Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

PRĀNA  TỨC  SINH KHÍ

(PRĀNA OR VITALITY)

 

(Trích  THE ETHERIC DOUBLE)

 

 

PRĀNA  TỨC  SINH KHÍ

(PRĀNA OR VITALITY)

(Trích  THE ETHERIC DOUBLE)

The Health Aura of Man

 Tác giả A. E. POWELL

 Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Luân đôn, Anh;

Wheaton, Ill, USA;

Adyar, Chennai, Ấn Độ.

Xuất bản năm 1927, in lại năm 1954  và 1965

 

Các nhà Huyền bí học biết rằng ít nhất có ba lực riêng rẽ và phân biệt do mặt trời xạ ra để đến với hành tinh của chúng ta. Có thể có vô số lực khác v́ mọi thứ chúng tôi biết đều ngược lại; nhưng dù sao đi nữa chúng tôi cũng biết có ba loại này. Đó là:

1.- Fohat tức Điện

2.- Prana tức Sinh Khí

3.- Kundalini tức Hỏa Xà.

Fohat tức Điện, bao gồm hầu hết các lực vật lư mà chúng ta đă biết, tất cả đều chuyển đổi được ra lẫn nhau; chẳng hạn như điện, từ, ánh sáng, nhiệt, âm thanh, ái lực hóa học, sự vận động v.v. . .

Prana tức Sinh Khí, là một lực sinh động mà sự tồn tại của nó chưa được các nhà khoa học Tây phương chính thống chính thức công nhận, mặc dù có lẽ một số ít người cũng phỏng đoán về nó.

Kundalini tức Hỏa Xà là một lực mà cho đến nay chỉ rất ít người biết được. Khoa học Tây phương chính thống hoàn toàn không biết tới và không phỏng đoán ǵ về nó.

 

Ba lực này vẫn c̣n riêng rẽ và ở mức này th́ không một lực nào có thể chuyển đổi ra thành một trong các lực kia. Đây là một điều rất quan trọng mà học viên nên hiểu cho rơ.

Hơn nữa ba lực này không có liên quan ǵ tới ba Luồng Lưu Xuất Lớn; các Luồng Lưu Xuất là những nỗ lực nhất định do Thái Dương Thượng Đế thực hiện. Mặt khác, Fohat, Prana và Kundalini dường như đúng hơn là kết quả sự sống của Ngài. Các phẩm tính của Ngài đang biểu lộ mà không có bất kỳ cố gắng hữu h́nh nào.

 

[Từ khi tài liệu này được biên soạn th́ tác phẩm Các Luân Xa của C.W. Leadbeater đă xuất hiện. Trong quyển Các Luân Xa, nó nêu rơ rằng ba lực kể trên có liên quan tới các Luồng Lưu Xuất như sau:

Luồng Lưu Xuất thứ Nhất xuất phát từ Thượng Đế Ngôi Ba, là lực Nguyên sơ chế biến các nguyên tố hóa học. Điều này dường như là Fohat. Luồng Lưu Xuất thứ Nh́ xuất phát từ Thượng Đế Ngôi Hai, có Prana là một trong những khía cạnh. Kundalini là sự phát triển thêm nữa trên ṿng cung đi lên của Luồng Lưu Xuất thứ Nhất.]

 

Mỗi một trong những thứ này đều biểu lộ trên mọi cơi của Thái Dương Hệ

 

Prāna là một từ Bắc phạn có ngữ căn là Pra tức là ra, và an tức là thở, vận động, sinh hoạt. Như vậy, Pra-an tức Prana có nghĩa là thở ra (breathe forth), sinh khí (life-breath) hoặc năng lượng sự sống (life-energy) là từ tương đương gần nhất trong tiếng Anh so với thuật ngữ tiếng Bắc phạn. Bởi v́ theo tư tưởng Ấn Độ, chỉ có một Sự Sống duy nhất, một Tâm Thức duy nhất, cho nên Prana đă được dùng để chỉ Tự ngă Tối Cao, năng lượng của Đấng Nhất Như, Sự Sống của Thượng Đế. V́ thế cho nên Sự Sống trên mỗi cơi có thể được gọi là Prana của cơi ấy, Prana trở thành sinh khí trong mọi tạo vật.

Đấng Indra, vị đại Thiên Thần đứng đầu huyền giai sự sống trong hạ giới dạy rằng: “Ta là Prana . . . Prana là sự sống”. Ở đây Prana rơ ràng có nghĩa là toàn thể sinh lực. Trong tác phẩm Mundakopanishad, người ta nêu rơ rằng Prana tức Sự Sống xuất phát từ Brahman tức Đấng Nhất Như. Prana cũng được miêu tả là Atma trong hoạt động hướng ngoại: “Prana này sinh ra từ Atma” (Prashnopanishad). Shankara nói rằng Prana là Kriyashakti – Quyền năng để làm chứ không phải để biết. Nó được xếp loại là một trong bảy Nguyên tố tương ứng với bảy cơi của vũ trụ, bảy lớp vỏ của Brahman v.v. . . Đó là Prana, Manas, Dĩ thái, Hỏa, Phong, Thủy, Địa.

Người Hebrew nói tới “Sinh Khí” mà họ gọi là Nephesch được phà vào lỗ mũi của Adam. Tuy nhiên Nephesch không chỉ nhằm nói tới Prana không thôi mà là Prana phối hợp với nguyên khí kế tiếp tức Kama. Những thứ này cùng nhau tạo thành “điểm linh quang” vốn là “Sinh khí nơi con người, con thú hoặc côn trùng đang sinh hoạt trên cơi vật chất hồng trần”.

Khi dịch ra những thuật ngữ mang tính Tây phương hơn th́ Prana trên cơi hồng trần được miêu tả tốt nhất là Sinh Khí, là năng lượng tích hợp vốn điều phối các phân tử, tế bào của của thể xác v.v. . . và giữ chúng lại với nhau tạo thành một cơ thể xác định. Đó là sinh khí trong nội bộ cơ thể, một bộ phận của Sinh Khí vũ trụ mà một cơ thể cho sẵn đă chiếm hữu trong thời kỳ cơ thể ấy tồn tại mà ta gọi là “một kiếp sống”. Nếu không có mặt Prana th́ không thể có thể xác với vai tṛ là một tổng thể bất khả phân ly hoạt động như một thực thể duy nhất; nếu không có Prana th́ cơ thể ắt chẳng khác ǵ hơn là một tập hợp các tế bào độc lập. Prana nối liền và liên kết những tế bào ấy thành ra một tổng thể phức hợp, nó tác động dọc các nhánh và những mắc lưới của “mạng lưới sự sống” tức là một mạng lưới màu hoàng kim lóng lánh đẹp đẽ khôn tả và hết sức tinh vi, được tạo ra từ chỉ một sợi vật chất bồ đề, nối dài của Sutratma; các nguyên tử thô trược hơn được nối kết lại với nhau bên trong các mắc lưới ấy.

Prana được mọi cơ thể sinh vật hấp thụ, việc cung cấp đầy đủ Prana dướng như là điều kiện thiết yếu cho các cơ thể sống ấy tồn tại. V́ vậy, nó tuyệt nhiên không phải là sản phẩm của sự sống mà chính sinh vật và cây cỏ v.v. . . mới là sản phẩm của nó. Nếu nó quá phong phú trong thần kinh hệ th́ có thể gây ra chết và bệnh tật, nhưng nếu nó có quá ít th́ lại gây ra kiệt sức rồi cuối cùng cũng chết.

Bà H. P. Blavatsky so sánh Prana (hoạt năng tạo ra mọi hiện tượng sống c̣n) với oxy vốn cấp dưỡng cho sự cháy, là chất hơi mang lại sự sống, là hoạt chất hóa học trong mọi cuộc sống hữu cơ. Người ta cũng so sánh thể Phách (hiện thể trơ của sự sống) với ni tơ (chất khí trơ mà oxy được trộn lẫn với nó để cho khí ni tơ thích ứng với sự hô hấp của động vật. Nó cũng tham gia phần lớn vào mọi chất hữu cơ.

Sự kiện con mèo được phú cho Prana nổi bật lên đă làm nảy sinh ra quan niệm b́nh dân cho rằng con mèo có tới “chín vía” và dường như nó có liên quan gián tiếp với lư do con thú này được Ai Cập coi là linh thiêng.

Trên cơi hồng trần, Prana kiến tạo mọi khoáng chất và là tác nhân kiểm soát những thay đổi sinh lư hóa học trong nguyên sinh chất; điều này gây ra sự biến dị và kiến tạo đủ thứ mô trong cơ thể của loài thực vật, động vật và loài người. Những thứ ấy biểu lộ sự hiện diện của ḿnh qua khả năng đáp ứng với những kích thích.

Việc trộn lẫn Prana trên cơi trần với Prana cơi trung giới tạo ra vật chất thần kinh vốn là thành phần cơ bản của tế bào, mang lại khả năng cảm nhận vui sướng và đau khổ. Các tế bào phát triển thành các sợi, do kết quả của tư tưởng, Prana mạch động dọc theo các sợi này vốn được cấu tạo bởi Prana trên cơi trần, cơi trung giới và cơi trí tuệ.

Trong nội bộ chính các nguyên tử trên cơi trần th́ Prana chạy dọc theo các đường xoắn ốc. Trong Dăy Hành Tinh của ta, lúc có Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, Sự Sống Chơn Thần chạy dọc theo Tam Nguyện Thượng Tinh Thần (Atma, Buddhi, Manas) làm linh hoạt tập hợp đầu tiên các đường xoắn ốc và những đường xoắn ốc ấy được các ḍng Prana vận dụng để gây ảnh hưởng lên xác phàm. Trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Nh́, Chơn Thần làm linh hoạt tập hợp các đường xoắn ốc thứ nh́ và Prana liên kết với thể Phách chạy dọc theo các đường xoắn ốc ấy. Trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Ba, sự sống Chơn Thần làm linh hoạt tập hợp các đường xoắn ốc thứ ba, Prana cơi Trung giới chạy dọc theo các đường xoắn ốc ấy khiến cho thể Vía có cảm giác vui sướng hay đau khổ. Trong Cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, sự sống Chơn Thần làm linh hoạt tập hợp thứ Tư các đường xoắn ốc, chúng trở thành hiện thể của Prana trên cơi trí cảm (Kama Manas), như vậy khiến cho các nguyên tử thích hợp để được xây dựng thành bộ óc biết tư duy.

Đây là xét về sự tiến hóa của nhân loại b́nh thường. Một vài phép thực hành Yoga (ta cần sử dụng chúng thật thận trọng kẻo sẽ làm tổn thương tới bộ óc) tạo ra sự phát triển tập hợp các đường xoắn ốc thứ năm và thứ sáu vốn được dùng để biểu diễn các dạng tâm thức cao siêu hơn.

Ta không được lẫn lộn bảy đường xoắn ốc trong nguyên tử với các “loa tuyến”: có 10 loa tuyến mà ba th́ thô kệch c̣n bảy th́ tinh vi. Các ḍng điện khác nhau chạy dọc theo ba loa tuyến thô, c̣n bảy loa tuyến tinh vi đáp ứng với đủ thứ làn sóng dĩ thái: âm thanh, ánh sáng, nhiệt v.v. . .

Bộ Giáo Lư Bí Truyền bảo rằng Prana là những sinh linh “vô h́nh”, “bốc lửa”, cung cấp “năng lượng kiến tạo sự sống” cho các con vi trùng, như vậy khiến cho chúng xây dựng được các tế bào của thể xác, kích thước của con vi khuẩn nhỏ nhất so với kích thước của “sinh linh bốc lửa” cũng giống như con voi so với loài trích trùng nhỏ nhất. “Mọi vật hữu h́nh trong vũ trụ đều được những sinh linh ấy kiến tạo, từ con người nguyên thủy thiêng liêng và hữu thức xuống măi tới những tác nhân vô thức kiến tạo vật chất”. Do sự biểu lộ của Prana, tinh thần vốn không biết nói xuất hiện thành ra người biết nói.

Như vậy, trọn cả Sinh Khí kiến tạo trong vũ trụ và nơi con người được tổng kết thành Prana.

Nguyên tử cũng là một “sinh linh” nhưng tâm thức của nó là thuộc về Thượng Đế Ngôi Ba. Vi trùng là một “sinh linh” có tâm thức thuộc Thượng Đế Ngôi Hai, đă được Hành Tinh Thượng Đế  và “Tinh Linh Trái Đất” chiếm hữu rồi biến đổi đi.

Giáo Lư Bí Truyền cũng nói tới một “giáo điều căn bản” của khoa học huyền bí, theo đó Mặt Trời là kho chứa Sinh Lực và từ Mặt Trời xạ ra những ḍng sinh khí phập phồng chạy qua không gian, cũng như cơ thể của mọi sinh vật trên trần thế. Paracelsus đề cập tới Prana như sau: “Toàn thể Tiểu vũ trụ được chứa đựng tiềm tàng trong Nước Hằng Sống, một lưu chất thần kinh . . . trong đó bao hàm bản chất, phẩm tính, tính t́nh và bản chất của vạn vật”. Paracelsus cũng gọi nó là Archaeus. Bác sĩ B. Richardson, Hội viên Hội Hoàng Gia gọi nó là “ether thần kinh”. Những lá liễu Nasmyth là kho chứa sinh năng của Mặt Trời; Mặt Trời thực ẩn đằng sau Mặt Trời hữu h́nh và sản sinh ra lưu chất sinh khí vốn chu lưu trong Thái Dương Hệ với chu kỳ 10 năm.

Người Aryan thời xưa hát ca ngợi đấng Surya “ẩn đằng sau đạo sĩ Yoga, lấy áo che khuất đầu của đạo sĩ khiến chẳng ai thấy được”. Quần áo của tu sĩ khổ hạnh Ấn Độ được nhuộm màu đỏ vàng, trên đó có các đốm màu hường với dự tính thô thiển là biểu diễn Prana trong máu con người, biểu tượng của nguyên sinh khí trong Mặt Trời, của điều mà hiện nay ta gọi là sắc cầu, tức vùng có “màu hoa hồng.”

Bản thân các trung khu thần kinh dĩ nhiên do thể xác tức “cái túi cơm” cung ứng, nhưng Prana là năng lượng kềm chế tác động thông qua các trung khu thần kinh, khiến cho cái túi cơm ấy phải vâng lời và uốn nắn nó theo mục đích yêu cầu của bản ngă vốn ngự trong trí tuệ cao siêu.

Thật quan trọng mà lưu ư thấy rằng mặc dù các dây thần kinh ở trong thể xác nhưng tự thân thể xác không có khả năng cảm giác. Với vai tṛ là một lớp vỏ, thể xác không hề cảm giác: nó chỉ tiếp nhận các ấn tượng thôi. Cơ thể nơi ngoại giới tiếp nhận tác động, nhưng khả năng cảm nhận đau khổ và vui sướng ở nơi chính các tế bào, ngoại trừ thể hiện một cách rất mơ hồ, đờ đẫn và mang tính “tập thể”, sinh ra những cảm giác lơ mơ bàng bạc, chẳng hạn như cảm giác mệt mỏi nói chung.

Những sự tiếp xúc của thể xác được Prana truyền vào bên trong, những tiếp xúc ấy thật sắc xảo, đau nhói, nhức nhối, chuyên biệt, khác hẳn với những cảm giác bàng bạc nặng nề bắt nguồn từ chính các tế bào. Như vậy là trong mọi trường hợp Prana đều sinh ra hoạt động cảm giác cho các cơ quan của thể xác, nó truyền rung động từ bên ngoài tới cho các trung khu cảm giác vốn ở nơi Kāma, tức lớp vỏ kế tiếp với Prana, đó là Manomayakosha. Chính nhờ có thể Phách th́ Prana mới chạy dọc theo các dây thần kinh trong cơ thể, khiến cho chúng có thể tác động chẳng những chuyển di các tác động từ bên ngoài mà c̣n chuyển tiếp lực phát động bắt nguồn từ bên trong.

Chính tác động của các ḍng Sinh khí trong thể Phách của các loài khoáng vật, thực vật và động vật đă khiến cho vật chất cơi Trung giới tham gia vào cấu trúc của phân tử và nguyên tử chuyển từ dạng tiềm tàng sang dạng hoạt động; nhờ vậy nó tạo ra một “sự rung rẩy” khiến cho Chơn Thần trong h́nh tướng thu hút được các vật liệu cơi Trung giới, vốn được các tinh linh thiên nhiên xây dựng thành ra một khối có cấu tạo lỏng lẻo tức là thể Vía trong tương lai.

Nơi loài khoáng vật, vật chất cơi Trung giới ít hoạt động đến nỗi không nhận thức được tác động từ cơi Trung giới lên cơi Hồng trần. Nơi loài thực vật cao cấp hoạt động tăng cường của vật chất Trung giới ảnh hưởng tới thể Phách và thông qua đó tác dụng lên vật chất thô trược. Nơi loài động vật, tâm thức cơi Trung giới c̣n lớn hơn nữa, ảnh hưởng tới thể Phách của chúng nhờ vào những rung động trong cơi dĩ thái mới xây dựng được hệ thần kinh bị kích thích mà ở loài thực vật mới chỉ lờ mờ được báo trước thôi.

Như vậy, chính những xung lực do tâm thức phát động – sẵn ḷng trải nghiệm – để gây ra những rung động trên cơi Trung giới, đến lượt chúng tạo ra các rung động trong vật chất cơi dĩ thái: xung lực vốn từ tâm thức mà ra, nhưng việc thực sự xây dựng hệ thần kinh (mà tâm thức ở giai đoạn này không thể đảm đương được) là do các tinh linh thiên nhiên của cơi dĩ thái thực hiện dưới quyền điều động của các Đấng Quang Minh thuộc giới Tinh hoa Ngũ hành thứ Ba và Thượng Đế hoạt động thông qua Hồn Khóm.

Trước hết trong thể Vía xuất hiện một trung tâm lực có chức năng tiếp nhận và đáp ứng với những rung động xuất phát từ bên ngoài. Từ trung tâm lực này, các rung động chuyển sang thể dĩ thái tạo ra ở đó những xoáy lực dĩ thái thu hút các hạt vật chất thô trược vào ḿnh. Rốt cuộc th́ những thứ này tạo ra một tế bào thần kinh và các nhóm tế bào vốn tiếp nhận rung động từ ngoại giới trên cơi trần bèn truyền chúng trở lại các trung tâm lực trong thể Vía; như vậy các trung tâm lực trong thể xác và thể  Vía tác động và phản tác động lên nhau với hậu quả là mỗi trung tâm lực càng ngày càng trở nên phức tạp và hữu hiệu. Như ta thấy, hệ thần kinh giao cảm được các xung lực xây dựng trước hết từ các tế bào thần kinh này, đó là xung lực bắt nguồn từ cơi Trung giới; sau này th́ hệ thần kinh năo tủy được xây dựng do các xung lực bắt nguồn từ cơi Trí tuệ.

Hệ thần kinh giao cảm luôn luôn vẫn c̣n có quan hệ trực tiếp với các trung tâm lực của thể Vía; nhưng điều quan trọng mà ta cần lưu ư là các trung tâm lực của thể Vía này không phải là các luân xa của thể Vía (sau này ta sẽ nói tới các luân xa ấy) mà chỉ là khối tập hợp trong thể Vía tạo thành phần sơ khởi của những trung tâm lực vốn sẽ kiến tạo nên các cơ quan trong thể xác. Măi cho tới một thời kỳ rất lâu sau này trong cơ tiến hóa th́ các luân xa của thể Vía mới được tạo dựng.

Thế là từ các trung tâm lực này – không phải là các luân xa – mười cơ quan của thể xác được tạo thành: năm cơ quan để tiếp nhận ấn tượng tức Jnanendriyas, “giác quan hiểu biết”, tức trung tâm cảm giác của bộ óc, rốt cuộc có liên quan tới mắt, tai, lưỡi, mũi và da cùng với năm cơ quan chuyển rung động từ tâm thức ra ngoại giới, Karmendriyas, “giác quan hành động”, tức trung tâm cảm nhận gây ra tác động; đó chính là các trung khu vận động trong bộ óc, có liên quan tới các cơ quan cảm giác ở tay, chân, cổ họng, cơ quan sinh dục và cơ quan bài tiết.

Học viên phải cẩn thận lưu ư là Prana chạy dọc theo các dây thần kinh vốn khác hẳn và riêng biệt với cái gọi là từ khí hoặc lưu chất thần kinh của con người, lưu chất này được sản sinh ra trong nội bộ cơ thể y. Lưu chất thần kinh tức từ khí này giữ cho vật chất dĩ thái lưu chuyển dọc theo các dây thần kinh hoặc nói chính xác hơn, là dọc theo một lớp vỏ bằng chất dĩ thái bao xung quanh mỗi dây thần kinh cũng giống như máu tuần hoàn qua các tĩnh mạch. Và cũng như ḍng máu chuyển oxy tới cho cơ thể, cũng vậy ḍng lưu chất thần kinh chuyển Prana.

Vả lại, cũng giống như các hạt của xác phàm thường xuyên thay đổi và được thay thế bằng những hạt mới rút ra từ thức ăn, nước và không khí; cũng vậy các hạt của thể Phách thường xuyên thay đổi và bị thay thế bởi các hạt dĩ thái mới mẻ, những hạt này được thu nhận vào trong cơ thể qua thức ăn, qua những khí hít vào và qua Prana dưới dạng mà ta gọi là Sinh Khí Cầu, và bây giờ ta sẽ miêu tả.

Prana tức Sinh Khí tồn tại trên mọi cơi: cơi trần, cơi Trung giới, cơi Trí tuệ v.v. . . Prana là Sự Sống Nhất Như, là cái “trục bánh xe có gắn bảy cái căm của bánh xe vũ trụ”. (Thánh Ca về Prana trong Artharva Veda XI, 4). Tuy nhiên, ở đây ta chỉ quan tâm tới dáng vẻ và phương thức hoạt động của nó trên cơi thấp nhất tức cơi Hồng trần.

Ta cũng phải lưu ư rằng Prana trên cơi Hồng trần vốn thất bội, nghĩa là có bảy biến thể của nó.

Ta đă thấy rằng nó hoàn toàn riêng biệt và riêng rẽ với ánh sáng, nhiệt v.v. . . ; tuy nhiên biểu lộ của nó trên cơi Hồng trần dường như tùy thuộc vào ánh nắng mặt trời bởi v́ khi ánh nắng chói chang th́ dường như Prana cũng xuất hiện nhiều c̣n khi thiếu ánh nắng th́ Prana cũng bị thiếu hụt.

 

SƠ ĐỒ II

SINH KHÍ CẦU (1) Một Cực vi tử Hồng trần

Muốn có chi tiết của nguyên tử th́ hăy xem quyển HÓA HỌC HUYỀN BÍ

kính ảnh II và trang 5 và tiếp theo

 

Prana xuất hiện từ mặt trời rồi nhập vào một số cực vi tử hồng trần vốn trôi nổi hằng hà sa số trong bầu khí quyển của trái đất. Mặc dù ta bảo rằng lực Prana này “nhập vào” nguyên tử cơi trần, nhưng nó không từ bên ngoài nhập vào: nó nhập vào từ một chiều đo cao hơn, chiều đo thứ tư, và như vậy nhà thần nhăn thấy nó có vẻ trào dâng từ bên trong nguyên tử.

Như vậy có hai lực nhập vào nguyên tử từ bên trong: 1- lực Ư Chí của Thượng Đế  giữ nguyên tử lại đúng h́nh dạng của nó; 2- lực Prana. Ta nên lưu ư rằng Prana xuất phát từ Ngôi Hai của Thái Dương Thượng Đế, trong khi lực Ư Chí xuất phát từ Ngôi Ba.

 

SƠ ĐỒ II

SINH KHÍ CẦU (2) Sinh lực nhập vào Nguyên tử

 

 

Tác dụng của Prana đối với các nguyên tử khác hẳn tác dụng của điện, ánh sáng, nhiệt hoặc các biểu hiện khác của Fohat. Khi điện lướt xẹt qua các nguyên tử th́ nó làm lệch hướng các nguyên tử giữ chúng lại theo một cách nào đó, cũng như truyền cho chúng một nhịp độ rung động riêng biệt và cá biệt. Bất cứ biến thể nào của Fohat chẳng hạn như điện, ánh sáng hoặc nhiệt, đều gây ra một dao động của nguyên tử xét chung, dao động ấy có kích thước khổng lồ so với kích thước của chính nguyên tử, dĩ nhiên các lực ấy tác động lên nguyên tử từ bên ngoài.

Học viên huyền bí học ắt đă quen thuộc với h́nh dáng và cấu trúc của cực vi tử hồng trần, tức hạt vật chất nhỏ nhất trên cơi hồng trần, tổng hợp của nó tạo ra đủ thứ chất mà ta gọi là chất đặc, chất lỏng, chất hơi v.v. . . V́ vậy trong những h́nh vẽ của tài liệu này người ta chỉ phác họa các cực vi tử hồng trần thôi.

 

SƠ ĐỒ III

 

SINH KHÍ CẦU (3) Nguyên tử thu hút 6 nguyên tử khác

 

Sinh lực “phú cho nguyên tử một sự sống thêm nữa

và cung cấp cho nó năng lực hấp dẫn . . .”

 

Bấy giờ lực Prana xạ ra từ mặt trời, nhập vào một số nguyên tử trong bầu khí quyển và gây cho chúng chói sáng. Như vậy, một nguyên tử được tích thêm sự sống, có năng lực hấp dẫn lục bội, sao cho nó ngay tức khắc thu hút sáu nguyên tử khác xung quanh ḿnh. Nó sắp xếp những thứ này theo một h́nh dạng nhất định, tạo ra cái được gọi là một siêu việt sơ nguyên tố (a hyper-meta-proto-element) trong Hóa Học Huyền Bí, tức là một tổ hợp vật chất trên cảnh giới dưới nguyên tử. Tuy nhiên, tổ hợp này khác với mọi tổ hợp khác đă được quan sát cho đến nay ở chỗ lực tạo ra nó và giữ nó lại với nhau xuất phát từ Ngôi Hai của Thái Dương Thượng Đế thay v́ từ Ngôi Ba. Dạng này được gọi là Sinh Khí Cầu và được tŕnh bày trong h́nh vẽ đính kèm theo đây vốn là h́nh mở rộng của h́nh ở trang 45 của quyển Hóa Học Huyền Bí. Nhóm nhỏ này là một chuỗi hạt sáng rực rỡ trên đó là con rắn dương hoặc hùng tính trong nguyên tố Hóa học Oxy; nó cũng là trung tâm của bầu trung tâm trong chất radium.

 

SƠ ĐỒ IV

 

Sinh Khí Cầu (4) Sự tạo thành Sinh Khí Cầu

 

Chú Thích: Sinh khí Cầu là một siêu việt sơ nguyên tố nghĩa là nó trên cảnh giới dưới nguyên tử, nó độc nhất ở chỗ nó được tạo ra và giữ lại với nhau nhờ vào lực xuất phát từ Thượng Đế Ngôi Hai. H.S.I. trang 67, Hóa Học Huyền Bí, trang 45.

 

V́ các Sinh Khí Cầu chói sáng và cực kỳ linh động cho nên hầu hết mọi người bơ công nh́n kỹ đều có thể thấy chúng bay lượn trong bầu khí quyển hằng hà sa số, nhất là vào ngày trời nắng. Cách tốt nhất để thấy chúng là quay lưng về phía mặt trời, mắt tập trung cách xa độ vài bộ (feet), nh́n bầu trời trong trẻo dùng làm nền. Sinh Khí Cầu vốn chói sáng và hầu như không có màu sắc, nó có thể so sánh được với ánh sáng trắng.

Người ta đă nhận xét rằng mặc dù lực làm linh hoạt những Sinh Khí Cầu này khác hẳn với ánh sáng, tuy nhiên nó lại có vẻ tùy thuộc vào ánh sáng về khả năng biểu lộ. Khi ánh sáng chói chang th́ sinh khí này thường xuyên trồi lên mới mẻ và các Sinh Khí Cầu được sản sinh ra hằng hà sa số, nhưng khi thời tiết u ám th́ số Sinh Khí Cầu được tạo ra giảm đi nhiều và trong đêm tối th́ tác động này dường như hoàn toàn ngưng lại. V́ vậy, trong đêm đen, có thể nói là ta sống dựa vào dự trữ được sản sinh ra trong ngày hôm trước và mặc dù nó có vẻ thực tế là chẳng bao giờ cạn kiệt song dự trữ ấy hiển nhiên là xuống thấp khi có sự nối tiếp lâu dài của những ngày mây u ám.

Dĩ nhiên, tinh linh thể xác có công việc là bảo vệ cơ thể và đồng hóa sinh khí (ta sẽ miêu tả tỉ mỉ điều này ở Chương kế tiếp) để cho thể xác được hồi sức. Trong khi thể xác thức giấc th́ các dây thần kinh và cơ bắp được giữ cho căng thẳng sẵn sàng hành động ngay tức khắc. Khi thể xác ngủ yên th́ tinh linh ngũ hành để cho các dây thần kinh và cơ bắp được thư giản rồi dồn hết chú tâm đặc biệt vào công việc đồng hóa sinh khí. Điều này giải thích cho việc giấc ngủ có năng lực làm hồi sức rất mạnh ngay cả chỉ là một giấc chợp mắt ngắn ngủi ban trưa.

Tinh linh ngũ hành làm việc thành công nhất trong phần sơ khởi của đêm đen, khi có sự cung cấp dồi dào sinh khí. Trong chu kỳ hằng ngày th́ việc cung cấp các Sinh Khí Cầu xuống mức thấp nhất vào khoảng 3 – 4 giờ sáng trước khi mặt trời mọc, và đây là một lư do tại sao biết bao nhiêu tỉ lệ người chết lại xảy ra vào những giờ ấy. Cũng v́ thế mà ngạn ngữ bảo rằng một giờ ngủ trước nửa đêm đáng giá bằng hai giờ ngủ sau sau nửa đêm. Dĩ nhiên cũng như vậy, sự cung ứng Prana ở mực thấp nhất vào mùa đông so với vào mùa hè.

Hơn nữa, Prana được tuôn ra, chẳng những trên cơi Hồng trần mà c̣n trên mọi cơi xúc động, trí năng và tâm linh. Nó sẽ đạt mức độ tốt nhất khi trời trong trẻo với sự trợ giúp vô giá của ánh nắng. Ta cũng có thể nói thêm rằng ngay cả các màu sắc của Prana dĩ thái cũng tương ứng với những màu sắc tương tự trong một chừng mực nào đó trên cơi Trung giới. V́ thế cho nên xúc động đúng đắn và tư tưởng trong sáng phản tác động lên thể xác, giúp cho thể xác đồng hóa Prana và thế là duy tŕ sức khỏe dồi dào. Như vậy ta t́m thấy một ánh sáng thú vị soi chiếu cho mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe tâm linh, trí tuệ và xúc động với sức khỏe của thể xác; điều này cũng nhắc ta nhớ tới câu nói nổi tiếng của Đức Phật theo đó bước đầu tiên trên con đường tiến tới Niết Bàn là sức khỏe toàn bích.

Một khi đă được tích năng lượng th́ Sinh Khí Cầu vẫn c̣n là một yếu tố dưới nguyên tử và nó dường như không phải chịu bất cứ sự thay đổi hoặc mất thần lực nào trừ phi và cho đến khi nó được hấp thụ bởi một tạo vật linh hoạt nào đó.

Trước khi tiến hành việc nghiên cứu đề tài cực kỳ thú vị và quan trọng về việc hấp thụ Prana trong thể xác th́ trước hết ta phải nghiên cứu cơ chế trong thể Phách giúp ta thực hiện quá tŕnh này.

 

------------------------

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES