Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

CÁC NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ SÁU CÁNH

(The Five and Six pointed Stars)

H. P. BLAVATSKY

Bản Dịch: Chơn Như- 2013

 

CÁC NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ SÁU CÁNH

 

        Những nhân vật có thẩm quyền biểu diễn ngôi sao năm cánh là tiểu vũ trụ và ngôi sao sáu cánh tam giác kép là đại vũ trụ đều là các nhà Do Thái bí giáo (thời trung cổ vả thời hiện đại) nổi tiếng nhất ở phương Tây. Éliphas Lévi (Tu viện trưởng Constant) và – chúng tôi tin rằng – Kunrath (một trong những huyền bí gia lỗi lạc nhất thời quá khứ) đều biện minh cho điều đó. Tác phẩm Các nhà Hoa hồng Thập tự của Hagrave Jennings có trình bày lát cắt chính xác của vũ trụ với con người ở trung tâm của ngôi sao năm cánh. Chúng tôi không hề phản đối việc công bố những điều suy đoán của họ, ngoại trừ việc tờ báo của ta không đủ chỗ vì muốn minh giải ý nghĩa bí truyền của chúng thì cần phải giải thích rất dài dòng. Nhưng ta luôn luôn có đủ chỗ để hiệu chỉnh một vài quan niệm sai lầm tự nhiên là có thể nảy sinh trong đầu óc của một số bạn đọc do các chú thích của ban biên tập tất nhiên là quá súc tích. Chừng nào mà vấn đề được nêu ra còn chưa kích động sự bàn luận cho thấy thiên hạ đang chú ý tới đề tài này thì chừng đó những chú thích ấy chỉ đề cập phớt qua mọi vấn đề. Tài liệu tuyệt vời nêu trên [“Các ngôi sao sáu cánh và năm cánh” của Krishna Shankar Lalshankar] cùng với nhiều nhận xét quí giá trong đó, giờ đây cung cấp cho chúng tôi một cơ hội để chỉnh đốn những sai lầm trong đầu óc của tác giả tài liệu.

Theo sự thấu hiểu của các nhà Do Thái bí giáo chân chính ở phương Tây, Tinh thần và Vật chất có ý nghĩa biểu tượng chính yếu qua các màu sắc riêng của hai tam giác lồng vào nhau chứ tuyệt nhiên chẳng dính dáng gì tới bất cứ đường nào liên kết các hình vẽ với nhau. Đối với nhà Do Thái bí giáo và triết gia phái Hermes, vạn vật trong thiên nhiên đều xuất hiện dưới góc độ tam vị nhất thể, vạn vật đều là đa nguyên và tam nguyên trong nhất nguyên, do đó người ta biểu diễn tượng trưng nó bằng đủ thứ hình kỷ hà. Plato bảo: “Thượng Đế hình học hóa”. “Tam Diện Do Thái bí giáo” là “Tam Quang” và “Tam Sinh” của Ain-Suph (Parabrahman đối với người phương Tây), vốn cũng được gọi là “Mặt trời Vô hình Trung tâm”. “Vũ trụ là Tinh thần, Linh hồn và Thể xác của Ngài”, là “các Phân thân của Ngài”. Bản chất tam vị nhất thể này – bản chất Tinh thần thuần túy, Vật chất thuần túy và Trung gian (tức vật chất không cân, đong, đo, đếm được, cấu tạo thành anh hồn của con người) – được biểu diễn bằng tam giác đều có ba cạnh bằng nhau vì ba nguyên thể này bàng bạc khắp vũ trụ theo tỉ lệ bằng nhau và đời đời cùng tồn tại với nhau theo định luật duy nhất trong thiên nhiên là quân bình toàn bích. Vậy thì ngoại trừ một sự biến thiên nhỏ nhặt, biểu tượng hệ Tây phương cũng giống hệt như biểu tượng hệ Āryan. Tên gọi có thể biến thiên và những tiểu tiết có thể thêm thắt vào, nhưng các ý niệm căn bản vẫn như nhau. Tam giác kép – biểu diễn tượng trưng đại thiên địa tức đại vũ trụ – bao hàm cái ý niệm Nhất nguyên, Nhị nguyên, (thể hiện qua hai màu sắc và hai tam giác – thế giới Tinh thần và thế giới Vật chất) Tam nguyên, Tứ linh của Pythagoras, Hình vuông toàn bích, mãi cho tới hình Thập nhị giác và Thập nhị diện. Các nhà Do Thái bí giáo Cổ Chaldea – bậc thầy linh hứng cho kinh Do Thái bí giáo – không phải là kẻ nhân hình hóa Thượng Đế thời Kinh Cựu Ước và thời nay. Ain Suph của họ – Đấng Vô hiện Vô tận – “có hình tướng mà lại không có hình tướng” theo kinh Zohar [Quang Minh kinh do Simeon Ben Lochai viết ra vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên]; thế rồi ngay tức khắc giải thích câu đố này bằng cách nói thêm rằng: “Đấng Vô hình khoác lấy một Hình tướng khi Ngài khiến cho Vũ trụ bước vào tồn tại”. Điều này có nghĩa là ta chỉ nhìn thấy và quan niệm được Đấng Thiêng Liêng qua bản chất thiên nhiên ngoại giới – đúng là phiếm thần thuần túy. Ba cạnh của các tam giác biểu diễn – cho các Huyền bí gia cũng như người Āryan – Tinh thần, Vật chất và bản chất Trung gian (bản chất này đồng nghĩa với “Không gian”); vì thế cho nên cũng biểu diễn các năng lượng sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt, vốn được tiêu biểu hóa thành “Tam Quang”. Ánh sáng thứ nhất làm cho sự sống thông tuệ hữu thức tràn ngập xuyên suốt vũ trụ, thế là tương ứng với năng lượng sáng tạo. Ánh sáng thứ nhì không ngừng tạo ra hình tướng xuất phát từ vật chất vũ trụ đã tồn tại trước đó trong nội bộ vòng tròn vũ trụ, vì thế cho nên nó là năng lượng bảo tồn. Ánh sáng thứ ba tạo ra toàn thể vũ trụ bằng vật chất vật lý thô trược. Khi ánh sáng thứ ba từ từ lùi xa khỏi Ánh sáng tinh thần trung tâm, nó bớt sáng đi và biến thành Bóng tối hoặc Điều ác, đưa tới Sự Chết. Vì thế cho nên nó biến thành năng lượng hủy diệt mà ta thấy cứ tác động mãi vào các hình tướng và hình dạng tạm bợ, vô thường. “Tam Diện Do Thái bí giáo” của “Đấng Thái Cổ” – vốn “vô diện” – là Đấng Thiêng Liêng của người Āryan lần lượt tên là Brahmā, Vishnu và Rudra tức Shiva. Tam giác kép của các nhà Do Thái bí giáo được ngoại tiếp bằng một vòng tròn vốn được biểu diễn bằng một con rắn nuốt đuôi của chính mình (biểu hiệu thời gian vĩnh hằng của Ai cập) và đôi khi bằng một vòng tròn đơn thuần (xem ngọc ấn Thông Thiên Học). Điều khác nhau duy nhất mà ta có thể thấy giữa biểu tượng hệ tam giác kép của Āryan và Tây phương – theo lời giải thích của tác giả – vốn ở nơi việc ông bỏ qua không để ý tới ý nghĩa đặc biệt sâu sắc của cái mà (nếu ta không hiểu lầm) ông gọi là “thiên đỉnh và số không”. Đối với các nhà Do Thái bí giáo Tây phương, đỉnh của tam giác trắng mất hút nơi thiên đỉnh, [Ý nghĩa cũng giống như Kim tự tháp Ai cập. Một nhà khảo cổ người Pháp khá nổi tiếng – Tiến sĩ Rebold – dựa vào đủ thứ người có thẩm quyền, chứng tỏ rằng vào thời điểm 5000 năm trước Công nguyên, người Ai cập đã có một nền văn hóa vĩ đại qua việc có ít nhất “ba mươi hoặc bốn mươi trường lễ sư điểm đạo nghiên cứu khoa huyền bí và pháp thuật thực hành”] thế giới phi vật chất tức Tinh thần nguyên chất, trong khi góc dưới của tam giác đen chúc xuống dưới hướng về thiên để chứng tỏ – tạm dùng một cụm từ rất tẻ nhạt của các môn đồ phái Hermes thời trung cổ – vật chất thuần tùy hoặc nói cho đúng hơn là “vật chất ô trược”, vốn là “những sự tẩy trược thô thiển của lửa trên trời” (Tinh thần) bị cuốn hút vào xoáy lực tiêu diệt, cái hạ giới nơi mà các hình tướng, hình dáng và sự sống hữu thức biến mất để rồi tản mác trở về suối nguồn tổ mẫu (Vật chất vũ trụ). Đối với điểm trung tâm và hốc trung tâm cũng vậy; theo giáo huấn trong kinh Purāna, nó “được coi là trụ xứ của Avyakta Brahma tức Đấng Thiêng Liêng Vô hiện”.

Các Huyền bí gia thường vẽ hình như thế thay vì một điểm hình học đơn thuần ở tâm (vì không có chiều dài, chiều rộng hoặc chiều dày, biểu diễn Mặt trời vô hình Trung tâm, “Ánh sáng của Đấng Thiêng Liêng Vô hiện”), họ thường đặt Crux Ansata (“Chữ thập có quai” tức Tau của Ai cập) ở thiên đỉnh, thay vì chỉ là một đường thẳng đứng, họ thế vào đó một vòng tròn, biểu tượng của Không gian vô hạn không do ai tạo ra. Khi được biến dạng như thế, thập tự này gần như đồng nghĩa với “Thập tự Trần tục” của các môn đồ phái Hermes người Ai cập, một thập tự nội tiếp trong một vòng tròn.

Do đó, thật là sai lầm khi bảo rằng chú thích của ban biên tập nêu rõ rằng tam giác kép “chỉ biểu diễn Tinh thần và Vật chất mà thôi ”, vì nó biểu diễn biết bao nhiêu biểu hiệu mà trọn cả một quyển sách cũng không đủ để giải thích chúng. Nhà phê bình bảo rằng:

Nếu - theo lời bà – người ta dùng tam giác kép chỉ để biểu diễn tinh thần và vật chất vũ trụ mà thôi thì người ta vẫn còn chưa giải thích được lời phản đối theo đó hai cạnh – hoặc bất kỳ hai sự vật nào – không thể tạo thành một tam giác, hoặc người ta không thể dùng một tam giác để biểu diễn chỉ mỗi một – tinh thần không mà thôi hoặc vật chất không mà thôi – theo như bà có vẻ thực hiện bằng cách dùng màu trắng và đen để phân biệt.

Vì tin rằng giờ đây mình đã giải thích đầy đủ một số khó khăn và chứng tỏ rằng các nhà Do Thái bí giáo Tây phương luôn luôn coi trọng “tam nguyên trong nhất nguyên” và ngược lại, chúng tôi có thể nói thêm rằng cách đây chừng 2500 năm, các môn đồ phái Pythagoras đã giải thích xua tan “lời phản đối” mà tác giả những lời lẽ nêu trên cứ đặc biệt khăng khăng bám lấy. Những con số linh thiêng của trường phái đó – ý tưởng chính yếu là ẩn bên dưới mọi lực và hiện tượng vô thường trong vũ trụ có tồn tại một nguyên thể Nhất nguyên thường trụ – không bao gồm số hai hoặc Bộ Đôi. Môn đồ phái Pythagoras từ chối không nhìn nhận con số đó ngay cả với vai trò là một ý niệm trừu tượng, chính vì dựa trên cơ sở là trong hình học, người ta không thể dựng được một hình chỉ bằng hai đường thẳng mà thôi. Hiển nhiên là v́ những mục đích biểu tượng, ta không thể đồng nhất hóa con số này với bất cứ hình nội tiếp nào, cho dù đó là một hình kỷ hà phẳng hoặc khối; và vì ta không thể dùng nó để biểu diễn một nhất nguyên trong đa nguyên như bất kỳ hình đa giác nào khác, cho nên ta không thể coi nó là một con số linh thiêng. Số hai được hình học biểu diễn bằng một đường  = nằm ngang kép, và chữ số La Mã biểu diễn bằng một đường thẳng ││ và một đường có chiều dài nhưng không có chiều rộng và chiều dày; muốn cho nó được chấp nhận th́ trước hết ta phải thêm một chữ số vào nó. Chỉ khi liên hiệp với số một, nhờ thế trở thành tam giác đều th́ nó mới có thể được gọi là một hình. Vậy là đã trở nên hiển nhiên tại sao khi biểu tượng hóa Tinh thần và Vật chất (Thủy và Chung trong Càn khôn), các môn đồ phái Hermes phải dùng hai tam giác lồng vào nhau (cả hai đều là “một tam nguyên trong nhất nguyên”), một tam giác tiêu biểu cho Tinh thần được vẽ bằng phấn trắng và tam giác kia tiêu biểu cho Vật chất được vẽ bằng than đen.

Đối với thắc mắc: “hai góc khác của hình tam giác trắng nghĩa là gì nếu “một đỉnh trắng hướng lên trời tượng trưng cho Tinh thần” – chúng tôi xin trả lời rằng theo các nhà Do Thái bí giáo, hai đỉnh ở đáy tam giác nghĩa là “Tinh thần hạ sinh”, tức là Điểm Linh quang thuần túy đã hòa lẫn với Vật chất thuộc hiện tượng giới. Giải thích như vậy cũng đúng đối với hai góc đáy của tam giác đen và đỉnh thứ ba vốn lần lượt chứng tỏ sự tẩy trược lũy tiến của Tinh thần và sự thô trược lũy tiến của Vật chất. Lại nữa, việc bảo rằng “bất cứ tư tưởng nào hướng lên hay hướng xuống” trong “ý niệm cao siêu về Càn khôn” dường như “chẳng những gây ghê tởm mà còn phi thực nữa”, chính là việc phản đối bất cứ điều gì trừu tượng cũng đều được tượng trưng bằng một hình ảnh cụ thể. Thế thì tại sao không dẹp bỏ hết mọi ký hiệu kể cả ký hiệu Vishnu và mọi lời giải thích bác học theo kinh Purāna mà tác giả trình bày? Và tại sao ý niệm Do Thái bí giáo lại gây ghê tởm nhiều hơn “Sự Chết, Kẻ Ngấu nghiến, Thời gian”, Thời gian đồng nghĩa với Vĩnh hằng Vô tận – được biểu diễn bằng một vòng tròn bao xung quanh tam giác kép? Thật là một sự tiền hậu bất nhất kỳ lạ và hơn nữa, nó lại mâu thuẫn hoàn toàn với phần còn lại của bài báo! Nếu tác giả chưa bắt gặp “ở bất cứ nơi đâu ý niệm một tam giác trắng và một tam giác đen” thì đó chỉ là vì ông chưa bao giờ nghiên cứu, thậm chí có lẽ chưa thấy các tác phẩm và phần minh họa của các nhà Do Thái bí giáo Tây phương.

Những lời giải thích nêu trên bao hàm mấu chốt công thức tổng quát của Pythagoras về Nhất nguyên trong đa nguyên, Nhất bổn tán vạn thù, thấm nhuần vạn vật và tổng thể. Bộ Mười thần bí của họ (1+2+3+4 = 10) diễn tả toàn bộ ý niệm này; nó chẳng những còn lâu mới “gây ghê tởm” mà còn dứt khoát là cao siêu nữa. Nhất bổn là Đấng Thiêng Liêng; Nhị nguyên là Vật chất – con số bị họ coi thường xiết bao với vai trò là Vật chất tự thân chẳng bao giờ có thể là một Nhất nguyên hữu thức [Đối chiếu với Số Luận của Kapila – Purusha và Prakriti; chỉ hai nguyên thể này tổ hợp lại khi tạo thành một Nhất nguyên mới có thể biểu lộ trong thế giới giác quan này], Bộ Ba (tức Tam giác), tổ hợp của Đơn nguyên và Lưỡng nguyên, tham gia vào bản chất của cả hai, trở thành Tam nguyên tức hiện tượng giới. Tứ nguyên tức Tứ Linh, hình tướng toàn bích đối với môn đồ phái Pythagoras, đồng thời diễn tả tánh không của vạn vật – Māyā. Trong khi đó Thập nguyên, tức tổng số của tất cả, bao quát trọn cả Càn khôn. Trong Vén màn bí mật Nữ thần Isis, chúng tôi có bảo rằng: “Vũ trụ là tổ hợp của một ngàn nguyên tố, thế nhưng là biểu hiện của một nguyên tố đơn thuần – sự hài hòa tuyệt đối của tinh thần – một sự hỗn mang đối với giác quan, một càn khôn toàn bích đối với lý trí”.

Pythagoras học triết lý ở Ấn Độ. V́ thế cho nên mới có sự tương tự về những ý niệm căn bản của các Điểm đạo đồ Bà la môn giáo thời xưa và các môn đồ phái Pythagoras. Và khi để định nghĩa Shatkon, tác giả viết rằng “nó biểu diễn đại vũ trụ (Brahmānda) – toàn thể Mahākāsha vô tận – cùng với mọi thế giới hành tinh và tinh tú chứa trong đó” th́ ông chỉ lập lại bằng cách khác lời giải thích của Pythagoras và các triết gia phái Hermes về ngôi sao sáu cánh tức “tam giác kép” theo như ta đã chứng tỏ trên kia.

Chúng tôi thấy cũng không quá khó để lấp đầy khoảng trống còn sót lại trong chú thích ngắn gọn của chúng tôi ở số báo ra tháng 8 xét về “ba đỉnh còn lại trong hai tam giác” và ba cạnh của mỗi yếu tố thuộc “tam giác kép” tức là của vòng tròn bao quanh hình vẽ. Vì các môn đồ phái Hermes trình bày tượng trưng mọi vật hữu hình và vô hình, họ chẳng thể không trình bày tượng trưng đại vũ trụ một cách hoàn chỉnh.

Môn đồ phái Pythagoras – vốn bao gồm toàn thể Càn khôn trong Bộ Mười – còn tôn trọng số 12 hơn nữa vì nó biểu diễn Tứ Linh nhân với 3, cho ta một bộ ba (trong một) các hình vuông toàn bích tên là tứ nguyên. Các triết gia phái Hermes hay là các Huyền bí gia tiếp nối họ bằng cách biểu diễn con số 12 này qua “tam giác kép” – đại vũ trụ tức đại thiên địa theo như hình này trình bày – và bao gồm trong đó hình ngôi sao năm cánh, tức tiểu vũ trụ, được họ gọi là tiểu thiên địa.

Khi chia 12 chữ của các góc ngoài ra thành bốn nhóm bộ ba hoặc ba nhóm bộ tư, họ được hình Thập nhị giác, một đa giác đều hình học, có biên giới là 12 cạnh bằng nhau và bao hàm 12 góc bằng nhau, tượng trưng cho 12 “đại thần linh” đối với người Chaldea thời xưa. [Theo Atareya Brahmana của Haug, Manas (cái Trí) của Ấn Độ tức Bhagavān không sáng tạo gì hơn Monas của phái Pythagoras. Ngài nhập vào Quả Trứng Thế giới và được phân thân từ đó trên cương vị là Brahmā vì chính nó (Bhagavān) không có nguyên nhân ban sơ (Apūrva). Trên cương vị là Prajāpatī, Brahmā biểu lộ (với vai trò là Sephira thư hùng lưỡng tính và mười Sephiroth) thành 12 cơ thể hoặc thuộc tính vốn được biểu diễn bằng 12 vị Thần tượng trưng cho (1) Lửa, (2) Mặt trời, (3) Soma, (4) mọi Sinh linh, (5) Vāyu, (6) Sự Chết - Shiva, (7) Đất, (8) Trời, (9) Agni, (10) Āditya, (11) Tâm Trí, (12) Chu kỳ Vô hạn lớn lao vô tận. Với một vài biến thiên, đây hoàn toàn là ý niệm Do Thái bí giáo về Sephiroth] và với các nhà Do Thái bí giáo Hê brơ, mười Sephiroth (tức huyền năng sáng tạo của thiên nhiên) phân thân từ Sephira (Ánh sáng Thượng Đế), bản thân Sephira là Sephiroth chính yếu và phân thân từ Hakoma, Minh triết Vô thượng (tức Vô hiện), và Ain Suph, Đấng Vô tận; nghĩa là ba nhóm Bộ Ba Sephiroth và một Bộ Ba thứ tư, bao gồm Sephira, Ain Suph và Hakoma, Minh triết vô thượng vốn “không thể suy tư mà hiểu được” và “ẩn giấu bên trong và bên ngoài cái sọ Mặt Dài [Idra Rabba vi. 58], đầu cao nhất của tam giác trên tạo thành “Ba Mặt Do Thái Bí Giáo”, hợp thành mười hai. Hơn nữa, 12 hình cho ta hình vuông tức Tứ Linh kép, biểu diễn (trong biểu tượng hệ Pythagoras) hai thế giới – tinh thần và vật lý. Ngoài con số 24 ra, 18 góc trong và 6 góc trung tâm còn cho ta hai lần con số đại vũ trụ linh thiêng cũng như 24 “huyền năng vô hiện của Thượng Đế”. Ta không thể liệt kê những huyền năng này trong một khuôn khổ ngắn ngủi xiết bao. Vả lại, trong thời buổi đa nghi của ta, ắt là hợp lý hơn nhiều mà nghe theo lời nói bóng gió của Iamblichus, ông bảo rằng “các huyền năng Thượng Đế luôn luôn cảm thấy công phẫn với những kẻ nào làm hiển lộ thành phần cấu tạo Hình 20 mặt”, nghĩa là những kẻ nêu ra phương pháp làm cho Hình 12 mặt (một trong 5 hình khối thuộc hình học, bao gồm 12 ngũ giác đều bằng nhau) nội tiếp trong một hình cầu – các đối thủ của ta ắt cần nghiên cứu ý nghĩa mật nhiệm Do Thái bí giáo của nó.

Ngoài mọi điều đó ra, trong hình “tam giác kép” nêu trên, ta đã chứng tỏ rằng hình ngôi sao năm cánh ở trung tâm trình bày mấu chốt ý nghĩa của các triết gia phái Hermes và môn đồ Do Thái bí giáo. Ký hiệu kép này nổi tiếng và phổ biến đến nỗi ta có thể tìm thấy nó ở phía trên cửa ra vào các Lhakhang (đền thờ chứa các ảnh và tượng của Phật giáo) trong mọi Gong pa (Tu viện Lạt ma) và thường ở phía trên tủ đựng thánh tích mà người Tây Tạng gọi là Doong ting.

Trong các tác phẩm của mình, các môn đồ Do Thái bí giáo thời trung cổ trình bày mấu chốt về ý nghĩa của nó. Paracelsus dạy rằng, “con người là một tiểu thế giới bên trong đại vũ trụ”. Và lại nữa: “Vì là một tiểu vũ trụ bên trong đại vũ trụ cho nên giống như một phôi thai, y bị treo lơ lửng bởi ba tinh linh chính trong khuôn tử cung vũ trụ”. Ba tinh linh này được mô tả là lưỡng tính: (1) tinh linh của các hành (thể trần tục và nguyên sinh khí), (2) tinh linh của các vì sao (thể tinh tú tức thể vía và ý chí khống chế nó), (3) tinh linh của thế giới tinh thần (hồn thú và hồn thiêng); nguyên khí thứ 7 là tinh thần hầu như phi vật chất tức là thể Hào quang Thiêng liêng, Ātmā, được biểu diễn bằng điểm trung tâm tương ứng với rún của con người. Các nhà Huyền bí học Tây phương và Đông phương thời xưa bảo rằng, nguyên khí thứ 7 này là Thượng Đế cá nhân của mỗi người.

Vì vậy đó chính là những lời giải thích mà những người phê bình chúng tôi về Shatkon và Panchkon bổ chứng cho thuyết của chúng tôi hơn là vùi dập nó. Khi nói về 5 tam giác bao gồm “năm lần năm” tức là 25 điểm, ông có nhận xét về ngôi sao 5 cánh cho rằng lẽ ra đó là “một con số tương ứng với 25 yếu tố tạo thành một con người sống động”. Thế mà ta giả định rằng tác giả dùng thuật ngữ “nguyên tố” chỉ có nghĩa là điều mà môn đồ Do Thái bí giáo nhắc tới khi họ dạy rằng các phân thân của 24 “huyền năng vô hiện” của Thượng Đế - huyền năng “phi hữu” tức “điểm trung tâm”, là huyền năng thứ 25 – tạo thành một con người toàn bích. Nhưng nếu không tranh cãi về giá trị tương đối của các từ ngữ “nguyên tố” và “phân thân” và hơn nữa còn được củng cố khi ta thấy câu nêu trên được tác giả nhận xét bổ sung là “toàn bộ hình vẽ” của tiểu vũ trụ, “thế giới nội tâm của cá thể sinh linh” vốn là “một hình vẽ mang tính dấu hiệu của Brahma, năng lượng sáng tạo được thần thánh hóa” th́ về phương diện này chúng tôi xin hỏi liệu câu nêu trên có mâu thuẫn quá nhiều hay chăng với phát biểu của chúng tôi cho rằng một số người tinh thông về triết lý Hermes và môn đồ Do Thái bí giáo coi 5 đỉnh trong ngôi sao 5 cánh là biểu diễn cho 5 chi chủ yếu của cơ thể con người? Chúng tôi không phải là môn đồ nhiệt thành hoặc tín đồ của các nhà Do Thái bí giáo Tây phương, thế nhưng chúng tôi quả quyết rằng về phương diện này th́ họ đúng. Nếu 25 nguyên tố được biểu diễn bởi ngôi sao 5 cánh hợp thành “một con người sống động” th́ các nguyên tố này đều mang tính sống còn cho dù là trí tuệ hoặc thể chất và các hình vẽ tượng trưng “năng lượng sáng tạo” ắt củng cố thêm cho ý niệm Do Thái bí giáo. Mỗi một trong ngũ đại – địa, thủy, hỏa, phong và không (ether) – đều nhập vào thành phần của con người và cho dù ta nói “5 cơ quan hành động” tức “ngũ chi” hoặc thậm chí “5 giác quan” th́ nó đều chỉ có nghĩa là cùng một thứ nếu ta không chẻ sợi tóc làm tư.

Chắc chắn là “những người lão thông” đều có thể giải thích sự khẳng định của ḿnh ít ra cũng thỏa đáng như tác giả vốn tranh cãi và chối bỏ nó trong khi giải thích lập trường của chính mình. Trong tác phẩm Codex Nazarœus (tác phẩm mang tính Do Thái bí giáo nhiều nhất) vị Vua Tối Cao của Ánh sáng và vị Æon chính yếu là Mano, phân thân ra 5 Æon nữa – bản thân ngài cùng với Ngài Ferho (Ferho là “Sự Sống Huyền vi Vô sắc tướng” phân thân ra ngài) hợp thành 7 lại tiêu biểu cho 7 nguyên khí nơi con người; trong đó 5 nguyên khí thuần túy vật chất và bán vật chất, còn hai nguyên khí cao hầu như phi vật chất và mang tính tinh thần. Năm tia sáng rực rỡ xuất phát từ mỗi một trong 7 Æons, 5 tia xạ ra qua đầu, 2 tay dang ra và 2 chân tiêu biểu cho ngôi sao 5 cánh, một tia bao trùm con người giống như màn sương mù còn tia thứ 7 lơ lửng giống như một ngôi sao sáng ngay trên đỉnh đầu. Ta có thể thấy minh họa này trong nhiều tác phẩm xưa cũ bàn về Pháp điển Nazarœus và kinh Kabalah. Thế thì đâu có gì đáng ngạc nhiên bởi vì điện hoặc từ khí động vật tuôn ra mạnh nhất từ 5 chi thể chính yếu của con người và v́ các hiện tượng của cái mà nay ta gọi là lực “mesmer” đã được nghiên cứu trong những đền thờ ở cổ Ai cập và Hi lạp; nó còn được quán triệt đến mức ta chẳng bao giờ có thể hi vọng quán triệt được nó trong thời đại chối bỏ ngu đần và tiên quyết của ta, các môn đồ Do Thái bí giáo thời xưa và các triết gia nào biểu tượng hóa mọi huyền năng trong thiên nhiên – vì lý do hoàn toàn hiển nhiên đối với ai có biết được điều gì đó về những khoa học bí truyền và mối quan hệ huyền bí giữa những con số, hình vẽ và ư  niệm – thì họ đã chọn các biểu diễn “5 chi thể chính yếu của con người” (đầu, 2 tay và 2 chân) là 5 điểm của ngôi sao 5 cánh? Éliphas Lévi, nhà Do Thái bí giáo hiện đại còn tiến xa, nếu không phải là xa hơn chẳng kém các huynh đệ thời xưa và thời trung cổ vì trong quyển Giáo điều và Nghi thức Pháp thuật Cao cấp (trang 175), ông có dạy rằng:

 

Việc Do Thái bí giáo dùng ngôi sao 5 cánh có thể xác định được khuôn mặt của đứa trẻ chưa sinh ra đời và một phụ nữ được điểm đạo có thể cung cấp cho con trai mình những đặc điểm của Nereus hoặc Achilles hoặc vua Louis XIV hay là Napoleon.

 

Tinh tú quang của các nhà Huyền bí Tây phương chính là Tiên thiên khí Ākāsha của tín đồ Ấn giáo. Nhiều tín đồ Ấn giáo ắt không nghiên cứu các mối tương quan huyền bí của nó hoặc là theo sự hướng dẫn của các môn đồ Do Thái bí giáo đã được điểm đạo hay là theo sự hướng dẫn của chính các điểm đạo đồ Bà la môn vì họ thích Bát nhã Ba la mật hơn, đó chính là sự ngã mạn của riêng họ. Thế nhưng cả hai đều tồn tại và giống như nhau.

 

[Quyển III, Số 2, tháng 11, năm 1881].

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS