Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


Đức Đạt Lai Lạt Ma

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số thảng năm 1998)

Trích Thế Giới Quanh Ta - Radha Burnier

Bản Dịch www.thongthienhoc.com

Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Theo phúc tŕnh gần đây th́ làn sóng những thiếu niên Tây Tạng nhập cư vào Ấn Độ đang tiếp tục. Lũ trẻ con tới Nepal và những nơi khác nữa sau khi đă trải qua một cuộc du hành gian nan và nguy hiểm vượt những đường đèo ở Hy Mă Lạp Sơn vào thời kỳ lạnh nhất trong năm, bởi v́ thời tiết mùa đông khiến cho binh lính Trung Hoa không cử người đi trấn nhậm những đồn tiền tiêu biên pḥng. Mặc dù việc vắng mặt quân sĩ là một lợi thế, nhưng thời tiết khắc nghiệt và bản chất của địa h́nh khiến cho lũ trẻ bị nguy hiểm rất nhiều. Thế nhưng các cha mẹ vẫn gửi chúng đi hi vọng có được điều tốt nhất, đó là bằng chứng về những sự khó khăn cực kỳ mà người dân Tây Tạng phải chịu khi vẫn bám lấy quê cha đất tổ.

Mặc dù tất cả mọi điều ấy, lănh tụ kính yêu của họ là Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn tiếp tục khẳng định ḿnh tin vào một khảo hướng bất bạo động để mang lại tự do cho nhân dân. Ông tuyên bố rằng: ‘Đối với người Tây Tạng chúng tôi, con đường bất bạo động là nguyên tắc và tôi tin chắc rằng về lâu về dài khảo hướng này là đường lối thực tiễn và có lợi nhất. Những người quen thuộc với Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa biết ông nói như vậy ngụ ư là ǵ. Khảo hướng bất bạo không phải là một lá bài chính trị mà ông đang chơi v́ thiếu những lá bài tốt hơn. Đó là một cách suy tư khác hẳn.

Hơn ai hết ông biết rơ về t́nh huống ở Tây Tạng. Việc tiếp tục áp bức và hoàn toàn bất chấp phẩm giá của con người cùng với nhân quyền chắc chắn gợi lên ḷng từ bi sâu sắc nhất của ông. Nhưng ông không mưu t́m một phương thuốc về lâu về dài th́ lợi bất cập hại. Năm ngoái ông lên tiếng bày tỏ một cách không thỏa hiệp rằng nguyên nhân ghê gớm nhất của những đau khổ, mất phẩm giá, mất tự do và ḥa b́nh của con người. Đó chính là việc khăng khăng sử dụng bạo lực để giải quyết những điều dị biệt và xung đột. Theo ông sự thách đố của thế kỷ sắp tới chính là việc xử trí xung đột bằng cách đối thoại và những phương tiện bất bạo động. Đây chính là điều mà ông thực hành và hậu thuẫn một cách dứt khoát nhất.

 Quả thật một tầm nh́n xa rộng như vậy là rất hiếm có. Đức Phật dạy rằng chỉ có một tâm trí an b́nh mới có thể xử trí và xua tan mọi dạng hung hăng và bất công. Dùng bạo lực để đáp trả bạo lực là điều mà hầu hết mọi người đều tin theo và nó đă tổng kết lịch sử của loài người. V́ vậy thế giới chẳng hề gần hơn với cái đích thoát khỏi đau khổ và độc ác. Trên khắp thế giới đều có những vấn đề nan giải và những cuộc xung đột liên miên bất tận bởi v́ hận thù chỉ gây hận thù thêm nữa. Đức Đạt Lai Lạt Ma đă tuyên bố đầy ư nghĩa: ‘Một phương thức suy tư mới mẻ đă trở nên một điều kiện cần thiết để sống và hành động một cách có trách nhiệm. Nếu ta cứ duy tŕ những niềm tin và giá trị đă lỗi thời, một tâm thức manh mún và cái óc qui ngă, th́ ta ắt tiếp tục bám víu lấy những mục tiêu lạc hậu và cách ứng xử lạc hậu. Nếu đa số mọi người vẫn có thái độ như vậy th́ điều này ắt ngăn cản ta hoàn toàn chuyển tiếp sang một xă hội toàn cầu tùy thuộc lẫn nhau, thế nhưng lại an b́nh và hợp tác,

Phát biểu nêu trên chắc chắn là phát biểu của một lănh tụ thế giới nh́n xa trông rộng, vượt trên những chính sách nhỏ nhen và những thao túng thường được chọn theo của những kẻ nào mà tâm trí không được soi sáng bởi sự cao cả của giáo huấn tôn giáo đích thực.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS