Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

PHỔ HỆ CON NGƯỜI

(The Pedigree of Man)

Tác giả Annie Besant

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

 

                                                Một loạt bốn bài thuyết tŕnh do Tiến sĩ Annie Besant tŕnh bày

(ở Đại hội Thường niên Thông Thiên Học tại Adyar)

 trong suốt tháng 12 năm 1903.

MỤC LỤC

Phổ hệ Tinh thần

Phổ hệ Thể chất

Phổ hệ Trí tuệ

Các Giống dân

 

1. PHỔ HỆ TINH THẦN

 

Ở các xứ phương Tây, trong ṿng 50 năm vừa qua, khoa học đă ra sức truy nguyên cái gọi là phổ hệ của con người. Ở Đức, ở Pháp và ở Anh các nhà khoa học đă cố gắng sắp xếp một số lớn những sự kiện được sưu tập để vẽ ra một cây phổ hệ ngơ hậu biểu diễn cách thức mà con người tiến hóa từ t́nh trạng sương mù-lửa lên tới người văn minh ngày nay. Khó khăn lớn về phổ hệ này của con người là do sự kiện chúng chỉ áp dụng được cho thể chất của con người: khi truy nguyên thể xác ấy các nhà khoa học đă dơi theo từng bước phương thức mà cái cơ thể phức tạp và kỳ diệu ấy được kiến tạo từng tế bào qua mọi giới trong thiên nhiên. Họ đă thực hiện công tŕnh này một cách vô cùng kiên nhẫn và thành công một phần lớn, mặc dù việc họ không biết những chu kỳ tăng trưởng liên tiếp đă gây ra nhiều sự lẫn lộn, cứ ghép đại với nhau nhiều loại h́nh cách xa nhau vô lượng thời không tính nổi, rồi lại lộn đầu lộn đuôi về tŕnh tự rất nhiều, đưa hậu duệ lên ngôi vị tổ tiên.

Nhưng khi ta truy nguyên ngay cả chính xác được phổ hệ của thể xác con người th́ ta vẫn không truy nguyên được phổ hệ con người. Con người đâu chỉ là thể xác, thể xác chẳng qua chỉ là bộ quần áo mà nó đang mặc và ta chẳng bao giờ hiểu được con người khi ta bỏ qua phổ hệ Tinh thần khiến cho nó trở nên vĩnh hằng và phổ hệ Trí tuệ vốn là một khía cạnh của Tinh thần ấy biến dị trong thế giới vật chất, và để biểu lộ thành trí năng và tâm trí. Vậy là phổ hệ con người của khoa học đều bị dẹp sang một bên, do đó chỉ là bản chất riêng phần của phổ hệ và do sự kiện ta chỉ đang độc quyền bàn tới các bộ phận ít ỏi nhất của con người.

Trong giáo huấn Thông Thiên Học - giáo huấn này đă được các bậc Thánh hiền vĩ đại trong quá khứ ban cho ta, lại được củng cố, kiểm chứng và lập lại qua hết thánh kinh này tới thánh kinh khác trong mọi tôn giáo lớn trên thế giới - ta ắt t́m được một phổ hệ đúng hơn v́ nó bàn tới mọi bộ phận trong bản chất con người. Chẳng phải chỉ mỗi một Kinh điển Ấn Độ mới có, mặc dù về phương diện này th́ kinh điển Ấn Độ là đầy đủ nhất để cho ta có thể t́m ra những dấu vết của sự khai thị nguyên sơ ấy, để cho ta có thể hiểu được một điều ǵ đấy về con đường dài dằng dặc, mà con người đă đi trong suốt cuộc hành tŕnh từ giới khoáng vật lên tới Thượng Đế; không đâu, lẽ ra tôi nên nói từ khoáng vật lên Thượng Đế v́ quả thật chẳng những trong kinh điển Ấn Độ mà kinh điển Hồi giáo cũng có nói: “Chúng ta từ Thượng Đế mà ra, rồi chúng ta sẽ trở về với Thượng Đế”.

Thế th́ để cho ta có thể truy nguyên đúng đắn được phổ hệ của con người, ta nên dơi theo những nét phác họa tổng quát mà đại đệ tử của các nhà Thánh hiền là H. P. B. đă nêu ra; ở đây tôi xin hoan nghênh bà với ḷng biết ơn sâu sắc nhất về ánh sáng và tri thức mà bà đă mang lại cho thế giới hiện đại. Ngay từ đầu của những bài thuyết tŕnh này, tôi xin công nhận ḿnh biết ơn rất nhiều tác phẩm vĩ đại, Giáo Lư Bí Truyền của bà mà tôi đă rút ra từ đó toàn bộ kế hoạch và vô số chi tiết. Tôi chỉ thêm vào một số sự kiện để lấp đầy một vài khoảng trống bắc cầu qua một vài vực thẳm, nhưng có lẽ hầu hết tư liệu đều có ở đây và được rút ra từ bảng ghi chép khối tri thức huyền bí đồ sộ của bà qua sự lĩnh hội các sự kiện vĩ đại.

Bà có dạy chúng ta rằng muốn hiểu được con người và phổ hệ của nó th́ ta phải ghi rơ ba đường lối tiến hóa lớn: một là sự tiến hóa tinh thần cho đến nay là quan trọng nhất, v́ Tinh thần là chủ của vật chất, dẫn dắt nó, uốn nắn nó, định h́nh nó và nếu ta không biết được phổ hệ Tinh thần th́ ta vẫn c̣n không giải được nan đề về con người. Kế đến là ở cực bên kia của bản chất con người tức thể xác, ta có phổ hệ của cơ thể con người. Phổ hệ Tinh thần là việc Tinh thần từ từ từng bước giáng xuống nhập vào vật  chất. Phố hệ Thể chất là kết quả của việc Tinh thần leo từ Vật chất đi lên Tinh thần, định h́nh vật chất để biểu diễn được những quyền năng cố hữu của ḿnh. Thế rồi khi quan sát hai đường lối lớn này, một từ trên xuống, một từ dưới lên, ta ắt đi tới một điểm mà ở đó đường lối tiến hóa thứ ba trong phổ hệ con người nối liền hai đường lối nêu trên, liên kết chúng lại để h́nh thành con người. Đó là cơ tiến hóa trí tuệ nghĩa là chơn ngă giáng lâm chiếm hữu đền thờ tạm là thể xác để nối liền cái đền thờ tạm mà Tinh thần đang ấp ủ bên trên, đó là v́ nó có ảnh hưởng tinh vi để Định h́nh và uốn nắn thể xác. Khi ta truy nguyên cơ tiến hóa tinh thần, cơ tiến hóa thể chất và cơ tiến hóa trí tuệ th́ trước mắt ta mở ra một bức tranh mênh mông, trong đó ta có thể thấy được toàn bộ phổ hệ của con người được truy nguyên theo những nét phác họa tổng quát nhưng minh giải và ta có thể bắt đầu kiểm soát được một điều ǵ đó về cái kỳ quan là Bản chất Con người vốn là Thượng Đế, nhưng Thượng Đế ở trong một h́nh tướng biểu lộ, cho nên chỉ có bản thể và quyền năng của Thượng Đế thôi.

H. P. B. có dạy: “Trong Thiên nhiên có tồn tại một cơ tiến hóa tam bội để tạo ra ba Bản vị tuần hoàn; nói cho đúng hơn là ba cơ tiến hóa riêng rẽ, nhưng trong Thái Dương Hệ của ta chúng lại đan xen vào nhau và ḥa quyện không gỡ ra được ở mọi điểm . . . 1. Cơ tiến hóa Chơn thần theo như tên gọi hàm ư có liên quan tới việc Chơn thần tăng trưởng và phát triển thành ra những giai kỳ hoạt động c̣n cao siêu hơn nữa, cùng với 2. Cơ tiến hóa Trí tuệ được biểu diễn bởi các “đấng thông tuệ có Trí” (các Thái dương Thiên thần tức các Tổ phụ thiếu lửa sáng tạo), các ngài ban trí tuệ và tâm thức cho con người, và 3. Cơ tiến hóa Thể chất được biểu diễn bởi các bào ảnh của các Thái âm Tổ phụ mà Thiên nhiên đă cống hiến cái thể xác hiện nay quanh quẩn đó . . . Chính sự hiệp nhất ba luồng tiến hóa này nơi con người khiến cho con người trở thành một thực thể phức hợp như ngày nay”.

Bây giờ tới nhiệm vụ lớn lao c̣n ở trước mắt chúng ta trong những bài thuyết tŕnh này. Bàn tay của tôi quá yếu ớt để thực hiện công tŕnh ấy, đôi môi của tôi quá ngọng nghịu nên không đủ sức thốt nên lời diễn tả cái công tŕnh ấy, nó quả thật vĩ đại so với bản thân tôi vốn vừa hạn chế về tri thức lại vừa thiếu quyền năng để thu thập tri thức. V́ vậy tôi chỉ hi vọng đưa ra cho các bạn một số thành quả của công tŕnh nghiên cứu được dẫn dắt bởi tri thức hơn hẳn chính tri thức của tôi; tôi hi vọng rằng ḿnh không áp đặt lên các bạn một kế hoạch mà các bạn bắt buộc phải chấp nhận; song tôi chỉ nêu ra những điều nói bóng gió mà một học viên có thể tŕnh bày với các học viên khác để giúp cho các bạn tự ḿnh nghiên cứu và khảo cứu; may ra th́ tôi có thể đóng vai tṛ một sợi chỉ hồng dùng làm manh mối đưa các bạn qua cái mê lộ Thiên nhiên ngơ hầu giúp cho các bạn phấn đấu băng ngang qua đó.

Tôi xin xét đường lối đầu tiên trong ba đường lối của phổ hệ con người, đó là Phổ hệ Tinh thần. Muốn hiểu được điều này ta phải bắt đầu bằng hai nét phác họa lớn. Một là phác họa của Huyền giai sáng tạo vĩ đại gồm các Đấng thông tuệ mang tính tinh thần; trong a tăng kỳ kiếp của những vũ trụ quá khứ, các ngài đă hoàn tất cơ tiến hóa nhân loại của chính ḿnh, đă leo lên tới mức cùng cộng tác với Thượng Đế để định h́nh một Quả trứng Thế giới mới: đó là các Huyền giai chỉ đạo và uốn nắn, các Kiến trúc sư, Công tŕnh sư của Thái Dương Hệ. Ta cần có một ư niệm nào đấy cho dù mơ hồ, bất cập và vô ư nghĩa đến đâu đi chăng nữa - về các Huyền giai bao la tràn ngập trong Thái Dương Hệ ta mà ta chịu ơn về cơ tiến hóa tinh thần của ḿnh; đó là một ư niệm nào đấy điểm xuyết sự tôn kính cho dù bất toàn đến đâu đi nữa đối với các ngài vốn là sự sống của vũ trụ. Các ngài hướng dẫn cả cơ tiến hóa tinh thần, trí tuệ lẫn thể chất của ta. Nét phác họa thứ nh́ là Môi trường Tiến hóa, nơi mà các cơ tiến hóa diễn ra trong đó.

Thế mà theo ghi chép cổ truyền trong Huyền bí học - về phương diện này đồng nhất với hầu hết giáo huấn cổ truyền của Ấn giáo - ta thấy Thái Dương Hệ của ta có một thọ mệnh trải dài đằng sau nó tới tận cái mà đối với ta là một quá khứ vô tận; có thể nói ta đếm chừng 1.955.884.703 năm tính tới hiện nay (nghĩa là năm 1903), đó là một thời kỳ mênh mông đến nỗi tôi cũng chẳng biết nói làm sao, cho nên mới dùng từ quá khứ vô tận để diễn tả ư niệm ấy cho đầu óc con người.

Truy nguyên tới tận cái quá khứ xa xăm ấy, ta thấy phải dùng một tỉ dụ huy hoàng về Đức Bàn Cổ khi Thượng Đế là một Quang Sơn (Mountain of Light) xuất hiện để soi sáng cho bóng đêm. Ta không biết dùng từ ngữ nào hay hơn để diễn tả cái ư niệm buổi b́nh minh của một vũ trụ mới, ngôn từ hầu như chỉ ngăn trở cái đường lối diễn tả ư niệm mơ hồ Ánh sáng xuất lộ giữa bóng tối khôn ḍ. Đó là cái phép tỉ dụ Đức Bàn Cổ vốn là thủy tổ của loài người đă dùng khi ngài muốn miêu tả cho con người biết buổi b́nh minh của Thái Dương Hệ.

Thế rồi ta được biết - và ta chỉ có thể kính cẩn lập lại điều ḿnh được biết - rằng Thượng Đế bộc lộ ra thành một biểu lộ tam bội, thành ba H́nh tướng và từ cái ánh sáng nhiệm mầu mà ta thấy phóng phát ra những nét phác họa kỳ diệu huy hoàng thành ba H́nh tướng đại hùng của Thượng Đế. Đó là cái Quyền năng, các Khía cạnh của Thượng Đế phải được biểu lộ trong vũ trụ vị lai: Đấng Sáng Tạo, Đấng Bảo Tồn, Đấng Hủy Diệt khi sắp tới lúc kết liễu Thái Dương Hệ. Ta có thể diễn tả tùy ư, đó là Đấng Nhất Như qua ba H́nh tướng hoặc ba Đấng mà bản thể đều là Đấng Nhất Như. Ta mơ hồ cảm nhận được rằng ta nh́n đăm đăm vào ba cái Cơ nguyên ấy vốn xuất hiện với mục đích để vận hành chứ không phải để chia chẻ cái Tâm thức bao trùm vạn vật đang làm cho Chúng linh hoạt. Ta tạm gọi các H́nh tướng nhiệm mầu này là Thượng Đế Ngôi Lời khi dùng thuật ngữ Hi Lạp có nghĩa là Linh từ, bởi v́ ư niệm âm thanh tác động diễn tả được vô số quyền năng của đấng thiêng liêng biểu lộ - Âm thanh Sáng tạo, Âm thanh Bảo dưỡng, Âm thanh Hủy diệt. Thế mà trong mọi tôn giáo đều có tam vị nhất thể này, ngoại trừ thỉnh thoảng v́ những nguyên nhân nhất thời tạm bợ mà người ta không nêu rơ nó dứt khoát. Trở lại tới tận xứ Chaldea, rồi nghiên cứu những di tích rút ra được từ những ngôi mộ người Ai Cập đă chết, những điều bí mật do các xác ướp bộc lộ th́ ở đâu đâu cũng giống như trong kinh điển Ấn Độ, ta cũng đều thấy tỏa sáng ba Ngôi từ một Thể và một Thể thiên tính trong bản thể của ba Ngôi qua những quyền năng biểu lộ.

Thế là xung quanh cái Tam vị Nhất thể mầu nhiệm ấy, ta thấy có ánh sáng xuất lộ từ đó vốn là thành quả của những vũ trụ quá khứ, đă leo lên được tới cái đỉnh cao tinh thần ṿi vọi ấy; và giữa ánh sáng đó, ta lờ mờ thoáng thấy những H́nh tướng kế tiếp mà các Đấng ta gọi là Thất nguyên. Ngôn từ miêu tả hồng danh áp dụng cho con số bảy khác nhau trong những tôn giáo khác nhau. Người Ấn giáo nói tới bảy con của Aditi, c̣n thứ tám là Mặt trời, mỗi đứa con đều có “nhà” riêng của ḿnh. Chúng được gọi là bảy Chơn linh nơi Mặt trời; c̣n Ai Cập thời xưa đặt tên cho chúng là bảy Thần linh Bí nhiệm. Trong Bái hỏa giáo của Zoroaster chúng được gọi là bảy Amshaspends. Trong đám tín đồ Do Thái giáo đó là bảy Sephiroth, c̣n trong các tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo th́ đó là bảy Tổng Thiên Thần. Tên gọi chẳng có ǵ quan trọng. Chỉ cần để ư rằng mọi tôn giáo đều nêu rơ các ngài đứng xung quanh tam vị nhất thể biểu lộ, có thể nói tạo thành các vị Phó vương của Thượng Đế trong Đế quốc mênh mông là Thái Dương Hệ, mỗi ngài có giới thiên nhiên của chính ḿnh, mỗi ngài đều quản trị bộ môn của chính ḿnh. Trong Thông Thiên Học ta gọi các ngài là Hành tinh Thượng Đế bởi v́ bảy Đấng Chơn Linh nơi Mặt trời này bao giờ cũng được đồng nhất hóa với bảy hành tinh thánh thiện vốn là thể xác của các ngài; các hành tinh ấy dưới dạng ngoại hiện chính là các bầu hành tinh ở đây mà một số bầu hợp thành Thái Dương Hệ của ta; nhưng xét về bản chất tinh thần th́ các ngài là những đứa Con đại hùng của Aditi. Mỗi ngài đều có nhà riêng nghĩa là hành tinh riêng của ḿnh, chủ tŕ giới thiên nhiên riêng của ḿnh, là một bộ phận xác định trong vũ trụ Thái Dương Hệ.

Lại nữa, xung quanh đó ở một vành đai rộng lớn hơn có các Đấng đại hùng gồm các Huyền giai là Huyền giai Sáng tạo tức 12 Huyền giai Sáng tạo của vũ trụ.

Đứng đầu 12 Huyền giai này là 12 vị Đại Thần Linh có mặt trong mọi câu chuyện thời xưa, lù lù ra trong không gian mênh mông huy hoàng ở khoảng cách rất xa nơi các ngài cư trú. Các ngài được tŕnh bày tượng trưng qua các Cung Hoàng đạo quen thuộc; đó là v́ Hoàng đạo không phải là chuyện hoang tưởng đời nay mà do các bậc Đạo sư dũng mănh đă truyền lại cho Giống dân thứ Tư; ta có thể đọc lại trong phần ghi chép của chính ḿnh tên tuổi của một số đạo sư này mà một Đấng trong đó là Asuramaya, lừng danh là nhà thiên văn học vĩ đại đầu tiên; chính ngài truyền lại Hoàng đạo cho Ai Cập và Ấn Độ.

Các pháp luân thiên văn học này là biểu tượng, là ảnh tượng mà thiên cơ của Thái Dương Hệ được ghi chép trong đó; theo truyền thuyết quá khứ ta t́m ra được manh mối dẫn ta đi qua mê lộ này để cho ta ngộ ra được tại sao ta được dạy cho biết một hành tinh lại “chủ tŕ” nghĩa là Tinh quân của một trong các cung Hoàng đạo. Ấy là v́ Hành tinh tức Chơn linh Hành tinh, c̣n Cung Hoàng đạo chính là một trong các Huyền giai Sáng tạo chủ yếu, bao hàm bên trong ḿnh các Huyền giai c̣n lại dưới dạng phân Huyền giai; và dưới sự kiểm soát điều khiển của ngài, các phân Huyền giai này tạo lập giới thiên nhiên riêng của ngài giúp cho các Chơn thần trong đó tiến hóa. Nếu ta nhớ kỹ điều này th́ ảnh tượng ấy mặc dù mầu nhiệm cũng không thể gây lẫn lộn được. Trước hết là Tam vị Nhất thể vĩ đại; xung quanh Tam vị Nhất thể ấy có bảy Chơn Linh vốn là Phó vương trong vũ trụ Thái Dương Hệ.

Xung quanh đó lại có 12 Huyền giai Sáng tạo, bận bịu công việc kiến tạo vũ trụ Thái Dương Hệ. Thế mà ở tŕnh độ tiến hóa hiện nay th́ trong số 12 Huyền giai Sáng tạo này có năm Huyền giai đă vượt ra khỏi tầm hiểu biết của ngay cả các bậc Đạo sư vĩ đại và tiến bộ nhất trên thế giới; bốn Huyền giai đă giải thoát hoàn toàn c̣n một Huyền giai đang mấp mé ở ngưỡng giải thoát; cho nên trong cơ tiến hóa của chính ta giờ đây ta chỉ dính dáng tới bảy Huyền giai Sáng tạo.

Có thể nói tất cả các ngài đều liên quan tới ta, vốn là một mảnh vụn của Thượng Đế, một bộ phận của Thượng Đế, là Tự ngă Linh hoạt, bản thể sống động và giờ đây ta thấy ḿnh bao gồm một trong chính các Huyền giai này ở bản chất cao siêu nhất, mang tính tinh thần nhất. Ta hăy cố gắng thoáng nh́n được những đặc trưng chủ yếu của các Ngài, v́ ta cần đặc trưng hóa - cho dù mơ hồ đến đâu đi nữa - mỗi một trong các Ngài sao cho ta không thể bị lóa mắt đi hoàn toàn trước các Ngài do các Ngài ngự trong ánh quang huy làm cho mắt ta muốn ḷa luôn.

Trước hết là Huyền giai chỉ mô tả được bằng những từ ngữ liên quan tới lửa; vốn là các Thần khí Vô h́nh Vô tướng của Lửa; các Ngài được gọi là Tinh Quân Lửa, Ngọn Lửa Thiêng, Lửa Thiêng, Sư tử Lửa; Sư tử Hằng sống; hết hồng danh này tới hồng danh khác, hết h́nh dung từ này tới h́nh dung từ khác. Mọi thứ ấy đều loanh quanh ở thuộc tính Lửa, bởi v́ ta đă bảo rằng các Ngài là Sự Sống và Tâm của vũ trụ, là Tự ngă, là Ư chí Vũ Trụ, và thông qua các Ngài mới có cái tia của Thượng Đế là Tự ngă Tối cao, làm linh hoạt tự ngă là Chơn thần nơi Con người.

Dưới các ngài là Huyền giai thứ nhi có bản chất lưỡng bội, là “những đơn vị lưỡng bội”, Lửa và Dĩ thái, Lư trí biểu lộ, minh triết của Thái Dương Hệ mà ta gọi là Hồn Vũ trụ, nó làm linh hoạt Hồn nơi Chơn thần của con người.

Lại dưới các Đấng này có Huyền giai thứ ba là Đại Trí tức Trí Vũ trụ, “bộ ba” Lửa, Dĩ thái và Nước, tức Hoạt động Vũ trụ, đó cũng là ư chí cấp một phần bản thể của ḿnh cho Chơn thần con người khi nó giáng xuống.

Đây là các Huyền giai Sáng tạo Vô sắc tướng v́ ngự trong vật chất quá tinh vi cho nên không thể khoác lấy một h́nh tướng hạn chế, vật chất ấy tinh vi đến nỗi mọi h́nh tướng đều ḥa quyện và thâm nhập lẫn nhau bên trong phạm vi vật chất đó.

Dưới các Huyền giai này là các Huyền giai Sáng tạo có Sắc tướng; trước hết là Huyền giai thứ tư tức là Huyền giai của chính chúng ta, Huyền giai các Chơn thần nhân loại vốn chưa hề rời bỏ ḷng Từ phụ Tối cao. Thật ra ta vẫn ở măi trong đó, không tách rời khỏi ngài được, mặc dù đối với chúng ta v́ lạc trong mê lộ vật chất cho nên ta thấy dường như ḿnh hoàn toàn riêng rẽ và cô lập. Ta chỉ có thể lờ mờ thoáng thấy được các ngài khi các ngài xuất hiện trong sự vinh quang của giáng sinh, nghĩa là “một cá tính tinh thần nào đấy” vốn đă trở nên biệt lập hơn trên các cơi thấp, chốc nữa ta sẽ quay lại đề tài này sau khi đă vội vă phác họa thô thiển về bảy Huyền giai lớn với mục đích giúp ta có được một tổng quan về toàn bộ đề tài này. Ta gọi các ngài là các Đấng Hằng Sống bất diệt, đó là Huyền giai thứ Tư trong số  bảy Huyền giai Sáng tạo (trong 12 Huyền giai Sáng tạo) có dính dáng tới ta.

Thế rồi ta xét tới ba Huyền giai sau này vốn bao hàm bên trong ḿnh nhiều Đấng đă nhập vào cơ tiến hóa thuộc hệ thống hành tinh của chính ta trong vô lượng kiếp quá khứ mà ta có thể học hỏi được nhiều hơn một chút về các ngài bởi v́ các ngài có liên quan tới cơ tiến hóa của chính ta.

Huyền giai thứ Năm được gọi là Huyền giai Cá sấu với biểu tượng là ngôi sao năm cánh. Các khía cạnh lưỡng bội tinh thần và lưỡng bội thể chất của Thiên nhiên (lưỡng bội theo nghĩa dương và âm) xuất hiện trong Huyền giai này giao chiến với nhau; đó là Huyền giai ngổ nghịch, “nổi loạn” trong nhiều thần thoại.

Bây giờ ta có nghe nói nhiều về một số Huyền giai này mà ta gọi là Asuras vốn sinh ra từ cơ thể thứ nhất của Brahma, bị đào thải trở thành Bóng tối. Một số lớn Đấng trong Huyền giai này xuất phát từ một vũ trụ Thái Dương Hệ trong quá khứ, rồi có thể nói là trưởng thành trong môi trường của Hành tinh Thượng Đế. Các Đấng này dường như cũng được gọi là Asuras, nhưng ta chỉ đặc biệt quan tâm tới các đấng sinh ra từ Cơ thể Bóng tối và thuộc về cơ tiến hóa của vũ trụ Thái Dương Hệ này. Đây là các đấng có quyền năng tinh thần và trí thức tinh thần lớn lao, nhưng ẩn sâu bên trong các ngài là mầm mống bản thể của Ahamkara, tức là Năng lực chấp ngă vốn cần thiết cho con người tiến hóa. Các ngài là thành quả của dăy hành tinh thứ nhất, khi ta tiến bộ hơn th́ ta ắt sẽ làm quen nhiều hơn với từ ngữ này.

Huyền giai thứ sáu trong số các đại Huyền giai này bao hàm một số vị mà chúng ta cũng có thể nhận ra, họ sinh ra từ Cơ thể của Brahma vốn được gọi là Thể Ánh sáng tức Ban ngày. Ta thấy một nhóm Thiên thần tỏa sáng giữa Tập đoàn Thiên thần này, đặc trưng vinh quang, đó là Tổ phụ của các Thiên thần được gọi là Agnishvattas. Các ngài được gọi là “Chư Thiền na lục bộ”, các ngài ban cho con người mọi thứ ngoại trừ Atma và thể xác, v́ vậy ta gọi các ngài là đấng ban cấp “năm nguyên khí trung gian của con người”. Các ngài hướng dẫn Chơn thần hoạch đắc các nguyên tử trường tồn liên quan tới các nguyên khí này tức là “nguyên sinh chất ngũ bội”. Các ngài là thành quả của dăy hành tinh thứ nh́. Huyền giai này cũng bao gồm tập đoàn rộng lớn Chư thiên, các Tinh linh Thiên nhiên cao nhất, tức Tinh linh ngũ hành của Giới Trung gian.

 Huyền giai thứ bảy bao gồm các đấng mà ta biết nhiều nhất với tên gọi là Nguyệt Tổ phụ hoặc Barhishad Pitris, các ngài sinh ra từ Cơ thể của Brahma được gọi là Thể Tranh tối Tranh sáng, Sandhya. Các ngài có liên quan tới cơ tiến hóa thể chất cũng giống như các Agnishvatta Pitris có liên quan tới cơ tiến hóa trí năng của con người, sao cho khi tiếp tục nghiên cứu ta ắt gặp lại cả hai Huyền giai này. Thế rồi xung quanh các ngài thuộc về Huyền giai này ta thấy đông đảo những tác nhân có trước các ngài để thực hiện công tŕnh, gồm tập đoàn lớn Chư thiên, các Tinh linh Thiên nhiên hạ đẳng tức Tinh linh ngũ hành thuộc giới thấp nhất, vốn có dính dáng tới việc thật sự kiến tạo cơ thể của con người. Ở đây cũng có “tinh thần của các nguyên tử”, vốn là hạt giống tiến hóa trong các kiếp tương lai chẳng dính dáng ǵ với ta ở đây.

Vậy là bảy đại Huyền giai Sáng tạo trải dài ra trước mắt ta một cách huy hoàng, sẵn sàng công tŕnh điều khiển sự bộc lộ những quyền năng tinh thần trong một vũ trụ vật chất.

Bây giờ các bạn hăy cùng tôi xem xét nét phác họa lớn thứ nh́ về Diễn trường Tiến hóa. Tôi sẽ lướt nhanh qua vấn đề này v́ những nét phác họa của nó sẽ trở nên rất rơ rệt khi ta bàn tới cơ tiến hóa thể chất; nhưng ta không thể lĩnh hội được đặc điểm của cơ tiến hóa tinh thần nếu ta không có trước mặt ḿnh những nét phác họa tổng quát về Diễn trường mà cơ tiến hóa xảy ra trong đó. Tôi gọi nó là Diễn trường và mượn thuật ngữ này từ Chí Tôn Ca, bởi v́ nó chính là loại h́nh vật chất ấy. Từ ngữ đó diễn tả hay hơn bất cứ điều ǵ tôi có thể tự ḿnh đặt ra gồm tất cả những ǵ bao hàm bên dưới danh xưng Vật chất mà cơ tiến hóa phải tiếp diễn trong đó. Bây giờ ta chỉ hạn chế vào phạm vi của một Hành tinh Thượng Đế chúng ta thuộc về ngài, v́ mỗi Hành tinh Thượng Đế đều chủ tŕ một Diễn trường Tiến hóa và ta phải nghiên cứu nó. Tôi chỉ bàn tới những nguyên khí căn bản. Trước hết hăy lĩnh hội rơ rệt và ghi nhớ các giai kỳ của Diễn trường này. Chúng cứ được lập đi lập lại và một khi ta đă lĩnh hội được chúng th́ đó ắt là sợi chỉ hồng manh mối dẫn ta đi qua mê lộ. 

Có bảy giai đoạn lớn trong cơ tiến hóa tinh thần. Trong ba giai đoạn th́ Tinh thần giáng xuống. Khi giáng xuống, tinh thần ấp ủ bên trên vật chất một vài quyền năng, một vài phẩm chất, một vài thuộc tính và chúng vốn là thành quả của ba giai đoạn đầu tiên khi Tinh thần giáng xuống. Rồi tới một giai đoạn thứ tư, riêng rẽ khi Vật chất được phú cho đủ thứ quyền năng và thuộc tính như vậy bèn bước vào quan hệ đa tạp với Tinh thần, tái tạo giờ đây đăng nhập vào vật chất. Đây chính là cuộc đại chiến trong vũ trụ, xung đột giữa Tinh thần và Vật chất, Băi Chiến Trường gồm các lực lượng bao la hai đội quân đối nghịch. Ở đây, trong bộ phận diễn trường này ta có mức thăng bằng; khi bước vào vô số quan hệ với Vật chất, Tinh thần mới đầu bị đánh bại; rồi tới một mức thăng bằng khi đôi bên bất phân thắng bại; rồi từ từ Tinh thần bắt đầu chiến thắng được Vật chất, sao cho khi đă qua giai đoạn thứ tư này th́ Tinh thần làm chủ được Vật chất và sẵn sàng thăng lên qua ba giai đoạn nữa để hoàn tất bảy giai đoạn. Trong ba giai đoạn này, Tinh thần tổ chức Vật chất mà ḿnh làm chủ và làm linh hoạt, biến đổi nó theo chủ đích của riêng ḿnh, định h́nh nó để chính ḿnh biểu hiện sao cho Vật chất có thể trở thành phương tiện giúp biểu lộ tích cực mọi quyền năng của Tinh thần; ba giai đoạn cuối cùng do Tinh thần thăng lên đảm nhiệm. Vậy là ba giai đoạn giáng xuống cung cấp phẩm chất; một giai đoạn chiến đấu tạo lập các quan hệ đa bội và ba giai đoạn thăng lên trong đó Tinh thần định h́nh Vật Chất thành ra hiện thể toàn bích của ḿnh cần có để tự biểu lộ.

Bây giờ ta phải nhớ kỹ ư niệm chính ấy, v́ nó được lập đi lập lại trong mọi giai đoạn, nó chi phối mỗi giai đoạn bất chấp biết bao nhiêu sự phức tạp bổ sung có thể đánh dấu giai đoạn ấy; nó cung cấp đi cung cấp lại cái manh mối vốn là một sợi chỉ đỏ giúp ta trong lúc lạc đường bởi sự hỗn độn của các Dăy hành tinh, Cuộc tuần hoàn, Bầu hành tinh và Giống dân, là một nguồn phong phú xiết bao gây rối rắm cho học viên Thông Thiên Học.

C̣n điều ǵ kế tiếp mà ta phải lĩnh hội? Đó chính là cái gọi là Dăy hành tinh. Khi được xét chung th́ nó tạo thành hiện thể của Hành tinh Thượng Đế, mà sự sống của Ngài nhập thể trong đó. Có bảy giai đoạn phải được trải qua, cho nên ắt có bảy Dăy hành tinh; ba Dăy trong đó Tinh thần giáng xuống; một Dăy thứ tư trong đó Tinh thần và Vật chất liên kết với nhau, ḥa quyện vào nhau h́nh thành vô số quan hệ; rồi tới ba Dăy leo lên, vào cuối lúc này tất cả lại trở về trong ḷng Hành tinh Thượng Đế để ḥa lẫn vào Thượng Đế mang theo thành quả của cơ tiến hóa. Như vậy, ta có thể nghĩ Dăy hành tinh là các cơ thể trong đó sự sống của Hành tinh Thượng Đế luân hồi qua bảy lần, mỗi Dăy bắt đầu bằng thành quả của Dăy trước ḿnh, mỗi Dăy là truyền thừa cho Dăy sau ḿnh những ǵ ḿnh đă thực hiện.

Thời kỳ kéo dài một Dăy hành tinh được gọi là cơ tiến hóa hành tinh, tiếp theo cơ tiến hóa ấy là cơ Hoại diệt hành tinh; khi cơ tiến hóa kết liễu các thực thể có những nguyên khí cao nhất đă tiến hóa được trong thời gian ấy chuyển sang một trạng thái siêu thức cực lạc tức Niết bàn hành tinh, c̣n những thực thể chưa tiến hóa xa đến mức ấy ch́m vào một giấc ngủ êm đềm. Các Đấng nhập Niết bàn này không tái sinh trở lại chừng nào Dăy hành tinh tiếp theo c̣n chưa triển khai được những hiện thể thích hợp để cho họ tăng trưởng thêm nữa.

Ta hăy khảo sát chỉ một Dăy hành tinh thôi để xem nó cấu tạo ra sao và đâu là những mối liên kết tạo thành Dăy hành tinh. Mỗi mối liên kết của Dăy hành tinh chính là một Cuộc tuần hoàn, một sự chu lưu sự sống, một làn sóng sinh hoạt chạy một ṿng hoàn chỉnh dựa trên nguyên tắc nêu trên khi trải qua bảy giai đoạn; trong ba giai đoạn đầu, sự sống giáng xuống vật chất sinh ra càng ngày càng nhiều h́nh tướng vật chất; trong giai đoạn thứ tư, làn sóng sinh hoạt triển khai ra các h́nh tướng để sự xung đột được tiến hành trong đó; trong ba giai đoạn c̣n lại, làn sóng sinh hoạt thăng lên và các h́nh tướng mà nó đă sản sinh ra trở nên càng ngày càng mang tính tinh thần. Hơn nữa, mỗi Cuộc tuần hoàn của làn sóng sinh hoạt lại triển khai một giới trong thiên nhiên (ba giới tinh linh ngũ hành, giới khoáng vật, giới thực vật, giới động vật, giới nhân loại) tiến hóa tới mức hoàn thiện cao nhất trong loại h́nh của ḿnh; thật ra các loại h́nh tương lai không thuộc về Cuộc tuần hoàn này vẫn hiện diện nhưng ít nhiều mang tính phôi thai so với mức phát triển trong tương lai. Vậy là bảy Cuộc tuần hoàn, bảy ṿng liên tiếp của làn sóng sinh hoạt chính là những mối liên kết hợp thành Dăy hành tinh.

Ta lại xét chỉ một Cuộc tuần hoàn thôi, chỉ một ṿng làn sóng sinh hoạt thôi th́ ta lại thấy chính nó cũng có bảy giai đoạn, nhưng lần này mỗi giai đoạn là một Bầu hành tinh, một thế giới. Trong ba giai đoạn đầu, các h́nh tướng được triển khai; trong giai đoạn giữa vực sâu được bắc cầu ngang qua h́nh tướng và tinh thần ấp ủ bên trên để cho h́nh tướng được làm linh hoạt; trong ba giai đoạn sau, Tinh thần định h́nh h́nh tướng theo ư ḿnh. Để phân biệt các Bầu hành tinh này với nhau, ta dùng những chữ cái trong bộ mẫu tự từ A tới G và các Bầu hành tinh thuộc cung đi xuống tương ứng với các Bầu hành tinh thuộc cung đi lên. Những Bầu thuộc cung đi lên bộc lộ hoàn chỉnh những ǵ c̣n ở dạng phôi thai được phù trợ trong ṿng cung đi xuống, c̣n Bầu hành tinh giữa là mức thăng bằng xung đột, bước ngoặt chuyển hướng. Bầu A cấu tạo bằng chất trí tuệ tinh vi mang tính nguyên mẫu nghĩa là bao hàm các nguyên mẫu của những h́nh tướng phải được tạo ra trong Cuộc tuần hoàn. H. P. B. có giải thích: “Ở đây ta không được hiểu từ ‘nguyên mẫu’ theo nghĩa của các môn đồ Plato, tức là thế giới vốn tồn tại trong trí của Thượng Đế; mà là thế giới được tạo ra dưới dạng mô h́nh sơ khởi, phải được nối tiếp và cải thiện bằng những thế giới tiếp theo nó tới mức xuống tận cơi trần”. Bầu G tương ứng với Bầu A về mặt vật chất, nhưng thuộc cung đi lên, nó bao gồm các nguyên mẫu của Bầu A đă được đào luyện tỉ mỉ và hoàn chỉnh. Bầu B bằng vật chất trí tuệ thô trược hơn mang tính sáng tạo tức trí thức, nghĩa là bao gồm những loại h́nh cụ thể phái sinh từ các nguyên mẫu, làm nổi bật lên những phẩm chất với các h́nh tướng thô thiển; Bầu F tương ứng với Bầu B trên cung đi lên, bao gồm những h́nh tướng này đă được gia công và tinh luyện. Bầu C bằng vật chất trung giới mang tính thực chất tức tạo h́nh, nghĩa là kiến tạo các h́nh tướng thô thiển thành vật chất thô trược hơn; Bầu E tương ứng với nó biểu lộ vật chất tương tự của các h́nh tướng, nhưng được thích ứng tuyệt vời với chức năng của chúng. Bầu D bằng vật chất cơi trần và là bước ngoặt chuyển hướng, diễn trường xung đột giữa Tinh thần và Vật chất. Lần lượt trong mỗi Bầu hành tinh, qua mỗi giai đoạn th́ một giới lại được phát triển trong Cuộc tuần hoàn, sao cho khi làn sóng sinh hoạt đi hết một ṿng qua bảy Bầu hành tinh, nghĩa là đă hoàn tất một Cuộc tuần hoàn th́ giới ấy cũng tiến hóa hoàn chỉnh. Và mọi giới, ẩn đằng sau đặc trưng duy nhất của Cuộc tuần hoàn đều tiến được một giai đoạn trong đời sinh hoạt phôi thai của ḿnh. Vậy là trong Cuộc tuần hoàn thứ nhất, Giới tinh hoa ngũ hành cao nhất được hoàn chỉnh; hai giới tinh hoa ngũ hành c̣n lại và giới khoáng vật bộc lộ mọi loại h́nh; các giới thực vật, động vật và nhân loại được phác họa, nhưng chỉ sơ khởi v. v. . . Ta sẽ bàn đầy đủ hơn tới vấn đề này ở mục cơ tiến hóa thể chất. Trong kinh Puranas, người ta thường gọi các Bầu hành tinh của Dăy hành tinh ta là Đại châu (Dvipas), chính trái đất ta là Nam Thiên bộ châu (Jambudvipa).

Trường tiến hóa của chính ta phải được nhận thức rơ rệt để cho ta có thể ngộ ra được ḿnh hiện đang đứng ở đâu. Hành tinh Thượng Đế của ta, được gọi là Brahma và có chức năng sáng tạo đối với ta, đă đưa diễn trường của ḿnh đến giai đoạn tiến hóa thứ tư. Ta đang ở Dăy hành tinh thứ tư. Ta chẳng biết ǵ về Dăy hành tinh thứ nhất tức Dăy nguyên h́nh, ngoại trừ việc nghe nói đó là Cơ thể Bóng tối tức Bóng đêm của Ngài, bởi thành quả là các Asuras. Ta cũng chẳng biết ǵ về Dăy hành tinh thứ nh́, Dăy sáng tạo ngoại trừ việc nó là Cơ thể Ánh sáng tức Ban ngày của Ngài với thành quả là các Agnishvatta Pitris. Ta biết chút ít về Dăy hành tinh thứ ba tức Dăy tạo h́nh, v́ Bầu D của nó là Mặt trăng, nó là Cơ thể Tranh tối Tranh sáng của Ngài, đă triển khai ra các Barhishad Pitris cùng với bảy lớp Chơn thần kế vị; ta gọi nó là Dăy Nguyệt tinh. Dăy hành tinh thứ tư tức Dăy hồng trần, là Dăy trái đất, Bầu D của nó là Trái đất, nó là Cơ thể B́nh minh của Ngài và đang cho loài người tiến hóa trên đó.

Sau khi đă nêu ra những phác họa tổng quát về các Huyền giai và Diễn trường th́ ta có thể quay lại nghiên cứu Huyền giai thứ tư, Huyền giai các Chơn thần Nhân loại, phải trở thành “Người” trong Dăy hành tinh Trái đất. Dăy này là Dăy thứ tư, Dăy đấu tranh, thăng bằng, Dăy trong đó Tinh thần và Vật chất liên kết với nhau và ḥa quyện vào nhau, sao cho hai cực thấp nhất và cao nhất của thiên nhiên nối kết lại thành một thực thể phức hợp duy nhất là Con người, vốn là khởi điểm để tiến hóa cao lên. Vả lại, hiện nay các Chơn thần đang ở trên Bầu hành tinh thứ tư, bầu D, tức Trái đất, Bầu thuộc Dăy hành tinh được đặt định liên quan tới các Dăy hành tinh khác. Vậy là các Chơn thần đang ở ngay chính giữa cuộc đấu tranh, ở mức chiến đấu quyết liệt nhất và khó khăn nhất, quả thật là Chiến trường Hành tinh (Kurushetra); ở đây trên Bầu thứ tư của Dăy hành tinh thứ tư có diễn ra cuộc xung đột lớn nhất giữa Tinh thần và Vật chất mà kết cục là Tinh thần chiến thắng.

Tôi đă dùng từ ngữ “Chơn thần Nhân loại”. Tôi xin định nghĩa Huyền Bí học ngụ ư ǵ qua từ ngữ “Con người”. “Con người” là cái thực thể trong vũ trụ - ở bất cứ nơi đâu trong vũ trụ - mà Tinh thần cao nhất đă được trí tuệ nối kết với Vật chất thấp nhất, vậy là tạo ra một Thượng Đế biểu lộ, để rồi dấn tới cứ chinh phục măi, xuyên suốt cái tương lai vô tận trải dài trước mắt ḿnh. “Con người” không nhất thiết là cái h́nh tướng như các bạn thấy hiện nay. Nó có thể có cả triệu h́nh tướng: “Con người” có nghĩa là cái thực thể mà Tinh thần và Vật chất đă bắt tay nhau, trong đó Tinh thần và Vật chất đă hoặc đang trở nên thăng bằng trong đó, rồi rốt cuộc Tinh thần đă chinh phục hoặc sẽ chinh phục được Vật chất.

Trong bất cứ thực thể nào mà những t́nh huống ấy được phát triển th́ ta đều dùng từ ngữ “Con người” để miêu tả thực thể ấy trong các tác phẩm huyền bí. Nó không chỉ giới hạn vào chính chúng ta, vốn là một ṇi giống bé nhỏ yếu đuối trong Huyền giai nhân loại mênh mông. Để biểu thị vị trí tiến hóa của con người trong cơ tiến hóa, tức là đơn vị trung gian mà tôi vừa mô tả, H. P. B. có nói rằng mọi thực thể trong vũ trụ đều đă trải qua giới nhân loại, hoặc nếu chưa trải qua th́ tất yếu phải trải qua; nếu đă tiến hóa vượt mức nhân loại th́ trong quá khứ thực thể ấy ắt đă trải qua giới nhân loại rồi, c̣n nếu chưa tiến hóa tới mức nhân loại th́ trong tương lai thực thể ấy ắt phải trải qua mức đó. Điều ấy không tùy thuộc vào bầu hành tinh này hoặc giống dân này. “Con người” là băi chiến trường của Vật chất với Tinh thần và giống như Yudhishtira, mọi thực thể phải chiến đấu trên Chiến trường (Kurukshetra) của ḿnh, phải chiến thắng trước khi nhập vào giới thiêng liêng. “Con người” là như thế đấy.

Chơn thần là Tinh thần mang tính Thượng Đế, vốn là cực trên của con người, nó sinh ra từ chính Đấng Ishvara hoặc nói cho đúng hơn sinh ra bên trong Ngài, là một trung tâm trong sự sống của Ngài, là “một bộ phận của chính Ta”. “Hỡi đệ tử, hăy ngước mắt lên, con có thấy một hoặc vô số ánh sáng phía trên con không, nó cháy bừng trong bầu trời đen tối nửa đêm?” “Thưa sư phụ, Con cảm nhận một Ngọn lửa duy nhất, con thấy vô số đốm lửa chưa tách rời ra chiếu sáng bên trong ngọn lửa”.

Ngọn lửa là Ishvara, khi Ngài biểu lộ thành Thượng Đế Ngôi Một; các tia lửa chưa tách rời ra là Chơn thần của loài người và các loài khác. Ư chí biểu lộ của Ishvara tác động trong bộ phận này của chính Ngài vốn chưa tách rời khỏi Ngài và ư chí ấy khiến chúng xoay chuyển về phía thế giới vật chất để chuyển sang ngự trong Thượng Đế Ngôi Hai tức Con của Cha; chúng tiếp nhận từ Thượng Đế Ngôi Ba sự tiếp xúc mang lại cho mỗi Chơn thần một “cá tính tinh thần”, vốn là sự hộ tŕ mong manh của tính biệt lập. Chúng nhập vào các luồng tiến hóa để từ ba chia thành bảy và mỗi nhóm có một màu sắc thuộc về Hành tinh Thượng Đế mà nó đă trôi dạt vào đó; thế rồi bảy màu đan xen vào nhau trong cái mê lộ nhiệm mầu gồm những ánh sáng lóe lên - bản ḥa tấu vĩ đại đầu tiên của vũ khúc thiên giới, tức Rasalila của Thái Dương Hệ - cho đến khi bên trong mỗi Hành tinh Thượng Đế ta thấy có bảy tia màu sắc, một vẻ rực rỡ sắc bội khống chế mỗi Chơn thần bằng màu sắc của chính ḿnh, truyền các sắc thái ấy cho mọi tia bên trong ḿnh. V́ thế cho nên kinh điển dạy rằng “mọi người đều sinh ra dưới một hành tinh”, v́ bảy nhóm Chơn thần xuất hiện trên mỗi Bầu của mỗi Dăy hành tinh, mỗi nhóm nhuốm màu sắc của “Ngôi sao chiếu mệnh của Cha”.

Chơn thần vốn c̣n chưa sẵn sàng bắt đầu cuộc hành hương lâu dài, v́ chú tâm của nó c̣n chưa hướng ngoại và ba khía cạnh trong bản chất của nó mô phỏng theo ba ngôi của Ishvara vẫn đang tác động lên nhau bên trong Ngài, chứ chưa xoay chuyển ra Thế giới. Nhưng bây giờ, chúng bắt đầu giáng xuống nhờ có các Huyền giai Sáng tạo. Từ Huyền giai Sáng tạo thứ nhất xuất phát cái sự xao xuyến sinh hoạt làm khơi dậy Ư chí sinh hoạt hướng ngoại, tức khía cạnh Atma; từ Huyền giai Sáng tạo thứ nh́ phóng phát ra cái lực thôi thúc làm thức dậy tương tự khía cạnh Minh triết tức Bồ đề; từ Huyền giai Sáng tạo thứ ba phóng phát ra lực thôi thúc khơi hoạt khía cạnh Hoạt động tức Manas. Khi bị thôi thúc chuyển chú tâm ra hướng ngoại cũng như vậy, Chơn thần đă sẵn sàng đi xuống.

Sau khi hoàn tất các giai đoạn chuẩn bị này th́ đại đoàn các Chơn thần vốn phải trở thành người đă tới nơi thường trú của ḿnh để định cư ở đó trong vô số thời đại. Đó là Huyền giai Sáng tạo thứ tư đă sẵn sàng lên đường hành hương. Mỗi thành viên của Huyền giai là một đấng Dhyan Chohan cá biệt khác với những Đấng kia; nhưng các ngài quá tinh vi, quá cao cả về bản chất cho nên không thể nhập vào vũ trụ ngũ bội cấu tạo bằng vật chất thô hơn.

Thế nhưng, các ngài phải t́m ra một hiện thể v́ quyền năng Thượng Đế của các ngài phải trở nên hữu hiệu trong các thế giới trước khi trên cương vị là các rung động mạnh mẽ của Mặt trời, khiến vật chất tạo thành các rung động mà ta gọi là các tia mặt trời, th́ cũng vậy Chơn thần phải khiến cho vật chất nguyên tử của các cơi atma, buddhi và manas (vây quanh Chơn thần giống như chất dĩ thái không gian vây quanh Mặt trời) rung động; thế là Chơn thần tạo cho chính ḿnh một Tia cũng gồm ba phần giống như bản chất tam bội của chính ḿnh. Các Huyền giai Sáng tạo thứ năm và thứ sáu vốn đă trải qua kinh nghiệm tương tự trước đó bèn trợ giúp cho công tŕnh này; Huyền giai thứ năm dẫn dắt làn sóng rung động từ khía cạnh Ư chí đi tới nguyên tử Atma và nguyên tử Atma khi rung động theo khía cạnh Ư chí được gọi là Atma. Huyền giai thứ sáu dẫn dắt làn sóng rung động từ khía cạnh Minh triết tới nguyên tử Bồ đề và nguyên tử Bồ đề khi rung động theo khía cạnh Minh Triết được gọi là Buddhi; Huyền giai thứ sáu cũng dẫn dắt làn sóng rung động từ khía cạnh Hoạt động đi tới nguyên tử Manas và nguyên tử Manas khi rung động theo khía cạnh Hoạt động được gọi là Manas. Atma-Buddhi-Manas tức Chơn thần trong thế giới biểu lộ được h́nh thành như vậy, đó là Tia của Chơn thần chân chính vượt ngoài tầm vũ trụ ngũ bội.

Đây chính là bí nhiệm về Đấng Giám Sát, Atma vô vi, bàng quan hằng ngự trong bản chất tam bội ở nơi đắc địa chỉ sinh hoạt trong thế giới loài người qua Tia của ḿnh, Tia ấy làm linh hoạt h́nh bóng của ḿnh, là các kiếp sống phù du trên trần thế. Các câu kinh trong Thiền Thư có nói: “Ngọn lửa bảo Tia lửa ‘Mi là chính ta, Ảnh tượng và H́nh bóng của ta. Chính ta đă khoác lấy ngươi, ngươi là dẫn thể của ta cho tới ngày đoàn viên, khi ngươi sẽ lại trở thành chính ta và những kẻ khác trở thành chính ngươi và chính ta”. Ngọn lửa tức Chơn thần phóng phát ra Sinh mệnh tuyến, là một sợi tam bội do chính bản chất của ḿnh dệt nên, mọi h́nh bóng tức kiếp nhập thế được xuyên xỏ trên Sinh mệnh tuyến Sutratma ấy tức ‘hồn dây’. Đấng Giám Sát và các h́nh bóng của ḿnh - số lượng các h́nh bóng nhiều bao nhiêu th́ các kiếp nhập thể cũng là bấy nhiêu đối với Chơn thần - chỉ là một. Đấng Giám Sát tức Nguyên kiểu Thượng Đế ở đầu mút trên của cái thang tự tại, c̣n h́nh bóng ở đầu mút dưới”. Ngài, Đấng Giám Sát là Cha trên Trời và “ta với Cha ta chỉ là một”. Chúng ta vốn là các h́nh bóng qua phàm ngă, c̣n Ảnh tượng tức Con của Cha, là các biệt ngă, vô số h́nh bóng của Tia chiếu ra là các viên ngọc trai được xỏ xuyên trên Sinh mệnh tuyến. Các h́nh bóng làm việc trên hạ giới và được Chơn thần điều động qua Ảnh tượng tức Tia, thoạt đầu sự điều động ấy yếu ớt đến nỗi ảnh hưởng của Chơn thần hầu như không nhận thấy được, măi về sau này mới càng ngày càng gia tăng quyền năng: “Sợi dây giữa Đấng Giám Sát Âm thầm và H́nh bóng của ḿnh càng ngày càng vững chắc hơn và chói lọi hơn mỗi khi có biến đổi”.

Bây giờ ta phải ban hồng danh Cha cho Con, gọi Ảnh tượng là Đấng Giám Sát cũng tức là Chơn thần; bởi v́ không có một hồng danh nào khác để mô tả nó cho thích hợp và quả thật nó cũng chỉ là một thứ thôi. Nhưng Ảnh tượng giờ đây đă khoác lấy vật chất, bị Vô minh che phủ, bị mờ mắt đi bởi cái lớp vỏ bọc mà ḿnh đang loay hoay trong đó, nó yếu ớt và bị hạn chế trong cái thế giới mà nó mới nhập vào. Nó giáng lâm để làm chủ nhưng thoạt đầu phải học cách vâng lời: “mặc dù là con, thế nhưng nó học cách vâng lời qua những việc khiến cho nó đau khổ để hoàn thiện ḿnh”. Nó trở thành Chủ nhân ông của Sự Sống và Sự Chết. Nó đă quên mất nơi sinh ra ḿnh khi nó thiu thiu ngủ trong vật chất và chỉ dần dần th́ những tác động từ bên ngoài mới kích động được thiên tính đang mơ màng của nó để đáp ứng trong khi biểu lộ.

Như ta thấy, các Chơn thần giờ đây đă sẵn sàng để chuyển vào Dăy hành tinh thứ nhất tức Dăy Nguyên h́nh. Ta chỉ biết rằng các Chơn thần tiên tiến nhất trong số đó trở thành Asuras và nhập vào Huyền giai Sáng tạo thứ năm. Các Chơn thần khác chậm tiến hơn lại tiếp tục tiến hóa trong Dăy hành tinh thứ nh́ tức Dăy Sáng tạo và nhóm tiên tiến nhất thuộc Dăy này trở thành các Agnishvattas và gia nhập Huyền giai Sáng tạo thứ sáu. Một lần nữa nhóm chậm tiến hơn lại tiếp tục tiến hóa trong Dăy hành tinh thứ ba, Dăy Nguyệt tinh và ở đây khi chúng xuất lộ từ Dăy này, ta thấy chúng được phân loại thành ba nhóm lớn.

1. Trước hết là các đấng Pitris chân chính, đôi khi được gọi là Nguyệt tổ phụ, nhưng tốt hơn nên gọi là Barhishad Pitris; các ngài là những thực thể tiên tiến nhất xuất phát từ Dăy Nguyệt tinh, gia nhập vào Huyền giai Sáng tạo thứ bảy khi Dăy Nguyệt tinh kết liễu. Đó là ‘chư thần linh Nguyệt tinh’. Thái Âm Tinh Quân với những cơ thể tinh anh, đảm đương nhiệm vụ hướng dẫn cơ tiến hóa thể chất trong Dăy hành tinh thứ tư, Dăy Trái đất. Cùng với các ngài, nhưng chậm tiến hơn có hai lớp Chơn thần được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Đấng Thiền na cấp thấp, Nhật tổ phụ; những vị này thuộc hàng ngũ trên Dăy nguyệt tinh ngay dưới các Barhishad Pitris; lớp Nhật tổ phụ thứ nhất đă phát triển thể nguyên nhân, c̣n lớp thứ hai vừa mới sẵn sàng tạo lập thế này; các ngài quá tiên tiến nên không gia nhập Dăy hành tinh thứ tư trong các Cuộc tuần hoàn sơ khởi mà đợi đến Căn chủng thứ ba và thứ tư thuộc Cuộc tuần hoàn thứ tư. Vậy là lớp lớn thứ nhất này bao gồm ba lớp Chơn thần.

2. Bốn lớp đă tiến hóa tới mức đạt tŕnh độ nhân loại trong ba Cuộc tuần hoàn rưởi của Dăy Trái đất. Họ cũng được gọi là ‘Nội tổ phụ’ và danh xưng này cũng không phải hoàn toàn không áp dụng được, v́ họ xuất phát từ Dăy Nguyệt tinh; thế nhưng họ không phải là ‘tổ phụ’ của loài người mà chỉ đang tiến hóa thành người và do đó không nên gọi họ là tổ phụ. Tuy nhiên, danh xưng này đă được H. P. B. dành cho họ và đă được du nhập vào thuật ngữ Thông Thiên Học. Điều này cũng không quan trọng lắm nếu ta đừng lẫn lộn họ với các Nguyệt tổ phụ chân chính thuộc Nhóm 1, tức là Thái Âm Tinh Quân.

3. Ba lớp bị loại ra khỏi cơ tiến hóa Nguyệt tinh, rơi rớt lạc hậu rất xa đằng sau nhóm nói chung đang tiến lên. Ba lớp này chỉ mấp mé tŕnh độ nhân loại vào lúc cuối Cuộc tuần hoàn thứ bảy của Dăy Trái đất và ắt sẽ tạo thành nhân loại của Dăy hành tinh thứ năm, Dăy tiếp theo sau của Dăy chính chúng ta  Hiện nay, họ đang leo lên theo con đường chậm chạp qua các giới khoáng vật, thực vật và động vật.

Bảy lớp này hợp thành các Nhóm hai và Nhóm ba, chính là bảy lớp ‘Nguyệt tổ phụ’ mà H. P. B. thường nhắc tới. Để tránh lẫn lộn, tôi sẽ chỉ gọi là ‘Chơn thần của Dăy Nguyệt tinh’ (bà cũng thường gọi chúng như vậy) hoặc là các cựu Chơn thần Nguyệt tinh, c̣n tôi sẽ hạn chế việc sử dụng thuật ngữ ‘Nguyệt tổ phụ’ để chỉ các ‘Thái Âm Tinh Quân có cơ thể tinh anh’. Nghe đâu các Chơn thần thuộc Dăy Nguyệt tinh được sắp xếp phân loại theo ‘công lao và tŕnh độ tâm thức tiến hóa’, điều này đă cố định việc họ lần lượt gia nhập theo thời gian.

Ta không được lẫn lộn bảy lớp do khác nhau về tŕnh độ tiến hóa này với bảy loại h́nh Chơn thần do khác nhau về sắc thái tiếp thu từ bảy Hành tinh Thượng Đế mà ta đă nhắc tới trước kia. Trong mỗi một thuộc bảy lớp, ta đều thấy các Chơn thần có đủ mọi bảy loại h́nh, sao cho mỗi lớp đều có đại biểu của mỗi một trong bảy màu sắc. V́ vậy, bảy loại h́nh này xuất hiện cùng một lúc và kè kè bên nhau khi một lớp gia nhập vào Dăy hành tinh và mỗi lớp liên tiếp đều phô diễn bên trong ḿnh bảy loại h́nh.

Để truy nguyên Phổ hệ Chơn thần của con người, hiện nay ta hoàn toàn bỏ qua Nhóm một tức ‘Nguyệt tổ phụ’, bởi v́ họ có liên quan tới cơ tiến hóa thể chất và bỏ qua hai lớp Thiền na cấp thấp, bởi v́ họ đang ở cơi Niết Bàn cấp thấp, và đồng hóa những thành quả tinh thần và tâm trí trong những trải nghiệm quá khứ chứ không gia nhập vào Dăy Trái đất trước Cuộc tuần hoàn thứ tư. Ở đây ta chỉ bàn tới các Nhóm hai và ba, tức là bảy lớp lần lượt kéo nhau tới Dăy Trái đất.

Chơn thần tức Atma-Buddhi-Manas, ấp ủ bên trên các h́nh tướng đang tiến hóa, không giáng xuống dưới mức nguyên tử thuộc cơi trí tuệ và được biểu diễn bằng ba nguyên tử mà trước kia ta có nói chúng được hoạch đắc cho Dăy hành tinh này, nhờ sự trợ giúp của các Huyền giai Sáng tạo thứ năm và thứ sáu. Một sinh mệnh tuyến khoác lấy vật chất Bồ Đề được phóng ra và liên kết với các nguyên tử sẵn có để được chiếm hữu trong các giai đoạn liên tiếp dưới dạng các ‘nguyên tử trường tồn’. Và những nguyên tử trường tồn này tham gia vào các h́nh tướng mà hoạt động của các Thái Âm Tinh Quân đă chuẩn bị sẵn cho nó theo tŕnh tự mà ta sẽ nghiên cứu trong ‘cơ tiến hóa thể chất’. Ở đây chỉ cần nói rằng trên mỗi Bầu Hành Tinh đều có đại biểu của bảy giới thiên nhiên (ba giới tinh hoa ngũ hành, một giới khoáng vật, một giới thực vật, một giới động vật, một giới nhân loại); những giới này hoàn toàn thuộc về Cuộc tuần hoàn này hoặc những Cuộc tuần hoàn trước kia; những giới vượt quá cơ tiến hóa Cuộc tuần hoàn này th́ ở dưới dạng phôi thai. Và mặc dù dường như có vẻ kỳ lạ khi bảo nhân loại hiện nay ở dưới dạng phôi thai, thế nhưng thật ra đúng như vậy, khi ta so sánh nó với những thực thể hiện nay có sự huy hoàng không thể tưởng tượng nổi vốn sẽ là nhân loại của Dăy hành tinh thứ bảy. Mỗi giới được chia thành bảy giai đoạn (bộ môn hoặc địa hạt) mà ta thấy rơ khi xét về con người qua bảy Căn chủng; mặc dù những giai đoạn này không đập vào mắt chúng ta như vậy ở các giới thấp hơn. Và thật ra ta chỉ nhận thấy sự tồn tại của chúng qua sự kiện các Chơn thần chạy chậm hơn so với t́nh trạng chung th́ ắt chậm tiến hơn và dần dần cứ lê bước trong cuộc diễu hành càng ngày càng dài dằng dặc, càng ngày càng rơi rớt lại đằng sau khi đám non nớt hơn trải qua các Bầu hành tinh thuộc Dăy Trái đất.

Khi các cựu Chơn thần Nguyệt tinh thuộc lớp một trong Nhóm hai - tiên tiến nhất - đến bầu A của Dăy hành tinh th́ chúng chuyển đi rất nhanh qua các h́nh tướng (mà các đấng Barhishad Pitris đă chuẩn bị sẵn thuộc sáu giới thấp để đạt tới tŕnh độ thấp nhất thuộc giới nhân loại. Chúng lập lại qui tŕnh này trên mỗi Bầu hành tinh B, C, D, E, F và G. Cứ mỗi Bầu lại thêm một vào một tŕnh độ nhân loại cho đến khi tới bầu G th́ chúng đă hoàn tất bảy tŕnh độ nhân loại và đă trải qua tổng cộng 49 tŕnh độ - bảy tŕnh độ trong mỗi một giới thuộc bảy giới - diễn ra cho mỗi Cuộc tuần hoàn. Tôi lại phải nhắc các bạn nhớ rằng ‘nhân loại’ ở đây tuyệt nhiên không ngụ ư giống như ‘nhân loại’ mà ta biết; ngay cả trên Bầu D của Cuộc tuần hoàn này, các Chơn thần cũng không t́m ra được bất cứ thể xác nào của con người.

Các cựu Chơn thần Nguyệt tinh lớp hai nối gót lớp một, nhưng chạy không nhanh bằng các tiền bối, sao cho vào lúc kết thúc Cuộc tuần hoàn, chúng chỉ hoàn tất tŕnh độ động vật và mấp mé tŕnh độ nhân loại; chỉ trong Cuộc tuần hoàn tiếp theo th́ chúng mới hoàn tất bảy tŕnh độ thuộc giới nhân loại.

Các cựu Chơn thần Nguyệt tinh lớp ba nối tiếp lớp hai nhưng rơi rớt lại đằng sau một chút và ta thấy nó chỉ sẵn sàng thoát ra khỏi giới thực vật để gia nhập giới động vật vào cuối Cuộc tuần hoàn thứ nhất; c̣n các cựu Chơn thần Nguyệt tinh lớp bốn đến hết Cuộc tuần hoàn thứ nhất cũng chỉ mới sẵn sàng thoát ra khỏi giới khoáng vật.

Đến cuối Cuộc tuần hoàn thứ nhất th́ ba lớp c̣n lại hợp thành Nhóm ba các cựu Chơn thần Nguyệt tinh, lần lượt chỉ mấp mé giới khoáng vật, giới tinh hoa ngũ hành cao và giới tinh hoa ngũ hành trung b́nh.

Vậy là lớp một đă hoàn tất 49 tŕnh độ; lớp hai th́ 42 tŕnh độ; lớp ba th́ 35 tŕnh độ; lớp bốn th́ 28 tŕnh độ; lớp năm th́ 21 tŕnh độ, lớp sáu th́ 14 tŕnh độ và lớp bảy th́ 7 tŕnh độ. Hoặc nếu ta dùng lớp cuối cùng làm đơn vị th́ lớp một đi bảy lần nhanh hơn; lớp hai th́ 6 lần; lớp ba th́ 5 lần; lớp bốn th́ 4 lần; lớp năm th́ 3 lần và lớp sáu th́ 2 lần. Ta phải nhớ rằng chỉ các nguyên mẫu thuộc giới khoáng vật mới ở trên Bầu A trong Cuộc tuần hoàn thứ nhất và loại h́nh vật chất thô nhất có sẵn trong Cuộc tuần hoàn này chỉ được giới khoáng vật tiếp xúc trên Bầu hành tinh D (các loại h́nh cao hơn thuộc giới thực vật, động vật và nhân loại chỉ tồn tại dưới dạng các mầm mống tâm trí).

Trong Cuộc tuần hoàn thứ  nh́, các cựu Chơn thần Nguyệt tinh lớp một chỉ gia nhập vào giới nhân loại để củng cố những mầm mống mà ḿnh ở trong đó; các cựu Chơn thần Nguyệt tinh lớp hai đạt tới tŕnh độ nhân loại và hoạch đắc một tŕnh độ tiến hóa trên mỗi Bầu hành tinh để hoàn tất bảy tŕnh độ trên Bầu G; lớp ba mấp mé tŕnh độ nhân loại trong Cuộc tuần hoàn thứ nh́, c̣n lớp bốn hoàn tất tŕnh độ thực vật và sẵn sàng gia nhập giới động vật.

Trong Cuộc tuần hoàn thứ ba, các cựu Chơn thần Nguyệt tinh lớp một và lớp hai vẫn c̣n làm việc để phát triển các mầm mống nhân loại, trong khi lớp ba chinh phục được bảy tŕnh độ của giới nhân loại trong Cuộc tuần hoàn này, c̣n lớp bốn chỉ vừa mới mấp mé tŕnh độ nhân loại để rồi gia nhập vào giới nhân loại khi bắt đầu Cuộc tuần hoàn thứ tư.

Trong khi đó, ba giới lạc hậu từ từ leo lên sao cho vào Cuộc tuần hoàn thứ tư, tất cả đều thoát ra khỏi các giới tinh hoa ngũ hành và giờ đây là các Chơn thần động vật, thực vật và khoáng vật, nhưng không đạt được tŕnh độ nhân loại trong Dăy hành tinh này, bởi v́ thiên nhiên không c̣n sản sinh ra những h́nh dạng con người thuộc một loại h́nh đủ thấp để cho chúng chuyển kiếp làm người.

Cuộc tuần hoàn thứ tư thường được gọi là Cuộc tuần hoàn nhân loại v́ các nguyên h́nh của mỗi Căn chủng đều xuất hiện trên Bầu A vào lúc bắt đầu Cuộc tuần hoàn; nhưng thật ra đó là Cuộc tuần hoàn mà giới khoáng vật đạt được mức toàn bích, nghĩa là mức thô trược và rắn chắc nhất.

Khi các Chơn thần hành hương tiên tiến nhất đạt tới Bầu D thuộc Cuộc tuần hoàn thứ tư th́ chúng đă sẵn sàng phát triển, một con người dựa theo một mô h́nh cao hơn hẳn, thế là bào ảnh (Chhaya) của các Barhishad Pitris giờ đây trở thành h́nh tướng để gắn nguyên tử trường tồn thể xác vào đó, bào ảnh này làm bằng chất dĩ thái. Kinh Aiteraya Brahmana phác họa cuộc tiến hóa lâu dài này qua một vài câu tổng kết sự chuyển di của các Chơn thần qua các giới khoáng vật, thực vật, động vật để đạt tới giới nhân loại. “Nơi cỏ cây, thấy có sự sống, có trí thông tuệ trong các tạo vật có thần khí và Tự ngă hiển lộ nhiều hơn qua các tạo vật có thần khí này để được cung cấp nhiều tri thức nhất. Tự ngă nói ra điều mà ḿnh biết, nó nh́n thấy điều mà ḿnh biết; nó biết được điều đă xảy ra ngày hôm qua; nó biết được cái hữu h́nh và cái vô h́nh, dựa vào cái hữu hoại nó muốn biết cái bất tử. Thế là nó được cung cấp cái đó”. Phần b́nh luận trong Sayana nói về điều này như sau: “Nơi đất đá vô tri vô giác v.v . . . chỉ có Sat hiển lộ thôi, c̣n Atma chưa đạt tới h́nh tướng Jiva. Có những Jiva bất động nghĩa là loài cây cỏ, cũng có những Jiva di động với thần khí là Prana, cả hai đều là những tŕnh độ biểu lộ ở mức cao hơn”.

Các Chơn thần tiên tiến nhất giờ đây đang phù hộ ấp ủ trên những h́nh tướng phôi thai của Căn chủng thứ nhất để định h́nh sự tăng trưởng của phôi thai loài người trong khuôn tử cung thời gian. Các Tia của chúng hoạt động làm ấm áp lớp vỏ vật chất vây quanh chúng để định h́nh những lớp vỏ này thành ra các cơ quan dùng để giao tiếp với ngoại giới. Thính giác là giác quan đầu tiên được phát triển, chính nó sẽ đáp ứng với nhịp rung động mà sau này ta gọi là âm thanh. Tỉnh lại trên cơi đắc địa của ḿnh, tâm thức Chơn thần hưởng ứng lờ mờ, rất lơ mơ thông qua vật chất vây xung quanh, sao cho các h́nh tướng hầu như vô tri vô giác; trên cơi trần chúng cảm nhận được sự hiện diện của lửa, vốn là tác động đầu tiên mà tâm thức ở đó đáp ứng được thông qua những h́nh tướng mới.

Khi Chơn thần chuyển sang Căn chủng thứ nh́ th́ nó thêm xúc giác vào ư thức trên cơi trần và bắt đầu đáp ứng với tác động của gió cũng như của lửa; khi lắng nghe, người ta nghe thấy những âm thanh yếu ớt như được hát xuất phát từ những h́nh tướng biến thiên khôn tả tiêu biểu cho loài người, đó là những nguyên âm mở giống như âm thanh không thốt nên lời, lờ mờ biểu thị sự kích động của các xúc động do những ḷ xo ẩn gây ra. Tâm thức như thế thuộc về cơi trần hơn là cơi dưới; ta thấy có sự vui hưởng êm đềm mơ mộng, xuất phát từ bên trong (cơi trên) nhưng ít có cảm giác khoái lạc hoặc đau khổ do được kích thích từ bên ngoài (cơi dưới). Chính tâm thức Chơn thần đă thức tỉnh trên các cơi cao nhưng chưa thức tỉnh trên các cơi thấp, cho nên các h́nh tướng chẳng qua chỉ hưởng ứng hời hợt hầu như vô tri vô giác, mặc dù đă hưởng ứng nhiều hơn so với giống dân thứ nhất.

Khi Chơn thần nhập vào Căn chủng thứ ba th́ sự tiến bộ nhanh hơn; thị giác dần dần được thêm vào các giác quan khác là thính giác và  xúc giác; nhờ có thị giác việc nhận ra ngoại giới trở nên rơ rệt hơn và xác định hơn. Ngôn từ trong các phân chủng thứ nhất và thứ nh́ chỉ gồm những tiếng kêu khoái lạc và đau khổ, yêu thương và giận dữ, th́ trong phân chủng thứ ba đă trở thành đơn âm tiết. Ư thức về tác động của nước được thêm vào ư thức về tác động của lửa và gió; h́nh tượng con người vẫn c̣n thô kịch và vụng về, kềnh càng nhưng giờ đây rơ rệt đă là h́nh người được Chơn thần ấp ủ phù hộ và sẵn sàng để cho trí tuệ gia nhập biến nó thành người. Bây giờ nó dứt khoát đáp ứng được với những nhịp xao xuyến của sự sống từ bên trên xuống tới nó, nhưng trên cơi trần, nó c̣n ngu si dốt nát, bị kích động bởi những cơn đau khổ và khoái lạc do kích thích ngoại lai để mù quáng thuận theo những ḍng cảm xúc ấy, trôi dật dờ đi đây đi đó. Chơn thần không thể kiểm soát được thể xác của ḿnh vốn đang đáp ứng với những tác động mạnh mẽ trên cơi trần là nơi đắc địa của thể xác, và khi sự sống từ bên trên càng tuôn độ vào thể xác th́ thể xác càng đáp ứng mạnh mẽ hơn; sự sống được chuyển hóa thành những đáp ứng giác quan để xuôi chạy theo những kênh dẫn mang tính bản năng của loài thú. Ấy là v́ Chơn thần càng gia tăng luồng sinh lực th́ lại càng nguy hiểm; điều này chẳng khác nào gia tăng áp suất của ḍng chảy trong một động cơ mà không có người lái.

Thế rồi các đấng Con của Trí tuệ giáng lâm, để thêm vào cái yếu tố cần thiết cho sự an toàn và tiến bộ. Giờ đây cơ tiến hóa trí tuệ ắt phải bắt đầu và nhất thời làm mờ ám đi cơ tiến hóa tinh thần. Tinh thần phải nhượng bộ trước đợt trí tuệ ùa vào và nhất thời lui vào hậu trường để cho trí tuệ nắm giữ dây cương lèo lái giai đoạn tiến hóa tiếp theo. Chơn thần chỉ âm thầm lặng lẽ tinh tế bắt đầu làm linh hoạt trí tuệ, gián tiếp hoạt động thông qua nó, dùng năng lượng của ḿnh kích thích nó, giúp cho nó tiến hóa bằng một luồng ảnh hưởng mạnh mẽ không ngừng từ bên trong; c̣n trí tuệ phải chiến đấu với các hạ thể, thoạt đầu trong cuộc xáp lá cà ấy nó bị chinh phục và trở thành nô lệ, nhưng từ từ nó sẽ khống chế để trở thành chủ. Và đến đây, ta rời bỏ cơ tiến hóa Chơn thần bây giờ đang âm thầm tiếp diễn bên dưới bề mặt cho đến khi sẽ có lúc trí tuệ chiến thắng ḥa nhập vào Tinh thần.

Đó là phổ hệ ngắn gọn của ta xét theo phương diện Tinh thần; ta thấy ḿnh sinh ra bên trong Thượng Đế; thấy các nhóm Đấng Đại Hùng bảo dưỡng ta khi c̣n thơ ấu; thấy các giai đoạn tăng trưởng của ḿnh khi ta giáng xuống từ Dăy hành tinh này qua Dăy hành tinh khác, từ Cuộc tuần hoàn này qua Cuộc tuần hoàn khác, từ Bầu hành tinh này qua Bầu hành tinh khác, cho đến khi ta đạt tới trái đất quen thuộc và chạm vào mảnh đất mà ta đă biết. Bấy giờ ta lờ mờ cảm nhận được sự giáng lâm của các “Con của Đêm tối”, “Con của Minh triết U minh”, các đấng này mang theo ngă chấp ahamkara để xây dựng con người; ta biết rằng đây là một nhánh khác thuộc phổ hệ của ta và các ngài cũng chính là ta. Ta thấy Tinh thần bị mờ ám đi và biết rằng Tinh thần phải âm thầm trưởng thành, trong khi người chiến sĩ Trí tuệ tiếp tục cuộc chiến; cho đến lúc mà Trí tuệ dâng chiến lợi phẩm dưới chân Tinh thần để cho con người trở thành Thượng Đế sẽ ngự trị trên trần thế.

 

2.    PHỔ HỆ THỂ CHẤT

 

Khi bàn tới khía cạnh thể chất trong cơ tiến hóa của con người, ta ắt gặp khó khăn bao giờ cũng xuất hiện khi bàn tới Thể chất, đó là: ta có một đống chi tiết, những chi tiết có tính cách phức tạp nhất mà tất cả các bạn đều biết rằng ngay cả Khoa học Hiện đại khi xử trí một phần của tổng thể cũng rất khó nghiên cứu được, thế mà ta lại muốn hiểu hết câu chuyện này theo như nó phải bộc lộ ra. Và rồi c̣n khó khăn xiết bao khi ta phải xử trí những sự vật đúng như chân tướng của nó trải qua đủ mọi thứ cơi, đủ mọi thứ trạng thái, và thay v́ chỉ hạn chế vào sự biến dị của nguyên khí thể chất, ta c̣n phải xét tới sự biến dị của các nguyên khí khác thuộc về các cơi cao hơn. Tôi nói như vậy v́ tôi biết rằng ḿnh phải cầu viện một chút tới sự chú ư của các bạn nếu các bạn muốn thật sự theo dơi được những giai đoạn trong cơ tiến hóa thể chất của con người, và nếu các bạn muốn thấu triệt được vai tṛ ḿnh đóng trong cái thế giới mà ḿnh là gương mẫu tiêu biểu nhất của sự sống. Sự sống đó là cái mà mọi mầm sống đều rút ra từ đấy xét về cơ tiến hóa hiện nay; con người đứng đầu cơ tiến hóa của trái đất và đủ thứ giới thấp hơn nó trong thiên nhiên đều lệ thuộc vào sinh hoạt và sự d́u dắt của nó. Chúng ta ắt muốn khám phá xem bằng cách nào mà trong chính cơ thể của con người lại có tồn tại những mầm sống làm sinh sôi nảy nở ra mọi giới tự nhiên lớn trên địa cầu. Thuyết duy nhất dường như cung ứng được một sự thoáng thấy chân lư - mặc dù chỉ là một mảnh vụn thôi - là thuyết của Weissman; thuyết ấy vô cùng phức tạp và thật khó mà lĩnh hội triệt để được, nhưng nó cũng cho chúng ta thấy ngay cả theo quan điểm của khoa học hiện đại th́ ta cũng có bên trong giới hạn của một mầm sống những điều phức tạp biến thiên đa dạng và đan xen vào nhau đến nỗi ta có thể t́m thấy ở đó vết tích của hàng ngàn thế hệ và khả năng bất kỳ vết tích nào trong số đó cũng tiến hóa để rồi xuất hiện nơi con người ngày nay.

Bây giờ xét về cơ tiến hóa thể chất, có một lớp lớn các thực thể dẫn dắt nó, kiểm soát nó, thật vậy, cung cấp những kiểu mẫu mà toàn bộ cơ tiến hóa được uốn nắn theo đó. Đây là lớp thực thể mà kho tài liệu Ấn giáo gọi bằng một tên chung là Pitris, tức Tổ phụ. Thế mà có rất nhiều lẫn lộn về các Tổ phụ này v́ một lư do rất đơn giản. Trước hết, các Tổ phụ nguyên thủy - những đấng mà tôi muốn hạn chế trong danh xưng này nếu có thể được để cho minh bạch - xuất hiện đi xuất hiện lại qua nhiều nhân vật khác nhau. Họ xuất hiện trong mỗi Cuộc tuần hoàn, rồi khi ta xuống tới cơ tiến hóa của chính Bầu hành tinh ta th́ họ cũng xuất hiện trong những chu kỳ tăng trưởng khác nhau trên Bầu hành tinh ấy. Thế rồi ta hầu như lại thấy họ có thể nói là ḥa lẫn vào con người; ba hồi ta lại thấy họ tái sinh thành những nhân vật mới khác sao cho họ khá giống như những diễn viên trên sân khấu của hí trường; các diễn viên này khoác lấy những bộ y phục khác nhau, xuất hiện qua những nhân vật khác nhau, mặc dù chỉ là cùng một người nhưng đă thay đổi y phục. Nếu giả định rằng có sự thay đổi nhân vật như vậy, th́  một phần trong công tŕnh của ta ngày nay ắt là phải truy nguyên những thực thể này để xem các Pitris ấy tái xuất hiện như thế nào qua chu kỳ này tới chu kỳ khác, nhưng luôn luôn có đặc trưng là các Tinh quân thuộc giới thể chất, họ d́u dắt, định h́nh và là kiến trúc sư của con người  hữu hoại.

Cũng cái danh xưng Pitris ấy lại được dùng để chỉ những đấng được gọi là Agnishvatta vốn chẳng dính dáng ǵ tới thể xác của con người. Chúng ta sẽ nhất thời hoàn toàn để các ngài sang một bên. Đây là ba lớp cao trong số bảy lớp Pitris mà các bạn ít nhiều quen thuộc trong kinh điển Ấn giáo, nhưng các ngài được phân biệt nổi bật là Vô sắc tướng (Arupa) và các ngài thuộc về một cơ tiến hóa khác. Các ngài có liên quan tới Chư thiên và đôi khi được gọi là Tổ phụ của Chư thiên. Lại nữa, các ngài có liên quan tới cơ tiến hóa trí tuệ của con người và ta ắt phải hội ngộ các ngài dưới một tựa đề khác, tựa đề Manasaputras, Con của trí tuệ, bao gồm các ngài và nhiều đấng khác.

Các Pitris có liên quan tới ḍng dơi thể chất của con người, theo sát nghĩa là tổ phụ thể chất của y, tổ phụ cơ thể của y, được phân thành bốn lớp lớn c̣n lại và trong giáo huấn huyền bí bốn lớp này được gọi bằng cùng một tên là Barhishad. Thế mà hồng danh ấy lại xuất hiện thành tên gọi của một lớp trong số bốn lớp này, góp phần khiến ta lẫn lộn. Danh xưng chung là Barhishad Pitris tức các đấng có lửa sáng tạo. Mặc dù ta thấy rằng danh xưng này đặc biệt là dành cho các con của một trong Con sinh ra từ trí của Brahman, tuy nhiên quả thật là nó cũng được dùng để chỉ toàn bộ bốn lớp Rupa Pitris có liên quan tới cơ tiến hóa thể chất. V́ vậy khi tôi nói tới các Barhishad Pitris, dùng thuật ngữ này mà không giải thích thêm nữa th́ có nghĩa là tôi ngụ ư cả bốn lớp Rupa Pitris.

Thế mà bốn lớp Barhishad Pitris này đều xuất phát từ Mặt trăng. Bạn ắt biết khi thấy nói Mặt trăng là cửa ngơ dẫn vào Svarga, là một trong các Lokas, là trụ xứ của các Pitris. Điều này quả thực đúng đối với loài người, v́ họ chuyển từ cơi ngạ quỷ Preta loka sang Pitris loka, rồi từ đó sang Svarga. Theo một ư nghĩa vũ trụ th́ Mặt trăng đóng vai tṛ cửa ngơ để cho cư dân của nó tràn vào trái đất. Các Pitris này từ Dăy Nguyệt tinh giáng lâm xuống Dăy trái đất và v́ vậy ta gọi các ngài là Nguyệt tổ phụ, tức là Tổ phụ xuất phát từ Mặt trăng.

Bây giờ nếu ta muốn hiểu bản chất của họ th́ tự nhiên thắc mắc đầu tiên của ta là: họ làm ǵ trên Mặt trăng và việc họ sinh hoạt trên đó có thành quả ra sao? Ta đă biết rằng Dăy Nguyệt tinh là Dăy có trước Dăy chúng ta, và ta bị ràng buộc mật thiết nhất với cơ tiến hóa tiếp diễn trên Mặt  trăng, tức Dăy Nguyệt tinh. Ta ắt thẩm định được nhiều nhất về thành tựu của các Tổ phụ trên Dăy Nguyệt tinh, nếu ta nhất thời nghĩ tới các Đấng mà ta thường gọi là Chơn sư trên trái đất. Các Chơn sư đă trải qua cơ tiến hóa nhân loại ở đây, đă siêu việt được nhân loại. Các Ngài thường được gọi là tinh hoa của nhân loại, đă chiến thắng được mọi khó khăn của vật chất và đă trở thành Chúa tể của vật chất ở đây, là Đấng Bảo vệ, Đấng Che chở cho loài người. Các Tổ phụ trong cơ tiến hóa trên Dăy Nguyệt tinh cũng giữ một chức năng như thế. Các ngài đă trải qua mọi thứ tương đương với giai đoạn làm người; các ngài là thành tựu của cơ tiến hóa ấy; các ngài càng ngày càng vươn lên cao cho đến khi hoàn toàn chinh phục được mọi vật chất của Dăy Nguyệt tinh và có thể sử dụng nó cho mục đích riêng của ḿnh. V́ vậy, đôi khi các ngài được gọi là H́nh khối vuông, v́ trên Dăy Nguyệt tinh các ngài đă chinh phục được vật chất dưới dạng tứ bội,và các ngài mang theo vật chất ấy để cho nó tiến hóa thêm nữa trên Dăy Trái đất. Thế th́ ta hăy nghĩ các ngài là Thái âm Tinh quân, một tước vị mà các tác phẩm huyền bí rất thường dành cho các ngài. Các ngài cũng được gọi là ‘Con của Tranh sáng Tranh tối’, v́ lư do mà chút nữa ta sẽ thấy cũng lại liên quan tới Mặt trăng; hoặc các ngài c̣n được gọi là Thiên Nhân, Con của Mặt Trăng, Tổ phụ. Đừng lẫn lộn các ngài - v́ đây là một trong những khó khăn mà học viên vấp phải - với các lớp Pitris vốn là cựu Chơn thần của Dăy Nguyệt tinh, từ Mặt trăng chuyển sang Bầu hành tinh ta để nhập vào cơ tiến hóa nhân loại. Những Pitris cựu Chơn thần Nguyệt tinh này chẳng dính dáng ǵ tới các Nguyệt Tổ phụ cao cả, ngoại trừ việc họ tiến hóa dưới sự chăm sóc che chở của Nguyệt Tổ phụ trên Mặt trăng, cũng giống như trên trái đất ở đây chúng ta tiến hóa dưới sự chăm sóc của các Chơn sư Minh triết và Từ bi. Các Pitris b́nh thường này rất hay bị lẫn lộn với các Nguyệt Tổ phụ cao cả chỉ là các cựu Chơn thần của Mặt trăng, họ hợp thành đại khối nhân loại thời nay, cũng như bị giam hăm trong các giới động vật, thực vật và khoáng vật trên Trái đất; thật vậy, đó là toàn bộ các h́nh tướng thuộc Dăy hành tinh ta do các Chơn thần từ mặt trăng cư ngụ trong đó. Họ quả thật cũng được gọi là Pitris nhưng không phải là Nguyệt Tổ phụ cao cả.

Các bạn ắt để ư thấy rằng sự trùng tên này cũng xảy ra trong kho tài liệu Ấn giáo, trong đó Shraddhas và lời đàm đạo thông thường khi nói về các Pitris; đó là v́ mọi người chết, sau khi trải qua giai đoạn ngạ quỷ Preta th́ vào một giai đoạn nào đấy đều chuyển sang Pitris loka và được gọi là Pitris. Thế nhưng bạn thừa biết rằng những người được phân loại là Pitris ấy, nói cho đúng ra th́ được bảo trợ, được che chở, được giữ ǵn, giám sát bênh vực bởi các Pitris chân chính chứ không chia xẻ được bản chất của các ngài. Cho nên ta đừng thật sự lẫn lộn những người trong nhân loại nhập vào Pitris loka trong một giai đoạn nào đấy sau khi chết với các đấng Pitris cao cả đại hùng thường được triệu thỉnh trong các shradda, các ngài là con của Con sinh ra từ trí của Brahman. Vậy là sự lẫn lộn ấy rất phổ biến và nó cứ dai dẳng măi trong kho tài liệu của chính ta. Vậy là để cho mục đích của những bài thuyết tŕnh này được minh bạch, ta hăy chỉ dành hồng danh Pitris cho các Thái âm T́nh quân chứ không lẫn lộn với nhân loại b́nh thường vốn chịu sự dẫn dắt về cơ tiến hóa thể chất của các ngài.

Thế mà vào lúc kết thúc cơ tiến hóa trên Dăy Nguyệt tinh, các đấng Pitris này đă ḥa lẫn vào Hành tinh Thượng Đế vốn là đấng Cai quản Dăy hành h́nh. Hiện nay ta có thể nói các ngài đă nhập Niết bàn tức là nhập vào tâm thức của Đấng Chúa tể cao cả mà các ngài tiến hóa theo sự chỉ đạo của Ngài; các ngài chuyển vào bản thể của Ngài và có thể nói các ngài trở thành mầm sống bên trong cơ thể Ngài.

Khi Dăy hành tinh Trái đất bắt đầu th́ cơ thể mới của Hành tinh - bây giờ ta gọi là ngài bởi v́ chức năng Brahma tức đấng Sáng tạo của ngài là phản chiếu của đấng đại Brahma thuộc Thái Dương Hệ - th́ các đấng Pitris này được sinh ra từ Thể Tranh sáng Tranh tối của ngài. Bốn thể của Brahma là bốn Dăy hành tinh, một là Thể Bóng tối của ngài, hai là Thể Ban ngày; ba là Thể Tranh tối Tranh sáng, tức Dăy Nguyệt tinh, bốn là Thể B́nh minh tức Dăy Trái đất bước ngoặt chuyển hướng. V́ được sinh ra từ ngài như vậy, cho nên các Pitris được gọi là Con của Tranh tối Tranh sáng, sinh ra từ Ư chí và là Chúa tể của Yoga; đôi khi người ta thường gọi các ngài là Swayambhuva, bởi v́ các ngài bất sinh, ngoại trừ việc sinh ra từ Cơ thể của đấng Chúa Tể. Kinh Vishnu Purana viết rằng: Các ngài sinh ra từ Thể Tranh tối Tranh sáng của Brahma, khi Brahma tham thiền về chính ḿnh, là cha đẻ của thế giới và sinh ra thế giới loài người; Varaha Purana cũng nói tương tự, bảo rằng các ngài sinh ra có màu giống như khói khi Brahma tham thiền về sự phát sinh của mọi lớp sinh linh. Vậy là khi Brahma nghĩ ḿnh là Cha th́ chính các đấng này xuất phát từ Thể Tranh tối Tranh sáng của ngài, đó là các Pitris sinh ra từ Ư chí, các đấng Chúa tể của Dăy Nguyệt tinh.

V́ có vật chất tứ bội cũng như lửa sáng tạo cho nên các ngài có thể ban cho con người thể phách, prana, kama đầy thú tính và mầm mống hạ trí đầy thú tính. Các ngài không thể vượt quá mức này, nhưng thế cũng đủ rồi để định h́nh cơ tiến hóa thể chất, để xây dựng người thú và mọi h́nh tướng thấp hơn.

Các Pitris này được gọi là chịu sự khống chế của Diêm Vương tức Yama, Diêm Vương được gọi là Yama Pitris tức là Chúa Tể các Pitris; v́ thế cho nên các thể mà các Pitris ban cho con người đều hữu hoại, v́ chịu sự khống chế của Diêm Vương, Chúa tể của sự Chết, và sự Vô thường. Các Pitris này không thể ban cho điều bất tử v́ chịu sự khống chế của Diêm Vương. Con người là hậu duệ của các ngài cho nên ắt phải tham gia vào cái thế giới hữu hoại ấy; vậy là các con của trái đất khác với các con của Phật (Thủy tinh) v́ loài người trên Thủy tinh bất tử, c̣n các con của Trái đất hữu hoại. Vả lại, bản thân các đấng Pitris khi làm việc trên Dăy Trái đất rốt cuộc sẽ thoát khỏi sự khống chế của Diêm Vương trong cuộc tiến hóa này để rồi trong Dăy hành tinh thứ năm kế tiếp, các ngài ắt đóng vai Con của Trí tuệ và Diêm Vương.

Vậy th́ đó là việc ta lần đầu tiên thoáng nh́n về các Nguyệt Tổ phụ. Tôi có nói chúng ta sẽ thấy các ngài tái xuất hiện đi xuất hiện lại; trước hết, các ngài xuất hiện trước chúng ta qua nhân vật làm Chủ vật chất, khi các Bầu hành tinh được h́nh thành nhưng vẫn c̣n chưa có sinh linh ở trên đó, chỉ có vật chất của Bầu hành tinh được uốn nắn thành dạng h́nh cầu. Ta gặp các ngài vào lúc bắt đầu Cuộc tuần hoàn thứ nhất. Tôi biết tŕnh bày với các bạn ra sao về một linh ảnh nào đó mà ‘Thần nhăn’ thấy được, nếu một vị đạo sĩ Yoga nào đấy dùng thần nhăn quan sát Cuộc tuần hoàn thứ nhất? Tôi chỉ cung cấp cho các bạn một bức tranh dù bất toàn nhưng vẫn truyền đạt một loại tư tưởng xác định nào đấy cho cái trí. Ta hăy xem một khối rộng lớn vật chất tụ lại, bị quăng, quật, xoay tṛn, nổi lửa, chớp lóe, lăn cuộn, biến dịch, thành từng đống cuồn cuộn rồi từ từ tụ tập lại theo ba mức độ biến thiên để thành bảy h́nh tướng mong manh. Quả thật ta có thể gọi chúng là h́nh tướng tinh anh, bởi v́ ngay cả khi ta xuống tới bầu thứ tư là bầu mang tính vật chất nhất th́ ta cũng chỉ thoáng thấy được lờ mờ về h́nh tướng đầu tiên của Trái Đất, đó chỉ là lớp màng mỏng của chất Dĩ thái tinh vi, rực rỡ, chói sáng, bốc lửa.

Trong Cuộc tuần hoàn này chẳng có ǵ nh́n thấy rơ được, ngoại trừ hiện thân của lửa. Ta lờ mờ nh́n thấy bảy Bầu hành tinh, trong số đó bầu thứ tư Trái đất là bầu dễ nhận thức nhất. Bên trên nó của ṿng cung đi xuống có những h́nh bóng càng ngày càng mờ, hiện ra lù lù qua sương mù lửa. Bên trên nó thuộc ṿng cung đi lên có ba h́nh bóng khác bốc lửa mà ta khó ḷng nhận thức được . . . Một viễn cảnh mênh mông các ngọn lửa định h́nh thành các bầu rồi lại mất h́nh dạng đó, khổng lồ, kỳ diệu, khiến ta ngẩn ngơ với các thần lực náo động và năng lực áp đảo.

Bốn lớp Barhishad Pitris tức Nguyệt Tổ phụ, tức Rupa Pitris lần lượt chủ tŕ bốn Cuộc tuần hoàn liên tiếp thuộc Dăy Trái đất, những đấng có cơ thể tinh anh nhất dẫn dắt Cuộc tuần hoàn thứ nhất, kế đó là Cuộc tuần hoàn thứ nh́, rồi cuối cùng là những cơ thể thô trược hơn hết trong Cuộc tuần hoàn thứ tư khi h́nh thành vật chất thô trược. Mỗi một trong bốn lớp này lại có bảy cấp riêng tức phân lớp, sao cho trong mỗi Cuộc tuần hoàn cho sẵn hoặc Bầu hành tinh cho sẵn nào ta cũng gặp cái gọi là “bảy lớp Pitris”; nhiều học viên khi để ư thấy như vậy đâm ra bối rối v́ y c̣n nhớ một phát biểu khác về bảy lớp Pitris, trong đó có các Agnishvatta Pitris c̣n đây toàn là Barhishad Pitris. Câu đố này được giải quyết khi hiểu rằng trong mỗi một bảy lớp đầu tiên được chia thành Vô sắc tướng và Sắc tướng, đều có bảy phân lớp phân biệt với nhau do khác nhau về tŕnh độ tiến hóa. Vậy là trong bảy lớp lớn Rupa Pitris ta có tới 28 phân lớp, mỗi lớp gồm bảy phân lớp và trong mỗi Cuộc tuần hoàn liên tiếp ta chỉ dính dáng tới các phân lớp này thôi. Mỗi Cuộc tuần hoàn chỉ liên quan tới một lớp lớn và chính các phân lớp của lớp này cũng lại được gọi là bảy lớp Nguyệt Tổ phụ.

Bốn lớp lớn được phân biệt qua sự khác nhau về các hiện thể Upadhis: lớp thứ nhất có hiện thể không thấp hơn Karana Sharira tức thể nguyên nhân; lớp thứ hai có hiện thể tác động là thể hạ trí; lớp thứ ba sử dụng thể vía; c̣n lớp thứ tư khoác lấy thể phách. Vậy là khi các Bầu hành tinh càng ngày càng thô trược qua các Cuộc tuần hoàn lần lượt th́ các đấng Pitris lần lượt dẫn dắt cơ tiến hóa thể chất bèn đem theo những hiện thể hoạt động càng ngày càng thô trược để làm việc, v́ chúng thích hợp với nhiệm vụ được giao phó cho các ngài. Càng nghiên cứu cơ tiến hóa th́ ta càng sững sờ trước những sự ăn khớp kỳ diệu của bộ phận này với bộ phận kia.

Như tôi có nói trong bài thuyết tŕnh đầu tiên, các Barhishad Pitris thuộc về Huyền giai Sáng tạo cuối cùng mà ta gọi là Huyền giai thứ bảy, mặc dù thật ra đó là Huyền giai thứ 12. Dưới trướng họ có tập đoàn mênh mông các tinh linh thiên nhiên vốn đích thực là kẻ xây dựng h́nh tướng, là thợ xây, c̣n bản thân các Pitris có thể được so sánh với các kiến trúc sư, một danh xưng quả thật rất thường được ban cho các ngài. Các ngài cung cấp h́nh dáng, mô h́nh, kế hoạch mà đám thuộc hạ phải theo đó để thật sự triển khai ra, đám thuộc hạ là vô số tinh linh tuyển lựa các hạt vật liệu rồi đặt mỗi vật liệu ấy vào đúng chỗ của nó. Nhân tiện tôi xin nhận xét là v́ trong kho tài liệu Ấn giáo người ta áp dụng từ ngữ Chư thiên cho toàn thể những sinh linh này, nên việc cần tới 330 triệu Chư thiên quen thuộc để thi công trong thiên nhiên trở nên rất hiển nhiên và chẳng lấy ǵ làm lạ.

Khi nói tới Trái đất và sáu Bầu hành tinh nữa, kinh Puranas phác họa một bức tranh kỳ lạ mà tôi e rằng nhiều người tốt nghiệp đại học Ấn độ thường cười nhạo: bảy vùng hoặc thậm chí thất đại châu theo như họ gọi với những đại dương kỳ lạ gồm sữa và váng sữa v.v.  . . ; phân chia vùng này với vùng kia. Nhà phê b́nh thời nay ắt bảo “cổ nhân viết ra những chuyện điên rồ xiết bao”. Thế nhưng họ viết ra nhiều điều c̣n minh triết hơn các nhà khoa học trong thế kỷ 19, v́ qua một bức tranh sinh động họ cung cấp cho ta một ư niệm về sự xuất hiện của Dăy hành tinh; mỗi đại châu thế giới là một Bầu của Dăy hành tinh, c̣n cái gọi là đại dương chính là vật chất giữa mỗi Bầu và Bầu kế tiếp, ngăn cách chúng bằng một biển lớn mà không ai băng ngang qua được, ngoại trừ những người đă kiến tạo được các hiện thể cao và ngự trong đó để có thể du hành qua các biển vật chất kỳ diệu này. Nếu ở trên một cơi cao nào đấy rồi từ trên nh́n xuống Dăy hành tinh th́ ta ắt thấy chính xác đều được mô tả trong kinh Puranas – bảy đại châu và bảy đại dương bao quanh chúng, các khối vật chất cuồn cuộn với mật độ biến thiên chồng chất giữa các Bầu hành tinh và được gọi theo chất lỏng trên trái đất giống chúng nhất về h́nh dáng tổng quát bên ngoài. Lỗi lầm là ở chỗ người ta cố gắng đồng nhất hóa chúng với những sự vật trên Bầu hành tinh hồng trần trong khi chúng là bảy Bầu hành tinh của Dăy hành tinh khác hẳn nhau và Nam Thiên bộ châu (Jambudvipa) của Dăy hành tinh mới là trái đất của ta. Theo quan điểm về những ư niệm chính xác hiện đại và kho tài liệu khoa học chính xác th́ những sự mô tả này có thể không chính xác, nhưng chúng truyền đạt ư niệm sống động và linh hoạt cho cái trí phàm và đó là mục đích của chúng; người thời nay có khả năng thấu thị dễ dàng nhận ra được những sự vật được mô tả khi theo quan điểm của người viết kinh Puranas bao quát về toàn cảnh, y cũng để cho tầm nh́n của ḿnh quét qua viễn cảnh kỳ diệu để thấy được bảy Bầu hành tinh giữa những đại dương vây xung quanh bao gồm vật chất chưa được tổ chức.

Bây giờ ta hăy quay lại bức tranh về lửa với các Bầu hành tinh mong manh, lăn tṛn giữa những ngọn lửa cuồn cuộn.

Lớp đầu tiên các Nguyệt Tổ phụ giáng xuống Bầu hành tinh đầu tiên là vẫn lờ mờ nhất và ắt bốc lửa nhiều nhất trong bảy Bầu. Họ ban cho nó những mô h́nh đầu tiên của h́nh tướng mà tất cả những hậu duệ đều dùng làm đền thờ tạm, những mô h́nh này dựa trên những Ư tưởng trong trí của Hành tinh Thượng Đế, c̣n họ định h́nh các h́nh tướng, ban cho vật chất bốc lửa cái khuôn đầu tiên được dùng làm trụ xứ của những Chơn thần từ Dăy Nguyệt tinh giáng xuống. Họ phải đồng hóa vật chất của Dăy hành tinh này, bằng không họ làm sao có thể xây dựng cái h́nh tướng bằng vật chất ấy được? Họ đâu có thể làm việc với loại vật chất không phải của ḿnh. V́ thế cho nên chuyện đầu tiên mà họ phải làm là lướt qua mọi loại vật chất và tụ tập nó xung quanh những cơ thể tinh anh của ḿnh, dùng lửa sáng tạo để định h́nh nó thành những h́nh tướng mầm mống; các h́nh tướng này ắt từ từ phát triển và trưởng thành rồi theo thời gian trở thành những h́nh tướng mà ta biết trong Cuộc tuần hoàn thứ tư trên Bầu hành tinh thứ tư. Mỗi phân lớp phải uốn nắn bảy h́nh tướng tiêu biểu trong mỗi giới trên mỗi Bầu hành tinh v́ trong mọi giới thiên nhiên đều có bảy loại h́nh tồn tại sát cánh với nhau và trong mỗi một bảy phân lớp của các Pitris thuộc mỗi Cuộc tuần hoàn đều có bảy loại h́nh. Trong Cuộc tuần hoàn thứ nhất th́ đó chỉ là các màng mỏng vật chất bốc lửa.

Thế mà đặc trưng của Bầu hành tinh thứ nhất, Bầu A, là không điều ǵ có h́nh dáng theo như ta biết; nó không giống mọi h́nh tướng mà ta biết đến nỗi thậm chí ta gọi nó là Arupa tức Vô sắc tướng; thế nhưng thật ra có h́nh tướng, mặc dù không phải là h́nh tướng mà con người hữu hoại từng biết. Đó được gọi là h́nh tướng nguyên mẫu, nghĩa là h́nh tướng lư tưởng tạo ra từ chất của suy tư trừu tượng, mơ hồ, biến dịch và vô định, khiến cho hạ trí cụ thể không quan niệm được và lĩnh hội được, ta chỉ biết nó theo kiểu này khi một h́nh tướng ấy chuyển xuống hạ giới, bung ra thành vô số h́nh tướng cụ thế để mà tất cả đều giông giống như nó v́ cùng tŕnh hiện những đặc trưng cốt lơi của nó, v́ có một điều ǵ đấy mô phỏng theo h́nh ảnh của nó. Có lẽ ta dễ hiểu điều này hơn nếu tôi nhắc bạn nhớ tới một dụng cụ kỳ diệu mà buổi sơ thời của khoa sinh học người ta thường phân loại lại, lọc ra lại để tŕnh bày loại h́nh thuộc một loài. Khi bàn về sự phức tạp ghê gớm của loài động vật có vú, Giáo sư Owen t́m cách phát hiện và phối hợp mọi thứ chung cho cả loài. Ông t́m ra một vài thứ tồn tại trong mọi động vật có vú: xương sống, bốn chân v.v. . .  Ông liên kết lại với nhau theo nghiên cứu về nhiều h́nh dáng loài động vật có vú, nối liền mọi thứ chung cho mọi động vật có vú, rồi ghép chúng lại với nhau thành một h́nh tướng không giống bất cứ thứ ǵ trên trời, dưới đất hoặc dưới biển, thế là ông gọi nó là động vật có vú nguyên mẫu. Đây là việc vận dụng óc tưởng tượng khoa học để dẫn dắt và trợ giúp cho việc khảo cứu khoa học. Ông kiến tạo được điều đúng thật hơn những ǵ ḿnh biết. Những h́nh dạng nguyên mẫu ấy tồn tại trong trí Thượng Đế dưới dạng các ư niệm về mọi giới: khoáng vật nguyên mẫu, thực vật nguyên mẫu, động vật nguyên mẫu và con người nguyên mẫu. Chúng tồn tại dưới dạng các ư niệm, đôi khi được gọi là ư niệm của Plato, bởi v́ trong triết thuyết của ḿnh, Plato nhấn mạnh xiết bao tới chúng. Các ư niệm này tồn tại trong trí Thượng Đế và các kiến trúc sư tức là Barhishad Pitris mô phỏng những ư niệm này từ trong trí Thượng Đế ra thành ư niệm trên bầu hành tinh cao nhất thuộc Dăy hành tinh tức là Bầu A. V́ thế cho nên Bầu A được gọi là Bầu nguyên mẫu bởi v́ trong mỗi Cuộc tuần hoàn nó chứa đựng những nguyên mẫu làm cơ sở cho cơ tiến hóa h́nh tướng trong Cuộc tuần hoàn ấy.

Kinh Puranas thỉnh thoảng mô tả hoặc nói bóng dáng tới những h́nh tướng này và đối với các bạn th́ mô tả như vậy có vẻ kỳ quặc, quái đản và không thể hiểu nổi. Nhiều người có học, có biết chút ít về khoa học hiện đại cứ cười nhạo các bậc thánh hiền Rishis thời xưa, các đấng này cố gắng miêu tả những h́nh tướng phi thường ấy không giống như bất cứ thứ ǵ mà trí người có thể quan niệm được. Nhưng các Rishis có biết một điều ǵ đấy nhiều hơn khoa học hiện đại biết, họ biết các h́nh tướng nguyên mẫu vốn là cơ sở của mọi h́nh tướng và những tạo vật kỳ quặc mà ta đọc thấy trong truyện lịch sử Puranas buổi sơ thời đều là các nguyên mẫu chứ không phải h́nh tướng tồn tại nơi các loại thấp. Tôi không biết có một ngôn ngữ nào, một sự miêu tả nào truyền đạt được ư niệm về sự kiến tạo kỳ diệu ấy hay hơn điều mà bạn t́m thấy được trong phần tường tŕnh của kinh Puranas vốn có thể dường như mơ hồ, kỳ lạ và quái đản. Ít ra th́ đó là sự miêu tả hay nhất mà ngôn ngữ loài người có thể thực hiện được.

Ta hăy xét tới điều kế tiếp. Hôm qua tôi có nói với các bạn rằng mỗi Cuộc tuần hoàn  đều tạo ra một cơ tiến hóa thuộc một loại đặc thù của loài tinh hoa ngũ hành, khoáng vật, thực vật, động vật, nhân loại. Các h́nh tướng khác c̣n chưa được sinh ra trên một Bầu hành tinh của Dăy hành tinh, tuy nhiên vẫn tồn tại trong trí Thượng Đế Sáng tạo. Chúng bao quanh các Bầu hành tinh này giống như các phôi thai sao cho các bạn có thể đọc được lịch sử của nó trong Bầu hào quang của Bầu hành tinh. Đây là một trong những điều được ngụ ư qua cụm từ ‘đọc tinh tú quang’. Vậy là trong Bầu hành tinh thứ nhất thuộc Cuộc tuần hoàn thứ nhất của Dăy hành tinh, các Pitris h́nh thành những nguyên mẫu của ba giới tinh hoa ngũ hành và giới khoáng vật; chỉ các loại h́nh thuộc giới tinh hoa ngũ hành cao nhất mới trưởng thành và hoàn chỉnh; các loại h́nh thuộc giới tinh hoa ngũ hành trung gian và thấp c̣n mang tính phôi thai và các loại h́nh thuộc với khoáng vật chỉ là các mầm mống, mặc dù biểu diễn đủ thứ được bao hàm trong giới khoáng vật hoàn chỉnh của Cuộc tuần hoàn thứ tư. Lớp Barhishad Pitris đầu tiên tạo ra các loại h́nh này bằng vật chất màng mỏng để cho chúng tràn ngập Bầu hành tinh bốc lửa. Trong bầu hào quang của Hành tinh xung quanh nó có ba loại Barhishad Pitris khác đang bận rộn với các phôi thai của giới thực vật tương lai dành cho Cuộc tuần hoàn thứ nh́, các phôi thai của giới động vật dành cho Cuộc tuần hoàn thứ ba và các phôi thai của giới nhân loại dành cho Cuộc tuần thứ tư. Các phôi thai này chẳng giống chút nào với các h́nh tướng tương lai của giới thực vật, động vật và nhân loại mà chỉ là các kết tinh - tạm dùng từ  này để chỉ vật chất tinh vi xiết bao - các khối tập hợp vật liệu; những phôi thai này ở trong ḷng tử cung thiên nhiên cũng giống như phôi thai trong tử cung bà mẹ và quả thật người ta đă bảo rằng khi ta đạt tới mức hiểu được bí nhiệm của sự tăng trưởng của con người th́ toàn bộ sơ đồ về hoạt động sáng tạo ắt sẽ mở ra trước mắt ta.

Các Pitris bận rộn trên Bầu hành tinh A thứ nhất ấy, trên kia ta có nói họ h́nh thành các nguyên mẫu, họ khoác lấy các h́nh tướng mà ḿnh đă tạo ra, rồi nhanh chóng chuyển qua các h́nh tướng phôi thai trong bầu hào quang xung quanh để cho chúng tiếp xúc với sự rộn ràng đầu tiên của cuộc sống phôi thai mới nảy sinh; họ chuyển sang Bầu hành tinh B thứ nh́, ở đó họ h́nh thành các h́nh tướng cụ thể đa dạng vốn bắt nguồn từ cái gốc nguyên mẫu ấy. Ta không nhận thức được sự thay đổi bao nhiêu trong h́nh tướng thuộc bầu hào quang; toàn bộ được chú trọng vào giới tinh hoa ngũ hành và giới khoáng vật, vốn tiến bộ nhiều nhất. Thế rồi tới Bầu C thứ ba của Dăy hành tinh, ở đó họ định h́nh các h́nh tướng c̣n thô trược hơn nữa; nhưng đó chẳng qua vẫn chỉ là lửa thô trược hóa đi chẳng hạn như ta thấy trong lửa các lớp ngọn lửa màu trắng, rồi tới ngọn lửa màu vàng và rồi ngọn lửa màu đỏ; chỉ có điều khác nhau như vậy là do lửa của các Bầu hành tinh liên tiếp.

Cuối cùng th́ họ tới Trái đất, trong đó giới khoáng vật tiếp xúc với cơi trần, c̣n các h́nh tướng khác vẫn im lặng trong bầu hào quang xung quanh. Các h́nh tướng mầm mống của khoáng vật lờ mờ xuất hiện trên trái đất bốc lửa đỏ rực giống như các màng mỏng tinh anh và tiếp tục như vậy cho đến khi đạt tới Bầu hành tinh thứ bảy và toàn thể giới khoáng vật mầm mống được h́nh thành, mặc dù chỉ h́nh thành dưới dạng màng mỏng chứ không phải là khoáng vật mà ta biết dưới dạng rắn chắc, kết tinh hoặc nhiều dạng khác, nhưng luôn luôn là các khối hơi cháy đỏ. Mọi thứ giờ đây tồn tại trong giới khoáng vật đều có trên Bầu hành tinh cuối cùng của Cuộc tuần hoàn thứ nhất dưới dạng mầm mống mong manh mỏng như lớp màng để rồi đến các Cuộc tuần hoàn kế tiếp sẽ được làm cho phong phú, thô trược, tăng cường và phức tạp. Ta có thể tổng kết nhiệm vụ của các Pitris bằng cách bảo rằng trên Bầu A, họ cung cấp bảy h́nh tướng nguyên mẫu cho mỗi giới; trên Bầu B họ nhân bội các h́nh tướng chứa đựng những điều cốt lơi của mỗi nguyên mẫu; trên Bầu C, họ làm các h́nh tướng này thô trược lại; trên Bầu D họ định h́nh chúng thành vật chất c̣n thô trược hơn nữa; trên Bầu E họ cho chúng phức tạp hơn và hơi tinh vi hơn; trên Bầu F họ kiến tạo chúng bằng vật chất tinh vi hơn; và trên Bầu G cuối cùng họ hoàn chỉnh chúng. Đây là phương pháp của mỗi Cuộc tuần hoàn và các Pitris làm việc như thế, mặc dù chỉ vào Cuộc tuần hoàn thứ nhất th́ họ mới thu thập vật chất xung quanh ḿnh và nấn ná trong đó một lúc để đồng hóa vật chất. Để xây dựng, chỉ dùng vật chất thuộc bốn phân cảnh cao của mỗi cơi.

Thế mà khi lớp thứ nhất các Barhishad Pitris đang làm việc ở mỗi Bầu hành tinh th́ các Chơn thần cựu Nguyệt tinh bèn tới Dăy hành tinh Trái đất, luồn vào những h́nh tướng mà các Pitris đă định h́nh rồi bỏ lại. Các Chơn thần từ Mặt trăng tới trước hết đi vào giới tinh hoa ngũ hành, rồi đi qua chúng nhập các h́nh tướng khoáng vật và h́nh tướng khác mà các Pitris bỏ lại. Hôm qua tôi đă thấy rằng bảy lớp Chơn thần ở các tŕnh độ tiến hóa khác nhau v́ thế cho nên từ tŕnh độ cao nhất xuống tŕnh độ thấp nhất bộc lộ các quyền năng càng ngày càng giảm. Một số Chơn thần trẻ nhất vừa mới đạt được sinh hoạt hữu t́nh trên Dăy Nguyệt tinh; các Chơn thần khác đă chuyển qua giới thực vật trên Nguyệt tinh và đạt tới loại h́nh các h́nh tướng động vật trên Nguyệt tinh. Thế mà sự khác nhau về tăng trưởng và tiến hóa của tâm thức có một tác dụng đáng chú ư. Chơn thần càng tiến hóa th́ nó càng tiến bộ nhanh xuyên qua các giới h́nh tướng. V́ thế cho nên khi chúng tiến hóa có một vực sâu càng ngày càng gia tăng ngăn cách lớp này với lớp kia. Các lớp thấp càng ngày càng tụt hậu bởi v́ các lớp tiến hóa hơn lại tiến bộ nhanh hơn. Có lẽ tốt nhất tôi xin tŕnh bày biểu tượng - chỉ biểu tượng hóa thôi v́ sự khác nhau là chậm trễ một phần bảy mỗi lớp, nếu tôi nhắc bạn nhớ lại cách thức gia tăng theo cấp số cộng hoặc cấp số nhân. Giả sử tôi bắt đầu bằng 3 và cứ tiếp tục cộng thêm 3 th́ ta có 3, 6, 9, 12. Điều này có thể coi là tượng trưng cho một tốc độ tiến bộ. Bây giờ giả sử tôi diễn tiến theo cấp số nhân 3, 9, 27, 81. Cấp số đầu tiên cho tôi con số 12 ở cấp 4, c̣n cấp số thứ nh́ cho tôi con số 81 ở cấp 4 và sự khác nhau của con số này là do sự khác nhau về tốc độ tiến bộ. Một điều ǵ đó giống như vậy cũng xảy ra đối với các cựu Chơn thần Nguyệt tinh, sao cho trên Bầu A khi lớp đầu tiên đă đạt tới tŕnh độ thấp nhất trong bảy tŕnh độ h́nh tướng con người dưới mức hữu cơ v́ đă trải qua 43 loại h́nh tướng, th́ lớp cuối cùng mới chỉ trải qua một tŕnh độ, tức là thấp nhất trong bảy tŕnh độ của giới tinh hoa ngũ hành thấp nhất. Lớp thứ nhất tiến bộ bảy lần nhanh hơn lớp cuối cùng. Vào cuối Cuộc tuần hoàn thứ nhất, lớp đầu tiên trong các cựu Chơn thần Nguyệt tinh đă trải qua 49 tŕnh độ tiến hóa về h́nh tướng, bảy tŕnh độ trong mỗi một của bảy giới. Lớp thấp nhất thứ bảy cũng trong thời gian ấy chỉ trải qua bảy sự biến đổi h́nh tướng để tiến hóa, bảy biến đổi này hợp thành giới tinh hoa ngũ hành thấp nhất. Trong các Cuộc tuần hoàn c̣n lại, Chơn thần thuộc lớp thứ nhất không đi qua các giới thấp nữa mà trực tiếp nhập vào giới nhân loại. Khi hết Cuộc tuần hoàn thứ nhất th́ có xảy ra chu kỳ hoại không và được yên nghỉ trước khi lại tiếp tục công tŕnh kiến tạo h́nh tướng.

Thế rồi bắt đầu Cuộc tuần hoàn thứ nh́, và lớp Barhishad Pitris thứ nh́ bèn tiếp quản công tŕnh. Họ đưa các nguyên mẫu của h́nh tướng thực vật tới Bầu A, tác động lên chúng ra gia công thành các h́nh tướng cụ thể trên Bầu B, làm chúng thô trược hơn trên Bầu C, để chúng tiếp xúc với cơi trần trên Bầu D. Giới động vật và nhân loại vẫn c̣n ở trong bầu hào quang và tất cả đều tiến bộ; các phôi thai con người trong Cuộc tuần hoàn thứ nhất chỉ có loại h́nh tướng kỳ lạ giống như tinh thể tương tự như giới khoáng vật, th́ giờ đây bung ra như một cái cây có h́nh dáng khổng lồ đan thành sợi, chẳng có điều ǵ có thể nhận ra được là con người, mặc dù ta thấy nó vẫn c̣n tăng trưởng theo kiểu phôi thai con người với dấu ấn của giới thực vật. Trong suốt Cuộc tuần hoàn này, các hạt chất hơi (hạt của cảnh giới thứ ba) được kiến tạo vào mọi cơ thể.

Ta chuyển sang Cuộc tuần hoàn thứ ba th́ các thế giới trở nên thô trược hơn bao giờ hết, mặc dù vẫn c̣n tinh anh và chói sáng. Bây giờ là tới loài động vật phát triển. Lớp Barhishad Pitris thứ ba phụ trách về cuộc tuần hoàn này và khi công tŕnh thô trược hóa tiếp diễn th́ họ đưa các nguyên mẫu của loài thú phôi thai xuống gia công thành các h́nh tướng cụ thể để rồi trên Bầu D có những h́nh dạng xác định và chính xác hơn. Khi quan sát các phôi thai con người đă gia tăng số lượng nhiều trong Cuộc tuần hoàn thứ nh́ th́ ta thấy chúng vẫn c̣n ở trong bầu hào quang xung quanh Bầu hành tinh khoác lấy những h́nh dạng thú vật kỳ quặc, quái đản, trông rất dễ sợ và xuất hiện thành các tạo vật khổng lồ giống như khỉ với dấu ấn của giới động vật khắc sâu vào h́nh tướng phôi thai. Khi tăng trưởng phôi thai con người vẫn c̣n bộc lộ giai đoạn này. Trong Cuộc tuần hoàn này, các hạt giống như nước (hạt của cảnh giới thứ nh́) được kiến tạo vào mọi cơ thể.

Cuộc tuần hoàn thứ tư bắt đầu. Lớp Barhishad Pitris thứ tư có h́nh tướng thô trược nhất là thể tinh vi bèn bước vào hoạt động, mang các nguyên mẫu con người xuống Bầu hành tinh thứ nhất; đó là các nguyên mẫu đẹp đẽ tuyệt vời cho thấy con người sẽ được như vậy, v́ trong đó có đủ các nguyên mẫu của bảy Giống dân. Nguyên mẫu thứ sáu và thứ bảy xuất hiện rực rỡ trong vẻ huy hoàng mỹ lệ, hàm ư rằng các loại h́nh tiến hóa của các Giống dân và Cuộc tuần hoàn vẫn c̣n ở phía trước. Thế mà khi từ từ giáng xuống rồi nhân bội và thô trược hóa th́ các h́nh tướng này cho ta thấy chúng được tạo ra trên Bầu hành tinh thứ tư, tức là Trái đất. Cuối cùng ta đă chạm tới mặt đất rắn chắc. Bây giờ ta dường như hít thở trở lại sau chuyến du hành qua không gian. Ta đă chạm tới mặt đất, không hoàn toàn giống như ta biết hiện nay nhưng vẫn c̣n là Trái đất của ta, do đó quen thuộc với ta hơn.

Sau khi đă tới đây để được hít thở trên đó, ta hăy quan sát thế giới này trong một lúc. Một thế giới kỳ lạ với sự xáo trộn khủng khiếp những cơn co giật dữ dội của thiên nhiên, ta chẳng nghe được điều ǵ ngoại trừ tiếng rào rào của những núi sập xuống, tiếng réo của các núi lửa phun các nham thạch đang bốc cháy, tiếng vỗ của các làn sóng khổng lồ đập vào các tảng đá, phún thạch đổ xuống thành những đợt sóng dữ tợn bị nhồi lên nhồi xuống dường như thể đang đùa giỡn mà các khối đó hầu như đều là các rặng núi; đâu đâu cũng đều có lửa bốc ra, băo tố, gió lốc và cuồng phong, một cảnh tượng huyên náo và xáo động khiến bạn ắt nghĩ rằng chẳng thể có nổi sự sống. Điều này khiến ta nhớ lại cảnh thu nhỏ của Cuộc tuần hoàn thứ nhất, ngoại trừ việc vật chất có mật độ lớn hơn nhiều khiến cho cơn chấn động va đập lớn hơn hẳn so với các thế giới tinh vi. Nhưng ở đây lửa cũng dường như là tác nhân khống chế, cuồng nộ, náo động. Trong 200 triệu năm, những cơn co giật này cứ tiếp diễn “liên miên” rồi sau đó mới trở nên định kỳ trong những khoảng cách lâu dài. Các Pitris ở đây làm chủ mọi cơn náo động điên cuồng của vật chất.

300 triệu năm đă trôi qua trên Bầu hành tinh D của Cuộc tuần hoàn thứ tư và các tinh linh thiên nhiên đă bận rộn làm việc để h́nh thành giới khoáng vật, thực vật và động vật cấp thấp. Chúng vất vả lao động giữa cơn náo động lớn lao ấy và từ những di tích của Cuộc tuần hoàn trước, chúng đă thu hồn những lớp vỏ h́nh tướng rỗng tuếch bị bỏ lại khi làn sóng sinh hoạt rời bỏ Bầu D, chúng đă ra sức định h́nh các lớp vỏ này thành ra các cơ thể sống động mới mẻ, đó là những con quái vật lai căng thuộc đủ mọi thế hệ pha trộn vào nhau nửa người nửa thú. Các h́nh tướng loài ḅ sát thuộc đủ mọi thứ xuất hiện giữa những ngọn lửa, những đám lốc và những đám mây cuồn cuộn mà khoa học bảo rằng do “bàn tay học việc của thiên nhiên” tạo ra, nhưng ta thấy đó là công tŕnh của các Thiên thần cấp thấp tức các tinh linh thiên nhiên không được trợ giúp bởi quyền năng của các Tinh quân h́nh tướng. Các Tinh quân h́nh tướng đến xem liệu trái đất đă sẵn sàng để h́nh thành con người chưa khi cơn náo động không ngừng sắp kết thúc. Mọi h́nh tướng hạ đẳng đều bị quét sạch, và trên trái đất chỉ có một đại dương mênh mông nước ấm áp chồng chất, không có cư dân, bên dưới sa mạc phủ nước là mặt đất rắn chắc. Dần dần vùng đất đầu tiên xuất hiện ở một chỗ. Đó là đỉnh núi Tu di, là đầu mút của Bắc Cực, khởi thủy của vùng Thánh địa Bất diệt, vùng đất của chư Thiên c̣n được gọi là Svetadvipa, Bạch đảo, vùng đất Trung tâm, đôi khi cũng được gọi là Nam Thiên Bội Châu (Jambudvipa), danh xưng này được dùng để gọi Trái đất nói chung. Tín đồ Bái hỏa giáo gọi nó là Airyana Vaejo và bảo, quả thật bậc đại Đạo sư Zarathusthra đă sinh ở đó. Núi Tu di là trục của trái đất, mặc dù xuất lộ ở Cực, nhưng gốc rễ cắm sâu vào dăy Hy Mă Lạp Sơn vốn là “vành đai của trái đất”. Vùng đất ấy từ từ xuất lộ trên đợt sóng phồng lên của quả cầu đầy nước ấm áp giống như hoa sen bảy cánh mà tâm điểm là núi Tu di, ở Cực có bảy mỏm đất lớn xuất hiện mà đôi khi người ta gọi bờ mép của nó là Pushkara, mặc dù danh xưng này chính xác hơn dùng để gọi lục địa thứ bảy, c̣n các mỏm đất và vùng trung tâm hợp thành Thánh địa Bất diệt. Mỗi Giống dân lần lượt sinh ra trên thánh địa ấy, cho dù sau khi sinh ra nó bị dẫn dắt đi đâu chăng nữa. Đó là sinh quán của mọi giống dân dưới quyền cai trị của Dhruva vốn là Chúa tể của sao Bắc Đẩu. Sao Bắc Đẩu chăm chú dơi mắt nh́n theo nó từ b́nh minh cho tới buổi hoàng hôn của một Ngày đại Thần khí. Vùng đất ấy xuất hiện và sẵn sàng tiếp đón cư dân của nó, khí hậu là một mùa xuân tuyệt vời cùng với tiếng kêu vang náo động của những vị Tinh Quân Cai quản tất cả. Trong các câu kinh của Thánh thư Minh triết, ta hăy lắng nghe nhịp điệu uy nghiêm:

“Các bậc đại Đế quân hiệu triệu các Tinh Quân Thái Âm có cơ thể tinh anh: ‘Hăy mang những con người có bản chất giống như quí vị tới đây. Hăy ban cho chúng các h́nh tướng để chúng ở trong đó, rồi hăy kiến tạo những lớp vỏ bên ngoài. Chúng ắt là Thư Hùng lưỡng tính. Các Hỏa Đức Tinh Quân cũng vậy’. Các ngài đi tới vùng đất được phân lô cho ḿnh; bảy ngài đều có lô đất của ḿnh. Các Hỏa Đức Tinh Quân vẫn ở lại đằng sau. Họ không chịu đi, họ không chịu sáng tạo. Bảy tập đoàn gồm các vị Tinh quân do Ư chí sinh ra bị thôi thúc bởi tinh thần ban cấp Sự Sống bèn tách nhân loại ra khỏi bản thân ḿnh. Mỗi tập đoàn ở vùng riêng của ḿnh. Bảy lần bảy h́nh bóng của con người tương lai được sinh ra, mỗi h́nh bóng đều thuộc loại và màu da giống như Tổ phụ nhưng thấp hơn Tổ phụ. Tổ phụ không xương chẳng thể ban cấp sự sống cho các sinh linh có xương. Hậu duệ của họ là các Bhuta không có h́nh tướng cũng chẳng có trí tuệ. V́ vậy chúng được gọi là bào ảnh”.

Có bốn lớp Chơn thần Nguyệt tinh sẵn sàng nhập thể con người và các Barhishad Pitris khi đáp xuống trần thế tại vùng Thánh địa Bất diệt đă tách ra từ cơ thể tinh vi của chính ḿnh một bào ảnh, một ‘h́nh bóng’, một mầm sống, chứa đựng bên trong nó tiềm năng phát triển thành một h́nh tướng con người. Đó là một Bhuta rỗng tuếch, khổng lồ, không có giới tính giống như sợi đan, trôi nổi trong bầu không khí đặc biệt và biển sục sôi. Chúng trôi giạt giống như những h́nh tướng loài đơn bào khổng lồ vô định h́nh, làm bằng vật chất tinh vi có đường nét bên ngoài biến đổi chứa đựng các hạt giống của mọi h́nh tướng mà các Pitris đă thu thập trong cuộc tiến hóa trước. Có những sắc thái biến đổi vàng hoặc trắng giống như màu mặt trăng. Trong nội bộ lớp thứ tư các Barhishad Pitris vốn cung cấp hạt giống mầm sống để định h́nh cho h́nh tướng của hậu duệ là con người trên cơi trần, ta thấy có bảy phân lớp rơ rệt và mỗi phân lớp ở một trong bảy mỏm đất: “Bảy phân lớp, mỗi phân lớp ở lô đất của ḿnh tách rời loài người ra khỏi bản thân ḿnh, mỗi phân lớp ở vùng của ḿnh”. Nhưng c̣n có câu: “bảy lần bảy h́nh bóng của con người tương lai được sinh ra” và tự nhiên ta ắt thắc mắc do đâu mà có sự gia tăng thất bội này? Như trước kia ta có nói, mỗi lớp Barhishasd Pitris chẳng những có bảy phân lớp ở các tŕnh độ tăng trưởng khác nhau mà mỗi một trong bảy phân lớp này vốn ở những tŕnh độ tiến hóa liên tiếp lại c̣n bao gồm thành viên của mỗi một trong bảy loại h́nh mà trước kia ta cũng nói tới; v́ thế cho nên mới có “bảy lần bảy”. Các cựu Chơn thần Nguyệt tinh ở những tŕnh độ tiến hóa khác nhau như vậy không thể t́m được những đền thờ tạm thích hợp qua các bào ảnh thuộc cùng một tŕnh độ tiến hóa. Tùy theo tŕnh độ riêng mà bốn lớp đạt được khi leo lên qua ba Cuộc tuần hoàn rưỡi trước kia, các bào ảnh riêng mà chúng đi qua đó cũng thích ứng theo. Cần có nhiều h́nh tướng, nhiều loại, nhiều sắc thái, sao cho mỗi Chơn thần có thể t́m được đền thờ tạm thích hợp của ḿnh và 49 cấp được cung ứng để đáp ứng những điều kiện cần thiết.

Các h́nh tướng giống như loài đơn bào này rịn ra từ các thể tinh anh của tổ phụ - giống như ta có thể thấy thể phách rịn ra từ bên hông của một đồng cốt là Giống người đầu tiên. Bạn thắc mắc Người ư? “Nhưng đúng như vậy, nó tự gọi là con người, cái h́nh tướng vô định kỳ quặc, lan tỏa ra giống như một miếng nhày nhụa, rịn ra, theo Bathybius giả định hơn là giống một con người. Thế tại sao các bạn gọi nó là người? Tại sao bạn lại gọi cái khối tập hợp các tế bào đầu tiên dưới dạng phôi thai trong tử cung bà mẹ là người, mặc dù nó không giống ǵ với h́nh dạng con người? Bởi v́ trong cái h́nh tướng đó vốn không phải là con người, th́ con người tương lai đang tiến hóa và sự phát triển ấy ắt phải là con người chứ đâu thể nào là cái ǵ khác được. Và v́ vậy, mặc dù h́nh tướng chẳng có dáng vẻ con người ǵ, mặc dù nó chẳng qua chỉ là phôi thai của con người vị lai, tuy nhiên ta vẫn đóng dấu ấn cho nó là “con người” v́ Chơn thần ấp ủ che chở nó đă đạt tới tŕnh độ con người, và chúng ta gọi h́nh tướng bằng sự sống ẩn bên trong nó chứ không chỉ là dáng vẻ bề ngoài. Và v́ vậy, ta cũng bảo rằng ở đây có giống người thứ nhất.

Các h́nh tướng khổng lồ này trôi giạt đây đó, vô tri vô giác và thụ động. Ta đă thấy rằng tâm thức ở trên cơi atma chỉ có thể ảnh hưởng rất ít tới các cơ thể vụng về này, chúng chỉ biểu lộ một cách mơ hồ thính giác và ư thức lờ mờ về lửa. V́ ư thức ấy liên quan tới chúng có tính cách cao siêu xiết bao cho nên đôi khi chúng được gọi là Giống dân của chư Thần linh; cũng được gọi là con của Yoga - các tổ phụ phóng phát ra các bào ảnh khi đắm ch́m trong sự tham thiền của Yoga - thậm chí được gọi là tự sinh v́ không sinh ra do cha mẹ là con người. Đó là Adam thứ nh́ trong kinh thánh của Do Thái giáo. Các Tổ phụ đă cấp cho chúng các bào ảnh bằng chất dĩ thái, dùng lửa điện của chính ḿnh để làm chúng linh hoạt, có thể nói là đưa chúng vào hoạt động; Mặt trời giúp vào nhiệm vụ này bằng cách phóng xuống chúng những làn tia làm linh hoạt, tức lửa mặt trời để đáp ứng với lời kêu gọi trợ giúp của Đấng Cai Quản các tinh linh thiên nhiên: “Ba yếu tố này hợp lực tạo ra một h́nh tướng tốt đẹp. Nó có thể đứng, đi, chạy, nằm hoặc bay. Thế nhưng nó vẫn chỉ là một bào ảnh, một h́nh bóng vô tri vô giác”. Hành tinh chủ tŕ Giống dân thứ nhất là Mặt trời, hoặc nói cho đúng hơn là hành tinh thần bí Thiên Vương tinh do Mặt trời đại biểu.

Các thực thể này nhân bội lên bằng cách phân chia hoặc mọc chồi, đó là các dạng sinh sản duy nhất khả hữu đối với chúng, v́ ngay cả ngày nay loài đơn bào gần giống chúng nhất trên cơi trần cũng sinh sản như thế. Chúng tăng trưởng, bành trướng về kích thước rồi phân chia ra, thoạt đầu thành hai nửa bằng nhau rồi ở những giai đoạn sau này thành các bộ phận không đều mọc chồi ra đám hậu duệ nhỏ hơn ḿnh, đến lượt đám hậu duệ này lại tăng trưởng và mọc chồi sinh con đẻ cái. Việc nghiên cứu loài a míp và thủy tức ắt sẽ minh giải được các phương pháp sinh sản này. Ta không thể nói có những phân chủng xác định trong Giống dân thứ nhất, mặc dù ta có thể đánh dấu bảy tŕnh độ tăng trưởng hoặc biến đổi tiến hóa. Giống dân này cũng không chết, “lửa hoặc nước không thể tiêu diệt được chúng” v́ lửa là nguyên tố của chúng, c̣n chúng không có ư thức về nước. Khi thời gian đă chín muồi để cho Căn chủng thứ hai xuất hiện th́ các tinh linh thiên nhiên xây dựng xung quanh các bào ảnh những hạt vật chất thô hơn, tạo thành một loại vỏ cứng hơn ở bên ngoài, “mặt ngoài của lớp vỏ thứ nhất trở thành mặt trong của lớp vỏ thứ nh́”. Thế là Giống dân thứ nhất biến mất mà không ai nhận ra để ḥa lẫn vào trở thành Giống dân thứ nh́ và bào ảnh vốn là cơ thể duy nhất của Giống dân thứ nhất trở thành thể phách của Giống dân thứ nh́.

Trong những thời đại dài không ai biết được mà Giống dân thứ nhất sinh hoạt qua đó, trái đất đă ổn định thành t́nh huống yên tĩnh hơn và các thảm họa chỉ mang tính cục bộ chứ không c̣n toàn cục nữa. Đất đai xuất hiện nhiều hơn từ từ trên bề mặt của sa mạc nước, trải dài ra từ các mỏm đất của lục địa thứ nhất và tạo thành một h́nh móng ngựa rộng mênh mông tức lục địa thứ nh́ tên là Hyperborean tức Plaksha. Nó ở vùng đất ngày nay được gọi là Bắc Á, nối liền Greenland tới Kamschatka, c̣n ở phía Nam giáp với biển lớn cuồn cuộn nơi mà hiện nay sa mạc Gobi trải dài vùng cát hoang vu; Spitzbergen tạo thành một phần của nó với Thụy Điển và Na Uy; về phía Tây Nam nó trải dài tới quần đảo Anh Quốc, lúc bấy giờ vịnh Baffin c̣n là đất liền bao gồm cả những ḥn đảo ngày nay tồn tại ở đó. Khí hậu là nhiệt đới, cỏ cây um tùm bao phủ vùng b́nh nguyên rực nắng. Ta không được liên kết danh xưng Hyperborean với những liên tưởng mà ngày nay nó gợi ra, v́ đó là một vùng đất đang tăng trưởng vui vẻ, đầy sinh lực tràn trề nhựa sống. Về sau này, danh xưng Hyperborean có những liên tưởng u ám khi vùng đất này bị sự thay đổi khí hậu quét sạch hết cư dân và nhiều đại họa làm cho nó vỡ ra.

Như ta đă thấy, Giống dân thứ nh́ xuất hiện và trong khi tồn tại nó phô diễn hai loại h́nh đáng chú ư hơi đáp ứng với tâm thức bồ đề; nó phô diễn lưỡng tính vốn là đặc trưng của tâm thức ấy mà qua sự biến đổi thể chất th́ xuất hiện dưới dạng hai giác quan thính giác và xúc giác cùng với ư thức về lửa và nước mà ta đă lưu ư khi theo dơi cơ tiến hóa Chơn thần. Chúng được gọi là các Kimpurushas, con của Mặt trời và Mặt trăng, “Cha vàng và Mẹ trắng”, v́ vậy là con của lửa và nước, và chúng sinh ra dưới hành tinh chiếu mệnh Brihapati tức Mộc tinh. Chúng có màu da vàng hoàng kim, đôi khi chói sáng hầu như thành màu cam, có khi mang sắc thái lợt hơn màu vàng chanh, và những h́nh tướng màu sắc sặc sỡ này thường có h́nh dạng sợi nhỏ giống như cây, một số gần với loại h́nh động vật, một số khác có nét phác họa bán nhân loại, dáng vẻ rất dị h́nh, chúng trôi nổi, bay lơ lửng, lướt như diều, leo lên rồi kêu réo nhau giống như những nốt nhạc của sáo thổi xuyên qua những khu rừng nhiệt đới rực rỡ màu xanh lục chói lọi trong ánh sáng mặt trời, với loài cây leo nở hoa lấp lánh như sao, với những chùm hoa chói mắt - tất cả những điều đó tạo ra một bức tranh có những sắc thái rực rỡ, ánh sáng huy hoàng của thiên nhiên đang tràn đầy nhựa sống thanh xuân cuồn cuộn nhựa sống vận động với màu sắc và những đường nét được phác họa bằng một bàn tay khổng lồ, những màu sắc tuôn ra từ một bảng pha màu rực rỡ.

Như ta vừa nói, trong Giống dân thứ nh́ có hai loại h́nh chính: loại sơ kỳ và loại hậu kỳ. Trong loại h́nh thứ nhất không có vết tích của giới tính, chúng vô giới tính và nhân bội lên bằng cách bành trướng và mọc chồi giống như Giống dân thứ nhất. Khi các h́nh tướng đâm ra cứng hơn v́ khoác lấy một lớp vỏ dày hơn bằng các hạt trần tục th́ không thể có được cái dạng sinh sản này, thế là các cơ thể nhỏ được rút ra từ chúng gọi theo nghĩa bóng là các “giọt mồ hôi”, bởi v́ chúng rịn ra ngoài giống như mồ hôi rịn ra khỏi da người, nhày nhớt, trắng đục rồi dần dần cứng lại, tăng trưởng và khoác lấy đủ thứ h́nh dạng. Các bạn ắt nhớ lại trong kinh Puranas có nói rằng mọi giống dân đều sinh ra từ lỗ chân lông của tổ tiên. Các bạn ắt chắc cũng nhớ lại việc Virabhadra được Mahadeva biệt phái đi phá đám lễ hiến tế của Daksha đă tạo ra vô số những h́nh tướng kỳ lạ từ lỗ chân lông của ḿnh. Trong các truyện kinh Puranas ta thấy c̣n nhiều dấu vết của phương thức sinh sản này; những sự kiện này về cơ tiến hóa thể chất của con người ắt giúp cho các bạn hiểu được ư nghĩa của những chuyện ấy nhiều hơn trước. Theo thời gian, những biểu thị phơn phớt của giới tính bắt đầu xuất hiện nơi những “kẻ hăn sinh” này thuộc Giống dân thứ  hai, và họ bộc lộ trong bản thân những nét chấm phá của cả hai giới tính, v́ vậy được gọi là thư hùng lưỡng tính tiềm tàng. Khi nghiên cứu sự phát triển của các giới hạ đẳng ngày nay, ta c̣n thấy mọi giai đoạn này cứ trường tồn và ngộ ra được các tinh linh thiên nhiên đă được kiên định dẫn dắt theo kế hoạch đơn thuần, không ngừng biến đổi về chi tiết nhưng măi măi giống như nhau về nguyên tắc. Từ những mầm mống của “người” thuộc Giống nhân thứ hai xả ra, giới động vật có vú dần dần được phát triển qua đủ mọi dạng h́nh tướng; các động vật dưới loài có vú được các tinh linh thiên nhiên định h́nh theo các loại h́nh được đào luyện ra trong Cuộc tuần hoàn thứ ba, đôi khi được trợ giúp bởi những thứ do con người phóng phát ra.

Trong khi đó, trái đất đang từ từ thay đổi: “Mẹ vĩ đại đau đẻ bên dưới những đợt sóng . . . bà khó nhọc hơn cho Giống dân thứ ba, eo và rốn của bà xuất hiện trên mặt nước. Đó là vành đai Hi Mă Lạp Sơn linh thiêng trải dài ra quanh thế giới”. Biển cả mênh mông từ phía Nam Plaksha bao trùm cả sa mạc Gobi, Tây Tạng và Mông Cổ; rặng núi Hi Mă Lạp Sơn hùng vĩ xuất hiện từ vùng nước phía Nam của nó. Đất liền từ từ xuất hiện ở phía Nam chạy dài từ chân dăy Hi Mă Lạp Sơn xuống tới phía Nam là Tích lan, Sumatra, xa hơn nữa là Úc và Tasmania cùng với đảo Phục Sinh; về phía Tây nó chạy dài tới Madagascar và một phần của Châu Phi xuất hiện khiến cho Na Uy, Thụy Điển, Đông và Tây của Tây Bá Lợi Á cũng như Kamschatka thuộc về lục địa cũ là một lục địa mênh mông, châu Lemuria khổng lồ trở thành cái nôi của Giống dân mà trí tuệ con người xuất hiện trong đó. Trong truyện cổ tích, nó được gọi là Shalmali, trải qua nhiều thời đại, đại lục này chịu nhiều sự biến động và vỡ ra thành các ḥn đảo lớn. Núi lửa phun, động đất mạnh, thỉnh thoảng làm chấn động những mảnh vụn khổng lồ khiến chúng rời ra khỏi đại khối khổng lồ. Vùng đất Na Uy bắt đầu từ từ ch́m xuống và cựu lục địa biến mất một lúc vào khoảng 700 ngàn năm trước Đệ Tam Kỷ khi phân kỳ thứ nhất của Đệ Tam Kỷ bắt đầu th́ núi lửa bộc phát mạnh mẽ tạo ra những vết nứt ở đáy biển và châu Lemuria với tư cách đại châu bèn biến mất chỉ c̣n để lại đằng sau những mảnh vụn là Úc và Madagascar, là di tích về câu chuyện của nó cùng với đảo Phục Sinh bị ch́m xuống rồi lại được nâng lên. Trong thời sinh hoạt của châu Lemuria vào khoảng giữa sự phát triển của giống dân có xảy ra sự thay đổi lớn về khí hậu, tiêu diệt di tích của Giống dân thứ hai cùng với hậu duệ của nó là Giống dân thứ ba sơ kỳ. Trục bánh xe bị nghiêng. Mặt trời và Mặt trăng không c̣n chiếu sáng trên đầu cái bộ phận của giống người hăn sinh nữa, người ta biết cả tuyết, băng, sương giá, con người, cây cỏ, thú vật đều tăng trưởng theo hướng giảm bớt kích thước. Các màu sắc rực rỡ của vùng nhiệt đới mờ nhạt đi trước thần khí thuộc loại băng giá, bắt đầu có sáu tháng ban ngày và sáu tháng ban đêm ở vùng cực và có một lúc mà phần c̣n lại của Plaksha chỉ có rất ít dân. Ngoài ra th́ ở vùng cực Thánh địa Bất diệt măi măi vẫn tươi vui. Ta có thể trông mong theo phép tương tự là Giống dân thứ ba này bộc lộ ba loại h́nh rất đáng chú ư mà nói là Giống dân thứ ba sơ kỳ, trung kỳ và hậu kỳ. Cũng giống như Giống dân thứ nhất bộc lộ tính đơn nhất v́ tiếp xúc với Atma, Giống dân thứ nh́ bộc lộ lưỡng tính v́ tiếp xúc với Atma-Buddhi; cũng vậy Giống dân thứ ba bộc lộ tính tam bội v́ tiếp xúc với Atma-Buddhi-Manas.

Ở loại h́nh thứ nhất, tức Giống dân thứ ba sơ kỳ, phương thức sinh sản tương tự như Giống dân thứ nh́ hậu kỳ, nghĩa là trục ra các cơ thể nhày nhụa, mềm nhũn, tức “mồ hôi”; trong phân chủng thứ nh́ th́ các cơ thể này cứng rắn lại; “các giọt mồ hôi cứng lại và h́nh tṛn. Mặt trời sưởi ấm nó, Mặt trăng làm nguội và định h́nh nó; gió cấp dưỡng cho nó đến khi nó chín muồi”. Các cơ thể mềm nhũn dần dần đâm ra có vẻ cứng theo dạng những quả trứng mà từ đó trở đi măi tới tận ngày nay vẫn là nơi sinh của mầm mống. Giờ đây bên trong quả trứng h́nh tướng trải qua những giai đoạn tăng trưởng sơ khởi có nét phác họa giống người hơn tiềm tàng thư hùng lưỡng tính. Giống dân thứ ba sơ kỳ bao gồm hai phân chủng: phân chủng thứ nhất hăn sinh và giới tính ít bộc lộ bên trong cơ thể; phân chủng thứ nh́ vẫn c̣n hăn sinh và tiến hóa thành các tạo vật rơ rệt là thư hùng lưỡng tính, rơ rệt là loài người khi lớp vỏ bao bọc bên ngoài cứng lại. Chúng được gọi là các con của Yoga thụ động v́ xét theo bề ngoài th́ chúng có vẻ bị trừu tượng xiết bao.

Trong loại h́nh thứ hai tức Giống dân thứ ba trung kỳ vào lúc có phân chủng thứ ba th́ tạo vật ấu trĩ phát triển bên trong lớp vỏ giờ đây là vỏ cứng đă tiến hóa thành các cơ quan sinh dục kép; khi sinh ra bằng cách phá vỡ lớp vỏ cứng, nó đă phát triển đầy đủ giống như con gà con ngày nay, biết đi và biết chạy. Đó là loài thư hùng lưỡng tính mà ngày nay ta vẫn c̣n nghe nói tới v́ chúng trở thành hiện thể của các Tinh Quân Minh triết và giai đoạn này được coi là tên gọi của Giống dân thứ ba tam kỳ. Đến lúc có phân chủng thứ tư th́ phương pháp sinh sản vẫn c̣n là noăn sinh, nhưng khi tạo vật được phát triển th́ một giới tính bắt đầu thắng lướt giới tính kia cho đến khi con đực hoặc con cái sinh ra từ quả trứng; khi qui tŕnh này tiếp diễn th́ đứa trẻ sơ sinh trở nên bơ vơ hơn và vào cuối phân chủng thứ tư th́ khi xuất lộ từ lớp vỏ bao bọc tạo vật non trẻ không c̣n biết đi nữa. Phôi thai con người khi phát triển vẫn c̣n mô phỏng lại các giai đoạn này; nó bộc lộ h́nh dáng giống như a míp của Giống dân thứ nhất, h́nh dạng giống như tuyến sợi của Giống dân thứ hai; việc vô giới tính trong sơ kỳ được thay thế bằng trạng thái thư hùng lưỡng tính và rồi từ từ giới nam hoặc giới nữ chiếm ưu thế để xác định giới tính như trong Giống dân thứ ba. Ta có thể để ư thấy rằng ngay cả khi trưởng thành, các di tích của lưỡng tính về giới tính chưa bao giờ biến mất, nam giới vẫn c̣n giữ lại những cơ quan sơ khai của nữ giới, nữ giới vẫn c̣n giữ lại những cơ quan sơ khai của nam giới.

Thật là thú vị khi để ư thấy trong kho tài liệu Ấn Độ có nhiều vết tích với những “thần thoại”, đúng hơn là lịch sử về các phương thức biến thiên để sinh sản thịnh hành vào sơ kỳ. Trong phần tường thuật lễ hiến tế của Daksha, người ta có tŕnh bày đủ thứ phương thức: “từ trứng, từ hơi nước, từ cây cối, từ lỗ chân lông và chỉ đến cuối cùng mới là tử cung”.

Trong loại h́nh thứ ba tức Giống dân thứ ba hậu kỳ, phân chủng thứ năm thoạt tiên vẫn c̣n sinh sản bằng những quả trứng được trục ra mà đứa trẻ sơ sinh trưởng thành trong quả trứng ấy, nhưng dần dần quả trứng được giữ lại bên trong người mẹ và đứa trẻ sinh ra yếu ớt bơ vơ như hiện nay; đến phân chủng thứ sáu và thứ bảy th́ sự sinh sản có giới tính trở nên phổ quát. Giống dân thứ ba hậu kỳ đă sẵn sàng để tiếp nhận các đấng Manusaputras.

Sự tách rời giới tính trong phân chủng thứ tư thuộc Giống dân thứ ba trung kỳ, diễn ra vào thời kỳ sau của Đệ nhị kỷ cách đây 18 triệu năm. Lúc bấy giờ loài người đă tồn tại ít ra là 18 triệu năm rồi, và có lẽ c̣n lâu hơn thế nhiều v́ loài người bắt đầu từ thời kỳ Jura của Đệ nhị kỷ tức thời Trung sinh, đôi khi được gọi là thời kỳ Ḅ sát. Sau khi đó các phân chủng sơ kỳ bị tiêu diệt rất nhanh chủ yếu trong đại họa mà ta đă nói rồi. Ta ắt thấy các vị Thánh Vương giáng trần trước khi phân chia giới tính có những h́nh tướng đẹp nhất vào Giống dân thứ ba trung kỳ. Các ngài được gọi là Đấng Thư hùng Lưỡng tính, Bán âm Bán dương Thiêng liêng và các ngài uốn nắn những h́nh tướng ấy đẹp tuyệt vời, là những người khổng lồ sừng sững có khuôn mặt và dáng vẻ huy hoàng. Khi các ngài giáng lâm, rồi sau đó giới tính bị phân chia th́ thời hoàng kim Satya Yuga chấm dứt trên trần thế.

Giống dân thứ ba sơ kỳ sinh ra dưới sao chiếu mệnh Shukra tức Kim tinh và do ảnh hưởng này những kẻ thư hùng lưỡng tính mới tiến hóa được. Các phân chủng phân chia giới tính do ảnh hưởng của sao chiếu mệnh Lohitanga tức Hỏa tinh vốn là hiện thân của Kama tức bản chất đam mê. Giống như mọi h́nh tướng có sẵn trên trần thế vào lúc ấy, con người có vóc dáng khổng lồ so với kích thước ngày nay, nó sống cùng thời với loài dực khủng long, ban long hung hản và những con thú khổng lồ khác cho nên nhập gia phải tùy tục. Trong Giống dân thứ ba này các cơ quan thị giác phát triển, thoạt đầu là mắt duy nhất ở giữa trán, về sau gọi là “mắt thứ ba”; rồi tới hai mắt, nhưng người thuộc Giống dân thứ ba ít sử dụng hai mắt này măi cho tới khi có phân chủng thứ bảy, và chỉ tới khi mắt thứ ba đă thụt vào bên trong để trở thành tuyến tùng trong Giống dân thứ tư th́ hai mắt mới trở thành cơ quan thị giác b́nh thường. Giống dân thứ ba có sắc da màu đỏ với những sắc thái biến thiên rất nhiều. Các Đấng Thư hùng Lưỡng tính Thiêng liêng có sắc da chói lọi màu đỏ hoàng kim, chiếu sáng và rực rỡ khôn tả góp phần lớn vào sự huy hoàng của dáng vẻ nói chung, con mắt độc nhất sáng lóe lên như một viên ngọc quư được cẩn vào một nền chói mắt. Thật là một cú sốc khi chuyển từ các đấng này sang sắc da màu đỏ như gạch của những h́nh tướng thô thiển và vụng về thuộc những người nam nữ đầu tiên sau khi phân ly giới tính. Họ có chiều cao khổng lồ và bề ngang cũng tương ứng tạo ra ấn tượng có sức mạnh ghê gớm vượt quá những người thuộc thế hệ ngày nay, chẳng khác nào những con thú cổ khổng lồ như loài dơi hóa thạch nhanh nhẫu xung quanh họ về sau này so với loại trâu ḅ, hươu nai, ngựa, heo, loài tê giác vốn là hậu duệ của chúng. Cái đầu có trán rục vào trong, đôi mắt lờ đờ đỏ ngầu lóe lên trên cái mũi tẹt, cầm nhô ra nặng nề, cho ta một dáng vẻ dễ sợ theo thị hiếu hiện đại. Kư ức về mắt thứ ba vẫn c̣n dai dẳng trong truyện cổ Hy Lạp khi ta đọc thấy có người độc nhăn sau này được gọi là “Cyclops” và Ulysees, là một người thuộc Giống dân thứ tư giết chết một Cyclop thuộc giống dân thứ ba có một con mắt ngay giữa trán. Mắt thứ ba ấy phát triển do ảnh hưởng của Chơn thần, tức Tinh thần nơi con người cho nên có khả năng nh́n lớn hơn hai mắt sau này, nói chính xác hơn th́ nó ít gây cản trở cho khả năng nhận thức của Chơn thần. Nhưng khi Chơn thần rút lui trước sự hưng thịnh của trí tuệ và thể chất chiến thắng th́ hai cơ quan thị giác yếu hơn mà ta gọi là mắt phàm dần dần phát triển, chúng gây trở ngại nhiều hơn cho khả năng nhận thức rộng lớn của Chơn thần, nhưng xác định được các sự vật sắc bén hơn và trên đường tiến tới tầm nh́n sắc sảo hơn trước. Mắt thứ ba cung cấp một ấn tượng toàn khối chứ không phải chi tiết về sự vật trên cơi trần cho nên việc tạm thời khép nó lại là cách thức để nh́n thấy rơ hơn. Những kẻ theo biểu kiến dă man này chỉ dă man về h́nh thức thôi, tuy nhiên có nhiều trực giác cho nên đáp ứng nhanh hơn với những lực thôi thúc được ban hành bởi các vị Thánh Vương cai trị chúng. Được các ngài bảo trợ, chúng xây dựng những đô thị hoành tráng, những đền thờ người một mắt khổng lồ uy nghi và sừng sững mà các mảnh vụn vẫn c̣n lại đây; chính Shamballah Thánh đô, Trụ xứ Thiêng liêng vẫn c̣n đứng sừng sững để nói lên cái sức mạnh đă xây dựng nó. Khi bàn tới cơ tiến hóa trí tuệ ta cũng phải nói chút ít tới nền văn minh này.

Trước khi rời bỏ Cơ tiến hóa Thể chất mà các Barhishad Pitris đóng một vai tṛ lớn lao xiết bao, ta hăy thoáng nh́n một lúc phần đóng góp sau này của chúng trong cơ tiến hóa của loài người. Sau khi đă ban cấp các bào ảnh cho Giống dân thứ nhất, các Barhishad Pitris rời bỏ trần thế để thăng lên Mahaloka trong một thời gian: “sau khi đă phóng chiếu các h́nh bóng của ḿnh để tạo ra con người gồm một nguyên tố th́ các đấng Tổ phụ lại tăng lên Mahaloka; các ngài định kỳ từ đó giáng xuống, khi thế giới đổi mới để khai sinh ra con người mới”. Đó là một Giống dân mới và mỗi khi có một Giống dân mới ra đời th́ các ngài bao giờ cũng giáng xuống dẫn dắt nó trong một thời gian; giáng sinh trà trộn trong đám đó để trợ giúp cho Đấng Bàn Cổ của Giống dân. Các ngài tái sinh thành con của một số Con sinh ra từ Trí của Brahma tức Hành tinh Thượng Đế. Các Con này được gọi là Sapta Rishis tức bảy Rishis và tiếp quản chức năng của ḿnh để định h́nh, đào luyện các h́nh tướng của Giống dân thứ ba phục vụ cho những biến đổi sắp tới và chuẩn bị các đấng Thư hùng Lưỡng tính trở thành hiện thể của các Con Minh triết. Sau khi phân chia giới tính, các con Atri - đây là danh xưng chuyên biệt của các Barhishad mà một số kinh Puranas gọi như vậy - cũng như con của Marichi chủ tŕ sự tiến hóa thêm nữa của Giống dân thứ ba, giống dân mà kho tài liệu Ấn giáo gọi là Danavas. Bạn ắt nhớ lại câu chuyện về sự bại hoại đạo đức của Danavas được tường thuật trong Mahabharata khi nguyên khí trí tuệ tức ngă chấp đă chiếm hữu được chúng. Vào buổi sơ thời, khi chúng c̣n thanh khiết và mộ đạo th́ các Devi vẫn sống trà trộn với chúng và chỉ rời bỏ chúng khi chúng trở nên tham lam ích kỷ. Các đấng Tổ phụ trở thành Thánh vương của các phân chủng sau này. Các đấng Thư hùng Lưỡng tính Thiêng liêng cai trị dân Lemuria dạy cho nhân loại ấu trĩ mà ḿnh phụ trách có được nghệ thuật và khoa học. V́ vậy, các ngài được gọi là “Tổ phụ của Danavas”; các ngài cũng được gọi là “Tổ phụ của Daitya” (dân Atlant) trà trộn vào đám dân này dưới dạng các Thánh vương buổi sơ thời.

Buổi sơ thời, trong Giống dân thứ năm, các thành viên của bốn lớp lớn xuất hiện để giúp cho Đức Bàn Cổ Vaivasvan xây dựng ḍng giống của gia đ́nh thứ nhất thuộc Giống dân này. Các con của Bhrigu, là những người có thể nguyên nhân hoạt động tích cực, chính là Somapas, Kavyas và Saumyas; đây là những đấng ban cấp bào ảnh của ḿnh để dùng làm thể tinh vi tiêu biểu cho các Chơn ngă tiên tiến nhất lúc bấy giờ đă sẵn sàng nhập thể, h́nh thành giai cấp Bà la môn vào buổi sơ thời. Các con Angiras tức là Havishmats có thể hạ trí hoạt động tích cực bèn ban cấp bào ảnh của ḿnh dùng làm kiểu mẫu cho thể tinh vi, tức giai cấp Sát đế lị (Kshattriyas) tức giai cấp chiến sĩ. Các con của Pulastya tức Ajapas, có thể vía hoạt động tích cực bèn ban cấp bào ảnh của ḿnh tiêu biểu cho thể tinh vi của giai cấp Vaishyas. Các con Vaishishta (đôi khi được gọi là con của Daksha) tức Sukalins có thể phách hoạt động tích cực, bèn ban cấp báo ảnh của ḿnh dùng làm tiêu biểu cho thể tinh vi của giai cấp Thủ Đà La (Shudras). Mỗi một loại h́nh tiêu biểu này đều có một màu sắc khác nhau chiếm ưu thế, bốn giai cấp được gọi là bốn Varnas, tức bốn sắc dân và theo thần nhăn nh́n thấy th́ thể tinh vi của mỗi giai cấp ngay tức khắc nhận ra được bằng cái màu sắc nổi trội ấy do mật độ tương đối của các vật liệu cấu thành thể tinh vi.

Đây là bí quyết của việc khó thay đổi giai cấp, ngoài mọi tố chất về đạo đức th́ muốn thay đổi giai cấp c̣n phải xây dựng lại thể tinh vi vốn đă bị nghiệp báo định h́nh cho mỗi lần nhập thể mới. Điều này không phải là chuyện thực hiện được bằng một sắc lệnh ban hành theo luật pháp hay là do quyết định của bất cứ đoàn thể con người nào. Tuy nhiên nó có thể được thực hiện -  trong quá khứ cũng như hiện tại - nhưng chỉ nhờ vào sự trợ giúp của các Pitris thôi. Đó là sự trợ giúp mà Vishvamitra đă mưu t́m nhờ tapas và khoa Yoga, cho đến khi ông được trợ giúp và các Pitris ban cấp một bào ảnh mới, bào ảnh của giai cấp Bà la môn. Vậy th́ quả thật việc thay đổi từ giai cấp này sang giai cấp kia chẳng phải là không thể được. Nhưng điều này khó, rất khó và chỉ có thể được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các Pitris chứ không phải do lời lẽ của con người. Có một sự thật ở giữa hai thái cực, giữa kẻ bảo rằng giai cấp chẳng qua chỉ là chuyện bẩm sinh và kẻ khác bảo rằng giai cấp chẳng qua là do công đức. Không có ai nói đúng hết sự thật. Bẩm sinh có liên quan nhiều tới chuyện này v́ thể xác và thể tinh vi được định h́nh theo một kế hoạch giống nhau và v́ Chơn ngă khi giáng lâm mang theo thể tinh vi thuộc một loại h́nh ắt phải uốn nắn thể xác đến mức tối đa cũng theo loại h́nh ấy.

Cho đến nay, chúng ta đă truy nguyên Phổ hệ Tinh thần và Phổ hệ Thể chất. Ngày mai, ta sẽ giới thiệu cái cầu nối liền hai phổ hệ này, đó là Phổ hệ Trí tuệ của con người.

  

3.    PHỔ HỆ TRÍ TUỆ

 

Ta đă nghiên cứu cơ tiến hóa tinh thần và thể chất. Ta đă truy nguyên phổ hệ tinh thần của con người và cố gắng có được một vài sự thoáng thấy về các Huyền giai đại hùng của các Đấng Thông tuệ Tinh thần cộng tác vào việc để cho Tinh thần tức Chơn thần được biệt phái đi hành hương lâu dài xuyên qua các thế giới. Chúng ta đă truy nguyên việc Vật chất leo lên cao càng ngày càng được tổ chức thành các h́nh tướng tốt đẹp hơn và ta đă thấy việc xây dựng Vật chất này cũng được dẫn dắt như thế nào bởi các đấng Thông tuệ Tinh thần khác; các ngài đă chinh phục được Vật chất trong những cơ tiến hóa trước kia của chính ḿnh cho nên thích hợp để kiểm soát và định h́nh nó cho các Chơn thần nhân loại vị lai hầu như là bơ vơ. Thế mà hai đường lối tiến hóa của ta khi sáp lại gần nhau th́ mới vỡ lẽ ra có một vực sâu ngăn cách đôi bên. Một đằng từ trên cơi trời giáng xuống, c̣n một đằng từ đất bùn trần thế lầy lội leo lên. Nhưng bây giờ đôi bên diện đối diện nhau qua một vực thẳm và không có một cầu nối nào giúp cho họ đến với nhau, tiếp xúc với nhau. Ta thấy t́nh h́nh là như vậy, và điều này được mô tả sôi động trong một thiên B́nh luận Huyền bí cổ truyền. Trong đó có viết: “Những người định h́nh con người thể chất giáng xuống từ thế giới Vật chất vào Chu kỳ Thành trụ mới. Họ là các chơn linh hạ đẳng, sở hữu một cơ thể lưỡng bội. Đó là những người định h́nh và sáng tạo ra cơ thể hăo huyền của ta. Các đấng Pitris gồm Hai Chữ  (Chơn thần, c̣n được gọi là Con Rồng Kép) từ cơi kỳ vọng giáng xuống nhập vào các h́nh tướng được phóng chiếu ra. Nhưng thật chẳng khác nào ở nhà chỉ có mái mà không có vách, cũng chẳng có trụ đỡ. Con người cần bốn Ngọn lửa và ba thứ Lửa th́ mới hiệp nhất được trên trần thế và nó cần có bản thể tinh hoa của 49 thứ lửa th́ mới toàn bích được. Chính các đấng đă rời bỏ các cơi cao tức các vị Thần Ư chí mới hoàn chỉnh được Manu Hăo huyền. Đó là v́ Con Rồng Kép không điều khiển được cái chỉ là h́nh tướng không thôi. Nó giống như gió hiu hiu thổi mà không có cây hoặc cành cây để tiếp nhận và ǵn giữ nó. Nó không thể ảnh hưởng tới h́nh tướng khi không có tác nhân dẫn truyền và h́nh tướng chẳng thèm biết tới nó. Cả hai giống như hai đường cạnh của một tam giác mà đă mất đường đáy”. Đó chính là lời mô tả trong thiên B́nh luận Huyền bí về t́nh thế của cơ tiến hóa nhân loại hiện nay: Bên trên là Chơn thần tức Con Rồng Kép, c̣n bên dưới là h́nh tướng thể chất chẳng thèm biết tới Tinh thần đang ấp ủ che chở bên trên. Đôi bên chẳng thể làm được ǵ hơn thế nữa. Chơn thần không thể xuống thấp hơn được, Con Rồng Kép không thể phà hơi thở vào cái bầu không khí thô trược trần thế. Cái h́nh tướng rỗng tuếch vô tri vô giác, bơ vơ cũng không thể leo lên cao hơn nữa, đó chỉ là bhut, cái h́nh bóng vốn không thể leo thêm một bước nào cao hơn nữa trên cái thang tiến hóa. Nó thật vô tri vô giác, bạc nhược, rũ rượi ra, cần được giúp đỡ từ bên ngoài.

Nhưng thiên cơ kiến tạo con người không thể bị bất đắc chí ở đây như bất cứ chỗ nào khác nữa. Thế là phải có những đấng từ cơi trời giáng xuống có thể bắc được nhịp cầu qua vực thẳm giữa tinh thần và vật chất. Đó là nhịp cầu trí tuệ mà họ sẽ xây dựng. Thế mà các Tinh quân Tranh tối Tranh sáng (Barhishad Pitris) không thể cung cấp trí tuệ; bởi v́ mặc dù bản thân các ngài có trí tuệ nhưng chưa hoàn toàn siêu việt được nó cho nên không thể dứt bỏ nó để đem giúp người khác. Những người nào có thể dứt bỏ trí tuệ của chính ḿnh th́ bản thân ắt phải siêu việt được trí tuệ v́ chỉ khi ta siêu việt được cái ǵ th́ ta mới có thể đem nó cho người khác. Trong khi ta vẫn c̣n đồng nhất hóa ḿnh với bất cứ điều ǵ th́ nó vẫn c̣n là thuộc sở hữu của chính ta, ta không thể chia tay với nó để đem bố thí cho người khác.

Vậy là cái trí không thể được các Tinh quân Tranh tối Tranh sáng bố thí; các ngài quả thật đă thành tựu được trí tuệ cho riêng ḿnh, nhưng các ngài chưa đạt tới tŕnh độ để có thể đem trí tuệ ấy bố thí cho người khác. Câu thơ uy nghi trong Thiền Thư (Book of Dzyan) phác họa cho chúng ta cái t́nh thế khó khăn mà những vị đă thực hiện biết bao nhiêu điều để định h́nh con người giờ đây phải giáp mặt, nhưng giờ đây họ đă tới giới hạn khả năng của ḿnh. Ta hăy lắng nghe: “Thần khí cần một h́nh tướng; các Tổ phụ ban cho nó. Thần khí cần một thể thô trược; quả đất định h́nh cho nó. Thần khí cần Nguyên sinh khí, các Chơn linh Thái Dương phà nguyên sinh khí vào h́nh tướng. Thần khí cần một cái gương phản chiếu cơ thể; các Đấng Thiền na phán ‘Chúng ta bố thí cái của ḿnh cho nó’. Thần khí cần một hiện thể ham muốn, các đấng Làm cạn Nước tuyên bố: ‘Nó ắt có hiện thể ấy’. Các ngài đă đi tới mức đó. Nhưng Thần khí cần một cái trí để bao trùm vũ trụ. Các Tổ phụ phán ‘Chúng ta không thể cung cấp cái đó. Tinh linh của trái đất bảo ‘Tôi chưa bao giờ có cái đó’. Đại Hỏa phán: ‘H́nh tướng ắt bị thiêu rụi nếu tôi đem cái của tôi cho nó . . . Con người vẫn là một Bhuta rỗng tuếch vô tri vô giác”.

V́ thế cho nên mới nảy sinh ra nhu cầu có những đấng nào đă chinh phục được cái trí vốn là Trí tuệ Tinh quân phải tiến lên giúp khơi hoạt các quyền năng Trí tuệ đang tiềm tàng nơi h́nh tướng; đồng thời nhiều đấng c̣n phải nhập thể trong h́nh tướng để trở thành các Thánh Vương, các Đạo sư, Đấng dẫn dắt cơ tiến hóa nhân loại. Đây ắt là các Tổ phụ Trí tuệ cũng giống như các Thái Âm Tinh Quân là Tổ phụ Thể chất.

Chúng ta đă tới lúc mà 18 triệu năm đă trôi qua trên trái đất; cách đây 18 triệu năm các Hỏa Đức Tinh Quân đă giáng trần. Bây giờ ta phải để ư có tới ba lớp đấng Cao Cả khác nhau giáng trần. Chút nữa ta sẽ bàn dông dài về các Đấng này v́ ẩn tàng trong bản chất biến thiên của các ngài, có bí mật về sự tăng trưởng trí tuệ của con người; và một khi chúng ta hiểu được tác động của các ngài lên h́nh tướng cùng với những tŕnh độ khác nhau mà h́nh tướng đă đạt được th́ ta ắt có thể giải quyết được nan đề về những sự khác nhau trong phát triển trí tuệ của các giống người. Ta hăy nhớ rằng, một đằng ta thấy trong những “người” đang nhanh chóng bị diệt chủng đó chẳng hạn như người Veddas ở Tích lan; những người sống trên cây hầu như chẳng có ngôn ngữ khiến cho chúng không biết nói mà chỉ kêu như loài thú; những người dă man ở Borneo hầu như chẳng phân biệt được với loài khỉ khổng lồ; những người như thổ dân ở Úc, chậm phát triển trí tuệ đến nỗi họ không nhớ được chuyện ǵ từ ngày này sang ngày khác, không đếm được quá số 2: một, hai c̣n nhiều hơn nữa đều có nghĩa là mọi số lớn hơn hai. So sánh với những con người c̣n được kể và đúng là c̣n được tính trong phạm vi nhân loại, th́ có những người như Newton, như Descartes, như các bậc đại Đạo sư trong quá khứ ở Ấn Độ hoặc như bậc đại Đạo sư đại hùng Vyasa, các ngài vẫn c̣n mang xác người. Ta hăy xét tới những vị đại Đạo sư, các nhà đại Thần bí và xếp các ngài vào một bên, c̣n các giống dân lạc hậu đang tuyệt chủng xếp vào bên kia. Dường như thể danh từ “con người” khó ḷng có thể được kéo dăn ra để bao trùm hết cả hai phía, dường như thế sự khác nhau về trí tuệ rộng lớn đến nỗi ta không thể chỉ giải thích điều này được bằng sự tiến hóa không thôi. Ta chỉ giải quyết được nan đề này do đă hiểu thấu về bí nhiệm của trí năng, bí nhiệm của các Con của Trí tuệ.

Bây giờ các đấng giáng trần được tổng kết bằng danh xưng cuối cùng là Manusaputras, theo nghĩa đen được gọi là các Con của Trí tuệ. Nhưng tự thân danh xưng ấy chẳng truyền đạt được bao nhiêu thông tin ngoại trừ sự kiện các ngài được phú cho trí tuệ; và nhiều khó khăn lại nổi lên trong tư tưởng của các học viên bởi v́ người ta đă áp dụng những thuật ngữ cao siêu nhất cho một số đấng Manusaputras và các ngài được gọi bằng hồng danh hàm ư có trí tuệ tinh thần cao siêu nhất. Mặt khác cũng danh xưng ấy lại được áp dụng cho các thực thể rơ rệt là kém hơn nhiều, rành rành là có trí tuệ rất hạn chế. Các bạn phải thừa nhận sự thật là danh xưng Manusaputras không có nghĩa ǵ khác hơn tự thân nó là Con của Trí tuệ, nghĩa là một đấng có trí, có trí tuệ; và cũng giống như ‘con người’ là một từ bao quát bao hàm nhiều cấp độ nhân loại và chẳng biểu thị điều ǵ về tŕnh độ tiến hóa của người ấy; cũng vậy, H. P. B. dùng thuật ngữ Manusaputras theo thông lệ trong kinh điển Ấn giáo cổ truyền, đó là một thuật ngữ có nghĩa rất rộng, bao hàm vô số cấp bậc trên thang trí tuệ.

V́ vậy ta hăy tách riêng ra ba lớp lớn đầu tiên vốn vượt xa tŕnh độ nhân loại khi các ngài giáng trần; phân biệt với lớp thứ tư là các Pitris Thái dương xuất phát từ Mặt trăng. Lớp lớn đầu tiên được gọi là Con của Đêm tối, Con của Minh triết U minh và thuật ngữ “Đêm tối”, “U minh” này xuất hiện đi xuất hiện lại đối với họ. Nếu nói cho thật chính xác th́ ta nên dùng tính từ này để phân biệt họ với các Agnishvatta Pitris vốn tạo thành Manusaputras thứ nh́ và được gọi là Hỏa Đức Tinh Quân tức Con của Minh triết. Tôi sẽ dùng tính từ ấy để chỉ lớp thứ nhất mà ta đang xét cho khỏi lẫn lộn. Đây là các Asuras sinh ra từ cơ thể Brahma vốn bị dẹp sang một bên trở thành Cơ thể Đêm tối. Nếu bạn lướt qua kinh điển Ấn giáo th́ ắt thấy các thực thể được gọi là Asuras đóng một vai tṛ rất tích cực trong truyện cổ tích về thế giới và danh xưng này bao trùm một lớp rộng lớn hơn những đấng mà ta đang quan tâm hiện nay. Ta nên nói dông dài một chút về điều này v́ ảnh hưởng của tư tưởng tôn giáo hiện đại đă chụp mũ lên danh xưng này một bóng dáng khủng khiếp khiến cho nó hầu như tương đương với “Ma quỉ” của Kitô giáo, vốn là một thực thể không có đại biểu trong Ấn giáo. Từ ngữ  Asura có từ nguyên là Asu, thần khí tức sự sống, cho nên chỉ hàm ư là một sinh linh; trong Rig Veda, Varuna, Indra, Agni đều được gọi là Asuras, các đấng linh hoạt; nó biểu thị các đấng tinh thần chứ tuyệt nhiên không gian tà ǵ hết. Quả thật là sau này, người ta để cho Asuras đối lập với Suras v́ chúng có chức năng khác nhau trong cơ tiến hóa. Hơn nữa, Suras xét chung thụ động hơn Asuras do có động cơ thúc đẩy là ư thức đơn nhất và một mục đích chung, v́ thế cho nên dễ dàng ngoan ngoăn tuân theo luật lệ trong hệ thống để xúc tiến sự vận hành suôn sẻ, giữ cho mọi chuyện ở nguyên trạng; c̣n Asuras th́ hiếu động và hung hăng, độc lập và chia rẽ, dễ bất măn và hăm hở thay đổi. Suras là hiện thân của Trật tự,  c̣n Asuras là hiện thân của Tiến bộ, v́ thế cho nên chúng thường xuyên đối lập với nhau, mặc dù thật ra cả hai đều cần thiết như nhau. Bạn ắt nhớ lại rằng khi khuấy động đại dương thế giới, một đầu của Shesha là Asuras, c̣n đầu kia là Suras, cả hai đều được dùng để khuấy động và tranh nhau giành nước Cam Lồ Amrita, Asuras bị từ chối không cho nước Cam Lồ mặc dù chúng rất háo hức muốn uống nó ừng ực. Ta hăy thử xem tại sao nó bị từ chối. Nguyên khí hiện thân nơi Asuras là chính bản thể cốt lơi của chúng, là đặc trưng nổi bật của chúng, là dấu ấn đặc trưng giúp ta biết được chúng. Chúng lúc nào cũng nổi loạn và ở đâu có chúng là ở đó có chiến tranh. Ahamkara phát triển thành đấu tranh, cô lập, nổi loạn và huy động mọi lực lượng náo loạn để xác lập bản ngă. Đến khi nào bản ngă ấy học biết được rằng tự ngă chân thực nhất ở nơi ư chí Thượng Đế vốn là tự ngă của vũ trụ th́ Asuras mới phá bỏ được cái xiềng xích vật chất để tự biết ḿnh là hiệp nhất với Đấng Tối Cao mà nó chiến đấu chống lại. Lúc bấy giờ nó mới được uống nước cam lồ vốn bao giờ cũng chỉ được rót vào cái cốc đơn nhất thôi và chỉ những kẻ nào đă siêu việt được ngă chấp mới uống được nó, c̣n kẻ nào mà ngă chấp chiến thắng, là hiện thân của chính bản chất cốt lơi của nó th́ kẻ ấy không uống được.

Vậy là các đấng tạo thành lớp thứ nhất các Manusaputras đă giáng xuống trái đất; các ngài phát triển được trí tuệ phi thường v́ đă đạt tŕnh độ nhân loại trong Dăy Hành tinh thứ nhất. Suốt vô lượng thời, các ngài đă phát triển và tăng trưởng trong các cơi tinh anh, đóng vai Barhishad Pitris của Dăy Hành tinh thứ nh́, đóng vai Agnishvatta Pitris của Dăy Hành tinh thứ ba và tạo thành một trong các lớp siêu nhân Manusaputras cao nhất đă giáng xuống trái đất theo Giáo Lư Bí Truyền. Ta phải nhớ rằng tất cả các tŕnh độ này đều là siêu nhân; xét theo biểu kiến các ngài biểu thị tŕnh độ siêu nhân thuộc con đường thứ năm trong bảy con đường sau khi thành chánh quả. Trong Giáo Lư Bí Truyền có một điều khó khăn nảy ra khi dùng cũng danh xưng này là Asuras để chỉ những kẻ ngạo mạn có hào quang màu da cam đă rời bỏ Dăy Nguyệt tinh ở Bầu A thứ nhất trong Cuộc tuần hoàn thứ bảy của Dăy này; chính các Asuras này mới gây náo loạn trên trái đất khi từ chối không chịu sáng tạo. Các bạn nào đọc quyển Phổ hệ về con người phải chỉnh lư lại điều đó theo phần này và những chi tiết được tŕnh bày về sau trong quyển Con người từ đâu đến, sinh hoạt ra sao, rồi đi về đâu, bởi v́ chúng tôi (Annie Besant) đă bị dẫn dụ mắc phải một sai lầm do việc Giáo Lư Bí Truyền dùng từ ngữ này theo hai nghĩa khác nhau. Người ta chẳng bao giờ tồn tại như vậy ở trên nhiều hơn hai Dăy hành tinh liên tiếp. V́ vậy các Asura thuộc Dăy Hành tinh thứ nhất đă trở thành siêu nhân từ lâu rồi. Các ngài giáng xuống trái đất trên cương vị là Con của Minh triết U minh cho trận đấu tranh ghê gớm thuộc Dăy Hành tinh thứ tư, Cuộc tuần hoàn thứ tư và Bầu hành tinh thứ tư vốn không c̣n ǵ vượt quá nó để sự chia rẽ của vật chất và Ahamkara thắng thế. Khi Hành tinh Thượng Đế ra lệnh cho các “Con sáng tạo h́nh bóng của ḿnh” th́ những vị Asuras này bắt đầu cuộc chiến đấu cuối cùng để được riêng rẽ, độc lập, trận chiến đấu ấy khi kết liễu ắt dạy cho họ biết được Bản chất chân thực của “tự ngă”. Họ không chịu sáng tạo: “Một phần ba từ chối. Hai phần ba vâng lời. Lời nguyền rủa được tuyên cáo. Chúng ắt sinh ra trong cái thứ Tư, tự ḿnh chịu đau khổ và gây ra đau khổ cho người khác”. Đây ắt là các “Tinh Quân Mặt tối sầm” ở châu Atlantis, chiến đấu chống lại các “Tinh Quân Mặt sáng ngời” và khi đă lật đổ được họ một cách khủng khiếp th́ mới học được bài học cuối cùng để quay sang mưu t́m sự đồng nhất qua các giống dân t́ên tiến nhất trong nhân loại. C̣n các Asuras thuộc Dăy Hành tinh thứ nhất tạo thành Huyền giai Sáng tạo thứ năm Makara của Dăy Hành tinh Trái đất, rất xứng đáng với danh hiệu là Huyền giai bí mật nhất trong các Huyền giai.

Lớp thứ nh́ các Manusaputras là những đấng rất quen thuộc với các nhà Thông Thiên Học qua danh xưng Agnishvatta Pitris. Các ngài là thành quả của Dăy Hành tinh thứ nh́, sinh ra từ Cơ thể Ánh sáng của Brahma, tức Cơ thể Ban ngày; đó là các Đấng rực rỡ, huy hoàng, Tổ phụ của các Chư thiên tức Suras ở trên các cơi tinh vi, Có bản chất giống như  Chư thiên với óc hợp nhất mạnh hơn óc chia rẽ. Các ngài giữ những cấp khác nhau trong cơ tiến hóa, một số cấp tiên tiến hơn các cấp kia. Các ngài tạo thành một bộ phận của Huyền giai Sáng tạo thứ sáu. Trong truyện cổ tích có nhiều danh xưng của các ngài, nhà Huyền bí học gọi các ngài là Con của Minh triết (chú ư không phải là Minh triết U minh) Hỏa Đức Tinh Quân, Con của Lửa, đấng Thiền na Lửa, Tâm của Cơ thể”; huyền bí gia cũng gọi các ngài là Tam giác v́ ba khía cạnh Atma-Buddhi-Manas đều hoạt động nơi các ngài trở thành h́nh Ngũ giác, v́ Manas trở nên lưỡng bội, c̣n Buddhi được phản chiếu nơi Kama. Các ngài không thể ban Atma cho con người v́ đó là một nhiệm vụ quá cao, nhưng các ngài phóng thần lực xuống chất dĩ thái, thế là biến nó thành Prana thực sự của con người, do đó cung cấp “nguyên sinh chất tinh thần” tức khía cạnh sự sống của các nguyên tử trường tồn vốn xuất phát từ Thiên nhân lục bội. Huyền bí gia c̣n gọi các ngài là Pranidhamanath, Tinh quân tham thiền sâu sắc, Tinh quân Yoga. Các ngài là những trai tân Kumaras, không thể tạo ra con người bằng xác thịt khi Brahma muốn cho dân số gia tăng trên trần thế v́ đây là nhiệm vụ quá tinh vi và thanh khiết đối với các ngài. Trên Dăy Hành tinh thứ ba, các ngài đă sinh ra loài người của Dăy Hành tinh ấy, nhưng giờ đây vật chất thô trược hơn, c̣n các ngài lại tinh vi hơn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên trần thế - chút nữa ta ắt phải đề cập tới nhiệm vụ này - các ngài lại tái sinh thành Con của Marichi hoặc một số người nói là Con của Pulastya, và trở thành Tổ phụ của Chư thiên; trụ xứ trên trời của các ngài là Viraja Loka, được đặt tên theo một trong nhiều biệt hiệu khác của các ngài là Vairajas. Các ngài đă khoác lấy nhiều h́nh tướng và có nhiều danh xưng trong kinh Puranas; đó là Ajitas, Satyas, Haris, Vaikunthas, Sandhyas, Adtyas, Rajasas v.v. . . .

Lớp thứ ba các Manusaputras bao gồm các Đấng giáng xuống trái đất từ một Dăy Hành tinh khác. Các ngài không giống như hai lớp trên vốn là thành quả tiến hóa của chính Dăy Hành tinh ta trong những chu kỳ trước mà xuất phát từ bên ngoài. Từ dăy hành tinh trong đó Shukra, tức Kim tinh, là Bầu D. Các bạn ắt lưu ư một vài cụm từ trong truyện cổ tích tŕnh bày mối quan hệ giữa trái đất và Kim tinh Shukra, nghe nói trái đất là con nuôi của Shukra. Bạn ắt đọc thấy rằng, Shukra là thầy dạy kèm Asuras, Danavas và Daityas hoặc bạn ắt lại đọc thấy rằng Shukra nhập thể thành Ushanas trên trái đất. Những cụm từ gây rối trí này có nghĩa là ǵ? Chúng đề cập tới lớp Manusaputras thứ ba, Kim tinh tiến hóa trước trái đất của ta, nó già hơn. Nó ở vào Cuộc tuần hoàn thứ bảy c̣n ta chỉ ở Cuộc tuần hoàn thứ tư, v́ vậy nó có thể đóng vai cha mẹ đối với trái đất, v́ nhân loại của nó tiến hóa cao hơn; bởi thế cho nên người ta bảo nó nhận trái đất làm con nuôi, trái đất giống như em út của nó. Việc dịch ra thành ngôn ngữ dễ hiểu hơn th́ điều này có nghĩa là nó biệt phái tới trái đất một số con của chính ḿnh vốn là những Người kỳ diệu về trí thức và quyền năng, là Người thuộc Cuộc tuần hoàn thứ bảy của nó. Nó biệt phái những người này tới trái đất non trẻ hơn để cho những vị này có thể đóng vai tṛ Huấn sư của nhân loại ở đó. Nhiệm vụ của họ không phải là xạ ra các điểm linh quang trí tuệ mà là nhập thể trên trần thế, trở thành các Huấn sư Dẫn dắt nhân loại c̣n non trẻ. Các ngài đến trái đất khi Giống dân thứ ba chịu quyền năng chủ tŕ của Shukra, là hành tinh xuất phát từ các ngài; đây là một đoàn thể huy hoàng rực rỡ khiến cho các ngài mặc lấy các áo khoác, thu hút xung quanh ḿnh vật liệu trong suốt mà các thể tinh vi lấp lánh như sao chiếu sáng qua đó. Đấng đầu tiên là Lănh đạo, được gọi bằng nhiều danh xưng thần bí trong các tác phẩm thời xưa. H. P. B. bảo Ngài là Gốc Rễ Căn Bản của Quần tiên hội; bà bảo Ngài là cây đa x̣e tán ra v́ do Ngài tạo ra các Con của ư chí và Yoga, cho nên Quần tiên hội mới được h́nh thành để phù hộ Trái đất, dưới dạng Cây Hằng Sống che bóng mát cho chúng ta. Bà cũng gọi Ngài là Đấng Điểm Đạo Cao Cả bởi v́ chỉ có Ngài mới làm cho quyền năng Điểm đạo chân chính giáng xuống. Nhưng hồng danh này và nhiều hồng danh miêu tả khác biểu thị Bản thể Thần bí của Ngài; đôi khi Ngài được gọi là Trai tân Kumaras, Đấng vượt trên mọi đấng khác. Xung quanh Ngài có một đoàn thể rất nhỏ các đấng xuất phát từ địa giới của chính Ngài tức hành tinh Kim tinh. Họ giáng trần để cùng với Ngài lao động vất vả cho nhân loại tiến hóa. Nhân loại thuộc Cuộc tuần hoàn thứ tư chưa đủ tiến hóa để sản sinh ra bất kỳ đứa con nào giúp được cho đại sự; mọi thứ đều cần được giáo huấn chứ chưa đủ khả năng giáo huấn. V́ thế cho nên cần có ngoại viện. Các Ngài hợp thành cái gọi là vườn ươm cây của các bậc cao đồ. Đó là hạt nhân của Quần tiên hội đầu tiên trên trái đất; từ đó cách đây hơn 18 triệu năm măi tới nay trong thế kỷ 20 hiện đại, Quần tiên hội chưa bao giờ ngưng hoạt động, chưa bao giờ thay đổi tính cách. Đó là một Đoàn thể tối cao duy nhất gồm các Đấng dẫn dắt và giáo huấn nhân loại, không có nó th́ hầu như không thể có tiến hóa tinh thần, không có nó th́ trái đất cứ lang thang trong bóng tối và không thể t́m ra đường về với Đấng Tối Cao trong nhiều thời đại dài dằng dặc. Thế th́ các Con của Kim tinh này là lớp Manasaputras thứ ba, gốc rễ của Quần tiên hội.

Lại c̣n có một lớp Manasaputras nữa, đó là các Pitris Thái dương từ Mặt trăng, nhóm lại thành hai phân bộ lớn tùy theo tŕnh độ tiến hóa; những vị này đang ngự vào Niết Bàn Nguyệt tinh giữa Dăy Trái đất và Dăy Nguyệt tinh, vẫn c̣n tồn tại ở đó, trải qua thời kỳ dài ba Cuộc tuần hoàn rưỡi của Dăy Trái Đất. Một bậc đạo sư có nhận xét về trường hợp này như sau: “Những trường hợp ‘thất bại’ này quá tiến bộ về mặt tinh thần cho nên không thể bị cưỡng chế tụt lại từ địa vị Dhyan Chohan lọt vào cái ṿng xoáy của một cơ tiến hóa nguyên thủy mới xuyên qua các giới thấp”. Những trường hợp ‘thành công’ của Nguyệt tinh là Nguyệt Tổ phụ tức Tinh quân Tranh tối Tranh sáng, so với những trường hợp c̣n lại là ‘thất bại’. Trong số đó, phân bộ thứ nh́ gia nhập nhân loại trên trái đất sau khi có sự phân ly giới tính trong Giống dân thứ ba, c̣n phân bộ thứ nhất gia nhập nhân loại trong khi có Giống dân thứ  tư, Atlant. Tuy nhiên, ngay từ khi trái đất bắt đầu hoạt động trong Cuộc tuần hoàn thứ tư th́ các vị này đă lởn vởn xung quanh trái đất dường như thể chỉ ŕnh cơ hội xem các đền thờ tạm đă sẵn sàng cho ḿnh giáng lâm chưa.

Bây giờ ta phải xét tới sự giáng lâm của các Con Trí tuệ theo thứ tự nhất định, xét tới hoàn cảnh của Giống dân thứ ba khi họ giáng lâm cùng với đủ thứ diễn biến xung quanh và ngay tiếp theo sau sự giáng lâm ấy. Trong Căn chủng thứ nh́ đă có một sự tiếp xúc sơ bộ để đẩy nhanh cơ tiến hóa, “phú cho loài người đốm lửa trí tuệ yếu ớt nguyên thủy đầu tiên”, nhưng ta không cần bàn dông dài về điều này mà có thể chuyển sang sự giáng lâm dứt khoát của các đấng Manusaputras.

Tôi phải quay lại một lúc với câu kinh đă trích dẫn: “Vào cái thứ tư th́ các Con được báo cho biết hăy sáng tạo ra H́nh ảnh của ḿnh. Một phần ba từ chối, hai phần ba vâng lời. Lời nguyền rủa được tuyên cáo: Chúng ắt phải sinh ra trong cái thứ tư, tự ḿnh chịu đau khổ và gây đau khổ cho người khác”. Thế mà các câu này là ví dụ điển h́nh cho sự khó khăn nhằm giải mă các tác phẩm thời xưa. Cái “thứ tư” xảy ra hai lần và được dùng theo hai nghĩa khác hẳn nhau. Trong câu thứ nhất, ta phải điền vào đó thêm từ Cuộc tuần hoàn, nghĩa là Cuộc tuần hoàn thứ tư th́ các Con Trí tuệ Manasaputras được bảo cho biết hăy sáng tạo ra H́nh ảnh của ḿnh; một phần ba là các Asuras cấp thấp bao gồm gần ba triệu người có màu hào quang da cam xuất phát từ Bầu A trong Cuộc tuần hoàn thứ bảy của Dăy Nguyệt tinh. Đó là những kẻ nổi loạn từ chối nhiệm vụ. C̣n hai phần ba là các Agnishattva cấp thấp chưa đầy ba triệu người hào quang màu hoàng kim từ bầu B của Dăy Nguyệt tinh trong Cuộc tuần hoàn thứ bảy và hơn ba triệu người hào quang màu hường từ Bầu C của Dăy Nguyệt tinh trong Cuộc tuần hoàn thứ bảy, vị chi là có khoảng chín triệu người. Các Agnishattva Pitris cấp thấp cùng với các Con của Kim tinh hoàn thành nhiệm vụ, c̣n lời nguyền rủa được tuyên cáo là các Asuras cấp thấp sẽ sinh ra trong Giống dân thứ tư phải tự ḿnh chịu đau khổ và gây đau khổ cho người khác. Như tôi có nói, đây là một ví dụ điển h́nh về khó khăn khi dịch những quyển sách cổ truyền. Dù sao đi nữa th́ các Cuộc tuần hoàn, các Kiếp, các Bầu hành tinh, các Giống dân cứ ḥa quyện vào nhau. Người ta chỉ tŕnh bày con số có ư nghĩa và người đọc phải phát hiện xem con số ấy ứng dụng cho chu kỳ tiến hóa đặc thù nào. Một khi đă có được ch́a khóa là mấu chốt về các chu kỳ th́ ta có thể mở khóa được, nhưng khi chưa có được ch́a khóa th́ phát biểu như vậy chỉ gây rối trí nhiều hơn là soi sáng; và đó chính là cái gọi là “b́nh phong”. Điều này không có nghĩa người ta phát biểu bất cứ điều ǵ không đúng mà chỉ có nghĩa là sự thật được phát biểu theo một cách cần được giải thích thêm th́ người chưa được điểm đạo mới hiểu nổi. Khi người ta đă sẵn sàng th́ sẽ được cung cấp ch́a khóa. Nhưng bởi v́ cần phải giữ cho kiến thức ở dưới một dạng thuận tiện không dễ dàng hiểu được chừng nào c̣n chưa sẵn sàng, bởi v́ vào thời châu Atlantis xưa kia tai hại đă xảy ra do việc cung cấp kiến thức cho những kẻ chưa chuẩn bị về đạo đức nên những từ ngữ đặc thù giúp người ta xác định được thời gian và không gian đều bị cắt bỏ khỏi phần b́nh luận vốn sẽ trở thành sở hữu của công chúng. Chính việc cắt bỏ những từ ngữ chuyên biệt này khiến cho toàn bộ sự việc đâm ra dễ lẫn lộn. Các bạn ắt thấy chính điều này cũng xảy ra trong kinh Puranas. Kinh này hầu như phần lớn là không thể hiểu được chừng nào chưa cung cấp một vài ch́a khóa; và bạn biết rằng nhiệm vụ của Thông Thiên Học là cung cấp các ch́a khóa này cho con người.

Một phần ba đă từ chối cho nên phải được sinh ra trong Giống dân thứ tư. Chúng rồi cũng giáng lâm trong Giống dân Atlant và đóng một vai tṛ ghê gớm trong đó. C̣n bây giờ th́ chúng vẫn tụt lại đằng sau; chúng sẽ phải chui vào số phận tái sinh trong t́nh huống tồi tệ hơn, v́ không giáng lâm đúng lúc cho nên chúng không giúp ǵ được cho cơ tiến hóa của nhân loại. Nghe đâu chúng có xuống ngắm nghía “những h́nh tướng đê tiện sơ khai của Giống dân thứ ba”. Ta hăy để ư, Ahamkara xuất hiện thành ư thức chia rẽ, sự ngă mạn, khinh bỉ. Chúng ngắm nghía những h́nh tướng của Giống dân thứ ba sơ khai và coi thường. Cụm từ được dùng là “chúng bác bỏ”, “dảy nảy” lên v́ Ahamkara đang chế ngự; chúng không chịu giáng lâm v́ thế cho nên mới có lời nguyền rủa dưới một h́nh thức khủng khiếp khiến cho khi chúng giáng lâm th́ sẽ gặp công việc khó khăn hơn, phấn đấu nhiều hơn, gian khổ hơn và náo động hơn, việc này dạy cho chúng bài học cần thiết. Vậy là ta có thể hiện nay dẹp đám Asuras cấp thấp này qua một bên chờ đến khi chúng giáng trần. C̣n hai phần ba vâng lời gồm các Agnishattva Pitris cấp thấp và các Con của Kim Tinh. Các ngài sẵn ḷng nhận nhiệm vụ hoàn thành bổn phận. Giống dân thứ ba đang tiến hóa. Hăy nhớ lại rằng hôm qua tôi có nói với các bạn về ba giai đoạn của Giống dân thứ ba. Một là dạng có giới tính; hai là thư hùng lưỡng tính; thư hùng lưỡng tính lại chia thành hai giới tức là phân chia giới tính. Các đấng thiêng liêng từ Kim tinh giáng lâm khi thời cơ đă chín muồi cho giai đoạn thứ nh́ của Giống dân thứ ba; do ảnh hưởng của các ngài tính thư hùng tiềm tàng được đẩy nhanh thành thư hùng lưỡng tính dứt khoát để tạo ra một số h́nh tướng rất đẹp. Chính thông qua Shukra mà các ‘đấng lưỡng bội’ của Giống dân thứ ba giáng xuống từ giống Hăn sinh đầu tiên. Trong khi đa số phân chủng thứ ba và thứ tư từ từ tiến hóa các h́nh tướng người mà đối với ta thật dễ sợ, giống như loài thú, giống như loài khỉ th́ một số ít đặc biệt được định h́nh cho các Con của Kim Tinh ngự trong đó là “những kẻ khổng lồ cao sừng sững có sức mạnh và vẻ đẹp thần thánh”.

Ta hăy nh́n lướt qua trái đất một lúc để xem các h́nh tướng khác nhau ra sao. Có loại thư hùng lưỡng tính tuyệt vời đẹp đẽ, dũng mănh và hùng dũng, tiến hóa do sự chỉ đạo trực tiếp của các Tinh Quân thuộc Kim tinh để chính ḿnh sử dụng, đó là một giống người toàn bích, nam hoặc nữ, đă vượt quá mức phân chia giới tính; nhóm này không có các cựu Chơn thần Nguyệt tinh mà tiến hóa thành h́nh tướng và các đấng từ Kim tinh ngự trong đó đóng vai Chơn thần của h́nh tướng. Ta lại có các phân chủng thứ ba và thứ tư tiến hóa chậm chạp trải qua giai đoạn thư hùng lưỡng tính rồi từ từ phân ly giới tính thành nam và nữ mà bài thuyết tŕnh vừa qua có giải thích. Đây là chỗ ở của bốn lớp cựu Chơn thần Nguyệt tinh đă đạt tới tŕnh độ làm người; ba lớp trở thành người trong các Cuộc tuần hoàn thứ nhất, thứ nh́ và thứ ba bộc lộ những tŕnh độ phát triển khác nhau và những h́nh tướng mà Chơn thần ấp ủ che chở bên trên phát triển những đặc trưng nhân loại tỷ lệ với tŕnh độ mà các Chơn thần ấp ủ này đạt được. Lẹt đẹt đằng sau là một h́nh tướng kém tiến hóa hơn càng ngày càng thấp cho đến khi tới những h́nh tướng chỉ bắt đầu cơ tiến hóa loài người ngay trong chính Cuộc tuần hoàn thứ tư; các h́nh tướng này tự nhiên là rất thô, rất giống loài thú và được gọi là có “đầu hẹp”. Chúng bị các người anh em tiến bộ hơn thờ ơ và khinh bỉ cho nên sau này ta sẽ thấy chúng trở thành nguồn gốc của một sự thoái hóa khủng khiếp có thể dùng làm một bài học cho các lớp tiên tiến hơn, một bài học thật đáng tiếc! Chỉ có điều là số phận thật quá buồn khi vẫn c̣n phải cần tới trừng phạt tổng thể chịu theo luật cộng nghiệp khi kẻ cao cấp thờ ơ và coi thường h́nh tướng thấp th́ đến lượt chúng lại bị phản tác động để thoái hóa tŕ kéo kẻ cao cấp xuống.

Các Tinh quân Kim tinh giáng trần trong những t́nh huống biến thiên này rồi kế tiếp ngay sau đó là các Hỏa Đức Tinh Quân Agnishattva Pitris. Một vài Tinh Quân Kim tinh tự tạo ra cho ḿnh những cơ thể bằng ư chí và yoga, và trước kia ta nói có một vài đấng nhập vào các h́nh tướng thư hùng lưỡng tính. Các ngài tiến hóa từ loài noăn sinh. Khi các Agnishattva Pitris giáng lâm th́ một số đấng tiếp thu các h́nh tướng phôi thai bên trong quả trứng làm cho chúng tiến hóa rồi nhập vào đó. “Các đấng nhập vào trở thành bậc La Hán”. Vậy là trên trần thế đă xác lập được Quần tiên hội đầu tiên, từ đó trở đi cứ tiếp tục công tŕnh đầy hồng ân này với đủ thứ cấp bậc xuất hiện trong đó.

Thế rồi bắt đầu công tŕnh vất vả, dần dần nâng nhân loại lên bằng cách truyền cho “người thú” cái đốm lửa trí tuệ để triển khai ra các phân chủng thứ sáu và thứ bảy. Đây là công tŕnh đặc biệt của các Agnishattva Pitris. Các Tinh Quân Kim tinh không tham dự vào đó. Các ngài thuộc cấp cao nhất trong Huyền giai các vị Thánh hiền, chỉ rèn luyện các đại Đạo sư cho loài người và trong đám đó có những trường hợp hiếm hoi nhất th́ một đại Đạo sư mới xuất hiện giữa nhân quần. Ta được biết rằng các ngài định cư ở Shamballah, là cái Thánh đô thần bí ở giữa sa mạc Gobi. Các ngài di cư xuống đó từ miền Bắc xa xăm nơi trước kia các ngài an cư ở vùng đất của chư Thần, các ngài xây dựng Shamballah và định cư ở đấy rồi từ đó tới nay vẫn chưa thay đổi chỗ ở. Nghe nói Shamballah ở phía trên tâm của Trái đất, là một cụm từ thần bí có nghĩa các ngài ở trong ḷng sự sống của nhân loại, v́ mọi luồng sự sống tinh thần đều từ các ngài mà ra rồi trở lại với các ngài. Cũng giống như ḍng máu mang sự sống xuất phát từ tim con người chảy ra nuôi mọi bộ phận trong cơ thể, rồi từ đó trở về chứa đầy những thứ ô uế cần phải được tẩy trược để rồi lại được gửi đi; cũng vậy các ḍng sự sống tinh thần xuất phát từ trái Tim tinh thần này rồi các ḍng chất chứa thứ ô trược lại trở về trái tim ấy sau khi đă bị ô nhiễm do tiếp xúc với hạ giới; chúng được tẩy trược trở lại ở đó, rồi lại từ đó được gửi đi. Sự Hi sinh đời đời được thực thi như vậy để cho cơ tiến hóa của loài người được bảo dưỡng bền vững, rồi c̣n được đẩy nhanh nữa.

Khi các Tinh quân Kim tinh (các ngài thường được gọi là Rồng Minh Triết) giáng trần th́ các ngài có mang theo hạt giống của một vài loại h́nh sinh vật đă tiến hóa trên Kim tinh để giúp cải thiện và đẩy nhanh cơ tiến hóa trên trái đất. Ta ắt nhớ lại rằng khi Đức Bàn Cổ giáng lâm cùng với các vị Thánh hiền khác như sách vở có nói tới, th́ nghe đâu ngài mang theo nhiều hạt giống sinh linh trong cái tàu của ḿnh tức là cái Bè của ông Noah. Và những hạt giống này không chỉ là hạt giống của sự sống tinh thần và sự sống trí tuệ mà c̣n là sự sống vật thể vốn tồn tại trên Kim tinh. Chẳng hạn như lúa ḿ không thuộc về trái đất của ta, và nhiều nhà thực vật học bối rối về nguồn gốc của nó, bằng cách lai giống lúa ḿ sinh ra từ hạt giống trên Kim tinh với cỏ sinh ra trên trái đất, các bậc Huấn sư thời sơ khai đă triển khai ra đủ thứ lương thực ngũ cốc. Loài ong và loài kiến với những hoạt động hợp đồng tác chiến ăn khớp và hệ thống tổ chức xă hội phi thường vốn là nguồn gốc từ Kim tinh tới đây từ một bầu hành tinh mà mọi tŕnh độ tiến hóa đều vượt xa tŕnh độ của ta, sao cho ngay cả trong địa hạt sự sống thực vật và động vật th́ mọi thứ đều ở tŕnh độ cao hơn mức ta đạt được.

Các Rồng Minh Triết này, theo H. P. B. là các cao đồ nguyên thủy của Giống dân thứ ba cũng như Giống dân thứ tư và thứ năm sau này, đó là các “Con của Lửa”, các môn đồ trực tiếp của “Cha”, các Ngọn Lửa nguyên thủy”. Các ngài cung ứng những vị Phật, nghĩa là Phật tối cao và Bồ Tát cho Giống dân thứ ba cũng như nhiều vị La hán, có một vài Agnishattva Pitris cũng tham gia vào đại đoàn vinh quang này; xuất phát từ các ngài cũng có các Đấng giữ địa vị tương tự trong Giống dân thứ tư, và trong Giống dân thứ năm thấy có 24 vị, hầu hết là Agnishattva Pitris mà tín đồ Kỳ Na giáo công nhận là 24 Tirthankaras.

Các đấng thư hùng lưỡng tính thiêng liêng của Giống dân thứ ba trung kỳ (các ngài được gọi là các Tổ phụ thiêng liêng) tạo ra các Con bằng ư chí và Yoga để cho các Agnishattva cao cả nhất nhập thể. Đây là “các Tổ phụ, tổ tiên tinh thần của mọi vị La Hán hoặc Thánh sư sau này và hiện nay” đều trở thành Sư phụ và chúng ta được biết rằng trong Giống dân thứ bảy, các Con của ư chí và Yoga cùng với những người giống như các ngài sẽ tạo ra các con sinh ra từ trí.

Các ngài cũng lại chính là các Đấng giám sát cơ tiến hóa của Giống dân thứ ba hậu kỳ và Giống dân thứ tư đầy dẫy các đám con của châu Atlantis mà sau này ta sẽ thấy khi chúng đắm ch́m vào sự thoái hóa ắt gây ra đại họa làm cho châu Atlantis ch́m xuống đáy biển. Người ta bao giờ cũng gọi các ngài là huấn sư thiêng liêng v́ giám sát cơ tiến hóa tinh thần của nhân loại và dẫn dắt các lực vũ trụ để phục vụ cho cơ tiến hóa ấy. Các bậc Thánh vương thuộc các triều đại sơ khai nhất dẫn dắt loài người về mặt trí tuệ, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật, rồi giám sát cơ tiến hóa xă hội của họ đều là một số Agnishvatta Pitris cao cấp nhất. Đây là các người Khổng lồ - Kaborim mà tài liệu ghi chép của những dân tộc rất xa xưa có ám chỉ. H. P. B. có nói: “Các ngài quả thật là các chư Thần linh vĩ đại, dũng mănh và có hảo ư, theo lời Cassius Hermone. Ở Thebes Core và Demeter th́ các Kabirim đều có một thánh điện, c̣n ở Memphis th́ các Kabiri có một đền thờ linh thiêng đến nỗi ngoại trừ các lễ sư không ai được phép bén mảng tới vùng ngoại vi linh thánh của nó . . . Buổi sơ thời, các ngài cũng là những Đắng Cai Trị loài người, nhập thể thành các Thánh vương của các triều đ́nh thiêng liêng! Các ngài cung cấp xung lực đầu tiên cho nền văn minh rồi dẫn dắt cái trí mà các ngài đă cung cắp cho con người để phát minh và hoàn thiện mọi nghệ thuật và khoa học. Vậy là nghe nói các đấng Kabiri đă xuất hiện như các ân nhân của loài người, v́ vậy các ngài sống măi trong kư ức của mọi quốc gia. Người ta gán cho các đấng Kabiri tức người Khổng lồ này việc phát minh ra chữ viết, luật lệ, pháp lư, kiến trúc, cũng như đủ mọi phương thức pháp thuật và cái gọi là ‘công dụng y học của cây cối’. Các huyền bí gia cũng gọi những đấng thiêng liêng này là Manushis, các ngài dạy một ngôn ngữ linh thiêng tức tiếng Senzar cho Giống dân thứ ba và thứ tư.

Ta hăy chuyển từ các Đấng Cai Trị sang nhân loại được các ngài cai quản. Các cấp cao nhất trong nhân loại này vốn là đệ tử trực tiếp và thừa tác viên của các Thánh vương tức là các Agnishvatta cấp thấp. Một số vị từ từ tiến hóa đến bậc La Hán trong các loại h́nh cơ thể tốt hơn thuộc các phân chủng thứ tư và thứ năm. Lớp thứ nh́ các Pitris Thái dương từ Mặt trăng đến nhập thể trong các phân chủng thứ sáu và thứ bảy, lănh đạo đội tiên tiến trong đám nhân loại này cho đến khi được thay thế bởi lớp thứ nhất giáng lâm trong Căn chủng thứ tư. Bên dưới những vị này có bốn lớp cựu Chơn thần Nguyệt tinh mà ta đă nói trước kia, vậy là phô diễn cho mắt ta nh́n thấy hằng hà sa số cấp người từ những người bán thiêng liêng vây quanh các Thánh Vương xuống măi tới những loại h́nh nửa người nửa thú đầu hẹp. Nơi mọi người thuộc lớp cao th́ mắt thứ ba đều hoạt động tích cực sao cho các thế giới tinh vi mở ra trước mắt họ giống như cơi trần, thần thông này giảm đi nơi các lớp thấp cho đến khi tầm nh́n của loại đầu hẹp rất mờ. Trong các phân chủng thứ sáu và thứ bảy, ta đă thấy rằng nó dần dần thụt vào bên trong để rồi biến mất hoàn toàn trong Giống dân Atlant.

Ở Lemuria, trong buổi sơ thời của Giống dân thứ ba hậu kỳ, ta thấy một nền văn minh tuyệt vời ló dạng, trong đó các bậc Huynh trưởng dẫn dắt đám em út vẫn c̣n ngoan ngoăn dễ dạy, nhiều trực giác; kẻ trẻ nhất theo vết các bậc trưởng thượng một cách mù quáng và thần phục. Các tổ chức chỉ dành cho các vị Huynh trưởng cho nên rất mỹ lệ. Nhưng nó rơ rệt không thể trường tổn v́ đó là vẻ đẹp buổi thiếu thời được canh giữ và che chở cẩn thận chứ không phải vẻ đẹp trưởng thành, tự phát triển bền vững và tự biết lối đi. Được các Thánh Vương d́u dắt, Giống dân phụ tức phân chủng thứ sáu xây dựng những đô thị đầu tiên bằng đá và phún thạch ở Madagascar, cùng với nhiều đô thị giống như thế tiếp theo nơi mà rải rác đó đây vẫn c̣n lại những mảnh vụn khổng lồ, những tảng đá mà kỹ sư hiện đại không thể xử lư được bằng cách gia công, những di tích của các đền thờ được gọi là di chỉ của người khổng lồ một mắt. Họ bàn giao những loại h́nh kiến trúc như thế cho những người Hi Lạp buổi sơ thời và người Ai Cập bán sơ; trong những đền thờ ở Ai Cập chẳng hạn như đền thờ Karnac, ta thấy có những dấu vết các dinh thự của người Lemuria được thực hiện bởi hậu duệ sau này của họ thuộc Giống dân thứ tư. Lại nữa, ở miền Nam Ấn Độ, các dấu vết của phong cách kiến trúc đồ sộ này xuất hiện trong một số đền thờ cổ. Căn cứ vào di tích ở Karnac ta có thể tưởng tượng việc xây dựng chúng là do những kẻ mạnh hơn cả những người nhấc được các tảng đá nặng nề này lên; hoặc ta cứ xem Kim tự tháp đồ sộ ở Ai Cập để đo lường được tri thức và kỹ năng đă trau dồi nên cái sức mạnh ghê gớm ấy. Nhưng các ḥn đá này không được nâng lên chỉ bằng sức mạnh cơ bắp, bằng những khí cụ kỹ xảo có sức mạnh vượt quá công cụ thời nay; chúng được nâng lên bởi những người đă hiểu và kiểm soát được các lực địa từ sao cho ḥn đá bị mất trọng lượng, trôi nổi và được một ngón tay chạm vào đó dẫn dắt đi tới chỗ đặt lên trên vùng đáy đă được chỉ định của ḿnh. Một số những tảng đá lắc lư phi thường này vẫn c̣n được bàn tay của người Lemuria giữ thăng bằng hoặc dùng một danh từ mà các bạn quen thuộc hơn là ngón tay của Danavas. Đó là v́ Danavas là các phân chủng thứ sáu và thứ bảy của Giống dân thứ ba. Các ḥn đá này là một trong những thách đố mà khoa học hiện đại không giải được, chỉ cố gắng giải thích theo kiểu bị băng và nước làm xói ṃn, điều đó hiển nhiên là không thỏa đáng. Thế th́ tảng đá lắc lư này là ǵ? Đó là những phương tiện để cho các thông điệp có thể đến với ta được. Thông điệp từ trên xuống dưới, trong đó những cú lắc lư giống như cây kim điện báo theo đánh Morse nói lên thông điệp ngày nay.

Tôi vừa mới nêu tên các Danavas và các bạn hẳn nhớ rằng trong truyện cổ tích, Danavas chỉ thanh khiết và mộ đạo trong buổi đầu rồi dần dần bị thoái hóa sau này. Ta hăy dơi xem sự thoái hóa này theo qui tŕnh nào và do đâu mà ra.

Ta vẫn c̣n ở trên ṿng cung đi xuống, mặc dầu gần chấm dứt rồi. Vật chất đang nhanh chóng trở nên thô hơn và các cơ thể càng ngày càng nặng tính vật chất; chúng thật khổng lồ, mạnh mẽ, tràn đầy nhựa sống và khi có sự phân chia giới tính th́ bản năng sáng tạo vốn sẵn có trong mọi sự sống bèn hăm hở ngóc đầu dậy dưới dạng đam mê tính dục mà trước kia chưa hề được biết tới. Xưa kia cái bản năng sáng tạo nơi giống người vô giới tính đă hoạt động suôn sẻ, lặng lẽ để tạo ra những h́nh tướng mới. Nhưng giờ đây sự kích động mănh liệt của thể chất và khoái lạc ḥa lẫn vào đó, cơn đam mê tính dục nổi lên, trước hết nơi loài thú rồi loài người. Các Agnishvatta Pitris cấp thấp đă nhập thể cùng với các Pitris Thái dương đều phải khoác lấy những h́nh tướng càng ngày càng thô hơn và lực lưỡng hơn qua mỗi kỳ sinh đẻ; họ biết ḿnh có năng lực trí tuệ và cảm thấy ḿnh là Thần linh trên trần thế, phóng xuống cơ thể ḿnh những ḍng sinh lực mạnh mẽ bị các cơ thể thô trược hóa ấy biến thành các ḍng đam mê tính dục mà từ trước đến nay ḿnh chưa hề biết. Đôi khi họ thường bị hấp dẫn bởi những người nữ thuộc lớp kém tiến hóa hơn, giao phối với họ để tạo ra một đám hậu duệ thuộc loại h́nh thấp hơn ḿnh. Các Con Ánh sáng chói lọi cưới các người nữ trần tục hơn, truyền thuyết cổ Hebrew có nói: “Các Con Thiên chúa thấy các con gái nhân loại đẹp quá bèn cưới họ làm vợ theo đúng ư ḿnh”; quả thật nhân loại đă giáng xuống mức sâu hơn vào vật chất đúng mức rồi. Cần phải đi sâu xuống vật chất để chinh phục nó và trên băi chiến trường đầu tiên này, nhiều kẻ đă bị chinh phục. Một sự chia rẽ xảy ra giữa những kẻ vẫn c̣n bám lấy luật lệ của Quần tiên hội trong trận đấu tranh ác liệt đó khác với những kẻ ngă quỵ trước cơn khoái lạc đầu độc của giác quan, bị kẹp vào vật chất thô bèn quay lưng với các Tinh quân Ánh Sáng. Khi chúng chia rẽ th́ bèn căi cọ và chiến tranh bùng nổ. Những kẻ thanh khiết hơn dần dần chạy lên phương Bắc, những kẻ thô hơn đi lang thang xuống tận phương Nam, phương Đông và phương Tây, liên minh với đám Tinh linh thô hơn để trở thành những kẻ sùng bái vật chất hơn là tôn sùng Tinh thần. Họ trở thành tổ tiên của giống dân Atlant là Giống dân mà vật chất đạt tới mức thô nhất, thắng lợi oanh liệt nhất. Đó là sự chia rẽ đầu tiên giữa những kẻ theo ánh sáng và theo bóng tối, sự chia rẽ ấy trở thành những hậu quả rơ ràng và khủng khiếp hơn ở châu Atlantis. Trong phân chủng thứ tư và thứ năm, người ta tôn thờ những h́nh ảnh được thần thánh hóa của những người khổng lồ Lemuria này dưới dạng các vị Thần linh và anh hùng; nhiều thần thoại cổ truyền c̣n ghi chép lại thành tựu huy hoàng, chiến công oanh liệt và sức mạnh siêu phàm của họ.

Khi sự chia rẽ tiếp tục th́ những cơn địa chấn dữ dội lan ra xa bắt đầu xé toạc châu Lemuria ra: động đất làm rung chuyển mặt đất, núi lửa phun trào làm cho phún thạch lan ra xa rộng khắp mọi miền thành những cơn lụt hoành hành đầy lửa. Lục địa khổng lồ bị bể ra thành những đảo lớn, mỗi đảo lớn như một lục địa hiện nay, đến lượt các đảo này lại bị những cơn địa chấn mới xé toạc ra cho tới lúc cuối cùng, chừng 700.000 năm trước khi bắt đầu đệ tam kỷ, th́ châu Lemuria gần như biến mất, bị lửa tàn phá theo các ḍng phún thạch và các hơi bùng nổ lớn phát sinh ra do lửa hỗn chiến với nước; hết đảo này đến đảo kia của nó bị ch́m xuống giữa cơn hỏa hoạn hoành hành, lửa bốc cao cuồn cuộn, vừa ch́m vào trong những xoáy lốc lửa lại vừa ch́m xuống biển.

Ở nhiều vùng không bị hủy diệt c̣n lại một số di tích trở thành bộ phận của châu Atlantis, có những chỗ khác bị cô lập giống như châu Úc th́ người của Giống dân thứ ba, một số người vẫn c̣n sống sót lâu dài. Thổ dân châu Úc và đảo Tasmania, hiện nay hầu như đă bị tuyệt chủng rồi, vốn thuộc về phân chủng thứ bảy của Giống dân Lemuria; người Mă Lai và người đảo Papua là hậu duệ của sự lai giống giữa phân chủng Lemuria thứ bảy và Giống dân Atlant; c̣n người Hottentots tạo thành một di tích nữa. Người Dravidian ở Nam Ấn Độ là phân chủng thứ bảy Lemuria với phân chủng thứ nh́ Atlant. Ở đâu ta thấy có một giống dân thật sự da đen, chẳng hạn như người châu Phi, th́ ở đó rơ rệt là hậu duệ của giống dân Lemuria.

C̣n một sự kiện nữa cần phải được ghi nhớ trước khi ta kết thúc việc nghiên cứu hôm nay v́ nó bắt nguồn từ  nhóm Asuras cấp thấp từ chối không đảm nhận vị trí dành sẵn cho ḿnh trong cơ tiến hóa, làm nảy sinh ra một sự thoái hóa đau ḷng đi xuống thay v́ đi lên của những kẻ lẽ ra đă thật sự trở thành người.

Về vấn đề này sử sách của Huyền Bí học mâu thuẫn rơ rệt với giáo huấn của khoa học hiện đại. Khoa học hiện đại nêu định đề là loài khỉ giống người và loài người có một tổ tiên chung là loài thú. Huyền Bí học khẳng định rằng loài khỉ giống người là hậu duệ sau này của một sự cẩu hợp giữa giới nhân loại và giới động vật diễn ra trong Giống dân thứ ba hậu kỳ. Bạn ắt nhớ lại rằng lớp người thấp nhất trong các cựu Chơn thần Nguyệt tinh tức là những người đă chạm vào ngưỡng nhân loại vào cuối Cuộc tuần tuần hoàn thứ ba, những kẻ “đầu hẹp” này chưa sẵn sàng tiếp nhận tia lửa trí tuệ; chúng đă phân chia giới tính rồi nhưng hoàn toàn bị bản năng thú tính chi phối. Trong phân chủng thứ bảy, một số chúng cẩu hợp với những con thú giống khỉ mà h́nh tướng không khác xa chúng mấy nhưng Chơn thần kém tiến hóa hơn hẳn so với chúng v́ vẫn c̣n thuộc về giới động vật. Do sự cẩu hợp này mới nảy sinh ra một giống nửa người nửa thú; một số hậu duệ ấy lại hỗn giao với một số thoái hóa nhất của giống người Atlant hậu kỳ. Những thực thể mà ta gọi là Thần dê trong truyện cổ tích Hy Lạp, cư dân của các vùng rừng núi hoang vu, gây khủng khiếp cho mọi người tiến hóa cao hơn, cực kỳ đầy thú tính đều là hậu duệ của sự hỗn giao thoái hóa ấy. Theo Huyền Bí học loài khỉ giống người là hậu quả của những thứ đó và chỉ chúng thôi trong số tất cả giới động vật hiện nay mới đạt được tŕnh độ nhân loại trong Dăy Hành tinh của ta. Vào lúc có giống dân thứ sáu và thứ bảy thuộc Cuộc tuần hoàn này trên bầu hành tinh của ta, chúng sẽ đạt tới mức có h́nh tướng người tinh anh để rồi đến Cuộc tuần hoàn thứ năm sẽ dứt khoát gia nhập vào giới nhân loại. Đó là “tội lỗi của kẻ không có trí” với những hậu quả ghê gớm.

Khi thấy như vậy, các Asuras cấp thấp vốn không chịu kiến tạo loài người bèn khóc ṛng bảo rằng: “Những kẻ không có trí đă làm ô uế chỗ ở tương lai của chúng ta. Âu đó cũng là nghiệp quả. Chúng ta hăy ở trong những chỗ khác. Chúng ta hăy dạy cho chúng được khôn hơn kẻo chuyện tồi bại sẽ c̣n xảy ra nữa. Họ bèn làm như vậy . . . Thế là mọi người đều được có trí”.

Trái đất đă sẵn sàng cho cơ tiến hóa Atlant. Giống dân thứ tư sinh ra.

 

IV. CÁC GIỐNG DÂN

Ta đă thấy rằng giới tính bị phân chia nơi con người vào giữa Giống dân thứ ba cách đây khoảng chừng 18 triệu năm. Tuy nhiên, khi con mắt thứ ba c̣n chưa hoàn toàn bị vật chất thô ngăn trở th́ Chơn thần c̣n vận dụng một ảnh hưởng đôi chút trực tiếp tác động lên các hiện thể; ảnh hưởng này giảm đi khi vật chất tăng thêm mức thô trược và hạ trí càng ngày càng phát triển để khống chế nhiều hơn, đẩy lùi Chơn thần vào hậu trường và buộc mọi ảnh hưởng phải đi xuyên qua ḿnh. Khi đă đến lúc cho Giống dân thứ tư sinh ra đời th́ bộ phận tiên tiến nhất của loài người đă đạt tới mức này, v́ thế cho nên người ta mới bảo rằng Giống dân Atlant là “giống dân thật sự con người đầu tiên trên trần thế”.

Khi châu Lemuria bị động đất và núi lửa phun trào xé toạc ra th́ châu Atlantis từ từ nổi lên, cái này ch́m xuống th́ cái kia lại nổi lên. Những loại h́nh thích hợp nhất cho Giống dân thứ tư - phát triển nhất về trí tuệ với cơ thể rắn chắc và lực lưỡng nhất - được Đức Bàn Cổ của Giống dân thứ tư tuyển lựa từ Giống dân thứ ba rồi dẫn chúng đi lên phương Bắc tới tận Vùng Thánh địa Bất diệt để định cư, biệt lập và tiến hóa nơi đó, bỏ lại cái nôi của các giống dân ở vùng Bắc châu Á, không chịu ảnh hưởng của những đại họa ở châu Lemuria. Hai phân chủng đầu tiên của giống dân Atlant chồng chéo với các phân chủng thứ sáu và thứ bảy của giống dân Lemuria trong hậu kỳ của Đệ nhị kỷ trước khi có đại thảm họa của châu Lemuria vốn xảy ra 700.000 năm trước khi kết thúc Đệ nhị kỷ. Xét về tính linh của Giống dân thứ tư - khi c̣n là một triều đại thánh vương - th́ thời oanh liệt nhất là sơ kỳ của Đệ tam kỷ, c̣n đại họa đầu tiên tiêu diệt nó xảy ra vào khoảng giữa trung kỳ Đệ tam kỷ, cách đây chừng bốn triệu năm. C̣n một nền văn minh huy hoàng nữa của người Toltec, tăng trưởng sau đại thảm họa đầu tiên ấy lại bị tiêu diệt trong thảm họa cách đây 850.000 năm. Tiếp theo đó, có những nền văn minh khác nhưng không có thời kỳ oanh liệt nào sánh bằng những nền văn minh trước. Bây giờ ta sẽ thoáng nh́n qua những thứ này. Di tích cuối cùng của châu Atlantis là ḥn đảo mà Plato gọi là Poseidonis, nó bị ch́m cách đây khoảng 11.000 năm, chính xác là năm 9564 trước Công Nguyên.

Đại lục khổng lồ mà ta gọi là Atlantis, lục địa của Giống dân thứ tư th́ sử sách Huyền Bí gọi là Kusha, nó bao gồm vùng Bắc Á - như ta đă nói, thời châu Lemuria th́ vùng này không bị thảm họa - trải xuống xa tới tận phía Bắc của đại dương mà hiện nay là sa mạc Gobi; nó trải rộng ra phía Đông thành một vùng đất liền bao gồm Nhật Bản và Trung Hoa, băng qua đó tới tận miền Bắc Thái B́nh Dương hiện nay, cho đến khi hầu như chạm vào bờ biển phía Tây của Bắc Mỹ; về phía Nam nó bao trùm cả Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện và bán đảo Mă Lai; về phía Tây nó bao gồm Ba Tư, Ả cập và Syria, Hồng Hải và Abyssinia, chiếm vùng trũng Địa Trung Hải bao gồm cả miền Nam Ư và Tây Ban Nha, nhô ra từ Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan, rồi vượt trên mặt nước tiến vào vùng hiện nay là biển, trải dài phương Tây bao trùm Đại Tây Dương ngày nay và một phần lớn Bắc Mỹ cũng như Nam Mỹ. Vào giữa trung kỳ Đệ tam kỷ cách đây chừng bốn triệu năm, đại họa xé toạc nó ra thành bảy đảo có kích thước khác nhau, đưa Na Uy và Thụy Điển trồi lên mặt nước, cùng với nhiều miền Nam Âu Châu, Ai Cập, hầu như toàn thể Châu Phi và nhiều vùng Bắc Mỹ cũng trồi lên mặt nước; trong khi đó vùng Bắc Á lại bị ch́m xuống để tách rời châu Atlantis ra khỏi Thánh địa Bất diệt. Vùng đất sau này được gọi là Ruta và Daitya tức là đáy Đại Tây Dương hiện nay bị xé toạc ra khỏi châu Mỹ, nhưng vẫn c̣n một dải đất lớn nối liền chúng với nhau; đến đại họa cách đây 850.000 năm th́ dải đất này cũng bị ch́m xuống vào hậu kỳ của Đệ tam kỷ, bỏ lại hai vùng đất biến thành hai ḥn đảo riêng rẽ. Hai ḥn đảo này rồi cũng lại bị tiêu diệt cách đây chừng 200.000 năm, bỏ lại đảo Poseidonis lẻ loi giữa Đại Tây Dương.

Ta phải nhớ rằng về ngày tháng của các thảm họa và sự phân bố tương đối của biển cả và đất liền th́ những thứ đó đều biến thiên theo các thảm họa được tuyển lựa để ghi vào biên niên sử là thời điểm giữa hai thời kỳ ngăn cách rộng răi với nhau để vẽ nên một bản đồ. Thông tin sẵn có được chỉ manh mún và không phải lúc nào cũng dễ dàng nối kết được với nhau; v́ thế cho nên những phác họa nêu trên về ngày tháng cho sẵn chỉ được coi là tạm thời.

Đức Bàn Cổ tuyển lựa những người Lemuria làm tổ tiên của ḍng họ Atlant, dẫn họ tới Thánh địa Bất diệt, tách họ ra thành từng nhóm, cư trú ở bảy vùng hoặc mỏm đất. Thiền Thư có nói: “Vậy là cứ tách từng hai nhóm một trên bảy vùng th́ Giống dân thứ ba sinh ra Giống dân thứ tư” cách đây chừng tám triệu năm vào khoảng hậu kỳ Đệ nhị kỷ. Họ sinh ra dưới ngôi sao chiếu mệnh là Thái Âm và Thổ tinh, tức Soma và Shani; nhiều thứ tà thuật phát triển trong số họ, nhất là phân chủng Toltec đều được đào luyện do diệu dụng các “tia hắc ám” của Mặt trăng, tức là những tia phóng phát ra từ phần tối của Mặt Trăng. Nhờ có Thổ tinh mà phần nào có được sự phát triển bao la của Hạ trí vốn là đặc điểm của phân chủng Toltec và nhiều kho kiến thức của người Ai Cập thu thập được là do ảnh hưởng đó. Họ cũng được gọi là “Con của Padmapani, hoa sen là biểu tượng của sự sinh sản, ám chỉ sự kiện Giống dân thứ tư sinh ra do giao phối về giới tính. Mật độ đáng kể mà cơ thể con người đạt được ngày nay sinh ra do việc nhận biết rơ rệt những tác động của chất rắn mà những h́nh tướng tinh vi hơn thời trước không bị cản trở bao nhiêu.

Đám Asuras (A tu la) cấp thấp đến với phân chủng đầu tiên của Giống dân thứ tư là người Rmoahal có nước da sáng sủa; lớp Pitris Thái dương đầu tiên gồm các cựu Chơn thần Nguyệt tinh cũng đến gia nhập hàng ngũ. Họ di chuyển về phương Nam sau những thời kỳ dài dằng dặc, khi loại h́nh Atlant của các vị Thánh Vương gồm các Agnishvatta Pitris cấp cao dần dần xác lập một nền văn minh hùng cường. Họ vượt hơn người Lemuria vẫn c̣n ở Châu Phi và những vùng đất kế cận vốn từ Đại Tây Dương nổi lên để xây dựng những thị trấn hùng mạnh và trở thành một dân tộc định cư. Mắt thứ ba vẫn c̣n được sử dụng, nhưng hai mắt phàm đă phát triển và đang thay thế mắt thứ ba; cơi Trung giới c̣n chưa bị khép kín trước tầm nh́n nói chung của dân Atlant và vẫn c̣n nhiều sự bén nhạy với các ấn tượng của cơi Trung giới, họ vẫn c̣n dễ dạy đối với các vị Thánh Vương, c̣n biết kính ngưỡng và hầu như biết tôn kính những đấng đă d́u dắt và rèn luyện ḿnh. Đám Asuras cấp thấp c̣n chưa làm chủ được hoàn toàn những cơ thể mà ḿnh nhập vào cho nên chưa xoay chuyển chú tâm sang việc làm chủ người khác, thế là nền văn minh c̣n non trẻ cứ lặng lẽ tiếp diễn. Phân chủng thứ nh́ Tlavatli có nước da màu vàng, tăng trưởng ở vùng đất ngày nay nằm dưới đáy Đại Tây Dương, vẫn c̣n được dẫn dắt và cai trị từ bên trên nhờ các đấng Thánh Vương. Đám Asuras cấp thấp đều đều vươn lên dẫn đầu cơ tiến hóa của loài người khi các thời đại trôi qua nhưng vẫn c̣n biết nghe lời các Tinh Quân Ánh Sáng, chúng cai quản những vùng rộng lớn và làm việc vất vả để cải tiến nông nghiệp và khoa kiến trúc, cả hai ngành này đều tiến bộ vượt bậc nhờ sự lănh đạo xuất sắc của chúng. Dưới sự điều khiển của các Thánh vương th́ vào lúc sơ thời mọi chuyện c̣n rất an b́nh mà nền văn minh Atlant chưa bao giờ có được trong những thời kỳ khác. Trong khi đó ở dưới trời Tây đă bắt đầu phát triển các hạt giống trí thức hơn nơi một phân chủng có thể xác thô trược hơn tên là Toltec, vốn có số phận đưa nền văn minh của Giống dân thứ tư tới mức phát triển cao nhất về vật chất, để rồi nếm trải sự sa đọa ghê gớm nhất. Đám Asuras đầy quyền năng nhất và các Pitris Thái dương ưu tú nhất đều sinh ra trong phân chủng này, định cư nơi những vùng đất không nằm trong tầm ảnh hưởng của những cơn địa chấn dữ dội xé toạc châu Atlantis ra thành bảy đảo lớn. Cơn địa chấn này hủy diệt phần lớn phân chủng thứ nhất và thứ nh́ chỉ c̣n để lại tàn tích, tàn tích đầu tiên trôi dạt về phương Bắc có vóc người nhỏ dần đi và suy thoái thành loại người dă man. Tàn tích thứ nh́ bị thu hút về phương Nam và phương Đông, hỗn giao với dân Lemuria c̣n sót lại ở những vùng lang bạt qua đó để sinh ra dân Dravidian ở vùng Nam Ấn.

Mọi chuyện đều dọn sẵn sân khấu cho phân chủng Toltec vĩ đại, một giống dân đẹp trai có những đặc điểm hài ḥa nhưng vẫn c̣n khổng lồ cao chừng 27 bộ, mà khuôn mặt cân đối, có nước da màu đỏ tới màu hung hung. Cơ thể họ và cơ thể của các phân chủng thứ tư và thứ năm làm bằng vật liệu thô hơn thuộc dạng vô tiền khoáng hậu, nó cứng đủ để bẻ cong một thanh sắt thời nay khi người ta quẳng thanh sắt vào cơ thể họ hoặc bẻ găy được một thanh thép nếu người ta quật mạnh thanh ấy vào họ; dao của chúng ta không thể cắt được da thịt của họ, chẳng khác nào lấy dao cắt vào tảng đá thời nay. Khỏi cần phải nói thêm, khoáng vật vào thời kỳ của họ cứng rắn hơn thời nay nhiều đến nỗi độ cứng tương đối của chúng so với cơ thể con người thời đó cũng giống như khoáng vật thời nay so với cơ thể của ta. C̣n một điểm đặc thù nữa là họ có khả năng hồi sức phi thường; họ phục hồi từ những vết thương loang lổ ghê tởm nhất mà họ bị khi gặp tai nạn hay chiến đấu trên chiến trường, thịt liền lại và sự chữa trị diễn ra nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên nhất; họ không bị sốc thần kinh do hậu quả của việc da thịt bị te tua nghiêm trọng, họ cũng không đau đớn lắm khi bị hành hạ về thể xác cho dẫu đó là tṛ oái oăm cố ư của tính độc ác con người. Tổ chức thần kinh của họ vững mạnh nhưng không tinh tế và cũng không thăng bằng tế nhị để phối hợp môi trường bên trong; v́ thế cho nên họ có thể chịu đựng những cú sốc mà không bị tổn hại so với trường hợp một người thuộc Giống dân thứ năm, ắt bị kiệt sức khi phải chịu đựng những sự căng thẳng và chấn động khiến cho ḿnh suy sụp thần kinh. Mô tả hay nhất về cơ thể của giống dân phụ này đó là họ có da thịt cứng như đá, c̣n dây thần kinh cứng như dây thép. Vị giác của họ khi đă phát triển cũng chỉ hưởng ứng những vị kích thích rất mạnh và không thể phân biệt được bất cứ hương vị tinh tế nào. Đối với họ, thịt thối nát, cá ươn, tỏi và mọi thứ thảo mộc có mùi vị rất hắc (ngũ tân), những thứ chất đặc và chất lỏng có mùi vị cay nồng xé lưỡi nhất mới là những món ăn ngon miệng duy nhất. C̣n mọi thứ khác thật là nhạt nhẽo vô vị. V́ họ không có khứu giác cho nên họ có thể ở một trong những hầm hố khủng khiếp nhất mà vẫn tỉnh bơ. Mặc dù tầng lớp thượng lưu vẫn sạch sẽ chu đáo về bản thân và nhà cửa, nhưng nhà hàng xóm dơ dáy bốc mùi - miễn là nó không chướng mắt họ - đều tuyệt nhiên chẳng gây rối cho họ. Những vết tích của các đặc điểm thể chất này vẫn c̣n sót lại trong nhiều hậu duệ của họ. Người da đỏ ở Bắc Mỹ phục hồi từ một vết thương ắt giết chết người da trắng thuộc Giống dân thứ năm cho dù đó là tổn thương mô hay là do sốc thần kinh; y có thể chịu đựng không nao núng những sự hành hạ mà người thuộc Giống dân thứ năm nhất định phải ngất đi. Người Burman trộn cá và thịt rồi móc chúng lên trong t́nh trạng thối rữa mà thấy đó là một món ăn khoái khẩu. Và mọi người đều có thể sinh hoạt thoải mái giữa những mùi hôi ắt khiến cho người thuộc Giống dân thứ năm phải phát bệnh. Ta thấy rằng mắt thứ ba thụt vào trong và trở nên càng ngày càng mờ khi vật chất tăng thêm mức thô trược để rồi biến mất hoàn toàn với vai tṛ là cơ quan thể chất trong phân chủng Toltec, nhưng nó vẫn c̣n hoạt động tích cực trong những thời kỳ dài thuộc các phân chủng tiếp theo. Ngay cả sau khi nó hoàn toàn biến mất với vai tṛ là một cơ quan thể chất th́ vẫn c̣n lại nhiều mức độ mẫn cảm với các xung lực cơi Trung giới và nói chung người ta vẫn chịu ấn tượng của cơi siêu vật lư. Đến khi dân Toltec đă bị suy thoái th́ các tầng lớp thượng lưu cầu viện tới những qui tŕnh tà thuật để tước bỏ năng lực này của những người mà họ áp bức bắt làm nô lệ. Chẳng những họ không c̣n rèn luyện nó nữa như trong thời sơ khai mà c̣n tích cực t́m cách làm nó cùn nhụt đi, thậm chí tiêu diệt nó luôn. Song le bất chấp mọi điều ấy, nó vẫn c̣n sống sót đến một chừng mực nào đó trong nhiều bộ lạc và quốc gia thuộc Giống dân thứ tư.

Vào thời đó, ngôn ngữ thuộc loại h́nh kết dính cả nơi người Toltec lẫn nơi phân chủng thứ tư và thứ năm là người Turanian và người Semite; đây là ngôn ngữ cổ nhất bắt nguồn từ ngôn ngữ Rakshasa (Dạ xoa), được gọi như vậy để tiêu biểu cho người khổng lồ Turanian mà người ta đặc biệt gọi là Rakshasa. Khi thời gian trôi qua th́ ngôn ngữ trở thành loại h́nh có biến điệu và điều này được truyền thừa sang Giống dân thứ năm.

Như ta có nói trên kia, vóc người của họ là khổng lồ, ta thường thấy họ được gọi là Titan, nhưng nó dần dần giảm bớt đi hết phân chủng này sang phân chủng khác. Các pho tượng ở đảo Phục Sinh cao từ 27 bộ và biểu diễn người Giống dân thứ tư trung kỳ, H. P. B. có bảo rằng, năm pho tượng Bamian là tác phẩm của các vị Điểm đạo đồ thuộc Giống dân thứ tư tự tay làm ra để biểu diễn chiều cao dần dần giảm bớt đi của năm giống dân: tượng thứ nhất cao 173 bộ biểu diễn Giống dân thứ nhất, tượng thứ hai của Giống dân hăn sinh cao 120 bộ, tượng thứ ba của Giống dân thứ ba cao 60 bộ; tượng thứ tư và thứ năm nhỏ hơn, tượng thứ năm chỉ cao hơn một chút so với một người cao của Giống dân thứ năm. Các pho tượng này được đúc khuôn bằng thạch cao và được tạo ra để biểu diễn Đức Phật, nhưng những h́nh khắc trong đá có trước khi ngài giáng lâm nhiều thời đại.

Các vị Asuras tức những Đấng thông tuệ đă phát triển quyền năng và trí thức cao rồi đến với phân chủng thứ ba Toltec này, và họ thấy loại h́nh cơ thể Toltec rực rỡ và cao nhất là những hiện thể thích hợp để cho họ tiến hóa thêm; vả lại những hiện thể ấy nhanh chóng phát triển cao hơn nữa do áp lực kích thích từ bên trong. Đằng sau những Asuras phát triển nhất này có tụ tập những Asuras đă nhập thể trước kia trong các phân chủng thứ nhất và thứ nh́ cũng như các Pitris Thái dương đă trải nghiệm trong đó những lần nhập thể đầu tiên trên trần thế. Đây là những lớp cao của người Toltec buổi sơ thời, bên dưới họ là trùng trùng lớp lớp những người chậm tiến hơn nhưng ngoan ngoăn tiếp thu và dễ bảo hơn, sẵn sàng để được dẫn dắt và lănh đạo. Các đấng Thánh Vương đến với đám người này để giúp cho chúng xây dựng một nền văn minh lớn; các Rồng Minh Triết giám sát sự phát triển mới mẻ này của loài người, đầy triển vọng xiết bao khi tràn trề nhựa sống của tuổi thanh xuân huy hoàng và đầy nhiệt huyết. V́ thế cho nên trong kinh Puranas gọi phân chủng này là Daityas, kinh bảo rằng nó được dạy dỗ bởi Shukra là vị Thánh Vương Agnishvatta cai trị nó theo huấn lệnh và sự che chở của các Rồng Minh Triết từ Kim tinh tới. V́ thế cho nên kinh mới bảo Shukra là thầy dạy kèm của  Asuras.

Do được những ngoại duyên thuận lợi nhận làm đệ tử của các vị Huấn sư và các nhà Cai trị thiêng liêng, nền văn minh Toltec tăng trưởng và phát triển. Từ Giống dân này xuất hiện Asuramaya, nhà thiên văn học vĩ đại nhất đă bắt đầu ghi chép về thiên văn mà từ khi Quần tiên hội ǵn giữ đến nay, cho tới khi ông xây dựng nên Hoàng đạo để truyền thừa nó cho người Atlant ở đảo Ruta, rồi từ đó truyền xuống cho người Ai Cập sau bao nhiêu thời đại cách quăng. Trong giống dân này thỉnh thoảng lại xuất hiện Narada huyền bí vốn là Con của Ư chí và Yoga, ông đă học được bí quyết xuất hiện trên trần thế trong vô số thời đại bằng cách chuyển từ xác thân này sang xác thân khác để an bài vận mệnh các quốc gia, chuyển pháp luân của ṿng sinh tử luân hồi, tạo ra những tia chớp mang tính cách là những cuộc chiến tranh và các thiên tai tự nhiên. Việc nghiên cứu về các năng lượng của thiên nhiên được những môn đồ nhanh trí trên diễn trường thiên nhiên này xúc tiến xa hơn mức con người đă từng thực hiện được cho đến lúc đó. Họ chế ngự được những năng lượng tinh vi để phục vụ cho ḿnh vốn dùng chất dĩ thái làm phương tiện; họ học cách dùng phi thuyền để lướt qua không gian chẳng khác nào những tàu thủy chạy hơi nước rẽ sóng trên đại dương và phi thuyền này được sử dụng ở những khu phố nhộn nhịp đánh dấu hậu kỳ của Giống dân Toltec đang chiếm ưu thế. Trong truyện cổ tích ta thấy nhiều lần nhắc tới những phi thuyền này, kể lại những cuộc giao đấu trên không giữa các tập đoàn tranh chấp với nhau. Cũng vào buổi hậu kỳ, họ dùng kiến thức hóa học để chế ra các vũ khí gây hủy diệt rộng lớn hàng loạt; một phi thuyền bay trên không, phía trên đầu các chiến sĩ đột nhiên trút xuống một trận mưa hơi độc nặng nề khiến cho hàng ngàn chiến sĩ bất hạnh phải thiệt mạng hoặc hôn mê. Phi thuyền ấy cũng thả xuống những quả bom khổng lồ mà khi chạm mặt đất nổ tung làm bắn ra mọi hướng hàng trăm ngàn mũi tên lửa khiến cho vô số xác chết cụt tay cụt chân nằm la liệt trên mặt đất.

Buổi sơ thời, việc nghiên cứu khoa học của họ chuyển theo hướng tốt đẹp hơn nhằm cải thiện nông nghiệp, sinh ra các giống thú đă được cải tiến, sản xuất lương thực ngũ cốc, trồng trọt cây ăn trái, làm cho đất đai màu mỡ, dùng ánh sáng đủ màu sắc để kích thích cho động vật và thực vật tăng trưởng, và diệt trừ tận gốc những căn bệnh do vi trùng.

Ta cũng không được quên việc họ sử dụng rộng răi khoa luyện kim đan vốn là cha đẻ của hóa học để biến ch́ thành vàng, nhưng thời đó vàng chỉ được coi là đồ trang sức đẹp đẽ chứ chẳng có ǵ quí báu. Người ta xài thoải mái vàng ở nhà và ở đền thờ, ta thấy trong nhà của những người giàu có, cung điện của vua chúa và đền thờ tôn giáo đều có những cột trụ dát vàng. Người ta cũng tạo ra nhiều hợp kim đẹp đẽ chỉ với mục đích để trang trí, đóng góp ánh kim chói lóe cho vẻ rực rỡ của các đô thị.

Khoa kiến trúc là nghệ thuật cao tột dưới thời dân Toltec và một số lớn đô thị cũng là kiểu mẫu của sức mạnh và vẻ đẹp. Vượt cao hơn hết là “Kim môn thành” nổi tiếng vốn được xây dựng trên một ngọn đồi mà chóp đỉnh là Đền thờ Vàng sặc sỡ, vừa là đền thờ vừa là cung điện, v́ những pḥng ốc có cột trụ chống đỡ và những sân được trang trí sặc sỡ đều là nơi cư trú của các vị Thánh Vương đă đưa đế quốc Toltec lên tới thời oanh liệt nhất. Bên ngoài các căn nhà người ta sử dụng phổ biến tác phẩm hội họa và mạ vàng, dùng những pho tượng, phù điêu thuộc đủ mọi loại thoải mái làm đồ trang sức.

Chính sách xă hội do các Thánh vương lập nên dựa trên ư niệm chung là kiến thức và quyền năng phải chịu gánh nặng và có trách nhiệm nghĩa là kẻ yếu có quyền được đ̣i người khác bảo vệ ḿnh, chứ đó không phải là lư do để người ta áp bức. Giáo dục mang tính phổ quát nhưng thuộc đủ mọi thứ thích hợp với sinh hoạt mà học viên cần có. Vào thời nền văn minh Toltec đạt tột đỉnh th́ mọi tỉnh lỵ đều có một trường trung ương với bộ môn nghệ thuật, khoa học và văn chương cùng với các chi nhánh ở khắp tỉnh. Nhờ vậy người ta phổ biến được kiến thức về đủ mọi khám phá có khuynh hướng cải thiện được việc ứng dụng khoa học vào sản xuất. Tiến bộ khoa học được nâng đỡ theo qui tắc chuyển những người chịu trách nhiệm hoạt động tích cực điều hành khi họ đă qua tột đỉnh về sức khỏe thể chất rồi đưa họ sang bộ môn nghiên cứu và làm thí nghiệm nếu không c̣n cần họ nữa để điều khiển những xí nghiệp lớn về công nghiệp, để đảm nhiệm những chức năng về tư pháp hoặc để lănh đạo quốc gia. Những giai cấp chậm tiến hơn được huấn luyện về nông nghiệp, công nghiệp chế biến và đủ thứ việc lao động chân tay; bổn phận đầu tiên của chính phủ là phải cung cấp lương thực và quần áo dồi dào, bảo đảm cho phúc lợi và tiện nghi của những giai cấp ấy. Một người quản trị bị dân chúng bất măn v́ thô lỗ và thiếu năng lực ắt sẽ bị cách chức do sơ suất thiếu khả năng, c̣n nếu ai gây ra xáo trộn nghiêm trọng th́ c̣n bị phạt vạ và bị tù nữa.

Ta thấy nhiều dấu vết của những phương pháp và quan niệm này vẫn c̣n trong những mảnh vụn thuộc kho tài liệu rất cổ được gói ghém trong sách vở của các quốc gia có một bề dày quá khứ thái cổ. Chúng có mặt trong một số sách của Trung Hoa và một số những mảnh vụn được khai quật từ những nền văn minh tương đối hiện đại mặc dù giờ đây tuyệt diệt rồi vẫn cho thấy các vị Cai trị dân chúng đều hết sức cẩn thận, tỉ mỉ như bậc phụ mẫu chi dân. Nền văn minh đẹp tuyệt vời mặc dù đă bị thoái hóa của Peru, do Pizarro và những người Tây Ban Nha tiêu diệt, cho thấy có một vài dấu vết mong manh của một thế giới cổ xưa hơn mà nó phát nguyên từ đấy.

Dân Toltec lan tràn ở trung tâm của chính châu Atlantis - vùng đất ngày nay nằm dưới Đại Tây Dương - rồi đi về phương Tây tới tận vùng đất ngày nay bao trùm cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ; nó cũng mở rộng về phương Đông tới tận Bắc Phi và Ai Cập, chinh phục nhiều quốc gia bắt nguồn từ sự pha trộn phân chủng thứ nh́ với người Lemuria và các phân chủng trẻ hơn thứ tư và thứ năm, lần lượt tăng trưởng ở những trung tâm mới thấy.

Khi đế quốc Toltec đă đạt tới tột đỉnh vinh quang th́ triều đại Thánh Vương cũng chấm dứt v́ Quần Tiên Hội thật minh triết mà thấy rằng đă đến lúc loài người phải tự lực cánh sinh, ḍ dẫm bước đi trong một lúc, thu được kiến thức những cuộc thí nghiệm và có được sức mạnh sau những lần vấp ngă. Sau đó vẫn c̣n một đợt truyền thừa lâu dài các vị Thánh Vương là vốn được nuôi dưỡng bằng quyền năng và sự cai trị, bắt đầu ph́nh ra nguy hiểm khi sức mạnh và sự thống trị của họ gia tăng, c̣n bàn tay sắt bọc nhung của các Thánh Vương đă rút lại, thế là sự cai trị đế quốc rớt vào bàn tay những kẻ yếu kém hơn. Các câu kinh trong Thiền Thư kể lại chuyện này bằng một sự phác họa ngắn gọn huỵch toẹt: “Thế rồi cái thứ ba và cái thứ tư đâm ra hiu hiu tự đắc. Chúng ta là Vua, chúng ta là Thần linh”. Họ lấy vợ trông đẹp mă nhưng lại không có trí v́ là thuộc ḍng đầu hẹp. Chúng sinh ra những quái vật nam và nữ cũng như các khado, thiểu trí. Chúng xây dựng những đền thờ để thờ cơ thể con người. Chúng tôn thờ người nam và người nữ. Thế rồi mắt thứ ba không c̣n hoạt động nữa. Chúng xây dựng những đô thị khổng lồ bằng loại đất hiếm và kim loại. Từ lửa được phun ra, từ đá trắng trong núi và đá đen, chúng điêu khắc nên h́nh ảnh của chính ḿnh có kích thước và h́nh dáng giống như ḿnh, rồi lại tôn thờ những h́nh tượng ấy. Chúng xây dựng những ảnh tượng khổng lồ cao tới 9 yatis bằng kích thước cơ thể của chúng. Nội hỏa đă hủy diệt vùng đất của cha ông chúng. Nước đe dọa cái thứ tư.

Ta hăy điền vào những chỗ trống trong phần phác họa này. Trước hết tôi xin mạnh dạn gợi ư rằng “cái thứ ba và cái thứ tư” không có nghĩa là Giống dân thứ ba và Giống dân thứ tư mà là phân chủng thứ ba và phân chủng thứ tư của Giống dân thứ tư. Trong đoạn đầu tiên của câu kinh 10 rơ rệt nói rằng: “Giống dân thứ ba sinh ra cái thứ tư” rồi lại đề cập tới việc nó gồm có bốn phân chủng đầu tiên được tạo ra như thế. Trong bối cảnh đó mà du nhập Giống dân thứ ba với đám tàn tích bị thoái hóa rải rác trong khắp các nước thuộc Giống dân thứ tư th́ dường như là không phù hợp và câu chuyện ắt bị trật khớp. Trong khi đó, nếu ta hiểu “cái thứ ba và cái thứ tư” là áp dụng cho các phân chủng th́ toàn bộ câu chuyện ắt trở nên mạch lạc và có thứ tự. Vào giai đoạn có phân chủng thứ ba Toltec, th́ phân chủng thứ tư Turania đă nổi lên nắm quyền lực ở vùng đất phía Đông, mặc dù vẫn c̣n triều cống Bạch Đế ở Kim Môn Thành, và trong cuộc chiến đấu sau này nó c̣n liên minh với lực lượng phiến loạn ở phương Nam; đây là “cái thứ ba và cái thứ tư” trở nên “hiu hiu tự đắc”. Phân chủng thứ năm cũng đă bị phân hóa và đang hung hăng đánh chiếm quyền lực ở phương Bắc; tuy nhiên trong lúc này ta không cần để ư tới nó.

Đám Asuras cấp thấp dần dần nổi loạn chống lại quyền uy của Bạch Đế; thoạt đầu bất chấp lệnh của Trung ương. Chúng lén lút loan truyền phao tin cho rằng phép vua c̣n thua lệ làng  (lệ làng chính là chúng) rồi càng ngày càng tiếm đoạt uy quyền quốc gia xâm lấn vào quyền lực của vua theo mọi chiều hướng. Để gia tăng sự hào nhoáng của ḿnh dưới mắt quần chúng, chúng làm dân đen lóa mắt bằng cách phô trương pháp thuật, dùng kho kiến thức siêu vật lư để khuếch đại bản thân, tạo cho ḿnh một hào quang bí nhiệm khiến cho kẻ vô minh phải cúi đầu kính cẩn. Để cho ḷng dân càng ngày càng xa cách với Bạch Đế hơn nữa, chúng dần dần đưa vào nghi lễ sùng bái những điều cải cách. Thay vào đó những buổi yến tiệc linh đ́nh, những khung cảnh lóa mắt và sự phô trương đầy tham dục để lấp vào những nghi thức khá nghiêm khắc và uy nghi mà các Thánh vương đă lập nên. Đền thờ buổi sơ thời thật là uy nghi, lộng lẫy với những viên ngọc quí và vàng bạc, nhưng mọi thứ đều thuần khiết, đơn giản và hùng vĩ. Một Mặt trời bằng vàng làm người ta lóa mắt, là một vật trung tâm vốn là ảnh tượng và biểu tượng của vầng Thái dương trên trời; đến lượt nó chẳng qua chỉ là biểu tượng, là lớp áo khoác rực rỡ của đấng Chúa tể Ánh Sáng và T́nh Thương, Người Cai quản Thái dương hệ với Thánh dung bị che khuất đi cho khỏi tỏa chiếu ánh sáng khôn tả. Tục thờ cúng gồm những bài hát vang rền và vũ điệu nhịp nhàng uy nghiêm quanh co uốn khúc với những tràng hoa và khói hương trầm ngào ngạt nghi ngút; nó quả thật rực rỡ và sặc sỡ, thế nhưng vẫn thanh khiết, đơn giản và uy nghiêm. Có liên quan tới Đền thờ Vàng ở thủ đô là Sảnh đường Bạch Ốc, tức là cái hang động để Điểm đạo, trong đó các đệ tử của Rồng Minh Triết được hiệp thông với đấng thiêng liêng, trong đó Ngôi sao Điểm đạo chiếu sáng trên đầu bậc Đạo Trưởng, trong đó thỉnh thoảng lại xuất hiện các h́nh tướng huy hoàng của các Con của Lửa. Chính điều này mang lại cho Đền thờ sự thánh thiện tối cao của nó, biến nó thành tụ điểm của năng lượng tinh thần. Ḷng dân đều hướng về nó, hào quang sùng bái của người ta bao giờ cũng chói sáng xung quanh nó; đó là biểu tượng hữu h́nh của việc các Rồng Minh Triết phù hộ chăm lo.

Khi các Asuras cấp cấp đầy tham vọng thừa biết rằng chừng nào Đền thờ Vàng và Bạch Ốc Sảnh c̣n được mọi con mắt chiêm ngưỡng, kiêng nể, c̣n là tâm của đế quốc Toltec được mọi người công nhận th́ ḷng dân ắt vẫn c̣n hướng về đó. V́ thế cho nên chúng quyết tâm tạo ra một thủ đô mới và dựng nên một Hoàng đế cạnh tranh – theo sử sách ghi chép lại người này có tên là Thevatat – rồi xây dựng một đền thờ mới và một sảnh đường Điểm đạo mới trong nội bộ cung điện của Hoàng đế cạnh tranh. Để cho cái trung tâm mới mẻ này được phê chuẩn của cơi siêu vật lư, họ triệu thỉnh các Tinh linh ngũ hành đầy quyền năng thuộc cơi trung giới thấp tới trợ giúp ḿnh, rồi hiện h́nh ra giữa yến tiệc linh đ́nh để tiếp nhận lễ vật và sự sùng bái của nhân dân trong hào quang rực rỡ ḷe bịp mắt người; chẳng bao lâu sau, để ràng buộc những kẻ khủng khiếp này phải gắn bó mật thiết hơn với việc phụng tự, người ta bắt đầu hiến tế cho chúng của lễ là những con thú bị giết, thậm chí vào dịp đại lễ c̣n giết cả người để tế lễ. Thế rồi đám này lại bắt đầu thực hành tṛ dâm dục, bởi v́ độc ác và dâm dục tự nhiên là có ái lực với nhau, cho đến khi những cuộc truy hoan thuộc loại đê tiện nhất cứ kéo dài hết đêm này sang đêm khác, c̣n ban ngày th́ họ đánh nhau ngoạn mục, rồi lại hiến tế đẫm máu.

Cái bước sa đọa kế tiếp diễn ra trong khi đám thủ lĩnh Asuras cấp thấp tự vỗ ngực xưng tên ḿnh là đối tượng của sự thờ cúng thần linh ấy: “Chúng ta là Vua, chúng ta là Thần linh”. Khi cho khắc những h́nh khổng lồ của chính ḿnh, chúng đặt những h́nh tượng ấy vào các đền thờ để làm đối tượng thờ cúng, c̣n cái quyền năng sáng tạo của con người vốn phản chiếu quyền năng sáng tạo của Thượng Đế được đem ra thế chỗ cho cái năng lượng tinh thần mà nó chỉ là cái tương ứng trên cơi trần; thế là tục sùng bái sinh thực khí xuất lộ xung quanh đầy dẫy những điều ghê tởm.

Quyền năng siêu vật lư vĩ đại của đám Asuras cấp thấp giờ đây trở thành các Pháp sư tà ma nhất và khủng khiếp nhất, áp đặt một ách khủng bố đè lên cái bộ phận trên thế gian chịu ảnh hưởng của chúng. Người ta cầu viện tới những phép thực hành ma thuật ghê gớm nhất để khủng bố và đè bẹp đối phương. Được sự hà hơi tiếp sức của những người nữ nửa người nửa thú có đầu hẹp thuộc Giống dân thứ ba và dựa vào những qui tŕnh pháp thuật ghê tởm khôn xiết, chúng tạo ra những con quái vật đầy quyền năng vừa có sức mạnh cục súc vừa có sức mạnh nham hiểm của kẻ dă man; rồi dùng các loài tinh linh ngũ hành tồi tệ nhất để làm cho các h́nh tướng ghê tởm này linh hoạt. Những thứ ấy trở thành cận vệ và kẻ truyền tin của chúng, là biểu tượng khủng khiếp uy quyền của chúng và vị Tinh quân Mặt tối sầm vươn lên tới đỉnh cao quyền lực, là hiện thân của Ahamkara, tức Ma Vương thứ thiệt.

Thế là mọi lực lượng vật chất đều qui tụ xung quanh chỉ một trung tâm thôi, trong khi ở phía bên kia, Bạch Đế cũng củng cố lực lượng ḿnh để chống lại. Trên các cơi cao, việc chuẩn bị cho tương lai vẫn tiếp diễn. Trong đám các Con Ánh Sáng, nhiều người đạt tới sự giác ngộ tối cao (toàn giác) trở thành Phật, là một kho dự trữ khổng lồ sức mạnh tinh thần, sẵn sàng cứu độ thế gian, sau khi đó đắm ch́m vào vật chất. C̣n 200.000 năm nữa phải trôi qua trước khi có trận đại chiến, khi các Rồng Minh Triết ra lệnh cho một người trong số đó là Đức Bàn Cổ Vaivasvata tuyển lựa dân của ḿnh từ phân chủng thứ năm lo âu, rồi dẫn chúng tới Thánh địa Bất diệt mà trước kia ta có nói rằng đó là cái nôi của mọi Căn chủng. Một triệu năm đă trôi qua từ khi hạt giống của Giống dân thứ năm được tách ra khỏi Giống dân thứ tư như nêu trên. Các đợt di dân liên tiếp của giống dân được ưu tuyển đă dẫn tới cái thành tŕ vững như bàn thạch này, những người sẽ được bảo vệ an toàn bất chấp những sự náo động vị lai, xa ĺa cảnh bon chen, phấn đấu. Trong cái vùng đất an b́nh đầy nắng đẹp ấy, ta có thể thấy đấng Vaivasvata chủ tŕ các đệ tử của ḿnh, và Giống dân c̣n non nớt, không đâu c̣n phôi thai. Có đấng Zarathustra vị lai, Hermes vị lai, Orpheus vị lai, Đức Phật Thích Ca vị lai, Đức Di lạc vị lai cùng nhiều đấng khác nữa đang giám sát hạt giống tăng trưởng. Nhưng ta phải rời bỏ cái khung cảnh êm đềm này để quay lại sự náo động phấn đấu bon chen.

Giờ đây đạo quân của Tinh Quân Mặt tối sầm bắt đầu tiến về phương Bắc, và một loạt những cuộc chiến đấu trường kỳ mở màn giữa những đội quân này với đội quân của Bạch Đế. Ba hồi th́ phe tà, ba hồi th́ phe chánh thắng trận; tuy nhiên cán cân lực lượng nghiêng về phương Bắc v́ chu kỳ này đang chống lại sự chiến thắng của Tinh thần, đây là lúc mà Vật chất chiến thắng. Đông đảo lũ lâu la ở khắp mọi nơi đều đầu quân dưới trướng các Tinh quân Mặt tối sầm v́ chúng khêu gợi được những đam mê thuộc khía cạnh thú tính của con người; cơn thù hằn kịch liệt nổi lên chống lại nếp sống thanh bạch của những kẻ theo Chánh pháp, người ta cảm thấy thù ghét đối với kẻ “tu khổ hạnh xanh xao”, thù ghét của kẻ ô trược đối với những người thanh khiết đang mặc nhiên chê bai chúng. Từ từ, khi th́ hưng khi th́ suy, cơn sóng triều cứ tiến bước, những cuộc chiến đấu dữ dội, những cuộc tàn sát tập thể diễn ra nhưng chắc chắn phe tà đạo đang thắng thế. Cuối cùng th́ Bạch Đế bị đánh bạt ra khỏi kinh đô tức Kim Môn Thành, nơi các Thánh Vương đă từng cai trị. Các Đấng Thánh Thiện đă từng dạo gót đi qua giờ đây trở thành mồi ngon của đám Tinh quân Mặt tối sầm của Hắc Đế khét tiếng, Hiranyaksha được đăng quang lên ngai vị mà trước kia Chánh pháp đă thường được rao giảng. Người ta thấy Hang động Điểm đạo chỉ c̣n là một đống gạch vụn, những cột trụ lớn nơi cổng vào bị xé toạc ra làm đôi, mái nhà rung rinh rụng thành từng mảnh, c̣n trong Đền thờ Vàng - nơi các Lễ sư thiêng liêng từng hành lễ - th́ máu của loài vật vô tội tuôn xối xả thành từng ḍng ô uế, c̣n những pho tượng lớn của đám pháp sư tà thuật nhăn mày khó chịu nơi cái Đĩa Mặt Trời đă từng tỏa sáng.

Rốt cuộc th́ cái chén đắng tà ma cũng đầy tràn. Chừng 50.000 năm đă trôi qua từ khi Đền thờ Vàng bị ô uế, tà thuật lan tràn theo mọi hướng và tŕnh độ vật chất thấp nhất đă đạt được, đă đến lúc mà trần thế phải được cứu thoát khỏi gánh nặng độc ác, dâm dục và áp bức mà nó bị đắm ch́m vào đấy.

Các Rồng Minh Triết thấy rằng thời cơ đă đến và các lực lượng của thiên nhiên phải nhất tề nổi lên chống lại “bè lũ phù thủy gian tà”. Từ  Shamballah lệnh ban bố và có dấu hiệu tràn ngập trên xứ này khi sự ô uế đă quá mức thanh trừng để cứu rỗi bất cứ ai tuân lệnh rời bỏ vùng đất định mệnh đó. Phần b́nh luận kể câu chuyện này như sau: “Và bậc Đại vương có Khuôn mặt Sáng ngời, Thủ lĩnh của mọi đấng có mặt vàng, rất buồn khi thấy tội lỗi của đám mặt đen. Ngài biệt phái các phi thuyền đi tới các thủ lĩnh anh em ḿnh bên trong có những người mộ đạo để bảo rằng: ‘Hỡi những người theo Chánh pháp, hăy chuẩn bị sẵn sàng, hăy đứng lên băng qua vùng đất trong khi c̣n khô ráo. Các Đấng Tinh quân Băo táp đang tới gần. Cỗ xe của họ đang tới gần vùng đất. Chỉ một đêm và hai ngày nữa thôi dành cho những Tinh quân Mặt tối sầm c̣n sống sót trên vùng đất bệnh hoạn này. Nó đă có định mệnh rồi và chúng phải đắm ch́m theo nó. Các Tinh quân Lửa đang chuẩn bị hỏa khí pháp thuật của ḿnh. Nhưng các Tinh quân Mặt đen mạnh hơn họ, và đó là nô lệ của những đấng đại hùng. Chúng rất am tưởng về vũ khí. Hăy tới đây và sử dụng vũ khí của các ngươi. Mong sao mọi vị Tinh quân Mặt sáng ngời gây ra cho cái xe biết bay trên không trung của mọi vị Tinh quân Mặt tối sầm phải lọt vào tay ḿnh kẻo chúng sẽ dùng phương tiện này để thoát khỏi thủy tai, tránh được quyền trượng của bốn đấng Kumaras và cứu thoát lũ người độc ác. Mong sao mọi Đấng Mặt vàng đều phóng ra giấc ngủ từ bản thân ḿnh tới mọi Đấng Mặt đen. Mong sao thậm chí chúng tránh được đau đớn và khổ sở. Cầu xin cho mọi người chân chính đối với các Thần linh Thái Dương cột chặt được mọi người dưới quyền các Thần linh Thái Âm kẻo y sẽ đau khổ khi trốn tránh số phận của ḿnh. Và mong sao mọi Đấng Mặt vàng hiến ra nước hằng sống của ḿnh cho những con thú biết nói của Mặt đen kẻo nó đánh thức chủ của ḿnh dậy. Giờ định mệnh đă điểm. Đêm đen đă sẵn sàng . . . Mong sao số phận của chúng được kết liễu. Chúng ta là những người phụng sự bốn Đấng Kumaras vĩ đại. Mong sao các vị Thánh Vương Quang Minh trở lại. . .  các ngôi sao vẫn tỏa chiếu xuống vùng đất của đám Mặt đen nhưng chúng ngủ say như chết. Đám thú biết nói cũng im re. Các Tinh quân cơi âm chờ lệnh nhưng chúng không đến được v́ chủ chúng đang ngủ mê mệt. Nước dâng lên bao phủ vùng thung lũng từ đầu này trái đất tới đầu kia. Vùng cao nguyên vẫn c̣n thoát nạn và vùng đáy của trái đất vẫn khô ran. Những người cư trú nơi đó đều thoát nạn, đó là những người dưới quyền các Đấng Mặt vàng và các đấng trực nhăn (mắt nh́n thằng). Khi các đấng Tinh quân Mặt tối sầm thức dậy và nhớ ra đi t́m những cỗ xe biết bay trên không để thoát nạn nước dâng lên cuồn cuộn th́ chúng phát hiện rằng các cỗ xe biết bay ấy đâu mất tiêu rồi”.

Đó là một mảnh trích đoạn về câu chuyện được kể trong phần B́nh luận. Những “con thú biết nói” là những con quái vật nêu trên, c̣n “nước hằng sống” là máu, những “người theo Chánh pháp” thoát được tai nạn đang treo lơ lửng ngay trước mắt, thế rồi băo tố nổi lên. Những cột không khí kèm gió lốc của nó quét cho những đợt sóng cuồn cuộn trên đại dương vỗ vào núi cao, những cơn địa chấn ở dưới đất quẳng những đợt sóng thủy triều sừng sững đập vào những vùng đất đầy vách đá; những cơn lũ lụt do mưa làm tràn ngập các thung lũng, biến sông ng̣i thành suối; những ngọn đồi bị cơn động đất làm rung chuyển xé toạc ra rồi quét bay lên trên không trung rớt xuống những đợt ào ào các mảnh vụn lăn xuống các thung lũng bên dưới; chính trái đất dường như quằn quại do tác động của nước xoáy, c̣n sông th́ ào ạt dâng nước lên; tiếng nước gầm rú làm điếc tai ḥa lẫn với tiếng kêu khóc của những người bị ch́m dưới nước, tiếng kêu rú của những con thú bị ngập dưới nước và châu Atlantis vinh quang bị ch́m xuống nước, để lại kư ức một trận hồng thủy len lỏi vào kho tài liệu của mọi quốc gia, làm nảy sinh ra nhiều thần thoại và bài ca trong những năm sau này.

Thế là trần gian được nhẹ gánh, c̣n Tà thuật bị một cú đấm không bao giờ hồi phục nổi. Bản thân đám Asuras cấp thấp đă học được một bài học để được cứu chuộc rồi đẩy chúng lên tiến hóa một cách an toàn.

Giống dân phụ thứ tư Turanian không cần khiến cho ta phải lần lữa nói dông dài về chúng; đó chủ yếu là đám Rakshasas, là những người khổng lồ thuộc loại h́nh tàn bạo và dữ tợn, những xung đột của chúng với Giống dân thứ năm c̣n non trẻ chiếm nhiều chỗ trong kho truyện cổ tích Ấn Độ. Ta đă thấy rằng các hạt giống của Giống dân thứ năm đều bắt nguồn từ phân chủng thứ năm Semite; đó là một dân tộc biết chiến đấu, náo động và là một nhánh của một trong những gia đ́nh được Đức Bàn Cổ Vaivasvata tuyển lựa làm hạt giống của Giống dân thứ năm. Và chúng lại bị bác bỏ bởi v́ thiếu sự mềm dẻo, đó là tổ tiên rất xa xưa của dân tộc Hebrew, tức Cổ Do Thái.

Phân chủng thứ sáu Akkadian sinh ra sau khi đại thảm họa hủy diệt hai phần ba Giống dân Toltec, một phần ba đi về phương Bắc rồi sau này ḥa lẫn với Giống dân thứ năm đang tiến hóa. Những người Pelasgian xuất phát từ các dân tộc này pha trộn thêm ḍng máu của phân chủng thứ bảy. Người Etruscans và Carthaginian bắt nguồn từ cùng một gốc, người Scythia cũng bắt nguồn từ đó.

Phân chủng thứ bảy người Mông Cổ được phát triển từ giống dân phụ thứ tư Turanian, ḍng dơi mà dân Mông Cổ phát sinh là người Trung Hoa nội địa chứ không phải Trung Hoa duyên hải, người Mă Lai, người Tây Tạng, người Hung Gia Lợi, người Finns và người Esquimaux; một số đám con cháu của họ trộn lẫn với người Toltec ở Bắc Mỹ, thế là dân da đỏ cũng có một phần ḍng máu Mông Cổ nơi ḿnh. Người Nhật là một trong những con cháu mới gần đây nhất của họ. Nhiều phân chủng này lại di cư về phương Tây, định cư ở Tiểu Á, người Hy Lạp và các xứ kề cận; ở đó do việc pha trộn ḍng máu của giống dân thứ năm đă được cải tiến từ phân chủng thứ hai của giống dân này, họ sinh ra những người Hy Lạp cổ và người Phoenicia.

Sau khi đảo Poseidonis biến mất th́ sự suy đồi của các bộ lạc Atlant rải rác nhanh chóng, mặc dù dân Atlant ở Đông Á vẫn c̣n giữ thế đứng của chính ḿnh. Người Polynesia, Samoans và Tongas là những di tích c̣n sống sót. Một số bộ lạc này bị ch́m đắm thậm chí chậm đến nỗi chúng hỗn giao với các tạo vật lai bắt nguồn từ tội lỗi của người không có trí. Những kẻ khác hỗn giao với tàn tích thoái hóa của phân chủng Lemuria thứ bảy, c̣n người Veddahs ở Tích lan là hậu duệ của một sự lai giống như thế, cũng như những kẻ ăn lông ở lỗ tại Borneo, đảo Andaman, người Bushman và một số thổ dân Úc. Đa số cư dân trên trái đất vẫn c̣n thuộc về Giống dân thứ tư, nhưng những cư dân duy nhất dường như có tương lai là người Nhật và có lẽ là người Trung Hoa nữa.

Bây giờ ta hăy đi về phương Bắc, Bắc tiến tới tận Thánh địa để xem đấng Bàn Cổ Vaivasvata thánh thiện để cho giống dân mà ngài chọn lựa tiến hóa một cách kiên nhẫn xiết bao. Trải qua biết bao nhiêu thời đại, ngài lao động vất vả cho giống dân này, ngài và nhóm hoạt động viên hợp tác với ngài định h́nh hạt nhân của loài người tương lai, ức chế điều không đáng mong muốn, kích thích điều đáng mong muốn, khích lệ, cảnh cáo, thuyết phục, quở trách. Bấy giờ giác quan thứ năm được thêm vào bốn giác quan kia và con người được định h́nh giống như ta biết hiện nay. Ngài hướng dẫn đám Asuras cấp thấp vĩ đại tái sinh tới đó để xoay chuyển quyền năng phục vụ những cứu cánh cao thượng hơn. Ngài gọi tới đó những sinh linh thông tuệ xuất sắc nhất, những người thuộc loại thanh khiết nhất để tái sinh vào những h́nh tướng mà Ngài đang tiến hóa. Và ở đó chúng cư trú bên dưới Ngôi sao Bắc Đẩu, xa rời chốn phồn hoa trần tục, rồi từ từ định h́nh thành một loại h́nh mới tinh anh hơn.

Trong khi đó, bề mặt địa cầu đang trải qua đủ thứ thương hải biến vi tang điền. Lục địa mới Krauncha (Âu châu, Á Châu, Phi Châu, Mỹ châu, Úc Châu trong thời đại ta) c̣n chưa sinh ra: phải trải qua nhiều đau khổ th́ hết phần này tới phần kia lại nổi lên, rồi những phần khác lại ch́m xuống cho đến cơn địa chấn lớn cách đây 200.000 năm bỏ lại đảo Poseidonis một ḿnh giữa Đại Tây Dương, và những đường nét của các đại lục khá giống như ngày nay. Trải qua bao nhiêu thời đại, “lục địa” thứ năm này - từ này có nghĩa là mọi bề mặt đất được chuẩn bị cho một Căn chủng - sẽ bị tiêu diệt do động đất và núi lửa phun, rất giống như châu Lemuria bị tiêu diệt thời xưa. Đó là lửa và nước lần lượt tiêu diệt thế giới và thế giới của ta sẽ bị lửa tiêu diệt giống như châu Lemuria.

Giống dân thứ năm tiến hóa dưới quyền Đức Phật, tức Mercury, v́ sự phát triển cái trí là công việc chính của nó và hành tinh tri thức chiếu xuống các tia thuận lợi lúc nó sinh ra đời. V́ thế cho nên trong truyện kinh Puranas, người ta bảo Đức Phật là con của Indu; Indu là Mặt trăng, là Tinh quân của Giống dân thứ tư tức là tổ tiên, c̣n Đức Phật của Giống dân thứ năm là hậu duệ.

Khi Đức Bàn Cổ đă xác lập loại h́nh giống dân của ngài, th́ ngài dẫn chúng đi về phương Nam tới tận Trung Á và ở đó lại có một sự tạm dừng mới kéo dài cả thời đại để xác lập trú sở của giống dân này rồi từ đó mới xuất phát ra nhiều luồng di dân.

Rồi tới luồng di dân lớn thứ nhất có lẽ chừng 850.000 năm trước đây; phân chủng thứ nhất thường được gọi chuyên biệt là Aryan, mặc dù tên gọi này cũng áp dụng cho toàn thể Giống dân thứ năm -  được dẫn về phương Nam, băng qua dăy Hi Mă Lạp Sơn hùng vĩ rồi định cư ở Bắc Ấn, nơi Aryavarta. Đứng đầu là “bảy vị Rishis”: Marichi, Atri, Pulastya, Pulaha (? Kavi), Angiras, (? Kratti), Kardama và Daksha - danh xưng biến thiên theo nhiều danh sách khác nhau - các ngài đă từ lâu rồi dẫn dắt sự tiến hóa của chúng. Trong luật Bàn Cổ ta thấy chúng được ghi như trên, ngoại trừ Daksha được gọi là Prachetas. Cùng với bảy đấng này c̣n có ba đấng khác là Vashishtha, Bhrgu và Narada hợp thành “Mười đấng Rishis”. Các đấng này đưa phân chủng vào Ấn Độ vốn đă được Đức Bàn Cổ an bài theo trật tự tứ bội; khi nghiên cứu cơ tiến hóa thể chất ta thấy các đấng Bharishad Pitris đă ra tay trợ giúp trong việc định h́nh loại h́nh thể tinh vi của mỗi giai cấp. Chúng ta không đủ thời giờ để truy nguyên lịch sử lâu dài của phân chủng vĩ đại này; vả lại, tất cả các bạn đều ít nhiều biết nó. Dưới quyền các Thánh Vương, nó tuyên chiến chống lại các dân tộc chiếm những vùng đất mà nó đến, những người khổng lồ c̣n sót lại của Giống dân thứ Ba, Daitya và Rakshasas của Giống dân thứ tư. Ai mà chẳng biết câu chuyện Ramachandra tuyên chiến chống lại Rakshasas dưới quyền Đức Vua đầy quyền uy là Ravana, rồi xác lập vương quốc của ḿnh từ dăy Hi Mă Lạp Sơn tới biển Nam? Ta chỉ cần nhớ lại rằng những vị Aryans này nhận được Hoàng đạo trực tiếp từ các Con của Ư chí và Yoga vốn đến với họ trên cương vị là Đạo sư  - được biết các con Rắn đi xuống trở lại đă giảng ḥa với Giống dân thứ Năm vốn dạy dỗ và giáo huấn nói rằng “họ đă mang theo ḿnh tiếng Senza từ Trung Á, vốn là “ngôn ngữ bí mật của giới tăng lữ”, “ngôn ngữ chân thật của chư Thần linh” mà tiếng Phạn bắt nguồn từ đấy vẫn c̣n là “ngôn ngữ bí mật” của các Điểm đạo đồ; trong số các Điểm đạo đồ có nổi bật lên 24 Đức Phật vẫn c̣n được tín đồ Kỳ na giáo tôn kính là 24 vị Tirthamkaras.

Phân chủng thứ nh́ của Giống dân thứ năm là Giống dân Aryo Semitic, từ Trung Á di cư sang phương Tây đóng đô ở Afghanishtan, rồi đi dọc theo Oxus và băng qua sông Euphrates nhập vào xứ Ả Rập và Syria. Họ Aryan hóa nhiều bộ lạc người Turania và Akkadian dọc theo đường đi, các đế quốc lớn Assyria và Babylonia nổi lên là kết quả sự thôi thúc của họ. Người Phoenicia và người Ai Cập sau này cùng với những người Hy Lạp xưa cũ nổi lên từ sự hỗn giao với phân chủng thứ bảy dân Atlant mà ta đă đề cập tới rồi. H. P. B. có nói: “bảy triều đại cuối cùng được nhắc tới trong sử sách Ai Cập và Chaldea” đều thuộc về Giống dân thứ năm. Một số hậu duệ của Giống dân này di cư về phương Đông và trộn lẫn với phân chủng Mông cổ dọc theo bờ biển Trung Hoa sinh ra người Trung Hoa duyên hải, cũng như gia đ́nh hiện nay c̣n ngồi trên Ngai vàng ở Trung Hoa.

Phân chủng thứ ba người Iran do Zarathustra hướng dẫn đi về phương Bắc và phương Đông theo vết phân chủng thứ nh́, nhưng phần lớn là định cư ở Afghanishtan và Ba Tư, bậc Đại Đạo Sư định cư ở Ba Tư. Một số người đi lang thang xa tới tận Ả Rập rồi từ đó nhập vào Ai Cập, ở đó hỗn giao với những người Ai Cập thuộc giống dân Atlant .

Cả hai phân chủng này thành lập các dân tộc thuộc Giống dân thứ tư mà họ định cư trà trộn trong đó là những kẻ thờ Surya tức Mặt trời, các lễ sư mang tên là Magas. Các Magas này rêu rao là ḿnh xuất phát từ Shakudvipa tức Shvetadvipa, tức Bạch Đảo và lời rêu rao ấy cũng đúng thôi, xét về nguồn gốc xa xưa của họ v́ mọi giáo huấn chân chính đều bắt nguồn từ những người cư trú nơi Thánh địa, cho dù danh xưng ấy được dùng để chỉ vùng đất Linh thiêng Bất diệt hay là thay thế cho Thánh đô Shamballah trong sa mạc Gobi. Được các huấn sư thuộc giống dân phân chủng thứ nh́ dạy dỗ, các Đế quốc này theo Bái Tinh thuật, tôn thờ các đấng là Tinh quân của các Thiên thể và người Chaldea có tục sùng bái nâng lên tới mức rực rỡ về minh triết và thanh khiết. Các pháp sư người Chaldea là các nhà thiên văn học và chiêm tinh học, am tường sâu sắc khoa học về các thiên thể, là Quốc Sư đưa ra những lời khuyên dựa trên việc nghiên cứu các ngôi sao.

Phân chủng thứ Ba do các Huấn sư, đứng đầu là Zarathustra sơ tổ - danh xưng này được kế thừa từ bậc Đạo sư này tới bậc Đạo sự khác, cho đến tận con số 14 - bị cấm thờ các Tinh Quân do hậu quả của những lạm dụng đă nảy sinh liên quan tới nó; giống dân này được ban cấp Lửa, là biểu tượng duy nhất khả hữu về Đấng Thiêng liêng. Những người minh triết ở Ba Tư cũng thường được gọi là Pháp sư đều là tín đồ theo hóa học hơn là thiên văn học, một phần do hậu quả giá trị của nó trong nông nghiệp mà phân chủng Ba Tư đặc biệt tận tụy vào đấy. Điều này dẫn tới việc khoa luyện kim đan phát triển rất nhiều trong hàng ngũ họ và ta có thể thấy nhiều dấu vết ở Ai Cập do ảnh hưởng của họ theo chiều hướng này.

Phân chủng thứ tư Kelte do Orpheus dẫn đầu di cư về phương Tây, vượt qua chặng đường của những người tiền phong, trước hết định cư ở Hi Lạp với những người Hi Lạp thời sau này, rồi lan tràn khắp nước Ư, về phương Bắc bao trùm nước Pháp, rồi về phương Bắc nữa nhập vào vùng đất cổ xưa của dân Atlant là Ái Nhĩ Lan và Tô Cách Lan, rồi cũng định cư ở vùng đất nước Anh non trẻ hơn. Thật thú vị mà để ư thấy biểu tượng quen thuộc về Rồng và Rắn được dùng gọi tên các Điểm đạo đồ cao cấp đều xuất hiện trong tất cả những dân tộc có liên hệ mật thiết với nhau này. Các vị Đạo Trưởng ở Babylon và Ai Cập, người Druids, người Phoenicia đều là con của Rồng và Rắn. Biểu tượng truyền thừa từ châu Atlantis, thậm chí từ châu Lemuria và đă từng được bảo tồn xuống măi tới Giống dân thứ Năm; nó hồi sinh ở Mễ Tây Cơ và rải rác khắp châu Mỹ, trở thành một trong những biểu tượng phổ biến trên thế giới thuộc về các bậc Đạo sư buổi sơ thời của nhân loại.

Phân chủng thứ năm, Teuton cũng di cư về phương Tây chiếm chọn cả Trung Âu và giờ đây lan ra khắp thế giới; nó đă chiếm phần lớn Bắc Mỹ, xua đuổi ḍng dơi Atlant xưa cũ hơn, nó đă chiếm châu Úc và Tân Tây Lan với những di tích của nền văn minh Lemuria xưa cũ hơn và di tích tồi tàn của Giống dân đang hấp hối biến mất trước nó. Nó càng thuộc ḍng dơi cao th́ nó càng tự hào ngẩng đầu cao hơn mọi quốc gia khác trên địa cầu có số phần xây dựng một Đế quốc toàn cầu và ảnh hưởng tới vận mệnh của nền văn minh.

Thế nhưng nó ắt cũng phải suy vi khi thời gian trôi qua thành từng thời đại và Krauncha sẽ nối gót Plaksha, Shalmali và Kusha. Thế rồi Shaka sẽ vươn lên thành lục địa của Giống dân chính thứ sáu, trồi lên hiện nay là Bắc Mỹ, hầu hết vùng đất ấy trước kia đă bị động đất và lửa dưới đất phá vỡ ra. Shaka rồi cũng sẽ bị tiêu diệt, bị ch́m xuống do những cơn lũ giống như Kusha và lục địa thứ bảy Pushkara ắt sẽ nổi lên thịnh vượng mà trung tâm ở vào khoảng hiện nay là Nam Mỹ. Thế rồi hành tinh của ta sẽ kết liễu, chấm dứt lịch sử lâu dài đầy diễn biến, nó êm đềm ch́m vào giấc ngủ sau một ngày dài thức tỉnh. Đó là v́ các thế giới cũng biến mất, hết Cuộc tuần hoàn này nối tiếp Cuộc tuần hoàn kia, hết Dăy hành tinh này nối tiếp Dăy hành tinh kia, nhưng Tinh thần vĩnh hằng giờ đây khoác lấy những cơ thể con người, chỉ có nó là vẫn c̣n và c̣n măi.

 

Vạn Vật Thái B́nh

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS