Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

BẠCH-LIÊN 

HỌC CƠ TIẾN-HÓA

THEO KHOA MINH-TRIẾT THIÊNG-LIÊNG 

QUYỂN BA - 1971

Đánh máy: Điểm Dung - 2011

  

 

 

SỰ ĐÀO-TẠO NHỮNG QUAN-NĂNG

 

Ở đây tôi chỉ lập lại những lời của Đức Bà A. Besant và những vị Đại Sư Huynh dạy về phương-pháp mở mang những quyền-năng của Trí-Tuệ và những điều mà sinh-viên phải biết đặng thực-hành trên Con Đường Nhập Môn mà thôi.

Tất cả những kẻ chí-nguyện đều phải xây-dựng nền tảng của trí-thức một cách kiên-nhẫn, ngày nầy qua ngày kia, không bỏ qua một bửa nào. Sự tiến-bộ mau hay chậm sẽ tương-đương với sự cố gắng của sinh-viên nhiều hay ít.

     Đây cũng là Luật Nhân Quả, quí bạn nên nhớ lấy.

 

     Bây giờ chúng ta hăy xem-xét hai điểm chánh sau nầy:   

     Một là : Sự hoạt-động của cái Trí.    

     Hai là : Phương-pháp tinh-luyện nó. 

 

    1. SỰ HOẠT-ĐỘNG CỦA CÁI TRÍ

 

     Chúng ta hăy ngồi yên lặng rồi xem-xét coi nội trong nửa giờ trước đây, cái Trí của chúng ta hoạt-động như thế nào. Trong 100 lần chắc-chắn hết 95 lần nó không có làm ǵ ích-lợi cho ḿnh cả. Nó nhớ Đông, nhớ Tây, hết cái nầy tới cái kia, toàn là những chuyện đâu đâu, tầm ruồng, vô-vị, không ăn nhập chi với chúng ta, hoặc giả nó thâu nhận những tư-tưởng ở ngoài vô. Những tư-tưởng nầy thuộc về loại nào? Chúng từ đâu đến? Ở trong trí chúng ta bao lâu? Rồi ra đi hồi nào? Về đâu? Chúng ta không hay biết ǵ ráo về mấy điều đó. Chúng ta không kiểm-soát chúng được. Vậy th́ cái Trí chúng ta giống như ngả ba đường cái xe cộ qua lại dập-d́u, làm cho bụi cát bay mù-mịt. Nó cũng không khác ǵ một quán trọ, những khách lữ hành nầy tới ghé nghĩ chơn vài giờ rồi đi, kế những người khác tới, và chẳng bao lâu cũng giả từ. Ngày nầy qua tháng kia cứ tiếp tục như vậy măi. Một cái Trí như thế làm sao mở-mang mau lẹ được. V́ vậy sự tiến-hóa của chúng ta rất chậm-chạp. Thay v́ mỗi kiếp chúng ta phải vượt qua cả trăm dậm đường, chúng ta chỉ đi có vài cây số bởi chúng ta cứ thường đứng lại một chỗ dậm chơn chớ không chịu tiến. Dậm chơn một hồi rồi mới đi nữa. 

 

NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ SỰ MỞ-MANG CÁI TRÍ

 

     Cái Trí là một thể như xác-thân. Nó cần dùng những đồ ăn để phát-triển. Những đồ ăn nầy là tư-tưởng. Nếu ta luôn luôn nuôi nó với những tư-tưởng thanh-cao, từ-thiện, bác-ái, vị-tha; hoàn-toàn vô tư lợi th́ nó trở nên mảnh-mai, nhẹ-nhàng chiếu ra những màu sắc tốt đẹp vô cùng. Đồng thời nó cũng thu hút những tư-tưởng thanh cao khác đồng bản-tánh với nó. Những tư-tưởng nầy tới giúp đỡ nó, tăng-cường sức  mạnh của nó và xu-hướng của nó về những điều thiện.

     Trái lại, nếu là những tư-tưởng thấp-hèn, đắm mê vật dục th́ nó hóa ra xấu-xa nặng-nề, màu sắc đen tối v́ nó cũng rút vô những tư-tưởng ti-tiện ở bên ngoài đồng bản-tánh với nó, khiến cho xu-hướng về điều ác của ta lại càng thêm mănh-liệt hơn trước.

     Có hai điều phải luôn luôn ghi nhớ:

    Một là: cái Trí tự-động thu hút những tư-tưởng đồng bản-tánh với nó, như đá nam châm rút sắt.

     Hai là: ngoài ra việc để học-hỏi, ghi nhớ, phân-biện, xét-đoán, nó c̣n có quyền-năng sanh-hóa, sáng-tạo mạnh-mẽ phi thường nhờ sức tưởng-tượng.  Ta phải biết lợi dụng quyền-năng nầy mới tiến mau. Muốn thành-công trong lúc luyện tập Dô-Ga (Yoga) th́ phải hội đủ hai điều kiện cần yếu sau đây:

          Một là : Ư-chí cương-quyết không chi lay-chuyển được.

          Hai là : Sức tưởng-tượng mạnh-mẽ vô cùng.

          Nhưng phải thêm điều-kiện thứ ba là hạnh-kiểm tốt.

      Không vậy th́ hành-giả sẽ sa vào con đường Bàn-môn tả-đạo, khi nó đưọc những quyền-năng siêu-việt. 

     Xin nhắc quí bạn rằng: mấy anh Bàn-môn cao-cấp vẫn trường trai, tuyệt dục. Ư-chí cứng-cỏi hơn sắt đá cho nên phép tắc rất cao cường. Đối với họ, chúng ta chỉ là những đứa trẻ con mới lên ba. Hăy cẩn-thận cho lắm. Đừng khi mà mắc rồi té lăn cả chục ṿng mới ngồi dậy được. Đau lắm nhé ! 

2. TINH-LUYỆN CÁI TRÍ

     Trước hết xin nhắc lại câu chuyện giữa Arjuna và Đức Krishna về sự kiểm soát Hạ-trí.

     Arjuna thưa với Đức Thượng-Đế Krishna như vầy: “Bạch Sư-Phụ Krishna! Cái Trí thật là loạn-động lung-lăng mănh-liệt, và khó uốn nắn, tôi tưởng khó mà kiềm-hảm nó cũng như khó mà kiềm-hảm gió vậy”.

     Đức Thượng-Đế Krishna mới đáp: “Hỡi người chiến-sĩ vơ-trang hùng-hậu! Lẽ cố nhiên cái Trí nghịch ngợm và khó trị, nhưng mà người ta có thể thắng phục nó nhờ một sự luyện tập không ngừng và nhờ TÁNH LĂNH-ĐẠM”.

     Lănh-đạm đây có nghĩa là; không nhớ tới công-đức của ḿnh, nói một cách khác: trong HỮU-VI có VÔ-VI.

     Phải thực-hành không ngừng nghỉ theo phương-pháp đă chỉ-định theo cấp bực của ḿnh. Không c̣n cách nào khác nữa. Sự luyện tập nầy không ai thay thế cho các bạn được. Chính là quí bạn phải tự ḿnh làm công-việc nầy. Nếu quí bạn không thực-hành điều đó th́ không khi nào quí bạn gặp được Chơn-Sư. Mong-mỏi gặp các Ngài rất vô-ích nếu quí bạn không chịu tự bắt-buộc ḿnh tuân theo những điều-kiện do Luật Trời qui-định, để dắt-dẫn quí bạn tới Dưới Chơn Các Ngài.

     Những điều-kiện đó là : 

1.   Kiểm-soát tư-tưởng.

2.   Tham-thiền.

3.   Lập hạnh đặng phụng-sự.

 

  1. / KIỂM-SOÁT TƯ-TƯỞNG

     Kiểm-soát tư-tưởng là: 

  1. Biết ḿnh tưởng cái ǵ.

  2. Không cho tư-tưởng của kẻ khác xâm-nhập vào trí ta đặng khuấy rối.

  3. Sản-xuất những tư-tưởng cao-thượng, tốt lành, tinh-khiết.

  4. Không hề sanh ra những tư-tưởng ác độc, xấu xa thấp hèn, ô-trược.

     đ.  Bắt cái trí ngừng nghỉ khi cần. 

     Nói một cách khác là LÀM CHỦ  CÁI TRÍ, bắt buộc nó phải tuân theo mạng lệnh của ḿnh, nó phải ở dưới quyền điều-khiển của ḿnh chớ không được lung-tung như trước, và tự-do hành-động nữa. 

  1. ĐỊNH-TRÍ

     Trước nhứt bắt buộc cái Trí tập-trung vào mỗi việc của ta làm hằng ngày. Nó bỏ đi ta kéo nó  lại đặng trụ vào đó cho tới khi nào hoàn thành công chuyện mới thôi. Xong việc nầy rồi mới bắt qua việc khác. Mỗi lần làm một việc mà thôiNgười ta gọi điều đó là Định-Trí.

     Thí dụ: Cầm cây viết th́ chỉ biết cầm cây viết, lấy cái chén th́ chỉ biết lấy cái chén, không được nhớ tới cái chi ngoài cây viết và cái chén.

     Ở đây tôi xin nhắc cho quí bạn nhớ trong quyển “Dưới Chơn Thầy” có 3 câu dạy sanh-viên phải tập-trung tư-tưởng vào mỗi việc của ḿnh làm như sau đây: 

1.   Con c̣n phải làm chủ tư-tưởng con một cách khác nữa. Đừng cho nó vởn-vơ.  Bất câu việc nào của con làm, con cũng phải chú-ư vào đó đặng làm cho được hoàn-thiện.  (Trương 55, in lần thứ 13).

 2. Phải hết sức chăm-chỉ vào mỗi phần việc của con làm, đặng làm cho khéo-léo. (trương 69) 

    3.  Dầu tay con làm việc chi cũng vậy, con phải hết sức chú-ư vào đó. (trương 70) 

     Như vậy quí bạn làm cho cái Trí trở nên mạnh-mẽ và quư bạn bắt đầu làm chủ nó.  luyện tập liên-tiếp, quí bạn kềm chế cái Trí và bắt nó phải đi theo con đường mà quí bạn đă chọn lựa cho nó. Cái khả-năng nầy chuẩn-bị cho quí bạn sống một đời sống cao siêu, sẽ mở rộng ra trước mặt quí bạn. Quí bạn cũng nên nhớ rằng: người nào có thể tập-trung tư-tưởng vào một mục-đích, là người thành-công nhứt trong những sự việc của Đời Sống Hằng Ngày. Người nào biết tư-tưởng một cách liên-tiếp, sáng-suốt và rơ-ràng là người biết cách tự vạch con đường đi của ḿnh, dầu là trong Đời Sống Hồng Trần cũng vậy.

     Sự rèn luyện cái Trí như thế sẽ giúp ích quí bạn trong những chuyện nhỏ mọn, tầm thường cũng như trong những việc làm cao-thượng. Quí bạn sẽ lần lần phát-triển quyền-năng kiểm-soát tư-tưởng, nó là một trong những đức tánh cần-thiết cho người Đệ-tử, bởi v́ trước khi quí bạn được Chơn-sư dạy-dỗ đặng mở thêm những quyền-năng cao siêu, quí bạn phải làm chủ cái dụng-cụ phát sanh ra tư-tưởng tức là cái Trí, để cho dụng-cụ nầy chỉ làm những ǵ tinh-khiết, từ-thiện và hữu-ích mà quí bạn đă quyết-định, chớ không sản-xuất những ǵ ô-trược mà quí bạn gớm-ghiết và không ưng thuận chút nào cả.

     Như thế mới không gây quả xấu nặng-nề cho quí bạn, bởi v́ tư-tưởng của ai đă trở thành Đệ-tử sẽ vô cùng mănh-liệt; nó có một sanh-lực và một năng-lực lớn-lao và cảm-hóa người đời một cách mau lẹ phi-thường về đ́ều thiện cũng như về điều bất thiện.

 

  1. HUỜN-HƯ

     Tuy nhiên, đừng quên điều nầy: Sau khi làm việc nhiều giờ có ư-thức, cái óc mệt mỏi th́ phải ngưng tư-tưởng lại, đừng nhớ cái chi nữa, trong vài phút. Cái óc sẽ phục hồi sức lực mau lẹ.

     Phương-pháp nầy gọi là Huờn-Hư.

     Nhưng mà trước khi huờn-hư có hiệu-quả, phải luyện tập cả năm như vậy cho có thói quen, sau mới thành-công dễ-dàng.

 

ĐỪNG PHUNG-PHÍ SỨC MẠNH CỦA TƯ-TƯỞNG

     Đừng tưởng nhớ bông-lông, đừng mơ hăo, ước huyền. Đừng để cái Trí vởn-vơ, nhảy từ vấn-đề nầy tới vấn-đề khác, không mạch-lạc chi cả, không khác con bướm mới đáp xuống bông nầy vụt bay sang bông khác, liền liền không ngớt.

     Đó là sự phung-phí sức mạnh của tư-tưởng một cách vô lối v́ không biết kiểm-soát cái Trí. Luôn luôn phải có sẵn trong trí một số tư-tưởng tốt đẹp và những câu “Chơn-Ngôn”, khi nào không suy-nghĩ chi hết th́ nhớ tới chúng nó liền. Nhưng điều hay hơn hết là lập-tức thấy Thánh-Dung trước mặt hay là nhớ tới Cội rễ của ḿnh và nói trong ḷng: “Tôi là Atman (Ăt-măn), Chơn linh cao cả, toàn năng, toàn thiện, toàn giác, vô sở bất tại”.

     Lập đi lập lại nhiều lần chừng nào tốt chừng nấy. Nên bày tỏ ư-kiến nếu cần, nhưng chớ nên căi vă, tranh luận đặng đem thắng lợi về ḿnh. Chúng ta chỉ biết một khía cạnh hết sức nhỏ nhít của Chơn-lư, c̣n nhiều khía cạnh lớn lao khác mà chúng ta chưa hiểu chi cả. Cho tới bực Chơn-Sư cũng chỉ biết toàn-diện Chơn-lư của Dăy Địa-Cầu chúng ta mà thôi. Ngoài Vũ-Trụ của chúng ta, c̣n không biết bao nhiêu Chơn-lư Cao-siêu nữa mà các vị Siêu-Phàm phải học hỏi và khám phá lần lần từ cả triệu năm nầy qua cả triệu năm khác. Thật là vô-tận vô-biên. Thế nên người ta yêu-cầu các sanh-viên phải tự biết ḿnh, hết sức khiêm-tốn, đúng đắn và kỹ-lưỡng trong những hành-vi của ḿnh từng li, từng tí. 

     Tranh đua cao thấp th́ tiêu hao trí-lực và không c̣n tự-chủ được nữa. Kết cuộc không đi tới  đâu cả bởi v́ ai ai cũng có lư lẽ riêng của ḿnh. Nỗi e đă mất niềm ḥa-khí mà lại c̣n sanh ra thù-oán về sau.

     Tôi xin thuật câu chuyện nầy cho quí bạn nghe, năm 1912 Đức Bà A. Besant có nói: “Một hôm, có một người kia tới nói với tôi: Bác sĩ Steiner biết những Đại Chơn-lư hơn bà nhiều lắm”. Tôi bèn đáp: “Tốt lắm ! Vậy ông hăy theo bác-sĩ. C̣n riêng tôi, tôi không thấy như bác-sĩ và tôi cũng không muốn thiên-hạ đều tin-tưởng như tôi vậy”.

     Nếu là một người khác bị chê-bai nhục-nhă như vậy th́ nổi xung thiên, gây gổ om-ṣm rồi. Nhưng Đức Bà A. Besant rất điềm tĩnh, Bà trả lời một cách êm-ái không làm phật ḷng kẻ đối-thoại. Gương sáng của Bà để chúng ta soi chung.

     C̣n vài điểm cần thiết nữa tưởng cũng phải nhắc đến.

     Tuyệt đối đừng ghé mắt vào những tiểu-thuyết ái-t́nh lăng-mạn, trộm cướp, giết người. Chỉ nên đọc những sách luân-lư, đạo-đức ca tụng những gương Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa, Liêm-sĩ và nhứt là nên mỗi ngày mỗi xem những sách giải về những điều quan-trọng của đời sống, những điều có tính cách vĩnh-viển trường-tồn chớ không phải phù-du mộng-ảo.

     Đừng đọc nhiều. Đọc một trang mà thật hiểu hết ư-nghĩa c̣n mở quan-năng của trí-tuệ hơn là đọc 3, 4 mươi trang một cách vội-vàng hấp-tấp, mà chỉ hiểu sơ-sài và nhớ vài điều chánh.

     Khi đọc xong 3 trang th́ xếp sách lại rồi lấy viết, viết lại một cách vắn-tắt những điều ḿnh đă đọc và giải ư-nghĩa của tác-giả theo ư ḿnh hiểu v́ danh-từ chỉ diễn-tả được có phân nửa tư-tưởng mà e cho c̣n ít hơn nữa. Nhưng đừng vừa ḷng với những tư-tưởng phát-hiện do những chữ trong câu. Hăy vượt qua những hàng rào chữ và t́m thế đi sâu vào tư-tưởng của tác-giả.  Muốn đạt được kết-quả tốt, cái Trí ḿnh phải hoàn-toàn yên-tịnh và chú-ư trọn vẹn vào điều ḿnh muốn hiểu.

     Có người sẽ bảo:  “Phương-pháp nầy đi chậm lắm”. Không phải thế. Bạn sẽ thấy chậm thật, nhưng MỘT KHI CÓ THÓI QUEN RỒI th́ cái chi thoạt đầu thấy khó-khăn, chậm-chạp, sau sẽ hóa ra dễ-dàng, mau lẹ. Trong một thời gian luyện tập, trí thông-minh của hành giả sẽ lần lần phát-triển nhiều hơn trước.  Cũng phải có một quyển sổ tay ghi những điều ḿnh không biết, hay nghĩ không ra để khi gặp một vị sư huynh th́ đưa ra nhờ giải dùm. Đừng bao giờ quên rằng: sanh viên Huyền-Bí-Học không hề lăng tránh đời sống hằng ngày mà anh cũng không muốn bị trói buộc vào trong đó. Anh biết lợi-dụng tất cả những cơ-hội đưa đến để biến đổi những sự khó-khăn của cuộc đời hầu đạt được những đức tánh cần yếu cho sự tiến bước trên con đường tu-tập và nhờ thế anh mới dẹp tan được ảnh-hưởng tai-hại của những sự quyến-rũ êm-đẹp bên ngoài đă làm cho cả muôn, cả triệu người say mê và sa-ngă không cưỡng lại được.

     Trong việc làm của anh không có một chút chi hối-hả, biếng nhác, hay sơ-sót mặc dầu việc đó có thể rất là tầm thường. Nhờ cách làm việc chu-đáo mà đời sống hằng ngày có ṃi CHÁN NGẮT trở thành một trường hoạt-động lớn-lao, quí-giá để mở-mang lần lần những năng-lực của anh, càng ngày càng thấy thêm nhiều.

     Thật hành đều-đặn những điều kể trên đây th́ sanh-viên sẽ nhận thấy sự biến-đổi rất tốt đẹp trong tâm-hồn và anh sẵn-sàng bước qua một giai-đoạn khác trong Tham-Thiền. 

 

  1. THAM-THIỀN

     Nói một cách dễ hiểu, tham-thiền là tập-luyện cái Trí trụ vào một tư-tưởng, một vấn-đề tùy ư ḿnh chọn lựa trong một thời-gian, đặng thấu hiểu nó và sự chú-ư không hề bị gián-đoạn trong lúc ta suy-nghĩ.

     Có hai cách tham-thiền:

  1. Tham-thiền có tánh cách mở-mang trí-thức.

  2. Tham-thiền có tánh cách sùng-bái.

     Con người đạo-hạnh có ước-vọng làm Đệ-Tử Chơn-Sư phải tập tham-thiền cả hai cách: 

 

  1. / THAM-THIỀN CÓ TÁNH CÁCH MỞ-MANG TRÍ-THỨC.

     Vấn-đề tham-thiền rất nhiều. Có thể dùng: 

  1. Một câu kinh.

  2. Một câu chơn-ngôn.

  3. Một đoạn văn trong một cuốn sách Thánh.

  4. Một châm ngôn.

  5. Một vấn-đề thuộc về Triết-học, Khoa-học, Mỹ-thuật, Tôn-giáo v.v…

      Nói cho đúng, muốn thấy hiệu-quả th́ phải suy-nghĩ từ giờ nầy qua giờ kia, nếu cần th́ cả ngày lẫn đêm, cả tháng, cả năm như vậy, chớ không phải trong lúc ngồi thiền 5, 10, 15, 20 phút là đủ đâu.

     Ngồi thiền như thế là mới tập cho có thói quen, sau mới đi xa đượcNGÀY SAU TRỌN ĐỜI CHÚNG TA CHỈ LÀ MỘT CHUỖI THAM-THIỀN MÀ THÔI.

     Tôi xin đem 2 gương bền-chí trong công việc tầm kiếm khoa-học trích trong quyển Đạo-Lư Thực-Hành của tôi trương 37.

 

a/ SỰ PHÁT-MINH CỦA ÔNG ARCHIMÈDE (287-212)

 

     Thuở xưa vua SYRACUSE là Hiéron nghi ngờ cái mũ triều-thiên bằng vàng của Ngài đặt thợ kim-hoàn làm có pha bạc. Ngài bèn bảo Ông ARCHIMÈDE suy-nghĩ cách nào đặng khám-phá sự gian lận đó mà phải để y nguyên cái mũ. Ông Archimède suy-nghĩ lâu lắm mà chưa t́m ra giải-pháp nào cả.

     Một bửa kia, ông đương tắm thấy sao tay chơn vô nước th́ mất sức nặng của nó rất nhiều. Trong lúc đó trí hóa ông vụt mở ra sáng-suốt. Ông t́m ra nguyên-lư gọi là nguyên-lư Archimède mà ngày nay học-sanh trường Trung-học đều biết là:

     Vật nào thả xuống nước cũng bị một sức đẩy từ dưới lên trên mạnh bằng trọng lượng của nước bị đùa trôi.

     Ông mừng quá bèn chạy ra đường quên mặc quần áo, vừa chạy vừa la: “Eurêka ! Eurêka ! – Tôi t́m được ! Tôi t́m được !”. 

 

                  b/SỰ  PHÁT-MINH CỦA ÔNG THOMAS EDISON (1847-1931)

     Ông làm việc không nghỉ không ngừng năm ngày năm đêm liền mới hoàn-thành ống quay bằng sáp của máy hát do ông phát-minh.

     Ông thí-nghiệm 1.700 lần và tốn hết 40.000 trang giấy trước khi thành-công trong sự phát-minh bóng đèn điện.

     Về sự làm những dây trong bóng đèn điện, ông tốn không biết bao nhiêu công phu. Ông dùng những vật liệu sau đây: cạt-bon (carbone), bạch-kim (platine), irridium và 60 thứ cây cỏ, sau rốt mới tới tre  Nhật-Bổn. Trong lúc ông làm dây bóng đèn điện với tre Nhật-Bổn ông vẫn t́m kiếm luôn luôn trong pḥng thí-nghiệm. Cuối cùng ông phát-minh ra được một thứ sợi gọi là filament étiré, ấy là một thứ xên-lu-lôi (cellulose) hổn-hợp (mixture de cellulose).

     Thứ nầy thay thế cho chỉ tre.

     Người ta hỏi bí-quyết thành-công của ông th́ ông trả lời: “LÀM VIỆC CHO NHIỀU VÀ SUY-NGHĨ LUÔN LUÔN (TRAVAILLER TOUJOURS ET RÉFLECHIR SANS CESSE)”.

     Từ xưa đến nay những sự phát-minh và những sáng chế như: điện, vô-tuyến-điện, phi-cơ, tiềm-thủy-đỉnh, viễn-vọng kính, ra-đi-ô (radio), ra-đa (radar), vô-tuyến truyền h́nh, hỏa-tiển, vệ-tinh nhân-tạo, những máy móc điện-tử, ánh-sáng laser, các thứ máy móc, những thuốc kháng-sinh, trụ-sinh vân vân  … đều do sự tham-thiền mà ra cả.

     Người đời gọi cái đó là suy-nghĩ, tính-toán, t́m kiếm. Các nhà Bác-học, các nhà Thông-thái, các nhà Triết-học, các nhà Khoa-học tham-thiền nhiều lắm, song hầu hết đều thiên về vật-chất. Ít có ai được như quí ông William Crookes, Sir Oliver Lodge, Camille Flammarion, và vài vị khác.

     Trái lại các nhà tu-hành, đạo-đức đều hướng về Tinh-thần v́ biết rằng nhờ Tinh-thần ban cho Vật-chất sự sống, vật chất mới hoạt-động được.

     Tinh-thần mới vạn năng, chớ vật-chất không có quyền-năng sanh hóa như khoa-học đă lầm tưởng vậy. 

     Nhưng thời-gian qua, cái chi phải đến, sẽ đến !

     Bắt đầu từ năm 1975, thiên-hạ mới t́m hiểu Tinh-thần nhiều hơn ngày nay, rồi từ đó về sau, Tinh-thần mới lần lần thắng phục được Vật-Chất. Tuy nhiên, sự chiến-đấu sẽ gay-go và nguy-hiểm vô cùng. Nó kéo dài cả muôn, cả triệu năm trước khi Vật-chất chịu bó tay đầu hàng, bởi v́ chúng ta hiện giờ đương ở vào thời-kỳ Mạt-Pháp cũng gọi là Mạt-Kiếp (Kaliyuga). Thời-kỳ nầy khởi đầu từ ngày Đức Krishna bỏ xác, tính đến nay 1971, đă được 5072 năm. 

 

  1. / THAM-THIỀN CÓ TÍNH CÁCH SÙNG BÁI

     Phải trụ tư-tưởng của ḿnh vào:

     a. Hoặc Sư-Phụ tức là một vị Chơn-Sư nào mà ḿnh muốn làm Đệ-tử dầu mà ḿnh chưa biết, nhưng hy-vọng một ngày kia sẽ gặp Ngài.

     b. Hoặc một Đấng Thiêng-Liêng như Đức Phật, Đức Bồ-Tát . . . 

     Đây là một lư-tưởng Thiêng-liêng; phải lấy lư-tưởng đó làm mục-tiêu, thấy nó luôn luôn trước mắt, không có chi làm lay chuyển được.

     Sự tập-trung tư-tưởng nầy càng ngày càng thấy dễ-dàng khi mà cái trí ta đă phát-triển theo đường lối đó.

     Lấy lư-tưởng cao siêu nầy làm đối-tượng cho những buổi tham-thiền liên-tiếp hằng ngày. Một ngày kia ta sẽ đạt được lư-tưởng nầy, bởi v́ “con người tưởng măi cái chi th́ sẽ thành ra cái đó” như một đoạn trong cổ Thánh-Kinh Upanishads Ấ-Độ đă nói.

     Trong kinh Chandogyapanishad có câu nầy: “Ngươi là Thượng-Đế Brahma (Phạn-Vương)”. Đức Phật há chẳng bảo: “Ta đă thành Phật, c̣n các ngươi đương thành Phật”, tức là những Phật vị-lai.

     Phải bền-chí, mặc dù chưa thấy cái kết-quả hiện ra rơ-rệt:

     Phải tham-thiền cho tới mức Hạ-Trí biến thành một cái gương trong trắng phản-chiếu Thượng-Trí.   

     Một khi những sự cuồng-loạn của Hạ-Trí bị kềm chế rồi th́ Hạ-Trí trở nên yên tịnh. Nó giống như mặt nước hồ thu phẳng lặng không có một ngọn gió nhẹ nhàng nào thổi tới làm cho nó xao-động rung chuyển cả.

     Một ḍng nước êm đềm như thế mới phản-chiếu được cái vẻ huy-hoàng rực-rỡ của vầng Thái-Dương lóng-lánh muôn màu.

     Cũng thế đó, trạng-thái của lương-thức cao-siêu sẽ soi ḿnh trên tấm gương của Hạ-Trí yên tịnh.

     Chỉ tới chừng đó chúng ta mới thấy được cái ǵ mà chúng ta tầm kiếm bấy lâu nay. Bây giờ chúng ta hiểu biết thật sự, chớ không phải chúng ta tin theo những lời của người ta nói. Chúng ta mới biết: sao là tự-tín.

     Thời-gian thành-công sẽ là bao lâu? Không ai đoán được. Nó tùy thuộc sự cố-gắng của chúng ta. Lúc ban sơ chúng ta thường thất bại, đó là lẽ tự-nhiên. Nhưng hăy lấy những sự thất bại làm những bài học hay để đi đến sự thành-công rực-rỡ sau nầy.

     Đừng quên câu: nước chảy đá ṃn. Đúng lắm vậy. Một giọt nước từ trên cao nhỏ xuống một tảng đá lớn, ban sơ không thấy chi hết, nhưng mà giọt nước cứ nhỏ xuống măi, vài năm sau chỗ nước nhỏ bị hủng sâu xuống thành một lỗ.

     Khi chúng ta áp-dụng những nguyên-tắc nầy không nghỉ, không ngừng, từ ngày nầy qua ngày kia, từ năm nầy qua năm nọ, th́ chúng sẽ thấm nhuần đời sống chúng ta; chúng sẽ vĩnh-viễn hóa ra “Thành Phần của chúng ta” và theo chúng ta từ đời nầy qua đời kia.

     Xin nhớ măi điều nầy.

 

  1. / THAM-THIỀN MỘT ĐỨC TÁNH

     Có một định-luật thiên-nhiên mà : 

     a. Hoặc người ta không biết.

     b. Hoặc biết mà hay quên.

     

     Ấy là: Khi con người tập-trung tư-tưởng vào một đức tánh nào th́ đức tánh đó dần dần thành ra một phần tử tánh nết ḿnh, rồi về sau đức tánh đó biểu-lộ một cách tự-động không khó-khăn chút nào. 

     Vậy th́ ta hăy áp-dụng định-luật nầy trong công-việc xây-dựng tánh-nết của ta, và ta phải kiên-tâm, tŕ chí tuân theo một cách triệt-để. 

 

PHƯƠNG-PHÁP TẬP-LUYỆN

     Sớm mai, sau khi thức dậy, rửa mặt rồi th́ ngồi suy-nghĩ đến một Đức-tánh nào mà ḿnh muốn có rồi tập-trung tư-tưởng vào Đức-tánh đó trong 5, 10 phút tùy theo sức chủ-ư của ḿnh.

     Thí-dụ: Tập tánh trong sạch.

     Phải trong sạch về 3 phương-diện:

a.    Tư-tưởng.

b.    Lời nói.

c.    Việc làm.

 

     Ba đức-tánh nầy là ba sợi dây liên-kết người chí-nguyện một mặt với Sư-Phụ y, một mặt với nhân-loại.

     Ba sợi dây nịch lưng của người Bà-La-Môn tượng-trưng ba đức tánh nầy :

     Chúng cũng tượng-trưng:  

  1. Ba Ngôi của  Đức Thượng-Đế.

  2. Ba Ngôi của con người.

  3. Ba cơi – Tam-Giới (Hạ-Giới, Trung-Giới, Thượng-Giới).

  4. Ba trạng-thái của Tâm-Thức:

a.    Tâm-thức thấp thỏi.

b.    Tâm-thức trung b́nh.

c.    Tâm-thức cao siêu.

 

     Trong Đạo Bát-Chánh, Phật để: 

     Chánh Tư-Duy : Tư-tưởng chơn-chánh.

     Chánh ngữ     :   Lời nói chơn-chánh.

     Chánh-nghiệp :   Việc làm chơn-chánh. 

     Cổ Ba-Tư Giáo hay là Thiện-Ác-Nhị-Nguyên Giáo cũng lấy 3 đức-tánh nầy làm căn-bản.

     “Ḷng sùng-đạo và trong sạch trong tư-tưởng, trong lời nói và trong việc làm, đó là nguyên-tắc tóm-lược đúng hơn hết. Thiện-Ác-Nhị-Nguyên Giáo”.

     “Piété et pureté en pensées, en paroles et en actions, tel est le principe qui résume le mieux la religion Mazdéisme”.

     (Le Mazdéisme-L’Avesta par De Lafont-Edition Chamuel 1897 page 328).

     Phải giữ cảm-giác của buổi tham-thiền trọn ngày. Khi ta ra ngoài đời đặng làm việc bổn-phận th́ phải nhớ thực-hiện những điều đại-khái sau đây:

 

      1.Về tư-tưởng: Không thu nhận một tư-tưởng thấp hèn, nhơ nhớp nào. Nếu th́nh ĺnh nó xông vô Trí th́ lập tức đuổi nó ra bằng cách sanh ra một tư-tưởng tốt khác đối-lập. Không để cho cái Trí vọng-động, xao-xuyến. Luôn luôn phải b́nh-tĩnh, thản nhiên và hết sức chú-ư vào mọi phần việc của ḿnh làm.

     Đừng quên rằng một tư-tưởng xấu thâm nhập Trí ta được là tại trong Trí ta có chứa chất Thượng-Thanh-Khí thấp đồng bản tánh với nó, hạp với nó, nên mới thu hút nó. V́ thế phải tinh-luyện cái Trí đặng khi những tư-tưởng xấu, bất câu loại nào, vừa đụng tới cái Trí ta th́ dội ra liền, không chiếm ngự cái Trí ta được.

 

     2. Về lời nói: Không thốt ra một lời thô-tục nào, một lời nặng-nề hay một lời hung-dữ nào làm cho kẻ khác đau-đớn, khổ-sở trong ḷng. Lời nói phải thanh-bai, dễ thương, chơn-thật, hữu-ích. Nếu không có chi cần phải nói hay đáng nói th́ nín thinh.  Trầm-lặng là một cách giữ-ǵn sức khơe. 

     Đừng chê bai giễu-cợt, đừng nói xáng-xả vào  đầu người ta có tánh-cách lăng-nhục rồi viện lẽ rằngḿnh nói sự thật”.

 

     3. Về việc làm: Không để một sự hoạt-động quấy-quá nào làm nhơ-nhớp thân ta. Trọn ngày không làm một việc hèn mạt, ích-kỷ, hại nhơn. Phải làm những việc nhân-từ, hữu-ích, vị tha mà không mưu cầu lợi lộc riêng tư hay hạnh-phúc cho ḿnh.

     Quyển Dưới Chơn Thầy có dạy rành-rẽ về 3 đức tánh nầy. Ở đây tôi chỉ nhắc lại một cách sơ lược mà thôi.

     Tỷ như đoạn nầy quí bạn nên ghi nhớ măi trong ḷng: Phải hết sức chăm-chỉ vào mỗi phần việc của con làm đặng làm cho khéo-léo. Cũng là vị đại huấn-sư hồi năy có viết câu nầy:“Dầu làm việc chi cũng vậy, con phải vui ḷng mà làm, bởi v́ làm đó cũng là làm cho đức Thượng-Đế chớ không phải làm cho con người”.

       Con hăy tự hỏi con phải làm công việc như thế nào nếu con biết chút nữa Chơn-sư sẽ đến xem coi. Con phải làm công việc của con với ư-tưởng như thế. Những người khôn-ngoan hơn hết mới thật hiểu hết ư-nghĩa của đoạn nầy”. 

(Dưới Chơn Thầy trương 69-70.  In lần thứ 13)

 

4.   THAM-THIỀN VỀ BA THỂ: THÂN, VÍA, TRÍ

     Bước đầu tiên sanh-viên phải tập tham-thiền về ba thể: Thân – Vía – Trí đặng làm chủ chúng. Khi hoàn-toàn thành-công rồi mới tự-chủ được. 

 

I

XEM-XÉT XÁC-THÂN

     Bắt đầu xem-xét xác-thân rồi nói như vầy:

     Xác-thân không phải là tôi.  Nó là một khí-cụ để tôi dùng. Nó không khác nào con ngựa của tôi cỡi để đi qua một khoảng đường đời. Nó khỏe-mạnh, tinh-khiết, có điều-độ, nhạy-cảm, trầm lặng và hết sức trong sạch.

     Tôi là Chơn-Thần, tôi làm chủ nó, tôi sai khiến nó. Luôn luôn nó vưng lời tôi.

     Nghĩ như vậy, rồi bỏ xác-thân ra ngoài, tưởng tới cái Vía. 

 

II

XEM-XÉT CÁI VÍA

     Cái Vía cũng không phải là tôi. Cũng như xác-thân, nó là một thể để cho tôi dùng đặng biểu-lộ ư-muốn và t́nh-cảm.

     T́nh-cảm của tôi luôn luôn trong sạch, ư-muốn của tôi vẫn thanh-cao. Cái Vía của tôi rung động mau lẹ và chiếu ra những màu sắc tốt đẹp. Tôi là Chơn-Thần, chủ nhơn nó, tôi sử-dụng nó. Ḷng từ-bi của tôi bao trùm vạn-vật. 

     Xong rồi bỏ cái Vía ra ngoài.

 

III

XEM-XÉT CÁI TRÍ

 

     Cái Trí cũng không phải là tôi. Nó cũng là một thể để cho tôi sử-dụng cũng như cái Vía và Xác-Thân. Nó yên lặng như mặt nước hồ thu. Nó nhận-xét đúng đắn, chỉ thâu nhận những tư-tưởng chơn thật. Từ-bi, hy-sanh, thanh-bạch, nhẫn-nại, khoan-dung. Nó lănh-đạm với những sự vật ở ngoại giới vô-thường. Tôi là Chơn-Thần, tôi sai khiến nó như cái Vía và Xác-Thân.  Chúng vẫn mạnh-mẽ và trung thành với tôi. 

     Bây giờ tôi nhập vô cái Trí, cái Vía và Xác-Thân như cũ đặng phụng-sự. 

     Hôm nay ở nơi đây, tôi nhất quyết hiến-dâng đời tôi và trọn cá-nhân tôi để lo cho nhân-loại được phát-triển về hai phương-diện : Trí-Thức và Tinh-Thần.  Aum !

 

LỜI DẶN TỔNG-QUÁT

 

     Những đoạn trên đây là những lời chỉ dẫn, những quy-tắc về phép Tham-Thiền.  Những gợi ư nầy không nên xem là một mạng lịnh phải tuân theo triệt-để.

     Tham-Thiền là việc riêng của từng người, phải dùng phương-pháp nào thích-ứng nhứt đối với nhu-cầu ḿnh, với tánh-t́nh ḿnh hầu thâu-hoạch những kết-quả đẹp.  Những phần cốt-yếu khác sẽ bổ-túc thêm khi đúng ngày giờ. Điều nầy vốn khẩu-khẩu tương-truyền chớ không có viết ra, và xin nói thêm, những vị Đệ-tử đều tập-luyện khác nhau tùy theo tŕnh-độ tiến-hóa của mỗi người. 

 

NHƯNG XIN NHỚ KỸ VÀI ĐIỀU SAU ĐÂY:

 

     Tham-thiền là phương-pháp chắc-chắn nhứt và mau lẹ nhứt để mở-mang Tâm-Thức cao siêu. Nó cần yếu cho sự tiến-hóa và sự phát-triển tinh-thần. Nó nuôi dưỡng tâm-hồn cũng như thực-phẩm làm nở-nang xác-thịt. Chỉ tại con người bỏ đói tinh-thần rồi trở lại than-van tại sao tinh-thần ḿnh nhu-nhược.

     Tuy nhiên chỉ tham-thiền mà thôi cũng chưa phải là đủ. Nó phải đi đôi với sự hành-động th́ sự tiến-hóa mới mau lẹ. Nếu không sống một đời sống thanh-cao, từ-thiện, không tận tâm phụng-sự nhân-loại th́ sự Tham-thiền cũng không dắt ta đến trước mặt Chơn-Sư được.

     Nên nhớ rằng: những tư-tưởng tốt lành và những tư-tưởng xấu-xa đều kết h́nh trong trí ta. Hầu hết nhân-loại đều không biết ǵ về sự tiến-hóa nầy và để nó tiếp tục một cách tự-nhiên, mặc dù cũng có những người hiền-lương và những người tấm ḷng trong-sạch lo xua đuổi những tư-tưởng độc-ác ra khỏi tâm trí ḿnh.

     Sanh-viên thông hiểu lẽ nầy th́ phải dự-trữ một số tư-tưởng tốt lành trong ḷng đặng chúng biểu-lộ ra khi cái Trí anh thong-thả. Chúng sẽ pḥ hộ anh khỏi bị nhiễm những những tư-tưởng quấy-quá bay vởn-vơ ở bên ngoài.

     Sự tham-thiền về một đức tánh mỗi buổi sáng sẽ sanh ra một vị Phúc-Thần, một vị Pḥ-Trợ Vô-h́nh ở một bên ta, giữ-ǵn ta và che chở ta suốt ngày khỏi bị ảnh-hưởng xấu-xa tới khuấy-rối. Đừng bao giờ nhớ tới hay hối tiếc một tánh xấu-xa hay một tật xấu nào của ḿnh cả. Hăy quên mất nó đi. Bởi v́ khi tư-tưởng trụ vào nhược điểm nào th́ nó tăng cường nhược điểm đó. Thay v́ phải biến mất, nhược điểm đó lại trở nên mạnh-mẽ và sống lâu đặng phá rối ta. Một lần khác nó sẽ vật ngă ta nếu ta không trừ-khử nó bằng cách Tham-Thiền mỗi buổi sáng đức tánh đối lập với nó, ngày nầy qua ngày kia cho đến lúc thành-công mỹ-măn. Không có phương-pháp nào khác nữa.

     Những đức tánh của ta là những thành phần của ta. Chúng theo ta từ đời nầy qua đời kia không bao giờ rời ta đặng sa vào tay người khác.

     Thế nên tập rèn những tánh tốt là gầy dựng một gia tài thiêng-liêng, vĩnh-viễn trường-tồn để cho ta dùng từ đời nầy qua đời kia, khác hẳn những của cải phù-du chỉ hữu-dụng trong một thời-gian mà thôi.

 

HAI CÂU CHUYỆN LƯ-THÚ VỀ SỰ  THAM-THIỀN

I

     Tôi nhớ mày-mạy câu chuyện nầy: Một hôm Bà A. Besant tập-trung tư-tưởng cho đến đỗi Bà nhăn cặp chơn mày lại.

     Bà Blavatsky mới nói: “Nầy em ! Người ta không phải tham-thiền với cặp chơn mày nhăn lại đâu”. Bài nầy có ư-nghĩa là: Tập-trung tư-tưởng là phần việc của cái Trí, chớ không phải của Xác-thân. 

 

II

     Một bữa kia, một nữ đồ-đệ của Bà Blavatsky hỏi Bà phải tập-trung tư-tưởng vào vấn-đề nào. Cô có ư-nghĩ Bà sẽ bảo cô tập-trung vào Đức Thượng-Đế hay là Chơn-Thần, nhưng cô rất ngạc-nhiên mà thấy Bà lấy một cái hộp quẹt để trên bàn đưa cho cô rồi bảo: “Em hăy tham-thiền cái nầy đi”. Cô nín thinh chờ sự giải-nghĩa. Bà mới bảo: “Em hăy tập-trung tư-tưởng vào hộp quẹt đó cho tới khi nào em không c̣n biết ǵ hết trong vũ-trụ ngoài cái hộp quẹt và xác-thân em, không để cái chi làm cho lay chuyển được”. Rồi với vẻ tinh-nghịch thoáng qua trong cặt mắt yên tịnh, Bà nói tiếp: “Tới chừng đó em sẽ định-trí vào Chơn-Thần mới có vài kết-quả tốt đẹp”. 

     Rơ-ràng là Bà muốn nhấn mạnh rằng: vấn-đề Tham-thiền không cần thiết lắm mà điều quan-trọng là sự tập-trung tư-tưởng vào đó. 

 

GIẢI-QUYẾT MỘT VẤN-ĐỀ TRONG LÚC NGỦ

 

     Nếu quí bạn có một bài toán đố về số-học hay là vấn-đề nào mà quí bạn muốn giải-quyết nhưng chưa t́m ra được giải-pháp th́ trước khi đi ngủ bạn hăy ghi vấn-đề đó vào trí rồi đừng nhớ tới nó nữa. Nếu suy-nghĩ th́ sẽ trằn-trọc, thao thức măi, sáng ra quí bạn sẽ mệt lắm. Quư bạn hăy coi cái Trí quí bạn như một cái hộp, quí bạn đặt vấn-đề đó vào hộp rồi đóng kín lại. Xong xuôi rồi quí bạn đi ngủ, đừng nhớ tới nữa. 

     Thường thường sáng ra lúc thức dậy, quí bạn sẽ t́m ra được giải-pháp v́ trong lúc ngủ quí bạn bắt buộc cái Trí làm việc đó.

     Có khi nửa đêm thức giấc, quí bạn trở nên sáng-suốt, câu giải đáp hiện ra trong trí. Nhưng quí bạn hăy có sẵn bên ḿnh một cây viết và một tờ giấy đặng ghi chép nó vô liền. Nếu quí bạn ngủ lại sáng ra quí bạn sẽ quên mất, không c̣n nhớ ǵ cả.

     Cũng có khi nửa đêm quí bạn bổng giựt ḿnh thức dậy, quí bạn thấy ḿnh trở nên sáng-suốt có được nhiều tư-tưởng tốt đẹp cao-siêu. Quí bạn hăy ghi vô giấy liền.  không vậy sáng ra chúng nó biến mất không hề trở lại đâu. 

     Vậy th́ luôn luôn ban đêm quí bạn nên để bên ḿnh một tờ giấy và một cây viết ch́ nguyên tử, khi cần dùng th́ có sẵn liền. 

 

MỘT PHƯƠNG-PHÁP CHẮC-CHẮN 

ĐỂ THÍ-NGHIỆM SỰ TIẾN-HÓA CỦA M̀NH

 

     Có một phương-pháp chắc-chắn để thí-nghiệm sự tiến-hóa của ḿnh như sau đây: 

     Mỗi năm, hai lần, ta suy-nghĩ rồi viết ra 3 số. 

  1. Số thứ nhứt: Những điều ta chưa biết.

  2. Số thứ nh́: Những điều mà ta lấy ở người khác làm ra sự hiểu biết của ḿnh.

  3. Số thứ ba: Những điều ḿnh thật biết v́ có kinh-nghiệm.

 

     Dám chắc trong mười lần, hết đủ cả mười, ta thấy những điều ta thật biết không có là bao nhiêu. Con số nầy rất nhỏ, nhỏ lắm đối với 2 số trên. Có thí-nghiệm như vậy mới biết ḿnh tiến mau hay chậm. Có vậy ḿnh mới trở nên khiêm-tốn và không c̣n tự-hào về sự hiểu biết của ḿnh, không c̣n tự-tôn tự-đại nữa.

     C̣n nhiều điều khác, nhưng hiểu được và hành được bao nhiêu đây trong những bước đầu tiên th́ cũng đă khá lắm, rồi từ đó tiến lên những cấp bực cao hơn nữa. 

 

TẠI SAO PHẢI THAM-THIỀN ĐÚNG GIỜ KHẮC VÀ LIÊN-TỤC

 

     Tại sao kinh sách đạo-đức đều căn dặn sanh-viên phải tham-thiền đúng giờ khắc và liên-tục mới thấy kết-quả tốt đẹp?

     Ấy tại khi quí bạn tham-thiền th́ quí bạn sanh ra một h́nh tư-tưởng làm bằng chất Thượng-Thanh-Khí. H́nh tư-tưởng nầy cần dùng đồ ăn mới sống lâu và mạnh-mẽ. Đồ ăn của nó là sức mạnh của tư-tưởng. Nếu mỗi ngày quí bạn đều tham-thiền th́ h́nh tư-tưởng sẽ sống lâu và càng ngày càng thêm mạnh.

     Trái lại, quí bạn tham-thiền có một tuần rồi nghỉ 2, 3 tháng th́ h́nh tư-tưởng của quí bạn sanh ra không có đồ ăn sẽ yếu dần rồi tan-ră ra chất Thượng-Thanh-Khí như trước. Khi quí bạn bắt đầu tham-thiền lại th́ một h́nh tư-tưởng mới khác sẽ sanh ra. 

     Rồi quí bạn nghỉ, không tham-thiền nữa, th́ h́nh tư-tưởng nầy cũng chẳng sống lâu được. Nếu quí bạn tiếp tục như thế, tham-thiền rồi nghỉ, nghỉ rồi tham-thiền lại th́ trong ṿng 5, 10 năm như vậy, quí bạn cũng không thu thập được kết-quả tốt đẹp.  Có lẽ quí bạn sẽ chán ngắt rồi bỏ luôn, quí bạn đinh-ninh rằng tham-thiền không có ích lợi ǵ hết.

     V́ thế phải tham-thiền không gián-đoạn từ năm nầy qua năm nọ th́ mới thấy nhờ Tham-Thiền mà Tâm Trí càng ngày càng sáng suốt hơn trước.

     Xin nhắc lại, đời của người luyện đạo là một chuỗi ngày tham-thiền. 

 

GIÚP ĐỠ NGƯỜI TRONG LÚC NGỦ

 

     Thí-dụ quí bạn biết một người đương đau-khổ hay là mắc một tật xấu nào đó.  Nhưng nỗi e khi gặp quí bạn th́ y tỏ dấu e ngại, quí bạn không nói tới cái chi với y được cả.

     Nhưng quí bạn chớ nên ngă ḷng. Tối trước khi đi ngủ quí bạn hăy nghĩ như vầy: “Tôi sẽ đến gần y và an-ủi y”. Khi quí bạn ngủ th́ tư-tưởng quí bạn sẽ dắt quí bạn đến gần y và quí bạn có thể làm dịu bớt nỗi đau-khổ cúa y.

     Nếu y là người ghiền rượu th́ quí bạn hăy sắp sẵn trong ḷng những lời khuyên bảo về tai-hại của rượu đối với thân ḿnh y, gia-đ́nh y và đối với xă-hội nhơn quần. Quí bạn chỉ cho y thấy những gương xưa nay bị rượu mà nát cửa hại nhà. Câu chót của quí bạn là: “Từ đây sắp tới anh vẫn có tiết-độ”.

     Muốn có thấy hiệu-quả th́ mỗi đêm phải suy-nghĩ như thế và nhiều đêm liên-tiếp.

     Xin nhớ rằng đối với những tật xấu khác nhau th́ phải t́m một giải-pháp thích-nghi. Nhiều tật xấu nhờ phương-pháp nầy mà sửa chữa được lành.

     Quí bạn hăy thật-hành đi. Có kinh-nghiệm rồi mới tin chắc được. 

 

CÁCH NGỒI THIỀN

 

     Ngồi xếp bằng, ngay thẳng lưng. Người Ấn có thói quen ngồi kiết dà từ nhỏ đến lớn cho nên không thấy chi khó-nhọc. C̣n chúng ta chưa quen nên mỏi cẳng lắm. Ngồi bán-dà, trên ghế, trên ván, dựa lưng vào vách đều được. Tại sao phải ngồi thẳng lưng?

     Bởi v́ trong xương sống có 3 vận-hà, tiếng Phạn là Nadi, xin gọi là 3 đường gân cho dễ hiểu. Từ-điện và luồng Hỏa-Hầu theo 3 vận-hà từ xương khu lên đỉnh đầu. Nếu ngồi khom lưng 3 vận-hà bị trẹo, từ-điển và luồng-hỏa đi lên sẽ gặp phải khó-khăn, nó không giúp ích cho con người được bao nhiêu. 

 

GIỜ THAM-THIỀN

 

     Có 3 giờ mà từ-điện trên không trung rất tốt là : 

1.   Nửa giờ trước khi mặt trời mọc.

2.   Đúng ngọ (theo bây giờ là 1 giờ v́ đồng-hồ ta kéo trước một giờ).

3.   Chiều, nửa giờ sau khi mặt trời lặn.

 

     Phải để bụng trống tham-thiền, ăn no mà tham-thiền th́ sau đau bao-tử v́ thần-lực gom lên đầu không đủ để tiêu-hóa trọn vẹn đồ ăn.

     Có người bảo: V́ đời sống hiện tại và hoàn-cảnh khó-khăn rất khó giữ đúng giờ tham-thiền. Đồng ư, nhưng quí bạn có thể trưa và chiều khi ra sở về th́ ngồi tham-thiền chừng 5, 10 phút trước khi dùng bửa.

     Tối, vào 9 giờ cũng nên tham-thiền một lần nữa.

     Đây là tập tham-thiền cho có thói quen, ngày sau trọn đời chúng ta là một chuỗi ngày tham-thiền. 

 

KHẮC-KỶ

 

     Tối trước khi đi ngủ, nên ngồi xem xét lại những điều mà ḿnh đă tưởng, đă muốn và đă làm trọn ngày, không phải từ sớm mai tới chiều mà từ chiều trở lại sớm mai.  Nếu có  lỡ-lầm, phải răn ḷng và nhớ lại tư-tưởng tốt đối-lập với tư-tưởng xấu đă sanh ra. C̣n làm được nhiều điều lành th́ cứ cố-gắng tiếp tục, đừng nản ḷng. 

     Chí công mài sắt, chầy ngày nên kim. 

 

TOÁT-YẾU VỀ PHƯƠNG-PHÁP MỞ-MANG TRÍ-THỨC

 

Muốn mở-mang Cái Trí th́ phải bắt buộc nó làm việc chớ không phải để cho nó được tự-do. Phải kềm chế nó định vào một chỗ, suy-nghĩ chính-chắn, chớ không tưởng bông-lông, phải sử-dụng quyền-năng sanh-hóa của nó, thí-nghiệm nó coi nó đă tiến tới đâu và vưng mạng-lệnh ḿnh tới mức nào, phải bắt buộc nó cố-gắng học-hỏi cho rộng sâu và kinh-nghiệm thật nhiều. Đừng xem xét qua loa rồi cho ḿnh đă biết rồi chểnh-mảng. Chỉ có áp-dụng phương-pháp nầy mới mở-mang trí hóa và tiến mau, không th́ từ kiếp nầy qua kiếp kia đứng một chỗ dậm chơn hay là chỉ tiến có một chút thôi.

 

TẠI SAO KINH SÁCH ĐẠO-ĐỨC

GỌI CON NGƯỜI LÀ TIỂU THIÊN-ĐỊA

 

     Tới đây mới có thể giải tại sao kinh sách đạo-đức xưa nay đều gọi Con Người là Tiểu Thiên-Địa.  Ấy bởi 2 lẽ:  

  1. Lẽ thứ nhứt: Con người là Con Đức Thượng-Đế, một điểm Linh-quang có đủ quyền-năng như Đức Thượng-Đế, nhưng chúng c̣n tiềm-tàng trong ḿnh và sẽ mở ra lần lần khi con người càng tiến lên cao. 

  1. Lẽ thứ nh́: Trong ḿnh con người có đủ các thứ khí đă lập ra Thái-dương-hệ.

 

     V́ thế mà các nhà Huyền-Bí-Học đều nói rằng: con Người là Tiểu Thiên-Địa. Trong đời cái chi xẩy ra đều có nguyên-nhân. Tri ra được nguyên-nhân th́ không c̣n cho là lạ nữa và  không c̣n tin-tưởng dị-đoan. 

 

MỘT PHƯƠNG-PHÁP GIÚP QUƯ BẠN TIẾN TỚI

MẶC DẦU CHƯA THAM-THIỀN ĐƯỢC

 

     Có một phương-pháp giúp cho quí bạn hâm mộ đạo-đức tiến tới tuy chưa tham-thiền được, dù cho quí bạn thuộc về hàng trí-thức, lao-động, có tuổi-tác hay là nam-nữ, thanh-niên, học sanh cũng vậy. 

 

PHƯƠNG-PHÁP THỰC-HÀNH

 

     Mỗi giờ đồng-hồ quí bạn hăy nói trong ḷng hay nói nhỏ cũng được mấy câu sau nầy, một hai lần, được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. 

     Aum !!!  Tôi là Át-măn (Atman). Chơn-linh cao cả, toàn năng, toàn thiện, vô sở bất tại.

     Ḷng từ-bi, bác-ái của tôi bao-la, bát ngát, vô tận, vô biên. Tôi là một với vạn-vật. Tôi thương yêu tất cả. 

    Tư-tượng tôi trong sạch.

     Lời nói tôi trong sạch.

     Việc làm tôi trong sạch.

     Tôi nhẫn-nại – Tôi khoan-dung.

     Tôi điềm-tĩnh – Tôi tinh-khiết.

     Tôi can-đảm – Tôi hy-sanh.

     Tôi lo phụng-sự đặng mưu hạnh-phúc cho nhơn-loại. 

     Nếu mỗi giờ không thể niệm, th́ mỗi ngày nên thật-hành 4 lần.

     Sớm mai, sau khi mới thức dậy.

     Trưa và chiều, trước khi dùng bữa.

     Tối, trước khi đi ngủ. 

 

Quí bạn hăy học thuộc ḷng câu nầy.

    Thật-hành điều trên đây không gián-đoạn ngày nào th́ trong hai ba năm hoặc bốn năm năm sau, tùy theo trường-hợp, quí bạn sẽ thấy tự nhiên quí bạn nhơn-từ hơn trước, t́nh thương của quí bạn mở rộng, tư-tưởng của quí bạn hướng về điều thiện, lời nói của quí bạn dịu-dàng, việc làm của quí bạn có phần đúng-đắn và chánh-đáng. Rồi lần lần quí bạn sẽ nhận biết tâm trí ḿnh mở-mang, quí bạn có một quan-niệm khá rơ-ràng về cái nào là vĩnh-viễn trường-tồn, c̣n cái nào là phù du mộng ảo.

     Quí bạn đă khởi sự cầm số mạng của quí bạn trong tay, quí bạn có thể sửa đổi nó chẳng những kiếp nầy mà c̣n tạo được phần số kiếp sau nữa.

     Quí bạn gieo những hạt giống ngon ngọt th́ quí bạn sẽ gặt hái được những quả ngon ngọt, không sao khác được, không phải chỉ ở kiếp hiện tại mà c̣n ở những kiếp vị lai nữa. Đó là Luật Nhân-quả, gieo giống chi, gặt giống nấy chớ không có chi là phi thường cả. 

     Quí bạn hăy thật-hành ngay bây giờ đi. Ngày giờ qua thắm-thoát, tuổi chẳng chờ ta. Nếu quư bạn không tu kiếp nầy th́ một vài kiếp sau kế đó quí bạn cũng phải tu. 

     Quí bạn chớ nên lấy làm lạ điều nầy, bởi v́ Luật Tiến-Hóa cứ thúc đẩy con người phải đi tới mục-đích đă định sẵn cho nhơn-loại của Vũ-trụ nầy tức là mấy trăm triệu năm sau, mỗi người trong chúng ta đều trở nên trọn sáng, trọn lành, làm một vị Chơn-Tiên khi ngày giờ đă đến. Phải đi tới măi, không ai thụt lùi lại được hay là đứng yên một chỗ dậm chơn. 

     Ai đi mau tới trước, ai đi chậm tới sau, chung cuộc ai ai cũng phải tới, nhưng mà đi chậm th́ phải trải qua muôn kiếp trầm luân, muôn phần khổ cực. Chúng ta ở trong Định-Luật, không thể nào cưỡng lại được. Ban sơ chúng ta là trẻ nít, kế đó là trưởng-thành rồi già nua. Tới một ngày kia chúng ta đều phải bỏ cái xác phàm nặng-trĩu nầy, nhưng chưa phải là chấm dứt đâu. Chúng ta phải tái sanh đặng thanh-toán những mối nợ-nần đă gây ra từ nhiều kiếp trước và tiếp tục sự tiến-hóa của chúng ta đă bỏ dở cho tới chừng nào chúng ta tu-hành Đắc-Đạo, mới được giải-thoát, không c̣n phải Luân-Hồi dưới Trần-Thế nữa. 

     Vậy th́ điều hay hơn hết là nên tu ngay bây giờ, để trong vài chục kiếp, ta có thể thành Chánh-quả làm một vị Siêu-phàm. Nếu nói tới chừng tôi già tôi sẽ tu, th́ e cho khi nằm trên giường bịnh, hối tiếc những việc đă xẩy ra th́ cũng đă muộn, không c̣n đủ th́ giờ để sửa đổi hoàn-cảnh nữa.

            Thật là :

“Nếu đợi tới già mới niệm Phật,

Thiếu chi mồ trẻ đă qua đời”.

 

     Tôi thường nghe nhiều người nói: “Tại tôi không có căn nên không tu được”. Thật đúng vậy, nhưng nếu không có căn lành kiếp trước th́ kiếp nầy ta hăy tạo ra căn lành. Kiếp nầy mà ta không có công cày cấy gieo trồng th́ kiếp sau có chi mà gặt hái. Như thế th́ kiếp sau cũng như kiếp nầy không bao giờ có căn lành đâu. 

 

MÀ TU LÀ G̀?

 

     Nói cho dễ hiểu Tu là trau sửa tánh-t́nh ra tốt đẹp, càng ngày càng cao thượng hơn trước và giữ-ǵn thể-xác cho tinh-khiết. Tu là sửa đổi cái dở ra cái hay, bỏ cái quấy, theo cái phải, ĺa chốn tối-tăm ra nơi sáng-suốt, mở rộng ḷng từ-bi, bác-ái, tha thứ cho những kẻ lỗi-lầm, giúp đỡ, dưỡng nuôi những người yếu-đuối, bịnh hoạn, vân vân.

     Mà tại sao khi người ta nghe nói tới “Tu hành” th́ phát sợ, không muốn cho hai chữ nầy lọt vào tai.

     Ấy tại người ta lầm tưởng rằng: Muốn tu th́ phải ĺa bỏ gia-đ́nh, lánh xa thế tục, ẩn ḿnh vào chốn non cao động cả, hay là vào chùa, thí phát, mặc áo cà-sa, sớm mơ, chiều chuông, tụng kinh niệm kệ.

     Tu như thế đó là Tu Tŕ. Những vị tu tŕ đă có căn lành nhiều kiếp trước rồi cho nên nay thật-hành những điều trên đây một cách dễ-dàng. C̣n chúng ta đây, chúng ta là những người cư-sĩ, nửa đời, nửa Đạo. Chúng ta hăy lo tu tại gia trước nhứt, rồi vài kiếp sau sẽ ở độc-thân đem hết ngày giờ và tâm-trí lo cho Đạo-Đức đặng Phục-Hưng Tinh-Thần của Nhơn-loại.  Lo cho Đạo-Đức tức là Phụng-sự Xă-Hội Nhân-Quần chớ không phải là v́ ích-kỷ mà yếm-thế. 

     Chúng ta nên nhớ rằng: Từ ngàn xưa, chớ không phải mới có 2.500 năm nay lúc Đức Thích-Ca ra đời. Tinh-Hoa Phật-giáo vẫn gồm trọn vẹn trong 3 câu nầy:

1.   Lánh dữ.

2.   Làm lành.

3.   Rửa ḷng cho trong sạch.

 

     Dầu cho đem thân vào chốn Thiền-môn, nương dựa dưới bóng mát cội Bồ-Đề mà không cố-gắng giữ vẹn 3 điều trên đây th́ cũng chưa phải thật là Chơn-Tu vậy.  Tôi nói cố-gắng bởi v́ phải tu hành trong 15, 20 kiếp liên-tục tấm ḷng mới trở nên trong sạch được, chớ không phải mới tu có vài năm mà Đắc-Đạo thành Chánh-quả.  Không bao giờ có thật điều nầy đâu.

 

MỘT SỰ THÍ-NGHIỆM ĐỂ CHỨNG CHẮC

 Ư MUỐN VÀ TƯ-TƯỞNG KHÔNG PHẢI THẬT LÀ CON NGƯỜI

   

     Xin quí bạn thí-nghiệm việc sau đây: Quí bạn hăy ngồi không, đừng suy-nghĩ hay tưởng tới cái chi cả trong 2 phút thôi. Thời gian nầy chưa trôi qua th́ trong ḷng quí bạn đă có tiếng nói nhắc-nhở quí bạn những việc đâu đâu, nhớ những điều đă xảy ra hay là lo những chuyện sẽ tới khắp cả bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Vậy xin hỏi: Tiếng nói đó của ai? Chắc chắn không phải là của quí bạn, bởi v́, quí bạn đâu có mở lời, quí bạn có tưởng cái chi đâu. Tiếng nói đó là tiếng nói của Cái Trí. Nó muốn hoạt-động trong khi quí bạn bắt nó ở yên một chỗ. Nó đâu có chịu nổi sự kiềm-chế nầy nên t́m lối thoát ra. Xin nhắc lại là: Đă nhiều kiếp rồi có lẽ cả ngàn kiếp, chúng ta đă đồng-hóa với Cái Trí, Cái Vía và Xác Thân. Chúng ta cứ đinh ninh rằng ư-muốn của ba thể nầy là ư-muốn của chúng ta. Chúng ta đem ra thật-hành liền, cho nên gây ra muôn vàn tội-lỗi, phải đầu thai đi, đầu thai lại măi đặng trả quả. Cho tới ngày nào chúng ta thật biết rằng ḿnh khác hơn ba thể: Thân, Vía, Trí và bắt đầu tập luyện đặng sửa trị chúng, th́ chúng ta mới cải-thiện được đời sống của chúng ta và tiến lần tới Giác-Ngạn. 

 ------------------------ 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES