Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  NHẬP MÔN  sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

 

CHƠN SƯ VÀ ĐỆ TỬ

Tác giả

 BẠCH LIÊN

 

CHƠN SƯ VÀ ĐỆ TỬ

 

Ai là người học Đạo lại không muốn ḿnh được làm đệ tử Chơn Sư. Nhưng trước hết ta phải biết sao gọi là Chơn Sư và phải hội đủ những điều kiện nào mới được Chơn Sư thâu nhận và dạy dỗ.

Đó là điều rất cần thiết cũng như ở ngoài đời muốn thi đậu cấp bực nào th́ phải biết chương tŕnh học tập đă ấn định cho cấp bực đó.

Hai vị cao đồ của Chơn Sư là bà Annie Besant và ông Leadbeater có giải thích rành rẽ vấn đề Chơn Sư và Đệ tử trong nhiều bài. Tôi xin tóm lược những lời của hai Ngài chỉ bảo vào đây mong rằng chúng nó giúp ích cho quí bạn phần nào trên con Đường Tầm Sư Học Đạo.

 

Những Vị Siêu Phàm C̣n Lại Ở Thế Gian.

      Phần đông những vị Siêu Phàm đă từ giả quả Địa cầu chúng ta mà về cơi khác .

Hiện giờ c̣n lối 60 vị ở lại với Nhân loại mà thôi.

Các Ngài quyết định không bỏ rơi một người nào hay một con vật nào cả.

Các Ngài chia quả Địa cầu ra làm nhiều khu vực, lớn nhỏ khác nhau, nhưng không phải theo ranh giới địa lư của người đời.

Tùy theo cấp bực, có vị coi sóc sự tiến hóa ở Âu châu, có vị chăm nom dân chúng ở Ấn Độ, v. v. . .

Mỗi vị lănh trách nhiệm giúp đỡ cả chục triệu nhơn vật trong khu vực của ḿnh cai quản làm sao cho họ vừa trả quả và vừa tiến tới mức độ mà cơ Trời đă định sẵn cho họ.

Nhơn vật nầy gồm

a/ Những vị Thiên Thần

b/ Những loài Ngũ Hành

c/ Con Người

d/ Cầm thú

đ/ Thảo mộc

e/ Kim thạch

g/ Tinh chất

và luôn những loài không biết phải đặt tên chi v́ con người không hề biết họ ra sao và cũng không bao giờ tiếp xúc với họ được.

Các Ngài săn sóc cả chục triệu nhơn vật nầy như săn sóc một người, v́ vậy không hề bỏ quên một người nào cả. Điều nầy làm cho người đời lấy làm lạ lắm. Chúng ta chỉ biết nhận xét mọi vật theo những luật vật lư ở cơi trần. Chúng ta không hiểu được những luật chi phối mấy cơi trên, như cơi Trung Giới, cơi Thượng Giới, Cơi Bồ Đề, cơi Niết Bàn v. v.  .  . mà trí hóa chúng ta cũng vẫn c̣n eo hẹp lắm.

Tâm thức của các Ngài là một điểm ở cơi Niết Bàn hay là Đại Niết Bàn, tùy theo trường hợp.

Điểm nầy chứa đựng toàn cơi Niết Bàn, nói một cách khác, toàn cơi Niết Bàn đều ở trong điểm nầy, cũng như tất cả mênh mông đại hải đều chung vô trong một giọt nước biển tan mất nơi Đại dương. Thật là chuyện lạ đối với cơi trần, nó hết sức mâu thuẩn. Nhưng mà sự thật vẫn đúng như thế.

Các Ngài đem Tâm Thức của các Ngài xuống tới cơi Thượng Giới rồi làm cho nó mở lớn ra lần lần và bao trùm hết những Thượng Trí của nhơn vật ở trong khu vực của các Ngài, ban rải thần lực của ḿnh cho những Thượng Trí nầy làm cho cái chi tốt đẹp và cao thượng ở trong ḿnh chúng càng ngày càng phát triển không khác nào các tia sáng mặt trời làm nẩy nở và phô bày hương sắc của các thứ bông hoa.

Công việc của các Ngài rất nặng nề và mệt nhọc. Tuy vậy, mặc dầu các Ngài vẫn phải lo tu luyện đặng tiến lên những cấp bực cao hơn nữa. Từ bực Chơn Tiên lên bực Đế Quân (Chohans). Từ bực Đế Quân lên hoặc Bàn Cổ (Manou) hoặc Bồ Tát (Bodhisatva) hoặc Văn Minh Đại Đế (Maha Chohan). Từ bực Bồ Tát lên bực Phật. v. v. . .

Muốn lên một bực phải qua một kỳ điểm đạo (Initiation). Càng lên cao những điều kiện càng khó khăn. Tỉ như Đức Di Lạc (Seigneur Maitreya) đă 2500 năm rồi mà c̣n ở ngôi Bồ Tát.

Chơn Sư

Thế nên chỉ có một số ít những vị Siêu Phàm bằng ḷng thâu nhận đệ tử dạy dỗ đặng chia sớt một phần công việc của các Ngài. Thường thường mấy vị ấy ở Cung thứ nhứt và Cung thứ nh́. Chúng ta gọi các Ngài là Những Đấng Chơn Sư từ bi vô lượng.

 

Quan Điểm Của Các Chơn Sư

Chơn Sư tự hiến ḿnh cho Cơ Trời đặng phụng sự nhân loại. Không có giờ phút nào mà Ngài không chú ư vào công việc của Ngài. Thần lực dành để cho Ngài dùng có giới hạn, Ngài không phung phí nó vào những công việc ít quan trọng hơn. V́ thế quan điểm của Ngài là không thâu nhận một ai làm đệ tử nếu Ngài thấy sức lực và th́ giờ của Ngài bỏ ra đặng huấn luyện y không đem lại một kết quả thiết thực hơn việc dùng th́ giờ và sức lực đó đặng làm một việc khác hữu ích cho đời.

 

Thí Sinh Phải Chuẩn Bị Cách Nào?

Vậy th́ thí sinh phải chuẩn bị cách nào ?

Thí sanh phải là người có lư tưởng. Anh phải nhận xét cuộc đời theo quan điểm của Chơn Sư tức là t́m kiếm những điều nào có lợi ích hơn hết cho sự tiến hóa chung của Nhơn loại, chớ không phải cho sự tiến hóa riêng tư của anh. Anh phải sẵn sàng triệt để từ bỏ những ư muốn ích kỷ của cá nhơn anh và quyết định tổ chức đời sống của anh theo công việc sẽ được giao phó cho anh.

Những bước đầu tiên chỉ có bao nhiêu đó thôi, nhưng thử hỏi có được bao nhiêu người chấp nhận những điều kiện nầy hay ta chỉ muốn Tiên Thánh dạy những phép thần thông : kêu mưa hú gió, chỉ đá hóa vàng, sai thần khiến quỉ, xuất vía xuất thần đặng sớm chơi Bắc Hải, tối về Thương Ngô, thêm vào đấy sự mở Thần nhăn, Huệ nhăn và chuyển di tư tưởng mau lẹ phi thường.

Nội một việc triệt để quên ḿnh và từ bỏ những dục vọng cá nhân để lo cho sự tiến hóa của nhơn loại cũng là thấy cực kỳ khó khăn rồi.

Đúng vậy, khó khăn thật nhưng không phải là không thể làm được v́ từ xưa đến nay ở thời đại nào, khắp hoàn cầu đều có đệ tử Chơn Sư. Có người nói : “Tại tôi chưa có căn lành nên tôi chưa tu được, chưa có thể làm đệ tử Chơn Sư.” Vâng, nhưng chưa có căn lành th́ ta cứ lo tạo ra. Không tạo ra th́ biết tới chừng nào mới có căn lành. Căn lành đâu tự nhiện từ trên trời rớt xuống cho ḿnh, ḿnh phải tạo nó ra. Cũng như không chịu dọn đất gieo trồng th́ làm sao tới mùa ta có lúa, bắp đặng gặt hái.

Chúng ta phải cương quyết th́ sẽ thành công, không sớm th́ muộn.

Dưới Chơn Thầy có nói : “Cái điều mà con người đă làm rồi th́ con người làm lại được. Tôi là con người mà tôi cũng là Thượng Đế ở trong ḿnh con người nữa. Tôi có thể làm lại đặng một việc nào đó và tôi quả quyết thật hành nó. Nếu con người bước vào đường Đạo th́ ư chí của con người phải cứng cỏi như thép đă trui vậy.”

 

Chơn Sư Biết Chúng Ta Trước Khi Chúng Ta Biết Ngài

Nhiều bạn nói : “Tôi rất sốt sắng, tôi rất hâm mộ đạo đức, tôi có ḷng nhơn, tôi sẵn sàng phụng sự v. v. . . Tại sao Chơn Sư chưa thâu nhận tôi ?”

Chắc chắn là có vài chướng ngại trong người bạn mà bạn chưa t́m thấy, cho nên bạn chưa được toại nguyện.

Những chướng ngại đó có thể hoặc là một thứ quả mà bạn chưa thanh toán xong, hoặc một vài tánh không tốt mà bạn chưa trừ khử đươc như : nóng nảy, quạo quọ, tọc mạch, hờn mát và nhứt là kiêu hảnh và ích kỷ chẳng hạn. Trên ngưỡng cửa Thánh Điện Delphes có khắc câu châm ngôn nầy : “Ngươi hăy biết ngươi rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vị Thượng Đế”.

Ḿnh tự biết ḿnh là điều kiện tối cần cho sự thành công trong đường Đạo cũng như ở ngoài đường đời.

 

Sự Kinh Nghiệm Của Đức Leadbeater

Đức Leadbeater có thuật sự kinh nghiện của Ngài hồi Ngài mới được Chơn Sư thâu nhận làm đệ tử.

Tôi xin tóm tắt câu chuyện đó ra để chứng minh rằng : Chơn Sư biết rơ chúng ta trước khi chúng ta biết Ngài.

Đức Leadbeater nói : “Tôi nhớ lại một việc đă xảy ra 25 năm trước, khi tôi mới được Chơn Sư thâu nhận.

Tôi có quen biết một người học lực uyên thâm, một nhà bác học, tánh t́nh cao thượng, đời sống rất trong sạch và rất tin tưởng Chơn Sư.

Mục đích của anh là chuẩn bị để phụng sự các Ngài. Dường như về nhiều phương diện, anh hơn tôi rất xa. Anh rất xứng đáng được làm đệ tử. Tôi lấy làm lạ tại sao giá trị của anh chưa được nh́n nhận.

Vốn c̣n mới mẻ và chưa biết cách thức làm việc trong Huyền bí học cho nên khi có dịp đưa đến, tôi kính cẩn xin lỗi Chơn Sư cho phép tôi đem tên anh ra nói và ngỏ ư rằng anh sẽ thành một khí cụ rất tốt.”

Chơn Sư mỉm cười và vui vẻ trả lời rằng : “Con đừng sợ người ta quên người bạn của con. Không có ai bị bỏ rơi đâu. Nhưng trong trường hợp người bạn của con, y c̣n phải trả một thứ quả nữa, nên Thầy không thể thâu nhận y bây giờ được. Chẳng bao lâu nữa y sẽ từ giả cơi trần và trong một thời gian sau y sẽ đầu thai lại. Tới chừng đó nợ cũ đă trả xong, những điều con muốn cho y sẽ thực hiện được.”

Nói rồi với ḷng từ bi luôn luôn sẵn sàng biểu lộ ra, Ngài cho tâm tôi nhập vô tâm Ngài một cách mật thiết hơn nữa và đem nó lên tới một cơi cao hơn cơi mà tôi mới đi đến rất nhiều. Ở nơi đó, Ngài mới chỉ cho tôi các Đấng Cao Cả quan sát cơi trần cách nào.

Quả Địa cầu hiện ra trọn vẹn dưới mắt chúng tôi với cả ngàn triệu Linh hồn, phần đông chưa Tiến hóa nên thấy mờ mờ, nếu trong đám đông nầy mà có một Linh hồn nào đi gần tới mức có thể dùng được, dầu là việc đó c̣n xa vời đi nữa, Linh hồn đó vẫn phân biệt với những Linh hồn khác như ánh sáng đèn pha trong đêm tối.

Chơn Sư bèn nói : “Bây giờ con có thấy chưa ! Làm sao quên được một người nào dầu c̣n lâu lắm y mới được vào hàng đệ tử nhập môn.”

Thế nên chúng ta chớ sợ Tiên Thánh không biết chúng ta, chỉ e chúng ta chưa thật ḷng chuẩn bị để xứng đáng làm đệ tử của Ngài mà thôi.

 

Ba Bực Đệ Tử Của Chơn Sư

 

Bực thứ nhứt :

 

ĐỆ TỬ NHẬP MÔN.

Khi Chơn Sư thấy một người chí nguyện có vài đức tánh khả dĩ dùng được th́ Ngài thâu anh làm đệ tử nhập môn. Ngài quan sát gắt gao mỗi ngày trong một thời gian. Thường thường sự thí nghiệm nầy kéo dài tới bảy năm, có khi bốn năm năm, có khi hai ba chục năm. Điều nầy tùy thuộc sự cố gắng của người chí nguyện. Chỉ có một trường hợp đặc biệt có năm tháng thôi. Nếu tôi nhớ không lầm, ấy là trường hợp của Krishnamurti. Trong thời kỳ nhập môn, thí sanh không có liên lạc trực tiếp với Chơn Sư mà cũng ít hân hạnh gặp Ngài và nghe Ngài dạy dỗ. Thường thường Ngài không đưa đến cho anh những sự thử thách nào đặc biệt hay khó khăn. Ngài chỉ xem coi cách anh phản ứng với nhhững việc hằng ngày xảy đến cho anh trong gia đ́nh cũng như ở ngoài xă hội thế nào mà thôi.

 

H̀NH SỐNG CỦA VỊ ĐỆ TỬ NHẬP MÔN

Để tiện bề quan sát, Ngài làm một cái H́nh Sống của thí sanh. H́nh nầy linh động và giống hệt thí sanh. Người không có thần nhăn ḍm vô th́ ngỡ là thí sanh bằng xương bằng thịt. H́nh nầy có đủ bốn thể : Phách, Vía, Hạ Trí và Thượng Trí. Bốn thể nầy liên lạc trực tiếp với bốn thể thật của thí sanh bằng từ điện. Ngài để h́nh nầy trong một chỗ riêng biệt đặng dễ bề xem xét.

Tất cả những sự biến đổi trong tư tưởng, t́nh cảm và việc làm của thí sanh đều biểu lộ ra rơ rệt trong H́nh Sống nầy. Chơn Sư chỉ liếc qua một cái cũng đủ biết thí sanh đă suy nghĩ hay thực hành điều chi trong 24 giờ vừa qua. Anh tiến hay thối, những việc làm của anh có chỗ nào đáng khen, có chỗ nào đáng chê v. v. . .

 

NGHI LỂ NHẬP MÔN

Nghi lễ Nhập môn rất giản dị. Chơn Sư sai một vị Cao đồ dắt thí sanh đến cung của Ngài ban đêm trong lúc anh ngủ. Ngài phủ ủy một đôi lời. Thường thường th́ Ngài ngợi khen cách làm việc của thí sanh và hy vọng anh sẽ tiến mau và thật hành thêm những điều thiện mà Ngài mong muốn.

Bước đầu chỉ có bao nhiêu ấy thôi.

 

Bực thứ nh́ :

 

ĐỆ TỬ CHÁNH THỨC

Nếu trong một thời gian sau, Chơn Sư thấy thí sanh càng ngày càng quên ḿnh đặng lo Phụng sự và không ngớt lo tinh luyện tánh t́nh th́ Ngài thâu nhận anh làm đệ tử chánh thức.

NGHI LỄ THÂU NHẬN ĐỆ TỬ CHÁNH THỨC

Nghi lễ thâu nhận Đệ tử chánh thức cũng không có chi là long trọng như Các cuộc lễ ở ngoài đời.

Một vị Cao đồ dắt hồn vị Đệ tử nhập môn đến cùng Chơn Sư. Ngài khen ngợi những sự cố gắng của anh và khuyên anh tiếp tục làm việc cho đời mà không bao giờ ngă ḷng, không bao giờ nửa chừng bỏ cuộc.

Ngài để bàn tay lên đầu thí sanh rồi nói : “Thầy thâu nhận con làm đệ tử theo nghi lễ cổ truyền”. Ngài đem anh vào trong Hào quang của Ngài, anh biến mất trong giây lát, chừng anh hiện ra, người ta thấy anh biểu lộ những nét hạnh phúc, thanh cao, không thể nào miêu tả nổi, thêm những đặc điểm của Chơn Sư mà trước kia anh không phát hiện được.

Chơn Sư bèn nói : “Ta ban ân huệ cho con” . Xong rồi Ngài dắt anh tới tŕnh diện với Đức Văn Minh Đại Đế đặng Đại Đế ghi tên anh vào bộ Tiên Ban với cấp bực và danh hiệu mới.

Khi từ tạ Đại Đế trở về Cung, Chơn Sư làm cho H́nh Sống của anh tan ră. Ngài nói : “Bây giờ đây, Con là một thành phần của Thầy, h́nh nầy không c̣n cần thiết nữa.”

 

SỰ LIÊN LẠC MẬT THIẾT GIỮA CHƠN SƯ VÀ ĐỆ TỬ CHÁNH THỨC

Từ đây dầu ở xa Đức Thầy muôn vạn dặm đi nữa, những thể của đệ tử vẫn rung động ḥa nhịp với những thể của Chơn Sư. Sự ḥa nhịp nầy đ̣i hỏi một thời gian khá lâu mới đúng mức, đồng bộ, bởi v́ ban đầu những thể của đệ tử rung động chậm chạp và dưới mức thấp, rồi lần lần mới mau lẹ và lên mức cao. Nhờ vậy, đệ tử càng ngày càng giống Thầy. Mặc dầu liên lạc trực tiếp với đệ tử, Chơn Sư vẫn để Tâm của đệ tử nhập vô Tâm Ngài xuyên qua Tâm của một vị Cao đồ, thường là một vị La Hán, và để cho vị nầy lo về sự ḥa nhịp những thể của vị tân đệ tử.

Đệ tử chánh thức là tiền đồn của tâm thức của Chơn Sư. Cái chi xảy ra trước mắt của đệ tử tức là xảy ra trước mắt Chơn Sư. Tư tưởng và t́nh cảm của đệ tử đều ghi vào Trí và Vía của Chơn Sư. Ngài đều hay biết.

Có khi Ngài theo dơi đệ tử trong lúc đàm thoại hay là khi đọc diễn văn. Ngài sửa đổi những chỗ sai lầm và cho thêm những ư kiến mới mẻ.

Đệ tử là một vận hà để đem thần lực của Chơn Sư và các Đấng Cao Cả ban rải cho những ai cần dùng sự giúp đỡ.

Khi có một vấn đề khó khăn không biết phải giải quyết cách nào th́ đệ tử được phép đem tư tưởng của ḿnh kề bên tư tưởng của Chơn Sư coi Ngài xem xét vấn đề đó như thế nào. Nhờ vậy đệ tử tránh được sự hiểu lầm và sai lạc. Tuy nhiên, chớ nên lạm dụng phương pháp nầy trong những vấn đề tầm thường xảy ra hằng ngày. Chúng ta phải suy nghĩ kỹ lưỡng rồi tự kết luận. Vị đệ tử tiến hóa trong việc hy sanh giúp đời, càng giúp đời th́ càng giàu kinh nghiệm, càng trở nên khôn ngoan.

Đệ tử giúp người bao nhiêu th́ trên Thiên đ́nh ban ân huệ xuống bấy nhiêu, đây không phải là Thiên Vị mà là vấn đề Nhân Quả : Hễ gieo nhân lành th́ gặp quả lành.

 

PHẢI HẾT SỨC ĐỀ PH̉NG

Đệ tử phải kiểm soát hết sức gắt gao tư tưởng và t́nh cảm của ḿnh từng giờ từng phút. Không nên để một ư nghĩ quấy quá hay ô trược xâm nhập vô ḿnh. Nếu ơ hờ để cho nó tới cám dỗ ḿnh th́ phải xua đuổi nó ra lập tức. Xua đuổi đây là tưởng tới việc tốt lành nghịch với sự ham muốn xấu xa đó. Không vậy th́ động tới Tâm của Chơn Sư làm xáo trộn công việc của Ngài đương tiến hành. Lập tức Ngài phải buông xuống một bức màn ngăn cách, không cho Tâm của đệ tử thông đồng với Tâm của Ngài nữa. Tới khi nào trận dông đă tàn, đệ tử biết lỗi ḿnh, sửa đổi tư tưởng lại th́ Chơn Sư mới vén bức màn lên. Hai cái Tâm sẽ thông đồng như khi trước. Thường thường sự ngăn cách nầy không quá 48 giờ.

Mới nghe qua chuyện nầy th́ không thấy có chi là lạ lùng cả. Nhưng thật ra nó có một hậu quả lớn lao mà không ai ngờ.

Chúng ta nên biết rằng ở mấy cơi cao, Chơn Sư luôn luôn tập trung tư tưởng của Ngài trong công việc phải thật hành không để một phút xao lảng. Tâm của Ngài rất thanh tịnh, nó yên lặng như mặt nước hồ thu.

Nếu chúng ta làm xao động Tâm của Ngài th́ Ngài phải tạm ngưng công việc của Ngài trong chốc lát đặng ngăn Tâm thức của Ngài với Tâm thức của chúng ta. Như thế Ngài mất một khoảng th́ giờ quí báu và tiêu hao sức lực.

Chúng ta không biết giá trị th́ giờ ở mấy cơi cao và công việc của Ngài quan trọng như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta có bổn phận không nên làm cho Ngài nhọc ḷng và phí sức một cách vô ích.

Một lẽ khác nữa, v́ vô t́nh ta làm tŕ hoăn sự tiến hóa, mặc dầu là trong giây lát, nhưng đây cũng là một tội rồi vậy.

 

Bực thứ ba :

 

CON CỦA THẦY.

Tới một ngày kia khi Chơn Sư thấy Tâm của đệ tử đă được trong sạch, Trí và Vía của anh không c̣n ứng đáp với những tư tưởng và ư muốn thấp hèn nữa và anh làm việc đắc lực th́ Ngài cho Tâm anh nhập vô Tâm của Ngài mật thiết hơn lúc trước.

Đây là giai đoạn thứ ba : Đệ tử vào hạng Con của Thầy.

Tới bực nầy rồi, Chơn Sư không c̣n buông bức màn ngăn cách Tâm Ngài và Tâm của đệ tử nữa.

Trong một thời gian sau, Ngài dẫn anh đến tŕnh diện Quần Tiên Hội đặng xin cho anh được Điểm Đạo lần thứ nhứt

 

Thời Kỳ Chuẩn Bị Để Được Điểm Đạo Lần Thứ Nhứt

Thời kỳ chuẩn bị để điểm đạo lần thứ nhứt gồm 4 giai đoạn :

 

I - Giai đoạn thứ Nhứt.

Ấn giáo gọi là Viveka – Discernement – Phân biện.

Phật giáo gọi là Manodvaravajjana – có nghĩa là mở cửa Trí khôn.

II – Giai đoạn thứ Nh́.

Ấn giáo gọi là Vairagya – Détachement - Đoạn tuyệt hay là Xả.

Phật giáo gọi là Parikamma – có nghĩa là chuẩn bị hành động.

III – Giai đoạn thứ Ba.

Ấn giáo gọi là Shatsampatti tức là 6 đức tánh thuộc về nhóm năng lực trí thức :

1/ Shâma : Kiểm soát cái Trí.

2/ Dâma : Kiểm soát giác quan và thân thể.

3/ Uparati : Khoan dung.

4/ Tititsha : Kiên nhẫn.

5/ Shraddha : Đức tin.

6/ Samadhapa : Điềm tĩnh.

Phật giáo gọi giai đoạn thứ Ba là Upacharo - Chủ ư hay Hạnh kiểm. Cũng gồm 6 đức tánh :

1/ Samo : Tư tưởng yên tịnh và trong sạch.

2/ Damo : Kiểm soát giác quan và thân thể.

3/ Uparati : Khoan dung.

4/ Titikcha : Nhẫn nại.

5/ Shamadhana : Sức mạnh của sự chủ ư.

6/ Shraddha : Đức tin.

(Phật giáo để Sức mạnh của sự chủ ư trước Đức tin)

Theo quyển Dưới Chơn Thầy, giai đoạn thứ Ba là Hạnh kiểm gồm 6 đức tánh sau nầy :

1/ Tự chủ trong khi tư tưởng.

2/ Tự chủ trong lúc hành động.

3/ Khoan dung.

4/ An phận.

5/ Đi thẳng tới mục đích.

6/ Ḷng tin cậy.

IV – Giai đoạn thứ Tư

Theo Ấn giáo, giai đoạn thứ Tư là Mumuksha – Ư muốn được giải thoát.

Phật giáo gọi giai đoạn chót là Anuloma, nghĩa là Thứ tự trực tiếp hay là Liên tục.

Quyển Dưới Chơn Thầy lại gọi là Ḷng Từ Ái.

Tên mỗi giai đoạn tuy có khác nhau song sự giải thích về những điều kiện bắt buộc vẫn giống nhau.

Thí sanh phải có đủ 4 đức tánh nầy tới một mức độ đă qui định sẵn và nhứt là phải mở rộng ḷng Từ bi. Nếu không biết thương người, không sẵn sàng giúp đỡ bất câu là ai trong lúc cần thiết, th́ các đức tánh khác giống như nước đổ xuống cát, một chập sau bị rút đi mất hết.

Thật ra khi bước vào con Đường nhập môn vị đệ tử đă cố gắng luyện ḿnh cho có đủ bốn đức tánh cần thiết và càng ngày chúng càng phát triển.

Một vị Cao đồ của Chơn Sư đă nói : “Nên để ra 2 năm để tập một đức tánh, hết 8 năm th́ có đủ bốn đức tánh.”

Được như thế, cái kết quả sẽ khả quan và có nhiều hy vọng được điểm đạo.

Nhưng thiết tưởng cũng phải nói chút ít về ư nghĩa cao siêu của mỗi đức tánh cho người chí nguyện biết th́ sự luyện tập mới đem lại những kết quả tốt đẹp mau chóng.

 

1/ VỀ GIAI ĐOAN THỨ NHỨT : ĐỨC TÁNH PHÂN BIỆN.

Trước hết phải biết Cơ Trời là Luật Tiến Hóa.

Thái dương hệ nầy sanh ra để đưa con người và các loài tiến tới bực siêu phàm.

Thật con người là Chơn Thần ở trong xác thân. Xác thân mà xưa nay hầu hết lầm tưởng là con người, chẳng qua là một khí cụ để cho con người dùng đặng học hỏi và kinh nghiệm những luật Trời tại cơi trần mà thôi. Vậy th́ phải biết Phân biện. Cái nào là tinh thần, cái nào là vật chất, cái nào là h́nh thể, cái nào là Linh hồn. Cái nào chơn, cái nào giả; cái nào là trường cửu, cái nào là phù du; cái nào hư, cái nào thực; cái nào lành, cái nào dữ; cái nào hữu ích nhiều, cái nào hữu ích ít.

Phải nhận xét cho đúng đắn và mau lẹ. Phải vượt qua bức màn ảo ảnh của vật chất mới thoát khỏi những sự cám dỗ và quyến rủ của nó dưới muôn vạn h́nh thức đẹp đẽ khác nhau.

Phải học hỏi cho rộng sâu; phải trải qua nhiều kinh nghiệm mới mong thành công được phần nào.

 

2/ VỀ GIAI ĐOẠN THỨ NH̀ : ĐOẠN TUYỆT HAY XẢ.

Đức tánh thứ Nh́ Đoạn tuyệt do Đức tánh thứ nhứt mà ra. Tuy nhiên phải phân biệt hai thứ Đoạn tuyệt : một thứ tạm thời và một thứ chân chánh trường tồn.

a/ Đoạn tuyệt tạm thời.

Khi nhân quả cướp mất vật ǵ mà ta quí trọng hơn hết hay là những người mà ta thương yêu hơn hết th́ ḷng ta vô cùng đau đớn. Ta buồn bực, ta chán nản thế sự. Ta không c̣n thiết tha với sự sống nữa. Những lạc thú của đời đối với ta rất vô vị. Ta ước ao sống trong cảnh quạnh hiu, xa lánh tất cả mọi người, t́m sự thanh tĩnh trong chốn non cao rừng thẳm, mọi tiếp xúc với đời đều dứt hẵn. Nhưng đây không là đoạn tuyệt chân chánh đâu. Khi vết thương ḷng đă hàn gắn, khi sự đau khổ đă nguôi ngoai th́ con người trở lại thèm muốn những dục lạc khác. Rồi th́ đứng núi nầy trông núi nọ.

b/ Đoạn tuyệt chân chánh.

Trái lại, sự đoạn tuyệt chân chánh không sanh ra thái độ nguội lạnh hay là lănh đạm thờ ơ trong một thời gian như trên đây. Nó đánh giá trị của mỗi biến cố đúng với trạng thái tạm thời của sự vật. Nó quan tâm đến những ǵ có ảnh hưởng tới những kẻ ở chung quanh ḿnh và nên giúp họ hiểu được một cách minh bạch mỗi trường hợp đă xảy ra.

Nếu có một sự quyến rủ nào đưa đến th́ nó phân tích ra coi cái nào lợi cái nào hại, rồi bài trừ những ǵ không được trường tồn vĩnh viễn.

Một khi tâm hồn đă vượt lên khỏi sắc tướng th́ con người an ḷng theo đuổi con đường của ḿnh đă chọn lựa, không c̣n bị sự cuồng nhiệt của dục vọng làm cho điên đảo và án mất lương tri.

Con người hành động chỉ v́ bổn phận chớ không phải ước ao được hưởng hạnh phúc. Như Dưới Chơn Thầy đă dạy : “Vậy th́ làm lành bởi chưng ưa thích việc lành chớ không phải trông mong được ban thưởng. Phải làm việc v́ chưng ưa thích sự làm việc chớ chẳng phải trông mong thấy cái kết quả.

Con phải xả thân giúp đời v́ con thương đời và bởi tại con không c̣n làm cách nào khác nữa.”

 

3/ VỀ GIAI ĐOẠN THỨ BA :  SHATSAMPATTI.

Đức tánh thứ nhứt.

1.- Shâma - tức là kiểm soát gắt gao tư tưởng hay là làm chủ cái Trí. Thí sanh phải biết rành rẽ hậu quả của tư tưởng. Tùy theo chúng hướng về điều thiện hay điều ác, chúng thiết lập những liên quan tốt hay xấu giữa anh và những người ở chung quanh anh, trong đạo đức gọi là gây ra nghiệp quả lành hay nghiệp quả ác với những kẻ khác. Tư tưởng có quyền năng giúp đời hay phá rối đời sống của con người, nói một cách khác, nó làm lợi cũng được mà làm hại cũng được. Tùy theo bản tánh của nó, nó có thể thúc đẩy hay làm tŕ hoăn sự tiến hóa. Phải sử dụng nó vào công việc giúp đỡ nhân loại của Chơn Sư mà thôi. Đừng quên rằng tư tưởng là cội rễ của sự Luân Hồi Quả Báo.

Một tư tưởng trong 5 phút có thể phá hoại công phu của 5 năm luyện tập. Dầu gây dựng lại được đi nữa cũng là mất th́ giờ rồi.

Đức tánh thứ nh́.

2.- Dâma – là sự kiểm soát giác quan và thân thể tức là những t́nh cảm, nói một cách khác, đó là kỷ luật của Hạnh kiểm.

Luôn luôn người đời chú trọng đến hạnh kiểm, mà không biết hạnh kiểm vốn do tư tưởng tạo ra. Nếu tư tưởng thanh cao th́ hạnh kiểm sẽ tốt đẹp bởi v́ tư tưởng sẽ biến thành sự hành động. V́ thế nếu trong trí ta vừa nảy sanh ra một tư tưởng quấy th́ phải diệt nó ngay tức khắc. Xin nhắc lại diệt đây là sanh ra một tư tưởng tốt đối lập với tư tưởng xấu đó. Không vậy th́ tư tưởng xấu nầy bắt buộc ta phải nhớ tới nó măi, rồi tới một ngày nó biến thành sự hành động mà ta không c̣n th́ giờ hay là phương thế nào ngăn cản kịp nữa. Ta sẽ phạm tội v́ làm một việc không phải.

Đức tánh thứ ba.

3.- Ouparati – Có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong Huyền bí học có nghĩa là khoan dung, rộng răi, cao thượng và không bao giờ nản ḷng. Ấy là một trong những đức tánh hiếm có nhứt và cần thiết nhứt trong đời sống của người đệ tử.

Phải thấy Chơn Thần trong muôn vạn h́nh hài mà chúng ta đang gặp gỡ hằng ngày trên con đường hành hương, mặc dầu có thứ xấu xa hay gớm ghiết thế mấy đi nữa. H́nh hài là lớp áo của Chơn Thần khoác lên ḿnh để hiện ra. H́nh hài có đẹp, có xấu là tại v́ sự tiến hóa có cao, có thấp. Càng tiến hóa thân h́nh càng trở nên tuấn tú, phương phi, oai nghi, lẫm liệt.

Nói một cách khác, mỗi người hay mỗi con vật là một ChơnThần cũng như ta vậy.

Mỗi Chơn Thần đă vạch sẵn cho ḿnh một con đường đi riêng biệt, thích ứng với sự tiến hóa của ḿnh, vậy chớ nên bảo kẻ khác phải như thế nầy hay như thế kia theo ư ta muốn. Mỗi cung đều khác nhau.

Phải kính trọng các tôn giáo và chịu đựng những tập quán, những phong tục bởi chúng là những khía cạnh của Chơn lư phát hiện ra tùy thời, tùy cảnh. Tiếc thay về lâu, có những sự mê tín dị đoan xen vào làm giảm mất giá trị thiêng liêng của nó.

Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục, lời xưa dạy rất đúng về độ lượng khoan hồng.

Thừa nhận mỗi người với tánh tốt và tánh xấu của y tức là nhận thấy Đức Thượng Đế ngự trong tâm của mỗi người.

Phải dành cho mọi người tất cả những sự dễ dăi, phải rộng ḷng tha thứ những lỗi lầm của kẻ khác, nhưng tự ḿnh phải hết sức nghiêm khắc đối với ḿnh, không dung dưỡng một mảy bợn nhơ trong ḷng hay là một ư nghĩ thấp hèn trong trí.

Dầu cho ngày nay ḿnh đă thành ra con bướm, cánh lộng lẫy rực rỡ, bay liệng trên nhành, ḿnh cũng chớ nên quên lốt cũ của ḿnh, bởi trước đây không lâu, ḿnh vốn là con sâu ḅ lăn quăn dưới đất, ai thấy cũng ghê tởm v́ sợ suông nhầm. Có nhớ như thế mới khoan dung được và không c̣n chê cười ai nữa.

Đức tánh thứ tư.

4.- Tititsha - Nhẫn nại – Đây là khả năng chịu đựng một cách bền bĩ tất cả những ǵ không hay xảy đến cho ḿnh mà không hề than van rên siết, không hề oán trời trách đất, giận vật hờn người.

Phải quan niệm rằng những biến cố đó vốn do định luật chí thiện đă sắp đặt sẵn bởi v́ ta phải gặt hái những quả của các thứ nhân mà ta đă gieo trồng thuở xưa. Những chướng ngại hiện ra trên con đường của ta đi bây giờ chính là ta đă tạo chúng nó ra ở mấy kiếp trước. Bây giờ ta phải lo ruồng phá chông gai, dọn dẹp con đường lại cho sạch sẽ, bằng thẳng.

Ta đă chọn con đường của ta đi, ta cứ đi tới. Những bước chân của ta rất vững vàng, rất quả quyết. Ta đă thấy mục đích, ta phải cố đạt cho được nó. Không có một sự vui hay một sự buồn nào làm cho ta chuyển hướng, hay là bỏ con đường đó đặng bước sang qua nẻo khác. Người ta cũng thấy những trận giông tố luôn luôn xảy ra trong đời sống của những người chí nguyện chân thành. Anh phải chịu đựng tất cả những sự rối rắm trong gia đ́nh, những sự khó khăn trong công việc làm ăn, những bịnh tật liên miên và những lời mắng nhiếc thậm tệ của những kẻ không hiểu anh.

Người đời không biết th́ cho rằng trời đất bất công bởi v́ một người từ thiện, một người chỉ biết lo mưu hạnh phúc cho kẻ khác đáng lẽ phải được sung sướng, phải được giàu sang vinh hiển mới phải, chớ có đâu phải lận đận lao đao như thế.

Người ta đâu biết rằng : Thiên đ́nh thấy anh đáng giúp đỡ nên nhồi quả cho anh. Anh phải trả trong một vài kiếp số quả mà đem chia ra từng phần th́ anh phải đầu thai cả trăm kiếp nữa mới thanh toán xong.

Anh phải trả hết số nợ của anh đă gây ra trong nhiều kiếp trước, anh mới rảnh rang đặng gánh vác phần nào nghiệp quả nặng nề của trần gian.

V́ thế người chí nguyện phải tập cho được tánh hết sức nhẫn nại. Cũng đừng quên rằng sự tu tâm luyện tánh đ̣i hỏi một thời gian rất lâu từ kiếp nầy sang kiếp kia, chớ nào phải một vài năm mà thành công rực rỡ. Chớ nên nửa chừng bỏ cuộc mà e cho nhiều kiếp sau chưa ắt gặp lại những cơ hội tốt để gầy dựng cơ đồ.

Đức tánh thứ năm.

5.- Shraddha - Đức tin.

Đức tin đây cũng có thể gọi là ḷng tin cậy Tin cậy nơi Sư Phụ ḿnh mà ḿnh cũng tin cậy ở ḿnh nữa.

Kẻ chí nguyện tin cậy ở Sư Phụ ḿnh, v́ Ngài đă dắt anh qua khỏi quăng đường chông gai đến một chỗ mà anh thấy cửa  Đạo đă hé mở cho anh. Anh tin ở quyền năng của Sư Phụ, tin cậy sự huấn luyện của Ngài.

Anh tin rằng trong một kiếp lai sanh, anh sẽ giống y như Sư Phụ của anh bấy giờ nghĩa là anh sẽ đắc thành chánh quả.

Anh tin cậy anh v́ anh là Chơn Thần, anh vốn thiêng liêng. Quyền năng của anh là quyền năng của Đức Thượng Đế, chúng nó vốn vô biên. Anh sẽ làm được những công việc mà Đức Thượng Đế đă thực hiện.

Anh sẽ chiến thắng mặc dầu anh phải trải qua những nổi cực nhọc khó khăn lớn lao đến bực nào.

Đức tánh thứ sáu.

6.- Samadhana - Điềm tĩnh.

Tánh điềm tĩnh hay là sự yên lặng của cái Trí là kết quả của sự hoạch đắc ở đức tánh trước. Thí sanh phải giữ vững được thăng bằng, cái tâm của anh đă thanh tịnh. Anh đă đứng trước cửa Điểm đạo.

 

4/ VỀ GIAI ĐOẠN THỨ TƯ : MUMUKSHA - Ư muốn được giải thoát.

Xin nhắc lại, mục đích tiến hóa của Thái dương hệ là đưa con người đến bực Siêu Phàm.

Trong cuộc hành hương của Linh hồn có 3 thời kỳ trọng hệ hơn hết.

Thời kỳ thứ nhứt – Thoát kiếp thú, có Thượng Trí, đầu thai làm người.

Thời kỳ thứ nh́ - Được điểm đạo lần thứ nhứt gọi là Nhập lưu, nghĩa là vào ṿng tiến hóa của những bực Siêu Phàm.

Thời kỳ thứ ba – Qua đến tới bờ bên kia tức là thành chánh quả, được 5 lần Điểm đạo. Được giải thoát, bỏ kiếp người, nhập vào hạng Siêu Phàm.

Thế nên ư muốn được giải thoát không có mang màu sắc ích kỷ cá nhân. Ḿnh phải tự giải thoát cho ḿnh rồi, ḿnh mới giải thoát cho kẻ khác được.

Thành công trong 3 giai đoạn đầu tiên mới kể ra trước đây th́ thí sanh thành một vị A đi cà ri (Adhikari) tức là người đệ tử đă vượt qua giai đoạn thử ḷng. Anh xứng đáng được điểm đạo lần thứ nhứt.

 

Bốn Bực Đệ Tử Được Điểm Đạo

Có 4 Bực Đệ tử được điểm đạo.

 

A.- Những vị được Điểm đạo lần thứ nhứt.

Ấn Giáo gọi những vị được Điểm đạo lần thứ nhứt là Parivrajaka nghĩa là người đi ta bà trong 3 cơi Vũ trụ.

Phật Giáo gọi là Sowani hay là Sotapanna, Tu đà huờn. Sowani có nghĩa là vào ḍng sông, nói bóng dáng là vào ḍng tiến hóa của những vị Siêu phàm tức là Nhập lưu.

 

B.- Những vị được Điểm đạo lần thứ nh́.

Vị Tu đà huờn phải lo chặt đứt 3 chướng ngại sau nầy :

1.- Sakayadathi – Phàm nhơn là mộng ảo hay là ảo tưởng về Phàm nhơn.

2.- Vitchikitchtcha – Sự hoài nghi hay mơ hồ.

3.- Vilablataparamasa -  Mê tín – Tin dị đoạn.

Khi hoàn toàn thành công rồi, vị Tu đà huờn mới được điểm đạo lần thứ nh́.

Ấn Giáo gọi vị đệ tử được điểm đạo lần thứ nh́ là Koutichaka, nghĩa là người đă cất được một cái cḥi, dựng lên một túp lều, người đă đi tới chỗ yên tịnh.

Phật giáo gọi là Sakridagami – Tư đà hàm, nghĩa là người chỉ trở lại một lần nữa mà thôi; Nhứt lai. Danh từ nầy ám chỉ rằng vị Tu đà hàm chỉ cần đầu thai một kiếp nữa là tới bực La hán và vị La hán có quyền ở tại cơi Bồ Đề tu luyện thêm đặng lên tới bực A sơ ca (Asekha) được hoàn toàn giải thoát, khỏi cần phải trở xuống trần mang cái xác phàm nặng trịu nầy nữa.

Mà nếu Ngài muốn đi đầu thai th́ là tự ư chớ không phải bị bắt buộc. Trong giai đoạn nầy vị Tư đà hàm không có dây xiềng xích nào phải cởi mở nhưng anh phải lo tinh luyện tâm tánh thêm nữa v́ thời kỳ nầy là thời kỳ nguy hiểm hơn hết trong 5 giai đoạn của đường Đạo.

Trí hóa của anh phát triển mau lẹ và anh dùng được nhiều quyền năng siêu việt. nếu anh trổ tánh kiêu căng, tự phụ, lạm dụng những phép thần thông th́ anh sẽ rớt. Rớt đây là đầu thai nhiều kiếp mà không tiến hóa thêm chút nào cả.

 

C.- Những vị được Điểm đạo lấn thứ ba.

Giữa hai kỳ Điểm Đạo những kết quả đă được luật pháp qui định phải hiện ra rơ ràng, như thế người ta thấy rơ sự thay đổi của con người nội tâm.

Đặc tính của người đă được điểm đạo là phải hoàn thành công việc đang làm, trước khi bắt qua một công việc khác. Không được phép thật hành nửa chừng rồi bỏ dở.

Thiên đ́nh không chấm điểm ta do theo sự thành công hay sự thất bại của ta mà xét đoán cách ta làm việc và cách ta phản ứng với những điều xảy đến cho ta hằng ngày. Việc làm trọng hệ hay không trọng hệ chẳng cần thiết.

Vị Tư đà hàm phải sống một đời sống tinh thần nghĩa là biết ḿnh chẳng những là một với Thượng Đế mà cũng là một với chúng sanh, từ loài tinh chất, kim thạch, thảo mộc, cầm thú cho đến con người.

Khi đúng công phu rồi th́ anh được điểm đạo lần thứ Ba.

Ấn giáo gọi những người điểm đạo lần thứ ba là Hamsa, nghĩa Thiên hạc.

Tục truyền rằng đứng trước một chậu đựng sữa pha nước th́ con Hạc biết cái nào là sữa, cái nào là nước.

Cũng thế, hiền nhơn đánh đúng giá trị của mọi việc ở đời. Phật giáo gọi mấy vị nầy là Anagamin – A na hàm. Anagamin có nghĩa là không trở lại nữa; Bất lai. Nội trong kiếp nầy anh phải đi tới bực La hán và như tôi đă nói trước đây, vị La hán được phép không trở xuống thế gian như trước nữa.

Vị A na hàm phải lo tận diệt hai tánh nầy :

4.- Kamaraya - Dục t́nh do giác quan sanh ra.

5.- Patigha - Sự giận hờn hay thù oán.

Tới bực nầy rồi đâu c̣n say hoa đắm nguyệt hay là nổi nóng, múa tay trợn mắt, vỗ bàn đập ghế như thường nhơn. Tuy nhiên vật chất có quyền năng quyến rủ phi thường. Nó trổi những khúc nhạc du dương làm mê loạn tâm thần, chớ nên để lọt vào tai. Nếu không đề pḥng th́ e hồ thu nổi sóng, con thuyền trôi dạt phương xa, phải mất th́ giờ và vất vả lắm mới ghé được vào bến cũ. Một phút yếu ḷng ngàn năm ân hận. Những vị đă qua tới Bờ Giác đều cảnh cáo chúng ta phải cẩn thận từng li từng tí, kẻo sa vào cạm bẩy của kẻ nghịch dàn sẵn ở mỗi chặng đường. Có nhiều kinh nghiệm chừng nào mới sợ nhiều chừng nấy.

Ngoài ra, thí sanh phải vào một trạng thái gọi là Avitchi (A Tỳ), nghĩa là không có sự rung động. Thí sanh cảm thấy ḿnh bị loại ra khỏi ṿng Trời Đất, trơ trọi một ḿnh, không thầy, không bạn, không không gian, không thời gian. Ở trong trạng thái nầy một phút cầm bằng một ngàn hay một muôn năm ở ngoài thế.

Nếu thí sanh chịu không nổi, bước ra ngoài th́ thi rớt. Kỳ sau phải thi lại.

Đức Leadbeater có nói : Sự kinh nghiệm nầy ghê tởm hơn hết trong những kinh nghiệm mà con người phải trải qua. Chịu đựng được th́ có hai điều hay :

Một là mở rộng ḷng từ bi, chia sớt số phần của những anh Bàn Môn Tả Đạo bị đày vào chốn nầy v́ tội ác của mấy ảnh đă làm trong những kiếp quá khứ mà không biết ăn năn chừa cải.

Hai là kinh nghiệm nầy dạy con người phải thật gan dạ, phải tự tin, phải đứng vững một ḿnh, đừng trông cậy sự giúp đỡ của ngoại nhơn, phải chắc chắn ḿnh với Thượng Đế là Một, đâu đâu cũng có Ngài. Cảm thấy ḿnh lẻ loi là mộng ảo.

 

D.- Những vị được Điểm đạo lần thứ tư.

Những vị được điểm đạo lần thứ tư, Ấn giáo gọi là Parahamsa nghĩa là Con Hạc lớn - Đại Thiên Hạc.

Phật giáo gọi là Arhat – La hán.

Arhat có nghĩa là Đại Đức, Tôn Giả. V́ La hán mới đi nửa đường Đạo, Ngài phải phá tan 5 chướng ngại chót mới được hoàn toàn giải thoát.

Năm chướng ngại đó là :

6.- Rouparaga - Muốn sống trong cơi có h́nh dạng.

7.- Arouparaga – Muốn sống trong cơi vô h́nh, không có h́nh dạng.

8.- Mana – Kiêu hảnh.

9.- Ouddhatchtcha – Cái Trí c̣n xao động – Tâm chưa yên tĩnh.

10 .- Avidjya – Vô minh.

Mười chướng ngại nầy Phật giáo gọi là Samyojanas – nghĩa là những xiềng xích buộc con người vào bánh xe Luân hồi.

Bốn bực đệ tử được điểm đạo là bốn quả vị đầu tiên của Quần Tiên Hội hay là Thiên đ́nh. Phật giáo gọi là Tứ Thánh. Thường thường vị Tu đà huờn phải tu trong 7 kiếp mới tới bực La hán. C̣n vị La hán phải tu thêm 7 kiếp nữa mới được làm một vị Chơn Tiên A sơ ca (Aseka). Tất cả là 14 kiếp. Tuy nhiên thời gian nầy có thể rút ngắn lại.

Sau khi chặt đứt được chướng ngại chót là Vô minh th́ vị La hán đă hoàn toàn sáng suốt. Ngài được 5 lần điểm đạo. Ấn giáo gọi Ngài Jivanmoukta nghĩa là Linh hồn đă được giải thoát.

Phật giáo gọi là A sơ ca (Aseka) có nghĩa là không c̣n làm đệ tử, không c̣n học hỏi cái chi trong dăy Địa cầu nầy. Đối với người đời th́ Ngài toàn năng, toàn thiện, toàn giác.

Ngài liên lạc mật thiết với Ngôi Thứ Ba của Đức Thái Dương Thượng Đế. Nhờ vậy, Ngài mới được phép thâu đệ tử. Ngài ghé mắt vào vấn đề nào th́ biết trọn vẹn về vấn đề đó, không sót một chi tiết nhỏ nhặt nào cả. Ngài đă đoạt được mục đích định sẵn cho Thái Dương hệ nầy. Ngài đă vào hạng Siêu Phàm. Người ta gọi Ngài là Chơn Tiên.

 

Điểm Đạo Là Ǵ ?

Tôi tưởng cũng phải giải nghĩa Điểm Đạo là ǵ đặng cho nhiều bạn hết thắc mắc.

Điểm đạo là chỉ máy huyền vi hay nói bóng dáng là giao ch́a khóa mở cửa cơi Trời.

Điểm đạo cũng có nghĩa là khởi đầu một cuộc đời mới trong Phàm nhơn lần lần trở nên phản ảnh của Chơn nhơn, và Chơn nhơn bắt đầu vận dụng những quyền năng của Chơn thần.

Sau mỗi kỳ Điểm đạo, Tâm thức đều mở rộng hơn trước rất nhiều. Vị đệ tử thành một người mới.

Ai Điểm Đạo ?

Tại quả Địa cầu nầy chỉ có 5 lần Điểm đạo và cũng chỉ có một Đấng Duy Nhất Chí Tôn cầm quyền Điểm đạo mà thôi. Ấy là Đức Ngọc Đế, chủ tể Quần Tiên Hội.

Ngài thay mặt cho Đức Thái Dương Thượng Đế đặng cai trị thế gian và chăm nom sự tiến hóa của các loài vật trên Địa cầu nầy. Không có sự ưng thuận của Ngài th́ không một ai được vào Quần Tiên Hội. Luôn luôn trong hai kỳ điểm đạo lần đầu tiên, kỳ thứ nhứt và kỳ thứ nh́, Ngài cậy Đức Bồ Tát hay là một vị Đế Quân thay mặt cho Ngài và nhơn danh Ngài.

 

Điểm Đạo Tại Đâu ?

Điểm đạo lần thứ nhứt tại cơi Trung giới.

Điểm đạo lần thứ nh́ tại cơi Hạ thiên.

Điểm đạo lần thứ ba tại cơi Thượng thiên.

Điểm đạo lần thứ tư tại cơi Bồ đề.

Điểm đạo lần thứ năm tại cơi Niết Bàn.

Từ lần Điểm đạo thứ sáu, thứ bảy sắp lên ở mấy cơi khác, ngoài Địa cầu nầy.

 

Bảy Đường Tiến Hoá Trước Mặt Các Vị Siêu Phàm.

Đường Đạo hay là Đường Tiến Hóa có phải chấm dứt tại chỗ 5 lần điểm đạo nầy hay không ? Không. Nó vốn vô tận vô biên. Trước mặt các vị Siêu phàm có 7 đường Tiến hóa khác nhau, các Ngài có quyền tự do chọn lựa con đường hạp với ḿnh đặng đi theo.

1.- Hoặc nhập vào Niết Bàn tu hành thêm rồi không biết bao nhiêu tỉ năm sau sẽ thành một vị Avatar hay là Hiện Thân của Đức thượng Đế trong một Vũ trụ khác. Người ta gọi là mặc áo Đạt ma cai da (Dharmakaya). Tàu dịch là Pháp thân.

2.- Hoặc nhập vào cơi Niết Bàn ở trong một trạng thái Thiêng Liêng gọi là Sam bô ga cai da (Sambhogakaya), không biết đúng nghĩa là chi, v́ có nhiều nghĩa.

3.- Hoặc nhập vào hàng những vị Niệt ma na cai da (Nirmanakaya) sanh thần lực để cho nhơn viên của Quần Tiên Hội dùng đặng độ đời.

Nhiều vị đệ tử của Đức Phật khi xưa theo con đường nầy.

4.- Hoặc theo con đường tiến hóa của các vị Đại Thiên Thần.

5.- Hoặc dự vào việc tạo lập dăy Hành tinh thứ năm, sau thế cho dăy Địa cầu chúng ta là dăy thứ tư.

6.- Hoặc nhập vào Bộ Tham mưu của Đức Thái Dương Thượng Đế.

7.- Hoặc giữ xác phàm, lănh một chức vụ trong Quần Tiên Hội đặng lo cho sự tiến hóa của các loài vật trên Địa cầu.

Trước khi chấm dứt bài nầy tôi tưởng cũng phải nói thêm vài lời rằng :

 

Quan niệm Tiên Trưởng trong Huyền bí học khác hẳn quan niệm Tiên trưởng trong những tiểu thuyết Trung Hoa như Phong Thần, Tây Du, Phong Kiếm Xuân Thu, Đông Du Bát Tiên hay trong những bài ca tiên đọc trong những lúc cầu đàn mà phần đông chúng ta đều quen thuộc. Sự thật thế nào ? Ai có kinh nghiệm nhiều rồi th́ biết rơ. Căi vă làm chi đă vô ích mà lại mất niềm ḥa khí, bởi v́ trong cơi Huyền bí vô h́nh, mặc dầu có những bằng chứng cụ thể, nhưng mà con mắt phàm không thể thấy được th́ lấy ǵ mà chứng minh. Điều hay hơn hết là nên nhớ rằng mỗi người đều có quyền tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng, ai muốn theo đuổi con đường nào hạp với ḿnh th́ cứ tự tiện, không ai được phép chê bai hay kích bác cả.

                                                                                                                    BẠCH LIÊN

 

NÊN ĐỌC THÊM NHỮNG QUYỂN SAU NẦY :

1.- CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ.

2.- DƯỚI CHƠN THẦY.

3.- GIẢNG LƯ DƯỚI CHƠN THẦY.

4.-GIẢNG LƯ ÁNH SÁNG TRÊN ĐƯỜNG ĐẠO.

5.- CHƠN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO.

và cố gắng thực hành những lời dạy đó trong đời sống hằng ngày.

 

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES