Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

HỘI THÔNG THIÊN HỌC VIỆT NAM

HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC

CHI BỘ BÁC ÁI - TÂN CHÂU

Sách tặng

 1968

  

HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC

-------

        Vấn.- Hội THÔNG-THIÊN-HỌC có phải là một Tôn Giáo mới không?

 

        Đáp.- Hội THÔNG-THIÊN-HỌC không phải là một Tôn giáo mới, v́ nó không có một vị Giáo Chủ mới, không có Chức sắc, không có tín điều, nghi lễ, thờ phượng, cúng kiếng riêng.

        Hội THÔNG-THIÊN-HỌC lo truyền bá một cách phổ thông những Chơn Lư diệu huyền về Vũ-trụ, nhơn sanh, trải qua các thời đại.

        Giáo lư THÔNG-THIÊN-HỌC là sự MINH-TRIẾT thiêng liêng đă có từ Thái-cổ, là CHƠN LƯ mà Tôn giáo nào cũng có dạy hồi xưa.

        Hội viên Thông-Thiên-Học là những người hữu tâm, hữu chí, muốn sưu tầm và khảo sát một cách tinh tường những Chơn-lư cổ kim, Đông Tây, ẩn tàng trong các Tôn giáo, Triết lư và Khoa học, rồi đem áp dụng trong đời sống của ḿnh  và chia sớt cho người đời các kết quả tốt đẹp của sự sưu tầm ấy.

       

        Vấn.- Hội viên Thông-Thiên-Học có phải toàn là những người không theo Tôn giáo nào cả?

 

        Đáp.- Không ! Hội viên Thông-Thiên-Học tuy có một số đông người không có Tôn giáo, nhưng cũng có nhiều người đă theo một Tôn giáo ṇng cốt rồi, nhứt là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Ấn giáo. Những tín đồ các Tôn giáo khác, những nhà Triết học, Khoa học cũng có gia nhập vào hội Thông-Thiên-Học. Họ là những người có Lư-tưởng, nhưng không ngăn rào cái lư tưởng của họ trong khuôn khổ. Óc của họ luôn luôn rộng mở để thâu thập những cái hay của mọi người; tai của họ sẵn sàng lóng nghe những lời nói thanh cao, hữu lư; tâm của họ luôn luôn hướng về điều thiện. Họ không có đảng phái, không phân chia nhơn ngă, và luôn luôn quí trọng, kính nể ư kiến, tín ngưỡng của người khác. Người hội viên có quyền nh́n nhận một Giáo Chủ nào hay một giáo phái nào tùy thích, nhưng không được ép buộc ai theo ư kiến và tín ngưỡng của ḿnh.

 

        Vấn.- Nếu Hội Thông-Thiên-Học cũng truyền bá những Chơn-lư như các Tôn giáo khác th́ lập Hội Thông-Thiên-Học làm chi?

 

        Đáp.- V́ các Tôn giáo không c̣n giữ được cái tinh túy hồi thuở xưa, nên nhiều người không thỏa măn trong sự tu tập. Hiện giờ không có Tôn giáo nào giảng giải Chơn Lư thật rành rẽ như Thông-Thiên-Học. Ta thấy Chơn Lư lẫn lộn với dị đoan, v́ đă mất chơn truyền, cũng như nước chảy xa nguồn, lần lần hóa đục. Trong mấy trăm triệu tín đồ mà không có bao nhiêu người thật mến Chơn Lư, chỉ có một số ít vừa đủ điều kiện đặng Chơn-Sư thâu làm đệ tử, c̣n phần lớn th́ thích hư danh, v́ tư lợi, mong về Tây Phương, nhập Niết-Bàn, hay lên Thiên Đàng để ḿnh sung sướng, không đoái hoài tới nhơn loại c̣n lặn hụp chốn trầm luân khổ hải.

       Hơn nữa, con người khi mang lớp áo Tôn giáo rồi th́ phân chia tín ngưỡng, công kích lẫn nhau. Thậm chí họ tuyên bố là nhơn danh Tôn giáo và Đức Thượng Đế đại từ, đại bi để tương tàn, tương sát, gây thành chiến tranh Tôn giáo, hồi thế kỷ thứ 16, ở Âu-Châu. Sự mê tín dị đoan, phản khoa học làm cho con người chậm tiến hóa.

       Đầu thế kỷ thứ 19, khoa học Tây Phương tiến bộ, con người đi sâu vào vật chất mà nền Đạo Đức Tây Phương th́ c̣n phôi thai. Ngọn lửa tín ngưỡng và Bác ái mà Tôn giáo đă nhen nhúm đương bị khoa học duy vật ích kỷ dập tắt. Họa diệt vong đe dọa loài người.

        Trước t́nh trạng khẩn trương nầy, có hai vị Đế Quân trong QUẦN-TIÊN-HỘI động mối từ tâm, cho thành lập HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC  năm 1875. Từ ngàn xưa, nền MINH TRIẾT cổ truyền chỉ khẩu truyền cho các Đệ tử đă được chọn lựa mà thôi. Nay do một đặc ân hi hữu, một góc màn bí mật được vén lên để cho các linh hồn tiến hóa hiểu rơ CƠ TRỜI, để họ vững đức tin mà giúp cho nhơn loại hồi đầu hướng thiện.

 

        Vấn.- Giáo lư THÔNG-THIÊN-HỌC cho ta biết những ǵ ?

 

        Đáp.- Nền Minh-Triết Cổ Truyền nay gọi là THÔNG-THIÊN-HỌC, gồm có hai phần: phần thứ nhứt PHỔ THÔNG, dạy những định luật cai quản thế gian như luật LUÂN HỒI, NHÂN QUẢ, HY SINH, TIẾN HÓA và gieo vào ḷng người một ư niệm khoan dung, bác ái, tức là t́nh HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG.

        Phần thứ nh́, cao siêu hơn, tiết lộ ít nhiều về KHOA HỌC HUYỀN BÍ như: nguồn gốc con người, sự cấu tạo vũ trụ, các ĐẤNG THIÊNG LIÊNG cai quản thế gian. Chỉ có một số ít người hiểu được cái giá trị thâm sâu của những điều nầy.

        Hội Thông-Thiên-Học chẳng phải ra đời một cách đột ngột, mà công việc đă được sửa soạn kỹ càng từ lâu. Các nhà Ngữ học, thông thái Âu  Mỹ đă cho Tây phương biết những kinh sách Á-Đông. Người ta rất ngạc nhiên khi thấy những điều ghi chép trong kinh sách nầy rất phù hợp với những phát minh của khoa học hiện kim.

       Tiếc thay, trong thế giới ít người chú ư tới việc nầy. Nhưng từ khi Hội Thông-Thiên-Học ra đời, thu hút được những nhà Bác học lừng danh như: Edison (người Mỹ), Crookes (người Anh), th́ giáo lư Thông-Thiên-Học lan tràn khắp Âu, Á và Mỹ Châu. THÔNG-THIÊN-HỌC là cái phần Tinh Hoa của Thánh-kinh Ấn Độ, của những Đạo bí-truyền ở Ai cập và Hy lạp, của những Đạo viện thâm nghiêm do Đức Pythagore, Đức Platon điều khiển; nó cũng là cái phần Chơn lư của Đức Jésus dạy trong Kinh Phúc Âm.

 

        Vấn.- Tại sao người ta mến THÔNG-THIÊN-HỌC?

 

        Đáp.- Hiện giờ, ta thấy biết bao người hiền lành bị mang họa, kẻ gian ác hưởng an vui. Đời thực tế th́ phũ phàng mà trí con người th́ mở mang khôn ngoan hơn trước và khoa học tiến bộ nên tín ngưỡng không c̣n an ủi họ được nữa. Họ đ̣i hỏi một giải pháp hợp lư.

        Thông-Thiên-Học giúp cho họ giải quyết các thắc mắc đó, cho nên có một số người cho rằng Thông-Thiên-Học có một sức hấp dẫn lạ lùng, v́ tâm và trí của họ đều được thỏa măn. Những sự băn khoăn về cuộc đời, về cơi siêu h́nh đều được giải đáp một cách hữu lư. T́nh HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG giúp họ hiểu biết và khoan dung nhau, thoa dịu các khía cạnh gay cấn trong sự sinh hoạt cộng đồng; c̣n người nào chạy theo khoa học duy vật, chẳng bao lâu sẽ trở nên hoài nghi và bất măn, họ dễ ngă theo dục vọng. Thông-Thiên-Học cho ta biết rơ về sự sanh, sự tử, giảng cho ta biết căn nguyên của sự bất b́nh đẳng ở đời, luận bàn về số mạng của những Linh hồn đặc biệt. Theo luật LUÂN HỒI th́ sự sanh liền với sự tử, chẳng khác nào ngày tiếp với đêm, đều đều như hơi thở vô ra của con người.

        Muốn thoát khỏi bánh xe LUÂN HỒI sanh tử phải biết luật NHÂN QUẢ và luật GIẢI THOÁT.

        Luật Nhân Quả bắt ta phải sống ở thế gian kiếp nầy sang kiếp khác, để trả những món nợ đă vay; c̣n luật Giải Thoát dạy ta phải HY-SINH trọn vẹn mới tiến-hóa và được giải thoát.

        Khoa học chỉ công nhận sự di truyền về thể chất. Thông-Thiên-Học đi xa hơn nữa là công nhận sự DI TRUYỀN VỀ TINH THẦN. Chẳng phải ta thừa hưởng sự di truyền nầy của cha mẹ, mà CHÍNH LÀ CỦA TA ĐĂ TẠO NÓ RA cho bản thân ta, từ nhiều kiếp trước.

        Trái hẳn với những triết lư hoài nghi, chán đời, THÔNG-THIÊN-HỌC là một giáo lư lành mạnh. Mỗi kiếp sống là một nấc thang mà ai cũng phải trèo lên để tiến tới CHƠN LƯ TUYỆT ĐỐI. Những chuỗi đời liên tiếp giống như những nấc của một cái thang cao vút, mà mỗi nấc có nhiệm vụ dắt dẫn Linh hồn lên tới tuyệt đỉnh vinh quang.

 

        Vấn.- Ai đứng ra lập Hội THÔNG-THIÊN-HỌC?

 

        Đáp.- Người được lịnh của hai vị Đế-Quân, lập ra hội Thông-Thiên-Học là bà HÉLÈNA PÉTROWNA BLAVATSKY. (người Nga). Hội thành lập trước tiên tại New-York (Hoa kỳ) vào ngày 17 tháng 11 năm 1875. Đại Tá Henry Stell Olcott (Mỹ) là người phụ tá của bà và giữ chức Chánh Hội Trưởng trọn đời.

        Năm 1880, hội dời về Bombay (Ấn Độ), rồi hai năm sau (1882) Trụ sở Trung Ương của Hội dời một lần nữa về ADYAR (Madras - Ấn-Độ) và ở luôn đó cho tới ngày nay.

 

        Vấn.- Hội Thông-Thiên-Học trong hoàn cầu có được bao nhiêu Xứ-Bộ?

 

        Đáp.- Tính đến năm 1965 th́ có 62 nước thành lập được Xứ Bộ Thông-Thiên-Học, v́ mỗi xứ phải có từ 7 Chi Bộ sắp lên mới được phép thành lập Xứ-Bộ.

 

62 Xứ-Bộ và năm được thành lập:

.

        1- Hoa Kỳ               (1886)

        2- Anh                    (1888)

        3- Ấn-Độ                (1891)

        4- Úc Châu             (1895)

        5- Thụy Điển          (1895)

        6- Tân Tây Lan       (1896)

        7- Ḥa Lan             (1897)

        8- Pháp                   (1899)    

        9- Ư Đại Lợi              (1902)

        10- Đức                   (1902)

        11- Cuba                 (1905)

        12- Hung Gia Lợi      (1907)

        13- Phần Lan           (1907)

        14- Nga                  (1908)

        15- Tchécoslovaquie  (1909)

        16- Nam Phi (Maritzbourg) (1909)

        17- Ecosse             (1910)

        18- Thụy Sĩ            (1910)

        19- Bỉ                    (1911)

        20- Indonésia         (1912)

        21- Miến Điện        (1912)

        22- Áo                   (1912)

        23- Na Uy              (1913)

         24- Ai Cập             (1918)

         25- Đan Mạch        (1918)

         26- Irlande            (1919)

         27- Mễ Tây Cơ       (1919)

         28- Gia Nă Đại       (1919)

         29- Á Căn Đ́nh      (1920)

         30- Chili                (1920)

         31- Ba Tây            (1920)

         32- Bulgarie          (1920)

         33- Islande           (1921)

         34- Y Pha Nho       (1921)

         35- Bồ Đào Nha     (1921)

         36- Walles             (1922)

         37- Ba Lan            (1923)

         38- Uruguay          (1925)

         39- Porto Rico       (1925)

         40- Lỗ Ma Ni         (1925)

         41- Yougoslav       (1925)

         42- Tích Lan          (1926)

         43- Hy Lạp            (1927)

         44- Trung Mỹ        (1929)

         45- Pretoria           (1929)

         46- Paraguay         (1929)

         47- Pérou               (1929)

         48- Phi Luật Tân    (1933)

          49- Hong Kong     (1934)

          50- Colombia        (1937)

          51- Bristish           (1947)

          52- Pakistan          (1948)

          53- Mă Lai             (1948)

          54- Bắc Irlande     (1949)

          55- Equateur         (1950)

          56- State of Israel (1950)

          57- Đông Phi Châu Kénya (1950)

          58- Việt Nam        (1951)

          59- Nhật Bản        (1951)

          60- Vénézuela       (1953)

          61- Tây Phi (West Africa)  (1956)

          62- Bolivia            (1965)

 

        Vấn.- Những vị nào đă giữ chức Chánh Hội Trưởng hội Thông-Thiên-Học Quốc tế?

 

        Đáp.- Trước hết, vị sáng lập hội Thông-Thiên-Học là Đại Tá HENRY STELL OLCOTT, giữ chức Chánh Hội Trưởng, từ năm 1875 đến ngày măn phần (17-2-1907).

        Kế đó, Đức Bà Annie Besant lănh chức Hội Trưởng từ năm 1907 đến 20-9-1933.

        Vị thứ ba là Đức George Arundale từ năm 1934 đến 1945.

        Người thứ tư là Đức Jinarajadasa làm Hội Trưởng từ 27-2-1946 đến 28-2- 1953.

        Vị thứ năm là Đức SRI RAM lănh nhiệm vụ từ năm 1953 đến năm 1973.

        Ngày 7- 4-1973 Đức Sri Ram từ trần.

        Vị thứ sáu là Đức John B. Coats lên thay từ năm 1974 đến 1979.

        Đức JOHN B. COATS mất ngày 26-12-1979 và Bà  RADHA BURNIER con Đức Sri Ram được bầu lên thay từ năm 1980 đến giờ, đó là vị Chánh Hội-Trưởng thứ 7 và Tổng Thơ Kư là Ô. John Clarke .

        Theo Điều lệ của Hội th́ mỗi khóa Hội Trưởng Trung Ương là 7 năm. Toàn thể Hội viên trên thế giới bỏ thăm kín để bầu cử vị Chánh Hội Trưởng. Nhưng khi có một vị Đại Đức đă được bầu lên, chịu trách nhiệm rồi, th́ khóa sau không ai tranh giành nữa. Khi măn nhiệm kỳ bảy năm, Hội vẫn tổ chức một cuộc Tổng Tuyển Cử, trong toàn thế giới. Cũng có khi một vị Đại Đức khác ra ứng cử cho vui nhưng rồi Hội viên cũng lại bầu cử vị cũ nữa. Chỉ trừ khi nào vị ấy già yếu từ chối không ứng cử nữa th́ Hội viên mới lựa vị khác thay thế.

 

        Vấn.- Hội THÔNG-THIÊN-HỌC có những mục đích ǵ?

 

        Đáp.- Hội Thông-Thiên-Học có ba mục đích chánh là:

        1/- Xây dựng t́nh HUYNH ĐỆ giữa nhân loại, không phân biệt Ṇi giống, Tín ngưỡng, Tôn giáo, Nam nữ, giai cấp hoặc màu da.

        2/- Khuyến khích sự nghiên cứu các Tôn giáo, đối chiếu với Triết học và khoa học.

        3/- Nghiên cứu những Luật thiên nhiên mà hiện nay Khoa học chưa cắt nghĩa được và những khả năng c̣n tiềm tàng trong con người.

Hội không hề bàn đến việc chánh trị.

 

MỤC ĐÍCH THỨ NHẤT

--------

        Vấn.- Tại sao phải xây dựng T̀NH HUYNH ĐỆ?

 

        Đáp.- Nhơn loại v́ thiếu T́nh HUYNH ĐỆ nên trong thế giới sanh ra giặc  giả, loạn lạc, giết hại lẫn nhau. Trong xă hội thiếu t́nh HUYNH ĐỆ mới có sự tranh đấu, lường gạt, hà hiếp kẻ yếu kém, thế cô. Tất cả hành vi tội lỗi đều do thiếu ḷng Bác ái và t́nh HUYNH ĐỆ.

        Khi t́m hiểu được ĐẠO LƯ rồi ta mới biết rằng mỗi người là một CHƠN THẦN. Trên ba ngàn triệu con người trong hoàn cầu là trên ba ngàn triệu Chơn Thần hay là Linh Hồn.

        Tất cả CHƠN THẦN đều là con của THƯỢNG ĐẾ, th́ tất cả chúng ta là anh em ruột một nhà. Vậy chúng ta phải thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Đó là t́nh HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG. Các Linh hồn khi thoát kiếp thú qua loài người, không đi đầu thai một lượt; v́ kẻ đi trước người đi sau, nên mới có kẻ khôn ngoan, người c̣n ngu dốt, có kẻ thông minh, người chậm hiểu. Hễ Linh hồn nào đă đầu thai nhiều kiếp th́ biết được nhiều điều kinh nghiệm hơn kẻ mới đầu thai ít kiếp. Bổn phận người đi trước, thông hiểu rồi phải giúp kẻ đi sau c̣n chậm bước.

        Linh hồn nhơn loại ở Địa cầu nầy đều phải trải qua BẢY GIỐNG DÂN CHÁNH (Race mères). Mỗi giống dân chánh chia ra 7 nhánh dân phụ (Sous race). Mỗi nhánh dân phụ c̣n chia ra 7 chi nũa. Khi Linh Hồn đầu thai tuần tự đủ hết trong 7 giống dân ở Địa cầu nầy rồi th́ Linh hồn sẽ sang qua bầu Hành tinh khác (là bầu Thủy Tinh) để tiếp tục học hỏi nữa cho đến khi đắc thành chánh quả.

        Ở Địa cầu chúng ta, giống dân chánh thứ nhất và thứ nh́ đă tàn lâu rồi. Giống dân da đen bây giờ là nhánh nhóc của giống dân chánh thứ ba (Lémurien). Dân da vàng là nhánh nhóc của giống dân chánh thứ tư (Ắt lăn). Người Trung Hoa, Mă Lai, Tây Tạng, Hung Gia Lợi, Phin-noa, Êch-ki-mô, Nhựt  bổn, Việt Nam thuộc về nhánh thứ bảy của giống dân chánh thứ tư (Ắt-lăn), gốc người Mông-Cổ.

        Dân da trắng, người Âu, Mỹ bây giờ là nhánh thứ tư và thứ năm của giống dân chánh thứ năm (Aryen). Nhánh thứ sáu của giống dân A-ri-den nầy mới khởi sanh ra tại Úc Châu, Californie và rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhánh dân phụ mới nầy sẽ thực hiện t́nh HUYNH ĐỆ ĐẠI ĐỒNG và ḷng BÁC ÁI để đi đến có TRỰC GIÁC. Họ sẵn sàng hy sinh để giúp đời và tỏ dấu ghê tởm các thức ăn bằng thịt máu. Họ sẽ có vài phép thần thông. Nhiều người hội viên Thông-Thiên-Học thuộc về nhánh thứ sáu nầy. Rồi đây Linh hồn sẽ c̣n đầu thai lần lượt vào nhánh dân phụ thứ bảy, kế đó qua hết bảy nhánh của giống dân chánh thứ sáu và 7 nhánh của giống dân chánh thứ 7 nữa mới học hết công việc ở bầu trái đất nầy.

        V́ thế, màu da và ṇi giống không quan hệ ǵ cả. Mỗi Linh hồn đều phải đầu thai vào đủ các giống dân, hoặc trước hay sau mà thôi.

 

        Vấn.- Tại sao Hội không phân biệt Nam, Nữ?

 

        Đáp.- Nhơn loại có thể xác Nam hay Nữ là để Linh hồn dễ bề học tập những đức tánh tốt của mỗi phái, nên không có phái nào quí trọng hơn phái nào.

        Theo Luật Trời, mỗi Linh hồn không đầu thai liên tiếp quá 7 kiếp đàn ông, hoặc quá 7 kiếp đàn bà. Mỗi kiếp đều có bài học riêng. Phận sự đàn bà c̣n nặng nề cao cả hơn đàn ông nữa, ấy là bảo vệ giống ṇi. Sự sanh sản là việc hệ trọng trong đời người và là sự vinh diệu tối cao của hàng phụ nữ, v́ người thay mặt Thượng Đế để san sớt sự sống của ḿnh cho một xác thân mới.

        Tới giống dân chánh thứ 7, những người tấn hóa cao, không c̣n cần sự giao hiệp để sanh con như bây giờ. Các ngài sẽ dùng cách Thiền định riêng để sanh hóa như hồi giống dân thứ nhứt.

 

        Vấn.- Trong xă hội, sự phân chia giai cấp cũng cần thiết lắm chớ?

 

        Đáp.- Giai cấp trong xă hội là do sự tấn hóa không đồng bực của Linh hồn. Mỗi giai cấp có một trách nhiệm để giữ ǵn an ninh trật tự trong thế gian. Nếu không ai lớn, ai nhỏ, kẻ dưới không nghe lời người trên th́ xă hội sẽ hỗn loạn.

        Đối với Thiên Đ́nh th́ không có địa vị nào cao sang hơn địa vị nào; chỉ có trách nhiệm nặng nề hoặc ít quan trọng mà thôi. Mỗi người có một sứ mạng riêng. Bổn phận bực Vương Bá Công Hầu với quân sĩ thường nhơn không giống nhau,  nhưng  nếu  mỗi người làm tṛn nhiệm vụ th́ công đức vẫn tương đương với nhau. Bổn phận người khôn phải chỉ dẫn kẻ dại, người mạnh che chở kẻ yếu, người giàu sang phải giúp đỡ kẻ nghèo hèn. Người Thông-Thiên-Học phải kính trọng Linh hồn trong xác thịt kẻ khác, nên đối đăi với mọi người như anh em ruột và không v́ giai cấp thế gian mà hiếp đáp, hăm hại hay khinh rẻ nhau. 

        Trong xă hội, nếu thiếu các hạng người làm lụng những công tác nặng nhọc, những việc mà người đời cho là thấp kém, hèn hạ th́ cuộc đời sẽ bế tắc, xáo trộn. Cũng như một con ốc nhỏ, một cái chốt trong một guồng máy vĩ đại vẫn rất hữu ích như những bộ phận to lớn. Nếu không có nó th́ guồng máy phải ngưng trệ.

        Đến tín ngưỡng cũng vậy. Hội viên được tự do lựa chọn tín ngưỡng nào ḿnh thích, chớ không ai ép buộc ḿnh phải theo một Tôn giáo nào, v́ Tôn giáo nào cũng hữu ích và có giá trị như nhau.

 

MỤC ĐÍCH THỨ HAI

-------

        Vấn.- Người tín đồ Tôn giáo khác có gia nhập Hội Thông-Thiên-Học được không?

        Đáp.- Không có ǵ trở ngại cả. Tôn giáo nào cũng dạy làm lành, lánh dữ, chỉ có nghi lễ bề ngoài là khác nhau. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng các Tôn giáo, chúng ta sẽ thấy Chơn Lư trong đó giống nhau. Do đó, mục đích thứ hai của Hội Thông-Thiên-Học là khuyến khích sự t́m ṭi, học hỏi các Tôn giáo, so sánh với Triết học và Khoa học để khỏi lầm lẫn, để d́u dắt nhau, mà Hội cũng không bắt buộc Hội viên bỏ Tôn giáo nầy theo Tôn giáo khác.

        Mỗi khi có một giống dân chánh ra đời th́ Đức CHƯỞNG GIÁO lâm phàm, (Phật Giáo gọi là Đức Bồ Tát), lập ra một Tôn giáo mới hạp với tánh t́nh, phong tục và tŕnh độ của giống dân đó. Nghi lễ bề ngoài có sửa đổi chút ít, cách tŕnh bày hơi khác tùy theo tập quán, ngôn ngữ của mỗi dân tộc, nhưng Chơn Lư bên trong vẫn in như cũ. Muốn đi đến Chơn-Lư tuyệt đối phải mở trí phận biện để hiểu các Chơn lư tương đối, rồi lần lần lên cao cho đến tuyệt đỉnh.

        Ta cần phải học các Tôn giáo, rồi so sánh lại với nhau để thấy rơ là cả thảy đều ở một gốc mà ra. Nhờ đó, ta mới mở rộng ḷng khoan dung, không c̣n “Đạo ghét Đạo”, và không c̣n lầm tưởng: duy có Đạo của ḿnh giữ mới giải thoát được và cao hơn mấy Đạo khác. Có người tưởng lầm rằng: đọc sách của Đạo khác sẽ mất đức tin. Sự thật, ḿnh phải đọc nhiều để không c̣n thành kiến và đức tin mù quáng.

        Triết học gồm những sự hiểu biết; nó phổ biến những lư luận và sự thực hành một lượt. Nó giải nghĩa những việc Trời và việc người; nó điều khiển sự cần mẫn trong việc tầm kiếm cái hay, cái tốt trong sự làm lành. Có rất nhiều phái Triết học: Ấn Độ có những phái thiên về vật chất và có những phái thiên về tinh thần. Tây phương có những phái như: duy vật chủ nghĩa, định mạng chủ nghĩa, hoài nghi chủ nghĩa v.v. . . Nếu ta có dịp so sánh được Triết Học với Tôn giáo, ta mới khỏi lầm lạc trong mê tín dị đoan.

        Khoa học hiện kim cũng có thể nói là đă tiến lên khá cao, nhưng chưa phải là mức cuối cùng. Biết đâu vài ngàn năm sau, nhiều thuyết mà ngày nay  người ta cho là đúng, sẽ bị đoàn hậu tấn cho là c̣n lầm lạc, v́ lúc đó nhơn loại sẽ tiến hóa hơn cả ngàn lần bây giờ.

        Khoa học đời nay phát minh về cơ giới, y học, hóa học v.v. . . rất hữu ích cho con người, có nhiều chỗ hơn xưa xa lắm, nhưng cũng có nhiều chỗ chưa sánh kịp đời xưa. Những sự bí mật trong Kim-Tự-Tháp Kê-ốp, dựng lên đă hơn 80 ngàn năm nay, bây giờ chưa ai khám phá cho hết. Những kíếng thủy tinh thuở xưa th́ dẻo chớ không gịn, không bể, uốn không gảy. Những thây vua ướp khô đến bốn năm ngàn năm rồi mà không ră. Những hột lúa ḿ và kinh sách lấy trong những ngôi mộ của vua Pha-ra-ông c̣n dùng được. Lúa ḿ gieo xuống đất th́ mọc lên cây và trổ bông, sanh hột. Sách không hư mục, nét không phai.

        Người xưa không khảo sát sự tiến hóa của h́nh dạng, nên ít dùng những máy móc. Các Ngài chỉ học sự tiến hóa của tinh thần. Các Ngài lo mở mang những năng lực thiêng liêng c̣n ẩn tàng trong ḿnh, nhờ đó con người mới biết và hiểu được Đức Thượng Đế.

              

MỤC ĐÍCH THỨ BA

-------

        Vấn.- Nếu không dùng máy móc dụng cụ như các nhà Khoa học th́ các người LUYỆN ĐẠO TINH THẦN làm sao nh́n thấy cách cấu tạo Vật Chất?

 

        Đáp.- Năm 1940, tại Riclemont (Virginia) Mỹ quốc, người ta chế ra được một cái kiếng hiển vi, rọi h́nh lớn ra gấp một triệu lần, nghĩa là một vật rộng một ly th́ thấy nó rộng lớn bằng một ngàn thước. Đây là lần đầu tiên mà cả trăm nhà bác học Mỹ nhóm nhau lại thấy được h́nh dạng một nguyên tử. Nguyên tử hiện ra một ṿng tṛn chiếu sáng và xây tṛn. Đến sau người ta mới phân tích ra và biết trong một NGUYÊN TỬ HÓA HỌC có:

        a/- Chính giữa là một hột nhân (noyau) chứa nhiều hột DƯƠNG ĐIỆN TỬ (protons) và một số hột không có điện gọi là TRUNG H̉A TỬ (neutrons) ;

        b/- Chung quanh hột nhân có những hột ÂM ĐIỆN TỬ (électrons) xây tṛn, không khác nào những hành tinh xây chung quanh mặt trời. Cứ thế phân tích thêm hai lần nữa, rồi đến lần thứ tư là tới NGUYÊN TỬ CĂN BẢN (atome physique ultime), nhưng nó có thể tiêu mất, mà không thể chia nó ra phân tử như ba lần trước.

        Tuy vậy, bà A. Besant và ông Leadbeater dùng HUỆ NHĂN nên thấy được trong nguyên tử hóa học khinh khí (hydrogène) có 18 nguyên tử căn bản; một nguyên tử hóa học của vàng th́ chứa tới 3546 nguyên tử căn bản. Hai Ngài c̣n thấy được cách cấu tạo nguyên tử căn bản: có nguyên tử căn bản âm và nguyên tử căn bản dương nữa.(La Chimie occulte: Hóa học huyền bí, của    A. Besant    C.W.Leadbeater).

 

        Vấn.- Những LUẬT ẨN VI là những luật nào?

  

        Đáp.- Chúng ta sống trên đời, chịu ảnh hưởng những LUẬT thiên nhiên mà chúng ta chưa khám phá ra hết. Nhưng muốn tiến hóa mau lẹ th́ ta phải cố gắng học những Luật ấy, để áp dụng cho đúng, mới khỏi bị trở ngại. Phải học tất cả những ǵ ta có thể học. Học những Luật động và phản động (nhân quả), Luật Tuần hoàn, Luân hồi, Hy sinh, luật Tư tưởng v.v. . . Hiểu được mấy Luật thiên nhiên nầy rồi th́ ta cầm số mạng của ta trong tay. Ta muốn gặp cảnh khổ cực năo nề hay hưởng an vui sung sướng, sẽ được như ư muốn, v́ các việc đều do nơi ta định trước.

        Chúng ta lại c̣n có những khả năng tiềm tàng chưa sử dụng được, như Thần nhăn, Thần nhĩ, Xuất vía v.v. . . là những năng lực mà ai cũng nghe nói.

        Muốn mở những năng lực nầy, chúng ta phải học tập làm chủ ba thể: Xác, Vía, Trí, để không c̣n dục vọng, tham lam, ích kỷ nữa. Khi ta có đủ những đức tánh tốt, biết hy sinh giúp đời, sẵn sàng để phụng sự th́ Chơn Sư sẽ hiện đến và thâu ta làm đệ tử. Ngài sẽ giúp cho ta mở các năng lực nầy, nên không sợ nguy hiểm. Những người tự ḿnh lo mở các thần thông nầy, mà không lo tập rèn hạnh kiểm, sẽ bị bệnh hoạn, trí óc rối loạn, điên cuồng. Nếu may mà mở được chút ít năng lực như người học thôi miên, fakir v.v. . . th́ sẽ sanh ra kiêu căng, ngạo mạn và có thể làm hại người khi gặp việc không vừa ư, do đó ta sẽ tạo nhiều tội lỗi.

        Khoa học huyền bí chỉ rơ cách sanh hóa Trời, đất và con người. Học được rành rẽ khoa nầy th́ ta cầm quyền sanh tử trong tay, nên các Chơn Sư lựa đệ tử rất kỹ. Nếu chưa rửa ḷng cho trong sạch, chưa xả thân độ thế th́ chưa gặp các Ngài được.

 

        Vấn.- Hội Thông-Thiên-Học có ích lợi ǵ?

 

        Đáp.- Hội Thông-Thiên-Học đào tạo cho ta trở thành người xứng đáng làm Đệ tử Tiên. Hiện giờ ở Địa cầu, những Linh hồn nào đă học xong các bài học của nhánh dân thứ năm th́ lần lần đầu thai vào nhánh thứ sáu A-ri-en, đă khởi sanh ở Úc Châu, California, Tân-Tây-Lan, Nam Phi châu v.v. . . Nhánh dân phụ nầy  ưa công b́nh, chánh trực, thực hành t́nh Huynh đệ, Bác ái và hy sinh, có trực giác. . .

        Đồng thời, hai vị Đế Quân đang lo tuyển chọn những Linh hồn xứng đáng để thành lập giống dân chánh thứ sáu (6e race mère). Giống dân nầy sẽ có một CHÂU mới, được nổi lên trong Thái B́nh Dương, giáp với California. Họ sẽ rất thông minh, ăn chay trường, đầy ḷng Bác ái và hy sinh giúp đời. Họ không hề làm tội lỗi, có trực giác và nhiều thần thông. Vậy ai mong muốn được đầu thai vào giống dân chánh thứ sáu, phải lo dọn ḿnh, cố gắng học tập nghiên cứu Luật Trời và sốt sắng tận tâm cứu vớt nhơn loại thoát khỏi cảnh mê lầm khổ năo, ḷng không c̣n ích kỷ nữa th́ chắc chắn sẽ gặp Chơn Sư d́u dắt trên đường phụng sự. Nếu muốn học bài học của giống dân chánh thứ sáu th́ trước phải cấp tốc học cho thuộc bài học của 2 nhánh thứ sáu và thứ bảy, thuộc về giống dân Aryen. Phải cố công học tập và thi hành trong một thời gian ngắn cho xong, chớ không bỏ sót, nhảy ngang qua khỏi được. Nhưng nếu chúng ta bơ thờ, bê trễ, ch́u theo t́nh dục, ích kỷ hại nhơn, tham danh trục lợi, măi bị chi phối trong ṿng luân hồi sanh tử th́ có thể bị bỏ rơi vào lúc phán xét cuối cùng.

 

HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC

VIỆT NAM

------

        Vấn.- Hội Thông-Thiên-Học Việt Nam được thành lập từ hồi nào?

 

        Đáp.- Kể từ năm 1923 , giáo lư Thông-Thiên-Học đă được du nhập vào xứ Việt Nam do Huynh trưởng PHẠM NGỌC ĐA, Đạo hiệu là BẠCH-LIÊN. Huynh nghiên cứu sách Thông-Thiên-Học và gởi thơ giao thiệp với Hội ở Pháp. Huynh được thâu nhận làm Hội viên, kể từ ngày 5/1/1925. Người thứ nh́ gia nhập Hội là Huynh HUỲNH BÁ NHỆ, ngày 1/10/1927  Đạo hiệu là BẠCH NGỌC, đó là 2 vị huynh trưởng đầu tiên học tập giáo lư Thông-Thiên-Học ở Việt Nam. Lần lượt mới có thêm những anh em khác vào hội.

        Năm 1928, một người Pháp tên George Raimond, cựu sinh viên trường Bách Khoa, qua Việt Nam làm Kỹ sư, giúp việc cho hảng rượu B́nh Tây, Sài G̣n; anh đến Châu Đốc t́m hai Huynh Bạch-Liên và Bạch Ngọc để bàn tính việc truyền bá Giáo lư Thông-Thiên-Học. Huynh Raimond xuất tiền in bộ ĐẠO LƯ THUYẾT MINH và quyển PHẬT GIÁO YẾU LƯ của Huynh Bạch Liên soạn.

        Năm 1929, Đức Leadbeater sang qua Java, có đến viếng Việt Nam.

        Tháng 8 năm 1931, Huynh G. Monod Herzen (nguyên Khoa-trưởng trường Đại-học Khoa-học Sài G̣n) sang Việt Nam và chỉ dẫn Đạo đức cho chị Diệu Minh, chị Nguyễn Thị Hai và Bác sĩ Nguyễn văn Ba.

        Để phổ thông Đạo đức, Tạp chí NIẾT BÀN được xuất bản ngày 15-10-1933 do Huynh Nguyễn văn Lượng làm Quản lư.

        Ngày 9-10-1934, Chi-Bộ Leadbeater V.N. được thành lập.

        Ngày 24-12-1935, Chị Nguyễn Thị Hai, Đại diện cho Chi Bộ V.N. đến dự lễ Đại-xá (Jubilé) tại ADYAR (Ấn-Độ).

        Ngài 1-3-1936, Đức JINARAJADASA qua viếng Việt-Nam và ở 2 tuần lễ. Ngài thuyết pháp hai lần tại Nam-Kỳ Khuyến-học hội (SAMIPIC) Sài G̣n. Lần đầu nói về PHẬT PHÁP, lần sau nói về THÔNG-THIÊN-HỌC và t́nh HUYNH ĐỆ.

        Ngày 7-3-1936, Ngài đến viếng Chi-bộ Thông-Thiên-Học Le Serviteur vừa thành lập tại Bạc Liêu.

        Năm sau 1937, Đức JINA đi du lịch Nhật Bổn, bận đi và bận về đều có ghé Sài G̣n, mỗi kỳ bốn ngày, để tiếp xúc với các Hội viên. T́nh Huynh-Đệ trong Hội Thông-Thiên-Học Việt Nam lúc nầy tiến triển mạnh mẽ, thật tốt đẹp.

        Năm 1940, v́ Thế chiến thứ hai, Xứ bộ Thông-Thiên-Học Pháp quốc bị đóng cửa, nên 2 Chi bộ V.N. cũng chịu chung số phận, cho đến 1946, Việt Nam mới bắt được liên lạc với Pháp và hoạt động lại; nhưng đến năm 1949 th́ Chi bộ Leadbeater Việt Nam tách ra khỏi hội Thông-Thiên-Học Pháp và liên lạc trực tiếp với ADYAR (Hội T.T.H. Thế giới).

 

 

THÀNH LẬP XỨ BỘ

--------

 

        Năm 1951, anh em Hội viên Hội Thông-Thiên-Học Viêt-Nam tổ chức đủ 7 Chi-Bộ và xin ADYAR để thành lập XỨ BỘ VIỆT NAM.

        Bảy Chi-Bộ đầu tiên đó là:

 

       1/- Chi Bộ Leadbeater V.N. (Sài G̣n)

                        -     Chi Trưởng: Phạm Ngọc Đa

                         -    Thơ kư: Nguyễn văn Tâm

       2/-  Chi Bộ KIÊM ÁI (Bàn Cờ)

     -      Chi Trưởng: Phan văn Hin

     -      Thơ kư: Lê văn Tt

       3/- Chi Bộ PHỤNG SỰ (Sài G̣n)

-               Chi Trưởng: Francois Mylne

-               Thơ kư : Dương Minh Đức

       4/- Chi Bộ DƯỚI CHƠN THẦY (Vỉnh Long)

-               Chi Trưởng: Nguyễn Minh Tâm

-               Thơ kư: Vương Kim Liêng

       5/- Chi Bộ LONG XUYÊN

-               Chi Trưởng: Phạm Thành Kỉnh

-               Thơ kư: Giang Toàn Trung

       6/- Chi Bộ AN GIANG (Châu-Đốc)

-               Chi Trưởng: Châu văn Đồng

-               Thơ kư: Huỳnh Bá Nhệ

       7/- Chi Bộ BÁC ÁI (Tân Châu)

-               Chi Trưởng: Nguyễn văn Lầu

-               Thơ kư: Trần Công Hoa. 

 

        Đến tháng 1- 1953, giấy tờ CHÁNH THỨC CÔNG NHẬN XỨ BỘ VIỆT NAM mới tới Sài G̣n.

 

        8/- Qua năm 1955 th́ Chi Bộ CHƠN LƯ ở Huế được thành lập do Huynh Ḥa Giai.

        9/- Kế đó, Chi Bộ SÀI G̉N thành lập ngày 8-8- 1956 do Huynh Nguyễn Văn Huấn và chị Nguyễn Thị Hai.

        10/- Chi Bộ DUNG HẠNH  Sài G̣n.

        11/- Chi Bộ TỪ BI thành lập ngày 5-3-1963, do Huynh Nguyễn văn Lượng.

        12/- Chi Bộ MINH TRIẾT (Chợ Lớn)

        13/- Chi Bộ NHƠN ÁI (Ba Xuyên).

        14/- Chi Bộ BÁT NHĂ (Vĩnh Long).

        15/- Chi Bộ VŨNG TÀU thành lập năm 1967. Tại đây đă xây dựng được THANH TÂM ĐẠO VIỆN và một trường MẪU GIÁO Thông-Thiên-Học.

 

        Thời gian nầy, v́ hoàn cảnh không thuận tiện nên có 13 Chi Bộ hoạt động hăng hái để truyền bá Chơn Lư với 704 hội viên.

        Từ năm 1967 đến năm 1975, các Chi Bộ sau đây tiếp tục thành lập:

       

        16/- Chi Bộ G̉ CÔNG.

        17/- Chi Bộ KIÊN GIANG.

        18/- Chi Bộ ĐỊNH TƯỜNG.

        19/- Chi Bộ BỒ ĐỀ (Phú Thọ- Sài G̣n).

        20/- Chi Bộ Ư CHÍ (An-Xuyên)                               

        21/- Chi Bộ HUYNH ĐỆ  (Cần Thơ).

        22/- Chi Bộ THANH NIÊN PHỤNG SỰ (Sài G̣n).

 

CÁC KHÓA GIÁM ĐỐC

-------

        Xứ Bộ THÔNG THIÊN HỌC Việt Nam thành lập năm 1951 và được Hội THÔNG-THIÊN-HỌC Quốc tế ở Adyar (Ấn-Độ) chánh thức công nhận. Các nhiệm kỳ GIÁM ĐỐC:

 

        Nhiệm kỳ 1 (1951 đến 1955)

-   Chánh Hội Trưởng: Ông Phạm Ngọc Đa

-                      Phó     : Ông Mai Thọ Truyền

-                     Thơ kư : . . . . . . . .

        Nhiệm kỳ 2 (1955 đến 1958)

-               Chánh Hội Trưởng:  Ông Phạm Ngọc Đa

-               Phó I    : Ông Phan văn Hiện

-               Phó II   : Bác sĩ Cao văn Trí

-               Thơ Kư : Ô. La văn Thu

       Phó       : Ô. Nguyễn Hữu Kiệt

        Nhiệm kỳ 3 (1958 đến 1961)

-   Chánh Hội Trưởng: Bà Nguyễn Thị Hai

-               Phó I     : Ô. Bùi Ngươn Nhung

-               Phó II    : Bác sĩ Cao văn Trí

-               Thơ kư  : Ô. Nguyễn văn Huấn

-               Phó I     : Ô. Nguyễn Tấn Tài

-                      II    : Ô. Francois Mylne

 

        Nhiệm kỳ 4 (1961 đến 1964) 

-   Chánh Hội Trưởng : Bà Nguyễn Thị Hai

-               Phó I    : Bác sĩ Cao văn Trí

-               Phó II  : Ô. Vũ Thiện Vinh

-                     III  : Ô. Nguyễn văn Lưu

-               Thơ kư : Ô. Nguyễn văn Huấn

-               Phó I    : Ô. Francois Mylne

-                      II   : Ô. Nguyễn văn Minh

        Nhiệm kỳ 5 (1964 đến 1967)

-   Chánh Hội Trưởng: Bà Nguyễn Thị Hai

-  Phó I     : Ô. Nguyễn văn Huấn

         II    : Ô. Nguyễn văn Luông

- Thơ kư  : Ô. Ngươn Har

- Phó       : Ô. Francois Mylne

        Nhiệm kỳ 6 (1967 đến 1970)

-   Chánh Hội Trưởng : Bà Lưu Thị Dậu

-               Phó       : Ô. Ngươn Har

-               Thơ kư  : Cô Lê Hồng Hạnh

        Nhiệm kỳ 7 (1970 đến 1973)

                       1970 – 1972
                    Nhiệm kỳ 1970 - 1972 có thành phần ban giám đốc như sau:

                                 
 Chánh Hội Trưởng : Bà Nguyễn Thị Hai
                            Phó Hội Trưởng I : Bà Lưu Thị Dậu

                       Nguyễn Thị Hai từ trần ngày 16-11- 1973.

 

        Nhiệm kỳ 8 (1973 đến 1976)

-   Chánh Hội Trưởng : Bà Lưu Thị Dậu

                                         - Phó : Nguyễn văn Huấn

                    - Thơ kư : Phạm Đăng Lân 

                              

TẠP CHÍ ĐĂ XUẤT BẢN

--------

 

        NIẾT BÀN  tạp chí xuất bản từ 1933 đến 1938, được 93 số.

        Tái bản, từ tháng 5- 1948 đến tháng 8- 1949, được 15 số.

        ĐẠO HỌC tạp chí, xuất bản từ tháng 10-1953 đến tháng 2-1954 được 33 số.

        Tạp chí T̀M HIỂU THÔNG-THIÊN- HỌC do Huynh Nguyễn văn Huấn và tỷ Nguyễn Thị Hai xuất bản, từ tháng 2-1954 đến tháng 6-1965, được 112 số.

        Sách Thông-Thiên-Học dịch và soạn đă xuất bản được khá nhiều.

 

HỘI QUÁN

-----

 

        Vấn.- HỘI QUÁN  Xứ bộ Thông-Thiên-Học Việt Nam xây cất hồi nào?

 

        Đáp.- Trong phiên họp ngày 1-4-1951 tại 59 đường Huỳnh Quang Tiên, huynh Nguyễn văn Lượng, Nguyễn văn Huấn và cô Trần Thị Hoanh khởi xướng việc xây cất Hội Quán Thông-Thiên-Học ở Phú Nhuận. Ông, Bà Nguyễn văn Lượng hiến sở đất để cất Hội Quán và số tiền 200.000$

Ông, Bà Nguyễn văn Huấn và Nguyễn Thị Hai hiến 30.000$, Cô Trần Thị Hoanh hiến 5000$.

        Khi thông báo cho toàn thể hội viên hay xong rồi th́ ngày 23-7-1951, hội làm lễ đặt viên đá đầu tiên.

        Nhờ sự cương quyết và can đảm hy sinh nầy, nên dầu các hội viên đều nghèo cũng lần lượt gởi tiền về giúp. Đến cuối năm 1951, xây cất xong, và số tiền chung đậu cũng lên đến 400.000$. Hội viên c̣n tiếp tục giúp thêm tiền để sắm bàn ghế, sách vở và trang trí nhà hội.

        Thật là một công tác vĩ đại ở vào thời kỳ ấy, đối với một số hội viên rất ít oi, mà phải chi phí trên 500.000$ khi hoàn thành.

        Đến ngày 5 - 4- 1952 th́ làm lễ KHÁNH THÀNH HỘI QUÁN.

        Ngày ấy có Đức Bà RUKMINI (vợ của Cố Hội Trưởng G. ARUNDALE) và ông Emile Marcault đến chủ tọa cuộc lễ.

        Đức N. SRI RAM, Chánh Hội Trưởng Trung Ương, đến viếng Việt Nam từ ngày 2 đến 9-3-1955.

        Sư huynh SUBRAMANIAM đến viếng Việt Nam từ 31-7-1956 đến 9-8-1956 mới về Adyar.

        Năm 1959, Sư huynh GEOFFREY HODSON và tỷ SANDRA CHASE ở Sài-G̣n ba tháng, và năm 1964, ở một tháng để chỉ dạy Đạo đức cho anh chị em hội viên.

*   *   *

VIỆN MỒ CÔI

------

        Viện MỒ CÔI Thông-Thiên-Học được thành lập từ ngày 8-10-1953 do công lao của Ông, Bà Nguyễn văn Lượng, có Bác sĩ Cao văn Trí làm Giám Đốc và Bác sĩ Huỳnh Công Chiêu chăm nom về thuốc men.

 

ĐIỀU KIỆN NHẬP HỘI

--------

        Vấn.- Muốn gia nhập Hội Thông-Thiên-Học phải có những điều kiện nào?

 

        Đáp.- 1/- Muốn gia nhập Hội, phải được 21 tuổi và có 2 hội viên cũ tiến cử. Từ 16 đến 20 tuổi, phải có phép của cha mẹ.

        2/- Công nhận mục đích thứ nhất của hội là đủ, tức là diệt tánh chia rẽ, không c̣n phân biệt giai cấp, giống ṇi, màu da, đảng phái.

        Hội viên phải xem nhau là anh em, một ḷng mưu hạnh phúc và ḥa b́nh cho nhơn loại. Hội rất trọng quyền tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng của hội viên, nên người muốn nhập hội, dầu đă có một tôn giáo nào hay chưa giữ Đạo nào cũng vào được. Không cần biết người đó đă theo Thầy nào, phái nào, hay có tin Luân-hồi, quả báo không, có tin Trời, Phật không, ăn chay hay ăn mặn, biết tham thiền hay không cũng chẳng hại ǵ. Một hội viên có quyền phát biểu ư kiến của ḿnh, nhưng không có quyền ép buộc hội viên khác phải nghe theo hay làm theo ư kiến của ḿnh.

        Hội viên nào muốn học hỏi theo hai mục đích thứ 2 và thứ 3 th́ sẵn có những hội viên cũ chỉ bảo. Nếu không muốn học th́ cũng chẳng ai ép buộc.

        Trong hội có đủ hạng người ở các giới, từ trí thức đến lao động như: Bác học, mỹ thuật, khoa học, văn sĩ, thi sĩ, thương gia, nông dân, tín đồ các tôn giáo v.v. . .

*    *    *

TÓM  LẠI

-----

        Vấn.- Vào HỘI THÔNG-THIÊN-HỌC để chi?

 

        Đáp.- Hội Thông-Thiên-Học lănh sứ mạng đem ánh sáng Chơn lư soi khắp hang cùng ngơ hẻm, hầu cho ai nấy đều thấy rơ mục đích cuộc đời để tạo một kiếp sống hạp với Thiên Cơ. Muốn đạt thành công tác nầy, phải tạo những người hướng đạo để lấp bằng hầm hố, ruồng phá chông gai, khai mở một con đường bằng thẳng êm ái để người khác có thể theo đó mà tiến bước dễ dàng. Vậy người Thông-Thiên-Học chơn chánh là người lo phụng sự nhơn loại, đặt hạnh phúc nhơn loại trên hạnh phúc của ḿnh, lo bổn phận trước quyền lợi tư riêng.

        Nếu thiếu ḷng Từ-bi, Bác-ái, chưa sẵn sàng giúp đỡ mọi người th́ chưa phải là nhà THÔNG-THIÊN-HỌC.

        Người hội viên Thông-Thiên-Học là người muốn đạt thành lư tưởng cao siêu ấy.

Chúng ta chưa trọn lành, nên chúng ta phải chuyên tâm tập luyện để đủ sức giúp đời với tấm ḷng vị-tha, chỉ cho ra chớ không cần thâu vô, không trông mong người biết ơn, mà cũng không cầu xin Trời, Phật ban thưởng.

        Tóm lại, người gia nhập Hội Thông-Thiên-Học là người muốn phụng sự nhơn loại, chớ không phải đi t́m danh lợi, quyền hành hay hạnh phúc. 

DẤU  HIỆU

CỦA HỘI THÔNG- THIÊN-HỌC

--------

        Ở đây chúng tôi chỉ tŕnh bày vài trạng thái của dấu hiệu. Mỗi biểu hiệu là một cái ch́a khóa để mở cửa Đạo, nên có nhiều cách giải thích khác nhau và đều có giá trị cả.

        1/- Trên hết là chữ ‘AUM’ dùng để chỉ Đấng TỐI CAO, Đức THƯỢNG ĐẾ. Đó là chữ bí mật của giống dân chánh thứ năm (Aryen). Nó có một sức rung động rất mạnh. Nếu sau câu cầu nguyện, ta đọc chữ AUM cho đúng giọng, th́ lời cầu nguyện của ta sẽ thực hiện ở các cơi trên. Chữ AMEN của Thiên Chúa Giáo cũng có sức rung động như thế. Chữ AUM đứng đầu trong câu thần chú huyền bí nhất ở Đông Phương: “AUM mani pad mê hum”

        2/- Chữ VẠN là một dấu hiệu rất xưa và rất được tôn kính. Chữ VẠN tượng trưng sức mạnh luôn luôn biến động. Sức mạnh đó làm ra các nguyên tử để tạo các thế giới, các vũ trụ. Nó cũng tượng trưng cái bánh xe lăn trên con đường tiến hóa. Tóm lại, chũ VẠN là cái ch́a khóa để tiến vào THIÊN HỌC và NHƠN HỌC.

        3/- Con rắn là biểu hiệu của sự MINH TRIẾT TUYỆT ĐỐI, của sự trường sanh bất tử và của thời gian, quyền năng bất tử của vị Chơn Tiên và Đạo Sư đắc pháp.

        Con rắn tự cắn đuôi, làm thành ṿng tṛn, biểu hiệu sự sống vĩnh viễn, tiêu biểu vũ trụ đang tiến hóa và tượng trưng h́nh cầu của các hành tinh.

        4/- H́nh tam giác đôi là biểu hiệu của TAM VỊ NHỨT THỂ, ba ngôi của Thượng Đế, là con dấu của vua SALOMON, tượng trưng vũ trụ, chỉ sự SÁNG-TẠO, sự H̉A HỢP giữa tinh thần thuần túy và vật chất, giữa vô h́nh và hữu h́nh.

        H́nh Tam giác chỉ lên, là biểu tượng của Lửa, của Tinh thần; h́nh Tam giác chỉ trở xuống là biểu tượng của Nước, của vật chất.

        Hai tam giác tréo nhau làm thành một cái h́nh có 12 đường bằng nhau, tượng trưng 12 vị thần của người Chaldée (Can- Đê) và của nhiều tôn giáo khác, của 12 cung trong Hoàng Đạo (Zodiaque), 12 tháng trong năm v.v. . .

        5/- H́nh chữ thập có quai, ở chính giữa, là biểu tượng xưa nhất. Nó tượng trưng cái Cửa dắt đến cơi Trời. Trong những kinh thánh Ấn-Độ, chữ thập trong ṿng tṛn, tượng trưng đời SINH HOẠT vô cùng vô tận, là ngôi Tứ-tượng với năng lực SÁNG TẠO, sẵn sàng hoạt động để lập các cơi Trời. Cái ṿng tṛn trên chữ TAU (Tô), chữ THẬP của AI CẬP là cái ch́a khóa của các vua Ai-Cập (Pharaons), để mở cửa MINH TRIẾT, do các Trưởng-Lăo và các vị vua đắc đạo truyền giáo.

        Chữ TAU là chữ bí mật của giống dân chánh thứ tư (Ắt-lăn).

        Trên đây là chúng tôi tóm đại ư của biểu hiệu trong con dấu của Hội Thông-Thiên-Học, để mỗi khi nh́n vào dấu hiệu đó, ta thấy được cái ư nghĩa cao siêu, huyền bí trong vũ trụ.

 

VẠN VẬT THÁI B̀NH

TRÚC LÂM và  TRI-THIỆN CƯ SĨ

 

----------------------------------------------------

PHƯƠNG DANH

QUÍ VỊ HẢO TÂM ỦNG HỘ

---------

 

        Ông ĐỖ HỮU HỌC, Trưởng Ty Tiểu học CHÂU ĐỐC . . . . . . . . . . . . . . . . 100$  

                                       Tân Châu, ngày 30-3-1968

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES