Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

LIỆU THỰC TẠI CÓ KHÁC VỚI CHÂN LƯ KHÔNG?

(IS REALITY DIFFERENT FROM TRUTH?)
Krishnamurti

Cuộc Đối thoại Công khai lần thứ Tư ở Saanen

Ngày Thứ bảy, 30 tháng 7 năm 1977

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

 

Sáng nay chúng ta nói chuyện ǵ đây?

H: Hôm qua chúng tôi có sự khảo cứu rất sâu sắc về sự chết và sự tham thiền, và ngày khác th́ chúng tôi bàn về tuệ giác. Nếu chúng tôi có thể tiếp tục, nghĩa là có tuệ giác về chân lư, th́ liệu điều đó có tồn tại bên ngoài ngôn ngữ hay chăng?

K: Tôi hiểu mà.

H:  . . . và nếu nó có tồn tại th́ liệu tuệ giác này có thể xảy ra chăng?

K: Có chứ.

H: Thưa ngài, liệu chúng tôi có thể nói về việc “giải trừ ức chế” và tác dụng đối với sự tăng trưởng cá nhân, đối với những trải nghiệm chẳng hạn như “qui tŕnh” mà ngài đă trải nghiệm vào tháng 8 năm 1922 cùng với sự phát triển tăng trưởng cá nhân.

K: Tôi hoàn toàn không hiểu rơ lắm về thắc mắc này. Có ai đó giải thích dùm . .

H: Giải trừ ức chế ư.

K: Phản ứng à?

H: Giải trừ ức chế - theo cốt yếu là khía cạnh của qui tŕnh mà ngài đă trải nghiệm vào ngày 20 tháng 8 năm 1922, cùng với sự phát triển cá nhân.

K: Rất tiếc. (cười). Cười to hơn. Ngài nói ngôn ngữ nào?

H: Tiếng Ư.

K: Nói tiếng Ư à.

H: (Vâng tiếng Ư)

K: Ô (cười to)

H: Thưa ngài, liệu tư tưởng có được dùng để hiện thực hóa sự biến chuyển triệt để này chăng? Và liệu chúng tôi có thể biết được điều ǵ đó không ở trong địa hạt tư tưởng chăng, kể cả cái tuệ giác này? Nếu chúng tôi sử dụng tư tưởng thông qua việc khảo cứu và điều tra, thế th́ cái tư tưởng đó, liệu cái qui tŕnh đó có xúc tiến được sự thay đổi này chăng, tức là cái chiều kích mà chúng tôi có nói tới trong đó không có sự vận động của tư tưởng?

H: (Nói tiếp). Tại sao tư tưởng lại trở nên một tai họa nho nhỏ, tàn bạo như thế?

K: Tại sao tư tưởng à . . .

H: Đây không phải là điều mà tôi thắc mắc.

H: Không đâu, đó chính là điều mà tôi đang thắc mắc! (Bật cười)

K: Ông có thể nêu thắc mắc ngắn gọn được chăng?

H: Được thôi. Liệu tư tưởng có được dùng, có được sử dụng để hiện thực hóa, để tạo ra, để thấu hiểu cái sự biến chuyển triệt để này chăng?

K: Cái ǵ? Tôi e rằng tôi không hiểu. Ông làm ơn nói lớn lên được không?

H: Tôi cũng chẳng biết diễn tả nó minh bạch như thế nào. Tôi đang thắc mắc liệu tư tưởng có khảo cứu, điều tra được chăng?

K: Tôi hiểu rồi. Chính tư tưởng điều tra. Chính tư tưởng quan sát. Chính tư tưởng thám hiểm?

H: Đúng vậy. Và liệu qui tŕnh ấy có tạo ra sự biến chuyển này không?

K: À. Ư ông muốn nói liệu qui tŕnh ấy có tạo ra sự thay đổi, sự biến chuyển chăng.

H: Đúng rồi, sự thay đổi. Cám ơn ông.

H: Thưa ngài, tôi rất tiếc phải lặp lại câu hỏi lần nữa. Có một ngày ông đă tử tế giải thích cho tôi nhưng tôi cảm thấy mơ hồ quá. Làm thế nào mà tư tưởng có thể thấy được sự vận động của ḿnh?

K: Làm thế nào tư tưởng có thể thấy được sự vận động của chính ḿnh. Có đúng không ông.

H: Thưa ngài, xin vui ḷng theo truyền thống của Âu Mỹ th́ có một vấn đề mà mọi triết gia và tư tưởng gia đă luận bàn và suy nghĩ sâu sắc, đó là: con người có vị trí ǵ trong thiên nhiên. Thế mà đối với những điều ông đă nói th́ khi có tuệ giác toàn thể trong đó có t́nh thương, sự tịch lặng và toàn bộ không gian trống rỗng th́ thiên nhiên là thế nào và vị trí của con người trong thiên nhiên ra sao? Xin cám ơn ngài.

K: Thiên nhiên là thế nào à - Tôi không thể nói rơ được . . . Thưa ngài, liệu ngài có thể lặp lại thắc mắc một cách chậm chạp và đừng nêu vấn đề quá dài.

H: Được thôi. Trong cái tuệ giác toàn thể mà ngài nói tới trong đó có t́nh thương v.v. . ., th́ đối với tuệ giác ấy thiên nhiên là cái ǵ, nhận thức của chúng ta về thiên nhiên ra sao, thiên nhiên trở thành cái ǵ và vị trí của chúng ta trong đó ra sao?

K: Ư ông muốn nói trong cái tuệ giác toàn thể này, trong đó có t́nh thương v.v. . ., đâu là mối quan hệ giữa tuệ giác và thiên nhiên.

H: Đúng vậy.

K: À, đúng thôi

H: Thưa ngài, hôm qua tôi phải dừng lại ở một điều ǵ đó và tôi rất muốn biết ngài nghĩ về điều đó ra sao được chăng. (Bật cười).

K: Xin ông vui ḷng nói ngắn gọn một chút.

H: Được thôi. Tôi cô đơn bởi v́ tôi sống có động cơ thúc đẩy. Khi tôi bỏ động cơ thúc đẩy đi th́ tôi có t́nh thương. Nhưng bạn không thể có t́nh thương khi bạn vẫn c̣n có động cơ thúc đẩy. Như vậy tôi sẽ không cô đơn nữa khi tôi bỏ động cơ thúc đẩy đi.

K: Cái ǵ . . . Xin lỗi tôi không hiểu.

H: Liệu tôi có thể nói lại chậm chậm được không?

K: Làm ơn nói ngắn gọn một chút.

H: Nhưng tôi đang cô đơn bởi v́ tôi đang sống có động cơ thúc đẩy. Khi tôi bỏ động cơ thúc đẩy đi th́ tôi có t́nh thương, bởi v́ ta không thể có t́nh thương khi vẫn c̣n có động cơ thúc đẩy. Do đó tôi không thể cô đơn nữa khi tôi đă bỏ động cơ thúc đẩy đi rồi. Ông có hiểu không?

K: Khi tôi bỏ đi động cơ thúc đẩy th́ có t́nh thương chứ ǵ?

H: Được thôi. Tôi vừa tự ḿnh khám phá ra nếu tôi bỏ hết mọi động cơ thúc đẩy th́ chỉ c̣n lại t́nh thương thôi. Vậy là nếu tôi chỉ có t́nh thương thôi th́ tôi không thể cô đơn. Và cô đơn chính là có động cơ thúc đẩy.

K: Tôi hiểu rồi, tôi thiết tưởng chúng ta có thể đi sâu vào điều này. Đúng thôi. Có quá nhiều câu hỏi. Câu thứ nhất là: trong cái tuệ giác này th́ chân lư là ǵ. Câu thứ nh́ là: tại sao tư tưởng lại có một tầm quan trọng thâm căn cố đế phi thường trong đời sống của ta; và nhà quí tộc này c̣n hỏi câu ǵ nữa mà tôi quên rồi. Thưa ngài ta sẽ xét một câu hỏi trong số mọi câu hỏi đó, và có lẽ đi sâu vào một câu hỏi thôi cũng giải đáp được mọi thắc mắc khác. Thưa bà liệu chúng ta có thể làm được như vậy. Thưa ngài liệu có làm được chứ?

H: Thưa ngài, tôi thiết nghĩ chúng ta không thể làm được như vậy. Tôi không hiểu ông có thể làm được như thế nào. Đó là những câu hỏi hoàn toàn khác nhau.

H: (Người thắc mắc hỏi tiếng Ư)

K: Được thôi. Tôi thiết tưởng nếu chúng ta có thể xét một thắc mắc thôi th́ ngài sẽ hiểu. Tôi thiết tưởng nhà quí tộc nêu ra thắc mắc đầu tiên, đâu là mối quan hệ giữa tuệ giác và chân lư? Tôi thiết tưởng nếu chúng ta có thể xét chỉ một thắc mắc đó thôi, mặc dù có những thắc mắc mâu thuẫn mang tính cá nhân mà chúng ta có nói tới ngày hôm khác, th́ tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ xét một thắc mắc này thôi, ta ắt thấy ta cũng có thể giải quyết được mọi thắc mắc khác cho dù chúng mâu thuẫn nhau. Thưa ngài liệu chúng ta có thể làm như vậy chứ?

H: Vâng được.

K: Ông ấy thắc mắc liệu có mối quan hệ nào giữa chân lư và tuệ giác? Ông có muốn nêu thắc mắc ấy theo cách khác chăng? Đâu là mối quan hệ giữa những sự kiện thực hữu và chân lư? Đúng không? Đặt vấn đề như vậy có đúng không? Thưa ngài tôi đang hỏi ngài đấy.

H: Đúng vậy, đặt vấn đề như vậy là đúng.

K: Đâu là mối quan hệ giữa bạo lực (đây là một sự kiện thực hữu) với chân lư? Có mối quan hệ thực hữu nào giữa một yếu tố mà ta thừa biết và công nhận nơi bản thân ḿnh (chẳng hạn như ḷng ghen tị, ḷng tham lam, sự sợ hăi) với chân lư hay chăng? Có đúng không? Chân lư là ǵ? Ta sẽ xét tới điều đó. Ngay lúc này th́ tôi không dám đụng chạm tới nó. Nhưng chúng ta có thể đi sâu vào thắc mắc này bằng cách có tuệ giác để xem thực tại là ǵ. Sự kiện có đúng không? Những sự kiện, “cái đang là” thực tại, chân lư.

Điều mà chúng ta gọi là những sự kiện tức “cái đang là là cái ǵ vậy”? Liệu ông có nói hoặc mô tả, hoặc đề cập tới “cái đang là”, “cái đang là” một cách thực hữu chứ không phải là lư thuyết, không được trừu tượng hóa, không phải là điều trừu tượng hoặc là một giả định. Khi ta nói tới “sự kiện”, “cái đang là” th́ ta ngụ ư ǵ qua hai từ ngữ ấy? Có đúng không? Có những sự kiện. Có sự kiện là đang có chiến tranh. Có đúng không? Có sự kiện là con người đang bạo động. Có sự kiện là chia rẽ giữa các quốc gia, chia rẽ về chính trị, chia rẽ về tôn giáo, chia rẽ về ư thức hệ. Có đúng không? Bạn và tôi đều chia rẽ, nam với nữ. Và có sự kiện là ở đâu có chia rẽ th́ ở đó có xung đột - giữa người Do Thái và người Ả Rập v.v. . ., giữa tín đồ Hồi giáo và tín đồ Ấn giáo v.v. . . Vậy là ở đâu có chia rẽ là ở đó có xung đột. Đó là một sự kiện. Đó là một qui luật. Có đúng không?

Thế th́ đâu là thực tại? Liệu sự kiện có khác với thực tại chăng? Và liệu thực tại có khác với chân lư chăng? Ông có hiểu không? Xin vui ḷng, điều này cần phải có một chút điều tra. Người thắc mắc cũng hỏi: Liệu trong sự quan sát có sự biến chuyển chăng (về mặt đạo đức), nếu tôi hiểu không lầm thắc mắc đó. Bây giờ ta đang cùng nhau quan sát vấn đề này. Sự kiện cái đang thực sự diễn biến, thực tại và chân lư. Ta nói tới những sự kiện tức điều đang thực hữu - lùn, cao, rộng, tóc nâu, tóc trắng, tóc màu hồng v.v. . . tóc đen. Đây đều là những sự kiện nhưng mặc dù đó là thực tại th́ những kết luận từ những sự kiện này - thích và không thích - đều là vọng tưởng. Có đúng không? Đó là thực tại, không đâu, tôi phải tiến hành chậm chạp, tôi không được tiến hành nhanh chóng.

 Vậy th́ ta hăy thử xét - sự kiện “cái đang là”, thực tại và chân lư. Đâu là mối quan hệ giữa ba thứ này? Đặt vấn đề như vậy có rơ ràng không? Ta hăy tiếp tục. Xin làm ơn đừng sốt ruột.

H: Thưa ngài, phải chăng sự kiện là một sự kiện mà không có lời lẽ nào từng giây từng phút?

K: Liệu sự kiện có phải là không có lời lẽ chăng? Tôi có một cử chỉ như vậy đâu có lời lẽ nào, nhưng đó là một sự kiện. Tôi nh́n bạn một cách thân hữu hoặc đối nghịch. Đó là một sự kiện mà đâu có lời lẽ nào. Đây là một khía cạnh.

 C̣n thực tại là ǵ? Ta hăy xét theo kế tiếp. Thực tại, cái có thực, cái thực hữu là ǵ? Liệu bạn có bảo rằng thực tại là mọi thứ mà tư tưởng đă sáng tạo ra chăng? Tư tưởng đă sáng tạo ra cái lều này. Có đúng không? Đó là một thực tại. Tư tưởng đă sáng tạo ra cái micro này. Đó là một thực tại. Có đúng không? Tư tưởng đă sáng tạo ra đủ thứ vọng tưởng, đó cũng là một thực tại. Bởi v́ nó được sáng tạo ra cho nên người ta sống với nó. Bạn có theo kịp điều này chăng? Bất cứ điều ǵ mà tư tưởng sáng tạo ra th́ điều đó là một thực tại: ṭa nhà, những sự vật công nghệ mà tư tưởng đă dùng công nghệ sáng tạo ra - như máy điện toán, truyền h́nh v.v. . . Mọi thứ mà tư tưởng đă sáng tạo ra đều là một thực tại kể cả vọng tưởng mà tư tưởng đă sáng tạo ra. Quốc tịch là một vọng tưởng. Có đúng không? Và thần linh là một vọng tưởng do tư tưởng đă sáng tạo ra. Có đúng không? Những tư tưởng không sáng tạo ra thiên nhiên: cái cây, những sự vật nơi ngoại cảnh. Có đúng không? Nhưng cái ghế được làm ra từ gỗ của một cái cây lại là một thực tại. Xin làm ơn đi sâu vào đó. Có đúng không? Tư tưởng đă không sáng tạo ra thiên nhiên, nhưng tư tưởng tạo ra một cái ghế từ gỗ của một cái cây th́ đó là một thực tại. Vậy là tư tưởng đă không sáng tạo ra thiên nhiên. Một trong những thắc mắc là như sau: Đâu là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Có đúng không?

Thế là có ba điều: những sự kiện, điều mà tư tưởng đă sáng tạo ra, tôi là cái này và tôi không là cái kia, tôi ắt phải là, tôi sẽ là, tôi đă là hoặc là tôi sẽ tiến hóa chậm chậm hoặc là tuyệt nhiên không có sự tiến hóa về mặt tâm lư v.v. . . Ṭa nhà, những công cụ chiến tranh, những nhà thờ, những đồ vật có trong nhà thờ, mọi nghi thức, mọi sự trang trí bằng h́nh ảnh do cái trí tạo ra hoặc do bàn tay tạo ra đều vẫn c̣n là sản phẩm của tư tưởng. Có đúng không? Và những vọng tưởng bao quanh những nhà thờ này, những thần linh ở trong đó, những đấng cứu thế ở trong đó, đều do tư tưởng sáng tạo ra cho nên đều là vọng tưởng. Có đúng không? Nói như vậy có rơ ràng không? Liệu tất cả chúng ta có nhất trí về điều này không? Tôi thiết tưởng nó không khó hiểu lắm.

 Thế th́ đâu là mối quan hệ giữa thực tại và chân lư? Có đúng không? Hay là không có mối quan hệ nào hết? Liệu điều này có làm các bạn chú ư không?

H: Tôi muốn biết chúng ta nên làm cái loại công việc nào.

K: Cái loại công việc hay hành động mà ta nên làm ấy ư. Thưa ngài, nếu chúng ta không hiểu ta đang sống cái loại sinh hoạt nào, ta là cái ǵ th́ từ sự tự tri ấy hành động sẽ diễn ra. Thưa ngài, chúng ta đă phân chia hành động thành tư tưởng dường như thể nó là một điều ǵ đó khác hẳn với chúng ta. Có đúng không? Tôi tự hỏi nếu chúng ta đang khảo cứu hành động toàn thể thực sự là ǵ th́ điều chúng ta đang xét tới đó chính là hành động toàn thể trong sinh hoạt hàng ngày của ta? Có đúng không? Xem này, liệu tôi sẽ làm ǵ, tôi xin tŕnh bày như sau: Liệu tôi sẽ làm ǵ để đối phó với mọi sự nhốn nháo, khốn khổ, đau khổ, bấp bênh. Liệu tôi sẽ làm ǵ? Tổ quốc đang đ̣i hỏi một điều, xă hội muốn tôi là một điều khác nữa. Các bạn có theo kịp không? Giữa tất cả các sự nhốn nháo bao la ấy đâu là hành động đúng đắn? Đó là thắc mắc mà ông ta đang nêu ra. Đâu là hành động đúng đắn (chánh nghiệp). Liệu có chánh nghiệp chăng nếu tôi bị vướng mắc vào vọng tưởng? Tôi có một loại vọng tưởng nào đấy, chẳng hạn như tôi yêu thích thần linh của ḿnh. Đó là một vọng tưởng bởi v́ thần linh - xin lỗi tôi hi vọng bạn không nghĩ rằng tôi báng bổ hay phi lư - thần linh do tư tưởng sáng tạo ra. Chẳng phải vậy sao?

H: Thế th́ tư tưởng do cái ǵ sáng tạo ra?

K: Do tôi sợ hăi. Tôi e sợ tương lai không có ai để tôi có thể dựa dẫm vào đó, không có ai che chở cho tôi, đó là h́nh ảnh của người cha. Và tôi muốn cảm thấy ḿnh được an ủi bởi cái h́nh ảnh mà tôi đă sáng tạo ra và tôi bảo rằng đó là thần linh. Tư tưởng đă sáng tạo ra nó. Rất tiếc. Tôi hi vọng rằng bạn sẽ thứ lỗi. Nói như vậy không có nghĩa tôi là kẻ vô thần mà ngược lại mới đúng. Đó không phải là thần linh, thần linh là một điều ǵ khác nữa. Vậy là tôi bị vướng mắc vào cái vọng tưởng này theo đó có ai đó đang chăm sóc tôi, có một thực thể cao siêu nào đấy, một tác nhân ở bên ngoài, một thần linh, một đạo sư hoặc bất cứ cái ǵ nữa, Nhà nước chẳng hạn. Thế th́ trong khi có vọng tưởng đó - đó chính là một vọng tưởng - th́ đâu là hành động đúng đắn. Hành động đúng đắn chỉ có thể xảy ra khi tôi không có vọng tưởng. Có đúng không? Khi tôi không có vọng tưởng cho rằng tôi cao siêu hơn nhiều so với bất kỳ người nào khác. Vậy là hành động đúng đắn chỉ có thể xảy ra khi cái trí hoàn toàn giải thoát khỏi mọi vọng tưởng. Có đúng không? Hiển nhiên là như vậy. Nếu tôi bị loạn thần kinh chức năng th́ tôi không thể hành động đúng đắn. Hiển nhiên là như vậy. Nếu tôi đang bối rối th́ tôi không thể hành động đúng đắn. Nếu tôi đang bị vướng mắc vào một dạng thành kiến đặc thù với những kết luận của nó th́ tôi không thể hành động đúng đắn. Như vậy trong sinh hoạt hàng ngày muốn hành động đúng đắn th́ ta phải giải thoát khỏi mọi điều đó, cho dù nó là chính trị, tôn giáo, vợ tôi, con tôi, mọi thứ. Chừng nào c̣n có một vọng tưởng thuộc bất cứ loại nào th́ không thể có hành động đúng đắn, hành động toàn thể. Đó quả thật là những ǵ mà ta đang khảo sát: có một sự kiện là tư tưởng sáng tạo ra cái micro vốn là một thực tại, đó không phải là vọng tưởng, ṭa nhà, cái lều không phải là vọng tưởng, cái ghế không phải là vọng tưởng và thiên nhiên - cái cây, núi non, bầu trời, mặt trăng, những ngôi sao vĩnh hằng và vẻ đẹp của những ngôi sao, những thứ đó không do tư tưởng sáng tạo ra. Những tư tưởng đă sáng tạo ra những vọng tưởng vốn là những thực tại. Bạn có theo kịp không?

 Vậy là khi khảo cứu rất kỹ lưỡng như chúng ta đang thực hiện bây giờ, th́ đâu là vọng tưởng và đâu là thực tại? Nếu tư tưởng đă sáng tạo ra cái lều và tư tưởng cũng sáng tạo ra đủ thứ dạng vọng tưởng th́ như vậy cả hai đều là thực tại. Nhưng cần phải có sự công nhận, nhận thức, tuệ giác hoặc sự quan sát thấy rằng cái nhà thờ tức ṭa nhà không phải là vọng tưởng, c̣n điều được bao hàm bên trong nhà thờ hoặc trong thánh đường Hồi giáo hoặc trong đền thờ lại là vọng tưởng do con người sáng tạo ra. Mọi điều này đều rất đơn giản. Một khi bạn đă thấy rơ như vậy th́ nó trở nên hết sức minh bạch. Có đúng không? Liệu chúng ta có nhất trí về điều này chăng?

 Như vậy muốn t́m ra đâu là chân lư th́ cứ để cho nó xảy ra tự nhiên giống như ḍng suối, giống như đóa hoa, giống như ḍng nước tuôn chảy cứ để cho nó xảy ra và nó chỉ có thể diễn ra khi cái trí đă xếp đặt mọi chuyện đâu vào đó. Có đúng không?

H: Ông định nghĩa từ ngữ “chân lư” như thế nào?

K: Tôi không định nghĩa chân lư.

H: Nhưng . . .

K: Thưa ngài, ngài thậm chí không lắng nghe điều tôi đang nói.

H: Tôi có lắng nghe mà.

K: Tôi rất tiếc, ngài không lắng nghe khi ngài đang thắc mắc chân lư là ǵ, hăy miêu tả chân lư th́ tôi chưa nói tới điều đó. Ngài đang thắc mắc một điều ǵ đó mà thậm chí tôi c̣n chưa điều tra tới. Chúng ta đang điều tra về những sự kiện, về thực tại - như chúng ta đă nói, thực tại là mọi thứ mà tư tưởng đă sáng tạo ra kể cả những vọng tưởng. Nhưng tư tưởng đâu có sáng tạo ra núi, sông, cây cối, thiên nhiên. Vậy th́ đâu là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên? Đó là một trong những thắc mắc. Nếu con người sống trong ṿng vọng tưởng mà ḿnh đă sáng tạo ra th́ y không có quan hệ (với thiên nhiên). Có đúng không? Nhưng người nào không có vọng tưởng và thấy được điều tư tưởng đă sáng tạo ra và điều tư tưởng không sáng tạo ra (tức là thiên nhiên) và v́ vậy đă sắp xếp tư tưởng đâu vào đó th́ người ấy có mối quan hệ với thiên nhiên. Tôi tự hỏi ngài có hiểu rơ điều này không?

H: Thưa ngài, từ bỏ vọng tưởng là một trải nghiệm rất đau khổ.

K: À, từ bỏ vọng tưởng là một qui tŕnh rất đau khổ sao. Chúng ta đâu có từ bỏ bất cứ điều ǵ. Không có sự hi sinh, không có việc “tôi phải từ bỏ cái này để được cái kia” mà là việc quan sát điều đó. Thưa ngài làm ơn quan sát, đây là điều rất quan trọng nếu ngài muốn theo kịp chỗ này, quan sát điều mà tư tưởng đă sáng tạo ra và điều mà tư tưởng không sáng tạo ra. Hăy quan sát vọng tưởng - quan sát thôi chứ đừng bảo “nó đúng hoặc sai tôi phải từ bỏ nó” - hăy thấy rằng tư tưởng đă sáng tạo ra vọng tưởng cũng như ṭa nhà. Ṭa nhà cần thiết c̣n vọng tưởng không cần thiết: muốn thấy được như vậy th́ phải quan sát nó. Chẳng có ǵ phải sợ hăi đây là một sự kiện. Do đó khi bạn quan sát sự kiện th́ không có sợ hăi. Tôi tự hỏi bạn có thấy như vậy không.

H: Điều mà tôi không thấy đó là . . .

K: Bạn không hiểu tôi vừa mới nói ǵ sao?

H: Điều tôi không hiểu đó là sự quan sát phải chăng tư tưởng đang quan sát vọng tưởng . . .

K: Không đâu. Vậy là chúng ta phải khám phá xem đó chính là điều tôi sắp làm . . . Chúng ta phải t́m ra xem quan sát cái ǵ. Đúng không? (Có tiếng xe lửa). Xe lửa đến rồi. Bây giờ chúng ta sắp điều tra cùng nhau xem quan sát nghĩa là ǵ. Tôi có thể dùng tư tưởng quan sát bạn. Có đúng không? Tư tưởng có thể quan sát bạn chẳng hạn như người ấy là người Ái Nhĩ Lan, là người Đức, tóc dài, tóc ngắn, thích và không thích. Đúng không? Thế là bị nhồi sọ chế định. Tôi không thích người Ái Nhĩ Lan, tôi thích người Ái Nhĩ Lan và không thích người Anh. Bạn có theo kịp không? v.v. . . Thế mà quan sát ấy ra sao? Đó chỉ là một dạng quan sát. Có đúng không? Đây là một dạng quan sát rất hạn chế. Nhưng nếu tôi muốn quan sát th́ không có sự vận động của tư tưởng. Có đúng không? Tôi tự hỏi liệu bạn có hiểu như vậy chăng. Tôi muốn quan sát bạn, chỉ nh́n vào bạn thôi. Nhưng nếu tôi có thành kiến th́ tôi không thể nh́n mà thành kiến tôi lại nh́n. Có đúng không? Thế th́ liệu có một quan sát của thành kiến tôi - không phải là việc tôi quan sát thành kiến của ḿnh bởi v́ thành kiến chính là “tôi” rồi. Tôi tự hỏi liệu bạn có hiểu như vậy chăng. Thế th́ liệu có tuệ giác về thành kiến không, nghĩa là bảo rằng tôi đang có thành kiến? Đây chính là tuệ giác về thành kiến của ḿnh.

Vậy là có việc quan sát mà không có tư tưởng, không có sự vận động của tư tưởng cùng với những thành kiến, những điều thích và không thích. Trong bối cảnh đó có một vấn đề khác, đó là trong khi quan sát có một sự nhạy cảm nào đó. Có đúng không? Nếu bạn quan sát rất kỹ lưỡng mà không có bất kỳ thành kiến nào th́ hoạt động của giác quan trở nên tinh xảo hơn nhiều và v́ vậy có sự nhạy cảm nhiều hơn. Thế mà vấn đề là ở chỗ đó. Tôi xin đi sâu vào nó một chút nữa: khi bạn đang nhạy cảm th́ liệu bạn có đau đớn, đau khổ nhiều hơn không? Thưa ngài, hăy tiếp thu, hăy trả lời câu hỏi đó. Tôi đang nêu một thắc mắc đó là khi có sự nhạy cảm chứ không phải bạn trở nên nhạy cảm, xin làm ơn hiểu rơ sự khác nhau ấy. Tôi bảo rằng nhờ quan sát mà không có thành kiến v .v . . ., có sự bén nhạy của mọi giác quan, v́ vậy có sự nhạy cảm nhiều hơn để ngửi thấy, nếm thấy, nh́n thấy những cái cây, những ngọn núi, những ḍng sông, những khuôn mặt. Và v́ nhạy cảm một cách sắc sảo cho nên khi có chuyện nhạy cảm th́ đau khổ nhiều hơn phải không? Hoặc là khi tôi đang nhạy cảm th́ mọi thứ ảnh hưởng tới tôi, hoặc là vui sướng nhiều hơn hoặc là đau khổ nhiều hơn. Tôi tự hỏi liệu bạn có thấy rơ sự khác nhau chăng? Có đúng không?

Ta đang nói như thế, bây giờ hăy quan sát thực tại. Thực tại là mọi thứ mà tư tưởng đă sáng tạo ra kể cả đủ thứ hoạt động loạn thần kinh chức năng, cách ứng xử loạn thần kinh chức năng, những giả định loạn thần kinh chức năng và những vọng tưởng. Có đúng không? Đó là mọi sự sáng tạo của tư tưởng, hăy quan sát nó chứ đừng để cho tư tưởng quan sát nó. Tôi tự hỏi liệu bạn có thấy như vậy chăng? Phải chăng bạn đang gặp gỡ tôi, phải chăng chúng ta đang đi đâu đó, phải chăng tôi đang gặp gỡ bạn?

H: Không đâu.

K: Không đâu à? Thưa ngài, liệu ngài có thể nh́n vào cái lều mà không có tư tưởng  - tư tưởng gọi nó là cái lều - chỉ nh́n thấy cấu trúc, cái mái ṿm ra sao, những xà ngang ra sao mà không dùng tới ngôn từ, không có tư tưởng bảo rằng đó là cái lều mà chỉ quan sát không thôi ? Liệu có thể được như vậy chăng?

H: Phải chăng đó là một loại thôi miên?

K: Ồ. Nhờ trời như vậy đấy!

H: Tôi không thể hiểu được điều này.

K: Thưa ngài chỉ quan sát thôi, không phải là thôi miên đâu. Ngài ắt biết từ ngữ đó ngụ ư ǵ? Tôi th́ chẳng biết chúng ta đang nói tiếng Anh hay không nói tiếng Anh.

H: Hoặc là có sự quan sát hoặc là không quan sát ǵ hết. Nếu bạn quan sát cái lều th́ bạn đang ở đây. Thông qua từ ngữ đó tôi đang không quan sát cái lều.

K: Dĩ nhiên là không. Khi bạn đang quan sát một từ ngữ trên là “cái lều” th́ bạn không thực sự quan sát cái lều. Bạn chỉ quan sát từ ngữ thôi. Tôi tự hỏi liệu bạn có thấy như vậy chăng?

H: Nếu tôi nh́n th́ tôi . . .

K: Thưa ngài, hăy nh́n vào chính ḿnh.

H: Thế th́ cũng vậy. Đó không phải là chuyện cá nhân. Những bài pháp thoại mà ngài đang rao giảng nó không dính dáng ǵ tới bất cứ thành kiến nào. Khi nó liên quan tới con người và những mối quan hệ th́ việc này phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ nh́n vào cái lều.

K: Chúng ta đă nói như vậy trước kia rồi.

H: Những phản ứng ở các mức độ khác nhau lúc nào cũng đang tiếp diễn . .

K: Ta có nói thật dễ quan sát cái lều, nhưng quan sát một người khác th́ phức tạp hơn nhiều. Chúng ta đă đi rất sâu, rất kỹ lưỡng vào điều đó trong những buổi nói chuyện và thảo luận, cho nên tôi không bàn tới nó trở lại. Bà có đồng ư không?

H: (Nói nghe không rơ)

K: Thưa ngài, hăy thử xem . . . Điều này trở nên bất khả thi. Mỗi người thuyết giải nó theo cách của riêng ḿnh. Thưa ngài, hăy thử t́m ra cho bản thân xem liệu bạn có thể quan sát người khác, chẳng hạn như vợ ḿnh, chồng ḿnh hoặc con gái ḿnh, hoặc cái người đang nói, liệu bạn có thể quan sát cái người ấy mà không có h́nh ảnh nào chăng? Có đúng không? Thế là đủ rồi. Thưa ngài, hăy nh́n xem nếu ngài đă kết hôn hoặc ngài có bạn gái, có bạn trai th́ liệu ngài có tạo ra một h́nh ảnh về người bạn trai hoặc gái ấy không? Đó là một sự kiện có phải không? Sự kiện đó là sản phẩm của tư tưởng - là h́nh ảnh. Có đúng không? Ôi thưa ngài, hăy tiếp tục.

 Xem này tôi đă kết hôn hoặc tôi có một đứa con gái và trải qua nhiều hoạt động, nhiều tương quan khác nhau, nó đă tạo ra một h́nh ảnh về tôi và tôi đă tạo ra một h́nh ảnh về nó. Có đúng không? Đây là một sự kiện tuyệt đối đúng. Như vậy những mối quan hệ giữa chúng ta là giữa hai h́nh ảnh này. Những h́nh ảnh, bức tranh hoặc ư tưởng hoặc kết luận của ta đều là sản phẩm của tư tưởng. Có đúng không? Vậy th́ liệu có thể có một mối quan hệ mà không có h́nh ảnh chăng? Có đúng không? Tôi đang hỏi như vậy đó.

H: Thưa ngài, liệu chúng ta có thể nhạy cảm với những nhu cầu mà không có thành kiến chăng?

K: Bạn không hiểu điều tôi nói.

H: Đó chính là điều ngài đang hỏi tôi.

K: Không đâu. Tôi có hỏi như vậy đâu.

H: Ngài đang nói về việc quan sát mà không có thành kiến.

K: Không đâu, thưa ngài trước hết ngài nên lắng nghe.

H: Tôi đang hỏi liệu ngài có thể làm như vậy chăng?

K: Vậy là tôi đang hỏi nếu ta có một h́nh ảnh về người khác th́ h́nh ảnh đó do tư tưởng tạo ra, h́nh ảnh đó là một thực tại do tư tưởng tạo ra; thế th́ mối quan hệ là giữa hai tư tưởng, hai h́nh ảnh, hai bức tranh, hai ư tưởng, hai kết luận. Thế là chúng ta đang tự hỏi liệu đó có phải là mối quan hệ chăng? Hay mối quan hệ chỉ tồn tại khi không có h́nh ảnh. Có đúng không? Liệu có thể được như vậy chăng? Vợ tôi gọi tôi là một người điên. Điều đó ngay tức khắc được ghi vào bộ óc h́nh ảnh được tạo ra, thế là có sự xung đột, giận dữ, bực ḿnh. Bà ta có thể nói sự thật hoặc nói không đúng sự thật. Nhưng chẳng qua chỉ có một h́nh ảnh được h́nh thành. Bây giờ liệu có thể để cho cái guồng máy tạo ra h́nh ảnh đó chấm dứt không?

H: Xin đáp là có.

K: Không đâu.

H: Và v́ khi ngài quan sát không có tư tưởng và không có h́nh ảnh th́ ngài có sự thật. Sự thật chính là như thế đấy, quan sát mà không có h́nh ảnh và không có tư tưởng.

K: Bây giờ th́ đó có là một thực tại, một sự kiện hay một giả định. Bất kỳ giả định nào xem nó là ǵ hoặc không phải là ǵ đều chỉ là vọng tưởng. Tôi tự hỏi liệu . . .

H: Nếu chúng ta nh́n mà không có qui tŕnh tư tưởng th́ chẳng có nhận thức ǵ hết.

K: Thưa ngài, hăy thử xem. Tôi bảo rằng có nhận thức đấy. Chúng ta sẽ làm ǵ? Tôi ngẫu nhiên ngồi trên bục giảng, c̣n bạn ngồi ở dưới đó. V́ vậy thiên hạ sẽ lắng nghe tôi và thiên hạ không lắng nghe bạn! Nhưng chúng ta đang bảo, liệu bạn có thể nh́n một điều ǵ đó mà không có tư tưởng chăng? Thưa ngài hăy thử t́m ra xem, hăy thử đi sâu vào đó.

Thế là điều bây giờ ta đang nói là tư tưởng, xin nhắc lại tư tưởng vốn là trải nghiệm, là kiến thức được tích lũy trong bộ óc thành trí nhớ và sự đáp ứng của trí nhớ ấy lại là tư tưởng vốn là một qui tŕnh vật chất. Chỉ một qui tŕnh vật chất thôi. Thế mà bất cứ điều ǵ tư tưởng tạo ra đều là thực tại, cho dù đó là h́nh ảnh giữa đàn ông và đàn bà, h́nh ảnh mà tôi có về cái lều, từ ngữ đă tạo ra ư nghĩa đó, vậy nếu không có từ ngữ th́ liệu có ư nghĩa chăng. Thưa ngài xin đi sâu vào mọi điều đó. Và v́ thiên nhiên không do tư tưởng tạo ra cho nên cái mối quan hệ của con người vốn đầy ắp tư tưởng, đầy ắp h́nh ảnh, đầy ắp kết luận, đầy ắp sợ hăi, mối quan hệ ấy giữa thực tại và cái không do tư tưởng sáng tạo ra th́ liệu có quan hệ ǵ không? Hiển nhiên là không. Có đúng không?  Tôi có thể nói về thiên nhiên, tôi có thể nói về vẻ đẹp của núi non và sông ng̣i và mọi thứ khác trong thiên nhiên, nhưng nếu người ta khép kín trong bản thân với những vấn đề, những ư tưởng, những kết luận, những vọng tưởng và đủ mọi thứ của ḿnh th́ tuyệt nhiên không có quan hệ.

H: Thưa ngài, tư tưởng là sản phẩm của cái ǵ (nói nghe không rơ)

K: Thưa ngài, phải chăng ngài đang thắc mắc tư tưởng xuất lộ như thế nào. Có đúng vậy không?

H: Đúng vậy.

K: Tôi sẽ chỉ cho ngài thấy. Nếu bạn lắng nghe tử tế th́ tôi có thể chỉ rơ nó cho bạn. Tôi nói với người khác hoặc nói với chính bạn, bạn là một người điên. Thế th́ phản ứng của bạn ra sao? Bạn có linh ảnh của chính ḿnh là bạn không phải người điên, cho nên bạn xao xuyến. Có đúng không? Có đúng không? Vậy th́ đủ thứ trải nghiệm được ghi lại trong bộ óc đó chính là kiến thức và cái kiến thức với trí nhớ th́ chính là tư tưởng. Nguồn gốc của tư tưởng có từ ngay khi thời gian bắt đầu. Có đúng không? Mọi diễn biến, mọi trải nghiệm, mọi đau đớn thể xác sinh học cũng như tâm lư đều được ghi lại trong bộ óc và điều đó trở thành trí nhớ, bạn hành động theo trí nhớ ấy. Như vậy tư tưởng bắt đầu từ nguồn gốc của con người. Nguồn gốc của con người là khi nào? Các nhà khoa học bảo rằng 25 triệu năm v.v. . . Nếu bạn muốn khảo cứu về điều đó th́ hăy đi sâu vào nó.

H: Con người là một phần của thiên nhiên ư. Bạn có vậy không? Xét về mặt sinh học th́ bạn có thể, nhưng liệu bạn có phải là một phần của thiên nhiên chăng? Thưa ngài xin cứ tiếp tục, xin ngài hăy trả lời, việc này không đ̣i hỏi điều ǵ sâu sắc lắm . . . Liệu ngài có phải như vậy không? Thiên nhiên là tất cả những điều đó - những ḍng sông, những cái cây, những ngọn núi, những con chim, biển cả vô tận v.v. . . Liệu bạn có phải là mọi thứ đó chăng? Hay bạn là tín đồ Công giáo, tín đồ Tin Lành, người Cộng sản, nhà Xă hội chủ nghĩa? (cười)

Vậy th́ thưa ngài, ta không tiến triển theo điều đó! Bây giờ ta hăy tự hỏi - ta biết tư tưởng là ǵ, ta biết tư tưởng đă làm được ǵ, làm được những chuyện phi thường nhất. Có đúng không? Xét về mặt công nghệ, về phẫu thuật, về y khoa th́ đó là những chuyện phi thường. Và tư tưởng cũng đă tạo ra nhiều vọng tưởng mà tất cả chúng ta đều biết và không cần phải đi sâu vào nó. Mọi thứ đó đều là thực tại. Có đúng không? Nói như vậy có rơ ràng không? Thế th́ đâu là mối quan hệ giữa thực tại với chân lư? Khi bạn thắc mắc như vậy th́ điều đó ngụ ư là có chân lư. Có đúng không? Xin làm ơn lắng nghe kỹ lưỡng. Bây giờ chúng ta đă biết và đă xác lập rơ ràng giữa chúng ta thực tại là ǵ - đó là sự phiền năo, đau khổ, nhục mạ, cách ứng xử loạn thần kinh chức năng, mọi điều do tư tưởng sáng tạo ra. Thế mà bất cứ điều ǵ cho tư tưởng sáng tạo ra đều là thực tại. Tại sao con người không chịu như thế đó? Bạn có hiểu thắc mắc của tôi không? Con người luôn luôn thăm ḍ. Có đúng không? Y bảo rằng “tôi công nhận như vậy, điều này rơ lắm rồi, nhưng phải có một điều ǵ khác nữa”. Có đúng không? Thưa ngài liệu ngài có theo kịp điều này chăng? Vậy là tư tưởng bắt đầu từ khảo cứu. Có đúng không? Liệu như vậy có rơ hay không? Thế là bất cứ điều ǵ tư tưởng sáng tạo ra đều là thực tại. Bạn có hiểu điều này không? Người ta thấy rất rơ thực tại là ǵ. Tư tưởng bảo rằng đúng vậy, tôi hiểu rất rơ về điều đó. Nhưng tư tưởng cũng bảo rằng như vậy chưa đủ, phải có điều ǵ khác nữa. Thế là nó phóng chiếu ra một thần linh, một sự vĩnh hằng, một trạng thái phi thời gian, nhưng đây vẫn là sản phẩm của tư tưởng. Có đúng không? Bạn có theo kịp được điều này chăng? Vậy th́ đó vẫn c̣n là thực tại. Tôi tự hỏi liệu bạn có thấy như vậy không. Nếu bạn thấy được một chút th́ liệu ta có thể tiếp tục chăng?

Chỉ khi nào tư tưởng vỡ lẽ ra được những hạn chế của nó th́ nó mới không khảo cứu điều đó nữa, liệu có hay không có điều đó. Điều này thật hợp lư, có thật sự rơ rệt như vậy chăng? Không à? Xin ngài cứ tiếp tục! Chúng ta có nói bất cứ điều ǵ tư tưởng sáng tạo ra đều là thực tại. Khi tư tưởng khảo cứu điều mà nó muốn và hi vọng có được một điều ǵ đó lớn lao hơn th́ đây vẫn c̣n là thực tại. Vậy là nó luôn luôn vận động trong hạn chế của chính ḿnh, trong địa hạt của chính ḿnh - nó có thể mở rộng ra, nó có thể co rút lại, nó có thể bảo rằng: “Được thôi, tôi là vũ trụ, tôi là càn khôn, tôi là thần linh”, nhưng đó vẫn là tư tưởng. Có phải không? Vậy th́ tư tưởng không thể khảo cứu cái đó, liệu có cái đó chăng. Có đúng không?

H: Đây là công cụ duy nhất mà ta có được.

K: Công cụ duy nhất mà ta có được à. Anh bạn người Ư của ta bảo rằng đây là công cụ duy nhất mà ta có được. Nhưng nếu công cụ ấy bảo rằng “tôi không thể thâm nhập vào một điều ǵ đó mà tôi không biết” th́ nó ắt ngưng lại. Thưa ngài, xin hăy chờ một phút để xem xét sự kiện này. Nó có thể sáng tạo và bảo rằng “tôi biết có một điều ǵ đó” nhưng như vậy vẫn c̣n trong phạm vi của tư tưởng. Tôi tự hỏi liệu bạn có thấy rơ cái điều đơn giản này chăng. Không à? Như vậy cho dù sắc sảo, thông minh, bác học, có học vấn hay lăo luyện đi chăng nữa, th́ tư tưởng vẫn c̣n là tư tưởng, là một thực tại giống như ṭa nhà, giống như cái micro v.v. . . Vậy th́ tư tưởng là quá khứ, là hậu quả của quá khứ, cho nên bị thời gian hạn chế. Có đúng không?

H: Ngài bảo rằng cần thăm ḍ để tư tưởng thấy được chính ḿnh . . .

K: Thưa ngài tôi không nói như vậy. Hăy xem này.

H: (Nói nghe không rơ)

K: Thưa ngài, tôi chỉ nói hăy xem nào . . . Bạn thấy đấy, tôi không muốn trở lại vấn đề này, chúng ta đă giải thích nó cả chục lần rồi. Vậy th́ nếu ngài không phiền ḷng th́ tôi xin không trở lại vấn đề đó.

 Hăy xem tư tưởng làm ǵ. Tư tưởng nhận ra nó là một sự vận động trong thời gian. Có đúng không? Nghĩa là tư tưởng là hậu quả của kiến thức quá khứ, kiến thức luôn luôn là quá khứ cho nên nó bị thời gian ràng buộc, v́ vậy nó bị hạn chế, manh mún. Thế mà trong khi bị thời gian ràng buộc nó lại bảo rằng phải có một điều ǵ đó phi thời gian, bởi v́ nó muốn cái trạng thái ấy, bởi v́ nó bảo như vậy cho nên nó bị hạn chế. Có đúng không? Có đúng không? Thế là tư tưởng vốn là sự vận động của thời gian lại ra sức khảo cứu một điều ǵ đó phi thời gian. Cho nên không thể được.

H: (Nói nghe không rơ)

K: Bạn ắt t́m ra mà.

H: Như vậy tôi không thể bảo đây là ḍng sông, ḍng sông ở đây.

H: (Nói nghe không rơ)

K: Có chứ. Điều này khiến cho bạn được tốt đẹp như thế nào? Tôi bảo rằng có mà, c̣n bạn bảo rằng thật là ngớ ngẩn, đó có thể là ṿng tưởng.

H: Liệu tôi có thể diễn tả một cách khác: đâu là năng lực của tư tưởng trong việc xử trí tham thiền?

K: Thưa ngài, tư tưởng chẳng có chỗ đứng nào trong tham thiền.

H: Năng lực của tư tưởng trong khi tham thiền.

K: Thưa ngài, hăy xem với vai tṛ là một con người sống trong thế giới này ắt phải có một loại hành động nào đó. Có đúng không? Tôi phải làm ǵ đó, hành động chính là cuộc sống. Và tôi muốn t́m ra một người rất thông minh, biết quan sát, biết điều ǵ đang diễn ra trên thế giới v.v. . .  và cũng biết điều ǵ đang xảy ra nơi bản thân. Y bảo rằng “hành động đúng đắn là ǵ, tôi phải làm ǵ với mọi sự khốn khổ xung quanh ḿnh”? Có đúng không? Đó là điều chúng ta đang khảo cứu. Tôi phải làm ǵ? Không phải là mọi lư thuyết, mọi suy đoán mà là t́m ra đâu là hành động toàn thể sao cho tôi không phải nuối tiếc, đau khổ, không bảo rằng “Trời ơi, ước ǵ tôi không làm như thế”. Muốn t́m ra điều đó th́ xem này ta phải sắp xếp mọi chuyện lại vào đúng chỗ của nó. Có đúng không? Nghĩa là xếp tư tưởng vào đúng chỗ của nó để cho chính tư tưởng ở vào đúng chỗ của ḿnh. Tư tưởng có đúng chỗ của ḿnh chẳng những trong thế giới công nghệ mà c̣n trong thế giới ngôn ngữ nữa v.v. . . Thế mà tư tưởng là hậu quả của quá khứ, là kiến thức, cho nên bị thời gian ràng buộc, do đó rất hạn chế. Có đúng không? Thế mà đây lại là công cụ duy nhất mà ta biết. Liệu có công cụ nào khác không có phẩm tính như vậy chăng? Nhưng trước khi nêu ra vấn đề đó ta phải t́m ra chính xác xem tư tưởng bị hạn chế ra sao, hăy phát hiện nó, hăy có tuệ giác về nó chứ đừng chỉ đặt vấn đề “Liệu có điều ǵ khác nữa chăng?” Liệu bạn có hoàn toàn tuệ giác về hạn chế của tư tưởng chăng?

H: Một phần nào thôi.

K: Ô. Không đâu. Liệu nó chỉ là một phần nào đó, súc tích như vậy sao? (Cười).

Vậy th́ thưa ngài, ta đang t́m kiếm cái ǵ khi bị vây quanh mọi hướng bởi cái sự hỗn độn phi thường, bấp bênh và nghèo đói ấy th́ liệu con người phải làm ǵ? Bạn không thắc mắc như vậy, bạn không cháy bỏng khát vọng đó sao. Vậy là chúng ta đang thử t́m xem phải làm ǵ một cách toàn diện. Thế mà mọi hành động đều dựa trên tư tưởng hoặc là tư tưởng đă nói ra rồi; tôi đă làm điều này nó khiến cho tôi đau khổ cho nên tôi không làm điều đó nữa, nhưng nếu tôi làm điều khác th́ nó mang lại vui sướng cho tôi, cho nên tôi sẽ làm điều ấy. Hành động của chúng ta là thế đó. Hành động của chúng ta hiển nhiên dựa trên thưởng và phạt. Đó là cái thế giới mà chúng ta đă sống trong đấy. Và thế giới ấy không có lời giải đáp. Nó cứ chạy ṿng ṿng xung quanh thế giới đó rồi lăi nhăi rằng có lời giải đáp đấy, nhưng nó vẫn luôn luôn ở chỗ đó. Điều này thật hiển nhiên.

 Như vậy khi có sự thông hiểu tư tưởng, do đó đặt tư tưởng vào đúng chỗ của nó th́ nếu có một công cụ, công cụ ấy không phải tư tưởng th́ là ǵ. Có đúng không? Nhưng bạn phải đặt nó vào đúng chỗ mà không bảo rằng “Ta hăy khảo cứu cái khác”. Đó chính là điều mà ta đang ráng sức làm. Bạn bảo rằng “Tôi muốn t́m ra cái khác trước khi tôi từ bỏ cái này. Tôi sẽ từ bỏ cái này nếu như vậy có lợi nhiều hơn, nếu như vậy mang lại nhiều vui sướng hơn”. Tôi xin bảo rằng “Xin lỗi, bất cứ tư tưởng nào đều cũng bị hạn chế”. Do đó cái không phải là tư tưởng th́ có hay chăng? Nếu ai đó đă đi sâu đúng mức vào điều này th́ lúc bấy giờ bạn ắt thắc mắc rằng: Liệu t́nh thương có phải là tư tưởng chăng? Thưa ngài, xin hăy tiếp tục. Liệu tư tưởng có trau dồi được t́nh thương chăng? Và khi nó trau dồi được cái gọi là t́nh thương th́ liệu có phải đó là t́nh thương chân chính chăng? Một người tràn đầy ḷng hiếu danh trau dồi tính khiêm tốn và bảo rằng “Tôi rất khiêm tốn” th́ tính khiêm tốn ấy vẫn c̣n là hiếu danh. Có đúng không?

 Vậy th́ liệu t́nh thương có phải là sản phẩm của tư tưởng chăng? Thưa ngài, hăy trả lời câu hỏi đó. Nếu t́nh thương không phải là sản phẩm của tư tưởng th́ ắt có hành động. Có đúng không? Vậy th́ v́ t́nh thương không do tư tưởng tạo ra, thế th́ t́nh thương là ǵ? Liệu có một điều ǵ như thế chăng?

H: T́nh thương là năng lượng.

K: Ô. Thưa bà, xin hăy lắng nghe.

H: Nhưng đây là một cuộc đối thoại, tôi thiết tưởng chính ngài nói đây là cuộc đối thoại.

K: Nhưng không phải trả lời như thế. T́nh thương là năng lượng, nói như vậy chẳng có nghĩa ǵ hết.

H: Đối với tôi th́ nó có một ư nghĩa nào đó.

K: Được rồi. Liệu t́nh thương có phải là tư tưởng chăng? Thưa ngài, xin hăy tiếp tục. Bạn bảo rằng t́nh thương không phải là tư tưởng. Có đúng không? Thế th́ đó có thể là công cụ mới.

H: T́nh thương là sản phẩm của thưởng và phạt.

K: T́nh thương mà là sản phẩm của thưởng và phạt à. Ô, không đâu thưa ngài, tôi e rằng hoặc là chúng ta không hiểu tiếng Anh hoặc là có lẽ tôi không hiểu tiếng Anh. Tôi có nói cuộc đời ta vốn dựa trên thưởng và phạt. Có đúng không? Và đó là sự vận động của tư tưởng. Nếu tôi làm điều này th́ tôi sẽ được điều kia, điều kia ắt tốt hơn điều này. Nếu tôi không làm điều này th́ tôi có thể bị phạt - phạt theo nghĩa là tôi không được hạnh phúc, tôi bị xung đột v.v. . . Vậy là ta phải vượt quá cái trớn đó. Xin vui ḷng xét xem liệu t́nh thương có phải là công cụ mới chăng?

H: Không đâu.

K: Không à?

H: Không cần công cụ nào khác nữa.

       K: Bạn thấy ḿnh dùng từ ngữ “công cụ” giống như cái vặn ốc. (Cười). Chúng ta không nói về điều đó. Chính v́ vậy tôi không muốn dùng từ “công cụ” - nhà quí tộc này dùng từ ‘công cụ” c̣n tôi không muốn dùng - tôi chỉ nói theo ông ta. Đó không phải là công cụ. Ô, thưa ngài, chúng ta đă nói mọi thứ mà tư tưởng sáng tạo ra đều là thực tại. Liệu t́nh thương có phải là một thực tại - theo cái nghĩa mà chúng ta dùng từ “thực tại” này? Nếu nó không phải là thực tại th́ nó là một điều ǵ đó khác hẳn ở ngoài tầm tư tưởng. Có đúng không? Liệu bạn có lĩnh hội được điều đó không? Hay chỉ nói trên đầu môi chót lưỡi. “Đúng vậy ta hăy tiếp tục”?

Như vậy chúng ta bảo rằng t́nh thương không ở trong phạm vi của tư tưởng. Nó không phải là cảm giác vốn ở trong phạm vi tư tưởng. Nó không phải là vui sướng vốn ở trong phạm vi tư tưởng. Nó không phải là ham muốn vốn ở trong phạm vi tư tưởng. Có đúng không? Thế mà tôi quả thực có bộ óc, bộ óc của bạn được coi là một sự kiện về thực tại này. Có đúng không? Chừng nào c̣n có ham muốn, vui sướng, theo đuổi vui sướng th́ không có t́nh thương, bởi v́ mọi thứ ấy đều là sản phẩm của tư tưởng. Khi có t́nh thương th́ hành động ra sao? Bởi v́ chúng ta đều quan tâm tới điều đó. Thế th́ đâu là mối quan hệ giữa cái mà ta gọi là chân lư - nó có thể không phải là mối quan hệ giữa một điều ǵ đó tạm bợ - bạn có hiểu không? V́ tư tưởng là tạm bợ. Có đúng không? Tôi thắc mắc liệu bạn có thấy như thế không - v́ vậy tư tưởng bị thời gian ràng buộc. Thế mà liệu có điều ǵ đó không bị thời gian ràng buộc, không tạm bợ, không dựa trên phần thưởng v.v. . . Chúng ta bảo rằng có đấy, đó là t́nh thương. Thế th́ khi có t́nh thương th́ hành động trong sinh hoạt hàng ngày của ta sẽ ra sao? Liệu bạn có thắc mắc như vậy chăng? Thưa ngài, liệu ngài có hiểu tôi đang hỏi ǵ không?

H: Ngài bảo rằng chừng nào c̣n có sản phẩm của tư tưởng th́ không có t́nh thương. V́ vậy chừng nào c̣n có việc xây dựng ṭa nhà, có công nghệ th́ không có t́nh thương.

K: Ô, không đâu. Không đâu thưa ngài. Bạn đang đi chệch hướng. Không nên phí phạm như thế. Thưa ngài, tôi sẽ tiếp tục.

Đâu là hành động của một người đă hiểu được thực tại không phải bằng trí, không phải bằng trí năng, mà hiếu sâu sắc. Bạn có theo kịp không? Người ấy đă đặt thực tại vào đúng chỗ. Và có lẽ ông ta có cái tỏa ngát hương t́nh yêu. Đâu là hành động của ông ta? Liệu ngài có nên thắc mắc như vậy không?

H: Không

K: Không đâu. Xin vui ḷng đừng nói không hoặc có. Nhờ trời, ngài hăy phát hiện ra. Đó là một thắc mắc sai lầm phải không? Nếu có cái điều được gọi là t́nh thương th́ lúc bấy giờ nó hành động mà không . . . Xin vui ḷng theo dơi điều này thật kỹ lưỡng. Khi khảo cứu toàn bộ cấu trúc và bản chất của mọi thực tại rồi đặt nó vào đúng chỗ, th́ cái trí đă trở nên cực kỳ thông tuệ. Có đúng không? Chứ chẳng thông minh theo kiểu xảo quyệt, mưu mô. Bạn có theo kịp không? Cái trí đă trở nên cực kỳ nhạy bén, linh hoạt và v́ vậy thông tuệ. Do đó mà trí thông tuệ ấy không phải thuộc tư tưởng.

H: Thưa ngài, liệu ngài có cho phép một cuộc thực nghiệm rất nhỏ không?

K: Xin lỗi, thưa bà chỉ một phút thôi.

H: Liệu tôi có thể . . .

K: Xin lỗi, tôi đang ở giữa một câu.

H: Tôi biết rồi.

K: Xin lỗi, tôi không sắp sửa lắng nghe. Xin lỗi thưa bà, tôi đang ở giữa một câu.

H: Tôi biết rồi

K: Vậy th́ xin vui ḷng lịch sự một chút.

H: Liệu ông có vui ḷng lắng nghe tôi không. Xin vui ḷng.

H: Làm ơn ngồi xuống đi.

K: Thưa bà, bà sắp nói cái ǵ vậy?

H: Tôi xin hỏi ông rất tử tế, liệu ông . . .

K: Thưa bà, bà sắp nói cái ǵ vậy.

H: Được thôi, ngài đă cố gắng khiến cho thiên hạ thấy khái niệm nhạy cảm là hoặc đúng hoặc không. Và ít nhiều ngài đă chối bỏ vai tṛ của ngôn từ hoặc h́nh ảnh để minh giải điều này. Tôi muốn ra sức minh họa điều ngài nói.

K: Tôi đang thắc mắc xem bà đang nói ǵ. Bà người Pháp hay người Anh vậy?

H: Tôi sinh ở Ḥa Lan đă lâu rồi. Liệu đă có như vậy lâu chưa.

K: Bà nói dễ dàng được thứ tiếng nào?

H: Ngài nói tiếng Anh lưu loát. Liệu ngài có thể hiểu được tiếng Anh của tôi không? Ngài có muốn thử không?

K: Bà có diễn tả tiếng Anh lưu loát không?

H:

K: Thế th́ làm ơn xin nói ngắn gọn.

H: Vâng. Sự nhạy cảm khái niệm mà không có h́nh ảnh và không sử dụng tới ngôn từ, tôi cảm nhận rằng chỉ thông qua khái niệm th́ ngài không thể đ̣i hỏi thiên hạ hiểu được. Từ ngữ “nhạy cảm” có lẽ ngụ ư điều ǵ đó nếu tôi cung cấp cho ngài một h́nh ảnh. Có một loại nhạy cảm, nói cho đúng hơn nó giống như một cái thùng rác mở nắp và cái đáy ở bên trong. Đó là một h́nh ảnh. C̣n một loại thùng rác khác mở nắp nhưng không có đáy.

K: Tôi không hiểu

H: Tôi ngụ ư nó ôm giữ mọi thứ được bỏ vào và tích trữ ở trong nó, nó liên hệ chính nó với bản ngă rồi bám lấy bản ngă ấy. Ngài có hiểu không? Và lại không có đáy, thế th́ mọi thứ cứ đi tuốt tuột.

K: Thưa bà đúng đấy, thưa bà hay lắm.

H: Liệu ngài có hiểu điều tôi đang nói không?

K: Xin bà làm ơn ngồi xuống.

H: Tôi chỉ đang cố gắng minh giải mọi việc và ta không nên vứt bỏ ngôn từ cũng như h́nh ảnh, coi đó là vô dụng, ngài không thể chỉ nh́n thấy những sự vật bằng cái đầu của ḿnh.

K: Xin vui ḷng ngồi xuống, bà đă phát biểu điều bà muốn nói.

H: Vâng

K: Như vậy nếu bà có, nếu người ta có (tôi xin vạch ra một cách kính cẩn nhất) nếu người ta đă đi sâu vào vấn đề này như chúng ta, đă đi sâu một cách rất mật thiết, rất do dự, đi sâu vào việc xem thực tại là ǵ, để xem khi hiểu được thực tại th́ chẳng những trí năng trở nên sắc bén, chẳng những có sự bén nhạy mà từ đó c̣n có một phẩm chất thông tuệ không thuộc về tư tưởng, có đúng không? nếu bà đă làm như vậy. Thế th́ cái thông tuệ ấy chính là t́nh thương. Lúc bấy giờ cho dù ta ở đâu đi nữa th́ thông tuệ ấy cũng đều hành động. Bà có thể trở thành một . . .  có thể nói bà trở thành một người làm vườn hoặc một điều ǵ khác nữa, th́ trí thông tuệ ấy vẫn là t́nh thương và do đó trí thông tuệ ấy hành động.

 Thế th́ nếu muốn, bà có thể tiếp tục thêm nữa, đi sâu vào đó. Phải chăng trí thông tuệ này không phải là trí thông minh xảo quyệt, mồm năm miệng mười căi lộn, có những ư kiến biện chứng v.v. . . mà là một cái trí đă sắp đặt mọi chuyện đâu vào đấy - cho dù đó là ṭa nhà, vọng tưởng, sợ hăi - bà có theo kịp không? V́ vậy nhờ quan sát và xếp đặt mọi chuyện đâu vào đấy, ta có trí thông tuệ. Chúng ta đang bảo rằng đó là động cơ thúc đẩy mới của hành động.

 Thế th́ đâu là mối quan hệ - tốt hơn tôi không nên đi sâu vào đó, c̣n bà th́ muốn vậy - v́ đó chỉ là lư thuyết thôi, có đúng không? Tôi muốn hỏi đâu là mối quan hệ giữa trí thông tuệ với ḷng từ bi, sự giác ngộ và phương tiện thiện xảo. Bạn có hiểu không? Chúng ta nói tự thân nó phương tiện thiện xảo không có ư nghĩa ǵ hết. Tài khéo có ư nghĩa là nó khiến cho người ta càng ngày càng ích kỷ hơn, càng qui ngă hơn, càng hạn chế hơn. Nó trở nên qui ngă, hạn chế, bởi v́ không có sự giác ngộ và giác ngộ xuất hiện cùng với ḷng từ bi. Có đúng không?

Vậy th́ trong sinh hoạt hàng ngày, ngày nào cũng vậy, chứ không phải sinh hoạt trong vài tuần lễ ở Saanen (mọi người cười ồ) nhưng khi các bạn trở về nhà th́ điều này có thể tác động trong sinh hoạt hàng ngày của các bạn không? Nghĩa là ḷng từ bi, sự giác ngộ và phương tiện thiện xảo. Ấy là v́ khi sinh hoạt bạn phải có phương tiện thiện xảo. Phương tiện thiện xảo có thể dùng bàn tay của ḿnh, có thể dùng tài khéo trí thức của ḿnh, có thể giao tiếp qua lời lẽ, nhưng nếu không có hai chữ kia th́ sự khôn khéo ấy trở thành cái đă khiến thế giới trở nên như bây giờ - xảo quyệt, lừa lọc, đạo đức giả, khôn khéo, luồn lách, để đạt được địa vị và cái lúc bạn vinh thân ph́ gia th́ bạn đâm ra rất vênh váo, có đặc quyền đặc lợi, bạn chẳng biết mọi thứ c̣n lại của việc này . . . Vậy là ở đâu có ḷng từ bi, sự giác ngộ và phương tiện thiện xảo th́ ở đó không có ḷng hiếu danh, không có đạo đức giả, không có sự mâu thuẫn.

 Bạn thấy tôi muốn đi sâu vào một điều ǵ đó thâm thúy hơn nhiều, nghĩa là đâu là mối quan hệ (khi có hành động toàn thể này) với tham thiền, tham thiền là hoàn toàn làm rỗng tuếch mọi nội dung trong tâm thức của ḿnh mà chúng ta đă từng nói tới, và đâu là mối quan hệ của điều ấy với sự tịch lặng hoàn toàn tức tánh không. Ngài có hiểu chăng? Người ta sợ dùng từ ngữ “tánh không” bởi v́ người ta nghĩ rằng “trời ơi tánh không nghĩa là không có ǵ hết. Rốt cuộc th́ tôi đă làm việc và sống để rồi kết thúc trong tánh không ư?” Bạn có theo kịp không? Nhưng khi bạn đă sắp đặt mọi thứ vào đúng chỗ th́ đó là thuật sinh hoạt, có đúng không? Nghệ thuật sống chính là cung cấp cho mọi thứ cái chỗ đúng đắn của nó, đó là nghệ thuật sống vốn là phương tiện thiện xảo nhất và từ cái sinh hoạt có trật tự ấy người ta mới có trí thông tuệ vốn là t́nh thương. Và có t́nh thương th́ ắt cũng có ḷng từ bi, sự giác ngộ và phương tiện thiện xảo. Thế th́ đâu là mối quan hệ của trí huệ với cái vốn là kết quả tự nhiên, có thực, không cố gắng, của việc làm cho cái trí hoàn toàn rỗng tuếch nội dung của nó, nghĩa là tham thiền. Bạn có hiểu không? Chúng ta đă nói về nó đúng mức rồi.

 Đâu là mối quan hệ giữa trí huệ và sự tịch lặng? Bạn có hiểu không? Khi có cái loại tham thiền đúng đắn th́ tịch lặng là vấn đề trung tâm, cốt lơi trung tâm của tham thiền là hoàn toàn làm rỗng tuếch, trút bỏ hết mọi sợ hăi v.v. . . sao cho tâm thức như người ta biết nó vận hành không c̣n tồn tại nữa. Và đâu là mối quan hệ của trí huệ này với sự tịch lặng hoàn toàn tánh không đó? Bạn có hiểu không? Không à, tôi không đi sâu vào đó nữa đâu. Người ta có thể đi sâu vào đó nếu bạn đă đi xa đến mức ấy. Bạn có hiểu không? Không phải trên đầu môi chót lưỡi mà thật sự trong sinh hoạt hàng ngày, lúc bấy giờ thám hiểm mới là niềm vui. Mấy giờ rồi?

H: Mười hai giờ

K: Mười hai giờ à. Chính ngọ rồi.

 

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS