là ta nhìn thấy một Đấng Thiêng Liêng vốn là biệt ngã của Linh hồn vượt ngoài tầm các bức màn che. Khi ta nhìn thấy một người cho dù đó là một kẻ hoàn toàn xa lạ hoặc một người bạn nối khố th́ ta đang nhìn vào một điều bí nhiệm. Nơi người mà ta gọi là bạn, ta có thể nhìn xuyên thấu qua một vài bức màn che phủ lên y và nhìn thấy một điều gì đó trong bản chất của y trên cương vị là Chơn thần. Nơi một người mà ta coi là kẻ xa lạ th́ ta chưa phát hiện được cách thức để xuyên thủng qua những bức màn che y lên tới tận Chơn thần. Vậy là trên cõi trần lúc nào ta cũng dính dáng tới những sự vật cho dù đó là cá thể hay vật thể vốn đều bị che phủ bảy lần.

Ban đêm, khi chuyển sang cõi trung giới th́ tâm thức ta hoạt động trong cõi giới này mà một trong bảy bức màn che đã bị dẹp đi. Vì vậy, tâm thức trên cõi trung giới đưa ta tới gần thực tại hơn một trình độ; ta nhìn vào bất cứ sự vật nào cho dù đó là nguyên tử nhỏ nhất hoặc là các sinh linh huy hoàng nhất  th́ ta vẫn đang nhìn vào tâm thức của Thượng Đế với ít hơn một bức màn che so với trên cõi trần. Chẳng những như vậy mà bản thân ta khi sinh hoạt trên cõi trung giới cũng bớt đi một bức màn che. Cho dù ta quan sát đối tượng nào thì việc ta quan sát nó do đó cũng đưa ta tiến một bước tới gần Thực tại hơn.

Chẳng hạn như ta hãy xét một cá thể đang sinh hoạt trên cõi trung giới và từ đó nhìn xuống cõi trần. Y không thể nhìn thấy cõi trần theo kiểu các lượng tử ánh sáng đang gây ảnh hưởng lên võng mô của ta. Y chỉ nhìn thấy cõi trần qua những điều tương ứng trên cõi trung giới với ánh sáng trên cõi trần. Ta bảo rằng y nhìn thấy âm bản trên cõi trung giới của sự vật cõi trần. Thế mà âm bản cõi trung giới và sự vật trên cõi trần đều là các hình tư tưởng của Thượng Đế. Nhưng âm bản cõi trung giới có một ưu thế so với sự vật trên cõi trần, đó là nó được đặc trưng bởi việc có ít bức màn che của Thượng Đế hơn bao phủ nó. Vì vậy, cứ theo cái đường lối lý thuyết mà giờ đây tôi đang dấn thân vào đấy thì chỉ nội sự kiện một cá thể sinh hoạt trên cõi trung giới cũng đã khiến y tiến gần hơn tới Thực tại được một trình độ. Cho dù y đang lặng ngắm một rặng núi hoặc cảnh hoàng hôn hoặc một người khác th́ y thấy mỗi sự vật – vốn có bản thể là hình tư tưởng của Thượng Đế - thuần túy hơn và rõ rệt hơn bởi v́ trên cõi đó mọi hình tư tưởng của Thượng Đế đều có ít hơn một bức màn che so với khi nó ở trên cõi trần.

Ta hãy tiếp tục cách thức suy nghĩ này thêm một giai đoạn nữa. Khi ta tiến hành sinh hoạt trên cõi trí tuệ th́ ta đang bàn tới tâm thức của Thượng Đế trừ bớt đi hai bức màn che; mọi thứ mà ta quán tưởng ở đó đều bộc lộ một phẩm tính mới bởi vì bản thân ta với vai trò là người quan sát có ít hơn hai bức màn che, và tương tự như vậy, mỗi hình tư tưởng của Thượng Đế mà ta quan sát được cũng có ít bớt đi hai bức màn che. Tôi xin minh họa điều này bằng một ví dụ đơn giản. Trong lúc này tôi đang đeo mắt kính không có màu bởi vì trời đă về chiều. Tôi nhìn thấy mọi thứ như một người bình thường. Nhưng tôi là nạn nhân của chứng say nắng và có thể bị say nắng do mắt tôi nhạy cảm bất bình thường. V́ vậy, ban ngày tôi không đeo mắt kính có các lăng kính không màu mà kính tôi thường dùng là thấu kính A của Crookes. Người ta giả định kính này làm giảm cường độ ánh sáng mặt trời được 17%. Nếu không biết, bạn ắt chẳng để ý thấy rằng đó không phải là thấu kính bình thường. Tuy nhiên, chúng cũng làm giảm được độ sáng; vì vậy bất cứ khi nào tôi muốn chụp hình, tôi phải gỡ chúng ra và đeo mắt kính có thấu kính không màu bằng không thì hình chụp bị sẫm hơn quanh mắt tôi. Khi ánh sáng mặt trời rất mạnh chẳng hạn vào lúc giữa trưa ở vùng nhiệt đới thì để tránh bị say nắng tôi phải dùng thấu kính B2 của Crookes. Chúng làm giảm bớt 35% ánh sáng, chúng hầu như là thấu kính màu đen. Khi đeo các thấu kính đặc biệt cho dù đó là loại A hay B2 th́ mọi màu sắc đều bị giàm độ sáng. Thế nhưng tôi vẫn có thể phân biệt được màu đỏ với màu xanh lục và tôi không nhận thấy rằng thế giới có gì khác. Tôi nhanh chóng làm quen với tình trạng bị bớt đi 17% hoặc 35% ánh sáng; tôi hoàn toàn thoải mái trong cái thế giới tối đen hơn của mình. Nhưng lúc tôi gỡ thấu kính B2 rồi đeo thấu kính A th́ tôi ngay tức khắc nhận thấy có sự khác nhau. Độ sáng nhiều hơn mặc dù màu sắc vẫn như vậy. Điều quan trọng mà ta cần để ý đó là mặc dù kính rất sẫm màu nhưng tỉ lệ ánh sáng và bóng râm cũng như cấp độ và biến thiên màu sắc đều không bị xáo trộn. Nhưng có vấn đề khỏi cần phải nghi ngờ đó là nếu không có kính thì ánh sáng ắt sáng hơn. Khi tôi gỡ thấu kính B2 của Crookes rồi đeo kính A của Crookes th́ tôi tiến gần hơn với việc nhìn thấy chân thực trong thiên nhiên. Tương tự như vậy, khi tôi bỏ kính A của Crookes và đeo một  cặp thấu kính bình thường th́ tôi còn có một quan niệm chính xác hơn nữa về việc đâu là ánh sáng và đâu là bóng râm cùng với cường độ chân thực của màu sắc.

Cũng giống hệt như vậy, chỉ nội sự kiện sau khi chết, ta bắt đầu hoạt động trên cõi Thiên đường cũng có nghĩa là ta đạt tới mức gần Thực tại nhiều hơn hai giai đoạn và Thực tại mới là bản chất chân thực của Thượng Đế. Chính v́ ta đã tiến gần hơn tới bản chất chân thực của Thượng Đế cho nên ta mới trải nghiệm phẩm tính đặc trưng của cõi Thiên đường. Phẩm tính này đă được miêu tả rất sống động trong quyển Cẩm nag về cõi Thiên đường, đó là quyển Cõi Devachan. Khi tôi trích dẫn cho các bạn những đặc trưng của cõi trí tuệ, tôi muốn các bạn lưu ý rằng chúng ta đang bàn tới Thực tại, nhưng Thực tại này đã bớt đi được hai bức màn che là cõi trung giới và cõi trần.

 

CỰC LẠC CỦA CÕI THIÊN ĐƯỜNG

 

‘Cường độ cực lạc này là ý niệm vĩ đại đầu tiên ắt phải tạo thành một bối cảnh cho mọi quan niệm của ta về sinh hoạt trên thiên đường. Chẳng những ta đang bàn tới một thế giới mà do chính cấu tạo của nó không thể có điều ác và sự phiền não; chẳng những đó là một thế giới mà mọi sinh linh đều hạnh phúc ở đó; những sự thật trong trường hợp này còn vượt xa hơn những mức đó. Do chính sự kiện hiện diện ở đây, mọi sinh linh ở nơi thế giới này đều được hưởng cực lạc tinh thần cao nhất mà mình có thể đạt được; đây là một thế giới mà khả năng đáp ứng với hoài bão chỉ bị giới hạn bởi năng lực hoài bão của mình.

Ở đây lần đầu tiên ta bắt đầu lĩnh hội được một điều gì đó về bản chất chân thực của Nguồn Sống Vĩ Đại; ở đây ta lần đầu tiên thoáng thấy được một cách xa xăm mơ hồ thượng ĐẾ ắt phải ra sao và Ngài có ý nghĩa như thế nào đối với ta. Và khi các thực tại ghê gớm ấy bùng vỡ trước tầm nhìn ngơ ngác của ta thì ta ắt không thể không cảm nhận được rằng khi đã biết sự thật như vậy thì chẳng bao giờ còn nhìn lại cuộc đời giống như trước nữa. Ta cảm thấy khâm phục trước sự bất cập tuyệt vọng của mọi ý niệm về hạnh phúc của kẻ trần tục; thật vậy ta không thể không thấy rằng hầu hết những ý niệm ấy đều bị đảo ngược một cách phi lý và không thể thực hiện được; hầu như kẻ trần tục đã thật sự quay lưng lại với chính cái mục tiêu mà mình đang mưu tìm. Nhưng ở đây cuối cùng vẫn có sự thật và vẻ đẹp vượt xa mọi điều mà các thi sĩ đã từng mơ mộng; và dưới ánh sáng của sự vinh quang vượt hết mọi thứ khác thì mọi niềm vui khác dường như đều mờ nhạt, không thực và không thỏa mãn.

Sau này ta ắt cố gắng minh giải hơn một số chi tiết của mọi điều ấy; trong lúc này điều mà ta cần nhấn mạnh đó là cái ý nghĩa huy hoàng chẳng những đáng hoan nghênh vì không có mọi điều ác và bất hòa mà chỉ có sự hiện diện dai dẳng, áp đảo của niềm vui phổ quát vũ trụ; đó là cảm giác đầu tiên và nổi bật nhất mà kẻ nào nhập thiên đường đều trải nghiệm. Và nó chẳng bao giờ rời bỏ y chừng nào y còn ở đó, bất cứ công trình nào mà y thực hiện, bất cứ khả năng cao siêu nào về sự phấn khởi tinh thần có thể xuất lộ trước mắt y khi y có học biết nhiều hơn về những năng lực cái thế giới mới này mà mình đang ở trong đó, thì ẩn đằng sau tất cả những thứ đó đều có một cảm xúc kỳ diệu khôn tả, hoan lạc không thể diễn tả được khi chỉ cần tồn tại nơi cõi giới ấy – cái sự vui hưởng niềm hoan lạc phong phú ấy của mọi người khác bao giờ cũng hiện diện nơi y. Không có một điều gì trên trần thế giống với nó; không một điều gì có thể hình dung được nó; nếu người ta không thể giả định cái sự sống sung mãn thời niên thiếu được đưa lên tới tận trải nghiệm tinh thần để rồi được tăng cường thêm nhiều ngàn lần thì có lẽ nó có thể gợi ý một hình bóng mờ nhạt nào đấy về ý niệm này; thế nhưng ngay cả một ví dụ tương tự như vậy cũng thất bại thảm hại vì thiếu điều thuộc loại ý tại ngôn ngoại – sức sống tinh thần ghê gớm của cái thế giới thiên đường này’. (C.W.L.)

 

Như vậy, khi ta sống nơi cõi Thiên đường, ta nhìn thấy Thực tại bớt đi hai bức màn che. Nếu ta có nơi cõi Thiên đường một người ban mà ta yêu mến thì ta thấy y bớt đi hai bức màn che. Theo như tôi biết bạn tôi ở dưới đây thì cả bạn lẫn tôi đều đã bị che phủ. Tôi yêu mến y khi còn trên trần thế, nhưng sau này chết đi rồi mà nhập Thiên đường thì tôi thấy y bớt đi hai bức màn che và y sẽ bộc lộ cho tôi một vài thuộc tính của bản thân mà do chính bản thân của cõi trần, y không thể bộc lộ được ra hết.

Thế mà có một vấn đề gây thắc mắc khi nghiên cứu Thông Thiên Học là liệu khi ta nhập Thiên đường ta có căn bản là đang dính dáng tới một sự hão huyền hay chăng; liệu cõi Thiên đường có phẩm tính hão huyền chăng. Thế mà ý thức thực tại  của ta không tùy thuộc vào cõi ta hoạt động trên đó mà tùy thuộc vào phản ứng của ta đối với cõi đó. Chiều nay có một buổi hoàng hôn tuyệt vời nhất [[1]] . Nhưng trong đám người băng qua cầu liệu có bao nhiêu người cảm nhận được sự linh hứng đầy đủ của buổi hoàng hôn? Khi tôi nhìn đăm đăm vào buổi hoàng hôn từ bao lơn ở bên trên thì nó khơi dậy nơi tôi một sự thực chứng tâm linh sâu sắc. Liệu nó có khơi dậy một sự thực chứng tương tự nơi những người đang băng qua cầu chăng? Có lẽ là không. Cảnh hoàng hôn đều như nhau đối với mọi người, nhưng phản ứng của mỗi người đối với nó lại khác nhau. Có lẽ những người đang băng qua cầu đều cuộn mình trong đủ thứ lớp vỏ kén tư tưởng và đang đắm chìm vào chuyện riêng của mình. Xét về buổi hoàng hôn thì không có buổi hoàng hôn đối với họ mà chỉ có màn đêm đang buông xuống.

Thế thì khi ta xét một cá thể tiến gần tới Thực tại được bao nhiêu thì ta ắt thấy rằng nếu y có một người bạn nơi cõi Thiên đường, nhưng bắt đầu sinh hoạt ở đó mà chưa phát triển được năng lực xuyên thấu qua mọi bức màn che bao quanh người bạn thì y ắt chỉ thấy bạn mình qua một khía cạnh riêng phần. Nhưng nếu cá thể này là một Linh hồn đã phát triển thì khi y bắt đầu sinh hoạt trên cõi Thiên đường, y bắt đầu khám phá ra nơi những người quây quần xung quanh mình một cường độ điều tốt và vẻ đẹp mà y chỉ lờ mờ cảm nhận nơi họ khi họ sinh hoạt trên trần thế. Lý do là vì y nhìn thấy họ bớt đi hai bức màn che; y thấy họ có những thuộc tính mà khi còn trên cõi trần y có thể trân trọng đầy đủ cho dù y có thể sâu sắc về triết lý, yêu thương và nhiều hoài bão đến đâu đi nữa. Đó là vì chừng nào ta còn đang sinh hoạt bị che phủ bởi một bức màn vật chất cõi trần thì một vài khía cạnh của Thực tại vẫn còn trốn tránh được ta, giống như các sắc thái tế nhị của màu sắc trốn tránh được tôi khi tôi  đeo thấu kính B2 của Crookes. Vậy là tôi rõ rệt có ý niệm khác đối với ý niệm thường được chấp nhận theo đó lên Thiên đường là cuộn mình trong một ‘vỏ kén’ như một số nhà Thông Thiên Học gợi ý. Nhiều nhà Thông Thiên Học nghĩ rằng mọi người nên xả bỏ cõi Thiên đường vì những nhà Thông Thiên Học ấy có quan niệm sai lầm là sinh hoạt nơi cõi Thiên đường chỉ là một thứ si mê hão huyền do chính mình tạo ra. Họ muốn trốn tránh cõi Thiên đường vì đối với họ sinh hoạt nơi đây chỉ làm mất thời giờ. Nhưng sự thật là cho dù khi còn trong thể xác ta hiểu biết về Thực tại có hạn hẹp đến đâu đi chăng nữa thì ngay lúc ta bước vào sinh hoạt nơi cõi Thiên đường, ta vẫn gần với Thực tại nhiều hơn hai trình độ do chính cái bản chất của thế giới ấy.

Điều này đưa ta tới một vấn đề quan trọng là liệu khi lý tưởng hóa một người, ta có thật sự quan niệm về y một cách hão huyền hay chăng. Nhiều người tưởng tượng rằng lý tưởng hóa người khác là tin vào một điều gì đó về người ấy, thật ra không đúng. Ta thường bảo rằng khi bà mẹ lý tưởng hóa đứa con của mình thì bà cực là điên rồ và đang cuộn mình trong một sự si mê hão huyền. Nhưng thế nào là thuyết lý tưởng chứ ?

Theo điều mà tôi coi là quan điểm chân chính thì thuyết lý tưởng là khả năng xuyên thấu qua các bức màn che để nhìn thấy một điều gì đó trước hết là của Chơn ngã, rồi nhiên hậu là của Chơn thần. Cho dù về sau này ta có thể mất đi tầm nhìn lý tưởng của mình đến đâu đi nữa vì có đủ thứ diễn biến vốn là đặc trưng của cõi trần. Nhưng sự kiện khi ta đã từng một lần nhìn thấy lý tưởng có nghĩa là ta đang nhờ vậy mà tiến gần hơn tới tâm thức của Thượng Đế. Trong trường hợp bà mẹ, Thượng Đế cũng suy nghĩ về đứa trẻ y như bà mẹ nhìn thấy con mình vậy. Đó là lý tưởng hóa có nghĩa là suy nghĩ cùng với Thượng Đế. Chắc chắn Thượng Đế cũng thấy đứa trẻ là một đứa con hư giống như những đứa trẻ ưa làm mất uy tín thấy đứa trẻ vậy; nhưng Ngài cũng thấy đứa trẻ ấy cũng là một đứa con toàn bích đang bộc lộ Chơn thần ra. Bà mẹ nào đang thần tượng hóa con mình đều tiến gần tới tầm nhìn của Thượng Đế hơn những kẻ làm mất uy tín đứa trẻ bởi vì bà đang nhìn thấy nó y như nó không có một vài bức màn che.

Chính cái sự kiện này – lý tưởng hóa nghĩa là có một thoáng nhìn đầy đủ hơn về Thực tại, áp dụng được cho mọi thứ. Ta hãy nhớ lại những dòng sau đây trong thánh vịnh:

‘Những hi vọng cao siêu nhất mà ta ấp ủ dưới đây.

Chúng bị mòn mõi và mong manh đến chừng nào.

Một vết lấm làm dơ cái áo dài biết bao nhiêu

Khi một vị thánh trên cõi trần khoác lấy nó’.

  Nếu thiếu hiểu biết thì quả thật những hi vọng của ta ắt ‘mòn mõi đi và mong manh’, và ta nghĩ về vị thánh tệ hơn bởi vì sau khi đã phát hiện ra ngài là vị thánh thì về sau này ta lại khám phá ra được áo dài ngài mặc ‘bị dơ’. Điều này thường xuyên xảy ra đối với ta khi ta thần tượng hóa người khác mà ngôn ngữ bảo là tâng bốc người ta lên tận mậy xanh. Khi ta phát hiện rằng pho tượng ấy có đôi chân bằng đất sét thì ta bị sốc và không còn lý tưởng hóa người khác nữa.

Thế nhưng nếu ta hiểu cho rõ thì không nhất thiết ta phải lý tưởng bớt đi. Đó là vì ta đặt người khác lên bệ thờ thì đó là ta đang nhìn người ấy bớt đi những bức màn che. Còn khi ta nhìn thấy đôi chân bằng đất sét của y thì ta đang nhìn y với những bức màn che. Nếu ta yêu thương y chân thật, nếu đó là yêu để mà yêu chứ không phải yêu để được một điều gì đó mà mình đang trông chờ nơi người khác thì ta ắt thấy Thiên đường của y nhiều hơn nhân tính của y. Việc phát hiện ra ‘những vết dơ’ trên chiếc áo dài trần tục của y đâu có làm bớt đi Thiên tính của y. Nhưng ta cần phải là các bậc siêu nhân thì mới không bao giờ quên được cái Tầm nhìn ấy của Tinh thần khi vật chất cứ khăng khăng réo gọi là chăm chăm chú ý tới nó.

Cũng cái sự đấu tranh ấy giữa ánh sáng và bóng tối còn được đề cập trong một thánh vịnh khác nữa.

‘Những sắc thái ửng hồng của buổi bình minh,

Vẻ sáng đẹp của ban ngày,

Nét tươi thắm hồng hào của bầu trời buổi hoàng hôn,

Sao mà chúng mờ nhạt đi nhanh đến thế’.

Thế nhưng sự thật là nếu ta hiểu rõ hoàng hôn và bình minh thật sự nghĩa là gì khi ta thoáng thấy được vẻ đẹp và sự hoan hỉ của Thực tại thì khi buổi hoàng hôn và bình minh trên trần thế mờ nhạt đi, ta mới không cảm nhận được bất cứ sự u ám nào bao quanh mình. Đó là vì ta đã chứng kiến buổi hoàng hôn và bình minh chân thật đúng như Thượng Đế luôn luôn nhìn thấy chúng. Chắc chắn mọi chuyện đều mờ nhạt đi và ‘đời là bể khổ’, trong mọi chuyện ‘đều đầy nước mắt’. Nhưng nếu trước khi chúng mờ nhạt đi mà ta đã kịp xuyên thấu qua những bức màn vây quanh chúng thì tầm nhìn Thực tại – vốn là thực chất của chúng – không bao giờ ngừng ban cho ta cái thông điệp về vẻ đẹp vĩnh hằng.

Tôi xin được trình bày toàn bộ vấn đề này theo một góc cạnh khác, theo quan điểm của Chơn ngã trong thể nguyên nhân trường tồn, theo luật Tái sinh Luân hồi, Chơn ngã phải định kỳ giáng xuống vật chất để tạo ra một phàm ngã. Tạo ra phàm ngã có nghĩa là trước hết phải giáng xuống cõi hạ trí, rồi tới cõi trung giới, rồi tới cõi hồng trần. Mỗi sự giáng xuống như vậy là một sự hạn chế bản chất viên mãn và những năng lực tròn đầy của Chơn ngã trường tồn.

Tôi xin gợi ý điều xảy ra bằng một sự minh họa thô thiển cho thấy bốn bản sao bàn tay của mình. Trong kính ảnh minh họa thứ nhất có bàn tay phải trần trụi của tôi,

 

kính ảnh minh họa thứ nhì là bàn tay đeo một cái găng mỏng bằng vải bông; kính ảnh minh họa thứ ba là bản tay đeo thêm một cái găng bằng len phủ lên cái găng hồi nảy; còn kính ảnh thứ tư là bàn tay đeo một cái găng bằng da phủ trên cả cái găng bằng vải bông lẫn găng bằng len. Găng bằng da được lót bằng len thiên nhiên của cừu và người ta đeo găng này khi thời tiết ‘dưới không độ’ nghĩa là hơn 320 F dưới điểm bị đông giá. (Đối với người nào có tuần hoàn máu không tốt lắm và ngón tay dễ bị nhiễm lạnh bất chấp một cái găng dày cộm bằng len thì một găng bằng da thuộc loại này là phương tiện duy nhất để bảo vệ chống lại lạnh cóng).

Nếu tôi là nghệ sĩ dương cầm thì tôi ắt chơi đàn dễ dàng bằng bàn tay trần. Tôi có thể chơi đàn hơi khó khăn một chút khi bàn tay đeo một cái găng mỏng bằng vải bông, nhưng chắc chắn tôi không thể trình diễn hết sự tế nhị của nhạc khúc mà tôi trình diễn nếu tay tôi đeo găng. Nhưng khi tay tôi lại phủ thêm một găng bằng len nữa thì khó khăn ắt còn lớn hơn nữa. Và nếu bàn tay lại bị găng bằng da che phủ thì tôi hoàn toàn không thể chơi được nốt nhạc riêng rẽ hoặc tạo ra bất cứ thứ gì giống như âm nhạc. Sự minh họa sống động nhưng thô thiển này đã truyền đạt được ngụ ý của tôi đó là khi Chơn ngã giáng xuống lần lượt mỗi cõi thì năng lực của nó càng ngày càng bị hạn chế.

Ở giai kỳ ngược lại, sau khi chết thì Chơn ngã bỏ thể xác cũng giống như bàn tay bỏ được cái găng da nặng nề (theo đúng ví dụ tương tự của tôi). Tương tự như vậy, khi thể vía tức cái găng bằng len bị vứt bỏ thì bàn tay còn tự do hơn nữa và cuối cùng khi thể trí tức cái găng bằng bông bị vứt bỏ thì bàn tay một lần nữa được hoàn toàn tự do. Rõ rệt là bàn tay trần trụi có khả năng bộc lộ âm nhạc hoặc hội họa hoặc bất kỳ nghệ thuật nào khác mà một bàn tay ‘ bị che khuất bưng bít’ không thể bộc lộ được.

Cứ tiếp tục ví dụ tương tự của mình, tôi thấy khi một người bạn nơi cõi Devachan kiến tạo một hình tư tưởng về bạn của mình theo mô hình phàm ngã của Chơn ngã ấy, thì Chơn ngã ấy của người bạn kia giáng xuống sinh hoạt trong hình tư tưởng đó để biểu lộ mình thông qua nó. Người bạn bộc lộ được nhiều thuộc tính của mình hơn và đáp ứng được với tình thương dành cho mình một cách lớn lao hơn bao giờ hết so với khi y hoạt động thông qua các hiện thể trên cõi trần hoặc cõi trung giới.

Do bản chất cực kỳ không thể hiểu được của Chơn ngã lại còn có một điều bí nhiệm thêm nữa. Đó là việc cho dẫu một ngàn người bạn của một Chơn ngã đã tạo ra một ngàn hình tư tưởng về phàm ngã của y thì Chơn ngã ấy vẫn giáng xuống mỗi một trong một ngàn hình tư tưởng đó, sinh hoạt trong đó và ban cho mỗi người ‘nhập Devachan’ mọi điều hạnh phúc của kẻ nhập Devachan đã hoạch định. Ta ắt thắc mắc làm thế nào mà một Chơn ngã trường tồn cá thể lại cùng một lúc cư trú được nơi một ngàn hình tư tưởng? Điều này là do bản chất bí nhiệm của Chơn ngã. Để giải thích bản chất này tôi lại xin xét một ví dụ tương tự khác là hình khối vuông. Bề mặt của mỗi một trong sáu mặt của hình khối vuông là một hình vuông có bốn cạnh bằng nhau. Thế mà ta có thể tưởng tượng nếu ta có một máy cắt vi mô thì nó có thể xắt một ngàn hình vuông ra khỏi cái khối vuông ấy. Mỗi hình vuông ắt chứa đựng một phần ngàn chất của hình vuông và giữa một ngàn hình vuông ấy không có sự phân biệt nào về bản chất và cấp độ vì tất cả đều là bộ phận của hình khối vuông.

Tương tự như vậy, bản chất bí nhiệm của Chơn ngã – nó vốn tham dự vào Bản chất của Thượng Đế và là một bộ phận không thể tách rời khỏi ngài – Bản chất của Thượng Đế có thể biểu lộ qua hằng hà sa số hình tướng bao nhiêu (trong một cọng cỏ, một đóa hoa, một cái cây, một rặng núi, nơi kẻ phạm tội cũng như vị thánh) thì Chơn ngã cũng có thể được ‘tuôn đổ xuống được bấy nhiêu’ vào nhiều hình tư tưởng mà các bạn của nó tạo ra nơi cõi Devachan.

Nếu luận đề mà tôi đã ra sức minh giải cho đến nay là đúng – nghĩa là Linh hồn con người hoạt động trong thể xác phải chịu ba bức màn che, một là bức màn che thể trí, thêm vào đó là bức màn che thể vía rồi che lên trên cả hai là bức màn che thể xác – thì ta có thể suy diễn hợp lý rằng toàn bộ đề tài sự chết theo như người ta thường quan niệm ắt phải thay đổi căn bản. Đó là vì chết chẳng qua chỉ là vứt bỏ đi cái bức màn che thấp nhất tức là thể xác. Vậy thì cá thể vẫn còn ở trong các bức màn che thể vía và thể trí. Theo giả thuyết của Thông Thiên Học thì bức màn che thể vía cũng bị loại bỏ hoặc là trong một thời gian ngắn hay là trong một thời kỳ 20 năm hoặc dài hơn nữa. Lúc bấy giờ Linh hồn vẫn còn hoạt động trong thể trí và cùng với bức màn che thể trí phủ lên tâm thức, nó sinh hoạt nơi cõi Thiên đường ở Devachan trong một thời kỳ có thể là vài thế kỷ hoặc 15 – 20 thế kỷ tùy theo phẩm chất và số lượng hoài bão mà nó đã phát triển trong khi hoạt động qua bức màn che thể xác cũng như qua bức màn che thể vía sau khi chết.

Trong số những tôn giáo trên thế giới, có một số có được điều mà tôi gọi là một thái độ đầy ý nghĩa đối với sự chết. Tôn giáo có nhiều ý nghĩa nhất là Bái Hỏa giáo. Tôn giáo này lúc nào cũng nhấn mạnh tới giáo lý vĩ đại về sự tẩy trược và cách ứng xử trong thực tế chỉ được dẫn dắt bởi ba đức tính Tư tưởng Trong sạch, Lời nói Trong sạch và Hành động Trong sạch. Quan niệm cá thể là một Linh hồn sinh hoạt trong một thể xác thâm thúy đến nỗi khi cuối cùng bắt đầu có dấu hiệu chết thì người ta nhận ra rằng những dấu hiệu chết này biểu thị việc bắt đầu ô trược. Vì vậy mọi người đang quây quần quanh người hấp hối đều rời bỏ y, bàn giao việc chăm sóc cho một giai cấp đặc biệt tín đồ Bái Hỏa giáo có nhiệm vụ trông coi các xác vào giai đoạn cuối cùng khi chết. Hoàn toàn không thể quan niệm được việc hôn vào mặt người chết hay chạm tay vào xác của người đang hấp hối khi sự ô trược đã xuất hiện rồi. Dĩ nhiên là vẫn có sự đau buồn như thông lệ tự nhiên, nhưng tuyệt nhiên không có ý niệm rằng cá thể ấy đã bị loại ra bởi vì y đã bước qua bên kia cửa tử.

Thật vậy, có một truyền thuyết cho rằng Linh hồn cá thể vẫn lẩn quẩn quanh xác chết ba ngày, và sau thời kỳ ấy thì bắt đầu chuyến viễn du băng qua cầu Nại Hà (Chinvadpool). Ở ngay giữa cầu thì y gặp một trong hai nhân vật. Y có thể gặp một cô trinh nữ tuyệt vời dễ thương đến nỗi khi y hỏi cô này là ai thì cô trả lời: ‘Thiếp là những Tư tưởng Tốt, Lời nói Tốt, Hành động Tốt của chàng’. Thế là y cặp tay nàng băng qua cầu để sinh hoạt trong một trạng thái cực lạc. Nhưng có thể người mà y gặp trên cầu lại là một mụ phù thủy xấu xí và khi y hỏi mụ này cũng câu hỏi trên thì mụ bèn trả lời: ‘Ta là những Tư tưởng gian tà, Lời nói gian tà và Hành động gian tà của ngươi’. Thế rồi y bị quẳng từ trên cầu xuống địa ngục ngay phía dưới, không còn là Linh hồn nữa. Khỏi cần phải nói thì tín đồ Bái Hỏa giáo chẳng bao giờ tưởng tượng được rằng bất cứ ai ngoan đạo cho dù tuân theo nghi lễ một cách hời hợt đến đâu đi chăng nữa mà lại độc ác đến nỗi không băng qua cầu được.

Ở Trung quốc mãi đến tận ngày nay người ta vẫn còn công nhận rõ rệt rằng bất cứ ai chết rồi, nhất là vị gia trưởng vẫn còn ở lại với gia đình để giám sát quyền lợi của nó. Trong căn phòng chính yếu của một ngôi nhà Trung hoa có dựng bàn thờ trên đó có ‘bài vị’ của tổ tiên ghi danh tánh cửu huyền thất tổ, nhất là danh tánh của tổ tiên cha mẹ đời cuối cùng. Thời nay còn có cả hình di ảnh nữa. Hằng ngày người ta thắp nhang cắm trên bàn thờ. Hơn nữa, ý tưởng tổ tiên vẫn còn tiếp xúc với gia đình mạnh đến nỗi khi gặp trường hợp hết sức khốn khổ mà không một giải pháp nhân loại nào xuất hiện thì người ta có tục lệ dùng một nghi thức nào đó để triệu thỉnh sự trợ giúp của tổ tiên soi sáng phần nào cho tình thế. Điều này được thực hiện thông qua bất kỳ dạng Thần linh học hiện đại nào. Vả lại nhiều năm trước khi chết thì đặt làm trước quan tài rồi kê nó ngay trong buồng mình. Theo tục lệ, cũng vào những năm cuối đời, con gái và cháu gái của gia chủ khâu bộ áo dài bằng lụa mà người chết sẽ mặc sau khi từ trần. Mọi chuyện đều được coi là ‘đương nhiên’ và trong khi dĩ nhiên sự chết vẫn được coi là một diễn biến mất mát, thế nhưng không có điều gì là đau buồn và cô quạnh vốn đặc trưng cho một số tín ngưỡng, nhất là Ki Tô giáo.

Có lẽ tôn giáo cổ truyền của Ai Cập cho ta thấy những ý niệm phi thường nhất – phi thường đối với Ki Tô hữu – liên quan tới sự chết. Mọi tín đồ Ai Cập giáo đều tin chắc về sinh hoạt của mình bên kia cửa tử đến nỗi nhiều năm dài trước khi y trông mong rằng mình sẽ chết, y đã chuẩn bị sẵn mồ mả của mình và nếu có phương tiện y sẽ ghi khắc lên trên vách của mồ mả bản sao chép lại những diễn biến chính trong cuộc đời mình. Người Ai Cập nào có giáo dục nhiều ắt được điểm đạo khai tâm vào một số nghi lễ để cho họ có được những ý niệm về tình huống bên kia cửa tử. Dường như có một số giáo huấn thần bí tương cận với một số giáo huấn thuộc một cấp đặc biệt nào đó trong Hội Tam Điểm được ghi lại trong cái gọi là Tử thư Ai Cập. Đối với mọi người Ai Cập được ướp xác dù là nam hay nữ thì ta đều thấy có một vài chương trong Tử Thư . Có một cuộn giấy rất dài về quyển Tử Thư này mà nhiều tiết và nhiều phong cảnh tồn tại song hành với xác ướp của Ani ở Viện Bảo tàng Anh quốc. Trong quyển sách cuộn này, người ta trình bày những phong cảnh diễn ra sau khi chết chỗ cá thể được thần Ambis dẫn tới trước nơi phán xử của thần Osiris; phía trước thần Osiris có đặt một cái cân, còn thần Thoth đứng kè kè bên cạnh tay cầm một phiến mỏng để ghi chép phán xử của Osiris. Trên một trong những đĩa cân của cái cân có đặt một cái lọ nhỏ tượng trưng cho trái tim của cá thể, còn ở đĩa cân bên kia có một lông vũ tượng trưng cho lông vũ Chân lý. Nếu cái cân vẫn nằm ngang thì cá thể được phán xét là thích hợp để sinh hoạt giữa những người chết có phước. Bấy giờ y thêm danh tính của mình vào danh tính của thần Osiris sao cho sau khi được phán xử, cá thể Ani được gọi là Osiris Ani. Trước khi bị phán xử, y đã kể lể cái gọi là ‘lời thú tội phủ định’ trong đó y lặp đi lặp lại ‘Tôi không làm, tôi chẳng làm’, nêu tên những sự việc mà y không làm, chẳng hạn như lừa gạt đàn bà góa, con côi, lấn chiếm đất đai của người khác và một danh sách dài dằng dặc những hành vi khác bị người Ai Cập coi là không chính trực. Nhưng nếu vào lúc phán xét sợi lông vũ Chân lý bốc lên, còn trái tim cá thể chìm xuống trên bàn cân thì y bị kết tội và bị quẳng vào miệng một con quái vật được cảnh tượng miêu tả sao cho y hoàn toàn bị tiêu diệt.

Theo Ấn Độ giáo thì quan niệm tối cao liên quan tới Linh hồn thì Linh hồn chính là Đấng Brahman Tuyệt đối Vô hạn hoặc có liên quan theo một cách nào đó với Đấng Brahman. Vì Ấn Độ giáo khẳng định qui trình luân hồi là cơ chế Linh hồn được giải thoát để được hạnh phúc tuyệt đối, cho nên tự nhiên là không hề có quan niệm việc thể xác bị chết lại ảnh hưởng chút nào tới tâm thức của cá thể trên cương vị là Linh hồn. Người ta đem thiêu xác kèm theo một vài nghi thức tôn giáo rồi đem tro rắc xuống biển hoặc xuống một dòng sông thiêng. Thế rồi bởi vì cá thể vẫn còn sinh hoạt nhưng có thể bị cản trở về một vài phương diện, cho nên người ta cử hành những nghi lễ tên là Shrāddha để giúp cho cá thể an bình chuyển tiếp sang sinh hoạt cao hơn. Trong khi tự nhiên là vẫn có sự đau buồn khi một thành viên trong gia đình chết, nhưng không có ý thức tuyệt vọng mà ta ắt lưu ý thấy đối với những ý niệm về sự chết của Ki Tô giáo.

Giống như Ấn Độ giáo, Phật giáo có những ý niệm về sự chết như vậy, vì cũng giảng dạy về Luân hồi. Tôn giáo này đề cập tới một vài cõi vô hình được gọi là cõi trời (Devalokas) hoặc Thiên giới. Người ta có kể lại một số trường hợp người đã chết rồi đang sinh hoạt nơi các cõi trời. Mọi vị Bồ Tát trước khi thành Phật đều đang sinh hoạt chờ thành Phật nơi cõi trời Đâu Suất, có một diễn biến nổi tiếng liên quan tới đứa trẻ Chatta Mānavaka [[2]], khi mới được 12 hoặc 13 tuổi; nó đã được Đức Phật truyền thụ cho một vài câu kệ để tưởng niệm Tam bảo và Ngũ giới. Nghiệp của đứa bé ấy có phần nào là sau khi nghỉ lễ, nó mang theo một túi vàng trở lại dâng lên vị thầy của mình, vị thầy sống ở đó hơi cách xa một chút cho nên nó ắt bị bọn cướp bắt giết chết. Rồi chuyện kể rằng khi cha mẹ và người thân của nó được tin đứa bé đã chết thì họ đều tụ tập lại ở nơi xảy ra thảm kịch đó và bày tỏ lòng thương tiếc trước thảm họa ấy. Bấy giờ Đức Phật xuất hiện nơi cảnh tượng đó để từ Cõi Trời triệu hồi Chatta trở lại. Vì khi bị giết, đứa trẻ lòng tràn ngập niềm vui bởi đã thọ Tam qui Ngũ giới cho nên nó không ý thức về sự chết và ngay tức khắc được sinh lên Cõi Trời. Theo lời hiệu triệu của Đức Phật, Chatta xuất hiện trở lại trên cõi trần với một bầu hào quang kỳ diệu mà ai cũng đều thấy rõ. Đức Phật hỏi nó điều gì đã xảy ra thì đứa trẻ ngâm vài câu kệ tường thuật lại việc nó chết rồi sinh lên cõi Trời. Mọi chuyện này giúp cho Đức Thế Tôn có cơ hội thuyết pháp cho cha mẹ và người thân của nó, sau đó Chatta được phép trở lại cõi Trời. Vì vậy ta thấy rằng trong Ấn Độ giáo lẫn Phật giáo, người ta đều có một thái độ đối với sự chết ngược hẳn lại với thái độ mà ta thấy trong Ki Tô giáo.

Đó là vì trong Ki Tô giáo, những ý niệm liên quan tới việc xảy ra bên kia cửa tử chẳng những mơ hồ mà còn hết sức duy vật. Sau khi chết, người ta giả định rằng có một điều gì đó huyền bí xảy ra cho tâm thức của cá thể sao cho mọi quan năng của y nhất thời biến mất chìm vào sự lơ mơ để rồi xuất hiện trở lại vào Ngày Phục Sinh. Trong khi đó người ta coi như cá thể chỉ là cái xác nằm trong mồ chẳng biết gì hết. Trong một bài thánh vịnh nổi tiếng thường được ngâm lên trong tang lễ ta thấy có hai dòng sau đây:

‘Lạy Cha, xin ngài quan phòng mở lượng hải hà,

Để cho chúng con là người phụng sự ngài bây giờ được ngủ đi’

Chính cái ý niệm ‘ngủ đi’ này ở bên dưới lòng đất đã nổi bật xuyên suốt Ki Tô giáo, và các thi sĩ cứ trở đi trở lại quanh đề tài này bao giờ cũng với ý niệm là ‘ngủ đi’. Vậy là theo nữ thi sĩ thánh Edna Vincent Millay ta có:

‘Vì có một âm thanh thân thiện cho mưa

Đối với kẻ nào đã bị chôn vùi 6 bộ dưới mặt đất;

Và hiếm khi có được giọng nói hoặc khuôn mặt thân thiện;

Một ngôi mộ ắt là một nơi chốn cô quạnh như thế?’

Walter Savage Landor cũng diễn tả sống động như vậy:

‘Mặc dù có thể xảy ra trong hai mươi năm nữa

Tôi sẽ bị trời gọi để đánh một giấc ngủ thiu thiu.

Trong một buồng kín lạnh lẽo nơi mà chẳng hề nghe thấy tiếng sấm,

Ở đó chẳng có mái vòm bằng cỏ của tôi thở phì phò bên trên

Và tiếc thay thật quá buồn khi chẳng thấy gì

Và trước khi bạn có thể bước qua thì tôi ắt lĩnh hội được cái lời nói bay bổng ấy’.

Có lẽ sự bộc lộ ma quái nhất về những ý niệm thô thiển này ắt xuất hiện qua bài thánh vịnh 5 khổ đã từng một lần được lũ trẻ ngâm lên trong Trường Chủ Nhật:

‘Bên trong nghĩa trang nằm kề cận nhau,

Là nhiều ngôi mộ dài thấp lè tè;

Và một số ngôi mộ có dựng bia bên trên,

Còn trên một vài ngôi mộ chỉ có đám cỏ xanh dập dờn;

‘Biết bao nhiêu chú bé Ki Tô hữu,

Nam và nữ đều nằm ở đó;

Và chúng ta đều băng ngang đi qua gần chúng luôn luôn

Khi chúng ta đi cầu nguyện.

‘Chúng không thể nghe được bước chân chúng ta đi tới

Chúng không thể nhìn thấy chúng ta đi ngang qua;

Chúng không thể cảm nhận được ánh sáng mặt trời ấm cúng

Soi chiếu cho bãi cỏ.

‘Chúng cũng không nghe được khi tiếng chuông nhà thờ

Ngân lên trên đầu;

Chúng không thể ngồi dậy để đi nhà thờ

Cùng với chúng ta, bởi vì chúng đã chết rồi.

‘Vậy là khi những người ban mà chúng ta yêu mến nhất

Nằm trên chiếc giường vốn là nghĩa trang

Thì chúng ta không được khóc thương quá cay đắng

Đối với người chết đang hạnh phúc ấy’.

Thật là một ý niệm ma quái khi đem trình bày giữa đám trẻ thơ cái ý tưởng ngôi mộ và nghĩa trang với lũ bạn của chúng ‘không nghe được bước chân cùa chúng ta đi tới, không nhìn thấy được chúng ta đi băng qua, không cảm nhận được ánh sáng mặt trời ấm cúng soi chiếu trên bãi cỏ’.

Một buổi chiều thứ bảy sau ngày thứ sáu trước lễ Phục Sinh, khi tôi đang lắng nghe một chương trình của đài BBC Luân đôn, trong thời Đại chiến thứ hai, tôi nghe thấy có một bài thơ được ngâm lên về sự hành hình trên Thập tự giá với dòng chữ đáng ngạc nhiên như sau: ‘Giờ đây Chúa đã ngủ im trên cái giường bằng đá của Ngài’. Đối với tôi điều này dường như và vẫn còn dường như là một quan niệm hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Giê su Ki Tô là Con của Thiên Chúa và theo Tín điều Athanasia thì Ngài bình đẳng với Chúa Cha. Thế nhưng Ngài vẫn khoác lấy hình dạng Giê su và khi đến đúng lúc thì Ngài bắt đầu sứ mệnh thừa sai của mình. Ngài ắt hẳn biết được mối quan hệ của mình với Thiên Chúa vì Ngài từng bảo ‘Ta và Cha ta là một’ cũng như ‘Cha ta đã làm việc cho tới nay và ta cũng làm việc ấy’.

Đối với tôi nói trắng ra thì thật là phạm thượng khi tưởng tượng rằng sau khi bị hành hình trên Thập tự giá, mọi quyền năng vĩ đại của Ngài đã chìm vào một loại lơ mơ nào đấy trong vòng 36 tiếng đồng hồ khi Ngài nằm vô tri vô giác ‘trên cái giường bằng đá’.

Ở đây thật là thú vị khi để ý rằng Hồi giáo luôn luôn hết sức kính trọng Giê su Ki Tô, họ gọi Ngài là ‘Issa, con của Miriam’ tức thánh mẫu Mary, nhưng không bao giờ gọi Ngài là Con Thượng Đế. Người ta hoàn toàn công nhận Ngài là Đạo sư của Thượng Đế cùng một truyền thừa với các đạo sư khác như Abraham, Moses và David, sau Ngài còn có vị đạo sư của Thượng Đế là Muhammad. Đầu óc của tín đồ Hồi giáo hoàn toàn không thể quan niệm được việc thánh Allah, Thượng Đế của cả Vũ trụ, đã tạo ra toàn thể càn khôn mà lại đã từng có một đứa con trai. Hơn nữa, huyền thoại trong Hồi giáo luôn luôn cho rằng Đạo sư Issa không hề bị đóng đinh trên Thập tự giá. Tín đồ Hồi giáo không thể quan niệm được cái sự tưởng tượng cho rằng một Đạo sư của Thượng Đế mà lại phải chịu những sự ô nhục để kết liễu cuộc đời qua việc đóng đinh trên Thập tự giá theo như câu chuyện trong kinh thánh tường thuật. Huyền thoại của Hồi giáo bảo rằng chỉ có một sự giả vờ, một diễn viên đóng thay đã bị hành hình trên Thập tự giá chứ Đạo sư của Thượng Đế, Issa, con của thánh mẫu Mariam chẳng bao giờ bị như vậy. Bất cứ khi nào một tín đồ Hồi giáo ngoan đạo nhắc tới Đạo sư Issa thì y đều nói thêm theo truyền thống rằng ‘an bình đã đến với Ngài’.

Tất cả những ý niệm này đều của Do Thái giáo truyền sang Ki Tô giáo, vì tín đồ Do Thái giáo không có ý niệm rõ rệt về bất cứ sự sống sót nào sau khi chết. Trong ba năm Chúa Ki Tô thi hành sứ mệnh của mình, Ngài đã không nói dông dài về đề tài này vì sứ mệnh của Ngài có nhiệm vụ khẩn cấp hơn là tố cáo hình thức cứng ngắt của Do Thái giáo, trong đó các lãnh tụ của tôn giáo chỉ lo ‘buôn bán hương bạc hà, hương hồi và hương liệu làm cà ri chứ lờ đi những vấn đề quan trọng hơn về luật lệ, phán xử, lòng từ bi và đức tin’.

Vậy là ở các xứ theo Ki Tô giáo khi có người chết thì người ta có một quan niệm ma quái cho rằng người được thương yêu không thể biết được việc ta tiếp tục yêu thương người ấy. Chúng ta có thể cứ tiếp tục thương tiếc sự ra đi của y, nhưng nếu ta gửi tình thương cho y thì có ý niệm là y không thể biết được tình thương của ta vì y đang ‘ngủ’. Việc tin chắc rằng người mà ta yêu thương đã nhập vào một loại tạm thời bị tịch diệt nào đấy và mọi thứ còn lại của y chỉ ở trong nấm mồ, đó chính là nguyên nhân của biết bao nhiêu phiền não mà không nhất thiết phải vậy. Hơn nữa, nếu mà Ki Tô hữu ngộ ra được sự phiền não của ‘người quá cố’ khi y đụng phải bức màn sắt tin chắc rằng mình đang ‘ngủ’ sao cho khi người ấy cố gắng tuôn ra sự an ủi của mình và tái xác nhận tình thương bất diệt của mình thì người ấy ắt bối rối và chỉ còn biết âm thầm chịu đau khổ.

Ngày nay có biết bao nhiêu bằng chứng sẵn có cho bất cứ ai khảo cứu Thần linh học hiện đại; khiến cho người ta có thể tin chắc rằng sự chết không kết liễu tâm thức của một người. Hoàn toàn đúng là trong Thần linh học có một vài điều bất tiện bởi vì tuyệt nhiên không có gì chắc chắn là thực thể giao tiếp với ta quả thật là người được rêu rao như vậy, mặc dù thực thể này cung cấp nhiều chứng cứ về những diễn biến trước khi mình chết. Tuy nhiên, ý niệm khi chết thì cá thể chỉ ‘ngủ’ có thể bị vứt bỏ rất nhanh chóng để cho một ý niệm lành mạnh hơn thế chỗ cho nó.

Trong khi điều tôi phát biểu liên quan tới tính duy vật rõ rệt của Ki Tô giáo, thật đúng vì Ki Tô giáo đồng nhất hóa thể xác với Linh hồn rất mật thiết và chủ trương rằng khi thể xác chết thì phần Hồn nằm trong ngôi mộ ở một dạng tạm thời bị tịch diệt nào đấy; song le cũng có một giai đoạn khác trong Ki Tô giáo được biểu hiện qua nhiều bài thánh ca. Trong những bài thánh ca như thế, bản chất sùng tín tận hiến cho Thiên Chúa hoặc Giê su Ki Tô lớn đến mức nhiều Ki Tô hữu sống với tư tưởng đời đời hiệp thông với Ngài trên Trời. Dưới nhiều dạng khác nhau chủ đề này là ‘mãi mãi sống với Chúa’. Khi từ trần nhiều vị thánh nam cũng như nữ hoàn toàn có ý thức về việc mình mãi mãi sống với Chúa đến nỗi họ rất ít khi nghĩ tới chuyện nằm trong một ngôi mộ dưới đất. Sự ngây ngất mãnh liệt của lòng sùng tín đã nâng tâm thức vượt ra khỏi bức màn che thể xác, thậm chí thể vía nữa để sinh hoạt trong một trạng thái tâm thức cao hơn.

Theo truyền thống ở Anh tại những vùng xa xôi thuộc các quận ở miền trung, người ta đã thường nói về người quá cố là ‘người ấy đã về nhà rồi’. Tôi thấy chính những dòng chữ ‘người đã về nhà’ trên bia mộ ở miềm Bắc Luân đôn đang chờ được gắn vào ngôi mộ. Sau đây là một quan niệm cao quí về sự chết mà tôi đã sao chép lại từ một bia mộ ở vùng ngoại ô Luân đôn: ‘Thiên Chúa đã đưa người về nhà với một tâm trí thanh khiết như tấm bảng mỏng ở dưới đó thi hài của người vẫn còn yên nghỉ’.

Ví dụ nổi bật nhất về trạng thái tâm thức cao siêu này là một diễn biến được tường thuật trong quyển sách mỏng của Richard Hilary tựa đề là Kẻ thù Cuối cùng. Câu này được trích ra từ Kinh thánh: ‘Kẻ thù cuối cùng ắt bị tiêu diệt chính là sự chết’. Hilary đã tường thuật bằng uy tín của mình là một phi công, người này đã từng bắn hạ nhiều máy bay của kẻ thù. Vào một đêm, chính người ấy bị bắn rớt và máy bay của y bốc cháy rơi xuống kênh đào nước Anh. Y được cứu sống nhưng mặt bị phỏng nặng và y phải nằm bệnh viện mất một năm trời để cho bác sĩ giải phẫu hầu như tạo cho y một khuôn mặt mới. Ngoại trừ đôi mắt thì dáng vẻ của y thay đổi rất nhiều. Sau khi xuất viện y lại trở về phục vụ không quân. Y tiếp tục những cuộc phi hành để rồi cuối cùng lại bị bắn hạ và mất mạng.

Trong quyển sách Kẻ thù Cuối cùng ấy, Hilary có đề cập tới diễn biến của một phi công bạn đồng liêu của mình bị bắn hạ và mất mạng. Người phi công kia đã hứa hôn khi mất mạng. Hôn thê của người ấy đang làm việc để phục vụ chiến tranh. Dĩ nhiên cái chết của người yêu khiến cho cô bị sốc rất nặng, nhưng điều đáng chú ý là thái độ của cô đối với người yêu sau khi chết. Cô ngộ ra rằng người yêu vẫn còn sống lẩn quẩn quanh cô, nó mạnh mẽ và là một đức tin sống động đến nỗi Hilary vốn thừa biết cô cũng phải chế nhạo cô về sự si mê ảo vọng ấy. Nhưng cô trả lời như sau:

‘Tôi biết rằng mọi chuyện đều chưa chấm dứt đối với Peter và tôi. Tôi biết như vậy với hết cả đức tin mà bạn coi thường. Chúng tôi sẽ lại cùng sống bên nhau và bây giờ chúng tôi đã sống bên nhau rồi. Lúc nào tôi cũng cảm thấy anh ấy gần kề tôi và đó chính là sự đáp trả của tôi đối với câu chuyện rẻ tiền của bạn về các giác quan. Peter sống bên trong tôi. Anh ấy chẳng đến mả cũng chẳng đi vì anh ấy là mãi mãi hiện diện. Ngay cả khi anh còn sống cũng chưa bao giờ hoàn toàn có được sự âu yếm và thân mật giữa chúng tôi như bây giờ.

‘Tôi tin rằng trên đời này chúng ta sống dường như thể trong một căn phòng phủ những bức màn che rồi bật đèn lên. Có lẽ là chỉ một hai dịp là chúng ta có cơ hội tắt đèn đi và kéo bức màn che lên. Lúc bấy giờ nhất thời bóng tối bên ngoài trở thành ánh sáng và chúng ta thoáng thấy được điều nằm vượt ngoài tầm kiếp sống này. Chẳng những tôi tin sau khi chết vẫn còn sống mà trước khi chết cũng vẫn còn sống nữa. Đối với tôi cuộc đời này chỉ là một thời khoảng trung gian sinh hoạt trong bóng tối tâm linh. Trên đời này chúng ta chỉ sinh hoạt biến dịch vô thường chứ không tự tại.

‘Peter và tôi đời đời gắn bó cùng nhau, số phận của chúng tôi là như nhau’ [[3]]

Lời lẽ của một mệnh phụ có trình độ tâm linh cao chứng tỏ rằng ngay cả trong khi bị bức màn trên cõi trần che phủ, cô vẫn có thể xuyên thấu qua bức màn che phủ ấy và cảm nhận được sinh hoạt mãnh liệt của việc người yêu mình hiện diện trong cõi trung giới. Đây là ví dụ duy nhất mà tôi biết được về sự xuyên thấu kỳ diệu qua những bức màn che.

Tuy nhiên thường thường thì thái độ đối với sự chết được phản ánh rất nhiều trong thói quen ở các gia đình nước Anh, ‘kéo những bức màn che’ xuống mọi cửa sổ. Có một bài thơ rất hay của Wifrid Owen, một thi sĩ trẻ tuổi tử trận trong Thế chiến thứ Nhất khi mới vừa 25 tuổi. Trong bài Quốc ca dành cho Thanh niên vắn số có hai dòng đầu tiên như sau:

‘Chuông gọi hồn nào dành cho những kẻ chết như lũ trâu bò?

Chỉ có tiếng gầm thét quái gở giận dữ của những cỗ súng’.

Ông kết thúc bài thơ này bằng ba dòng miêu tả điều xảy ra khi nhận được tin người lính tử trận:

‘Cặp lông mày tái mét của các cô gái ắt là khăn phủ quan tài của họ;

Những đóa hoa của họ ắt là sự dịu dàng của những tâm trí kiên nhẫn,

Và mỗi tang lễ chậm chạp ấy là việc kéo những bức màn che xuống’.

Ngày nay, hầu như chúng ta không thể nhận ra được sự ma quái của bầu không khí bao quanh nước Anh tại những gia đình nào cách đây sáu, bảy mươi năm có người thân chết. Xác chết được giữ trong nhà khoảng một tuần, trong khi người ta cử hành mọi thủ tục tang lễ. Căn nhà lặng ngắt như tờ, mọi người di chuyển trong đó càng ít gây tiếng động càng tốt, nói năng thì thào và một bầu không khí chung ảm đạm lúc nào cũng tràn ngập ngôi nhà. Người ta có thể tưởng tượng được cái bầu không khí khủng khiếp ấy gây một ảnh hưởng làm ngã lòng sâu sắc đối với lũ trẻ. Hết thời kỳ này thì tang gia tụ tập trong một căn phòng. Mọi người đều mặc đồ đen, người tổ chức tang lễ phân phát những găng tay màu đen, thi hài được khiêng xuống những bậc thang để đặt vào trong cỗ xe tang. Chính cỗ xe tang cũng màu đen và thời đó nó có ở bốn góc và ở giữa dựng một cái lông lớn của con chim đà điểu nhuộm màu đen. Thế rồi đoàn người và xe diễu hành chầm chập sau cỗ xe tang.

Trong khi bầu không khí thật nghiêm trang thì tất nhiên nó là hoàn toàn u ám bởi vì lúc nào người ta cũng nghĩ rằng: ‘Lạy Cha, giờ đây chúng con xin trao phó lại người phục vụ Cha đang nằm ngủ trong hồng ân của Cha quan phòng’. Nghi thức này vô cùng long trọng khi vị linh mục tới thăm xác chết ở cổng phòng quàn tại giáo đường, rồi di chuyển về phía ngôi mộ và lặp đi lặp lại những lời lẽ long trọng: ‘Chúa dạy, Ta là sự Phục Sinh và Sự Sống. Kẻ nào chết rồi mà tin Ta thì sẽ sống; còn bất cứ ai đang sống mà tin vào Ta thì sẽ chẳng bao giờ chết’. Thế rồi người ta long trọng ném đất xuống quan tài vùi sâu 6 bộ dưới mặt đất, miệng lẩm bẩm: ‘Đất trở về với đất, tro trở về với tro, cát bụi trở về với cát bụi’. Sau phần nghi lễ này thân bằng quyến thuộc trở về nhà để ăn bữa ăn nhẹ.

Có một điều gì đó trong sự u ám này đã bớt đi vì ngày nay nhiều Ki Tô hữu (ngoại trừ tín đồ Công giáo La Mã) chỉ nội trong ba ngày là xác quàn trong quan tài được đưa tới lò thiêu, ở đó có một tang lễ ngắn ngủi và long trọng. Người ta lẩm bẩm câu: ‘Đất bụi trở về với đất bụi’ khi quan tài rời xa khuất mắt chuyển sang một căn phòng khác, ở đó nó được đưa ngay đi thiêu bằng lửa hoặc bằng điện.

Vấn đề Linh hồn Bất tử không giải quyết được qua những bằng chứng mà Thần linh học có thể cung cấp cho ta về việc cá thể còn tồn tại sau khi chết. Cho dẫu có những bằng chứng không thể thách đố được là thực thể giao tiếp qua một đồng cốt quả thật là người ‘đã chết’, thì vẫn không có bằng chứng thật sự nào là sinh hoạt bên kia cửa tử mang tính vĩnh hằng, nghĩa là Thời gian vô tận. Ai mà biết được liệu sau một thế kỷ hoặc vài thế kỷ nữa, phần Hồn có ngừng tồn tại hay chăng? Vì vậy vấn đề Bất tử là chuyện khác hẳn.

Sự khác nhau này được minh họa qua trường hợp Socrates. Chúng ta được miêu tả tỉ mỉ về tháng cuối cùng của ông trong nhà tù và đó thật sự là miêu tả cảnh ngộ cuối cùng. Khi giáp mặt với lời buộc tội mình báng bổ chư Thần linh và lung lạc thanh niên, Socrates biết rằng mình sẽ bị bồi thẩm đoàn thù nghịch kết án tử. Thế mà một yếu tố kỳ diệu trong cuộc đời Socrates là có một yếu tố khôn tả du nhập vào đời ông được ông gọi là ‘tiếng nói nội tâm’ và các tác giả sau này gọi là ‘thần minh’ của ông. Tiếng nói nội tâm này chẳng bao giờ mách bảo cho Socrates mình phải làm gì, nhưng bất cứ khi nào ông làm một điều gì đó mà lẽ ra không nên làm thì tiếng nói nội tâm này ngăn cản ông không hành động như vậy.

Socrates có tường thuật nhiều ví dụ về việc ‘tiếng nói nội tâm’ can thiệp vào đời ông. Trong khi ngỏ lời với bồi thẩm đoàn sau khi bị kết án tử, ông bảo rằng mình bị kết án như vậy là đúng, vì ông chết như vậy là tốt chứ không xấu. Ông đề cập tới việc khi ông lên đường đi tới Tòa án thì ‘thần minh’ của ông – vốn ngăn cản ông đừng làm điều gì lẽ ra không nên làm – lại không nhân cơ hội này mà lên tiếng. Vì vậy, khi ông lên đường đi tới nơi buộc tội, ông biết rằng mình đang làm một điều gì đó cốt yếu là tốt. Sau khi bị kết án, vì một vài lý do nào đấy, ông không thể được uống thuốc độc ngay tức khắc mà còn phải chờ một tháng mới tới ngày định mệnh đó.

Sáng sớm hôm định mệnh, như thông lệ, bạn bè ông tụ tập lại ở cổng nhà tù rồi vào phòng ông. Hơn một tháng qua, họ vẫn làm như vậy vì trong thời kỳ đó, Socrates vẫn tiếp tục thuyết trình như thông lệ về nhiều đề tài liên quan tới bản chất của các Nguyên mẫu và mối quan hệ của Linh hồn với các Nguyên mẫu. Khi đến ngày định mệnh, ông vẫn còn đang trò chuyện với một nhóm ban bè thì người cai ngục bước vào tay cầm chén thuốc độc. Người cai ngục nhận xét rằng mọi người khác mà bị kết án uống thuốc độc đều nổi giận đối với y và thường nguyền rủa y. Trong thời kỳ bị tạm giam và nhất là vào buổi sáng định mệnh; nhưng đối với Socrates thì khác xiết bao, lúc nào Socrates cũng không oán hận ông mà thật ra còn thân hữu nữa. Socrates đón nhận chén thuốc độc dường như thể đó là một tách rượu vang. Ông hỏi người cai ngục xem sau khi ông uống vào thì triệu chứng ra sao; người này báo cho ông biết là ông không được đi bộ trong phòng nữa cho đến khi cảm thấy chân nặng nề thì phải nằm xuống. Chuyện xảy ra như vậy, Socrates nằm xuống và bình tĩnh chờ chết. Người cai ngục cảm nhận được điều đó và thấy tay chân ông đã mất cảm giác từ bàn chân trở lên bèn báo cho ông biết rằng khi sự mất cảm giác lên tới vùng bụng dưới thì ông sẽ mất mạng rất nhanh. Socrates đã che mặt lại, nhưng đột nhiên lại gỡ bức màn che ra rồi quay sang một người ban bảo rằng: ‘Crito, tôi còn thiếu nợ Aesculapius một con công. Bạn có nhớ trả nợ giùm tôi chăng? Crito hứa trả nợ thay. Thế rồi Socrates che mặt trở lại và chẳng bao lâu sau người cai ngục gỡ bức màn che mặt ra và loan báo là Socrates đã chết. Tự nhiên là ban bè ông vô cùng thương tiếc.

Trước khi ông chết, ban bè đã gợi ý với Socrates đủ thứ mưu đồ giúp ông thoát chết, chẳng hạn tự nguyện xin đi lưu đày hoặc chấp nhận bị phạt tiền trên danh nghĩa; Socrates không đồng ý bất cứ chuyện gì ngụ ý là mình thoát chết bởi vì ông biết rằng chết là bắt đầu Bất tử.

Thái độ của Socrates đối với sự chết là do sự thật ông đã biết tới sự Bất tử nhiều năm trước khi kết liễu cuộc đời qua những suy lý triết học chủ yếu mang tính tri thức chứ không phải là trải nghiệm tâm linh, ngoại trừ thỉnh thoảng trải nghiệm về ‘thần minh’ của mình. Socrates đã đắm mình trong sự thực chứng về Thực tại Tối hậu, Chân, Thiện, Mỹ vốn là chính bản thể của mọi sự sống hữu hình và vô hình đến nỗi mả lúc nào ông dường như thể cũng sống cuộc đời Bất tử. Vì vậy, khi đến lúc chết, mặc dù ông không có được thông tin tỉ mỉ về bên kia cửa tử nhiều hơn mức ý niệm tổng quát của người Hi Lạp là ông ắt sinh hoạt nơi các Cánh đồng Elysia cùng với những người ‘đã chết trong hạnh phúc’ nhưng ông vẫn biết cảm nhận và sinh hoạt với các sự thật là ông ắt đi đến ‘chư Thần minh’ để tham dự vào tính Bất tử, nghĩa là Thời gian bất diệt.

Có một diễn biến nổi tiếng trong cuộc đời của Socrates là giáo huấn mà ông nhận được khi còn trẻ do Diotima, nữ đạo sư ở đền Delphi giảng dạy về Chiếc thang Tình ái. Bà giải thích cho ông biết rằng muốn khám phá ra Tự tại Tối hậu vốn là Chân Thiện Mỹ Tuyệt đối thì người ta cần phải yêu thương. Bà dạy Socrates rằng cá thể trước hết phải yêu thương một người và chỉ một mà thôi với một ý thức hoàn toàn hiến dâng. Một đặc trưng của tình yêu thương này ắt là chủ thể yêu thương phải tạo ra những đối tượng đẹp đẽ của tư tưởng, lời nói và hành động vốn là kết quả của năng lực yêu thương mà y đã phát triển được. Thế rồi Diotima nói tiếp rằng, mặc dù tình yêu bắt đầu bằng việc yêu vẻ đẹp bên ngoài của đối tượng được yêu thương nhưng sẽ đến lúc chủ thể yêu thương ắt yêu thương một đối tượng yêu thương mà dáng vẻ bên ngoài tuyệt nhiên không có phẩm tính đẹp đẽ. Nhưng y sẽ tiếp tục yêu thương rộng lớn để tạo ra những tặng vật tốt đẹp ban cho thế gian.

Thế rồi giống như việc leo lên cầu thang, Diotima giải thích rằng khám phá kế tiếp ắt là: Nếu chủ thể yêu thương thấy đối tượng được yêu thương có điều gì dễ thương thì chủ thể yêu thương ắt phải nhận thấy phẩm tính dễ thương ấy cũng có nơi những người khác, và vì vậy ắt cũng bắt đầu yêu thương những người khác nữa. Diotima dạy rằng tiếp tục leo lên Chiếc thang Tình ái, tiếp đó chủ thể yêu thương sẽ bắt đầu yêu thương vẻ đẹp của Khoa học và Luật lệ, và rốt cuộc ở đầu mút cuối của Chiếc thang chủ thể yêu thương ắt giáp mặt với Vẻ đẹp Tuyệt đối vốn đã từng là nguyên thể dẫn dắt mọi trải nghiệm lâu bền của y về tình thương yêu.

Ta không thể mô tả Vẻ đẹp Tuyệt đối này bằng bất cứ thuật ngữ nào trong trải nghiệm của loài người hoặc dùng bất cứ ví dụ tương tự nào mô tả cho bất cứ sinh linh hoặc sự vật nào đang có trên trần thế. Nhưng chủ thể yêu thương biết rằng chính nguyên thể Vẻ đẹp Tuyệt đối này lúc nào cũng đang dẫn dắt mình leo lên Chiếc thang Tình ái để cuối cùng đạt tới mức thành tựu là phát hiện được Vẻ đẹp Tuyệt đối. Khỏi cần phải nói rằng nhìn thấy Vẻ đẹp Tuyệt đối ‘tận mắt’ có thể nói là hiệp nhất với sự Bất tử và vì vậy mọi ý thức về sự chết đều biến mất khỏi cuộc đời của chủ thể yêu thương.

Từ ngữ ‘yêu thương’ có rất nhiều nghĩa. Khi đấng Christ bảo rằng Điều răn Đầu tiên là hãy yêu thương Thượng Đế thì Ngài có nói thêm Điều răn thứ Nhì cũng giống như vậy, ‘Con hãy yêu thương đồng loại của mình như chính bản thân mình’. Hiển nhiên là ta không thể ‘yêu thương’ người lân cận với cùng một cường độ tận tụy và xả thân như một bà mẹ yêu thương con mình hoặc chủ thể yêu thương yêu thương đối tượng được yêu thương của mình. Trong lời nói của đấng Giê su Ki Tô, từ ngữ ‘yêu thương’ có nhiều ý nghĩa hơn hẳn so với lòng Từ thiện toàn bích vốn chẳng bao giờ phạm phải sự bất công nào đối với người lân cận và ắt chia xẻ với y bất cứ điều gì tốt đẹp mà mình đã phát hiện ra được.

Có một loại tình yêu quả thật rất hi hữu, tuy nhiên nó đã diễn ra đối với một vài người nam hoặc nữ. Điều này là khi đối tượng được yêu thương được coi là một linh ảnh về Đấng Thiêng liêng, là con đường dẫn tới Thượng Đế. Vậy là ta có câu chuyện tuyệt vời về tình yêu của Dante đối với Beatrice. Vào cuối tác phẩm Cuộc sống mới của mình (Vita Nuova) qua một trong nhiều bài thơ, ông có nói tới Mona Bice, vốn là  phu nhân Beatrice. Khi kết luận tác phẩm Cuộc sống mới Dante có viết rằng: ‘Nếu đời tôi mà tiếp tục thêm được vài năm nữa thì tôi hi vọng sẽ nói với nàng cái điều mà tôi chưa bao giờ nói với bất cứ người phụ nữ nào khác’. Phần cuối cùng trong tác phẩm Hài kịch Thiêng liêng tức phần Thiên đường vốn không tách rời khỏi sinh hoạt trên cõi trời của Beatrice.

Trong sáng tác vĩ đại của Dante là vở Hài kịch Thiêng liêng có hai cá thể dẫn dắt ông đi hành hương. Thông qua tác phẩm Luyện ngục thi sĩ Virgil đã đi đến chỗ gặp được Dante, ông bảo rằng được một thông điệp của một phu nhân ở trên cõi trời biệt phái ông dẫn dắt Dante trong cuộc du hành xuống âm phủ. Virgil là biểu tượng minh triết toàn bích nơi con người. Nhưng có lúc trong cuộc hành hương của Dante khi ông chuyển từ Luyện ngục sang Thiên đường thì có một nhân vật thứ nhì xuất hiện để dẫn dắt ông. Đó chính là người yêu Beatrice của ông vốn là biểu tượng của Minh triết Thiêng liêng. Chính bà dẫn dắt ông từ cõi trời này sang cõi trời khác. Một khi ông đã hoàn toàn đắm chìm vào vẻ đẹp tuyệt vời của Beatrice thì ông ở trong trạng thái ngây ngất. Chính lúc bấy giờ bằng một  ‘nụ cười hớp hồn’ bà ngỏ lời với ông bằng những lời lẽ âu yếm: ‘Chàng hãy quay lại lắng nghe, vì Thiên đường không chỉ ở trong đôi mắt của thiếp’. Thật vậy chỉ khi ông chăm chú theo dõi tầm nhìn của Beatrice thì ông mới phát hiện ra rằng mình đã chuyển từ một cõi trời này sang một cõi trời khác kế tiếp cao hơn.

Trong huyền thoại Ba Tư, ta cũng thấy cái cường độ yêu thương ấy của một chủ thể yêu thương đối với một đối tượng được yêu thương khi người phụ nữ Zuleykā nói với người yêu của mình là Yusūf:

‘Thiếp sẽ cuộn tròn tấm thảm sự sống khi thiếp nhìn thấy

Gương mặt thân yêu của chàng một lần nữa và thiếp ắt không còn hiện hữu;

Vì trong sự ngây ngất ấy bản ngã và mọi thứ đều bị mất đi

Những sợi tơ hồng trong tư tưởng của thiếp ắt vuột khỏi tay thiếp;

Chàng ắt là linh hồn của thiếp để thay thế cho linh hồn của chính thiếp;

Mọi tư tưởng về Bản ngã đều bị quét sạch khỏi tâm trí thiếp,

Và ắt chỉ thấy chàng thay thế cho thiếp;

Quí giá hơn cả cõi trời, thân thương hơn cả trần thế,

Bản thân thiếp cũng bị quên đi nếu chàng ở gần bên thiếp’.

Tình yêu của người nữ tu Heloise đối với nam tu sĩ Abelard là chồng của mình cũng được giải bày tương tự:

‘Tâm hồn của em không còn thuộc về em nữa mà thuộc về chàng. Nhưng giờ đây, hơn bao giờ hết, nếu nó không ở cùng chàng thì nó chẳng ở đâu hết. Đó là vì nếu không có chàng thì nó không thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu.

 . . . Em đã tự cấm mình không hưởng thụ mọi khoái lạc để tuân theo ý muốn của chàng. Em đã không dành một chút gì cho bản thân, ngoại trừ cái lòng son sắt này giờ đây hoàn toàn thuộc về chàng’.

Trong diễn biến được tường thuật ở quyển sách của Richard Hilary về người thiếu phụ Anh quốc, bà đã siêu việt được biên giới của sự chết vì người yêu lúc nào cũng gần kề bên bà. Nhất thời bà đã đạt được cái ý thức về sự  bất tử. Nhưng bởi vì bản chất của con người ta được cấu tạo sao cho ký ức dần dần phai nhạt đi cho nên rất có thể là trong trường hợp của bà, cường độ thực chứng của sự đơn nhất với người yêu có thể dần dần giảm bớt đi. Nhưng điều này không có nghĩa là hoàn toàn biến mất khỏi cuộc đời bà. Nó chịu một sự biến đổi giống như Ruskin đã mô tả. Ngay từ thời còn niên thiếu, Ruskin luôn chú ý tới vẻ đẹp, màu sắc và hình dạng của các đám mây. Ý thức về vẻ đẹp này tăng lên khi ông trưởng thành và trong các tác phẩm của mình ông thường viết về các đám mây. Đến lúc về già, khi viết văn Ruskin vẫn nhận xét rằng phản ứng xúc động của mình về vẻ đẹp của các đám mây tất nhiên đã giảm đi theo tuổi tác. Mặt khác, ông lại bảo rằng thay vào chỗ sự đáp ứng xúc động đó, ông lại có một ý thức tâm linh sắc sảo hơn về vẻ đẹp của các đám mây. Nói cách khác, trong phần đầu của cuộc đời, ông nhìn thấy các đám mây xuyên qua bức màn che là cõi trần và bức màn che là cõi trung giới; rồi đến một lúc mà ông siêu việt được ngay cả bức màn che tâm thức cõi trung giới ấy để ‘nhìn thấy’ các đám mây qua bức màn che tinh vi hơn là thể trí.

Xét về vấn đề hai linh hồn hoàn toàn tận tụy với nhau trong tình yêu qua tinh thần hi sinh, ta có một phát biểu rất đáng chú ý vào năm 1875 của vị Chơn sư thuộc Chi bộ Ai Cập trong Quần Tiên Hội, ngài ký tên là ‘Chơn sư Serapis’.

‘Hỡi huynh đệ, nên biết rằng ở đâu có một tình thương tâm linh chân chính tìm cách tự củng cố để tăng lên gấp đôi qua sự hiệp nhất thuần túy, thường tồn của cả hai, theo ý nghĩa trần tục thì dưới mắt Ain Soph vĩ đại; điều này không phạm phải tội lỗi nào hoặc tội ác nào vì đó chẳng qua chỉ là sự lặp lại thiêng liêng các Nguyên thể Âm và Dương vốn là sự phản chiếu xuống tiểu vũ trụ của tình huống ban sơ trong Cơ sáng tạo. Các Thiên thần có thể mỉm cười trước sự hiệp nhất ấy ! Nhưng huynh đệ ơi, chuyện đó rất hiếm có và chỉ có thể được sáng tạo ra căn cứ trên sự giám sát minh triết và yêu thương của Quần Tiên Hội để cho những đứa con trai và con gái bằng đất sét không thể bị bại hoại hoàn toàn và lặp lại được Tình yêu Thiêng liêng của những Cư dân Cõi cao (Thiên thần) đối với các con cái của Adam. Nhưng ngay cả như vậy cũng phải chịu nhiều đau khổ trước khi được tưởng thưởng. Atma của con người có thể  vẫn còn thanh khiết và đạt mức tâm linh cao siêu trong khi nó hiệp nhất với xác thịt vật chất; tại sao hai linh hồn trong hai thể xác lại không thể vẫn còn trong sạch và không ô nhiễm bất cứ sự hiệp nhất phù du trần tục của hai thể xác nêu trên. SERAPIS. [[4]]

Ta ắt để ý thấy rằng Chơn sư không nói tới hai người yêu nhau bình thường cho dù họ có tận tụy với nhau đến đâu đi nữa, mà nói tới hai người được đặc trưng bởi ‘một tình yêu tâm linh đích thực’. Điều này có nghĩa là cả hai đều cam kết làm việc tận tụy để cứu chuộc nhân loại theo sự chỉ đạo của Quần Tiên Hội. Nói cách khác, cả hai đều là đệ tử của các Chơn sư Minh triết mặc dù không nhất thiết có cùng một Sư phụ bởi vì rất có thể họ thuộc hai Cung khác nhau.

Khi ta có hai Linh hồn như thế thì một hành vi đặc biệt của Quần Tiên Hội có thể diễn ra khiến cho hai Linh hồn này ‘tuy hai mà một’. Nhưng tác động đặc bệt này chỉ có mục đích để cho cả hai có thể trở thành một kênh dẫn lớn hơn đối với các thần lực từ bên trên. Nếu mỗi một người được biểu thị bằng con số một, thì trong trường hợp bình thường, hai người tận tụy với nhau có thể được biểu thị là 1+1=2. Nhưng khi diễn ra tác động đặc biệt của các Chơn sư thì không còn là 1+1=2 nữa mà là 22 , nghĩa là 2x2=4. Nói cách khác, kênh dẫn để cho thần lực từ trên cao tuôn đổ xuống không phải là hai kênh dẫn, mỗi kênh có trị số bằng 1, mà là một kênh dẫn lớn hiệp nhất có trị số bằng 4.

Hơn nữa, khi hai Linh hồn tận hiến cho Công trình Vĩ đại mà do Tình yêu Thương lẫn nhau càng ngày càng tăng, càng ngày càng phát hiện thêm Ánh sáng Ẩn tàng, thì cứ mỗi kiếp sống trôi qua, phẩm tình của chúng dưới một kênh dẫn hiệp nhất cho Công trình và Ánh sáng ấy lại tăng theo cấp số nhân. Trong khi kiếp đầu tiên bắt đầu là 4, thì kiếp kế tiếp là 2x4=8, kiếp sau nữa là 2x2x2x2=16, v.v. . .  với vẻ huy hoàng và hữu ích càng ngày càng tăng.

Nhưng Chơn sư có bảo rằng trong khi sự hiệp nhất này ‘chỉ có thể được sáng tạo ra qua sự giám sát minh triết và yêu thương của Quần Tiên Hội’ thì ‘ngay cả được như thế cũng phải chịu nhiều đau khổ trước khi được tưởng thưởng’. Tại sao lại phải chịu đau khổ vốn là yếu tố không thể tránh khỏi trong cái qui trình hiệp nhất cấp cao này? Tôi chỉ có thể gợi ý lời giải đáp qua một ví dụ tương tự. Ngày nay, các chuyến bay đều vượt qua những khoảng cách dài và lúc nào người phi công cũng phải mặc đồng phục ngay cả trong một vài ngày khi y chờ đợi ở nơi đến trước cuộc hành trình trở về. Y ắt chỉ mang theo hành lý tối thiểu thôi, thậm chí có lẽ chỉ mang theo quần áo lót. Việc vứt bỏ các túi xách, rương v.v. . . thường thường thì là chuyện cần thiết vì điều kiện của chuyến bay. Cũng giống như vậy, hai Linh hồn đã cam kết tận hiến cho Công trình Vĩ đại ắt phải giải thoát khỏi nhiều loại hình Nghiệp quả vốn ngăn cản họ phục vụ hữu hiệu cho Công trình Vĩ đại. Việc ‘trả quả’ này tất nhiên gây nhiều đau khổ sắc sảo, có lẽ trải dài qua nhiều năm. Nhưng khi thảm kịch hành hình trên ‘thập tự giá’ này đã qua rồi đối với mỗi người trong kiếp đó thì tác động của Quần Tiên Hội mới có thể diễn ra được. Từ lúc đó trở đi, hai Linh hồn ‘tuy hai mà một’.

Có một sự kiện thú vị là từ lúc hai Linh hồn trở nên ‘tuy hai mà một’ do tác động của các Chơn sư thì nghiệp quả của họ hòa lẫn vào nhau. Điều này dường như thể hai Nghiệp quả ấy là hai bình thông nhau bằng một ống chung. Nếu mức nước ở bình này dâng lên thì mức nước ở bình kia cũng dâng theo cho đến khi cả hai mức nước ngang nhau. Nếu mức nước ở một bình này giảm đi thì sự bình đẳng hóa tương tự cũng xảy ra như thế. Đau khổ của người này đồng thời được người kia chia xẻ; cũng vậy niềm vui của người này góp thêm vào niềm vui của người khác. Thế là xuyên suốt qua bao nhiêu thời đại, cả hai đề huề sánh bước bên nhau.

Chiếc thang của Tình yêu cao cả và toàn bích không phải là Chiếc thang duy nhất mà các Linh hồn có thể theo đó bước lên Cõi giới Bất tử. Còn có những phương tiện đáp ứng khác nữa. Một phương tiện như vậy là đáp ứng với thông điệp do Thiên nhiên ban ra. Trong số mọi nhà thơ nước Anh, Wordsworth cảm nhận được thông điệp này một cách sâu sắc nhất. Ông cần phải cô đơn để trải nghiệm vĩ đại như vậy mà ông đã miêu tả qua những lời lẽ sau đây:

. . . ‘Cái tâm trạng được ban phước ấy,

Trong đó gánh nặng của điều bí nhiệm,

Trong đó sức nặng gây mệt mỏi

Của toàn thể cái thế giới chẳng ai hiểu nổi này,

Được giảm nhẹ đi; cái tâm trạng thanh thản được ban phước ấy,

Trong đó tình luyến ái âu yếm dắt ta đi,

Cho đến khi hơi thở của cái bộ khung xác thịt này,

Và ngay cả chuyển động của dòng máu con người,

Hầu như tạm ngưng lại và ta đang thiu thiu

Trong cơ thể để biến thành một linh hồn sống động;

Trong khi con mắt của ta đâm ra tịch lặng do quyền năng

Của sự hài hòa và công năng sâu kín của hoan hỉ,

Mà ta nhìn xuyên suốt được sinh hoạt của vạn vật’.

Ông đã mô tả rất minh bạch về cái trải nghiệm: ‘Chúng ta thiu thiu trong xác thịt để biến thành một linh hồn sống động, vào cái lúc mà ông biết thốt lên được thế nào là Bất tử, mặc dù ông khó lòng thực chứng được nó theo cái nghĩa mà tôi đang sử dụng hiện nay về ‘sự Bất tử ’.

Còn có những phương thức thực nghiệm khác nữa. Mỗi Linh hồn có con đường riêng của mình dẫn tới Đỉnh cao nhất. Một số Linh hồn hưởng ứng với thông điệp của Thiên nhiên khi nó xuất phát từ một rặng núi hùng vĩ; Linh hồn khác lại đáp ứng với thông điệp xuất phát từ biển cả; Linh hồn khác lại đáp ứng với thông điệp xuất phát từ núi đồi, thung lũng hoặc hồ nước; có Linh hồn lại thấy nó trong một đóa hoa đẹp tuyệt vời như hoa sen hoặc hoa hồng; nhưng nếu ta có một tâm trạng đáp ứng đúng đắn thì thông điệp về Bất tử ấy cũng có thể tìm được nơi đóa hoa dại nhỏ nhất trên cánh đồng.

Cũng vậy, một số người đáp ứng thông điệp của âm nhạc. Ắt có một vài khoảnh khắc đáp ứng cao hứng khi thính giả quả thực ‘ngủ thiu thiu trong thể xác để biến thành một linh hồn sống động’. Không thể trải nghiệm điều này trong những phòng hòa nhạc thời nay vì ngay sau khi buổi trình diễn âm nhạc kết thúc thì người ta vỗ tay hoan hô nhặn xị lên làm cắt đứt hoàn toàn tâm trạng cao hứng ấy. Nhưng tôi đã nghe ở Luân Đôn trong phòng riêng của mình các loại âm nhạc vĩ đại mà dàn nhạc của đài BBC Luân Đôn trình diễn. Dĩ nhiên ngay sau khi buổi trình diễn âm nhạc kết thúc, tôi phải đứng phắc lên và tắt radio để cho tâm trạng cao hứng của tôi không bị khựng lại vì tiếng vỗ tay dễ sợ. Nhưng vào lúc kết thúc một bản sonate trình diễn bằng vĩ cầm nào đấy, khi nhạc sĩ vĩ cầm kết thúc bằng một nốt nhạc nào đó tắt dần đi thì tôi đã cảm nhận được mình tiếp xúc với sự Bất tử.

Tất cả ai lắng nghe khúc dạo đầu tác phẩm Lohengrin của Wagner cũng đều có được ý thức về tính Bất tử ấy trong một chừng mực nào đó. Tác phẩm này miêu tả Chén Thánh khi nó còn ở trên Trời mà các thiên thần sùng bái vây quanh, họ từ từ đưa nó xuống trần thế để rồi lại thu hồi nó. Trong khúc dạo đầu mô tả Chén Thánh trên Trời, nhạc sĩ vĩ cầm chơi đàn rất nhuyễn với một nốt nhạc rất cao và tiếp tục trong mấy chục nhịp. Các nhạc cụ khác cũng dần dần gia nhập vào đội ngũ vĩ cầm, mọi thứ đều rất tinh vi để bộc lộ qua âm nhạc việc Chén Thánh từ từ giáng xuống. Rồi tới lúc Chén Thánh giáng trần do các thiên thần mang giữ và toàn thể dàn nhạc họp nhau lại vang khúc khải hoàn qua âm lượng tưng bừng của âm thanh nối tiếp trong một thời gian. Âm lượng lớn này từ từ giảm bớt khi các thiên thần trở về Trời mang theo Chén Thánh và cuối cùng giống như khúc dạo đầu, âm nhạc xuất phát từ đàn vĩ cầm với một nốt nhạc cao từ từ tắt dần.

Thật kỳ diệu khi đôi lúc trong âm nhạc việc cuối cùng thực chứng được thông điệp vĩ đại do âm nhạc chuyển tải lại có thể được trải nghiệm từ chỉ một cú vỗ lên trống cơm. Có một ví dụ trong tác phẩm Vành đai Nibelungen của Wagner, trong đó khi âm nhạc từ từ kết thúc thì có một cú gõ nhẹ cuối cùng trên trống giống như chìa khóa mở toang cánh cửa bí nhiệm.

Chúng ta quả thật có trải nghiệm những khoảnh khắc thực chứng đứt quãng. Điều này dường như thể khi ta leo lên tới đỉnh một ngọn núi rồi từ đó nhìn ra ngoài thấy một viễn cảnh vĩ đại. Nhưng sau đó chúng ta lại xuống thung lũng. Carlyle đã từng một lần miêu tả tác dụng của âm nhạc như sau: ‘Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ khôn dò, không thốt nên lời, nó đưa ta tới tận biên giới của điều vô hạn, rồi để cho ta nhìn đăm đăm vào đó trong một lúc’. Tương tự như vậy, tùy theo tính khí của mỗi người mà ai ai cũng có những tia chớp lóe thoáng thấy điều vượt ngoài tầm sự sống phù du và ở tận cõi Bất tử.

Vấn đề là liệu có thể nào thực chứng được tính Bất tử, tức sinh hoạt trong cõi Phi Thời gian, lúc nào cũng vậy mà không bị ngắt quãng chăng? Điều này cần có một  loại hình Yoga mới mẻ và cao cấp. Tôi chỉ có thể miêu tả nó bằng một ví dụ tương tự. Trước hết ta thật sai lầm khi nghĩ rằng quá khứ là quá khứ. Trong cụm từ ‘Hiện tại Vĩnh hằng’ có một sự thật tuyệt vời. Ta có thể khiến cho quá khứ cũng sống động như hiện tại, miễn là ta biết được phương tiện thiện xảo. Yếu tố trước hết là ta phải nhớ kỹ điều mà mình trải nghiệm khi ở trên đỉnh núi, thế rồi sống trở lại với cường độ trải nghiệm của mình cho dẫu một điều gì đó trong cường độ ấy đã phai mờ đi trong ý thức của ta. Thế rồi mọi khoảnh khắc cao độ ấy – không chỉ là trên Chiếc thang Tình ái mà còn trên mọi Chiếc thang khác nữa – đều phải được sống trở lại. Có thể nói ta phải khiến cho mỗi trải nghiệm trong quá khứ giống như một chuỗi ngọc trai được xuyên xỏ trên một sợi dây bằng bạc (ở Ấn Độ là một chuỗi hạt gồm 108 hạt) và biến chuỗi ấy thành một tràng hạt.

Khi sùng tín tay cầm tràng hạt, cứ mỗi một bài cầu nguyện ngắn lặp đi lặp lại thì lần một hạt. Người ta làm như vậy hết tiếng đồng hồ này sang tiếng đồng hồ khác, ngoại trừ thời gian cầu nguyện chính thức lâu dài hơn. Tương tự như vậy, ta phải biến những khoảnh khắc cao hứng trong quá khứ thành một tràng hạt sao cho khi ta sống trở lại những khoảnh khắc ấy một lần nữa thì toàn thể quá khứ trở thành một Hiện tại sống động đối với ta. Mỗi khoảnh khắc quá khứ khi ta ở trên đỉnh núi rồi nhìn về xa xăm thấy một linh ảnh thật sự ngụ ý ta đang nhất thời sinh hoạt hiệp thông với sự Bất tử. Do đó, khi ta rèn luyện mình bằng tràng hạt thì Thời gian không còn yếu tố chết chóc nữa, bởi vì ta luôn luôn sống trong Phi Thời gian vốn hiệp nhất với tính Bất tử.

Nếu theo luận đề của tôi và của Socrates, người ta có thể ngày nào trong cuộc đời mình cũng ý thức được tính Bất tử và vì mọi kiếp sống đều là một nhà tù cho nên người ta có thể thắc mắc, Tại sao không tự tử để ra khỏi nhà tù ấy?

Người La Mã coi mình là chủ sinh mệnh của chính mình và khi họ thấy trên đời này chẳng còn gì nữa dành cho mình thì họ bèn tự tử xét vì họ hoàn toàn có quyền làm như vậy. Người ta thường tự tử bằng cách đi vào nhà tắm hơi rồi cắt đứt tĩnh mạch của mình, chẳng hạn như chàng thanh niên nổi tiếng Cato ở Utica. Cato bị Caesar đánh bại nhưng không giết chết trên chiến trường; ông không muốn mình bị Caesar bắt làm tù binh vì ông coi như Caesar sẽ tự phong mình làm hoàng đế, rồi dẹp bỏ quyền tự do ở La Mã. Thế rồi Cato đọc lời đàm thoại Phaedo của Socrates về tính Bất tử, ông bèn xúi một người nô lệ cầm một cây gươm để ở một góc cố định trên mặt đất rồi ông ngã người vào đó.

Ở nước Nhật khi hai người yêu nhau mà có thể một người đã bị buộc kết hôn rồi, khi họ thấy Số phận không cho phép hoàn thành tình yêu của mình thì họ bèn rủ nhau đi trốn hết nơi này sang nơi khác. Nhưng cuối cùng khi thấy cảnh sát sắp bắt được mình họ bèn quyết định tự tử bằng cách trầm mình. Với vai trò là Phật tử họ ắt tin rằng sau khi chết mình vẫn còn tiếp tục sinh hoạt. Vậy là trong vở tuồng Tự tử vì Tình ở Imajima của Chickamatsu, hai người yêu nhau tự tử cũng thề thốt: ‘Mong sao hai chúng ta lại cùng nhau tái sinh bên trong hoa sen’; điều này có nghĩa là Mong sao chúng ta đời đời hưởng cực lạc bên nhau ở cõi Thiên đường.

Không ai chê trách họ mà chỉ thương xót cho họ. Thật vậy, một thi sĩ Nhật bản còn đi xa đến mức bảo rằng hai người khộng được nổi loạn chống lại số phận và tốt hơn là họ nên viết một bài thơ, không tỏ ra thất vọng mà suy nghĩ khác về cuộc đời, để lại trên bờ sông rồi cùng nhau nhảy ùm xuống nước.

Socrates đáp lại vấn đề tự tử theo một hướng khác. Ông bảo rằng chúng ta không làm chủ được mình mà là ‘tôi tớ của Thượng Đế’, cho nên ta phải chờ cho Ngài ra sắc lệnh quyết định xem khi nào chúng ta được giải thoát khỏi nhà tù cuộc đời.

Công trình hiệp nhất với Bất tử không thể được hoàn tất chỉ nội trong những trải nghiệm của một kiếp sống cho dù chúng mang tính tâm linh đến đâu đi nữa. Thực chứng được Bất tử khi còn ở trong xác phàm có nghĩa là phải có được năng lực nhìn thấu xuống qua cả bảy bức màn che phủ lên tâm thức. Nói cách khác, nó có nghĩa là sinh hoạt trong thể xác với vai trò là phàm nhân nhưng đồng thời cũng trên cương vị là chơn thần vốn đời đời hiệp nhất với Thượng Đế, ‘là Con trong lòng Cha’. Cần phải có nhiều kiếp trải nghiệm và trong mỗi kiếp ắt phải có một đồi Calvary và một sự hành hình trên Thập giá. Đó là vì mọi cặn bã phải được tẩy sạch khỏi mọi hiện thể của Linh hồn và mọi Nghiệp xấu, tức Nghiệp chướng phải tiêu tan hết thì người ta mới nhìn chăm chú vào Hồn Vạn Vật với một tầm nhìn không bị mờ ám để cảm nhận được một cách cực kỳ thanh khiết nhịp tâm thu và nhịp tâm trương của Hồn Thế giới.

Có bảy tính khí căn bản trong các Linh hồn và người ta cần bước trên Thánh đạo trải qua cả bảy. Tôi đã dùng ví dụ về Chiếc thang. Có một Nấc thang Tình ái, Nấc thang Minh triết và Nấc thang nữa là lòng Sùng tín. Cũng còn có bốn Nấc thang khác nữa. Trong mỗi kiếp người ta ắt tiến lên một hoặc nhiều nấc. Số phận của mỗi Linh hồn có phần nào là leo lên mọi nấc của Chiếc thang. Chính ở đây mà ta không thể tránh được đau khổ. Đó là vì chừng nào ta chưa đạt tới nấc cuối cùng của Chiếc thang thì cuộc đời của ta vẫn giống như một mẩu vải được dệt theo một khổ mà sợi chỉ dọc và sợi chỉ ngang chính là đau khổ và hoan hỉ. Ắt sẽ có ngày mà ‘không còn mọi sự chết chóc’ nữa và Linh hồn hiệp nhất với Ánh quang huy Vĩnh hằng, còn đau khổ chỉ giống như một giấc mơ ban đêm sáng ra đã hết rồi.

Nhiệm vụ, Thiên chức của tôi trên cương vị một mảnh vụn của Thượng Đế là bước trên Chiếc thang Tình ái. Tôi phải bước trên nó không vì bất cứ tình yêu nào tôi nhắm mang lại hoan lạc cho mình – mặc dù tình yêu ấy là không thể tránh được – mà là vì Công trình Vĩ đại. Chủ đề của cuộc đời mà ta phải sinh hoạt được Đức Phật ban ra khi Ngài tuyên cáo những thông điệp đầu tiên với các sứ giả ‘đánh trống Bất tử ’ (nước cam lồ) sao cho người ta có thể nghe thấy được về Thánh đạo: ‘Vì phúc lợi của nhiều người, vì hạnh phúc của nhiều người, vì thương xót cho thế gian, vì hạnh phúc của chư Thiên và loài người’. Nhưng bước trên Chiếc thang Tình ái cũng có nghĩa là vác Thánh giá dọc theo con đường dẫn tới đồi Calvary để chịu Thập giá hình ở đó.

Cách đây 38 năm, khi tôi một mình đi trên một toa xe lửa thì một linh ảnh về Thánh đạo xuất hiện phía trước tôi. Tôi nhanh chóng viết linh ảnh ấy ra thành những câu thơ sau đây. Tôi thiết tưởng việc làm thơ dễ dàng và nhanh chóng như vậy là do một hồi ức ẩn sâu bên trong tôi về những trải nghiệm mà tôi có được trong nhiều kiếp quá khứ khi tôi leo hết nấc này tới nấc khác trên Chiếc thang Tình ái.

Thành tựu cao siêu của tình yêu

Chẳng qua chỉ là sự bơ vơ,

     Hỡi tâm hồn đừng quên điều này;

Mỗi khoái lạc dễ thương

Chẳng qua chỉ là việc đo lường

      Một sự thông minh mới mẻ.

Tình yêu càng ngọt ngào bao nhiêu,

Thì nó càng nhanh chóng chứng tỏ bấy nhiêu,

      Hoan lạc cũng chính là đau khổ;

Mặc dù mặt trời bị những đám mây che khuất,

Nhưng cứ nghỉ bên vệ đường,

     Mà chẳng bao giờ trở lại.

Những nụ cười và những tiếng reo của tình yêu,

Sau đó là sự xả bỏ,

    Nếu muốn cho Tình yêu được thăng hoa;

Cho đến khi trong ánh nắng gay gắt chói lòa

Mắt không thể nhìn đăm đăm mà lòng không sợ hãi,

     Thế nhưng vẫn còn sống sót.

Bước lên Chiếc thang Tình ái này,

Chẳng có mà cũng chẳng không,

     Giờ đây ban ắt phải leo lên;

Tâm hồn héo úa song vẫn phải tươi cười như hoa nở,

Bị chối bỏ song vẫn phải dâng hiến –

     Ôi số phận ấy cao thượng làm sao!

Lúc bấy giờ tôi không hề biết rằng linh ảnh đó tiên tri những gì đang chờ đón tôi trong các năm vị lai. Đối với mỗi nấc trên Chiếc thang này, quả thật là ‘giờ đây bạn ắt phải leo lên, chẳng có chẳng không gì hết’. Một khi đã nhập lưu Thánh đạo thì đã bất thối chuyển. Thật vậy không cả ngưng nghỉ ngoại trừ một thời gian ngắn để phục hồi sức lực và thu hết sức bình sinh để leo lên những nấc kế tiếp. Vả lại, một khi Linh hồn đã có được linh ảnh chói lòa về  ánh sáng thì cho ‘đến khi mặt trời chói lòa, nó vẫn không thể nhìn đăm đăm mà không sợ hãi, thế nhưng nó vẫn sống sót ’. Linh hồn hầu như bị khủng khiếp ắt thích từ chối hơn, nhưng nó không thể từ chối được. Nó phải học cái phương tiện thiện xảo bộc lộ Ánh sáng ấy cho mọi người, làm mờ bớt cái sự vinh quang chói lòa ấy đi để thích ứng với mắt thiên hạ. Khi nó đang trả Quả thì cuộc đời cứ ‘chối bỏ’ nó đi ‘chối bỏ’ nó lại. Mặc dù mọi nỗi quằn quại đau khổ, nó vẫn phải tiếp tục ‘dâng hiến’ cho mọi người khác những tặng phẩm của Tinh thần. Số phận mà nó đã tự nguyện chọn lựa quả thật là ‘một số phận cao quí’. Nó chỉ biết nỗi đau quằn quại trên Thập tự giá còn sự Phục Sinh và Thăng Thiên chưa được khải huyền cho nó. Thế nhưng ‘Chúa Cha’ vốn rèn luyện nó để cho nó tham dự vào công trình của mình ắt thấy nó tất yếu sẽ Phục Sinh để được vinh danh khi Thăng Thiên. ‘Vòng tay trìu mến đời đời’ ôm lấy nó của Thủ lĩnh là ‘Chúa Cha’ vốn hiệp nhất với nó trong Tình Huynh Đệ và tương lân vốn dõi theo nó và phù hộ nó trong những thử thách gay gắt nhất. Mặc dù nó cảm thấy hoàn toàn cô đơn và cô lập, và nhiệm vụ có vẻ lực bất tòng tâm đối với nó, nhưng nó không được mất niềm tin mà thậm chí trong những giây phút chìm sâu nhất xuống địa ngục nó còn phải thốt lên: ‘Cha biết, Cha biết’.

 

ĐOẠN KẾT

 

Khi tác phẩm nhỏ nhặt Bảy Bức Màn Che Tâm Thức được xuất bản thì tôi đã vừa tròn 77 tuổi. Giờ đây tôi có thể nhìn lại để xem công trình của tôi được ghi lại như thế nào. Nó được chia thành hai phần; một là hoạt động cho Thông Thiên Học và hai là đời tư của tôi với vai trò một cá thể mưu tìm hạnh phúc.

Nghiệp tốt của tôi trong những kiếp quá khứ đã tạo cho tôi lợi thế được sinh ra trong một môi trường Phật giáo. Đây là ưu điểm xét về hai mặt. Một là tôi nhanh chóng được tiếp xúc với ảnh hưởng của Phật, Pháp và Tăng. Tự nhiên là khi còn nhỏ tôi đã biết được những ý niệm về Luân hồi, Nghiệp quả; hơn nữa tôi còn làm quen với ý niệm về các Đấng Cao cả được gọi là La Hán. Ưu điểm thứ nhì là vì sinh trưởng trong một gia đình Phật giáo, tôi đã hoàn toàn thoát khỏi bất cứ yếu tố nào có thiên kiến về giai cấp vốn ắt xâm nhập vào tính tình của tôi ngay từ khi còn nhỏ nếu tôi sinh ra trong một gia đình Ấn giáo. Ngày nay nhiều nhà Thông Thiên Học hoạt động ở Ấn Độ, mặc dù sinh ra trong giai cấp Bà la môn và đã chủ yếu dẹp bỏ được những xiềng xích của giai cấp, song le một điều gì đó về thiên kiến nguyên thủy vẫn còn tồn tại.

Một người anh trong kiếp vừa qua của tôi là C.W.Leadbeater được biệt phái tới Tích lan vào năm 1886 liên quan tới công trình giáo dục về Phật giáo. Trước khi đi ông được Chơn sư nói bóng gió rằng một em nhỏ của ông đã bị giết chết khi cả hai còn trẻ nay đã tái sinh ở Tích lan [[5]] . Thế rồi ông đã làm việc để tìm kiếm người em ấy và sau vài năm quan sát đủ thứ bé trai, cuối cùng ông phát hiện được em của mình chính là tôi. Sau đó ông kể cho tôi về hai vị Chơn sư chính yếu có liên quan tới phong trào Thông Thiên Học và hỏi xem tôi muốn theo ai. Tôi không do dự quyết định đó là Chơn sư Koot Hoomi mà tôi giả định vì có những mối liên hệ trong quá khứ với ‘Chúa Cha của tôi’.

Từ lúc tôi quyết định như vậy, Nghiệp quả mới ngay tức khắc bắt đầu vận hành bởi vì muốn trở thành ứng viên làm việc để phụng sự Chơn sư thì tôi cần được đưa sang nước Anh và huấn luyện ở đó về nhiều phương diện. Nhưng khó khăn ở chỗ khi tôi rụt rè gợi ý với cha mẹ xin rời bỏ Tích lan thì họ hùng hổ gạt phắc đi bởi vì đối với họ nước Anh vào năm 1889 là một loại phương Tây dã man và rối rắm. Họ bảo họ sẽ dàn xếp gửi tôi đi học ở Colombo. Vậy thì biết làm sao bây giờ? Dĩ nhiên chỉ có một lời giải đáp là tôi phải thoát ly gia đình. Anh kết nghĩa của tôi cẩn thận dàn xếp, tiếp xúc với thuyền phó của một tàu buồm đang neo ở cảng Colombo, nơi mà người ấy và một số những đứa trẻ chúng tôi thỉnh thoảng thường bơi ở đó. Người ta dàn xếp để cho vị thuyền phó tiếp nhận tôi rồi giấu tôi cho đến khi tàu rời cảng Colombo đi Anh qua ngã mũi Hão vọng. Anh kết nghĩa của tôi sau đó sẽ hội ngộ với tôi ở đâu đó tại eo biển Manche. Mọi chuyện đều phải làm bí mật kín đáo sao cho tôi không để lại vết tích nào.

Tôi sắm một cái túi đi du lịch, nhét vào đó một vài bộ quần áo và một quyển sách Hai mươi ngàn dặm dưới đáy biển của Jules Verne. Vào một buổi trưa nào đấy, tôi vác cái túi du lịch đến một trạm ở ngoại ô và nơi đó dọc theo đường ray tôi gặp một thuyền viên mà tôi trao lại túi du lịch. Đêm hôm ấy là tôi phải cao chạy xa bay rồi. Chuyện xảy ra là đến chiều tối là mẹ tôi đi thăm một vài người bạn và dắt tôi đi theo. Khi bà gặp bạn rồi thì tôi len lén chuồn đi và theo như kế hoạch, tôi gặp anh kết nghĩa của mình trên bãi biển. Đang mùa gió chướng và gió lồng lộng thổi, sóng nhấp nhô trên mặt biển. Anh kết nghĩa bảo tôi rằng có một chiếc thuyền ở không xa và tôi phải bơi ra đó. Tôi chỉ mặc có mỗi một cái áo khoác và một chiếc khố, bèn cởi phăng đưa cho ông, rồi trần truồng như nhộng giống như vừa mới lọt lòng mẹ, tôi nhảy ùm lặn xuống biển. May thay tôi không phải bơi đi thật xa. Chẳng mấy chốc tôi đã tìm ra chiếc thuyền, rồi được vớt lên mạn thuyền. Tôi vẫn còn nhớ rõ như in rằng khi tôi nằm trần truồng trên thuyền thì mới cảm thấy gió mùa lạnh cóng xiết bao. Người ta chèo thuyền đưa tôi ra tàu buồm, ở đó vị thuyền phó đón tiếp tôi đưa vào ca bin của thuyền trưởng vốn đang lên bờ trong vài ngày cho đến khi tàu buồm nhổ neo. Người ta khóa chặt tôi trong ca bin ấy, có một cái xô đựng những nhu cầu thiết yếu cho thể xác. Cái túi du lịch của tôi cũng ở trong ca bin và người ta mang thức ăn vào phòng cho tôi. Tôi ở trong phòng kín đó hết 36 tiếng đồng hồ.

Trong thời gin ấy dĩ nhiên gia đạo tôi xáo trộn rất nhiều vì không thấy tôi trở về. Gia đình lùng tìm tôi khắp nơi rồi đến ngày hôm sau thì cha tôi nảy ra ý kiến là anh kết nghĩa của tôi, C.W.Leadbeater, ắt phải biết tôi đang ở đâu. Ông đi tìm và tay lăm lăm cầm cây súng đe dọa anh, nhưng dĩ nhiên anh kết nghĩa của tôi không hé răng nói một lời về chỗ ở của tôi. Hết 36 tiếng đồng hồ thì gia đình tôi đã thích ứng với tình hình mới và bắn tin rằng nếu tôi chịu trở về trình diện thì sau đó họ  sẽ chính thức cho phép tôi rời Tích lan đi với anh kết nghĩa của mình. Thật ra thì cái tàu lẽ ra phải nhổ neo rời bến vào một ngày đặc thù thì lại lỡ tàu phải hoãn mất mấy ngày. Thế là tôi theo anh kết nghĩa trở về trình diện cha mẹ. Tôi tiếc rất nhiều vì lỡ cơ hội trở thành một thuyền viên.

Trong diễn biến này có một yếu tố kỳ lạ là suốt thời gian đó tôi tuyệt nhiên không có ý thức sợ sệt hoặc bất kỳ xúc cảm nào hồi hộp trước một chuyến phiêu lưu. Dường như thể vở tuồng này được viết ra cho tôi trong đó tôi chỉ là diễn viên tuyệt nhiên không có cảm xúc cá nhân về vấn đề đó. Tôi chỉ làm điều mà mình phải làm.

Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã tốt nghiệp Đại học và kiến thức về Minh triết của tôi cứ tăng trưởng đều đều. . . Tôi có một năng khiếu tự nhiên là nhìn xa trông rộng sao cho mọi bộ môn tri thức như Tôn giáo, Khoa học và Nghệ thuật đều được hòa quyện lại thành triết lý Thông Thiên Học duy nhất. Mọi điều đó là một phần trong cuộc đời của tôi với vai trò là người làm việc cho Thông Thiên Học.

Bây giờ tôi muốn tiết lộ lần đầu tiên một điều gì đó trong sinh hoạt nội tâm của mình, hi vọng rằng những người khác khi đọc được những gì đã là số phận của tôi, ắt có thể vững vàng khi tận hiến cho công trình được phó thác cho mình bất chấp Nghiệp quả có thể đưa mình đi tới đâu.

Cuộc thập giá hình đầu tiên của tôi diễn ra vào đêm chiếc tàu buồm nhổ neo rời cảng Colombo. Tôi đã trải qua cái vở tuồng kỳ quặc như kể trên là thoát ly gia đình mà chẳng có ý thức gì về sự mới lạ trong điều tôi đang thực hiện. Nhưng cái đêm đầu tiên ấy thì tôi mới ngộ ra được mình đã mất cái gì. Đó là vì tôi đã yêu sâu sắc một người anh em họ, một cậu bé nhỏ hơn tôi một tuổi. Tôi chưa bao giờ thố lộ tình yêu của mình với nó. Nhưng cái đêm lênh đênh trên mặt biển, tôi mới biết rằng mình đang đi xa, rời xa nó, và tôi khóc nức nở. Anh kết nghĩa của tôi ngồi trong ca bin ngay sát bên tôi nhưng chẳng nói lời nào. Biết nói sao đây? Cuối cùng thì tôi khóc sướt mướt đến lúc ngủ thiếp đi.

Đêm hôm đó, ‘Chúa Cha’ gọi tôi đến tiếp kiến và nhận tôi làm Đệ tử Dự bị. Trong trường hợp của tôi thì điều được nói trong Ánh Sáng Trên Đường Đạo đã tỏ ra thật đúng. ‘Trước khi Linh hồn có thể đứng trước mặt Chơn sư thì chân nó phải được rửa sạch trong máu của con tim’. Đêm hôm đó, đôi chân của linh hồn tôi đã được rửa sạch trong máu của con tim tôi. Tôi lúc bấy giờ mới có 13 tuổi và đó chỉ là cuộc thập giá hình đầu tiên trong nhiều cuộc thập giá hình mà Nghiệp quả đã dành cho tôi, vừa để tẩy trược cho tôi vừa để khiến cho tôi làm việc hữu hiệu hơn trong Công trình Vĩ đại.

 

Những năm tháng từ tuổi niên thiếu cho tới lúc trưởng thành đã trôi qua và mỗi năm cuộc sống nội tâm của tôi đều ghi đấu sự căng thẳng. Năm thì mười họa cũng có những lúc hạnh phúc ngắn ngủi. Nhưng cũng có những cuộc thập giá hình. Thế rồi tới ngày mà tôi phải vác cái thánh giá nặng nhất trong mọi kiếp sống quá khứ của mình và đi trong cuộc hành hương dài hơn tới đồi Sọ (Golgotha) để chịu ở đó cuộc Thập giá hình khốc liệt nhất. Nó kéo dài tới 22 năm trường và không một giờ, một ngày hoặc đêm nào mà tôi lại không biết tới nỗi đau quằn quại của nó. Nhưng không có một thứ gì trong số đó đã lộ ra trên khuôn mặt của tôi khi tôi tham dự vào nhiều công trình vất vả của mình. Niềm an ủi duy nhất là qua khuôn mặt của lũ trẻ thơ. Ngoại trừ Chúa Cha của tôi thì nào ai biết được. Ngài chẳng những giám sát mà trước lâu rồi Ngài đã nói: ‘Kẻ nào chạy nhanh thì phải trả giá cho sự nhanh nhẩu ấy’. Nhưng cuối cùng thì cuộc thập giá hình ấy cũng kết thúc và có một thời kỳ an bình ngắn ngủi, một đôi lúc hân hoan. Nhưng những món nợ Nghiệp quả vẫn phải trả, thế là một cuộc thập giá hình khác lại bắt đầu.

Trong những kiếp vị lai còn nhiều cuộc thập giá hình khác đang chờ đợi tôi nhưng ít quằn quại hơn và diễn ra trong thời gian ngắn ngủi hơn vì Nghiệp xấu đã bớt đi nhiều rồi. Chỉ sau khi đã siêu việt được Bảy Bức Màn Che thì tôi mới ở trên ngưỡng cửa của Thiên tính và không còn chịu thập giá hình nữa. Lúc bấy giờ tôi sẽ bước vào Ánh sáng mặc dù tôi sẽ chẳng bao giờ đụng tới được Ngọn lửa [[6]] .

Chúa Cha của tôi, để đem lại cho tôi một tầm nhìn và sức mạnh làm việc lớn lao hơn đã hai lần khải huyền cho tôi một số thoáng thấy về tương lai. Tôi sẽ không giải thích mình có thể thấy tương lai bằng cách nào. Linh ảnh đầu tiên là về một tương lai xa vời liên quan tới công trình mà tôi ắt phải thực hiện khi làn sóng sinh hoạt trên bầu hành tinh Trái đất này sẽ được chuyển dời sang bầu hành tinh kế tiếp. Tôi dần dần diễn tả một điều gì đó về linh ảnh ấy bằng cách vận dụng năng khiếu viết lách mà tôi vốn có. Nó xuất hiện trong quyển sách nhỏ của tôi có tựa đề Hoa và Vườn. Trong những tập sách sau đó, Đứa trẻ Kỳ diệu và Giải thoát, tôi ra sức diễn tả những khía cạnh khác của tương lai ấy.

Linh ảnh thứ nhì về tương lai được ban cho tôi ngay khi bắt đầu cuộc thập giá hình dài dằng dặc 22 năm trường. Tôi nhanh chóng viết ra tương lai ấy trong một tập sách khác là Hiến Dâng. Đó là vì Chúa Cha khải huyền cho tôi linh ảnh ấy sao cho mặc dù tôi phải chịu đau khổ cay đắng nhất, thế nhưng vẫn có một ngày đại hội khi đau khổ không còn nữa và công trình mà tôi thực hiện trong Thời gian Vĩnh hằng ắt không còn bóng dáng nào nữa của đau khổ mà tràn ngập niềm vui cao cả.

Cách đây 41 năm, ở Chicago, trong một tâm trạng cao hứng hoang tưởng, tôi đã vẽ trên giấy kế hoạch về Devachan, cõi Thiên đường Lý tưởng của mình rồi viết ra ba câu thơ bên dưới. Tôi xin trình bày kế hoạch ấy cho mọi người xem xét.  ‘Ji’ là bạn của tôi, một con mèo đã biệt lập ngã tính thành một Linh hồn sơ sinh. ‘Jack’ là một con chó phóc, còn ‘Nick’ là một con chó đen lớn chưa xác định được chủng loại và được xếp vào dòng dõi con Jack. Cả hai con chó đều là thuộc quyền sở hữu của các bạn tôi là ông bà W. H. Kirby ở Ý mà tôi thường là khách đến thăm nhà họ. Mọi người ắt lưu ý rằng trên cõi Thiên đường của tôi không có chỗ nào dành cho việc thuyết trình về Thông Thiên Học hoặc viết sách. Thế nhưng trong mọi kiếp vị lai, tôi ắt xiển dương Minh triết qua những bài thuyết trình, sách vở và thơ ca. Nhưng trước khi có thể cho ra thêm nữa hơn mức mà tôi đã cho ra đến nay thì tôi ắt phải nhận vào thêm nữa. Chúng ta phải ngộ ra được rằng Minh triết chẳng những có trong sách vở hoặc Sư phụ mà còn được bộc lộ ra ở bất cứ nơi đâu có sự sống hoặc hình tướng. Mọi ‘cánh cửa sổ’ trong kế hoạch của tôi đều mở ra trước Ánh sáng của Thượng Đế. Chính từ Ánh sáng ấy mà những sự khải huyền mới về Minh triết sẽ tuôn đổ lên tôi. Tôi sẽ tiếp nhận ở đó, trực tiếp từ Thượng Đế, những linh ảnh và thực chứng về các chiều đo mới, hết phương thức này tới phương thức kia của việc Ngài hiến dâng mình cho chúng ta về Chí Thiện, Chí Mỹ và Chí Chân.

 

 

 

« Không có con đường nào khác nữa để mà đi »

*      *      *     *

Hỡi Đấng Thân Thương, xin Ngài hãy để cho chúng con đi tới Ngài, đi tới đó.

 

 

NHỮNG CÂU THƠ ĐƯỢC VIẾT NĂM  1911 KÈM THEO

‘KẾ HOẠCH VỀ DEVACHAN’

 

Tôi đã hoạch định và mơ mộng suốt ngày sinh hoạt như thế

Về khu vườn Hoa hồng của mình bên dòng sông Thames trên trời;

Tại sao GIỜ ĐÂY lại khốn khổ cấm đoán tôi không được chơi

Trong sự vui vẻ LÚC BẤY GIỜ mà tôi nhìn thấy qua giấc mơ?

 

Tôi đi lang thang ở đó cùng với ý trung nhân tức Nửa khác của Mình

Chúng tôi cặp tay nhau như hai đứa trẻ ngây thơ;

Chúng tôi đưa mỗi ý định thân thương của mình qua tới tận đó

Mà Số phận không mang được xuống tới tận trần thế.

 

Ôi Cuộc đời đầy tình và Tình yêu trong cuộc sống, hãy ra lệnh

Để cho chẳng bao lâu nữa cái đêm dài mệt mỏi này chấm dứt đối với tôi;

Để cho tôi và ý trung nhân của mình có thể

Mãi mãi ở với Ngài trong Căn nhà Ánh sáng của chúng tôi.

 

                               Ngày 1 tháng 12 năm 1952.

 

 

********************  

 

 

 



[[1]] Lúc này ta đang ở Adyar. Người ta đang đứng ở hàng hiên trên nóc tòa nhà Tổng Hành Dinh để nhìn về phương Tây. 

[[2]] Đọc thêm quyển Chúa và Phật.

[[3]] Đoạn trích dẫn này được nhà xuất bản là Công ty Macmilan cho phép.

[[4]]  Bức thư số 19, Thư của các vị Chơn sư Minh triết, quyển 2.

[[5]] Câu chuyện tôi chết yểu một cách vinh quang ở Ba Tây được tường thuật trong chuyện “Được ma cứu” trong tác phẩm “Mùi hương Ai Cập” của tác giả C.W.Leadbeater. Hình Chúa bị đóng đinh trên Thập tự giá làm bằng ngà và bạc gắn vào một sơi dây chuyền mà câu chuyện có đề cập tới được ông tặng cho người bảo trợ của mình là J.W.Matley; đến khi từ trần ông Matley lại dàn xếp để gửi cho tôi hình Chúa bị đóng đinh ấy. 

[[6]]  Ánh Sáng Trên Đường Đạo, qui tắc 12.  

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS