Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

NGHIÊN CỨU VỀ TÂM THỨC

(STUDY IN CONSCIOUSNESS)

MỘT ĐÓNG GÓP CHO KHOA TÂM LÝ HỌC

Tác giả ANNIE BESANT

Bản Dịch: Chơn Như - 2012

 

Ấn bản lần thứ nhì

Nhà xuất bản Thông Thiên Học LUÂN ĐÔN và BENARES

In lại năm 1915

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Quyển sách này được dự định để giúp cho học viên nghiên cứu sự tăng trưởng và phát triển của tâm thức, nó đưa ra những lời bóng gió và gợi ý vốn có thể tỏ ra là phục vụ được cho học viên. Nó chẳng có cao vọng là một luận thuyết hoàn chỉnh, mà nói cho đúng hơn (theo tựa đề bổ sung) th́ nó đóng góp được cho khoa Tâm lý học. Cần nhiều tài liệu phong phú hơn hẳn so với mức của tôi thì mới trình bày hoàn chỉnh được về một khoa học có tầm ảnh hưởng sâu xa nhằm bàn về sự bộc lộ tâm thức. Các tài liệu này đang từ từ được tích lũy trong tay của những học viên tha thiết và cần mẫn nhưng người ta cố gắng sắp xếp và hệ thống hóa chúng thành ra một tổng thể phối hợp. Trong quyển sách nhỏ này, tôi chỉ mới sắp xếp lại một phần nhỏ của tài liệu ấy với hi vọng rằng giờ đây nó có thể hữu dụng cho những người làm việc vất vả trong địa hạt cao cả là sự Tiến hóa của Tâm thức; còn trong tương lai nó có thể đóng vai trò một viên đá trong một dinh thự hoàn chỉnh. Ta cần có một đại kiến trúc sư để qui hoạch cái đền thờ tri thức ấy và cần có những bậc thầy xây dựng đủ tài khéo để điều khiển việc xây dựng; trong lúc này thì ta chỉ cần làm nhiệm vụ tập sự cũng đủ rồi và chuẩn bị những viên đá thô ráp để cho những công nhân có tay nghề tinh xảo hơn sử dụng.

 ANNIE BESANT

 

MỤC LỤC

PHẦN I

TÂM THỨC

Dẫn nhập

Các nguồn gốc

Nguyên quán của Chơn thần

CHƯƠNG I.  CHUẨN BỊ DIỄN TRƯỜNG

1.              Sự hình thành Nguyên tử

2.              Tinh thần-Vật chất

3.              Các cảnh

4.              Năm cõi

CHƯƠNG II. TÂM THỨC

1.              Ý nghĩa của Linh từ

2.              Các Chơn thần

CHƯƠNG III. CẤP ĐẦY DÂN SỐ CHO DIỄN TRƯỜNG

1.              Sự giáng lâm của các Chơn thần

2.              Việc thêu dệt

3.              Bảy luồng

4.              Các Đấng quang huy

CHƯƠNG IV. NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN

1.              Sự gắn kết các Nguyên tử

2.              Mạng lưới Sự sống tức Sinh võng

3.              Việc chọn các Nguyên tử trường tồn

4.              Việc sử dụng các nguyên tử trường tồn

5.              Tác động của Chơn thần đối với Nguyên tử trường tồn

CHƯƠNG V. HỒN KHÓM

1.              Ý nghĩa của Thuật ngữ này

2.              Sự phân chia Hồn khóm

CHƯƠNG VI. TÍNH ĐƠN NHẤT CỦA HỒN KHÓM

1.              Tâm thức là một Đơn vị

2.              Tính Đơn nhất của Ý thức trên cõi Trần

3.              Ý nghĩa của Ý thức trên cõi Trần

CHƯƠNG VII. CƠ CHẾ CỦA TÂM THỨC

1.              Sự Phát triển Cơ chế

2.              Thể Vía tức thể Dục vọng

3.              Sự tương ứng nơi các Căn chủng

CHƯƠNG VII. NHỮNG BƯỚC TIẾN ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN LOẠI

1.              Làn sóng Sinh hoạt thứ Ba

2.              Sự Phát triển Loài người

3.              Các Linh hồn và thể Xác không hòa hợp với nhau

4.              Mở đầu Tâm thức trên cõi Trung giới

CHƯƠNG IX. TÂM THỨC VÀ NGÃ THỨC

1.              TÂM THỨC

2.              Ngã thức

3.              Thực và Không thực

CHƯƠNG X. CÁC TRẠNG THÁI TÂM THỨC CỦA CON NGƯỜI

1.              Tiềm thức

2.              Ý thức Tỉnh táo

3.              Siêu Ý thức Hồng trần

CHƯƠNG XI. CHƠN THẦN HOẠT ĐỘNG

1.              Xây dựng các Hiện thể

2.              Một Con người đang Tiến hóa

3.              Tuyến Tùng và Tuyến Yên

4.              Các Con đường Tâm thức

CHƯƠNG XII. BẢN CHẤT CỦA TRÍ NHỚ

1.              Đại ngã và các Tiểu ngã

2.              Những sự Thay đổi trong các Hiện thể và trong Tâm thức

3.              Các Ký ức

4.              Ký ức là gì

5.              Nhớ lại và Quên đi

6.              Chú ý

7.              Tâm thức Nhất như

 

PHẦN II

Ý CHÍ, HAM MUỐN VÀ XÚC ĐỘNG

CHƯƠNG I. Ý CHÍ SINH TỒN

CHƯƠNG II. HAM MUỐN

1.              Bản chất của Ham muốn

2.              Sự Khơi hoạt Ham muốn

3.              Mối Quan hệ của Ham muốn với Tư tưởng

4.              Ham muốn, Tư tưởng, Tác động

5.              Bản chất Ràng buộc của Ham muốn

6.              Sự Phá vỡ các Ràng buộc

CHƯƠNG III. HAM MUỐN (Tiếp theo)

1.              Hiện thể của Ham muốn

2.              Sự Xung đột giữa Ham muốn và Tư tưởng

3.              Giá trị của một Lý tưởng

4.              Sự Tẩy trược Ham muốn

CHƯƠNG IV. XÚC ĐỘNG

1.              Sự Nảy sinh ra Xúc động

2.              Tác động của Xúc động trong Gia đình

3.              Sự Nảy sinh ra các Đức tính

4.              Đúng và Sai

5.              Đức tính và Cực lạc

6.              Việc Chuyển hóa Xúc động thành các Đức tính và Thói xấu

7.              Ứng dụng Thuyết Hạnh kiểm

8.              Công dụng của Xúc động

CHƯƠNG V. XÚC ĐỘNG (Tiếp theo)

1.              Rèn luyện Xúc động

2.              Lực Xúc động gây méo mó xuyên tạc

3.              Các Phương pháp Chế ngự Xúc động

4.              Việc Sử dụng Xúc động

5.              Giá trị của Xúc động trong khi Tiến hóa

CHƯƠNG VI. Ý CHÍ

1.              Ý chí đoạt được Tự do

2.              Tại sao lại phải có biết bao nhiêu Phấn đấu như vậy

3.              Quyền năng của Ý chí

4.              Pháp thuật Chánh đạo và Pháp thuật Tà đạo

5.              Nhập vào An bình

 

 

DẪN NHẬP

 

Đề tài phát triển tâm thức nơi những thực thể có môi trường tiến hóa là một thái dương hệ, đề tài này khó khăn rất nhiều; không một ai trong chúng ta hiện nay có thể hi vọng đạt được nhiều hơn mức quán triệt một phần nhỏ mức độ phức tạp của nó, nhưng ta có thể nghiên cứu nó một cách sao cho có thể lấp đầy một số lỗ trống trong suy nghĩ của ta và có thể mang lại cho ta một phác họa khá minh bạch để dẫn dắt ta trong công việc tương lai.

Tuy nhiên ta không thể phác họa như vậy một cách thỏa đáng để thỏa mãn trí thông minh mà không trước hết phải xét tới thái dương hệ ta là một tổng thể để cố gắng lĩnh hội một vài ý niệm nào đấy cho dù ý niệm ấy có mơ hồ đến đâu đi nữa về sự “khởi đầu” của một hệ thống như vậy.

 

1.              Nguồn gốc

 

Ta đã học biết rằng vật chất trong một thái dương hệ tồn tại theo bảy biến thể lớn tức các cõi; trong ba cõi này – cõi trần, cõi trung giới hoặc xúc động và cõi trí tuệ (thường được gọi là “tam giới”, Triloka hoặc Tribhuvanam lừng danh trong vũ trụ luận Ấn Độ giáo) có sự tiến hóa bình thường của nhân loại. Nơi hai cõi cao hơn tức cõi tinh thần (cõi Bồ đề minh triết và cõi Niết bàn quyền năng) có sự tiếp nối cơ tiến hóa chuyên biệt của Điểm đạo đồ sau khi được Điểm đạo Lớn lần thứ Nhất. Năm cõi này hợp thành trường tiến hóa của tâm thức cho đến khi nhân loại hòa lẫn vào thiêng liêng. Hai cõi vượt ngoài tầm năm cõi này biểu diễn môi trường hoạt động thiêng liêng bao vòng quanh và bao trùm tất cả, từ đó tuôn ra mọi năng lượng của Thượng Đế  làm linh hoạt và cấp dưỡng cho toàn thể hệ thống. Hiện nay chúng hoàn toàn vượt ngoài tầm hiểu biết của ta và một vài lời bóng gió đưa ra liên quan tới chúng có lẽ truyền đạt được tối đa thông tin mà khả năng hạn hẹp của ta có thể lĩnh hội. Ta được dạy cho biết rằng chúng là các cõi của Tâm thức thiêng liêng trong đó THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI tức Tam vị Nhất thể Thượng Đế biễu lộ ra và từ đó Ngài tỏa chiếu trên cương vị là Đấng Sáng Tạo, Đấng Bảo Tồn và Đấng Hủy Diệt, Ngài làm cho một vũ trụ tiến hóa ra, duy trì nó trong chu kỳ sống, triệt thoái nó vào bên trong Bản thể khi hết chu kỳ sống. Ta đã được cho biết tên gọi của hai cõi này là: cõi thấp là Anupādaka, nghĩa là trong đó “chưa có một hiện thể nào được hình thành” [[1]] ; cõi cao là cõi Adi, “bản sơ” vốn là nền tảng của vũ trụ, hậu thuẫn cho vũ trụ và là suối nguồn sự sống của vũ trụ. Vậy là ta có bảy cõi trong vũ trụ tức một thái dương hệ mà theo ta thấy qua sự miêu tả ngắn gọn này th́ chúng có thể coi như hợp thành ba nhóm. I. Môi trường chỉ có sự biểu lộ của Thượng Đế thôi. II. Môi trường của sự tiến hóa siêu bình thường của nhân loại, tiến hóa của Điểm đạo đồ. III. Môi trường tiến hóa của nhân loại bình thường, động vật, thực vật, khoáng vật và loài tinh hoa ngũ hành. Ta có thể lập thành bảng biểu những sự kiện này như sau:

 

CÁC CÕI TRONG THIÊN NHIÊN

 

Ta có thể quan niệm hai cõi cao nhất tồn tại trước khi thái dương hệ được hình thành và ta có thể tưởng tượng cõi cao nhất, Bản sơ (Adi) là bao gồm nhiều vật chất trong không gian (được tượng trưng bằng các chấm) tới mức THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI vạch ra biên giới để hình thành cơ sở vật chất của hệ thống. Ngài sắp sửa chế tác. Cũng giống như một người công nhân chọn lựa vật liệu mà ḿnh sắp sửa hình thành nên sản phẩm; cũng giống như vậy THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI chọn lựa vật liệu và nơi chốn cho vũ trụ của mình. Tương tự như vậy, ta có thể tưởng tượng Anupādaka (được tượng trưng bằng những đường kẽ) cũng bao gồm chính vật chất này bị sự sống cá thể của Ngài làm biến dạng, được tâm thức làm linh hoạt vạn vật của Ngài khiến cho nhuốm màu sắc (tạm dùng một ẩn dụ đầy ý nghĩa) và như vậy khác về một phương diện nào đấy so với cõi tương ứng nơi một thái dương hệ khác nữa. Ta được cho biết rằng các sự kiện tối cao trong công trình chuẩn bị này có thể được hình thành thêm nữa bằng biểu tượng: Chúng tôi xin trình bày hai tập hợp biểu tượng này, một là hình dung sự biểu lộ tam bội của Tâm thức Thượng Đế, còn một đằng kia là sự biến đổi tam bội nơi vật chất tương ứng với Sự Sống tam bội, đó là những khía cạnh hình tướng và sự sống của ba ngôi Thượng Đế. Ta có thể xếp chúng kề cận bên nhau như thể xảy ra cùng một lúc.

 

Ở đây ta có, bên dưới Sự Sống, Điểm nguyên sơ ở bên trong trung tâm một Vòng tròn, THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI trên cương vị Thái cực Nhất như bên trong hình cầu vật chất tinh vi nhất bao quanh do chính Ngài tự áp đặt lên, trong đó Ngài đã tự hạn chế mình vì mục đích biểu lộ để tỏa chiếu sáng từ Bóng tối. Ngay tức khắc ta bèn thắc mắc: Tại sao lại có ba Ngôi Thượng Đế? Mặc dù ở đây ta chỉ đề cập tới vấn đề thâm thúy nhất trong siêu hình học và thậm chí cần cả một quyển sách cũng không đủ để xiển dương nó, nhưng ta phải đưa ra câu giải đáp được đào luyện qua sự suy tư cẩn mật. Khi phân tích vạn hữu ta đạt tới mức tổng quát hóa lớn lao như sau:

“Vạn vật đều được tách ra thành ‘Ngã’ và ‘Phi Ngã’, ‘Tôi’ và ‘Chẳng phải Tôi’. Mọi sự vật riêng rẽ đều tổng kết lại nơi một trong hai đề mục là NGÃ và Phi Ngã. Chẳng có điều gì mà ta không thể được sắp xếp bên dưới hai đề mục này. NGÃ là Sự Sống, Tâm thức, còn Phi Ngã là Vật chất, Hình tướng”. Thế thì ở đây ta có một nhị nguyên. Nhưng bộ đôi này không phải là hai sự vật riệng rẽ biệt lập và không dính dáng gì tới nhau; có một mối Liên quan triền miên giữa chúng, một sự nối tiếp tiến tới gần và rút ra xa; một sự đồng nhất hóa và chối bỏ. Chính sự tương tác này biểu lộ thành vũ trụ vô thường. Vậy là ta có một bộ Ba chứ không phải một bộ Đôi: NGÃ, Phi Ngã và mối Quan hệ giữa chúng với nhau. Tất cả đều được tổng kết ở đây, mọi sự vật và mọi mối quan hệ, hiện thực và khả hữu, vì thế cho nên Ba (không hơn không kém) là nền tảng của toàn thể mọi vũ trụ nói chung và mỗi vũ trụ nói riêng [[2]] . Sự kiện căn bản này ắt đặt lên bậc Thượng Đế Ngôi Lời một bộ ba biểu lộ trong thái dương hệ; vì thế cho nên Nhất nguyên, Điểm, tỏa ra theo ba hướng tới chu vi của Vòng Vật chất và trở về chính mình, biểu lộ một khía cạnh khác ở mỗi chỗ tiếp xúc với Vòng tròn; đó là ba biểu hiện căn bản của Tâm thức tức là Ý chí, Minh triết và Hoạt động – Tam nguyên tức Tam vị Nhất thể [[3]] .

Đó là vì TỰ NGÃ Vũ trụ, Pratyag-atma, “Chơn ngã Nội giới”, khi nghĩ tới Phi Ngã bèn đồng nhất hóa mình với nó, do đó chia xẻ Tự tại của mình với nó; đây chính là Hoạt động của Thượng Đế, Sat, Tự tại cấp cho Phi hữu tức là Trí tuệ Vũ trụ. Khi TỰ NGÃ thực chứng được chính mình thì đó là Minh triết, Chit, nguyên lý bảo toàn. Khi TỰ NGÃ triệt thoái ra khỏi Phi Ngã trụ nơi bản chất thuần khiết của chính mình thì nó là Cực lạc, Ananda, giải thoát khỏi hình tướng. Mọi THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI của một vũ trụ đều lập lại NGÃ THỨC Vũ trụ này: Xét về mặt Hoạt động, Ngài là Trí tuệ Sáng tạo – Kriya tương ứng với Sat trong vũ trụ – Brahma của tín đồ Ấn giáo, Chúa Thánh Thần của Ki Tô hữu, Chochmah của môn đồ Do Thái bí giáo. Xét về Minh triết, Ngài là Lý trí bảo tồn sắp xếp theo thứ tự, Jnana – tương ứng với Chit trong vũ trụ, Vishnu của tín đồ Ấn giáo, Chúa Con của Ki Tô hữu, Binah của môn đồ Do Thái bí giáo. Xét về mặt Cực lạc, Ngài là Đấng Hủy diệt hình tướng, Ý chí, Ichchha, tương ứng với Ananda trong vũ trụ, Shiva của tín đồ Ấn giáo, Chúa Cha của Ki Tô hữu, Kepher của môn đồ Do Thái bí giáo. Vậy là trong mọi vũ trụ đều có xuất hiện Ba Ngôi Thượng Đế, Ba Đấng Sáng tạo, Bảo tồn và Hủy diệt vũ trụ, mỗi Đấng chủ yếu biểu hiện qua chức năng của mình trong vũ trụ một Khía cạnh khống chế mà hai Khía cạnh kia đều phụ thuộc vào, mặc dù dĩ nhiên bao giờ cũng hiện diện. Vì thế cho nên mọi Đấng THƯỢNG ĐẾ biểu lộ đều được gọi là một Tam vị Nhất thể. Việc liên kết Ba Ngôi tức ba giai kỳ biểu lộ tiếp xúc ở điểm bên ngoài với vòng tròn tạo ra Tam giác căn bản tiếp xúc với Vật chất; cùng với ba Tam giác được hình thành do các đường mà Nhất Điểm vẽ ra, vậy là chúng ta tạo thành Tứ linh của Thượng Đế, đôi khi được gọi là Tứ nguyên của Vũ trụ, Ba Ngôi Thượng Đế tiếp xúc với Vật chất sẵn sàng sáng tạo. Xét về toàn bộ chúng tạo thành Đại hồn [[4]] của càn khôn vị lai.

Bên dưới Hình tướng, trước hết ta có thể thoáng nhìn vào tác dụng của các Ngôi này để đáp ứng từ khía cạnh Vật chất. Dĩ nhiên những tác dụng ấy không phải do THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI của hệ thống mà là phần tương ứng nơi Vật chất vũ trụ với các Ngôi thuộc TỰ NGÃ vũ trụ. Ngôi Cực lạc tức Ý chí ắt đặt lên Vật chất phẩm tính Quán tính tức Tamas, khả năng chống cự, ổn định, im lặng. Ngôi Hoạt động ban cho Vật chất tính ứng đáp với tác động, đó là Rajas, tính linh động. Ngôi Minh triết ban cho Vật chất Nhịp điệu – Sattva, rung động, sự hài hòa. Nhờ có Vật chất được điều chế như vậy cho nên các Ngôi của Tâm thức Thượng Đế mới biểu lộ thành Tự Tại.

THƯƠNG ĐẾ NGÔI LỜI – chưa phải là đầu tiên vì chưa có cái thứ nhì – được coi là một Điểm tỏa chiếu sáng cho một hình cầu Vật chất được thu hút vào xung quanh Ngài làm môi trường cho vũ trụ tương lai, lóe sáng rực rỡ không thể tưởng tượng được; Đức Bàn Cổ có diễn tả nó là một Núi Ánh Sáng có thực, nhưng Ánh sáng này không ai nhìn thấy được ngoại trừ trên các cõi tinh thần. Người ta đã gọi hình cầu lớn này là bản sơ Chất: nó là THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI do TỰ NGÃ chế định, ở mọi điểm đều không tách rời khỏi Vật chất mà Ngài đă chiếm hữu cho vũ trụ của mình trước khi Ngài tách rời một chút ra khỏi nó trong lần biểu lộ thứ nhì; đó là hình cầu Ý chí chế định TỰ NGÃ, nó phải tạo ra Hoạt động sáng tạo: “Tôi là cái Này”, khi nó nhận biết “cái Này” là Phi Ngã. Nói theo biểu tượng thì để gợi ý là Hình tướng được nhìn thấy từ khía cạnh dáng vẻ bên ngoài thì Huyền Điểm rung động giữa tâm điểm với chu vi, do đó tạo thành đường phân giới giữa Vật chất với Tinh thần [[5]] khiến cho ta có thể nhận biết được; nhờ vậy nó mới sản sinh ra Hình tướng cho Ngôi Hai tức Đấng mà ta gọi là Thượng Đế Ngôi Hai, xét theo biểu tượng là Đường hoặc Đường Kính của Vòng tròn . Điều này được trình bày theo ngôn từ thần bí như sau: “Ngươi là Con trai của Ta, hôm nay Ta đã sinh ra Ngươi” [[6]] ; mối quan hệ này giữa Cha và Con trong nội bộ tính đơn nhất của Tự tại Thượng Đế tức là giữa Thượng Đế Ngôi Một và Thượng Đế Ngôi Hai; dĩ nhiên quan hệ ấy thuộc về Ngày Biểu Lộ tức chu kỳ sống của một vũ trụ. Chính việc sinh ra Con này tức sự xuất hiện của Thượng Đế Ngôi Hai, tức Minh triết được đánh dấu trong thế giới Hình tướng bằng sự biến dị, tách rời nhau của Tinh thần với Vật chất, hai cực ở giữa nó có một mạng lưới vũ trụ được thêu dệt; có thể nói là sự tách rời Điện trung tính không hoạt động (có thể dùng để tượng trưng cho Thượng Đế Ngôi Một) thành ra dạng lưỡng tính điện âm và điện dương (tượng trưng cho Thượng Đế Ngôi Hai), vậy là khiến cho điều vô hiện trở nên biểu hiện. Sự tách rời bên trong Thượng Đế Ngôi Một này được minh họa sống động qua việc điều chế sự nhân bội tế bào mà ta có thể nghiên cứu trên cõi trần, trong đó ta thấy các qui trình dẫn tới sự xuất hiện một vách ngăn khiến cho một tế bào trở thành hai tế bào. Đó là vì mọi điều xảy ra dưới đây chẳng qua chỉ là sự phản ánh nơi vật chất thô của các diễn biến trên cõi cao và ta thường có thể tìm ra một cây nạng cho óc tưởng tượng què quặt của mình khi nghiên cứu sự phát triển trên cõi trần: “Trên sao, dưới vậy”. Cõi vật lý là phản chiếu cõi tinh thần.

Thế rồi Huyền Điểm có Đường thẳng xoay vòng xung quanh mình, rung động vuông góc với rung động xoay vòng nêu trên để rồi hình thành nên Thập Tự Giá, vẫn còn ở bên trong Vòng tròn, vậy là “Thập Tự Giá tiến từ Cha sang Con”, là biểu tượng của Thượng Đế Ngôi Ba, Trí tuệ Sáng tạo, Hoạt động của Thượng Đế giờ đây đã sẵn sàng biểu lộ thành đấng Sáng tạo. Thế rồi Ngài biểu lộ thành Thập tự Hoạt động tức chữ Vạn, Ngôi đầu tiên trong Ba Ngôi Thượng Đế biểu lộ ở ngoài hai cõi cao nhất mặc dù đó là giai đoạn thứ ba để cho Thượng Đế bộc lộ ra.

 

              

Nhưng trước khi xét tới Hoạt động Sáng tạo của Thượng Đế Ngôi Ba ta phải để ý tới nguồn gốc của các Chơn thần tức các Đơn vị Tâm thức mà người ta đã chuẩn bị môi trường trong vũ trụ để cho chúng tiến hóa nơi vật chất. Ta sẽ quay lại cứu xét chúng đầy đủ hơn ở Chương II. Hằng hà sa số các Đơn vị như thế – vốn phải được phát triển trong vũ trụ vị lai – được sản sinh ra bên trong Sự Sống Thượng Đế giống như các tế bào mầm trong các cơ thể trước khi môi trườngtiến hóa của chúng đã được hình thành. Người ta viết về sự sản sinh này như sau: “CÁI ĐÓ muốn: Ta sẽ sinh sôi nảy nở và sinh ra” [[7]] ; thế là Vạn thù xuất lộ nơi Nhất Bổn qua hành vi Ý chí ấy. Ý chí có hai khía cạnh hút và đẩy, hít vào và thở ra; khi khía cạnh đẩy cấp năng lượng thì có sự chia rẽ, đẩy ra.

Việc nhân bội này bên trong Nhất bổn do tác động của Ý chí đánh dấu nơi phát nguyên, đó là Thượng Đế Ngôi Một, Đấng Chúa tể không phân chia, Cha Vĩnh hằng. Đây là các Đốm Lửa của Lửa Tối cao, các “Mảnh vụn của Thượng Đế” [[8]] thường được gọi là “Chơn thần”. Chơn thần là một mảnh của Sự Sống Thượng Đế tách rời ra thành một thực thể cá biệt qua một màng mỏng vật chất tinh vi nhất, vật chất này tinh vi đến nỗi trong khi nó cung cấp một hình tướng riêng biệt cho mỗi Chơn thần thì nó lại không gây cản trở gì cho sự tự do giao tiếp với nhau của một sự sống bị giam nhốt như vậy giao tiếp với các sự sống xung quanh giống như mình. Như vậy sự sống của các Chơn thần thuộc về Thượng Đế Ngôi Một và v́ vậy có Ba Ngôi Tâm thức tồn tại dưới dạng Ý chí, Minh triết và Hoạt động; sự sống ấy có hình dạng trên cõi Biểu lộ của Thượng Đế, là cõi thứ nhì tức cõi Anupādaka (Đại Niết Bàn – Bát Niết Bàn); chúng ta là Con của Cha thậm chí cũng tương đương với Thượng Đế Ngôi Hai, là Con của Cha nhưng chúng là Con non trẻ hơn mà không có huyền năng Thượng Đế đủ khả năng tác động ở vật chất thô trược hơn mức đắc địa là cõi của chính mình; trong khi đó Thượng Đế Ngôi Hai đã có hằng thời đại tiến hóa phía sau ḿnh nên sẵn sàng hiển lộng huyền năng của Thượng Đế trên cương vị là “anh cả trong đám nhiều anh em” [[9]] . Chúng chỉ thích hợp khi cư trú trên cõi Anupādaka (Đại Niết Bàn – Bát Niết Bàn), còn gốc rễ sự sống của chúng lại ở nơi cõi Ādi (Tối Đại Niết Bàn – Đại Bát Niết Bàn) cho đến nay chúng chưa có hiện thể giúp chúng biểu hiện ra được mà phải chờ tới ngày “các Con của Thượng Đế biểu lộ ra” [[10]]. Chúng vẫn cứ ở lại đó trong khi Thượng Đế Ngôi Ba bắt đầu công trình biểu lộ nơi ngoại giới định hình thế giới khách quan. Ngài sắp sửa trút sự sống của ḿnh vào vật chất, định hình nó thành ra vật liệu thích hợp để xây dựng các hiện thể mà các Chơn thần cần có mới tiến hóa được. Nhưng điều ấy không hòa lẫn vào công trình của Ngài v́ cho dù đối với chúng ta công trình ấy bao la đến đâu đi nữa thì đối với Ngài, nó chẳng qua chỉ là chuyện nhỏ: “Sau khi đã thấm nhuần toàn thể vũ trụ bằng một phần của Chính mình, Ta vẫn tự tại” [[11]] . Cá tính kỳ diệu nhiệm mầu ấy không hề mất đi mà chỉ một bộ phận của Cá tính ấy cũng đủ cấp sự sống cho một càn khôn. THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI, Đại hồn vẫn còn đó, Ngài là Thượng Đế của vũ trụ mình.

CHƯƠNG I

CHUẨN BỊ DIỄN TRƯỜNG

1.   HÌNH THÀNH NGUYÊN TỬ

 

Thượng Đế Ngôi Ba tức Trí tuệ Vũ trụ bắt đầu Hoạt động sáng tạo bằng cách tác động lên vật chất được rút ra từ không gian vô tận ở mọi phía để xây dựng thái dương hệ ta. Vật chất này tồn tại trong không gian dưới dạng mà ta không nhận biết được, nhưng xét theo biểu kiến nó đã được định hình rồi theo nhu cầu của các hệ thống lớn hơn. Đó là H. P. Blavatsky có cho ta biết rằng các cõi nguyên tử thuộc cõi của ta tạo thành cảnh đầu tiên tức thấp nhất của cõi vũ trụ. Nếu ta nghĩ rằng các nguyên tử của cõi vũ trụ là được biểu tượng bằng một nốt nhạc thì các nguyên tử của ta do Thượng Đế Ngôi Ba hình thành có lẽ được biểu tượng bằng các cung bậc họa âm của nốt nhạc ấy. Điều có vẻ hiển nhiên là ở chỗ chúng có quan hệ mật thiết với “các nguyên tử không gian” tương ứng với mình nhưng dưới dạng hiện nay không đồng nhất với chúng. Thế nhưng bảy loại hình vật chất vốn trở thành “nguyên tử” của ta đều được biểu thị qua vật chất rút ra từ không gian để hình thành thái dương hệ, rồi cuối cùng lại được thu gọn trả về cho chúng. H. P. Blavatsky nói bóng gió tới việc chia đi chia lại làm bảy phần thành ra các nguyên tử với cấp càng ngày càng xuống thấp khi bà viết rằng: “Nguyên tử Càn khôn Duy nhất trở thành bảy nguyên tử trên cõi vật chất và mỗi nguyên tử được biến thành một trung tâm năng lượng. Cũng nguyên tử ấy (nguyên tử nêu trên) trở thành bảy cung trên cõi tinh thần . . . riêng biệt với nhau mãi cho tới cuối thiên kiếp (kalpa) thế nhưng vẫn xoắn xít mật thiết với nhau” [[12]] .

Bên ngoài giới hạn của vũ trụ thì vật chất này ở trạng thái rất đặc thù; ba phẩm tính của vật chất là quán tính, tính linh động và nhịp điệu [[13]] đều thăng bằng với nhau và ở trạng thái quân bình. Ta có thể coi chúng tồn tại dưới dạng một vòng tròn khép kín yên tịnh. Thật vậy, trong một số sách xưa, toàn bộ vật chất được miêu tả ở trạng thái quán tính này. Nó cũng được gọi là trinh nguyên, đó là Đức Mẹ Maria Đồng Trinh trên trời, đại dương vật chất trinh nguyên sẽ trở thành Mẹ do tác động của Thượng Đế Ngôi Ba. Bắt đầu Hoạt động sáng tạo chính là việc phá vỡ cái vòng tròn khép kín này khiến cho các phẩm tính từ quân bình ổn định biến thành quân bình không ổn định. Sự Sống là vận động và sự sống của Thái dương THƯỢNG ĐẾ (được gọi một cách thi vị là Thần khí của Ngài) chạm vào vật chất yên tịnh này, khiến cho các phẩm tính của nó biến thành tình huống quân bình không ổn định và vì vậy không ngừng vận động đối với nhau. Trong chu kỳ sống của một vũ trụ, vật chất bao giờ cũng ở tình huống không ngừng vận động nội tại. H. P. Blavatsky có bảo rằng: “Fohat làm cho bảy Huynh đệ cứng rắn lại và tản mạn ra . . . điện hóa chúng thành ra sự sống và ngăn cách chất liệu nguyên thủy tức vật chất tiền sinh thành ra các nguyên tử” [[14]] .

Sự hình thành nguyên tử có ba giai đoạn. Một là ấn định giới hạn mà sự sống làm linh hoạt (Sự Sống Thượng Đế trong nguyên tử) sẽ rung động bên trong giới hạn ấy; việc giới hạn và ấn định bước sóng của rung động được gọi bằng thuật ngữ chuyên môn là “số đo của Thượng Đế” [[15]] ; điều này mang lại cho các nguyên tử thuộc một cõi tính đặc thù riêng biệt của mình. Hai là căn cứ vào số đo của Thượng Đế ấy, Thượng Đế phân định các đường xác định hình tướng của nguyên tử, các trục tăng trưởng căn bản, hệ thức góc của các trục này vốn xác định hình tướng, ở đây là hình tướng nguyên tử càn khôn tương ứng [[16]] ; điều tương tự gần gũi nhất với những thứ nêu trên là  các trục trong tnh thể. Ba là dựa vào số đo của rung động và hệ thức góc của các trục tăng trưởng đối với nhau, ta xác định được kích cỡ và hình tướng của bề mặt mà ta có thể gọi là bề mặt hoặc vách ngăn của nguyên tử. Vậy là trong mỗi nguyên tử, ta đều có số đo thuộc sự sống cấp linh hoạt cho nó, số đo các trục tăng trưởng của nó và số đo vách ngăn hoặc bề mặt bao quanh nó.

Trong số những nguyên tử như thế, Thượng Đế Ngôi Ba tạo ra năm loại khác nhau, năm “số đo” khác nhau, hàm ý năm rung động khác nhau, và mỗi loại tạo thành vật liệu căn bản của mỗi cõi, cho dù mỗi cõi có đủ thứ sự vật trên đó thì nó vẫn có loại hình nguyên tử căn bản của riêng mình mà bất cứ sự vật nào thuộc cõi này đều có thể rốt cuộc rút gọn trở về lại thành loại hình nguyên tử căn bản ấy.

 

2.   TINH THẦN-VẬT CHẤT

 

Có lẽ ta sẽ trân trọng hình dung từ tinh thần-vật chất nhiều hơn nếu ta suy gẫm trong một lúc, tạm dừng lại trước phương pháp hình thành nên các nguyên tử thuộc những cõi kế tiếp nhau. Đó là vì đối với mỗi hệ thống (thái dương hệ) vật chất không gian bao xung quanh nó đều là Cộ Rễ của Vật chất mà tín đồ Ấn giáo gọi một cách sinh động là Mulaprakriti. Vật chất của mỗi hệ thống đều có gốc rễ căn bản là loại vật chất bao xung quanh này. Vật chất đặc thù của riêng mình đều bắt nguồn và phát triển từ vật chất xung quanh ấy. THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI là Đại hồn của hệ thống thu hút vào xung quanh mình vật chất cần thiết bắt nguồn từ không gian xung quanh, dùng sự sống của chính mình làm cho nó linh hoạt và chính sự sống bên trong vật chất tinh vi tức Mulaprakriti này mới là Atma, TỰ NGÃ, Tinh thần trong mọi hạt vật chất. H. P. Blavatsky bảo rằng Fohat tức năng lượng của Thượng Đế “đào lỗ trong không gian” và không có một sự miêu tả nào lại có thể tinh vi và đúng hơn thế được. CÁi năng lực xoáy lốc này hình thành vô số xoáy lực, mỗi xoáy lực được định hình bằng năng lượng Thượng Đế và các trục phát triển; mỗi xoáy lực có lớp vỏ làm bằng vật chất thuộc không gian xung quanh. Atma ở bên trong một lớp vỏ bằng Mulaprakriti, tinh thần ở trong một lớp vỏ vật chất, đó là các “nguyên tử” của cõi Adi (Tối đại Niết bàn – Đại Bát Niết Bàn) tức cõi cao nhất, cõi đầu tiên. Một số những nguyên tử này vẫn còn là “nguyên tử”; một số khác kết hợp với nhau để tạo thành “phân tử”; các “phân tử” lại kết hợp với nhau nữa tạo thành các tổ hợp phân tử phức hợp và cứ thế mãi cho đến khi sáu cảnh bên dưới cảnh nguyên tử được hình thành. [Điều này dựa theo phép tương tự với điều mà ta có thể quan sát dưới đây vì ta không biết được các cõi cao nhất này]. Bây giờ lại tới việc hình thành các nguyên tử của cõi thứ nhì. Số đo và trục tăng trưởng của chúng đã được Thượng Đế Ngôi Ba ấn định như nêu trên, một số nguyên tử thuộc cõi Adi (Tối đại Niết bàn) thu hút vào xung quanh mình một lớp vỏ tổ hợp thuộc cảnh thấp nhất: Tinh thần cộng với lớp vỏ nguyên thủy bằng vật chất càn khôn (Mulaprakriti) – tức là nguyên tử của cõi bản sơ – trở thành tinh thần của cõi thứ nhì và thấm nhuần lớp vỏ mới được hình thành từ tổ hợp cấp thấp nhất. Các lớp vỏ này được làm linh hoạt như vậy trở thành nguyên tử của cõi thứ nhì Anupadaka (Đại Niết Bàn). Nhờ vào những sự tổ hợp càng ngày càng phức hợp của các nguyên tử này mà sáu cảnh còn lại được hình thành. Cũng giống như thế, một số nguyên tử của cõi Anupadaka (Đại Niết Bàn) lại khoác lấy khối kết hợp thuộc cảnh thấp nhất của mình để trở thành nguyên tử của cõi Atmic (Niết Bàn); giờ đây Tinh thần khoác lấy hai lớp vỏ, ở bên trong vách nguyên tử gồm khối tập hợp thuộc cảnh thấp nhất của cõi Anupadaka (Đại Niết Bàn) và Tinh thần tức Sự Sống nguyên thủy cộng thêm hai lớp vỏ này được gọi là Tinh thần của cõi Niết Bàn, còn lớp vách nguyên tử được gọi là vật chất của cõi Niết Bàn. Nguyên tử này khi một lần nữa lại khoác lấy khối tập hợp thuộc cảnh Niết Bàn thấp nhất bèn trở thành nguyên tử của cõi Bồ Đề: Như vậy Tinh thần trên cõi Bồ Đề có tới ba màn mỏng bao xung quanh lớp vỏ nguyên tử gồm khối tập hợp Niết Bàn thấp nhất. Trên cõi trí tuệ Tinh thần có lớp vỏ tứ bội bên trong lớp vách nguyên tử; trên cõi trung giới Tinh thần có lớp vỏ ngũ bội và trên cõi trần nó có lớp vỏ lục bội và trong mọi trường hợp  còn có thêm lớp vách nguyên tử. Nhưng Tinh thần cộng với mọi lớp vỏ (ngoại trừ lớp vỏ bên ngoài cùng bao giờ cũng được gọi là Tinh thần, chỉ có lớp vỏ ngoài cùng mới là hình tướng hoặc thể xác thôi. Chính sự ly nguyên tiến hóa (involution) này của Tinh thần giúp cho sự qui tiến hóa có thể xảy ra và cho dù việc mô tả nghe ra có vẻ nhiêu khê rối rắm nhưng nguyên tắc thật đơn giản khiến ta có thể dễ dàng lĩnh hội được. Vậy thì, thật ra ta có thể nói đâu đâu cũng có “tinh thần-vật chất”.

 

3.   CÁC CẢNH

Thế mà nguyên tử cực vi trên cõi trần không phả là “nguyên tử” của các nhà hóa học hiện đại, nguyên tử cực vi được tập hợp thành các nhóm tiêu biểu lần lượt tạo ra các “trạng thái vật chất”, còn nguyên tử hóa học có thể ở trong ba trạng thái: thứ năm, thứ sáu và thứ bảy dưới dạng chất khí, chất lỏng hoặc chất đặc. Các trạng thái chất khí, chất lỏng và chất đặc của vật chất thật quen thuộc xiết bao mà ta thường gọi là các cảnh khí, lỏng và đặc; còn vượt trên cảnh chất khí có bốn tình huống ít quen thuộc hơn gồm ba cảnh là trạng thái vật chất dĩ thái và một cảnh là trạng thái nguyên tử đích thực. Các nguyên tử đích thực tập họp thành nhóm, các nhóm này hoạt động như một đơn vị và được gọi là phân tử; các nguyên tử trong một phân tử được liên kết với nhau bằng lực hút từ khí và các phân tử trên mỗi cảnh được sắp xếp theo dạng hình học liên quan với nhau trên các trục đồng nhất với các trục tăng trưởng của nguyên tử thuộc cõi tương ứng. Bằng cách liên tiếp tập hợp các nguyên tử thành phân tử và các phân tử đơn thành các phân tử phức hợp hơn, người ta hình thành được các cõi của mỗi cõi theo Hoạt động chỉ đạo của Ngôi Ba Thượng Đế, cho đến khi hoàn tất diễn trường tiến hóa bao gồm năm cõi; mỗi cõi biểu lộ bảy cảnh – các cõi thứ nhất và thứ nhì ở ngoài tầm diễn trường này. Nhưng ta không được giả định rằng bảy cảnh do Ngôi Ba Thượng Đế hình thành hoàn toàn đồng nhất với các cảnh hiện nay đang tồn tại. Ta hãy xét cõi trần là một ví dụ minh họa, các cảnh có một quan hệ nào đó hiện nay giống như tương quan của điều mà các nhà hóa học gọi là tiền hydro đối với nguyên tố hóa học mhe đâu được xây dựng từ tiền hydro. Tình huống hiện nay không được tạo ra chỉ do công trình Thượng Đế Ngôi Ba mà thôi trong đó tính Hoạt động chiếm ưu thế; muốn có sự tích hợp thêm nữa thì cần phải có những năng lượng cố kết tức hấp dẫn mạnh hơn của Thượng Đế Ngôi Hai vốn là Minh triết và do đó là Bác ái.

Ta nên nhớ rằng các cảnh lồng vào xuyên thấu lẫn nhau và các cảnh tương ứng trực tiếp liên quan với nhau chứ không thật sự tách rời khỏi nhau bởi các lớp vật chất thô kệch hơn xen vào giữa. Vậy là ta không được nghĩ rằng các cảnh nguyên tử tách rời với nhau bởi sáu cảnh có độ trọng trược càng ngày càng lớn, mà thật ra các cảnh nguyên tử gần kề ngay sát nhau. Ta có thể hình dung điều này qua sơ đồ sau đây:

 

 

                                           HÌNH TƯỚNG    SỰ SỐNG

 

Ta nên hiểu rằng đây là một sơ đồ chứ không phải một hình vẽ, nghĩa là nó biểu diễn các mối quan hệ chứ không phải các sự kiện về vật chất: các mối quan hệ tồn tại giữa các cõi theo kiểu chúng hòa quyện vào nhau chứ không phải 49 viên gạch riêng rẽ xếp thành bảy hàng, cái này chồng lên trên cái kia.

Thế mà mối quan hệ này là quan trọng nhất bởi vì nó hàm ý rằng sự sống có thể chuyển từ cõi này sang cõi kia bằng con đường ngắn ngủi là giao tiếp giữa các cảnh nguyên tử chứ không nhất thiết cần phải đi vòng qua 6 cảnh phân tử trước khi đạt tới cảnh nguyên tử kế tiếp để tiếp tục hành trình đi xuống. Thật vậy, bây giờ ta ắt thấy rằng luồng sinh hoạt từ Chơn thần đi theo con đường nguyên tử này đi xuống tới cõi trần. Nếu bây giờ ta xét một nguyên tử trên cõi trần, coi nó là tổng thể thì ta thấy có một xoáy lực sinh hoạt là sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba xoáy cuộn nhanh không thể tưởng tượng được. Do sức hút giữa các xoáy lực này các phân tử mới được hình thành và cõi cùng với các cảnh mới được tạo ra. Nhưng ở bề mặt của giới hạn xoáy lực này ta thấy có các loa tuyến là những dòng xoáy ốc, mỗi dòng vuông góc với dòng bên trong nó cũng như dòng bên ngoài nó. Các dòng xoáy ốc này được hình thành do sự sống của Chơn thần chứ không phải do sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba, và chúng không có mặt vào giai đoạn sơ khởi mà ta đang xét; chúng lần lượt được phát triển để hoạt động đầy đủ theo diễn trình tiến hóa, thông thường là mỗi loa tuyến đối với mỗi Cuộc tuần hoàn; quả thật vào Cuộc tuần hoàn thứ tư, do tác động của Thượng Đế Ngôi Hai, phần thô thiển của chúng đã được hoàn tất, nhưng luồng sinh hoạt của Chơn thần chỉ chu lưu qua bốn loa tuyến còn ba loa tuyến kia chỉ biểu lộ mơ hồ. Các nguyên tử của các cõi cao cũng được tạo lập theo kế hoạch tổng quát ấy cũng như xoáy lực trung tâm của Thượng Đế cùng với các dòng loa tuyến bao quanh, nhưng hiện nay ta không có đầy đủ mọi chi tiết. Nhiều phép thực hành Yoga có mục đích khiến cho nguyên tử được tiến hóa nhanh hơn bằng cách làm cho loa tuyến xúc tiến việc khơi hoạt công trình của Chơn thần đối với loa tuyến ấy. Khi các dòng sinh hoạt của Chơn thần được thêm vào xoáy lực của Thượng Đế thì nốt nhạc của cuộc sống có phẩm chất càng ngày càng phong phú hơn. Ta có thể so sánh xoáy lực trung tâm với nốt nhạc căn bản, các dòng xoáy lực xung quanh so sánh với cung bậc họa âm; cứ thêm mỗi cung bậc họa âm vào thì có nghĩa là nốt nhạc càng thêm phong phú. Vậy là còn những lực mới, những vẻ mỹ lệ mới được thêm vào hợp âm thất bội của cuộc sống.

 

4.   NĂM CÕI

 

Những đáp ứng khác nhau của vật chất thuộc các cõi sau này mang lại do xung lực thôi thúc của tâm thức, những đáp ứng ấy còn tùy thuộc vào công trình của Thượng Đế Ngôi Ba, tùy thuộc vào “số đo” khiến Ngài hạn chế nguyên tử. Như ta đã thấy, nguyên tử của mỗi cõi có số đo của riêng mình và điều này giới hạn khả năng đáp ứng của nó, tác dụng rung động của nó và ban cho nó đặc trưng riêng biệt. Cũng giống như mắt được cấu tạo sao cho nó có thể đáp ứng với những rung động của chất ether trong một phạm vi giới hạn nào đó; cũng vậy mỗi loại hình nguyên tử do cấu tạo của mình chỉ có thể đáp ứng với những rung động trong một giới hạn nào đó. Một cõi được gọi là cõi được cấu tạo bằng “tâm chất”, bởi v́ “số đo” của các nguyên tử khiến cho đáp ứng nổi trội của chúng chỉ hưởng ứng một phạm vi nào đấy các rung động của Khía cạnh Tri thức của THƯỢNG ĐẾ do Hoạt động Sáng tạo [[17]] biến đổi đi. Một cõi khác được gọi là cõi của “dục chất” bởi vì “số đo” nguyên tử của chúng khiến chúng chỉ đáp ứng nổi trội với những phạm vi nào đó của các rung động thuộc Khía cạnh Ý chí của THƯỢNG ĐẾ [[18]] . Như vậy mỗi loại hình nguyên tử có khả năng đáp ứng đặc thù của riêng mình, được xác định bởi số đo rung động của chính mình. Trong mỗi nguyên tử đều có tiềm tàng vô số khả năng đáp ứng với ba khía cạnh của tâm thức và các khả năng bên trong nguyên tử này sẽ được bộc lộ thành huyền năng trong diễn trình tiến hóa. Nhưng năng lực đáp ứng của vật chất và bản chất của đáp ứng này lại được xác định bởi tác động nguyên thủy của Tự ngã tam bội đối với nguyên tử, và do số đo mà Thượng Đế Ngôi Ba áp đặt lên nguyên tử. Do năng lực vô hạn của mình bao gồm hằng hà sa số, Thượng Đế chỉ rút ra một số lớn khả năng rung động cung cấp một phần nào đó cho vật chất thuộc một hệ thống đặc thù trong một chu kỳ tiến hóa đặc thù. Năng lục này được Thượng Đế Ngôi Ba đóng dấu lên vật chất và mãi mãi được vật chất duy trì do sự sống của Thượng Đế đã nằm vùng bên trong nguyên tử. Môi trường tiến hóa ngũ bội được hình thành như thế để cho tâm thức được phát triển bên trong đó.

Công trình này của Thượng Đế Ngôi Ba thường được gọi là Làn sóng Sinh hoạt Thứ Nhất.

 

CHƯƠNG II

 TÂM THỨC

1.   Ý NGHĨA CỦA LINH TỪ

Bây giờ ta hãy xét tới điều mà ta gọi là tâm thức để xem liệu sự cứu xét này có xây dựng được cho ta cái cầu nối đã từng được mơ ước từ lâu, vốn là nỗi thất vọng của tư tưởng hiện đại. Đó là cầu nối giữa ý thức và vật chất, bắc nhịp qua “vực thẳm” mà ta gán cho rằng mãi mãi giữa ý thức và vật chất.

Trước hết ta hãy định nghĩ tâm thức và sự sống là giống nhau, là hai tên gọi để chỉ cùng một sự vật khi ta quan sát chúng từ bên trong hoặc từ bên ngoài. Chẳng có sự sống nào mà không có tâm thức và cũng chẳng có tâm thức nào mà không có sự sống. Khi ta mơ hồ tác chúng ra trong tư tưởng rối phân tích cái mà mình đã làm th́ ta ắt thấy rằng ta dùng danh xưng sự sống để gọi cái tâm thức hướng nội và dùng danh xưng tâm thức để gọi cái sự sống hướng ngoại. Khi ta chú ý xác định vào tính đơn nhất th́ ta bảo đó là sự sống, còn khi ta chú ý xác định vào tính đa dạng th́ ta bảo đó là tâm thức và ta quên mất rằng tính thiên hình vạn trạng ấy là bản thể của vật chất, do v́ nó là bề mặt phản chiếu trong đó, Nhất bổn tán Vạn thù. Khi ta bảo sự sống “ít nhiều có ý thức” thì ta chẳng nghĩ tới sự sống theo nghĩa trừu tượng mà nghĩa tới “một sinh vật” ít nhiều có ý thức về môi trường xung quanh. Ý thức nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ dày, mức độ trọng trược của bức màn vây xung quanh biến nó thành một sinh vật tách rời khỏi đồng loại. Nếu ta dùng tư tưởng hủy diệt bức màn ấy đi thì cũng bằng tư tưởng ấy ta tiêu diệt luôn sự sống, thế là mọi cặp đối đãi đều được dung dãi vào CÁI ĐÓ tức là TỔNG THỂ.

Điều nêu trên đưa ta tới vấn đề kế tiếp: sự tồn tại của tâm thức hàm ý NHẤT NGUYÊN căn bản làm nền tảng của vạn vật tách rời thành hai khía cạnh. Tên gọi hiện đại của ý thức là “tri giác” cũng hàm ý như thế. Đó là v́ ta không thể treo lơ lửng tri giác trong chân không; tri giác hàm ý một điều gì đó là đối tượng của tri giác cho nên ít ra là có một cặp chủ thể khách thể. Bằng không th́ tri giác chẳng hề tồn tại. Tính lưỡng nguyên này được hàm ý trong mức độ trừu tượng nhất của ý thức tri giác; nếu ý thức bị hạn chế mà không còn nữa thì ý thức không còn tồn tại vì nó lệ thuộc vào sự hạn chế của sinh tồn. Tri giác cốt lõi bản thể là tri giác về sự hạn chế, còn thứ phát mới là tri giác về những thứ gì khác. Tri giác về tha nhân chỉ xuất hiện cùng với cái mà ta gọi là Ngã thức, Ý thức về Tự ngã. Cái cặp trừu tượng hai trong một này tuy một mà hai – (ý thức–hạn chế, tinh thần-vật chất, sự sống-hình tướng) – cứ đời đời không tách rời nhau được, chúng xuất hiện và biến mất cùng nhau, chúng chỉ tồn tại trong tương quan với nhau; chúng dung dãi thành Nhất nguyên tất yếu là vô hiện, sự tổng hợp tối cao.

“Trên sao dưới vậy”. Ta lại để cho cái “bên dưới” giúp ta hình dung; ta hãy xem xét tâm thức khi nó xuất hiện chiều theo khía cạnh hình tướng giống như ta xem xét nó trong một vũ trụ gồm các sự vật có ý thức. Điện chỉ biểu lộ thành điện dương và điện âm, khi hai điện tích trung hòa lẫn nhau thì điện biến mất. Trong mọi sự vật điện vẫn tồn tại dưới dạng trung tính, vô hiện; nó cóthể xuất hiện từ mọi vật nhưng chỉ là điện tích dương thôi hoặc chỉ là điện tích âm thôi;bao giờ hai điện tích này cũng quân bình với nhau, cái này nương tựa vào cái kia và cả hai có khuynh hướng tái hợp thành điều biểu kiến là chẳng có gì hết, nhưng đó đâu phải là chẳng có gì hết mà là cội nguồn của cả hai.

Nhưng nếu thế thì cái “vực thẳm” hóa ra là cái gì? Vậy có cần “cầu” nối qua vực thẳm chăng? Tâm thức và vật chất ảnh hưởng tới nhau bởi vì chúng là hai thành phần cấu tạo của cùng một tổng thể, cả hai đều xuất hiện khi chúng được tách rời khỏi nhau, rồi cả hai lại biến mất khi chúng tái hợp và khi chúng tách rời thì chúng có một mối quan hệ tồn tại giữa đôi bên [[19]] . Không có một sự vật nào với vai trò là đơn vị có ý thức mà lại không gồm có cái lưỡng tính không tách rời nhau này; một nam châm có hai cực cứ quan hệ với nhau mãi. Ta nghĩ rằng có một điều gì đó riêng rẽ mà ta gọi là tâm thức rồi thắc mắc nó tác động như thế nào lên một sự vật riêng rẽ khác nữa mà ta gọi là vật chất. Không có một điều ǵ gồm hai sự vật riêng rẽ mà chỉ có hai khía cạnh đã tách rời nhau nhưng không dứt khoát với nhau được của CÁI ĐÓ; nếu không có cả hai thì CÁI ĐÓ vẫn là vô hiện, CÁI ĐÓ không thể biểu lộ chỉ trong một mặt này hay một mặt kia mà thôi, và CÁI ĐÓ biểu lộ bình đẳng qua cả hai. Không có mặt trước nếu không có mặt sau, chẳng có bên trên nếu không có bên dưới, chẳng có bên ngoài nếu không có bên trong, chẳng có tinh thần nếu không có vật chất. Chúng ảnh hưởng tới nhau bởi vì chúng là thành phần bất khả phân ly của một nhất nguyên, biểu lộ thành nhị nguyên trong không gian và thời gian. “Vực thẳm” chỉ xuất hiện khi ta nghĩ rằng có “một tinh thần” hoàn toàn phi vật chất và một “cơ thể” hoàn toàn vật chất, nghĩa là hai sự việc chẳng hề tồn tại. Làm gì có tinh thần mà không bị vật chất bao bọc xung quanh, và làm gì có vật chất mà không được tinh thần làm linh hoạt. Tự ngã cá biệt cao nhất vẫn có một lớp màng mỏng vật chất, mặc dù Tự ngã ấy được gọi là “một tinh thần” bởi vì khía cạnh tâm thức chiếm ưu thế xiết bao; nhưng mà quả thật là nó cũng có một lớp vỏ vật chất đang rung động và mọi xung lực xuất phát từ lớp vỏ ấy lần lượt ảnh hưởng tới mọi lớp vỏ vật chất khác thô trược hơn. Nói như vậy, không phải là vật chất hóa tâm thức mà chỉ là công nhận sự thật, hai đối cực ban sơ là tâm thức và vật chất đều gắn bó mật thiết với nhau, chẳng bao giờ chia lìa nhau ngay cả ở mức Tự tại cao nhất. Vật chất chính là hạn chế, mà nếu không có hạn chế thì cũng chẳng có tâm thức. Lập luận trên còn lâu mới là vật chất hóa tâm thức, nó tự xưng là một khái niệm thì ta không thể có tâm thức mà không có vật chất. Vật chất thô trược nhất là vật chất trên cõi trần vẫn có cái lõi tâm thức của mình; chất khí, cục đá, kim loại đều đang sống động, có ý thức, có tri giác. Như vậy, oxy tri giác được hydro ở một nhiệt độ nào đấy cho nên mới nhảy bổ vào hóa hợp với nó.

Bây giờ ta hãy xem xét tâm thức từ bên trong để hiểu được ý nghĩa của cụm từ: “Vật chất là hạn chế”. Tâm thức là Thực tại nhất như theo ý nghĩa trọn cẹn nhất của cụm từ sáo mòn này, suy ra rằng bất cứ thực tại nào ở bất cứ nơi đâu cũng đều bắt nguồn từ tâm thức. V́ thế cho nên mọi sự vật vốn là đối tượng của tư duy đều hiện hữu. Cái tâm thức mà vạn vật ở trong đó - vạn vật theo sát nghĩa mang tính “khả hữu” cũng như tính “thực hữu” (thực hữu nghĩa là được nghĩ rằng nó tồn tại với một ý thức riêng rẽ trong không gian và thời gian, còn khả hữu là tất cả những gì không thể được nghĩ như vậy trong bất kỳ thời điểm nào của thời gian và bất kỳ điểm nào của không gian - thì cái Tâm thức ấy ta gọi là Tâm thức Tuyệt đối. Nó chính là TỔNG THỂ, đấng VĨNH HẰNG, đấng VÔ HẠN, đấng THƯỜNG TRỤ. Tâm thức mà còn nghĩ tới thời gian và không gian cùng với mọi hình tướng tồn tại trong đó nối tiếp theo thời gian và rời rạc theo vị trí trong không gian thì Tâm thức ấy là Tâm thức Vũ trụ, đấng NHẤT NHƯ mà tín đồ Ấn giáo gọi là Saguna BRAHMAN, tức đấng VĨNH HẰNG có thuộc tính, PRATYAG-ATMA tức TỰ NGÃ NỘI TẠI, còn Ki Tô hữu gọi là Thiên Chúa, tín đồ Báo Hỏa giáo gọi là HORMUZD và tín đồ HỒi giáo gọi là thánh ALLAH. Tâm thức mà còn dính dáng tới một thời gian xác định, cho dù dài hay ngắn đến đâu đi nữa; tâm thức mà còn dính dáng tới một không gian xác định cho dù hẹp hay rộng đến đâu đi chăng nữa th́ tâm thức ấy là tâm thức cá thể của một Đấng cụ thể, Chúa tể của nhiều vũ trụ hoặc một số vũ trụ hoặc chỉ một vũ trụ thôi hay là bất cứ một phần nào của vũ trụ, phần ấy thuộc về y và do đó là vũ trụ của chính y (những thuật ngữ này biến thiên theo quyền năng của ý thức; chừng nào mà ư thức riêng rẽ có thể hoàn chỉnh suy tư trong mức độ tư tưởng mang tầm cỡ vũ trụ riêng của mình lên vũ trụ riêng tư ấy, có thể nghĩ nó tồn tại giống như chính mình, nó là vũ trụ của riêng mình. Đấng nào là Chúa tể của vũ trụ ấy ắt chia xẻ cho vũ trụ đó Thực tại vô địch của chính mình, nhưng bản thân đấng ấy vẫn chịu sự hạn chế và kiểm soát của tư tưởng thượng cấp vốn là Chúa tể của vũ trụ mà đấng đó tồn tại bên trong dưới dạng một hình tướng. Vậy là chúng ta vốn là con người tồn tại trong một thái dương hệ xung quanh có hằng hà sa số hình tướng vốn là hình tư tưởng của đấng Chúa tể thái dương hệ ta tức ISHAVARA, tức MINH VƯƠNG; “số đo” của Thượng Đế và các “trục phát triển” do Thượng Đế Ngôi Ba nghĩ ra khống chế hình tướng của các nguyên tử, còn bề mặt do Ngài nghĩ ra hạn chế nguyên tử và sức chịu đựng cũng giúp cho nguyên tử chống lại được mọi nguyên tử giống mình. Thế là ta tiếp nhận vật chất mà không thể thay đổi được nó trừ phi ta dùng những phương pháp cũng do chính tư tưởng của Ngài đặt ra; chừng nào mà tư tưởng của Thượng Đế còn tiếp tục thì chừng đó các nguyên tử cùng với mọi thứ cấu thành bằng nguyên tử mới tiếp tục tồn tại được bởi vì chúng đâu có Thực tại ngoại trừ cái Thực tại do tư tưởng của Ngài ban cho. Chừng nào mà Ngài còn giữ chúng lại làm cơ thể của mình bằng cách tuyên cáo: “Ta là cái này, các nguyên tử này là cơ thể của Ta, chúng chia xẻ sự sống của Ta” th́ chừng đó chúng mới tự vỗ ngực xưng tên là ḿnh có thực đối với mọi sinh linh trong thái dương hệ mà tâm thức đều khoác lấy những lớp vỏ giống hệt như chúng. Đến khi chấm dứt Ngày Biểu Lộ, Ngài tuyên cáo “Ta không phải là cái này, các nguyên tử này không còn là cơ thể của Ta nữa, chúng không còn chia xẻ sự sống của Ta nữa” thì lúc bấy giờ chúng sẽ biến mất giống như một giấc mơ (thực chất của chúng là vậy) và chỉ có hình tướng của Minh Vương thuộc một hệ thống lớn hơn mới còn tồn tại.

Vậy là trên cương vị Tinh thần, ta vốn cố hữu là Thượng Đế vô địch với mọi sự huy hoàng và tự do hàm ý trong đó. Nhưng ta lại khoác lấy vật chất vốn không phải của ta mà chỉ là hình tư tưởng của MINH VƯƠNG thái dương hệ lại còn bị kiểm soát bởi MINH VƯƠNG của các hệ thống lớn hơn bao trùm thái dương hệ của ta trong đó) và ta chỉ mới dần dần học được cách làm chủ và sử dụng vật chất. Khi ta ngộ ra được mình vốn là một với MINH VƯƠNG thì vật chất ắt không còn chi phối được ta nữa và ta ắt thấy nó là không thực vì nó lệ thuộc vào ý chí của Ngài, mà lúc bấy giờ ta ắt biết rằng ý chí của Ngài cũng là ý chí của ta. Lúc bấy giờ ta mới có thể “đùa giỡn” nó được bởi vì trong khi nó còn làm cho ta mù quáng dựa hơi vào cái Thực tại đi vay mượn thì ta đùa giỡn với nó là đùa giỡn với lửa.

Vậy là khi quan sát tâm thức từ bên trong, ta thậm chí còn thấy rành rành hơn hơn nữa so với khi ta quan sát nó từ thế giới hình tướng (tức từ bên ngoài): làm gì có “vực thẳm” để mà cần phải có một “cầu nối” bắc qua. Tâm thức biến đổi và mỗi biến đổi trong vật chất xung quanh nó dưới dạng một rung động, bởi vì THƯỢNG ĐẾ đã nghĩ rằng rung động của vật chất và những  biến đổi trong tâm thức là những cặp bài trùng bất di bất dịch; và vì vật chất chẳng qua chỉ là hệ quả của tâm thức, các thuộc tính của vật chất do tư tưởng chủ động áp đặt lên cho nên bất cứ sự thay đổi nào trong Tâm thức Thượng Đế đều làm biến đổi các thuộc tính của vật chất thái dương hệ, và bất cứ sự biến đổi nào trong tâm thức phái sinh từ Ngài đều biểu lộ thành một biến đổi trong vật chất; sự biến đổi trong vật chất này chính là một rung động, một chuyển động nhịp nhàng trong giới hạn do Ngài đặt ra để cho khối lượng vật chất trong mối quan hệ ấy có được tính linh động. “Sự biến đổi về tâm thức và rung động của vật chất hạn chế tâm thức” là “một cặp bài trùng” mà tư tưởng của Thượng Đế áp đặt lên mọi tâm thức hiện thân trong vũ trụ của Ngài. Hệ thức thường hằng như vậy (hằng đẳng thức) vốn tồn tại được chứng minh qua sự kiện một rung động trong lớp vỏ vật chất ắt kèm theo một biến đổi trong tâm thức làm linh hoạt lớp vỏ ấy,và ta thấy gây ra một rung động tương tự trong lớp vỏ do một tâm thức khác làm linh hoạt ắt có kèm theo một sự biến đổi trong tâm thức thứ nhì tương tự như sự biến đổi trong tâm thức thứ nhất.

Trong vật chất tinh vi hơn vật chất cõi trần – tức tâm chất – ta dễ dàng thấy được quyền năng sáng tạo của tâm thức hơn hẳn so với quyền năng ấy nơi vật chất thô trược của cõi trần. Vật chất trở nên thô trược hoặc tinh vi hơn, và biến đổi các tổ hợp cùng với hình tướng tùy theo những tư tưởng của một tâm thức hoạt động bên trong đó. Trong khi các nguyên tử căn bản – do tư tưởng của Thượng Đế mà ra – vẫn không thay đổi thì chúng lại có thể tùy ý tổ hợp hoặc phân ly. Những trải nghiệm như thế khiến cho cái trí sáng mắt ra về quan niệm siêu hình thuộc vật chất và khiến cho nó có thể đốn ngộ được thực tại vay mượn và tính phi hữu của vật chất.

Ta nên đưa ra một lời cảnh báo về cụm từ thường lập đi lập lại “Tâm thức trong một cơ thể”, “Tâm thức làm linh hoạt một cơ thể” v.v. . . Học viên ít có khuynh hướng muốn hình dung tâm thức giống như một loại khí hiếm loảng bị nhốt trong một vật chứa đựng bằng vật chất, một loại cái chai. Nếu y suy nghĩ cẩn thận, y ắt ngộ ra được rằng bề mặt chống đỡ của cơ thể chẳng qua chỉ là hình tư tưởng của Thượng Đế và nó ở đó bởi vì tư tưởng Thượng Đế ở đó. Tâm thức xuất hiện thành các thực thể hữu thức bởi vì THƯỢNG ĐẾ nghĩ tới những sự phân cách như vậy, nghĩ tới những bức tường bao quanh, biến những tư tưởng như thế thành ra hạn chế. Và những tư tưởng này của THƯỢNG ĐẾ là do Ngài hợp nhất với TỰ NGÃ Vũ trụ, đó chẳng qua chỉ là lập lại trong phạm vi một vũ trụ đặc thù Ý chí nhân bội lên.

Việc suy tư cẩn thận về những sự phân biệt được phác họa nêu trên giữa Tâm thức Tuyệt đối, Tâm thức Vũ trụ và Tâm thức Cá thể ắt ngăn không cho học viên nêu lên thắc mắc thường được nghe thấy: Tại sao lại có vũ trụ? Tại sao Tâm thức Tuyệt đối lại tự hạn chế mình? Tại sao điều Toàn bích lại trở nên bất toàn, đấng Toàn năng lại trở bên Bất lực, Thượng Đế lại trở thành khoáng vật, động vật và con người? Thắc mắt dưới dạng đó thì không thể giải đáp được bởi v́ nó dựa trên những tiên đề sai lầm. Đấng Toàn bích là đấng Tổng thể, Toàn thể, Tổng số Tự tại. Như ta nói trên kia, vạn vật đều bao hàm bên trong sự vô hạn của nó, mọi tiềm năng tồn tại cũng như thực tế tồn tại. Mọi thứ đã tồn tại, đang tồn tại, sẽ tồn tại, có thể tồn tại, hằng hữu trong cái tính Viên dung ấy, cái Đấng Vĩnh Hằng ấy, chỉ có Nó mới biết được chính mình qua sự tự tại phong phú vô hạn không thể tưởng tượng được. Bởi vì Nó bao hàm mọi cặp đối đãi và mỗi cặp khi tự khẳng định mình th́ trước mắt lý trí ắt tự hủy diệt ḿnh và biến mất cho nên Nó có vẻ là Hư không. Nhưng hết vũ trụ này đến vũ trụ khác xuất lộ trong Nó ắt tuyên cáo Nó là Diệu Hữu. Đấng Toàn bích này chưa bao giờ trở thành bất toàn; mà trở thành chân không – là tất cả Tinh thần và Vật chất, Mạnh mẽ và Yếu đuối, Hiểu biết và Vô minh, An bình và Đấu tranh, Cực lạc và Đau khổ, Quyền lực và Bất lực; vô số cặp đối đãi biểu lộ hòa quyện vào nhau rồi biến mất trở nên vô hiện. Đấng Toàn thể bao gồm cả biểu hiện và vộ hiện, kỳ tâm thu và tâm trương của quả Tim vốn là Tự tại. Cái này không cần giải thích nhiều hơn cái kia; cái này không thể tồn tại mà không có cái kia. Sự bối rối xuất hiện vì con người khẳng định riêng rẽ một trong các cặp đối đãi không tách rời nhau được; Tinh thần, Sức mạnh, Trio thức, An bình. Cực lạc, Quyền năng – rồi lại thắc mắc: “Tại sao chúng lại trở thành đối cực của mình?” Chúng đâu có như vậy. Không một thuộc tính nào tồn tại mà không có cái đối đãi của mình; chỉ một cặp mới có thể biểu lộ; mọi mặt trước đều có mặt sau; tinh thần và vật chất cùng nhau xuất hiện; không phải tinh thần tồn tại trước rồi tạo ra vật chất một cách mầu nhiệm để hạn chế mình khiến cho mình mù quáng đi, mà tinh thần và vật chất xuất hiện cùng một lúc trong đấng VĨNH HẰNG trên cương vị là một phương thức Tự tại, một dạng biểu hiện Tự ngã của đấng Toàn thể, Pratyagatma và Mulaprakriti biểu hiện cái Phi thời gian và Phi không gian trong phạm vị thời gian và không gian.

 

2.   CÁC CHƠN THẦN

Ta đã thấy rằng do tác động của Thượng Đế Ngôi Ba, một diễn trường ngũ bội đã được cung cấp cho các Đơn vị Tâm thức phát triển; một Đơn vị Tâm thức là một mảnh, một bộ phận của Tâm thức Vũ trụ, được nghĩ là riêng rẽ dưới dạng một thực thể cá biệt bị vật chất che lấp, một Đơn vị chất của Thượng Đế Ngôi Một được biệt phái xuống cõi thứ hai dưới dạng một Đấng riêng rẽ. Những Đơn vị như thế được gọi theo thuật ngữ chuyên môn là Chơn thần. Đây là những đứa Con đời đời ở trong Lòng Cha từ lúc bắt đầu thời kỳ sáng tạo chưa hề được trở nên “toàn bích nhờ đau khổ” [[20]] ; mỗi đứa con quả thật “ngang hàng với Cha xét về Thiên tính, nhưng kém hơn Cha xét về nhân tính” [[21]] , và mỗi đứa được biệt phái nhập vào vật chất để làm cho vạn vật phải thần phục mình [[22]] , nó được “gieo giống trong sự bạc nhược” để có thể “vươn lên trong quyền uy” [[23]] , từ một Thượng Đế Ngôi Lời tĩnh tại bao hàm mọi tiềm năng của Thượng Đế, nó phải trở thành một Thượng Đế năng động hiển lộ mọi huyền năng của Thượng Đế, vốn toàn tri, toàn hiện trên cõi thứ nhì đắc địa nhưng vô ý thức, “vô cảm giác” trên mọi cõi khác [[24]] , nó phải che lấp sự vinh quang của mình trong vật chất vốn làm cho nó mờ mắt đi để cho nó có thể trở nên toàn tri, toàn hiện trên mọi cõi, có thể đáp ứng với mọi rung động của Thượng Đế trong vũ trụ thay v́ chỉ đáp ứng với rung động trên cõi cao nhất thôi.

Ý nghĩa của sự miêu tả thoáng qua chân lý vĩ đại này th́ học viên có thể thoáng thấy khi xét tới những sự kiện trong sinh hoạt phôi thai và lúc hạ sinh. Khi một Chơn ngă tái sinh, nó ấp ủ nơi người mẹ mà cơ thể tương lai của nó được xây dựng trong đó, cái hiện thể mà một ngày nào đó nó sẽ ngự bên trong. Cơ thể ấy được từ từ kiến tạo bằng chất của người mẹ, và Chơn ngă chẳng làm được bao nhiêu để định hình nó: đó là một phôi thai chưa có ý thức về tương lai của mình, chỉ lờ mờ biết được dòng chảy của sự sống bà mẹ, chịu ấn tượng của những hi vọng và lo âu, tư duy và ham muốn của bà mẹ. Không một điều gì từ Chơn ngă ảnh hưởng tới nó ngoại trừ một ảnh hưởng yếu ớt tác dụng qua nguyên tử trường tồn thể xác mà nó không chia xẻ, bởi vì nó không thể hưởng ứng những tư tưởng nhìn xa trông rộng, những xúc động đầy hoài bão của Chơn ngã được biểu hiện qua thể nguyên nhân. Phôi tha phải phát triển, phải dần dần khoác lấy hình người, phải bước vào sinh hoạt độc lập, tách rời khỏi bà mẹ, phải trải qua 7 năm trường (theo cách tính thời gian của con người) sinh hoạt độc lập như thế trước khi Chơn ngã có thể hoàn toàn làm cho nó linh hoạt. Nhưng trong sự tiến hóa chậm chạp ấy với sự chới với ấu trĩ, những điên rồ con nít, những khoái lạc và đau khổ, Chơn ngã chủ nhân ông của nó vẫn mang lại cho nó một cuộc sống rộng lớn và phong phú hơn, rồi dần dần bước vào tiếp xúc gần gũi hơn với thể xác mà chỉ có nó mới giúp cho Chơn ngã có thể hoạt động trên cõi trần và sự tiếp xúc được biểu lộ thành sự tăng trưởng của ý thức óc phàm.

Tình huống của Chơn thần liên quan tới sự tiến hóa tâm thức trong vũ trụ cũng giống như tình huống của Chơn ngã liên quan tới thể xác mới mẻ của mình. Cõi đắc địa của Chơn thần là cõi thứ nhì (anupadaka) Đại Niết Bàn, nó hoàn toàn có ý thức trên đó với NGÃ thức bao trùm tất cả thế giới của mình, nhưng thoạt tiên không có ý thức về các “tự ngã khác” mà ḿnh đã tách rời ra trong đó. Ta hãy cố gắng tìm hiểu những giai đoạn mà nó phải trải qua. Trước hết nó là một đốm lửa trong một ngọn lửa: “Hỡi Gurudeva, Con cảm thấy một Ngọn lửa duy nhất; Con nhìn thấy vô số đốm lửa không tách rời ra được chiếu sáng trong Ngọn lửa” [[25]] . Ngọn lửa là Thượng Đế Ngôi Một, các đốm lửa không tách rời ra được là các Chơn thần. Ý chí biểu lộ của Ngài cũng là ý chí biểu lộ của các Chơn thần bởi v́ chúng là các tế bào mầm trong cơ thể của Ngài; bây giờ sẽ có được sinh hoạt riêng biệt trong vũ trụ vị lại của Ngài. Được phát động bởi Ý chí ấy, các điểm linh quang tức đốm lửa chia xẻ sự biến đổi được gọi là “sinh ra Ngôi Con” để chuyển sang Thượng Đế Ngôi Hai và ngự bên trong Ngài. Thế rồi khi có sự xúc tiến của  Thượng Đế Ngôi Ba th́ Ngài ban cho chúng cái “cá tính tâm linh” mà H. P. Blavatsky gọi là tính cá thể chớm nở. NHưng vẫn còn chưa có ý thức về những “người khác”, nó cần phải được phản tác động trở lại mới thành ý thức về “Tự ngã”. Ba khía cạnh của tâm thức đều chia xẻ sự sống của Thượng Đế vẫn còn “hướng nội” (dùng lối tu từ bóng bẫy) tác động lên nhau, thiêm thiếp ngủ không biết gì tới thế giới bên ngoài, mà đang chia xẻ ý thức TỰ NGÃ-toàn thể. Chính các Đấng Cao Cả tên là các Huyền giai Sáng tạo [[26]] đánh thức chúng trước sự sống “ngoại giới”; Ý chí, Minh triết, Hoạt động tỉnh ra mới biết được có cái “bên ngoài”, một ý thức lờ mờ về “những thứ khác” xuất hiện chừng nào “những thứ khác” còn ở trong một thế giới mà mọi “hình tướng đều hòa quyện và xuyên thấu lẫn nhau” và mỗi thứ trở thành “một đấng Dhyan Chohan cá thể phân biệt với “những thứ khác” [[27]] . Vào giai đoạn đầu tiên nêu trên, khi các Chơn thần còn chưa tách rời ra theo ý nghĩa trọn vẹn nhất của thuật ngữ này [[28]] để thành các “tế bào mầm trong cơ thể của Ngài” thì Ý chí, Minh triết, Hoạt động nơi các Chơn thần còn tiềm tàng chứ chưa thực hữu. Ý chí của Ngài muốn biểu lộ cũng là ý chí của chúng, nhưng ý chí của chúng còn vô ý thức; Ngài vốn đã có Tự ngã cho nên biết được mục đích và con đường của mình; còn chúng chưa có ý thức tự ngã mà chỉ có nơi bản thân với vai trò bộ phận cơ thể của Ngài, các năng lượng phát động của Ý chí Ngài giờ đây đã bị Ý chí Sinh hoạt của cá thể chính mình và thôi thúc chúng bước vào tình huống trong đó có thể có một sinh hoạt Ngã thức riêng rẽ thay cho một sinh hoạt Ngã thức toàn thể. Điều này đưa chúng tới giai đoạn thứ nhì qua sinh hoạt của Thượng Đế Ngôi Hai rồi tới Thượng Đế Ngôi Ba. Lúc bấy giờ vì đã tương đối riêng rẽ cho nên chúng được đánh thức bởi các Huyền giai Sáng tạo mang lại “ý thức mơ hồ về những người khác” và “chính mình”, từ đó có sự xao xuyến mong ước được một ý thức xác định rõ rệt hơn nữa về “chính mình” và “những người khác”, đây chính là “Ý chí Sinh hoạt cá thể” dẫn dắt chúng nhập vào các thế giới thô trược hơn v́ chỉ trong những thế giới ấy th́ mới có thể có sự xác định sắc xảo hơn.

Ta nên hiểu rằng cơ tiến hóa của “Tự ngã” cá thể là một hoạt động do chính Tự ngã chọn lựa. Ta có mặt ở đây vì chính ta Muốn Sinh hoạt như vậy chứ “chẳng có ai khác ép buộc ta”. Cái khía cạnh tâm thức mà ta gọi là Ý chí sẽ được bàn đến ở những chương sau này trong quyển sách; ở đây ta chỉ cần nhấn mạnh sự thật là các Chơn thần Tự thân vận động, Tự mình quyết định nhập vào các cõi vật chất thấp hơn dùng làm môi trường biểu lộ, tức là vũ trụ ngũ bội. Đối với các hiện thể trong vũ trụ ngũ bội này th́ Chơn thần chẳng khác nào Chơn ngã đối với thể xác có sự sống Thượng Đế chói lòa nơi các cõi cao hơn nhưng ấp ủ các hạ thể của mình và càng ngày càng biểu lộ qua chúng khi chúng trở nên mềm dẻo hơn. H. P. Blavatsky nói tới điều đó là: “Chơn thần chu lưu tuần hoàn xuống vật chất”[[29]] .

Đâu đâu trong thiên nhiên ta cũng chứng kiến cái sự phấn đấu biểu lộ sinh hoạt trọn vẹn hơn cái Ý chí Sinh hoạt thường hằng này. Hạt giống được chôn vùi dưới đất, mọc lên đầu mút tăng trưởng hướng về ánh sáng. Nụ hoa bị câu thúc trong đài hoa bọc xung quanh, phá vỡ ngục tù để tăng trưởng dưới ánh sáng mặt trời. Con gà con trong trứng mổ cái vỏ giam hãm ḿnh nứt ra làm đôi. Đâu đâu sự sống cũng tìm cách biểu hiện, huyền năng gấp rút hiển lộ ra.  Ta hãy xem họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thơ có thiên tài sáng tạo phấn đấu trong bản thân mình để sáng tạo mang lại vui sướng thanh cao nhất để thưởng thực sự sảng khoái tinh tế nhất. Đó chằng qua chỉ là một ví dụ khác nữa về bản chất toàn hiện của sự sống cho dù nơi THƯỢNG ĐẾ Ngôi Lời, nơi một thiên tài hay nơi một tạo vật phù du chỉ sống có một ngày; tất cả đều hân hoan trong niềm sinh hoạt cực lạc và cảm thấy mình linh động nhất khi nhân bội lên qua sự sáng tạo. Cảm nhận được sự sống tự biểu hiện ra, tuôn ra, bành trướng, gia tăng, đây vừa là thành quả của Ý chí Sinh hoạt, vừa là thành quả của sự Cực lạc sinh hoạt.

Một số Chơn thần vì muốn sinh hoạt qua sự vất vả trong vũ trụ ngũ bội để làm chủ được vật chất, rồi đến lượt mình sáng tạo ra một vũ trụ trong vật chất cho nên mới nhập vào vũ trụ để trở thành một đấng Thượng Đế  phát triển bên trong vũ trụ, một Cây Hằng Sống, một Suối nguồn Tự tại khác nữa. Việc định hình một vũ trụ là Ngày Khai Sáng, sinh hoạt là trở thành; sự sống tự biết mình qua sự biến dịch. Những Chơn thần nào không muốn trở thành làm chủ được vật chất, tức là trở thành đấng sáng tạo thì vẫn ở trạng thái cực lạc tĩnh tại, bị loại ra ngoài vũ trụ ngũ bội và không có ý thức ǵ về các hoạt động của nó. Đó là v́ ta cần phải nhớ rằng tất cả bảy cõi đều lồng vào xuyên thấu lẫn nhau. Tâm thức trên bất kỳ cõi nào cũng chỉ có nghĩa là huyền năng hưởng ứng với những rung động của cõi đặc thù ấy. Cũng giống như một người có thể có ý thức trên cõi trần bởi vì thể xác của y được tổ chức để tiếp nhận và truyền cho y các rung động của cõi trần, nhưng y hoàn toàn không có ý thức về các cõi cao hơn mặc dù tác động của chúng đang tác động lên y bởi vì y chưa tổ chức được đúng mức các hiện thể cao hơn để tiếp nhận và truyền dẫn rung động của các cõi cao; cũng giống như vậy, Chơn thần tức Đơn vị Tâm thức có thể có ý thức trên cõi thứ nhì nhưng hoàn toàn không có ý thức trên năm cõi thấp.

Chơn thần sẽ triển khai tâm thức của mình trên năm cõi thấp bằng cách rút ra từ mỗi cõi một số vật chất của nó, tự mình khoác lấy vật chất ấy, biến nó thành một lớp vỏ giúp cho mình có thể tiếp xúc được với cõi ấy, rồi dần dần tổ chức lớp vỏ vật chất này thành ra một cơ thể có thể hoạt động đắc địa để biểu lộ chính mình, tiếp nhận các rung động từ cõi ấy rồi truyền tới cho mình và tiếp nhận các rung động của mình truyền sang cho cõi ấy. Khi Chơn thần tự mình khoác lấy vật chất lần lượt của mỗi cõi th́ nó bế đi một số ư thức của mình vì một số ý thức ấy quá tinh vi nên không tiếp nhận hoặc dựng lên được các rung động trong vật chất của các cõi tương ứng. Chơn thần tự thân có bảy huyền năng rung động tiêu biểu (mỗi huyền năng có thể tạo ra vô số những rung động phụ thuộc loại hình riêng) và các huyền năng này lần lượt bị bế đi từng loại một khi nó lần lượt khoác lấy hết lớp màn vật chất này tới lớp màn vật chất khác thô hơn. Các huyền năng trong tâm thức để biểu hiện thành một cách tiêu biểu nào đấy – ta dùng từ huyền năng theo nghĩa lũy thừa trong toán học, ý thức đối với “lũy thừa 3”, ý thức đối với “lũy thừa 4” v.v. . . – được biểu hiện nơi vật chất thành cái mà ta gọi là chiều đo. Huyền năng của tâm thức trên cõi trần được biểu hiện qua vật chất của “chiều đo thứ 3”, còn huyền năng khác của tâm thức trên cõi trung giới, trí tuệ cần được biểu hiện qua các chiều đo khác của vật chất.

Khi nói như vậy về Chơn thần thì ta có cảm tưởng dường như thể mình đang nói tới một điều gì xa vời lắm. Thế nhưng Chơn thần rất gần gũi với ta, đó là TỰ NGÃ của ta, chính là gốc rễ tự tại của ta, là cội nguồn sâu kín nhất của sự sống của ta, là Thực tại nhất như. Tự ngã của ta vốn ẩn tàng, vô hiện, cuộn mình trong im lặng và tối tăm, nhưng chính ý thức của ta lại là biểu lộ hạn hẹp của Tự ngã ấy, là Thượng Đế biểu lộ trong càn khôn bao gồm các hiện thể của ta vốn là các lớp vỏ của Ngài. Cũng như đấng Vô hiện phần nào biểu lộ thành THƯỢNG ĐẾ NGÔI LỜI, thành Tâm thức Thượng Đế và trong vũ trụ biểu lộ thành Cơ thể THƯỢNG ĐẾ [[30]] ; cũng vậy, Tự ngã vô hiện của ta phần nào biểu lộ thành ý thức của ta, thành Thượng Đế Ngôi Lời trong hệ thống cá thể của ta và biểu lộ trong cơ thể của ta thành càn khôn khoác lấy ý thức. Trên sao, dưới vậy.

Cái TỰ NGÃ ẩn tàng ấy được gọi là Chơn thần, thật ra là đấng Nhất như. Chính nó mang lại cái ý thức đơn nhất, tinh vi, hằng hữu nơi ta giữa mọi biến dịch vô thường; đây chính là ư thức về lại lịch của ta bắt nguồn từ đó, bởi vì đó là ĐẤNG VĨNH HẰNG nơi ta. Ba tia phóng ra ngoài vốn xuất phát từ Chơn thần, mà giờ đây ta sẽ bàn đến, chính là ba khía cạnh, tức phương thức Tự tại, tức ngôi vị mô phỏng theo Thượng Đế Ngôi Lời của một vũ trụ; đó là Ý chí, Minh triết và Hoạt động vốn là ba biểu hiện cốt lõi bản thể của tâm thức hiện thân ra, là Atma, Buddhi, Manas quen thuộc với nhà Thông Thiên Học.

Tâm thức này bao giờ cũng hoạt động dưới dạng một đơn vị trên đủ mọi cõi, nhưng mỗi cõi nó đều biểu hiện thành một bộ ba. Khi nghiên cứu tâm thức hoạt động trên cõi trí tuệ, ta thấy Ý chi xuất hiện thành sự chọn lựa. Minh triết thành sự phân biện, Hoạt động thành sự nhận biết. Trên cõi trung giới, ta thấy Ý chi xuất hiện thành ham muốn, Minh triết xuất hiện thành yêu thương, Hoạt động xuất hiện thành cảm giác. Trên cõi trần, Ý chí có công cụ là các cơ quan vận động (karmendriyas), Minh triết có công cụ là hai bán cầu não, Hoạt động có công cụ là các cơ quan của cảm giác (jnanendriyas) [[31]].

Sự biểu lộ trọn vẹn của ba khía cạnh tâm thức này dưới dạng cao nhất diễn ra nơi con người theo thứ tự giống như sự biểu lộ của THƯỢNG ĐẾ Ba Ngôi trong vũ trụ. Khía cạnh thứ ba, Hoạt động bộc lộ thành trí tuệ sáng tạo thu gom tri thức, là khía cạnh đầu tiên hoàn chỉnh được các hiện thể của mình để bộc lộ ra hết năng lượng của mình. Khía cạnh thứ nhì là Minh triết bộc lộ ra thành Lý trí Thuần túy và Từ bi là khía cạnh thứ nhì tỏa sáng thành Krishna, Phật, Ki Tô nơi con người. Khía cạnh thứ nhất là Ý chí bộc lộ sau chót thành Huyền năng Thượng Đế của Tự ngã, bản thân nó khi biểu lộ ra trọn vẹn vô vàn chính là Cực lạc, An bình.

 

CHƯƠNG III

CẤP DÂN SỐ CHO DIỄN TRƯỜNG

 

1.   CÁC CHƠN THẦN XUẤT LỘ

Khi diễn trường ngũ bội đã được dọn sẵn rồi, khi 5 cõi mỗi cõi có bảy cảnh đã được hoàn tất, xét về cấu tạo sơ bộ của chúng thì hoạt động của Thượng Đế Ngôi Hai bắt đầu trên cương vị là đấng Kiến tạo Bảo tồn hình tướng. Ta gọi hoạt động của Ngài là Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nhì, tuôn ra Minh triết và Bác ái; Minh triết là lực chỉ đạo cần thiết để tổ chức cho các hình tướng tiến hóa, Bác ái là lực hấp dẫn cần thiết để gom chúng lại với nhau ổn định mặc dù là một tổng thể phức hợp. Khi luồng sinh hoạt vĩ đại này của Thượng Đế tuôn xuống diễn trường biểu lộ ngũ bội th́ nó mang theo các Chơn thần tức Đơn vị Tâm thức bước vào hoạt động sẵn sàng bắt đầu công trình tiến hóa để khoác lấy vật chất.

Thế nhưng cụm từ các Chơn thần xuất lộ không được chính xác lắm, bảo rằng chúng chiếu sáng, phóng ra các tia sinh hoạt của mình có lẽ đúng hơn. Đó là v́ chúng vẫn hằng ở “trong lòng Cha” trong khi các tia sinh hoạt của chúng phóng xuống đại dương vật chất và chiếm hữu trong đó vật liệu cần thiết để cho chúng cấp năng lượng trong vũ trụ. Vật chất cần phải được chiếm hữu, làm cho mềm dẻo, định hình thành các hiện thể thích hợp.

H. P. Blavatsky đã mô tả sự chiếu sáng của chúng bằng những lời lẽ ẩn dụ sinh động và dùng biểu tượng có ý nghĩa diễn tả nhiều hơn những từ ngữ theo nghĩa đen: “tam giác nguyên thủy – ngay khi nó phản chiếu vào ‘Thiên Nhân’ là phần cao nhất trong 7 nguyên khí thấp – biến mất, trở về ‘Tịch lặng và U minh’, còn con người tinh anh theo mẫu thức mà Chơn thần tức Atma cũng được biểu diễn bằng một tam giác và nó phải trở thành một bộ ba trong thời khoảng trung gian hữu thức nơi Devachan” [[32]] . Tam giác nguyên thủy tức Chơn thần ba mặt: Ý chí, Minh triết và Hoạt động phản ánh nơi “Thiên Nhân” thành Atma-Buddhi-Manas, thế rồi “trở về “Tịch lặng và U minh”. Atma thường được gọi là Chơn thần của phần hạ đẳng tức con người tinh anh – phải trở thành một bộ 3, một đơn vị 3 mặt bằng cách đồng hóa bằng cách đồng hóa Buddhi và Manas. Ở đây ta cần giải thích từ ngữ “phản chiếu”. Nói chung từ ngữ phản chiếu được dùng khi một lực biểu lộ trên một cõi cao xuất hiện trở lại trên một cõi thấp và bị chế định bởi một loại vật chất thô hơn qua sự biểu lộ thấp hơn ấy, sao cho một số năng lượng hữu hiệu của thần lực bị mất đi và nó hiện ra dưới một dạng yếu hơn. Được dùng trong ví dụ đặc biệt như hiện nay, nó có nghĩa là một luồng sinh hoạt của Chơn thần tuôn ra chiếm lấy nguyên tử làm vật chứa đựng mình từ một trong ba cõi cao của diễn trường ngũ bội, tức cõi thứ ba, thứ tư, thứ năm; vậy là tạo ra “Thiên Nhân”, “Chủ thể Sống động Bất tử”, kẻ Hành hương, phải tiến hóa mà hệ thống bước vào biểu lộ chính vì sự tiến hóa ấy.

“Cũng giống như ta gọi các rung động mạnh mẽ của Mặt trời khiến cho vật chất rung động là các tia của mặt trời (biểu hiện nhiệt, điện và các năng lượng khác của mặt trời); cũng vậy Chơn thần khiến cho vật chất nguyên tử của các cõi Niết Bàn, Bồ Đề và Trí Tuệ (vốn bao xung quanh nó như chất ether bao quanh Mặt trời) rung động, và vậy là biến thành một Tia của nó cũng tam bội như bản chất tam bội của nó. Về việc này Chơn thần được trợ giúp bởi các Thiên thần thuộc một vũ trụ trước kia vốn đã trải qua một kinh nghiệm tương tự trước đó; chư thiên dẫn dắt làn sóng rung động từ ngôi Ý chí đến tới nguyên tử Niết Bàn và nguyên tử Niết Bàn rung động theo ngôi Ý chí được gọi là Atma; chư thiên dẫn dắt làn sóng rung động từ ngôi Minh triết đến tới nguyên tử Bồ Đề và nguyên tử Bồ Đề rung động theo ngôi Minh triết được gọi là Buddhi; chư thiên dẫn dắt làn sóng rung động từ ngôi Hoạt động đến tới nguyên tử Trí Tuệ  và nguyên tử Trí Tuệ rung động theo ngôi Hoạt động được gọi là Manas. Atma-Buddhi-Manas tức Chơn thần trong thế giới biểu lộ được hình thành như thế, đó là Tia của Chơn thần vốn vượt ngoài tầm vũ trụ ngũ bội. Đây chính là bí nhiệm của đấng Quan sát, kẻ Bàng quan, Atma vô vi, cứ ở mãi trong bản chất tam bội của mình nơi đắc địa và sinh hoạt trong thế giới con người qua Tia của mình làm linh hoạt các hình bóng vốn là các kiếp sống phù du trên trần thế . . . Các hình bóng làm việc trên các cõi thấp và bị điều động bởi Chơn thần qua Hình ảnh hoặc Tia của mình; thoạt tiên yếu ớt đến nỗi ảnh hưởng của nó hầu như không nhận ra được rồi mãi sau này có năng lực càng ngày càng gia tăng” [[33]] .

Atma-Buddhi-Manas là Thiên Nhân, Chân Nhân và chính là biểu hiện của Chơn thần; Chơn thần phản chiếu ngôi Ý chí thành Atma, phản chiếu ngôi Minh triết thành Buddhi, phản chiếu ngôi Hoạt động thành Manas. Vì thế cho nên ta có thể coi Atma của con người là ngôi Ý chí của Chơn thần làm linh hoạt một nguyên tử tiên thiên khí (akashic atom); Buddhi của con người là ngôi Minh triết của Chơn thần làm linh hoạt nguyên tử gió (lửa thượng đế); Manas của con người là ngôi Hoạt động của Chơn thần làm linh hoạt nguyên tử lửa. Vậy là nơi Atma-Buddhi-Manas, Tam nguyên tinh thần tức Thiên Nhân, ta có ba ngôi hay năng lượng của Chơn thần hiện thân trong vật chất nguyên tử; đây chính là “Tinh thần” nơi con người, Jivatma tức Tự ngã Sinh hoạt, biệt Ngã [[34]]. Đó chính là Tinh thần mầm mống và xét theo ngôi ba của nó là “anh nhi Chơn ngã”. Nó có bản chất đồng nhất với Chơn thần, chính là Chơn thần nhưng yếu hơn về lực và hoạt động do có bức màn vật chất bao xung quanh. Việc yếu hơn về huyền năng này không được khiến cho chúng ta quên chúng đồng nhất về bản chất. Ta phải luôn luôn nhớ rằng tâm thức con người là một đơn vị và mặc dù những biểu lộ của nó biến thiên song những biểu lộ này chỉ do sự chiếm ưu thế của một trong các khía cạnh và mật độ tương đối của các vật liệu mà khía cạnh ấy đang hoạt động trong đó. Những biểu lộ của nó ắt biến thiên vì bị chế định như vậy nhưng bản thân nó bao giờ cũng là một.

Thế thì bộ phận ấy của tâm thức Chơn thần có thể biểu hiện qua một vũ trụ ngũ bội thoạt tiên nhập vào vật chất cao của vũ trụ này, hiện thân thành một nguyên tử của mỗi một trong ba cõi cao; vậy là đã tỏa sáng và chiếm hữu các nguyên tử này để cho mình dùng riêng và Chơn thần bắt đầu hoạt động. Trong bản chất tinh vi, Tinh thần cho đến nay chưa thể giáng xuống cõi Anupadaka (Đại Niết Bàn), vì vậy người ta bảo nó ở trong “Tịch lặng và U minh”, tức là vô hiện; nhưng nó sinh hoạt bên trong và hoạt động nhờ vào các nguyên tử được chiếm hữu này vốn tạo thành lớp vỏ cho sinh hoạt của nó trên các cõi gần cõi đắc địa của nó nhất. Ta có thể hình dung tác động này như sau:

 

Tam nguyên tinh thần thường được gọi là Atma-Buddhi-Manas, là Jivatma, được miêu tả là một hạt giống, một mầm mống của Sự Sống Thượng Đế , chứa đựng cái tiềm năng của Cha trên trời tức Chơn thần phải được bộc lộ ra thành các huyền năng trong diễn trình tiến hóa. Đây là “nhân tính” của Con Thượng Đế thuộc Thượng Đế Ngôi Một, được làm linh hoạt bởi “Thiên tính” tức Chơn thần: đây quả thật là một điều bí nhiệm nhưng nó được lập đi lập lại dưới nhiều dạng xung quanh ta.

Bây giờ tới bản chất của nó vốn tự do dưới dạng vật chất tinh vi nơi đắc địa lại bị ràng buộc bởi vật chất thô trược hơn và các huyền năng của tâm thức cho đến nay chưa thể hoạt động trong bức màn che làm mù quáng này. Nó ở trong đó chỉ dưới dạng một mầm mống, một phôi thai, bất lực, vô tri vô giác, chới với, trong khi Chơn thần đắc địa lại dũng mãnh, có ý thức, có năng lực xét về sinh hoạt nội tại của nó; một đằng là Chơn thần trong Vĩnh cửu, một đằng là Chơn thần trong không gian và thời gian, nội hàm của Chơn thần vĩnh cửu sẽ trở thành triển khia của Chơn thần trong không gian và thời gian. Cái hiện nay là sự sống phôi thai ắt sẽ tiến hóa thành một thực thể phức hợp, biểu hiện Chơn thần trong mỗi cõi của vũ trụ. Xét về mặt nội tại vốn toàn năng nơi đắc địa thoạt đầu Chơn thần lại bất lực, bị câu thúc chới với khi bị trói buộc bên ngoài bởi vật chất thô trược hơn không thể tiếp nhận rung động hoặc triển khai rung động qua lớp vật chất thô ấy. Nhưng nó sẽ dần dần làm chủ được vật chất thoạt đầu bị nó xỏ mũi; từ từ nhưng chắc chắn nó sẽ uốn nắn vật chất để biểu hiện Tự ngã; nó được trợ giúp và giám sát bởi Thượng Đế Ngôi Hai bảo dưỡng và nuôi nấng vạn vật cho đến khi nó có thể sống trong vật chất sung mãn như khi sống ở cõi trên và đến lượt nó trở thành Thượng Đế Ngôi Lời Sáng tạo để tạo ra từ chính mình một vũ trụ nữa. Theo MINH TRIẾT, huyền năng sáng tạo ra một một vũ trụ chỉ đạt được bằng cách làm cho Tự ngã gom hết vào bên trong mình tất cả những gì sau này sẽ được triển khai ra. Một Thượng Đế Ngôi Lời không sáng tạo từ hư vô mà triển khai hết tất cả từ chính bản thân mình và từ những trải nghiệm giờ đây ta dang trải qua, ta thu thập được những vật liệu mà nhờ đó ta có thể kiến tạo một hệ thống khác trong tương lai.

Nhưng Tam nguyên tinh thần, tức Jivatma này vốn là Chơn thần trong vũ trụ ngũ bội, tự thân nó không thể bắt đầu ngay bất cứ hoạt động riêng rẽ tự thân vận động được. Cho đến này nó chưa thể thu thập xung quanh mình bất cứ khối tập hợp vật chất nào mà chỉ cư trú trong lớp vỏ nguyên tử của mình. Đối với nó, sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai cũng giống như tử cung của bà mẹ đối với phôi thai và sự kiến tạo bắt đầu từ bên trong đó. Thật ra, ta có thể coi giai đoạn tiến hóa này – trong đó Thượng Đế Ngôi Lời định hình, nuôi dưỡng và phát triển sự sống mầm mống – là một thời kỳ (đối với Thiên Nhân, hoặc nói đúng hơn là Phôi thai Thiên Nhân) tương ứng với thời kỳ trước khi sinh ra đời của một con người, trong đó y từ từ có được một thể xác trong khi vẫn được nuôi dưỡng bằng các dòng sinh hoạt của bà mẹ và được định hình từ dưỡng chất của bà. Đối với Jivatma cũng vậy, nó đang bao trùm sự sống của Chơn thần; nó phải chờ đợi cho cơ thể của nó được xây dựng nơi các cõi thấp và nó không thể xuất lộ từ sinh hoạt trước khi chào đời để “sinh ra”, chừng nào chưa có được một cơ thể được kiến tạo nơi các cõi thấp. Việc “sinh ra” xảy ra vào lúc hình thành thể nguyên nhân, khi Thiên Nhân biểu lộ thành một anh nhi Chơn ngã, một biệt ngã chân thực, ngự trong một cơ thể trên cõi trần. Chỉ cần suy nghĩ kỹ lưỡng một chút,  ta cũng thấy có sự tương tự mật thiết giữa sự tiến hóa của kẻ Hành hương và sự tiến hóa của mỗi kiếp tái sinh liên tiếp; trong trường hợp tái sinh Jivatma chờ đợi sự hình thàh của thể xác vốn đang được kiến tạo dùng làm chỗ trú ngụ của nó; trong trường hợp kẻ Hành hương, một Tập thể, Tam nguyên tinh thần chờ đợi sự kiến tạo Tứ nguyên của thái dương hệ. Chừng nào hiện thể trên cõi thấp nhất còn chưa sẵn sàng thì chứng đó mọi thứ chỉ là chuẩn bị để tiến hóa qui nguyên chứ chưa đúng là tiến hóa qui nguyên, người ta thường gọi đó là tiến hóa ly nguyên. Tâm thức tiến hóa qui nguyên ắt chỉ bắt đầu qua sự tiếp xúc mà nó nhận được từ hiện thể ngoài cùng nghĩa là phải bắt đầu trên cõi trần. Nó chỉ có thể biết được ngoại giới do những tác động vào phần bên ngoài của chính nó, cho đến lúc đó thì nó vẫn mơ mộng bên trong chính mình, giống như sự xao xuyến nội tại yếu ớt hằng trào dâng từ Chơn thần gây ra những áp lực hướng ngoại chút ít nơi Jivatma chẳng khác nào suối nước dưới mặt đất tìm cách phọt ra.

 

2.   VIÊC THÊU DỆT

Trong khi đó, việc chuẩn bị thức tỉnh, cung cấp các phẩn chất cho vật chất – ta có thể coi như đó là việc hình thành các mô của cơ thể tương lai – được thực hiện nhờ vào huyền năng sinh hoạt của Thượng Đế Ngôi Hai tức làn sóng sinh hoạt thứ nhì, nó lăn lóc hết từ cõi này sang cõi khác để truyền thụ phẩm chất của chính mình cho loại tiền vật chất thất bội. Như ta đã nói trên kia, làn sóng sinh hoạt mang theo các Jivatmas xuống tới tận cảnh nguyên tử của cõi thứ 5 tức cõi của Lửa, cõi Trí tuệ, cõi huyền năng sáng tạo biệt lập ngã tính. Ở đây mỗi thứ đã có một nguyên tử rồi tức là nguyên tử trí tuệ hoặc bức màn che trí tuệ của Chơn thần; Thượng Đế Ngôi Hai dùng sự sống của mình làm tràn ngập các nguyên tử này và những nguyên tử còn lại thuộc cõi ấy. Mọi nguyên tử tạo thành toàn bộ cảnh nguyên tử cho dù tự do hay liên kết với các Jivatmas đều có thể được gọi là Tinh hoa Chơn thần; nhưng vì trong diễn trình tiến hóa mà ta sắp giải thích có sự khác nhau giữa các nguyên tử liên kết và nguyên tử không liên kết. Cho nên ta thường dùng thuật ngữ Tinh hoa Chơn thần để chỉ nguyên tử không liên kết còn các nguyên tử liên kết được gọi là “nguyên tử trường tồn” vì những lý do mà ta sẽ xét tới đây. Vậy thì ta có thể định nghĩa Tinh hoa Chơn thần là vật chất nguyên tử được sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai làm cho linh hoạt. Nó là lớp vỏ của Ngài để làm cho linh hoạt và qui tụ các hình tướng; chính Ngài khoác lấy vật chất nguyên tử. Sự sống của chính Ngài trên cương vị Thượng Đế tách rời khỏi sự sống Atma-Buddhi-Manas nơi con người, tách rời bất kỳ sinh linh nào trên cõi ấy - mặc dù Ngài vẫn hỗ tợ, thấm nhuần và bao hàm mọi sinh linh – chỉ khoác lấy vật chất nguyên tử thôi và chính điều này được hàm ý qua thuật ngữ Tinh hoa Chơn thần. Vật chất của cõi ấy – do bản chất của các nguyên tử [[35]] – vốn đã có thể đáp ứng bằng rung động với những sự thay đổi tích cực về tư tưởng – được làn sóng sinh hoạt thứ nhì tạo ra những tổ hợp thích hợp để biểu diễn các tư tưởng: tư tưởng trừu tượng nơi vật chất tinh vi và tư tưởng cụ thể nơi vật chất thô hơn. Tổ hợp của các cảnh thứ nhì và thứ ba cao tạo thành Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhất; tổ hợp của các cảnh thấp thuộc bốn cảnh còn lại bên dưới tạo thành Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhì. Vật chất tham gia vào những tổ hợp như thế được gọi là Tinh hoa Ngũ hành, nó có thể được định hình thành hình tư tưởng. Học viên không được lẫn lộn Tinh hoa Ngũ hành với Tinh hoa Chơn thần; một đằng có cấu tạo nguyên tử còn một đằng có cấu tạo phân tử.

Thế rồi làn sóng sinh hoạt thứ nhì lại tuôn xuống cõi thứ 6 tức cõi Nước, tức ham muốn hoặc cảm giác đã được biệt lập ngã tính. Chư thiên nêu trên lại nối kết Jivatma bị liên kết, tức nguyên tử trường tồn, tức đơn vị của cõi thứ 5 liên kết với một số tương ứng nguyên tử trên cõi thứ 6; thế rồi Thượng Đế Ngôi Hai lại tràn ngập những thứ này và các nguyên tử còn lại bằng sự sống của chính mình – các nguyên tử được hình thành như thế lại trở thành Tinh hoa Chơn thần như ta đã giải thích ở trên. Làn sóng sinh hạt cứ cuốn xuống tiếp tạo thành các tổ hợp trên mỗi cảnh thích hợp để diễn tả các cảm giác. Những tổ hợp này cấu thành Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Ba và vật chất tham gia vào những tổ hợp như thế được gọi là Tinh hoa Ngũ hành giống như trước, và trên cõi thứ 6 này nó có thể được định hình thành các hình tư tưởng dục vọng.

Như vậy, ta thấy Tinh hoa Ngũ hành bao gồm khối tập hợp vật chất trên mỗi một trong 6 cảnh phi nguyên tử của cõi trí tuệ và dục vọng, tự thân các khối tập hợp này không dùng làm hình tướng cho bất cứ thực thể nào cư trú trong đó, mà được dùng làm vật liệu xây dựng để có thể xây dựng nên những hình tướng ấy.

Thế rồi làn sóng sinh hoạt lại tuôn xuống cõi thứ 7, cõi của Đất, của tác động, của hoạt động đã biệt lập ngã tính. Giống như trước kia, các Jivatmas liên kết, tức các nguyên tử trường tồn của cõi thứ 6 lại được gắn kết vào một số tương ứng trên cõi thứ 7, và Thượng Đế Ngôi Hai lại dùng chính sự sống của mình tràn ngập những nguyên tử này và nguyên tử còn lại, thế là mọi nguyên tử ấy trở thành Tinh hoa Chơn thần. Làn sóng sinh hoạt lại tuôn xuống tiếp hình thành trên mỗi cảnh các tổ hợp thích hợp để cấu thành các thể xác, các nguyên tố hóa học tương lai theo như ta gọi trên ba cảnh thấp nhất.

Khi xét công trình làn sóng sinh hoạt thứ nhì nói chung, ta thấy việc nó quét xuống có liên quan tới điều mà ta có thể gọi rất hay là hình thành các mô sơ phát từ đó sau này mới tạo ra được các cơ thể tinh vi và thô trược. Trong một số kinh điển cổ truyền nó được gọi là một “sự thêu dệt”, vì đúng như vậy theo nghĩa đen. Các vật liệu mà Thượng Đế Ngôi Ba chế biến được. Thượng Đế Ngôi Hai dệt thành sợi, từ sợi dệt thành vải, từ vải làm thành các bộ quần áo tương lai tức là các thể tinh vi và thô trược. Cũng giống như người ta có thể lấy những sợi riêng rẽ lanh, bông, tơ, tổ hợp dưới dạng đơn giản rồi dệt thành vải lanh, vải bông, lụa; đến lượt các vải này được cắt may thành ra quần áo; cũng vậy Thượng Đế Ngôi Hai dệt sợi vật chất để trở thành các mô, rồi dùng các mô hình thành các hình tướng. Ngài là người Dệt vải Vĩnh hằng trong khi ta có thể coi Thượng Đế Ngôi Ba là nhà Hóa học Vĩnh hằng. Thượng Đế Ngôi Ba hoạt động trong thiên nhiên nơi một phòng thí nghiệm còn Thượng Đế Ngôi Hai hoạt động nơi một xưởng máy. Những ví dụ tương tự này cho dù mang tính duy vật nhưng ta không nên coi thường nó, bởi vì đó là những cây nạng giúp cho ta toan tính khập khiểng để thấu hiểu sự việc.

Việc “dệt vải” cung cấp cho vật chất đặc trưng của nó giống như đặc trưng của sợi khác với đặc trưng của nguyên liệu, và đặc trưng của vải khác với đặc trưng của sợi. Thượng Đế dệt hai loại vải bằng tâm chất tức vật chất trí tuệ từ đó sau này Ngài tạo ra thể nguyên nhân và thể hạ trí Ngài dệt vải bằng dục chất tức chất trung giới rồi từ đó sau này tạo ra thể dục vọng. Điều này có nghĩa là tổ hợp vật chất được hình thành do làn sóng sinh hoạt thứ nhì qui tụ lại có những đặc trưng ắt tác động lên Chơn thần khi nó bước vào tiếp xúc với những Chơn thần khác và khiến cho nó có thể tác động lên chúng. Nhờ vậy nó có thể tiếp nhận đủ thứ rung động của trí tuệ và cảm giác v.v. . . Các đặc trưng tùy thuộc vào bản chất của các khối tập hợp. Có 7 loại hình lớn được ấn định theo bản chất của nguyên tử và trong nội bộ vô số loại hình phụ. Mọi thứ này đều góp phần tạo ra vật liệu cho cơ chế của tâm thức vốn bị chế định bởi mọi kết cấu, màu sắc, mật độ.

Khi làn sóng sinh hoạt được quét xuống qua các cõi thứ 5, thứ 6 và thứ 7 xuống mãi tới vật chất thô trược nhất thì làn sóng đổi hướng bắt đầu quét lên; thế thì ta phải nghĩ rằng công trình của nó khi hình thành các tổ hợp là bộc lộ ra các phẩm tính và v́ vậy đôi khi ta bảo công trình này là cung cấp phẩm tính. Khi nó quét lên, ta ắt thấy rằng các hiện thể được cấu tạo từ vật chất đã được chế biến như vậy. Nhưng trước khi ta nghiên cứu sự định hình của các hiện thể, ta phải xét tới sự phân chia làn sóng sinh hoạt quét xuống ra thành 7 thứ và sự xuất lộ của các “Đấng Quanh Minh”, “Chư thiên”, các “Thiên thần”, các “Tinh linh Ngũ hành” vốn cũng thuộc về làn sóng quét xuống này. Đây là các “Tiểu thần” mà Plato có nhắc tới cung cấp cho con người những cơ thể hữu hoại.

 

3.   BẢY LUỒNG 

Ngườ ta thường hỏi: Tại sao các nhà Thông Thiên Học không ngừng nhắc tới con số 7? Chúng tôi bảo con số 7 là “con số gốc của hệ thống chúng ta”, và có một lý do hiển nhiên tại sao con số này lại đóng một vai trò tích cực trong việc phân nhóm các sự vật, bởi vì chúng ta đang dính dáng tới các bộ 3 mà ta đã nhắc tới và giải thích trước kia. Một bộ 3 tự nhiên là tạo ra một bộ 7 bằng chính các mối quan hệ nội tại, bởi vì 3 yếu tố tự chúng chỉ có thể phân nhóm theo 7 cách chứ không hơn nữa. Ta có nói tới vật chất bên ngoài giới hạn của một vũ trụ có 3 phẩm tính (quán tính, động tính và nhịp nhàng) ở trạng thái quân bình. Khi sự sống của Thượng Đế gây ra chuyển động th́ ta có ngay khả năng gồm 7 nhóm, bởi vì trong bất kỳ nguyên tử cho sẵn hoặc nhóm nguyên tử cho sẵn nào, một trong các phẩm tính này có thể được cấp năng lượng hơn các phẩm tính khác, vậy là một phẩm tính nổi bật bèn xuất hiện. Do đó ta có thể có 3 nhóm, nơi nhóm này thì quán tính chiếm ưu thế, nhóm thứ nhì động t1nh chiếm ưu thế, còn nhóm thứ ba thì nhịp nhàng chiếm ưu thế. Mỗi một trong những nhóm này lại được chia nhỏ tiếp tùy theo sự nổi trội của một trong 2 phẩm tính còn lại. Vậy là nơi một trong 2 nhóm quán tính còn lại th́ động tính có thể nổi trội hơn nhịp nhàng và nơi nhóm kia thì nhịp nhàng nổi trội hơn động tính. Thế là hai nhóm động tính và nhịp nhàng khác nhau cũng được chia tiếp như vậy. Vì thế cho nên ta mới có các loại hình nổi tiếng được phân loại theo phẩm tính nổi trội thường được gọi theo thuật ngữ Bắc phạn là mang tính satva, rajas và tamas, nghĩa là tính nhịp nhàng, tính hoạt động và quán tính khiến cho ta có thực phẩm, thú vật, con người v.v. . . mang tính satva, rjas và tamas. Vị chi là có được bảy nhóm: sáu phân nhóm của bộ ba và một phân nhóm thứ bảy trong đó ba phẩm tính đều hoạt động như nhau. [Các biến thiên của loại hình chỉ có mục đích để đánh dấu trong mỗi bộ ba năng lượng tương đối của các phẩm tính].

Sự sống của Thượng Đế phải chảy qua  vật chất này được biểu lộ thành bảy luồng hoặc bảy cung.

Chúng xuất lộ tương tự từ ba Ngôi của Tâm thức hiện diện nơi Ngài cũng như nơi mọi tâm thức bởi vì tất cả đều là biểu hiệu của TỰ NGÃ Vũ trụ. Đó là Cực lạc tức Ichchha, Ý chí; Nhận biết tức Jnana, Minh triết; Hiện hữu tức Kriya, Hoạt động. Vậy là ta có bảy luồng hoặc bảy cung của sự sống Thượng Đế như sau:

 

 

Ta có thể coi mọi thứ là  được phân nhóm theo bảy đề mục tức bảy luồng sự sống của Thượng Đế hợp thành làn sóng sinh hoạt thứ nhì, và ta có thể coi là nó chảy xuyên qua các cõi giáng xuống thông qua chúng; sao cho nếu ta vẽ các cõi theo đường nằm ngang thì làn sóng sinh hoạt sẽ quét xuống xuyên qua chúng theo đường thẳng đứng. Hơn nữa trong mỗi luồng ắt sẽ có bảy sự tế phân sơ phát tùy theo loại vật chất hữu quan và bên trong các tế phân này lại có những tế phân thứ phát tùy theo tỉ lệ các phẩm tính bên trong mỗi loại hình và cứ tiếp tục như thế qua vô số biến thể. Ta không cần đi sâu vào những thứ này. Ta chỉ cần để ý bảy loại hình vật chất và bảy loại hình tâm thức. Bảy luồng sự sống của Thượng Đế biểu hiện thành bảy loại hình tâm thức và bên trong mỗi một loại hình này ta thấy có bảy loại hình tổ hợp vật chất. Ta ắt thấy bảy loại hình riêng biệt thuộc mỗi một trong ba Giới Tinh linh Ngũ hành trên cõi trần. Khi bàn về con người trong quyển Giáo Lư Bí Truyền, bà Blavatsky có trích dẫn từ những câu trong Thiền Kinh, sự thật là có: “Bảy Đấng Sáng tạo, mỗi Đấng trong khuôn khổ của ḿnh” tạo thành bảy loại hình con người và những loại hình này lại chia nhỏ ra tiếp: “Sinh ra bảy lần bảy hình bóng của con người tương lai” [[36]] . Đây là gốc rễ của các tính khí khác nhau của con người.

 

4.   CÁC ĐẤNG QUANG MINH 

Giờ đây ta xét tới một kết quả nữa của việc Làn Sóng Sinh Hoạt quét xuống dưới. Ta đã thấy rằng nó cung cấp phẩm tính cho các khối tập hơp vật chất trên các cõi thứ 5 và thứ 6, và trong Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhất, ta có vật liệu sẵn sàng để cho các tư tưởng trừu tượng khoác lấy, trong Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhì có sẵn vật liệu để cho các tư tưởng cụ thể khoác lấy và trong Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Ba có sẵn vật liệu để cho ham muốn khoác lấy. Nhưng ngoài việc truyền thụ phẩm tính cho khối tập hợp vật chất, trong giai đoạn đi xuống, Thượng Đế Ngôi Hai còn phát khởi các thực thể tiến hóa ở đủ trình độ phát triển khác nhau để tạo thành các cư dân tiêu biểu và bình thường thuộc ba giới này. Các thực thể này đã được Thượng Đế mang theo từ một cơ tiến hóa trước và được phóng phát ra từ kho chứa sự sống của Ngài để cư ngụ nơi cõi thích hợp với sự phát triển của chúng nhằm cộng tác với Ngài (và sau này với con người) để triển khai cơ tiến hóa của Ngài. Họ đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong đủ thứ tôn giáo, nhưng mọi tôn giáo đều công nhận họ thật sự tồn tại và có công việc để làm. Tên gọi tiếng Bắc phạn Devas (Chư thiên) tức các Đấng Quangh Minh là phổ biến nhất vì mô tả rất hay đặc trưng nổi bật dáng vẻ bên ngoài của họ là ánh sáng quang minh chói lọi [[37]] . Tín đồ Do Thái giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo gọi họ là Tổng thiên thần và Thiên thần. Để tránh những hàm ý giáo phái, nhà Thông Thiên Học gọi họ là Tinh linh Ngũ hành theo nơi cư trú của họ, tước vị này còn có ưu điểm thêm nữa là nhắc học viên  nhớ tới việc họ có quan hệ với ngũ “Đại” thời xưa. Không đại, Phong đại, Hỏa đại, Thủy đại và Địa đại. Đó là v́ có những đấng tương tự thuộc loại hình cao trên các cõi Niết Bàn và Bồ Đề, cũng như có Tinh linh Ngũ hành Lửa, Tinh linh Ngũ hành Nước trên cõi trí tuệ và cõi dục vọng, Tinh linh Ngũ hành dĩ thái trên cõi trần. Các sinh linh này có cơ thể được tạo thành từ tinh hoa ngũ hành của giới mà chúng thuộc về, đó là những cơ thể nhiều màu sắc chớp lóe, biến đổi hình dạng tùy ý thực thể ở bên trong. Họ tạo thành một đội quân hùng hậu bao giờ cũng làm việc cực lực tác động vào tinh hoa ngũ hành để cải tiến phẩm tính của nó, rút lấy nó để tạo thành cơ thể của chính mình, thải nó ra rồi lại rút lấy những bộ phận khác để làm cho nó dễ đáp ứng hơn; họ cũng thường xuyên bận rộn định hình các hình tướng, giúp đỡ Chơn ngã con người đang trên đường tái sinh luân hồi, kiến tạo các hình tướng mới của mình, mang lại các vật liệu thuộc loại cần thiết và góp phần bố trí vật liệu. Chơn ngã càng chậm tiến thì công trình chỉ đạo của Chư thiên càng lớn lao; Chư thiên làm hầu hết công việc đối với loài thú và thực tế ôm đồng mọi chuyện đối với khoáng vật và thực vật. Họ là các tác nhân hoạt động trong công  trình của Thượng Đế, tei61n hành mọi chi tiết của thiên cơ dành cho thế giới của Ngài và giúp đỡ các sinh linh đang tiến hóa hằng hà sa số tìm ra vật liệu cần thiết để khoác lấy. Mọi truyền thống thời xưa đều công nhận công trình cần thiết mà họ thực hiện trên thế giới và Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Ba Tư, Hi Lạp và La Mã đều tường thuật giống như nhau. Chẳng những trong mọi tôn giáo đều có tín ngưỡng vể chư thiên cấp cao mà còn có những hồi ức về các tinh linh ngũ hành dục vọng cũng như tinh linh ngũ hành dĩ thái thuộc cõi trần vẫn còn dai dẳng trong truyền thuyết dân gian qua câu chuyện về “Tinh linh Thiên nhiên”, “Thần tiên”, “Thổ thần lùn”, “Thần khổng lồ” và nhiều tên gọi khác nữa; đây là hồi ức trong những ngày mà người ta còn ít bị đắm đuối vào những quyền lợi vật chất và nhạy cảm hơn với những ảnh hưởng tác động lên mình từ các cõi tinh vi. Việc tập trung vào quyền lợi vật chất cần thiết cho cơ tiến hóa đã phong bế tác động của Tinh linh Ngũ hành lên ý thức tỉnh táo của con người; nhưng điều này dĩ nhiên không làm cho họ ngưng hoạt động mặc dù thường làm cho nó ít hiệu lực hơn trên cõi trần.

Tuy nhiên vào giai đoạn mà ta đang xét thì mọi công trình ngoại trừ việc cải tiến tinh hoa ngũ hành đều thuộc về tương lai xa xăm, nhưng các Đấng Quang Minh vẫn làm việc cần mẫn vì công trình cải tiến ấy.

Vậy là có một khối lượng công việc chuẩn bị rất lớn được hoàn tất trước khi bất cứ thứ gì đang trên đường trở thành hình tướng trên cõi trần có thể hiện ra mà ta nhận thấy được; một khối lượng công trình lớn lao ở khía cạnh Hình tướng của sự vật trước khi tâm thức được hiện thân, trừ phi tâm thức của Thượng Đế Ngôi Lời và các Đấng Quang Minh có thể thực hiện bất cứ điều gì. Ở mức này, điều vốn phải trở thành tâm thức con người chỉ là một hạt giống được gieo trồng trên các cõi cao, không ý thức gì về tất cả bên ngoài ḿnh. Do sức ấm áp thôi thúc của sự sống Thượng Đế, nó phóng ra một cái rễ nhỏ xíu chỉa xuống dưới, thọc vào các cõi thấp hơn một cách mù quáng, vô ý thức và  cái rễ nhỏ này ắt tạo thành đề tài nghiên cứu tiếp theo của ta.

 

CHƯƠNG IV 

NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN

 

5.   VIỆC GẮN KẾT CÁC NGUYÊN TỬ

Ta hãy xét tới Tam nguyên tinh thần, ba nguyên tử Atma-Buddhi-Manas, tức Jivatma là hạt giống của tâm thức. Trong khuôn viên đó, sức ấm áp của luồng sự sống Thượng Đế  vây quanh nó đang gây ra những xao xuyến nho nhỏ của sự sống đang đáp ứng. Đây là những sự xao xuyến nội tại chuẩn bị cho những hoạt động bên ngoài. Sau một thời gian chuẩn bị lâu dài, một sợi nhỏ xíu giống như một cái rễ nhỏ xíu xuất hiện từ phân tử gồm ba nguyên từ nêu trên bọc lấy tâm thức, đó là sinh mệnh tuyến có màu hoàng kim khoác lấy vật chất bồ đề, vô số tuyến như thế xuất hiện từ vô số Jivatmas, thoạt đầu rung rinh lơ mơ dưới dạng bảy luồng sinh hoạt lớn để rồi được neo đậu – tạm gọi như thế – bằng cách gắn kết vào một phần tử riêng lẻ hoặc đơn vị trên cảnh thứ tư của cõi trí tuệ. Cũng như sự gắn kết của ba nguyên tử cao và các sự gắn kết sau này của nguyên tử cõi trung giới và cõi trần, sự neo đậu này do tác động của các Đấng Quang Minh gây ra. Tụ tập xung quanh đơn vị gắn kết này là một khối tập hợp tạm bợ tinh hoa ngũ hành của Giới thứ Hai, tản mác rồi tụ tập trở lại bao giờ cũng lấy đơn vị gắn kết làm trung tâm. Cái đơn vị ổn định này ở trung tâm được sử dụng qua sự liên tiếp vô tận các hình tướng phức hợp vô thường dần dần được đánh thức bởi rung động của các hình tướng ấy để đáp ứng yếu ớt, những đáp ứng này lại xao xuyến lơ mơ lên tới tận hạt giống tâm thức để tạo ra trong đó các chuyển động nội tại mơ hồ. Ta không thể nói mỗi trung tâm đều luôn luôn có quanh mình một hình tướng của riêng mình; bởi vì một khối tập hợp tinh hoa ngũ hành có thể có nhiều hoặc rất nhiều các trung tâm này bên trong mình, hoặc lại nữa, có thể chỉ có một hoặc không có trung tâm nào khác. Vậy là một cách hết sức chậm chạp, không thể tưởng tượng nổi, các đơn vị gắn kết này đâm ra sở hữu một vài phẩm tính nghĩa là có được năng lực rung động theo một số phương cách nào đó liên quan tới sự suy nghĩ để rồi về sau khiến cho nó có thể có được tư tưởng. Các Đấng Quang Minh thuộc Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Nhì cũng tác động lên chúng, điều động về phía chúng những rung động mà chúng dần dần đáp ứng được và bao xung quanh chúng loại tinh hoa ngũ hành được phóng ra từ chính cơ thể mình [[38]] . Hơn nữa, mỗi một trong bảy nhóm tiêu biểu lại được ngăn cách với những nhóm kia bằng một bức vách tinh tế tinh hoa chơn thần (đó là vật chất nguyên tử được sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai làm cho linh hoạt) mở đầu cho bức vách của Hồn khóm tương lai.

Toàn bộ qui trình này được lập lại khi Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Ba đã được hình thành. Tuyến nhỏ xíu của sự sống bồ đề đã được khoác lấy vật chất cùng với nguyên tử trường tồn hạ trí liên kết với nó giờ đây thọc xuống ra ngoài tới tận cõi dục vọng rồi gắn kết với nguyên tử cõi trung giới, thêm cái này vào để trở thành một trung tâm ổn định trên cõi dục vọng. Bây giờ xung quanh đó có tụ tập khối tập hợp tạm bợ tinh hoa ngũ hành thuộc Giới thứ Ba, tản mác ra rồi tụ tập lại giống như trước. Tiếp sau đó là những kết quả tương tự khi vô số sự nối tiếp hình tướng bao xung quanh trung tâm ổn định này làm cho nó thức tỉnh với những đáp ứng yếu ớt tương tự; đến lượt những đáp ứng này lại xao xuyến yếu ớt lên tới tận hạt giống tâm thức để rồi một lần nữa tạo ra bên trong đó những chuyển động nội tại mơ hồ nhất. Thế là các nguyên tử gắn kết này lại từ từ sở hữu được một vài phẩm tính nghĩa là có năng lực rung động theo một số phương thức nào đấy liên quan tới cảm giác để rồi sau này giúp cho nó có thể cảm giác được. Ở đây, các Đấng Quang Minh thuộc Giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Ba cũng hợp tác trong công trình, vận dụng năng lực rung động của ḿnh vốn đã phát triển cao hơn nhiều để tạo ra bằng sự đồng cảm năng lực đáp ứng của các rung động còn chậm tiến, và cũng như trước, lấy chất liệu của chính ḿnh để cung cấp cho chúng. Bức vách phân giới mỗi một trong bảy nhóm lại có  được một lớp thứ nhì tạo thành từ tinh hoa chơn thần của cõi dục vọng, vậy là đã tiến gần tới giai đoạn có bức vách của Hồn khóm tương lai.

Qui trình được lập lại một lần nữa khi làn sóng vĩ đại đã tiến xuống tới tận cõi trần. Tuyến nhỏ xíu sự sống bồ đề khoác lấy vật chất bồ đề cùng với các nguyên tử trường tồn hạ trí và dục vọng liên kết vào đó một lần nữa lại bung ra xáp nhập một nguyên tử trên cõi trần, gắn thêm nó vào mình để trở thành một trung tâm ổn định trên cõi trần. Các phân tử dĩ thái tụ tập xung quanh trung tâm ấy, nhưng vật chất nặng nề trên cõi trần có tính cố kết hơn vật chất tinh vi thuộc các cõi cao cho nên ta có thể quan sát thấy một tuổi thọ lâu dài hơn nhiều. Thế là - ta hình thành được các loại hình dĩ thái của các nguyên tố kim loại, rồi tới các nguyên tố kim loại mãi về sau này, tới các kim loại, rồi tới các nguyên tố phi kim loại và các khoáng chất - các Đấng Quang Minh thuộc Giới Tinh hoa Ngũ hành Dĩ thái trên cõi trần nhúng chìm các nguyên tử liên kết trong các lớp vỏ dĩ thái nhập vào một trong bảy loại hình dĩ thái mà chúng lần lượt thuộc về để cho chúng bắt đầu cơ tiến hóa lâu dài trên cõi trần. Trước khi theo dõi tiếp việc này thêm nữa, ta phải xét tới Hồn khóm vốn nhận được lớp vỏ bao bọc thứ ba trên cảnh nguyên tử. Nhưng ta nên dừng lại một lúc để bàn về bản chất và chức năng của nguyên tử trường tồn gồm ba đơn vị, tức bộ ba, vốn phản chiếu trên các cõi thấp của các Tam nguyên tinh thần trên các cõi cao, mỗi bộ ba thấp đều gắn kết với một Tam nguyên tinh thần, tức một Jivatma. Mỗi bộ ba thấp bao gồm một nguyên tử cõi trần, một nguyên tử trung giới, một nguyên tử cảnh thứ tư của cõi trí gắn kết trường tồn với Tam nguyên tinh thần bằng một tuyến vật chất bồ đề. Tuyến này đôi khi được gọi là Sutratma, tức Tự ngã dưới dạng Tuyến, bởi vì các nguyên tử trường tồn được xỏ xuyên trên đó giống như “các hạt được xỏ xuyên trên tràng hạt” [[39]] . Ta lại cần phải cầu cứu tới một sơ đồ để biểu diễn mối liên hệ này:

 

 

SINH VÕNG

Ta đã bảo rằng việc liên kết với Tam nguyên tinh thần là thông qua vật chất bồ đề và điều này được biểu thị qua sơ đồ bằng đường chấm chấm nối liền các nguyên tử đi xuống từ con đường trên cõi bồ đề chứ không phải đi xuống từ nguyên tử trí tuệ. Chính vật chất bồ đề dệt nên sinh võng mầu nhiệm hỗ trợ và làm linh hoạt mọi hiện thể của ta. Nếu ta dùng huệ nhãn của cõi bồ đề quan sát các hiện thể th́ chẳng thấy chúng đâu mà thay vào đó chỉ thấy một mạng lưới lấp lánh màu hoàng kim đẹp đẽ tinh vi không thể tưởng tượng nổi xuyên suốt qua mọi bộ phận của các hiện thể thành một mạng lưới có các mắt lưới nhỏ xíu. Nó được hình thành bằng vật chất bồ đề và các nguyên tử thô hơn được kiến tạo vào trong các mắt lưới ấy. Nhìn kỹ hơn lại thấy toàn thể mạng lưới thật ra chỉ gồm một tuyến đơn vốn là phần nối dài của Sutratma. Trong khi đứa trẻ sơ sinh chưa ra đời thì tuyến này đă tủa ra từ nguyên tử trường tồn thể xác và mọc nhánh ra mọi hướng, sự tăng trưởng ấy cứ tiếp tục cho đến khi thể xác đã trưởng thành; trong khi sinh hoạt trên cõi trần prana, tức sinh khí, bao giờ cũng tác động dọc theo tuyến ấy, đi theo mọi nhánh và mắt lưới; đến lúc chết nó được triệt thoái bỏ mặc cho các hạt trong cơ thể tản mác ra; ta có thể quan sát thấy nó từ từ được tháo gỡ ra khỏi vật chất thô trên cõi trần đi kèm theo đó là sinh khí rồi cùng nhau rút về tim bao quanh nguyên tử trường tồn, nó triệt thoái đến đâu thì tứ chi bị bỏ lại đâm ra lạnh cóng – không có nó là có “sức lạnh của thần chết”; ngọn lửa màu tím hoàng kim của sinh khí hiện ra chói sáng xung quanh tim, ngọn lửa này cùng với sinh võng màu hoàng kim và nguyên tử trường tồn bèn bốc lên đầu dọc theo từ lực tuyến Sushumna thứ phát [[40]] , nhập vào não thất thứ ba; mắt lóe sáng lên khi sinh võng triệt thoái và toàn bộ sinh võng lại được tụ tập quanh nguyên tử trường tồn nơi não thất thứ ba, thế rồi tất cả lại từ từ bốc lên tiếp điểm của các đường nối thùy chẩm và thùy đỉnh, bỏ mặc cho thể xác chết luôn. Vậy là nó bao quanh nguyên tử trường tồn giống như một lớp vỏ màu hoàng kim khiến ta nhớ tới lớp kén vây bọc chặt chẻ xung quanh con tằm nhả tơ; nó vẫn bao quanh nguyên tử trường tồn mãi cho đến khi việc xây dựng một thể xác mới lại đòi hỏi nó mở ra. Tiến trình giống như vậy cũng áp dụng cho nguyên tử trường tồn thể vía và thể trí sao cho thể trí và thể vía tan rã thì ta có thể thấy tam nguyên hạ đẳng là một hạt nhân sáng lấp lánh bên trong thể nguyên nhân, ta đã để ý thấy dáng vẻ này rất lâu trước khi việc quan sát thấu đáo làm bộc lộ ý nghĩa của nó.

 

6. VIỆC CHỌN CÁC NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN 

Ta hãy quay về với việc Chơn thần thoạt tiên chiếm hữu các nguyên tử trường tồn thuộc ba cõi cao để ra sức tìm hiểu một điều ǵ đó về công dụng của chúng, chiếm hữu như vậy để làm chi; cùng một nguyên tắc áp dụng được cho nguyên tử trường tồn thuộc mỗi cõi.

Trước hết ta nên nhớ rằng vật chất của mỗi cõi biểu thị bảy loại hình chính trong biến thiên tùy theo ưu thế của một trong ba thuộc tính lớn của vật chất: quán tính, động tính và sự nhịp nhàng. Vì thế cho nên, ta có thể chọn các nguyên tử trường tồn từ bất cứ loại hình nào nhưng dường như đối với một Chơn thần đơn thì tất cả đều được chọn thuộc cùng một loại hình. Hơn nữa dường như trong khi việc thật sự gắn kết các nguyên tử trường tồn với sinh mệnh tuyến trên ba cõi cao là công trình của các Huyền giai mà ta đã nói trước kia thì chính Chơn thần lại chọn lựa việc chỉ đạo chiếm hữu các nguyên tử trường tồn. Bản thân Chơn thần thuộc về một trong bảy nhóm Sự Sống mà ta đã nhắc tới, đứng đầu mỗi nhóm này là một Hành tinh Thượng Đế, ngài làm cho toàn thể đều “nhuốm màu sắc” và các Chơn thần đều được phân nhóm theo màu sắc ấy, mỗi màu sắc là của Tinh quân Cha [[41]] . Đây là đặc trưng xác định lớn lao đầu tiên của mỗi chúng ta “màu sắc”, “chủ âm” hoặc “tính khí” căn bản của ta. Trong cuộc hành hương mới, Chơn thần có thể chọn lựa việc sử dụng bằng cách tăng cường và củng cố đặc trưng chuyên biệt này; nếu vậy thì các Huyền giai sẽ gắn kết vào sinh mệnh tuyến của Chơn thần những nguyên tử nào thuộc về nhóm vật chất tương ứng với nhóm sự sống của Chơn thần. Sự chọn lựa này ắt tạo ra “màu sắc”, “chủ âm” hoặc “tính khí” thứ phát, càng nhấn mạnh và củng cố điều sơ phát khiến cho trong cơ tiến hóa sau này sở trường và sở đoản của tính khí kép ấy bộc lộ ra dữ dội. Hoặc là trong cuộc hành hương mới Chơn thần có thể chọn việc sử dụng một khía cạnh khác trong bản chất của mình bộc lộ ra; lúc bấy giờ các Huyền giai ắt gắn kết vào sinh mệnh tuyến của Chơn thần những nguyên tử nào thuộc nhóm vật liệu tương ứng với một nhóm sự sống khác, nhóm mà Chơn thần muốn phát triển khía cạnh nổi trội của ḿnh. Sự chọn lựa này ắt tạo ra “màu sắc”, “chủ âm” hoặc “tính khí” thứ phát làm biến đổi điều sơ phát với những kết quả tương ứng trong cơ tiến hóa sau này. Cho đến nay cách chọn lựa thứ nhì hiển nhiên là thường xuyên hơn và nó có khuynh hướng tạo ra tính tình phức tạp hơn nhất là trong giai đoạn tiến hóa cuối cùng của loài người khi ảnh hưởng của Chơn thần biểu lộ ra mạnh mẽ hơn.

Trên kia ta có nói, dường như mọi nguyên tử trường tồn đều được rút ra từ cùng một nhóm vật liệu sao cho nguyên tử của tam nguyên bên dưới tương ứng với nguyên tử của tam nguyên bên trên; nhưng ở các cõi thấp, ảnh hưởng của những nguyên tử này để xác định loại hình vật liệu được sử dụng trong cơ thể mà chúng là trung tâm phát động – bây giờ ta phải quay lại chú ý tới vấnđề này – bị hạn chế rất nhiều do các nguyên nhân khác can thiệp vào. Nơi các cõi cao,  các hiện thể tương đối thường tồn cho nên một khi đã được hình thành th́ dứt khoát mô phỏng lại chủ âm của nguyên tử trường tồn cho dù nốt chủ âm ấy có được làm cho phong phú đến đâu đi nữa bởi các cung bậc họa âm càng ngày càng gia tăng mức độ tinh vi về mức hài hòa. Nhưng ở các cõi thấp, trong khi chủ âm của nguyên tử trường tồn vẫn y nguyên th́ có đủ thứ nguyên nhân khác bước vào xác định việc chọn lựa vật liệu dùng làm hiện thể mà bây giờ ta sẽ xem xét kỹ hơn.

 

7.   CÔNG DỤNG CỦA CÁC NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN

Ta diễn tả công dụng này qua cụm từ: Công dụng của các nguyên tử trường tồn là bảo toàn bên trong mình các thành quả của mọi trải nghiệm mà mình đã trải qua dưới dạng các khả năng rung động. Có lẽ tốt nhất là ta nên xét nguyên tử trường tồn thể xác làm ví dụ minh họa, bởi v́ nó dễ giải thích hơn so với các nguyên tử khác trên các cõi cao.

Bất cứ một loại tác động cõi trần nào cũng đều gây ra những rung động tương ứng với chính nó lên thể xác mà nó tiếp xúc; những rung động này có thể cục bộ hoặc toàn cục tùy theo bản chất và lực tác động. Nhưng cho dù cục bộ hay toàn cục thì chúng đều đạt tới nguyên tử trường tồn thể xác và trong mọi trường hợp đều được sinh võng truyền đi và trong những tác động dữ dội thì cũng chỉ có những sự chấn động thôi. Rung động được áp đặt lên nguyên tử bên ngoài bèn trở thành một khả năng rung động của nguyên tử – là một khuynh hướng từ bên trong lập lại rung động ấy. Suốt cả cuộc đời của thể xác có vô số tác động ảnh hưởng tới nó, không tác động nào mà không để dấu ấn lên nguyên tử trường tồn; chẳng tác động nào mà không để lại một khả năng rung động mới. Mọi kết quả của trải nghiệm trên cõi trần đều được tích lũy trong nguyên tử trường tồn dưới dạng khả năng rung động. Vào cuối mỗi kiếp sống trên cõi trần nguyên tử trường tồn đã tích lũy được vô số khả năng rung động như vậy, nghĩa là nó đã học cách đáp ứng bằng vô số cách với thế giới bên ngoài để mô phỏng lại nơi bản thân những rung động mà các vật xung quanh áp đặt lên nó. Khi chết thì thể xác tan rã, các hạt của nó tứ tán, mọi hạt đều mang theo thành quả trải nghiệm mà mình đã trải qua – quả thật mọi hạt trong cơ thể ta ngày nào cũng làm như vậy, chúng không ngừng chết đi, thoát ra khỏi cơ thể và không ngừng sinh ra và nhập vào cơ thể khác. Nhưng nguyên tử trường tồn thể xác vẫn còn đó; nó là nguyên tử duy nhất đã trải qua mọi kinh nghiệm của khối tập hợp vô thường mà ta gọi là thể xác và nó đã thu thập đủ mọi kết quà của các trải nghiệm ấy. Bị cuộn trong cái tổ kén màu hoàng kim, nó ngủ trải qua nhiều năm trời dài dằng dặc trong khi Jivatma sở hữu nó sinh hoạt qua các trải nghiệm khác nơi các thế giới khác. Nó vẫn không chịu ảnh hưởng của những trải nghiệm khác ấy vì nó không thể đáp ứng với chúng và nó ngủ qua đêm đen dài trong giấc ngủ không bị làm rộn [[42]] .

Khi đã đến lúc tái sinh và sự hiện diện của nguyên tử trường tồn khiến cho trứng có thể thụ tinh sinh ra cơ thể mới có thể tăng trưởng được [[43]] thì nốt chủ âm của nó vang lên, đó là một trong các lực hướng dẫn nhà kiến tạo dĩ thái, tức tinh linh ngũ hành chịu trách nhiệm xây dựng thể xác phải chọn lựa vật liệu thích hợp cho công trình của mình, bởi vì nó không thể sử dụng vật liệu nào không thích ứng phần nào với nguyên tử trường tồn. Nhưng đó chỉ là một trong các lực, nghiệp báo của các kiếp đã qua về trí tuệ, xúc động và liên quan tới những người khác đòi hỏi các vật liệu có thể biểu hiện biến thiên nhất; từ nghiệp báo đó các Nghiệp quả Tinh quân đã chọn ra thứ gì thích hợp sao cho một nhóm vật liệu đặc thù có thể biểu hiện thông qua một cơ thể; khối nghiệp báo thích ứng này xác định nhóm vật liệu, khống chế cả nguyên tử trường tồn và từ nhóm đó tinh linh ngũ hành mới chọn ra vật liệu nào có rung động hài hòa với nguyên tử trường tồn hoặc nếu có gì trục trặc thì không đến nỗi bị bung ra hư hỏng luôn. Vì thế cho nên ta bảo rằng nguyên tử trường tồn chỉ là một trong các lực xác định “màu sắc” hoặc “nốt chủ âm” hoặc “tính khí” thứ ba đặc trưng cho mỗi một trong chúng ta. Giờ sinh của thể xác còn tùy theo tính khí; nó phải sinh ra đời vào lúc mà các ảnh hưởng hành tinh trên cõi trần thích hợp với tính khí thứ ba của nó và thế là nó sinh ra “dưới” một “Ngôi sao” chiếu mệnh. Khỏi cần phải nói Ngôi sao không áp đặt tính khí mà chính tính khí mới ấn định thời kỳ sinh ra dưới Ngôi sao chiếu mệnh. Nhưng ở đây ta có lời giải thích về những sự tương ứng giữa các Ngôi sao với Tinh quân nghĩa là với tính tình và ích lợi cho mục đích giáo dục cho việc chấm lá số tử vi một cách tài tình và kỹ lưỡng để chỉ dẫn về tính khí cá biệt của đứa trẻ.

Quả thật, dường như là không thể tưởng tượng nổi những kết quả phức tạp như vậy vốn có thể ghi khắc những điểm đặc thù của mình lên vật chất xung quanh mà lại có thể tồn tại trong một vùng không gian nhỏ xíu như một nguyên tử, thế nhưng nó đúng là như vậy. Và thật đáng chú ý khi khoa học thông thường cũng ủng hộ một ý niệm tương tự bởi vì người ta giả định các di thể sinh học vô cùng nhỏ trong các tế bào mầm của Weismann cũng mang lại cho con cháu các đặc trưng di truyền của tổ tiên. Trong khi một đằng mang lại cho thể xác những điểm đặc thù thể chất của tổ tiên thì một đằng lại cung cấp những điểm đặc thù của thể chất mà con người đang tiến hóa thu thập được trong chính cơ tiến hóa của mình. H.P.Blavatsky đã trình bày điều này rất rõ ràng:

Nhà phôi thai học triết học người Đức – khi dẫm lên đầu các triết gia Hi Lạp, Hippocrates và Aristotle, để trở lại ngay đúng các giáo huấn Aryans thời xưa, đã chứng minh một tế bào vô cùng nhỏ trong số hàng triệu tế bào khác đang hoạt động để hình thành một cơ thể, chỉ nội một ḿnh nó thôi không được các tế bào khác trợ giúp vẫn xác định được hình ảnh chính xác của con người hoặc con thú tương lai nhờ vào việc thường xuyên phân ly rồi nhân bội lên để cho ta có đặc trưng về thể chất, tâm trí và tâm linh.

Nguyên sinh chất thể chất đã được hoàn chỉnh như nêu trên là “tế bào mầm mống” của con người với đủ tiềm năng vật chất được bổ sung bằng cái gọi là “nguyên sinh chất tinh thần” tức lưu chất bao hàm năm nguyên khí thấp của các Đấng Dhyani sáu nguyên khí; thế là ta có được bí quyết nếu ta có đủ tính linh để hiểu được nó [[44]].

Chỉ cần nghiên cứu khoa di truyền thể chất một chút theo sự minh giải giáo huấn của Weismann thì học viên cũng đủ tin chắc rằng có thể có một thể chất dưới dạng nguyên tử trường tồn. Một người mô phỏng lại các đặc điểm của tổ tiên từ thời xa xưa cho thấy có một đặc điểm thể chất đã được đặc trưng cho tiền bối cách đây nhiều thế kỷ. Ta có thể truy nguyên cái mũi của Stuart qua một chuỗi dài các bức chân dung và có thể thấy vô số trường hợp giống nhau như vậy. Thế th́ tại sao lại không thể có bất cứ điều gì phi thường trong cái ý niệm cho rằng một nguyên tử qui tụ bên trong mình chẳng những các di thể sinh học như trong tế bào mầm mống mà còn là các khuynh hướng lập lại vô số rung động đã được thực hành rồi. Không có một khó khăn nào về mặt không gian nhiều hơn mức trong trường hợp một sợi dây đàn mà ta có thể rút ra nhiều nốt nhạc bằng cách cứa vào nó ở nhiều chỗ khác nhau, mỗi nốt nhạc bao hàm nhiều cung bậc họa âm. Chúng ta không được nghĩ không gian nhỏ xíu của một nguyên tử ken đặc vô số thể đang rung động mà ta chỉ có một số giới hạn thể, mỗi thể có thể lập nên vô số rung động.

Tuy nhiên, quả thật ngay cả khó khăn về không gian cũng là hão huyền, bởi vì không có giới hạn nào đối với cái cực vi cũng như cái cực vĩ. Khoa học hiện đại giờ đây coi nguyên tử là một hệ thống các thế giới xoay vòng, mỗi thế giới có một quĩ đạo của riêng mình và toàn thể giống như một thái dương hệ. Bậc thầy của hão huyền là không gian cũng như bậc thầy huynh đệ của nó là Thời gian, ở đây ắt không thể làm cho ta nao núng. Không có giới hạn nào về khả năng phân chia nhỏ ra trong tư tưởng, và v́ thế cho nên không có giới hạn nào trong cách diễn tả tư tưởng mà ta gọi là vật chất.

Số loa tuyến bình thường hoạt động trong nguyên tử trường tồn thuộc Cuộc tuần hoàn này là bốn, cũng giống như trong các nguyên tử vật chất thông thường không liên kết trong trình độ tiến hóa này. Nhưng ta hãy xét nguyên tử trường tồn trong cơ thể của một người tiến hóa rất cao, một người tiến hóa hơn hẳn đồng loại. Trong trường hợp đó, ta có thể thấy nguyên tử trường tồn bộc lộ ra năm loa tuyến đang hoạt động và ta có thể tìm cách học hỏi về tác động của những sự kiện này đối với vật liệu của cơ thể nói chung. Trong khi đứa trẻ chưa sinh ra đời thì sự hiện diện của nguyên tử trường tồn năm loa tuyến ắt khiến cho tinh linh ngũ hành xây dựng phải tuyển chọn vật liệu nào có sẵn những nguyên tử tương tự. Phần lớn là nó sẽ chỉ gói gọn trong việc sử dụng bất cứ nguyên tử nào mà nó có thể tìm thấy vốn tạm thời liên kết với bất cứ cơ thể nào có trung tâm là một nguyên tử trường tồn năm loa tuyến. Sự hiện diện của nó ắt có khuynh hướng kích động nơi chúng một hoạt động tương ứng nhất là có lẽ chỉ khi chúng đã tạo thành bộ phận của bộ óc hoặc dây thần kinh của một chủ nhân ông tiến hóa cao. Loa tuyến thứ năm ắt đã trở nên ít nhiều hoạt động nơi chúng và mặc dù nó đã bị bỏ rơi trở lại tình trạng không hoạt động sau khi hồn lìa khỏi xác, hoạt động tạm thời của nó vẫn được tiền định để trong tương lai dễ dàng đáp ứng hơn với dòng sinh hoạt Chơn thần. Thế thì những nguyên tử ấy ắt được tinh linh ngũ hành đi tìm về phục vụ tối đa cho công việc của mình. Nếu có cơ hội, tinh linh ngũ hành cũng lấy từ cơ thể của cha mẹ, nếu cơ thể ấy thuộc loại cao cấp, bất cứ nguyên tử nào xài được để kiến tạo chúng theo trách nhiệm của mình. Sau khi sinh ra đời và suốt đời, một cơ thể như vậy ắt thu hút về mình bất cứ nguyên tử nào lọt vào trong từ trường của mình. Một cơ thể đi kèm theo những người tiến hóa cao như thế ắt lợi dụng tới mức tối đa khuynh hướng chiếm hữu bất cứ nguyên tử năm loa tuyến nào đang hiện diện trong dòng thác các hạt túa ra từ cơ thể những người tiến hóa cao và như vậy thu được lợi ích về thể chất cũng như tâm trí và đạo đức do kề cận những người tiến hóa cao.

Nguyên tử trường tồn thể vía có quan hệ với thể vía giống hệt như nguyên tử trường tồn thể xác quan hệ với thể xác. Khi chấm dứt sinh hoạt trong luyện ngục kamaloka, sinh võng màu hoàng kim triệt thoái ra khỏi thể vía bỏ mặc nó tan rã giống như xác phàm trước kia cũng bị vậy, và sinh võng lại cuốn nguyên tử trường tồn thể vía bọc quanh nó để cho nó ngủ một giấc lâu dài. Nguyên tử trường tồn thể trí cũng có quan hệ với thể hạ trí giống như vậy trong sinh hoạt thể xác, thể vía và thể trí; trong những giai đoạn tiến hóa sơ khai của con người, nguyên tử trường tồn hạ trí không được cải tiến bao nhiêu qua sự sinh hoạt ngắn ngủi nơi Devachan, chẳng những vì sinh hoạt quá ngắn ngủi mà còn vì các hình tư tưởng quá yếu ớt do trí tuệ chậm tiến tạo ra chẳng ảnh hưởng bao nhiêu tới nguyên tử trường tồn. Nhưng khi quyền năng tư tưởng đã tiến hóa cao hơn và sinh hoạt nơi Devachan là một thời kỳ được cải tiến nhiều thì vô số năng lượng được tích tụ lại và tỏ ra có giá trị khi đã tới lúc xây dựng một thể trí mới cho chu kỳ tái sinh luân hồi kế tiếp. Vào lúc kết thúc sinh hoạt trí tuệ nơi cõi Devachan, sinh võng màu hoàng kim triệt thoái ra khỏi thể hạ trí, cũng bỏ mặc cho nó tan rã trong khi nó bao bọc nguyên tử trường tồn hạ trí; thế là chỉ còn lại tam nguyên hạ gồm ba nguyên tử trường tồn đại diện cho ba hạ thể. Như ta đã nói trước kia, chúng được tích lũy thành một hạt giống như hạt nhân chói lọi bên trong thể nguyên nhân. Thế là chúng vẫn còn lại đối với Chơn ngã so với các hạ thể trong hạ giới khi chu kỳ trải nghiệm đã hoàn tất và chúng là phương tiện để giao tiếp với hạ giới trong buổi sinh thời của các hạ thể này.

Khi tới lúc tái sinh thì một sinh hoạt xao xuyến xuất phát từ Chơn ngã đánh thức nguyên tử trường tồn hạ trí dậy; sinh võng bắt đầu mở ra trở lại và đơn vị nguyên tử trường tồn hạ trí đang rung động đóng vai trò một nam châm thu hút về ḿnh những vật liệu nào có khả năng rung động giống hoặc tương tự với khả năng của mình. Các Đấng Quang Minh thuộc Giới Tinh linh Ngũ hành thứ Nhì đưa những vật liệu như thế vào trong tầm với của nó; trong những giai đoạn tiến hóa trước kia, các Đấng Quang Minh định hình vật chất thành ra một đám mây lỏng lẻo xung quanh nguyên tử trường tồn, nhưng khi cơ tiến hóa tiếp diễn thì Chơn ngã vận dụng một ảnh hưởng càng ngày càng tăng tác động lên sự định hình ấy. Khi thể hạ trí được định hình một phần nào th́ sự sống xao xuyến đánh thức nguyên tử trường tồn thể vía và qui định giống như vậy lại được tiếp tục. Cuối cùng sự sống xao xuyến tiếp xúc với nguyên tử trường tồn thể xác và nó tác động theo phương thức mà ta đã miêu tả từ trang 98 tới 100.

Đôi khi người ta lại thắc mắc: Làm thế nào mà các nguyên tử trường tồn này lại được tích lũy bên trong thể nguyên nhân mà không mất đi bản chất thuộc cõi trần, cõi trung giới và cõi hạ trí của chúng bởi vì thể nguyên nhân tồn tại trên một cõi cao còn nguyên tử trường tồn thể xác thì thuộc cõi trần làm sao tồn tại được? Thắc mắc như vậy là v́ đã nhất thời quên mất mọi cõi đều lồng vào, xuyên thấu lẫn nhau và thể nguyên nhân chẳng khó khăn gì bao trùm được bộ ba thuộc cõi thấp, cũng như nó chẳng khó khăn gì mà bao trùm được hàng trăm triệu nguyên tử tạo thành các thể hạ trí, thể vía và thể xác thuộc về nó trong một chu kỳ sinh hoạt trên cõi trần. Bộ ba tạo thành một hạt nhỏ xíu bên trong thể nguyên nhân, mỗi thành phần cấu tạo của bộ ba thuộc về cõi của riêng mình, nhưng v́ các cõi đều giao tiếp với nhau ở mọi nơi cho nên cần xếp đặt cạnh nhau thì đâu có gì khó khăn. Tất cả chúng ta lúc nào cũng đều ở trên mọi cõi.

 

8.   TÁC ĐỘNG CỦA CHƠN THẦN ĐỐI VỚI CÁC NGUYÊN TỬ TRƯỜNG TỒN 

Ở đây ta có thể thắc mắc liệu có bất cứ điều gì mà ta có thể gọi một cách đúng đắn là tác động của Chơn thần – tác động của Chơn thần trên cõi anupadaka (Đại Niết bàn – Bát Niết bàn) – đối với nguyên tử trường tồn. Không có tác động trực tiếp và cũng chẳng thể có cho đến khi Tam nguyên tinh thần mầm mống đã đạt được một trình độ tiến hóa cao; còn tác động gián tiếp nghĩa là tác động lên Tam nguyên tinh thần, đến lượt Tam nguyên này lại tác động lên phần thấp hơn thì mang tính liên tục. Đó là v́ xét theo mọi mục đích thực tiễn thì chúng ta có thể coi như tác động của Tam nguyên tinh thần mà ta đã thấy chính là Chơn thần đã khoác lấy lớp vật chất thô trược hơn trên cõi đắc địa của mình.

Tam nguyên tinh thần đang rút ra hầu hết năng lượng của ḿnh và mọi năng lực chỉ đạo năng lượng ấy xuất phát từ Thượng Đế Ngôi Hai khi nó đắm chìm trong cái luồng Sự Sống ấy. Điều mà ta có thể gọi là tác động chuyên biệt của chính nó không liên quan tới mọi hoạt động định hình và xây dựng của Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nhì mà lại được điều động tới cho cơ tiến hóa của chính nguyên tử liên kết với Thượng Đế Ngôi Ba. Năng lượng này xuất phát từ Tam nguyên tinh thần chỉ hạn chế vào các cảnh nguyên tử và mãi cho tới Cuộc tuần hoàn thứ Tư th́ nó dường như chỉ tập trung vào các nguyên tử trường tồn. Trước hết nó được điều động để định hình, kế đó để làm linh hoạt các loa tuyến tạo thành vách của nguyên tử. Xoáy lực, vốn chính là nguyên tử, là sự sống của Thượng Đế Ngôi Ba, nhưng vách của các loa tuyến được hình thành dần dần trên bề mặt phía ngoài của các loa tuyền này trong khi Thượng Đế Ngôi Hai giáng xuống, nó không được Ngài làm cho linh hoạt mà được lờ mờ vạch ra trên bề  mặt của xoáy lực xoay tít của sinh hoạt này. Xét về Thượng Đế Ngôi Hai, th́ chúng chỉ là kênh dẫn mỏng chưa được sử dụng nhưng giờ đây khi sự sống của Chơn thần tuôn xuống thì nó tác động trước hết tới các kênh dẫn này, làm linh hoạt các kênh dẫn ấy và biến kênh dẫn thành một bộ phận hoạt động của nguyên tử. Điều này tiếp diễn qua các Cuộc tuần hoàn liên tiếp và vào lúc ta đạt tới Cuộc tuần hoàn thứ Tư th́ ta có bốn luồng sinh hoạt riêng biệt xuất phát từ mỗi Chơn thần chu lưu qua bốn tập hợp loa tuyến trong các nguyên tử trường tồn của chính nó. Giờ đây khi Chơn thần tác động lên các nguyên tử trường tồn và nó biến thành hạt nhân của một hiện thể thì Chơn thần bắt đầu tác động tương tự lên các nguyên tử được thu hút về xung quanh nguyên tử trường tồn và đến lượt, nó làm linh hoạt các loa tuyến; nhưng đó chỉ là sự làm linh hoạt tạm bợ chứ không liên tục như trường hợp nguyên tử trường tồn. Thế là Chơn thần khơi hoạt các lớp màn mỏng manh lơ mơ này do Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nhì tạo ra và khi sự sống của cơ thể bị đứt quãng th́ các nguyên tử được kích thích như thế lại trở về với đại khối vật chất nguyên tử được cải tiến và tác động do sự sống làm linh hoạt chúng trong khi chúng còn liên kết với các nguyên tử trường tồn. Các kênh dẫn được phát triển như thế có thể dễ tiếp nhận một làn sóng sinh hoạt khác nữa khi chúng nhập vào một cơ thể khác và bước vào quan hệ trong cơ thể ấy với một nguyên tử trường tồn thuộc về một Chơn thần khác nữa. Công trình của nó được tiếp diễn liên tục như vậy trên các cõi trần và cõi trung giới, và nơi hạt vật chất trí tuệ trên cõi trí tuệ để cải tiến những vật liệu có liên kết tạm thời và thường tồn với Chơn thần; cơ tiến hóa này của các nguyên tử thường xuyên tiếp diễn do ảnh hưởng của các Chơn thần. Các nguyên tử trường tồn tiến hóa nhanh hơn bởi v́ chúng liên tục liên kết với Chơn thần, trong khi các nguyên tử khác lợi dụng việc liên kết tạm bợ lặp đi lặp lại với các nguyên tử trường tồn.

Trong Cuộc tuần hoàn thứ Nhất của Dãy hành tinh Trái đất, vậy là tập hợp loa tuyến đầu tiên của các nguyên tử trên cõi trần được làm linh hoạt do sự sống của Chơn thần tuôn chảy qua Tam nguyên tinh thần. Đây là tập hợp các loa tuyến được các dòng sinh khí, prana sử dụng để ảnh hưởng tới bộ phận thô trược của thể xác. Cũng vậy trong Cuộc tuần hoàn thứ Nhì, tập hợp thứ nhì các loa tuyến trở nên hoạt động và các dòng prana liên quan tới thể phách lại tác động nơi đây. Trong hai Cuộc tuần hoàn này ta có thể tìm thấy điều gì liên quan tới bất kỳ hình tướng nào mà lại có thể được gọi là cảm giác vui sướng và đau khổ. Trong Cuộc tuần hoàn thứ Ba, tập hợp thứ ba của các loa tuyến làm linh hoạt và ở đây trước hết xuất hiện cái được gọi là tính nhạy cảm; bởi v́ thông qua các loa tuyến này năng lượng kama tức dục vọng có thể ảnh hưởng tới thể xác, prana của kama có thể tác động lên chúng và như vậy khiến cho thể xác giao tiếp trực tiếp với thể vía. Trong Cuộc tuần hoàn thứ Tư, tập hợp thứ tư các loa tuyến được làm linh hoạt và prana của kama manas tác động lên chúng khiến cho chúng thích hợp để được dùng xây dựng một bộ óc đóng vai trò công cụ của tư tưởng.

Khi một người thoát ra khỏi cơ tiến hóa bình thường và tiếp quản cơ tiến hóa bất bình thường của nhân loại bao gồm việc chuẩn bị để bước vào Thánh đạo vốn nằm ngoài cơ tiến hóa bình thường th́ lúc bấy giờ y có nhiều tập hợp các loa tuyến liên quan tới các nguyên tử trường tồn là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Y phải làm linh hoạt nhiều tập hợp loa tuyến hơn so với mức mà nhân loại thời ấy cần phải làm linh hoạt. Bốn tập hợp đã phục vụ cho y rồi với vai trò là một người thuộc Cuộc tuần hoàn thứ Tư. Y bắt đầu làm linh hoạt loa tuyến thứ năm và như vậy đưa vào biểu lộ nguyên tử thuộc Cuộc tuần hoàn thứ Năm trong khi y vẫn đang làm việc trong một cơ thể thuộc Cuộc tuần hoàn thứ Tư. Chính một số tác phẩm Thông Thiên Học thời sơ khai đã ám chỉ điều này qua việc cho rằng có những người thuộc “Cuộc tuần hoàn thứ Năm” và “Cuộc tuần hoàn thứ Sáu” đã xuất hiện trong nhân loại hiện nay. Những người được gọi như vậy đã triển khai tập hợp loa tuyến thứ năm và thứ sáu trong nguyên tử trường tồn của mình, nhờ thế có được một công cụ tốt đẹp hơn để cho tâm thức đã phát triển cao của mình sử dụng. Việc thay đổi được tạo ra do một vài phép thực hành Yoga mà muốn sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận kẻo khi tiến hành công việc này sẽ gây tổn thương cho bộ óc khiến cho sự tiến bộ thêm nữa theo đường lối đặc biệt này sẽ bị chận đứng lại trong kiếp này.

CHƯƠNG V

HỒN KHÓM

 

9.   Ý NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ NÀY

Nói chung Hồn Khóm là một tập hợp các tam nguyên nguyên tử trường tồn trong một lớp vỏ tam bội tinh hoa chơn thần. Sự mô tả này đúng với mọi Hồn Khóm hoạt động trên cõi trần, nhưng nó không trình bày được ý niệm cực kỳ phức tạp về đề tài Hồn Khóm. Đó là vì Hồn Khóm được chia ra và chia nhỏ mãi liên tục, nội dung của mỗi sự chia ra và chia nhỏ mãi càng ngày càng giảm đi khi cơ tiến hóa tiếp diễn cho đến lúc cuối cùng một Hồn Khóm chỉ được bao bọc một tam nguyên đơn nhất mà trong nhiều kiếp sống nó có thể tiếp tục đảm nhiệm chức năng bảo dưỡng và che chở cho một Hồn Khóm trong khi xét về mặt chuyên môn không còn có thể được mô tả là Hồn Khóm nữa v́ tập thể đã được tách ra thành các bộ phận cấu thành.

Ta thấy trên cõi trần có bảy Hồn Khóm đang hoạt động trước khi bất cứ hình tướng nào xuất hiện. Chúng biểu lộ trước hết thành các hình tướng mỏng manh lờ mờ, mỗi một trong những luồng của Làn Sóng Sinh Hoạt thứ Nhì trên cõi trí tuệ trở nên được phác họa rõ rệt hơn trên cõi trung giới và càng hơn nữa trên cõi trần. Chúng trôi nổi trong đại dương vật chất cũng giống như các bong bóng có thể trôi nổi trên biển. Khi quan sát chúng kỹ lưỡng hơn ta thấy ba lớp vật chất riêng rẽ này tạo thành một lớp vỏ có chứa vô số tam nguyên. Trước khi có việc nhập vào khoáng vật th́ dĩ nhiên không có một sinh võng màu hoàng kim nào có thể nhìn thấy xung quanh chúng; chỉ có những tuyến hoàng kim chói lọi liên kết chúng với các Jivatma sinh ra chúng, ta thấy chúng chói ngời với vẻ sáng kỳ lạ thuộc về cõi sinh ra chúng. Lớp trong cùng nhất của ba lớp này bao gồm tinh hoa chơn thần thể xác nghĩa là lớp bao gồm các nguyên tử của cõi trần được sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai làm linh hoạt. Thoạt nhìn các lớp trong cùng này có vẻ đồng nhất với bảy Hồn Khóm; nhưng quan sát kỹ cho ta thấy mỗi lớp được hình thành từ các nguyên tử chỉ xuất phát từ một trong bảy nhóm Vật chất mà ta đã mô tả trước kia. Vì vậy, mỗi Hồn Khóm có vật liệu cấu tạo khác với vật liệu thuộc Hồn Khóm khác nữa và tam nguyên chứa bên trong mỗi Hồn Khóm thuộc về cùng một nhóm vật chất. Lớp thứ nhì của lớp vỏ Hồn Khóm bao gồm tinh hoa chơn thần của cõi trung giới và thuộc về cùng một nhóm vật chất với nhóm thứ nhất; và đơn vị thứ ba trong các đơn vị của cảnh thứ tư thuộc vật chất trí tuệ cùng một loại hình. Lớp vỏ tam bội này che chở và nuôi dưỡng các tam nguyên chứa bên trong đó, quả thật nó chưa thể là các phôi thai chân chính có hoạt động độc lập riêng rẽ.

Bảy Hồn Khóm chẳng bao lâu sau sinh sôi nảy nở ra, tiếp tục phân chia liên tục khi các loại hình phụ riêng rẽ nhân bội lên, khi các tiền phong ngay trước mắt của các nguyên tố hóa học xuất hiện tiếp theo là chính các nguyên tố và các khoáng vật được định hình từ đó. Chẳng hạn như các định luật về không gian – tách rời khỏi việc chuyên biệt hóa nội dung của Hồn Khóm tức là các tam nguyên trường tồn – có thể khiến cho chúng bị chia nhỏ ra.

Như vậy một mạch mỏ vàng ở Úc có thể dẫn tới việc nhập khoáng chất của nhiều tam nguyên như thế bên trong một lớp vỏ duy nhất trong khi việc phô diễn một mạch mỏ khác ở nơi xa, chẳng hạn như ở vùng núi Rocky có thể gây ra sự phân chia lớp vỏ này và sự chuyển di bộ phận nội dung của nó sang cho Châu Mỹ ở bên trong lớp vỏ riêng của chúng. Nhưng những nguyên nhân quan trọng hơn gây ra sự phân chia nhỏ này sẽ được giải thích trong quá trình ta nghiên cứu. Hồn Khóm và nội dung của nó được phân chia bằng cách phân ly giống như một tế bào thường, một thành hai, hai thành bốn v.v. . . Mọi tam nguyên đều phải trải qua giới khoáng vật, địa vị mà vật chất đạt tới dạng thô nhất và là nơi mà làn sóng lớn đạt tới giới hạn đi xuống của mình thì nó bắt đầu chuyển hướng leo lên. Chính ở đây mà ư thức trên cõi trần mới được thức tỉnh; sự sống giờ đây dứt khoát hướng ra ngoài để nhận ra sự tiếp xúc với các sự sống khác nơi ngoại giới.

Thế mà sự tiến hóa của mỗi một trong các giai đoạn sơ khai này đều tùy thuộc chủ yếu vào sự sống đang ấp ủ của Thượng Đế và tùy thuộc phần nào vào sự dẫn dắt hợp tác của các Đấng Quang Minh, và tùy thuộc một phần vào chính áp lực mù quáng của nó đối với những giới hạn của hình tướng bao quanh nó. Tôi đã so sánh sự tiến hóa trải qua các giới khoáng vật, thực vật và động vật như là thời kỳ trước lúc sinh ra và sự giống nhau này là chính xác. Cũng giống như đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng làn sóng sinh hoạt của bà mẹ; cũng vậy, lớp vỏ bao bọc của Hồn Khóm nuôi dưỡng những sự sống bên trong nó, tiếp nhận và phân phối những trải nghiệm được thu thập vào bên trong. Sự sống chu lưu là sự sống của cha mẹ, cho đến nay những cây con, thú con, người còn trẻ chưa sẵn sàng sống độc lập mà phải rút ra sự dinh dưỡng từ cha mẹ. Và thế là các sự sống mầm mống này trong giới khoáng vật được Hồn Khóm nuôi dưỡng bằng những lớp vỏ tinh hoa chơn thần xao xuyến của Thượng Đế. Ta có thể thấy một bức tranh rất đẹp ở giai đoạn này qua lá noãn của một cái cây, trong đó các noãn dần dần xuất hiện và cây càng ngày càng trở nên độc lập hơn.

Để có một quan niệm rõ rệt, ta có thể thoáng nhìn trước những thay đổi mà Hồn Khóm ắt phải trải qua khi nội dung của nó tiến hóa thêm nữa khi ta xét tới chi tiết. Trong cơ tiến hóa của khoáng vật, ta có thể nói Hồn Khóm cư trú ở nơi lớp vỏ dày đặc nhất tức là trên cõi trần; nó hoạt động mãnh liệt nhất trên cõi trần. Khi nội dung của nó chuyển lên giới thực vật rồi leo lên thông qua đó th́ lớp vỏ trên cõi trần dần dần biến mất – dường như thể được hấp thu bởi nội dung để củng cố thể phách của mình – và hoạt động của nó được chuyển lên cõi trung giới nhằm nuôi dưỡng thể vía của các tam nguyên được chứa bên trong. Khi các tam nguyên này được phát triển thêm nữa để chuyển sang giới động vật th́ lớp vỏ thể vía cũng bị hấp thu tương tự và hoạt động của Hồn Khóm được chuyển lên cõi trí tuệ, nó nuôi dưỡng các thể trí mới sinh ra và dần dần định hình chúng thành ra các đường nét ít mơ hồ hơn. Khi Hồn Khóm chỉ có chứa một tam nguyên duy nhất và đã nuôi dưỡng nó đến mức sẵn sàng tiếp nhận làn sóng sinh hoạt thứ ba th́ điều còn lại của nó tan rã ra thành vật chất của cảnh thứ ba để trở thành bộ phận cấu thành thể nguyên nhân do từ trên tuôn xuống gặp cái cột được rút lên trên từ bên dưới (tạm dùng ví dụ tương tự linh hoạt là vòi rồng). Lúc bấy giờ Chơn ngă luân hồi bước vào biểu lộ độc lập và sự sống được bảo dưỡng trước khi sinh ra đời đã qua rồi.

 

10.          VIỆC PHÂN CHIA CỦA HỒN KHÓM

Chính trên cõi trần mà tâm thức trước hết phải tiến hóa đến mức đạt Tự ý thức, nó phải trở nên biết được một ngoại giới gây tác động lên nó và phải học cách qui những tác động này cho ngoại giới và ngộ ra được chính mình có những thay đổi diễn ra do hậu quả của các tác động ấy. Do kinh nghiệm kéo dài, nó sẽ học cách đồng nhất hóa với chính mình cái cảm giác khoái lạc hoặc đau khổ tiếp theo sau tác động ấy và coi như không phải là chính mình cái gì chỉ tiếp xúc với bề mặt bên ngoài của mình. Vậy là lần đầu tiên nó đã có được sự phân biệt thô thiển về “Phi ngã” và “Ngã”. Khi kinh nghiệm tăng thêm thì cái “Ngã” sẽ rút lui vào bên trong rồi bức màn vật chất hết cái này đến cái khác bị đùa ra bên ngoài được gán cho là thuộc “Phi ngã” trong khi hàm ý thay đổi rồi thì sự phân chia căn bản giữa khách thể và chủ thể vẫn cứ còn mãi. “Bản ngã” là cái có ý chí, suy tư, là ý thức tác động; còn “Phi ngã” là tất cả những gì mà nó muốn, mà nó suy nghĩ về và nó tác động lên. Sau này ta phải xét tới cách thức mà ý thức trở thành Tự ý thức, nhưng hiện nay ta chỉ quan tâm tới biểu hiện của nó qua các hình tướng và vai trò của các hình tướng.

Tâm thức này tỉnh ra trên cõi trần và biểu hiện của nó chính là nguyên tử trường tồn. Nó ngủ say trong nguyên tử trường tồn: “Nó ngủ trong giới khoáng vật”. Và trong đó phải diễn ra một sự thức dậy đối với giấc ngủ thiu thiu sao cho nó có thể được đánh thức dậy từ giấc ngủ say không mộng mị và trở nên đủ hoạt động để chuyển sang giai đoạn kế tiếp: “Nó nằm mơ trong giới thực vật”.

Bây giờ Thượng Đế Ngôi Hai tác động bên trong lớp vỏ của Hồn Khóm bèn cấp năng lượng cho các nguyên tử trường tồn thể xác và do sự trung gian của các Đấng Quang Minh, ta thấy các Đấng này đã nhấn chìm chúng vào trong các tình huống khác nhau do giới khoáng vật hiến ra khi mỗi một khoáng vật liên kết với nhiều hạt khoáng chất. Ta thấy ngay ở đây có một sự biến thiên rất lớn các tác động khả hữu đưa tới một sự biến thiên các trải nghiệm, thế là giờ đây trong một Hồn Khóm đã có những đường nét chia rẽ nhau. Một số sẽ được quẳng lên cao trong không gian để rớt xuống thành những dòng thác các nham thạch cháy bùng; một số được phơi ra khí lạnh ở vùng bắc cực; một số khác bị phơi ra sức nóng ở vùng chí tuyến; một số bị đè bẹp rồi khoác lấy kim loại cháy bỏng trong ḷng đất; một số ở trong cát bị các cơn gió lốc cuốn tung lên. Có hằng hà sa số những tác động từ ngoại cảnh làm chấn động, va đập, nóng bỏng và lạnh buốt để đáp ứng mơ hồ về những rung động đồng cảm thì tâm thức đang ngủ say mới hưởng ứng được. Khi bất cứ nguyên tử trường tồn nào đạt được một mức độ hưởng ứng nào đấy, hoặc khi một hình tướng của khoáng vật – nghĩa là các hạt mà nguyên tử trường tồn gắn kết vào đấy đã bị vỡ tung ra thì Hồn Khóm thu hút nguyên tử ấy ra khỏi lớp vỏ đó. Mọi trải nghiệm mà nguyên tử đó đạt được – nghĩa là những rung động mà nó bắt buộc phải thực hiện – vẫn còn là những rung động theo các phương thức đặc thù tức là “khả năng rung động”. Đó chính là kết quả của việc nó sinh hoạt trong hình tướng. Nguyên tử trường tồn sau khi mất đi hiện thân của mình và nhất thời có thể nói là bị trần trụi bên trong Hồn Khóm bèn tiếp tục lập lại những rung động này, nếm trải đi nếm trải lại những trải nghiệm sống ấy, lập nên những mạch động chạy xuyên suốt qua lớp vỏ của Hồn Khóm và thế là được truyền xuống cho các nguyên tử trường tồn khác; vậy thì mỗi nguyên tử đều ảnh hưởng và trợ giúp cho mọi nguyên tử khác trong khi vẫn còn là chính mình. Nguyên tử trường tồn nào có những trải nghiệm với tính cách giống nhau ắt chịu ảnh hưởng của nhau mạnh hơn so với những nguyên tử có những trải nghiệm rất khác nhau. Thế là trong nội bộ Hồn Khóm ắt tiếp diễn một vài sự phân ly nào đấy để rồi một bức vách mỏng ngăn cách sẽ tăng trưởng bên trong lớp vỏ ngăn cách những nhóm ly khai này với nhau sao cho sẽ có một số càng ngày càng lớn các Hồn Khóm có nội dung tỏ ra càng ngày càng phân biệt về ý thức trong khi vẫn chia xẻ những đặc trưng căn bản.

Thế là những đáp ứng về ý thức với kích thích ngoại giới nơi giới khoáng vật ắt lớn hơn hẳn so với mức nhiều người thực chứng được và một số đáp ứng này có bản chất cho thấy rằng trong nguyên tử trường tồn thể vía cũng bắt đầu có ý thức chớm nở. Đó là v́ các nguyên tố hóa học phô ra những sự thu hút lẫn nhau riêng biệt, những quan hệ về phối ngẫu hóa học thường xuyên bị giải thể do các cặp hóa chất can thiệp vào lẫn nhau mà một đối tác trong cuộc phối ngẫu trước kia có một ái lực mạnh hơn với đối tác nguyên thủy. Vậy là cho đến nay một cặp nguyên tố vẫn trung thành với nhau để tạo thành một muối bạc ắt đột nhiên tỏ ra không còn trung thành với nhau nữa là axit hydrochloric xâm nhập vào gia cư đang yên bình của chúng; thế là bạc sẽ nhảy xổ vào clor cưới clor làm vợ vì thích clor hơn đối tác trước kia của mình để lập nên một gia cư mới là clorua bạc, để mặc hydro cô độc phối ngẫu với đối tác của mình đang bị bỏ rơi. Bất cứ khi nào diễn ra sự đổi vợ đổi chồng tích cực này th́ trong nguyên tử thể vía có một sự xao xuyến nho nhỏ do hậu quả của những rung động mãnh liệt trên cõi trần được lập nên do sự thô bạo kéo các cặp ra rồi lập nên những mối quan hệ thân mật hơn khiến cho xuất hiện những sự xao xuyến lơ mơ trong nội bộ. Nguyên tử trung giới phải được đánh thức từ cõi trần và ư thức trên cõi trần sẽ dẫn dắt lâu dài cơ tiến hóa ấy. Thế nhưng có một đám mây nho nhỏ vật chất cõi trung giới được thu hút lại xung quanh nguyên tử trường tồn thể vía do những xao xuyến nho nhỏ này, song nó chỉ được duy trì một cách lỏng lẻo và dường như hoàn toàn chưa có tổ chức. Vào giai đoạn này thì nguyên tử thể trí dường như chưa có bất cứ rung động nào.

Sau những thời kỳ trải nghiệm trong giới khoáng vật, một số nguyên tử trường tồn ắt sẵn sàng chuyển sang giới thực vật và được phân phối khắp giới thực vật nhờ tác nhân của các Đấng Quang Minh. Ta không được giả định rằng mỗi ngọn cỏ, mỗi cái cây đều có bên trong mình một nguyên tử trường tồn, khi nó tiến hóa lên giới nhân loại trong chu kỳ sinh hoạt của thái dương hệ này. Cũng giống như trong giới khoáng vật, ở đây cũng thế, giới thực vật tạo thành trường tiến hóa cho các nguyên tử trường tồn này và các Đấng Quang Minh dẫn dắt chúng đi từ nơi này sang nơi khác sao cho chúng có thể trải nghiệm những rung động ảnh hưởng tới giới thực vật rồi lại tích lũy chúng thành cái khả năng rung động theo phương thức giống như trước kia. Các nguyên tắc hoán đổi rồi sau đó lại ly khai cũng tác động giống như trước, và các Hồn Khóm trong mỗi dòng tiến hóa trở nên đông đúc hơn và khác nhau nhiều hơn về những đặc trưng nổi bật.

Ở trình độ hiểu biết hiện nay của ta thì tuyệt nhiên không rõ rệt có những định luật chi phối việc các nguyên tử trường tồn trong một Hồn Khóm chìm sâu vào các giới trong thiên nhiên. Có nhiều điều dường như biểu thị rằng sự tiến hóa của giới khoáng vật, thực vật và động vật cấp thấp nhất thuộc về cơ tiến hóa của chính trái đất hơn là của cơ tiến hóa các Jivatmas, biểu diễn các Chơn thần đang tiến hóa trong thái dương hệ. Khi tới đúng lúc thì đến lượt các Chơn thần giáng xuống trái đất để theo đuổi cơ tiến hóa của riêng mình bằng cách sử dụng hoàn cảnh mà trái đất cung cấp. Cỏ và loài cây nhỏ thuộc đủ loại dường như có liên quan tới trái đất cũng như lông tóc của con người liên quan tới thể xác của y chứ chúng không liên quan tới các Chơn thần được biểu diễn bằng các Jivatmas trong vũ trụ ngũ bội của ta. Sự sống bên trong chúng liên kết chúng lại thành hình tướng dường như là sự sống của Thượng Đế Ngôi Hai, còn sự sống trong các nguyên tử và phân tử cấu thành chúng là Thượng Đế Ngôi Ba, được Hành tinh Thượng Đế của Dãy hành tinh chúng ta chiếm dụng rồi biến đổi và lại được chiếm dụng, biến đổi bởi Tinh linh Trái đất vốn là một thực thể còn đầy bí ẩn. Các giới này cung cấp một môi trường tiến hóa quả thật dành cho các Jivatmas, nhưng xét theo biểu kiến chúng không hoàn toàn tồn tại vì mục đích ấy. Ta thấy các nguyên tử trường tồn rải rác xuyên suốt trong giới khoáng vật và thực vật, nhưng chúng tôi không lĩnh hội được lý do chi phối việc phân phối ấy. Một nguyên tử trường tồn có thể xuất hiện trong một hạt ngọc trai, một viên hồng ngọc, một viên kim cương; ta có thể thấy nhiều nguyên tử trường tồn rải rác qua các mạch mỏ v.v. . . Mặt khác có nhiều khoáng chất dường như không chứa đựng bất cứ nguyên tử trường tồn nào. Có loại cây ngắn ngày cũng vậy. Nhưng ở những cây sống dai chẳng hạn như loài cổ thụ thì ta luôn luôn thấy có nguyên tử trường tồn. Nhưng ở đây ta lại thấy sự sống của cái cây liên quan mật thiết với dòng tiến hóa Thiên thần hơn là cơ tiến hóa tâm thức mà nguyên tử trường tồn gắn bó vào đấy. Dường như thể người ta lợi dụng cơ tiến hóa của sự sống và tâm thức của cái cây vì ích lợi của nguyên tử trường tồn; nguyên tử này có vẻ sống ở đó như một loài ký sinh, lợi dụng sự sống tiến hóa cao hẳn hơn mình mà mình đang đắm chìm trong đó. Sự thật là cho đến nay chúng tôi hiểu biết cực kỳ manh mún về những vấn đề này.

Trong lộ trình tiến hóa tích lũy những trải nghiệm của giới thực vật ta thấy nguyên tử trường tồn của thể vía có hoạt động dễ nhận thức hơn nguyên tử trường tồn thể xác và nó thu hút xung quanh mình vật chất cõi trung giới vốn được các Đấng Quang Minh bố trí một cách dứt khoát hơn. Trong cuộc đời lâu dài của một cây cổ thụ trong rừng, khối tập hợp vật chất trung giới tăng trưởng về mọi hướng thành ra hình tướng trung giới của cái cây và tâm thức gắn liền với các nguyên tử trường tồn trong một chừng mực nào đấy chia xẻ được tâm thức của môi trường xung quanh, trải nghiệm qua hình tướng trung giới ấy những rung động gây ra sự thích thú và khó chịu toàn cục, những rung động này là kết quả được hình thành nơi cái cây trên cõi trần do nắng, bão, gió, mưa, lạnh, nóng. Khi một cái cây như thế chết đi thì nguyên tử trường tồn thể vía rút lui về Hồn Khóm, giờ đây đã được xác lập trên cõi trung giới mang theo một kho chứa phong phú các trải nghiệm được chia xẻ theo cách mô tả nêu trên.

Lại nữa, khi tâm thức đáp ứng nhiều hơn trên cõi trung giới thì nó phóng xuống những xao xuyến nho nhỏ tới tận cõi trần, những thứ này gây ra những xúc cảm mà người ta cảm nhận dường như thể trên cõi trần nhưng thật ra bắt nguồn từ cõi trung giới. Ở đâu có một sinh linh riêng rẽ sống lâu dài chẳng hạn như một cái cây cổ thụ thì nguyên tử trường tồn hạ trí cũng bắt đầu thu hút xung quanh mình một đám mây chất trí tuệ nho nhỏ và mùa vụ cứ lập đi lập lại ắt từ từ ghi khắc lên nó thành một ký ức mơ hồ tất yếu sẽ trở thành một sự tiên liệu mơ hồ [[45]].

Cuối cùng, một số nguyên tử trường tồn thể xác sẵn sàng chuyển sang giới động vật và một lần nữa do tác nhân của các Đấng Quang Minh, chúng được dẫn dắt nhập vào hình tướng của động vật. Trong những giai đoạn tiến hóa sau này thuộc giới thực vật dường như có thông lệ là mỗi bộ ba – nguyên tử trường tồn thể xác, thể vía và thể trí – đều có một trải nghiệm lâu dài trong một hình tướng đơn nhất sao cho có thể trải nghiệm được một vài sự xao xuyến trong sinh hoạt thể trí và như vậy bộ ba có thể được chuẩn bị để lợi dụng sinh hoạt lang thang của loài thú. Nhưng trong một số trường hợp, dường như chuyển sang giới động vật được thực hiện vào một giai đoạn sớm hơn và sự xao xuyến đầu tiên trong nguyên tử trường tồn thể trí diễn ra dưới một vài dạng sinh hoạt động vật tại chỗ và trong những cơ thể động vật rất chậm chạp.

Trong các loại hình thấp nhất của sinh hoạt loài thú những thứ được mô tả có tồn tại trong giới khoáng vật và thực vật dường như cũng chiếm ưu thế giống như vậy. Các con vi trùng a míp, thủy tức v.v. . . thỉnh thoảng mới bộc lộ một nguyên tử trường tồn mang tính tham quan và rõ rệt là tuyệt nhiên không tùy thuộc vào nguyên tử ấy để sinh sống và tăng trưởng; chúng cũng bị phân rã khi nguyên tử trường tồn bị triệt thoái. Chúng là vật chủ chứ không phải là những cơ thể được hình thành xung quanh một nguyên tử trường tồn. Đáng chú ý là trong giai đoạn này, sinh võng màu hoàng kim tuyệt nhiên không biểu diễn tổ chức của cơ thể vật chủ mà chỉ đóng vai trò là cái rễ nhỏ tác động dưới đất, gắn kết các hạt đất vào mình rồi hút chất dinh dưỡng ra. Các nguyên tử trường tồn thuộc giới động vật đã tiếp nhận và tích lũy nhiều trải nghiệm trước khi chúng được các Đấng Quang Minh dùng làm các trung tâm để xây những hình tướng xung quanh đó.

Khỏi cần nói thì ta cũng biết trong giới động vật các nguyên tử trường tồn tiếp nhận những rung động biến thiên nhiều hơn hẳn so với các giới thấp hơn và vì vậy chúng biến dị nhanh hơn; số bộ ba trong Hồn Khóm giảm đi nhanh hơn khi sự biến dị này tiếp diễn, do đó khiến cho sự nhân bội các Hồn Khóm tiếp tục càng ngày càng nhanh. Khi đã gần đến thời kỳ biệt lập ngã tính th́ mỗi bộ ba riêng rẽ đều có được lớp vỏ của riêng mình lấy ra từ Hồn Khóm và đã trải qua những kỳ hiện thân liên tiếp dưới dạng một thực thể riêng rẽ mặc dù vẫn còn ở bên trong cái khuôn bao xung quanh là tinh hoa ngũ hành Chơn thần đang nuôi dưỡng và bảo vệ ḿnh.

Ở số lớn các loài động vật cao cấp ở tình trạng được gia súc hóa và đạt tới trình độ này, nó đã thật sự trở thành các thực thể riêng rẽ sẵn sàng tái sinh luân hồi mặc dù cho đến nay nó vẫn chưa có một thể nguyên nhân vốn là dấu ấn của điều thường được gọi là biệt lập ngã tính. Lớp vỏ rút ra từ Hồn Khóm đóng vai trò mục đích là một thể nguyên nhân nhưng chỉ có lớp thứ ba theo như ta đã nói trước kia, vì vậy nó gồm các phân tử rút ra từ cấp vật chất trí tuệ thứ tư tương ứng với chất dĩ thái thô nhất trên cõi trần. Theo sự tương tự với sinh hoạt con người trước khi ra đời, ta thấy giai đoạn này tương ứng với hai tháng cuối cùng trước khi sinh. Một trẻ sơ sinh 7 tháng có thể chào đời và sống sót, nhưng nó sẽ cứng cáp hơn, khỏe mạnh hơn, cường tráng hơn nếu nó lợi dụng thêm hai tháng nữa việc được bà mẹ che chở và tiếp tục nuôi dưỡng. Như vậy, sự phát triển bình thường của Chơn ngã được tốt đẹp hơn nếu nó không quá vội vã phá bung cái lớp bọc của Hồn Khóm mà vẫn còn hấp thu sự sống thông qua lớp vỏ bao bọc ấy để củng cố bộ phận tinh vi nhất trong thể trí của chính mình bằng những thành phần cấu tạo của lớp bọc ấy. Khi thể trí đã đạt tới giới hạn tăng trưởng trong tình huống được che chắn này thì lớp bao bọc tan rã thành những phân tử tinh vi hơn của cảnh ngay phía trên nó và trở thành bộ phận của thể nguyên nhân như ta đã nêu trên.

Chính việc hiểu biết sự kiện này đôi khi khiến các nhà huyền bí học cảnh báo thiên hạ quá yêu thích loài thú đừng có luyến ái quá trớn như vậy và biểu lộ nó một cách thiếu minh triết. Sự tăng trưởng của con thú có thể bị cưỡng bức một cách không lành mạnh và nó sẽ được biệt lập ngã tính quá sớm, hấp tấp hối hả. Muốn tìm được vị trí đúng đắn trên thế gian, con người nên tìm hiểu thiên nhiên và hoạt động theo định luật thiên nhiên; quả thật xúc tiến công trình thiên nhiên bằng cách hợp tác với trí thông tuệ của nó, nhưng không đẩy nhanh nó tới mức sự tăng trưởng thiếu lành mạnh, tạo ra những sản phẩm bạc nhược, “sinh non”. Quả thật Đấng Chúa tể của Sự Sống muốn loài người hợp tác để xúc tiến cơ tiến hóa, nhưng sự hợp tác ấy nên tuân theo những đường lối mà Minh triết của Ngài đã đặt để.

 

-----------------


[[1]] Trích từ Pranava-vada, một bản thảo bằng tiếng Bắc phạn chưa được xuất bản.  

[[2]] Học viên nên nghiên cứu kỹ lưỡng tác phẩm Khoa học và An bình của Bhavagan Das, trong đó hai vấn đề siêu hình phức tạp được xiển dương một cách sắc bén và hoan hỉ tinh tế hi hữu.

[[3]] “Quyển năng, Minh triết và Bác ái” là các diễn tả khác về bộ Ba này thường được ưa chuộng; nhưng việc đó lại bỏ sót Hoạt động và làm trùng lấp Tình thương trừ phi Tình thương được coi là tương đương với Hoạt động, bởi vì Tình thương cốt lõi là hoạt động. Đối với tôi Minh triết và Tình thương dường như là cùng một khía cạnh của tâm thức; điều biểu lộ ra ở bên trên thành Minh triết tức là thực chứng Nhất nguyên thì điều đó lại biểu lộ nơi thế giới hình tướng thành Tình thương tức là lực hấp dẫn mang lại Nhất nguyên trong một thế giới những thực thể riêng rẽ.   

[[4]] Emerson.

[[5]] Ở đây ta nên nhớ rằng chỉ “tách rời ra” về tâm thức thôi, nghĩa là ư niệm Tinh thần rời ý niệm Vật chất. Trong thế giới hiện tượng chẳng có Tinh thần nào mà không bị Vật chất chế định và cũng chẳng có hạt vật chất nhỏ xíu nào mà không được Tinh thần làm linh hoạt. Mọi hình tướng đều hữu thức, mọi tâm thức đều có hình tướng.   

[[6]] Thánh Vịnh, ii, 7. 

[[7]] Chhandogyopanishat. VI, ii.3.

[[8]] Ánh Sáng Trên Đường Đạo.  

[[9]] Thư gửi tín hữu Roma, viii, 29.

[[10]] Như trên, vii, 19.

[[11]] Chí Tôn Ca, V. 42.

[[12]] Giáo Lư Bí Truyền, i. 696

[[13]]  Tamas, Rajas và Sattva

[[14]] Giáo Lư Bí Truyền, I, 105.  

[[15]] Tanmatra, số đo của Cái Đó, ở đây “Cái Đó” là Tinh thần của Thượng Đế.  

[[16]] Xét về mặt tập thể, đó là một Tattva.

[[17]] Chit tác động lên Kriya, nghĩa là Minh triết tác động lên Hoạt động sinh ra Manas, tức cái trí.

[[18]] Ichchha  

[[19]] Mối quan hệ ấy mang tính từ khí, nhưng là từ khí thuộc loi tinh vi nhất tên là Fohat, tức là Daiviprakriti. “Ánh sáng của Thượng Đế Ngôi Lời”. Nó là Thực chất và tự nó là bản thể của tâm thức cũng như bản thể của vật chất tồn tại dưới dạng phân cực bên trong nó nhưng không bị tách rời ra.

[[20]] Thư gửi tín hữu Do Thái, ii. 10.

[[21]] Tín điều Athanasian

[[22]] Thư thứ nhất gửi tín hữu Corinth, xv, 28.

[[23]] Như trên, xv, 43.

[[24]] H.P.Blvatsky, Chìa khóa Thông Thiên Học, trang 53 dành cho các nguyên khí mặc dù được áp dụng ở một giai đoạn trình độ thấp hơn.  

[[25]] Vấn đáp giáo lý Huyền bí được trích dẫn trong Giáo Lư Bí Truyền, I, trang 145.

[[26]] Xem Phổ hệ Con người các trang 11-12.

[[27]] Giáo Lư Bí Truyền, I, trang 285.    

[[28]] “Ý nghĩa trọn vẹn nhất” nghĩa là không có cá tính riêng rẽ; thật ra chúng còn chưa tách rời riêng rẽ, chúng vẫn hằng tồn tại bên trên, hằng chiếu sáng trong Ngọn lửa.

[[29]] Giáo Lư Bí Truyền, I, 267.  

[[30]] Trong cái khung cửi ầm ầm của Thời gian, tôi dệt cho Thượng Đế cái áo khoác mà bạn nhìn thấy Ngài qua áo ấy. GOETH.

[[31]] Sự qui kết này chỉ mang tính thử nghiệm. Vì vật chất là khía cạnh âm cho nên: Sarasvati vốn thuộc về Brahma, dường như biểu thị jnanendriyas, còn Durga biểu thị karmendriyas.

[[32]] Giáo Lư Bí Truyền, III, 444.  

[[33]] Phổ hệ Con người, trang 25, 27 được biến đổi một chút vì trong quyển sách đó đoạn này chỉ nói tới dãy hành tinh thứ tư thôi.

[[34]] Từ ngữ Jivatma dĩ nhiên cũng áp dụng được cho Chơn thần, nhưng nó thường được áp dụng cho phản chiếu của Chơn thần.

[[35]] Do Tanmatras tức Số đo của Thượng Đế.   

[[36]] Sách đã dẫn, quyển II, trang 18, 81, 95.

[[37]] Việc dịch thuật ngữ miêu tả này là “Thần linh” đã gây ra nhiều hiểu lầm về tư tưởng Đông phương. “33 nhân với 10 triệu Thần linh” không phải là Thần linh theo nghĩa của Tây phương hiểu về thuật ngữ này vốn trước hết là tương đương với TỰ NGÃ Vũ trụ, rồi kế đó là tương đương với các Thượng Đế Ngôi Lời mà đó là 330 triệu chư thiên tức Đấng Quang Minh.

[[38]] Xem quyển Sự tiến hóa của Sự sống và Hình tướng, trang 132, 133.

[[39]] Thuật ngữ này được dùng để biểu thị nhiều thứ khác nhau nhưng luôn luôn mang cùng một ý nghĩa là tuyến liên kết các hạt riêng rẽ. Nó được áp dụng cho Chơn ngã luân hồi, là tuyến mà nhiều kiếp sống riêng rẽ được xuyên xỏ trên đó; áp dụng cho Thượng Đế Ngôi Hai, nó là Tuyến mà các sinh linh trong vũ trụ của Ngài được xuyên xỏ trên đó v.v. . Nó biểu thị một chức năng hơn là một thực thể đặc biệt hoặc lớp thực thể đặc biệt.

 

[[40]] Tuyến này không có tên gọi tương đương trong tiếng Anh, nó là một mạch hoặc kênh dẫn chạy từ tim lên não thất thứ ba và mọi học viên Yoga đã quen gọi với tên gọi nêu trên. Sushumna sơ phát là cột sống.

[[41]] Xem Phổ hệ Con người, trang 24.

[[42]] H.P.Blavatsky có nói bóng gió tới các “nguyên tử ngủ im” này. Xem Giáo Lư Bí Truyền, II, trang 709.  

[[43]] H.P.Blavatsky gọi hạt nhân trường tồn của hai cõi rưỡi bên dưới là các “hạt nguyên tử sinh mệnh”; bà bảo “Các nguyên tử sinh mệnh của nguyên sinh khí chẳng bao giờ mất đi hoàn toàn khi người ta chết”, chúng được “cha truyền con nối”. Giáo Lư Bí Truyền QUYỂN ii, trang 710.  

[[44]] Giáo Lư Truyền, I, trang 243-244.  

[[45]] Xem Quyền năng của Tư tưởng, Cách Kiểm soát và Trau dồi nó trang 59 tới 62

HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS