Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


CHƯƠNG   XI

HAI NỀN VĂN MINH ATLANTE [[1]].

Nền văn minh Toltec ở Peru thời xưa năm 12.000 trước Công nguyên.

HAI NỀN VĂN MINH ATLANTE [[1]].

Nền văn minh Toltec ở Peru thời xưa năm 12.000 trước Công nguyên.

 

Nền văn minh của Peru vào thiên niên kỷ thứ 13 trước Công nguyên vốn gần giống với nền văn minh của Đế quốc Toltec lúc cực thịnh đến nỗi mà sau khi đă nghiên cứu kỹ lưỡng thời kỳ ấy th́ ở đây chúng tôi sử dụng nó làm thí dụ điển h́nh cho nền văn minh Atlante. Vào thời châu Atlantis th́ Ai cập và Ấn độ cũng là những ví dụ khác, nhưng nói chung là các đặc điểm chính yếu của Đế quốc Toltec được mô phỏng chính xác nhất ở Peru mà ta miêu tả nơi đây. Chính quyền vốn chuyên chế - vào thời đó không thể có chính quyền nào khác.

Muốn chứng minh tại sao như vậy, ta phải hồi tưởng lại một thời kỳ xa xưa hơn nữa tới lúc bắt đầu phân ly Căn chủng lớn thứ tư. Rơ rệt là khi Đức Bàn Cổ và các vị phụ tá của Ngài -  các bậc Cao đồ xuất phát từ một cơ tiến hóa cao hơn hẳn – nhập thể trong đám Dân non trẻ mà các Ngài vất vả lắm mới phát triển được, th́ đối với đám Dân ấy các Ngài hoàn toàn là chư Thần linh về tri thức và quyền năng, bởi v́ các Ngài tiến hóa hơn họ về mọi mặt có thể nghĩ ra được. Trong t́nh huống như thế th́ không thể có một dạng Chính quyền nào khác ngoài dạng chuyên chính, v́ đấng Cai trị là người duy nhất thật sự biết mọi chuyện cho nên Ngài phải kiểm soát mọi chuyện. V́ vậy các Đấng Cao cả trở thành những nhà cai trị và dẫn dắt tự nhiên của đám nhân loại c̣n ấu trĩ, sẵn ḷng nghe lời các Ngài, v́ người ta công nhận minh triết mang lại quyền lực và đối với kẻ vô minh th́ sự trợ giúp lớn lao nhất chính là việc dẫn dắt và huấn luyện họ. V́ thế cho nên mọi trật tự trong xă hội mới đến từ bên trên đi xuống chứ không thể từ dưới đi lên, đó âu cũng là mọi sự trật tự chân chính; khi Giống dân mới lan tràn th́ nguyên tắc này vẫn trường tồn và dựa trên cơ sở ấy các vương quyền hùng mạnh của thời xa xưa nhất đă được tạo dựng, trong hầu hết trường hợp – bắt đầu dưới quyền các vị đại Thánh vương với quyền năng và sự minh triết dẫn dắt các Nhà nước c̣n ấu trĩ trải qua mọi khó khăn khởi đầu.

Thế rồi ngay khi các Đấng Cai trị Thánh vương nguyên thủy đă nhường ngôi cho đệ tử th́ vẫn có chuyện xảy ra là người ta vẫn c̣n hiểu nguyên lư cai trị chân chính cho nên khi một Vương quốc mới được thành lập th́ trong hoàn cảnh mới người ta vẫn luôn luôn bắt chước càng giống càng tốt, những định chế huy hoàng mà Minh triết Thiêng liêng đă ban ra cho thế giới. Chỉ khi ḷng ích kỷ dâng lên nơi cả đám dân chúng lẫn nhà cai trị th́ dần dần trật tự cũ mới thay đổi và những chỗ cho những cuộc thí nghiệm chẳng lấy ǵ làm Minh triết, các Chính quyền được gợi hứng bằng ḷng tham và sự tham vọng thay v́ được linh hứng bằng sự chu toàn bổn phận.

Vào thời kỳ này chúng ta phải bàn tới (12.000 năm trước Công nguyên), các Kim môn thành trước kia đă ch́m xuống dưới đáy biển từ nhiều ngàn năm rồi, và mặc dù thủ lĩnh của các vị Vua thuộc Ḥn đảo Poseidonis vẫn c̣n tiếm đoạt cho bản thân cái tước hiệu đẹp đẽ thuộc về họ, nhưng ông không c̣n giả vờ bắt chước theo các phương pháp Cai trị cho đến nay đă bảo đảm cho họ có sự ổn định vượt ngoài mức số phận thông thường trong phạm vi an bài của con người. Tuy nhiên trước đó vài thế kỷ th́ đă có một toán lính làm sống lại – mặc dù dĩ nhiên là trên một qui mô nhỏ hơn nhiều – sinh hoạt của cái hệ thống cổ truyền mà các Vương triều của xứ sở sau này gọi là xứ Peru, và vào lúc mà chúng ta đang nói tới th́ sự hồi sinh này đang ngon trớn, có lẽ đă đạt tới tột đỉnh vinh quang mặc dù nó c̣n duy tŕ được sự hữu hiệu ấy trong nhiều thế kỷ sau này. Do đó bây giờ ta đang quan tâm tới sự hồi sinh ấy của xứ Peru.

Ta hơi khó ḷng tŕnh bày một ư niệm về dáng vẻ bên ngoài của giống dân cư ngụ nơi xứ này, v́ không một giống dân nào hiện nay c̣n tồn tại trên trái đất giống nó đến mức chỉ để gợi ư so sánh mà không khiến cho bạn đọc bị lạc theo hướng này hoặc hướng kia. Ta vẫn c̣n thấy các đại diện của phân chủng vĩ đại thứ ba thuộc Căn chủng Atlante sinh hoạt trên trần thế nhưng nó bị thoái hóa và lạc hậu so với Giống dân ấy thời oanh liệt. Dân Peru có xương g̣ má (lưỡng quyền) cao, dáng vẻ chung của khuôn mặt có liên quan tới loại h́nh cao nhất của dân da đỏ, thế nhưng y đă biến đổi đường nét ấy khiến cho ḿnh hầu như tương tự dân Aryan hơn là dân Atlante; dáng vẻ của y căn bản là khác với hầu hết những người da đỏ thời nay v́ y nói năng thành thực, vui vẻ và ḥa nhă, c̣n giai cấp thượng lưu thường tỏ ra nhanh trí và rất tốt bụng. Y có nước da màu đồng thau đo đỏ, nói chung là sáng hơn trong đám giai cấp thượng lưu và sẫm màu hơn trong giai cấp hạ lưu, mặc dù sự lẫn lộn giữa các giai cấp này khiến cho ta khó ḷng có thể phân biệt được đến mức ấy.

Bẩm tính của dân Peru nói chung là thoải mái, an phận và hiền ḥa. Luật lệ không có bao nhiêu, rất thích nghi và được quản trị khéo léo cho nên dân chúng tự nhiên là tuân thủ pháp luật; khí hậu ở hầu hết đa số mọi nơi đều dễ chịu khiến cho họ có thể không tốn nhiều sức lực cho công việc cày cấy đất đai mà vẫn có được một vụ mùa bội thu khi chỉ cần ra sức vừa phải – khí hậu này khiến cho dân tộc ấy lúc nào cũng vừa ḷng và có bẩm tính tận dụng được hết sinh hoạt của mùa. Rơ rệt là một tâm trạng như thế trong đám thần dân khiến cho những vị cai trị xứ sở này được thuận lợi rất nhiều khi bắt đầu công việc.

Như ta có nhận xét, Vương quyền là tuyệt đối, thế nhưng nó khác hẳn bất cứ thứ ǵ hiện nay tồn tại cho đến nỗi chỉ nói khơi khơi như vậy không giúp ta h́nh dung được sự thật ra sao. Mấu chốt của toàn bộ hệ thống này là tinh thần, trách nhiệm. Vừa chắc chắn là có quyền lực tuyệt đối, nhưng cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi chuyện; ngay từ những khi mới bắt đầu lên ngôi, Vua đă được rèn luyện để hiểu ra rằng bất cứ nơi đâu trong Đế quốc rộng lớn của ḿnh nếu có xảy ra một loại điều ác nào đó không tránh được – nếu người ta sẵn ḷng làm việc mà không kiếm được loại việc nào thích hợp với ḿnh, thậm chí nếu một đứa con nít bị đau mà không được chăm sóc đúng mức – th́ nền cai trị của minh bị mất thể diện, sự trị v́ của ḿnh mang một vết nhơ và danh dự cá nhân của ḿnh bị hoen ố.

Vua có một giai cấp thống trị lớn phụ giúp ḿnh trong công tŕnh vất vả ấy và chia nhỏ quốc gia khổng lồ ra thành một hệ thống tinh xảo nhất để cai trị cho dễ. Trước hết, Đế quốc được chia thành các tỉnh dưới quyền cai trị của một loại Phó vương, dưới quyền Phó vương lại có cái mà ta có thể gọi là các lănh chúa ở các quận rồi dưới quyền họ lại có các Thống đốc ở các thành thị hoặc các huyện nhỏ hơn. Mỗi một trong các quan chức này đều chịu trách nhiệm trực tiếp với thượng cấp ngay trên ḿnh về phúc lợi của mọi người dân thuộc quyền cai trị của ḿnh. Sự tế phân trách nhiệm này tiếp diễn măi cho đến khi tới một loại Bách nhân đội trưởng; một quan chức chăm lo 100 hộ dân và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Đây là thành viên thấp nhất trong giai cấp thống trị; nhưng về phần ḿnh y cũng thường kiếm người phụ ta bằng cách bổ nhiệm, cứ 10 hộ lại có một người tự nguyện phụ giúp y, cung cấp cho y tin tức sốt dẽo về bất cứ thứ ǵ cần thiết hoặc bất cứ thứ ǵ sai trái.[[2]] 

 Nếu bất cứ ai trong cái mạng lưới tinh vi ấy của các quan chức mà lơ là bất cứ phần việc nào th́ chỉ cần tố cáo với cấp trên trực tiếp của y là tức khắc sẽ bị điều tra v́ danh dự của chính cấp trên ấy cũng dính líu tới sự hài ḷng và phúc lợi hoàn hảo của mọi người trong phạm vi quản hạt của ḿnh. Thế mà cái sự cảnh giác ngày quên ăn đêm quên ngủ ấy để chu toàn bổn phận công, không hề bị áp đặt bởi luật pháp nhiều (mặc dù dĩ nhiên phải có luật pháp) mà chủ yếu là do ư thức cộng đồng của giai cấp thống trị - một ư thức gần giống như danh dự của một nhà quí tộc quân tử, một sức mạnh lớn lao hơn mệnh lệnh của bất cứ luật lệ bên ngoài nào từng đạt tới được, bởi v́ thật ra đó là sự triển khai của một luật lệ cao siêu hơn trong nội bộ - đây là mệnh lệnh của chơn ngă đă thức tỉnh đối với phàm ngă về một đề tài nào đó mà ḿnh thừa biết. 

Ta ắt thấy rằng như vậy là ta được giới thiệu về một hệ thống xét theo mọi mặt hoàn toàn trái ngược với mọi ư tưởng đă được tiếm đoạt nhân danh cái gọi là sự tiến bộ hiện đại. Yếu tố khiến cho một chính quyền dựa trên cơ sở ấy hoạt động hữu hiệu chắc là sự tồn tại một công luận sáng suốt trong mọi giai cấp của cộng đồng – công luận này mạnh mẽ và dứt khoát thâm căn cố đế đến nỗi khiến cho bất cứ ai hầu như cũng không thể lơ là bổn phận của ḿnh với Nhà nước. Bất cứ kẻ nào lơ là bổn phận sẽ bị coi là kẻ thiếu văn minh, không xứng đáng với đặc quyền đặc lợi làm công dân trong đại “Đế quốc” những Đứa Con của Mặt trời mà dân Peru bước sơ khai đă tự xưng như vậy; người ta sẽ coi y là một thứ ǵ đó cũng dễ sợ và đáng thương như một kẻ bị rút phép thông công ở Âu Châu thời trung cổ.

Do t́nh trạng sự việc này – vốn xa lạ với bất cứ thứ ǵ hiện nay đang tồn tại đến nỗi ta khó ḷng mà quan niệm nổi – mới nảy ra một sự kiện khác mà hầu như ta cũng khó ḷng ngộ ra được. Ở xứ Peru thời xưa hầu như không có luật lệ, do đó cũng không có nhà tù; thật vậy hệ thông trừng phạt và chế tài của ta dường như hoàn toàn vô lư đối với quốc gia mà ta đang nghĩ tới. Dưới mắt các công dân của Đế quốc th́ cuộc sống ở đây là cuộc sống duy nhất đáng sống; nhưng ta phải hoàn toàn hiểu rơ rằng mọi người giữ địa vị trong cộng đồng này chỉ với điều kiện là y hoàn thành bổn phận đối với nó. Nếu một người không chu toàn bổn phận về bất cứ phương diện nào (một diễn biến hầu như ít nghe nói tới v́ áp lực của công luận mà ta đă miêu tả như trên), quan chức phụ trách về địa phương ấy sẽ phải giải tŕnh theo như mong đợi, và nếu khi được khảo sát mà người ấy tỏ ra đáng trách th́ quan chức ấy sẽ chê trách người đó. Bất cứ điều ǵ giống như việc triền miên lơ là bổn phận ắt được xếp vào hàng những điều vi phạm quỉ quái chẳng hạn như giết người hoặc trộm cắp; và đối với tất cả những điều ấy th́ chỉ có sự trừng phạt duy nhứt là lưu đày.

Thuyết mà sự qui định này dựa vào đó vốn cực kỳ đơn giản. Người Peru chủ trương rằng dân văn minh khác dân dă man chủ yếu ở chỗ y thừa hiểu và chu toàn một cách thông minh các bổn phận của ḿnh đối với Nhà nước mà y tạo thành một đơn vị; nếu một người  không chu toàn bổn phận th́ y tức khắc trở thành một nguy cơ đối với Nhà nước, y tỏ ra là ḿnh không xứng đáng tham gia vào phúc lợi của nó, do đó y bị trục xuất khỏi xứ ấy để bị bỏ mặc sống trong những bộ lạc dă man bên ŕa Đế quốc. Thật vậy, có lẽ đặc trưng cho thái độ của dân Peru về vấn đề này chính là lời lẽ mà ngôn ngữ của họ biểu thị các bộ lạc ấy khi ta dịch theo nghĩa đen là “đám sống ngoài ṿng pháp luật”.

Tuy nhiên chỉ hiếm khi mới cần phải cầu viện tới biện pháp cực đoan là lưu đày, trong hầu hết trường hợp th́ các quan chức đều được kính yêu cho nên chỉ một quan chức nói gần nói xa, nói bóng nói gió cũng đủ khiến cho kẻ có đầu óc nổi loạn ấy trở về với đường ngay lẽ phải. Ngay cả một số ít bị lưu đày cũng không có nghĩa là vĩnh viễn bị trục xuất ra khỏi quê hương, sau một thời kỳ nào đó, họ lại được phép trở về tập sự ở địa vị lẫn lộn trong đám người văn minh và một lần nữa được hưởng mọi quyền công dân ngay khi đă tỏ ra là xứng đáng.

Trong số nhiều chức năng của các quan chức (họ được gọi là cha) có bao gồm cả chức năng thẩm phán, mặc dù hầu như không có luật lệ theo nghĩa mà ta thường gán cho từ ngữ này; có lẽ họ tương ứng gần gũi hơn với ư niệm của ta về trọng tài. Mọi sự tranh căi nảy sinh giữa người và người đều được di lư lên họ; và trong trường hợp này cũng như mọi trường hợp khác, bất cứ ai cảm thấy bất măn với một quyết định đều có thể kháng án lên viên chức cấp cao hơn, sao cho trong phạm vi có thể được th́ một vấn đề gút mắc có thể được đệ tŕnh lên chính đức Vua.

Người ta làm hết sức ḿnh để cho dân chúng có thể dễ dàng tiếp cận với các quan chức cao cấp và một phần kế hoạch được an bài cho một mục đích này côt ở việc tạo ra một hệ thống kinh lư tinh xảo. Cứ mỗi 7 năm một lần th́ chính đức Vua lại vi hành trên khắp Đế quốc ḿnh v́ mục đích ấy; cũng như vậy Thống đốc của một tỉnh phải tuần du trên địa bàn tỉnh mỗi năm, và đến lượt các thuộc cấp phải thường xuyên tận mắt xem xét tất cả những ǵ diễn tiến tốt đẹp đối với những người thuộc thẩm quyền của ḿnh và tạo mọi cơ hội cho bất cứ ai muốn tham khảo ư kiến hoặc kháng án với ḿnh. Đủ thứ sự tiến bộ của các quan chức và triều đ́nh được thực hiện một cách đáng kể và luôn luôn là dịp để cho thần dân hết sức vui mừng.

Ít ra th́ hệ thống này của Chính quyền cũng khá giống như hệ thống thời nay bằng cách chọn theo một hệ thống hoàn chỉnh tỉ mỉ đăng kư bao gồm khai sinh, hôn thú và khai tử được xếp thành mục lục một cách chính xác cẩn trọng với những thống kê biên tập thời đó hoàn toàn theo kiểu thời nay. Mỗi bách nhân đội trưởng có bản ghi chép chi tiết tên của tất cả những người do ḿnh phụ trách, mỗi người có kèm theo một biển nho nhỏ trên đó ghi lại những diễn biến chính trong cuộc đời lúc mới xảy ra. Đến lượt y báo cáo cho cấp trên không phải là tên tuổi mà là con số - bao nhiêu người bệnh, bao nhiêu người khỏe mạnh, bao nhiêu người sinh ra, bao nhiêu người chết đi v.v … -  và những báo cáo nhỏ này dần dần tích tụ lại, được tổng kết khi chúng được chuyển càng ngày càng lên cao theo cái tôn ti trật tự viên chức ấy măi cho tới khi bảng tóm lược tất cả cứ định kỳ được dâng lên hết cho nhà vua; như vậy vua là một người thường xuyên kiểm kê Đế quốc của ḿnh lúc nào cũng sẵn có trong tầm tay.

C̣n một điểm tương tự nữa giữa hệ thống thời xưa và hệ thống thời nay; đó là việc đất đai được đo đạc, phân chia và nhất là phân tích một cách cực kỳ cẩn thận – mục đích chính yếu của mọi sự điều tra này là khám phá thành phần cấu tạo chính yếu của đất đai ở mọi nơi trong xứ sở để cho ta có thể trồng trọt loại hoa màu thích hợp nhất và nói chung tận dụng được đất đai nhiều nhất. Thật vậy ta có thể nói rằng hầu như việc nghiên cứu đó gắn liền một cách quan trọng hơn với cái mà nay ta gọi là nền nông nghiệp hợp khoa học hơn hẳn bất cứ đường lối công tác nào khác.

Điều này đưa ta trực tiếp tới việc xét có lẽ là định chế đáng chú ư nhất trong mọi định chế của giống dân cổ xưa này, đó là hệ thông đất đai của nó. Những sự an bài độc nhất vô nhị này thích hợp tuyệt vời với xứ sở đến nỗi giống dân thấp hơn nhiều mà hàng ngàn năm sau này đi chinh phục và bắt làm nô lệ đám hậu duệ bị thoái hóa của dân Peru, cũng cố gắng tiến hành nó càng nhiều càng tốt và đám người xâm lược Tây ban nha cũng bị kích động thán phục trước những di tích của nó vẫn c̣n hoạt động hữu hiệu vào lúc họ tới xứ sở này. Cho dù ta có thể hoài nghi việc một hệ thống như thế có thể được tiến hành thành công ở những xứ sở đông dân hơn hẳn và đất đai kém ph́ nhiêu, nhưng dù sau đi nữa nó vẫn hoạt động chủ yếu vào cái thời và cái nơi mà ta thấy nó đang tác động. Bây giờ chúng tôi phải cố gắng giải thích hệ thống này; để cho được rơ ràng, trước hết chúng tôi chỉ bàn tới những nét đại cương của nó thôi và dành nhiều điều có tầm quan trọng sinh tử sẽ được bàn tới trong những đề mục khác.

Vậy là mọi thị trấn hoặc làng mạc đều được qui định sẽ được cày cấy một số lượng nào đó đất đai canh tác được ở địa phận xung quanh số lượng này tỉ lệ chính xác với số dân. Trong đám dân số th́ bất cứ trường hợp nào cũng có một số lớn người làm việc được chỉ định để cày cấy đất đai, quả thực đó là cái mà ta có thể gọi là giai cấp nông dân; chẳng phải mọi người khác đều không biết cày bừa, nhưng những người này được dành riêng cho cái loại công việc đặc biệt ấy. Sau này ta sẽ giải thích cách tuyển dụng giai cấp nông dân; bây giờ ta chỉ cần nói rằng mọi thành viên đều là những người trong độ tuổi c̣n sung sức từ 25 tới 40 tuổi, không có người già hoặc con nít, người đau ốm trong hàng ngũ những người ấy.

Đất dai được dành cho canh tác đối với bất kỳ làng mạc cho sẵn nào trước hết được chia thành hai nửa mà chúng ta có thể gọi là tư điền và công điền. Cả hai nửa này đều phải được giới nông dân canh tác, tư điền v́ lợi ích cá nhân chính họ, c̣n công điền v́ lợi ích cộng đồng. Điều này có nghĩa là việc canh tác công điền có thể được coi như thay thế cho việc đóng thuế và nộp tô trong Nhà nước hiện đại. Dĩ nhiên người ta ngay tức khắc nảy ra ư tưởng cho rằng thuế ǵ mà tương đương với một nửa lợi tức của con người hoặc chiếm dụng một nửa thời gian hoặc năng lượng của y (trong trường hợp này th́ đằng nào cũng thế); thật đúng là sưu cao thuế nặng một hệ thống bất công nhất. Xin bạn đọc hăy chờ cho đến khi ḿnh biết được thuế thu được dùng để làm ǵ và nó đóng vai tṛ thế nào trong sinh hoạt quốc gia trước khi y kết án nó là một sự áp đặt đầy áp bức. Y cũng nên nhận thức được rằng kết quả thực tế của qui tắc ấy tuyệt nhiên không hề khắc khe; việc canh tác cả công điền lẫn tư điền không có nghĩa là làm việc quần quật nhiều hơn nhà nông ở nước Anh; đó là v́ trong khi ít nhất hai lần mỗi năm nó đ̣i hỏi phải có một số tuần làm việc đều đặn từ sáng bảnh mắt cho tới nửa đêm th́ cũng có những thời khoảng dài khi mọi điều cần thiết có thể dễ dàng được thực hiện bằng cách mỗi ngày chỉ làm việc hai tiếng đồng hồ.

Tư điền mà chúng ta bàn tới trước hết được chia cho cư dân một cách công bằng nghiêm ngặt nhất. Mỗi năm sau khi đă gặt hái xong, một số lượng đất đai nhất định được phân bổ cho người lớn bất kể là nam hay nữ, mặc dù mọi việc trồng trọt đều do đàn ông thực hiện. Vậy là một người đàn ông đă kết hôn nhưng không có con ắt có được hai lần nhiều hơn người đàn ông độc thân; một góa phụ cũng với chẳng hạn như hai cô con gái đă lớn chưa gả chồng ắt được gấp ba lần người đàn ông c̣n độc thân; nhưng khi một trong các cô con gái được gả chồng th́ phần của cô cũng được vu qui theo cô, nghĩa là nó được lấy đi của cha cô để chuyển sang cho chồng cô. Đối với mỗi đứa trẻ sinh ra từ một cặp vợ chồng th́ người ta dành cho chúng thêm một phần nhỏ bổ sung, số lượng này tăng dần khi đứa trẻ lớn lên – ư định của lộ tŕnh này là mỗi gia đ́nh luôn luôn có được số đất đai cần thiết để tự túc được.

Một người có thể làm bất cứ thứ ǵ ḿnh chọn với miếng đất của ḿnh ngoại trừ trường hợp bỏ hoang đất. Y phải bắt nó sinh ra một loại hoa màu nào đấy, nhưng chừng nào y c̣n mưu sinh được từ đất đai th́ mọi chuyện khác là chuyện riêng của y. Đồng thời lời khuyên ân cần nhất của giới chuyên gia luôn luôn phục vụ cho y khi cần thiết để cho y không thể biện bạch là ḿnh dốt nát nếu việc chọn giống của y tỏ ra không thích hợp. Một người không thuộc về giai cấp nông dân chuyên nghiệp – nghĩa là người này không mưu sinh bằng cách trồng trọt mà mưu sinh bằng cách khác – có thể hoặc là canh tác mảnh đất của ḿnh vào lúc rảnh rổi hoặc dùng một thành viên của giai cấp nông dân làm phụ với ḿnh để canh tác đất đai; nhưng trong trường hợp mướn người làm ruộng th́ hoa màu không thuộc về người được cấp đất nguyên thủy mà thuộc về người thực sự canh tác. Sự kiện qua việc này một người nông dân thường xuyên tự nguyện làm việc gấp đôi, là một bằng chứng nữa cho thấy số lượng lao động qui định thực ra là một nhiệm vụ rất nhẹ nhàng.

Thật là thú vị khi ta có thể ghi chép lại nhiều cảm xúc tốt đẹp và phúc lợi luôn luôn biểu hiện qua công tŕnh nông nghiệp này. Người nào gia đ́nh đông con do đó có một mảnh đất khác thường ắt luôn luôn trông cậy được vào sự trợ giúp tử tế của những người láng diềng ngay khi họ đă hoàn thành nhiệm vụ nhẹ nhàng hơn của chính ḿnh, và bất cứ ai có lư do xin nghỉ phép đều chẳng bao giờ thiếu một người bạn thế chỗ cho ḿnh trong khi vắng mặt. Ta không đề cập tới việc đau ốm v́ những lư do sẽ xuất hiện ngay đây thôi.

C̣n về phần xử lư nông sản th́ chẳng có khó khăn ǵ cả. Hầu hết mọi người chọn việc trồng ngũ cốc, rau quả mà bản thân họ có thể dùng làm thực phẩm; số c̣n dư họ sẵn ḷng bán hoặc đổi chác lấy quần áo hoặc những hàng hóa khác; cùng lắm th́ chính quyền luôn luôn sẵn sàng mua bất cứ số lượng ngũ cốc nào được rao bán, theo giá cố định, hơi thấp hơn giá thị trường một chút, để trử nó trong những kho lúa khổng lồ luôn luôn thóc đầy bồ trong trường hợp đối phó với nạn đói hoặc trong trường hợp khẩn cấp.

Nhưng bây giờ ta hăy xét tới cách xử dụng nông sản của nửa kia đất trồng trọt mà chúng ta đă gọi là công điền. Bản thân công điền lại được chia thành hai phần bằng nhau (do đó mỗi phần biểu diễn 1/4 lượng đất đai canh tác được trong xứ sở) một phần được gọi là đất của Vua, một phần được gọi là đất của Mặt trời. Và theo luật th́ đất của Mặt trời phải được cày cấy trước nhiên hậu người ta mới được rẩy cỏ trong tư điền của ḿnh; khi cày cấy đất Mặt trời xong th́ người ta được trông mong canh tác trên mănh đất riêng của ḿnh và chỉ sau khi mọi chuyện c̣n lại đă được thực hiện an toàn th́ y mới bị yêu cầu đóng góp phần canh tác đất của Vua. Điều này để cho nếu thời tiết xấu bất ngờ làm tŕ trệ vụ mùa th́ phần thiệt hại trước hết là Vua lănh hết trừ phi có một vụ mùa cực kỳ bất lợi đôi khi cũng ảnh hưởng tới phần đất riêng của người ta; trong khi đó đất của Mặt trời được bảo đảm an toàn nhất trong hầu hết mọi t́nh huống khả dĩ có thể bị thiếu hụt trong vụ gặt.

Đối với vấn đề tưới tiêu nước (luôn luôn là một vấn đề quan trọng ở xứ này v́ một phần lớn đất đai rất khô cằn) người ta cũng luôn luôn tuân thủ thứ tự nêu trên nếu đất của Mặt trời chưa được cấp nước đầy đủ th́ không một giọt chất lỏng quí báu nào được dẫn sang bất cứ nơi khác, nếu tư điền của mọi người chưa có đủ lượng nước cần thiết th́ đất của Vua sẽ không có nước. Sau này ta sẽ hiểu rơ lư do tại sao lại an bài như thế, khi ta biết được nông sản của đủ thứ cách phân chia này được sử dụng ra sao.

Như vậy ta ắt thấy rằng nhà vua thu tóm một phần tư toàn thể tài sản của xứ sở (bởi v́ trong trường hợp tiền bạc bắt nguồn từ chế biến công nghiệp hoặc chế biến hầm mỏ th́ việc ăn chia cũng như thẻ; trước hết là 1/4 dành cho Mặt trời rồi tới 1/2 dành cho công nhân rồi tới 1/4 c̣n lại dành cho Vua. Thế th́ Vua làm ǵ với cái lợi tức khổng lồ ấy?

Một là Vua duy tŕ toàn bộ guồng máy Chính quyền mà ta đă đề cập tới. Vua trả lương cho toàn bộ giai cấp quan chức – từ những vị Phó vương oai vệ ở các tỉnh lớn xuống măi tới các Bách nhân đội trưởng tương đối hèn mọn – chẳng những trả lương mà c̣n bao cấp luôn cho đủ thứ cuộc kinh lư và vi hành.

Hai là từ mớ lợi tức ấy Vua thực thi mọi công tŕnh công chánh của Đế quốc mà di tích của một số công tŕnh này măi 14.000 năm sau vẫn c̣n làm cho chúng ta hiện nay phải trầm trồ ca ngợi. Những con đường tuyệt vời nối liền thành thị này với thành thị khác, nối liền thị trấn này với thị trấn khác xuyên suốt Đế quốc, được đào xuyên qua núi đá hoa cương, có cả  những chiếc cầu khổng lồ bắc ngang qua những rảnh nước hầu như không thực hiện nổi, hàng loạt những cống dẫn nước nguy nga – những chiến công về sự khéo léo kỹ thuật này tuyệt nhiên không thấp hơn tŕnh độ thời nay, chúng khiến cho người ta có thể đưa ḍng nước mang lại sự sống lan tràn tới tận những ngóc ngách xa xôi nhất ở một xứ sở thường xuyên bị hạn hán – tất cả những công tŕnh ấy đều được kiến tạo và duy tu bằng những lợi tức do đất đai của nhà Vua đóng góp.

Ba là Vua xây dựng rồi luôn luôn giữ cho thóc đầy bồ với hàng loạt kho thóc khổng lồ được lập nên ở những thời khoảng thường xuyên khắp nơi trong Đế quốc. Đó là v́ đôi khi có xảy ra trường hợp không được mưa thuận gió ḥa khiến cho nạn đói đe dọa đám nhà nông bất hạnh; do đó có qui tắc là phải luôn luôn tích trữ hai năm lương thực cho toàn quốc – một sự tích trữ lương thực có lẽ chẳng một dân tộc nào khác trên thế giới đă từng toan tính thực hiện. Thế nhưng cho dù nhiệm vụ này thật vĩ đại th́ nó vẫn được trung kiên thực hiện bất chấp mọi khó khăn; có lẽ mặc dù ngay cả quyền lực hùng mạnh của Vua Peru cũng không thể thành tựu được điều ấy, nhưng có một phương pháp để cô đặc thực phẩm vốn là một trong những khám phá của các nhà hóa học đương thời – một phương pháp mà sau này ta sẽ nói tới.

Bốn là từ phần chia ấy Vua dùng để nuôi quân, bởi v́ Vua có một quân đội rất thiện chiến mặc dù Vua xoay sở sử dụng quân v́ nhiều mục đích khác hơn là việc chỉ chinh chiến mà thật ra có đánh chác ǵ mấy đâu, v́ các bộ tộc kém văn minh hơn xung quanh Đế quốc đều học biết và kính trọng quyền uy của Vua.

Tốt hơn bây giờ ta không nên dừng lại để miêu tả công việc đặc biệt của quân đội mà thay vào đó trong phần c̣n lại của bản phác họa chính thể Nhà nước cổ xưa này ta cần nêu ra địa vị của Giáo đoàn khổng lồ các tu sĩ Mặt trời, xét về khía cạnh dân sự của công tŕnh giáo sĩ ấy. Đoàn thể này sử dụng mớ lợi tức lớn lao tương đương với số lượng của Vua khi đạt tới mức cao nhất và chắc chắn hơn Vua v́ lúc đói kém hoặc trường hợp khan hiếm th́ cũng không bị giảm mà đoàn thể này dùng nó làm việc ǵ?

Quả thật Vua đă tạo được nhiều công đức và phân chia tài sản quốc gia của ḿnh, nhưng thành tựu của Vua chẳng thấm vào đâu so với công lao của các tu sĩ. Một là họ duy tŕ những đền thờ Mặt trời lộng lẫy trên khắp xứ sở, duy tŕ chúng ở qui mô sao cho nhiều làng nhỏ cũng có đền thờ với đồ trang sức và trang trí nội thất bằng vàng hiện nay tương đương với nhiều ngàn cân Anh, trong khi những nhà thờ chính ở các thành thị lớn hơn chói ḷa vẻ hào nhoáng mà bất cứ nơi đâu trên trái đất cũng chưa bao giờ b́ kịp.

Hai là giới giáo sĩ giáo dục miễn phí cho toàn thể tuổi trẻ trong Đế quốc, dù là nam hay nữ - chẳng những là giáo dục sơ cấp mà c̣n là huấn luyện kỹ thuật chuyên môn khiến cho chúng đều đặn trải qua năm tháng được ứng dụng gắt gao măi cho tới tuổi đôi mươi và đôi khi c̣n vượt qua mức đó rất nhiều nữa. Sau này ta sẽ tŕnh bày chi tiết về giáo dục.

Ba là (và đối với các bạn đọc điều này có lẽ dường như chức năng phi thường nhất của giới giáo sĩ) họ chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi người đau ốm. Điều này không có nghĩa là họ chỉ là y sĩ vào thời ấy (mặc dù họ cũng chính là giới người ấy) mà c̣n có nghĩa là bất cứ lúc nào một người nam nữ hoặc trẻ con bị đau ốm theo bất cứ kiểu ǵ, th́ ngay tức khắc các tu sĩ sẽ chịu trách nhiệm hoặc cách diễn tả dễ thương hơn th́ người ấy trở thành khách quí của Mặt trời. Bệnh nhân ngay tức khắc được hoàn toàn miễn khỏi mọi bổn phận đối với Nhà nước; cho đến khi được hồi phục th́ chẳng những thuốc men cần thiết mà ngay cả thực phẩm cũng được qui cấp miễn phí cho y từ đền thờ Mặt trời gần nhất, c̣n trong trường hợp bệnh nặng th́ y thường được nhận vào đền thờ giống như nhập viện để được chăm sóc cẩn thận hơn. Nếu bệnh nhân là cột tru chính của gia đ́nh về sinh kế th́ vợ con y cũng trở thành khách quí của Mặt trời cho đến khi y hồi phục. Thời nay mà có sự an bài nào thậm chí chỉ hơi hơi giống như thế ắt hẳn sẽ dẫn tới sự dối trá và giả vờ ốm; nhưng đó là v́ cho đến nay các quốc gia hiện đại c̣n thiếu cái loại công luận sáng suốt và phổ biến khắp nơi khiến cho mọi thứ ấy không thể có được ở xứ Peru thời xưa.

Bốn là – có lẽ phát biểu này được coi là c̣n gây sửng sốt hơn phát biểu nêu trên – toàn thể dân chúng trên 45 tuổi (ngoại trừ giới quan chức) cũng là khách quí của Mặt trời. Ta nên biết rằng một người đă làm việc 25 năm, từ khi tṛn tuổi đôi mwoi – khi lần đầu tiên người ta trông mong y bắt đầu đóng góp vào gánh nặng của Nhà nước – có quyền được nghỉ ngơi thoải mái cho đến hết cuộc đời, cho dù ra sao đi chăng nữa. Do đó khi đă đến tuổi 45, nếu muốn mọi người đều có thể gắn bó với một trong các đền thờ, sống đời tu học hoặc nếu muốn vẫn cứ ở lại với thân nhân như trước kia và tùy ư sử dụng thời giờ nhàn rỗi của ḿnh. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào th́ y cũng được miễn mọi việc phục vụ cho Nhà nước mà vẫn được giới giáo sĩ Mặt trời cấp dưỡng. Dĩ nhiên người ta tuyệt nhiên không cấm y tiếp tục làm việc bằng bất cứ cách nào như y muốn và thực tế là hầu hết mọi nguời đều thích làm việc theo một cách nào đó cho dù đấy chỉ là tṛ tiêu khiển. Thật vậy nhiều công tŕnh khám phá và phát minh có giá trị nhất đều được thực hiện bởi những kẻ được miễn mọi nhu cầu thường xuyên canh tác, tha hồ theo đuổi ư tưởng của ḿnh, thực nghiệm vào giờ nhàn rỗi theo cách mà không một người bận rộn nào có thể làm được.

Tuy nhiên các thành viên của giai cấp quan chức không được nghỉ hưu ở tuổi 45, ngoại trừ trường hợp bị đau ốm; bản thân các tu sĩ cũng không được nghỉ hưu. Ở hai giai cấp này người ta cảm thấy rằng việc có thêm minh triết và kinh nghiệm lăo luyện khi tuổi đời chồng chất thật là quá quí báu cho nên không dùng th́ uổng; v́ vậy trong hầu hết trường hợp th́ các tu sĩ và quan chức đều từ trần khi c̣n đương chức.

Giờ đây ta ắt thấy rơ rằng tại sao công việc của giới tu sĩ lại được coi là quan trọng nhất và tại sao thiếu đến đâu th́ thiếu, phần đóng góp vào kho bạc của Mặt trời không được thiếu hụt v́ chẳng những tôn giáo của đân chúng mà công tŕnh giáo dục giới trẻ, việc chăm sóc người đau ốm và già nua cũng đều trông cậy vào đó.

Thế th́ hệ thống kỳ diệu này đă có từ lâu rồi thành tựu được như sau: Bảo đảm cho mỗi người nam và nữ được giáo dục rốt ráo, có đủ mọi cơ hội để phát triển đến bất cứ tài năng đặc biệt nào mà ḿnh vốn có, rồi sau đó là 25 năm làm việc – quả thật là đều đặn nhưng chẳng bao giờ có tính cách không phù hợp hoặc làm việc quần quật quá sức – sau đó lại sống một đời được bảo đảm về tiện nghi và thời giờ rảnh rổi, trong đó con người hoàn toàn khỏi phải lo âu hoặc băn khoăn bất cứ điều ǵ. Cố nhiên là một số người nghèo hơn những người khác, nhưng không có chuyện nghèo khổ như hiện nay ta biết và càng không thể thiếu thốn, hơn nữa tội ác hầu như không có. Có điều kỳ diệu nho nhỏ là việc lưu đày khỏi xứ này bị coi là h́nh phạt tồi tệ nhất trên trần thế đến nỗi những bộ tộc dă man ở ngoại biên đều muốn sáp nhập vào Đế quốc ngay khi chúng có thể hiểu ra được cái hệ thống kỳ diệu ấy. 

Thật thú vị khi ta khảo sát những ư tưởng tôn giáo của người thời xưa. Nếu ta bắt buộc phải xếp loại tín ngưỡng của họ trong số những tín ngưỡng mà giờ đây ta quen thuộc, th́ ta ắt phải gọi nó là một loại thờ cúng Mặt trời, mặc dù dĩ nhiên họ chưa bao giờ nghĩ tới việc tôn thờ mặt trời hồng trần. Song le họ coi đó không hẳn chỉ là một biểu tượng; nếu ta cố gắng diễn tả xúc cảm của họ theo thuật ngữ của Thông Thiên Học th́ có lẽ ta diễn tả gần đúng nhất khi bảo rằng họ coi mặt trời là thể xác của THƯỢNG ĐẾ; mặc dù điều đó khiến cho họ bị gán cho ư tưởng chính xác mà có lẽ bị coi là bất kính. Họ ắt bảo một người điều tra là họ tôn thờ Tinh thần của Mặt trời mà mọi thứ đều bắt nguồn từ đấy rồi lại trở về đấy – đây tuyệt nhiên tŕnh bày không thỏa đáng được một sự thật vĩ đại.

Dường như họ cũng chẳng có ư niệm rơ rệt nào về thuyết luan hồi. Họ hoàn toàn tin chắc rằng con người vốn bất tử và họ chủ trương rằng số phận cuối cùng của y là đi tới tinh thần Mặt trời – có lẽ để hiệp nhất với Ngài, mặc dù trong giáo huấn của họ không nêu rơ như vậy. Họ biết rằng trước khi đạt được thành tựu tối hậu ấy th́ phải có nhiều thời kỳ tồn tại dài dằng dặc nữa, nhưng chúng tôi không thể t́m ra chứng cớ họ nhận thức chắc chắn được rằng bất cứ bộ phận nào của kiếp sống tương lai cũng đều phải được diễn ra trên trần thế trở lại.

Đặc trưng nổi bất nhất của tôn giáo này là tính hoan lạc của nó. Sự phiền năo hoặc đau buồn thuộc bất cứ loại nào cũng bị coi là hoàn toàn độc ác và vô ơn, v́ người ta dạy nó rằng Đấng thiêng liêng muốn các con của ḿnh được hạnh phúc và Ngài ắt hẳn rất buồn nếu thấy chúng phiền năo. Sự chết được coi không phải là dịp khóc lóc mà đúng hơn là một loạt niềm vui và kính cẩn v́ Tinh thần Vĩ đại đă chấp nhận một đứa con khác của ḿnh xứng đáng tiến gần hơn tới ḿnh. Mặt khác cũng theo đuổi ư tưởng ấy, tự tử được coi là cực kỳ khủng khiếp, là một hành vi tự đắc thô bỉ nhất; kẻ nào tự tử đă lao ḿnh vào các cơi cao siêu mà chẳng ai mời gọi và đấng có thẩm quyền duy nhất v́ có đủ kiến thức để quyết định vấn đề này xét thấy y chưa xứng đáng với các cơi đó. Nhưng thật ra vào lúc chúng tôi đang viết th́ tự tử hầu như chẳng ai biết đến v́ dân tộc này xét chung là một giống dân măn nguyện nhất.

Việc phụng tự công khai của họ có tính cách đơn giản nhất. Hằng ngày người ta tán dương Tinh thần Mặt trời nhưng chẳng bao giờ cầu nguyện, v́ họ được dạy cho biết rằng Đấng thiêng liêng biết nhiều hơn hẳn họ về những điều mà họ cần cho phúc lợi của ḿnh – đây là giáo lư mà người ta muốn thấy thiên hạ ngày nay hẳn trọn vẹn hơn nữa. Người ta dâng hoa quả trong các đền thờ, không phải với ư cho rằng Thần Thái dương muốn được phụng tự như thế, mà chỉ là dấu hiệu cho thấy ḿnh chịu ơn tất cả nơi Ngài; đó là v́ một trong những thuyết nổi bật nhất thuộc tín ngưỡng của họ làm mọi ánh sáng, sự sống và quyền năng đều xuất phát từ Mặt trời – một thuyết mà những khám phá của khoa học hiện đại đă chứng minh đầy đủ. Vào những dịp đại lễ th́ người ta tổ chức những đám rước hoành tráng, các tu sĩ đặc biệt khích lệ và giáo huấn dân chúng; nhưng ngay cả trong những bài giảng này th́ đặc điểm chính yếu vẫn là tính đơn giản, giáo huấn được tŕnh bày dưới dạng h́nh vẽ và dụ ngôn.

Trong quá tŕnh khảo cứu về cuộc đời của một nhân vật đặc biệt, chúng tôi có dịp một lần đi theo y tới một trong những nơi hội họp này, cùng nghe với y một bài giảng mà một vị tu sĩ già tóc bạc phơ thuyết pháp nhân dịp ấy. Bấy giờ người ta thốt ra một vài lời đơn giản có lẽ giúp ta có được ư niệm rơ ràng hơn về cái thần trong cốt cách tôn giáo thời xưa này so với bất kỳ sự miêu tả nào mà chúng tôi có thể đưa ra. Nhà thuyết pháp mặc một loại áo tu sĩ màu hoàng kim vốn là biểu tượng cho chức vụ của ḿnh đứng trên những bực thềm của đền thờ nh́n ra xung quanh đám thính giả. Thế rồi ông bắt đầu nói chuyện với họ bằng một giọng ôn tồn nhưng rổn rảng nói hoàn toàn thân mật giống như cha kể chuyện cho con hơn là một người đăng đàn thuyết pháp.

Ông nói với họ về Đấng Thái dương, kêu gọi họ hăy nhớ mọi thứ mà họ cần dùng cho sự thoải mái của cuộc sống trên cơi trần đều do Ngài cung cấp; nếu không có ánh sáng và sức nóng huy hoàng của Ngài th́ thế gian ắt lạnh lẽo và chết cóng rồi, không thể có được mọi sinh linh, tác động của Ngài giúp cho sự tăng trưỡng của hoa trái và ngũ cốc tạo thành thực phẩm chủ lực của họ, ngay cả nước tưới mát vốn là tài nguyên quí báu nhất và cần thiết cho mọi người. Kế đó ông giải thích cho họ biết những người minh triết thời xưa đă dạy rằng đằng sau tác động mà mọi người có thể thấy, có một tác động khác luôn luôn vĩ đại hơn nhưng vô h́nh, chỉ có thể cảm nhận được bởi những người sống hài ḥa theo ư Chúa; Mặt trời xét về một phương diện đă mang lại sự sống cho thể xác th́ xét về phương diện khác lại c̣n hoàn thành một chức năng kỳ diệu hơn nữa đối với sự sống của linh hồn. Ông nêu rơ rằng cả hai tác động này đều hoàn toàn liên tục – mặc dù Mặt trời đôi khi khuất bóng đối với các con của ḿnh trên trần thế, song le nguyên nhân của sự mờ tối đi tạm thời ấy là do t́nh h́nh trên trái đất chớ không phải do Mặt trời bởi v́ người ta chỉ cần leo lên cao tới đỉnh núi để vượt qua những đám mây che khuất th́ lại thấy Ngài bao giờ cũng chói sáng rực rỡ, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bức màn che dường như dày đặc xiết bao khi ta ngước lên nh́n từ bên dưới.

Do điều này ta mới dễ dàng chuyển sang đề tài sự ngă ḷng hoặc nghi ngờ về tâm linh đôi khi dường như làm ta khép kín với những ảnh hưởng cao siêu của linh hồn; và vị thuyết pháp nhấn mạnh niềm tin nhiệt thành của ḿnh chắc chắn rằng mặc dù bề ngoài có trái ngược lại th́ ở đây dụ ngôn vẫn có ư nghĩa; các đám mây luôn luôn do chính con người gây ra và y chỉ cần nâng cao ḿnh lên đủ đến mức ngộ ra rằng Ngài không thay đổi th́ sức mạnh và sự thánh thiện tâm linh lúc nào cũng vẫn đều đều tuôn đổ xuống như thông lệ. Do đó sự ngă ḷng và nghi ngờ phải bị vứt bỏ đi coi là sản phẩm của sự vô minh và phi lư, phải bị qui trách là tỏ ra bội bạc đối với Đấng ban cấp mọi điều tốt đẹp.

Phần thứ nh́ của bài giảng cũng rất thực tế. Vị tu sĩ tiếp tục nói rằng chỉ những người nào bản thân hoàn toàn khỏe mạnh th́ mới có thể trải nghiệm được trọn vẹn lợi ích trong tác động của Mặt trời. Thế mà dấu hiệu hoàn toàn khỏe mạnh trên mọi mức độ chính là việc con người giống như đấng Thái dương. Người nào hưởng được sức khỏe thể chất trọn vẹn th́ bản thân y là một loại mặt trời nho nhỏ tuôn đổ sức mạnh và sức sống cho mọi người xung quanh ḿnh sao cho nhờ có sự hiện diện của y, người yếu đuối được mạnh hơn c̣n kẻ ốm đau được hổ trợ. Người thuyết pháp khăng khăng cho rằng cũng giống hệt như vậy, người nào có sức mạnh đạo đức hoàn toàn cũng là một mặt trời tâm linh tỏa ra t́nh thương, sự thuần khiết và sự thánh thiện cho mọi người đủ hân hạnh để tiếp xúc với y. Người thuyết pháp bảo rằng đây là bổn phận của con người: tỏ ra biết ơn đối với những tặng phẩm tốt đẹp của Đấng Mặt trời, trước hết bằng cách dọn ḿnh tiếp nhận trọn vẹn ân huệ ấy, kế đó truyền chúng cho các đồng loại mà không bị hao tổn đi. Và cả hai mục đích này đều cùng nhau đạt được một đường lối chung duy nhất bằng cách thường xuyên bắt chước sự ban ân huệ của Tinh thần Mặt trời vốn chỉ có nó mới thu hút con ḿnh càng ngày càng tiến gần tới ḿnh.

Đó là bài giảng cách đây 14.000 năm và cho dù nó có thể đơn giản th́ chúng ta cũng có thể công nhận rằng giáo huấn của nó chủ yếu là mang tính Minh triết thiêng liêng, nó vạch ra một sự hiểu biết lớn lao hơn về những sự kiện trong cuộc sống so với nhiều bài diễn thuyết hùng hồn hơn mà người ta tŕnh bày thời nay. Đó đây chúng tôi nhận thấy có những điều nho nhỏ đặc biệt có ư nghĩa; chẳng hạn như việc biết chính xác bức xạ sinh lực dư thừa từ một người khỏe mạnh dường như cho thấy tổ tiên của họ có năng khiếu thần nhăn mà truyền thuyết được truyền thừa từ đó.

Ta nên nhớ rằng ngoài việc có thể gọi là công tác tôn giáo thuần túy th́ các vị tu sĩ Mặt trời c̣n hoàn toàn chịu trách nhiệm về nền giáo dục trong xứ sở này. Mọi sự giáo dục đều hoàn toàn miễn phí và các giai đoạn sơ cấp giống hệt như nhau đối với mọi lớp và dành cho cả hai giới tính. Trẻ con đi học những lớp sơ cấp ngay từ lúc c̣n ấu thơ và ở những lớp này th́ con trai con gái học chung với nhau. Có một điều nào đấy tương ứng với cái mà ta nay gọi là giáo dục Tiểu học, được tŕnh bày ở các lớp này mặc dù các môn học khác đáng kể. Người ta dạy đọc, viết và quả thật một loại số học nào đó và mọi đứa trẻ phải nhuần nhuyễn được về những môn học này; nhưng hệ thống ấy c̣n bao gồm nhiều hơn mức mà ta khó ḷng xếp loại; đó là một loại kiến thức thô thiển nhưng đă sẵn có bao gồm những qui tắc chung chung mang tính lợi ích chung trong sinh hoạt, sao cho không một đứa trẻ nam nữ nào khi lên 10 hoặc 11 tuổi mà lại không biết cách t́m được những điều nhu yếu thông thường trong cuộc sống hoặc cách làm bất cứ việc thông thường nào. Quan hệ của thầy và tṛ nổi bât lên v́ hoàn toàn tử tế và quyến luyến nhau, tuyệt nhiên không có ǵ tương ứng với hệ thống điên rồ áp đặt và trừng phạt vốn chiếm một địa vị nổi bật và độc hại xiết bao trong sinh hoạt nhà trường thời nay.

Giờ đi học cũng kéo dài nhưng các môn học thay đổi nhiều đến mức chúng tôi không nghĩ đó là việc đi học v́ trẻ con chẳng bao giờ cảm thấy mệt mỏi quá sức. Chẳng hạn như mọi đứa trẻ đều được dạy cách chuẩn bị và nấu nướng một vài món ăn đơn giản, cách phân biệt trái cây độc hại với trái cây lành mạnh, cách t́m kiếm thực phẩm và chỗ trú nếu bị lạc trong rừng, cách xử dụng những dụng cụ đơn giản và cần thiết cho nghề mộc, nghề nề và nông nghiệp, cách đi đứng từ nơi này sang nơi khác dựa theo vị trí của mặt trời và các ngôi sao, cách lái ca nô cũng như bơi, leo trèo và nhảy cao một cách vô cùng khéo léo. Người ta cũng dạy chúng cách xử trí các vết thương hoặc khi gặp tai nạn và giải thích cho chúng công dụng của một vài loại thảo dược. Đủ thứ chương tŕnh học đáng chú ư này không chỉ là vấn đề lư thuyết đối với chúng; người ta thường xuyên yêu cầu chúng phải đem toàn bộ vấn đề đó ra thực hành sao cho chúng trước khi tốt nghiệp trường tiểu học th́ chúng đă trở thành những công dân nho nhỏ rất cực kỳ tháo vát, có thể tự ḿnh ứng phó đến một chừng mực nào đó trong hầu hết mọi trường hợp khẩn cấp có thể đột nhiên xuất hiện.

Người ta cũng dạy kỹ càng cho chúng về hiến pháp của xứ sở, giải thích cho chúng đủ thứ qui định và phong tục. Mặt khác chúng lại dốt đặc cán mai về lư do của nhiều điều mà trẻ con Âu Tây được học; chúng không quen biết bất kỳ ngôn ngữ nào khác ngôn ngữ bản địa của ḿnh; mặc dù người ta nhấn mạnh tới việc nói chính xác và đơn thuần nhưng việc nói dễ dàng chủ yếu là do thường xuyên thực tập hơn là do tuân theo những qui tắc ngữ pháp. Chúng chẳng biết ǵ về đại số, h́nh học hoặc lịch sử, cũng chẳng biết ǵ về địa lư bên ngoài lănh thổ của tổ quốc ḿnh. Khi tốt nghiệp trường học đầu đời này, chúng có thể xây dựng cho bạn một căn nhà đầy đủ tiện nghi nhưng không thể vẽ cho bạn được một sơ đồ kiến trúc; chúng chẳng biết ǵ về hóa học nhưng lại được giáo dục kỹ lưỡng về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực hành.

Trước khi trẻ con tốt nghiệp trường tiểu học th́ chúng phải đạt được một tiêu chuẩn nhất định nào đó về đủ mọi loại điều kiện để trở thành công dân tốt. Hầu hết dễ dàng đạt được mức này khi chúng đạt được vào khoảng 12 tuổi; một ít đứa trẻ kém thông minh hơn phải cần nhiều năm hơn nữa. Các vị thấy giáo chủ nhiệm lớp của những trường tiểu học này có trách nhiệm nặng nề là xác định nghề nghiệp tương lai cho học tṛ, hoặc có lẽ nói cho dúng hơn là cố vấn cho nó về điều ấy, v́ người ta chẳng bao giờ ép buộc đứa trẻ phải dồn sức làm việc mà nó không thích. Tuy nhiên nó phải chọn một nghề nghiệp tương lai xác định nào đó và khi nó đă quyết định rồi th́ nó được tuyển vào một loại trường trung cấp dạy nghề đặc biệt dự tính chuẩn bị nó cho đường lối sinh hoạt mà nó đă chọn lựa. Ở đây nó trải qua 9 – 10 năm c̣n lại ngồi trên ghế nhà trường, chủ yếu lo thực tập thuộc các loại mà nó dồn hết năng lượng vào đó. Đặc trưng này xuyên suốt cả hệ thóng giáo huấn; tương đối có ít việc dạy lư thuyết; nhưng sau khi được chỉ cho thấy một sự việc vài lần th́ đứa trẻ trai hoặc gái luôn luôn bắt đầu tự ḿnh làm việc ấy, cứ làm đi làm lại măi cho đến khi năng khiếu ấy nhuần nhuyễn.

Có rất nhiều sự linh động đối với mọi sự an bài này; chẳng hạn như một đứa trẻ sau khi được trắc nghiệm thỏa đáng, thấy ḿnh không hợp với công việc đặc biệt mà ḿnh đă đảm nhiệm, th́ nhờ vào sự tư vấn của các thầy cô có thể chọn một nghề khác và được chuyển sang một trường khác thích hợp với ḿnh. Tuy nhiên những sự chuyển trường này dường như hiếm có v́ trong hầu hết trường hợp th́ trước khi đứa trẻ tốt nghiệp trường tiểu học nó đă tỏ ra có năng khiếu nhất định về một đường lối sinh hoạt nào đó mở ra trước mắt ḿnh. Cho dù khi sinh ra thuộc giai cấp nào th́ mọi đứa trẻ cũng đều có cơ hội được huấn luyện để gia nhập giai cấp trị v́ xứ sở nếu nó muốn và nếu thầy cô giáo tán thành. Tuy nhiên việc huấn luyện để có được vinh dự này là cực kỳ khắc khe và tiêu chuẩn cần thiết rất cao đến nỗi số ứng viên chẳng bao giờ lớn quá.Thật ra thầy cô giáo luôn luôn theo dơi những đứa trẻ có năng khiếu phi thường đó cho chúng có thể cố gắng thích hợp với địa vị vinh hạnh nhưng gian lao này nếu chúng sẵn ḷng đảm nhiệm.

Ngoài giai cấp cai trị và giai cấp tu sĩ th́ đứa trẻ có thể chọn đủ thứ nghề nghiệp. Có nhiều loại xưởng chế biến – một số xưởng cũng khá lớn đang phát triển năng khiếu nghệ thuật theo đủ mọi phương hướng, có những dây chuyền sản xuất khác để gia công kim loại, chế tạo máy và cải tiến máy móc hoặc công tŕnh kiến trúc thuộc đủ loại. Nhưng có lẽ nghề nghiệp chính của xứ sở này là nông nghiệp theo khoa học. Phúc lợi của quốc gia tùy thuộc phần lớn vào ngành mà do đó người ta luôn luôn quan tâm nhiều tới nó. Nhờ một chiều dài những cuộc thí nghiệm được tỉ mỉ và kiên nhẫn thực hiện xuyên suốt nhiều thế hệ, người ta đă hoàn toàn nhận biết được khả năng của đủ loại đất đai trong xứ sở sao cho vào lúc mà chúng tôi đang bàn luận ở đây, đă có một truyền thuyết rộng lớn về đề tài này. Những bản tường tŕnh chi tiết về mọi cuộc thí nghiệm được lưu trử ở cái mà ta gọi là Thư khố của Bộ Nông nghiệp, nhưng kết quả nói chung được tổng kết để cho nhân dân xử dụng qua hàng loạt những câu ngạn ngữ ngắn gọn, được bố trí để cho học sinh dễ thuộc ḷng.

Tuy nhiên những kẻ nào đă chọn nghề là nông nghiệp th́ tuyệt nhiên người ta cũng chuyên trông mong chúng hoàn toàn lệ thuộc vào ư kiến của cha ông. Trái lại, người ta khuyến khích mọi sự thí nghiệm mới mẻ, và bất cứ ai thành công khi phát minh ra một loại phân bón mới mẻ hữu dụng, hoặc một loại máy móc tiết kiệm lao động th́ đều được Chính quyền tưởng thưởng và long trọng tôn vinh. Rải rác khắp xứ có một số lớn Nông trại Quốc doanh nơi người ta đào tạo kỹ lưỡng đám thanh niên; ở đây cũng giống như ở trường tiểu học, việc huấn luyện cũng lại nặng về thực hành hơn là lư thuyết, mỗi học viên đều học rốt ráo cách tự ḿnh làm hết mọi việc mà sau đó ḿnh phải giám sát.

Chính nơi những nông trại huấn luyện này mà người ta tiến hành thử nghiệm những cuộc thử nghiệm mới do chính quyền đài thọ chi phí. Nhà phát minh chẳng phải bận tâm kiếm người tài trợ để trải nghiệm khám phá của ḿnh, đây thường là một trở ngại chí tử cho thành công của việc phát minh thời nay, y chỉ cần đệ tŕnh sáng kiến của ḿnh lên vị Quận trưởng, khi cần thiết th́ có một hội đồng chuyên gia phụ tá cho Quận trưởng, và nếu họ không thể vạch ra được một khuyết điểm rành rành nào đó trong lư luận của y, th́ kế hoạch của y sẽ được thử nghiệm hoặc máy móc của y sẽ được chế tạo thử do chính y giám sát mà bản thân chẳng hề mất công bỏ tiền ra! Nếu thí nghiệm chứng tỏ rằng phát minh xưa y có một điều ǵ đó dùng được th́ nó sẽ tức khắc được Chính quyền chọn dùng và sử dụng ở bất cứ nơi đâu có thể dùng được.

Nông dân đă vắt óc nghĩ ra những thuyết để cho đủ thứ phân bón thích ứng với đủ thứ đất đai. Chẳng những họ sử dụng loại vật liệu mà hiện nay chúng ta nhập khẩu từ chính xứ sở ấy để bón phân mà c̣n thử nghiệm hết đủ loại hóa hợp mà một số loại thành công đáng kể. Họ có một hệ thống tài t́nh mặc dù cồng kềnh để sử dụng nước thái; tuy nhiên hệ thống này cũng hoàn toàn hữu hiệu như bất cứ loại nào khác mà ta có hiện nay.

Họ cũng đă tiến bộ đáng kể về xây dựng và sử dụng máy móc, mặc dù hầu hết máy móc đều thô sơ hơn máy móc của chúng ta. Và họ chẳng hề có nền cơ khí cực kỳ chính xác nhằm ghép lại những bộ phận nhỏ xíu vốn là đặc trưng nổi bật của nên cơ khí hiện đaị. Mặt khác, mặc dù máy móc của họ thường to lớn và cồng kềnh nhưng nó vẫn hữu hiệu và xét theo bề ngoài th́ tuyệt nhiên không hề bị trục trặc. Có một ví dụ mà chúng tôi lưu ư, đó là một loại máy kỳ diệu để gieo hạt, bộ phận chính của nó trông giống như thể phỏng theo mô h́nh bộ phận định vị trí của một loài côn trùng nào đó. Ấy là một thứ ǵ đó có h́nh dạng một cái xe kéo thấp chủng nhưng rộng bè bè; khi người ta kéo nó băng ngang qua cánh đồng th́ nó tự động đào 10 hàng lỗ cách quăng đều đặn, thả một hạt giống vào trong mỗi lỗ, tưới nước rồi cào đất xung quanh cho bằng phẳng trở lại.

Hiển nhiên là họ cũng hiểu biết về môn thủy lực v́ nhiều máy móc của họ ḍ áp lực nước gây chuyển động – nhất là máy được dùng trong hệ thống tinh xảo để tưới nước vốn hoàn hảo và tinh xảo phi thường. Có nhiều đất đai ở trên đồi và ở trạng thái tự nhiên ấy th́ việc trồng trọt chẳng có lợi bao nhiêu; nhưng dân thời xưa đă cần cù đầm nó ra thành những lớp đất rất giống như ở vùng đồi núi tại Tích lan ngày nay. Bất cứ ai có dịp du lịch bằng xe lửa từ Rambukkana tới Peradeniya đều không thể không chú ư tới nhiều ví dụ thuộc loại công tŕnh này. Ở Peru thời xưa, mọi khoảnh đất gần trung tâm đô thị lớn có nhiều dân cư đều được tận dụng.

Họ có nhiều kiến thức khoa học nhưng khoa học của họ đều thuần là khoa học thực dụng. Họ không có cái kiểu nghiên cứu khoa học trừu tượng như trong đám chúng ta thời nay. Chẳng hạn như họ nghiên cứu tỉ mỉ về thực vật học nhưng tuyệt nhiên không theo quan điểm của chúng ta. Họ chẳng biết mà cũng chẳng buồn quan tâm tới việc phân loại thực vật thành ra hiển hoa và ẩn hoa, cũng chẳng biết ǵ về số nhụy trong một đóa hoa hoặc cách sắp xếp lá trên một cành cây; chọ chỉ muốn biết về cái cây đó là nó có những tính chất ǵ, có công dụng ra sao để làm thuốc, làm thực phẩm hay để làm phẩm nhuộm. Chuyện này th́ họ biết rành rọt lắm.

Về hóa học th́ cũng vậy; họ chẳng biết ǵ về số nguyên tử và cách sắp xếp các nguyên tử trong một hợp chất Carbon; thật ra họ có nghĩ ǵ tới về nguyên tử và phân tử đâu theo như chúng ta hiểu. Họ chỉ quan tâm tới các hóa chất xem chúng có công dụng ra sao: hóa chất này có thể được ḥa hợp thành ra loại phân bón có giá trị hoặc loại thực phẩm nguồn gốc thực vật, hóa chất này có thể sử dụng trong đủ thứ chế biến để sản xuất ra một chất nhuộm rất đẹp hoặc một axit hữu dụng. Mọi việc nghiên cứu khoa học đều được thực hiện theo một quan niệm thực dụng nào đó. Bao giờ họ cũng cố gắng t́m ra một điều ǵ đó nhưng luôn luôn với một mục đích xác định liên quan tới nhân sinh chứ không bao giờ v́ lợi ích của việc nghiên cứu điều trừu tượng.

Có lẽ khảo hướng gần gủi nhất của họ đối với khoa học trừu tượng là nghiên cứu về thiên văn học; nhưng môn học này đúng ra được coi là thuộc về tôn giáo hơn là chỉ thuần về kiến thức trần tục. Nó khác với những môn học kia ở chỗ nó thuần túy là theo truyền thống và người ta chẳng hề nỗ lực thêm thắt vào kho thông tin ấy theo chiều hướng đó. Kho thông tin không lớn mặc dù đủ chính xác đến mức cần thiết. Họ hiểu rằng các hành tinh không giống như các ngôi sao và bảo các hành tinh là chị em của trái đất – v́ họ công nhận rằng trái đất là một trong các hành tinh – hoặc đôi khi là những đứa con cả của Mặt trời. Họ biết rằng trái đất có h́nh cầu, sở dĩ có ngày đêm là v́ trái đất quay xung quanh trục của ḿnh và sở dĩ có bốn mùa là v́ trái đất hằng năm quay ṿng quanh mặt trời. Họ cũng biết rằng các định tinh bên ngoài Thái dương hệ và họ coi các sao chổi là sứ giả của các Đấng cao cả khác đến với Đấng Mặt trời; nhưng ta cũng hoài nghi chẳng biết họ có quan niệm thỏa đáng hay chăng về kích thước thật sự của bất kỳ thiên thể nào liên quan.

Họ cũng có thể tiên đoán được cả nhật thực lẫn nguyệt thực một cách hoàn toàn chính xác, nhưng điều này không phải là do quan sát mà là do sử dụng một công thức theo truyền thống; họ hiểu được bản chất của chúng và dường như không gán cho chúng nhiều tầm quan trọng lắm. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những đấng mà họ được kế thừa truyền thống ắt phải là hoặc có thể tiến hành quan sát khoa học trực tiếp hoặc là có năng khiếu thần nhăn khiến cho không cần phải quan sát khoa học; nhưng những người Peru vào thời kỳ mà chúng tôi khảo sát đều không có được những ưu điểm ấy. Ta thấy toan tính duy nhất khiến cho họ thực hiện một điều ǵ đó giống như là việc quan sát cá nhân, đó là việc họ t́m ra giờ khắc chính xác của buổi giữa trưa bằng cách cẩn thận đo lường bóng râm của một cây cột cao vút dưới mặt đất của đền thờ; một tập hợp những cái chốt nhỏ được di chuyển dọc theo những đường rănh trên đá để đánh dấu chính xác giờ chính ngọ. Dụng cụ thô sơ ấy cũng được dùng để t́m ra ngày tháng hạ chí và đông chí v́ họ có những nghi thức tôn giáo đặc biệt liên quan tới những thời kỳ này.



[[1]]  Những trang mở đầu của phần miêu tả về Peru thời xưa vốn được tŕnh bay trong Tạp chí Thông Thiên Học sẽ xuất hiện ở Phụ lục III cùng với một phát biểu ngắn gọn về hoàn cảnh mà thoạt tiên người ta đă viết ra nó.

[[2]] Bạn đọc kho tài liệu văn chương cổ Ấn độ ắt nhận ra ngay hệ thống này giống như hệ thống thịnh hành trong đám dân Aryan vào thời sơ khai. Điều này cũng tự nhiên thôi v́ các đấng Bàn Cổ nối tiếp nhau đều là thành viên của Quần Tiên hội và dấn thân vào cùng một công việc.

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS