Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 
KIẾN TẠO CÀN KHÔN

(BUILDING OF THE COSMOS AND OTHER LECTURES)

Bản dịch 2013

 CÙNG VỚI NHỮNG BÀI DIỄN THUYẾT KHÁC ĐƯỢC THUYẾT TRÌNH

TẠI ĐẠI HỘI ĐỒNG THƯỜNG NIÊN THỨ 18 CỦA HỘI THÔNG THIÊN HỌC

Ở ADYAR, MADRAS NGÀY 27 – 28 – 29 VÀ 30 THÁNG 12 NĂM 1893.

Tác giả ANNIE BESANT

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG THIÊN HỌC LUÂN ĐÔN NĂM 1894

IN LẠI NĂM 1910 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I.             KIẾN TẠO CÀN KHÔN

(1)        Âm thanh

(2)        Lửa

II.           KHOA YOGA

III.         BIỂU TƯỢNG HỆ

LỜI NÓI ĐẦU

Bốn bài thuyết trình in trong quyển sách này được diễn thuyết cho các đại biểu và hội viên Hội Thông Thiên Học tề tựu lại nhân Đại hội Thường niên ở Adyar, Madras ngày 27 – 28 – 29 và 30 tháng 12 năm 1893. Người ta dự định dùng chúng để trình bày giá trị của những giáo huấn mà bà Blavatsky đưa ra chỉ đạo cho những ý nghĩa mơ hồ trong các Thánh thư của Ấn Độ, nhờ vậy nó biện minh ngay tức khắc cho sự hữu dụng của giáo lý Thông Thiên Học và giáo lý Ấn Độ. Người ta cũng dự định dùng chúng để chứng tỏ các giáo lý này đồng nhất với nhau và chứng minh rằng bất cứ ai tin vào giáo huấn Thông Thiên Học ắt cũng phải chấp nhận giáo huấn kinh Phệ đà và kinh Puranas đối với những vấn đề căn bản. Việc Thông Thiên Học là một bộ phận nhỏ của Brahma Vidya thời tiền Phệ đà, việc Shruti là sự giới thiệu hiển giáo tốt đẹp nhất về Brahma Vidya, việc kinh Puranas được dự trù giới thiệu những chân lý tâm linh cho giai cấp không có khả năng nghiên cứu kinh Phệ đà có thể hiểu được nó theo một dạng cụ thể dễ đồng hóa – tất cả những điều đó là những ý tưởng mà các bài diễn thuyết này nhằm tới.

Ngay từ đầu, việc tôi chấp nhận giáo huấn Thông Thiên Học đã hàm ý là chấp nhận kinh điển Ấn giáo, coi đó là một kho báu để đào ra lấy được vàng tức Tri thức Tâm linh. Với vai trò là một Triết lý, ta có thể coi Thông Thiên Học phân biệt trên bình diện tri thức đối với Ấn Độ giáo cũng như đối với mọi Tôn giáo khác, mặc dù về nhiều điểm thì nó mô phỏng theo phái Bất Nhị của Vedanta, nhưng nếu người ta toan tính muốn rút ra từ đó những chất liệu bổ dưỡng cho tâm linh; nếu người ta giảng dạy nó vừa Tôn giáo vừa Triết học th́ Ấn Độ giáo dưới hình thức được trình bày sơ khai nhất và ngoại môn nhất vì nhu cầu thờ phụng ắt sẽ thỏa mãn nhất cho mục đích ấy. Tôi không ngụ ý muốn nói ḷng sùng tín không thể khoác lấy nhiều lớp áo tôn giáo khác nhau và nếu người ta đă có sẵn một Tôn giáo khi y trở thành một nhà Thông Thiên Học thì tự nhiên là y sẽ chẳng tìm thấy trong Tôn giáo ấy cái thức ăn tinh thần mà mình cần thiết nhưng kiếm không ra. Nhưng nếu y đến với Thông Thiên Học – như bản thân tôi – xuất phát từ thuyết Duy vật th́ lòng sùng tín của y có lẽ dễ chọn theo nhất những dạng tiếng Bắc phạn cổ truyền được bảo tồn trong Ấn Độ giáo mà y đã bắt đầu làm quen về mặt trí thức khi nghiên cứu triết lý Thông Thiên Học. Đối với tôi Thông Thiên Học chẳng những thỏa mản về phần trí thức  mà còn đáp ứng được lòng sùng tín, và Thông Thiên Học sùng tín ắt biểu hiện tự nhên và cổ truyền nhất thông qua Ấn Độ giáo. Người nào nghiên cứu Brahma Vidya với tư cách là một Tín đồ như vậy cũng sẽ trở thành một Tín đồ Ấn giáo vì nhận ra rằng Tri thức và Sùng tín đều cần thiết cho sự tiến hóa trong sinh hoạt tâm linh.

Tôi nói ra một vài lời như thế để giải thích cho lập trường của chính ḿnh trên cương vị nhà Thông Thiên Học và Tín đồ Ấn giáo vốn xuyên suốt qua mọi bài thuyết trình này và cũng để bác bỏ cái chuyện tầm phào phi lý cho rằng tôi đă cải giáo sang Ấn Độ giáo từ khi tôi đến Ấn Độ. Tôi đã trở thành một tín đồ Ấn Độ giáo do tôi đã hoàn toàn chấp nhận hết Thông Thiên Học do các Huyền bí gia giảng dạy và sẽ không có sự thay đổi nào ngoại trừ một tầm nhìn càng ngày càng rõ rệt hơn, một sự hiểu biết càng ngày càng mở rộng hơn và một sự thỏa mãn sâu sắc càng ngày càng lớn mạnh hơn đối với những giáo huấn mà tôi đă tiếp thu vào năm 1889.

 

ANNIE BESANT

Ludhiana, tháng 2 năm 1894.

I

XÂY ĐỰNG CÀN KHÔN

 

(1) – ÂM THANH

THƯA CÁC HUYNH ĐỆ – Khi những kinh điển vĩ đại của quốc gia Ấn Độ lần đầu tiên tạo ấn tượng cho tư tưởng Âu Tây th́ cái ấn tượng ấy vừa khá kỳ dị lại vừa có tính cách đáng chú ư. Trong đám các nhà tư tưởng Âu Tây không hề có sự mâu thuẫn với nhau về nguồn gốc và giá trị của cái kho tài liệu cổ truyền này. Một đằng thì người ta công nhận rằng có thể thấy đó là một Triết lý thâm thúy, còn một đằng thì cái ý tưởng tìm ra được một Triết lý như vậy trong một dân tộc bị coi là kém văn minh hơn những dân tộc đang phê phán họ – cái ý tưởng ấy đã gây ra nhiều sự tranh cãi về việc các tác phẩm ấy khởi nguyên bằng cách nào và ảnh hưởng nào đã tác động trong việc viết ra những sách ấy. Và mãi cho tới nay, khi người ta công nhận Triết lý ấy thật thâm thúy, khi người ta không còn thách thức tầm tư tưởng rộng lớn của nó nữa, th́ ta vẫn thấy những người như Giáo sư Max Müller – ông đã dành hết cuộc đời để nghiên cứu hết các tác phẩm này – lại bảo rằng kinh Phệ đà là những lời nói bập bẹ của một dân tộc ấu trĩ. Ta thấy họ phủ nhận việc có bất kỳ loại bí mật hoặc giáo lý ẩn tàng nào khuất sau bức màn che của hệ thống biểu tượng, núp dưới chiêu bài ẩn dụ. Tôi thấy dường như thể các tư tưởng gia ở phương Tây không thể hiểu được rằng có thể có một giống dân ấu trĩ thế nhưng giống dân ấy lại có một Huấn sư Thiêng liêng; có thể có một nền văn minh đang phát triển nhưng nền văn minh ấy được dẫn dắt bởi những người đă được đặc biệt soi sáng nhờ vào Tinh thần vốn thiêng liêng. Vì thế mà họ không tài nào hiểu được giá trị của các Kinh điển, họ chỉ thấy khối quần chúng của một dân tộc cổ hủ chứ không hiểu một chút gì tư cách cao cả của những đấng vượt trên khối quần chúng ấy trên cương vị là các Huấn sư và các bậc Chỉ đạo. Khi cố gắng tìm cho bằng được cái gọi là nguồn gốc thuần túy con người của Kinh điển, họ đã thất bại thảm hại khi phân tích: Đó là v́ ở đâu mà người ta dẹp phần Thiêng liêng sang một bên th́ ở đó người ta không thể hiểu được sự tăng trưởng của bất cứ quốc gia nào, và ở đâu người ta lờ đi Đấng thiêng liêng ẩn tàng nơi con người th́ ở đó người ta không thể nào lĩnh hội được Triết lý hoặc Tôn giáo hoặc Văn minh của nó.

Thế mà trong những bài thuyết trình này tôi toan tính – đó ắt phải là một toan tính rất bất toàn – biện minh cho lập trường theo đó bạn có thể tìm thấy trong các Kinh điển Ấn Độ có Triết lý, Khoa học và Tôn giáo thuộc loại sâu sắc nhất, bao quát nhất và gợi hứng nhiều nhất; Khoa học phương Tây đang dần dần bắt đầu bước trên những con đường mà Kinh điển này đã vạch ra rõ ràng; kiến thức mà phương Tây đang bắt đầu thu lượm được từ những quan sát nơi vũ trụ ngoại giới chính là kiến thức mà ta có thể thủ đắc nhanh hơn bằng cách nghiên cứu Kinh điển vốn được viết ra bởi những người nghiên cứu vũ trụ từ bên trong hơn là từ bên ngoài. Vậy là ta có thể đọc thấy trong phòng Hoa sen của trái tim với những vùng không gian chứa đầy chất ether, ta có thể nhìn thấy mọi thứ mà ta tìm được nơi thế giới bên ngoài.

Cả trời và đất tồn tại bên trong nó. Cả Agni và Vayu, cả Mặt trời lẫn Mặt trăng. . . và bất cứ thứ gì nữa tồn tại trong vũ trụ này [[1]] đều có sẵn ở đó sao cho khi tìm thấy Tinh thần của mình, con người cũng tìm thấy mọi thứ tồn tại trong Càn khôn. Đây là một phát biểu chẳng những hay ho về mặt thi vị mà còn chính xác về mặt khoa học; và bằng cách thật sự tìm thấy cặp mắt của Tinh thần, cặp mắt nhìn thấu suốt qua mọi bức màn che bản chất ngoại giới thì ta có thể thu được kiến thức vừa chính xác hơn vừa sâu sắc hơn những gì mà ta có thể phát hiện được khi chỉ thuần túy theo đuổi việc nghiên cứu bằng mắt phàm.

Thế mà khi theo đuổi đường lối khảo cứu này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của bà mệnh phụ nước Nga và là bậc Đạo sư vĩ đại mà ta gọi là Helena Petrovna Blavatsky. Giá trị của bà đối với thế gian không ở nơi vấn đề liệu bà có khả năng hay không có khả năng thực hiện một vài hành vi mà người khác không thể đua tranh được. Giá trị của bà đối với thế gian không phải ở chỗ liệu bà làm phép lạ hay nhà ảo thuật. Đây không phải là điều mà rốt cuộc hậu thế sẽ xét đoán bà. Theo quan điểm của riêng tôi thì cái gọi là các phép lạ chỉ là vấn đề tương đối không đáng chú ư; toàn thể vấn đề này trong khi thú vị theo một quan điểm nào đó th́ đối với tôi lại chỉ được coi là tương đối không quan trọng. Giá trị thật sự của bà ta ở chỗ bà có vén lên bức màn bi mật về Tri thức Cổ truyền, bà đã trao cho chúng ta chìa khóa giúp ta có thể mở được cánh cửa của thánh điện bên trong, bà đến với chúng ta vì bà biết những sự vật về Tinh thần và có thể giải thích cho ta cách thức mà ta tự mình có thể theo dõi những manh mối do bà cung cấp. Điều này khiến cho người nào được giáo huấn về Triết lý Bí truyền – thời này được gọi là giáo huấn Thông Thiên Học – th́ những người ấy có thể chuyển sang kinh Phệ đà, chuyển sang kinh Puranas và tìm thấy trong đó phần kiến thức vốn ẩn giấu đối với bạn đọc thông thường. Như vậy bà đóng vai một Đạo sư vĩ đại, chu toàn chức năng mà thời xưa diễn ra giữa Thầy và trò: dùng Kinh điển để phát hiện ư nghĩa nội tại của nó, mở đường cho sự tiến bộ tâm linh, khiến cho chúng ta có thể đạt được Minh triết Cổ truyền trong thánh điện. Tôi sẽ biện minh cho quan niệm ấy bằng cách chứng tỏ – sau khi đă rút ra một vài giáo huấn trong Kinh điển Ấn độ cổ truyền bằng cách nào mà những giáo huấn này trở nên minh bạch hơn và dễ hiểu hơn khi ta đọc chúng theo sự minh giải mà bà đã cung cấp qua những quyển sách được gọi là Giáo Lư Bí Truyền. Tôi sẽ ủng hộ cũng giáo huấn ấy bằng cách tham chiếu Khoa học tiên tiến nhất thời nay và chứng minh cho các bạn thấy làm thế nào mà bộ Giáo Lư Bí Truyền – vốn quả thật là giáo huấn cổ truyền nhất của Ấn Độ – lại được hậu thuẫn, một đằng là bởi cái gọi là Khoa học phương Tây còn một đằng là bởi các Kinh điển trong Quá khứ; những kinh điển này có thể trở nên dễ hiểu hơn, mạch lạc hơn và những mâu thuẫn biểu kiến sẽ biến mất khi ta xem xét chúng theo sự minh giải của những Giáo huấn Bí nhiệm mà mới chỉ có một phần nhỏ được ban ra cho thế gian.

Bây giờ khi nói tới việc Xây dựng Càn khôn, ngay từ đầu tôi không thể bàn tới vấn đề này theo như Khoa học mà người ta biết ở Âu châu, bởi vì ở Âu Tây, Khoa học không bàn về sự bắt đầu của vạn vật. Nó chỉ bàn tới sự biểu lộ sau khi đã đạt tới một mức nào đó. Có thể nói là nó chẳng cho ta biết điều gì về việc mới bắt đầu chớm nở tồn tại của Càn khôn. Nó chẳng bàn tới điều gì mãi cho đến khi Vật chất đã có một dạng mà giác quan của thể xác có thể đánh giá được hoặc ít ra là óc tưởng tượng theo đường lối giác quan của thể xác có thể xây dựng nên được. Tyndall đã nói tới việc sử dụng tưởng tượng khoa học và bằng cách đó chúng ta có thể tiếp tục đi trên con đường khoa học vượt quá mức mà thực ra ta có thể dùng giác quan ghi nhận được. Người ta không còn lập luận rằng chỉ những gì dùng giác quan nhận thức được thì nó mới là đúng, đó là lập trường mà cách nay chừng 30 năm người ta vẫn chủ trương như thế. Sự tiến bộ của Khoa học đã khiến cho ngày nay người ta không còn chủ trương như thế nữa. Nhưng bạn vẫn thấy rằng Khoa học vẫn còn chủ trương không một điều gì có thể lọt vào tầm nhìn của nó ngoại trừ những khái niệm mà trí năng có thể tạo dựng dựa trên những sự kiện do giác quan thu lượm được; điều này khiến cho khi ta đang bàn tới sự tồn tại của Càn khôn biểu lộ thì ta không được phép dùng tư tưởng vượt quá những quan niệm duy vật vốn đã có nền tảng nơi những hiện tượng vật chất mà ta quan sát được. Điều này có nghĩa là ta có thể vượt qua đại khối Vật chất mà ta nhìn thấy được rồi nêu định đề là có tồn tại nguyên tử mà mắt ta không nhìn thấy và chỉ có thể được hình dung qua nỗ lực tưởng tượng theo Khoa học. Nhưng ta không được phép vượt quá mức mà óc tưởng tượng ấy có thể dựng nên từ những chất liệu mà các giác quan cung cấp. Quả thật là Crookes có bàn tới sự xây dựng nguyên tử nhưng ngay cả khi đó ông cũng chỉ đưa nó đi xa tới mức cái gọi là nguyên sinh chất tức Vật chất nguyên thủy. Khoa học ắt không vượt quá ranh giới ấy. Nó từ chối không đi sâu thêm nữa vào cội nguồn của vạn vật. Nó từ chối việc thắc mắc: Liệu có thể nào đằng sau nguyên sinh chất ấy ta có thể còn tìm ra được sự tăng trưởng và truy nguyên được sự tiến hóa hay chăng? Chính vì vậy mà khi truy nguyên đến tận cội nguồn th́ ta chỉ có bộ Giáo Lư Bí Truyền và các kinh điển Ấn Độ. Ta không thể dựa vào sự trợ giúp và phê phán của khoa học mãi cho tới khi lập luận ở giai đoạn sau này.

Thế mà để cho lập luận này có thể được hoàn chỉnh theo quan điểm của riêng mình thì tôi muốn so sánh một cách ngắn gọn giữa khởi nguyên của vạn vật theo như ta thấy trong kinh điển Ấn Độ và nguồn gốc của vạn hữu theo như ta truy nguyên nó trong tác phẩm tên là Giáo Lư Bí Truyền. Điều này khiến cho ta có thể thấy – tôi nghĩ rằng chúng ta ắt sẽ thấy -  phát biểu mạch lạc được đưa ra trong bộ Giáo Lư Bí Truyền là cực kỳ hữu dụng, khi ta đã bối rối khá nhiều về nhiều phát biểu đối với những khía cạnh khác nhau của cơ tiến hóa như ta thấy trong kinh điển Ấn Độ. Đó là v́ bạn phải nhớ rằng các Kinh điển này đã cố tình sử dụng những bức bình phong được đặt vào tay ta. Nếu ta đọc chúng liên tiếp th́ ta cũng không thể luôn luôn có được một ý niệm mạch lạc về tổng thể mà kinh điển chỉ biểu diễn có một mảnh vụn và ta tiết kiệm được rất nhiều thời giờ nếu ta có được một thoáng nhìn về tổng thể ấy, sao cho khi ta bắt gặp một mảnh vụn, ta có thể xếp nó vào đúng chỗ trong cái tòa nhà mà ta đang ra sức xây dựng thay vì lục lọi khắp nơi mà sự hiểu biết cũng chỉ manh mún cho nên ta cần có cái bản sơ đồ kiến trúc mà bà Blavtsky quả thật đã cung cấp cho ta.

Trước hết ta hãy quay sang các kinh điển Ấn Độ để xem chúng truy nguyên cho ta nguồn gốc vạn vật ra sao. Ở đây có một sự khác nhau rất đáng chú ý giữa kinh Puranas và Áo nghĩa thư. Bạn ắt tìm thấy nhiều chi tiết hơn chi tiết được mô tả liên tục như sẵn có trong kinh Puranas, còn trong Áo nghĩa thư bạn ắt thấy một quan điểm triết học hơn là một vũ trụ quan, nhất là quan niệm bắt đầu từ Tinh thần nơi con người rồi vạch ra mối liên hệ giữa Tinh thần ấy với Cội nguồn phát nguyên ra nó. Điều này tạo ra sự khác nhau về vũ trụ quan được trình bày trong hai phân bộ lớn của kinh điển Ấn Độ và bạn ắt thấy có một sự khác nhau đặc biệt mà tôi sẽ trình bày với bạn, đôi khi làm bối rối bạn đọc chẳng biết có thể dung hòa được chúng hay chăng. Vậy thì trước hết, nếu tôi có thể dùng cái dường như là một nghịch lý, song quả thật là chân lý, thì trước khi có “cội nguồn vạn vật” thì tư tưởng đã bị dội ngược trở lại bởi vì nguồn gốc của vạn vật có nghĩa là sự biểu lộ, có nghĩa là sự biến dị. Chính từ ngữ “vạn vật” cũng hàm ý là sự tồn tại sau khi đã biểu lộ ra. Trước khi biểu lộ thì ắt phải có Đấng Nhất Như; ngay cả Khoa học Âu Tây cũng công nhận điều này và họ đã viện dẫn rất đúng rằng Đấng Nhất Như vốn khôn dò còn đối tượng của sự quan sát chỉ là hiện tượng giới. Nhưng bạn ắt hiếm khi thấy rằng người ta chối bỏ sự tồn tại của những điều ẩn đằng sau hiện tượng, ngoại trừ có lẽ trong một số trường phái tư tưởng tương đối nhỏ, các trường phái này thấy vũ trụ chẳng qua chỉ là một khối những hiện tượng biến dịch, không có sự thống nhất cố hữu ẩn đằng sau những hiện tượng này. Nói chung thì nếu Khoa học trở thành Triết học, người ta nêu định đề Đấng Nhất Như là bất khả tư nghị đối với tư tưởng con người. Nhưng vũ trụ quan của Ấn Độ là một quan niệm thâm thúy hơn, vì người ta có thể nói rằng cái mà tư tưởng con người không vươn tới được vẫn còn ở giới hạn bên ngoài của sự biểu lộ và thậm chí đằng sau cái ngoại biên ấy, đằng sau và vượt quá Brahman – đấng được mô tả là mắt không nhìn thấy được, tay không nắm, sờ mó được và thậm chí tư tưởng cũng không lĩnh hội được và không thể chứng minh được, chỉ có niềm tin vào linh hồn mới chứng minh được sự tồn tại của Brahman. Đằng sau cái đó người ta vẫn còn nêu định đề có tồn tại một đấng vô danh mà chỉ được miêu tả bằng hình dung từ, chỉ có thể được gọi là “vượt ngoài Brahman” tức Parabrahman, đó là Triết gia, là “Vishnu thường trụ” trong Vishnu Purana. Thế mà ta không thể nói gì và không thể nghĩ gì về CÁI ĐÓ, tức Vishnu Thường trụ. Tư tưởng cũng như ngôn ngữ chẳng dính dáng gì tới lãnh vực ấy và ta chỉ có thể bắt đầu suy nghĩ hoặc nói rằng khi sự biểu lộ đã xảy ra, khi Tia xao xuyến đầu tiên xuất lộ từ cái bóng đêm không thể xuyên thấu được, đó là Ánh sáng, là khả năng tồn tại biểu lộ.

Và thế rồi ta xét tới sự biểu lộ đầu tiên trong các kinh điển, cái đôi khi được gọi – hãy lưu ý sự kiện này là biểu lộ và đôi khi được gọi là vô hiện; tự thân nó vô hiện nhưng nó biểu hiện qua hành vi sinh sản. Đó là v́ tư tưởng ta có thể bay vút lên tới tận Brahman mặc dù tư tưởng con người không thể lĩnh hội được Bản thân Brahman. Và ta thấy Brahman hoặc đấng tương đương với ngài được cả Áo nghĩa thư lẫn Puranas (cả hai nguồn thông tin nghiên cứu vĩ đại này) đều bảo rằng Tự thân ngài gồm ba phần, mặc dù ngài không phải là tam phân khi trực tiếp biểu lộ. Đấng Nhất Như nhưng tiềm tàng tính tam phân bên trong mình sẽ dần dần xuất hiện theo trình tự biểu lộ khiến cho có thể có vũ trụ vạn vật. Tự thân Brahman có bản chất tam phân, cho dù ta thấy trong Taittiryopanishad nói Brahman là Chân lý, là Tri thức, là Vô cực hay qua cụm từ quen thuộc với ta hơn là Tự hữu, là Chí phúc, là Tư duy. Quả thật qua những từ ngữ này ta cùng có một quan niệm, Sat-Chit-Ananda, vốn quen thuộc xiết bao bất cứ lúc nào mà ta nói tới Đấng Tối Cao, và đây chẳng qua chỉ là một cụm từ khác do ta tìm thấy trong khi trích dẫn Áo nghĩa thư. Thế thì Satyam, Gnyanam, Anantam nghĩa là gì? [[2]]. Đây chỉ là những từ ngữ khác của con người không đạt yêu cầu trong toan tính biểu diễn thực tại và ta dùng một trong các cụm từ tam phân này đều được cả; điều mà ta cần lĩnh hội là ba khía cạnh ấy vốn ẩn tàng trong sự Phân thân bản sơ và sự khởi đầu của Càn khôn chính là việc phát triển tiềm năng tam phân này thành ra sự biểu lộ, biến những tiềm năng ẩn tàng này thành ra những năng lực hiện thực.

Thế mà trong Vishnu Purana ta thấy có biểu diễn cũng tư tưởng ấy về sự ẩn tàng tam phân; ta có sự biểu lộ đầu tiên của Vishnu là Kala tức Thời gian, vốn chẳng phải là Vật chất, chẳng phải là Tinh thần mà vẫn tồn tại khi cả hai thứ này đã biến mất vào trong nó. Trong chương 2 của Vishnu Purana, bạn ắt nhớ rằng nghe đâu có Pradhana vốn là bản thể của Vật chất, còn Purusha là bản thể của Tinh thần; khi hai thứ này biến mất th́ hình tướng của Vishnu là Thời gian vẫn còn. Như vậy ta có quan niệm Thời gian vô thủy vô chung vốn có thể nói là ẩn đằng sau sự biểu lộ kế tiếp nối kết chúng lại và khiến cho chúng có thể xảy ra được. Thế rồi ta đạt tới giai đoạn thứ nhì mà kinh Purana này gọi là Pradhana-Purusha, Vật chất bản thể, Tinh thần bản thể từ Một biến thành Hai, nghĩa là biểu lộ; chính vì thế mà người ta gọi Brahman là Đấng cả vô hiện lẫn biểu hiện. Tự thân ngài vô hiện, ngài biểu hiện khi Hai xuất hiện từ Một để nhị nguyên tính khiến cho Vũ trụ Càn khôn khả hữu được. Thế là ta thấy nhiều từ trong nhiều quyển sách, mọi thứ đều cùng truyền đạt cùng một tư tưởng: tính nhị nguyên mà Subba Rao đã nhấn mạnh xiết bao – mọi Triết gia đều tiếc thương việc ông từ trần vì công trình mà ông có thể thực hiện nhằm thống nhất tư tưởng công truyền và tư tưởng bí truyền. Ta có Mulaprakriti và Daiviprakriti – vốn chỉ là những cách diễn tả khác của cái mà tư tưởng Hi Lạp gọi là Ngôi Lời – đang biểu lộ. Lại nữa, ta có một đặc trưng được dành cho Pradhana ấy, nghĩa là nó là Vyaya (có quãng tính, có thể bành trướng được), bạn không thể bắt đầu miêu tả bởi vì còn chưa có được các thuộc tính, nhưng bạn đã có đặc trưng duy nhất là quãng tính, nó luôn luôn ngụ ý là có thể có hình tướng, điều này khiến cho trong cái thứ Nhì ấy vốn được biểu lộ từ Nhất Như, đã có bản thể của hình tướng – điều mà những sự biểu hiện bên ngoài thiên hình vạn trạng khoác lấy – và bạn cũng có điều phải xuất lộ trong hình tướng tức Purusha, vốn uốn nắn, tác động lên Pradhana, do đó khiến cho vũ trụ biểu lộ có thể trở nên thiên hình vạn trạng. Thế rồi vẫn theo Vishnu Puranas ta có giai đoạn thứ ba từ Mahat, điều vốn là lực kiểm soát và hướng đạo, là Đấng Cai quản Giám sát (tạm gọi như vậy) trong bất cứ trường hợp nào nó cũng dẫn dắt sự tiến hóa của vũ trụ khiến cho cơ tiến hóa được thủy chung như nhất, hợp lý và xuyên suốt. Ở đây tôi không thể không nhắc nhớ tới dù chỉ là tạm thời qua các diễn tả vừa nêu, tôi đã sử dụng một tư tưởng mà tôi mới vừa nghe Giáo sư Huxley phát biểu. Ông nói tới Đấng Thông Tuệ “thấm nhuần vũ trụ” [[3]] , có thể nói là ông công nhận một Đấng Thông Tuệ ấy sau khi ông đă rao giảng thuyết Bất khả tri trong vòng biết bao nhiêu năm trời. Có một Đấng Thông Tuệ mà ông bắt buộc phải công nhận có một thuộc tính thấm nhuần vạn vật, đây cốt yếu chính là quan niệm căn bản về Mahat, đó là một trí thông tuệ vô biên ngoại trừ bị hạn chế nơi chính sự kiện được hàm ý qua sự biểu lộ.

Thế mà ba giai đoạn này vốn được trình bày minh bạch, xác định trong Vishnu Purana – lại hơi khó truy nguyên trong Áo nghĩa thư; nhưng trước khi rời bỏ việc giới thiệu kinh Purana theo đó Ba Ngôi chẳng qua chỉ là sự phát triển của Một thể, Sat-Chit-Ananda đã tiềm tàng nơi Đấng Bản Sơ rồi. Bạn làm biến dị Ba Ngôi này khi bạn coi đó là ba. Thế thì Đấng Bản Sơ là Sat, Tự hữu thuần túy. Đấng thứ Nhì vốn lưỡng tính thì phải là Ananda, vì chính sự kiện chí phúc đã hàm ý tính nhị nguyên còn gì? Thế còn Mahat là ǵ nếu chẳng phải là Chit đang biểu lộ? Điều này khiến cho nó quả thật là một quá trình phát triển như tôi có nói; tất cả những gì tiềm tàng trong Đấng Nhất Như đều biểu hiện ra nơi Ba Ngôi. Trong Áo nghĩa thư, sự phát triển này hơi bị che khuất đi. Áo nghĩa thư có khuynh hướng chuyển trực tiếp từ Brahman – mà vạn vật ẩn tàng trong đó sang Tinh thần nơi con người vốn là Brahman trong nội tâm y, tức Ngôi Lời của Hồn cá thể. Tuy nhiên rải rác đó đây trong Áo nghĩa thư ta vẫn tìm thấy những dấu vết cho biết rằng cũng vẫn có tư tưởng ấy mặc dù nó được triển khai minh bạch hơn trong các tác phẩm của kinh Purana. Bạn ắt thấy nếu bạn quay sang Mundakopanishad thì trong đó có nói rằng từ Brahman tạo ra bản thể Sự Sống, vốn là Ananda, và Tâm trí vốn là Chit; thế rồi nó tiếp tục chuyển sang ngũ hành, ether, gió, ánh sáng v.v. . . [[4]]  Điều này khiến cho bạn cũng có sự nối tiếp lần lượt ấy mặc dù nó ít chú trọng tới điều đó vì mục đích của người viết về sự phát triển Càn khôn vốn khác nhau. Lại nữa trong Brihadaranyakopanishad bạn có thể thấy bộ ba tam vị nhất thể Sự Sống Bản Thể, Danh và Sắc, Sự Sống Bản Thể phát nguyên ra Lưỡng thể; và Sự Sống Bản Thể bị Danh và Sắc che khuất; điều này có nghĩa là Đấng Bản Sơ  bị sự biểu lộ nhị nguyên của ḿnh che giấu. Bạn cũng tìm thấy ý tưởng đó trong Kathopanishad qua trình tự được truy nguyên về việc từng bước mưu tìm Tinh thần; khi bạn đã vượt qua Manas lên tới Buddhi, từ Buddhi lên tới Atman, vượt quá Atman có Đấng Vô Hiện và vượt quá Đấng Vô Hiện có Đại Hồn mà người ta gọi là Purusha trong tác phẩm đó. Như vậy bạn đã đạt được sự kiện gợi ý nhất theo đó giữa Tinh thần nơi con người với điều không còn gì vượt ngoài nó chỉ có một giai đoạn duy nhất là “Đấng Vô Hiện”. Đâu là cái tư tưởng làm nền tảng cho sự trình bày đơn nhất ấy thay vì là tam phân? Người ta có nói với những kẻ đã giác ngộ rằng giữa Tinh thần nơi con người với Đấng vốn không ai biết được chỉ có Đấng Nhất Như, bởi v́ Ngôi Lời của Linh hồn chỉ là một và một là Tia của Tinh thần được phản ánh trong tâm hồn; điều này khiến cho trong Áo nghĩa thư – nó ngụ ý muốn dẫn dắt ta đi tìm sự đơn nhất của Tinh thần thống nhất với Lora – người ta lờ đi hết mọi thứ ngoại trừ, Thượng Đế Nhất Như mà Tinh thần vốn thuộc về Ngài, và chính cái Vũ trụ Càn khôn thiên hình vạn trạng cũng biến mất khi chính Tinh thần tìm ra được cội nguồn của nó.

Bây giờ sau khi đă phác họa theo chính kinh điển Ấn Độ, ta hãy quay sang bộ Giáo Lư Bí Truyền – tôi dùng tên gọi này để chỉ bộ sách mang tên đó – ta ắt thấy rằng toàn thể những giáo huấn rối rắm này được trình bày dưới một dạng đơn giản, sáng sủa đến nỗi ta có thể dùng nó làm manh mối để dẫn dắt ta nghiên cứu cái hình thức khó hiểu hơn nhiều vốn được trình bày trong kinh điển Ấn Độ. Vì Giáo Lư Bí Truyền được xây dựng hoàn toàn trên cùng một nền tảng với kinh điển Ấn Độ cho nên trước hết ta thấy nó nêu định đề là đấng Parabrahman mà ta không thể nói gì về Ngài; thế rồi nó trình bày Ba Ngôi Thượng Đế; nó dùng từ Ngôi Lời vì từ ngữ này quen thuộc hơn với tư tưởng phương Tây và chốc nữa khi tôi bàn tới Âm thanh, chúng ta ắt thấy nó có ý nghĩa đặc biệt liên quan tới với Kiến tạo Càn khôn. Chính thuật ngữ Ngôi Lời hàm ý là Đấng Kiến Tạo, vì âm thanh được thốt lên chính là Đấng Cao Cả Kiến Tạo nên mọi hình tướng biểu lộ. Thế rồi ta sẽ truy nguyên sự nối tiếp của Ba Ngôi Thượng Đế này vốn chỉ là Tam vị Nhất thể cổ truyền được gọi bằng một tên khác mà ta đã nghiên cứu trong chính các kinh điển rồi; ta có Ngôi Một Thượng Đế là vô hiện, đây là một tước hiệu được ban cho nó. Đấng Bản Sơ, Đấng Vô Hiện, xuất hiện rồi lại biến mất bởi vì xét về Càn khôn Vũ trụ thì Thượng Đế Ngôi Một là vô hiện; nó chỉ trở nên biểu hiện đối với Tinh thần nơi con người vốn đồng nhất với Nó. Thế rồi Đấng Nhất Như biến dị thành Hai, và nếu ta dùng ngôn ngữ của phương Tây th́ lưỡng nguyên này là “Tinh thần-Vật chất” chứ không phải là Tinh thần và Vật chất bởi vì ta chỉ có hai Ngôi của Đấng Nhất Như và nếu ta chia chẻ chúng ra trong tư tưởng th́ ta bắt đầu có một quan niệm sai lầm. Vũ trụ không phát nguyên từ Tinh thần và Vật chất – hai quan niệm riêng rẽ với nhau – mà nó tiến hóa ra từ Tinh thần-Vật chất tức Đấng Nhất Như xét về mặt lưỡng tính. Thế là trong cái thứ Nhì này ta có ngôi Ananda như tôi có nói, và ta thấy H.P. Blavatsky nhấn mạnh tới sự thống nhất căn bản này, nó chỉ trở nên lưỡng tính trong khi biểu lộ, Tinh thần-Vật chất, Purusha-Pradhana. Đây chẳng qua chỉ là hai ngôi nguyên sơ của Đấng Nhất Như và Đấng Bất Nhị. Thế rồi khi bạn nói bóng gió với học viên có ý tứ về hệ thống biểu tượng của đề tài này giúp y có thể  phát hiện được điều bí nhiệm căn bản của Càn khôn, thì ta thấy bà bàn tới biểu tượng hệ của mặt trăng rồi đột nhiên bà chèn câu sau đây vào đoạn nói về mặt trăng: “Từ khí của mặt trăng sản sinh ra sự sống, bảo dưỡng và tiêu diệt nó; còn Soma là hiện thân của năng lượng tam bội thuộc Tam vị Nhất thể mặc dù kẻ phàm phu không nhận ra được điều đó” [[5]] .

Thế rồi một chốc nữa bà lại nói thêm về điều đó: Bản thể Thiêng liêng Nhất Như vô hiện đời đời sinh ta một Tự ngã thứ Nhì biểu hiện; Tự ngã thứ Nhì này vốn thư hùng lưỡng tính và có bản chất nous, sinh ra một cách vô nhiễm mọi thứ thuộc tiểu vũ trụ và đại vũ trụ trong Thế giới này.

Trong câu này mà tác giả dẫn nhập ý niệm về mặt trăng theo một cách, xét về biểu kiến là hơi kỳ cục, ta thấy có mấu chốt của nhiều ẩn dụ sẽ giải thích được những sự khởi nguyên lờ mờ trong việc Kiến tạo Càn khôn. Một đằng thì ta có mặt trời còn một đằng thì ta có mặt trăng. Một đằng ta có ánh sáng và một đằng ta có nước; lửa và nước có mặt ở khắp nơi nhờ vậy việc kiến tạo vũ trụ có thể diễn ra được; lửa và nước chẳng qua chỉ là tên gọi của Tinh thần và Vật chất, và chẳng qua chỉ là lưỡng tính của Thượng Đế Ngôi Hai. Trong sự biểu lộ thứ nhì này thì lửa là Daiviprakriti tức Ánh sáng của Thượng Đế, còn nước là biểu lộ của Mulaprakriti tức cội nguồn của mọi Vật chất. Khi chúng tiếp diễn thì vẫn đi theo đường lối nhị nguyên này, và mặt trăng (theo như mọi học viên biết) thường xuyên được biểu diễn là thư hùng lưỡng tính, ba hồi giống đực ba hồi giống cái, nay thì là nam thần, thánh vương Soma, mai thì là nữ thần, sao cho điều này luôn luôn khiến cho ta phải chú ý. Khi ta nghĩ tới mặt trăng thì ta thấy có khía cạnh lưỡng tính dương và âm, điều mà trong thế giới này ta nhận ra là giới tính. Như vậy ta luôn luôn có lưỡng nguyên đối lập này, nếu không có nó thì không thể xây dựng được, vì ta phải có phần thụ động bảo dưỡng vũ trụ và cũng phải có phần chủ động gieo giống cho vũ trụ; bằng không thì chẳng thể có sự sinh dục và tuyệt nhiên không thể có vũ trụ biểu hiện tồn tại. Thế rồi yếu tố thứ ba là Mahat cũng được dùng để gọi quyền năng tạo ý, tư tưởng, trí năng vốn nằm ngay tận gốc rễ của kiếp sinh tồn. Ở đây điều này lại khiến cho sự sống và tư tưởng phải mang tính sơ cấp, bất cứ nơi đâu ta thấy có một nguyên tử tồn tại biểu hiện thì ta thấy trong đó có tính nhị nguyên này, mà nó sẵn có ngay từ đầu vì mọi chuyện phải diễn ra từ cái tính lưỡng nguyên ấy và ta sẽ không có Vật chất vô sinh cũng như chẳng có Năng lượng vô tri vô giác. Những điều tồn tại như thế không thể có được trong một vũ trụ do Sự Sống và Tư tưởng sản sinh ra. Và theo ý nghĩa sâu sắc nhất thì Tam vị Nhất thể này có cấu tạo thất bội bởi vì trong ba đã hàm chứa bảy, cũng như trong Tam vị Nhất thể khi ta bắt đầu suy nghĩ thì ta ắt thấy có bảy yếu tố dính dáng vào đó; ấy là vì trong Tam vị Nhất thể ta bắt buộc phải công nhận mỗi Ngôi lại có khía cạnh Shakti, tức là mỗi Ngôi đều lưỡng tính sao cho ba phải trở thành sáu; bất cứ khi nào ta ngộ ra được Nhất Như th́ ta bắt buộc phải ngộ ra được lưỡng nguyên đang biểu lộ; ta không thể có Vishnu mà không có Lakshmi, không thể có Shiva mà không có Durga, ta luôn luôn nhận ra được hai thứ ấy sao cho khi ta nghĩ tới Tam vị Nhất thể th́ ta thật sự nghĩ tới sáu, còn cái thứ bảy là cái tổng hợp tất cả, nếu không có nó thì sự biến dị này chẳng bao giờ xảy ra được; điều này khiến cho trong chính nền tảng của Càn khôn đã xuất hiện thất nguyên và chỉ v́ ta thiếu sự mẫn tuệ cho nên ta mới bị mù quáng lâu dài đến thế. Khi ta đạt tới giai đoạn Mahat, tức giai đoạn trí tuệ này th́ ngay tức khắc ta đạt tới khả năng của sự biểu lộ mà Khoa học Âu Tây cũng có thể đóng vai trò trong đó; từ ngôn từ Mahat ta lại có Ahamkara tam bội, điều này cốt yếu là có những phẩm tính quen thuộc với mọi học viên Chí Tôn Ca – quen thuộc với mọi học viên có nghĩa là nghiên cứu Triết học nói chung – đến nỗi điều chân thực hoặc thuần khiết, điều hoạt động hoặt sáng sủa, điều u ám hoặc thuộc về ngũ hành th́ cái Vật chất có phẩm tính tam bội ấy lại cần thiết để biểu lộ thêm nữa và trong đó ta ắt thấy tính thiên hình vạn trạng sẽ xuất hiện. Nếu ta xét quyển Vishnu Purana th́ ta ắt học biết được rằng từ phẩm tính Tamas sẽ sinh ra ngũ hành, không phải là các nguyên tố được khoa học phương Tây nói tới mà là ngũ hành cổ truyền; ta không có tiếng Anh nào hay ho tương đương với Bhutadhi. Vũ trụ Vật chất khởi nguyên từ Ahamkara, trước hết nó sinh ra Akasha, từ Akasha sinh ra Phong, từ Phong sinh ra Hỏa, từ Hỏa sinh ra Thủy, từ Thủy sinh ra Địa. Thế mà tại sao lại có trình tự nối tiếp ấy? Trước hết là Akasha. Ta nghe nói đặc trưng của nó là Âm thanh; yếu tố sơ cấp của Âm thanh được triển khai tiến hóa và đó là thuộc tính duy nhất của Akasha. Rồi tới Phong và theo nghĩa này thì Phong là gì? Chắc chắn đó không phải là không khí trong khí quyển, chắc chắn không phải là chất khí biểu lộ sau này vốn là sự trộn lẫn các thể hơi khi nguyên tử đã xuất hiện rồi. “Phong” đại trong Áo nghĩa thư và kinh Puranas chính là Thần khí của Đấng Tối Cao có bản thể là Chuyển động, bởi vì chỉ khi quan niệm vận động đã được du nhập thì mới có thể có bất cứ sự biểu lộ nào. Điều này khiến cho trước hết ta có  Akasha mà thuộc tính duy nhất của nó là Âm thanh; thế rồi ta có sự Vận động do Thần khí vĩ đại ban cho Akasha ấy và nơi những thứ ấy ta có âm thanh rồi tới sự tiếp xúc tức xúc giác nghĩa là giác quan thứ hai; thế rồi từ âm thanh và sự tiếp xúc (chính Akasha và Phong ta mới có Hỏa – lửa) được sản sinh ra, muốn thế thì phải có sự cọ sát giữa Thần khí và Hư không (Akasha). Đó chính là Điện, không có nó thì không thể tăng trưởng thêm nữa và tới lúc đó ta không thể có điều gì tiếp nối Akasha vốn có thể được Thần khí cung cấp cho hình hài, rồi lại tạo hình cho Điện, Điện có thể kiến tạo vạn vật ra thành từng khối, kết tụ lại và đến lúc đó thì không thể có được cấu tạo nguyên tử; từ cấu tạo nguyên tử mới có Thủy và Địa, tức là các biểu lộ ở thể lỏng và thể đặc của điều cho đến nay đă được gọi là “phi vật chất”. Và ta hãy chú ý xem trình tự nối tiếp ấy có thể nói là được bảo đảm cho ta về mặt trí thức nhờ vào các giác quan của con người; ta hãy xem hành thứ nhất tương quan ra sao với thính giác, hành thứ nhì tương quan ra sao với âm thanh và xúc giác tức giác quan thứ nhì; bằng cách nào mà từ lửa mới sinh ra ánh sáng vốn tương quan với thị giác khiến cho ta có âm thanh, xúc giác và thị giác; thế rồi bằng cách nào mà nước lại được sanh ra, nó vốn tương quan với vị giác bởi v́ không có độ ẩm thì không thể có vị giác và ta đă có bốn thứ hiện diện; cuối cùng là địa với đặc trưng cốt yếu là khứu giác tức giác quan chót được tiến hóa ra trên cõi hồng trần, do đó nó là giác quan thứ nhất mà ta thấy trên cõi trung giới khi linh hồn trở ngược lại mưu tìm bản thân. H. P. Blavatsky cố nhiên đi theo đường lối này, bà đã nêu rõ rằng Akasha là điều được sản sinh ra từ Ngôi Ba của Thượng Đế và đặc trưng duy nhất của nó là Âm thanh. Nhưng ngay ở đây Khoa học Hiện đại đã chen vào và trong quan niệm này về Akasha mà đại Thần khí vận hành trong đó sao cho Agni có thể xuất hiện từ Akasha và Vayu; ta thấy mình lại đương đầu với những lý thuyết và phát hiện mới nhất của khoa học cũng như sự sinh ra các nguyên tố vốn là một thuật ngữ khác để chỉ việc Kiến tạo Càn khôn; ta có thể nghiên cứu điều này bằng ngôn ngữ Tây phương qua những tác phẩm của ông Crookes. Trong quyển I của bộ Giáo Lư Bí Truyền, bà Blavatsky có viết khá nhiều về những khám phá của ông Crookes tới mức chúng đă được công bố khi bà viết tác phẩm này, nhưng bà có nêu rõ rằng vẫn còn thiếu một số điều. Và thật đáng chú ư là chỉ vào cuối đời bà – đó là vào năm 1891 chỉ hai tháng trước khi bà từ trần – khi ngỏ lời trước thính giả gồm các nhà khoa học chọn lọc của nước Anh, ông Crookes mới phát biểu rằng điều trước kia được coi là giả thuyết th́ giờ đây đã trở nên chắc chắn, bây giờ ông có thể nêu ra thành những thuyết được nhận biết xác định về những sự việc mà trước kia ông chỉ có thể gợi ý là những giả thuyết có thể hữu ích để dẫn dắt việc khám phá. Đâu là cái khám phá vĩ đại của ông mà nghe đâu một trong những người nghe ông nói đã nâng tên tuổi ông lên ngang hàng với những tư tưởng gia vĩ đại nhất và những khoa học gia lỗi lạc nhất đương thời? Đó là việc phát hiện nguyên tử không vĩnh hằng, nguyên tử được tạo ra chứ không nguyên phát, nó có thể bị hủy diệt và vì vậy nó đă phải có lúc được sản sinh ra bởi v́ chỉ cái gì bất diệt thì mới vĩnh hằng theo đúng như mọi triết lý công nhận. Và ông chứng tỏ rằng ta phải coi nguyên tử là lưỡng tính, ta phải coi nó là một vật thể trung tính được tạo ra bằng cách kết hợp các yếu tố dương tính và âm tính trong Thiên nhiên; nguyên tử mang tánh trường tồn chính vì nó có lưỡng tính, bởi vì có thể nói hai yếu tố của nó kết hợp với nhau khiến nó được bền vững và có khả năng đóng vai trò có thể nói là viên gạch dùng để xây dựng thế giới. Thế rồi đằng sau nguyên tử, ông lại nêu ra cái gọi là “nguyên sinh chất” khi ông mượn tên gọi đó của một Huyền bí gia Âu châu thời Trung cổ là Roger Bacon, ông này đã dùng chính từ ngữ ấy để biểu thị chất liệu bản sơ. Khi ông Crookes muốn truy nguyên cách thức xây dựng nên các nguyên tử thì ông thấy mình bắt buộc phải nêu định đề nguyên sinh chất là chất liệu bản sơ. Ta hãy lưu ý vị giáo sư này đã theo sát đường lối tư tưởng cổ truyền ra sao khi ông thấy mình bắt buộc nêu định đề về sự Vận động, nghĩa là đại Thần khí vốn là hành thứ nhì sau Hư không (Akasha), nếu không có nó th́ Hư không vẫn không vận động được và do đó chẳng sản sinh ra bất cứ thứ gì. Sau khi nêu định đề này về nguyên sinh chất và sự vận động thì ông nêu định đề thứ ba có tồn tại lực liên kết với điện mà ông bảo nó vạch một đường xoắn ốc khi băng qua không gian chứa đầy vật chất. Khi nó băng qua không gian theo đường xoắn ốc th́ hết nguyên tử này tới nguyên tử kia được sản sinh ra qua sự tích tụ ngưng kết của nguyên sinh chất; thế là mọi nguyên tử tạo thành đều được xếp vào những lớp hóa học xác định theo vị trí mà chúng ở trong đường xoắn ốc do lực điện vạch ra. Và đường xoắn ốc là một hình dạng tất yếu, vì sao vậy? Trước hết ta có sự vận động; hãy tưởng tượng sự vận động ấy chỉ theo một hướng. Khi có sự vận động theo một hướng ngang qua vật chất đồng chất thì nó nén vật chất lại với nhau và khi vật chất rắn chắc lại th́ vật chất mất nhiệt. Có một sự kiện quen thuộc là phải xảy ra sự giảm nhiệt; có một trong những thí nghiệm quen thuộc nhất của hóa học sơ cấp khi nước chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia, từ chất hơi sang chất lỏng, hoặc từ chất lỏng sang chất đặc hay từ chất đặc sang chất lỏng, từ chất lỏng sang chất hơi th́ tùy theo quá trình thay đổi mà nhiệt được lấy ra hoặc là trở thành ẩn nhiệt. Ta xét sự minh họa thông thường, nếu nước đá biến thành nước th́ nhiệt trở thành ẩn nhiệt tới mức gọi là 80 đơn vị trước khi có bất cứ sự thay đổi nào về dáng vẻ bên ngoài hoặc nhiệt độ của nước đá. Như vậy khi nhiệt độ thay đổi làm cho các nguyên tố rắn chắc lại th́ kết quả ắt ra sao? Kết quả ắt là đường biểu diễn sự vận động ấy phải đổi hướng và khi nhiệt độ giảm đi th́ chuyển động sẽ thay đổi, nếu ta muốn biểu diễn nó thì ta không được vẽ một đường thẳng mà phải là đường hợp lực của hai hợp lực chuyển động theo hai hướng khác nhau, vì vậy nó nhất thiết vạch ra một đường xoắn ốc. Điều này khiến cho biểu tượng cổ truyến về con Rắn vốn quen thuộc xiết bao trong kho tài liệu của ta – con Rắn mà tôi sẽ nói một vài điều về ngày mai – là biểu tượng có ý nghĩa nhất về đường xoắn ốc liên tục cuộn lại, thế là nó cung cấp cho ta chính hình ảnh của sự Vận động trong Càn khôn. Đó chính là điều mà các khoa học gia vĩ đại của ta bắt buộc phải thực hiện khi muốn tổng quát hóa lực trong Càn khôn và sự khởi nguyên ra các nguyên tố diễn ra theo sự vận động xoắn ốc hoặc giống như con rắn ấy. H. P. Blavatsky gọi sự vận động này là chuyển động xoắn ốc của Fohat trong không gian vì Fohat là nền tảng của mọi lực và nhờ có Fohat thì điện lực mới sinh ra.

Thế rồi ta có Âm thanh. Ta không thể có sự Vận động trong Vật chất mà không sinh ra rung động và mọi sự rung động cơ bản đều là Âm thanh; mọi rung động đều có thể biến thành Âm thanh, chuyển hóa thành Âm thanh và ngạn ngữ cổ truyền cho rằng con Rắn lướt đi kêu rít qua không gian có mang một ý nghĩa rất chân thực. Vì vậy, đặc tính đầu tiên được sinh ra trong Akasha là Âm thanh – Linh từ tức Ngôi Lời; và bạn hẳn nhớ tại sao Subba Rao lại trình bày điều này rất thông thường hay ho xiết bao khi ông nói tới Âm thanh được thốt ra hoặc Linh từ được phát ra, th́ ông nói Fohat là công cụ của Ngôi Lời và khi ông nêu rõ cho ta biết điều ta thốt ra chính là Vaikari Vach – nghĩa là “toàn thể Càn khôn dưới dạng ngoại giới” [[6]] ; đó là v́ toàn thể Vũ trụ chẳng qua chỉ là việc thốt ra Ngôi Lời vốn ẩn tàng nơi Thượng Đế vô hiện, rồi được thốt ra nơi Thượng Đế Ngôi Hai, chính Ngôi Lời được thốt ra này là Càn khôn Vũ trụ ngoại giới. Như vậy nơi vũ trụ cũng như nơi con người đều có quyền năng này của Âm thanh – không có Âm thanh thì không thể có hình tướng, Âm thanh xây dựng nên hình tướng, sản sinh ra hình tướng; mọi Âm thanh đều có hình tướng của riêng mình và mọi Âm thanh đều có tính tam bội, nghĩa là vừa sản sinh ra hình tướng, vừa bảo dưỡng hình tướng, lại vừa hủy diệt hình tướng. Thế là một lần nữa, Tam vị Nhất thể lại xuất hiện bao gồm Đấng Sáng tạo, Đấng Bảo dưỡng và Đấng Hủy diệt; tất cả chỉ là Đấng Nhất Như ở nhiều khía cạnh khác nhau vì Đấng Thiêng Liêng vốn Nhất Như, cho dù Ngài biểu lộ qua hình tướng nào đi chăng nữa. Và ở đây quả thật ta lại có thể nối kết tư tưởng cổ truyền với tư tưởng hiện đại; Shabda Brahman là Lực Kiến tạo Càn khôn nhưng nó cũng là lực giúp cho một đạo sĩ Yoga sản sinh ra mọi quyền năng trong bản thân; vậy là như tôi có nói khi xét theo Khoa học phương Tây, bây giờ ta có thể nêu ra một số điều được gọi là sự thật về quyền năng xây dựng hình tướng của Âm thanh; đối với một số người thì những sự thật này có tính thuyết phục nhiều hơn những thực tại thuần túy mà sự thật ấy chỉ là biểu hiện nơi hiện tượng giới. Những sự thật mà Khoa học Hiện đại đã thu lượm được về Âm thanh thật có giá trị đối với chúng ta, không phải để dạy dỗ ta – chúng chẳng dạy được ta điều gì – mà chỉ giúp ta thuyết phục được những người khác vốn không hiểu được giá trị của Kinh điển mặc dù Kinh điển chỉ nêu lên bản thể của điều mà Khoa học trình bày thành ra sự biểu lộ bên ngoài. Vậy đâu là một số sự thật chứng minh cho lập trường của các tác giả thời xưa theo đó Âm thanh ở nơi chính cội nguồn của hình tướng và thiên hình vạn trạng chỉ tùy thuộc vào sự biến thiên của Âm thanh. Trước hết ta sẽ thấy có một thí nghiệm xưa cũ nhất liên quan tới Âm thanh, một trong những thí nghiệm vụng về nhất mặc dù vào lúc ấy th́ nó cũng dường như hay ho đúng mức.  Chẳng hạn như ta hãy xét một cái trống bình thường sao cho mặt trống là một bề mặt rung động. Nếu ta lấy cái cung dùng để cứa vĩ cầm rồi dùng cái cung ấy cứa vào mặt bên của mặt trống th́ nó phát ra một nốt nhạc – dĩ nhiên nốt nhạc này tùy thuộc vào sức căng của mặt trống và đủ thứ yếu tố khác không quan trọng đối với ta. Đơn giản như thế cũng đủ rồi và ta thấy nó cũng đáng để tìm hiểu xem điều ǵ xảy ra khi mặt trống phát ra nốt nhạc; để cho điều vô hình có thể trở nên hữu hình, ta rải chút ít cát trên mặt trống; thế rồi ta cứa cung vào cạnh bên của mặt trống hình tròn, ta làm đi làm lại thí nghiệm này ở mọi điểm trên vòng tròn vốn là chu vi của mặt trống. Nhân tiện, tôi xin nói khoa học Âu Tây thật đáng khâm phục vì nó rất kiên nhẫn cứ lặp đi lặp lại thí nghiệm mãi cho đến khi tìm ra sự thật; về mặt này thì nó rất đáng cho ta khâm phục bởi v́ chỉ có bằng cách đó th́ ta mới tìm ra được những sự thật nơi hiện tượng giới. Ở mỗi phần của chu vi mà ta làm thí nghiệm, ta đều thấy cái cung cứa ngang qua th́ cát bắn tung lên trên không khí, nhưng ta cũng thấy rằng khi cát rớt xuống nó không phủ đều trên mặt trống mà lại tạo thành một hình kỷ hà. Điều này khiến cho cát trải ra trên mặt trống v́ bị âm thanh buộc phải xếp thành những hình kỷ hà nhất định khác nhau khi ta thay đổi nốt nhạc bằng cách cứa cung ở những điểm khác nhau trên chu vi. Vì những khoảng khác nhau trên chu vi sinh ra những họa âm khác nhau của nốt căn bản cho nên nó tạo ra những hình dáng khác nhau; điều này nghĩa là thoạt đầu khi chạm cái cung vào một điểm đặc biệt ta chỉ khiến cho mặt trống chia ra làm bốn bởi v́ đó là nốt cơ bản sản sinh ra do mặt trống nói chung rung động. Khi ta làm nó rung động theo họa âm thì ta có những hình kỷ hà với tính cách cầu kỳ hơn nhiều. Và cứ theo dõi những cuộc khảo cứu về họa âm này (người ta gọi chúng như vậy) ta thấy rằng trong mọi nốt nhạc được trổi lên th́ ta không thể chỉ có một âm đơn giản mà có một âm rất phức tạp có thể được chia ra và chia nhỏ hơn nữa. Điều như là đơn giản đối với ta th́ thật ra lại phức hợp; khi ta trổi lên một nốt nhạc th́ thực ra ta đang trổi lên một số lớn nốt nhạc đơn giản và một người có tai nghe điêu luyện có thể phát hiện ra được những họa âm ấy;  chính sự khác biệt về họa âm tạo ra âm sắc khác nhau của âm thanh. Bây giờ ta thấy rằng sự khác nhau về âm sắc tức là chia nhỏ một âm thanh ra thành nhiều âm thanh khác, được biểu hiện cho mắt thấy được qua những hình dáng được vạch ra trên cát rớt xuống. Thế là người ta bắt đầu rút ra được sự khác nhau này một cách tinh vi hơn bởi v́ cát là một vật liệu nặng và mặt trống là một vật liệu rung động khá vụng về; vì vậy người ta tìm những chất tinh vi hơn và những vật liệu càng ngày càng được tế phân nhỏ, nhẹ hơn chẳng hạn như các hạt giống tinh tế hoặc bào tử của cây thạch tùng. Đây là một trong những vật liệu tốt nhất mà ta có thể thực hiện bởi vì nó nhẹ đến nỗi chỉ cần một rung động rất thanh bai cũng khiến cho nó xếp thành hình tướng. Thế rồi người ta thử dùng âm thoa là những cái chẻ hai bằng thép rung động phát ra những nốt nhạc khác nhau. Người ta thu được những rung động nhờ vào những tấm gương được sắp xếp sao cho phóng ra một hình vạch những rung động qua cái đèn lồng chiếu qua một thấu kính khuếch đại đến ở trên một tờ giấy; bằng cách này rung động vô hình của âm thoa được truy nguyên và khuếch đại giúp ta thấy trên tờ giấy có tạo ra những mẫu hình kỷ hà rất đẹp. Trên tờ giấy mà ảnh của đèn lồng được chiếu vào đó, ta thấy mỗi nốt nhạc đều sinh ra những hình tướng tuyệt đẹp thay đổi khi ta biến đổi nốt nhạc sao cho quả thật bất cứ khi nào ta đang chơi một bản nhạc thì ta cũng đang tạo ra những hình thù tuyệt đẹp trong chất ether và không khí xung quanh. Đó là cách thức khiến cho những mạch động của âm thanh theo những cách thức tài tình như vậy trở nên hữu hình đối với mắt phàm bằng cách dùng đèn lồng chiếu chúng lên màn ảnh chiếu, điều này khiến cho điều vô hình trở thành hữu hình và quyền năng của Âm thanh trở nên hiển lộ đối với mắt phàm cũng như đối với tai phàm.

Khi khảo cứu sâu hơn nữa, bà Watts-Hughes chứng minh rằng khi ta trổi lên những nốt nhạc vào một nhạc cụ có dạng hình cái sừng khiến cho các nốt nhạc lần lượt được phát ra như thế thì ta có thể      xây dựng được những hình tướng còn tinh xảo hơn nữa, hình tướng chẳng hạn như dương xỉ      , cây cối, hoa hoét; tất cả những thứ ấy đều do các nốt nhạc của tiếng người sinh ra. Để phân tích thêm nữa ngỏ hầu thấy điều đó đã được thực hiện ra sao, người ta đã phát minh ra một dụng cụ tinh vi bao gồm hai con lắc được tạo ra dao động, mỗi con lắc dao động theo chuyển động riêng của ḿnh. Người ta khiến cho những con lắc này tương tác với nhau và chuyển động của con lắc này làm biến đổi chuyển động của con lắc kia; từ những con lắc chuyển động tương tác với nhau như thế, khi dùng một cây bút chì do một cần gắn vào con lắc và có thể chuyển động theo hướng hợp lực chuyển động của hai con lắc th́ ta thấy có những hình tướng cầu kỳ nhất định vạch ra trên một miếng giấy bìa đặt bên dưới mũi nhọn của bút chì sao cho ta có thể quan sát được những chuyển động liên tiếp; thế là ta thu được những hình tướng phức tạp tuyệt vời nhất, hình tướng giống như vỏ sò được miêu tả cầu kỳ nhất là những hình kỷ hà hoàn mỹ về góc cạnh và đường cong. Thế mà v́ các rung động của một nốt nhạc luôn luôn theo một hướng duy nhất và v́ con lắc chỉ chuyển động theo những dao động đi và lại cho nên giao thoa của những con lắc – vốn được dùng để biến đổi lẫn nhau – quả thực mô phỏng được những rung động thật sự giao thoa với nhau hoặc biến đổi lẫn nhau. Thế là ta thu được một bức tranh sinh động về những biến đổi có thể được gây ra bởi những rung động đang giao thoa với nhau, mặc dù mỗi rung động riêng rẽ chỉ đi theo một hướng duy nhất, và bạn thấy rằng kết quả của sự giao thoa là một hình tướng tinh xảo tuyệt diệu; cũng giống như thế ta thấy rằng kết quả giao thoa các sóng ánh sáng chính là màu sắc. Bất cứ nơi đâu ta phân giải các sóng ánh sáng khiến cho sóng này giao thoa với sóng kia thì ta có được màu sắc xuất hiện và biểu lộ điều này khiến cho ta gọi là màu sắc nơi xà cừ chỉ là kết quả của việc bề mặt có độ nhám rất tinh vi khiến cho các rung động ánh sáng giao thoa với nhau; nhờ vào những con lắc này, ta chứng tỏ được sự giao thoa của các rung động âm thanh. Như vậy, Khoa học đã cho ta thấy Âm thanh kiến tạo các hình tướng ra sao và khi quan sát ngoại giới Thiên nhiên, ta thật bàng hoàng trước sự kiện kỳ lạ là ở đâu đâu ta cũng thấy những hình dạng kỷ hà học. Ta hãy xét tinh thể vốn tồn tại trong thế giới khoáng vật. Mọi tinh thể đều được xây dựng dọc theo một vài trục định hướng. Mọi tinh thể đều được định hình theo những trục định hướng ấy. Các tinh thể đơn giản nhất được xây dựng trên những đường đơn giản nhất và tinh thể càng cầu kỳ thì nó càng có nhiều trục với tâm điểm ở giữa tinh thể. Mỗi tinh thể xây dựng dọc theo các trục này và sự khác nhau của các tinh thể tùy thuộc vào sự bố trí căn bản của các trục này sao cho khi kiến tạo các tinh thể trong thế giới khoáng vật, một lần nữa ta lại thấy xuất hiện các hình dạng kỷ hà học. Nhưng ta không thể phân biệt tinh thể (crystal) với thể kết tinh (crystalloid). Thể kết tinh cũng giống như hình dạng của tinh thể trong thế giới khoáng vật nhưng ta thấy nó trong thế giới thực vật. Giới khoáng vật trong Thiên nhiên chẳng phải là không ngăn cách với giới thực vật nhưng nơi giới thực vật, các vật thể này được tạo ra từ một loại vật liệu khác. Không được gọi là tinh thể mà được gọi là thể kết tinh. Ở đây ta lại thấy xuất hiện các trục định hướng cũng như gợi ý về dạng hình học mà thế giới thực vật phải được kiến tạo dựa trên đó. Khi ta nghiên cứu thế giới thực vật, ta còn đi xa hơn nữa. Chẳng hạn như xét một cành nhỏ của một cây ta hãy chú ý nghiên cứu sự bố trí của lá cây trên đó. Ta ắt thấy rằng lá cây được bố trí theo hình xoắn ốc. Một lần nữa hình xoắn ốc lại xuất hiện với vai trò lực sản sinh hướng dẫn sự bố trí lá cây, có khi rất đơn giản có khi rất phức tạp. Ta hãy xét một trường hợp rất đơn giản như cây táo – nó rất quen thuộc với chúng ta ở nước Anh – trong đó đường xoắn ốc được gọi là 2/5; trong trường hợp này đường xoắn ốc có 2 vòng kép và có 5 lá được bố trí ở những điểm có thể nói là thuộc về đường xoắn ốc cho đến khi ta lại bắt đầu lúc số 5 đã hoàn tất. Nếu ta lấy một sợi dây nhỏ quấn nó hai vòng xung quanh thân cây hoặc cành nhỏ của cây th́ trên đường xoắn ốc ấy ta đã chạm vào 5 lá được bố trí ở những khoảng cách đều nhau trên sợi dây. Nếu ta xét một loại cây khác thì ta ắt thấy một sự bố trí khác nhưng vẫn còn là đường xoắn ốc; một cây khác có sự bố trí khác nhưng vẫn cứ là hình xoắn ốc sao cho khi cây này mọc lá th́ nó luôn luôn tác động theo định luật bố trí hình xoắn ốc và ta có cái qui tắc hình học chi phối việc mọc hoa và lá xét theo biểu kiến là không đều. Thật ra không có việc không đều; sự bố trí xét theo biểu kiến không đều nhất chỉ là một chuỗi phức tạp các đường xoắn ốc đan xen vào nhau; đó là v́ đôi khi thay vì một đường xoắn ốc ta lại có hai đường và trong một ít trường hợp có tới ba đường xoắn ốc; ba đường này chạy vòng quanh thân cây đan xen vào nhau tạo ra những sự bố trí cực kỳ phức tạp trông có vẻ hỗn độn; nhưng “điều gì là Hỗn mang đối với các giác quan thì lại là Càn khôn đối với lý trí”. Ta ắt luôn luôn tìm thấy sự bố trí hình học này bên dưới những đống hỗn độn xét theo biểu kiến mà ta có thể quan sát thấy bằng mắt phàm hay các giác quan. Lời phát biểu của Plato: “Thượng Đế hình học hóa” chẳng lẽ không đúng sao? Chẳng lẽ cái quan niệm cơ bản trong Kinh điển theo đó rung động của Âm thanh kiến tạo hình tướng lại không phải như thế ư? Chẳng lẽ đây không biện minh cho những khám phá của Khoa học Hiện đại sao?

Chẳng những Âm thanh có thể kiến tạo mà nó còn có thể hủy diệt được nữa. Thật kỳ lạ khi cùng một lực tạo ra được những kết quả trái ngược nhau. Thiên hạ đã cười nhạo điều ấy khi Tôn giáo phát biểu nó. Họ bắt buộc phải công nhận nó khi Khoa học lặp lại điều mà Tôn giáo đã nói từ lâu rồi. Điều trong Tôn giáo bị coi là sự mâu thuẫn không thể tin được thì trong Khoa học lại được dung hòa bằng cách phát hiện ra sự thật thống nhất tất cả. Tại sao ta không thể áp dụng cũng thuyết ấy trong Tôn giáo khi ta phát hiện được những điều dường như là mâu thuẫn? Tại sao ta không thể nghiên cứu và mưu tìm cái sự thật thống nhất tất cả, nó ắt khiến cho những điều mâu thuẫn biểu kiến chẳng qua chỉ là những khía cạnh giống như hai mặt của một tấm khiên? Thế là Đấng kiến tạo nên hình tướng cũng lại hủy diệt hình tướng; trong khi những rung động nhè nhẹ kiến tạo th́ những rung động mạnh mẽ lại xé toạc những gì mà các rung động nhè nhẹ kết hợp lại. Bởi v́ không có một hình tướng nào thật sự là rắn chắc mà mọi hình tướng đều bao gồm các phân tử có những khoảng trống ngăn cách chúng với nhau, cho nên rung động của Âm thanh len lỏi giữa các phân tử khiến cho chúng càng ngày càng rung động mạnh lên, đẩy chúng càng ngày càng bắn xa ra khỏi nhau, cho đến khi lực đẩy thắng lướt được lực hút giữ chúng lại với nhau, thế là chúng vỡ tung ra và hình tướng bị tan rã.

Nếu ta lấy một cái ly và phát hiện được nốt căn bản của nó – ta có thể dễ dàng làm được điều ấy bằng cách đổ nước đầy tới nửa ly rồi cứa một cái cung ngang qua đó để xem nước được chia ra bao nhiêu – khi ta phát hiện được nốt căn bản và dùng một nhạc cụ nào đó mà ta có thể kiếm được để tạo ra nốt ấy với âm thanh ồn ào có cường độ lớn. Bấy giờ ly nước thoạt tiên phát ra nốt nhạc mà ta có thể nghe được nó xuất hiện từ cái ly, ta ắt thấy nước trong ly bị rung động mặc dù chẳng có ai đụng chạm gì tới nó. Âm thanh càng ngày càng lớn lên, các gợn sóng lăn tăn trên mặt nước cho ta thấy âm thanh càng ngày càng tác động lớn hơn, sóng càng ngày càng mạnh bạo lên cho đến khi chúng đập vào nhau tạo ra đám sóng hỗn độn thay v́ hài hòa; lúc bấy giờ  rung động của các phân tử trong ly nước gây ra mọi thứ chuyển động trong nước trở nên quá lớn cho nên ly nước không chịu nổi nữa; nó rung chuyển theo mọi hướng. Như vậy Tyndall cũng lại lấy một cái roi bằng thủy tinh rồi chà nó nhè nhẹ để tạo ra một âm thanh; nhưng khi ông khiến cho âm thanh ấy mạnh lên thì cái roi rung chuyển và biến mất, chỉ có những mảnh tròn của cái roi bằng thủy tinh cho thấy sức mạnh của nốt nhạc mà chính thủy tinh đã sinh sản ra. Như vậy ở đâu đâu ta cũng có bằng chứng Âm thanh có thể làm tan rã hình tướng và cũng có thể kiến tạo nên hình tướng; bạn thấy đấy, Âm thanh có thể đóng vai trò Đấng kiến tạo hoặc Đấng bảo dưỡng hoặc Đấng hủy diệt; xét về Đấng bảo dưỡng thì tôi xin nói, nếu không có âm thanh thì không có điều ǵ tồn tại được. Mọi vật đều thường xuyên vận động; một loại vận động này kiến tạo hình tướng, một loại vận động khác bảo dưỡng hình tướng còn một loại thứ ba hủy diệt hình tướng, và sự hủy diệt hình tướng này chỉ là sự kiến tạo nên hình tướng khác. Điều vốn là Đấng hủy diệt nơi một hình dạng này thì cũng lại chính là Đấng sáng tạo nơi một hình tướng khác. Không hề có sự tiêu vong; bởi v́ chết ở một địa hạt này chỉ là sinh ra vào địa hạt khác. Thế là ta xin chấm dứt phần phác thảo việc kiến tạo Càn khôn nhờ vào quyền năng của Âm thanh bằng cách chứng tỏ nó đã biện minh xiết bao cho điều đă từng bị gọi là mê tín dị đoan và điên rồ, chỉ là những lời bập bẹ của một dân tộc dốt nát về công dụng của Âm thanh! Chừng nào còn có tín ngưỡng Ấn Độ giáo th́ quyền năng của Âm thanh vẫn được công nhận nơi Linh từ; mọi tiềm năng đều ở nơi Linh từ ấy; bởi v́ Linh từ diễn tả Đấng Nhất Như và Đấng độc nhất vô nhị với đủ mọi khả năng sáng tạo, bảo dưỡng và hủy diệt. Do đó mà người ta đã cấm sử dụng bất cẩn Linh từ ấy, vì thế người ta cấm sử dụng nó trong đám đông ô hợp, vì thế người ta không bao giờ trổi nó lên khi ở đâu đó có nhiều người túm tụm lại với nhau, nơi mà các từ khí thù địch và hỗn độn tạo ra một bầu hào quang loạn xạ khiến cho bất kỳ âm thanh lớn nào rớt vào đó cũng phải gây ra sự bấn loạn chứ không phải sự hài hòa. Chính vì thế mà người ta không bao giờ trổi nó lên nếu tâm trí chưa thanh khiết, nếu tâm trí chưa tịch lặng, nếu sinh hoạt chưa cao thượng, bởi v́ âm thanh tác động nơi chốn hài hòa có tính kiến tạo bao nhiêu th́ tác động nơi chốn bất hòa có tính hủy diệt bấy nhiêu; và mọi thứ tà vạy đều mang tính hỗn độn trong khi mọi thứ thanh khiết đều mang tính hài hòa. Đó là v́ đại Thần khí vốn thanh khiết xuất hiện trong sự rung động nhịp nhàng và mọi thứ hiệp nhất với nhịp điệu ấy đều có bản thể thanh khiết và vì thế hài hòa. Nhưng khi đại Thần khí tác động vào Vật chất mà bị ma sát thì đó là do có sự ô trược, và nếu con người có chính hào quang không thanh khiết (nghĩa là không hài hòa) mà sử dụng cái Thần khí xuất phát từ chính mình vốn là phản ảnh của Thần khí Tối cao, rồi réo gọi hồng danh của Đấng Tối Cao, trong trường hợp đó thì y chỉ chuốc lấy sự hủy diệt bản thân mình, khiến cho chính mình bị tan rã bởi v́ y đã thu hút chính thần lực của Đấng Thiêng Liêng vào nơi chốn bất hòa. Vậy thì y còn có cách nào khác hơn là tạo ra sự hủy diệt vốn chẳng có gì chung đụng với sự hài hòa thiêng liêng? Điều này chẳng những đúng đối với Linh từ mà còn đúng với bất cứ thần chú nào được dùng để kiến tạo. Tại sao – bạn có bao giờ nghĩ tới điều đó chăng – khi một cuộc sống mới được xây dựng bên trong tử cung của một bà mẹ th́ người ta cứ lặp lại các thần chú? Tại sao vậy? Để cho các lực kiến tạo của thần chú có thể tác động lên sự sống đang tăng trưởng khiến cho nó được rung động hài hòa sao cho thể xác được sinh ra xứng đáng là nơi chốn cư ngụ của một Linh hồn cao cả. Tại sao đối với người Ấn Độ thì tôn giáo lại bắt đầu từ lúc thụ thai? Đó là v́ Tinh thần chẳng bao giờ tồn tại mà không có Tôn giáo vì khi Tinh thần giáng nhập xuống kiếp nhân sinh thì nó cần có các lực Tôn giáo vây quanh mình trợ giúp kiến tạo căn nhà mới trên trần thế. Thế là sự sống sơ sinh ngay từ lúc chớm bước vào thế giới biểu lộ đã được hoan nghênh bằng Âm thanh linh thiêng khiến cho sự hài hòa linh thiêng có thể vây quanh nó, tạo ra lực đẩy vào giờ sinh đưa nó hướng về sự phát triển hài hòa. Sự hài hòa này ắt từng bước uốn nắn sự sống đang tăng trưởng cho đến khi Tinh thần có thể tác động trực tiếp hơn đối với thể xác thì ta đánh dấu sự kiện này bằng lễ khai tâm cung cấp cho đứa trẻ thần chú vốn là chủ âm của kiếp sống vị lai. Vì vậy thần chú phải phát xuất từ đấng đã biết được chủ âm của kiếp sống ấy và có thể ban cho kiếp sống những âm thanh cần thiết để giữ cho nó được hài hòa suốt đời. Đây mới là quyền năng bảo dưỡng vĩ đại của Âm thanh sao cho bất cứ khi nào kiếp sống ấy bị lâm nguy th́ Âm thanh có thể bảo vệ nó; bất cứ khi nào sinh mạng ấy bị đe dọa bởi những hiểm họa hữu hình hoặc vô hình th́ việc mật niệm thần chú ấy có thể tạo ra khoảng trung gian giữa sinh mạng và mối hiểm nguy, vây quanh sinh mạng bằng những làn sóng hài hòa, dùng lực rung động để đẩy lùi mọi điều tà vạy. Nếu có bất kỳ kẻ thù nào xông vào đó th́ kẻ thù ấy bị bắn tung ra trở lại khi nó chạm vào các rung động ấy. Và điều đó cứ tiếp diễn mãi suốt đời cho tới lúc lâm chung. Mỗi buổi sáng sinh hoạt việc trì niệm thần chú sẽ cung cấp nốt chủ âm cho ngày sinh hoạt ấy, trọn cả ngày sẽ trở nên hài hòa theo nhịp điệu của âm thanh bắt đầu ngày mới; và khi hết ngày làm việc, mặt trời lại lặn một lần nữa, th́ thần chú lại được trì niệm để cho sự bất hòa trong ngày sinh hoạt có thể trở nên hài hòa và Tinh thần được chuẩn bị thích hợp để ban đêm diện kiến Đấng Chúa tể. Khi đã đến giờ lâm chung và Tinh thần phải chuyển sang các cõi khác của vũ trụ thì thần chú được trì niệm sẽ tống tiễn nó. Trong nghi lễ của Shradha người ta có dùng những âm thanh đặc biệt phá vỡ ngục tù giam cầm Linh hồn và phá hủy ảo thân sinh ra bên kia cửa tử giam hãm Linh hồn. Như vậy ngay trước ngưỡng cửa cõi Thiên thì Âm thanh cũng đi kèm theo Linh hồn cho đến khi nó tiến nhập vào cõi Thiên nơi mà âm nhạc của chư Thiên bao giờ cũng vây quanh nó trong khi kiều ngụ nơi đại dương hài hòa không trộn lẫn với sự bất hòa trên trần thế; điều này sẽ giữ cho nó được an dưỡng hoàn toàn nơi cực lạc cho đến khi lại có Linh từ để trở về trần thế sao cho nó có thể một lần nữa đóng vai trò Đấng mang lại hài hòa cho Thiên nhiên.

 

------------------------------

KIẾN TẠO CÀN KHÔN

                (2)   LỬA

THƯA CÁC HUYNH ĐỆ,

Hôm qua khi bàn tới việc Kiến tạo Càn khôn ta đã thấy đại Thần khí là tác nhân gây chuyển động và Thần khí ấy cung cấp cho Akasha đặc tính Âm thanh, là đặc trưng bản sơ của nó. Bây giờ khi xem xét sự vật theo quan điểm của kiến thức Đông phương hoặc theo quan điểm của việc khảo cứu hiện đại theo quan điểm Tây phương th́ ta cũng thấy có sự khác nhau giữa cái gọi là phúc trình của giác quan với sự khác nhau do tâm thức diễn dịch các xung động ngoại lai mặc dù các xung động này căn bản là như nhau. Kết quả của đại Thần khí ấy (vốn phát động Akasha) có thể được diễn dịch theo những cách khác nhau khi nó đạt tới tâm thức của ta tùy theo cách thức mà ta cảm nhận nó. Điều này khiến cho quả thật dù theo quan điểm Đông phương hoặc theo quan điểm Tây phương th́ các cảm giác vẫn khác nhau tùy theo cơ quan tiếp nhận cảm giác, những sự khác nhau gây ra là do các cảm giác được cơ thể tiếp nhận, còn tâm thức diễn dịch nó thành ra những cung bậc khác nhau th́ căn bản là như nhau. Thế mà khi nghiên cứu Khoa học Tây phương ta ắt học biết được rằng mọi giác quan thuộc về cơ thể đều được phát triển từ một giác quan bản sơ và giác quan sơ cấp ấy được gọi là xúc giác.

Mới đây người ta đã khảo cứu nhiều về bản chất và tác động của chất ether vốn là dạng thấp nhất của cái mà ta gọi là Akasha. Đó là v́ Akasha là bản chất nguyên sơ còn ether là một trong những biểu lộ hạ đẳng của nó liên quan tới chính Thái dương hệ của ta. Bản chất ấy có sự Vận động như ta thấy hôm qua, nhưng Phong là đại Thần khí nơi Akasha và chính nó làm nảy sinh ra xúc giác. Ta thấy khi Âm thanh tiến hóa  thì có tương quan tới thính giác, thế rồi ta có xúc giác liên quan tới Vayu với vai trò là đại Thần khí. Theo quan điểm của Khoa học Hiện đại th́ họ gọi tất cả các rung động này trong ether chẳng qua chỉ là các phương thức vận động và việc cá nhân tiếp nhận phương thức vận động ấy quyết định tên gọi dành cho nó. Như vậy Khoa học Hiện đại giảng dạy rằng Âm thanh là một phương thức vận động mà không khí có tham gia vào đó. Nó bảo rằng Ánh sáng là một phương thức vận động khác thuần túy hơn của ether. Mới đây nó cũng công nhận rằng Điện là một phương thức vận động khác. Nhiệt cũng lại là một phương thức vận động khác v.v. . . Như vậy dần dần trong Khoa học Tây phương cũng đã xuất hiện cái óc thống nhất vốn luôn đặc trưng cho tri thức Đông phương; điều này khiến cho mọi thứ trong thế giới hiện tượng dù có dáng vẻ khác nhau thì đối với tâm thức vẫn mang tính thống nhất căn bản này. Do đó khi bàn tới Ánh sáng, ta chỉ đang bàn tới một khía cạnh khác về sự vận động bản sơ trong tâm thức; nghĩa là xét từ góc cạnh này là Âm thanh đối với chúng ta thì xét theo góc cạnh khác lại là Ánh sáng đối với chúng ta. Do đó cũng thật hợp lý khi ta trông mong – ta ắt quả thật phát hiện thấy như vậy cũng là những quan niệm căn bản ấy có khi được biểu diễn bằng Âm thanh và có khi được biểu diễn thành Ánh sáng; ở đâu đâu trong Càn khôn thì âm thanh và màu sắc đều hoán đổi được cho nhau và tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy một số nhũng thí nghiệm mới nhất mà phương Tây vừa tiến hành   đã chứng tỏ hoán đổi được cho nhau xét về mặt hiện tượng. Vậy thì ta hãy xét rung động mà ta gọi là Ánh sáng vốn được quan tâm trong buổi sáng nay; trong mọi tác phẩm cổ truyền thì Ánh sáng vốn đồng nghĩa với CÁI ĐÓ thật là bất khả tư nghị, CÁI ĐÓ mà hôm qua chúng ta nhắc tới chỉ được biểu diễn – tạm dùng trở lại một cụm từ không chính xác – bằng cụm từ miêu tả Para Brahman, tức vượt ngoài tầm Brahman. Trong kinh điển, người ta luôn luôn dùng từ “Thái Huyền” (Darkness) để truyền đạt cho ta tư tưởng bản sơ này: Thái Huyền vốn vô lượng và hoàn chỉnh, nó chẳng biểu diễn điều gì vì nó vượt ngoài khả năng biểu diễn; nó chẳng truyền đạt ý tưởng nào bởi vì ý tưởng vốn hạn chế và hàm ý có sự ngăn cách giữa điều được suy nghĩ và điều không được duy nghĩ, còn Thái Huyền không thể có sự ngăn cách cho nên không có tư tưởng bởi vì tư tưởng ngụ ý là sẽ có xuất hiện sự khác nhau; vì thế Thái Huyền vốn chẳng hữu hình cũng chẳng vô hình là biểu tượng tốt nhất – Thái Huyền là tuyệt đối, vĩnh hằng, không thể hiểu được, nó ẩn đằng sau mọi sự biểu lộ của Ánh sáng cũng như mọi thứ khác nữa mà ta có thể diễn tả bằng ngôn ngữ của loài người. Và từ Thái Huyền phát nguyên đầu tiên là Ánh sáng nhưng đó là Ánh sáng vô tướng, quả thật trông thấy được vì đã bước vào biểu lộ nhưng không có hình tướng bởi vì hình tướng hàm ý còn có một điều gì đó để vượt ngoài tầm của nó; còn không gian vốn không có hình tướng. Điều này khiến cho người ta miêu tả Brahman là “ánh sáng không có hình tướng”, ý niệm thuần túy về Ánh sáng; dĩ nhiên đây là một ý niệm cần thiết sử dụng tới óc tưởng tượng mà ta có nói tới, bởi vì đối với chúng ta thì nó luôn luôn là ánh sáng cung cấp hình tướng cho bất cứ thứ gì ta quan niệm được; trong khi ở đây ta không quan niệm được một cơ thể, không quan niệm được một hình tướng mà phải nghĩ tới Ánh sáng tách rời khỏi vạn vật vốn hạn chế mình, vì vậy là “ánh sáng không hình tướng" theo như Mundakopanishad diễn tả về Brahman [[7]]. Thế là thoạt đầu có một ư niệm: Thái Huyền từ đó phát nguyên ra Ánh sáng.

Và kỳ diệu thay trong chính quan niệm này về sự vật, Khoa học Hiện đại cũng có chuyện để nói, bởi v́ khi xét quan niệm về sự Vận động liên quan tới đại Thần khí th́ bóng tối cũng thủy chung như nhất với sự vận động theo tâm thức con người. Ánh sáng quả thực là một dạng vận động nhưng nếu rung động quá nhanh hoặc quá chậm th́ không sinh ra ánh sáng mà lại tạo cho ta bóng tối; đây là một sự kiện có ý nghĩa nhiều nhất nếu ta nhất thời in trí rằng khi ta nghĩ tới rung động nhanh đến nỗi mắt không cảm nhận được thì bóng tối lại là sự đáp ứng của tâm thức đối với sự rung động cực nhanh ấy. Thật vậy, vượt ngoài tầm tâm thức con người như đang tồn tại hiện nay có khả năng – và ta cũng chẳng thể bảo rằng không hề có những khả năng vô tận – về sự tồn tại vượt ngoài tầm mà giác quan của ta cảm nhận được. Vậy là Khoa học cũng cho ta biết rằng các rung động vô cùng nhanh đến nỗi mắt không đáp ứng được thì sẽ bị tâm thức diễn dịch thành ra bóng tối và chỉ khi rung động chậm lại th́ mới có ánh sáng. Thế mà ta hãy chuyển dịch tư tưởng khoa học ấy sang ngôn ngữ siêu hình thì ta sẽ có chính sự bước vào biểu lộ của vũ trụ; bởi v́ khi mà điều vượt ngoài tầm tư tưởng đã rung động chậm lại để biểu lộ ra th́ nó biểu hiện thành Ánh sáng. Như vậy ngay cả trong vũ trụ hữu hình ta thấy rằng có tồn tại một điều gì đó mà bản thể quả thật là ánh sáng, nhưng không lộ ra ánh sáng bởi vì các làn sóng rung động của nó quá nhanh; và nếu ta muốn cho quang tính ấy xuất hiện th́ ta phải làm cho những rung động nhanh ấy chậm lại bằng cách khiến chúng phải được điều chế đặc biệt. Điều này khiến cho vũ trụ khi muốn được biểu lộ và có thể nói là chất liệu được tiến hóa triển khai thì Thái Huyền (Darkness) Vô lượng phải có sự Vận động chậm lại và khi các rung động của Thái Huyền chậm lại th́ Ánh sáng vô tướng xuất hiện. Dường như thể theo sự gợi ý của phương Tây, ta đã có được sự thâm thúy trong tư tưởng cổ truyền này của Đông phương và dường như thể tư tưởng Tây phương theo phong cách thực nghiệm đang lần mò tiến đến chính cái ý niệm mà ta đã tìm thấy về khởi nguyên của vạn vật trong sách vở Đông phương.

Từ cái sự quang huy ấy vốn không có hình tướng, từ cái quang tính ấy vốn có bản thể là Ánh sáng biểu lộ ra – đôi khi ta gọi nó là “ngọn lửa nguội” để loại trừ ý niệm nhiệt ra khỏi ánh sáng thuần túy ấy – ta có cái sự biểu lộ thứ nhì tức Thượng Đế Ngôi Hai mà ta đă nói tới hôm qua, bấy giờ Ánh sáng biến thành Lửa. Nó không còn hoàn toàn vô tướng nữa cũng chẳng còn việc không có nhiệt; nhưng khi sự biểu lộ tiếp diễn, khi Ánh sáng càng ngày càng chậm đi thì nhiệt sẽ được sản sinh ra, bấy giờ ta có Lửa mà bản thể là nhiệt; Ngọn lửa vô tướng nguội ngắt sẽ trở thành Lửa vốn là tác nhân chủ động để Kiến tạo Càn khôn. Nhưng Lửa không thể xuất hiện một mình, vì chính bản chất của nó hàm ý là nó còn làm được một chuyện gì đó nhiều hơn Ánh sáng vốn phát sinh ra nó; điều này hàm ý là Lửa phải bước vào tồn tại do có ma sát; nó cũng bao hàm quan niệm thêm nữa về tính nhị nguyên mà ta có nói tới ngày hôm qua khi ta bàn đến sự biểu lộ nhị nguyên do Âm thanh; và như vậy khi ta có Lửa là không thể nghĩ tới nó là không có tác động gì và tác động đầu tiên của Lửa bao giờ cũng là phát triển sự ẩm thấp. Điều này khiến cho nơi Thượng Đế Ngôi Hai tức biểu lộ dưới dạng nhị nguyên, Lửa và Nước là hai sự vật mà ta phải nghĩ ngay tới nó: Lửa có bản thể là Tinh thần còn Nước bao giờ cũng là biểu tượng nói lên bản thể của Vật chất. Cũng như ta thấy Thượng Đế Ngôi Hai là Tinh thần-Vật chất và thấy đó chính là cội nguồn của khả năng thuộc Âm thanh; cũng vậy khi xem xét nó theo quan điểm Ánh sáng thì ta lại có quan điểm về Lửa và Nước trong Ánh sáng của Thượng Đế  cũng như điều mà nó tác động trong đó. Hoa Sen bao giờ cũng là biểu tượng của điều ấy, nó vốn mọc ra từ rốn của Vishnu vì bị chìm dưới nước mà sự sống phải vươn lên từ đó; ấy là v́ Vishnu – ngài không nổi trên mặt nước mà lại ẩn giấu dưới mặt nước – xét theo khía cạnh này chính là Thượng Đế Ngôi Một, còn Hoa Sen mọc lên từ rốn ngài là Thượng Đế Ngôi Hai và là biểu tượng của Lửa và Nước; ấy là v́ các lá Hoa Sen mọc lên tới một mức nào đấy cho ta thấy những ngọn lửa bốc lên và nổi trên mặt nước. Thế là Hoa Sen bao giờ cũng được coi là biểu tượng của Lửa Sáng Tạo mà nhiệt tức là lực sáng tạo chủ động đã được sản sinh ra trong lòng Hoa Sen. Vì vậy, trong lòng Hoa Sen tức thoạt đầu là nụ sen ta có Thượng Đế Ngôi Ba tức Brahma, đó là tác nhân sáng tạo chủ động vốn đồng nghĩa với Mahat tức trí tuệ sáng tạo trong lòng Lửa; và khi Lửa mở ra th́ sẽ xuất hiện dạng thứ nhì của Ngọn lửa vốn mang tính sáng tạo; nó không phải là Ngọn lửa nguội ngắt của Thượng Đế Ngôi Một mà là Ngọn lửa cháy bùng của Thượng Đế Ngôi Ba, ngài Kiến tạo Càn khôn từ Biển Lửa khiến cho có thể có vũ trụ được.

Và khi ta quay sang sự minh giải đã được dành cho quan niệm cổ truyền nhưng không khó hiểu này để cho người ta nghiên cứu kỹ lưỡng – khi ta quay sang các tác phẩm của bà Blavatsky th́ ta ắt thấy rằng điều này được diễn tả rất rõ rệt sao cho nếu dùng nó làm manh mối thì ta có thể vén màn bí mật của biểu tượng hệ mà chúng ta vừa đề cập tới. Bà dùng ether dưới dạng thuần túy nhất để chỉ Lửa, đó là bản chất ether trước khi ta có thể gọi nó là Akasha. Và có hai loại Lửa mà Giáo lý Huyền bí phân biệt rõ rệt. Lửa đầu tiên hoàn toàn vô sắc tướng và vô hình được ẩn giấu trong Mặt trời Tinh thần Trung ương và xét về mặt siêu hình được gọi là tam bội. Ở đây ta lại có bản chất tam bội của Thượng Đế mà các Lửa này thể hiện ra nơi ngài; thế rồi Lửa biểu lộ thành Càn khôn vốn mang tính thất bội, cả hai đều xuyên suốt vũ trụ và thái dương hệ của ta; điều này giống hệt như ta thấy ngày hôm qua khi ta có phần tam bội phát triển thành thất bội. Và ở đây ta có Ngọn lửa vô sắc tướng – Ánh sáng tức là Ngọn lửa nguội ngắt – Lửa,  và thế rồi tới Nhiệt tức Ngọn lửa sáng tạo cũng là biểu tượng hệ này xét theo khía cạnh khác, cũng là ý tưởng này được trình bày dưới dạng khác. Vì vậy, ta đă luôn luôn học biết được rằng Ánh sáng của Thượng Đế, Daiviprakriti tức khía cạnh quang minh của Chất liệu đã là tác nhân sản sinh và sáng tạo; và ta phải nhớ rằng khi bàn về Hoa Sen, biểu tượng mà tôi có nhắc đến, ta nghe nói nó là thư hùng lưỡng tính khiến cho cũng ý tưởng lưỡng tính ấy lại trở về với tư tưởng của ta; ngày hôm qua ta thấy nó đặc trưng cho Thượng Đế Ngôi Hai tức năng lượng biểu lộ thứ nhì vốn phải kiến tạo nên vũ trụ. Từ đây ta có được cái lực mà dưới dạng hạ đẳng chính là điện, từ và nhiệt, nhưng vẫn còn một loại vận động khác, còn một tác động khác của đại Thần khí và đó chính là cái mà kho tài liệu Thông Thiên Học thường gọi là Fohat – mà ông Subba Rao đã dịch rất đúng là Ánh sáng của Thượng Đế; bởi v́ nó là tác nhân cấp năng lượng, nó là cái khi nảy sinh ra đă kiến tạo nên Càn khôn, nó là con Rắn Lửa vốn là tác nhân sáng tạo. Bạn hẳn nhớ hôm qua tôi đă nói như thế nào về điều này và tôi đã nói bóng gió tới nó trong khám phá mới nhất của ông Crookes, coi đó là biểu tượng của điện và cách thức mà dạng xoắn ốc ấy tạo ra do nhiệt độ giảm đi; ở đây ta thấy nó là Hỏa Xà và là Hỏa Long trong đại dương sữa phun ra Lửa và như vậy kiến tạo được mọi hình tướng biểu lộ. Bất cứ nơi đâu ta thấy Hỏa Xà th́ ta thấy nó cuộn tròn đút đuôi vào miệng, thế rồi chính bạn phải trải qua những đường xoắn ốc để sinh sản ra quả cầu vốn là kết quả của sự sản sinh; rồi con Rắn lại trở mình đút đuôi vào miệng, biểu tượng ấy chính là Càn khôn đã được triển khai tiến hóa ra. Nó đã hình thành quả cầu mà khắp nơi đều là Càn khôn dưới dạng biểu lộ. Như thế con Rắn trở thành Quả trứng để rồi từ đó xuất lộ ra những hình tướng sau này trong Càn khôn, và bên trong Quả trứng ấy đôi khi thay thế cho bên trong đóa Hoa Sen ta ắt có Brahma là tác nhân sáng tạo. Ngài vốn ở trong Quả Trứng Vàng đó chẳng qua chỉ là biểu tượng khác của Hoa Sen: ngài sống trong Quả trứng ấy một thời gian; rồi từ đó xuất lộ ra để tạo nên các thế giới. Vì thế mới có biểu tượng hệ con Rắn quấn mình quanh ngọn núi, dùng núi để quậy đại dương chất liệu mà bạn thấy trong kinh Puranas thì sự sống, sự bất tử và mọi thứ khác đều sinh ra từ đó. Điều này khiến cho theo như tôi đôi khi có nói nếu bậc học giả trong số các bạn chịu nghiên cứu kinh Puranas rồi đối chiếu một số phát biểu trong ấy với một số phát biểu của Khoa học Hiện đại thì bạn ắt có thể tiên đoán được đường lối khám phá khoa học, và bằng cách này bạn có thể biện minh cho phương Tây – bởi v́ khộng có một điều nào khác có thể làm được như vậy, bản chất thâm sâu hơn của tư tưởng Đông phương vạch ra cho phương Tây những đường lối mà nó nên nghiên cứu theo đó và đường lối mà nó phải khảo cứu thêm nữa một cách rộng rãi nhất.

Tôi xin chuyển từ điều này sang điều kế tiếp khiến ta phải chú ý sâu sắc liên quan tới Lửa – một khía cạnh của Lửa đối với con người – và mối liên quan của Lửa sản sinh trong Càn khôn với điều vốn là cội rễ của sự sống trong tâm cá nhân. Ta hãy quay sang Mundakopanishad – tôi nghĩ đó là phần bắt đầu của phần hai trong tác phẩm này – ta ắt thấy phát biểu cho rằng “đủ loại linh hồn sống động được tạo ra từ Đấng Bất Diệt, hỡi đệ tử thân thương, điều đó giống như những tia lửa bắn ra từ một ngọn lửa cháy bùng theo cả ngàn cách” [[8]] . Đâu là ý nghĩa chân thực của câu kinh ấy? Chính từ ngữ Lửa mà ta đã thấy là lực trung tâm trong Càn khôn – đã bắn ra các tia lửa theo mọi hướng khi Lửa cháy bùng đạt tới giai đoạn Ngọn lửa. Từ ngữ “cháy bùng” hàm ý giai đoạn Ngọn lửa, bởi vì chỉ khi lửa bắt đầu cháy bừng bừng thì ta mới có ngọn lửa và đó là dấu hiệu của Thượng Đế Ngôi Ba. Nhưng Thượng Đế Ngôi Ba là Mahat, nghĩa là Trí Thông Tuệ dưới dạng bản thể và như vậy ta có thể học biết chính từ đấng Brahman trên cương vị trí thông tuệ mà các tia lửa này đã được phóng ra để rồi tồn tại bên trong mỗi nguyên tử của Càn khôn sao cho không điều ǵ trong Càn khôn được xây dựng nên mà lại không có bản thể của Sự Sống Thiêng Liêng ẩn nơi mình. Tia Lửa tức Điểm linh quang được phóng ra chính là Atma của nguyên tử mà ta phải nhớ là không chỉ hạn chế nơi con người; nó không phải chỉ là Tự ngã của con người mà là Tự ngã của vạn hữu, là bản thể sâu kín nhất của nguyên tử cũng như bản thể sâu kín nhất của đấng Thượng Đế đã biểu hiện. Đó là v́ một lần nữa vũ trụ chỉ là một và Điểm linh quang được phóng ra từ lửa cháy bùng vốn ở nơi cội rễ của mọi thứ xuất hiện trong khi biểu lộ sao cho hạt cát – không đâu, chính những nguyên tử cấu thành hạt cát – đều có bản thể của mình là Atma, còn hình tướng của mình là Akasha; Akasha có thể nói là ràng buộc cái tia từ Atma đi ra, khiến cho sự biểu lộ bị hạn chế và du nhập nguyên lý phân chia vào trong cái chỉ có một. Khi những tia lửa này bay ra ngoài thì ta có cái mà Giáo Lư Bí Truyền gọi là một “xoáy lốc lửa” (một cụm từ diễn tả hay nhất) và xoáy lốc này bùng ra ngoài thành không gian bao giờ cũng mang theo mình bản thể của Lửa duy nhất, tức Sự Sống Nhất Như. Và khi xoáy lốc này vỡ ra th́ có những sự khác nhau về bản chất của các tia lửa được triển khai, không phải là bản thể của chính nó mà khác nhau về cái chúng mang theo trong khi biểu lộ.

Ở đây có ẩn giấu một trong những điều bí nhiệm lớn nhất, điều bí nhiệm thâm thúy nhất của Giáo lý Huyền bí mà tôi phải dẫn dắt bạn từng bước một tiến tới nó, bằng không thì một số bạn ít ra cũng khó lòng theo dõi tư tưởng ấy nếu bạn không xuyên qua được nghĩa đen của các Thánh thư và cố gắng đối chiếu những đoạn khác nhau để tìm ra ý nghĩa ẩn tàng kết hợp tất cả chúng lại thành một. Bạn hãy bước theo tôi từng bước một khi tôi dẫn dắt bạn tới tận trung tâm của bí nhiệm ấy mà tôi không muốn phát biểu ngay từ đầu kẻo khi bất thình lình phát biểu nó trước lúc dắt bạn đến chỗ ấy tôi chỉ gây ra sự rối trí mà sau này thật khó lòng gỡ rối được. Ta hãy quan niệm tia lửa xuất phát là tia lửa của một xoáy lửa; thế rồi ta hãy quan niệm nó là Atma và như tôi có nói tia Atma ấy bị cắt ngang qua Akasha nên nó bị cách ly sao cho mặc dù cơ bản là một – Atma là một và chính tính nhất như của nó là niềm hi vọng của sự giải thoát của chúng ta – thế nhưng trong khi biểu lộ có thể nói là nó bị cách ly không phải theo quan điểm của chính nó – xét từ quan điểm này thì mọi tia chiếu ra đều chỉ là một – nhưng xét theo khía cạnh bên kia của sự biểu lộ, khi ta không trực tiếp coi nó là Ánh sáng mà coi nó là Akasha che khuất Ánh sáng và tạo ra sự chia rẽ qua sự giới hạn của mỗi tia, trong khi xét về bản thể thì không có sự chia rẽ. Điều này có nghĩa là khi nhìn từ trong nhìn ra th́ vũ trụ chẳng qua chỉ là một, còn khi nhìn từ ngoài nhìn vào th́ vũ trụ là thiên hình vạn trạng bởi v́ ta không nhìn nó theo quan điểm của Atma. Điều này dường như thể ta đứng ở Mặt trời Trung ương và nhìn thấy dọc theo mỗi tia sao cho mỗi bộ phận của cảnh tượng được soi sáng mà lọt vào mắt ta qua tất cả những tia khác nhau ấy th́ chỉ được coi là một ánh sáng duy nhất khi quan sát từ trung tâm điểm; nhưng nếu ta đứng bên ngoài nơi ngoại cảnh nhìn vào trông dọc theo các tia thì xung quanh ta ắt có nhiều tia và ta không thể thấy được Mặt trời nhờ vào bất kỳ tia nào khác ngoại trừ tia của riêng mình. Thế mà ta cũng chỉ thấy Mặt trời ấy thôi bởi v́ đều tỏa ra từ một trung tâm điểm duy nhất và theo cách đó th́ ở trung tâm điểm có tính nhất như trong khi ta không thể nhận ra được tính nhất như ấy chừng nào ta còn đứng ở ngoại biên của vòng tròn đầy quyền năng ấy và thấy dường như thể chỉ nhìn dọc theo một trong các tia đưa trở lại trung tâm điểm của tổng thể. Thế mà ta hãy nhớ kỹ điều này trong một lúc th́ mới tiếp tục bước sau được. Mọi nguyên tử đều có Atma của ḿnh mà bây giờ ta gọi là Jiva, nhưng theo nghĩa Jiva thì nó mang tính chia rẽ giống như khi được nhìn theo quan điểm của một cá thể đã biểu lộ chứ không còn theo quan điểm của một Tổng thể biểu lộ. Đây là một điều hão huyền, là Maya mà ta không thể siêu việt được và điều này khiến cho vũ trụ đúng thật nghĩa là hão huyền; bởi v́ ta nhìn thấy nó bằng một cái nhìn lừa gạt ta, ta chỉ thấy các tia riêng rẽ biểu lộ chứ ta không thấy được cái nhất như mà chúng phát nguyên từ đó; vì vậy chúng tôi phải thường sử dụng một cách diễn tả sao cho các bạn không còn hiểu lầm được nữa khi bảo rằng mỗi nguyên tử đều có Atma của mình, nó không hàm ý là sự chia rẽ cơ bản mà chỉ có nghĩa là chia rẽ trong khi biểu lộ. Sau khi đă đạt tới quan điểm này th́ bấy giờ ta mới ngộ ra được rằng trong cái xoáy lốc các tia lửa đang biểu lộ này có một sự khác nhau về bản chất mà dường như thoạt đầu ta không thể hiểu nổi. Một số tia lửa có thể nói là các Ngọn lửa sống động, hữu thức và có trí thông tuệ; chúng xuất hiện thành các Thiên thần nơi vũ trụ biểu lộ vốn đang được kiến tạo. Đó là các Đấng Thông Tuệ đã đạt tới một trình độ phát triểm tâm linh cao và ít bị hạn chế hơn những người hiện hữu sau này. Như vậy ta thấy trong giai đoạn biểu lộ ban sơ, có thể nói có một xoáy lốc gồm các tia lửa biểu lộ trí tuệ rất cao sao cho chúng có thể đóng vai trò các tác nhân sống động của năng lượng sáng tạo và xây dựng Càn khôn bằng cái lực kiểm soát và điều phối ấy. Như vậy trong số những điều biểu lộ đầu tiên có sự biểu lộ của các Thiên thần mà người ta gọi bằng nhiều tên khác nhau là Indra, Vayu v.v. . . Các nhà Đông phương học vì dốt nát cho bên bảo rằng đó là “những quyền năng trong Thiên nhiên được nhân cách hóa”, nhân cách hóa trong một nền văn minh ấu trĩ do tư tưởng ấu trĩ của con người chấp nhận những hiện tượng ngoại giới trong Thiên nhiên như không khí, bầu trời và ánh sáng, gọi chúng là Vayu, Indra và Agni rồi tôn thờ chúng là các vị Thần! Khi xét theo quan điểm đúng thực th́ đâu phải cái trí ấu trĩ của con người đã nhân cách hóa những hiện tượng ấy trong Thiên nhiên. Các Tia Lửa vốn là các Đấng Thông Tuệ sống động này bắt nguồn từ Đấng tối cao, đã phát nguyên từ Ngài rất lâu trước khi nhân loại ấu trĩ được sinh ra trên đời để kiến tạo cho loài người trong tương lai cái Càn khôn vị lai ấy. Và mặc dù ở phương Tây người ta bảo rằng sự điên rồ của nhà tư tưởng kém lão luyện, của loài người ấu trĩ đã nhân cách hóa các lực thiên nhiên, nhưng thật ra thì các Thiên thần ẩn đằng sau mọi dáng vẻ nơi hiện tượng giới và là các Đấng Thông Tuệ dẫn dắt mọi chuyện mà ta công nhận là những định luật thiên nhiên. Thiên thần là các thực thể. Các Ngài thực sự tồn tại tách rời khỏi Atma duy nhất mà tôi đã gán cho từ ngữ riêng rẽ ấy; điều này khiến cho các Ngài có thể xây dựng một vũ trụ và biến vũ trụ ấy thành ra đặc tính thông tuệ từ trung tâm điểm tới tận ngoại vi. Vậy th́ những hiện tượng trong Thiên nhiên là cái gì? Đó chính là các dáng vẻ bên ngoài của các Thiên thần, còn Thiên thần là cốt lõi của hiện tượng ấy; khi sự biểu lộ tiếp diễn thêm nữa thì mọi hiện tượng ở cấp càng ngày càng thấp đều dần dần tiến bộ lên cho đến khi ta có được một huyền giai mang tính tôn ti trật tự. Hình tướng thấp nhất mà ta có được trên trần thế chỉ là một lớp vỏ hão huyền của Atma sao cho Linh hồn lão luyện và đã phát triển đến mức hiệp nhất với lực sáng tạo đều có thể vận dụng được cái gọi là Vật chất theo ý muốn mình bởi v́ Linh hồn ấy có thể kiểm soát được các Đấng Thông Tuệ mà Vật chất chỉ là lớp vỏ bên ngoài và Linh hồn ấy có thể đóng vai là Thượng Đế biểu lộ một khi nó đă chế ngự được những hão huyền của Vật chất bao xung quanh mình.

Và khi ta truy nguyên thêm nữa cái huyền giai vĩ đại này th́ lại nảy sinh thắc mắc – và đây chính là nỗi khó khăn của ta – Tại sao lại có sự khác biệt của các điểm linh quang biểu lộ? Tại sao khi bắn ra từ lửa cháy bùng, một tia lửa lại xuất hiện thành Thiên thần? Tại sao tia lửa khác lại thành ra một cấp thiên thần thấp hơn? Tại sao một tia lửa khác lại thành trung tâm mà con người được kiến tạo xung quanh đó? Tại sao một tia lửa khác lại trở thành một trung tâm điểm của một hạt cát? Tại sao những tia lửa khác lại trở thành trung tâm điểm của những nguyên tử cấu thành hạt cát? Bằng cách nào mà cái tính nhất như ấy (vốn đã được nói đến) lại có thể có sự khác nhau trong khi biểu lộ? Điều đầu tiên mà ta thực chứng chính là sự thật về việc khác nhau ấy. Chư thiên, loài người, loài thú, loài thảo mộc, loài khoáng vật, các lực tinh hoa ngũ hành; tất cả những thứ xung quanh ta đều rõ ràng là khác nhau. Các Con của Ánh sáng mà ta đọc biết là các Thiên thần cao cấp – như tôi có nói, đó là các Đấng kiến tạo Càn khôn – nhưng trong các Thánh thư ta cũng đọc biết một số Đấng được gọi là Con của Lửa. Các Con của Lửa là ai? Đó là các bậc Huấn sư của nhân loại ấu trĩ – các Đấng mà hôm qua tôi có nói là giáo huấn cho nhân loại ấu trĩ và cho họ kinh Phệ đà, cung cấp cho họ tất cả các Thánh kinh, dẫn dắt họ trong những nỗ lực đầu tiên hướng về sự văn minh và quả thật là Huấn sư của loài người. Thế thì các Ngài là ai? Các Ngài là những Ngọn Lửa rõ ràng đã mang theo mình ở giai đoạn biểu lộ cái trí thông tuệ đã phát triển cao độ giúp các Ngài có thể giáo huấn được những người khác vốn là những tia lửa được phóng ra để nhập thể nơi kẻ phàm phu. Trong đám người đang nhập thể, người ta có gợi ý một sự khác nhau kỳ lạ giữa các Đấng Thiên tôn Kumaras và kẻ phàm phu. Liệu ta có thể khám phá ra sự ngụ ý của điều ấy chăng? Các chu kỳ biểu lộ vãng lai của đại Thần khí, Ánh sáng lại trở thành Bóng tối; Bóng tối lại xuất lộ thành Ánh sáng, các Linh hồn đã biến dị nơi Vật chất và con người leo lên trở lại tới cội nguồn mình để được giải thoát. Nghe đâu các ngài “một đi không trở lại”. Nếu các ngài một đi không trở lại thì tại sao trong Chu kỳ Thành trụ như Chu kỳ của ta lại có những sự khác nhau như thế? Đây là một điều đã bị thất truyền từ lâu rồi trong Giáo huấn Bí nhiệm; nó bí nhiệm bởi vì sự thật ẩn tàng trong chữ nghĩa của các tác phẩm được xuất bản chứ không nói huỵch toẹt ra. Vậy Áo nghĩa thư nói gì về Đấng Brahman? Ngài được ẩn giấu trong Áo nghĩa thư nghĩa là ẩn tàng trong knh Phệ đà [[9]].

Nếu bạn muốn tìm Brahman thì bạn phải xuyên suốt những từ ngữ được viết ra trong Áo nghĩa thư và tìm ra được mật nghĩa bên dưới chúng. Thế là mới cần có Sư phụ. Vì vậy người ta mới bảo rằng con người muốn tìm Brahman thì y phải tìm cho bằng được các bậc đại Huấn sư và theo hầu ngài bởi vì tự thân ngôn ngữ trong Áo nghĩa thư không tiết lộ được Thượng Đế ẩn tàng và cần có Ngọn lửa đã được phát triển để kích thích cho tia lửa cháy bùng lên thì bản thân tia lửa mới trở thành một Ngọn lửa khác. Vậy là ta hãy thử tìm xem mật nghĩa ẩn bên dưới cụm từ “một đi không trở lại”.

Tia lửa nơi con người đã phát triển (tôi dùng từ ngữ “con người” với nghĩa là kẻ phàm phu) thì tia lửa ấy phát triển bằng Tapas, tức là bằng cách cháy bùng lên. Lấy gì để làm cho nó cháy bùng lên? Lấy lửa tri thức. Đó là ý nghĩa chân thực của Tapas mà nó thường được dịch là “khổ hạnh” trong tiếng Anh, ta thấy có tác động của tri thức đã làm cháy bùng và tẩy trược. Khi cháy bùng nó đốt bỏ những lớp vỏ bên ngoài của con người vốn là nơi ẩn náu của sự vô minh dày đặc nhất; và khi hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác bị lửa tri thức đốt cháy thì Ngọn lửa mới biểu lộ ra và bắt đầu thừa nhận bản thể của ḿnh. Chính việc tia lửa âm ỉ trong Vật chất biến thành Ngọn lửa đã giải thoát nó ra khỏi Vật chất và khi sự giải thoát đã hoàn tất th́ Ngọn lửa hiệp nhất với cội nguồn của mình. Nếu bạn lấy nhiều Ngọn lửa tom góp chúng lại với nhau th́ khi chúng tiếp xúc với nhau chỉ còn một Ngọn lửa duy nhất; đó là v́ chất liệu chỉ có một cho nên sự phân chia giữa mỗi Ngọn lửa đã biến mất. Nhưng tôi xin đi sâu hơn nữa với điều minh họa này để cho khi theo dõi tư tưởng ấy bạn có thể hình dung được sự thật đó một cách lờ mờ – bạn không thể hình dung rõ ràng được nó chừng nào bạn chưa là nó, bởi v́ nếu bạn chưa trở thành nó thì bạn chẳng biết gì về nó. Nếu bạn chưa hiệp nhất với nó th́ bạn chẳng hiểu gì về nó. Theo sự hiểu biết của con người th́ thấy toàn là chia rẽ, còn theo Minh triết Thiêng liêng thì thấy toàn là nhất như, và chỉ khi cái hình dáng bên ngoài của Ngọn lửa đã biến mất thì nó mới hòa lẫn vào Đấng Nhất Như. Nó chẳng mất đi đâu cả. Nó lại được thêm vô số vì nhiều Ngọn lửa đã lại trở thành một Ngọn lửa duy nhất và thế là giải thoát. Mất đi điều hạn chế, chia rẽ mình để mở rộng nó ra thành sự toàn tri, là viên giác vô lượng, th́ đó chính là bản thể của tự giác vậy. Nhưng liệu điều ấy có “mãi mãi” theo đúng nghĩa của từ ngữ chăng? Liệu khi đã nhập Niết Bàn nó có “một đi không trở lại” chăng? Các bạn nào đã nghiên cứu sâu sắc theo sự minh giải của các đấng đã hiểu biết về vấn đề này th́ ắt học biết được rằng hết chu kỳ này tới chu kỳ kia đều bị coi là hạn chế; mỗi chu kỳ không biểu lộ đều có tương quan với sự biểu lộ trước nó và sau nó. Cũng giống như ta có ngày và đêm được coi là biểu tượng của sự biểu lộ và không biểu lộ; cũng vậy ta có hành tinh biểu lộ ra rồi được hấp thụ, hành tinh tái xuất hiện và được hấp thụ trở lại để rồi hành tinh lại tái xuất hiện cho đến khi thái dương hệ bước vào chu kỳ không biểu lộ. Nhưng điều đó có tương quan với chu kỳ sinh hoạt của thái dương hệ và việc nó xuất hiện trở lại sau khi đã tạm ngưng biểu lộ nhưng vẫn chuyển giao cho chu kỳ biểu lộ kế tiếp mọi thứ đã được thu thập trong chu kỳ biểu lộ trước kia. Và cũng giống như ta học một bài học vào ban ngày rồi đến đêm th́ không còn biết gì về bài học ấy nữa, nhưng kiến thức vẫn còn đó và khi ta thức dậy vào sáng hôm sau th́ ta thấy mình vẫn còn biết những gì đă thu thập được vào ngày hôm trước; cũng giống như hành tinh trải qua Thời kỳ Hoại không vẫn chuyển giao cho chu kỳ biểu lộ kế tiếp mọi thứ mà nó đă thu thập được trong chu kỳ trước đó; cũng giống như Thái dương hệ với tuổi thọ dài hơn chuyển vào chu kỳ dài không biểu lộ, rồi một lần nữa tái xuất hiên trên cõi cao để trở thành Thái dương hệ thuộc loại cao cấp hơn; cũng vậy khi ta bàn tới Càn khôn nói chung, bàn tới Chu kỳ Thành trụ (Manvantara), theo nghĩa đầy đủ nhất của thuật ngữ này và Chu kỳ Hoại không (Pralaya) nối tiếp nó khiến cho mọi Ngọn lửa đều trở thành một và không còn có sự biến dị, thế nhưng vẫn có một sợi chỉ Lửa nối liền mọi Ngọn lửa với nhau và khi bắt đầu sự biến dị tác động lên những sợi chỉ Lửa này th́ chúng chầm chậm chuyển ra bên ngoài mang theo mình Ngọn lửa xuất phát từ Nhất Như và chúng xuất hiện với cái sợi cá tính ấy mà ngay cả Chu kỳ Hoại không hoặc Niết Bàn với nhiều thời gian kéo dài khác nhau cũng không thể hủy hoại được. Đấng Nhất Như và Đấng Tổng Thể đã biểu lộ trở lại và những khác nhau nơi các Điểm linh quang xuất lộ này là những khác nhau đã được phát triển dần dần trong những Chu kỳ Thành trụ trước kia ngay cả khi xét theo biểu kiến có sự hủy hoại. Thuật ngữ “chưa bao giờ” không ngụ ý độ dài của chu kỳ. Thuật ngữ “chưa bao giờ” không ngụ ý hoàn toàn chuyển ra bên ngoài mặc dù tôi không tìm ra được từ ngữ nào giúp mình có thể gì khác hơn được là khiến cho bạn lờ mờ hiểu cái ngụ ý mà tôi cố gắng truyền đạt. Nếu tôi có thể tìm được một từ ngữ hàm ý một trạng thái nhưng tuyệt nhiên không phải là trạng thái mà tôi chỉ có thể trình bày tượng trưng bằng cách dùng hình ảnh sự hợp nhất của nhiều Ngọn lửa thành ra Ngọn lửa duy nhất, thế nhưng mỗi Ngọn lửa vẫn có khả năng triệt thoái mang ra bên ngoài biệt Nghiệp của mình, nó đã hòa lẫn vào Lửa trung tâm nhưng cái đã được gọi là kim quang tuyến vẫn trường tồn cho nên vẫn bảo đảm cho Đấng nhập Niết Bàn khả năng phát triển trong tương lai!

Đó là vì sự sống của Brahman không giống như sự sống của con người. Có thể nói Sự Sống của Ngài bao gồm hằng hà sa số sự sống do nó sản sinh ra và mỗi sự sống cá thể ấy chẳng qua chỉ là cái chớp mắt đối với Sự Sống vốn vĩnh hằng; và mặc dù khi Ngài thở ra th́ các Ngọn lửa được đưa ra ngoài và khi Ngài hít vào thì các Ngọn lửa lại được hút vào một lần nữa; thế nhưng đối với Ngài th́ đó chẳng qua chỉ là cái  chớp mắt; và điều với chúng ta là hằng triệu năm th́ đối với Ngài chẳng qua chỉ là thời khoảng ngắn nhất mà ta có thể tưởng tượng được. Theo quan điểm ấy th́ liệu Niết Bàn có nghĩa là gì hoặc sự chia rẽ tâm thức là ra sao? Theo quan điểm ấy thì liệu từ ngữ Chu kỳ Thành trụ và Chu kỳ Hoại không có thể nghĩa là gì? Đó là Lửa Vô Cực phóng các Ngọn lửa của mỉnh ra không gian rồi thu thập chúng trở lại vào trong Lòng mình để rồi lại phóng chúng ra qua những gợn sóng không ngừng; vì thế cho nên mỗi chu kỳ nối tiếp nhau mới có thể biểu lộ khác nhau bởi vì mỗi chu kỳ mang theo vào Chu kỳ Thành trụ kế tiếp bất cứ điều gì mà mình đã thu thập được trong vô lượng Chu kỳ Thành trụ quá khứ. Và thế là ta cũng bắt đầu hiểu được cũng giống như tâm thức có thể chuyển vào trạng thái Turiya để rồi lại bị hạn chế; cũng vậy tâm thức vô lượng này của Càn khôn có thể rút vào bên trong để rồi thể hiện ra một lần nữa; và cũng giống như ta không bị mất kinh nghiệm mà vẫn mang theo nó trở lại biểu lộ; cũng vậy điều đúng ở qui mô nhỏ cũng có thể đúng theo một ý nghĩa siêu việt nào đó đối với Đấng Nhất Như Bất Diệt và theo một ý nghĩa nào đó sự sống vĩnh hằng của Ngài có thể được phong phú hơn lên qua vô số kinh nghiệm trải qua trong vô số Chu kỳ Thành trụ. Cái sự tăng trưởng tiến hóa đời đời này đối với chúng ta có nghĩa là tăng tiến còn đối với Ngài có nghĩa là ǵ chẳng ai ngoài Ngài ra có thể biết được!

Bây giờ ta hãy xem trong Kinh điển của ḿnh có những lời bóng gió nào mô tả về cái điều bí nhiệm ấy chăng, người ta đã nói với chúng ta ra sao về cái đấng vốn phải là Indra của Chu kỳ Thành trụ kế tiếp; người ta đã dạy cho ta biết về đấng được Vishnu tiếp điển; sau khi trải qua sự tiếp điển ấy Ngài lại nhập vào một trình độ tâm thức khác để rồi xuất hiện trở lại trong Chu kỳ Thành trụ khác trên cương vị là lực chỉ đạo cho chu kỳ ấy. Như vậy ta bắt đầu hiểu được ý nghĩa khi ta đọc Kinh điển thấy có một số lớn tín đồ cao cả biến mất dưới mặt nước và vẫn còn tham thiền trong lòng đại dương hằng năm rồi mới trở lại tái sinh trên trần thế [[10]]. Tất cả những điều này chẳng qua chỉ là nỗ lực của các bậc Đạo sư giúp ta hiểu được – nếu ta phát triển được trực giác để biết lắng nghe – ý nghĩa nội tại của những biểu tượng này gồm những ngày và đêm, những chu kỳ qui hồi hoạt động và tham thiền; đó là v́ Chu kỳ Hoại không chính là sự tham thiền của tổng thể để rồi nó lại xuất hiện từ dưới nước hiện ra trên Càn khôn. Như vậy những thế giới có người ở theo lệnh của Brahma đều là do một số con của ngài xuất hiện cư trú trên trần thế, bởi vì nơi Brahma tức Thượng Đế Ngôi Ba bao giờ cũng có Linh từ thôi thúc phóng các đứa con của mình tiến hóa trên trần thế. Những đứa Con của Brahma này là các đấng Rishis giúp vào công trình sáng tạo; các ngài phải xuất hiện từ đâu đó và ta không thể có sự sáng tạo nếu không có sự xây dựng từ từ đã diễn tiến trước kia. Những đấng mà ngày nay ta gọi là các Huấn sư hiện tại thì trong Chu kỳ Thành trụ kế tiếp sẽ tiến lên những hệ thống cao siêu hơn hành tinh hệ mà ta đã biết; trong khi đó những kẻ chiến thắng trong số Nhân loại hiện nay – những người hiện nay đang tiến hóa từ Điểm linh quang thành ra Ngọn lửa, những người dùng lửa tri thức Tapas để đốt cháy vô minh và trở thành những Ngọn lửa sống động – thì trong Chu kỳ Thành trụ kế tiếp những người ấy sẽ xuất hiện thành ra các Con của Lửa, không còn chỉ là các đốm lửa được phun ra ngoài mà là những Ngọn lửa đã phát triển có thể kiến tạo và giáo huấn giống dân tương lai.

Bây giờ trở lại điều mà tôi muốn cả gan gợi ý cho mỗi người trong quí vị đến đây muốn học hỏi – chứ không chỉ để giải trí – tôi đánh bạo gợi ý cho bất kỳ ai trong các bạn bởi v́ sẽ có ít nhất hai - ba người như thế, rằng nên dùng các tư tưởng này để tham thiền trong hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng cho đến khi nó trở thành sự thật đối với các bạn, bởi vì muốn nhập tâm chuyện ấy thì không có cách nào khác. Bạn chỉ có thể nghe tai này lọt qua tai kia mặc dù tôi đã cố gắng nói hết lời để tâm truyền tâm cũng như nói thẳng vào tai bạn; bạn chỉ có thể lĩnh hội được hết giáo huấn ấy và tư tưởng ấy nếu bạn nhập tâm nó bằng cách tham thiền về nó th́ mới triển khai được những ǵ còn ẩn giấu bên trong.

Ta hãy chuyển sang vấn đề đơn giản hơn mà tôi muốn làm ầm ĩ trước thế giới bên ngoài nhưng không phải đối với nội giới; vì đó là chuyện cãi lý lập luận chứ không phải chất liệu để tham thiền, thế nhưng nó vẫn hữu dụng cho các bạn nơi ngoại giới khi bạn phải bước vào đó và cố gắng mang theo tư tưởng nội giới soi sáng cho nó. Ngay từ đầu tôi đã bảo rằng Khoa học công nhận ánh sáng và âm thanh đồng nhất với nhau cho nên bạn thấy hữu dụng qua việc minh chứng bên ngoài cho Kinh điển khi vạch ra nhiều thí nghiệm đã được thế giới khoa học thực hiện giúp tạo ra âm thanh từ ánh sáng và tạo ra ánh sáng từ âm thanh. Chẳng hạn như một số những nhà thực nghiệm cẩn thận đã phát hiện ra rằng nếu ta lấy một khối vật chất có màu rồi chiếu các tia sáng khác nhau lên đó th́ một tia nào đó sẽ khiến cho khối màu ấy phát ra âm thanh; theo sát nghĩa ta thấy vũ trụ vật lý có thể sản sinh ra âm thanh từ màu sắc tức là ánh sáng; khi cho màu vật lý vào trong một quả cầu bằng thủy tinh rồi chiếu vào đó ánh sáng vật lý th́ ta ắt nghe thấy một âm thanh trầm, thế là ta đã chuyển hóa một tia ánh sáng thành ra một tia âm thanh. Đây là một thí nghiệm mang tính giáo dục nơi hạ giới mà ta nên ghi nhớ. Nếu bạn gặp người nào nói chuyện chế giễu các Kinh điển vì thiếu hiểu biết th́ bạn có thể trình bày cho y thấy trong Khoa học Tây phương người ta đang trở lại với ý niệm đồng nhất. Lại nữa khi ta thấy có một trong những quyển sách bảo rằng muốn giao tiếp với chư Thiên cấp thấp th́ ta phải nói bằng màu sắc chứ không phải bằng ngôn ngữ th́ liệu điều ấy có nghĩa là ǵ? Nó có nghĩa là nếu ta học biết được mối tương quan giữa âm thanh và màu sắc th́ điều mà ta nói với óc phàm bằng những từ ngữ phát âm làm rung chuyển không khí dưới dạng thô thiển thì ta nói với vị Thiên thần tinh vi hơn qua màu sắc, nó làm rung chuyển loại vật liệu tinh vi cấu thành cơ thể của Thiên thần. Điều này nghĩa là cái mà trên cõi hồng trần gọi là từ ngữ thì trên cõi tinh vi gọi là màu sắc và ánh sáng. Nếu ta muốn giao tiếp với một Thiên thần không có xác phàm, không có cơ thể hữu hình hưởng ứng với những rung động nặng nề của không khí th́ ta nên hiểu rằng mỗi âm thanh đều có màu sắc cho nên muốn giao tiếp với chư Thiên th́ ta phải sản sinh ra màu sắc thay thế cho âm thanh bởi v́ ngôn ngữ của chư Thiên cấp thấp là ngôn ngữ màu sắc và màu sắc truyền đạt cho họ cái gọi là ư tưởng được phát biểu tức ý tưởng trên cõi hạ trí. Màu sắc đối với cõi tinh vi cũng như ngôn ngữ đối với cõi hồng trần. Khi ta đọc biết được phải nói với chư Thiên bằng ngôn ngữ màu sắc th́ thiên hạ lại bảo ta:“đây thật là chuyện ngớ ngẩn ấu trĩ, điều mê tín dị đoan, điên rồ, làm gì có chư Thiên, làm gì có ngôn ngữ màu sắc; ngươi chỉ toàn là khờ khạo và nói bập bẹ như một giống dân còn ấu trĩ; đó là bái vật giáo và ngươi dùng những từ ngữ ấy đao to búa lớn để che đậy sự dốt nát về chân lý của ḿnh”. Nếu người ta biết nhiều hơn một chút – người ta bắt đầu học biết như vậy – th́ người ta ắt thấy rằng ngôn ngữ màu sắc này là thực tại và người ta đã tiến bước đầu tiên trong thí nghiệm này ở Paris khi chiếu sáng cho những vật có màu sắc và thu được âm thanh.

Nếu dùng thần nhãn tức thuật thấu thị th́ ta thấy màu sắc khi có một nốt nhạc được trổi lên; đây là kinh nghiệm thường nhật của bất cứ ai đã phát triển được thần nhãn trên cõi trung giới. Ở phương Tây ngày nay có nhiều người đang phát triển được khả năng ấy. Có một điều kỳ lạ mà tôi không nghe nói tới ở Ấn Độ nhưng lại có ở Ai Cập. Bạn có thể không quen thuộc với việc một số cổ thư của Ai Cập được viết bằng màu sắc chứ không phải bằng những dạng chữ viết như ta thấy trong tiếng Bắc phạn vốn là ngôn ngữ của chư Thiên. Nhiều quyển sách của Ai Cập với mục đích để cho các Môn đồ Huyền bí nghiên cứu không hề được viết bằng những mẫu tự như ta biết mà lại được viết bằng màu sắc. Sự hiểu biết những sách ấy trong đám người Ai Cập thời xưa đã được trao truyền cho họ từ các vị Lễ sư Điểm đạo đồ, các ngài quả thật là những đại Cao đồ giống như Cao đồ ở Ấn Độ. Còn một điều quan trọng đầy ý nghĩa là bất cứ khi nào người ta đặt hàng sao chép một Thánh thư, nếu màu sắc bị biến đổi bằng bất cứ cách nào thì người sao chép sẽ bị phạt tử hình. Về sau thì người ta chỉ biết được rằng việc dùng màu sắc này là một phong tục đã được các bậc Thượng tế truyền thừa cho đời sau. Người ta còn bảo tồn được phong tục ấy nhưng ý nghĩa của điều ẩn đằng sau phong tục ấy đã bị thất truyền rồi. Ý nghĩa chân thực là trong khi kẻ phàm phu chỉ lo đọc chữ viết th́ bậc Cao đồ lại đọc màu sắc. Điều được truyền đạt bằng chữ nghĩa qua một ý nghĩa nào đó thì lại được truyền thụ cho Môn đồ Huyền bí một ý nghĩa do màu sắc của mỗi mẫu tự; điều này khiến cho người ta có thể xuất bản một quyển sách mà đối với kẻ chưa được điểm đạo chỉ truyền thụ kiến thức đơn giản như được viết ra hoặc nói ra; thế nhưng khi bậc Cao đồ tiếp thu và đọc nó th́ nó truyền thụ cho ngài tri thức chỉ hạn chế cho các Huyền bí gia, vì ngài đọc màu sắc chứ không đọc nét chữ và mỗi chữ liên tiếp với màu sắc riêng lại có một ý nghĩa Huyền bí đối với ngài. Thế là những bí mật của thời xưa đã được bảo tồn cho mỗi Điểm đạo đồ; khi ngài được điểm đạo ngài có thể tiếp thu tri thức cổ truyền này, biến nó làm của riêng mình và nó vẫn còn tồn tại mặc dù dĩ nhiên là bí truyền. Và ngôn ngữ màu sắc là một trong những giai đoạn huấn luyện; khi môn đồ hoặc môn sinh đọc các màu sắc và hiểu được giáo huấn qua những cảm giác màu sắc khác nhau th́ y học được cách sử dụng chúng để kiểm soát những thần lực mà kho tài liệu của ta gọi là chư Thiên. Như vậy ta lại thấy nó được viết về Lửa gồm bảy lưỡi, tức bảy lưỡi của Ngọn lửa mà con người phải tìm hiểu. Ta hãy quay sang Prashnopanishad, trong đó ta thấy miêu tả sự sống được phân chia thành sinh khí. Trong đó có nói một trong các sinh khí có bảy Ngọn lửa [[11]]. Nếu sau đó ta quay sang Mundakopanishad th́ ta lại có “bảy lưỡi lửa chập chờn”, mỗi lưỡi có tên riêng của mình và nếu ta đọc những hồng danh này th́ ta ắt thấy nhiều hồng danh ấy là màu sắc [[12]]. Điều này cung cấp cho ta bí quyết để thấu hiểu nếu ta tham thiền về đoạn văn ấy thay vì cố gắng lĩnh hội nó bằng lập luận của cái trí; bởi vì bí quyết của đoạn văn này ở nơi màu sắc của những ngọn lửa và sự thật là sự sống phân bố sinh khí khắp cơ thể chính là biểu tượng truyền đạt cho ta tư tưởng về ý nghĩa ẩn tàng sau đây: Sự Sống tức Prana là lực hoạt động của Atma vốn có bảy quyền năng và trở thành một lực thất bội nơi con người. Mỗi lưỡi Lửa trở thành một trong những “nguyên khí” nơi con người và khi chúng hiệp nhất lại nơi tim thì ta đạt tới ngọn lửa duy nhất Atma.

Như vậy tôi có thể dẫn dắt quí vị qua nhiều hệ thống biểu tượng, qua biểu tượng hệ ở chuyện gia dụng với những loại lửa khác mà mọi người biết suy nghĩ trong số các bạn nên làm quen. Bởi vì tại sao kẻ sinh ra lần thứ hai lại nghiên cứu kinh Phệ đà? Chắc chắn không chỉ vì họ có thể học thuộc lòng, lặp đi lặp lại hết câu kinh này tới câu kinh kia; việc hằng ngày nghiên cứu kinh Phệ đà vốn là bổn phận của mọi kẻ đã được sinh ra lần thứ hai; chắc chắn phải ngụ ý rằng nhờ nghiên cứu mà y mới hiểu biết; khi y đọc thấy năm loại lửa mà lửa gia dụng là biểu tượng trong nhà y thì liệu y có biết gì về ngụ ý của chúng và liệu nó có nhắc y nhớ tới một số sự kiện ẩn tàng nào chăng, bởi vì tại sao có một loại lửa phải được giữ cho sáng mãi mãi đời đời, rồi từ loại lửa ấy người ta mới thắp sáng các loại lửa khác lên? Tại sao chỉ có cô dâu chú rễ mới có thể thắp sáng nó lên được và nó chẳng bao giờ tắt chừng nào họ vẫn còn đôi lứa tâm đầu ý hiệp trên cõi trần thế? Đây chính là lý tưởng cổ truyền trong hôn nhân ở Ấn Độ. Ngườ ta công nhận sự thật trong thế giới tâm linh là khi đôi bên hiệp nhất trở lại, khi các khía cạnh lưỡng tính của thiên nhiên (tượng trưng nơi người nam và người nữ) được hiệp nhất trở lại thì chúng phải tạo thành Tinh thần nhất như và khi chúng hiệp nhất chúng mới trở thành Lửa. Như vậy lửa bên ngoài mà cô dâu chú rễ thắp sáng lên là biểu tượng của sự hiệp nhất Tinh thần khiến cho đôi bên trở thành một, không phải để cho họ có thể thỏa mãn nhục dục mà để cho họ có thể trở thành Prajapati, tức là đấng sáng tạo ra thế giới tương lai. Đó là lý tưởng về hôn nhân ở Ấn Độ, lý tưởng hôn nhân cao quí nhất mà thế giới đă từng biết tới. Cho dù nó có thể đã bị bại hoại đến đâu đi nữa, cho dù người ta đã sa đọa đến đâu đi chăng nữa th́ nó vẫn là nền tảng của ý niệm hôn nhân nơi thanh thiếu niên trước khi tình dục đã bộc phát, khi mà thể xác còn chưa chia xẻ được sự hiệp nhất của Linh hồn và Tinh thần. Đó là sự thật vĩ đại mà phong tục đã được xây dựng dựa trên đó, và phong tục vẫn còn đấy mà sự hiểu biết đã thất truyền rồi. Đó là vì mọi Tinh thần con người đều tái sinh luân hồi để được phát triển tâm linh chứ đâu phải để thỏa mãn nhục dục; và Tinh thần hiệp nhất với nhau đâu phải qua những xung động tình dục tuổi thanh xuân vốn lên tiếng qua các giác quan chứ không ngỏ lời qua Tinh thần, những xung động ấy thu hút xác phàm lại với nhau bất chấp Linh hồn ẩn bên trong chẳng có được bao nhiêu ái lực đối với nhau. Vì vậy người ta mới nghiên cứu lá số tử vi để minh giải cho bản chất của sự sống bộc lộ ra trước Tinh thần nhập thể. Vì vậy mới có nền tảng của sự kết hợp hôn nhân, vì vậy mới có một hành vi biểu tượng trong hôn nhân thời nay khi cô dâu chú rễ xem mắt nhau th́ có một bức màn che ngăn cách họ sao cho chỉ có cặp mắt người này hội ngộ với cặp mắt người kia; bởi v́ Tinh thần vốn ngự nơi con mắt, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn cho nên mắt này biết nói với mắt kia mà không cần một từ khí nào khác lưu chuyển giữa hai mắt. Đây là lý tưởng ẩn bên dưới định chế cổ truyền về hôn nhân, vì vậy chúng thắp sáng lên cùng nhau ngọn lửa là biểu tượng của sự hiệp nhất tinh thần; cũng chính vì vậy mà lửa chẳng bao giờ được tắt khi Tinh thần vẫn còn hiệp nhất ở bên ngoài và bên trong. Và vì vậy nếu người vợ chết trước thì người chồng phải trao cho vợ cái loại lửa mà bà sẽ mang theo qua thế giới bên kia cửa tử để cho khi bà trở lại với ông trên cương vị là Tinh thần th́ bên kia cửa tử ông vẫn nhận ra bà đang cầm trên tay loại lửa mà ông biết là lửa của chính mình, thế là cả hai Linh hồn vẫn được hiệp nhất bên kia cửa tử. Thế mà đó là biểu tượng hệ làm nền tảng cho lý tưởng thánh thiện nhất về hôn nhân, cuộc hôn nhân mà phương Tây ngày nay đang chế nhạo và một số thanh niên trong đám các bạn do vô minh làm mờ mắt đi đã khiến cho nó bại hoại theo lý tưởng thấp hèn của phương Tây, thay vì làm cho nó thanh cao trở lại như lý tưởng cổ truyền đó mang lại cho Ấn Độ điều mà Ấn Độ đã từng một thời có được: đó là những người nam nữ mà các bạn thời nay không thể sánh kịp, những người phụ nữ như được trình bày trong kho tài liệu cổ truyền là loại phụ nữ cao quí nhất, thanh khiết nhất và vinh quang nhất, đây là cái loại người mà các bạn không thể tìm thấy trong kho sử liệu của bất kỳ dân tộc nào khác, thậm chí trong những bức tranh được vẽ ra theo óc tưởng tượng qua sự cảm hứng của thi sĩ và qua sự mơ mộng của kẻ nhiệt thành.

Thế là các bạn có thể hiểu được ý niệm của những loại lửa vốn quen thuộc xiết bao với tất cả các bạn, thế là các bạn có thể học biết về những loại lửa dạy cho mình biết phương pháp luân hồi; thế là các bạn có thể học biết cách mọi biểu tượng ngụ ý điều gì đó đối với Linh hồn có thể hiểu được nó. Và như vậy, thưa các huynh đệ, tôi xin dành cho các bạn tự mình suy gẫm điều mà bài thuyết trình này đã diễn tả bất toàn xiết bao, và tôi xin dành nó để cầu nguyện cho bạn và cho bản thân tôi sao cho các Đấng Tối Cao vốn là Lửa Càn Khôn mà chúng ta bắt nguồn từ đó rồi lại trở về đó; chúng ta chẳng qua chỉ là những đốm lửa sẽ trở thành Ngọn lửa mà đạo tâm có thể đưa ta lên cao tới tận các Ngài sao cho        khi Ngọn lửa trong tâm hồn ta bùng cháy thì nó có thể mồi lửa cho những Linh hồn khác. Thế là trong mảnh đất Ấn Độ của ta, chư Thần linh cao cả sẽ lại đoái hoài một lần nữa hạ cố xuống các loại lửa thăng thiên chứ không phải là lửa gia dụng vốn vẫn còn được dùng làm biểu tượng mà là Lửa Tinh Thần thăng lên tới tận chân các Ngài, nó sẽ thu hút chúng ta thăng lên hướng về các Ngài để lại biến Ấn Độ thành cái mà nó xứng đáng, là chính Ánh sáng của Thế giới và là đứa Con của các Thần linh. Thật vậy, dân tộc Ấn Độ cổ truyền sẽ lại một lần nữa trở thành Con trẻ của Thần linh khi tình thương bùng cháy trong mỗi tâm hồn trở thành Lửa thì toàn thể sẽ trở thành Ngọn lửa bốc lên tới tận ngai Thượng Đế.

 

II

KHOA YOGA

 

THƯA CÁC HUYNH ĐỆ,

Trong mọi thời đại, trải qua mọi ngành văn minh giới hạn trong phạm vi mỗi tôn giáo, đă có một sự khao khát hướng thượng của Tinh thần con người toan tính muốn hiệp nhất với Đấng thiêng liêng. H́nh thức đặc biệt của tôn giáo thuộc tín đồ ấy có thể không quan trọng, danh xưng đặc thù mà y tôn thờ Đấng thiêng liêng có thể cũng không quan trọng, xét về cuộc phấn đấu nội tâm th́ y cố gắng biểu diễn hoặc thực thi những ao ước này theo phương thức nào cũng đều không quan trọng. Sự kiện quan trọng là ta có ḷng ao ước, thường xuyên làm chứng cho thế gian về thực tại của Tinh thần, thường xuyên làm chứng cho sự thật về sinh hoạt Tinh thần, nói cho đúng ra th́ đó là bằng chứng duy nhất về sự tồn tại của Đấng thiêng liêng hoặc là trong vũ trụ hoặc là nơi con người. Đó là v́ cũng giống như nước sẽ t́m đường vượt qua mọi chướng ngại để leo lên tới mức cội nguồn của nó; cũng vậy, Tinh thần nơi con người bao giờ cũng phấn đấu tiến lên hướng về cội nguồn phát sinh ra nó. Nếu nó không bắt nguồn từ Đấng thiêng liêng th́ nó ắt chẳng t́m cách vươn lên tới Đấng thiêng liêng. Nếu nó không phải là hậu duệ của Đấng thiêng liêng th́ nó ắt chẳng phấn đấu để tái hợp với Đấng thiêng liêng; và chính sự kiện có tồn tại ḷng ao ước ấy, chính sự kiện người ta thực hiện những nỗ lực cho dù vô minh đến đâu đi nữa để thực chứng nó, chính là bằng chứng thường hằng và miên viễn về nguồn gốc thiêng liêng của con người, là bằng chứng đời đời của điều mà hôm qua chúng ta đă nghiên cứu. Đó là việc Đốm lửa có thể lại trở thành Ngọn lửa v́ nó có nguồn gốc là Ngọn lửa cho nên nó có thể bành trướng trở lại thành Ngọn lửa, bất chấp nó đă bị câu thúc xiết bao trong giới hạn của sự biểu lộ.

Thế mà mọi người đều biết rằng từ ngữ Yoga có nghĩa là “hiệp nhất”. Nó biểu diễn bằng một thuật ngữ đơn thuần mọi điều mà Tinh thần có thể mong ước; v́ trong từ ngữ hiệp nhất này có hàm ư đủ mọi thứ, v́ mọi thứ đều xuất phát từ Đấng thiêng liêng cho nên hiệp nhất với Đấng thiêng liêng có nghĩa là có được đủ thứ: mọi tri thức, mọi sức mạnh, mọi sự thanh khiết, mọi t́nh thương và chỉ một từ ngữ hàm ư sự hiệp nhất ấy cũng đánh dấu hoài băo cao siêu nhất mà con người có thể có được. Tôi đă nói hoài băo này có trong mọi tôn giáo. Ta hăy xét một trong những tôn giao hiện đại nhất vốn thịnh hành ở Phương Tây với tên gọi là Ki tô giáo, th́ ta ắt thấy trong đó chính cái sự toan tính hướng về sự hiệp nhất mà ta thấy đă được thực hiện một cách có hệ thống xiết bao trong tôn giáo cổ truyền nhất là Ấn giáo. Sự khác nhau lớn lao giữa đôi bên chỉ là phương pháp. Ta có hoài băo trong Ki tô giáo; theo thông lệ ta không có sự rèn luyện mặc dù quả thật là trong nội bộ một đoàn thể đơn thuần như Giáo hội Công giáo La mă vẫn có một tri thức rơ rệt nào đấy về những phương pháp giúp ta có thể t́m được sự hiệp nhất. Nhưng trong Ki tô giáo xét chung th́ ta có hoài băo hơn là sự tinh tấn cố ư và bền bỉ. Thế nhưng khi đọc cuộc đời của chư thánh, khi các ngài được tuyên xưng th́ thỉnh thoảng ta vẫn thấy có mô tả về một trạng thái đạt được mà bất cứ ai trong các bạn đă từng nghiên cứu đề tài này đều nhận ra rằng nó đồng nhất với trạng thái được gọi là Samadhi; trong đó tâm thức hướng lên trên hoặc nói cho đúng hơn là hướng vào trong, thoát ra khỏi trạng thái b́nh thường để nhập vào trạng thái Thiêng liêng. Và mặc dù có thể nói điều đó đạt được chỉ thuần nhờ vào lực sùng tín, nhưng đó vẫn là một bằng chứng cho thấy trong bất kỳ tôn giáo nào cũng có khả năng hiệp nhất; quả thật ta có thể trông mong t́m thấy nó khi ta nhớ lại rằng mọi Linh hồn xét theo bản chất cốt lơi đều là một, bất chấp chúng có thể được phân chia do sự khác nhau về nơi sinh hoặc tôn giáo. Và tôi thấy điều này dường như là quan trọng bởi v́ nó liên tục chứng minh cho tính đơn nhất vốn là nền tảng của các tín ngưỡng khác nhau và bởi v́ nó có khuynh hướng xua tan bức tường ngăn cách vốn là một hàng rào xét về mặt tính linh, trong khi điều này là không tránh khỏi trong một chừng mực nào đấy miễn là ta vẫn c̣n ở trong địa hạt thuần túy trí năng.

Nhưng điều tôi chuẩn bị để khẳng định là vấn đề lập luận và trải nghiệm, đó là lợi ích to lớn của Ấn độ giáo trong đó ta hiểu rơ về Yoga cả về mặt phương pháp lẫn mục tiêu. Chẳng những người ta mong muốn cái mà Ki tô hữu gọi là “Linh ảnh Toàn phúc” mà c̣n dạy dỗ cái phương pháp giúp ta đạt được Linh ảnh ấy sao cho con người thế tục phần lớn có thể học những bước đi mà khi thực hiện trong kiếp này có thể đến một kiếp vị lai giúp y tiến bộ về Yoga; trong khi những người đă chuẩn bị có thể tiến thêm nữa bằng cách đạt được giáo huấn đặc biệt; người ta từng bước học được điều sẽ khiến họ tiến lên tới tận Đấng thiêng liêng.

Thế mà rơ rệt là trong một bài thuyết tŕnh như bài này mà xét về mọi mục đích và ư định chỉ là một bài thuyết tŕnh công khai th́ hiển nhiên là khía cạnh nội giới của Yoga, hầu như là bị bỏ mặc không đề cập tới. Theo nghĩa nghiêm túc nhất của từ ngữ này th́ Yoga chưa bao giờ được truyền dạy ngoại trừ được tâm truyền tâm, từ Sư phụ cho đệ tử; đó không phải là vấn đề thuyết giải để bàn luận. Bàn luận không có chỗ đứng trong Yoga chân chính. Bàn luận thuộc về trí năng chứ không phải Tinh thần; thế mà Yoga là vấn đề Tinh thần chứ không phải là trí năng. Xét về các giai đoạn sơ khởi th́ ta có thể bàn tới chúng trên diễn đàn; nhưng tâm pháp của Yoga chỉ dành cho những kẻ nào đă ngộ ra được ḿnh có thể đạt tới chân lư tinh thần, đă toàn tâm toàn ư để khám phá; người ấy mưu t́m nó không phải với vai tṛ là kẻ tranh căi trên diễn trường trí thức, không tranh luận v́ nghĩ ḿnh đủ tư cách để có danh nghĩa là bậc thầy mà sẵn ḷng đi tới mức cao hơn về vấn đề tinh thần để âm thầm học hỏi một cách nhẫn nhục, biết ơn mọi tia sáng đến với ḿnh và không thách đố ánh sáng bởi v́ Tinh thần nơi họ đă thoáng thấy được cội nguồn mà nó phát sinh từ đó. Điều mà tôi cố gắng thực hiện sáng nay là chỉ cho các bạn thấy những giai đoạn sơ bộ dần dần sẽ huấn luyện con người có thể t́m được sự giáo huấn về Yoga – vạch ra cho các bạn điều mà chính các bạn t́m thấy trong kinh sách của ḿnh về những bước đi đă được công bố (tạm gọi như vậy) đưa tới cổng của Đền thờ. Nhưng các bạn phải một ḿnh đi vào Đền thờ để gặp Đạo sư trong đó; người ta chỉ vạch ra cho các bạn con đường dẫn tới cánh cổng ấy và các bạn có thể bắt đầu bước trên đó bất cứ khi nào các bạn quyết tâm làm như thế.

Thế mà để cho các bạn có thể t́m hiểu được khía cạnh trí thức của qui tŕnh hiệp nhất này bạn cần phải hiểu cấu tạo của chính ḿnh. Đó là bước đầu tiên. Quả thật cấu tạo của con người phần lớn bao gồm những công cụ giúp y t́m ra chính ḿnh. Tuy nhiên y cũng phải có thể sử dụng được các công cụ ấy bằng không th́ y không thể tiến những bước sơ bộ; v́ trước khi Nhập lưu th́ bạn phải vượt qua được một vài chướng ngại. Và những chướng ngại này ở nơi chính bản chất của bạn, ở nơi thành phần cấu tạo của bản thể bạn. Và ta phải dẹp bỏ những chướng ngại ngoại lai này trước khi có thể thực hiện bất cứ sự tiến bộ chân thực nào về Yoga. Thế th́ bước đầu tiên mà bạn phải thực hiện là hiểu biết mang tính cách trí thức về cấu tạo của chính ḿnh. Khi nghiên cứu về cấu tạo của con người bạn cần biết nó, trước hết là theo quan điểm lư thuyết nhiên hậu mới tới quan điểm thực hành. Bởi v́ thành phần cấu tạo của con người có thể được xem xét tùy theo y tồn tại liên quan tới các vùng khác nhau của vũ trụ hoặc tùy theo y thực tế là phân chia bản thân ḿnh khi y muốn khảo cứu các vùng này. Những sự phân chia ấy có thể khác nhau nhưng bạn có thể học cách để cho chúng tương quan với nhau.

Như tôi có nói, sự phân chia ấy trước hết là lư thuyết rồi mới tới thực hành. Thế mà sự phân chia lư thuyết đầy đủ nhất là điều bạn có thể gọi là phân chia con người thành bảy phần mà bạn có thể đọc thấy trong bất cứ sách vở b́nh thường nào về Thông Thiên Học. Bạn có thể truy nguyên được nó trong kinh điển của chính ḿnh nhưng hơi khó khăn một chút. Bởi v́ trong đó đúng hơn người ta chú trọng phép phân chia làm năm, đó là cách phân chia con người theo mức phát triển hiện nay, hai tŕnh độ cao hơn được bỏ qua không tính tới, bởi v́ con người trong t́nh trạng trung b́nh hiện nay không thể đạt tới hai tŕnh độ đó được và người ta thiết tưởng ở giai đoạn này không nên làm rối trí thiên hạ bằng cách tŕnh bày một cách phân chia mà tư tưởng không nhận thức ra được. Tuy nhiên người ta vẫn nói bóng gió để cho những người nào đă vượt mức trung b́nh của con người có thể lĩnh hội được tri thức mà họ đă sẵn sàng; vậy là các bạn thấy có những gợi ư về “ngọn lửa có bảy ngọn” mà tôi đă nói ngày hôm qua. Vậy là bạn thấy có những gợi ư về bảy nguyên âm; Agni, trong cổ xe kéo bằng bảy con ngựa. Vậy là bạn ắt thấy con rắn lớn (thường được nói là có năm đầu đôi khi được nói là có bảy đầu). Bằng cách này thỉnh thoảng bạn có được lời nói bóng gió về một điều ǵ đó ngoài tầm mức số năm – cấu tạo ngũ bội được tiêu biểu là ngôi sao năm cánh, là chữ cái M, là cung Hoàng đạo Makara, tức là con cá sấu – những điều này ắt nói bóng gió cho bạn biết rằng trong khi ta có những thứ ấy là thực tại sát thực tế mà ta đă từng học được th́ vẫn có một điều ǵ đó vượt mức mà nếu ta có trực giác th́ có thể theo dơi được những điều bóng gió về nó.

Thế mà cấu tạo thất phân coi Atma là Tự ngă; khi dần dần bộc lộ ra, nó chạy ra ngoài qua các lớp vỏ liên tiếp vốn chỉ là những biến dị của Atma. Thế là ta có Buddhi, được gọi là linh hồn; Manas được gọi là hồn người, tức hồn thuần lư, Kama được gọi là hồn thú bao gồm mọi đam mê và ham muốn; c̣n Prana là nguyên sinh khí, chu lưu qua thể phách mà tiếc thay người ta lại gọi là Linga Sharira – tôi nói là tiếc thay bởi v́ cũng thuật ngữ ấy lại có một nghĩa khác trong kinh điển Ấn giáo. Cuối cùng là chính thể xác, Sthula Sharira, bộ phận thể chất vật chất bên ngoài của con người. Điều này cung cấp cho ta cách phân chia thất bội của con người, tức sáu phần với Atma là phần thứ bảy; Atma thật ra là toàn thể nhưng biến dị trong khi biểu lộ. “Nó muốn tôi sẽ nhân bội lên”.

Nhưng ta xét tới cách phân chia quen thuộc hơn với nhiều bạn trong đó con người được coi là Atma, khoác lấy cho ḿnh năm lớp vỏ khác nhau – đây là một cách phân chia cực kỳ sáng sủa bởi v́ trong mỗi trường hợp ta đều có quan niệm về lớp vỏ che phủ Chơn ngă sao cho qui tŕnh thật sự của Yoga ắt là dứt bỏ từng lớp vỏ một cho tới khi Tự ngă một lần nữa độc lập giống như lúc ban đầu. Theo cách phân chia này ta có cơ thể cần ăn uống là lớp vỏ Anamaya Kosha; và ta lại có biểu diễn trong phạm trù Thông Thiên Học cái gọi là thể phách và Prana, bởi v́ thể phách chỉ là dẫn thể của Prana, cho nên ta gọi nó là Pranamaya Kosha. Thế rồi ta có cách phân chia lưỡng bội ghi nhận lưỡng tính của Manas mà ta thấy sách vở Thông Thiên Học thường dạy bao gồm hạ trí và Kama kết hợp lại với nhau để rồi sau khi chết bị diệt vong để chuyển sang Devaloka. Thế là ta có Manomaya Kosha bao gồm cả những yếu tố Kama, nghĩa là đam mê và ham muốn, tham gia vào việc h́nh thành cái cơ thể tồn tại qua kiếp sống ở Kamaloka. Thế rồi ta có lớp vỏ dành cho quan năng phân biện của cái trí, tức là Vignyanamaya Kosha, được đặt tên theo Gnyanam, là tri thức cùng với tiền tố Vi hàm ư sự phân biệt và phân tích qui tŕnh chia cắt và chia chẻ mọi thành phần có thể phân tích được của tri thức sao cho nó cốt yếu là tri thức có phân biệt; vậy là đôi khi nó được dùng để bao quát 64 khoa học được phân loại với danh xưng đó. Thế là lớp vỏ này bao gồm cái mà các nhà Thông Thiên Học gọi là Manas, quan năng phân biệt nơi con người mà không có khía cạnh lập luận vốn thuộc về Hạ trí. Thế rồi ta có lớp vỏ cuối cùng, lớp vỏ Cực lạc, Anandamaya Kosha, tức là Buddhi v́ Buddhi cốt yếu là Cực lạc.

Giả sử thay v́ cách phân loại này vốn bàn tới con người là một thực thể lục bội, ta muốn biết xem con người phải ứng xử với ḿnh ra sao khi y muốn khảo cứu các vùng khác nhau của vũ trụ th́ ta thấy không thể phân chia con người theo cách thức thất bội hoặc lục bội này. Các lớp vỏ không thể chia cách được cái này với cái kia. Ta phải xét sự phân chia chỉ tam bội thôi. Xét về mọi mục đích thực tiễn của Yoga th́ ta chỉ có thể phân chia con người ra làm ba phần. Chỉ có ba Upadhis mà các nguyên khí hoặc các lớp vỏ khác nhau này có thể hoạt động trong đó; ta có cái thấp nhất được gọi là Sthulopadhi; vốn bao gồm cả thể xác nhưng cốt lơi là thể phách, bởi v́ về mặt này ta có thể bỏ qua thể xác; nó chẳng đóng vai tṛ ǵ ngoại trừ việc kỳ đà cản mũi khiến cho ta phải vứt bỏ nó. Các cơ quan cảm giác thật sự ở nơi thể phách và lớp vỏ bên ngoài chỉ xuất hiện nơi thể xác vốn dường như rất thực đối với chúng ta. Thế rồi ta có Sukshmopadhi, tức Upadhi tinh anh đôi khi được gọi là Linga Sharira hoặc Linga Deha. Chính v́ lư do này mà tôi mới nói thật đáng tiếc khi trong danh pháp Thông Thiên Học người ta áp dụng tên gọi này để chỉ một Upadhi thấp hơn là thể phách. Sukshmopadhi này là hiện thể cho các nguyên khí Kama và Manas, và chính trong Upadhi này th́ tâm thức mới hầu như làm quen với toàn thể cơi thông linh. Thế rồi ta có Karanopadhi, vốn là lớp vỏ thật sự của Atma trong Buddhi Manas và tương ứng với Anadamaya Kosha, thể trường tồn mà cái ta gọi là Tam nguyên bất tử sinh hoạt trong đó suốt Chu kỳ Thành trụ. Có ba cách phân chia thực tiễn dành cho Yoga vốn có tương quan với ba cơi của vũ trụ biểu lộ. Cơi Tinh anh mà có thể nói cơi trần chỉ là biểu lộ bên ngoài sao cho xét về mục đích thực tiễn th́ ta có thể coi cơi trần và cơi tinh anh chỉ là một. Sthulopadhi thuộc về cơi này. Thế rồi ta có cơi thông linh của vũ trụ bao gồm tầm mức các đam mê, ham muốn cũng như trí năng. Sukshmopadhi thuộc về cơi này. Thế rồi ta lại có vùng vượt trên nó là cơi tinh thần; mà Karanopadhi thuộc về cơi này. Điều này khiến cho ba Upadhi có tương quan với ba vùng trong vũ trụ: Tinh anh cộng với Cơi trần cả hai được coi là một; cơi Thông linh cao và thấp, cơi Tinh thần cao nhất. Và người ta chọn cách phân chia thực tiễn này dành cho Yoga bởi v́ tâm thức có thể trụ nơi bất kỳ cơi nào trong ba cơi này và trong mỗi cơi ta ắt phải có một thể - có lẽ đúng hơn nên gọi là hiện thể - để cho nó ngự trong đó. Ta không thể có Yoga nếu không có sự tồn tại của các Upadhis mà tâm thức có thể hoạt động nơi ba cơi lớn của Càn khôn biểu lộ. Yoga mang lại sự phát triển các Upadhi này rồi rút gọn chúng để cho Tự ngă kiểm soát sao cho Tự ngă có thể ngự trong bất cứ Upadhi nào, có thể trải nghiệm các cơi khác nhau, có thể thống nhất toàn thể lại. Đó là v́ qui tŕnh biểu lộ của vũ trụ chẳng qua chỉ là để phát triển tâm thức thống nhất này; kinh điển có nói vũ trụ tồn tại v́ Linh hồn. Mọi Nghiệp tốt làm vui ḷng đấng Ishvara, c̣n mọi Nghiệp xấu đều khiến cho Ngài không vừa ḷng. Đó là v́ Ishavara chẳng qua là thuật ngữ để gọi Tinh thần Tối thượng, vốn đồng nhất với Tinh thần nơi con người. V́ thế cho nên các Upadhis này được phát triển để cho trong khi chúng phát triển, ta có thể đạt được sự hiệp nhất toàn bích, Tinh thần có thể tùy ư qua lại mọi cơi trong vũ trụ và có được tri thức riêng rẽ thuộc về mỗi cơi ấy trong mọi cơi của tâm thức. Vậy th́ sự thông thiểu rất cần thiết cho công tŕnh của ta.

Bây giờ xét tới vấn đề: các cơi và các Upadhis này tương quan ra sao với cái gọi là các trạng thái tâm thức hoặc thân phận của Atma? Trong kinh điển ta thấy có những thuật ngữ khác nhau được áp dụng tùy theo đề tài được cứu xét theo quan điểm của Atma và những thân phận mà nó khoác lấy hoặc tùy theo ta nghiên cứu nó từ bên ngoài với vai tṛ là các trạng thái tâm thức. Khi nghiên cứu các trạng thái tâm thức ta có ba tŕnh độ: tỉnh táo, mơ mộng, ngủ say; hoặc dùng những thuật ngữ chuyên môn th́ Jagrat là ư thức b́nh thường khi sinh hoạt tỉnh táo thông thường; Svapna là trạng thái tâm thức trong cái mà ta gọi là mơ mộng; c̣n Sushupti là ngủ không mơ, mà ta gọi là ngủ say. Quả thật, c̣n một trạng thái thứ tư là trạng thái Turiya, nhưng đó không phải là trạng thái tâm thức đang biểu lộ. Đó là việc mở rộng tâm thức giới hạn thành tổng thể. Và v́ vậy nó vượt ngoài tầm vấn đề các hiện thể, bởi v́ trong trạng thái đó Atma tồn tại trên cương vị là Atma. Nó đă vứt bỏ mọi lớp vỏ cho tới khi nó đă t́m thấy chính ḿnh. Chừng nào ta c̣n dính dáng tới các Upadhis tức các lớp vỏ th́ ta c̣n có ba trạng thái chứ không có trạng thái Turiya; trong trạng thái Turiya không c̣n lại thân phận nào cả. Con người có thể đạt tới nó nhưng y không thể mang theo bất cứ hiện thể nào tới đó. Đó là trạng thái giải thoát, trạng thái mà đấng Jivanmukta nhập vào; nhưng Jiva hoặc là cuối cùng chuyển lên ra khỏi mọi hiện thể, hoặc là chuyển vào nó trên cương vị là Jiva thuần túy, đơn giản, trở lại với hiện thể sau khi đă rời bỏ nó; người ta không thể mang theo hiện thể vào t́nh trạng giải thoát; v́ nó vượt ngoài tầm giới hạn, đó là Đấng Nhất Như và Tổng thể. Bây giờ ta hăy quay sang Mandukyopanishad nó ngắn ngủi xiết bao nhưng cũng vô giá xiết bao, nếu ta xem xét nó, tham thiền về nó để nhờ vậy t́m ra ư nghĩa nội tại của nó. Trong đó ta không đọc thấy các trạng thái tâm thức mà chỉ có các thân phận của Atma. Trước hết là Vaishvanara có tương quan với trạng thái thức tĩnh, v́ trong thân phận ấy Atma nhận biết được ngoại giới. Ta được biết nó tiếp xúc với các cơ thể bên ngoài, đây là bản chất của thân phận này. Thế th́ nó dĩ nhiên là ở trong Sthulopadhi tức là hiện thể thấp nhất trong ba hiện thể. Nó chuyển ra khỏi đó để nhập vào trạng thái rực rỡ tức là thân phận Taijasa. Ta được biết trong thân phận ấy nó nghiên cứu các đối tượng nội giới. Upadhi cho thân phận này là Sukshmopadhi, nó ở nơi nội giới. Một lần nữa nó chuyển ra khỏi thân phận ấy nhập vào trạng thái tri thức Pragnya; bấy giờ người ta bảo tri thức là đồng nhất; bấy giờ nghe nói bản chất của nó là Cực lạc, miệng của nó là Tri thức.

Đây là một phát biểu minh bạch và có ư nghĩa nhiều nhất đáng cho ta cứu xét kỹ lưỡng. Bản chất của nó là Cực lạc; hàm ư sự hiện diện của Anandamaya Kosha. Nếu ta suy nghĩ th́ thấy miệng của nó là Tri thức, hàm ư gợi ra sự hiện diện của cái có thể trở thành nhưng không phải là từ ngữ được thốt ra mà là tiềm năng của ngôn ngữ không được thốt ra v́ ngôn ngữ thuộc về cơi thấp. Miệng của nó là Tri thức, miệng có đấy nhưng bản chất lại là cực lạc; khi Atma chuyển ra khỏi trạng thái ấy th́ nó chuyển xuống cơi ngôn ngữ và miệng có thể thốt ra từ ngữ nói lên được, nhưng ở cơi Atma th́ không có từ ngữ. Có tiềm năng của âm thanh nhưng không phải là chính âm thanh. Và thế là có trạng thái thứ tư. Ta có thể nói ǵ về trạng thái thứ tư này ngoại trừ những lời phủ định bởi v́ nó khôn tả. Nó là tự thân Atma, tự thân Brahman. Đó là Linh từ thống nhất chứ không c̣n là các chữ cái riêng rẽ. Người ta đưa ra ba chữ cái A. U. M; mỗi chữ cái này có tương quan với một thân phận của Atma; cuối cùng th́ từ ngữ có một âm thanh duy nhất được thốt nên; bởi v́ Atma đă trở thành một và lúc đó không thể có sự tách bạch các chữ cái nữa. Như vậy chỉ xét ngay theo cách giải thích bên ngoài th́ trong quyển sách được in ấn cũng đă có biết bao nhiêu giáo huấn. Và đây chỉ là cách giải thích bề ngoài. Các bạn phải t́m ra cho chính ḿnh điều ẩn ư bên dưới hết gợi ư này tới gợi ư kia; nhưng khi xét nó dưới dạng đó th́ ta thấy nó đưa ta đi tới Yoga; v́ nó cung cấp cho ta ba giai đoạn, ba bước, ba thân phận của Atma.

Thế c̣n phương pháp thực tiễn để thực chứng những điều đó th́ sao? Chúng ta có thể học được một điều ǵ đó về vấn đề này; mặc dù không nhiều lắm khi ta đang bàn tới nó theo cách thức bất toàn như hiện nay. Bây giờ ta hăy mưu t́m những giai đoạn chuẩn bị để giúp cho tất cả kiến thức lư thuyết này trở nên thực tiễn trong một chừng mực nào đấy; ít ra cũng có thể khiến cho nó khả hữu như tôi có nói ngay từ đầu bởi v́ con người sống trên thế giới c̣n có các bổn phận gia đạo, bổn phận xă hội và bổn phận quốc gia để dọn ḿnh cho sinh hoạt chân thực. Ít ra ta cũng có thể xét tới những vấn đề này cùng với một vài gợi ư về những ǵ vượt ngoài tầm mức ấy. Chắc chắn là con người không thể nhảy vọt từ sinh hoạt b́nh thường nhân loại sang thực hành Yoga chân chính. Làm như vậy chỉ chắc chắn là thất bại, v́ mặc dù ham muốn mănh liệt có thể đưa người ta đi được đoạn đầu tiên, nhưng chẳng bao giờ có được sự kiên tŕ vững vàng qua những cú sốc tiếp theo sau sự nhảy vọt hăm hở bước đầu nhập vào sinh hoạt nội tâm. Ta có thể thực hiện một bước nhảy đột ngột mà không kèm theo một phản ứng cũng đột ngột. Ta không thể nhảy lên cao mà không có cú sốc khi lại rớt xuống đất. V́ vậy minh triết của các vị Thánh hiền thời xưa không cho phép người ta đi thẳng vào sinh hoạt khổ hạnh. Nó bị cấm ngoại trừ trường hợp đặc biệt khi một Linh hồn cao cấp giáng trần và từ lúc sơ sinh hay lúc ấu thơ đă bộc lộ những năng lực đặc biệt. Sinh hoạt b́nh thường là sinh hoạt được nâng cấp cẩn thận, trong đó người ta có thể đảm đương tôn giáo đến mức độ mà ḿnh cảm nhận được sức thôi thúc trong nội tâm. Cuộc đời là một sinh hoạt tôn giáo và các nghi thức tôn giáo đi kèm theo nó xuyên suốt, nhưng người ta có thể đầu tư năng lượng tinh thần vào các nghi thức tùy thích. Y có thể lặp lại chúng chỉ dưới dạng đây là vấn đề h́nh thức và ngay cả khi đó chúng cũng có thể nhắc nhở y về sinh hoạt vượt quá mức cơi trần; hoặc y có thể đưa vào đó một chút ḷng sùng tín để rồi chúng dẫn dắt y tiến thêm một bước nữa; hoặc y có thể toàn tâm toàn ư đối với chúng, lúc bấy giờ chúng ắt thật sự chuẩn bị cho sinh hoạt sau này. Nếu đă làm được như vậy, nếu đă trải qua sinh hoạt của người gia trưởng Grihastha và đă hoàn thành mọi nhiệm vụ th́ nếu muốn, người ta có thể chuyển sang sinh hoạt của ẩn sĩ, sinh hoạt của tu sĩ khổ hạnh; v́ dựa vào những phép thực hành có phân cấp, y đă dọn ḿnh để t́m ra được Sư phụ để sống một cuộc đời thật sự tâm linh.

Bước đầu tiên luôn luôn được đặt ra để chuẩn bị cho Yoga, đó là ngưng bặt mọi phương thức độc ác. Đây là một bước rất b́nh thường; trong mọi tôn giáo đó là chân lư hiển nhiên, nhưng sự kiện nó là chân lư hiển nhiên không khiến cho nó bớt đi tính chân thực. Và v́ không có nó th́ không thể có Yoga ngoại trừ môn Yoga dẫn tới sự hủy diệt, cho nên bước đầu tiên là tẩy trược sinh hoạt và ngưng bặt mọi phương thức độc ác. Bất cứ ai chưa ngưng bặt mọi phương thức độc ác – vậy là việc bắt đầu Yoga vốn tiếp diễn cho tới mức chế ngự được các giác quan và cái trí – th́ người ấy không thể t́m thấy Atma. Thế th́ đó là bước đầu tiên thông thường nhất và mọi người – nếu bạn bảo họ đây là điều cần thiết sơ bộ - hầu hết mọi người nghe nói vậy đều nhún vai bảo rằng “dĩ nhiên” là như vậy nhưng y đâu có chịu thực hành. Chừng nào y chưa thực hành điều đó th́ chưa thể thực hành Yoga được. Người ta chỉ có thể nói suông khi chưa bắt đầu tẩy trược sinh hoạt, chưa chân thật về tư tưởng cũng như lời nói, chưa tin chắc rằng ḿnh sẽ thoát khỏi bất cứ sự cám dỗ bên ngoài nào kéo lệch ḿnh ra khỏi con đường công chính, chưa để cho ít ra là toàn thể tư tưởng và ham muốn của ḿnh hướng về điều đúng đắn, chưa thường nhận thấy ḿnh sa ngă đúng là sa ngă rồi mà vẫn gượng cố gắng đứng lên trở lại, chưa ít ra là cố gắng toan tính h́nh thành một lư tưởng đúng đắn và thực thi lư tưởng ấy một cách thực tiễn trong sinh hoạt. Tôi bảo đây là giáo huấn thông thường nhất trong mọi tôn giáo nhưng lại là điều khó thực hiện nhất trong giai đoạn đầu. Thế mà đối với đại đa số mọi người th́ họ không coi điều này là một qui tắc sinh hoạt cho nên đối với đại đa số ấy th́ Yoga vẫn là và có thể chỉ là một lời nói suông; bất cứ toan tính nào thực hành Yoga cũng giống như toan tính chạy trước khi học đi và hậu quả duy nhất là hậu quả mà đứa trẻ vấp phải khi nó quá hấp tấp muốn đi: nó cứ té lên té xuống cho đến khi nó học được cách cẩn thận giữ thăng bằng.

Tôi nói như vậy v́ có rất nhiều phép thực hành mà ta có thể học được nhưng không cần sinh hoạt thanh khiết, song le chúng ắt dẫn tới điều ác ư chứ không phải điều lành. Thật dễ hơn nhiều khi chọn một quyển sách viết về Yoga rồi thực hành một vài phút, một hay hai tiếng đồng hồ hoặc cả ngày một điều đặc thù nào đấy mà ta có thể đọc thấy trong đó, điều này dễ hơn nhiều so với việc thường xuyên giám sát sinh hoạt hàng ngày rồi tẩy trược nó vào trong mọi lúc trong ngày. Nó dễ hơn nhiều nhưng lại không hữu ích được bao nhiêu; v́ giới luật cho thể xác và cái trí mới là tŕnh độ đầu tiên trong phép thực hành Yoga. Trong sinh hoạt hàng ngày ta có thể thấy đủ loại phương pháp giữ giới luật, và khi người ta thực sự quyết tâm muốn khép thân tâm vào giới luật th́ y ắt tự tạo cho ḿnh một số qui tắc nhất định trải qua sinh hoạt hàng ngày khi có cơ hội – cái qui tắc ấy như thế nào cũng không quan trọng, miễn là chúng vô hại – và sau khi đă hạ thủ công phu th́ y phải giữ các qui tắc ấy cho nghiêm túc. Điều này có nghĩa là y phải hệ thống hóa sinh hoạt của ḿnh; y phải ấn định một vài thời điểm mà ḿnh phải tự nguyện làm những điều mà ḿnh đă quyết định trước đó là công việc cho giờ khắc đặc thù ấy. Tôi xin đưa ra minh họa rất thông thường như y ấn định giờ thức dậy, nhưng khi đến giờ th́ y không thức dậy bằng một cách nào đó. Y đang lười biếng, buồn ngủ hoặc chẳng phải như vậy. Thế mà tự thân việc y thức dậy sớm hơn 15 phút hoặc trễ hơn giờ đă định nhưng điều quan trọng th́ y sẽ làm điều ḿnh quyết tâm làm. Đó là v́ thực thi một quyết tâm khi giáp mặt với do dự ắt củng cố được ư chí và ta không thể tiến bộ về Yoga nếu ư chí không mạnh mẽ để bắt thân tâm phải vâng lời; ta có thể tích lũy quyền năng này nhiều nhất trong phép thực hành sinh hoạt hàng ngày. Và khi thân tâm được kiểm soát, biết vâng lời bất chấp những cám dỗ của sự giải đăi hoặc bất cứ điều ǵ khác th́ người ta đă tiến một bước đầu tiên trên con đường Yoga v́ thân tâm đă ngoan ngoăn vâng lời một điều ǵ đó cao hơn chính ḿnh. Bằng cách củng cố ư chí, con người đang h́nh thành một trong những công cụ mà y sắp sử dụng để tiến bộ thêm nữa. Rồi tới vấn đề thực phẩm, không phải là vấn đề có tầm quan trọng sống c̣n nhưng khá quan trọng. Các bạn ắt thấy có một vài loại thực phẩm bị cấm cho những người muốn sinh hoạt tinh thần. Thực phẩm nên tương quan với chủ đích mà ḿnh sống. Không có một qui tắc thống nhất nào có thể được đặt ra cho mọi người. Có những qui tắc khác nhau tùy theo mục đích mà bạn muốn sử dụng cuộc đời của ḿnh để hoàn thành. Tùy theo điều mà bạn muốn hoàn thành cho đời ḿnh, bạn ắt chọn loại thực phẩm để nuôi dưỡng, duy tŕ sự sống của cơ thể. V́ vậy khi trở thành một người Bà la môn có nghĩa là người ta đă tiến bộ về sinh hoạt tinh thần và muốn tiến nhanh trên con đường ấy th́ những qui tắc nên và không nên làm phải vô cũng nghiêm xác. Lúc bấy giờ người ta bảo người Bà là môn ấy phải ăn những thứ có tính chất Sattva bởi v́ y không muốn đưa vào cơ thể ḿnh – cái cơ thể mà y đang ra sức tẩy trược – bất cứ thực phẩm nào có tính chất Rajas hoặc Tamas, chúng ắt kéo y tŕ trệ  xuống thay v́ nâng y lên cao. Quả thật thể xác là bộ phận thấp nhất của ta nhưng không phải v́ sự thật ấy mà ta lại lơ là nó. Nếu ta muốn leo lên th́ ta cần phải giảm nhẹ gánh nặng. Mặc dù gánh nặng không giúp ta leo lên cao nhưng việc giảm nhẹ gánh nặng khiến cho ta leo lên cao dễ hơn. Và đó là mọi điều mà bạn cần phải thực hiện đối với thể xác. Nó không giúp cho bạn trong sinh hoạt tinh thần nhưng nó lôi kéo tŕ trệ bạn. Và bạn muốn làm giảm nhẹ sự tŕ trệ của thể xác càng nhiều càng tốt. Đó thật sự là công dụng của giới luật bên ngoài. Nếu chẳng có ǵ khác ngoại trừ giới luật bên ngoài, nếu không có việc thăng lên th́ gánh nặng có nặng hay nhẹ cũng hầu như không quan trọng v́ nó luôn luôn nằm trên mặt đất và mặt đất đỡ nó chứ không lôi gh́ bất cứ cái ǵ xuống. Ta hăy buộc một ḥn đá vào một cái cột. Cho dù ḥn đá nặng hay nhẹ th́ chẳng có ǵ quan trọng bởi v́ cái cột chẳng việc ǵ mà bốc lên. Nhưng nếu buộc ḥn đá vào một khinh khí cầu đang phấn đấu bốc lên th́ ta giảm nhẹ sức nặng của ḥn đá th́ khinh khí cầu có khả năng bốc lên cho đến khi cuối cùng lực kéo nó bay lên lớn hơn tải trọng của ḥn đá gh́ nó xuống và nó bốc lên mang theo cả ḥn đá bởi v́ nó đă thắng được sức cản của ḥn đá. Đó là phương thức mà ta nên xem xét về thể xác và mọi giới luật bên ngoài. Chính v́ thế mà khi Tinh thần tự do th́ mọi h́nh thức bên ngoài không c̣n quan trọng nữa. Những nghi lễ và nghi thức của tôn giáo vốn đang ràng buộc Linh hồn c̣n chưa giải thoát th́ chúng lại trở nên vô dụng khi Linh hồn đă giải thoát rồi, bởi v́ lúc bấy giờ Linh hồn không c̣n có thể bị bất cứ thứ ǵ giữ lại nữa. Và v́ các nghi lễ trong tôn giáo được dự tính là những đôi cánh giúp Linh hồn bốc lên thắng được sức nặng, cho nên khi sức nặng đă biến mất và Linh hồn được tự do th́ nó không c̣n cần tới đôi cánh nữa. Trong bầu hào quang của chính ḿnh, khi đă đạt được thăng bằng th́ đối với nó lên hoặc xuống chẳng c̣n ư nghĩa ǵ nữa, nó đă ở ngay trung tâm vốn là Tất cả.

Tôi nói như vậy v́ đó là điều phải dẫn dắt sự phán đoán của bạn, nếu bạn muốn phán đoán những người kề cận ḿnh. Tốt hơn là bạn chẳng nên bao giờ phán đoán người ta. Liệu có bất cứ ai trong các bạn có quyền phán đoán một trong các huynh đệ của ḿnh chăng? Bạn biết ǵ về quá khứ của y? Bạn biết ǵ về Nghiệp quả của y? Bạn biết ǵ về t́nh huống cuộc đời y? Bạn biết ǵ về những phấn đấu nội tâm, những hoài băo và khuyết điểm của y? Bạn có quyền ǵ mà phán đoán y? Hăy phán đoán chính ḿnh chứ đừng phán đoán người khác v́ khi bạn kết án bất cứ ai th́ bạn chỉ xét đoán y theo bề ngoài và một trong những giới luật bên ngoài mà y có thể hoặc không thể giữ, bạn làm hại chính ḿnh nhiều hơn làm hại tới y; bạn đang xét đoán ở mức độ thấp nhất và đang làm hại mọi lĩnh vực nội tâm của chính ḿnh bằng cách che mờ nó bởi khuynh hướng không tử tế và thiếu từ bi.

Thế mà xét về thể xác – đa số những giới luật bề ngoài đều được ủng hộ và thực hành đối với thể xác – th́ có nhiều giới luật cực kỳ hữu ích và một số giới luật vô cùng nguy hiểm. Ta hăy xét một phép thực hành rất hữu ích và không nguy hiểm nhưng chỉ hữu dụng khi được thực hành điều độ ở một xứ như ở đây vốn có đằng sau một truyền thống rất lâu dài về di truyền thể xác được thực hành qua cả ngàn thế hệ, đó là phép Pranayama, kiểm soát hơi thở, hầu hết mọi người Bà la môn ít ra cũng biết phép thực hành này. Nó được thực hiện với một mục đích rất xác định nhằm mục tiêu cô lập mọi đối tượng ngoại giới và triệt thoái Linh hồn ra khỏi các giác quan chuyển sang cái trí – đó là giai đoạn đầu tiên để thực hành Yoga. Việc phong bế đủ thứ giác quan thể xác, kiểm soát hơi thở của thể xác có thể nói quả thật làm giảm sức nặng và khiến cho cái trí dễ triệt thoái ra khỏi ngoại giới. Nhưng khi những huấn lệnh này – vốn đă được công bố trong một chừng mực nào đó lại đột nhiên được chọn dùng bởi những dân tộc không thích hợp để thực hành chúng theo di truyền thể xác và khi chúng được thực hành một cách kiên tŕ đầy nghị lực theo kiểu phương Tây mà không có bất cứ ai biết cách hướng dẫn học viên th́ phép thực hành ấy có thể trở nên vô cùng nguy hiểm. Nếu được thực hiện vượt quá một mức nào đó th́ nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cơ quan của thể xác, có thể gây ra bệnh tật và chết chóc. V́ vậy, ngay cả đối với các bạn vốn là người Á đông th́ cũng chẳng bao giờ là minh triết nếu theo đuổi phép thực hành này quá xa mà không được sự rèn cặp của một người nào đấy đă am hiểu tường tận nó và có thể kiểm soát được bạn vào đúng lúc đă chạm tới mức nguy hiểm. Trong khi đó, đối với người Âu Tây th́ việc thực hành nó chẳng minh triết chút nào v́ y chẳng thích hợp ǵ hết về di truyền thể xác và môi trường xung quanh, về thể chất và tâm linh mà y sinh hoạt trong đó cũng không thích hợp cho phép thực hành có thể nói là tác động lên sinh hoạt thể chất tâm linh. Vậy là phép thực hành có thể cực kỳ nguy hiểm và đối với người Âu Tây nào sắp bắt đầu thực hành th́ việc rèn luyện thể xác ắt phải khởi sự một cách khác. Đây lại là một điều mà phán đoán ắt cực kỳ không đúng bởi v́ nếu bạn không xét tới hoàn cảnh th́ làm sao bạn có thể chê trách người ta về điều đó? Bởi v́ y không được làm một điều ắt gây ra sự chảy máu nguy hiểm cho phổi của y và điều đó ắt hoàn toàn tước bỏ của y cái lớp vỏ thể chất mà nếu được rèn luyện cẩn thận hơn th́ y có thể tiến bộ được.

Dĩ nhiên điều này có thể được thực hiện tiến xa rất nhiều trong cái gọi là Hatha Yoga. Ta có thể thấy thiên hạ thực hành nó rất cực đoan trong trường hợp các tu sĩ khổ hạnh chọn theo một cách thực hành đặc thù nào đấy hoặc là giơ cánh tay lên rồi cứ giữ như vậy cho đến khi nó khô héo đi; hoặc nắm chặt bàn tay lại cho đến khi móng tay mọc xuyên vào lớp thịt bàn tay, hoặc nh́n đăm đăm vào mặt trời, hoặc uốn cong thân thể thành h́nh tṛn. . . - có vô số phép thực hành khác nhau mà một số các bạn ắt đă tận mắt chứng kiến năm th́ mười họa. Liệu phép thực hành này có giá trị ǵ chăng? Ta thấy tại sao thiên hạ lại chọn dùng chúng? Đâu là mục tiêu và giá trị chân thực của chúng. Thế mà bảo rằng chúng không có giá trị ǵ th́ không đúng. Trước hết là chúng có giá trị trong một thời đại như thời đại của chính ta th́ đó là bằng chứng hiển nhiên và thường xuyên về sức mạnh của hoài băo nội tâm đă chiến thắng được mọi đam mê và cám dỗ của thể xác ngỏ hầu mưu t́m một điều ǵ đấy được công nhận là cao cả hơn sinh hoạt trên cơi trần. Thật là không công tâm khi phê phán những trường hợp này mà lờ đi cái lợi ích chung mang lại cho loài người. Đó là v́ trên thế giới hầu hết mọi người đều mưu t́m một sự việc thế gian, khi người ta c̣n tham tiền, ham địa vị, ham quyền lực, ham danh vọng, muốn được tiếng khen của thiên hạ th́ đâu phải là không có giá trị khi một số ít người thậm chí hành động theo kiểu đó, vứt bỏ mọi thứ mà con người ham thích, dùng chính cái sự kiện hành hạ thân xác để tuyên cáo về thực tại của Linh hồn nơi con người và giá trị của một điều ǵ đấy vượt trên sự đau đớn của xác thân. Nói như vậy tôi không nghĩ rằng bất cứ ai lại nhẹ dạ nói tới sự điên rồ của những người ấy cho dẫu y không đồng ư với họ, không tán thành họ, thậm chí bảo rằng phương pháp của họ là không đúng. Trong bất cứ trường hợp nào th́ ta cũng nên công nhận sức mạnh của ḷng sùng tín có thể chà đạp lên thân xác trong khi mưu t́m Linh hồn. Cho dẫu phương pháp là sai lầm – bản thân tôi tin là nó sai lầm – th́ nó vẫn c̣n cao quư hơn khi mưu cầu một điều ǵ cao siêu hơn, trèo cao rồi ngă đau thay v́ mưu cầu những sự việc chỉ thuộc về trần thế, phung phí mọi thứ để có được những sự vật phù du; v́ đó ít lầm lỗi hơn và đó là một sinh hoạt cao quí hơn việc dung tục mưu t́m những đối tượng thỏa măn nhu cầu ngay trước mắt.

Và có một khía cạnh khác sẽ mang lại phần thưởng cho họ trong một kiếp vị lai. Quả thật nhờ vào những phương pháp này họ chưa bao giờ đạt tới cơi tâm linh. Quả thật nhờ những phương pháp này họ chưa bao giờ đạt tới các cơi hiện tồn cao siêu. Thế nhưng cũng quả thật là nhờ những phương pháp này, họ phát triển được sức mạnh ư chí mà trong kiếp tới có thể đưa họ đi xa trên đường đạo. Liệu các bạn có chưng hửng khi biết rằng sức mạnh ư chí của họ không phải ở trong giai đoạn tư thế ấy đă trở nên tự động mà là ở những giai đoạn đầu khi mỗi giây phút là một khoảnh khắc hành hạ tra tấn. Đó là lúc mà Linh hồn được phát triển và nếu bạn trả giá cho đau khổ th́ bạn có thể mua được cái mà ḿnh trả giá. Họ trả giá như vậy để có sức mạnh ư chí và sức mạnh ư chí ấy ắt phải trở lại với họ trong kiếp vị lai. Và có thể là sức mạnh ư chí bấy giờ sẽ được soi sáng bởi ḷng sùng tín khiến cho họ theo đuổi một lối sống đó và cả hai cùng nhau có thể mở ra con đường dẫn tới tri thức thật sự. Mặc dù trong kiếp này họ có thể không đạt tới Tinh thần, song trong một kiếp khác, ḷng sùng tín và ư chí phối hợp lại có thể đưa họ đi xa, vượt quá mức những kẻ tự nghĩ ḿnh là minh triết hơn bởi v́ ḿnh không cuồng tín – tôi thành thật nghĩ những người này là như vậy. Bạn có thể hỏi tôi: “Liệu chúng ta có nên theo phép thực hành đó chăng?” Không đâu, v́ tôi đă nói rồi, tôi coi đó là một lỗi lầm. Tôi chỉ nhắc tới quan điểm này bởi v́ tôi đă nghe quá nhiều lời chế nhạo, nhàn đàm, nhiều lời giễu cợt ngồi lê đôi mách của những kẻ không đáng xách dép cho những người ít ra đă công nhận và cố gắng theo đuổi khả năng sinh hoạt tinh thần.

Thế rồi tôi c̣n có một lời nữa để nói về một lối sống khác, lối sống hoàn toàn không tuyệt đối tự hành xác mà hoàn toàn rút lui khỏi thế giới để ẩn trong rừng. Người ta bảo đó là một lối sống ích kỷ; trong rất nhiều trường hợp nó có liên quan tới ḷng ích kỷ nhưng không phải bao giờ cũng vậy. Những kiếp sống mang tính tinh thần duy tŕ được bầu hào quang tinh thần ngăn cách cho xứ sở nói chung không bị sa xuống một mức thấp mà bằng không nó phải sẽ chịu như vậy. Những kiếp sống ấy duy tŕ việc công nhận thực tại của sinh hoạt tinh thần vốn có thể được kích thích hoạt động và sự kiện Ấn độ có khả năng phục hồi nơi bản thân phần lớn là do những người ẩn cư trong rừng và rừng rậm; họ đă giữ cho một bầu hào quang tinh thần có thể khả hữu nhằm hấp thụ những rung động mà lẽ ra tác động lên đời sống mọi giới của con người.

Ấy là v́ đâu là chân lư căn bản của Hatha Yoga? Chân lư ấy như sau: khi sự tăng trưởng đă hoàn chỉnh th́ thể xác ắt ngoan ngoăn phục vụ Tinh thần và ắt được phát triển theo những đường lối đặc thù vốn cung cấp cho Tinh thần những cơ quan trong thể xác mà Tinh thần dùng nó để tác động lên vũ trụ ngoại giới Vật chất. Đó là sự thật chân chính của mọi phép thực hành Hatha Yoga. Các phép thực hành ấy rèn luyện thể xác. Chúng kích hoạt một vài trung tâm lực – được gọi là luân xa – chúng khơi hoạt các luân xa để cho những trung tâm lực ấy phải đóng vai tṛ cơ quan của sinh hoạt nội giới. Đó là các cơ quan giúp cho sinh hoạt nội giới có thể tác động lên vũ trụ vật chất, nhờ vậy tạo ra cái gọi là hiện tượng lạ. Các hiện tượng lạ không thể do Tinh thần hoạt động ở mức cao nhất tác động lên trực tiếp cái gọi là Vật chất ở mức thấp nhất, nghĩa là Atma tác động trực tiếp lên vũ trụ vật chất; vực sâu quá lớn cho nên phải có cái bắc cầu ngang qua. Nếu ta muốn kiểm soát vũ trụ thể chất và các định luật trên cơi trần th́ ta cần phải phát triển một vài cơ quan vật chất và cơ quan tinh anh liên quan tới thể xác, để cho chúng tác động ngay phía dưới với vũ trụ thể chất và tiếp xúc với bên trên là tâm trí và Tinh thần; điều này khiến cho Tinh thần có thể nói là tác động xuống dưới để tạo ra những kết quả trên cơi trần như mong muốn. Thế mà Hatha Yoga là việc nh́n nhận sự thật này và đưa nó vào thực hành ở cơi thấp. Trước hết nó tác động lên thể xác và phát triển nhiều cơ quan để dùng cơ quan này kiểm soát các lực nội giới. Nó khiến cho thể xác dễ bị đưa vào một t́nh huống đáp ứng với những rung động tinh vi và nó chế ngự được thể xác.

Như vậy, người nào thực hành Hatha Yoga đều có thể tương đối dễ dàng kiểm soát được một vài lực của vũ trụ vật chất. Nó khơi hoạt thể tinh vi, nó khiến cho các trung tâm lực tinh vi rung động sao cho các quyền năng lại được hoạch đắc mang tính chất phi thường nhất xét về mặt ngoại giới. Nhưng các quyền năng không tốt theo ư nghĩa khi bắt đầu từ bên dưới và kích thích các cơ quan của thể xác lẫn thể tinh vi mà không có tác động tương ứng nơi tâm trí và Tinh thần, th́ chẳng bao lâu sau người ta đă đạt tới giới hạn của tác động. Đó là sự kích thích giả tạo thay v́ kích thích tự nhiên theo tiến hóa. Nếu muốn cho chúng trường tồn từ kiếp này sang kiếp khác th́ các cơ quan ấy phải được kích thích từ bên trên chứ không phải từ bên dưới, thế mà bằng phép thực hành Hatha Yoga chúng được kích thích để tác động từ bên dưới cũng giống như trong phép thôi miên, bạn bắt đầu làm tê liệt các giác quan ngoại giới; vậy là bạn dần dần gây ra sự teo tóp rồi cuối cùng tê liệt thường xuyên các giác quan ấy. Nếu tiếp tục thực hành Hatha Yoga kéo dài th́ trong kiếp đó không thể thực hành Raja Yoga được. Chính v́ thế mà nhiều tác phẩm minh triết nhất đều phản đối việc thực hành Hatha Yoga. Chính v́ thế mà người ta bảo cần phải mưu cầu Raja Yoga và không ủng hộ Hatha Yoga. Không phải là không cần tới các phép thực hành thể xác, cũng chẳng phải là rốt cuộc không khai mở được những thần thông; nhưng đó phải được khai mở do kết quả tự nhiên của sự phát triển Tinh thần chứ không phải là kết quả của việc kích thích giả tạo trước hết là thể xác rồi tới thể tinh vi. Bắt đầu từ đầu mút này có nghĩa là hạn chế vào cơi thông linh. Bắt đầu từ đầu mút Tinh thần có nghĩa là thống nhất mọi cơi làm một. Đó là sự khác nhau cốt lơi giữa hai dạng Yoga này. Raja Yoga khó hơn và chậm hơn nhưng chắc chắn. Các quyền năng của nó được truyền thừa từ kiếp này sang kiếp kia trong khi vượt quá mức cơi thông linh th́ ta không thể tiến bộ bằng cách chỉ sử dụng các phương pháp thuần túy Hatha Yoga.

Và bây giờ tôi muốn tŕnh bày với các bạn một hai phát biểu tổng quát về những phép thực hành này mà tôi thấy chúng có thể được sử dụng một cách minh triết trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn hẳn nhớ lại Aitareyopanishad là sau khi con người được h́nh thành th́ y được cấp sinh lực – tạm dùng một cách diễn tả khá b́nh dân – bởi các Thiên thần, bấy giờ Linh hồn tối cao mới hỏi: “Ta sẽ nhập vào như thế nào?” Rồi nó nhập vào ở chỗ rẽ đường ngôi, nghĩa là trung tâm lực Brahmarandra trên đỉnh đầu. Nó chiếm ba chỗ ở mắt phải, ở “cơ quan nội giới” và ở tim; đây là ba chỗ ngự của nó. Ba chỗ này rất có ư nghĩa: mắt phải tượng trưng cho các giác quan, cơ quan nội giới tượng trưng cho bộ óc và cái trí, c̣n tim tượng trưng cho Chơn ngă nội tâm. Và nó nhập vào những chỗ này từng cái một, trước hết nhập vào mắt nghĩa là các giác quan, rồi tới nhập vào cơ quan nội giới nghĩa là tâm trí, rồi tới nhập vào tim nghĩa là trú sở cuối cùng của nó. Đây là mấu chốt của mọi phép phân chia làm ba mà tôi cung cấp cho các bạn ngay từ đầu. Mỗi một trong những thứ đó thuộc về một trong các giai đoạn và t́nh huống mà tôi có nói tới, và khi chúng ta bắt đầu thực hành th́ đây là những thứ mà ta phải tiếp quản trong những giai đoạn thực hành trên thế gian trước khi t́m được Sư phụ. Bất cứ ai trong các bạn cũng có thể bắt đầu thực hành và như vậy khiến cho chính bạn có thể vào những giai đoạn sau này thành công v́ đă quán triệt được những phép thực hành trước. Thế th́ trước hết khi mưu cầu Linh hồn ta ắt phải đụng tới các giác quan. Ta có thể chọn một h́nh ảnh nào đó trong tâm trí rồi định trí vào đấy cho đến khi không một kích thích nào từ bên ngoài có thể đến được với ta. Đây là việc định trí trong nội bộ và rút lui khỏi các giác quan. Tại sao người ta không thực hành điều ấy hàng ngày? Tại sao y không có thói quen, có khả năng triệt thoái cái trí không làm việc qua các giác quan nữa để cho nó có thể bị đẩy lùi lại vào trong chính ḿnh và chỉ làm việc trong giới hạn của cái trí thôi. Mọi tư tưởng gia vĩ đại đều làm như vậy coi như là một bản năng tự nhiên. Mọi nhà tư tưởng vĩ đại đều làm như thế. Ta hăy xét những tư tưởng gia đă mang lại cho thế giới những tác phẩm vĩ đại rồi đọc tiểu sử của họ th́ ta ắt thấy có một sự kiện thường xuyên là họ bận bịu với những vấn đề lớn về tâm trí th́ đều quên lăng thể xác; họ ngồi suy nghĩ quên cả ăn, ngồi suốt ngày đôi khi suốt đêm, quên hết mọi nhu cầu của thể xác ngay cả nhu cầu ngủ bởi v́ họ đă triệt thoái cái trí ra khỏi các giác quan và đă tập trung nó vào trong nội bộ.

Đây là điều kiện để có mọi tư tưởng hữu ích, mọi phép tham thiền có kết quả. Thực ra tham thiền c̣n hơn thế nữa. Nhưng đây là bước đầu tiên v́ bạn muốn rút Linh hồn ra khỏi các giác quan; bằng không th́ nó cứ tiếp tục chạy ra ngoài và các bạn muốn cho nó trở vào bên trong về chỗ của chính ḿnh. V́ vậy phải chặn đứng các giác quan lại. Nếu không vậy th́ không thể tiến bộ thêm được nữa. Thế rồi theo quan điểm trần tục th́ nó thậm chí c̣n hữu ích luôn; v́ việc định trí mà bạn thấy sách vở cổ truyền cổ vơ là giai đoạn sơ khởi của Yoga, chính là một điều kiện để hoạt động tâm trí hữu hiệu nhất. Người nào có thể định trí đều là người có thể chinh phục thế giới trí thức; y có thể đưa mọi năng lực của ḿnh tập trung vào một điểm duy nhất mà Patanjali gọi là nhất tâm. Đó là người có thể thật sự tiến bộ về trí thức. Bạn không thể đẩy một vật cồng kềnh đi qua các chướng ngại; bạn phải tập trung nó lại thành một điểm th́ nó mới dễ dàng đi xuyên suốt qua mọi thứ. Đối với cái trí cũng vậy. Nếu cái trí bị tản mạn qua các giác quan th́ nó sẽ bị phân tán. Không một lực đẩy nào có thể giúp nó vượt qua những chướng ngại vật. Nếu bạn tập trung nó lại ở một điểm th́ lực ở đằng sau nó đẩy nó xuyên suốt qua chướng ngại được. Vậy là ngay cả trong những vấn đề trí thức thông thường th́ sự định trí cũng là điều kiện để thành công. Nhưng việc tiến hành rốt ráo được điều đó mới đưa bạn tới giai đoạn thứ nh́ tức giai đoạn Svapna nghĩa là t́nh huống cái trí được cố định vào những sự vật nội giới, nghĩa là bạn chú ư vào những khái niệm và những ư niệm chứ không phải những sự vật làm nảy sinh ra các khái niệm ấy. Không c̣n là cái h́nh dáng bên ngoài mà là cái bạn đă rút nó vào trong cái trí; và bạn nghiên cứu những sự vật nội giới vốn là các khái niệm, ư niệm, suy diễn và những tư tưởng trừu tượng bắt nguồn từ ngoại giới mà bạn đă thu thập được. Bạn càng có thể làm như vậy hoàn chỉnh th́ bạn càng đi gần tới tŕnh độ Svapna hoàn chỉnh. Và khi bạn có thể thực hành điều đó tốt đẹp th́ bạn đă thực sự tiến được một bước trong phương pháp Yoga, v́ bạn đă có khả năng đưa Linh hồn vào cơ quan nội giới và một khi được như vậy th́ có thể tiến bộ thêm nữa. Giai đoạn kế tiếp vẫn c̣n giới hạn trong lĩnh vực Svapna, chẳng những là triệt thoái cái trí vào trong chính ḿnh mà c̣n giữ nó ở đó chống lại sự xâm nhập của những tư tưởng mà ḿnh không muốn. Giả sử bạn đă giữ được nó ở đó chống lại sự sự xâm nhập của các kích thích ngoại giới và các giác quan không c̣n có thể kéo bạn ra khỏi trạng thái định trí ấy nữa; nhưng tư tưởng có thể làm được. Bản thân cái trí không thể được bảo vệ hoàn toàn chống lại sự xâm nhập ấy. Nó đă được triệt thoái ra khỏi khả năng bị kích thích từ bên ngoài. Nó có thể mạnh đến nỗi người ta tới đụng vào bạn mà vẫn không thể kéo bạn ra khỏi trạng thái hoàn toàn trừu tượng hóa ấy; nhưng tự bên trong nó th́ nó không thể vững vàng như vậy và một ư niệm có thể đạt tới nó trong khi một cảm giác không làm được. Trên cơi của riêng nó th́ một tư tưởng có thể xâm nhập được. Đây là giai đoạn định trí kế tiếp. Bạn phải có thể diệt được các tư tưởng. Khi một tư tưởng ló dạng mà bạn không muốn th́ nó ắt phải bị rơi rụng. Trước hết bạn diệt nó bằng một tác động cố ư; nghĩa là khi nó xuất hiện th́ bạn bác bỏ nó. Nhưng việc nhận ra sự hiện diện của nó đă là thiếu định trí rồi. Chính sự kiện bạn thấy nó ở đó chứng tỏ rằng nó có thể gây ấn tượng lên bạn. V́ vậy bạn phải cố ư diệt nó. Do đó khi tư tưởng xuất hiện bạn phải đẩy lùi nó. Đây là một quá tŕnh lâu dài; nhưng nếu bạn duy tŕ nó hết tháng này sang tháng khác, không đâu, hết năm này sang năm khác th́ cuối cùng nó sẽ trở thành tự động và bạn ắt tạo ra trong cái trí của ḿnh một khả năng đẩy lùi đến nỗi bạn phát khởi khả năng ấy bằng cách rút lui vào tâm điểm th́ một tư tưởng khác từ ngoài xâm nhập vào khả năng ấy ắt tự động đánh trả đẩy lùi tư tưởng kia. Nó cũng giống như một bánh xe quay tṛn rất nhanh. Nếu nó chuyển động chậm th́ bất cứ một vật chuyển động nào chạm vào nó cũng có thể kiểm soát ṿng quay của nó. Nếu nó quay rất nhanh th́ bất cứ vật chuyển động nào chạm vào nó đều bị nó đánh bạt đi. Và lực đẩy lùi đánh bạt vật thể xâm nhập ắt tỉ lệ với ṿng quay theo tốc độ. Điều đó trở nên tự động cũng giống như khi bạn vượt ngoài tầm kích thích của giác quan th́ bây giờ bạn vượt ngoài tầm đạt được cái trí nghĩa là cái trí tập trung vào Tự ngă ở trung tâm th́ phần ngoại vi tự động đánh bạt đi mọi thứ muốn xâm nhập. Đây là vị thế mà giờ đây bạn phải chiếm hữu. Và điều này cũng lại có ích lợi về mặt thế tục v́ cái trí định trí cao độ không bị hao sức; nó không để cho mọi tư tưởng không cần thiết xâm nhập vào. Nó không chịu xét tới những tư tưởng khác. Nó không để cho năng lượng bị hao tốn v́ những tư tưởng khác làm phung phí năng lượng của ḿnh. Nó được giữ ở trạng thái trống rỗng không có tư tưởng khi không cần làm việc thay v́ thuộc một loại cái máy luôn luôn bận rộn chạy tối ngày làm cho chính ḿnh bị hao ṃn. Thay v́ thế nó là một cỗ máy được kiểm soát hoàn toàn, lúc nào làm việc và lúc nào không làm việc đúng như Tự ngă muốn chứ không phải như ư nó muốn.

Vượt quá tŕnh độ này th́ bạn không tiến bộ hữu thức nếu không có sự trợ giúp của Sư phụ. Tôi nói không thể tiến bộ hữu thức nhưng vẫn có thể tiến bộ vô ư thức v́ Sư phụ có thể ở đó mặc dù bạn không biết Ngài. Nhưng vẫn c̣n có một cách thực hiện được tiến bộ mặc dù theo một nghĩa nào đó th́ không nhận ra được; bạn không biết có ai đó đang giúp bạn nhưng biết hay không th́ cũng thế thôi. Nhưng nếu bạn c̣n muốn bước trên con đường tri thức th́ bạn phải đi t́m Sư phụ. Nhưng c̣n có một điều ǵ khác trên thế gian mạnh hơn tri thức nữa, đó là ḷng sùng tín. Bởi v́ đó chính là Tinh thần và trong khi tôi phải bàn tới mọi điều mà bạn có thể thực hiện một cách hữu thức th́ c̣n một điều nữa mà bạn cũng có thể làm được để tự giúp ḿnh. Và đó là mở rộng mọi cánh cổng của Linh hồn sao cho bạn không che chắn mặt trời nữa, sao cho mặt trời Tinh thần có thể tràn vào tẩy trược và soi sáng, không chịu bất cứ tác động nào của phàm ngă. Thế mà ḷng sùng tín lại mở ra những cánh cửa sổ của Linh hồn. Nó chẳng làm ǵ cả. Nó chỉ là một thái độ. Sùng tín có nghĩa là bạn ngộ ra rằng có một cái ǵ đó lớn hơn chính ḿnh, có một cái ǵ đó cao hơn chính ḿnh, có một cái ǵ đó cao cả hơn chính ḿnh, mà đối với nó thái độ của bạn không c̣n là thái độ chỉ trích nữa, không c̣n là thái độ của cái gọi là học tập nữa, không c̣n là thái độ nào khác ngoại trừ là phủ phục, gieo ḿnh xuống sùng bái nó và im lặng lắng nghe bất cứ lời lẽ nào từ nó thốt nên. Nhờ vậy bạn có thể tiến vào những ngóc ngách sâu kín nhất của Tinh thần v́ ḷng sùng tín mở đường cho ánh sáng tuôn vào mà ánh sáng bao giờ cũng ở đó, chúng ta có tạo ra nó đâu. Những qui tŕnh mà tôi đă từng nói tới cũng chỉ là xé toạc hết lớp vỏ này tới lớp vỏ kia, sao cho ta có thể nhận ra được ánh sáng một cách hữu thức. Dường như khi hết lớp vỏ này tới lớp vỏ khác bị xé toạc th́ nó có vẻ sáng hơn nhưng thật ra nó đâu có sáng hơn; nó vẫn ở đó mà, chỉ có chính ta không nhận ra được cái ánh sáng nội tại ấy. Ḷng sùng tín xuyên suốt qua mọi lớp vỏ từ bên trong để cho ánh sáng lúc bấy giờ mới tuôn tràn ra, ánh sáng chẳng phải làm ǵ hết ngoại trừ việc soi chiếu. Phẩm tính của ánh sáng là soi chiếu mà. Chính chúng ta cản trở nó, khiến cho nó không thể soi chiếu được. Và v́ vậy chính kẻ dốt nát th́ ta thấy đôi khi y lại t́m ra được một chân lư tinh thần siêu việt được cả cái tri thức của trí năng mà một thiên tài nào đó mới có thể đạt được. Y nh́n thấy được tâm của vạn vật. Tại sao vậy? Bởi v́ ánh sáng nội tâm chiếu ra bên ngoài và ḷng sùng tín đă mở mắt ra cho ánh sáng chiếu vào, rồi nó nh́n dọc theo cái chùm tia sáng đó ngược trở lại vào trong ngóc ngách của thánh điện. Không chỉ có trí thức mới khai mở được hết lớp vỏ này tới lớp vỏ kia, cũng cần có t́nh thương nữa để cho người ta có thể t́m được chính ḿnh và xuyên suốt phá vỡ mọi lớp vỏ hết lớp này tới lớp kia để cuối cùng mở đường đi tới tận chân Thượng đế. Điều này có thể xảy ra ở khắp mọi nơi chứ không chỉ trong rừng và rừng rậm, nếu người ta có thể tách ĺa ḿnh khỏi những sự vật thế gian. Muốn làm như vậy th́ không cần có sự xả bỏ nào ở bề ngoài; chính sự xả bỏ sâu lắng hơn của Linh hồn đối với mọi đối tượng giác quan và mục tiêu trần tục mới là cần thiết. Đấng Sri Krishna ngụ ư như vậy khi Ngài nói tới ḷng sùng tín. Tham thiền có nghĩa là mở linh hồn ra đối với Đấng thiêng liêng để cho Đấng thiêng liêng soi chiếu vào bên trong mà không bị phàm ngă ngăn trở. V́ vậy, nó có nghĩa là sự xả bỏ. Nó có nghĩa là vứt bỏ đi mọi thứ mà người ta có và chờ đợi cho trống rỗng để ánh sáng tràn vào. Nó có nghĩa là không gắn bó với kết quả của hành động. Mọi thứ mà bạn làm th́ chỉ v́ bạn đang ở trong thế giới và bổn phận của bạn là phải thực thi các hành động. Đấng Sri Krishna có nói: “Ta bao giờ cũng đang hành động”. Tại sao vậy? Bởi v́ nếu Ngài không hành động th́ pháp luân ắt ngưng đọng. Đối với tín đồ th́ cũng thế, y thực hiện những hành động bề ngoài bởi v́ đó là nêu gương cho những người khác, bởi v́ Nghiệp đă đặt y vào thế giới nơi mà cần phải thanh toán những bổn phận. Nhưng y không làm những bổn phận đó. Một khi đă đạt tới ḷng sùng tín th́ khi các giác quan của tín đồ hướng ra ngoài tới những đối tượng thích hợp th́ cái trí cũng hướng tới những đối tượng thích hợp của ḿnh, nhưng tín đồ đâu phải là các giác quan hay là cái trí. Tín đồ là Tự ngă vốn được công nhận là Chúa. Và như vậy y luôn luôn thờ phụng trong khi các giác quan và cái trí đang bận rộn với những đối tượng bên ngoài và bên trong. Đó mới là ư nghĩa của việc không dính mắc. Y không dính mắc vào bất kỳ công việc nào mà các giác quan thực hiện; cứ để cho chúng đi làm công việc của ḿnh và làm một cách hết sức toàn bích. Cũng để cho tâm trí y đi ra ngoại giới và để cho nó chia sẻ công việc của thế gian. C̣n chính y th́ không đi ra mà luôn luôn thờ phụng dưới chân Chúa. Trong khi y c̣n ở đó th́ những sự việc bên ngoài có thể làm việc của ḿnh và cái quyền năng dính mắc nào đă buộc y với bất cứ hành động ấy? Nhưng muốn đạt tới cái trạng thái không dính mắc đó th́ cần phải thực hành cố ư; bạn phải học cách thờ ơ với những kết quả miễn là bạn làm nhiệm vụ của ḿnh, dành hoàn toàn thành quả đặt vào tay những lực lượng đại hùng đang làm việc trong vũ trụ mà chỉ yêu cầu bạn cung cấp cho họ vật liệu bên ngoài để cho họ khoác lấy nó trong khi bạn vẫn c̣n hiệp nhất với họ. Để làm như vậy, bạn phải thật sự thanh khiết, muốn làm như vậy, lúc nào bạn cũng phải có tâm hồn cố định và thực tại nhất như. Tín đồ bao giờ cũng ở bên trong, trong tâm hồn. Y luôn luôn ở bên trong bàn thờ, cái trí và thể xác đều bận rộn nơi ngoại giới. Đây mới là Yoga chân chính, là bí quyết chân thực của Yoga.

Muốn được như vậy th́ quả thật là có một giai đoạn trong đó tri thức sẽ một lần nữa xuất hiện và tín đồ có thể học từ Sư phụ cách thức để trở thành một người cộng tác hữu thức với những lực lượng tinh thần. Tín đồ có thể là một người hoạt động trước khi có ư thức về điều đó chỉ nhờ vào ḷng sùng tín. Cộng tác có ư thức hàm ư là phải hiểu biết. Nó có nghĩa là Sư phụ đang dìu dắt người đệ tử, dạy cho y cách thức tẩy trược bản thân hoàn hảo hơn mà vẫn hoàn toàn không bị ô nhiễm do tiếp xúc với những hoạt động mà ḿnh thực hiện. Trong khi cộng tác hữu thức là niềm vui khôn tả th́ cộng tác dù sao đi nữa cũng khiến cho cuộc đời đáng sống.

Tôi dường như cảm thấy cũng bõ công khi giữ cho các bạn nghiên cứu đề tài này như sáng nay, nếu tôi không cảm thấy dường như là một trong các bạn đó đây có thể có được một tư tưởng sùng tín nào đấy ắt dọn đường cho ta nhập vào nội điện dễ hơn và gọn gàng hơn so với trước đó. Tôi đă bàn tới những lớp vỏ của Linh hồn xét về mặt trí thức, bàn tới các cơi trong vũ trụ xét về mặt trí thức, bàn tới các trạng thái tâm thức này xét về mặt trí thức và bàn tới các phương pháp để thực hiện tiến bộ xét về mặt trí thức. Tôi không làm ít hơn mức bổn phận của ḿnh ở đây mà phải làm hết mức chứ không tôi sẽ đem con bỏ chợ các bạn ở b́nh diện trí thức. V́ vậy, tôi dám nói ra những lời này là tinh túy của Yoga cho dù h́nh thức bên ngoài có ra sao đi chăng nữa, tôi dám nói ra cho các bạn – đối với một số các bạn, điều này dường như điên rồ và cuồng tín nhưng như vậy cũng không sao đối với tôi? – tôi dám nói ra với các bạn rằng ḷng sùng tín là điều duy nhất mang lại sự an toàn, ḷng sùng tín là điều duy nhất mang lại sức mạnh; ḷng sùng tin là con đường duy nhất mở ra lối thoát dẫn tới nơi sâu thẳm nhất mà Đấng thiêng liêng biểu hiện nơi đó. Chẳng thà thờ cúng một cách vô minh qua ḷng sùng tín, c̣n hơn từ chối thờ cúng bất cứ thứ ǵ. Chẳng thà mang một đóa hoa hoặc một chiếc lá dâng lên vị Thành hoàng giống như những kẻ nghèo nhất và dốt nát nhất đă tới đó để muốn bố thí mặc dù rất nghèo, c̣n hơn là một thiên tài trí thức nào đấy mà thế giới đang trọng vọng, quá kiêu hănh để phủ phục trước điều vốn cao hơn chính ḿnh, quá trí thức để quì lạy trước sự sống tinh thần, v́ Tinh thần vốn cao hơn trí năng và trí năng lại cao hơn các giác quan. Sự sống tinh thần là sự sống cao nhất và nó đang mở ra cho tất cả mọi người, v́ Tinh thần là cốt lơi sâu thẳm nhất trong mỗi người và không ai có thể chối bỏ sự hiện diện của nó nơi bất cứ người nào. Thế th́ hăy trau dồi ḷng kính cẩn, kính cẩn đối với mọi thứ thật cao thượng, hăy trau dồi sự thờ cúng, thờ cúng điều ǵ thiêng liêng; thế rồi khi thể xác và giác quan không giúp ǵ cho bạn, khi cái trí kiệt quệ chẳng c̣n ǵ để ban cho bạn nữa th́ cái Tinh thần vĩnh hằng vốn là sự sống của chính cuộc đời bạn, là Linh hồn của Linh hồn bạn, lúc bấy giờ Nó sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn bởi v́ cái trí và cái xác đă tiêu tan, và muốn đi lên th́ nó phải t́m được chính ḿnh – không đâu, nó đâu có cần phải đi bởi v́ nó đă luôn luôn sẵn có ở đó rồi – nó sẽ thấy ḿnh phủ phục xuống dưới Gót Sen Vàng của Thượng đế: ở đó không có sự hão huyền, không có sự chia rẽ, không có sự đau khổ; ở đó tất cả đều là chí phúc. Đó là v́ bản thể cốt lơi của Đấng thiêng liêng là yêu thương và hoan hỉ; đó là di sản của Tinh thần, lớn hơn bất cứ điều ǵ mà thế giới phù du có thể mang lại cho ta.

  

III

BIỂU TƯỢNG HỆ

Biểu tượng hệ trong các tôn giáo có thể được gọi là một ngôn ngữ chung. Bằng cách này, người ta ngụ ư rằng cần chấp nhận một vài h́nh thức bên ngoài mà khi tŕnh bày cho bất cứ ai tinh thông về h́nh tướng th́ đều truyền đạt cho tâm trí người ấy một ư tưởng xác định; chẳng hạn như, cũng như bạn có một ngôn ngữ biểu ư mà mỗi người đều học được thành ra tiếng mẹ đẻ của ḿnh; cũng như bạn có thể có những con số trong số học, mỗi con số đều mang theo một ư niệm nào đó, nhưng nếu con số ấy được diễn ra thành ngôn ngữ nói lên được th́ từ ngữ ấy ắt khác nhau tùy theo ngôn ngữ mà người ta sử dụng. Cũng vậy, trong mọi thời đại người nào đă nghiên cứu tôn giáo cũng đều có một ngôn ngữ chung giúp cho họ có thể giao thiệp với nhau; điều này khiến cho không một vấn đề nào là quan trọng xét theo quê hương của người ấy, cũng như chẳng có ǵ quan trọng xét về tôn giáo đặc thù theo mặt ngoại môn vẫn vây bủa y, khi y vượt qua được biểu tượng ấy và nhận ra được ư nghĩa của nó th́ các bậc Điểm đạo đồ đồng môn đă truyền đạt được tri thức cho y, tri thức ấy đối với y cũng xác định và chắc chắn dường như thể nó đă được truyền đạt cho ta theo ngôn ngữ đặc thù nào có dùng tới lời lẽ. Thế mà xét về sự thống nhất cơ bản của các tôn giáo th́ không có bằng chứng nào lớn hơn sự thống nhất về các biểu tượng tôn giáo. Khi ta thấy bên trong khuôn viên một đền thờ Ấn giáo cũng có những biểu tượng giống như nơi các di tích xa xăm ở vùng đất Tây phương; khi ta thấy cũng biểu tượng nơi đền thờ và các tàn tích ở Tây phương ấy được mô phỏng lại trong nhà thờ hoặc nhà thờ chính của Ki tô giáo thời nay; khi ta thấy ở Á châu, ở Mỹ châu, ở Âu châu và ở nhiều đảo trên Thái B́nh Dương cũng có chính những biểu tượng ấy xuất hiện trở lại th́ ta có thể biết rằng người ta đă khiến cho biểu tượng ấy bao hàm cùng một ư niệm, được sử dụng cùng một phương tiện để truyền đạt nó, biết được cùng một sự thật và tôn thờ cùng một ư tưởng. Bằng cách đó, việc nghiên cứu biểu tượng hệ có thể thường xuyên giúp ta thu lượm được từ tri thức quá khứ những điều hiện nay đă thất truyền. Như vậy ta có thể biết được một sự thật vĩ đại nào đó bồi dưỡng cho nếp suy tư của chính ta và khi cứu xét một Kinh điển cổ truyền nào đó, ta có thể nhận ra bên dưới lớp vỏ biểu tượng sự thật mà ta đă nhận được bằng một phương thức khác. Như vậy khi xét về những tác phẩm cổ truyền do các bậc đại Hiền triết, các Huấn sư Thiêng liêng viết ra, ta có thể thấy rằng người ta đă che giấu trong tác phẩm này những điều bí mật về tri thức tâm linh, c̣n họ đă làm như vậy để cho những điều bí mật ấy có thể được bảo tồn xuyên suốt mọi biến động và mọi thăng trầm của kiếp sống, và khi con người đă đạt tới một giai đoạn tiến hóa tâm linh nào đó, th́ ở đây sẵn sàng có trong tầm tay y kiến thức mà y có thể thủ đắc được. Như vậy những điều đă được truyền tải qua các giai đoạn hắc ám một lần nữa lại có thể xuất hiện để soi sáng cho thế gian. Bởi v́ ngày nay chúng ta đang ở trong chu kỳ hắc ám, đang sống trong chu kỳ Mạt pháp Kali Yuga, trong đó tính linh đạt mức thấp nhất, bởi v́ thời kỳ này được đặc trưng cho sự chiến thắng của những quyền năng hắc ám, và ḷa mắt đi của con người thiếu giác ngộ vốn đă nh́n thấy rơ tinh tường trong những thời đại tượng pháp và chánh pháp, cho nên biểu tượng hệ đối với chúng ta có tầm quan trọng sâu sắc nhất. Đó là v́ khi chu kỳ này đang đến gần th́ ta cần thấy rằng các bậc Thánh hiền đă che giấu bên dưới biểu tượng và bên dưới lớp vỏ những chuyện ngụ ngôn bên ngoài là những sự thật được bảo tồn cho các thế hệ vị lai – chẳng những nơi cái ta gọi là biểu tượng hệ b́nh thường hoặc h́nh tướng bên ngoài mà c̣n nơi ẩn dụ, nơi chuyện ngụ ngôn, nơi cái được gọi là thần thoại và nơi cái được dùng làm nghi lễ. Qua tất cả những điều đó đều có cốt lơi của sự thật tâm linh và thỉnh thoảng lại có một vị nào đó xuất hiện, Ngài có thể hiểu được sự thật ẩn bên dưới biểu tượng bên ngoài của chuyện ngụ ngôn hoặc nghi lễ; nhờ vậy Ngài triển khai được sự thật ra từ biểu tượng ấy để có thể củng cố được đức tin của con người nơi những thực tại tâm linh và tái khẳng định ánh sáng của một thời đại hạnh phúc hơn giữa đêm đen. Đó là v́ chẳng những biểu tượng đă lưu truyền sự thật từ đời này sang đời khác mà nó c̣n đóng vai tṛ chứng nhân thường xuyên minh chứng cho sự tồn tại của chân lư. Đôi khi người ta ngụ ư muốn che giấu nó đi, nhưng có khi người ta lại ngụ ư sự thật ẩn tàng được bộc lộ ra sao cho sự bộc lộ ấy có thể tái xác lập niềm tin của con người nơi chân lư. Công tŕnh đặc biệt mà ngày nay hội Thông Thiên Học đă thực hiện chính là làm theo ư muốn của các bậc Huấn sư Thiêng liêng, các Ngài đă nghĩ ra những biểu tượng ấy và để cho chúng chịu trách nhiệm về đủ thứ tôn giáo trên thế giới. Điều này khiến cho thỉnh thoảng điều đă được thực hiện và điều đang được thực hiện ngày nay lại chính là khi sự thật đă bị thất truyền đối với đa số và khi niềm tin vào nó phần lớn là đă biến mất; lúc bấy giờ lời giải thích hợp lư ấy sẽ trấn an được tâm trí con người khiến họ cảm thấy bằng chứng về sự tồn tại chân lư, bởi v́ có thể nói là nó được đưa ra từ những ngóc ngách ẩn kín nhất; lúc bấy giờ tín ngưỡng lại tăng trưởng và đức tin một lần nữa lại có thể giúp ta ngẩng cao đầu bởi v́ sự tiết lộ ấy đă biện minh cho thực tại của biểu tượng giúp ta nhận ra sự thật nội giới, do đó đâm ra tin chắc rằng ánh sáng vẫn c̣n ẩn tàng và có thể nói là khi mở ra th́ cái đèn lồng ấy một lần nữa lại được tiết lộ cho thế gian. Điều này khiến cho biểu tượng hệ có giá trị ở chỗ chẳng những tải theo sự thật và cung ứng nó cho bậc minh triết mà c̣n gây ấn tượng lên ngoại giới về thực tại trường tồn của sự thật tâm linh; và chính kiến thức về điều này khiến cho một số chúng ta có thể nhấn mạnh tới sự bảo tồn các nghi thức, cho dẫu khi chẳng ai hiểu được chúng. Tôi biết rằng trong tâm trí của một số người th́ điều này được coi là điên rồ và mê tín dị đoan; tôi biết rằng trong tâm trí của một số người th́ điều này dường như là nêu ra một chướng ngại vật chận đường tiến bộ. Họ chỉ nh́n thấy nghi lễ theo quan điểm đó là chướng ngại vật. Họ không ngộ ra được giá trị là ẩn tàng bên trong điều dường như chướng ngại ấy có thể có cái đáng tôn thờ. Đôi khi có thể có một đền đài cổ truyền nói tới những chuyện đă qua của các dân tộc. Các bạn muốn kéo một đường ray băng ngang qua đó và bạn bảo rằng thật rất quan trọng khi đường ray sẽ vạch ra một đường thẳng giữa hai điểm và tốt hơn là nên quét sạch cái dinh thự cổ truyền ấy vốn đă trở thành một chướng ngại để cho người ta có được lợi ích thực tiễn là tiết kiệm được mười phút đồng hồ khỏi bị mất đi nếu đường ray xe lửa phải chạy ṿng quanh dinh thự ấy. Thay v́ phá đổ dinh thự rồi tiêu hủy nó, đôi khi có thể là minh triết hơn khi ta phí phạm mười phút đồng hồ - biết bao nhiêu thời khoảng như ấy bị phí phạm – c̣n hơn là tiêu diệt di tích ghi chép lại một diễn biến mà nếu không có nó th́ tâm trí con người có thể không nhớ ra được. Như vậy nếu các nghi thức – ư nghĩa của chúng thậm chí đă thất truyền – thất truyền hiện nay trước cặp mắt của người phàm nhưng không thất truyền trước tri thức của các bậc Hiền triết Thiêng liêng và không thất truyền trong quyền năng tương lai, khi lần nữa sự thật mà chúng che giấu lại được phát lộ, nếu các nghi thức của Ấn giáo đă được quét sạch hoàn toàn ra khỏi Ấn độ, th́ ta t́m đâu ra những lập luận để tái khẳng định sự thật tâm linh cho dân Ấn độ biết? Nhưng bởi v́ các nghi thức vẫn c̣n đó và bởi v́ các biểu tượng vẫn c̣n đó cho nên nhờ biết được sự thật, ta có thể biện minh được cho giáo huấn cổ truyền ngay cả bằng những biểu tượng được bảo tồn ấy, thế là có thể đạt tới tâm hồn và tâm trí của con người bằng một cách nào đó ắt hoàn toàn không thể đạt được nếu biểu tượng ấy đă biến mất.

Thế để minh họa, tôi xin bắt đầu bằng một biểu tượng vốn phổ biến khắp thế giới mà ta thấy có trong mọi tôn giáo, mặc dù ở nhiều tôn giáo khác nhau nó vẫn chỉ có khác nhau rất ít về dáng vẻ bên ngoài: tôi muốn nói biểu tượng nổi tiếng về Thập tự giá ngày nay phần lớn là được thế giới hiện đại đồng nhất hóa với một tôn giáo rất hiện đại, có lẽ phần lớn là được đồng nhất hóa trong tâm trí của nhiều người trong số các bạn với tôn giáo ấy. Tuy nhiên nó là biểu tượng xưa cũ nhất trong mọi biểu tượng và đă đến với chúng ta từ một thời kỳ mà tư tưởng phương Tây thấy đắm ch́m trong u tối. Cho dù bạn đào sâu đến đâu đi nữa vào trong vỏ trái đất, cho dù các tàn tích của đô thị có xưa cũ đến đâu đi nữa th́ khi đào xuống bạn vẫn có thể khai quật được nó; cho dù bạn đào vào trong vỏ đất ở Mỹ châu, Âu châu, Á châu và Phi châu th́ đâu đâu bạn cũng t́m thấy Thập tự giá ấy có nơi ở Âu châu đă được việc khảo cứu hiện đại khai quật, có những nơi được bao phủ bằng các tàn tích của những nền văn minh vốn đă hoàn toàn biến mất khỏi bề mặt trái đất rất lâu trước khi nền văn minh của Đế quốc La mă đă từng mơ tới: một nền văn minh kéo dài trong hàng thế kỷ, thế rồi bị đổ nát.

Khi ta trở ngược lại qua hàng thiên niên kỷ đào sâu xuống qua các tàn tích nói lên sự thoái hóa ấy, sâu măi xuyên suốt qua tất cả, vào trong các tàn tích c̣n xưa cũ hơn nữa của một nền văn minh vốn không để lại di tích nào, ngoại trừ trong những sử liệu được chôn sâu kín, ngay cả lúc bấy giờ, bạn ắt t́m thấy một Thập tự giá được đánh dấu trên gốm sành sứ vốn đă tồn tại lâu hơn chính di cốt của dân tộc đă làm nên nó, đó là v́ gốm sứ ấy được phát hiện bên cạnh những bụi đất nhỏ vốn tan biến đi khi ngôi mộ được mở toang ra, khi gốm sứ có khắc biểu tượng Thập tự giá và chôn bên cạnh người chết, nó truyền thụ ư nghĩa linh thiêng của riêng ḿnh. Nếu ta truy nguyên xa đến tận thời kỳ xa xăm này – thời kỳ cổ xưa nhất ở mọi xứ xét về Giống dân thứ năm của con người – không có chỗ nào mà bạn không t́m thấy biểu tượng ấy; trong kinh điển cổ truyền nhất bạn ắt thấy Thập tự giá mà sau này biểu diễn ṿng tṛn chân trời, biểu diễn xa hơn h́nh tướng của Vishnu vốn là Thời gian. Ṿng tṛn là biểu tượng của Thời gian vô thủy vô chung và bên trong đó có một Thập tự giá mà mọi Thần linh, mọi Rishis, mọi Mặt trời và mọi Ngôi sao đều dựa trên đó, nghĩa là vạn hữu trong thế giới biểu hiện. Ta hăy đi xa hơn nữa tới trước khi Giống dân thứ năm được sinh ra – trở ngược vào những thời kỳ mà không c̣n di tích nào nữa ngoại trừ trong tay các Đấng điểm đạo – đó đây có một tảng đá mà chúng có thể diễn tả ư nghĩa của nó và trên những tảng đá ấy, ta vẫn c̣n t́m thấy h́nh Thập tự giá được khắc sâu trên đó. Truy nguyên tới tận Giống dân thứ tư vốn bị một thảm họa ghê gớm nuốt chửng mà từ đó chỉ những mầm mống xuất hiện để giúp khai sinh ra giống dân thứ năm; ngay cả khi đó th́ bạn ắt thấy cùng một biểu tượng linh thiêng đối với Giống dân thứ tư cũng như linh thiêng đối với Giống dân thứ năm. Điều này khiến cho chúng ta có thể coi nó là một biểu tượng phổ biến khắp thế giới, biểu tượng mà ta không thể cho phép một trong những tôn giáo mới nhất và gần đây nhất lại tiếm đoạt dường như thể nó chỉ thuộc về tôn giáo ấy thôi. Đó là v́ nó là một biểu tượng thường được đóng trên ngực của Điểm đạo đồ, linh thiêng đối với tôn giáo xét theo những ngóc ngách sâu kín nhất, chứ không phải tài sản riêng tư của một trong những tín ngưỡng công truyền nhất và hiện đại nhất. Vậy th́ bây giờ ta hăy xét Thập tự giá – xét về căn bản th́ nó là ǵ? Chính luôn luôn trong ṿng các sử liệu xưa cũ nhất vào thời đại sau này; ṿng tṛn đă tuột ra khỏi nó và Thập tự giá khi mất đi ṿng tṛn bèn bị thoái hóa xét theo ư nghĩa cao siêu nhất. Biểu tượng này luôn luôn có ư nghĩa cao nhất xét về Tinh thần; và trong cơi tâm linh th́ nó giáng hạ biểu hiện ra ngoại giới để rồi cuối cùng t́m được lời giải thích thứ nh́ nơi những ngôi sao vốn là các h́nh dáng bên ngoài của những Đấng thông tuệ cao cả giúp cho Càn khôn di chuyển; thế rồi khi nó càng rớt xuống thấp cho đến khi nó giáng xuống tận con người để rồi nó trở nên bị thoái hóa hơn trong ư nghĩa sùng bái sinh thực khí mới đây nhất, đă bị ô nhiễm bởi những tư tưởng không thanh khiết từ tâm trí con người bu vào nó. Vậy th́ ta hăy xét ṿng tṛn và theo ư nghĩa sơ khai nhất th́ nó tượng trưng cho cái sự Tồn tại Vô biên mà khi bước vào biểu lộ ắt hạn chế được chính ḿnh. Trước hết ta đă được dạy về một ṿng tṛn ánh sáng bị ràng buộc bởi bóng tối vốn không có giới hạn; và ṿng tṛn ánh sáng là khởi đầu của Càn khôn biểu lộ. Như vậy ta ắt thấy trong việc nghiên cứu ánh sáng th́ trước hết ta có ánh sáng không h́nh tướng; thế rồi ta mới được có một h́nh tướng sau này xuất hiện là khía cạnh hữu h́nh của sự biểu lộ; c̣n ṿng tṛn theo ư nghĩa sơ khai nhất có nghĩa là sự biểu lộ, v́ vậy là sự hạn chế, sự bắt đầu của vạn vật. Trong giai đoạn kế tiếp, Thập tự giá chia nó ra chính là lửa mà khi lóe lên từ trung tâm hướng ra bên ngoài ắt tạo ra hai đường kính, nó cung cấp sự sống linh hoạt bên trong ṿng tṛn này của vũ trụ và khiến cho sự tiến hóa là khả hữu để từ trung tâm điểm dần dần tiến ra ngoài. Thoạt tiên là một đường của Thập tự giá chính là đường được vạch ra theo hai hướng do ánh sáng của Thượng đế từ tâm điểm đi ra ngoài tới tận chu vi – ánh sáng của Thượng đế mà tôi có nói tới trong bài thuyết tŕnh thứ nh́, nó chiếu sáng ra từ Ngôi Lời lưỡng tính, từ cái mà ta thấy là Lửa và Nước, đó vốn là Tinh thần–Vật chất, nó chiếu sáng ra từ trung tâm điểm vốn là Thượng đế vô hiện; việc chuyển ra ngoài tới tận chu vi trước hết chia ṿng tṛn thành hai, rồi chia thành bốn. Chính đường ánh sáng này khởi sự từ điểm chuyển ra bên ngoài theo bốn hướng, nó vạch ra Thập tự giá đầu tiên đang biểu lộ, là biểu tượng của việc phân chia thành ra Tinh thần và Vật chất[[13]]. Rồi xuống thêm một chút nữa ta nhận ra sự phân chia này của Tinh thần và Vật chất có sự khai sinh ra Càn khôn với biểu tượng là Thập tự giá xoay vòng sao cho chữ Thập ấy không còn là hai đường thẳng mà mỗi cánh tay đòn của Thập tự giá lại gắn một phần vào vòng tròn biểu lộ, và bạn ắt thấy được chữ Vạn cổ truyền (Svastika) vốn chẳng những cung ứng cho ta ý tưởng về sự phân chia mà còn là ý tưởng về sự xoay vòng. Trong chữ Vạn với các cánh tay đòn xoay vòng, ta có điều gợi ý về vòng tròn cũng như là Thập tự giá, nhưng không còn là vòng tròn được cho sẵn xác định mà là vòng tròn xoay vòng, vì vậy đã trở thành một lực sản sinh ra sự sống. Liên kết mật thiết với điều này là biểu tượng hệ về các que lửa; ở đây ta có một cái chốt tượng trưng cho vòng tròn, còn cái que thẳng đứng được làm cho xoay tròn nhờ vào một sợi dây (như vậy tạo thành một chữ Thập); đến lượt khi nó xoay vòng vòng trong cái chốt th́ nó sinh ra lửa linh thiêng, do đó sinh ra Hỏa thần Agni, là biểu hiệu của cái Sự Sống giúp cho vũ trụ có thể xuất hiện được. Như vậy ta có chẳng những là vòng tròn, chẳng những là cái que thẳng đứng biểu diễn một nửa chữ Thập mà còn là sợi dây hoàn tất chữ Thập và gây ra sự xoay vòng. Ta có hình ảnh hoàn chỉnh về Thượng Đế Ngôi Hai mà khi chia ra thêm nữa thì có thể có được sự biểu lộ. Rồi tới sự xoay vòng, rồi tới nhiệt được sản sinh ra – tôi xin các bạn lưu ý tới điều ấy mà bạn có thể nhớ rằng đó là kết quả của tác động này của lửa – khi chỉ sự chói lọi của ánh sáng cũng chuyển thành lửa; bấy giờ bạn có được sự ra đời của Hỏa thần mà nếu không có ảnh hưởng sản sinh của nó th́ không thể có thêm sự biểu lộ. Thế rồi bạn có thể truy nguyên nó xuống mãi qua sự biến đổi nho nhỏ nơi hình tướng bên ngoài cho đến khi bạn thấy nó ở đâu đâu cũng là biểu tượng của Thượng Đế, Thượng Đế đang biểu lộ là một quyền năng sản sinh và cốt yếu là sáng tạo trong vũ trụ theo ý nghĩa cao nhất; xét theo ý nghĩa cao nhất th́ chính Thượng Đế đã sản sinh ra Càn khôn. Theo nghĩa thấp nhất thì nó biểu diễn cơ quan sinh dục vốn rất thường khai sinh ra các hình tướng thờ cúng bí truyền vốn đã trở thành một sự thoái hóa. Mắt lòa đi của nhà Duy vật chỉ đọc thấy ý nghĩa sùng bái sinh thực khí và đọc ra trong đó ý nghĩa bất tinh khiết của chính mình; bởi v́ đó là điểm vật chất thấp nhất trong khi điểm cao nhất là cái bắt đầu nơi bản thân Thượng Đế, biểu lộ qua thế giới hình tướng. Vậy là khi vạch ra Thập tự giá ta thấy nó có trong những công trình điêu khắc thời xưa ở trên tay chư Thần linh thường xuyên có mặt, hơi được định dạng khác nhau tùy theo loại hình mà người dân trong tôn giáo này chọn theo. Ở đó lại có một công dụng khác của ngôn ngữ biểu tượng này, bởi v́ tùy theo hình dáng đặc thù của biểu tượng đã được chọn dùng, ta có thể xét đoán được trình độ của tôn giáo mà các giáo dân đã tiến hóa tới mức đó. Chẳng hạn như xét Ai Cập gáo ta ắt thấy ở đó có chữ Thập, và vòng tròn thay đổi về bề ngoài. Chữ Thập không còn là chữ Thập được vạch trên vòng tròn Thời gian với hai cánh tay đòn có chiều dài bằng nhau. Nó đă trở thành chữ T với một cánh tay đòn bên dưới cánh tay đòn kia và thay vì ở bên trong vòng tròn Thời gian th́ vòng tròn này lại vượt ra ngoài nó và vượt trên đầu mút của chữ Tau. Vòng tròn không còn là Thời gian nữa, nó tiêu biểu cho nguyên khí âm. Ta thấy nó được vẽ mà các chư Thần linh cầm trên tay dưới dạng các bức bích họa trên Kim tự tháp; ta ắt thấy nó ở đó được coi là biểu tượng của sinh hoạt con người; và khi xác ướp nằm ườn ra đó để đến lúc Linh hồn làm cho nó phục sinh lại, th́ Thượng Đế tiến bước với chữ Tau và vòng tròn cầm trong tay, chữ Thập Sự Sống mà Linh hồn chạm vào môi của xác ướp để phục hồi lại phần Hồn và khiến cho thể xác phục sinh, có khả năng sống đời sống mới. Thay v́ xét nó trong tôn giáo Ai Cập sau này khi nó đã rớt khỏi ý nghĩa cao siêu nhất, ta hãy xét nó đang nằm trong tay của một trong các Thần linh Ấn Độ và ta ắt thấy rằng có một ý nghĩa tinh vi hơn và đẹp đẽ hơn có thể được rút ra từ đó. Ta hãy xét hình ảnh của Shiva, Mahadeva mà ta thấy Ngài đôi khi được biểu diễn trong các đền thờ – được biểu diễn là bậc Maha Yogi, nhà tu Khổ hạnh vĩ đại; ngài dùng Tapas để tiêu hủy mọi thứ vốn có bản chất thấp hèn và vẫn còn chỉ là Lửa thôi; mọi thứ khác nữa đều biến mất. Đạo sĩ Maha Yogi cầm trong bàn tay nhấc cao lên một sợi dây – sợi dây có hình bầu dục chứ không phải hình tròn và Ngài cầm nó trong bàn tay nhấc cao lên giữa ngón cái và các ngón khác; ta ắt thấy rằng hình bầu dục vượt cao lên trên bàn tay còn bàn tay khiến cho hình Thập tự giá nâng đỡ hình bầu dục. Liệu điều gì có thể là ý nghĩa trong tay của bậc đạo sĩ Yoga vĩ đại; chủ nhân ông của mọi tu sĩ khổ hạnh, điều gì có thể là ý nghĩa của biểu tượng này, vốn xét theo kho tài liệu hiện đại hơn đã được coi là biểu tượng sinh sản, biểu tượng của sự sống? Chẳng lẽ bậc đạo sĩ Yoga lại không tránh được hoạt động sáng tạo này vì người ta thường biểu trưng Ngài bằng vị Kumara trinh nguyên, Ngài đã từ chối sáng tạo và chẳng dính dáng gì tới sự biểu lộ trên cõi trần? Biểu tượng có một ý nghĩa cao siêu hơn. Hình bầu dục trong tay bậc tu sĩ Khổ hạnh vĩ đại truyền đạt cho tâm trí kẻ lão thông biểu tượng hệ ý nghĩa sau này vốn gắn liền với nó; nó tượng trưng cho mắt thứ ba của Tinh thần bởi v́ điều được Tapas mở ra, điều được mở ra bên trong bộ óc của tu sĩ khổ hạnh khi người ta đã đạt tới một giai đoạn phát triển nào đó; ở giai đoạn này người ta chinh phục được các lực hạ đẳng đời đời. Đó là v́ bàn tay tạo thành Thập tự giá tượng trưng cho một biểu tượng của Thập tự giá với những đam mê về bản chất hạ đẳng mà chỉ có đạo sĩ Yoga mới có thể đạt được sự sống tâm linh; còn Thượng Đế vốn là đạo sĩ Yoga vĩ đại đã đưa tay lên bắt ấn chứng tỏ rằng mọi đam mê đã bị đóng đinh trên Thập tự giá; thế là bằng cách đóng đinh trên Thập tự giá phần hạ đẳng thì ta mới có thể mở ra được phần thượng đẳng. Như vậy là Thập tự giá đã trở thành phương tiện mở ra cánh cửa khiến cho ánh sáng Tinh thần có thể chiếu vào, rồi tới việc khai mở mắt thứ ba vốn là Mắt của Shiva quen thuộc với mọi tín đồ Ấn giáo trên danh nghĩa nếu họ không thông hiểu được nó. Thế còn mắt thứ ba nó biểu hiện ra sao? Một lần nữa ta hãy nhớ lại câu chuyện cổ truyền là khi Ngài đă dấn thân vào Tapas th́ thần Tình thương của Ấn giáo đã ra sức phóng cán giáo vào Ngài, nhưng trán của Shiva mở ra từ đó, mắt thứ ba nhảy vọt ra phóng chiếu một tia sáng đốt cháy vị Thần cám dỗ ra thành tro bụi. Đó là v́ khi mắt ấy mở ra th́ không có một đam mê hạ đẳng nào có thể đánh bạo tới gần, vị tu sĩ khổ hạnh đã thành tựu. Và bất cứ khi nào chuyển vào bên trong đền thờ Thượng Đế vĩ đại, bạn thấy ngài được biểu diễn là Maha Yogi th́ bạn hãy mưu tìm sợi dây để ngộ ra được ý nghĩa nội tại của nó.

Bạn có thể tiến sâu thêm một bước nữa và tự mình đảm nhiệm học được bài học nó truyền đạt; bài học nói rằng nơi con người có một quyền năng có thể được dùng cho sinh hoạt hạ đẳng hoặc sinh hoạt thượng đẳng, cũng như sáng tạo ra hình tướng mới để cho sự sống tâm linh nơi con người được tiến hóa, nhưng không được cả hai cùng một lúc; vì vậy tình trạng độc thân là nét nổi bật của tu sĩ khổ hạnh, là một điều sơ bộ cần thiết trước khi ta có thể mở ra mắt thứ ba. Vì vậy ý tưởng về tu sĩ khổ hạnh luôn luôn bao gồm ý tưởng về sự trong sạch tuyệt đối của thể xác. Hoặc là bạn có thể thúc đẩy dòng sinh hoạt hướng lên tới tận Tinh thần hoặc là bạn có thể thúc nó hướng xuống Vật chất. Nếu nó tìm cách biểu hiện nơi cõi vật chất th́ nó không thể đồng thời vươn cao lên nhập vào các năng lượng sáng tạo mạnh mẽ của cõi Tinh thần. Và khi Shiva giơ cao chữ Thập này cùng với sợi dây vốn tiêu biểu cho việc mở mắt thứ ba th́ điều này có nghĩa là sự sống đã được tập trung bên trong đầu, mắt thứ ba của tu sĩ khổ hạnh đã được mở ra và bằng cách tập trung nó vào cực cao hơn th́ ta chắc chắn có được sự chiến thắng của Tinh thần. Bạn không còn có khuynh hướng hướng hạ về Vật chất, bạn đã thành tựu được sự chiến thắng của Tinh thần.

Ta hãy mưu tìm ý nghĩa của một biểu tượng khác, trong đó Vật chất và Tinh thần được diễn tả không còn riêng rẽ nữa mà hiệp nhất lại. Ở đây ta chẳng có Thập tự giá và hình bầu dục mà có một Tam giác kép lồng vào nhau cho thấy chúng không bị phân cách ra, vì vậy truyền đạt cho tư tưởng ta vũ trụ biểu lộ cùng với sự hiệp nhất Tinh thần và Vật chất qua mọi khả năng của sự sống hiện tượng. Đó là vì ở đây ta có Tam giác chỉa lên trên vốn là Lửa tức Tinh thần, thế rồi ta có Tam giác chúc xuống dưới vốn là Nước tức Vật chất và sự hiệp nhất của cả hai không thể tách rời ra được. Điều này có nghĩa là sự hiệp nhất giữa Tinh thần và Vật chất nơi vũ trụ biểu lộ; sự thật là sự hiệp nhất ấy vẫn còn chừng nào còn có sự biểu lộ. Bạn ắt thấy Tam giác kép này được dùng làm biểu tượng của hai trong số các vị thần Ấn giáo, vừa dùng làm biểu tượng của Shiva vừa dùng làm biểu tượng của Vishnu; đây là khi hai vị thần này được coi là hai khía cạnh của vị Thần nhất như. Khía cạnh chỉ lên trên được coi là khía cạnh Mahadeva, tức là Lửa; khi ngài di chuyển trên mặt nước thì Narayana có được biểu tượng này là Tam giác chỉa xuống dưới cho thấy Đấng thiêng liêng làm tiến hóa ra Vật chất như vậy khiến ta có thể biểu lộ nơi hiện tượng giới. Thế là bạn lại có biểu tượng về tính lưỡng nguyên, trong đó ta có hai vị Thần biểu diễn thành duy nhất xét theo bản thể và chỉ là hai trong khi biểu lộ: lửa và nước, dương và âm, nam và nữ một lần nữa. Đối với một số các bạn thì điều này có thể soi sáng cho một lời gợi ý mù mờ theo đó ta có thể tìm thấy trong Kinh điển mối quan hệ nội giới này giữa hai vị Thần lớn của Ấn giáo.

Một lần nữa khi nghiên cứu điều này ta có thể biết được câu chuyện cứ lẩn quẩn trong đầu bao giờ cũng tấn công vào gốc rễ của mọi điều cay đắng giữa các giáo phái hiện đại – tôi dùng từ hiện đại để so sánh – họ tạo ra tên tuổi của các Thần linh biến thành những bức tường chia rẽ thay vì là những lực hợp nhất. Đó là vì bạn có thể nhớ ra làm thế nào mà một tín đồ thờ thần Shiva lại tôn thờ trong đền thờ mình nhưng cảm thấy thù ghét cay đắng đối với một người lân cận tôn thờ thần Vishnu và họ thờ cúng không phải với tinh thần tôn giáo chân chính mà đối nghịch với nhau, chọn khía cạnh khác nhau của chư Thần làm khía cạnh của riêng mình. Nhưng xem kìa, một ngày kia khi y phủ phục trước đấng Mahadeva với tư tưởng giận dữ trong thâm tâm đối với kẻ đang thờ thần Vishnu th́ hình ảnh xuất hiện trước mắt y lại thay đổi khía cạnh; nó không còn đứng sừng sững ở đó, chỉ còn là thần Shiva không thôi mà bị chia chẻ ra làm đôi; một bên vẫn còn dưới dạng Mahadeva, còn bên kia có dạng Vishnu và cả hai hợp lại không còn là cặp bài trùng nữa mà chỉ là một; cả hai đều mỉm cười với tín đồ. Nếu thời nay mà người ta hiểu được câu chuyện này th́ ta ắt chẳng còn chứng kiến sự tranh chấp giữa hai giáo phái tôn thờ cùng một Đấng Thượng Đế duy nhất xét theo các khía cạnh khác nhau, và họ ắt cảm thấy ḿnh là anh em, tuyệt nhiên không thể tranh chấp gì với nhau. Thế là khi nghiên cứu những biểu tượng này, ta đạt tới mức thực chứng được Đấng thiêng liêng nơi các biểu tượng ấy và hiểu rõ được những gì là nền tảng của hình tướng bên ngoài.

Cũng theo đường lối tư tưởng ấy, điều đó dẫn tới một loại biểu tượng cụ thể hơn. Tôi cố tình xét một biểu tượng cụ thể để tôi có thể truy nguyên nó trong quá trình tiến hóa và cho bạn thấy bằng cách nào mà ý tưởng trừu tượng thích hợp nhất với tâm trí có trình độ giáo dục cao, lại dần dần xuất lộ từ một biểu tượng cụ thể hơn, một biểu tượng cần thiết nếu ta muốn làm cho tôn giáo trở nên dễ hiểu đối với kẻ thất học và dốt nát. Ở đây tôi xin phép nói một lời hơi lạc đề một chút nhưng có lẽ nó không xa lạ với những sự tranh cãi đang xâu xé nước Ấn Độ ngày nay. Ở phương Tây không có một sự đả kích nào đối với Ấn Độ thông thường hơn là sự đả kích tục sùng bái ngẫu tượng của nó, và bạn ắt thường xuyên thấy những lời chế nhạo và diễu cợt cay đắng được thốt ra bởi những người đã từng ở đây, họ đã thấy các ngẫu tượng và tục sùng bái ngẫu tượng cũng như các nghi lễ dâng lên ngẫu tượng, nhưng chưa bao giờ họ hiểu được những thứ ấy – không đâu, họ chưa bao giờ mất công tìm hiểu chúng, thậm chí cũng chẳng hỏi tín đồ xem những việc làm như thế có ư nghĩa như thế nào đối với y. Những khách tham quan này khi bàng quan đối với thành kiến do những cảm xúc ngoại lai gây ra, lúc trở về xứ sở ḿnh bèn đăng đàn nhiều lần nói tới dân Ấn Độ khốn khổ là kẻ ngoại đạo, miệt mài sùng bái ngẫu tượng; cần phải dạy cho dân Ấn Độ một tôn giáo mang tính tâm linh hơn và cứu dân tộc ấy khỏi cái sự suy đồi đang đè nặng lên tâm hồn và tâm trí họ. Thế mà vấn đề sùng bái ngẫu tượng là một vấn đề rất quan trọng bởi vì nó nêu ra thắc mắc cốt yếu này: Liệu có hay chăng sự thích ứng với vô minh? Làm thế nào mà khiến cho tôn giáo vừa dạy dỗ cho kẻ suy đồi nhất lại vừa là đối tượng sùng kính của những người có học thức cao nhất và những tâm trí mộ đạo nhất. Đây là một vấn đề hóc búa bởi v́ điều thích hợp để giáo dục cho kẻ dốt nát th́ lại không thích hợp đối với triết gia và tư tưởng gia tiến hóa cao. Biểu tượng hệ dạy cho kẻ dốt nát thì lại làm cho kẻ có học bị dội lại và nếu bạn cứ bảo rằng tôn giáo đều giống hệt như nhau đối với cả hai loại người ấy thì chỉ có hai khả năng xuất hiện trước mắt bạn. Nếu tôn giáo phải bình đẳng đối với mọi người thì bạn phải đẩy nó tới tận giới hạn của trí năng thấp nhất và sự hiểu biết kém phát triển nhất, bằng không thì chúng sẽ bị che lấp đi. Nếu tôn giáo là bình đẳng đối với mọi người th́ triết gia phải giáng cấp xuống thành nông dân hoặc trẻ con; và những đạo tâm cao cà nhất của y không thể tìm ra được phương tiện chuyển tải nào khá hơn mức có thể được lĩnh hội bởi kẻ vô ý vô tứ nhất và kẻ thất học nhất. Mặt khác, nếu tôn giáo phải hữu dụng cho tất cả mọi người th́ bạn ắt phải để cho sự dị biệt xuất hiện trong đó: khác nhau về cách trình bày tùy theo loại tâm trí mà nó sẽ gặp phải. Bạn ắt phải có một tôn giáo mang tính triết học dành cho triết gia và tôn giáo ấu trĩ dành cho con trẻ – không phải vì nhờ đó bạn sẽ kéo tôn giáo xuống thấp mà là để bạn có thể nâng tâm trí ấu trĩ lên cao và rèn luyện nó có khả năng tiến hóa trong tương lai vốn có thể nâng nó lên tới đỉnh cao nhất của tư duy tôn giáo. Thế mà ở phương Tây người ta đã chọn theo một phương pháp khác. Ở phương Tây người ta đã toan tính khiến cho tôn giáo đơn giản đến nỗi một người bán hàng rong cũng có thể hiểu được. Ở nước Anh theo thông lệ, từ ngữ ấy hàm ý là có khả năng trí tuệ và được giáo huấn rất thấp, một người đẩy xe cút kít trên đường phố bán rau quả, y là đại biểu của giới tiện dân nơi chính xứ Ấn Độ. Tôi đã từng bảo rằng Thông Thiên Học chưa bao giờ có thể hữu dụng bởi v́ nó vượt ngoài tầm lĩnh hội của người bán hàng rong. Liệu khi Âu châu hạ thấp khía cạnh trí thức của tôn giáo như thế th́ tác dụng của nó ra sao đối với tư tưởng tôn giáo? Nó có tác dụng là trí năng của thiên hạ đã vượt ra ngoài lãnh vực tôn giáo; ta có một sự ly khai hoàn toàn giữa trí năng và tôn giáo, và những tâm trí cao cả nhất không còn từ chối chấp nhận một tôn giáo xúc phạm tới những hoài bão cao thượng nhất của mình, trong đó họ không tìm ra điều ǵ bồi dưỡng cho những xúc động tâm linh cao cả. Đó là cái giá phải trả cho sự hạ thấp Lý tưởng Thiêng liêng sao cho tâm trí dốt nát nhất cũng có thể lĩnh hội được. 

Ở Ấn Độ ta lại có một kế hoạch khác. Ta có việc thừa nhận rằng tâm trí con người ở vào nhiều trình độ tiến hóa khác nhau, điều gì đúng cho người dân quê cày ruộng th́ lại không đúng với người Bà la môn nơi thiền đường. Cà hai đều có quyền đối với thế giới tôn giáo, cả hai đều có khả năng cho Tinh thần ít nhiều phát triển. Vì vậy mỗi người nên được bồi dưỡng bằng loại thực phẩm phù hợp với trình độ tiến hóa của mình. Bạn không thể cho người có trí óc non nớt nếm mùi thực phẩm của kẻ trưởng thành, cũng giống như bạn không thể nuôi một đứa trẻ con bằng loại thức ăn được dành cho người lớn đã trưởng thành. Nhưng quan niệm ấy ngụ ý cái gọi là tục sùng bái ngẫu tượng, điều này ngụ ý là bạn bảo tồn được tính linh cao siêu nhất nhưng phải trả giá là sự xét đoán sai lạc của những kẻ không đào sâu xuống bên dưới dấu hiệu bề ngoài của ngẫu tượng. Đó là vì ngẫu tượng có những ý nghĩa khác nhau tùy theo tâm trí mà tín đồ dành cho nó. Ngẫu tượng của người dân quê có thể chẳng là gì khác hơn một dạng tinh linh ngũ hành nào đó mà y phủ phục tôn thờ; mang đến cúng dường một giọt nước hoặc một đóa hoa hoặc khua chiêng gõ mõ để cúng dường. Đối với người Bà la môn thì việc thờ cúng một Đấng thiêng liêng như thế ắt là thoái hóa nhưng đối với người dân quê thì nó lại ngụ ý một điều gì đó mà y có thể nhận ra và tôn thờ; hành vi tôn thờ nơi bản thân y sẽ là tình thương và sự tín ngưỡng được khuấy động nơi bản thân y ắt mở ra con đường dẫn tới sinh hoạt tâm linh. Nếu bạn cung cấp cho y tư tưởng trừu tượng của người Bà la môn th́ y ắt há hốc mồm ra chẳng hiểu được gì về ý nghĩa của nó; vậy là bạn chẳng kích động được gì nơi tâm hồn y sự thoi thóp ban đầu của sinh hoạt tâm linh. Bạn hãy để cho ngẫu tượng có thể hấp dẫn y mặc dù đối với bạn nếu sùng bái nó có thể là suy đồi; thế là tia chập chờn đầu tiên của sinh hoạt tâm linh sẽ được khuấy động bên trong y. Nó sẽ được chứng minh, nó sẽ bắt đầu cơ tiến hóa tinh thần của y để rồi hết kiếp này sang kiếp khác, nó sẽ mang y tiến lên tới một quan niệm càng ngày càng cao siêu hơn về Đấng thiêng liêng, cho đến khi Linh hồn bắt đầu bằng cách khua chiêng gõ mõ trước một Tinh linh ngũ hành sẽ tìm đường về nhà phủ phục trước Gót Sen của đấng Mahadeva đắm chìm trong ánh quang huy bao giờ cũng tuôn ra từ đó. Đây là điều có thể có được khi bạn ngộ ra rằng Linh hồn được rèn luyện qua nhiều kiếp. Nếu bạn chỉ có một kiếp sống thế rồi đời đời sau đó cái gọi là Thiên đường th́ bạn ắt phải làm hối hả mọi thứ: bằng không thì rõ ràng là khi Linh hồn nhập cõi Thiên đường, nó ắt thấy mình ở vào vị thế hoàn toàn không thể hiểu được.

Để cho bạn thấy tục sùng bái ngẫu tượng này có công dụng ra sao tôi xin xét (tôi đă từng xét điều này ở đâu đó) một hình ảnh quen thuộc đối với bạn: Hình ảnh đấng Mahadeva trên con Nandi tức con Bò mộng chở ngài. Thế mà trong một thị trấn vào ngày lễ hội, ảnh hưởng của Thượng Đế đặt trên con vật chuyên chở ngài rồi được dẫn dắt đi qua đường phố trên thị trấn. Nhiều người với tâm trí ở các trình độ tiến hóa khác nhau ắt nhìn thấy nó; đối với họ nó ắt truyền tải các loại ư tưởng khác nhau. Trước hết ta hãy xét Chandogyopanishad và những ý nghĩa được trình bày trong đó [[14]]. Trong đó người ta nói Brahman ngồi trên con Bò mộng, nhưng tôi xét hình dáng quen thuộc hơn của đấng Mahadeva trên con Nandi. Xét theo quan điểm dân gian thì điều này có nghĩa là gì? Giờ đây tôi chỉ trích dẫn thôi. Bầu trời là biểu tượng của Thượng Đế và kẻ được gọi là tín đồ theo thần học ắt chỉ nhìn thấy hình ảnh bên ngoài của bầu trời trùm khắp mà đối với y là một biểu tượng hữu hiệu nhất của sự lớn lao và cao cả; đó là tự thân bầu trời đã có mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao bên trong mình; liệu bạn có thể có biểu tượng nào gây ấn tượng nhiều hơn những thứ ấy mà lại có thể truyền đạt cho tâm trí hạn hẹp cái ý tưởng vô cực, về sự sống vô biên vốn lấp đầy toàn thể không gian? Như vậy đối với kẻ nào đã được dạy dỗ một điều nào đó ít ra cũng về ư nghĩa của các biểu tượng thì Thượng Đế sẽ được tượng trưng bằng bầu trời trùm khắp; còn con Bò mộng mà ngài cưỡi trên đó ắt là biểu tượng của thế giới; và bốn cẳng chân của con Bò mộng, mỗi bàn chân có một tên riêng, sẽ nói cho y biết một điều ǵ đó về cách thức mà thế giới hoặc vũ trụ vận hành theo đó. Đó là v́ một bàn chân ắt là Agni tức thần Lửa, một bàn chân kia ắt là Vayu tức thần Gió – theo ngôn ngữ cao siêu hơn thì đó là Thần khí của Thượng Đế tối cao; một bàn chân khác ắt là Mặt trời khi nó chiếu sáng, cung cấp ánh sáng cho thế gian; còn bàn chân thứ tư ắt là bốn phương hay bốn góc chân trời. Như vậy đối với tâm trí y biểu tượng này ắt truyền đạt ý nghĩa như vậy, nếu có một ai giải thích cho y biết ý tưởng sự chăm sóc trùm khắp của Đấng thiêng liêng an dưỡng nơi thế giới biểu lộ; mặt trời, lửa, gió và bốn phương trên bầu trời, tất cả đều được tượng trưng bằng bốn chân của con Bò mộng đưa Thượng Đế tiến lên, do đó nâng đỡ và dẫn dắt sự sống của vũ trụ biểu lộ. Thế rồi một số các bạn ắt theo đuổi một lời giải thích tinh vi hơn được ban ra cho bạn; điều này được gọi là sự sùng bái trí tuệ. Thế rồi Thượng Đế ắt là tâm trí nơi con người và Thượng Đế cưỡi trên vật cưỡi của mình ắt là tâm trí ngự trong cơ thể. Bấy giờ bàn chân của con Bò mộng cũng không mất đi ý nghĩa bởi v́ một bàn chân khác là ngôn ngữ, một bàn chân nữa là hơi thở, một bàn chân nữa là thị giác và một bàn chân nữa là thính giác. Bấy giờ Shankaracharya dạy rằng vì bốn bàn chân của con Bò mộng đưa con thú đi tới bất cứ nơi đâu mà nó muốn đi; cũng vậy tâm trí đạt được mục đích nhờ vào ngôn từ, hơi thở, thị giác và thính giác; chúng khiến cho thể xác và Linh hồn bên trong thể xác tiếp xúc được với vũ trụ vật chất ngoại giới. Như vậy, nhờ vào các bàn chân này của con Bò mộng, tức các giác quan của con người, ta có thể chuyển đạt vào bên trong tới tận Linh hồn tri thức mà chính Linh hồn đã bước vào biểu lộ cũng chỉ cốt để mưu tìm nó thôi. Như vậy ta có được ý nghĩa triết học của ngẫu tượng khi nó diễu hành qua đường phố và nó nhắc ta nhớ tới Linh hồn đang hiện thể. Thế nhưng có một ý nghĩa sâu xa hơn mà bạn ắt không thấy được trình bày huỵch toẹt nhưng bạn có thể triển khai nó cho bản thân hoặc ít ra cũng nhận ra nó khi tôi giải thích. Thế mà ta hãy giả sử Thượng Đế tượng trưng cho chính Đấng thiêng liêng, tượng trưng cho Tinh thần mà ta mưu tìm, tượng trưng cho sự biểu lộ cao siêu nhất – cho dù ta gọi nó là Brahman, Shiva hay Vishnu; nhưng ta hãy công nhận Đấng Nhất Như, Đấng Tổng Thể, Đấng không thể phân chia được tượng trưng qua hồng danh này và qua dạng ngẫu tượng này. Thế thì bàn chân của con Bò mộng ngụ ý gì? Chúng ắt ngụ ý là các trạng thái tâm thức nhờ đó Linh hồn có thể leo cao lên hướng về Đấng Chúa tể, sao cho hết bàn chân này tới bàn chân khác của con Bò mộng, ắt là hết trạng thái này tới trạng thái kia của Linh hồn giúp cho nó càng ngày càng tiến gần hơn tới Tnh thần vũ trụ cho đến khi cuối cùng nó ắt thấy mình hiệp nhất với Tinh thần vũ trụ. Một bàn chân ắt là trạng thái tâm thức mà Linh hồn sống và vận động nơi đó trong những giờ tỉnh thức; bàn chân kế tiếp ngụ ý là trạng thái Svapna mà ta có nói tới ngày hôm qua và nơi Tinh thần nó được coi là bước thứ nhì tiến về phía Đấng thiêng liêng; bàn chân thứ ba ngụ ý là trạng thái Sushupti khi ta tiến một bước thêm nữa hướng về Đấng thiêng liêng; còn bàn chân cuối cùng ắt ngụ ý là trạng thái Turiya mà Linh hồn chuyển từ đó lên để Linh hồn hiệp nhất với Thượng Đế. Điều này khiến cho khi nhìn thấy biểu tượng ấy, tâm trí phát triển sực nhớ tới quan niệm cao siêu nhất của Triết lý tinh thần. Thế là bản thân tôi vì đã quen thuộc với quan điểm cao siêu ấy, thường xuyên ám ảnh tâm trí tôi và trở lại với tâm thức ngoại giới của tôi một cách mãnh liệt và sống động đến nỗi khi rảo bước qua đền thờ Madura tôi thấy có một ảnh tượng là dạng điêu khắc của con Bò mộng linh thiêng th́ tôi không chỉ liên tưởng tới một con Bò mộng được khắc họa trên đá mà là một tiếng nói gợi nhớ lại giáo huấn tôi đã từng được tiếp thu về các trạng thái tâm thức, nhắc tôi nhớ lại con đường đi thẳng đứng lên và tận cùng nơi Thượng Đế. Như vậy bạn có thể xét tới cái gọi là ngẫu tượng mà vẫn tìm ra trong đó ý nghĩa cần chuyển tải; và nếu bạn không có sinh hoạt tâm linh trong nội bộ bản thân mình vốn mang theo ý nghĩa chân thực th́ bạn không có quyền đơn thuần là chế nhạo tục sùng bái ngẫu tượng, coi đó là rỗng tuếch đối với mình chỉ vì chính mình đang rỗng tuếch.

Như vậy ta cũng có thể xét kinh Puranas vốn chứa đầy biểu tượng hệ thuộc loại phức tạp và khó hiểu nhất. Nếu bạn muốn hiểu biểu tượng hệ ấy có thể được giải thích như thế nào th́ bạn hãy quay sang một thắc mắc đơn thuần mà ta thấy bà Blavatsky có bàn đến trong bộ Giáo Lư Bí Truyền và trong phương pháp gỡ rối bi mật của một thần thoại, ta cũng có thể rút ra được chìa khóa giúp ta có thể mở khóa được cho bản thân mình hiểu được nhiều điều bí nhiệm khác. Tôi chỉ xét một trong số rất nhiều ví dụ mà bà rút ra từ những câu chuyện trong kinh Puranas, giải thích những ý nghĩa khác nhau của chúng. Ví dụ bà tuyển chọn và muốn bạn chú ư, và tôi không chịu triển khai tỉ mỉ bởi vì bạn có thể tự mình đọc lấy, đó là những ví dụ về các Maruts tức là những vị Thần gió, con của Rudra, Thần sấm có nghĩa là những cung bậc và phần trước của gió biểu lộ dưới dạng hiện tượng. Trước hết thì nó biểu diễn một sự kiện trong Thiên nhiên. Nó biểu diễn sự thật là đằng sau mọi lực trong Thiên nhiên đều có một trí thông tuệ sao cho mọi hiện tượng thiên nhiên đều có một thực thể liên quan tới nó sao cho theo ý nghĩa rành rành nhất và ý nghĩa hiển nhiên nhất th́ các Maruts này là những thực thể bàn tới một vài dạng biểu lộ trong hiện tượng giới; và nếu bạn hiểu được chúng, hiểu được ngôn ngữ và quyền năng của chúng thì bạn ắt hiểu được những hiện tượng mà chúng kiểm soát. Maruts không phải là đối tượng tôn thờ dành bất cứ linh hồn tiến hóa nào, Maruts là những quyền năng mà Linh hồn tiến hóa dùng ý chí của chính mình để kiểm soát; không một bậc Rishi nào tôn thờ Maruts mà chỉ điều động chúng; nhưng điều đó không làm thay đổi sự kiện chúng là những thực thể có thật; chúng có địa vị thật sự trong Càn khôn, chúng ở trong đám các Thiên thần, chúng là khía cạnh tinh thần của mọi hiện tượng vật lý mà bạn nhìn thấy; và nếu bạn bị thất truyền về sự thật căn bản của Huyền bí học, nếu khi nghiên cứu các hiện tượng vật lý mà bạn chỉ thấy các hiện tượng thôi và không thấy Tinh thần đang kiểm soát thì bạn chỉ bưng tai bịt mắt trước những bài học có thực của Thiên nhiên bởi v́ Vật chất rốt cuộc đã thắng lướt được Tinh thần chẳng những do nó che khuất Tinh thần không cho mắt phàm thấy được mà vì nó còn làm mờ mắt cả Tinh thần ngự nơi con người. Thế thì theo ý nghĩa thấp nhất, Maruts là các thực thể – thực thể liên quan tới thế giới khí quyển, có liên quan trực tiếp tới việc tạo ra gió và phải tuân phục ý chí thanh khiết lão luyện nơi con người.. Thế rồi ta có một ý nghĩa khác, qua đó ta thấy chúng không còn là các thực thể trong Càn khôn mà với tư cách là con của Rudra. Rudra ba hồi là Shiva, ba hồi là bậc đạo sĩ Yoga tối đại (Maha Yogi). Vậy thì liệu điều ấy có thể có ý nghĩa gì đối với các con của đạo sĩ Yoga, con của đạo sĩ khổ hạnh, trinh bạch? Bấy giờ chúng trở thành các nỗi đam mê trong bản chất của y, chúng là biểu tượng của các lực mà y đã khống chế được và theo quan điểm này chúng trở thành kẻ thù của con người trước hết phấn đấu chống lại y; thế rồi y lại tiến cao hơn, vẫn còn duy trì được biểu tượng này của tu sĩ khổ hạnh; những thứ mà con của bản chất thấp hèn của y, là những nỗi đam mê mà y phải chinh phục; chúng trở thành con của bản chất cao siêu khi bản chất thấp hèn đã được ý chí thanh khiết của tu sĩ khổ hạnh chinh phục; mọi quyền năng đều ở nơi ý chí ấy giúp cho y có thể vận dụng được ra thế giới bên ngoài. Thế rồi bạn xét đến câu chuyện trong đó Indra ra sức tiêu diệt chúng, bởi vì đứa trẻ ấy phải sinh ra để rồi tiêu diệt chính Indra, còn Indra theo nghĩa này lại là biểu lộ thấp kém của Thên nhiên – là Thần của bầu trời mang lưỡi tầm sét, là biểu tượng của Càn khôn vật lý biểu lộ. Khi đứa trẻ sinh ra để tiêu diệt Indra (một lần nữa đó là Maruts) th́ Indra vớ lấy lưỡi tầm sét của mình và khi ở trong tử cung y đã làm rung chuyển phôi thai thành ra bảy mảnh, mỗi mảnh lại chia ra làm bảy nữa. Chính mảnh thấp hơn đã kiểm soát sự phát triển của mảnh cao hơn và đã chuyển biến thành dạng thấp hơn các lực lẽ ra phải phát triển ra thành ý chí thanh khiết tiên tiến. Thế là khi từng bước góp nhặt lại mọi biểu tượng khác nhau mà ta thấy rải rác trong suốt kinh Puranas thì ta ắt thấy rằng quan niệm này về Maruts có thể được dịch ra thành những điều gợi ý mang tính giáo huấn nhất, vốn có thể dẫn dắt bạn trong khi chuyển hóa chính mình từ các lực hạ đẳng biến thành các lực thượng đẳng, để rồi chuyển Nghiệp vốn được tạo ra nơi cõi trần thành ra một ham muốn mà nơi cõi Tinh thần là cội nguồn của mọi sự tiến bộ, và là suối nguồn của mọi sự sống chân thực. Tôi đề cập tới trường hợp đặc thù này bởi vì nhiều người trong các bạn có thể có khuynh hướng nghiên cứu vấn đề này – có lẽ tôi không nên nói với nhiều người như thế – nhưng nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn nữa th́ bạn ắt thấy mình có thể sử dụng bậc đạo sư vĩ đại H. P. Blavatsky vốn đã được biệt phái đến cho chúng ta để chúng ta sử dụng bà nghiên cứu tri thức mà bà có ư hướng truyền đạt lại cho ta nhằm sử sụng nó làm một manh mối để hiểu biết thêm nữa, bạn có thể phục vụ cho thế giới một việc mang giá trị không thể đánh giá nổi. Bạn hãy xét những kinh điển của chính mình với kiến thức thật chính xác mà chính bà cũng không có được, bạn có thể xét tới dạng nguyên thủy bằng tiếng Bắc phạn, là một ngôn ngữ mà chính bà cũng chưa quán triệt, bạn có thể rút ra từ đó ngôn ngữ của chư Thiên, dùng ánh sáng mà bà đặt vào tay mình soi chiếu cho nhiều ý nghĩa nội môn và nhiều manh mối bí mật; bấy giờ bạn có thể trình bày cho thế gian biết những điều đó, vậy là tiếp tục cái công trình mà bà đã được biệt phái đến đây để khởi xướng nhưng còn bỏ dở. Đó là v́ các đấng biệt phái bà tới đã hi vọng rằng nếu đưa ra một sự kích thích thì đó đây trong đám dân Ấn Độ sẽ có được một người hưởng ứng với ánh sáng, tiếp thu từ tay bà để triển khai tiếp tục, rút ra từ những kinh điển cổ truyền này một giáo huấn tâm linh cần thiết để hỗ trợ cho thế gian. Nếu ở đây có người nào hứng khởi với lời gợi ý tự mình nghiên cứu nó thì tôi kể như cuộc đời bà đã gieo được thành quả thật sự nơi đây, vì bà chỉ thật sự gặt hái được phần thưởng nếu đã đưa ra được một lực thôi thúc giúp ta hướng về sinh hoạt tâm linh trên thế giới.

Và thế là tôi có thể dẫn dắt quí bạn qua nhiều biểu tượng khác nữa, thế là tôi có thể nêu ra cho các bạn nhiều điều khác nữa. Tôi xin xét điều có vẻ là một trường hợp đơn giản xiết bao: sợi chỉ của người Bà la môn. Nó tượng trưng cho cái gì? Nó biểu diễn cái gì? Nó tượng trưng cho bản chất tam bội của con người: phần hạ đẳng, phần trung đẳng và phần thượng đẳng; nó tượng trưng cho ba cõi tâm thức mà tôi có nói đến ngày hôm qua; nó tượng cho ba tình huống của Atma mà tôi cũng có nói tới. Hơn nữa nó còn tượng trưng cho thân, khẩu và ý. Khi ta xét những ý nghĩa đó rồi phán đoán xem nó phải ngụ ý là ǵ khi con người đeo sợi chỉ ấy. Thế giới vốn biết ai đeo sợi chỉ và đối với những cặp mắt lão luyện th́ biểu tượng bên ngoài hoặc là được thánh hóa hoặc là bị bại hoại tùy theo việc nó biểu diễn một thực tại hay một lời dối trá. Đó là v́ trước hết xét về thân, khẩu, ý th́ nó là biểu tượng của việc kiểm soát được mỗi thứ ấy, vì thế khi người ta thắt nút qua sợi chỉ thì điều này ngụ ý là người đeo sợi chỉ đã kiểm soát được thân, khẩu, ý. Nó truyền đạt cho cặp mắt của người nhìn thấy ý tưởng về một con người đã tự kiểm soát được mình hoàn toàn, cơ thể y chẳng bao giờ có thể phản bội y. Các giác quan của y chẳng bao giờ có thể chinh phục được y; ngôn ngữ của y chẳng bao giờ có thể làm ô uế hoặc tổn thương cho tai người nghe. Ngôn ngữ mà y đă tự kiểm soát được thì chỉ sử dụng khi có điều gì cần nói mà đáng nói ra chứ không bao giờ được dùng cho một lời không tử tế, bởi v́ người Bà la môn là bạn của mọi tạo vật và ngôn ngữ của y phải luôn luôn trợ giúp chứ chẳng bao giờ gây thương tổn. Và chẳng những nó tượng trưng cho con người đã kiểm soát được thân và khẩu mà nó còn hàm ý là y đã kiểm soát được ý, và ý ấy đă nằm dưới quyền điều khiển của sợi dây tam bội trên đó có những nút thắt sao cho nó có thể đóng vai trò trợ giúp cho điều cao quí nhất nơi bản thân y và được dùng để phục vụ cho những người mà giai cấp Bà la môn thuộc về loại người ấy. Đó là vì người Bà la môn không có quyền tồn tại cho riêng mình; y sống vì dân tộc chứ không phải vì bản thân. Nếu y sống v́ bản thân thì y không phải là người Bà la môn chân chính; y có thể có những dấu hiệu bên ngoài về giai cấp, y có thể có sợi dây tam bội, y có thể dùng pháp danh linh thiêng và thậm chí y có thể tuân theo những qui tắc thuộc dòng tu của mình nhưng đây chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Chỉ khi y không sống cho bản thân mà sống v́ thế gian thì giai cấp Bà la môn trên cương vị là kẻ phục vụ tâm linh mới xứng đáng tồn tại trên thế gian. Y bắt nguồn từ miệng của Brahman sao cho y có thể là linh từ được thốt ra từ sự sống thiêng liêng giữa nhân quần. Đó là ý nghĩa của người Bà la môn. Bất cứ khi nào tôi thấy sợi chỉ thì bản thân tôi cũng nghĩ liệu đó có phải là thực tại hay chăng, liệu nó có biểu diễn sự thật hay nó chỉ là tàn dư của một phong tục cổ truyền vốn đã trở thành điều báng bổ tồi tệ nhất? Đó là v́ sự thoái hóa từ giai cấp cao nhất xuống giai cấp thấp nhất chính là sự thoái hóa tồi tệ nhất, đó là sự đầu độc thế gian bởi vì nó đầu độc sinh hoạt tâm linh nơi con người. Những lời lẽ này có thể dường như mạnh mẽ, nhưng chúng là cái tinh thần mà các knh điển cổ truyền dựa vào đó. Chúng chẳng mạnh mẽ gì hơn điều mà Đấng Bàn Cổ đã thốt ra; chúng chẳng mạnh mẽ gì hơn điều ta có thể thấy trong tác phẩm như Mahabharata; chúng chẳng mãnh mẽ gì hơn điều ta có thể đọc thấy trong nhiều kinh Puranas; và nếu ngày nay chúng dường như là một sự châm biếm cay đắng (theo chỗ tôi biết) th́ đó là v́ tôi đang nói tới những lời lẽ về một thế giới cũ trong thế giới hiện đại và sự tương phản giữa lý thuyết và thực hành đã gây sững sờ quá nhiều. Tuy nhiên bởi v́ lý thuyết là đúng cho nên mặc dù vẫn còn là ngoài giai cấp, tôi vẫn công nhận sự thật ấy mà ta đòi hỏi được đứng vào hàng ngũ quí vị. Trong tình cảnh hiện nay thì tôi chẳng có gì ngoài việc công khai thừa nhận cái giai cấp vốn phải biểu lộ được tính thánh thiện của người Bà la môn. Vì thế tôi bảo rằng nếu muốn cho Ấn Độ được tái sinh th́ nó phải xuất phát từ cái giai cấp tượng trưng cho quá khứ, vì vậy trong đó hàm chứa triển vọng hứa hẹn của tương lai bất kể ngày nay ra sao đi chăng nữa. Chính vì thế mà khi người ta yêu cầu tôi phát khởi những cuộc cải cách thì tôi bèn đáp rằng: “Tôi xin phục vụ cho các bạn với những điều gợi ý, với sự giúp đỡ nếu bạn chấp nhận, nhưng việc lãnh đạo công cuộc cải cách tôi xin nhường cho giai cấp tâm linh vốn có quyền lãnh đạo sao cho trong tương lai nó có thể xuất hiện mà không gây hủy diệt, không làm rung rinh chính cái nền móng mà sinh hoạt của tương lai dân tộc được xây dựng trên đó”.

Tôi nói ra những điều ấy th́ có vẻ gây áp lực một cách bất công đối với các bạn bởi vì cá nhân các bạn đâu có đáng bị khiển trách do toàn thể xứ sở này bị suy vong; nhưng cá nhân các bạn là một bộ phận của quốc gia vĩ đại và các bạn cũng bị suy vong theo quốc gia ấy. Nhưng hỡi các huynh đệ Bà la môn, liệu tôi biết nói sao với các bạn, với những người mà tôi sắp ngỏ lời theo kiểu bậc trưởng thượng? Nếu tôi không thể làm như vậy đó là vì tôi có biết nhiều chuyện hơn quí bạn; tôi vốn là người ở ngoài giai cấp lẽ ra phải ngồi dưới chân các bạn để xin làm học trò thì đâu có tư cách gì để lên mặt dạy đời; chính vì các bạn không có đủ tri thức để truyền dạy cho tôi nên học trò mới có quyền đòi hỏi thầy giáo nếu học trò chịu cúi mình tuân phục thầy giáo. Tôi hiểu các bạn vốn thuộc giai cấp tâm linh hãy ủng hộ lý tưởng ấy và công nhận rằng hiện nay nó đã bị suy đồi. Và nếu tôi nói ra những lời lẽ dường như tạo ra sự đối chiếu cay đắng thì đó chỉ vì vận mệnh tinh thần tương lai của dân tộc vốn nằm trong tay các bạn bởi vi mặc dù toàn thể quốc gia đã suy vong và các bạn cũng suy vong theo nó, thế nhưng các bạn vẫn còn có quyền năng ngỏ hầu có thể bắt đầu con đường hướng thượng và mặc dù sự thành công ắt chỉ là công sức khó nhọc của nhiều thế hệ, nhưng chẳng có lý do gì mà bạn lại không bắt đầu ngay từ ngày hôm nay. Tôi thừa biết rằng bạn không thể làm được như vậy trong một sớm một chiều và tôi cũng biết rằng hiện thời thì sợi dây của bạn ắt vẫn còn là trò diễu cợt và bạn càng cao quí thì càng cảm thấy mình bị châm biếm cay đắng khi đeo sợi dây ấy, bởi vì bạn biết nó biểu diễn cái gì và làm thế nào mà nó bị suy đồi. Tôi nói như vậy không phải để khiển trách bởi vì tôi đâu có tư cách gì để khiển trách các bạn? Tôi nói thế để cho đó đây trong số các bạn có thể nảy sinh ra ḷng ham muốn một sinh hoạt cao thượng hơn, v́ tôi dùng lưỡi tầm sét bổ vào tâm hồn các bạn nỗi cay đắng của suy vong để cho một lần nữa khả năng vươn lên có thể trở thành hiện thực trong đám các bạn. Đó là v́ tôi mong sao mỗi người trong các bạn khi cảm nhận sự suy vong và thừa nhận nó, ắt không chịu vứt bỏ sợi dây linh thiêng mà lại bắt đầu làm cho cuộc sống được trong sạch để xứng đáng đeo sợi ấy; và miễn là người ta bắt đầu làm những chuyện nho nhỏ, th́ người ta đã ắt bước một bước đầu tiên trên con đường hướng thượng. Đó là v́ còn nhiều kiếp sống nữa trải ra trước mắt ta, hết kiếp này tới kiếp khác khiến cho một giai cấp hùng mạnh hiện nay không thể thì mai kia cũng có thể sống xứng đáng với truyền thống huy hoàng của mình. Vì vậy tôi xin nói, chúng ta hãy uống cạn chén đắng Nghiệp quả của ḿnh, chúng ta hãy can đảm chịu đựng nó như những người quả cảm chứ không cãi cọ rằng nó quá nặng nề bởi vì chính chúng ta trong quá khứ đã gây ra nó; khi nhận thấy nó quả là cay đắng, ta hãy can đảm uống và uống cạn để cho nỗi cay đắng ấy tẩy rửa được linh hồn ta, sao cho ta có thể có được sức mạnh thay đổi tất cả những gì mà ta mơ ước và có thể quyết tâm tự cải tạo ḿnh để cho sự tẩy rửa tâm linh của dân tộc cũng sẽ bắt đầu. Thế rồi khi ta tái sinh trở lại, khi ta sẽ nhanh chóng tái sinh nếu ta muốn giúp đỡ dân tộc mà ḿnh thuộc về th́ lúc bấy giờ ta thấy mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn một chút và trong cái kiếp sống tốt đẹp hơn ấy ta sẽ hợp tác với nhau khi sợi dây tam bội không còn mang tính diễu cợt đối với kẻ đeo nó vì đă có đúng ý nghĩa; thế là hết kiếp này sang kiếp khác, ta sẽ nâng lên toàn thể dân tộc vốn đã sa đọa vì chính ta rơi rớt và cũng sẽ vươn lên khi ta bốc lên.

Đây là lời cuối cùng mà tôi dành cho các bạn trong sảnh đường này, không phải là lời khiển trách mà là lời chia buồn nói chung cùng với hoài bão chung dành cho quốc gia Ấn Độ. Chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều đó. Vậy thì ta hãy bắt đầu công trình cải tạo, ta sẽ làm việc từ đời này sang đời khác cho đến khi nước Ấn Độ sẽ từng bước vươn lên và chúng ta sẽ lại đặt nó vào nơi xứng đáng với nó, nơi mà thật ra nó luôn luôn ở đó tức là dưới gót chân của các Đấng thần linh Cao cả. Mặc dù dân chúng hiện nay còn chưa thấy được như vậy, nhưng đến lúc đó họ sẽ thấy đúng như thế và lúc bấy giờ ánh sáng tỏa ra từ Gót Sen sẽ bao trùm nước Ấn Độ để cho thế giới tôn sùng Ấn Độ và biết rằng nó quả thật là Tinh thần ngự nơi cơ thể Nhân loại.

 

---------------------------


[[1]] Chhandogyopanishad, viii.1.3  

[[2]] Taittiryopanishad, Brahmananda Valli, Anuvaka đầu tiên.

[[3]] Sự tiến hóa và Luân lý, trang 35.

[[4]] Mundaka, ii,I,3.

[[5]] Giáo Lư Bí Truyền , I, trang 398 và trang 427, 428.

[[6]] Xem Giáo Lư Bí Truyền, I, trang 138, 162.

[[7]] Mundaka, ii, I, a.

[[8]] Mundaka, ii, I. 2.

[[9]] Svetashvaropanishad, v. 6

[[10]] Mười đấng Prachetasas, là con trai của Prachinabarhis; xem Vishnu Puranas. Xem thêm Brahma Sutras cùng với lời bình luận của Shankaracharya trong đó.

[[11]] Prasna, iii. 3-5

[[12]] Mundaka, i, II. 4

[[13]] Mundaka, ii, I.3

[[14]]  Chương iii, Tiết XVIII, I.

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS