Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

MẤT LINH HỒN

Tác giả C. W. Leadbeater

 Bản dịch www.thongthienhoc.com

Trích The Inner Life

Theosophical Talks at Adyar

 MẤT LINH HỒN

Óc cảm thức phân biệt phải trái thông thường ắt được giải thoát và cảm thấy nhẹ nhơm khôn xiết trước giáo huấn Thông Thiên Học khi không c̣n cơn ác mộng dễ sợ của giáo lư đọa lạc đời đời mà một số Kitô hữu thất học vẫn c̣n đeo bám; họ không hiểu chân ư nghĩa của một vài cụm từ mà trong Phúc âm gán cho Giáo chủ của họ. Nhưng một số học viên Thông Thiên Học khi hân hoan phấn khởi trước phát hiện chói lọi cho rằng mỗi đơn vị tâm thức rốt cuộc đều được toàn bích, những người này thấy niềm vui của ḿnh bị ít nhiều cụt hứng do những ám chỉ dễ sợ là xét cho cùng có những t́nh huống có thể bị mất linh hồn; và họ bắt đầu băn khoăn chẳng biết liệu thiên luật có thật sự ngự trị khắp vũ trụ chăng, hay là liệu có một phương pháp nào chăng khiến cho người ta xoay sở thoát khỏi sự khống chế của THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI và tự hủy diệt ḿnh. Kẻ đa nghi nhất cũng nên phấn khởi thôi, bởi v́ Ư chí của THƯỢNG Đ NGÔI LỜI vô cùng mạnh hơn bất kỳ ư chí nào của con người, thậm chí việc vận dụng tới những mánh mun tệ hại nhất không thể thắng lướt được ngài.

 Quả thật là ngài cho phép con người được quyền tự do ư chí, nhưng chỉ trong phạm vi đă được xác định rơ rệt thôi; nếu con người dùng tự do ư chí để làm việc tốt th́ những hạn chế này sẽ được nhanh chóng mở rộng và y càng ngày càng được ban cho nhiều quyền năng đối với số phận của chính ḿnh; nhưng nếu y dùng ư chí ấy để làm điều ác th́ càng làm như vậy y càng gia tăng sự hạn chế của ḿnh, sao cho trong khi quyền năng làm điều thiện hầu như là vô biên (bởi v́ nó có tiềm năng phát triển vô hạn) th́ quyền năng làm điều ác của y lại bị hạn chế nghiêm ngặt. Như vậy không phải v́ luật lệ có sự bất công, bất b́nh đẳng, mà v́ trong trường hợp này y đang vận dụng ư chí theo cùng phương hướng với ư chí của THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI, nghĩa là đang bơi thuận ḍng tiến hóa và trong trường hợp kia y đang phấn đấu chống lại nó.

Người ta đă chọn thuật ngữ ‘mất linh hồn’ không được hay lắm, bởi v́ hầu như chắc chắn là sẽ bị hiểu lầm và được cho là hàm ư nhiều hơn mức nó thật sự ngụ ư. Trong ngôn ngữ hàng ngày, người ta dùng từ ‘linh hồn’ một cách hết sức mơ hồ nhưng nói chung th́ người ta thường giả định rằng linh hồn biểu thị bộ phận tinh vi và thường tồn hơn của con người, sao cho đối với người trên đường phố th́ ‘mất linh hồn’ có nghĩa là tự đánh mất ḿnh, mất trắng. Chính xác th́ điều này chẳng bao giờ xảy ra được, do đó diễn tả như vậy dễ gây hiểu lầm và phát biểu rơ rệt về những sự kiện bằng những sự gán ghép nhăn hiệu ít nhiều không chính xác như thế vẫn có thể bị học viên sử dụng. Trong những sự kiện này dường như ta có thể phân làm ba loại và ta hăy xác định từng loại một.

Những người sẽ bị gạt bỏ ra khỏi cơ tiến hóa này vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm. Việc bị gạt bỏ này chính xác là sự đọa đày vô lượng kiếp (chứ không phải đời đời) mà đấng Kitô đă nói là một nguy cơ rất thực đối với một số thính giả chưa thức tỉnh giác ngộ - ở đây sự đọa lạc chỉ có nghĩa là người ta quyết định những người này không thể tiến bộ cao hơn được nữa nhưng không hàm ư là chê trách ngoại trừ những trường hợp lơ là cơ hội. Thông Thiên Học dạy ta rằng mọi người đều là huynh đệ, nhưng không b́nh đẳng hết. Trong số mọi người có vô vàn sự khác nhau, người ta nhập vào cơ tiến hóa nhân loại trong những thời kỳ khác nhau, cho nên một số là những linh hồn già dặn hơn so với linh hồn khác non trẻ hơn, cho nên người ta ở trên những mức rất khác nhau của thang tiến hóa. Các linh hồn già dặn hơn tự nhiên là học nhanh hơn nhiều so với các linh hồn non trẻ hơn; thế là khoảng cách giữa đôi bên cứ đều đều tăng lên và rốt cuộc đạt tới mức mà ngoại duyên cần thiết cho loại này hoàn toàn không thích hợp với loại kia.

 Chúng ta có thể đạt được một phép ví dụ tương tự hữu ích bằng cách nghĩ tới những đứa trẻ ở một lớp học tại trường. Giáo viên của lớp này có cả công tŕnh một năm dạy học để chuẩn bị lũ trẻ cho một kỳ thi nào đó. Ông chia nhỏ công việc ra, một phần dành cho tháng thứ nhất, một phần dành cho tháng thứ hai v.v. . . Dĩ nhiên bắt đầu phần dễ nhất rồi dần dần đưa tới phần khó hiểu hơn. Nhưng lũ trẻ thuộc đủ mọi loại tuổi và năng lực, một số trẻ học nhanh và tiến bộ hơn mức trung b́nh c̣n một số trẻ lạc hậu. Cũng có những đứa trẻ mới thường xuyên nhập học vào lớp mà một số chỉ vừa đúng tới mức đó. Khi nửa năm đă trôi qua th́ ông dứt khoát khóa sổ nhận thêm học sinh, từ chối không tiếp nhận bất cứ đứa trẻ mới nào nữa.

Điều này diễn ra đối với chúng ta vào mức giữa cuộc tuần hoàn thứ tư, sau đó th́ cánh cửa bị đóng chặt không cho giới động vật chuyển sang giới nhân loại nữa, trừ một vài trường hợp ngoại lệ có thể nói là thuộc về tương lai; cũng giống như vậy, ta có một vài người đạt tới quả vị Chơn sư không phải là những tàn dư chậm trễ của quả vị Chơn sư thuộc hệ thống Nguyệt tinh mà là những người tiến bộ so với phần c̣n lại của nhân loại. Cũng giống như vậy, có một số con thú ở giai đoạn biệt lập ngă tính mà lẽ ra nói chung được trông mong là đạt tới vào cuối cuộc tuần hoàn thứ bảy. Nơi hành tinh kế tiếp, người ta sẽ dàn xếp để cho những trường hợp ngoại lệ này có cơ hội khoác lấy thể xác của những người nguyên thủy.

Chỉ ít lâu sau đó là thầy giáo có thể dễ dàng tiên đoán được một số đứa trẻ chắc chắn sẽ thi đậu, c̣n cơ may của những đứa khác thật đáng nghi ngờ và có những đứa nữa chắc chắn sẽ rớt. Thật hoàn toàn hợp lư nếu ông bảo những đứa chắc chắn rớt này:

“Giờ đây chúng ta đă đạt tới tŕnh độ mà việc học thêm nữa trong lớp này là vô ích đối với các con. Các con không thể dùng bất cứ nỗ lực nào để đạt tiêu chuẩn cần thiết vào lúc thi cử, giáo huấn cao cấp hơn giờ đây phải được dành cho những học sinh khác ắt hoàn toàn không thích hợp với các con, và v́  các con không thể hiểu được điều đó cho nên chẳng những mất thời giờ phí phạm mà c̣n gây trở ngại cho những học sinh khác trong lớp. V́ thế cho nên tốt hơn là các con ngay tức khắc được chuyển xuống lớp ngay kế tiếp phía dưới để ở đó tự hoàn thiện những bài học sơ khởi mà các con chưa học thấu đáo để rồi năm tới các con trở lại mức này, sau khi lên lớp th́ chắc chắn các con sẽ thi đậu với lời khen”.

 Đó chính là điều ắt được thực hiện vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm. Những người nào không thể nỗ lực đạt tới mục tiêu theo quy định đúng thời gian ắt phải xuống lớp và nếu cánh cửa lớp học chưa được mở rộng th́ họ phải chờ đợi trong sự an b́nh và hạnh phúc cho đến đúng thời gian quy định. Người ta có thể mô tả họ là bị mất đối với chúng ta, mất dạng trong cái làn sóng nho nhỏ đặc thù tiến hóa này mà chúng ta đang thuộc về; họ không c̣n là ‘học sinh năm nay’ theo như ta nói ở trường Cao đẳng. Nhưng họ chắc chắn ắt là ‘học sinh năm tới’, thậm chí đứng đầu lớp nhờ họ đă làm được một số công việc và đă có một số trải nghiệm.

 Hầu hết những người này rớt bởi v́ họ c̣n quá trẻ để học đúng lớp, mặc dù họ lại quá già để trước hết được xếp vào lớp ngay bên dưới. Họ có thuận lợi là đă học qua nửa năm đầu của niên khóa, v́ thế cho nên lần tới họ ắt học dễ dàng và nhanh chóng hơn, có thể giúp đỡ những bạn cùng lớp lạc hậu hơn vốn không có ưu điểm như họ. đối với những người c̣n quá trẻ nên không làm việc được th́ không có ǵ đáng chê trách khi họ thi rớt.

 Nhưng c̣n một số lớn khác có thể thi đậu nếu quyết tâm phấn đấu, nhưng thi rớt v́ không cố gắng, những thứ này tương ứng chính xác với đứa trẻ bị xuống lớp không phải v́ nó quá trẻ mà v́ nó quá lười biếng không chịu học. Số phận nó cũng giống như những đứa kia, nhưng hiển nhiên là trong khi những đứa kia không đáng bị chê trách bởi v́ chúng đă làm hết sức ḿnh th́ đứa này rất đáng bị chê trách v́ không cố gắng hết sức. Do đó nó sẽ mang theo ḿnh một di sản nghiệp xấu mà những đứa kia không phải chịu. Lời hô hào của đấng Kitô chính là dành cho những người này, họ có cơ hội và khả năng thành công nhưng không chịu cố gắng như cần thiết.

Bà Blavatsky nói với những người này bằng những lời lẽ mạnh mẽ là: “đám cặn bă vô tích sự, không chịu hợp tác với Thiên nhiên và sẽ chết hàng triệu trong chu kỳ thành trụ.” (Giáo Lư Bí Truyền III). Nhưng ta nên lưu ư rằng việc ‘chết’ này chỉ là trong ‘chu kỳ thành trụ’ thôi, nghĩa là chỉ chậm trễ đối với họ chứ không hoàn toàn bị tiêu diệt. Trong lộ tŕnh tiến hóa b́nh thường th́ sự chậm trễ là t́nh trạng tồi tệ nhất có thể xảy ra cho người ta. Chắc chắn một sự chậm trễ như vậy là nghiêm trọng, nhưng cho dù tồi bại tốt hơn là người ta thực hiện điều đó trong t́nh huống ấy. Nếu hoặc v́ c̣n trẻ hay v́ lười biếng và gian tà mà những người này thi rớt th́ rơ ràng là họ cần được rèn luyện nhiều hơn và họ ắt phải được rèn luyện như vậy. Hiển nhiên là điều đó tốt nhất đối với họ cho dẫu phải tốn mất nhiều kiếp nhập thể - nhiều kiếp có thể là tẻ nhạt, thậm chí có nhiều đau khổ nữa. Thế nhưng họ phải đi cho tới cùng bởi v́ đây là cách thức duy nhất giúp cho họ có thể đạt tới mức mà các giống dân tiến bộ hơn đă đạt được qua cơ tiến hóa lâu dài tương tự.

 Chính v́ mục đích cứu rỗi nhiều người càng tốt khỏi bị đau khổ thêm nữa cho nên đấng Kitô mới bảo các môn đồ: “Các con hăy đi khắp thế gian rao giảng phúc âm cho mọi người, kẻ nào tin và được rửa tội th́ sẽ được cứu chuộc, c̣n kẻ nào không tin th́ sẽ bị đọa lạc”. Ấy là v́ phép rửa tội và những nghi lễ tương ứng trong các tôn giáo khác đều là dấu hiệu dâng trọn cuộc đời để phụng sự Quần Tiên Hội; và kẻ nào có khả năng lĩnh hội sự thật, do đó quay mặt về đúng hướng chắc chắn sẽ được ‘cứu chuộc’ tức ‘an toàn’ thoát khỏi sự kết tội vào cuộc tuần hoàn thứ năm; c̣n kẻ nào không chịu mất công xem xét sự thật và tuân theo nó chắc chắn sẽ rớt trong kỳ phán xét ấy. Nhưng ta nên luôn luôn nhớ rằng ‘sự đọa lạc’ chỉ có nghĩa bị vứt bỏ trong a tăng kỳ kiếp tức dăy thế giới này, bị bỏ lại đằng sau cho làn sóng sinh hoạt kế tiếp. Nếu muốn ta có thể gọi là ‘mất linh hồn’ nhưng có lẽ chỉ mất đối với chúng ta thôi chứ không mất đối với THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI; v́ vậy tốt hơn nên mô tả là họ bị dẹp sang một bên tạm thời. Tất nhiên không được giả định rằng ‘đức tin’ cứu chuộc họ là kiến thức Thông Thiên Học; họ thuộc tôn giáo nào tuyệt nhiên không quan trọng, chừng nào họ c̣n nhắm tới sinh hoạt tinh thần, chừng nào họ c̣n dứt khoát đứng về phía điều thiện chống lại điều ác và làm việc không vị kỷ tiến tới và tiến lên.

 Có những trường hợp phàm ngă được chú trọng nhiều đến nỗi chơn ngă hầu như bị cách ly với nó. Trong số đó có hai biến thể - những người chỉ sống theo đam mê và những người chỉ sống bằng cái trí; v́ hai loại người này đâu phải là hiếm có cho nên ta cũng cố gắng hiểu chính xác xem điều ǵ xảy ra cho họ.

Ta thường nói chơn ngă đầu tư xuống chất liệu của các cơi thấp, nhưng nhiều học viên không vỡ lẽ ra được rằng đây chỉ là cách nói tu từ nhưng có một ư nghĩa rất xác định và một khía cạnh đặc biệt về chất liệu. Chơn ngă ngự trong thể nguyên nhân cho nên khi nó khoác lấy thêm một thể trí và một thể vía th́ thao tác này đ̣i hỏi thực sự có một bộ phận chất liệu của thể nguyên nhân bị dính mắc vào chất liệu của các thể vía và thể trí. Ta có thể coi đó là một loại đầu tư của chơn ngă. Mọi cuộc đầu tư ra sao th́ cuộc đầu tư này cũng như vậy, chơn ngă hi vọng thu hồi lại nhiều hơn mức đă đầu tư, nhưng có nguy cơ thất vọng, có khả năng chơn ngă bị mất một thứ ǵ đó mà ḿnh đầu tư hoặc trong trường hợp ngoại lệ thậm chí có thể mất trắng, không thật sự hoàn toàn phá sản nhưng cụt vốn.

 Ta hăy xét việc xem xét tỉ mỉ ví dụ tương tự này. Trong thể nguyên nhân chơn ngă có đủ chất liệu thuộc ba mức là cảnh giới thứ nhất, nh́, ba của cơi trí; nhưng tuyệt đại đa số nhân loại cho đến nay không hoạt động được vượt ngoài mức thấp nhất trong ba loại này, thậm chí thường thường chỉ hoạt động được một phần.

 V́ thế cho nên chỉ loại chất thượng trí thấp nhất mới có thể được đầu tư ở những mức thấp hơn và chỉ một phần nhỏ của bộ phận ấy bị dính mắc vào chất hạ trí và thể vía.

 Chơn ngă kiểm soát điều ḿnh đầu tư xuống một cách rất yếu ớt và bất toàn, bởi v́ nó vẫn c̣n ngủ gà ngủ gật. Nhưng khi thể xác tăng trưởng th́ thể vía và thể trí cũng phát triển, thế là chất thượng trí dính mắc vào thể vía và thể trí được những rung động mạnh mẽ làm thức tỉnh khi chúng tác động vào các hạ thể rồi được chuyển tiếp tới nó. Cái bộ phận nhỏ của phần chất thượng trí này bị dính mắc hoàn toàn ắt cung cấp sinh lực, sức mạnh và cảm thức ngă tính cho các hạ thể; đến lượt các hạ thể phản ứng mạnh mẽ đối với chất thượng trí và kích động nó thực chứng sâu sắc về cuộc sống. Việc thực chứng sâu sắc về cuộc sống chính là điều mà nó cần, chính là mục đích để nó đầu tư xuống, v́ thiếu sự thực chứng sâu sắc này cho nên nó mới khao khát và thường được gọi là trishna (khao khát sự sống biểu lộ, muốn cảm nhận ḿnh thật sự sống động) đó là lực thu hút chơn ngă giáng xuống luân hồi trở lại.

 Nhưng cũng chính v́ cái bộ phận nhỏ này đă trải nghiệm và do đó thức tỉnh hơn nhiều so với phần c̣n lại của chơn ngă, cho nên nó có thể thường được củng cố đến mức nghĩ rằng ḿnh là tổng thể và nhất thời quên mất mối quan hệ của ḿnh “với Cha trên trời”. Nó có thể tạm thời đồng nhất hóa ḿnh với chất liệu mà nó thông qua đó và chống lại ảnh hưởng của những bộ phận khác cũng đă được đầu tư xuống nhưng không bị dính mắc, bộ phận này tạo thành mối liên kết nó với đại khối chơn ngă trên cơi của riêng ḿnh.

 Để hiểu thấu đáo rốt ráo vấn đề này, ta phải nghĩ rằng cái bộ phận chơn ngă được thức tỉnh trên cảnh thứ ba của cơi trí (nên luôn luôn nhớ rằng bộ phận ấy nhỏ xiết bao ngay cả khi so với tổng thể) bộ phận này được chia thành ba bộ phận nhỏ: (a) phần vẫn c̣n ở trên cơi của riêng ḿnh, (b) phần đă được đầu tư xuống nhưng c̣n chưa bị dính mắc với chất liệu thấp hơn, (c) phần đă bị dính mắc hoàn toàn với chất liệu thấp hơn và nhận được rung động từ đấy. Chúng được sắp xếp theo thang bậc đi xuống bởi v́ như (a) là bộ phận rất nhỏ của chơn ngă, cũng vậy, (b) chỉ là một bộ phận nhỏ của (a) và đến lượt (c) chỉ là một phần nhỏ của (b). Phần thứ nh́ tức (b) đóng vai tṛ liên kết phần thứ nhất tức (a) và phần thứ ba tức (c); ta có thể tŕnh bày tượng trưng (a) là cơ thể th́ (b) là cánh tay duỗi ra; c̣n (c) là bàn tay để nắm bắt, hoặc có lẽ đúng hơn th́ (c) là đầu ngón tay bị nhúng vào vật chất.

Ở đây ta có một sự bố trí thăng bằng rất mong manh có thể bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau. Ư định là bàn tay (c) phải nắm chặt rồi dẫn dắt vật chất mà nó bị dính mắc vào lúc nào cũng theo sự chỉ đạo hoàn toàn của cơ thể (a) thông qua cánh tay (b). Trong hoàn cảnh thuận lợi th́ có thêm sức mạnh và ngay cả chất liệu bổ sung có thể được tuôn từ (a) xuống (c) thông qua (b) sao cho sự kiểm soát có thể càng ngày càng hoàn hảo hơn. (c) có thể tăng trưởng về kích thước cũng như sức mạnh và càng được như vậy th́ càng tốt chừng nào sự liên lạc thông qua (b) vẫn c̣n được mở ngơ thoải mái và (a) vẫn c̣n kiểm soát được. Ấy là v́ chính sự dính mắc của chất thượng trí cấu thành (c) đă làm cho nó thức tỉnh với một hoạt động sâu sắc và đáp ứng chính xác với những sắc thái rung động tinh vi mà nó không thể có được bằng bất cứ cách nào khác; khi rung động được truyền đến cho (a) thông qua (b) th́ điều này có nghĩa là chơn ngă đă phát triển.

 Tiếc thay lộ tŕnh biểu diễn không luôn luôn theo đúng kế hoạch lư tưởng được phác họa như nêu trên. Khi (a) kiểm soát yếu ớt th́ có khi xảy ra việc như sau: (b) trở nên hoàn toàn bị nhúng vào chất liệu thấp đến nỗi (như tôi có nói) thực sự đồng nhất hóa ḿnh với chất liệu thấp, nhất thời quên đi địa vị tôn quư của ḿnh mà lại c̣n nghĩ chính ḿnh là trọn cả chơn ngă nữa. Nếu chất liệu thấp thuộc cơi hạ trí th́ bấy giờ ở dưới đây trên cơi vật lư ta có một người hoàn toàn duy vật. Y có lẽ trí thức một cách sâu sắc nhưng không có tính linh, rất có thể y không khoan dung đối với tính linh và hoàn toàn không thể hiểu và trân trọng nó. Có lẽ y tự gọi ḿnh là thực tế, thực tiễn, không đa cảm, trong y thực ra cứng rắn như viên đá mài và v́ cứng nhắc như vậy cho nên đời y chỉ thất bại và chẳng tiến bộ chút nào.

 Nếu chất liệu mà y bị dính mắc chết người như vậy là chất trung giới th́ (trên cơi vật lư) y ắt là kẻ chỉ nghĩ tới việc thỏa măn cho chính ḿnh, hoàn toàn tàn nhẫn khi theo đuổi một mục tiêu nào đó mà ḿnh rất ham muốn, một kẻ hoàn toàn bất lương và ích kỷ, tàn bạo. Một người như thế sống theo những đam mê của ḿnh cũng giống như kẻ bị đắm ch́m trong chất hạ trí sống theo cái trí của ḿnh. Trong kho tài liệu của ta, những trường hợp như thế đă được gọi là ‘mất linh hồn’ mặc dù không bị mất đến mức không thể phục hồi lại được. Bà Blavatsky có nói về họ như sau:

 “Tuy nhiên vẫn c̣n có hy vọng cho kẻ nào đă mất linh hồn do những thói xấu trong khi y vẫn c̣n giữ thể xác. Y vẫn c̣n có thể được cứu chuộc và xoay chuyển bản chất duy vật. Ấy là v́ hoặc là một xúc cảm hối hận mănh liệt hoặc chỉ một sự tha thiết triệu thỉnh chơn ngă đă cao chạy xa bay, hay là tốt hơn hết tích cực tinh tấn tu sửa đường lối của ḿnh th́ điều ấy có thể kéo chơn ngă trở lại. Sợi dây liên lạc chưa hoàn toàn bị cắt đứt”. (Giáo Lư Bí Truyền III).

Có những trường hợp mà (c) đă vỗ ngực xưng tên chống lại (b) đẩy lùi nó về phía (a); bàn tay bị yếu đi và hầu như bị tê liệt; sức mạnh và chất liệu của nó bị thu hồi về cơ thể trong khi bàn tay tự tung tự tác chuyển động một cách cà giật theo những cơn bốc đồng mà bộ óc không kiểm soát được. Nếu sự chia cách ấy trở nên hoàn toàn th́ điều này tương ứng với việc cắt cụt bàn tay ở chỗ cổ tay, nhưng trong buổi sinh thời điều này rất hiếm khi xảy ra mặc dù chỉ có rất nhiều sự giao tiếp vẫn c̣n cần thiết để giữ cho phàm ngă được linh động.

Bà Blavatsky bảo rằng trường hợp như thế không hoàn toàn tuyệt vọng, v́ ngay cả vào lúc cuối cùng vẫn có thể có sự sống mới mẻ tuôn đổ qua cánh tay bị tê liệt nếu có đủ sự tinh tấn mạnh mẽ; thế là chơn ngă có đủ khả năng thu hồi một phần (c) cũng giống như nó đă thu hồi được hầu hết (b). Song le một kiếp sống như thế đă bị uổng phí v́ ngay cả trường hợp con người xoay sở để thoát được bị lỗ nặng th́ dù sao đi nữa y cũng chẳng thu hoạch được ǵ và đă phí phạm nhiều thời gian.

Ta có thể nghĩ rằng thật khó tin được những người như tôi vừa mô tả trong bất cứ trường hợp nào lại có thể thoát được lỗ nặng; nhưng may mắn cho khả năng tiến bộ của ta, những định luật mà ta sinh hoạt theo đó đă được bố trí để không dễ ǵ thực sự bị lỗ nặng. Ta có thể minh giải lư do của điều này qua những cân nhắc sau đây.

 Mọi hoạt động mà ta gọi là gian tà cho dù hoạt động qua những tư tưởng ích kỷ trên cơi trí hoặc những xúc động ích kỷ trên cơi trung giới, đều luôn luôn bộc lộ qua những rung động thuộc chất thô của các cơi này nghĩa là thuộc về các mức (cảnh giới) thấp. Mặt khác mọi tư tưởng hoặc xúc động tốt và vị tha đều làm chấn động một số loại chất cao trên cơi này; và v́ chất tinh vi dễ được làm cho chuyển động hơn nên bất cứ một số lượng thần lực cho sẵn nào tiêu tốn cho những tư tưởng hoặc xúc cảm tốt có lẽ tạo ra thành quả cả trăm lần lớn hơn so với cũng số lượng thần lực ấy tuôn đổ vào chất thô. Nếu chẳng phải như vậy th́ hiển nhiên là kẻ phàm phu tuyệt nhiên chẳng tiến bộ được.

 Có lẽ ta sẽ đối xử không công bằng với một kẻ hoàn toàn chậm tiến trên thế giới nếu ta giả định rằng 90% tư tưởng là xúc động của y đều qui ngă cho dẫu không thật sự ích kỷ; nếu 10% mang tính tinh thần và vị tha th́ y ắt đă vươn lên ít nhiều vượt lên trên mức trung b́nh. Rơ ràng là nếu những tỷ lệ này mà tạo ra những kết quả tương ứng giống nhau th́ đại đa số nhân loại tiến được một bước th́ lại lùi chín bước và ta ắt có một sự lũy thoái nhanh đến nỗi chỉ cần một vài kiếp nhập thể ắt đă đẩy ta xuống giới động vật mà ta từ đó tiến hóa ngoi lên. Cũng may cho ta là tác dụng của 10% thần lực hướng về mục đích thiện đă hóa giải ghê gớm 90% tác dụng dành cho những chủ đích ích kỷ; thế là nói chung một người như vậy vẫn tiến được đáng kể từ kiếp này sang kiếp kia. Thậm chí một người chỉ có 1% điều thiện hiển lộ ra vẫn tiến bộ chút ít; vậy là ta cũng dễ hiểu rằng kẻ nào có cán cân thăng bằng chính xác sao cho y chẳng tiến cũng chẳng lùi th́ ắt phải có một sinh hoạt rơ rệt là gian tà; c̣n muốn thực sự thoái hóa th́ người ta phải gian tà dai dẳng trước sau như một hết sức bất thường.

Nhờ vào định luật phúc lợi này cho nên thế giới tiến hóa đều đều nhưng chậm chạp, cho dẫu lúc nào ta cũng thấy xung quanh ḿnh biết bao nhiêu điều không đáng mong muốn; thậm chí có những người như tôi đă mô tả xét cho cùng cũng không thể tụt hậu quá xa. Điều họ đánh mất đúng hơn là thời gian và cơ hội chứ không phải vị trí thực sự về tiến hóa; nhưng mất thời giờ và cơ hội luôn luôn có nghĩa là phải chịu thêm đau khổ.

 Muốn biết họ đă mất cái ǵ và không làm được điều ǵ th́ ta hăy nhất thời quay sang ví dụ tương tự về sự đầu tư. Chơn ngă trông mong thu hồi lại được điều mà ḿnh đă đầu tư để kiếm lời nơi chất liệu thấp - cái khối mà ta gọi là (c) và nó trông mong khối này được cải thiện cả về mặt chất lượng lẫn số lượng. Chất lượng của nó tốt hơn bởi v́ nó đă thức tỉnh nhiều hơn và có khả năng ngay tức khắc đáp ứng chính xác với mọi gam bậc biến thiên rung động nhiều hơn so với trước kia, năng lực này khi (c) được tái hấp thu tất yếu được truyền cho (a) mặc dù dĩ nhiên khối tích lũy năng lượng vốn tạo ra một làn sóng mạnh mẽ nơi (c) chỉ tạo ra một đợt sóng lăn tăn khi được phân phối khắp cả chất của (a).

Ở đây ta nên để ư rằng mặc dù các hiện thể chứa đựng cả loại chất thô lẫn chất tinh vi thuộc các cơi tương ứng, thế nhưng chúng chỉ đáp ứng với và biểu hiện những xúc động tư tưởng xấu mà mặc dù kích động của chúng do những rung động như thế có thể gây ra sự nhiễu loạn trong chất thượng trí bị dính mắc tức (c); chất (c) hoàn toàn không thể mô phỏng những rung động này hoặc truyền chúng cho (a) hoặc (b) chỉ v́ chất của ba cảnh giới cao thuộc cơi trí không c̣n có thể rung động ở nhịp độ thuộc cơi thấp nhất, cũng giống như sợi dây đàn của một đàn vĩ cầm đă được chỉnh hợp theo một cao độ nào đấy không thể làm cho được một nốt nhạc thấp hơn cao độ ấy.

(c) cũng có thể gia tăng về số lượng bởi v́ giống như mọi hiện thể khác, thể nguyên nhân thường xuyên thay đổi chất và khi người ta dành cho một bộ phận nào đó của nó một phép thao luyện đặc biệt th́ bộ phận ấy tăng trưởng về kích thước và đâm ra mạnh hơn chính xác giống như cơ bắp của thể xác khi ta sử dụng nó. Mọi kiếp sống trên trần thế đều là một cơ hội đă được tính toán kỹ lưỡng để có được sự phát triển như vậy về chất lượng và số lượng mà chơn ngă rất cần; việc không sử dụng được cơ hội ấy có nghĩa là đă gặp rắc rối và phải tŕ hoăn một kiếp nhập thể tương tự khác nữa, những đau khổ này có lẽ nặng nề hơn do chuốc thêm nghiệp báo xấu.

Sự gia tăng mà chơn ngă có quyền trông mong đối với mỗi kiếp nhập thể ắt hóa giải được một số lượng mất mát nào đấy mà trong những giai đoạn sơ khai hầu như không tránh được. Để hữu hiệu sự dính mắc với chất liệu thấp ắt phải rất mật thiết và người ta phát hiện thấy rằng khi t́nh h́nh như vậy th́ khó ḷng có thể thu hồi lại được mọi hạt nhất là trong mối liên kết với thể vía. Khi đă đến lúc chia tay th́ hầu như luôn luôn có một u hồn chứ không phải chỉ một ma h́nh bị bỏ lại trên cơi trung giới; và chính sự phân biệt ấy có nghĩa là đă bị mất một lượng nào đó của chất liệu thượng trí. Ngoại trừ trong trường hợp một sinh hoạt rất tồi tệ bất thường c̣n th́ số lượng này ắt nhỏ hơn nhiều so với số lượng thu được do tăng trưởng và như vậy nói chung thương vụ này vẫn có lời. Đối với những người như tôi đă mô tả - những người hoàn toàn sống theo đam mê hoặc cái trí th́ ắt chẳng được ǵ về chất lượng hoặc số lượng, bởi v́ những rung động sao cho ta không thể tích trữ nó nơi thể nguyên nhân, và mặt khác v́ sự dính mắc quá mạnh cho nên chắc chắn ắt bị mất mát đáng kể khi xảy ra sự chia tay.

 Ta không được để cho ví dụ tương tự về cánh tay và bàn tay khiến ta hiểu lầm khi nghĩ rằng (b) và (c) là những đồ phụ tùng thường hằng của chơn ngă. Trong chu kỳ sinh hoạt ta có thể coi chúng là riêng rẽ, nhưng vào cuối mỗi chu kỳ sinh hoạt th́ chúng bị triệt thoái vào trong (a) và có thể nói là kết quả trải nghiệm được phân phối trong khắp chất liệu của nó; sao cho đến khi chơn ngă xuất lộ một lần nữa để nhập thể th́ nó không được đưa ra phần (b) và phần (c) như cũ v́ những thứ này đă được hấp thu vào bên trong y và trở thành một bộ phận của y, cũng giống như một cốc nước đầy đổ vào một cái xô trở thành bộ phận của nước trong xô và không thể tách ra được.

 Mọi chất nhuộm màu hiện diện trong cốc nước đều được phân phối (mặc dù có màu sắc nhạt hơn) khắp cả xô nước và chất màu ấy có thể được tượng trưng cho những phẩm chất do kinh nghiệm phát triển được. Cũng giống như ta không thể rút ra trở lại từ xô nước chính xác cái ly nước đầy đă đổ vào, cũng vậy chơn ngă không thể lại đưa ra cũng phần (b) và (c) như cũ. Kế hoạch là y phải làm quen với nó trước khi trở thành một biệt ngă, v́ điều đó giống hệt như mục đích hồn khóm theo đuổi ngoại trừ việc hồn khóm cùng một lúc đưa ra nhiều cái ṿi, trong khi mỗi lúc chơn ngă chỉ đưa ra một cái thôi. V́ thế cho nên trong mỗi kiếp nhập thể mới, phàm ngă đều khác đi mặc dù chơn ngă đằng sau nó vẫn như cũ.

 May mắn thay những trường hợp này phàm ngă chụp được cái bộ phận mà chơn ngă đầu tư xuống rồi và thật sự ly khai ắt cực kỳ hiếm có, nhưng chúng đă xảy ra và biểu diễn cái thảm họa dễ sợ nhất có thể diễn ra cho chơn ngă hữu quan. Lần này th́ (c) thay v́ đẩy lên (b) dần dần trở về (a) th́ lại từng bước hấp thu (b) và khiến cho nó tách rời khỏi (a). Người ta chỉ có thể hoàn thành điều đó bằng cách quyết tâm dại dột cố t́nh làm điều ác, tóm lại là theo đuổi ma thuật. Trở lại những ví dụ tương tự trước kia, điều này tương đương với việc cắt cụt ở vai khiến cho chơn ngă hầu như bị cụt vốn khả dụng. May mắn cho y, y không thể bị mất mọi thứ v́ (b) và (c) cùng nhau chỉ là một tỷ lệ nhỏ của (a) và đằng sau (a) là đại khối chơn ngă chưa phát triển thuộc các cảnh giới thứ nhất và thứ nh́ của cơi trí. Đáng thương cho một người dù điên rồ hoặc độc ác không thể tin được vẫn không thể hoàn toàn tự hủy hoại ḿnh, bởi v́ y không thể đưa vào hoạt động cái bộ phận cao của thể nguyên nhân chừng nào y chưa đạt tới mức mà ta không thể nghĩ tới một điều ác như thế.

 Giờ đây khi cái điểm trung tâm của việc ta ch́m vào vật chất đă qua rồi th́ toàn thể lực của vũ trụ ắt đẩy ta tiến lên hướng về tính đơn nhất, kẻ nào sẵn ḷng hiến trọn đời ḿnh để hợp tác thông minh với thiên nhiên ắt có phần thưởng là một nhận thức càng ngày càng gia tăng về thực tại của tính đơn nhất ấy. Nhưng mặt khác, hiển nhiên là con người có thể đứng ra chống lại thiên nhiên và thay v́ làm việc bất vị kỷ v́ ích lợi của toàn thể, người ta có thể làm bại hoại mọi quan năng mà ḿnh có được v́ những cứu cánh thuần túy ích kỷ và đối với họ cũng như đối với những kẻ khác; ngạn ngữ xưa cũ sau đây thật đúng: “Quả thật ta nói với các con, họ ắt có phần thưởng của ḿnh”, họ dành trọn đời ḿnh để phấn đấu có sự riêng rẽ và trong một thời gian dài họ đạt được điều đó, nghe đâu cái cảm giác bị hoàn toàn cô độc trong không gian là số phận dễ sợ nhất có thể giáng xuống con người.

 Sự phát triển phi thường tính ích kỷ là đặc trưng của nhà ma thuật và chỉ trong hàng ngũ những nhà ma thuật th́ ta mới thấy có những người có nguy cơ phải chịu số phận khủng khiếp này. Các biến thể rất nhiều và đáng kinh tởm nhưng ta đều có thể phân loại chúng theo một trong hai cách phân loại lớn. Cả hai phe đều dùng những huyền bí thuật mà ḿnh có được v́ những mục đích thuần túy ích kỷ nhưng các mục tiêu ấy lại khác nhau.

 Trong loại h́nh thông thường hơn và ít dễ sợ hơn, mục đích theo đuổi là việc thỏa măn một loại ham muốn vật dục nào đấy và tự nhiên hậu quả là một cuộc đời chỉ dành việc tập trung năng lượng con người vào thể ham muốn sao cho nếu người ta đi theo đường lối này th́ họ rất thành công trong việc tiêu diệt nơi bản thân ḿnh mọi cảm xúc yêu thương hoặc vị tha, mọi đốm lửa xung lực cao hơn và tự nhiên chẳng c̣n lại ǵ ngoài một con quái vật tàn nhẫn không biết hối hận, ḷng đầy tham dục; sau khi chết y thấy ḿnh không thể mà cũng chẳng muốn vươn lên cao hơn cảnh giới thấp nhất của cơi trung giới. Toàn thể tâm trí như y có hoàn toàn ở trong nanh vuốt của ham muốn và khi sự đấu tranh xảy ra th́ chơn ngă không thể thu hồi được điều ǵ cho nên thấy ḿnh yếu đi nghiêm trọng.

 Do sơ suất khi để cho điều này xảy ra, y nhất thời cắt đứt ḿnh khỏi ḍng tiến hóa và làn sóng sinh hoạt hùng vĩ của THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI; thế là khi y chưa thể trở lại nhập thể th́ y ở trong t́nh trạng có vẻ là ở bên ngoài ḍng sinh hoạt ấy dưới dạng địa ngục a tỳ. Ngay cả khi y trở lại nhập thể th́ điều này không thể diễn ra trong đám người mà y trước kia đă quen biết, bởi v́ y không đủ vốn khả dụng để làm linh hoạt một cái trí và thể xác ở mức trước kia. Bây giờ y phải bằng ḷng chiếm hữu hiện thể thuộc loại kém hơn hẳn về tŕnh độ tiến hóa của một giống dân sơ khai nào đấy; điều này khiến cho y đă bị tụt hậu rất nhiều về mặt tiến hóa và phải leo lên trở lại qua nhiều nấc thang.

 Có lẽ y sinh ra là một kẻ dă man nhưng rất có thể là một vị tù trưởng trong đám đó, v́ y vẫn c̣n có một kỹ năng nào đấy. Nghe đâu thậm chí y có thể tụt hậu nhiều đến nỗi không thể t́m thấy trong thế giới hiện nay bất kỳ loại cơ thể con người nào thấp kém đúng mức để biểu lộ điều cần thiết cho y hiện nay; do đó y thậm chí có thể không có khả năng đóng vai tṛ nào nữa trong hệ thống tiến hóa này và v́ vậy có thể phải chờ đợi trong một loại t́nh huống ngưng sống động chờ cho tới khi bắt đầu một hệ thống tiến hóa khác.

Trong khi đó cái phàm ngă bị cắt cụt sẽ ra sao? Nó không c̣n là một thực thể đang tiến hóa thường xuyên, nhưng nó vẫn c̣n tràn đầy sức sống hoàn toàn gian tà, tuyệt nhiên không hối hận hoặc có trách nhiệm. V́ số phận trước mắt nó là bị tan ră trong môi trường xung quanh khó chịu mang tên là ‘cơi thứ tám’, cho nên nó tự nhiên là cố gắng duy tŕ một loại hiện hữu nào đấy trên cơi vật lư càng lâu càng tốt. Một loại ma cà rồng sinh lực nào đấy là phương tiện duy nhất kéo dài kiếp sống tai hại của ḿnh và khi việc đó thất bại th́ người ta đă từng biết việc nó vớ lấy bất cứ cơ thể sẵn có nào bằng cách trục xuất chủ nhân ông hợp lệ. Cơ thể được chọn lựa rất có thể là một đứa trẻ con, một phần v́ người ta trông mong cơ thể này tồn tại lâu hơn và một phần v́ chơn ngă đứa trẻ con chưa thật sự trụ vững trong cơ thể cho nên có thể bị truất hữu dễ dàng hơn. Bất chấp những nỗ lực điên cuồng nó thấy dường như sức mạnh của ḿnh chẳng bao lâu sau không c̣n nữa và tôi tin rằng không có tiền lệ nào ghi nhận được việc nó thành công ăn cắp một cơ thể thứ nh́ sau khi cơ thể thứ nhất bị ăn cắp đă ṃn mỏi. Tạo vật này là một con quỷ thuộc loại khủng khiếp nhất, một quái vật không có chỗ đứng thường xuyên trong hệ thống tiến hóa của chúng ta.

 V́ vậy khuynh hướng tự nhiên của nó là trôi nổi ra khỏi cơ tiến hóa này để bị lực vô địch của định luật thu hút vào cái hố xí bằng chất trung giới mà các tác phẩm thời xưa của Thông Thiên Học đă gọi là cơi thứ tám, bởi v́ cái lọt vào đó ở ngoài phạm vi của bảy cơi và không thể quay lại tiến hóa trong bảy cơi. Ở đấy khi bị vây quanh bởi những tàn tích ghê gớm của mọi sự đồi bại tập trung trong các thời đại đă qua, bao giờ cũng bừng bừng dục vọng, thế nhưng không có khả năng thỏa măn, con quái vật này từ từ tan ră; thế là chất thượng trí và hạ trí của nó cuối cùng được phóng thích, quả thật chẳng bao giờ tái ngộ với chơn ngă vốn sinh ra nó mà được phân phối vào chất khác của cơi này để dần dần tham gia vào tổ hợp mới để được sử dụng tốt hơn. Thật đáng an ủi khi biết rằng những thực thể như vậy hiếm đến nỗi hầu như chẳng ai biết tới và chúng chỉ có khả năng vớ lấy những ai có bản chất rơ rệt thiếu vắng ḷng tử tế.

Nhưng c̣n có một loại nhà ma thuật khác, xét theo bề ngoài có vẻ khả kính hơn, thế nhưng thật sự thậm chí nguy hiểm hơn bởi v́ có nhiều quyền năng hơn. Đây là người thay v́ buông thả hoàn toàn theo một loại vật dục nào đấy lại đặt ra trước mắt ḿnh mục tiêu ích kỷ tinh vi hơn nhưng không kém phần tán tận lương tâm. Quả thật mục tiêu của y là có được một quyền năng huyền bí cao siêu và rộng lớn hơn nhưng luôn luôn được sử dụng cho sự thỏa măn và thăng tiến của chính y để làm tăng thêm tham vọng của chính y hoặc để thỏa măn óc báo thù của trí y.

Để đạt được mục đích này y chọn theo phép khổ hạnh nghiêm khắc nhất xét về những ham muốn thuần túy xác thịt và bỏ đói những hạt thô của thể vía kiên tŕ không kém đệ tử của Quần Tiên Hội. Nhưng mặc dù y cho phép tâm trí ḿnh chỉ bị dính mắc vào một loại ham muốn ít duy vật hơn, song le trong tâm năng lượng của y lại hoàn toàn ở nơi phàm ngă và đến lúc kết thúc sinh hoạt trên cơi trung giới khi tới lúc chia tay th́ chơn ngă chẳng thể thu hồi được một chút nào vốn liếng đầu tư của ḿnh. V́ vậy đối với người này th́ cũng có hậu quả giống như trường hợp trước, ngoại trừ việc y vẫn c̣n tiếp xúc với phàm ngă lâu hơn nhiều và trong một chừng mực nào đó chia xẻ được những kinh nghiệm của nó đến mức tối đa cho một chơn ngă chia xẻ được.

Tuy nhiên số phận của phàm ngă này khác hẳn. Cái lớp vỏ bằng chất trung giới tương đối mong manh không đủ giữ cho nó tồn tại lâu dài trên cơi trung giới, thế nhưng nó lại hoàn toàn không tiếp xúc được với cơi trời lẽ ra đă là trụ xứ của nó. Ấy là v́ trọn cả nỗ lực trong đời của người ấy là tiêu diệt những tư tưởng tự nhiên sẽ có được kết quả ở mức này. Nỗ lực duy nhất của y là nhớ lại sự tiến hóa của thiên nhiên tách rời ḿnh ra khỏi tổng thể lớn và chiến đấu chống lại nó; xét về mặt phàm ngă th́ y đă thành công. Y bị cắt đứt ra khỏi ánh sáng và sự sống của Thái dương hệ, chỉ c̣n lại cảm thức hoàn toàn biệt lập, cô độc trong vũ trụ.

 V́ thế cho nên trong trường hợp hiếm hoi này ta thấy phàm ngă bị mất hầu như chia xẻ số phận của chơn ngă mà nó đang trong quá tŕnh tách ra khỏi đó. Nhưng trong trường hợp chơn ngă th́ một trải nghiệm như thế chỉ tạm thời thôi, mặc dù điều này có thể kéo dài trong một thời gian mà ta gọi là rất dài và đối với chơn ngă khi kết thúc thời gian ấy th́ nó ắt luân hồi và có được cơ hội mới. Tuy nhiên đối với phàm ngă th́ kết thúc thời gian này là sự tan ră của phàm ngă - đó là kết cục tất yếu của cái đă tách ḿnh ra khỏi cội nguồn, nhưng ai biết đâu được phàm ngă bị mất ấy phải trải qua những giai đoạn rùng rợn nào trước khi bị tan ră. Thế nhưng ta nên nhớ rằng không trạng thái nào nêu trên là đời đời; trong bất kỳ trường hợp nào nếu không cố t́nh dai dẳng điều ác suốt đời th́ ta không thể đạt được t́nh trạng ấy.

 Tôi có nghe bà Hội trưởng nói tới một khả năng khác c̣n xa xăm hơn nữa mà bản thân tôi chưa bao giờ thấy có một ví dụ. Nghe đâu càng giống như (c) có thể hấp thu (b) và nổi loạn chống lại (a), ra riêng tách rời, cũng giống như vậy trong giới hạn thực tiễn (mặc dù sao đi nữa là trong quá khứ) cái căn bệnh chết người chia rẽ và ích kỷ ấy có thể lây nhiễm sang (a) đến nỗi chính ta cũng có thể tiếp thu cái sự tăng trưởng quái đản về điều ác và có thể bứt ra khỏi cái bộ phận chưa phát triển của chơn ngă sao cho chính thể nguyên nhân có thể bị xơ cứng lại và bị kéo đi thay v́ chỉ có phàm ngă không thôi.

Nếu trường hợp này có xảy ra th́ nó cấu thành một nhóm thứ tư và không chỉ tương ứng với việc cắt cụt tay mà là việc hoàn toàn hủy diệt cơ thể. Một chơn ngă như thế không thể luân hồi trong loài người, mặc dù là chơn ngă, nó ắt rớt xuống vực sâu của sinh hoạt động vật và ít ra cần phải trọn cả một chu kỳ dăy hành tinh th́ mới trở lại được địa vị nó đă đánh mất. Mặc dù có thể được xét về mặt lư thuyết, trường hợp này hầu như thực tiễn không quan niệm được. Thế nhưng ta ắt phải chú ư rằng ngay cả trong trường hợp đó th́ bộ phận chưa phát triển của chơn ngă vẫn c̣n là hiện thể của chơn thần.

Vậy th́ ta đă học biết rằng có hàng triệu chơn ngă lạc hậu cho đến nay chưa chịu được sự căng thẳng của cơ tiến hóa cao hơn nên bị rơi rớt vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm để đứng đầu làn sóng tiến hóa tiếp sau. Những kẻ sống đời ích kỷ cho dù về trí năng hoặc đam mê như vậy đă gây nguy hiểm cho chính ḿnh với nguy cơ nghiêm trọng là bị mất mát và phiền năo rất nhiều; có kẻ điên rồ đến nỗi tập tọng về ma thuật nên gây cho bản thân những điều khủng khiếp khiến óc tưởng tượng cũng dội lại sợ hăi. Nhưng xét cho cùng th́ thuật ngữ ‘mất linh hồn’ ắt là gọi tên không đúng bởi v́ mọi người đều là một đốm lửa của lửa Thượng Đế, v́ thế cho nên trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thể bị mất hoặc tắt ngúm. Ư chí của Thượng Đế là cơ tiến hóa của con người. V́ mù quáng ta có thể nhất thời chống lại Ngài, nhưng đối với Ngài th́ thời gian chẳng có nghĩa lư ǵ và nếu ngày hôm nay ta không thể nh́n thấy th́ Ngài vẫn kiên nhẫn chờ đợi cho tới ngày mai; bao giờ th́ rốt cuộc ư chí của Ngài cũng được thực hiện.


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS