Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES

 

HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC

VIỆT NAM

ĐẠO LƯ THỰC NGHIỆM

(Tập II)

Sách Sưu Tầm

 

ĐẠO LƯ THỰC NGHIỆM (Tập 2)

1969

CHI BỘ BÁC ÁI

TÂN CHÂU

Sách tặng

 

        Kỳ nầy, chúng tôi xin biện luận tiếp về các tục lệ xưa. Có nhiều việc đă vô ích mà lại c̣n tai hại và trái đạo lư, ta nên cố tránh và bỏ hẳn, c̣n những việc tuy không có lợi ích ǵ nhiều, nhưng vô hại th́ không cần phải bài trừ nghiêm khắc, nhưng thời gian trôi qua, tự nhiên người ta sẽ bỏ lần lần đến dứt tuyệt, v́ nó đă lỗi thời.

        Trần gian là trường tiến hóa, nếu ta chú ư quan sát đoạn đường đời đă qua trong ṿng đôi ba chục năm nay, ta sẽ thấy những người cố gắng t́m ṭi về Đạo đức hoặc Khoa học đă tiến lên rất cao, c̣n người bơ thờ, ham vui về vật chất, lăn lóc trong ṿng danh lợi, th́ phần tinh thần không hề tiến tới.

 

GƠ MƠ - ĐÁNH CHUÔNG          

 

       Theo khoa Pháp Môn thì dùng chuông mõ cũng có ích. Trong lúc cúng kiến, tụng kinh niệm Phật, nhiều người thành tâm cầu nguyện nên Ân-huệ (Điện lành) của Phật Trời ban xuống dồi dào. Rồi nhờ có tiếp tục khẩn cầu, van vái đều đều, nên các vật nơi đó đều có thâu nhận từ điện. Nếu đánh chuông, gõ mõ, có sự rung động mạnh thì từ điện sẽ theo tiếng chuông mõ truyền đi ra xa. Hễ tiếng chuông, mõ tới đâu mà dứt, thì từ điện đến đó mới dứt. Muôn loài vạn vật ở chung quanh chùa am đều gội nhuần ân huệ của Phật, cũng như vạn vật ở chung quanh nhà thờ đều được hưởng ân lành của Chúa. Tuy xác phàm của ta không biết chớ vị Chơn Nhơn ở trong tâm vẫn vui mừng và thọ lãnh từ điện ấy. Do đó người ta mới đúc chuông thật lớn và treo cao, để tiếng Đại-đồng-chung ngân vang, truyền điện lành ra càng xa chừng nào, càng tốt chừng ấy. Ở chùa, nhà thờ, khi làm lễ, lúc cúng Phật, có đánh trống sấm, dộng chuông, gõ mõ, cốt ý là muốn truyền điện lành ra thật xa.

        Ý nghĩa chánh của việc dùng chuông mõ là như thế, song có những người kích bác việc dộng chuông, gõ mõ và chê rằng còn theo âm thanh sắc tướng của ông Thần Tú, bởi trong kinh Kim Cang có bài kệ: Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai. Nghĩa là: Nếu dùng âm thanh sắc tướng để tìm gặp Chơn Ngã hay Pháp thân của Phật Như Lai là người theo tà đạo, không thể nào gặp Ngài được.

        Thật vậy, nếu muốn thấy được Chơn Tánh Phật thì không thể dùng âm thanh sắc tướng mà cầu gặp được, phải tịnh tâm mới thấy, tức là không còn tranh danh đoạt lợi, không còn tham, sân, si, cương quyết làm lành lánh dữ, rửa lòng trong sạch thì sẽ được giác ngộ và giải thoát.

        Nhưng trong lúc đêm khuya, thanh vắng, nếu ai lóng tai nghe được tiếng chuông, tiếng mõ nổi lên đều đều với tiếng kệ, câu kinh thì tâm hồn cũng sẽ thấy thơ thới lâng lâng, hết ham mùi tục lụy, quên cả việc thế trần.

        Như thế, người có sáng kiến tạo ra chuông mõ, dùng làm dụng cụ để dập tắt lửa lòng người phàm tục, và truyền ân huệ, điện lành ra thật xa, là một vị thông hiểu khoa Pháp Môn, mới tạo ra được một phương tiện để giúp người tu hành. Dầu vị đó là Thần Tú hay là ai thì cũng là người đáng được khen hơn là bị chê, vì người bày ra điều hay, hữu ích chớ không có hại.

 

GIẤY TIỀN , VÀNG BẠC

 

        Năm nay, 1969, mà nói về giấy tiền vàng bạc, thì ắt có nhiều bạn thanh niên lấy làm lạ, không hiểu nó ra làm sao, và sự công dụng của nó như thế nào, chớ người lớn tuổi, ở vào thời kỳ 1930 trở về trước đều hiểu rành rẽ và nhiều người đã có dùng nó.

        Tục đốt giấy tiền, vàng bạc (vàng mã) nay sắp cáo chung. Tôi xin ghi sơ lược lại đây, để các bạn trẻ hiểu một tục xưa.

        Trước thời kỳ Pháp thuộc, ở nước Việt Nam và Trung Hoa có đúc tiền kẻm, vàng thoi, bạc nén để buôn bán, đổi chác. Thông dụng là đồng kẻm hay là tiền ta (sapèques en zinc). Sáu chục (60) đồng kẻm là một tiền; 10 tiền là một quan  (ligature).

Giàu có thì tích trữ bạc nén, vàng thoi, tính theo lượng (37gr 5). Đến thời kỳ Pháp thuộc, có đúc thêm đồng nửa xu, đồng 1 xu, 1 cắt bạc, 2 cắt bạc, và một đồng bạc. Mỗi một xu giá bằng 5 đồng kẻm.

        Đồng kẻm hay đồng tiền ta tròn và nhỏ hơn đồng xu, bề dày 1 ly và đường kính lối 25 ly; ở giữa là lỗ vuông chớ không phải lỗ tròn như đồng xu; bề mặt có chữ Hán ghi tên hiệu của vị vua đương thời cho phép đúc tiền đó, như Gia Long thông bửu, Minh Mạng thông bửu, Tự  Đức thông bửu, v.v. . . Đến sau đồng kẻm hay tiền ta không xài nữa, vì nó dễ bể và nặng nề, mang đi rất bất tiện.

        GIẤY TIỀN là những tờ giấy súc mỏng, khổ 2 tấc và 3 tấc, in hình đồng kẻm đầy khắp hết một mặt giấy, mặt sau để trống. GIẤY VÀNG BẠC có hai thứ: Thứ nhỏ (vàng bạc tiểu), khổ giấy là một tấc và một tấc rưỡi, một đầu in bằng chất kim loại màu vàng lá và đầu kia in chất kim loại màu bạc, cũng chỉ in một mặt giấy. Thứ lớn (vàng bạc đại) thì khổ giấy bằng tờ giấy tiên, chỉ in  toàn một màu vàng lá, hoặc in toàn một màu bạc.

       Những đám cúng kiến, đám tang, làm tuần, đám giỗ, ngày Tết, người ta đều có đốt giấy TIỀN, giấy VÀNG BẠC khi cuối đám cúng, càng nhiều càng tốt. Nếu cúng tế nhiều ngày thì mỗi ngày đều có đốt giấy tiền, vàng bạc. Các chùa am thuở đó đều có đốt giấy tiền, vàng bạc, vì người ta tin rằng: người chết, người khuất mặt, cũng xài tiền bạc như ta. Nếu không đốt thì thân nhơn sẽ bị túng thiếu. Khi đốt, hễ vái van tên họ người nào thì người đó lãnh, kẻ khác không lãnh được. Lúc khiên quan tài đi chôn, người ta cũng rải giấy tiền vàng bạc theo dọc đường, với ý tưởng bố thí tiền bạc cho các vong linh mồ xiêu, mả lạc, không có ai cúng kiến, bị đói khát, thiếu thốn, để họ không phá phách vong linh người mới chết, vì người ta nói: ma cũ ăn hiếp ma mới.

        Thời kỳ đó, người ta cũng đốt một loại giấy màu mỏng, láng bóng, có in đủ thứ bông hoa như hàng, lụa, gọi là giấy quần áo, để người chết cắt may y phục tùy ý.

        Do đó, có những thợ mã là người chuyên môn làm những ngôi nhà ngói bằng giấy (gọi là nhà minh-khí), giống hệt nhà ngói thật, trong có đủ phòng khách,  phòng ngủ, giường, tủ, bàn ghế, đủ vật dụng thật đẹp; ngoài ra còn kèm theo kho vàng, kho bạc, để gởi xuống cho người chết. Lúc sau, người ta còn làm xe hơi bằng giấy để cho người chết dùng nữa.

        Nhà minh-khí và kho vàng bạc chỉ làm và đốt trong mấy kỳ làm tuần 49 ngày, 100 ngày, giáp năm hay mãn tang; còn ngày giỗ, ngày Tết thì đốt giấy tiền, vàng bạc và giấy quần áo mà thôi.

        Tục lệ đốt vàng mã, nhà minh khí, lầu, kho nầy từ Trung Hoa truyền sang, không biết đã có từ hồi nào, vì không có sách nào ghi chép. Người ta chỉ thấy trong truyện Tây Du của Tàu ghi chuyện đời Đường, vua Lý Thế Dân bị bệnh, hồn đi xuống âm phủ (cõi Trung Giới), gặp vua Diêm-Vương, nhờ Phán quan gian lận, giúp cho ông được sống lại, trở về Dương gian; nhưng đi giữa đường gặp hồn anh là Ngươn Kiết và em là Kiến Thành đòi thường mạng; thêm hồn các quân sĩ chết oan trong các trận giặc đã qua, bị đói rét, tựu lại bao vây, niếu kéo kêu oan.  

        Hồn vua Đường Lý Thế Dân không biết làm sao đi được. Phán quan biểu vua vay tiền của một lão tiều, vẫn còn sống, tuy không giàu, nhưng thường thường mua giấy tiền vàng bạc đốt nên bây giờ dự trữ được mấy kho vàng bạc ở cõi Âm-Ty. Vua hãy mượn đỡ để phân phát cho các oan hồn, rồi chừng về Dương gian sẽ bồi hoàn cho ông ấy. Nhờ vậy nên Lý Thế Dân mới đi thoát khỏi vòng vây của oan hồn, yểu tử.

        Ngoài mẫu chuyện nầy thì toàn là khẩu truyền, nhưng người ta quá tin việc đốt vàng mã, nên thời kỳ đó có người tính thử và thấy mỗi năm ở Việt Nam đã đốt ra tro cả mấy triệu bạc một cách vô ích.

        Ngày nay, thỉnh thoảng cũng còn thấy người đốt vàng mã, nhưng có thể nói là đã bớt đến tám chục phần trăm rồi, vì chúng sanh đã biết đó là việc làm tốn tiền vô ích.

        Thật sự, khi chết rồi, hồn con người lìa bỏ xác thịt và Phách, Hồn ở trong thể Vía, sanh hoạt tại cõi Trung-giới, cũng giống như khi còn ở Trần gian, sinh hoạt trong xác thịt.

        Cõi Trung-giới sáng rỡ luôn luôn như ban ngày, không có ban đêm như ta lầm tưởng, nên người chết ở trong thể Vía không ngủ bao giờ, không đau ốm bệnh tật, không bị nắng mưa, nóng rét, cũng không đói khát nên không cần ăn uống, nhà cửa, y phục, thuốc men.

        Muốn đi đến nơi nào, dầu ở xa vạn dặm, cũng chỉ trong nháy mắt là đến đó rồi, không cần tàu bè, xe ngựa hay máy bay. Linh hôn nào đã học hỏi lúc sanh tiền, có ý thức về cõi Trung-giới rồi, khi bỏ xác thịt sẽ thấy sung sướng, thong thả, tự do vô cùng, không còn bị hạn chế như hồi ở Trần gian nữa.

        Nhưng hầu hết người chết chưa hiểu và chưa tin như vậy, nên khi sang qua cõi Trung-giới, cũng cặm cụi lo làm lụng, để kiếm tiền như ở cõi Trần, lo xây nhà cửa để ở, v.v. . . Còn người sống thì hiểu lầm, sợ người chết thiếu thốn, đói khát, nên lo cúng kiến và đốt vàng mã để cho vong- linh được ấm no. Sự thật thì trái ngược lại.

        Việc đốt giấy tiền, vàng bạc, đồ mả tuy tốn tiền vô ích, nhưng không có nguy hại bằng thí giàn.      

 

LÀM CHAY - THÍ GIÀN

 

        Tục THÍ GIÀN cũng thạnh hành vào thời gian từ năm 1930 trở về trước. Ở chùa Phật thì cúng ngày rằm tháng bảy Âm-lịch, gọi là làm chay (Lễ Vu-Lan), để cầu chư Phật hộ trì, xá tội vong nhân. Còn ở chùa Ông Bổn, thì cúng ngày Vía ông Quan-Đế.

        Người ta làm một cái giàn cao độ hai thước tây (2m), rộng rãi, trên đó để chưng nhiều cỗ, như cỗ bánh, cỗ trái cây, cỗ có tiền bạc. Ở Chùa Ông, các ông Bang giàu có, bày những cỗ có heo quay, hoặc nhiều tiền bạc, vòng vàng nữa.

        Mỗi cỗ chưng bày khéo léo, có bông hoa, bánh trái, mức, kẹo, sắp có thứ lớp, nhiều kiểu thật đẹp mắt. Thiên hạ bao quanh giàn, quan sát trầm trồ; có người chú ý nhận định cỗ nào có giá trị, tiền nhiều, để rồi tổ chức thành nhóm, đợi tới giờ thì giựt những cỗ đó.

        Khi các lễ cúng ngọ xong, đúng giờ, người ta lần lượt xô từ cỗ xuống đất cho thiên hạ chen lấn nhau giành giựt, hoặc hốt từ mớ liệng tứ tung, nên thời gian đó mới có danh từ XÔ GIÀN và GIỰT GIÀN.

        Trong khi xô đẩy, chen lấn nhau để giựt, họ đạp càn lên nhau, có kẻ trặc tay chân, u đầu, chảy máu; có khi làm khổ lây đến những người đi xem ở chung quanh đó nữa.

        Các năm có những cỗ quí giá, nhiều tiền, các tay anh chị tổ chức, dùng đến côn kiếm, búa thầu, đánh nhau đổ máu để giành giựt cho kỳ được mới bằng lòng, vì sợ mất tiếng anh-chị.

        Người có lương tâm, khi xem một cuộc thí giàn rồi, không thế nào vui vẻ an lòng được, vì thấy:

        1/- Bố thí mà người mạnh khỏe to lớn được hưởng lợi, còn kẻ già cả tật nguyền ốm yếu thì không nhờ cậy được chút nào.

        2/- Của bố thí mà quăng ném tùm lum, chỉ một mớ được lượm lên, một phần khác bị giành giựt nên hư nát hoặc rớt xuống đất, bị giậm đạp không còn dùng được, thật là hoang phí.

        3/- Cách bố thí như thế thật khinh người và có vô-ý-ác

        4/- Bánh trái để đôi ba ngày, ruồi bu kiến đậu, bụi bặm bám lên, vi trùng tấp vào, mất hết vệ sinh.

        5/- Tạo ra cảnh tranh giành đến nỗi có người phải bị thương tích.

        Mấy năm sau, những người có sáng kiến mới cải cách sự thí giàn, xô giàn, ra cách thí thẻ. Người ta ghi số trên những thẻ tre, khi đúng giờ cũng tung rải thẻ ra cho người lượm; ai có thẻ ấy thì đến lãnh những tặng vật đã định sẵn cho mỗi số.

        Như thế cũng chưa công bình, chưa thật thành tâm giúp người nghèo đói, thiếu thốn.

        Mấy năm gần đây, người ta đã thi hành được hoàn bị hơn. Khi tập trung được một số tặng phẩm, người ta đi ghi tên và phát thẻ cho những nhà nghèo nàn, người bệnh tật, thiếu thốn. Số thẻ phát ra tùy theo số tặng phẩm phát chẩn. Đúng ngày giờ, những người có thẻ tựu lại nơi chỉ định để lãnh đồ tặng.

        Như thế, người thọ lãnh không bị hỗ thẹn và tặng phẩm không bị hủy hoại.

        Nếu bỏ tuyệt được cái tục thí giàn, xô giàn, trong cuộc làm chay, cũng đáng gọi là tiến bộ về phương diện Đạo-đức.

 

THIÊN ĐÀNG – ĐỊA NGỤC

 

Trên cõi đời nầy, vạn vật đều tương đối, có cao thì có thấp, có sáng thì có tối, có lành thì có dữ, có cảnh sung sướng thì cũng có cảnh cực khổ. Suy rộng ra người ta mới nói: có cảnh THIÊN ĐÀNG ở trên Trời ắt có nơi ĐỊA NGỤC ở dưới Đất, thì cũng phải. Nhưng ta không nên hiểu lầm là ở đưới đất có mười cửa ngục, để trừng phạt những linh hồn làm quấy.

 Sự thật, dưới đất không có Âm Phủ, không có các vua Thập Điện cai trị, không có quỉ sứ, dạ xoa, hay sông Nại Hà, không có Mạnh Bà cho ăn cháo lú, hay rắn dữ, thuồng luồng moi gan, móc ruột tội nhơn v.v. . . 

        Nhiều người còn lầm tưởng là ai chết rồi, Hồn cũng phải xuống âm phủ để cho Diêm Vương tra xét theo sổ sách, phân xử tùy theo tội phước, hoặc lên Thiên Đàng, về cõi Phật, sung sướng, hoặc bị phạt ở cõi Địa ngục, khổ sở, hoặc cho đi đầu thai lại làm người ở cõi Thiên, Nhơn, A-tu-la, hay làm súc vật. Người ta tin vậy, vì thấy trong truyện Tây-Du, thơ Mục-Liên Thanh-Đề, hoặc Kinh Hồi-dương nhơn-quả, có nói đến 10 cửa ngục ở dưới Âm-phủ, là nơi hành phạt Linh hồn người có tội.

        Nhưng khi ta suy nghĩ kỹ, thì ta thấy Luật Trời rất công bình. Xác thịt làm tội ở Trần gian thì phải chờ khi đầu thai lại Trần gian mới đền tội, chớ không phải phạt Vong linh ở cõi khác. Không có cái ngục nào dưới đất để dành nhốt tội nhơn cả.

        Thời kỳ chiến tranh, ta thấy nhân quả trả vay thật rõ ràng. Những người hiền lành thoát khỏi nhiều tai họa một cách phi thường. Còn người nào gặp đúng kỳ hạn phải trả quả thì không thể trốn đâu cho khỏi, dầu tính mưu kế thế thần, xoay trở đến bực nào cũng không qua định mạng.

        Mấy vị học Đạo cao, mở Huệ-nhãn, nhìn thấy cõi Trung-giới hay là thế giới của người chết rõ ràng. Mấy Ngài tới lui và hoạt động ở đó cũng như ở cõi Trần, nên giải cho ta biết rằng:

        Cõi Trung-giới chia ra làm 7 cảnh, hạp với 7 lớp của thể Vía, đúng theo tình cảm tốt xấu của con người. Mỗi cảnh làm bằng một chất khí. Bảy chất khí của 7 cảnh vốn một gốc, nhưng chúng nó khác nhau vì sự nặng nhẹ, thanh hay trược, rung động mau hay chậm, cùng là màu sắc tốt hay xấu, mới sắp thành 7 bực cao thấp.

        Chất khí thứ 7 xấu xa, ô trược và nặng nề nhất; chất thứ sáu, nhẹ và tốt hơn một chút; chất thứ năm nhẹ nhàng và đẹp hơn nữa.Chất khí thứ tư trung bình. Chất khí thứ ba, thứ nhì và thứ nhất thì thanh bai và đẹp đẽ lắm.

        Cái Vía của ta được tạo ra bằng 7 chất khí của 7 cảnh cõi Trung-giới. Lúc còn sống thì 7 chất khí nầy ở xen lẫn với nhau trong thể Vía. Khi ta ưa mến Đạo đức, ham muốn điều lành, điều tốt, có những tình cảm cao thượng thì thể Vía rút các chất khí tốt: thứ ba,thứ nhì hay thứ nhất vô và tống các chất khí xấu ra, nhờ đó thể Vía của ta trở thành nhẹ nhàng, thanh bai, đẹp đẽ, sáng rỡ, hạp với mấy cảnh cao cõi Trung-giới.

        Còn người cứ mơ ước sự thấp hèn, quấy quá, tham lam, hung dữ hoặc ác độc thì thể Vía rút mấy chất khí thấp, xấu: thứ 7, thứ 6 vào, và đẩy tạt các chất khí tốt đi ra, làm cho thể Vía trở nên nặng nề, màu sắc u tối, xấu xa, hạp với mấy cảnh thấp cõi Trung giới.

        Cảnh thứ bảy của cõi Trung-giới thì tanh hôi lạ thường. Nơi đó tối mò chớ không có ánh sáng như cõi Trần.

        Những kẻ lòng lang dạ thú, đại hung ác, những kẻ dâm loàn, say sưa vất mã, tán tận lương tâm, sau khi chết phải sa vào cảnh thứ bảy nầy, vì cái Vía của họ chứa đầy chất khí xấu xa, nặng nề, nên bị rút vào đây và chịu cảnh u buồn, chung đụng với những kẻ xấu xa như họ. Họ vẫn tự do đi lại nơi cảnh thứ bảy nầy, không ai rầy la quản thúc, nhưng lên cảnh thứ sáu chưa được.

        Họ mất xác thịt rồi, các tánh xấu của họ trải ra nơi Vía nên giống nửa người nửa thú. Vì lòng dục của họ không được toại nên họ bức rức khó chịu lắm, cũng như bị lửa đốt, chớ không phải lửa ở ngoài đốt vô. Nếu người ta gọi cảnh thứ bảy nầy là cảnh Địa-ngục cũng trúng.

        Những kẻ sát nhơn, thác rồi thấy oan hồn đi theo bên mình đòi mạng, dầu chạy trốn đâu cũng thấy oan hồn theo mãi. Mấy kẻ thắt cổ thường lại chỗ họ quyên sinh, làm vòng, đút đầu vô như hồi tự vận, rồi cũng nghẹt thở, le lưỡi và vùng vẫy. Cái vòng đây vốn là hình tư tưởng của họ hóa thành, chớ không phải sợi dây thật. Bọn ma thắt cổ, hễ thấy người nào muốn đi thắt cổ thì chúng nó xúi đi hủy mình cho mau. Tục rằng: quỉ giục, thật trúng chớ không phải dị đoan. Nó xúi giục, nghĩa là nó cho tư tưởng của nó xen vào trí kẻ xấu số khiến họ phải làm theo.

        Thể Vía của những người nầy trọng trược, nặng nề lắm.

        Những người hồi còn sống ưa dâm loàn, rượu chè say sưa quá độ, khi chết rồi, lòng dục vẫn bồng bột, chịu không nổi nên phải tìm chốn thanh lâu, tửu điếm, xúi người đồng bệnh làm chuyện nhơ nhớp đặng nhập vô hưởng một chút đỉnh. Có kẻ nhập vô mình thú vật như heo, dê, chó, và bị kẹt luôn trong mình thú vật, không xuất ra được, nhưng không sai khiến con thú được, vì nó có hồn riêng của nó. Chừng nào mấy con thú nầy chết rồi, họ mới thoát ra được, thật là khổ sở. Họ phải chịu đau đớn như thế cho đến khi nào lớp thứ bảy của cái Vía tan ră hết, họ mới lên được cảnh thứ sáu.

        Nếu họ biết ăn năn chừa lỗi, sửa tánh nết tốt đẹp thì tự nhiên họ sớm thoát cảnh khổ nầy. Vì cớ đó, các vị Đệ Tử Tiên, tùy tiện khuyên lơn, giúp đỡ cho họ thay đổi ý muốn và tư tưởng thành ra tốt hơn, để họ được mau lên cảnh trên. Càng ngày, các tình cảm, các ý muốn càng rút vào hột lưu-tánh nguyên-tử thì thể Vía càng tan mòn lần lần, con người càng tiến lên cảnh trên của cõi Trung-giới.

        Từ cảnh thứ năm lên đến cảnh thứ nhứt, con người rất thong thả tự do. Những người hiền lành, biết tu hành, khi ở mấy cảnh nầy sẽ học hỏi thêm được nhiều điều mới lạ.

 

THỂ VÍA SẮP LỚP

 

        Khi con người còn sống thì bảy lớp của thể Vía xen lẫn lộn với nhau, không phân biệt từ lớp, vì nhờ có xác thịt đủ sức che chở cho nó khỏi bị các sự rung động dữ dội làm hại, do đó người biết cách xuất Vía có thể lưu thông khắp cả 7 cảnh của cõi Trung-giới để giúp đời và học hỏi.

        Đến khi chết, hồn rời khỏi xác thịt thì thể Vía tự nhiên tự nó sắp lớp lại. Lớp thứ nhứt nhẹ nhàng thanh bai ở trong hết, rồi lần đến lớp thứ nhì, thứ ba, thứ tư, v.v. . . lớp nào nặng nề dày đặc hơn hết thì bao ở ngoài, để đủ sức chịu đựng với các sự rung động dữ dội.

        Vì vậy, lớp phía ngoài hết của thể Vía giống với cảnh nào thì bị rút vào cảnh đó, rồi bị kẹt luôn ở đó cho đến khi lớp Vía đó rả hết, con người mới vào được cảnh kế trên. Con người cứ tuần tự đi như vậy lần lần, nên mất nhiều thì giờ và tiến hóa chậm lắm.

        Ta cần biết phương pháp để không cho cái Vía sắp lớp lại. Muốn được vậy, ta phải tập làm chủ tư tưởng, ý muốn, lời nói và việc làm, đặng cho ý chí trở nên cao thượng, cứng cỏi, vững vàng. Trước khi chết thì tưởng quyết rằng cái Vía mình sẽ không sắp lớp lại được, lúc sống thế nào thì lúc thác rồi cũng như thế ấy. Cái Vía sẽ vâng theo ý-chí mạnh mẽ của ta, nên khi tắt hơi rồi, ta vẫn tỉnh táo, biết mình đã từ bỏ cõi Trần, và sáng suốt như hồi còn sống.

        Nếu thể Vía không sắp lớp lại, thì ta vào ra cảnh nào cũng được và học hỏi được nhiều điều mới lạ. 

        Tuy cái Vía tự ên sắp lớp, nhưng các Đệ Tử Tiên nhờ Thầy giúp đỡ, biết cách sửa mấy lớp của cái Vía lại in như hồi còn sống để tiếp tục giúp đời.

        Người tầm thường, không có dục vọng quá thấp hèn, thường được vào cảnh thứ sáu, còn các Đệ Tử Tiên biết làm lành lánh dữ, không còn ham muốn vị kỷ, nên cái Vía tốt đẹp, mảnh mai, không chứa chất khí thấp, họ chỉ ở cõi Trung-giới trong một thời gian ngắn thì thể Vía ră hết, họ vào ở cõi Thiên Đàng để thung dung nghiền ngẫm rút các kinh nghiệm giúp đời.

        Cảnh Thiên-Đàng là 4 cảnh thấp của cõi Thượng-giới, nên cũng gọi là Hạ-Thiên. Ở đây, con người dùng thể Trí (Hạ trí), cũng như dùng Xác thịt ở cõi Trần, hoặc dùng thể Vía ở cõi Trung-giới vậy. Con người ở cảnh nầy lâu hay mau, tùy theo công quả hành thiện hồi sanh tiền. Người chưa tu hành, khi lên đến đây thì đi đầu thai liền. Nếu người làm được nhiều công đức thì được nghỉ ngơi sung sướng lâu ngày ở Thiên Đàng, để các sự kinh nghiệm được ghi vào Thượng-Trí, đến kiếp sau thành ra Thiên-tư. Người tu hành chơn chánh có thể ở đây đến vài ngàn năm mới đi đầu thai lại.

        Vậy ta nên xác định lại hai cảnh: Thiên-đàng và Địa-ngục.

        Đúng thật: Người nào có suy tư kỹ càng việc Thiện và có làm nhiều điều lành mới được ở cảnh Thiên-đàng. Còn người quá ác, mê sa các việc quá thấp hèn mới bị rút vào cảnh thứ bảy của cõi Trung-giới, thấp hơn mặt đất, tối mờ, hôi hám, giống cảnh tù ngục ở Trần gian, tạm gọi là Địa ngục. Nhưng ở cảnh nầy không có vòng rào, vách ngăn, để nhốt người; không có ai cai trị, xử đoán hay hành phạt kẻ tội lỗi. Chỉ vì các dục vọng đê hèn, ô trược rút họ vào đó. Chừng nào có người giúp họ hiểu biết và sửa đổi tánh nết thì họ sẽ lên được cảnh thứ sáu và thoát khổ.

        Mà cũng không phải là các người hèn hạ hư đốn bị khổ não ở cảnh nầy để trừ những tội ác đã làm ở thế gian đâu. Nghiệp quả phải trả tại cõi Trần.

        Có người nói rằng: những câu chuyện hành phạt ở mười cửa ngục cũng hữu ích vì có ý răn cho người ta sợ mà không dám làm quấy.

        Nhưng bổn phận người học Đạo phải trình bày sự thật, đúng Chơn-lý, để giúp con người mở mang trí thức, phân biệt điều Chơn và Giả, điều Lành và Dữ, điều Trúng và Sai, biết được bảy cõi Trời, bảy thể không phải là Linh hồn. Nếu tu hành mà tâm, trí còn mơ hồ, chưa có Chánh–Kiến thì khó tiến bộ được.

 

MẠNH - BÀ

 

        Vì không hiểu tại sao con người đầu thai trở lại Trần mà không nhớ chuyện kiếp trước, nên người ta bày ra chuyện Vong linh bị Mạnh Bà cho ăn cháo lú, mới quên hết chuyện cũ. Thỉnh thoảng có người nhớ lại một ít chuyện kiếp trước, thì người ta cho là nhờ dùng mưu mẹo, trốn khỏi ăn cháo lú mới nhớ được.

Sự thật thì khi thể Vía và thể Hạ-Trí ră hết rồi con người mới đi đầu thai lại.                                                          Linh hồn nhập vào một Xác thịt mới, có một cái Phách mới, một cái Vía mới, và một Hạ-trí mới. Tánh nết và tài năng các thể mới đều tương đương như các thể kiếp trước. Sở dĩ con người không nhớ được chuyện kiếp trước vì sự nhớ và sự hiểu biết là do Hạ-trí, các việc cũ thì ghi ở Hạ-trí cũ, và đã tan ră rồi, còn Hạ-trí mới không có ghi lại các chi tiết cũ, cũng giống như cuốn sổ nhật ký cũ đã hết, khi dùng cuốn nhật ký mới thì không ghi chuyện cũ lại đây.

        Các thứ kinh nghiệm đều có ghi vào Thượng-Trí, nên Linh Hồn nhớ hết, Chừng nào các thể Xác, Vía, Trí chịu tùng phục Linh hồn, biết vâng theo lới sai khiến của Chơn Nhơn thì con người sẽ nhớ lại tất cả những chuyện mình đã làm ở mấy kiếp trước.

        Nói cho đúng, con nít mới sanh thì thể Vía và Hạ-trí mới còn trong sạch như cuốn sổ mới, chưa có ghi điều chi cả. Nhưng cũng có kẻ nhớ chuyên kiếp trước, ấy là người đã tấn hóa thật cao (Thần-đồng), hoặc người mới chết trong vài chục năm, thể Vía và Hạ-trí chưa ră hết, kế bị căn quả, cần phải đi đầu thai, nên đối với hạng người nầy, vị Thiên Thần coi sóc về sanh sản phải lấy chất khí của cái Vía và Hạ-trí cũ để tạo nên thể Vía và Hạ-trí mới, do đó, mấy trẻ nhỏ nầy nhớ được một ít điều cần kiếp mà họ đã quan tâm, chú ý hồi còn sống; song càng ngày càng lớn lên họ cũng lần lần quên hết.

        Xét kỹ, trong kiếp hiện tại, những chuyện gì quan trọng, ghi sâu trong trí óc thì ta mới nhớ lâu ngày, chớ chuyện tầm thường đã xảy ra hồi còn nhỏ, hay đã qua lâu rồi thì ta cũng quên mất, chừng có ai nhắc nhở khêu gợi lại ta mới nhớ. Vậy chuyện Mạnh-Bà cho ăn cháo lú không có thật.

 

LỄ BÁI LỤC PHƯƠNG

 

        Lúc Phật ở trong rừng tre (Trúc-lâm), gần Vương-Xá-Thành, (Radjagriha), một hôm Phật đi dạo, thấy một trưởng giả tên là Thi-ca-la (Crigala) đang chấp tay vái lạy sáu hướng: (Đông, Tây, Nam, Bắc, trên Trời và dưới Đất). Phật bèn hỏi: Trưởng giả làm cái chi vậy? – Thi-ca-la đáp: “Bạch Phật, tôi van vái cho cả nhà tôi được bình an, khỏi bị ma quỉ khuấy phá. Hồi cha tôi còn sanh tiền dạy tôi làm như vậy, bây giờ tôi không dám trái mạng”. Phật nói: “Nầy Trưởng giả, ngươi cầu khẩn cho gia quyến đặng mạnh khỏe, điều đó phải lắm. Ngươi vâng theo lời cha mẹ dạy bảo, việc ấy rất tốt, nhưng không phải cúng kiến vái lạy mà  gia đình ngươi khỏi tai họa. Ngươi phải thi ân bố đức mới có thể tránh được nạn nghèo. Ngươi không hiểu ý nghĩa của sự vái lạy sáu hướng, để ta giải cho ngươi nghe:

        Khi ngươi day mặt qua hướng Đông thì ngươi phải nhớ tới cha mẹ ngươi.

        Khi day mặt qua hướng Tây, ngươi phải nhớ tới vợ con ngươi.

        Khi day mặt qua hướng Bắc, ngươi phải nhớ tới bằng hữu, thân thuộc của ngươi.

        Khi day mặt qua hướng Nam, ngươi phải nhớ tới tình Sư-đệ.

        Ngươi ngước mặt lên Trời thì phải nhớ tới các nhà Sư đã dạy dỗ ngươi về Đạo-đức.

        Ngươi cúi mặt xuống đất thì ngươi phải nhớ tới bạn bè, tôi tớ, đã giúp ngươi trong công việc làm ăn.

        Thân phụ ngươi cố ý dạy ngươi lạy sáu hướng đặng khi làm lễ, ngươi phải nhớ tới bổn phận của ngươi chớ không phải bảo ngươi làm chuyện dị đoan, xua đuổi tà quái đâu. Thi-ca-la nghe hiểu, liền cúi đầu thưa rằng: “Bạch Phật! Tôi  nhờ  Phật soi sáng tấm lòng của tôi, vậy xin Phật cho tôi nhập môn theo Phật học Đạo.”

        Có một cuốn Kinh kia bảo: mỗi tháng phải lạy theo một hướng và lạy mấy trăm lạy thì được tiêu tội. Lạy cho nhiều để trừ hết tội của cả trăm, cả ngàn kiếp. Nếu làm tội rồi lạy trúng hướng mà tiêu tội thì còn đâu là công bình nữa. Nhiều vị mộ Đạo, mỗi lần tụng kinh rồi lạy đến 15, 20 phút. Theo chỗ chúng tôi hiểu biết, thì nên dùng thời gian đó để tham thiền nhập định sẽ có nhiều lợi ích hơn. Nhưng có một em học Đạo  lý luận rằng: Việc lạy là một hình thức thể dục của người xưa, nếu lạy được từ 100 lạy sắp lên thì thân thể sẽ mỏi mệt như tập thể dục vậy. Người học võ thì nói: khi cúi đầu xuống thấp, máu vào óc đầy đủ, làm cho con người được sáng suốt, bình tĩnh, hiểu biết lẹ làng thêm, vậy cúi lạy cũng giống những thế võ lộn đầu xuống thấp.

        Như thế thì cúi lạy chỉ giúp ích cho xác thân thêm khỏe khoắn, và trong khi đó, nếu ta chăm chỉ nhớ đến luân-thường, Đạo lý thì tinh thần mới tiến bộ.

 

ĐI  HỎA THAN

 

        Năm 1969 mà nói chuyện đi hỏa than thì các bạn trẻ cho đó là chuyện đời xưa, vì bây giờ ở xứ ta không thấy ai thi hành phép lạ nầy nữa, chớ 30 năm về trước, ở Trung Quốc và Việt Nam, khi có cúng tế quan trọng, mấy ông Thầy Pháp ngồi nghinh, mấy ông nhập xác đi hỏa than, tắm dầu sôi, cắt lưỡi đứt lìa rồi ráp liền lại, là việc hằng năm đều có thi hành. Mấy ông nhập xác đó có thể dắt người khác cùng đi trên than lửa mà không bị hại gì cả.

        Ở xứ Thiên-trước, nay gọi là Ấn-Độ, mấy vị Đạo sĩ (Yogui) cũng thường biểu diễn đi hỏa than cho người ta xem.

        Năm 1938, tại kinh thành Luân Đôn, nước Anh, mấy ông thông thái, các nhà bác học và khoa học, tổ chức một cuộc đi hỏa than. Người đi trên lửa đỏ là một vị đạo sĩ Yogui ở xứ Các-sơ-mia, tên Ca-đa-bút (Kada-Bux).

        Người ta đào một cái hầm, bỏ đầy than và củi, rồi đốt lên cho tới chừng than đỏ rực, đạo-sĩ đi chân không, bước đi trên lửa, đi tới, đi lui, đi qua, đi lại một chập rồi bước ra, mình mẩy không cháy mà bàn chân cũng không phồng. Trước mặt muôn người, đạo sĩ không có xảo trá, gian dối được.

        Các nhà bác học Âu-châu không phải nhắm mắt tin càn. Mấy ông ấy tìm học kỹ lưỡng lắm để biết nguyên do mỗi việc xảy ra. Khi thấy sự thí nghiệm của Đạo-sĩ Ca-đa Bux, ai nấy đều công nhận là sự thật. Nhưng làm sao để cắt nghĩa bây giờ? Người thường đạp nhằm than lửa thì bị phỏng chơn rồi, cớ sao Đạo-sĩ đi trên than cháy đỏ rực được!

        Một ông Bác sĩ nói: có lẽ nhờ đạo sĩ biết cách đi nhịp nhàng nên không phỏng. Một ông khác nói: Tại bàn chân khô rom. Một ông nữa nói không chừng nhờ hơi ướt ở chính giữa than và da đạo sĩ.

        Đạo sĩ thấy vậy, xin ban trị sự thí nghiệm một lần nữa. Lần nầy đạo sĩ không đi mà đứng sửng trên than đỏ. Một tấm nĩ của đạo sĩ trải trên than đỏ cũng không cháy, không xém chút nào.

        Bây giờ khoa học mới giải làm sao ?

       Xin nhớ rằng, nĩ của đạo sĩ là tấm nĩ thường, không tẩm chất hóa học thì không thể nói là nhờ chất hóa học làm cho nĩ không cháy.

        Trước khi đạo sĩ bước lên than lửa thì mấy ông thông thái đã xem xét bàn chân kỹ lưỡng lắm, chẳng phải dễ mà lừa gạt mấy ông đâu.

        Tại sao đi trên lửa được?

      - Theo chỗ chúng tôi hiểu biết, thì có ba cách làm cho khỏi bị phỏng khi thọc tay vô lửa, hoặc đi trên lửa, nhưng phải luyện ý-chí cho cứng cỏi, hay đức tin thật mãnh liệt mới được.

        Cách thứ nhứt: Dùng ý chí lấy một lớp dĩ thái (matière éthérique) bao tay chơn lại thì đi trên lửa không phỏng bao giờ.

        Cách thứ nhì: Dùng ý chí rút hết sinh lực (prana) trong than lửa ra thì than hết nóng.

        Cách thứ ba: Nhờ những vị tinh tú ở trong lửa hay là Hỏa thần bảo hộ thì lửa không làm hại được, như mấy người nhập xác xưng Quan Đế, Châu Thương….

        Vạn vật mà sống là nhờ sinh lực. Khi mình đốt than hay nấu nước, lúc than đỏ và nước sôi thì sinh lực bay ra ngoài. Chính là sinh lực làm cho ta phỏng.

        Bên Âu Châu, năm 1938, người ta mới thấy đi hỏa than lần thứ nhứt nên cho là việc lạ lắm. Ở Ấn-Độ còn có nhiều thầy tu gọi là Pha-kia (Fakir), chịu thử thách bằng cách để người ta bỏ vô hòm, đậy nắp lại, chôn sống, vài tuần lễ hoặc vài tháng, vài năm, tùy theo công phu luyện tập. Người ta lấp đất lại rồi trồng cỏ lên trên mả và có người canh gác. Đúng ngày kỳ hẹn, đào lên, phá hòm, đem thây ra, lấy khăn ướt chà xát trên mặt và niệm vài câu kinh thì họ sống lại như thường. Mấy chuyện nầy có thật chớ không phải là chuyện bày đặt hoang đường. 

        Trong thế kỷ thứ 19, năm 1884, ông Keely, người Mỹ, có làm ra được một cái máy sức mạnh lạ thường. Đem cái máy đó để trước một cục đá lớn, rồi cho máy chạy, trong nửa giờ, cục đá hóa ra tro bụi. Cái máy đó sanh ra một LỰC gọi là VRILL, lực của dỉ-thái (Force inter éthériques).

        Cái lực nầy để dùng nhiều việc lắm. Có một lần ông Keely lấy một sợi dây quấn một cây sắt tròn lớn, cân nặng vài ngàn kí, rồi ông cho LỰC đó chạy theo sợi dây vô cây sắt, tức thì cây sắt mất sức nặng, trở nên nhẹ như bong bóng, lấy ngón tay giở nó lên dễ dàng và đem đi đâu cũng được. Ông cũng dùng cách nầy mà dời một cái máy có sức mạnh 500 mã lực, từ đầu xưởng nầy lại đầu xưởng kia chỉ cần có một tay mà không gây một chút trầy xể nào ở dưới gạch.

        Người luyện Đạo, biết luật Trời rồi, không cần có máy, chỉ dùng ý chí (volonté), cũng rút được sức nặng ở trong sắt, đá ra.

        Các vị Chơn Tiên, thuở xưa cũng dùng phép nầy mà đem những tảng đá lớn, dài 10 thước lên cao, ráp lại để xây dựng tháp Kê-ốp (Pyramide Khéops) bên Ai-cập cao 138m, và có lẽ Tòa Đế-Thiên, Đế-Thích trên Cao Miên cũng xây bằng cách đó.

        Đi hỏa than hay là tắm dầu sôi là những phép nhỏ mọn của Tiên gia. Không phải những người có phép tắc là những người Đắc Đạo, mà chính là những người đã làm chủ được vật chất.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒ VẬT

 

        Chất Thanh-khí cõi Trung-giới chun ngang qua được Xác thân của ta, cũng  chun qua được cả mọi vật trần gian như bàn, ghế, tủ, đồ nữ trang, cây cối, nước, lửa, vách đá, sắt, v.v. .

        Ta thấy sắt, đá, cỏ cây là chất đặc, nhưng có những luồng điện thiêng liêng chun ngang qua được, cũng như khí trời chun ngang qua nước vậy. Nếu luồng điện nầy là chất thanh khí tốt, thì thần lực của món đồ rất quí báu, còn nếu là thanh khí trược thì thần lực của nó rất xấu xa, đã không giúp ích cho người mà còn thêm nhiễu hại.

        Có nhiều món đồ tự nhiên xẹt ra thần lực thanh bai như: hột bồ đề, vàng gâm, v.v. . . , vì chất thanh khí của các vật ấy tốt tự nhiên. Một số nhiều đồ vật chịu ảnh hưởng của tình cảm và  tư tưởng nhân loại.

Hễ con người có cảm tưởng xấu thì các đồ vật chung quanh va đều bị nhiễm một điện lực trược, rồi khi trí va ở không thì điện lực xấu đó lại xúi giục va tưởng nghĩ và cảm xúc quấy, giống như vậy nữa, thành ra Vía va càng ngày càng thô kịch, ô trược.

        Những bức tranh treo trong phòng của ta, cũng có ảnh hưởng to tát cho Trí, Vía ta. Trước khi vẽ, họa sĩ đã tưởng tượng trong trí va quang cảnh ấy cho đến khi vẽ xong, nên cảm tưởng của va ghi vào bức tranh; người khác xem đến thì Trí, Vía sẽ bị kích động và cũng sẽ rung động y như vậy.

        Vì thế, người học Đạo nên chọn lựa đồ vật trong nhà, chớ treo những bức tranh lơa thể, những bức họa chiến tranh, săn bắn hay cảnh tượng ghê gớm.

        Nên treo những bức tranh có tình cảm cao thượng, thanh nhã, êm ái, giúp cho tinh thần nảy nở dễ dàng như: cảnh trời mới mọc, biển lặng sóng, non núi đẹp xinh, đền thờ đồ sộ, nguy nga, có vẻ thanh tịnh u nhàn, hay tranh ảnh, hình tượng các Thánh nhân, v.v. . .

 

ĐỒ  CỔ

 

        Nhiều người ưa chưng trên bàn những hình đồng, đồ gốm nhỏ, lọ hoa, hộp cây quí, ngà voi, v.v. . . , chúng nó không có ảnh hưởng tai hại lớn lao, nhưng phải tốn công lau chùi, nếu để bụi đóng dơ dáy thì cũng sanh ra điện lực xấu xa.

        Đồ xưa, như chậu sứ, độc bình, v.v. . , cũng lắm khi có hại đến tinh thần người chủ, vì mỗi vật tồn tại lâu đời, tất nhiên có trải qua nhiều biến cố. Nếu có sự mưu đồ chém giết nhau để tranh đoạt thì nó có nhiều điện lực thật xấu.

        Những lâu đài cổ cũng có ảnh hưởng không tốt cho người học Đạo, vì khi xưa, nơi đó có xảy ra nhiều trận giặc, chém giết nhau, gây ra nhiều hình tư tưởng rất gớm ghê. Tuy lâu đời, điện lực xấu có phai bớt đi, nhưng cũng chưa mất hẳn.

        Ở Ý-đại-lợi chỉ có đền Pergine là không còn bị ảnh hưởng xấu như các đền đài khác, vì nơi đó, các vị Đại-Đức, các vị La-hán thường đến để giảng Đạo với các vị Đệ-tử Tiên. Tư tưỡng hiền lành mạnh mẽ của các Ngài đã đánh tan những hình tư tưởng xấu xa ghê rợn khi xưa.

        Không nên mua sắm những đồ dùng cũ, như bàn ghế, giường ngủ, ván ngựa, vì thường thường có dính tư tưởng không tốt của nhiều người, lúc bệnh hoạn, gây gổ, sợ sệt, v.v. . .

 

NỮ TRANG

 

        Đồ nữ trang lại có một mãnh lực vô hình rất lớn, mạnh hơn tất cả các đồ vật thông thường, nên người học Đạo không chịu dùng. Mỗi món nữ trang đều thúc giục lòng ham muốn và sự ganh ghét của kẻ khác.

        Bên Hoa-kỳ có một hột ngọc xoàn xinh đẹp vô cùng, làm cho muôn ngàn người ham muốn. Giá của nó đến cả triệu đồng vàng. Song biết bao người bị hại vì sắc đẹp của nó. Nó gây ra nhiều trận đổ máu, nhiều sự nghiệp tan tành. Vì vậy điện lực của nó xấu ghê gớm. Người hiểu Đạo chơn chánh rồi dầu cho không họ cũng không dùng.

 

BỬU BỐI

 

        Chúng ta đã biết Xác thịt có ảnh hưởng với Vía và Trí. Hễ Xác thịt bị ô trược thì Vía và Trí bị nhiễm theo, nên không thể có những tình cảm và tư tưởng cao thượng được. Vì thế, người học Đạo lựa món ăn tinh khiết để cho Xác thân được trong sạch, ngõ hầu ý muốn và tư tưởng được tốt đẹp, thanh cao.

        Những đồ dùng cũng sửa đổi được thể Vía, nhất là mấy món Bửu Bối. Có nhiều thứ đá như vàng gâm có thể thâu nhiều thần lực và giữ lại lâu ngày. Vì lẽ đó, người ta thường dùng nó để luyện thành món Bửu Bối mạnh mẽ vô cùng. Nếu lại do các vị Chơn Sư đạo cao đức trọng đem thần lực mạnh mẽ truyền vào thì dầu lâu năm, ảnh hưởng của nó cũng không phai lợt.

        Nếu ta có được một món bửu bối chứa đầy thần lực trong sạch thì rất hữu ích cho bước đường tu luyện tinh thần. Người mới học Đạo thường bị nhiều tư tưởng xấu quanh quẩn phá rối, phải lo chống cự luôn luôn, nhiều khi cũng thất bại, và khi đó thì tư tưởng xấu càng mạnh thêm. Nếu ta có được một bửu bối có thần lực thanh cao, tinh khiết, thì ta sẽ thắng dễ dàng các tư tưởng xấu từ ngoài xông đến, vì điện lực trong sạch, mạnh mẽ của bửu bối xẹt ra tiếp đuổi tất cả tư tưởng xấu đi.

        Mỗi thứ bửu bối chỉ trừ được một thứ ảnh hưởng xấu mà thôi, như bửu bối có đức tánh thanh khiết thì trừ được các tánh xấu, tư tưởng thấp hèn, nhưng không trừ được sự sợ hãi. Phải dùng bửu bối có thần lực can đảm, vững đức tin, bình tĩnh trước mọi nguy cơ mới hữu ích.

 

THẦN CHÚ VÀ ẤN BÙA

 

        Thời kỳ nầy, bùa và thần chú hay Chơn ngôn, ít có người biết dùng đến, nên có kẻ cho là mê tín dị đoan, vì không hiểu được sức mạnh của nó. Sự thật, nếu biết cách dùng bùa, đọc chú đúng giọng thì sẽ thấy hiệu nghiệm phi thường. Những vị Đạo cao chọn những tiếng có sức rung động mạnh, ghép thành câu thần chú, trong đó có một vài tiếng mạnh nhất, gọi là Chơn-ngôn.

        Lúc đọc thần chú, nếu có kèm thêm bắt ấn thì sức mạnh lại tăng thêm nữa. Theo khoa Pháp-môn bí truyền, hai bàn tay ta là chỗ chứa thần lực và có dính dấp với mấy cõi Trời, cùng liên lạc với nhiều chỗ bí ẩn trong thân người, cho nên bắt ấn là dùng tinh thần ở tại mấy chỗ ẩn đó để rút sức lực của mấy cõi vô hình vào bàn tay rồi phóng ra thật mạnh, cũng như ta chuyển gân cốt để đánh, đá cho thật mạnh.

        Trong bàn tay, ngón cái thì lớn nhất, thuộc trái tim, ăn thông với đất (địa), cũng gồm những mãnh lực vô hình của mặt đất.

        Ngón trỏ liên quan đến cái xoáy trên đầu, thuộc về nước (thủy), và ăn thông với cõi Trung-giới.

        Ngón giữa thuộc lửa (hỏa), ăn thông với cõi Trí (Thượng-giới), và 3 miếng xương sọ ngay mỏ ác.

        Ngón áp út thuộc cõi Bồ-Đề, ăn thông với đường gân ở giữa xương sống, chỗ luồng hỏa hậu đi lên.

        Ngón út thuộc về cõi Niết-Bàn và vũ-trụ, ăn thông với bộ máy sanh dục.

        Nếu ta biết bắt ấn và đọc thần chú phải cách, đúng giọng, thì thần lực chuyển động, xẹt ra che chở cho ta và mấy chỗ bí-yếu trong thân ta rung động, nở nang, càng ngày càng thanh cao.

        CHỮ BÙA là bộ máy chứa điện lực vô hình, cũng như ta muốn chứa nước phải dùng lu, mái, muốn chứa điện khí thì dùng bình chứa điện (accumulater) hoặc pile. Ta không thế nào thấy điện lực vô hình, nên phải dùng bùa để thế vào chỗ ghi nhớ và thấy trước mắt. Người khuất mặt thấy được sức mạnh của chữ bùa.

        Muốn cho lá bùa có hiệu nghiệm thì khi viết (vẽ) phải tập trung tinh thần vào đó và phải định trí tưởng tượng cho thấy rõ ràng chữ bùa trong trí mình. Thường thường, nhiều ông thầy bùa, thầy pháp, lúc vẽ bùa thì nín thở. Họ nói theo phép thì phải làm vậy mới linh nghiệm, chớ họ không biết sự thật là khi ta định trí, chăm chỉ tưởng sự chi thì lúc đó hơi thở của ta nhẹ nhàng, dường như ngưng thở vậy. Khi ta tưởng chữ bùa, thì chữ đó hiện hình rõ-ràng ở cõi Trung-giới, nên bọn ma quỉ ở gần đó sẽ nhìn thấy chữ bùa. Đối với con ma thì nó không thấy lá bùa cháy ra tro hay thổi bùa, nhưng khi tư tưởng ta ngưng thì sức mạnh chữ bùa liền nổ tung ra như ta đốt pháo vậy. Bọn ma quỉ nào ở gần đó sẽ bị sức rung động dữ dội đánh trúng đau đớn lắm.

        Dầu đốt bùa, thổi bùa hay đánh bùa, mà ta biết định trí, làm đúng cách thì bọn ma quỉ phải sợ và tránh xa, vì sức mạnh chữ bùa nổ ra; tất cả thần lực của ta nhốt trong đó đều túa ra, đụng ai chạm nấy, làm đau nhức ghê gớm; nhưng người sống nhờ có Xác thịt che đỡ nên không thấy cảm giác gì.

        Các nhà võ-thuật, khi luyện kiếm thuật, kiếm khí, cũng lý luận rằng: Theo âm-dương khí hóa học, lúc con người ở tư thế tĩnh hay động, lục phủ ngũ tạng và 72 kinh lạc trong cơ thể con người vẫn phải phối hợp chuyển hóa với nhau, như Trời, Đất vận hành vậy.

        Trời đất càng chuyển động mạnh thì mưa, gió, phong, hàn, nhiệt, thấp, cũng chuyển động rất nhanh. Muốn giữ cho tâm trạng mình ở vào thế quân bình thì phải biết điều hợp những động tác nhịp thở theo dòng nhân điện châu lưu trong cơ thể.

        Vì vậy, mọi điệu bộ như đầu ngã nghiêng, ngón tay co duỗi, đều ăn nhập với phủ tạng làm cho nó xúc động đến cực độ, và phát ra điện lực, mạnh phi thường.

        Bắt ấn quyết mà không đúng qui tắc tất nhiên dòng điện bị ngưng đứt, tâm thần tránh sao khỏi bấn loạn. Đánh không tới, đâm không trúng, đỡ bị trệch là vì leẽ đó.

 

KẾT  LUẬN

 

        Con người có đủ các chất khí tạo ra Vũ-trụ nên được gọi là TIỂU THIÊN ĐỊA (bầu Trời Đất nhỏ).

        Con người vốn là Chơn Thần nên có đủ quyền năng, nhưng chưa phát triển. Nếu biết điều khiển Xác, Vía, Trí, thi hành hạp Thiên Cơ, điều hòa theo Luật Vũ-trụ thì sẽ mau tiến hóa và sớm đắc thành chánh quả.

 

TRÚC LÂM và TRI-THIỆN

 

MỤC  LỤC

        1- Gõ mõ - Đánh chuông         

        2- Giấy tiền; giấy vàng bạc      

        3- Làm chay - Thí giàn.         

        4- Thiên Đàng - Địa ngục.     

        5- Thể Vía sắp lớp.                 

        6- MẠNH BÀ.                         

        7- Lễ bái lục phương.             

        8- Đi hỏa than.                        

        9- Ảnh hưởng của đồ vật.       

       10- Đồ cổ.                                 

       11- Nữ trang.                             

       12- Bửu bối.                             

       13- Thần chú – Ấn , Bùa.        

 

TRI ÂN CÔNG ĐỨC

--------

 

Ô. Trần Công Hoa  Trưởng Ty

                          X.D.N.T. Châu Đốc   100$

Ô. Lâm Xuân  Nhà sách Khai-Minh

                                           Tân Châu  100$

Chi Bộ Kiêm-Ái                  Sài Gòn         500$

Ô. Đặng văn Chiêu             Gò Công       50$

Bà Lý Thị Nguyên              Gò Công       50$

Ô. Lê thành Thuông           Gò Công       50$

Ô. Huỳnh Kim Tuân           Gò Công       60$

Ô. Lâm Phước Thành         Gò Công       200$

Bà Trần Thị Giỏi                Gò Công      100$

Ô. Quách Tòng  Ty Tiểu Học

                                       An Xuyên    1000$

Ô. Nguyễn văn Chiêu        Vĩnh Long    200$

Tân Châu, ngày 15/9/1969

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES