Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

Những chỗ khó khăn trong

Khoa Minh Triết Thiêng Liêng gọi là THÔNG THIÊN HỌC

TẬP 9

VÀI SỰ NHẬN XÉT về

HỎA TINH – THỦY TINH

DANH HIỆU NHỮNG VỊ ĐẮC ĐẠO THÀNH CHÁNH QUẢ

TRONG BỐN DĂY HÀNH TINH

BẠCH LIÊN

 


HỎA TINH

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT

V.- Theo lời Huynh nói: Th́ hiện giờ ở hai Bầu Hỏa Tinh và Thủy Tinh có nhơn vật theo đường tiến hóa của Nội Cảnh Tuần Hoàn. Vậy th́ con người ở Hỏa Tinh ra sao? Họ có giống chúng ta chăng?

Đ.- Nhiều vị La hán, Cao đồ của Chơn sư, trong đó có Đức Leadbeater, có đến viếng Hỏa Tinh và Thủy Tinh, nhưng thường qua Hỏa Tinh ở lâu hơn Thủy Tinh, không rơ v́ lư do nào.

Sau đây tóm tắt những lời nhận xét của các Ngài về hai Bầu Hành tinh đó. Chúng nó không giống với sự khảo cứu của các nhà Thiên văn hiện kim. Vậy tôi chỉ tŕnh bày mà thôi; tin hay không tin là quyền của Huynh và các Đạo hữu.

Chắc chắn khi Huynh nghe nói: “Đến viếng” – Huynh muốn biết các vị ấy đi bằng cách nào?

Không phải đi bằng xác thân, cũng không phải đi bằng cái Vía, Hạ trí hay Thượng trí.

Theo nguyên tắc phải dùng Kim thân hay Tiên thể, bởi v́ từ cơi Bồ đề sắp lên, các hành tinh đều thông đồng với nhau.

VÀI SỰ NHẬN XÉT VỀ HỎA TINH *

    *Theo Thiên văn học th́:

1/ Trái đất ở cách mặt trời: 149.500.000 cây số.

2/ Hỏa Tinh ở cách mặt trời: 227.720.000 cây số.

3/ Thủy Tinh ở cách mặt trời: 57.850.000 cây số.

Vị trí:

Hỏa Tinh ở xa trung tâm mặt trời hơn Địa cầu. Cho nên ở trên đó người ta thấy mặt trời nhỏ bằng phân nửa mặt trời của ta thấy. Hỏa Tinh nhỏ hơn Địa cầu, nhưng già hơn. Không phải nó lớn tuổi hơn bởi v́ 7 Bầu Hành tinh sanh ra trong một thời với nhau. Nhưng mà tại nó nhỏ hơn cho nên nó phải trải qua từ trạng thái tinh vân cho tới giai đoạn nguội dần có đất cát mau lẹ hơn Địa cầu.

Địa thế:

Trong cuộc Tuần hoàn thứ Ba, khi nhơn vật qua ở Hỏa Tinh th́ trạng thái của Bầu này giống y như trạng thái của Địa cầu hiện giờ. Diện tích của biển giă lớn hơn diện tích của đại lục, nghĩa là nước nhiều hơn đất.

Trái lại, ngày nay ở Hỏa Tinh diện tích của đại lục lớn hơn diện tích của hải dương. Có nhiều miền hoang vu rộng lớn, trên mặt đất có phủ một lớp cát màu đỏ vỏ cam chói sáng rực rỡ.

Ấy là màu đặc biệt nó làm cho người ta dễ nhận thấy Hỏa Tinh trong lúc ban đêm.

Khí hậu rất tốt. Ở miền xích đạo ban ngày nóng tới 70 độ Farenheit tức là bằng 20 độ của bách độ hàn thử biểu của chúng ta thường dùng. Dân chúng tụ lại miền này v́ ở đây có nhiều nước nôi đầy đủ và sự sống dễ dàng.

Mỗi đêm thường thường giá lạnh. Có một điều làm cho chúng ta lấy làm lạ là ở Hỏa Tinh quanh năm bầu trời trong vắt không có một đám mây. Lẽ tự nhiên, không có mưa mà cũng không có tuyết rơi. Khó mà phân biệt được mùa tiết.

Ngày của Hỏa Tinh dài hơn ngày của chúng ta vài phút nhưng mà năm lại dài bằng hai năm của chúng ta.

Dân cư:

Số người c̣n lại ở Hỏa Tinh rất ít v́ họ theo “Con đường tiến hóa của Nội Cảnh Tuần hoàn”.

Họ giống như chúng ta, song tác nhỏ hơn. Người cao hơn hết không quá 1m60, phần đông th́ là 1m50 bề cao. Ngực của họ rộng v́ không khí ở Hỏa Tinh ít hơn ở cơi Trần, họ phải thở cho dài hơi, dưỡng khí mới vô trong máu đầy đủ.

Dân chúng chỉ thuộc về một giống dân mà thôi v́ vậy gương mặt và màu da không khác nhau lắm.

Cũng như ở cơi Trần, có những người tóc đen, da hơi vàng, phần đông th́ tóc vàng, con mắt xanh hay xanh tím, dung mạo giống như người Na Uy (Norwégien).

Y phục của họ màu sặc sỡ làm bằng một thứ hàng rất nhẹ phủ từ vai xuống chơn.

Họ đi chơn không, có khi mang một thứ dép làm bằng kim khí, có quai cột vào mắt cá.

Chế độ đa thê vẫn thịnh hành ở Hỏa Tinh.

Họ thích những bông hoa và có trồng nhiều loại.

Thành thị:

Thành thị của họ xây dựng theo những đô thị hoa viên. Nhà cửa th́ cất chung quanh những sân ở phía trong, cả thảy đều có một từng nhưng choán một chỗ rộng lớn. Xem bên ngoài th́ dường như chúng nó làm bằng pha lê có màu sắc, nhưng thật sự vật liệu của họ dùng trong suốt như thủy tinh và có những rănh, ở ngoài nh́n vào không thấy ở trong, mà trái lại ở trong nh́n ra ngoài th́ thấy vườn tược rơ ràng.

Họ không mang từ cục đá hay cục gạch đặng cất nhà như chúng ta vậy. Khi vẽ xong h́nh cái nhà th́ họ làm cái khuôn bằng kim khí giống hệt họa đồ, rồi tô một lớp xi măng. Họ lấy cái chất lạ lùng giống như pha lê đó nấu cho chảy ra rồi đổ vào khuôn, tới chừng nào chất này nguội và cứng th́ người ta lấy cái khuôn đi; cái nhà đă hoàn thành, người ta chỉ c̣n đánh bóng mặt ngoài mà thôi.

Những cửa cũng lạ, không có bản lề, không có chốt. Chúng nó thụt vô trong vách tường. Trong nhà và ngoài nhà có ghi sẵn những dấu ở dưới đất. Chỉ cần để chơn lên những dấu đó th́ cánh cửa mở ra hay đóng lại.

Những cửa này th́ làm bằng một thứ sắt. Dường như người ta không dùng cây đặng xây cất.

Tiếng nói:

Ở Hỏa Tinh người ta chỉ nói có một thứ tiếng mà thôi. V́ người ta sợ mất ngày giờ nhọc công cho nên người ta hết sức giản dị hóa nó.

Trừ ra những bộ lạc c̣n dă man th́ dùng thứ tiếng của họ. Họ là ḍng giống những người mới thoát kiếp thú nên bị bỏ lại trong lúc nhơn vật từ giă Bầu hành tinh đặng qua Địa cầu của chúng ta. Họ c̣n thấp thỏi hơn mấy bộ lạc ở Phi châu, Úc châu và Á châu nữa.

Cách ghi tư tưởng:

Người ở Hỏa Tinh có hai cách ghi những tư tưởng của họ.

Cách thứ nhứt: Nói vào một cái hộp nhỏ như ống nói của điện thoại của chúng ta. Mỗi tiếng nói ra đều nhờ cái máy ghi lại bằng một thứ dấu rất phiền phức trên một tấm kim khí. Khi nói xong người ta lấy tấm này ra khỏi hộp, trên mặt nó th́ đầy những dấu kỳ dị, đỏ sậm, ai biết thứ chữ này mới đọc được.

Cách thứ nh́ là viết tay: Những thứ chữ này là một thứ “chữ tốc kư” rất khó đọc; đối với chúng ta th́ nó lạ lùng lắm mà nó lại viết mau như lời nói.

Những sách vở đều in bằng thứ chữ này. Chúng nó cuốn tṛn lại, những trang sách th́ bằng kim khí rất mỏng và rất dẻo không dễ nứt hay dễ găy như loại kim khí của ḿnh. Những chữ th́ khắc nhỏ rí, muốn đọc phải dùng kiếng lúp phóng đại (loupe) gắn một cách khéo léo trên một cái chân. Trong cái chân có chứa một cái máy có thể lật những trang sách với một tốc độ mau hay chậm tùy theo ư muốn của độc giả, nhờ như vậy mà độc giả khỏi đụng tới cuốn sách.

Chính trị:

Nước chia ra làm nhiều lănh vực lớn. Mỗi lănh vực lớn gồm nhiều địa phận. Mỗi địa phận c̣n chia ra nhiều khu vực nhỏ nữa v. v. . . không khác tổ chức hành chánh của chúng ta chút nào. Trên hết là Vua, dưới quyền Ngài là các vị Phó Vương cai trị những lănh vực lớn. Mỗi vị Phó Vương chỉ huy những vị Tổng Trấn của những địa phận, rồi cứ tiếp tục như thế xuống tới chức vụ của một viên Xă trưởng của một làng.

Các giai cấp thống trị đều độc tài và dân chúng có quyền kêu nài lên thượng cấp; nhưng ít có việc bất b́nh v́ thường thường dân chúng phục tùng pháp luật hơn là thượng tố.

Cái đó cũng nhờ các nhà cầm quyền luôn luôn lo làm tṛn bổn phận của ḿnh. Người ta nói mấy vị này sợ những sự phiền phức xảy đến cho họ nhiều hơn là việc phải công b́nh chính trực.

Ở Hỏa Tinh, ngai vàng không truyền tử lưu tôn. Trước khi thăng hà, vua chọn một người tài đức đặng lên kế vị cho Ngài.

Chánh phủ lănh phần nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ em. Ở mỗi lănh vực cơ quan giáo dục chia chúng nó ra nhiều hạng tùy theo thiên tư của mỗi đứa.

Thế th́ đường lối sinh sống của chúng nó đă định sẵn rồi. Nhưng khi chúng nó lớn khôn, biết phân biệt, chúng nó được quyền chọn lựa con đường của chúng nó đi.

Những trẻ nào thông minh mẫn tiệp, có căn tánh tốt, người ta để dạy riêng đặng sau chúng nó cầm quyền thống trị.

Nền văn minh:

Nền văn minh của người Hỏa Tinh vốn thuộc về loại tối thượng cổ. Họ giữ ǵn những phong tục, những tập quán của tổ tiên họ trước khi mấy vị này qua Địa cầu.

Từ đó đến giờ họ thêm vào di sản nhiều sự phát minh khác.

Dường như điện lực là động lực duy nhứt dùng trên Hỏa Tinh. Những máy móc thế cho công việc của thủ công đều chạy bằng điện lực.

Hệ thống kinh đôi:

Bởi mặt đất ở Hỏa Tinh bằng phẳng nên người ta rất sợ nạn lụt lội. Trên đó cũng có những mùa nước nổi như sông Cửu Long của chúng ta. V́ vậy mà chỗ nào nước ứ đọng nhiều th́ họ đào thêm một cái kinh thứ nh́ song song với con kinh đă có để dẫn nước đi nơi khác.

Hệ thống kinh đôi trên Hỏa Tinh mà các nhà Thiên văn học của chúng ta đă diễn tả vốn do những kỹ sư đời xưa lúc chưa qua Bầu trái đất bày ra đặng lợi dụng nước ở những miền Bắc cực và Nam cực tràn xuống khi những khối băng tuyết tan ră.

Những ḍng nước trên Hỏa Tinh chia ra muôn ngàn nhánh nhóc chảy khắp mọi nơi làm cho hai bên bờ, ruộng đất ph́ nhiêu, cỏ non tươi tốt, cây cối xum xuê, những khu rừng rậm chạy tận chơn trời.

Tất cả những sự kiện này làm ra một ṿng đai màu sậm mà các nhà Thiên văn học nh́n qua viễn vọng kính thấy rơ khi Hỏa Tinh đi gần Địa cầu của chúng ta.

DUY VẬT CHỦ NGHĨA

Có một điều đáng làm cho ta chú ư là bây giờ đây, những nhà trí thức, những nhà bác học, những kỹ sư và hầu hết dân chúng trên Hỏa Tinh đều hoàn toàn theo Duy Vật Chủ Nghĩa.

Tại đây không có nhà thờ, không có miếu đường, không có chỗ nào để hiến cho sự thờ phượng một vị Thần linh, không có mục sư và cũng không uy quyền Giáo hội.

Đối với dân chúng, cái chi mà được chứng minh một cách khoa học th́ mới là sự thật. C̣n tư tưởng, điều nào mà không chứng minh được th́ là một sự điên cuồng và lại c̣n là một tội trọng bởi v́ thái độ đó bị coi như là có tánh cách phá hoại sự an ninh công cộng.

Ta hăy t́m hiểu coi v́ lư do nào vậy?

Đọc lại lịch sử người Hỏa Tinh, trong cái quá khứ xa xăm, chúng ta thấy nó có phần giống như lịch sử dân tộc chúng ta. Sử sách ở Hỏa Tinh không có ghi chép những chuyện bắt bớ, giam cầm, hành hạ và đàn áp các nhà tôn giáo và những người mà họ cho là có những tư tưởng phá hoại. Mấy người sau này chẳng những nỗ lực t́m những lư lẽ để binh vực họ mà họ lại c̣n cản trở sự tự do tư tưởng của kẻ khác nữa.

V́ vậy dư luận của quần chúng nhứt quyết không cho những phần tử gây rối loạn được tự do hành động.

Họ tuyên bố rằng: chỉ có khoa học Lư Hóa và Luận cứ thực nghiệm mới được sự tôn sùng tuyệt đối.

Ở Hỏa Tinh cũng có những biến cố, những hiện tượng mà khoa học không cắt nghĩa được. Nhưng dân chúng cho rằng tốt hơn là đừng nghĩ tới mấy vấn đề đó.

Thử hỏi thái độ của các nhà bác học ở Hỏa Tinh có giống thái độ của các nhà bác học của chúng ta hiện thời không?

Y HỌC PHÁT TRIỂN TỚI MỨC TỐI CAO

Điều làm cho chúng ta hết sức ngạc nhiên là ở Hỏa Tinh, khoa Y học đă phát triển tới mức tối cao. Tất cả những chứng bịnh đều bị diệt trừ, không một ai bị cảm sốt, nhức đầu, nóng lạnh, đau ruột, đau gan, đau thận, đau mắt chi cả. Người ta tránh được phần lớn dấu hiệu già nua như tóc bạc, răng long, da nhăn, má cóp. Người Hỏa Tinh sống lâu hơn chúng ta mà không thấy già. Khi tuổi đă quá cao và không c̣n muốn sống nữa th́ họ thác một cách êm ái. Họ có thói quen lại một cái trường Khoa học giống như trường Giải phẩu của chúng ta và xin người ta làm cho họ thác mà không đau đớn. Thường thường những lời xin của họ được chấp thuận.

Tại Địa cầu chúng ta chỉ có một giống dân sống lâu và vô bịnh là những người Hung Za ở miền Hi Mă Lạp Sơn, phía Bắc xứ Cachemire. ( Xin đọc quyển Les Hounza. Un peuple qui ignore la maladie par Ralph Eircher – Traduit par Gabrielle Godet – Editions Victor Attinger)

NGƯỜI HỎA TINH CÓ BIỆT TÀI VỀ VIỆC TẬP LUYỆN THÚ VẬT NHÀ

Người Hỏa Tinh có biệt tài về việc tập luyện thú vật nhà. Về phương diện này họ giỏi hơn chúng ta thập bội, chúng ta chưa có b́ kịp họ đâu.

Họ dạy dỗ nhiều loại thú vật cách nào không rơ mà hay cho đến đỗi mấy con thú này làm được một phần lớn công việc trong nhà và ngoài vườn mà không ai coi chừng hay chỉ huy chúng nó.

 KHOA HUYỀN BÍ HỌC Ở HỎA TINH

Tuy nhiên đă nhiều thế kỷ rồi, ở Hỏa Tinh cũng như ở Địa cầu đều có một nhóm người t́m hiểu những luật bí ẩn thiên nhiên. Họ lập ra một hội kín để khảo cứu những vấn đề siêu h́nh. Họ tin rằng ngoài cơi đời mà họ đương ở đây c̣n nhiều thế giới thiêng liêng khác nữa. Họ rất am hiểu khoa từ điện, khoa Thần linh học và nhiều người đă mở được những quyền năng siêu việt.

Hiện giờ hội kín này đă bành trướng và do một vị Đệ tử của Chơn sư điều khiển. Họ tỏ ra rất thận trọng trong sự tuyển chọn một người hội viên mới.

Có vài nhà Huyền bí học trong hội kín t́m được phương thế qua cơi Trần chúng ta không khó khăn chi lắm.

Họ mượn xác đồng tử trong những cuộc chiêu hồn, họ cũng linh cảm nhiều nhà thi sĩ và văn hào đặng viết ra những tiểu thuyết nói về đời sống trên Hỏa Tinh. Lẽ dĩ nhiên, mấy vị này ngỡ là những điều của họ đă diễn tả vốn ở trong trí tưởng tượng của họ chớ không dè sự thật là họ nhờ các nhà Huyền bí học ở Hỏa Tinh giúp sức và cho họ những ư kiến.

Sự tiết lộ về Hỏa Tinh đối với chúng ta bao nhiêu đây tưởng cũng đủ lắm rồi, bây giờ xin thuật những sự quan sát của các vị Cao đồ về Thủy Tinh.

 

THỦY TINH

 

Về vị trí th́ Thủy Tinh ở gần mặt trời hơn Hỏa Tinh và Địa cầu, cho nên ở tại Thủy Tinh người ta thấy mặt trời 7 lần lớn hơn mặt trời của chúng ta thấy thường ngày ở thế gian.

V́ vậy người ta đinh ninh rằng ở Thủy Tinh sức nóng vô cùng dữ dội không có loài vật nào sống và sinh sản ở Thủy Tinh được. Lư luận như vậy nghe qua rất đúng, nhưng người ta không biết rằng ở Thủy Tinh có một lớp khí bao bọc bầu không khí của nó. Lớp khí này làm ra một bức màn cản trở sức nóng của mặt trời, cho nên ở Thủy Tinh cũng có nhơn vật như ở cơi Trần vậy.

Nhưng có khi xảy ra những trận giông tố dữ dội làm xáo trộn sự thăng bằng, sự yên tịnh của lớp khí bao bọc bầu không khí của hành tinh này. Cái tai hại lớn hơn hết là có những băo thọc phủng một lỗ trong lớp khí này và chỉ trong chốc lát thôi, một lằn sáng của mặt trời nương theo lỗ trống đó mà dọi thẳng xuống mặt đất, nó đốt cháy cây cối và giết hại sinh vật. Mà cũng may thay, những biến cố như thế vẫn ít khi xảy ra lắm.

Một vị Cao đồ nói: Tôi nh́n xuyên qua nóc của một cái hang không khác nào tôi nh́n xuyên qua nước. Tôi ngước mặt lên, tôi thấy mặt trời; ban đêm sao mọc như ở cơi Trần.

Tại sao như nh́n xuyên qua nước. Bởi v́ bầu Thủy Tinh cấu tạo bằng chất dĩ thái (matière éthérique) nhiều hơn chất đặc, khác hơn cơi Trần của chúng ta.

Đất cát trên Thủy Tinh không có cứng rắn như ở Địa cầu, tuy chúng không trong trẻo như pha lê chớ trông suốt qua được.

Tôi biết giải thích như thế này rất khó hiểu bởi tại chúng ta chưa thấy dĩ thái ra sao, chúng ta chưa biết cái Phách của chúng ta cho nên khó tưởng tượng lắm.

Ở Hỏa Tinh và Thủy Tinh hấp lực ít hơn ở cơi Trần. Thân thể người Thủy Tinh nhẹ nhàng hơn thân thể của chúng ta. Họ có thể nhảy lên cao một cách dễ dàng và lẹ làng nữa.

Ở Thủy Tinh da trời xanh biếc. Mây ở rất cao.

Tại xích đạo có một ṿng đai bằng cát.

Năm tháng ở Thủy Tinh vắn hơn ở cơi Trần. Một năm ở Thủy Tinh chỉ dài bằng 90 ngày của chúng ta.

Con người ở Thủy Tinh th́ lùn, tác không quá 1m30 bề cao. Vóc vạc mảnh khảnh. Xương th́ mềm như xương sụn (cartilage), da thịt nhẹ không có nặng nề như da thịt chúng ta bởi v́ trong ḿnh họ có nhiều chất dĩ thái. Màu da đỏ nâu. Tóc luôn luôn không phải màu đen, có bà tóc nhiều màu đỏ hoe.

Không thấy đàn ông có râu.

Sự thai nghén rất dễ dàng. Đứa nhỏ sanh ra th́ có nhăn quang của cái Phách; nói cho dễ hiểu, nhăn quang là con mắt của cái Phách chớ thật sự nó là luân xa của cái Phách ở chính giữa hai chơn mày và đă hoạt động.

Đứa nhỏ thấy đồ vật để cách vách và nh́n xuống đất th́ thấy tới đất cái.

Đức Leadbeater có thuật lại chuyện sau đây. Ngài thấy:

1/ Một đứa nhỏ đương xem một con rắn ḅ xuống hang. Con rắn vô sâu trong hang rồi mà đứa nhỏ cũng c̣n theo dơi những cách cử động của con rắn.

2/ Một người nông phu nh́n xuống đất đặng coi hột giống của ḿnh gieo như thế nào, đă mọc mộng chưa.

3/ Một người thầy thuốc đương khám bịnh bằng nhăn quang rồi cho những luồng dĩ thái lành mạnh vô ḿnh bịnh nhơn đặng y mau b́nh phục.

Người Thủy Tinh coi y phục như là để trang sức chớ không có lư do nào khác.

Khi họ nói chuyện với nhau th́ người ta nghe như những tiếng nhạc êm ái.

Tánh t́nh dân chúng rất tử tế. Cũng như người ở Hỏa Tinh, họ theo con đường tiến hóa của Nội Cảnh Tuần Hoàn. Song có khác một điều là: Người Hỏa Tinh thuộc về cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, c̣n họ th́ thuộc về cuộc Tuần Hoàn thứ Ba, họ kém tiến hóa hơn người ở Hỏa Tinh.

Bởi dân số không đông đảo cho nên trên Thủy Tinh c̣n nhiều chỗ trống không người ở.

Không có thành thị. Nhiều nhà cất một chỗ với nhau làm ra một xóm rồi chung quanh th́ trồng tỉa.

T́nh thương đậm đà thâm thúy, khắn khít mặn nồng, nhưng đời sống b́nh thường không phải là đời sống phu phụ. Sự giao thiệp nam, nữ không lănh một vai tuồng trọng yếu.

Cũng có những người dạy dỗ trẻ em, dân chúng.

Nhưng ở Thủy Tinh không có cái chi khêu gợi ḷng sùng Đạo, hay là bắt buộc người ta phải cố gắng cho nhiều.

Những điều kiện thích hợp cho sự phát triển chậm chạp, b́nh thản.

Không có vấn đề giai cấp xă hội. Không có địa vị cao sang và cũng không có thứ bực thấp hèn.

Ấy là đời sống thuộc về Tộc Trưởng thuở xưa (vie partriacale).

 

DANH HIỆU NHỮNG VỊ ĐẮC ĐẠO THÀNH CHÁNH QUẢ

TRONG BỐN DĂY HÀNH TINH

 

1)- Danh hiệu những vị Đắc đạo thành Chánh quả ở Dăy Hành Tinh thứ Nhứt là A-SU-RA (ASOURAS). Tàu dịch âm là A-TU-LA.

2)- Danh hiệu những vị Đắc đạo thành Chánh quả ở Dăy Hành Tinh thứ Nh́ là A-NHI-HOÁT-TA (AGNISHVATTAS).

3)- Danh hiệu những vị Đắc đạo thành Chánh quả ở Dăy Hành Tinh thứ Ba là Dăy Nguyệt Cầu hay Nguyệt Tinh (Chaîne Lunaire) xuống Trần thế giúp chúng ta, là BA-RIT-SA-BI-TRÍT (BARISHADS PITRIS).

4)- Danh hiệu những vị Đắc đạo thành Chánh quả tại Dăy Địa Cầu chúng ta hiện giờ là JI-HOĂNG-MÚT-TA (JIVANMUKTA); Phật Giáo gọi là ASEKA (A-SƠ-CA), Ấn Giáo gọi là ATITA.

 

CÔNG NGHIỆP CỦA NHỮNG VỊ A-SU-RA

a)- Những vị A-SU-RA lănh nhiệm vụ tạo ra thân h́nh nhơn vật của Dăy Hành Tinh thứ Nh́.

b)- Qua Dăy Hành Tinh thứ Ba (Dăy Nguyệt Tinh), các Ngài lănh nhiệm vụ của những vị AGNISHVATTAS.

AGNISHVATTAS là Tổ tiên của các vị Thiên thần (Pitris des Devas). Các Ngài chăm lo sự tiến hóa của các Thiên thần và coi sóc về sự mở mang Trí tuệ, bởi v́ Trí tuệ của các Ngài thật là phi thường chúng ta không tưởng tượng nổi.

c)- Qua Dăy Hành Tinh thứ Tư nầy các Ngài thuộc về hạng cao cấp hơn hết, những vị MANASAPUTRAS.

Chính là những vị MA-NA-SA-BU-TRA giúp con người tại quả Địa cầu mở mang trí tuệ một cách mau lẹ.

CHỚ NÊN LẦM LỘN DANH TỪ

A-SU-RA DÙNG Ở HAI CHỖ KHÁC NHAU

Xin nhắc lại Giống dân thứ Ba sanh ra th́ Tiên Thánh mới cho ba nhóm Linh hồn đi đầu thai đặng lập ba bộ lạc khác nhau. Nhóm A, màu đỏ vỏ cam, kiêu căng tự phụ, chê những thân h́nh mà họ có bổn phận nhập vô, xấu xí quá, không xứng đáng với sự tiến hóa của họ. Họ ngỗ nghịch, không tuân theo mạng lịnh của Tiên Thánh; c̣n hai nhóm kia vâng lời.

Trong bộ Giáo Lư Bí Truyền (Doctrine Secrète) bà Blavatsky gọi họ là những vị A-Su-Ra (A-Tu-La trùng tên với những vị Siêu phàm Đắc đạo thành Chánh quả tại Dăy Hành Tinh thứ Nhứt.

Chính là Đức bà Annie Besant đă lầm lộn hai danh từ này trong khi bà viết quyển « Nhân Phổ » (La Généalogie de l’home) ba chỗ :

1-   Trương 115.

2-   Diagramme 1 – La Grande Hiérachie spirituelle.

3-   Và Tableau D – Fonctions des Manasapūtras.

Tôi xin chép ba đoạn đó cho quí bạn xem.

PAGE 115. (LA GÉNÉALOGIE DE L’HOME)

De tels êtres formaient donc la première classes des Manasapūtras qui descendirent sur notre terre; ils avaient développé une intelligence extraordinaire. Ayant atteint l’humanité dans la première Chaîne planétaire, ils s’étaient développés pendant des aeons incalculables d’années dans les sphères plus subtiles, jouant le rôle de Pitris Barhishads dans la seconde Chaîne, et d’Agnishvatta Pitris dans la troisème. Dans la nôtre, la quatrième, ils survinrent, comme Fils de la Sagesse obscure, pour la grande bataille du quatrième Globe de la quatrième ronde de la quatrième Chaîne, le ne plus ultra de la séparation de la matière et le triomphe d’Ahamkara. Lorsque les ‘Fils’ recoivent du Logos Planétaire l’ordre de ‘créer leurs images’, ils commencent leur dernière lutte pour l’indépendence séparée, la lutte dont la fin leur enseignera la nature du Moi. Ils ne veulent pas créer. ‘Un tiers refuse, deux tiers obéissent. La malédiction est prononcée: ils renaîtront dans la quatrième, ils souffriront et feront souffrir.’ Ce seront les ‘Seigneurs à la  Face sombre’, sur l’Atlantide en lutte avec les ‘Seigneurs à la Face éblouissante’, qui apprennent de leur terrible défaite la leçon finale, et chercheront l’unité dans les races les plus avancées de l’humanité. Ces Asuras forment le cinquième grand Ordre Créateur, celui de Makara, justement appelé le plus mystérieux de tous.

******************

DIAGRAMME 1.- LA GRANDE HIÉRACHIE SPIRITUELLE (5 è colonne).

La Hiérachie de Makara, son symbole est le pentagone. Ici apparît le double aspect physique et spirituel de la nature, le positif et le négatif, en lutte l’un avec l’autre. Ce sont les turbulents, les rebelles de bien des mythes. Une grand partie d’entre eux sont les Asuras, nés du 1er corps de Brahma, dit corps des Ténèbres.

Ce sont des êtres qui, sous de grands pouvoirs et une grande science spirituelle, cachent profondément enraciné le germe, l’essence d’Ahamkara, de cette faculté du Moi qui est nécessaire à l’évolution humaine.

(Những câu gạch dưới chân là sai)

**********************

Tableau D.- Fonction des Manasapûtras.

(Classe 1,  2è paragraphe)

Le principe qui les caractérise est l’Ahamkara, la faculté qui fait le Moi, la volonté d’être séparé. Ils sont toujours des rebelles, car l’Ahamkara se développe dans la lutte  et l’isolement jusqu’à ce que la Moi ait appris que son expression la plus adéquate est la volonté divine, et alors l’Asura brise les entraves de la matière et apprend qu’il est un avec le Suprême, contre lequel il combattait.

Lorsqu’au début de la 4è Ronde ils reçurent du Logos l’ordre de créer des être à leurs images, ils refusèrent et furent alors condamnés à s’incarner, sous de mauvaises conditions dans la 4è Race. Ils y furent les ‘Seigneurs à la Face noire’ combattant en Atlantide les ‘Seigneurs à la Face Lumière’ et dans le terrible désastre qui s’ensuivit, ils apprirent la leçon final.

(Đoạn nầy sai)

************

LỜI ĐÍNH CHÍNH CỦA ĐỨC BÀ A. BESANT

Trong quyển ‘Con người từ đâu đến và đi về đâu’ chỗ chú giải 2 (Note 2) (L’Homme d’ il vient ? ̣u il va) Đức Bà A. Besant  có viết mấy câu đính chính như sau đây về chữ Asura do Bà hiểu lầm.

‘Dans la Doctrine Secrète, une difficulté procède de l’application de ce même nom Asuras à cause qui quittèrent la chaîne lunaire sur le premier globe de sa septième Ronde et causèrent des difficultés sur la terre en refusant de créer. Les lecteurs de la Généalogie de l’homme voudront bien tenir compte des corrections que nous apportons icie et des détails suivront . J’avais été moi même induite en erreur par le double sens du mot dans la doctrine secrète. Les être humains ne peuvent jamais exister en tant que tels sur plus de deux chaînes sucessives. Il leur faut avoir atteint la surhumanité pour y apparaître ainsi’

(A.  Besant)

 

(Trong “Giáo Lư Bí Truyền’ có một sự rắc rối do việc áp dụng danh từ Asura cho những người rời bỏ Dăy Mặt Trăng trên Bầu thứ Nhứt của Cuộc tuần hoàn thứ Bảy, và gây ra những sự khó khăn tại quả Địa cầu khi họ không chịu sanh hóa. Xin quí độc giả lưu ư đến những sự sửa đổi nơi đây và những chữ viết thêm, tới đây tôi vẫn lầm lạc  v́ hai nghĩa của chữ Asura do Đức bà Blavatsky dùng trong quyển ‘Giáo Lư Bí Truyền’. Con người không thể nào có mặt quá hai Dăy Hành Tinh liên tiếp. Phải vào hạng Siêu phàm mới hiện ra được như thế).

Câu: Con người không thể nào có mặt quá hai Dăy Hành Tinh liên tiếp có nghĩa chi? Phải thí dụ mới dễ hiểu. Những người bị bỏ lại trong sự phán xét cuối cùng của Dăy Mặt Trăng qua Dăy Địa Cầu chúng ta đều thành Chánh quả, làm những vị Siêu phàm, chớ không phải qua Dăy Hành Tinh sau là Dăy thứ Năm cũng c̣n đầu thai làm con người nữa. Mặc dầu Đức bà A. Besant có cải chính, song tôi thấy ít có người để ư tới, có lẽ v́ không đọc quyển ‘L’Homme d’̣u il vient, ̣u il va’. Trong cuốn ‘Science et Théosophie’ cũng họp lại ư nghĩa câu của Đức bà A. Besant nói trong quyển ‘Nhân Phổ’ (La Généalogie de l’Homme).

Xin quí bạn nhớ rằng một người đă vào địa vị Siêu phàm th́ đâu c̣n các tánh xấu của thế tục nữa. Cho tới ngày nay kinh sách Phật c̣n dùng danh từ A Tu La tức là A-Su-Ra với ư nghĩa bất hảo của nó, chớ không biết rằng Asura c̣n một nghĩa nữa là những vị Thiên Tôn thành Chánh quả của ngàn triệu năm trước ở Dăy Hành Tinh thứ Nhứt. Tôi viết đoạn nầy để làm sáng tỏ vấn đề, ngày sau các bạn thanh niên không c̣n lầm lộn nữa.

 

Ở BA DĂY HÀNH TINH TRƯỚC ĐƯỢC MẤY LẦN ĐIỂM ĐẠO

MỚI THÀNH CHÁNH QUẢ THOÁT ĐỌA LUÂN HỒI.

1)- Ở Dăy Hành Tinh thứ Nhứt được một lần Điểm đạo th́ thành một vị Siêu phàm được giải thoát.

2)- Ở Dăy Hành Tinh thứ Nh́ được ba lần Điểm đạo th́ thành Chánh quả.

3)- Ở Dăy Hành Tinh thứ Ba (Dăy Nguyệt Tinh) được bốn lần Điểm đạo th́ thành một vị Siêu phàm.

4)- Ở Dăy Hành Tinh thứ Tư là Dăy Địa Cầu chúng ta phải tới năm lần Điểm đạo mới được giải thoát.

C̣n ba Dăy Hành Tinh sau không rơ.

 

CON NGƯỜI PHẢI ĐẦU THAI BAO NHIÊU LẦN

TRONG BẢY CUỘC TUẦN HƯỜN

Muốn biết con người phải đầu thai bao nhiêu lần trong bảy Cuộc tuần hườn th́ ta làm một bài toán như sau đây:

Trên mỗi Bầu Hành Tinh có bảy Giống dân Chánh.

Mỗi Giống dân Chánh sanh ra bảy Nhánh lớn. Mỗi Nhánh lớn sanh ra bảy Nhánh nhỏ nữa.

Vậy th́ có tất cả: 7x7x7= 343 Nhánh.

Mỗi Linh hồn tùy theo bực tiến hóa của ḿnh phải đầu thai hai hay ba lần, có khi bốn lần vào một Nhánh đặng học hỏi và kinh nghiệm, nếu hai lần th́ trong 343 Nhánh, con người phải đầu thai:

                  2 lần x 343 = 686 lần.

Nếu như đầu thai ba lần th́ phải :

                  3 lần x 343 = 1029 lần.

C̣n bốn lần th́:

                  4 lần x 343 = 1372 lần.

Ta hăy lấy bực trung ở mỗi Bầu Hành Tinh, mỗi Linh hồn đầu thai: 770 kiếp thôi.

Th́ trên bảy Bầu Hành Tinh hay là một Cuộc tuần hườn con người phải đầu thai:

                  770 kiếp x 7 = 5.390 kiếp.

Con người phải đi hết bảy Cuộc tuần hườn mới có thể thành Tiên Thánh. Vậy th́ con người phải đầu thai:

                  5.390 kiếp x 7 = 37.730 kiếp

Đây là nói một cách tổng quát, nếu bị bỏ lại trong sự Phán Xét Cuối Cùng của một Bầu Hành Tinh hay là sự Phán Xét Cuối Cùng của một Dăy Hành Tinh th́ không biết bao nhiêu kiếp mà nói.

 

PHẢI TU HÀNH TRONG BAO NHIÊU KIẾP

MỚI ĐƯỢC GIẢI THOÁT LÀM MỘT VỊ SIÊU PHÀM

Có hai con đường dắt đến mục đích chung là đưa con người từ đồng bằng lên tới Thánh Điện ở trên núi.

Con đường thứ nhứt h́nh Khu Ốc ṿng quanh theo núi bảy lần.

Con đường thứ nh́ lại dốc đứng thẳng băng.

Con đường thứ nhứt tượng trưng cho con đường Đời, là con đường tiến hóa b́nh thường.

Con đường thứ nh́ tượng trưng con đường Đạo, là con đường của người tu hành.

Con đường Tiến Hóa B́nh Thường rộng thênh thang, rất êm đềm, đẹp đẽ. Trên con đường nầy trùng trùng điệp điệp những khách hành hương, đua nhau bước tới. Hai bên đường cây cao bóng mát, hoa thơm, cỏ lạ, muôn sắc khoe màu. Khách lữ hành được tự do, muốn đi th́ đi, muốn nghỉ th́ nghỉ, không bị câu thúc, ràng buộc. Mặc t́nh hái bông, bắt bướm, chạy giỡn, nô đùa, ca hát, nhảy múa hay nằm dài trên thảm cỏ non, nh́n xem chim trời bay lượn.

Con đường thường được toại nguyện v́ luôn luôn Hóa Công vẫn ch́u chuộng trẻ dại lúc ban đầu.

Nhưng than ôi ! Hễ vay th́ phải trả, trả rồi lại vay nữa, cứ vay trả, trả vay, trầm luân muôn kiếp.

C̣n con đường thứ nh́ th́ chật hẹp, gồ ghề, cam go, hiểm trở, dẫy đầy đá sỏi nhọn như mũi tên, bén như dao cạo.

Bước không khéo th́ đứt chơn đổ máu. Hai bên lề th́ vực sâu, hố thẳm thấy ngợp mắt. Trên một khoảng con đường dài vắng tanh và buồn tẻ đối với thế tục, nhưng vô cùng vinh quang đối với các vị Thánh Nhơn, thỉnh thoảng người ta mới gặp vài ba người khách hành hương hăng hái leo trèo, dáng điệu mệt mỏi nhưng không ngă ḷng. Họ cương quyết, bất chấp những gian lao khổ cực. Một thời gian sau, họ đạt được mục đích. Họ lên tới đỉnh núi và bước vào Thánh Điện, trước những bạn đồng hành lâu lắm v́ mấy người này đi theo con đường ṿng quanh rất chậm chạp.

Vậy th́ ta có thể nói rằng số 37.730 kiếp để cho những người đi theo con đường tiến hóa b́nh thường của thế tục.

C̣n người tu hành th́ phải đi mau hơn.

Vậy ta hăy tính thử coi.

Thí dụ trong kiếp nầy ta cố gắng đem thực hiện những lời dạy trong quyển DƯỚI CHƠN THẦY.

-      sáu kiếp sau được Điểm đạo lần thứ Nhứt.

-      bảy kiếp kế tiếp được Điểm đạo lần thứ Tư, làm một vị La Hán.

-    bảy kiếp chót sau nữa được Điểm đạo lần thứ Năm, làm một vị Siêu phàm, hoàn toàn giải thoát.

-   Tất cả là 21 kiếp thay v́ 37.730 kiếp như con người thường.

Nhưng ta có thể thâu ngắn lại không phải là 21 kiếp mà lối 13 – 14 kiếp nếu ta kiên tâm tŕ chí.

Sự tiến hóa trong đường Đạo không thể chỉ định bằng Toán Học Cấp Số (Progression Arithmétique) hay là Kỷ Hà Cấp Số (Progression Géométrique) như 2 – 4 – 6 – 8 hoặc 2 – 8 – 16.

Khi bước vào cửa Đạo rồi th́ phải tính bằng lũy thừa (Exposant) như 2 – 4 – 16 – 256 – 65.536 – và 4.294.967.296.

Nhờ như vậy mới đi mau tới mục đích.

Vị Đệ tử không học gián tiếp như ngoài đời, mà dùng những quan năng như Thần Nhăn, Thiên Nhăn học hỏi trực tiếp nghĩa là thấy cách cấu tạo những nguyên tử, những tế bào v.v. . . sự phối hợp các tế bào đặng làm ra những cơ quan. Nói một cách khác là thấy sự hoạt động của sự sống trong các cơ thể, cách làm việc của các Ngũ Hành, thấy các vị Thiên Thần v.v. . . .

Khi thành một vị Chơn Tiên rồi th́ có đủ quyền năng dự vào sự tạo lập một Dăy Hành Tinh hay là về cơi khác.

 

MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ

VỀ SỰ BIẾT ÁP DỤNG LUẬT TRỜI.

Nghe đoạn trên đây nói rằng: Một khi bước vào Đường Đạo rồi th́ sự tiến hóa phải tính bằng lũy thừa, chắc chắn có nhiều bạn hoài nghi, chẳng biết tại sao tu hành mà lại đi mau tới mục đích như thế.

Tôi xin đưa ra một bằng chứng cụ thể cho quí bạn xem th́ rơ sự biết áp dụng Luật Trời đem lại một cái kết quả mau lẹ là dường nào.

Quí bạn hăy đem một ấm nước để ngoài trời. Nắng và gió sẽ làm cho nước bốc thành hơi rồi bay đi nhưng có lẽ từ hai mươi ngày tới một tháng sắp lên không chừng, cái ấm mới cạn khô.

Bây giờ quí bạn đem cái ấm bắt lên ḷ rồi đun lửa. Trong chốc lát nước sôi rồi cái ấm mới cạn lần.

Nhưng mà thời gian từ khi bắt cái ấm lên ḷ cho tới khi nó cạn khô, lâu hay mau tùy thuộc nhiên liệu của quí bạn dùng.

Nếu là than th́ mau hơn củi, điện th́ mau hơn than, nguyên tử lực th́ mau hơn điện.

C̣n Vrill [[1]] th́ mau hơn nguyên tử lực nữa.

Thế th́ trong nửa giờ hoặc 20 phút, 15 phút hay 3 – 4 phút nước trong ấm sẽ bay đi hết, thay v́ phải chờ đợi luật thiên nhiên hành động trong ṿng hai ba chục ngày.

Vậy, ta có thể nói rằng: Ánh sáng mặt trời tượng trưng cho Luật Tiến Hóa b́nh thường, nó biến đổi nước tượng trưng con người ra Tiên Thánh song phải mất một thời gian rất lâu, tính cả trăm triệu năm.

C̣n việc dùng nhiên liệu là áp dụng Luật Trời vào đời sống hằng ngày. Cái kết quả hết sức mau lẹ, người đời không tưởng tượng nổi v́ chưa có kinh nghiệm. Xin nhớ rằng: Câu ‘SAU KHI BƯỚC VÀO CỬA ĐẠO có nghĩa là: SAU KHI ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ NHỨT CHỚ KHÔNG PHẢI MỚI TU HÀNH MÀ ĐƯỢC TIẾN MAU NHƯ THẾ’.

Chúng ta bắt đầu Học Đạo và Hành Đạo th́ giống như một đứa bé một hai tuổi mới tập đi. Phải té lên té xuống không biết bao nhiêu lần trước khi đi vững tức là khi đă lớn khôn. Phải tu hành từ kiếp nầy qua kiếp kia, mới mong thấy được chút ánh sáng, chớ nào phải chỉ đọc qua vài cuốn sách về Huyền Bí Học hay là hiểu nghĩa vài bài Kinh mà đắc đạo thành Chánh quả.

Thiết tưởng chúng ta nói về các cơi Trời như Trung giới, Thượng giới, Bồ Đề, Niết Bàn hay là những Thể con người như: Phách, Vía, Trí, song chúng ta không thấy mấy cơi đó hay là mấy Thể đó ra sao cả.

Thật sự chúng ta c̣n đương ở trong chốn tối tăm chẳng khác nào những người mù. Chúng ta chỉ lập lại một cách bất toàn, những lời của các vị Đạo Cao Đức Trọng thuật lại cho chúng ta nghe. Các Ngài đă sáng mắt, các Ngài đă ra ngoài ánh sáng nên thấy rơ mọi sự vật. Những điều của các Ngài chỉ dạy là những sợi dây thép giăng thẳng băng để cho chúng ta vịn theo đó mà đi tới, khỏi sa hầm sụp hố. Cũng có thể nói rằng: các Ngài đốt đuốc Huệ soi đường cho chúng ta thấy mà đi.

Nếu chúng ta bất tuân những lời giáo huấn, chẳng chầy th́ kíp chúng ta sẽ té nặng, không khi nào tránh khỏi được.

Chúng ta đâu khác những người chưa học Đạo, chúng ta cũng có gia đ́nh, cũng có những công việc làm ăn sanh sống, nhưng chỉ có sự may mắn một điều là hiểu được chút ít Chơn lư mà thôi.

Hăy khiêm tốn một chút.

HĂY TỰ BIẾT M̀NH TRƯỚC ĐĂ RỒI SAU MỚI HỌC HỎI CƠ TRỜI VÀ TIẾN XA ĐƯỢC. ĐÚNG VỚI CÂU ĐĂ KHẮC TRÊN NGẠCH CỬA THÁNH ĐIỆN DELPHES: “NGƯƠI HĂY BIẾT NGƯƠI RỒI NGƯƠI SẼ BIẾT VŨ TRỤ VÀ CÁC VỊ THƯỢNG ĐẾ”.

Nếu chúng ta buộc ḷng phải nói tới sự liên lạc giữa các Thể của con người với các cơi Trời chỉ v́ nếu không rơ điều nầy th́ khó mà tu luyện đặng đi đến mức trọn sáng, trọn lành được. Chỉ có thế thôi.

 

KẾT LUẬN

Vậy th́ mỗi người có quyền tự do chọn lựa con đường đi hạp với ḿnh. Không ai được phép ngăn cản hay ép buộc ta phải đi theo con đường nầy và bỏ con đường kia.

Tuy nhiên chúng ta nên phân biệt cái nào lợi, cái nào hại, cái nào hữu ích nhiều cái nào hữu ích ít rồi sẽ nhứt định không muộn.

Chúng ta đừng quên rằng chúng ta c̣n ở trong Trời th́ phải tuân theo Luật Trời, chúng ta không cưỡng lại được đâu. Dầu chúng ta không muốn đi tới, Luật Tiến Hóa cũng lôi cuốn chúng ta đi theo nó.

Chúng ta sanh ra trong cái nôi rồi lần lần lớn lên, kế già yếu rồi tới một ngày kia phải nắm hai bàn tay trắng mà xuống mồ, phủi rồi công danh sự nghiệp, mà e cho những cái ǵ ta mến yêu, quí chuộng sẽ ĺa bỏ chúng ta tiêu tan ra mây khói trước khi ta từ giă cơi Trần nầy. Nhưng không phải chết là hết. Ta c̣n phải tái sanh, kiếp sau phải trở lại thế gian cũng với hai bàn tay trắng, ta chỉ đem theo ḿnh tánh tốt, tánh xấu, với quả lành, quả ác mà ta đă gây ra ở những kiếp trước.

Dầu ta có lư luận rằng: nhắm mắt rồi th́ không c̣n ǵ nữa, cũng vô ích, không bao giờ cải được Thiên mạng, mà cũng không sống được muôn năm đặng ngồi trên đống vàng toại hưởng vinh hoa, phú quí.

Mặc dầu ai ai cũng thấy, sớm mai vầng Thái dương lố dạng ở hướng Đông, rồi chiều ẩn ḿnh ở hướng Tây, và tin rằng mặt Trời mọc, mặt Trời lặn đi nữa th́ thật sự Trái đất cũng xây quanh mặt Trời, và mặt Trăng vẫn xây quanh Trái đất. Hết ngày trở lại đêm, hết đêm trở lại ngày. Bốn mùa tám tiết vẫn cứ vần xây. Hết Xuân qua Hạ, hết Hạ tới Thu, hết Thu sang Đông, hết Đông trở lại Xuân như cũ.

Những luận thuyết và những hành động của con người không sửa đổi Luật Trời chút nào cả. Phải có kinh nghiệm. Kinh nghiệm nhiều chừng nào mới sợ oai Trời nhiều chừng nấy, mới không dám làm theo ư muốn quấy quá, ngông cuồng của ḿnh đặng thấy CÁI HIỆU QUẢ NHỨT THỜI, bất chấp sự đau khổ của kẻ khác. Có vay th́ có trả, chạy trốn đường nào cũng không khỏi. Cái quả tới mau hay chậm tùy theo thứ nhân đă gieo. Trồng lúa có thứ ba tháng, có thứ sáu tháng mới gặt. C̣n trồng xoài th́ 4 – 5 năm mới hái trái. Chớ đâu phải bất câu việc nào cái hậu quả cũng đến liền tay, như liệng giấy vào lửa th́ nó bắt cháy phừng lên, mặc dầu có quả báo nhăn tiền mà ta đă thường thấy.

Hễ là Luật Trời th́ đừng vi phạm, nếu vi phạm th́ sẽ có việc phản động lại đặng tái lập sự quân b́nh: “THIÊN VƠNG KHÔI KHÔI, SƠ NHI BẤT LẬU”. Không bao giờ sai.

“GIEO GIÓ GẶT BĂO” vẫn đúng.

Thế thường khoe khoan sức mạnh của ḿnh mà quên phứt sức mạnh của Trời. Hăy coi sức mạnh của Tạo Công, nó làm cho các Hành tinh xây chung quanh Mặt trời mà không bao giờ rời khỏi vị trí của chúng nó.

Nếu sai luật pháp một tí th́ chúng nó đă đụng với nhau và đă nổ tung, biến thành tro bụi hồi đời nào rồi, chớ c̣n đâu tới ngày nay đặng cho chúng ta xem coi với những Viễn Vọng Kính của Thiên Văn Đài.

Một phần nhỏ nhít của sức mạnh thiên nhiên đă phô trương cho con người thấy trong sấm sét, băo bùng, sông biển dâng tràn, hỏa diệm sơn phun lửa, đất đai rung chuyển, núi non sụp đổ, cồn hóa vực, vực thành cồn.

 

MÀ THẬT RA CON NGƯỜI CÓ TÁNH HAY MAU QUÊN

Xin hăy nhớ măi chuyện nầy. Một đại lục rộng lớn như Châu Ắt-Lăn-Tích thuở xưa c̣n bị Nhân Quả nhận ch́m xuống đáy biển nội trong một đêm thay. Huống hồ con người là một sanh vật nhỏ bé, thân thể yếu đuối, mảnh khảnh như cây sậy. Một trận gió lớn thổi tới cũng đủ làm cho ngă sấp xuống rồi.

Mà tại sao con người lại quá kiêu căng, tự phụ, coi Trời bằng cái vung, trong khi chưa thoát ra khỏi ṿng Tứ Khổ: SANH, LĂO, BỆNH, TỬ.

Đó là Thần Quyền.

Dầu ta có tự phụ không công nhận Thần Quyền đi nữa, Thần Quyền cũng vẫn hành động và thật sự chúng ta không hề tránh khỏi ảnh hưởng của Thần Quyền được đâu. Nhưng đừng tin dị đoan.

THIẾT TƯỞNG ĐIỀU HAY HƠN HẾT LÀ: LẤY GƯƠNG NGƯỜI MÀ SỬA M̀NH. NẾU XE TRƯỚC GĂY, XE SAU PHẢI TRÁNH, CHỚ NÊN ĐI THEO CHUNG MỘT CON ĐƯỜNG MÀ PHẢI SA HẦM SỤP HỐ. PHẢI SÁNG SUỐT. ĐỪNG ĐỢI NHỮNG BÀI HỌC ĐAU KHỔ ĐẾN DẠY KHÔN CHO M̀NH CẢ TRĂM CẢ NGÀN LẦN, TỪ KIẾP NẦY QUA KIẾP KIA, MỚI CHỊU THỨC TỈNH, E CHO ĐĂ MUỘN LẮM.

Trái lại phải cố gắng học cho rành Cơ Tiến Hóa rồi nương theo đó mà Hành Đông.

Trước nhứt là lo diệt trừ Tam Độc: THAM – SÂN – SI mà làm người ai ai cũng mắc phải, không phải cái nầy th́ cũng cái nọ, chẳng nhiều th́ ít. Nguồn cội của Tam Độc vốn ở ngay trong ḿnh con người. Chúng là tánh nết của ba Thể: THÂN – VÍA (Ư) – TRÍ, của ta thường dùng mỗi ngày khi chúng chưa được thanh khiết chớ không phải cái chi xa lạ ở ngoài.

Muốn thành công mau lẹ, phải tŕ chí, mỗi ngày phải mỗi luyện tập cho đúng phương pháp, in như những lời dạy bảo của các vị Thánh Hiền và các vị Cao đồ của Chơn sư, từ năm này qua năm nọ. Dầu chưa thấy kết quả tốt đẹp th́ cũng chớ nên ngă ḷng và hăy nhớ một giọt nước cứ nhễu xuống măi th́ sẽ xoi lủng đá. Chí công mài sắt chầy ngày nên kim.

Phải tŕ giới, phải giữ sao cho:

-      TƯ TƯỞNG

-      LỜI NÓI và

-      VIỆC LÀM

thường ngày vẫn trong sạch, mặc dầu là một cách tương đối, lúc ban đầu. Như thế ta sẽ lần lần Tinh Thần Hóa được ba Thể.

MỘT KHI ĐĂ LÀM CHỦ CHÚNG VÀ ĐIỀU KHIỂN CHÚNG MỘT CÁCH DỄ DÀNG TH̀ CHÚNG SẼ TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI TÔI RẤT TRUNG TÍN, CHÚNG SẼ LÀ NHỮNG THIẾT GIÁP XA ĐƯA TA MAU TỚI CỬA ĐẠO. BỞI V̀ MUÔN VÀN TỘI LỖI DO CHÚNG GÂY RA, MÀ MUÔN VÀN PHƯỚC ĐỨC CŨNG DO CHÚNG TẠO NÊN. TÙY THEO CÁCH TA XỬ DỤNG CHÚNG.

Ngày nào được vào trong Thánh Điện th́ ngày đó ta sẽ thấy những sự chiến đấu tiếp tục thập phần cam go, phải nhẫn nại, phải cương quyết và vận dụng tất cả những khả năng đặng san bằng những chướng ngại nổi lên ở mỗi chặng đường. Trong một thời gian sau, không lâu đâu, như trước đây đă nói, nội trong hai ba chục kiếp chúng ta có thể trở nên trọn sáng trọn lành và đạt được mục đích đă định sẵn cho nhơn loại trong Tiểu Vũ Trụ nầy là thành một vị Siêu phàm được hoàn toàn giải thoát.

Lành thay!  Lành thay!

 

Trong truyện PHONG THẦN, có một bài thi nói về TÁNH MẠNG SONG TU rất hay, tôi xin chép ra đây cho quí Huynh xem:

Cớ nào nên đặng bậc Thần Tiên,

Kiếp trước tu hành rất cử kiêng.

Tính khí giữ ǵn đầy chẳng thiếu, [[2]]

Tánh t́nh rèn tập vững không nghiêng [[3]]

Thinh thinh bể khổ nương bè báu,

Vọi vọi non nhơn mở cửa Thiền.

Luyện đặng trường sanh quên GIÁP – TƯ,

Chơn Trời mặt nước thú vui riêng.

(Không biết tên tác giả)

H Ế T

 

[[1]] Trong đoạn nói về Giống dân thứ Sáu, tôi có nói tới lực Vrill nầy, nó thật là phi thường. Nó có thể phát ra một nhiệt lực mấy ngàn độ trên một diện tích nhỏ bằng mũi kim. Hiện giờ th́ ít ai tin được điều nầy, nhưng nó quả đúng với sự tin tưởng của nhà Bác học – Charles Richet trong bài đăng vào Niên giám Tâm Linh Học tháng Giêng năm 1905 mà tôi có nhắc lại trong bài tựa.

[[2]] Tuyệt dục – Tu mạng

[[3]] Tu Tánh – Tức là Tánh Mạng Song Tu

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES