Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


ĐẠI TÁ OLCOTT – một người quân tử

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng năm 2007)

Trích Thế Giới Quanh Ta - Radha Burnier

Bản dịch  www.thongthienhoc.com

 

ĐẠI TÁ OLCOTT – một người quân tử

 Radha Burnier

 

Đại tá Henry Steel Olcott chắc chắn là một người vượt lên trên hầu hết những người khác. Ông ghi dấu ấn trong nhiều địa hạt v́ cho dù ông sinh hoạt và làm việc ở nơi đâu đi chăng nữa, th́ ông cũng biểu lộ những phẩm tính của tâm và trí khiến cho ông xứng đáng được gọi là ‘người quân tử’, một thuật ngữ do Khổng Tử sử dụng.

 Khi c̣n là thanh niên, ông đă nổi tiếng v́ đă lập nên một trang trại kiểu mẫu cho nền canh nông và chẳng bao lâu sau đó là một trường Nông nghiệp tiên phong nơi người ta rèn luyện học sinh có hệ thống. Khi lên 23 tuổi, ông được chính quyền Hy Lạp đề nghị làm Chủ nhiệm Sở Nông nghiệp ở Athens, nhưng ông từ chối. Chẳng bao lâu sau đó, ông lại được đề cử làm Giám đốc Sở Canh Nông ở thủ đô Washington, nhưng ông cũng từ chối. Thành công vang dội ngay từ đầu này của ông là do ông có sáng kiến, có nghị lực và tận tụy với phúc lợi của nhân loại. Ông làm điều ǵ đâu phải v́ ham muốn nổi bật cá nhân hoặc trục lợi mà động cơ thúc đẩy ông hành động chỉ là một óc vị tha thuần túy.

Sau này Annie Besant phải viết rằng sự trải nghiệm và những phẩm chất mà ông thu hoạch được trong những hoạt động thế tục đă chuẩn bị ông cho công việc mà ông phải thực hiện về sau để gợi linh hứng cho nhiều người ủng hộ cái lư tưởng huynh đệ đại đồng tuyệt nhiên không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp v.v. . . cũng như công tŕnh của Hội Thông Thiên Học. Thỉnh thoảng ông lại từ chối những lời đề nghị đầy uy tín và có lợi để làm điều có giá trị hơn xét theo quan điểm cao thượng hơn. Ở đây chúng ta ắt không mô tả tỉ mỉ vai tṛ của ông trong việc nhổ tận gốc rễ nạn tham nhũng trong quân đội Mỹ, hoặc cách thức mà ông có được tiếng tăm trong nghề làm báo, trước hết là một thông tín viên về canh nông rồi sau này là một nhà báo chuyên điều tra nghiên cứu làm việc cho những tờ báo có uy tín chẳng hạn như Diễn đàn Nữu Ước, Mặt trời Nữu Ước và Hoạt báo Nữu Ước.

Cuộc đời của ông là một tấm gương về cách thức cái gọi là những họat động thế tục khi thấm nhuần những phẩm tính đúng đắn, vẫn có thể khiến cho người ta đủ tư cách để dẫn dắt thế giới hướng về sự tiến bộ đạo đức và tinh thần. Ông là Hội trưởng Hội Thông Thiên Học từ khi nó mới bắt đầu vào năm 1875 cho đến khi ông qua đời năm 1907. Nhưng ông không phải là người chỉ giữ chức tốt nhất của từ ngữ này. Việc đứng đầu một tổ chức tận tụy với T́nh Huynh Đệ và nền ḥa b́nh thế giới trong số các dân tộc trên trái đất đ̣i hỏi người ta chẳng những phải có các năng lực kinh doanh b́nh thường mà c̣n có một sự hiểu biết sâu sắc (xét theo quan điểm tinh thần) về tâm lư và nhu cầu của con người - và ông quả là có điều này. Với vai tṛ là một nhà báo khi ông gặp bà H.P.Blavatsky ở một nơi mà những hiện tượng tinh thần quan trọng đang diễn ra th́ điều đó đă kích động trọn cả một khía cạnh trong nhân cách của ông, đưa ông tới gần nhiều Chơn sư ở Đông Phương. Blavatsky giảng dạy Minh triết Ngàn đời dưới một dạng mà thế giới vào lúc đó, nhất là thế giới Âu Mỹ cần tới. Nhưng chính v́ Olcott và năng lực lớn lao của ông đă tŕnh bày và truyền bá Giáo huấn Minh Triết cho nên vô số người trên thế giới mới chịu ảnh hưởng và vẫn c̣n chịu ảnh hưởng nhằm thay đổi cách sống của ḿnh.

Đại tá Olcott biết cách tạo ra một khuôn khổ theo hiến chế để cho Hội Thông Thiên Học được hoàn toàn thích ứng với những mục đích và tính cách của ḿnh. Hiến chế mà ông dựng nên đă tỏ ra có giá trị và chứng minh tầm nh́n xa trông rộng của ông trong ṿng một thế kỷ và một phần tư. Nó tổ hợp mọi điều cung ứng cần thiết để cho các hội viên cá nhân vẫn có tự do mưu t́m sự thật và ứng dụng các nguyên lư đúng đắn vào cuộc đời của ḿnh, đồng thời nó cũng xúc tiến một thái độ hợp tác, khoan dung lẫn nhau và liên đới để tiến hành công việc v́ phúc lợi của toàn thể nhân loại cũng như những tạo vật mà các nhà Thông Thiên Học thường coi là những ‘đứa em nhỏ bé hơn’. Hiếm khi nào một tổ chức lại nhấn mạnh tới nhu cầu có được một mối quan hệ giữa những người vị tha với mục đích chung, trong đó người ta vừa có sự tự do cá nhân lại vừa có một ư thức thống nhất mạnh mẽ. Đơn nhất mà không tùy thuận mù quáng là một đặc trưng chủ yếu của Hội Thông Thiên Học.

Sự năng động của ông Olcott đă ảnh hưởng sâu sắc tới đầu óc của người Á Đông khi người ta có nguy cơ ch́m vào một trạng thái thụ động và tùy thuận trước một thẩm quyền cưỡng chế, nó không chấp nhận một óc khảo cứu và điều tra. Nghị lực mới được truyền cho tín đồ Phật Giáo, Ấn giáo, Bái hỏa giáo và những người khác đă từng tiếp xúc và đàm đạo với ông. Lời buộc tội lúc bấy giờ của chính quyền Anh cho rằng người Sáng lập Hội là gián điệp (nhất là bà Blavatsky) ắt là một phản ứng trước sự thành công to lớn mà họ có được trên cương vị là một đội ngũ nhằm lay động ư thức đang thiu thiu ngủ của nhân dân bị áp chế.

Đại tá Olcott là một người rất liêm khiết và ngay thẳng. Điều này khiến cho ông có thể nhân danh chính quyền Mỹ mà hành hạ, truy tố ngay cả những người quan trọng dính líu vào những tṛ ma mănh tham nhũng khi cung cấp vật liệu v.v. . . cho Lục quân và Hải quân Mỹ. Hồi kư của ông (mà mọi hội viên Thông Thiên Học nên đọc) bao hàm một bài tường tŕnh rất dí dỏm về việc Đại tá viếng thăm nơi ông được chính vị Đại vương mời tới thăm Jammu và Kashmir, nơi ông được chính Đại vương mời tới thăm. Một trong những viên chức nhà nước được biệt phái tới Lahore (hiện nay ở Pakistan) để hộ tống ông. Vị Đại vương có tục lệ tặng tiền mặt và quần áo đắt tiền cho khách viếng thăm, nhưng Đại tá không chịu du di với những nguyên tắc của ḿnh và bảo rằng ḿnh không chấp nhận chỉ một đồng rupi thôi. Những lời căi lư dài ḍng cùng với điện tín qua lại cũng vẫn không làm cho việc thỏa thuận được dễ dàng lên chút nào, cho đến khi người ta quyết định rằng Olcott chỉ tiếp nhận tặng vật với tư cách chính thức là Hội trưởng Hội Thông Thiên Học cho nên ông mới nhận. Trong Hồi kư, Đại tá có nêu rơ rằng với vai tṛ là Hội trưởng của Hội Thông Thiên Học ông ‘sẵn sàng chấp nhận bất cứ tặng phẩm nào cho dù lớn đến đâu đi nữa, miễn là nó không gây thiệt hại cho bất cứ ai’. Sau khi đă giải quyết vấn đề này một cách thân hữu, Đại tá vui hưởng sự hiếu khách hào phóng của vị Đại vương, cưỡi voi của hoàng gia đi trên đường lộ với nghi lễ long trọng có cả một đoàn tùy tùng đi theo sau. Ta có thể thấy nhiều diễn biến khác không thú vị được như vậy về tính liêm khiết cực kỳ của Đại tá trong bản tường tŕnh lịch sử sự tiến bộ của Hội được tŕnh bày trong Hồi kư của ông.

Điều nêu trên không nên tạo cho ta một ấn tượng về một nhân cách dễ sợ. Olcott là một người vui vẻ, tử tế và đối với ai cũng thân hữu. C.W.Leadbeater và A. J. Cooper Oakley là những hoạt động viên c̣n trẻ, làm việc ở Tổng Hành Dinh tại Adyar vào năm 1885. Bất chấp gánh nặng công việc mà ông Olcott phải gánh vác, ông luôn luôn có đủ thời giờ dành cho những người c̣n trẻ này, cổ vũ và khích lệ họ làm nhiệm vụ. Olcott có cách thức đặc biệt của riêng ḿnh để quyên góp tặng phẩm. Sau Đại hội Thường niên của Hội Thông Thiên Học tại Adyar vào thời đó c̣n miễn phí cho các đại biểu, ông ắt tạo ra ḷng nhiệt thành, hân hoan qua cách thức mà ông kêu gọi người ta quyên tặng trong khả năng của ḿnh. Sau khi ông khai giảng trường Tưởng niệm Olcott th́ có một số trẻ đă học đúng mức để đến lượt chúng trở thành giáo viên. Và Hội trưởng Hội Thông Thiên Học đôi khi giúp vui cho chúng bằng cách thả nổi trên ḍng sông Adyar, miệng ngậm điếu x́ gà c̣n tay cầm tờ báo!

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Đại tá Olcott qui tiên về các cơi cao, chúng ta không thể làm được ǵ tốt hơn là việc hi sinh những mục đích và tham vọng cá nhân để biến T́nh Huynh Đệ Đại Đồng trở thành một thực tại sống động, cũng như mở ra con đường để cho giáo huấn tinh thần chân chính bén rễ trong tâm hồn của các thiện nam tín nữ ở khắp nơi trên thế giới.

 

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS