Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CÁC CƠI

Tác giả C.W. Leadbeater

(Trích The Inner Life I)

Bản dịch www.thongthienhoc.com


CÁC CƠI 

Trong bất cứ sơ đồ nào biểu diễn các cơi khác nhau th́ ta thường vẽ chúng cơi này nằm bên trên cơi kia, giống như những kệ sách trong một giá sách. Nhưng thế th́ khi giải thích sơ đồ ấy ta phải cẩn thận bảo rằng không được tiếp thu sơ đồ này theo nghĩa đen, bởi v́ mọi cơi đều lồng vào nhau và lúc nào chúng cũng ở xung quanh ta ngay tại đây. Có lẽ điều này hoàn toàn đúng, thế nhưng theo nghĩa khác th́ cách sắp xếp giống như giá sách cũng đúng luôn. Ta có thể rút ra ví dụ tương tự t́nh trạng sự việc mà ta thấy tồn tại trên bề mặt trái đất vật lư. Xét theo mọi mục đích thực tiễn th́ ta có thể coi vật chất ở thể rắn chỉ tồn tại bên dưới bàn chân ta thôi. Đó là lớp chất vật lư thấp nhất mặc dù dĩ nhiên cũng đúng thật là vô số triệu hạt chất rắn cũng đang trôi nổi trong bầu không khí phía bên trên đầu ta.

Nói đại khái th́ ta cũng có thể bảo rằng chất lỏng trên trái đất (chủ yếu là nước) nằm trên bề mặt chất rắn, mặc dù lại nữa cũng quả thật là một số lượng lớn nước cũng xuyên thấu phần đất bên dưới ta và cũng như hàng triệu tấn nước đang vượt lên trên bề mặt trái đất dưới dạng các đám mây. Thế nhưng phần lớn chất lỏng trên trái đất cũng ở trên đỉnh của chất rắn dưới dạng đại dương, hồ, sông. Rồi tới chất hơi của trái đất (chủ yếu là bầu khí quyển) ở bên trên bề mặt nước và trái đất phần chất đặc nó lan rộng xa hơn nữa vào trong không gian so với chất lỏng cũng như chất đặc.

Cả ba t́nh trạng vật chất này đều tồn tại ở đây ngay trên bề mặt trái đất mà ta đang sống, nhưng nước dưới dạng mây mở rộng hơn nữa so với bề mặt cũng như đất bụi thông thường và lại nữa không khí mặc dù xuyên thấu cả hai thứ kia nhưng c̣n mở rộng xa hơn nữa. Đây tuyệt nhiên không phải là một ví dụ tương tự tồi để giải thích sự sắp xếp chất liệu của các cơi cao.

Cái mà ta gọi là cơi trung giới cũng có thể được coi là thể vía của trái đất. Nó chắc chắn tồn tại xung quanh ta và xuyên thấu trái đất thể đặc bên dưới chân ta, nhưng nó cũng mở rộng xa hơn nữa vượt trên đầu ta sao cho ta có thể nghĩ nó là một quả banh bằng chất trung giới khổng lồ với trái đất vật lư ở bên giữa; cũng giống như thể vật lư của con người tồn tại bên trong cái h́nh dạng giống như trứng chứa đầy chất trung giới, ngoại trừ trong trường hợp này th́ đối với trái đất kích thước tỉ lệ với trái đất nằm bên ngoài thể vật lư trái đất vô cùng lớn hơn so với trường hợp con người. Nhưng cũng giống như trong trường hợp con người, khối tập hợp thô nhất của chất trung giới ở bên trong ngoại vi của thể xác; cũng vậy trong trường hợp trái đất, cho đến nay phần lớn chất trung giới của nó tụ tập bên trong giới hạn của h́nh cầu vật lư.

Tuy nhiên bộ phận của cơi trung giới ḷi ra bên ngoài cơi vật lư mở rộng gần tới mức khoảng cách trung b́nh của quỹ đạo mặt trăng sao cho các cơi trung giới của trái đất và mặt trăng tiếp xúc với nhau vào lúc mặt trăng ở điểm cận địa nhưng không tiếp xúc với nhau khi mặt trăng ở điểm viễn địa. Nhân tiện xin nói suy ra rằng vào một lúc nào đó trong tháng th́ ta có thể giao tiếp trên cơi trung giới với mặt trăng c̣n vào lúc khác th́ không được.

Cơi trí tuệ của trái đất có tỉ lệ so với cơi trung giới cũng giống như tỉ lệ của cơi trung giới so với cơi vật lư. Đó cũng là một h́nh cầu khổng lồ đồng tâm với hai h́nh cầu kia xuyên thấu lồng vào cả hai nhưng mở rộng xa hơn nhiều (tính từ tâm điểm) so với h́nh cầu của cơi trung giới. Ta ắt thấy tác dụng của điều này là ở chỗ khi chất liệu của cả ba cơi cùng tồn tại ở dưới đây th́ việc minh họa bằng cái giá sách cũng có một phần sự thật nào đấy v́ vượt ngoài giới hạn của bầu khí quyển vật lư có một cái lớp vỏ đáng kể gồm chỉ có chất trung giới và chất trí tuệ, và vượt ngoài cái đó thêm nữa th́ lại có một lớp vỏ khác tương tự chỉ gồm có chất trí tuệ không thôi.

Khi ta lên tới cơi bồ đề th́ mức mở rộng trở nên lớn đến nỗi ta có thể gọi các thể bồ đề của các hành tinh khác nhau trong dăy hành tinh chúng ta là gặp gỡ nhau, sao cho trọn cả dăy hành tinh chỉ có một thể bồ đề duy nhất, điều này có nghĩa là khi dùng hiện thể bồ đề, ta có thể di chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác. Tôi giả định rằng khi nghiên cứu theo cách tương tự và mở rộng lên tới tận cơi Niết Bàn th́ ta ắt thấy rằng chất Niết Bàn mở rộng nhiều đến nỗi bao gồm cả các dăy hành tinh khác - có lẽ trọn cả Thái dương hệ.

Đến đây th́ đúng rồi, thế nhưng nó không truyền tải cho ta một ư niệm thật sự chính xác về t́nh h́nh đúng đắn của sự việc v́ sự kiện cái trí của ta chỉ lĩnh hội được ba chiều đo, trong khi thực ra có nhiều hơn nữa; và khi ta nâng tâm thức từ cơi này lên cơi kia th́ mỗi bước mở ra trước mặt ta khả năng thấu hiểu được thêm một trong các chiều đo ấy. Điều này khiến ta khó mô tả chính xác được vị trí của những người đă từ trần chuyển sang các cơi khác. Một số những người này có khuynh hướng lượn xung quanh chỗ ở của ḿnh trên trần tục để duy tŕ tiếp xúc với bạn bè đang sinh hoạt trên cơi vật lư và những nơi mà ḿnh biết; mặt khác, có những người có khuynh hướng trôi nổi đi t́m cho bản thân dường như thể do tỷ trọng đặc biệt, một mức xa hơn hẳn so với bề mặt của trái đất.

Chẳng hạn như kẻ phàm phu chuyển sang sinh hoạt trên cơi trời có khuynh hướng trôi nổi ở một khoảng cách đáng kể bên trên bề mặt trái đất, mặc dù mặt khác, c̣n có một số người vẫn bị thu hút về mức của chúng ta. Thế nhưng nói cho rộng ra th́ cư dân của cơi trời có thể được coi là sinh hoạt trong một h́nh cầu, hoặc vành hoặc vùng xung quanh trái đất. Cái mà các nhà thần linh học gọi là thế giới trường hạ mở rộng nhiều dặm vượt lên trên đỉnh đầu ta, và v́ những người cùng một giống dân, cùng một tôn giáo sau khi chết có khuynh hướng tụ tập lại giống như lúc sinh thời, cho nên ta có cái có thể mô tả là một loại mạng lưới thế giới trường hạ bên trên những nước mà cư dân của nó đă tạo ra thế giới này.

Thiên hạ thấy mức của riêng ḿnh trên cơi trung giới cũng giống như vật trôi nổi trong đại dương. Điều này không có nghĩa là họ không thể vươn lên hoặc ch́m xuống tùy ư, mà là họ không cần một nỗ lực đặc biệt nào th́ cũng tới được cái mức này để ở đó. Chất trung giới cũng bị hút về tâm trái đất giống như chất vật lư; cả hai cùng chung theo những định luật tổng quát. Chúng ta có thể coi là cảnh thứ sáu của cơi trung giới phần nào trùng với bề mặt của trái đất, c̣n cảnh thứ bảy tức cảnh thấp nhất xuyên thấu vào trong ḷng đất được một khoảng cách nào đấy.

T́nh h́nh bên trong trái đất không dễ mô tả. Trong đó có những hang động lớn với những giống dân cư ngụ ăn lông ở lỗ, nhưng họ không tiến hóa giống như chúng ta. Một trong những cơ tiến hóa này ở mức rơ rệt là thấp hơn bất kỳ giống nhân nào hiện nay đang tồn tại trên mặt đất, th́ trong một chừng mực nào đấy đă được mô tả trong kiếp thứ 17 của Alcyone mới được công bố gần đây trong tạp chí nhà Thông Thiên Học; một cơ tiến hóa khác gần mức ta hơn, thế nhưng hoàn toàn khác với bất cứ thứ ǵ mà ta biết.

 Khi ta tới gần tâm trái đất th́ ta thấy vật chất tồn tại ở một trạng thái không dễ hiểu đối với những người nào chưa từng nh́n thấy nó; một trạng thái trong đó nó thô trược hơn kim loại thô nhất mà ta biết được, thế nhưng lại chảy dễ dàng giống như nước. Song le vẫn c̣n có một điều ǵ khác nữa ngay cả trong cái đó. Vật chất ấy quá trọng trược đối với bất cứ dạng sinh linh nào mà ta biết, tuy nhiên có một cơ tiến hóa của riêng ḿnh liên kết với nó.

Thượng Đế Ngôi Ba sử dụng áp lực ghê gớm tồn tại ở đây để chế tạo những nguyên tố mới; thật vậy phần trung tâm của trái đất có thể chính xác coi là pḥng thí nghiệm của ngài v́ nhiệt độ và áp suất mà ta thu được ở đó th́ trên bề mặt trái đất ta không quan niệm được. Chính ở đó theo sự chỉ đạo của ngài, các đội quân tinh thần, tinh linh thiên nhiên thuộc loại đặc thù tổ hợp và tách ra, bố trí và tái bố trí những nguyên tử vật lư tối hậu cực vi, hoạt động dọc theo h́nh xoắn ốc kép kỳ diệu được tŕnh bày tượng trưng trong h́nh vẽ lemniscates của ngài William Crookes. Cũng theo điểm này cho dù nó có vẻ không thể tin được đối với ta th́ từ điểm này có liên hệ trực tiếp tới tâm mặt trời sao cho những nguyên tố được tạo ra ở tâm mặt trời xuất hiện ở tâm trái đất mà không đi ngang qua cái mà ta gọi là bề mặt trái đất; nhưng thật hoài công nói về điều này chừng nào mà ta nói chung c̣n chưa hiểu rơ được chiều đo cao cấp của không gian. Giống như trong trường hợp cơi vật lư, vật chất trung giới thô nhất quá thô trược đối với dạng sinh linh trung giới thông thường, nhưng cũng có những dạng khác của riêng nó mà học viên trên bề mặt trái đất hoàn toàn không biết được.

Khi khảo cứu bên trong trái đất, ta không t́m ra được một cái trục trung tâm chạy từ cực này sang cực kia như một số nhà đồng cốt miêu tả, ta cũng chẳng thấy có một số h́nh cầu đồng tâm ở trên những gối dựa bằng hơi nước. Đồng thời có một vài lực tác động thông qua các lớp đồng tâm và không khó thấy điều là những hiện tượng thiên nhiên vốn lừa gạt những người phát biểu một cách hoàn toàn tin tưởng.

Chắc chắn là có một áp lực ether giống như một áp lực khí quyển và con người có thể sử dụng lực này ngay khi y khám phá ra được một vật liệu nào đó che chắn được ether. Trên cơi trung giới cũng có áp lực ấy. Ví dụ thông thường nhất về điều này là khi con người rời bỏ thể xác lúc ngủ hoặc chết.

Khi ta rút ra khỏi thể xác để sinh hoạt trong thể vía th́ ta không được giả định rằng thể xác bị bỏ rơi không có đối thể bằng chất trung giới. Áp lực của chất trung giới xung quanh - đây thực sự có nghĩa là tác động của lực hấp dẫn trên cơi trung giới - ngay tức khắc tống chất trung giới khác lọt vào cái khoảng trống trên cơi trung giới; cũng giống như nếu ta tạo ra một xoáy lực rồi hút không khí ra khỏi pḥng th́ không khí khác ngay tức khắc từ bầu khí quyển xung quanh lọt vào pḥng. Nhưng chất trung giới ấy ắt tương ứng một cách chính xác kỳ diệu với chất vật lư mà nó xuyên thấu lồng vào. Mọi biến thể của chất vật lư thu hút chất trung giới có mật độ tương ứng sao cho chất vật lư thể rắn tự xuyên thấu bởi cái ta có thể gọi là chất trung giới ‘thể rắn’, nghĩa là chất thấp nhất của cơi trung giới. Trong khi đó chất lỏng vật lư bị xuyên thấu bởi chất của cảnh tiếp theo thuộc cơi trung giới - đó là chất lỏng trung giới; trong khi đó đến lượt chất hơi vật lư lại thu hút điều đặc thù tương ứng với ḿnh là chất của cảnh thứ ba cơi trung giới tính từ dưới lên mà ta có thể gọi là chất hơi trung giới.

Ta hăy xét một ly nước, cái ly làm bằng chất đặc bị xuyên thấu bởi chất trung giới của cảnh thấp nhất, nước trong cái ly (vốn là chất lỏng) bị xuyên thấu bởi chất trung giới của cảnh thứ nh́ tính từ dưới lên, c̣n không khí bao quanh cả hai (vốn là chất hơi) bị xuyên thấu bởi chất trung giới thuộc cảnh thứ ba tính từ dưới lên.

Ta cũng phải vỡ lẽ ra rằng như mọi vật này (cái ly, nước và không khí) đều bị ether vật lư xuyên thấu; cũng vậy phần tương ứng trên cơi trung giới của những thứ nêu trên đều bị xuyên thấu thêm nữa bởi loại biến thể của chất trung giới tương ứng với các loại ether khác nhau. Vậy th́ khi con người triệt thoái thể vía ra khỏi thể xác th́ có ba loại biến thể của chất trung giới đều ùa vào, v́ thể xác con người được cấu tạo bởi chất đặc, chất lỏng và chất hơi. Dĩ nhiên trong thể xác cũng có ether do đó cũng phải có chất trung giới của các cảnh cao hơn tương ứng với chất ether.

Như vậy cái đối thể tạm thời bằng chất trung giới được tạo ra khi thể vía thật vắng mặt là một bản sao chính xác của nó xét về cấu tạo sắp xếp nhưng bản sao này không thật sự liên kết với thể xác và chẳng bao giờ có thể được dùng làm hiện thể. Nó được cấu tạo bởi bất cứ chất trung giới nào thuộc loại cần thiết ngẫu nhiên có sẵn quanh đấy; đó chỉ là một mớ hỗ lốn ngẫu nhiên các nguyên tử và khi thể vía thực quay về th́ nó đuổi cái chất trung giới khác này ra mà tuyệt nhiên không bị chống cự. Đây là một lư do khiến ta nên rất cẩn thận đối với môi trường xung quanh ta ngủ, v́ nếu môi trường xung quanh này gian tà, chất trung giới thuộc loại đáng trách nhất có thể lấp đầy thể xác của ta trong khi ta vắng mặt bỏ lại đằng sau một ảnh hưởng chẳng qua chỉ có thể phản ứng khủng khiếp đối với chơn nhơn khi nó trở về. Nhưng việc khi thể xác bị bỏ lại mà có chất trung giới ùa vào th́ đă chứng tỏ sự tồn tại của áp lực trên cơi trung giới.

Cũng giống như vậy khi con người cuối cùng rời bỏ thể xác vào lúc chết th́ cái y bỏ lại không c̣n là một hiện thể mà là một xác chết; tuyệt nhiên không đúng nghĩa là một thể mà chỉ là một tập hợp vật liệu đang tan ră trong h́nh dạng của một cơ thể. Cũng giống như ta không thể gọi nó thật sự là một cơ thể; cũng vậy ta không thể gọi chất trung giới xuyên thấu lồng vào nó thực sự là một đối thể theo nghĩa thông thường của từ này. Ta hăy xét một ví dụ tương tự bất toàn thế nhưng có lẽ vẫn giúp ta h́nh dung được. Khi cái xi lanh của một máy nổ chứa đầy hơi nước th́ ta có thể coi hơi nước là lực sống động bên trong xi lanh khiến cho máy nổ vận động. Nhưng khi máy nổ nguội lại và nghỉ ngơi th́ xi lanh không nhất thiết trống rỗng, nó vẫn có thể chứa đầy không khí thế nhưng không khí ấy không phải là lực sống động thích hợp, mặc dù nó chiếm cùng một vị trí như hơi nước.

Chất trung giới không bao giờ thật sự rắn đặc, nó chỉ rắn đặc tương đối thôi. Ta biết rằng các nhà luyện kim đan thời trung cổ luôn luôn tŕnh bày chất trung giới tượng trưng bằng nước và một trong những lư do đó là v́ nó có tính linh động và xuyên thấu. Quả thật đối thể của bất kỳ vật rắn chất nào trên cơi vật lư cũng luôn luôn là chất thuộc cảnh thấp nhất cơi trung giới mà để cho tiện ta thường gọi là chất rắn trung giới, nhưng ta không được v́ vậy mà gán cho nó những phẩm chất quen thuộc của chất rắn trên cơi vật lư. Các hạt của loại chất trung giới thô nhất tương đối cách quảng nhau so với kích thước thậm chí c̣n lớn hơn các hạt hơi sao cho hai thể vía thô nhất cũng dễ dàng đi xuyên qua nhau c̣n hơn cả chất hơi vật lư nhẹ nhất dễ dàng khuếch tán trong không khí.

Trên cơi trung giới ta không có cảm thức nhảy qua một vực sâu mà chỉ cảm nhận được việc trôi nổi qua nó. Nếu ta đang đứng trên mặt đất th́ một phần thể vía của ta xuyên thấu phần đất bên dưới chân ta, nhưng thông qua thể vía ta ắt không ư thức được sự kiện này bằng bất cứ điều ǵ tương ứng với cảm thức về tính rắn chắc hoặc bất cứ sự khác nhau nào về khả năng vận động. Nên nhớ rằng trên cơi trung giới không có xúc giác tương ứng với xúc giác trên cơi vật lư. Người ta chẳng bao giờ chạm được vào bề mặt của bất cứ thứ ǵ để cảm nhận được là nó cứng rắn hay mềm, thô ráp hay nhẵn nhụi, nóng hoặc lạnh. Nhưng khi tiếp xúc với chất mà ta đang xuyên thấu ta ắt có ư thức về một nhịp độ rung động khác, cố nhiên có thể là dễ chịu hay khó chịu, gây kích thích hoặc làm trầm lắng. Khi thức dậy vào buổi sáng mà ta nhớ có một điều ǵ tương ứng với xúc giác thông thường th́ đó chỉ là nhớ lại thông qua óc phàm. Cái điều được dùng làm phương tiện để biểu diễn cái mà ta đă quen thuộc.

Mặc dù ánh sáng của mọi cơi đều xuất phát từ mặt trời thế nhưng tác dụng mà nó tạo ra trên cơi trung giới lại khác hẳn tác dụng trên cơi vật lư. Trong sinh hoạt trên cơi trung giới có ánh sáng bàng bạc không rơ rệt xuất phát từ bất cứ phương hướng đặc biệt nào. Mọi chất trung giới tự nó đă sáng rồi, vật thể bằng chất trung giới không giống như một h́nh cầu được sơn phết mà đúng hơn là một h́nh cầu có lửa sống động; nó cũng trong suốt và không có bóng tối. Trên cơi trung giới không bao giờ có bóng tối. Khi một đám mây vật lư che chắn giữa ta và mặt trời th́ nó không gây ra sự khác biệt nào trên cơi trung giới, dĩ nhiên cũng chẳng có bóng trái đất mà ta gọi là ban đêm.

Kẻ pḥ trợ vô h́nh không đi xuyên qua núi được nếu y nghĩ rằng nó là một chướng ngại; học biết rằng núi không phải là chướng ngại chính là mục tiêu của một phần cái gọi là “trắc nghiệm về đất”. Trên cơi trung giới không thể có tai nạn theo nghĩa bất thường của từ này, bởi v́ thể vía vốn linh hoạt nên không thể bị hủy diệt hoặc thương tổn măi măi giống như thể xác được. Một vụ nổ trên cơi trung giới nhất thời có thể gây tai họa giống như một vụ nổ thuốc súng trên cơi vật lư, nhưng các mảnh chất trung giới nhanh chóng tụ tập lại với nhau.

 Thiên hạ trên cơi trung giới có thể thường xuyên đi xuyên thấu qua nhau và xuyên thấu qua các vật cố định khác trên cơi trung giới. Nên nhớ rằng trên cơi trung giới chất trung giới linh hoạt hơn nhiều và ít tụ tập đông đặc hơn nhiều. Chẳng bao giờ có thể có điều ǵ giống như cái mà ta ngụ ư là sự va chạm và trong hoàn cảnh b́nh thường th́ hai vật thể xuyên thấu lẫn nhau thậm chí cũng chẳng ảnh hưởng được nhau đến bao nhiêu. Tuy nhiên nếu sự lồng vào xuyên thấu tồn tại một thời gian, chẳng hạn như hai người ngồi kề nhau khi đi dự lễ trong nhà thờ hoặc xem biểu diễn trong nhà hát th́ có thể tạo ra một tác dụng đáng kể.

Có nhiều ḍng lực có khuynh hướng chạy xung quanh người nào thiếu ư chí và ngay cả những người có ư chí mà không biết cách sử dụng ư chí. Trong khi sinh hoạt trên cơi trần, chất trung giới trong thể vía ta thường xuyên vận động, nhưng sau khi chết nếu ta không vận dụng ư chí để ngăn cản th́ chất trung giới được sắp xếp lại thành lớp vỏ đồng tâm mà ngoài cùng là lớp vỏ cứng thô nhất. Nếu một người muốn phụng sự trên cơi trung giới th́ y phải ngăn ngừa tạo thành lớp vỏ này, bởi v́ những người mà thể vía bị sắp xếp như vậy chỉ bị hạn chế vào một mức thôi. Nếu sự sắp xếp ấy đă xảy ra rồi th́ điều đầu tiên cần làm là khi người ta nắm quyền làm chủ đó phải phá vỡ t́nh trạng ấy để giải thoát ḿnh trên trọn cả cơi trung giới. Đối với những người đóng vai kẻ pḥ trợ vô h́nh trên cơi trung giới th́ không có những mức riêng rẽ, tất cả đều chỉ một mức thôi.

Ở Ấn Độ ư tưởng phụng sự trên cơi trung giới không phổ biến như ở Âu Mỹ, ư niệm phụng sự Thượng Đế để được giải thoát nổi bật hơn ư tưởng phụng sự đồng loại. Điều kiện thời tiết và khí hậu hầu như không khác nhau khi ta hoạt động trên cơi trung giới và cơi trí tuệ. Nhưng ở đô thị lớn th́ có nhiều khác biệt v́ có những khối h́nh tư tưởng. Một số nhà thông linh cần nhiệt độ 80o F mới làm việc được tối ưu, c̣n những người khác làm việc không tốt nếu không có nhiệt độ thấp hơn.

 Nếu cần th́ ta có thể tiến hành công việc huyền bí ở bất cứ nơi đâu, nhưng một số nơi dễ dàng hơn nơi khác. Chẳng hạn như California có khí hậu rất khô trong bầu không khí có nhiều điện thuận lợi cho việc phát triển thần nhăn. Ở đây, tại Adyar không có việc chống lại h́nh tư tưởng của chúng ta do ảnh hưởng của môi trường xung quanh, v́ tất cả chúng ta đều suy nghĩ theo cùng một đường lối. Nhưng ta phải luôn luôn nhớ rằng có sự chống đối về phần người mà ta gửi tư tưởng tới, bởi v́ có người trọn cả đời cứ xây dựng xung quanh ḿnh những lớp vỏ ích kỷ đến nỗi người ta không thể xuyên thấu qua đó ngay cả khi muốn làm việc tốt cho họ.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS