Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

CÁC HUẤN ĐIỀU CỦA NHỮNG BẬC ĐẠO SƯ

(Precepts of the gurus)

Trích MƯU CẦU MINH TRIẾT

(SEEKING WISDOM)

Tác giả N. SRI RAM

Bản dịch: www.thongthienhoc.com



CÁC HUẤN ĐIỀU CỦA NHỮNG BẬC ĐẠO SƯ

 

Hiển nhiển là có một số những bộ khảo luận Tây Tạng thuộc về sinh hoạt tôn giáo và con đường đi tới Niết Bàn, mà họ bảo rằng đó là sự giác ngộ chân thực, vốn không t́m đường đi vào thế giới của những ngôn ngữ hiện đại khác. Một số bảy trong những thứ này được ông W. Y. Evans-Wentz đă thu thập và biên tập cách đây vài năm rồi xuất bản với tựa đề Khoa Yoga của Tây Tạng và các Giáo lư Bí nhiệm. Khi đọc một quyển sách như thế người ta chẳng bao giờ dám chắc rằng bản dịch, cho dẫu của một học giả nổi tiếng là tài ba, cũng hoàn toàn chính xác. Bản thân ông Evans-Wentz cũng ngộ ra được sự khó khăn khi dịch chính xác những tư tưởng, đặc biệt là về những đề tài triết học và siêu h́nh học, được bày tỏ bằng một ngôn ngữ đặc thù, chuyển thành những thành ngữ và từ vựng của ngôn ngữ khác.

Một ngôn ngữ là một phương tiện vô cùng phức tạp hữu cơ diễn tả những tư tưởng, phản ứng, xúc cảm nội tâm và quan điểm của dân tộc đặc thù sử dụng ngôn ngữ ấy. Trong một ngôn ngữ có thể có một từ ngữ mà ta coi như là đồng nghĩa với một từ ngữ khác trong một ngôn ngữ  khác. Nhưng chúng không thể có cùng một mùi vị và thị hiếu, cùng một liên tưởng hay thậm chí hoàn toàn có nghĩa giống như nhau. Lộ tŕnh tốt nhất khi người ta chuyển qua việc dịch từ một ngôn ngữ có những ngữ căn cổ sơ, là cố gắng tự ḿnh t́m hiểu xem nó dường như nói ǵ, hoặc khi một phát biểu nào đấy không dường như hoàn toàn đúng hoặc có thể hiểu được, th́ cứ bỏ mặc nó hoặc kiến tạo nó theo một cách thức có thể đúng và thỏa đáng cho ḿnh tự hiểu. Chúng ta có thể đi lạc xa xôi nếu chúng ta thuyết giảỉ điều được nói trong một ngôn ngữ cổ truyền mà ta không biết thành ra những kiểu cách khiến cho nó có một ư nghĩa không thể thay đổi được. Một ví dụ điển h́nh của việc các học giả lỗi lạc có thể hiểu lầm một từ ngữ xiết bao chính là việc dịch Niết Bàn thành ‘tịch diệt’, vốn ngược hẳn với mọi điều miêu tả về nó trong kinh sách Phật giáo.

Những bộ khảo luận gộp thành quyển sách nêu trên nghe đâu thuộc về trường phái Phật giáo Đại thừa, vốn đặc biệt thịnh hành ở Tây Tạng, nhưng cũng có một số biến thể; trong một chừng mực ít hơn ở Trung Hoa và Nhật Bản. Nhưng ta phải nhớ rằng ở Tây Tạng cũng như ở những xứ khác th́ các khái niệm biểu diễn triết lư Phật giáo được trộn lẫn rất nhiều với những ư niệm từ những nguồn khác nữa.

Một trong những đặc trưng của giáo huấn Phật giáo là mọi đề tài mang tính siêu h́nh hoặc tâm lư mà người ta bàn tới đều được phân tích tỉ mỉ, đều được xếp nhóm lại và đánh số.  Điều được bàn luận được chia thành các phạm trù khác nhau và được phân loại theo đó. Chẳng hạn như có Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên (cái gọi là những nguyên nhân tùy thuộc lẫn nhau, những qui tŕnh và những sự phân chia tâm lư vốn cấu thành ṿng sinh tử luân hồi), năm vị Thiền na Phật v.v. . .

Một trong những văn bản mà ông Evans-Wentz biên tập có tựa đề là ‘Các huấn điều của những bậc Đạo sư’ tức là những thầy dạy về tinh thần đă xuất hiện và đă giảng dạy về những vấn đề này. Nó bao hàm hai mươi tám phạm trù, theo như người ta gọi, một trong những phạm trù ấy được gọi là ‘mười nguyên nhân đáng tiếc’. Người ta có thể thắc mắc tại sao lại đúng là mười chứ không phải là mười một hoặc chín? Thật khó cho bất cứ ai xác định được xem những sự vật nào là đáng tiếc nhất hoặc đáng được hoan hỉ nhất. Thật dễ mà sưu tầm được một danh sách, nhưng đó không phải là việc phân tích. Khi có sự phân chia thành các phạm trù, các đề mục hoặc tiểu đề mục, th́ chúng không nên chồng lấn lên nhau. Chúng nên bổ túc lẫn cho nhau, giống như các màu sắc của một quang phổ, và mỗi màu sắc phải có ư nghĩa chính xác cá biệt của ḿnh. C̣n một danh sách khác gồm ‘mười yêu cầu’ đối với việc bước trên Thánh đạo. Có một tập hợp thứ ba gồm mười Huấn điều biểu thị ‘những điều phải làm’; một tập hợp thứ tư, ‘mười điều cần phải biết’; một tập hợp thứ năm, ‘mười ba sự thất bại nặng nề’ v.v. . . Tất cả những đề tài này đều có bản chất tổng quát mà người ta có thể cố gắng t́m ra xem chính bản thân ḿnh sẽ phải tŕnh bày nó trong những đề mục khác nhau ra sao, và phải nhớ mục tiêu căn bản của tất cả mọi Huấn điều này chính là việc thành tựu được kiến thức thật sự tức tri thức về Chân lư mới là quan trọng.

Những huấn điều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của một sinh hoạt thật sự tôn giáo. Tố chất ‘thật sự’ là cần thiết bởi v́ điều được biểu thị không phải là một sinh hoạt chỉ tuân theo một vài qui tắc và giới luật thực hành một vài nghi lễ v.v. . . mà là một sinh hoạt có thể được coi là tôn giáo theo nghĩa căn bản. Xét theo nghĩa đen th́ từ ngữ ‘tôn giáo’ hơi có cùng ư nghĩa với từ ngữ ‘Yoga’; đó là ‘cái ràng buộc’, và Yoga cũng có nghĩa là đạt tới một t́nh trạng nội tâm hiệp nhất giữa con người và Thượng Đế, tức cái thấp với cái cao, để thay thế cho sự xung đột và mâu thuẫn trong sinh hoạt phàm tục đời thường, mà ta gọi là luân hồi, nghĩa đen là ‘chạy ṿng ṿng’.

Để dẹp bỏ được những sự xung đột như thế th́ người ta phải bỏ đi những khoái lạc và hưởng thụ trần tục. Có lẽ đây không phải là cái tốt nhất để diễn tả điều mà người ta ngụ ư, bởi v́ không có huấn lệnh phải từ bỏ. Người ta phải ngộ ra được rằng mọi khoái lạc và hưởng thụ ở bất cứ mức nào đều có bản chất nhạt nhẽo, được tính toán để đánh bẫy cái trí, mà khi cái trí bị vướng mắc vào đó rồi th́ đâm ra không thể di chuyển tự do thoát ra khỏi cái ma lực của những sự liên tưởng hấp dẫn, những kư ức về các khoái lạc được tận hưởng và những đau khổ bị trải nghiệm. Khi người ta ngộ ra được điều này, th́ một người nào đó cũng không cần phải tới bảo rằng y nên từ bỏ điều này hoặc điều kia; y ắt tự nguyện từ bỏ bất cứ một điều ǵ mà tốt hơn là nên từ bỏ.

 Mọi giáo huấn của Phật giáo đều làm cho người ta nhớ kỹ nhu cầu là phải chánh niệm về tư tưởng, lời nói và hành vi, sao cho người ta không thể đi chệch hướng mà người ta đang đi trên đó. Nhưng trước hết, điều được coi quan trọng nhất là một tinh thần bao quát vị tha, và chánh nghiệp ắt té ra là duy tŕ được tinh thần ấy.

Hầu hết các Huấn điều đều giống như những quan sát về những con người đă đạt tới sự thực chứng cá nhân về những sự thật được phát biểu, mặc dù có một số huấn điều dường như chỉ là những ngạn ngữ thông thường, không có ǵ đáng ngoại lệ mà là sáo rỗng. Xét chung th́ những Huấn điều này diễn tả bản chất của giáo huấn trung tâm của Đại thừa Phật giáo dưới một dạng rất đẹp và có giá trị của riêng ḿnh, mặc dầu những văn bản khác bao gồm trong quyển của ông Evans-Wentz cũng bàn tới những phép thực hành t́m cách kiểm soát những qui tŕnh sinh lư và dường như ít nhất thoạt đầu vốn dựa trên những khái niệm hoang tưởng.

Những người nào đă đọc quyển Tiếng Nói Vô Thinh đều biết rằng nó cốt ở ba phần khảo luận để truyền đạt tinh túy của tư tưởng Đại thừa dưới một dạng rất sáng sủa. Chúng được bao quát dưới dạng những bài thuyết tŕnh, trong đó học tṛ hỏi thầy để xin được dẫn dắt và minh giải, c̣n thầy bảo cho học tṛ biết những mục đích trên đường Đạo, đủ thứ đức hạnh cần phải được phát triển, những nhược điểm cần phải tránh, và những sự thật có liên quan tới mọi điều này. Thầy cũng phải làm rơ rằng ḿnh chỉ có thể vạch đường, chứ không thể đưa học tṛ đi tới đích đă định. Người học tṛ phải dùng trí tuệ của riêng ḿnh ở mỗi bước, thu thập hết mọi nghị lực trong bản chất ḿnh, và chăm chú nghiêm trang đối với nhiệm vụ. Nếu chỉ là vấn đề t́m ra một người thầy có thể dẫn dắt ḿnh đi tới mục tiêu thỏa đáng, th́ khó khăn ắt chỉ ở nơi t́m ra được người thầy đúng, c̣n sau đó học tṛ ắt chẳng có trách nhiệm ǵ. Nhưng trường hợp này lại không phải như vậy. Học tṛ phải tự ḿnh thực hiện cuộc hành hương, đối mặt với mọi khó khăn và chỉ có sự hiểu biết của riêng ḿnh dẫn dắt.

Theo những Huấn điều này, trong số mười điều phải được thực hiện th́ điều quan trọng là t́m ra một bậc thầy mà ảnh hưởng của nhân cách và tri thức của ngài có thể là vô giá, nếu học tṛ có thể lợi dụng được nó. Người ta bảo rằng: ‘Hăy gắn bó với một bậc đạo sư được phú cho quyền năng tinh thần và tri thức hoàn chỉnh’. Làm sao người ta t́m ra được một bậc như thế? Để bắt đầu người ta phải hiểu ‘quyền năng tinh thần’ nghĩa là ǵ. Đó không phải là năng lực tạo ra những mánh khóe giống như hiện tượng lạ hoặc phép lạ. Tính linh chẳng liên quan ǵ tới những sự diệu dụng thông linh. Như thế vậy th́ vấn đề là làm sao phân biệt được một vị thầy dơm - có vô số những bậc thầy giả như vậy - và một vị thầy thật. Quyển sách dạy rằng: ‘Để tránh sai lầm khi chọn lựa một bậc đạo sư, th́ học tṛ phải đ̣i hỏi kiến thức biết được những khuyết điểm và những đức hạnh của chính ḿnh’. Điều này không có nghĩa là trước hết bạn phải đi t́m sư phụ, rồi ngài sẽ cho bạn biết bạn có những khiếm khuyết và những công trạng ra sao. Phải có một mức độ tự biết ḿnh và sự phân biệt sinh ra từ đó, để biết được bậc thầy chân chính khi bạn đến với ngài, chứ không phải bị hấp dẫn bởi một người nào đó thu hút những kẻ theo ḿnh bằng cách làm lơ đi những khiếm khuyết của họ và đùa giỡn với sự ấu trĩ của họ.

Thật dễ mà tưởng tượng được rằng người ta có vài đức hạnh, cũng như làm giảm thiểu tối đa những khiếm khuyết của ḿnh, ngay cả khi người ta thực chứng. Khuynh hướng tự tha thứ cho ḿnh bằng cách bảo rằng con người là có những khiếm khuyết như thế, vốn tự nhiên ở tŕnh độ của ta, rồi không xem xét ǵ thêm nữa. Chính v́ thiên hạ không muốn dẹp bỏ những khiếm khuyết mà ḿnh ưa thích cho nên họ mới mưu cầu một vị Cha ở trên trời cho phép họ được sa đà theo những điều mà họ muốn rồi rốt cuộc cứu chuộc họ bất chấp họ ra sao đi nữa. Khi ta thấy có một khiếm khuyết nơi người khác th́ ta có thể thấy nó qua một kính phóng đại, nhưng khi ta thấy cũng khiếm khuyết đó nơi bản thân ta th́ ta ưa nh́n vào nó qua một thấu kính khác. Cũng vậy, khi ta coi các đức hạnh của ta có thể không phải là đức hạnh ǵ hết mà chỉ giống như thế. Một người có thể là ưa ân cần giúp đỡ và vui tính về nhiều cách, và thiên hạ có thể nghĩ rất tốt về y do chuyện đó, nhưng nếu ta t́m hiểu động cơ thúc đẩy của y th́ ta có thể thấy rằng điều thúc đẩy y tỏ ra dễ chịu và dễ thương như vậy xuất phát từ ḷng tự tư tự lợi. Người ấy phải dễ dăi với thiên hạ có lẽ v́ công việc kinh doanh của y, hoặc có thể đang t́m kiếm một sinh hoạt dễ dăi; chính lợi ích của y khiến cho y tỏ ra thuận buồm mát mái đến mức tối đa. Nhưng đó không thật sự là tính dễ chịu. Để thật sự dễ thương và tử tế th́ người ta phải không có động cơ thúc đẩy mưu lợi cho bản thân. Nếu có mục đích, cho dẫu vô ư thức, là có được ư kiến tốt đẹp của người khác, cho dẫu đó không phải là một lợi ích vật chất nào đó, th́ nó cũng là trường hợp muốn chiếm hữu một tài sản có một công dụng nào đó đối với ḿnh.

Tâm trí của con người cực kỳ phức tạp. H. P. Blavatsky có nhận xét như vậy trong quyển 5 của bộ Giáo lư Bí truyền là ‘cái trí có nhiều điều bí mật’. Ngay cả với sự hiểu biết hạn hẹp của ḿnh th́ ta cũng có thể nhận thức được sự vận hành của nó phức tạp xiết bao và ta dễ bị đánh lừa bởi nó xiết bao. Người ta có thể đă nói cho ta biết rằng khi ta c̣n thơ ấu th́ ta không được đánh lừa người khác, nhưng ta lại thường xuyên đánh lừa chính ḿnh. Chừng nào ta c̣n làm như vậy, th́ ta ắt đi theo những đường lối sẽ đánh lừa người khác. Toàn thể xu hướng đánh lừa chấp nhận những ảo ảnh dễ chịu ắt phải được trừ tuyệt tận rễ ra khỏi ta nếu ta muốn chân thật xuyên suốt.

Có một số điều gợi ư thêm nữa về việc chọn một bậc đạo sư là: ‘Hăy tránh một đạo sư nào mà tâm hồn lại cứ nhắm vào danh vọng thế tục và những điều sở hữu trần gian. Ta có thể nhầm lẫn những vị lang băm là những nhà hiền triết’. Ở Ấn độ và ngay hiện nay ở Tây phương nữa cũng có một số cái gọi là đạo sư có mục đích là phải có một số khách hàng lớn gồm những người hâm mộ ḿnh và xu nịnh ḿnh, họ có lẽ ủng hộ cho các đạo sư về mặt tài chính, trong bất cứ trường hợp nào, th́ cũng mang lại cho họ tầm quan trọng mà họ muốn.

Cùng với lời khuyên phải chọn một bậc đạo sư, th́ kẻ muốn làm đệ tử được bảo phải ‘nghiên cứu giáo huấn của các bậc thánh hiền thuộc đủ mọi giáo phái một cách vô tư ’. Từ ngữ ‘giáo phái’ ở đây nghĩa là trường phái tư tưởng. Thật hiếm khi nào trong các giáo huấn tôn giáo mà ta lại có những lời khuyên khiến cho ta được tự do đi theo sự hiểu biết của riêng ḿnh. Những người thật sự là các ‘bậc đại thánh hiền’ không thuộc về một giáo phái hoặc tổ chức đặc thù nào, mặc dù sau khi các ngài đă khuất núi th́ các ngài tất yếu được đồng nhất hóa với một giáo phái hoặc một tôn giáo được gọi tên theo các ngài, và sự thật mà các ngài tuyên bố đâm ra bị trộn lẫn với những ư niệm của loại khác. Người ta phải xét tới các giáo huấn của mọi trường phái với một tâm trí hoàn toàn cởi mở, không thiên lệch theo bất cứ trường phái nào, nếu ta muốn đạt được Chân lư với tính cách là mục tiêu căn bản.

Kinh sách Phật giáo nhấn mạnh tới nhu cầu cảnh giác về tư tưởng, xúc động và hành vi của ḿnh, bao gồm cả ngôn ngữ, bởi v́ nếu không như vậy người ta có thể bị cuốn hút đi bởi làn sóng của một xung lực nhất thời. Sự cảnh giác như thế là cực kỳ gian nan. Nhưng người ta không phải lúc nào cũng có thể duy tŕ ḿnh ở một trạng thái tỉnh thức; bộ óc và cơ thể lại mệt mỏi đi thế rồi những xung lực trong bản chất ḿnh sẽ tác động một cách máy móc ưa khoa trương theo đường lối của ḿnh, sao cho trước khi người ta nhận thấy được điều ǵ đang xảy ra th́ người ta đă chiều theo một điều ǵ đấy, có lẽ là một vài tư tưởng không đáng mong muốn. Như vậy người ta phải học cách tỉnh thức và đồng thời lại thư giản nữa. Y sẽ làm được như thế nếu y không quá lo âu để có được những kết quả.

 Người ta dạy học tṛ rằng: ‘Việc không ngừng cảnh giác và tỉnh thức về tâm trí, lại có đặc trưng là khiêm tốn, th́ cần thiết để giữ cho cơ thể, ngôn ngữ và tâm trí không bị điều ác làm ô nhiễm’.  Khi cái trí nhanh nhẹn và dễ dàng đạt tới những kết luận th́ người ta đôi khi ưa quá khẳng định và thậm chí giáo điều. Một người dần độn cũng có thể hoàn toàn khẳng định khi y bị kích động. Khi người ta suy nghĩ nhanh chóng và háo hức nhảy bổ vào điều mà ḿnh coi là sự thật, th́ y thường thường không dừng lại để khảo sát nó hoặc xét tới khả năng có những quan điểm khác hơn ngoài quan điểm của ḿnh, và cái khuynh hướng ấy sẽ được nêu ra những ư tưởng của y dường như thể chúng không c̣n cởi mở với vấn đề nữa. V́ vậy cái câu ‘lại có thêm đặc trưng là khiêm tốn’ th́ đặc biệt thích hợp để biểu thị cái phẩm tính ắt tồn tại trong trạng thái tỉnh thức.

Trong mọi tôn giáo th́ khiêm tốn đều được coi là một đức hạnh căn bản. Nó không phải là yêu cầu thứ yếu, mà là yêu cầu căn bản. Nếu một người có phẩm tính khiêm tốn, và cùng với nó là sự tỉnh thức th́ sự ḥa lẫn chúng ắt tạo ra tính khí đúng đắn nơi chính y. Khiêm tốn không cốt ở việc rao giảng hoặc rên rỉ về sự vô nghĩa của ḿnh. Người ta có thể làm như vậy để phủ một bức màn che lên trên sự ngă mạn của ḿnh. Tiếng Nói Vô Thinh có dạy rằng: ‘Hăy khiêm tốn nếu con muốn đạt được minh triết’. Khiêm tốn là tố chất cần thiết, bởi v́ không có khiêm tốn th́ người ta không thể thật sự minh triết. Người ta có thể có học hỏi nhưng đồng thời thiếu minh triết, ngu đần hoặc thậm chí điên rồ. Sự khiêm tốn cũng không cốt ở nơi khoác lấy một phương thức ứng xử; đó là một t́nh huống tự tại của tâm trí và tâm hồn ta. Thế rồi sau đó là những từ ngữ: ‘Hăy khiêm tốn hơn nữa khi con đă quán triệt được minh triết’. Ở đây từ ‘minh triết’ được dùng theo nghĩa là biết được một vài sự thật cốt lơi hoặc những định luật hoặc để sống cuộc đời của ḿnh một cách đúng đắn. Người ta quán triệt được một điều ǵ đó khác hẳn và độc lập với chính ḿnh, nghĩa là một điều ǵ đó khách quan đối với chủ thể nhận biết. Mục đích chính là nhận thấy những tư tưởng và phản ứng của ḿnh để t́m ra đâu là đúng và đâu là sai đối với chúng.

Trạng thái tâm trí và tâm hồn vốn tỉnh thức, thế nhưng khiêm tốn này lại phải được thấm nhuần một tinh thần từ bi hoặc yêu thương, vốn là một ánh sáng thuộc về bản chất sâu kín nhất của tâm thức. Bất cứ khi nào trong việc suy tư, người ta tách rời khỏi cái thái độ hoặc tinh thần ấy, th́ y phải trở nên tỉnh thức đối với sự kiện ấy ngay tức khắc. Các Huấn điều bảo rằng: ‘Cái trí thấm nhuần t́nh thương và ḷng từ bi trong tư tưởng và hành vi ắt bao giờ cũng hướng tới việc phục vụ tất cả chúng sinh’. Trong quyển Huyền bí học thực hành,  H.P. Blavatsky bảo rằng ‘Huyền bí học trước hết và sau cùng đều là vị tha’. Cái nốt vị tha này chạy xuyên suốt qua toàn bộ tư tưởng của Phật giáo đại thừa.

Việc quan sát những tư tưởng và phản ứng của ḿnh là một dạng tham thiền trong đó người ta nghiên cứu chính bản chất của cái trí và t́nh huống của nó, nh́n sâu vào nó để thấy được những động cơ thúc đẩy ẩn tàng và các lực, nhờ vậy đạt được việc hoàn toàn tự hiểu biết ḿnh. Đây là điều mà H. P. B. nói tới bằng những từ ngữ khác nhau khi bà đề cập tới việc nghiên cứu bản chất thấp hèn theo sự minh giải của bản chất cao siêu. Cái trí và các xúc động phải được nghiên cứu một cách hoàn toàn khách quan, coi chúng là tách rời khỏi chính ḿnh. Điều này khó hơn nhiều so với việc suy tư từ một quyển sách hoặc chọn ra một đức hạnh nào đó rồi xoay vần nó trong tâm trí ḿnh, mặc dù điều ấy cũng tốt, nhất là đối với kẻ sơ cơ để dựng nền móng cho sự chánh tinh tấn. Ta nên suy gẫm và chiêm niệm cái sự thật ngay cả khi chúng ta biết nó, trong khi vẫn thăm ḍ hoặc phát hiện sự vận hành của tâm trí chính ta. Điều sai lầm phải được nhận ra cùng một lúc với hoặc có liên quan tới điều đúng đắn, cũng như điều đẹp đẽ được nhận thức liên quan tới điều không đẹp đẽ.

Trong khi người ta cố gắng tham thiền, th́ có nhiều ư niệm lại xuất hiện, và chúng hầu như cũng xuất hiện vào nhiều lúc khác. Nhưng đệ tử rốt cuộc phải đạt được một trạng thái tâm trí sáng tỏ với mọi ư tưởng, trong đó cái trí vẫn yên nghỉ trong bản chất chân thực của chính ḿnh. Làm sao nó có thể trở nên sáng tỏ với mọi ư niệm? Khi có một ư niệm xuất hiện, th́ liệu nó có thể dẹp ư niệm ấy hoàn toàn sang một bên không? Mọi tư tưởng mà cứ mạnh mẽ bị gạt đi th́ sau đó một lúc bèn trở lại. Có vô số ư niệm xuất hiện, dẹp chúng sang một bên cũng giống như chiến đấu với một đạo quân bao gồm một số người vô hạn. Phương thức để đối phó với t́nh huống này là phải hiểu được một vài sự thật căn bản, sao cho có một bầu khí hậu khác, một bầu không khí khác nơi bản thân, trong đó người ta nhận thức rơ rệt được điều ǵ là đúng và thật sự đang mong muốn. Nghe đâu mọi ư niệm đều xuất lộ từ một chuỗi nhân quả; chúng đều là những sản phẩm của những ư niệm trước, là sự tương tục của những ư niệm đó. Chúng có thể khoác lấy những dạng khác nhau, nhưng về cơ bản th́ chúng có cùng bản chất như bậc tiền bối của chúng trong quá khứ. Hầu hết chúng đều chỉ là biểu diễn lại do trí nhớ của ḿnh. Cái trí phải được giải thoát khỏi cái tính tự động nhớ lại ấy nếu nó muốn hành động một cách thông minh với sự hiểu biết chân thực.

Người ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra cái trí là rỗng tuếch khi nó chỉ đang đứng im. Có thể có một căn pḥng bừa bộn các đồ vật nhưng nó có thể trông là trống rỗng nếu người ở trong đó đang nằm bẹp giường. Nhưng nếu có một biến cố nào đấy xảy ra khuấy động y, th́ y ắt phản ứng theo một cách thông thường. Những phản ứng của y, cho dù chậm chạp, ắt chỉ biểu diễn những ư niệm đă thâm căn cố đế trong tâm trí y đến nỗi y vô ư thức về chúng. Ta không cần tới cái loại trống rỗng ấy. Sự trống rỗng trong tâm thức giống như một cái trống (drum) nhạy cảm có thể tạo ra những nhịp điệu thuộc đủ loại khác nhau với nhiều mức độ cộng hưởng khác nhau. Cái trí mà vô ư thức về những ǵ nó hấp thụ vào bản thân ḿnh th́ có thể trông như trống rỗng, nhưng nó thật ra chỉ ù ĺ, giống như một con trăn đă nuốt nhiều hơn mức mà nó có thể xử lư được. Theo tiếng lóng của nhà tâm lư học hiện đại, th́ đó phần lớn là cái trí vô ư thức, những năng lượng của nó vận chuyển một cách âm thầm và bùng nổ thành ra công khai chỉ khi có một loại áp lực nào đó đă được kiến tạo nên hoặc một xúc động nào đấy đă khẩn cấp cần được một lối thoát.

Sự trống rỗng của cái trí hàm ư thoát khỏi mọi loại gánh nặng hoặc bận bịu. Nó cũng có nghĩa là thoát khỏi những sự dính mắc và xua đẩy, và do đó là một t́nh huống b́nh tĩnh. Chỉ trong một t́nh huống như thế th́ người ta mới có thể đối phó hữu hiệu được ngay cả với những vấn đề đời thường, hoặc là nhận thức được ư nghĩa chân thực của những sự vật xảy ra đối với ta. Một cái trí thật sự trống rỗng chẳng những nội dung không có ǵ, mà nó c̣n không bám víu lấy bất cứ thứ ǵ ngay cả là một loại giải pháp; không có một điều ǵ làm nhuộm màu cái bản chất tinh khiết và thuần phác của nó. Trong cái trạng thái vốn không bị biến đổi bởi những trải nghiệm trước kia ắt không có kiểu mẫu, không có những thói quen được xác lập hoặc những lối ṃn. Thói quen có địa vị của nó và giá trị của nó. Nếu ta phải nghĩ ra mọi chuyện mà ta phải làm, bao gồm cả đủ thứ hành vi của thể chất trong sinh hoạt hằng ngày, th́ ắt ta chẳng thể sống nổi. Những sự vật mà ta cần phải làm ắt phải trở thành thông lệ để được bàn giao cho tính tự động của cái trí và cơ thể hoặc cho bản năng của chúng. Nhưng cái trí nên biết tới tính tự động này để không trở thành một nô lệ cho bất kỳ quá tŕnh tự động nào xác định sự suy nghĩ và cảm xúc của nó.

Khi người ta nói tới một thói quen tư tưởng, bao gồm cả những xúc động, những điều ưa và không ưa, cái tác động là một tập khí nào đó vốn đă an trụ trong cái trí. Nhưng để được ở một trạng thái tự do, th́ nó phải bị trống rỗng mọi tập khí, nó cũng phải tẩy trược được mọi điều ô uế đă làm cho cấu trúc của nó bị nghẹt. Khi cái trí hoàn toàn thuần khiết, thoát khỏi mọi điều được chồng chất lên mà nó tưởng lầm là bản chất chân thực của chính ḿnh, th́ nó trở thành Manas chân thực. Từ ngữ tiếng Anh ‘cái trí’ chỉ là dịch đại khái chữ Manas, vốn giống như một tia sáng thuần túy soi vào những sự vật khiến cho ta biết được sự hiện diện và bản chất của các sự vật ấy. Người ta cũng đă bảo nó là một loại lửa bởi v́ nó là một ḍng năng lượng. Nếu Manas là một tia sáng và đồng thời là một ḍng năng lượng thuần khiết th́ nó ắt thật sự vô sắc tướng, nó không phải là một tập khí vốn đă bước vào tồn tại theo thời gian, trong khi cái trí của ta lại tích chứa những ư tưởng vốn đă được hấp thụ, và đă phát triển những phương thức và thói quen dựa trên đủ thứ phản ứng trong quá khứ. Một cái trí như thế quả thật là một mớ hỗ lốn đă bước vào tồn tại, được h́nh thành bởi đủ thứ lực chẳng hạn như ganh tị, tham dục, ghét bỏ, tham lam v.v. . .  vốn chia chẻ tổng thể của bản chất nguyên thủy của nó.

Một trong các Huấn điều này có bảo rằng ‘cái trí của mọi chúng sinh hữu t́nh đều không tách rời khỏi Cái Trí-Tổng Thể’. ‘Mọi sinh linh hữu t́nh chẳng những có nghĩa là con người mà là con thú, con chim và mọi tạo vật khác nữa, cho dù chúng thấp kém và không quan trọng đến đâu đi nữa. Nếu ta dùng từ Manas thay cho từ cái trí, th́ ta có thể ngộ ra được rằng cùng một ánh sáng hiện diện thành một tia nơi mỗi người cá thể, nơi một con chim sẻ và nơi một con kiến nhỏ nhất. Tia này có thể sáng rực hay yếu ớt; nó có thể soi sáng cho một diễn trường lớn hoặc chỉ soi sáng cho một điểm nhỏ xíu. Ánh sáng là ánh sáng cố hữu của tâm thức, được gọi là buddhi để phân biệt với cái tia chiếu lên những sự vật đặc thù, và di chuyển giữa chúng. Nghe nói Buddhi là không thể bị ô nhiễm bởi v́ nó vẫn không bị dính mắc. Nó biểu diễn cái bản chất cốt lơi của tâm thức, tính nhạy cảm và tính đơn nhất của nó, không phải là cái bản chất mà nó biểu lộ khi nó đă bị biến đổi bằng nhiều cách khác nhau. V́ vốn không vướng mắc, cho nên nó chẳng nắm giữ cái ǵ và vô sắc tướng. Bản chất của nó khác với một cái trí chất đầy nội dung thuộc đủ thứ khác nhau. Điều mà cái trí bao hàm hoặc chiếm hữu cứ tiếp tục theo thời gian, nhưng nếu cái trí có thể đạt được một trạng thái mà không có nội dung, th́ nó trở thành một hoạt động của tâm thức xét về bản chất phi thời gian và nguyên thủy, rồi được tích hợp với buddhi vốn bao giờ cũng không bị ô nhiễm và thuần khiết.

Có một số Huấn điều bắt đầu như sau: ‘Thật là vui mừng xiết bao mà ngộ ra …’. Chẳng hạn như một trong những Huấn điều bảo rằng: ‘Thật là vui mừng xiết bao mà ngộ ra rằng con đường đi tới tự do mà chư Phật đă đi theo bao giờ cũng tồn tại, chẳng bao giờ thay đổi và bao giờ cũng mở ra cho những ai sẵn sàng bước vào đó’. Đây không phải là cái loại niềm vui b́nh thường được ngụ ư, niềm vui ấy vốn phù du, xuất phát từ một sự kích động tạm bợ, làm nảy sinh ra những khao khát, và tiếp theo đó là các phản ứng. Nhưng đây là một niềm vui trào dâng từ bên trong. Có một vài sự thực chứng vốn sâu xa về bản chất đến nỗi chúng tràn đầy bản thể của ta và chạm tới cái lớp đá gốc của nó, thế rồi niềm vui xuất lộ từ lớp đất thuần túy ấy giống như nước trong mát xuất phát từ một cái suối. Đó không phải là niềm vui do những ngoại duyên gây ra. Một số những sự thực chứng này nghe ra mang tính giáo huấn, nhưng chúng nhằm nói tới những trạng thái hiện tồn mà ta có thể gọi là thuộc tinh thần hoặc thuộc Thượng Đế. Chẳng hạn như người ta có đề cập tới trạng thái ‘pháp thân (dharma-kāya) trong đó tâm trí và vật chất không tách rời nhau’, được đề cập tới trạng thái ‘báo thân tự phân thân (sambhoga-kāya) mà không hề có tồn tại sự sống, sự chết, sự chuyển tiếp hoặc bất kỳ sự biến đổi nào’ và đề cập tới ‘hóa thân thiêng liêng tự phân thân (nirmāna-kāya) trong đó không có tồn tại xúc cảm về nhị nguyên’. Đây là ba dạng của Chơn thần thiêng liêng tức biệt ngă tinh thần và thường được gọi là ba thân của Đức Phật, bởi v́ chúng biểu diễn ba trạng thái tự tại của ngài, tâm thức của ngài ở ba mức khác nhau.

Nghe nói trong ‘cái trí nguyên thủy’, nghĩa là sự mở rộng nguyên thủy của tâm thức, vốn là nền tảng của cái trí của mọi cá thể, ‘không có tồn tại một qui tŕnh tư tưởng gây xáo trộn nào’. Bản chất của cái trí này vốn là buddhimanas hiệp nhất được phản ánh nơi những người nào đă thành tựu được một trạng thái nội tâm mà ta có thể coi là toàn bích theo quan điểm của con người thật sự, đó là các Chơn sư trong kho tài liệu Thông Thiên Học, tức là các mahātmās (các đại hồn). Tiến sĩ Annie Besant so sánh tâm thức của một Chơn sư khi nó yên nghỉ giống như là đại dương đang tĩnh lặng được ánh trăng chiếu lên; nghĩa là có một ánh sáng mềm mại xuất phát từ bên trong khiến cho toàn thể tâm thức chói sáng lên; ngay cả khi yên nghỉ th́ nó cũng tràn đầy sự sống, tịch lặng và sáng sủa. Đó là trạng thái nội tâm của đấng đă đạt được việc hoàn toàn làm chủ được ḿnh.

Người ta nên tham thiền về những sự thật như vậy trong sự đơn độc, ta hiểu điều đó cho chính ḿnh. Sự đơn độc không có nghĩa là nhất thiết cô đơn về thể chất, mặc dù điều đó có thể giúp ích. Nó có nghĩa là đơn độc trong tâm hồn. Nghe nói Đức Mẹ Mary, thân mẫu của Chúa Giê su, th́ ‘suy gẫm về những điều này trong tâm hồn bà’. Người ta nên tham thiền về những sự thật này vốn dường như quan trọng, nên nhớ rằng tham thiền không thể tách rời khỏi cuộc sống.

Mọi điều này thật vô cùng thú vị và thực tiễn, không chỉ về mặt siêu h́nh hoặc triết lư, theo nghĩa là những điều biện chứng xa rời với sự sống, bổn phận và những điều quan tâm của ta. Nó biểu thị cái phương thức sống tốt nhất.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS