Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

 

GIÁP MẶT SỰ CHẾT COI ĐÓ LÀ MỘT NGƯỜI BẠN

(MEETING DEATH AS A FRIEND)

Tác giả N. Sri Ram

Bản dịch : Chơn Như - 2011

  

 

GIÁP MẶT SỰ CHẾT COI ĐÓ LÀ MỘT NGƯỜI BẠN

[Theo phép thực hành thời nay th́ ngôn ngữ đă biến đổi một phần để khiến cho nó trung tính. Bộ Giáo Dục, tháng 2 năm 2006]

Bài này đă được in lại từ tác phẩm Mưu cầu Minh triết của N. Sri Ram.

Bản quyền năm 1969 của nhà Xuất bản Thông Thiên Học Adyar.

Socrates là một triết gia  Hy Lạp, trước Công Nguyên khoảng gần 500 năm

Ông xem sự thật hơn sự sống và sự chết như người bạn (LND)

Một trong những cuộc Đối thoại nổi tiếng nhất của Plato vốn đă thu hút nhiều chú tâm hơn bất kỳ cuộc đàm thoại nào khác, ấy là bài đàm thoại trong đó ông mô tả cái chết của Socrate. Vào ngày mà buổi chiều hôm ấy Socrate qua đời, có vài người bạn hiện diện cho nên cuộc Đàm thoại này có dạng một buổi đàm đạo diễn ra lúc cuối cùng. Nó bắt đầu bằng những lập luận về sự tồn tại trước đó của linh hồn; trong quá tŕnh Đàm thoại, người ta đưa ra những ư tưởng khác nhau liên quan tới bản chất của nó. Bộ phận này trong phần đàm đạo kết thúc bằng việc khẳng định linh hồn bất tử. Những điều bàn luận theo tôi thấy dường như rất đáng được chúng ta xem xét ngay cả đến tận ngày nay.

Bấm vào xem ảnh lớn hơn

Khi nhóm bạn của ông bước vào nhà tù th́ họ th́ thấy Socrate đang xoa chân vốn vừa rút ra khỏi gông cùm. Khi ông gặp bạn bè th́ điều đáng kể về cách ứng xử của ông là ông không phàn nàn ǵ cả; không một chút than thân trách phận của ḿnh; ông chỉ nhận xét về mối liên hệ và sự luân phiên phi thường giữa khoái lạc và đau khổ trong cuộc sống. Cho đến lúc bấy giờ vẫn không có một trải nghiệm nào về sự đau khổ, nhưng giờ đây khi ông thoát khỏi gông cùm th́ ngay tức khắc có sự khoái lạc. Nếu bất cứ ai trong chúng ta lâm vào tính huống ấy th́ tôi thắc mắc chẳng biết vào dịp đó chúng ta sẽ ấp ủ cái loại xúc cảm hoặc tư tưởng nào.

Dĩ nhiên Socrate đă tiên liệu được cái chết của ḿnh. Thế rồi cuộc đàm đạo tiếp diễn với sự trao đổi nhiều ư kiến khác nhau và đến lúc chiều tối ông đă đón nhận cái tách thuốc độc mà ḿnh phải uống một cách sẵn sàng và b́nh tĩnh; nghe đâu với một phong thái ung dung và thoải mái nhất. Khi thuốc độc ngấm th́ ông b́nh tĩnh mô tả thần chết tiến lên qua cơ thể của ḿnh từ dưới chân ḅ lên qua từng giai đoạn một. Đây hoàn toàn là một cảnh tượng phi thường mà không có bài tường thuật về bất kỳ diễn biến nào lại hoàn toàn giống như thế.

Xét theo biểu kiến th́ cuộc đàm đạo tiếp diễn nhiều tiếng đồng hồ. Sau khi bàn luận về bản chất của linh hồn, Socrate giải thích đâu là cứu cánh mà một triết gia chân chính mưu t́m và tại sao ông lại hoan nghênh sự chết. Sự phát biểu được nêu ra không phải với tính cách khẳng định mà chỉ là một tham luận về những ư niệm, khả năng và điều suy diễn rút ra từ đấy. Một trong những người bạn đề xuất gợi ư là linh hồn có thể được quan niệm mang bản chất hài ḥa của một ḥa âm. Nếu ta có thể so sánh thể xác với một đàn lyre hoặc luưt th́ linh hồn có thể là âm nhạc mà dây đàn ấy tạo ra. Mặc dù quan niệm này mang lại cho linh hồn một tư cách và bản chất vừa có tính thâm thúy lại vừa mỹ lệ nhưng nó không ban cho linh hốn một một địa vị độc lập. Quan điểm nêu trên dường như xiển dương cái mà người ta có thể gọi là thuyết phiếm hiện tượng luận, nghĩa là thể xác mang tính thực tại với nhiều hoạt động diễn ra trong đó, nhất là những hoạt động trong bộ óc; c̣n linh hồn mặc dù có bản chất là ḥa âm vẫn chỉ là một sản phẩm của những hoạt động ấy, có lẽ sao cho những hoạt động như thế có thể mang lại kết quả như vậy. Nhưng khi đàn đă đứt dây vỡ tan tành th́ chẳng c̣n âm nhạc nữa. Đường lối lư luận này bị phản đối.

Người ta c̣n đưa ra một ư kiến khác có bản chất tương tự, gợi ra tính tương tự máy móc của lửa. Người ta có thể nghĩ lửa là tâm thức nơi con người, làm cho thể xác linh động; khi thể xác tan ră th́ lửa tắt ngúm. Ư kiến này cũng giống như suy nghĩ của phái Nam tông Phật giáo, nhưng có lẽ họ bảo rằng lửa đă trộn lẫn với khói vốn đă bị tan biến đi.

Những lập luận này chẳng phải là không đáng chú ư. Khi ta xét tới chuyện sự việc có thể như thế nào, liệu một quan niệm đặc thù có cơ sở hay chăng, ta có thể chấp nhận một quan niệm một cách hợp lư chăng th́ việc lướt qua những lập luận như thế không nhất thiết là không có ích lợi và giá trị về mặt giáo huấn.

Trong Thiên nhiên có biết bao nhiêu điều xảy ra theo một cách thức trái ngược với những sự kiện có thực, chẳng hạn như việc mặt trời mọc và lặn. Lập luận cho rằng linh hồn hoặc tâm trí – ta tạm thời ghép hai thứ lại với nhau – chỉ là một loại h́nh ảnh được phản chiếu từ những hoạt động trong môi trường vật chất của bộ óc, lập luận ấy mặc dù có vẻ đúng nhưng vẫn có thể ngược lại với sự thật. Điều thấy vậy mà không phải vậy, có thể không phải là một sự thật căn bản hoặc cơ bản.

Socrate khắc phục những điều chống đối ư tưởng linh hồn bất tử. Sự thật là trong một bài Đàm đạo khác, Plato có nêu bật những lời chống đối coi đó là nguồn gốc của mọi “sự triết lư hóa vô tôn giáo” mặc dù ông tỏ vẻ hợp lư đến nỗi ông cũng không thể giả định được rằng điều dường như mang tính tôn giáo có thực hay chăng. Điều chân thực có thể coi là mang tính tôn giáo, thế nhưng điều thuận theo tôn giáo biểu kiến chưa chắc là đúng.

Những lập luận nêu ra sự tồn tại trước của linh hồn vốn là những ư kiến từ lâu rồi đă nổi tiếng là một bộ phận trong triết học Plato. Người ta có nhắc tới niềm tin xưa cũ cho rằng một linh hồn sinh ra trong thế giới này đă trở lại từ một thế giới khác, cái thế giới mà lúc chết đi ta lại đến nó. Cố nhiên đó là một khái niệm mà người ta đă chấp nhận rộng răi ở Ấn Độ, nhưng nó cũng tồn tại trong tư tưởng cổ nhân thuộc các dân tộc khác. Người ta gợi ư rằng người chết do người sống mà ra, c̣n người sống là do người chết tái sinh. Đó là một hiện tượng diễn ra theo chu kỳ tuần hoàn giống như việc ngủ rồi thức và ngủ trở lại, phù hợp với sự thật hoặc qui tắc trong Thiên nhiên theo đó những cặp đối lập sinh ra lẫn nhau. Sinh và tử là một cặp đối đăi. Nhưng chúng liên hệ với nhau ra sao để cho diễn biến này kéo theo diễn biến kia th́ xét theo biểu kiến không được đào sâu thêm nữa. Plato có một phương thức thỉnh thoảng lại ch́a ra một ư tưởng mang tính gợi ư sâu sắc khiến ta phải khựng lại suy nghĩ, thế rồi bỏ mặc nó cho những người khác tự thân đeo đuổi.

C̣n một lập luận khác nữa đề cập tới một ư tưởng mà Socrate trước kia đă nêu rơ, theo đó mọi tri thức chân thực chỉ là sự nhớ lại, một sự hồi niệm trong óc phàm. Linh hồn ắt đă phải tồn tại và có tri thức của một loại đặc thù nào đấy trước khi nó kết hợp với thể xác, bằng chứng là chúng ta hiểu được những điều như công bằng, mỹ lệ, b́nh đẳng tính khí v.v. . ., ư niệm này không rút ra được từ các tri thức theo giác quan. V́ thế chúng ắt phải tồn tại rồi trong phạm vi hiểu biết của linh hồn. Những nhận thức qua giác quan – việc nghe thấy âm thanh, việc nh́n thấy một điều ǵ đó màu đỏ hoặc đen, một điều ǵ đó nữa cao hoặc thấp đều chỉ là những ư niệm tương đối. Nếu chỉ dựa vào những nhận thức này không thôi th́ người ta không thể phát triển được những ư niệm về vẻ đẹp, sự công bằng, đạo đức v.v. . . V́ vậy ta ắt phải có một nguồn khác mang lại những ư niệm và tri thức như thế. Vả lại, nếu linh hồn đă tồn tại trước khi thể xác sinh ra và độc lập với thể xác th́ nó không thể chết theo thể xác.

Socrate cũng phát biểu quan niệm cho rằng linh hồn không thể có bản chất hợp thành bởi nhiều yếu tố v́ lúc bấy giờ thân phận của nó đă thay đổi. Nó ắt đă phải có một bản chất không biến đổi. Cho dẫu linh hồn này có thể phát triển hơn linh hồn kia, thế nhưng bản chất cốt lơi của chúng đều giống nhau. Một tập hợp phức tạp khác các yếu tố biến động có thể biến thiên trong khi cái đơn lập của Chơn thần nhất như ắt luôn luôn có bản thể như như ra đấy.

Người ta c̣n nêu thêm phát biểu là bất chấp những thuộc tính khác, linh hồn ắt phải có bản chất là sự sống. Nó không thể là một sự trừu xuất, một sự phóng chiếu của tâm trí. Việc nối liền sự sống với linh hồn rơ rệt là quan trọng qua hàng loạt những ư niệm được trưng ra, lại đạt tột đỉnh qua phát biểu linh hồn ắt phải có bản chất giống như Thượng Đế th́ mới đảm bảo là nó đáng tin với tính bất tử. Chỉ có Đấng thiêng liêng mới có thể bất tử, cho nên cái ǵ không mang tính Thiêng liêng ắt phải hữu hoại.

Sau đó Socrate khích lệ bạn hữu hăy có được đức hạnh và minh triết trong kiếp này. Giờ phút lâm chung của ông đă gần kề nhưng ông vẫn tiếp tục thuyết tŕnh thoải mái và ung dung dường như thể ông c̣n sống một ngày nữa. Ông bảo rằng “triết gia chân chính là kẻ mà tâm trí đă định hướng về sự thật và đức hạnh”. Từ ngữ triết gia cũng như từ ngữ triết học đă có ư nghĩa thay đổi khá nhiều so với thời xưa. Ngày nay ta nghĩ rằng một triết gia là kẻ chuyên phân tích và lập luận căi lư lằng nhằng, đôi khi bất tận về một hợp đề đặc thù của ḿnh; cuộc sống mà y đang theo đuổi chẳng dính dáng ǵ tới hoạt động và kỹ năng trí xảo của y; nhưng đây không phải là quan niệm của thời xưa. Theo nghĩa đen của từ ngữ này th́ triết học là yêu chân lư mà t́nh yêu bao giờ cũng hàm ư hành động. Nếu sự thật có bản chất sao cho khơi dậy được t́nh yêu th́ cái sự thật ấy phải tạo ra một sự biến đổi quan trọng trong bản thân, xoay chuyển chủ tâm của người ta từ những sự vật đối tượng của giác quan vốn phù du chỉ để hưởng thụ khoái lạc chuyển sang những vật cao thượng và chân thực. Đó mới chính là quan niệm cổ truyền về triết gia. Socarte bảo rằng bởi v́ tâm trí triết gia đă định hướng theo sự thật và minh triết cho nên là “kẻ sẵn ḷng và sẵn sàng chết”. V́ vậy ông hoan nghênh sự chết. Chính v́ thế ông đă giải thích được, ông hoan hỉ xiết bao trước viễn cảnh chia tay thế giới này, nhưng ông cũng lại bảo rằng tự tử lại không đúng. Ông lập luận chống lại việc tự tử một cách khá kỳ lạ. Tại thế giới này ta sống trong một loại nhà tù, chịu nhiều hạn chế ghê gớm. Đó là một thế giới trong ấy sự vô minh lấn lướt minh triết. Nhưng ta không được trốn tránh điều ấy trước khi ta được phép làm như vậy. Việc ra khỏi nhà tù có thể rất đáng hoan nghênh nhưng ta không nên tự ḿnh vượt ngục. Người ta cũng phát biểu cho rằng con người không có quyền sở hữu đối với thân xác của ḿnh. Đây có thể không phải là quan niệm phổ quát của đa số mọi người. Nhưng chúng ta có trách nhiệm phải sử dụng thể xác một cách đúng đắn, duy tu, bảo dưỡng nó cho hoàn hảo, đây chính là quan niệm được phát biểu trong quyển Dưới Chơn Thầy.

V́ sự chết được hoan nghênh và tâm trí của triết gia được định hướng về sự thật và đức hạnh cho nên đối với một người như thế triết học thật sự trở thành việc chuẩn bị chết – đây là một ư niệm nổi bật. Một số học giả đă thuyết giải cụm từ tiếng Hi Lạp với ư nghĩa: “Triết học thật ra là suy niệm về sự chết”; điều này tôi thấy dường như không phù hợp với phương thức ung dung của Socrate quan niệm về nó. Có một cách khác dễ hiểu hơn nhiều nghĩa là khi ta đă sống đúng mức, định hướng về những cứu cánh vốn là cứu cánh của linh hồn (chứ không phải ham muốn của thể xác) th́ triết học hoặc “cuộc sống của một triết gia chẳng qua chỉ là một cuộc diễn tập lâu dài về việc chết”. Người ta có thể sống một cuộc đời hạnh phúc nhưng đó cũng có thể là một qui tŕnh chết, điều này cần được giải thích.

Socrate giải thích rằng đại chúng, quần chúng đều không biết được ư nghĩa của việc triết gia hoan nghênh sự chết. Điều này không có nghĩa là triết gia muốn vứt bỏ thể xác mà có nghĩa là y có một cảm xúc thân hữu đối với sự chết. Y có được cảm xúc ấy bởi v́ y không đặt nặng việc thỏa măn những ham muốn của thể xác. Hầu hết mọi người đều định giá trị sự vật theo khoái lạc mà chúng mang lại cho ta, nhưng mục tiêu của triết gia là giải thoát ḿnh càng nhiều càng tốt ra khỏi sự đô hộ của thể xác. Y dấn thân vào việc nuôi dưỡng linh hồn, quan tâm tới những vấn đề có ích lợi thân thiết cho linh hồn chẳng hạn như sự thật, đức hạnh v.v. . . Khi làm như thế, triết gia đă tách rời ḿnh khỏi thể xác. Chính v́ y đă từ bỏ mọi sự bám víu vào những khoái lạc do thể xác cung cấp cho người ta, cho nên sự chết chẳng qua chỉ là việc thoát ra qua một cánh cửa mở rộng. Những sự việc nuôi dưỡng linh hồn đó là điều phải, điều chân thật, điều thiện, điều mỹ lệ v.v. . . Socrate dạy rằng “kẻ nào gần đất xa trời vốn chẳng màng những khoái lạc do thể xác mang lại”. Người ta có thể hưởng thụ những khoái lạc đến với ḿnh một cách như nhiên, nhưng không cần phải khao khát chúng. Bằng cách đẩy chúng ra khỏi phạm vi quan tâm và chú ư của ḿnh, hầu như người ta đă gần kề cái chết. Chính theo ư nghĩa này mà triết gia muốn chết ngay cả khi vẫn c̣n đang sống. Điều này cũng tương tự như giáo huấn của J. Krishnamurti, mặc dù ông không bảo sự chết là một lối thoát được hoan nghênh nhưng ông bảo ngay bây giờ và ngay ở đây ta phải chết đi với quá khứ của ḿnh và mọi trải nghiệm đang tiếp diễn.

Triết gia tập trung vào đức hạnh và minh triết cho nên mới tẩy trược được trí tuệ của ḿnh sao cho nó thoát khỏi mọi t́ vết của mọi yếu tố ngoại lai. Chính việc tẩy trược được toàn bộ bản thể của ḿnh mới mang lại sự độc lập tâm linh cho ḿnh, đó chính là sự tự do chân thực tức Mukti. Mukti tức giải thoát, không phải là ḥa nhập vào Thượng Đế theo nghĩa đen; trước khi tinh thần con người ḥa nhập được vào Thượng Đế th́ con người phải giải thoát ḿnh khỏi những xiềng xích hoặc ràng buộc.

Diễn tả chân lư ấy theo một cách khác th́ quả thật chỉ khi ta vứt bỏ quá khứ của ḿnh, vứt bỏ mọi mê đắm xuất phát từ đấy th́ người ta mới chuyển hóa thành một Thực tại mới. Thực thể đang hoạt động hiện nay là một tạo vật của quá khứ, y đă trượt dài theo một đường liên tục và y chất chứa trong bản chất cũng như cấu tạo của ḿnh nhiều điều bắt nguồn từ quá khứ và trải nghiệm. Chuyển hóa thành một thực tại mới là rũ bỏ quá khứ sao cho nó không c̣n khống chế, che khuất hoặc chỉ đạo hiện tại.

Chính cái sự chết này mới khiến cho sự sống thật sự linh động hơn, ít bế tắt hơn và ít nặng trĩu hơn sao cho mọi nhận thức đều bén nhạy hơn, c̣n trí tuệ đâm ra cực lực tập trung giống như ngọn lửa. Chính trong cái trạng thái thuần khiết nội tâm này th́ người ta mới đạt được phẩm chất cao quí nhất để cho Bản thể của ḿnh vận dụng qua đủ mọi khía cạnh. Mọi thực chất dưới dạng thuần khiết đều phô bày tiềm năng viên măn nhất.

Người ta có phát biểu bâng quơ cho rằng triết học là âm nhạc cao siêu nhất. Socrate có nói rằng ông cứ triền miên nằm mơ, theo đó ông được dạy cho biết rằng phải chú tâm tới âm nhạc và khi ông hiểu ra được triết lư là âm nhạc cao siêu nhất th́ ông đă hiến ḿnh cho triết học. Khái niệm triết học là loại âm nhạc cao siêu nhất trở nên sáng tỏ hơn qua sự minh giải của phát biểu trước kia liên quan tới bản chất của linh hồn là một dạng ḥa âm. Trước kia người ta thường phản đối là khi nhạc cụ bị đứt găy th́ không c̣n có thể có loại âm nhạc nào nữa; Socrate đối đáp lại bằng cách nhận xét rằng linh hồn có thể tồn tại cho dẫu nó có thể có hoặc không có một nhạc cụ. Thật là khá thú vị khi vào thời buổi c̣n theo thuyết vô thần th́ Tiến sĩ Annie Besant cũng dùng chính cái ví dụ tương tự ấy trong một bài thuyết tŕnh của ḿnh. Bà bảo rằng mặc dù cây đàn lyre đă đứt vỡ nhưng âm nhạc vẫn c̣n có thể tồn tại.

Socrate đưa ra một lư do để sẵn ḷng chết đó là chúng ta biết rơ ḿnh sẽ đi về đâu với thầy tốt bạn hiền. Thiên hạ bao giờ cũng thích có được thuận cảnh thuận duyên. Nếu người ta thật sự tận hiến đời ḿnh cho triết học th́ chắc chắn họ sẽ được an vị đúng theo sở nguyện. Họ sẽ được hạnh phúc tỉ lệ với sự thuần khiết trong tâm trí của ḿnh, đó cũng là sự thật quan trọng.

Ta không nên lẫn lộn hạnh phúc với khoái lạc, hạnh phúc bắt nguồn từ thân tâm an lạc và xuất lộ một cách như nhiên, ta tuyệt nhiên chẳng cần mưu t́m nó. V́ thế Socrate mới dạy rằng nếu người ta đă tận hiến đời ḿnh cho đức hạnh và minh triết th́ họ có thể giữ vững niềm hi vọng là điều thiện lành tốt nhất sẽ chào đón ḿnh bên kia cửa tử, điều này phù hợp với giáo huấn trong sách vở Thông Thiên Học.

C̣n một điều nữa rất đáng chú ư. Nếu ta lúc nào cũng biết được bản chất của bất cứ thứ ǵ xét theo bản thể của nó, biết được chính sự thật về nó chứ không phải chỉ là h́nh tướng bề ngoài, cái ngoại h́nh bao bọc xung quanh, muốn được vậy th́ ta phải tách ḿnh ra khỏi thể xác và chỉ lặng ngắm chính sự vật qua linh hồn thôi. Chỉ có linh ảnh ấy của linh hồn, tri thức ấy của linh hồn mới có thể mang lại cốt lơi của sự thật liên quan đến bất cứ thứ ǵ đang tồn tại.

Chí Tôn Ca có nhắc tới “Chủ thể tri thức về tinh hoa của sự vật”. Tinh hoa cốt lơi của sự vật là điều nó khác với mọi thứ nữa. Ta chỉ có thể biết được tinh hoa cốt lơi, bản thể của sự vật nhờ vào linh hồn chứ chẳng bao giờ nhờ vào các giác quan. Trong khi c̣n sống ta tiếp cận gần nhất với tri thức về tinh hoa cốt lơi ấy khi ta tuyệt nhiên không giao tiếp hoặc liên lạc ǵ hết với thể xác ngoại trừ những ǵ tuyệt đối cần thiết nghĩa là khi ta không c̣n lệ thuộc vào thể xác, không c̣n bị ảnh hưởng bởi những khao khát, thôi thúc và đam mê của thể xác. Nói cách khác, toàn thể mục tiêu của việc nghiên cứu triết học theo nghĩa cổ điển của từ này đó là việc giải thoát và tách rời linh hồn ra khỏi thể xác; người ta có thể thử làm và thành tựu được điều này ngay cả khi vẫn c̣n đang sống trong thế gian. Chẳng có điều chi xảy ra theo một qui tŕnh của Thiên nhiên mà lại như vậy, nhưng với trí tuệ đă sáng suốt của chính ḿnh, ta có thể tiến hành điều ấy.

Khi đă tự do không c̣n lệ thuộc vào thể xác nữa, khi sự thay đổi này đạt đến mức hoàn chỉnh th́ đối với Chơn nhơn sống và chết cũng thế thôi, mà Chơn nhơn chính là linh hồn cho nên dù ḿnh sống hay ḿnh chết th́ cũng chẳng có ǵ khác nhau. Điều này cũng nhắc ta nhớ tới một trong các câu thuộc Chí Tôn Ca: “Người minh triết không phiền năo cho kẻ c̣n sống mà cũng chẳng khóc thương người đă chết”. Điều này có nghĩa là có khả năng đạt tới một t́nh huống nội tâm tức một tâm trạng trong đó cho dù ta sinh hoạt trong thể xác – vốn đă bị gọi là nhà tù – hoặc sinh hoạt bên ngoài nhà tù ấy th́ cũng thế thôi. Linh hồn dùng thể xác làm một dụng cụ mà không cần bám víu vào đấy.

Cuộc Đàm thoại đặc thù này chứa đầy những ư niệm soi sáng cho mọi người đang ra sức t́m hiểu những vấn đề: bản chất của linh hồn, sự sống trên thế giới này, cứu cánh đáng được phấn đấu theo nhất, ư nghĩa mới mẻ mà sự chết có thể đạt được và khả năng đối diện với diễn biến này một cách b́nh thản thậm chí c̣n hoan nghênh nó nữa chứ.

 

Bài này đă được in lại từ tác phẩm Mưu cầu Minh triết của N. Sri Ram.

Bản quyền năm 1969 của nhà Xuất bản Thông Thiên Học Adyar.

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES