Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

 

HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC

VIỆT NAM

ĐẠO LƯ THỰC NGHIỆM

(Tập I)

Sách Sưu Tầm

  

ĐẠO LƯ THỰC NGHIỆM

1969

CHI BỘ BÁC ÁI

TÂN CHÂU

Sách tặng

 

TU LÀ G̀ ?

 

        Đến thời kỳ nầy mà c̣n luận bàn về chữ ‘TU’ th́ có người sẽ cho là thừa. Nhưng trong khi nhóm trưởng thành đă thông hiểu th́ đoàn hậu tấn lại thắc mắc, phân vân, nên chúng tôi thấy có phận sự phải giúp đỡ đàn em c̣n bỡ ngỡ.

        Xưa kia, người ta thường hiểu lầm nghĩa chữ TU, tưởng là phải ly gia cắt ái, bỏ cả sản nghiệp, vào ở đạo viện, hoặc ở chùa, am, cốc, mới thật là tu, nên phần đông không dám nói đến tiếng TU. Bây giờ th́ chữ TU đă được thông dụng rồi, như tu thân, tu nghiệp, tu bổ, tu chính, tu thư, v.v. . .

        Nghĩa đen của chữ TU là SỬA: sửa cái xấu ra cái tốt, sửa cái vụng thành khéo, sửa cái trật cho trúng; trong Đạo Đức th́ sửa tánh nết, hạnh kiểm, kẻ dữ trở nên hiền lương nhân hậu.

        Con người phải luôn luôn tu tâm dưỡng tánh th́ mới tiến bộ, c̣n như lỡ sái quấy th́ cần tỉnh ngộ ăn năn mới mong được người đời thương mến và trọng dụng.

        Người học Đạo Đức mà không tu tâm sửa tánh, trau giồi hạnh kiểm th́ làm sao đắc thành chánh quả.

        Những ai biết ăn năn sửa ḿnh, tránh tội lỗi là đă hướng về đường Thiện, là kẻ tu hành. Nhưng tu hành không phải chỉ năm bảy năm hay một kiếp mà được viên măn. Phải bền chí t́m ṭi, học hỏi, suy nghĩ, rút kinh nghiệm để sửa chữa lần lần, từ hạnh kiểm, cách ăn thói ở, kiếp nầy sang kiếp kia, cả ngàn muôn kiếp như vậy mới được toàn thiện, toàn năng, toàn tri, toàn giác, và làm xong bổn phận con người ở tại trần gian nầy.

        V́ con đường giải thoát xa vời, bao la, phải học tập lâu đời, phải đầu thai nhiều kiếp mới đạt thành, nên ta cần bền gan nhẫn nại đối với cuộc đời gian lao, nguy khổ, phải siêng năng, chăm chỉ đọc sách Đạo Đức để tránh lầm lạc và thi hành được đúng đắn trên đưởng phản bổn hườn -nguyên.

 

TU HÀNH ĐẮC ĐẠO

 

        Người nào TU HÀNH cũng đều đắc quả hết phải chăng?

        Đúng vậy. Người nào tu hành, học Đạo Đức đều sẽ đắc quả, nhưng có kẻ sớm người muộn, tùy theo căn duyên và công tu tập. Trong xă hội, c̣n biết bao nhiêu người bơ thờ, ngày ngày cứ thả trôi theo ḍng tục lụy, phú cho cuộc đời đưa đẩy, có khi trọn kiếp chưa sửa đổi được một hạnh kiểm nào. Ấy là người chưa mộ Đạo tu hành, tâm trí họ chưa có dịp khai mở, cho đến khi nào bị một sự va chạm khá mạnh trên đường đời, hoặc nhờ một luồng sóng tinh thần thúc đẩy, họ mới cất bước quay sang t́m Đạo, cùng noi gương người Chí-Thiện.

        Đức Thích Ca đă nói: “Chúng sanh đều có tánh Phật, nên sớm muộn ǵ cũng sẽ thành Phật hết”. Ngày nay nếu chúng ta chưa bắt đầu học Đạo và hành đạo th́ làm sao Đắc Đạo được.

 

NGƯỜI CHÁN ĐỜI LO TU HÀNH

 

        Người chán đời rồi tu, có thành công chăng?

        Chắc chắn kết cuộc họ cũng sẽ thành công. Hễ bắt đầu tu hành là đă tạo ra giống lành rồi, cho nên dầu c̣n mê tín dị đoan đi nữa, th́ sau nầy, họ cũng sẽ lần lần được giác ngộ và tu hành đúng đắn cho đến nơi đến chốn.

       Ngoài người có căn lành mộ Đạo, c̣n có những kẻ bị thất bại trên bước công danh, đau khổ trong t́nh trường, bị phá sản trong việc làm ăn cũng tu, dầu là thất t́nh, thất chí, ngán cảnh trần gian, muốn t́m nơi an tịnh để nhờ câu kinh tiếng kệ làm lăng quên cảnh khổ, tự nhiên họ cũng tạo được một cái mầm đạo đức. Có thể sau một thời gian tu tỉnh, người đó lại gặp dịp may phát tài hay có cơ hội tốt để bước lên nấc thang danh vọng, khiến cho va phát động lại ḷng trần, va lại chạy theo cảnh lợi danh hay ư thích cũ. Nhưng chắc chắn, nếu không kiếp nầy th́ kiếp khác, va cũng gặp lại dịp để tu hành nữa, bởi v́ căn lành không mất.

Nếu ai cố công bền chí tu luyện th́ sẽ đắc quả sớm, c̣n ai không chuyên cần, hễ gặp Phật th́ tu, gặp lợi quyền th́ giành giựt, ắt phải trễ nải lâu ngày, chớ không phải v́ cái lư do khi mới khởi đầu tu hành thấp kém rồi không đắc quả đâu.

        Nếu một người thất chí chán đời v́ quá khổ đau, hoặc muốn trốn tránh nợ trần mà đi tu, rồi sau say mê Đạo đức, khổ công tu luyện, suy tư t́m chân lư, rút kinh nghiệm trong việc đời, việc Đạo, nhứt quyết tiến thẳng đến mục đích, quên ḿnh, quên cực, chỉ nhớ việc phụng sự cho nhân loại được hạnh phúc, th́ những người đó sẽ sớm Đắc Đạo không sai.

        Trái lại, những người đă nếm mùi Đạo lư, có địa vị nơi chốn thiền môn hoặc nơi tu viện mà ḷng phàm chưa dứt, c̣n thích lợi danh th́ cũng khó đắc quả sớm được.

        Chừng nào nhơn loại diệt được ḷng ham muốn ích kỷ, an vui với phận sự th́ sẽ thấy cuộc đời không c̣n khổ đau nữa.

 

TU TẠI GIA

 

        Người tu ở tại nhà có đắc quả chăng?

        Người đă quyết chí tu hành th́ dầu ở hoàn cảnh nào cũng đều có kết quả. Tục ngữ có nói: “Nhứt là tu ở tại nhà, hai là tu ở non núi, thứ ba là tu ở chùa”. Đây là so sánh các hoàn cảnh, nơi nào dễ tu, nơi nào khó tu mà thôi.

        Thật vậy, tu tại gia khó hơn hết, v́ gặp nhiều trở ngại nhất. C̣n chung đụng với thế trần, người ta khó tránh khỏi việc lập gia đ́nh, v́ c̣n nợ duyên, ân oán phải trả. Rồi do đó lại gây thêm nghiệp quả mới, bởi c̣n đua chen với thế sự, c̣n ham mến lợi danh. Nhưng nhờ có vợ chồng mới tạo ra những xác thân mới để cho Linh hồn nhập vào mà học hỏi tấn hóa thêm. Ta sẽ có dịp trả hết oan trái của ta đă gây ra từ mấy kiếp trước. Nếu ta đă học hiểu Đạo đức, ta sẽ lănh phần d́u dắt những người thân mến trong gia đ́nh như anh em, con cháu, để sau nầy chúng sẽ trở thành những bực hữu dụng cho đời. Trong khi thiên hạ c̣n vô minh, tham mê danh lợi, chạy theo vật chất, lụy v́ t́nh, mà ta thoát tục, chẳng nhiễm trần ai th́ ta đă tiến lên cao lắm. Ta phải đảm đương cả gánh gia đ́nh, tự lo để sanh sống, lo đủ lo thiếu, lo cho cha mẹ, vợ con, em út, nhất là phải lo xong bổn phận đối với gia đ́nh và xă hội. Công việc bề bộn như thế mà biết chia sớt thời giờ để học tập đạo lư, tu tâm dưỡng tánh, nghiền ngẫm Luật Trời để thi hành nghiêm chỉnh, quên ḿnh để giúp đời th́ công đức sẽ cao hơn kẻ xuất gia nữa.

        Bực tu tại gia dơng mănh, tuy thân tại gia mà tâm xuất gia, ấy là bực chẳng nhiễm ngũ dục (sắc, thinh, hương, vị, xúc), chẳng say đắm trong các cuộc vui ở trần thế. Như vậy c̣n hơn bực thân xuất gia mà tâm chẳng xuất gia, tuy mặc áo nhà Sư, ở chùa chiền, ở tu viện mà vẫn tham mê, mến tiếc việc đời. 

        Trong quyển Ưu-bà-tắc giới kinh, đức Phật dạy rằng: “Tại gia c̣n bị nhiều sự ràng buộc nơi gia đ́nh, khó bề tu học, nhưng nếu tu học được th́ công đức nhiều hơn người xuất gia”.

        Thuở xưa, có ông Duy-Ma-Cật cư sĩ, sanh đồng thời với đức Phật Thích Ca, được người người kính nể, bái phục v́ tài cao đức trọng, biện luận Đạo-lư hơn cả đức Văn-Thù Bồ-Tát, hạnh kiểm đúng đắn, thông hiểu cao siêu, cho đến các vị Đệ tử xuất gia của Phật cũng phải kính phục, và đến nhà nhờ ông giải thích Kinh Luật. 

        Ông Bàn–Huẩn cư sĩ, người Trung Hoa, đời nhà Đường, đắc pháp Đốn-Ngộ với ngài Mă-Tổ. Cả nhà ông, vợ, con trai và con gái đều được đắc đạo.

        Nếu xét kỹ, người tu tại gia dễ trả nghiệp quả, nhưng thiếu ngày giờ rảnh rang để học tập, suy tư đạo lư. Càng khó tu hơn nữa là người ở thành thị, trước mặt có đủ thú vui, đủ mùi quyến rủ, trai thanh, gái lịch đua nhau phóng túng đùa nghịch, ở nhà lầu lộng lẫy, xe đẹp rong chơi, ăn uống say sưa, rồi bă lợi danh chóa mắt, tăng thêm ḷng tham dục, quên mất thiên lương nên không thể tu tập cần chuyên được.(Nhất tu thị, nhị tu sơn).

        Ông Anatapandica, tàu dịch là Cấp-Cô-Độc, một Đại phú hộ, có hỏi Phật: ”Bạch Phật, ḷng tôi muốn làm lành và ban ân huệ cho muôn loài vạn vật, xin Phật giải bày cho tôi rơ coi, muốn đắc đạo tôi có phải bỏ gia thế, bỏ sự sản của tôi đặng đi ta bà như Phật chăng ?”

        Phật bèn đáp: “Người nào giữ tṛn Đạo Bát Chánh th́ sẽ hưởng đặng hạnh phúc của sự tu hành. Người nào ham mến giàu sang th́ mau trừ thói ích kỷ đó đi, đừng để nó nhiễm trong ḷng mà phải mang hại. C̣n người nào tiền của dư muôn, đă không quí trọng nó, lại c̣n làm việc phải, đó là người ban hạnh phúc cho nhân loại.

        Ta khuyên ngươi hăy cần mẫn trong công việc làm ăn của ngươi, đừng bỏ nhà cửa đi đâu. Không phải tại cuộc đời, tại sự giàu sang hay là quyền thế bắt con người làm tôi mọi cho nó, song tại sự ham mến cuộc đời, tại sự ham mến cảnh giàu sang, tại sự ham mến quyền tước, nó giam hăm con người vào ṿng vật chất.

        Vị Tỳ-kheo nào lánh trần, đặng trọn đời măi ở không th́ bao giờ thấy đặng Chơn lư; cuộc đời biếng nhác và sự mất nghị lực đáng trách cứ lắm.

        Ai muốn đi ta bà hay lánh trần tục th́ tự ư. Như Lai không ép điều đó. Song luật ta buộc mỗi người phải rửa ḷng cho trong sạch, phải giữ tánh hạnh cho ngay thẳng, phải bỏ dứt sự ham muốn, những sự vui giả trá, phải biết Phàm nhơn là mộng ảo. Dầu con người c̣n ở chung đụng với người trần tục, hoặc làm thợ thầy, hoặc buôn bán, hoặc làm quan, dân, hay là vào non ở ẩn, nếu tham thiền th́ phải hết ḷng tập luyện. Mấy vị ấy phải sốt sắng và có nghị lực. Nếu ở trong ṿng trần tục, c̣n lo chống chỏi với đời, nhưng không ganh gổ, không oán vơ, không ích kỷ, giữ một mực chơn chất cũng như bông sen tuy sanh dưới nước mà không thấm nước, th́ trong ḷng được an vui, hưởng được mọi điều hạnh phúc.”

 

TU Ở NON NÚI

 

        Hạng người ẩn tu ở núi non dễ tu tâm dưỡng tánh hơn kẻ c̣n ở chung đụng với người đời. Tối ngày, họ không thấy việc trái tai, gai mắt; Không nghe  tiếng kèn giọng quyển rủ ren, không bị công danh lợi quyền quến dụ, nên tâm thần được yên tĩnh, rảnh rang để suy tư, tham thiền nhập định. Nhưng nếu chưa vững tâm bền chí mà ở nơi hiu quạnh, phải tự túc, thiếu ăn thiếu mặc, trong một thời gian, họ sẽ ĺa núi non, bỏ việc tu tập để trở về với thế trần.

        Hạng  nầy không thể so sánh với các vị Chơn tu, đắc đạo, v́ thân xác các Ngài rất thanh bai, tinh vi, nhạy cảm, không sao chịu nổi các sự rung động dữ dội ở trần gian, nên các Ngài lên ở non cao, động cả, nơi thanh tịnh để giữ ǵn xác thân được sống lâu, khỏe mạnh, ngơ hầu giúp nhơn sanh được lâu ngày.

 

CÁC VỊ XUẤT GIA

 

        Các vị đă xuất gia, vào ở trong chùa, am, tu viện, không lập gia đ́nh, không mến lợi danh, quyền tước, không c̣n ham mê sung sướng, an nhàn hay thú vui vật chất, là v́ có nhiều kiếp trước đă dày công quả, nên kiếp nầy không đắm say trần tục nữa, chỉ đem hết tâm thần, trí năo để lo cho Đạo, mong vớt người ra khỏi cảnh trầm luân. Mấy vị ấy giúp đời trên mấy cảnh cao, và nêu gương tốt cho nhơn loại noi theo mà làm lành lánh dữ. Mấy Ngài biết rằng, ở đời nếu không ai nhắc nhở và dạy dỗ điều lành th́ con người mau quên bổn phận. Mấy Ngài không c̣n ham mến cái ǵ ở hồng trần nữa, nên không lập gia đ́nh để khỏi gây thêm oan trái. Nếu mấy Ngài có vợ con th́ phải mất nhiều th́ giờ để lo cho gia thất, thiếu ngày giờ để lo cho xă hội, ngưng trệ nhiều công tác hữu ích, chớ không phải việc vợ con làm ngăn trở sự tu hành của các Ngài; c̣n việc tạo các xác thịt mới, để cho Linh hồn đầu thai vào đặng tiến hóa, th́ đă có nhiều hạng nhơn loại sẵn sàng làm công việc đó. Việc vợ chồng là thay mặt Thượng Đế để tạo ra xác thể cho các Linh hồn nhập vào học hỏi, kinh nghiệm các công việc ở cơi Trần, chớ không phải v́ sự vui thích về xác thịt. Cha mẹ, vợ chồng, con cái phải giúp đỡ lẫn nhau để được mau tấn hóa.

        Nếu vợ chồng không giữ tiết độ, th́ cũng phạm tội tà dâm, mà lại mau bỏ xác v́ hoang dâm vô độ nữa. Tại con người không học Luật Trời nên hiểu lầm, lấy việc phụ thuộc đem làm việc chánh, mới sanh ra tai hại. Do đó con người mới mắc bệnh hoạn, thác yểu và c̣n hại đến ṇi giống phải suy nhược, chớ Luật Trời không buộc người tu hành phải độc thân hay phải từ bỏ vợ con. Hễ biết tu hành th́ không có cái chi ràng buộc được.

        Những người đă đi tu mà không lập hạnh được, lại không hiểu mục đích tu hành, thấy những vị tu cao, không lập gia đ́nh th́ bắt chước, hoặc muốn trốn tránh nợ trần nên không cưới vợ, nhưng lửa ḷng chưa dập tắt được, ắt chẳng sớm th́ muộn cũng sa ngă vào đường sắc dục.

        Nếu ai nh́n một người đàn bà, con gái, rồi tưởng nghĩ đến việc quấy là phạm tội tà dâm rồi, chớ không phải đợi đụng chạm nhau mới phạm lỗi. Vậy nếu thấy ḿnh chưa dứt được t́nh dục, th́ nên lập gia đ́nh để khỏi phạm giới.

        Người xuất gia được rảnh rang mọi bề, không bận rộn cảnh gia đ́nh, không cần phải giữ của riêng, chỗ ở sẵn có chùa, tự viện, ăn uống có thập phương ủng hộ, nếu xác thân được trong sạch, ư muốn cao siêu, trí thức được thanh tịnh sáng suốt, chỉ nhớ bổn phận là truyền bá cho đời hiểu mục đích thanh cao của Chúa, của Phật, của Thượng Đế, th́ sẽ tấn hóa được lẹ làng. Nhưng nếu chưa hy sinh trọn vẹn để giúp đời, nếu không cố gắng truyền bá những giáo lư cao siêu cho thiên hạ biết, nếu không tận tâm khuyên bảo nhơn  sanh trên đường Đạo đức, là ḿnh chưa lo trả nợ trần, trong khi đó nếu lại c̣n tham lam danh lợi, quyền tước là gây thêm nghiệp quả nặng nề, không biết bao giờ mới giải thoát được nỗi trái oan, đó là tu dối thế.

        Xét kỹ th́ ta thấy: người xuất gia chơn chánh chuyên tu sẽ tiến thật mau, c̣n người xuất gia mà lại ích kỷ tà vạy sẽ gây thêm nhiều nghiệp quả hơn người tu tại gia.

 

SỢ NHƠN LOẠI BỊ TIÊU DIỆT

 

        Nhiều người lại có quan niệm sai lầm là: người tu hành phải độc thân, không lập gia thất mới đáng kính trọng. Hễ nghe nói ai đă xuất gia tu hành từ nhỏ th́ khen tặng vô cùng. V́ cớ đó mới có một số người quá lo xa, e ngại thiên hạ đều tu hành hết và không lập gia đ́nh th́ nhơn loại sẽ bị diệt vong, bởi v́ không c̣n ai sanh con nối ḍng nữa, do đó họ mới kích bác và ngăn cản con cháu tu hành khi c̣n bé thơ.

        Nhưng đường tiến hóa của nhơn loại cứ tiếp tục không ngừng. Hễ tre tàn th́ măng mọc, nhóm trên giác ngộ được giải thoát th́ đám dưới lần theo, rồi loài thú tiến lên đầu thai làm người để tiếp nối măi măi. Ở thế gian phải có đủ hạng người, đủ bực trí thức, đủ các giai cấp tinh thần và vật chất để linh hồn đầu thai vào mà học hỏi.

       Trong xă hội hiện tại, ta mới thấy có một thiểu số áp dụng được hoàn cảnh tu hành độc thân hoặc xuất gia hành đạo từ nhỏ. Nhưng thỉnh thoảng có người vẫn thầm lén mang tội tà dâm, hoặc xuân t́nh phát động, không đè nén nổi nhục dục, nên phải hoàn tục lập gia đ́nh.

        Các nhà nhân chủng học lo ngại nạn nhân măn, v́ e sanh sản quá nhiều rồi không có đất ở, không đủ thực phẩm để ăn, nên có nhiều nước đă ra lệnh hạn chế sanh sản, mà ta lại lo ngại nhơn loại bị tiêu diệt v́ người tu hành xuất gia, không lập gia đ́nh th́ không đúng thực tế.

 

CÓ GIA Đ̀NH RỒI XUẤT GIA

 

       Những người có vợ con mà dám bỏ tất cả để đi tu có thể chia ra làm ba hạng:

       1/- Một hạng v́ có căn tu kiếp trước, ngày nay oan trái gia đ́nh vừa trả dứt, tự nhiên sanh ḷng chán ngán thế sự, nên xuất gia đặng tu hành thêm, trước giải thoát cho ḿnh, sau giải thoát cho đời. Mấy vị nầy toàn là người có đức hạnh. Trước khi ra đi đă sắp đặt việc nhà xong xuôi, cha mẹ vợ con không đói rách cực khổ. Như phần đông mấy vị Bà-La-Môn ở Ấn-Độ, khi sanh ra được vài đứa con th́ mấy vị ấy giao gia thế sự sản cho vợ con, rồi vào rừng hoặc vô chùa để tu. Nếu người Bà-La-Môn đều bỏ nhà đi tu từ nhỏ th́ ḍng giống Bà–La-Mộn đă bị tiêu diệt rồi.

        2/- Một hạng gồm những người v́ cảnh ngộ nên buộc ḿnh ra đi, hoặc v́ thất vọng, thất t́nh hay thất chí chớ không phải thật ḷng mến Đạo. Mấy vị ấy khởi tu kiếp nầy cũng như người đem giống ra gieo, vài kiếp sau mới mọc lên cây, sanh bông trổ trái. Thường thường mấy vị nầy tu mà không mong thành Tiên hay thành Phật, chỉ cầu xin cho các sự uất ức trong ḷng được tiêu tan hết mà thôi. Tuy vậy, giống đă gieo th́ mầm sẽ mọc, chắc chắn sau nầy cũng sẽ đến ngày hưởng quả lành.

        3/- C̣n một hạng nữa, tuy có ḷng mộ Đạo, song hiểu lầm ư nghĩa bốn chữ  ly-gia cắt-ái, hoặc c̣n theo mục đích ích kỷ, mong thành Tiên, thành Phật nội trong một kiếp, đặng tiêu diêu tự tại, họ bỏ nhà ra đi mà để cho gia đ́nh thiếu trước hụt sau, vợ yếu đau, con dốt nát v́ không tiền bạc, không ai dạy dỗ chở che.

        Những người như vậy khó thế ngộ Đạo sớm, v́ đức tánh chưa hoàn toàn th́ làm sao gặp được Chơn Sư. Hơn nữa, quả cũ chưa trả dứt, quả mới đă gây thêm, dầu có trốn nợ kiếp nầy, kiếp sau cũng phải đầu thai gần nhau để trả cho xong. Bổn phận ḿnh không tṛn th́ làm sao nêu gương tốt cho thiên hạ bắt chước theo được.

        Người ta thường đem chuyện Đức Thích Ca ra để làm thí dụ, nhưng Đức Thích Ca ĺa tục v́ Linh hồn Ngài đă tu nhiều kiếp trước rồi, đến kiếp nầy, Ngài không c̣n ham muốn sự giàu sang nữa. Đức hạnh của Ngài được hoàn toàn. Ngài ra đi v́ muốn t́m một phương pháp hay để giúp nhơn loại, mà ở nhà th́ vợ con Ngài vẫn ấm no, sung sướng đầy đủ. Vua Tịnh-Phạn giàu có bốn bể, dầu nuôi bao nhiêu người cũng đủ sức, cho nên Ngài có ở lại nhà cũng không giúp đỡ ǵ thêm cho vợ con.

        Tóm lại, việc tu tại gia hay xuất gia, chỉ là một phương tiện, tùy theo hoàn cảnh của ḿnh mà lựa chọn, điều cần thiết là biết cách tu. Nếu không biết cách tu th́ tự nhiên chưa có kết quả. Biết cách tu là ăn ở đúng như lời Tiên, Phật, Thánh Hiền đă khuyên dạy, phải lo làm lành, lánh dữ rửa ḷng cho trong sạch, không v́ mê tư lợi mà quên bổn phận làm người. Hễ tập đức hạnh được gần hoàn toàn rồi th́ dầu c̣n ở chung chạ với người trần tục, hay có gia đ́nh vợ con đông đủ, Tiên Thánh cũng đến độ ḿnh, tức là thâu nhận ḿnh làm đệ tử để d́u dắt cho ḿnh mau được giải thoát.

        C̣n không biết tu là không lo sửa tánh nết, không lo giúp đời, mà ham luyện phép tắc, luyện hơi thở, bỏ nhà cửa, vợ con, lên non ẩn ḿnh, hay vào chùa, tu viện v́ mục đích ích kỷ, muốn thành Tiên, Phật để được thong dong miền Cực lạc, hay về Thiên Đường vui sướng đời đời, th́ không thể thấy được Chơn-lư. Người ham tập phép thần thông sớm, trước khi hạnh kiểm được vững vàng chơn chánh, th́ thường bị thất bại, có khi đau ốm, điên khùng hoặc chết nữa.

        Hễ tâm lành th́ gần Tiên, Phật, tâm dữ th́ gần quỉ, ma. Không ông Tiên, ông Phật nào cải luật Trời, dạy phép thần thông hay thâu người ác làm đệ tử bao giờ. Chơn lư ở đâu cũng có, không cần phải lên non cao hay vào rừng sâu mới gặp.

        Không có vị Giáo –chủ nào bắt buộc con người phải ở độc thân, hay ĺa bỏ vợ con để tu mới t́m được Chơn-lư.

        Nếu Trời đă sanh ra có Nam, Nữ, th́ việc phối hợp vợ chồng vẫn là tự nhiên, tuân theo Luật Trời, không phải là sự tội lỗi. Có tội lỗi là khi nào tà dâm và vô độ, làm bại hoại cang thường, luân lư, xác thịt hao ṃn mau chết. Nếu Nam Nữ không tuân theo luật Tạo Hóa th́ làm sao ṇi giống sanh sản. Ai mà khuyến khích người ta phải ly-gia, cắt-ái, bỏ cả sự nghiệp để tu là sai lầm. Phải tùy theo hoàn cảnh của ḿnh để thực hành, dùng hết tài sản của ḿnh để giúp đời là đúng.

 

THỜ PHƯỢNG - CÚNG KIẾN

 

        Đạo đức không buộc ai thờ phượng cúng tế. Ai muốn thờ th́ thờ, không thờ th́ thôi. Đạo chỉ bắt buộc con người phải làm việc lành, lánh việc dữ, rửa ḷng cho trong sạch.

        Trái lại luật Tôn-giáo buộc con người thờ phượng, cúng kiến. Thờ phượng có hai ư nghĩa: trước là tỏ dấu biết ơn, hai là để bắt chước gương lành.

        Ta phải thờ Trời, thờ Phật, thờ ông bà cha mẹ, bởi v́ các đấng ấy có công sanh sản Linh hồn ta, xác thịt ta và d́u dắt ta vào đường chánh giáo. Nếu ta không thờ phượng th́ ta là người vong ân bội nghĩa. Song có hai cách thờ phượng: một là thờ trong ḷng, hai là thờ có tỏ lộ ra bề ngoài. Người biết Đạo rồi th́ thường thờ ở trong ḷng, c̣n phần đông thiên hạ, khi muốn thờ th́ phải cất chùa, nhà thờ, lập miễu, dựng trang, lên tượng, v.v…

        V́ cớ đó mới xảy ra sự chê bai, kích bác lẫn nhau, do các tín đồ theo tôn giáo khác nhau. Những người thờ phượng có phô bày ra bề ngoài th́ nói những người không làm vậy là không biết tôn kính, không có ḷng thành. C̣n những người thờ trong ḷng th́ chê người thờ h́nh tượng là dị đoan, mê tín, v́ hữu h́nh hữu hoại. Những h́nh tượng do ḿnh tạo ra rồi ḿnh vái lạy, tôn kính, thờ phượng là trái với Đạo lư, v.v. . .

        Nhưng mỗi cách thờ phượng, có một sự ích lợi riêng của nó, H́nh vẽ, tượng, trang thờ, bàn thờ là những vật cụ thể ở trước mắt ta, mỗi ngày vô ra ta đều nh́n thấy, nó giúp cho ta nhớ đến Trời, Phật, Chúa, Tiên, ông bà v.v. . . Ta nhớ đến công đức và ân huệ của các Ngài đă giúp đời. Ta nhớ đến tánh vị tha, ḷng từ bi, bác ái của các Ngài để bắt chước theo. Nó nhắc cho ta khỏi quên các đấng ta tôn kính, thờ phượng. Như thế chỉ hữu ích chớ không có hại.

        Rồi đến một ngày kia, khi chẳng có những vật thờ phượng trước mắt mà họ vẫn nhớ đến các đấng đáng kính ấy, th́ họ đă đi khá xa trên đường Đạo đức.

        C̣n người nào không tạo lập những nơi thờ phượng, không có h́nh tượng mà vẫn bền ḷng tŕ chí tu hành, tham thiền nhập định, tập luyện hạnh kiểm, thành kính các đấng Chí Tôn nơi ḷng, th́ cũng vẫn được tiến hóa trên đường Đạo vậy.

        Thờ phượng là một việc rất tốt, nhưng phải hiểu ư nghĩa của sự thờ phượng mới tránh khỏi sự mê tín dị đoan. Cúng tế cũng vậy.

        Tỷ như vào chùa cúng Phật, cầm một bó hoa để trên bàn Phật hay cắm một cây nhang trong lư hương, đó là tỏ dấu biết ơn Phật, đă ra công khó chỉ tám đường chánh cho con người tu hành để mau thoát khỏi biển trầm luân khổ năo, chớ không phải vào lạy Phật, đem dâng lễ vật cúng dường cho Phật th́ Phật ban ân huệ cho ḿnh được giàu có, chức trọng quyền cao, cùng là hết bệnh hoạn, c̣n không cúng Phật th́ Phật không thương xót. Vào nhà thờ dâng lễ Chúa cũng với tấm ḷng thành biết ơn Chúa.

        Nếu thờ phượng cúng kiến Trời, Phật, Chúa với ư tưởng đổi chác thấp kém là làm mất phẩm giá các Ngài, v́ ta c̣n mong các Ngài ăn của hối lộ, tưởng lầm là có cúng kiến th́ các Ngài mới cứu độ ta.

        Sự thật th́ Trời, Phật, Chúa, Tiên, Thánh luôn luôn vô tư, từ bi bác ái, không v́ lẽ có thờ phượng cúng tế mà giáng phước, cũng không v́ thất lễ mà gieo họa. Người trần c̣n tham lam, ích kỷ, vị t́nh, vị nghĩa, thù hận nhỏ nhen, rồi tưởng Trời, Phật cũng có lúc vui, lúc buồn, lúc giân, lúc ghét, lúc thương, đủ thất t́nh lục dục như ḿnh, mới bày ra cúng tế linh đ́nh để cầu phúc, tránh họa.

        Không phải dâng lễ vật nhiều mà được phước lớn, c̣n lễ ít th́ phước nhỏ. Cao quí chỉ ở chỗ có ḷng thành kính mà thôi. Nhưng nếu ḿnh cúng tế luôn mà cứ làm quấy, làm ác, th́ Trời Phật nào cứu độ qua khỏi nạn tai được.

        Luật Nhân Quả không bao giờ sai lầm, hễ làm lành th́ được phước, làm dữ th́ mắc họa. Trời, Phật, Tiên, Thánh không có thưởng, cũng không phạt ai, họa phước xảy đến là tùy theo hành động, lời nói, hay tư tưởng của ta từ nhiều kiếp trước cho đến bây giờ; không ai đền tội thế cho ta được, mà cũng không ai có quyền xá bỏ tội lỗi của ta.

        Thờ phượng ông bà là để ghi nhớ ơn tổ tông của ḿnh đă ra công khó nhọc tạo ra sự nghiệp, truyền lại cho ḿnh. Nếu không có ông bà cha mẹ th́ đâu có xác thân nầy đây, nên ta nhớ ơn, đó là ư nghĩa chính của sự thờ phượng, chớ không phải thờ phượng để tới ngày cúng giỗ th́ ông bà ḿnh hiện hồn về hưởng lễ vật cúng tế, c̣n không cúng kiến mỗi ngày th́ hồn ông bà ḿnh ở âm-phủ bị đói khát, như người ta hiểu lầm.

        Người xưa bày ra lục lệ cúng kiến Tổ Tiên ông bà vào ngày giỗ, ngày Tết, là cố ư bắt buộc con cháu, đến ngày đó đều tựu về đông đủ, trước hết là để sum hiệp với nhau, thêm t́nh thân mật, sau để nghe người trưởng tộc, hay những người lớn tuổi nhắc nhở lại những công đức, các tài năng của ông bà, nhờ đó con cháu mới giữ tṛn được tiết tháo của ông cha, chớ người chết đâu c̣n xác thân mà ăn uống như chúng ta.

        Vậy sự cúng kiến là một cách tỏ ḷng nhớ ơn những người mà ḿnh tôn trọng kính mến, chớ không phải lo lót, hối lộ để khỏi tội và gặp phước, v́ ư nghĩ đó c̣n tham lam, ích kỷ quá, cũng không phải sợ hồn ông bà đói khát ở cơi Trung-giới.

        Nếu ai dùng thần nhăn để nh́n xem và nghiên cứu các cuộc tế lễ trang nghiêm, trọng đại, sẽ thấy hiện ra màu sắc rực rỡ, một thần lực mạnh mẽ vô cùng, nhất là lễ tế Trời, tế Nam-giao. . . .

        Những người đến dự lễ đều có những tư tưởng phức tạp, xen lẫn thành kính, sợ sệt, quí mến, tin cậy đấng mà họ cúng tế đó, (như Trời Đất, ông Thần, Thành Hoàng, ông Quan Công, bà Chúa Xứ vân vân. . . .) với những ư muốn nhờ các Ngài cứu độ cho tai qua, nạn khỏi, phước lành đem đến, họa dữ tống đi, hầu hết là những tư tưởng ích kỷ, tham lam, không cao thượng. Nhưng lần lần, nhờ các lời dạy dỗ của các vị Giáo-Chủ, những vị chơn tu soạn ra những bài cầu nguyện mẫu mực đúng đắn, khiến cho người dự lễ nhiễm được ư niệm vị tha, chẳng những cầu xin cho ḿnh được hưởng phước mà luôn cả ḍng họ, người sống cũng như người chết cho đến tất cả thiên hạ đều được hưởng ân lành. Các dân tộc dă man, nhờ ánh sáng văn minh, nên cũng hủy bỏ tục giết đồng nam, đồng nữ để tế thần-linh. Nhờ đó, các cuộc cúng tế có ư nghĩa tốt đẹp hơn xưa.

        Trong một cuộc cúng tế, dầu lớn hay nhỏ, dầu chánh đáng hay có tính cách dị đoan, cũng có hiện ra một thần lực mạnh mẽ, v́ có sự tập trung tư tưởng, nhơn dịp nầy các vị Phúc thần, các vị Tiên Thánh sẽ dùng sức mạnh đó để ban rải ân huệ ra khắp nơi, thúc đẩy nhơn loại làm lành, lánh dữ, mến Đạo, thương người.

 

THẮP NHANG - THẮP ĐÈN

 

        Tại sao trong lúc cúng kiếng phải thắp nhang, đèn? Không ai buộc phải thắp nhang đèn lúc cúng tế. Song le, tục lệ đó đă có lâu đời rồi và cũng không ai rơ lư do. Khi thấy nơi nào có đốt nhang là nơi đó chắc có sự cầu nguyện, vái van. Nếu có nhang thơm hay xông trầm tức th́ mùi thơm làm tan khí trược, như thế chỗ ḿnh thờ phượng hoặc cúng tế được tinh khiết, không c̣n hôi hám. Nên đốt nhang trầm, nhang thơm mới tốt, chớ nhang thường, không mùi thơm th́ đốt đă tốn tiền mà không ích lợi ǵ. Nhưng nhiều người nói đă quen thấy cây nhang cháy thắp trên bàn thờ, nếu ngày nào không có đốt nhang th́ ḷng buồn bực, bâng khuâng, nên dầu nghèo nàn, cũng phải nhín tiền mua nhang để thắp. Để bàn thờ hương tàn khói lạnh th́ chịu không được.

        Người già cả xưa thường nói: ban ngày ở dương gian là ban đêm ở âm phủ, nên đốt đèn trong lúc cúng tế ban ngày. Nhưng chúng ta có thể hiểu nghĩa bóng như vầy: ánh sáng giọi ra th́ bóng tối tan đi, cũng như Chơn lư đến th́ sự dốt nát mê muội tiêu mất; cái đèn là h́nh bóng của Chơn lư. Cúng kiến mà thắp đèn là trong sự cúng kiến có Chơn lư.

 

TẠI SAO THẮP NHANG MỘT CÂY HOẶC BA CÂY

(mà không thắp 2 cây)

 

        Thắp một cây nhang là để tượng trưng h́nh bóng của Đức Thượng Đế. Ngài là Đấng độc nhất vô nhị. C̣n ba cây là h́nh bóng BA NGÔI của Đức Thượng Đế.

        Đạo Thiên Chúa gọi là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.

        Bà-la-môn th́ Brahma, Vishnu và Siva.

        Thông-Thiên-Học th́ gọi là 1er Logos, 2e Logos, 3e Logos (Ngôi thứ nhứt, Ngôi thứ nh́ và Ngôi thứ ba).

        Phật Giáo th́ có Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

        Nho Giáo th́ có ba Nguyên Lư chánh: Thái Cực, Lưỡng Nghi và Tứ Tượng. Tam-Tài  là Thiên, Địa, Nhơn. Tam Quang: Nhựt, Nguyệt, Tinh. Số 3 là một con số thiêng liêng.

 

NIỆM PHẬT

 

       - Niệm Phật có ích chi không?

       - Niệm Phật rất có ích, v́ đó là một phương pháp định trí, không cho cái Trí xao lăng. Niệm Phật là tưởng nghĩ đến Phật. Hễ nhớ mấy tiếng “Nam mô A-Di-Đà Phật” hoài th́ tư tưởng xấu không thể xen vô Trí của ḿnh để xúi giục ḿnh suy nghĩ quấy. Mà Trí không nghĩ quấy th́ mới mong tránh được hành động sai lầm. C̣n nói rằng: chỉ niệm Lục Tự Di Đà th́ đến khi chết sẽ về được Tây Phương, Cực Lạc (Xứ Phật), được giải thoát. Ai tin như thế th́ tùy ư.

        Nhưng nếu việc tu hành mà dễ dàng như vậy th́ trần gian đâu c̣n người bị khổ năo nữa. Rồi những nghiệp quả xấu từ những kiếp trước bỏ đi đâu? Trong một kiếp làm sao trả cho hết những nghiệp quả tiền khiên để được giải thoát. 

 Tu mà chỉ biết niệm Phật, chớ không t́m ṭi học hỏi để mở Trí cho sáng suốt th́ làm sao thông hiểu Luật Trời, hầu tránh những nghiệp quả do vô minh mà ra. Theo khoa Pháp Môn th́ niệm Lục-tự Di-Đà cũng chưa thật hay, v́ có hai duyên cớ: Một là cái nghĩa của nó và hai là luật rung động

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     

        Chữ Nam-mô do chữ Nama hay Na-man, nghĩa là: ứng hiện. (Phật Học từ điển của Đ.T.C dịch nghĩa là: qui y, qui mạng, chí tâm hướng về Phật.)

        A-Di-Đà-Phật, vốn do chữ Thiên Trước: Adhi Bouddha.

        Adhi: là đầu tiên

        Bouddha : là Phật

        Adhi Bouddha tức là Ông Phật đầu tiên. Vậy ông Phật A-Di-Đà tức là đấng

Chí Tôn có trước hết, ḿnh gọi là Đức THƯỢNG ĐẾ.

        Niệm Nam-mô A-di-đà Phật là quyết chí hướng về Phật, xin Ngài chứng minh chớ không có chi lạ.

        C̣n về Luật rung động th́ mỗi tư tưởng, mỗi ư muốn, mỗi lời nói đều có h́nh dạng và rung động trong không gian.

        Mỗi cách rung động đều làm thay đổi cái tâm ḿnh. Bởi vậy có lời nói làm cho ḿnh ưa, có lời nói làm cho ḿnh ghét, có lời nói làm cho ḿnh giận. Những sự rung động nào hạp với ḿnh th́ ḿnh thích, c̣n những sự rung động trái nghịch làm cho ḿnh ghét. Thường thường các sự rung động êm dịu, điều ḥa th́ thích hợp với tâm hồn người Đạo đức, ưa thanh tịnh, c̣n người bồng bột thích cảnh ồn ào náo nhiệt, hạp với cách rung động nặng nề, dữ dội.

        Những tiếng vang dội của máy móc, tàu xe, tiếng ồn ào ở chợ búa, làm rung động không khí, khiến các tế bào trong xác thịt chúng ta phải mệt nhọc, hao ṃn, suy kém.

        Các ư muốn th́ làm rung động chất thanh khí, nên nó có ảnh hưởng đến thể Vía. C̣n các tư tưởng, sự suy tư th́ làm rung động chất thượng thanh khí của thể Trí, nên nó có thể biến đổi Hạ trí thành ra tốt hoặc xấu. Nếu ta suy gẫm điều cao thượng th́ chất thượng thanh khí tốt gom lại mạnh mẽ và tống khứ các chất thượng thanh khí xấu đi mất. Hạ trí của ta biến đổi thành đẹp đẽ, màu sắc tốt tươi. C̣n nếu ta suy nghĩ điều thấp hèn, th́ chất thượng thanh khí xấu xen vào và lấn áp đẩy các chất khí tốt tạt đi, làm cho thể Trí chúng ta trở nên đen tối, xấu xa.

        Trong vũ trụ, tất cả đều tùy theo luật rung động mà hiệp lại, tạo thành, rồi sau cũng bị luật rung động mà tan ră.

        Pháp môn Tịnh-Độ dạy niệm Lục-tự Di-Đà. Niệm nghĩa là tưởng nhớ, đây không phải là chỉ nhớ sáu chữ Di-Đà, mà c̣n phải tưởng nhớ đến hành vi, cử chỉ của Phật, nhớ các giới răn, suy tư đến hạnh kiểm tốt để gạn lọc Xác, Vía, Trí cho được trong sạch, tâm hồn được cao thượng, quên ḿnh để giúp đời mới đắc quả.

        Mấy vị Chơn Sư có huệ nhăn, thấy rơ sự rung động của mỗi tiếng, mỗi lời nói, nên các Ngài mới lựa những tiếng có sự rung động thật mạnh để ráp lại thành một câu Kinh, một câu thần chú hay Chơn Ngôn. Nếu biết giọng đọc và trong khi đọc lại chăm chú vô đó th́ sự hiệu nghiệm sẽ phi thường.

        Chơn Ngôn hay là kinh kệ của nước nào th́ phải đọc theo tiếng nước đó mới có sức mạnh, nếu dịch ra tiếng nước khác th́ giảm bớt hiệu lực rồi. Đọc trật hay sai giọng cũng mất hay.

 

LẦN CHUỖI

 

        Niệm Phật rồi c̣n lần chuỗi làm chi?

        Lần chuỗi đặng tiếp sức cho sự Định trí, để cái Trí khỏi xao lăng.

        Nhưng tại sao xâu chuỗi có 108 hột chuỗi. Tôi không biết người xưa lấy cớ tích nào để định số 108. Trong Pháp-môn không thấy nói số 108 là số hệ trọng. Mấy số chánh là 1,2, 3, 4, 5, 7, 9, 10, 12, 100. Huynh BẠCH LIÊN suy luận như vầy: Có lẽ người ta cọng: Tam thập lục Thiên (36 cơi Trời) và Thất thập nhị Địa (72 từng đất) là 108.

        Khoa cựu Thiên văn (astrologie) để coi tuổi tác th́: Cung Huỳnh đạo (Zodiaque) có 12 dấu (signes), cũng như thập nhị chi của Á-Đông (Tí, Sửu, Dần, Mẹo, Th́n, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Mỗi dấu hay là chi chia ra ba từng (3 décades), mỗi từng có 10 độ (10 degrés). 12 chi có 36 từng (36 décades) hay là 360 độ. Có phải 36 từng nầy là TAM THẬP LỤC THIÊN của Á Đông?

        C̣n dưới đất theo khoa PHÁP MÔN của người Do Thái thuở xưa (La Kabbale) th́ trái đất chia ra 72 phần, mỗi phần có 5 độ (degrés); 72 phần có 360 độ. 

        Có 72 vị Thiên Thần cai trị 72 phần trái đất. Mỗi nước trên địa cầu tùy theo phương hướng, thuộc về một phần trong 72 phần nầy. Những nước nào ở cùng một phương hướng với nhau th́ thuộc chung về một phần, chớ không phải mỗi nước ở một phần trái đất. 72 phần đất nầy là THẤT THẬP NHỊ ĐỊA. Nếu quả thật vậy th́ 108 hột chuỗi là h́nh bóng của Trời, Đất.

 

TỤNG KINH

 

        Tụng là đọc thành ra tiếng. Kinh là những sách chép các lời dạy của Thánh-Hiền, của Phật, của Chúa, để làm khuôn phép. Tụng Kinh tức là đọc sách Đạo đức. Nếu đọc một bài Kinh mà không biết trong đó dạy điều ǵ th́ chẳng ích lợi nhiều. Hồi xưa, Kinh sách bằng Hán văn, nghĩa lư rất khó khăn; người biết đọc cũng chẳng nhiều, nên người ta học thuộc ḷng, rồi gơ mơ và đọc thường thường để ghi sâu vào trí những lời Kinh-kệ ấy. Lâu đời, thành thói quen, người ta tụng Kinh gơ mơ mà không cần hiểu bài kinh ấy dạy những ǵ. Như thế, mất nhiều thời giờ mà lợi ích không nhiều. Nó chỉ giúp cho tâm hồn yên tịnh mà thôi. Bây giờ Kinh sách Đạo đức đă được dịch và giải nghĩa ra tiếng Việt, rất tiện cho người tu hành. Ngoài giờ tham-thiền nhập định, ta chẫm răi đọc Kinh, Sách và nghiền ngẫm, suy xét các lời dạy dỗ của các vị Giáo-chủ để thi hành đúng đắn th́ mới mau tiến bộ.

 

TỤNG KINH SIÊU ĐỘ

 

        SIÊU nghĩa là vượt qua.

        ĐỘ là đưa sang.

        Tụng Kinh Siêu độ là đọc Kinh cầu nguyện đưa ông bà lên khỏi sự khổ năo của 3 cơi: Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh.

        Khi có một người măn phần, con cháu thường rước một hay nhiều nhà Sư về tụng Kinh siêu-độ, tức là cầu nguyện cho Vong linh được về miền Cực Lạc, về cơi Phật. Nhưng điều cốt yếu là người xưa dùng sức rung động mạnh để đánh phá cho cái Vía mau tan ră th́ Linh hồn mới được về cơi Thiên Đàng để rồi một ít lâu sau sẽ đi đầu thai. Nếu bài Kinh không phải của người Đắc Đạo đặt ra, và người tụng không biết giọng đọc, cùng không biết định trí, th́ bài Kinh không có sức rung động mạnh, không làm tan ră cái Vía được. Một bài Kinh đặt ra bằng Phạn ngữ, có sức mạnh nhiều, nếu dịch ra tiếng nước khác th́ không cỏn hiệu nghiệm nữa.

        Vậy khi có tang lễ, ta không bị bắt buộc phải rước một ông thầy dưng bông hay ông sư thường để tụng kinh siêu độ. Tất cả con cháu đều nên tâm niệm, dùng tư tưởng để nhắc nhở Vong linh đừng ham luyến cơi Trần, quên tất cả phú quí vinh hoa, chỉ tưởng nhớ Phật, nhớ Chúa, nhớ ḷng cao thượng, nhất quyết đánh tan các ư muốn thấp hèn của người chết, để Vía họ mau tan ră. Nếu có lập thêm bàn Phật là để cho thân nhơn cầu nguyện. Khi đến phúng điếu, dùng tư tưởng tiếp thêm sức mạnh để đánh tan những t́nh cảm và sự mến tiếc của Vong linh, là để cho họ thoát ṿng kềm tỏa và mau lên Thiên Đàng. Những tư tưởng cương quyết và tin chắc là người chết được lên Thiên Đàng sẽ mạnh mẽ vô cùng, mạnh hơn ư nguyện cầu xin Phật giúp đỡ, nếu người cầu xin chưa hiểu rành và chưa tin cậy quyền năng của tư tưởng.

        Nếu trong khi tang lễ, ai nấy đều đồng ḷng cầu nguyện giúp cho Linh hồn mau siêu thăng, rồi sau đó, con cháu lại không tưởng nhớ đến nữa th́ sự hiệu nghiệm cũng không được đầy đủ.

        Thành tâm cầu nguyện th́ bất kỳ lúc nào, hay tại nơi đâu cũng đều có kết quả. Điều cần thiết là phải liên tục. V́ cớ đó nên trong việc tang lễ, người xưa mới bày thêm làm tuần thất, tức là bảy ngày cúng một lần, cho đến 7 tuần là 49 ngày, rồi đến tuần 100 ngày, kế đó là tuần giáp năm, và tuần chót là măn tang.

        Cốt yếu là làm cho thể Vía mau tan ră để Hồn được đi đầu thai sớm chớ không có chi lạ. V́ dân chúng chưa biết áp dụng luật rung động, nên phải nhờ cậy đến nhà Sư. Nhưng nếu nhà Sư cũng không rành rẽ nữa th́ công việc làm ŕnh rang chỉ có h́nh thức mà không có lợi ích.

        Trong khi có thân nhơn từ giả cơi Trần, ta không nên khóc lóc, buồn rầu, làm Linh hồn sẽ buồn rầu đau khổ theo và luyến tiếc cơi Trần. Như thế, Hồn không lên cơi Thiên Đàng sớm được, mà lại c̣n trở xuống thấp, ở cơi Trần để gần gũi con cháu thân yêu. Bổn phận chúng ta là cố gắng làm cho Linh hồn người quá cố được mau siêu thoát.

       Kỳ sau chúng tôi sẽ luận bàn tiếp theo.

 

TRÚC LÂM và  TRI-THIỆN CƯ SĨ

 

MỤC LỤC

        1.- Tu là ǵ ?                                 

        2.- Tu hành đắc Đạo                     

        3.- Người chán đời lo tu hành      

        4.- Tu tại gia                                

        5.- Tu ở non núi                          

        6.- Các vị xuất gia                       

        7.- Sợ nhơn loại bị tiêu diệt        

        8.- Có gia đ́nh rồi xuất gia         

        9.- Thờ phượng.- Cúng kiến       

      10.- Thắp nhang.- Thắp đèn         

      11.- Niệm Phật                             

      12.- Lần chuỗi                              

      13.- Tụng kinh                               

      14.- Tụng kinh siêu độ                

 

PHƯƠNG DANH QUƯ VỊ HẢO TÂM

ỦNG HỘ

 

Ô. Tống Đ́nh Bắc      Chợ Lớn         1000$

Cô Trịnh Thị Hảo      Tân Châu

                     Một rame giấy pelure.

Ô. Vơ Ngọc Văn  Giáo viên

                                      Tân Châu       100$

Ô. Lâm Xuân   Nhà sách Khai Minh

                                       Tân Châu      100$

Ô. Trần văn Hai  Giáo viên

                                       Tân Châu      100$

Cô Lê Thị Rồi  Giáo Sư THBC

                                       Tân Châu      100$

Cô Nhan Thị Thanh Hà   Giáo viên

                                       Tân Châu      100$

Ô. Đoàn văn Quận Phú An Tân Châu 100$

Cô Vương Kim Thoa  Giáo viên

                           Long Sơn Tân Châu 100$

Em Trần Tấn Nguyên   Sinh viên

                    Nông Lâm Súc Cần Thơ   50$

 

TÂN CHÂU, ngày 16-6-1969

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES