trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l hình ảnh l bài vở 

 

 

Những Giai Đoạn Trong  RAJA YOGA.
 

trích trong Nói Chuyện Yoga

 

Raja Yoga : Yoga Vương Giả, là Chúa Tể các thứ Yoga. Nó cao hơn hết. Nó chia làm tám giai đoạn hay là tám thời kỳ tập sự.

Thời kỳ thứ nhứt : Yama (Da ma).

Thời kỳ thứ nhì : Niyama (Ni da ma).

Thời kỳ thứ ba : Asana (A sa na) : Tư thế.

Thời kỳ thứ tư : Pranayama (điều tức ) : Kiểm soát sanh lực Prana.

Thời kỳ thứ năm : Pratyahara : Kiểm soát giác quan

Thời kỳ thứ sáu : Dharana (Ða ra na) : Ðịnh trí.

Thời kỳ thứ bảy : Dhyana : Tham thiền.

Thời kỳ thứ tám : Samadhi (Sa ma đi) : Ðại định, Xuất thần.

Ba thời kỳ chót : thứ sáu, thứ bảy và thứ tám là SAMYAMA.

 

1-YAMA : Giới.

Yama gồm năm giới :

1- Không làm hại người và vật, không hung bạo từ trong tư tưởng, ý muốn, cho tới lời nói, việc làm.

2- Chơn thật, không nói dối bất câu dưới hình thức nào.

3- Ngay thật, không trộm cắp.

4- Trinh khiết, tuyệt dục từ trong tư tưởng.

5- Nghèo, thanh bần, không vì tư lợi.

 

 2- NIYAMA : Qui Luật.

Niyama gồm năm điều :

1- Sancha : Trong sạch trong tất cả, từ trong thâm tâm cho tới bên ngoài, y phục, xác thân.

2- Santasha : An phận.

3- Tapas : Khổ hạnh, tự nghiêm khắc với mình.

4- Svadhyaya : Phát triển bản ngã, kỷ luật tư tưởng, làm chủ cái trí.

5- Ishvara Pranidhana : Tư tưởng luôn luôn hướng về Thượng Ðế, có thể nói là chiêm ngưỡng Ðức Thượng Ðế (Cung hiến).

3- ASANA : Tư thế.

4- PRANAYAMA : Ðiều tức.

Về phương diện thực tập là sự kiểm soát sanh lực Prana, sự điều khiển cách thở.

5- PRATYAHARA.

Là quyền năng ngăn ngừa cái Trí khỏi bị ảnh hưởng những cảm giác của xác thịt.                             

6- DHARANA : Ðịnh Trí.

7- DHYANA : Tham Thiền.

8- SAMADHI : Ðại Ðịnh , Xuất thần.

Trong Ðạo Ðức phải nhiều năm Tham Thiền rồi mới đi tới Ðại Ðịnh. Lúc nầy hành giả bỏ xác thân lên mấy cõi cao, xác thân mê man không còn biết cảm giác chi nữa. Nhưng mà chừng trở về nhập xác, hành giả nhớ hết những điều đã kinh nghiệm.

Ở ngoài đời, các nhà khoa học, các nhà bác học cũng phải Ðại Ðịnh vậy. Nhưng họ chuyên lo các vấn đề vật chất thuộc về bên ngoài.

Tuy nhiên người học Ðạo có thể Ðại Ðịnh trong một mức độ nhỏ bé là :

Ngày đêm cứ thấy mình quì dưới chơn Sư Phụ hoặc dưới chơn Ðức Bồ Tát hay là Ðức Phật
 


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l hình ảnh l bài vở