Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


3. Hồi sinh và những Mục tiêu của Thông Thiên Học

Trích từ Những bài Thuyết tŕnh và Thảo luận  trong SỰ HỒI SINH CỦA CON NGƯỜI

(Human Regeneration)

Tác giả Radha Burnier - Bản dịch: www.thongthienhoc.com

 

 

3. Hồi sinh và những Mục tiêu của Thông Thiên Học

Những bài Thuyết tŕnh và Thảo luận

 

1. T́nh Huynh Đệ bắt đầu ở đâu và chấm dứt ở đâu (nếu có)?

2. Liệu trong quá khứ mục tiêu thứ ba có nhằm nói tới việc nghiên cứu thần thông và những hiện tượng lạ hay chăng? Hoặc là nó chưa bao giờ ngụ ư như thế? Làm sao ta có thể tiếp cận mục tiêu thứ ba theo kiểu khác?

3. Trong quyển Huyền Bí học thực hành, H. P. B. có viết về một số ư niệm căn bản của Thông Thiên Học. Bài thứ nh́ viết về ‘Huyền Bí học so với Huyền bí thuật’. Đôi khi người ta lẫn lộn Huyền Bí thuật với Thông Thiên Học. Liệu ta có thể đi sâu vào vấn đề này chăng?

4. Trong công tác ngoại giới của Thông Thiên Học người ta ít nhắc tới các Chơn sư, và nếu có nhắc tới th́ hầu như chỉ qua truyền thống Leadbeater-Hodson nghĩa là bằng chứng sùng tín. Liệu khảo hướng này có c̣n thích đáng chăng? Phải chăng ta nên t́m ra một phương thức mới để tŕnh bày các Chơn sư và công việc của các Ngài trong Hội Thông Thiên Học? Liệu ta nên coi các Chơn sư là nguồn năng lượng hay là con người bằng xương bằng thịt?

5. Liệu Hội Thông Thiên Học có phải là phương thức duy nhất để đến với ‘Thông Thiên Học’ hay chăng, hoặc nó cũng là một cơ sở cho những trường phái khác? Liệu Hội Thông Thiên Học có phải là kênh dẫn đúng đắn duy nhất cho ‘Thông Thiên Học’ hay chăng, c̣n mọi đường lối tâm linh khác đều không đúng?

6. Có những nhóm khác - Alice Bailey, Hoa hồng Thập tự, Nhân triết học, Sai Baba v.v. . . - hoạt động theo những đường lối tinh thần song song với Hội Thông Thiên Học. Mục tiêu thứ nh́ của chúng ta nhắm vào việc nghiên cứu đối chiếu. Nội nghiên cứu điều mà các Chơn sư ban ra thông qua H. P. B. và Sinnett cũng mất cả cuộc đời rồi, nhưng Annie Besant, C. W. Leadbeater, Hodson, Mead và những người khác đă nghiên cứu sâu sắc khía cạnh ẩn tàng của các sự vật bao nhiêu th́ De Purucker, Alice Bailey, Steiner và những người khác cũng nghiên cứu sâu sắc bấy nhiêu. Bằng cách nào ta có thể nghiên cứu những ư tưởng của họ mà không mất đi phương pháp làm việc của riêng ḿnh? Đâu là phương pháp nghiên cứu thực sự mang tính Thông Thiên Học của riêng ta? Đâu là sự phân biệt cốt tủy giữa Hội Thông Thiên Học ở Adyar và những nhóm khác?

 

IH: Sự khác nhau là ở mục tiêu thứ nhất. Chỉ có Hội Thông Thiên Học chúng ta là cam kết theo nguyên tắc T́nh Huynh Đệ Đại Đồng trong nhân loại, không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, giới tính, giai cấp hoặc màu da. Theo chỗ tôi biết không có tổ chức nào khác có mục tiêu ấy và đó là điều kiện duy nhất để trở thành hội viên của Hội Thông Thiên Học. Điều đó tạo ra sự khác nhau giữa các tổ chức. Có thể có sự tương tự về giáo huấn nhưng theo một ư nghĩa nào đó th́ điều này mang tính thứ yếu. Công việc của ta là ở mục tiêu thứ nhất.

RB: Thế c̣n những khía cạnh khác của vấn đề này th́ sao?

IH:  Được thôi, điều này cũng trả lời hết rồi.

RB: Nó đâu có trả lời được ǵ. Bằng cách nào ta có thể nghiên cứu những ư tưởng trong kho tài liệu của họ mà không mất đi phương pháp làm việc của riêng ḿnh? Đâu là phương pháp nghiên cứu Thông Thiên Học chân thực?

IH: Tôi thiết nghĩ chẳng có phương pháp nghiên cứu nào. Tôi có phương pháp nghiên cứu của ḿnh và nó chẳng giống như phương pháp nghiên cứu của người khác. Tôi thiết tưởng sự khác nhau không phải là ở phương pháp nghiên cứu mà là ở nơi mục tiêu thứ nhất. Đó là mọi điều mà tôi đang chuẩn bị nói ra.

RH: Khi ta nói tới việc nghiên cứu, đối chiếu tôn giáo, triết học và khoa học th́ từ ngữ ‘tôn giáo’ nhằm nói tới những giáo huấn rất rộng rải và sâu sắc được tŕnh bày trong quá khứ và ảnh hưởng tới một phần lớn nhân loại, thế nhưng vẫn có minh triết ẩn tàng ta phải phát hiện. Từ ngữ ‘triết lư’ nghĩa là minh triết của các triết gia và khoa học gia vĩ đại. Tuy nhiên không nhất thiết phải giả định là ḿnh nghiên cứu ư tưởng của bất cứ người đặc biệt nào, chẳng hạn như Sai Baba. Trước khi muốn biết liệu giáo huấn do một phong trào mới có đúng thực hay không ta ắt phải tốn thời giờ để nghiên cứu chúng và có thể phát hiện được là chúng giả mạo. Thế th́ ta đă hoang phí thời giờ. Nếu ta muốn biết liệu sách của Alice Bailey có giá trị hay không, th́ chẳng hạn như ta nên cố gắng khảo sát một quyển sách mà ta biết rơ đề tài trong đó. Nếu tôi khảo sát quyển sách Y học Bí truyền hoặc Khoa trị liệu Bí truyền với tư cách là bác sĩ, tôi có thể dễ dàng thấy liệu nội dung có giá trị ǵ chăng khi tôi khảo sát phần dẫn nhập th́ tôi có thể dễ dàng biết được liệu vị tự xưng là Chơn sư Tây Tạng có phải là Chơn sư chăng. Nếu ta tốn thời gian th́ ta có thể phát hiện được liệu bất cứ phong trào đặc thù nó đang truyền bá giáo huấn có giá trị chăng.

IJ: Trong xứ bộ Mễ Tây Cơ khi chúng tôi nghiên cứu những đường lối khác th́ chúng tôi gây cho hội viên rối trí. Thế mà tôi không bảo rằng việc biết những loại tài liệu khác có thú vị hay chăng, nhưng chúng tôi tạo ra sự rối trí nếu chúng tôi cố gắng dạy dỗ nhiều điều mà không đi vào phần cốt tủy của Thông Thiên Học. Đây là một trong những điều mà chúng ta bàn luận trong nhóm. Chúng ta cần biết điều cần phải được tŕnh bày cho các hội viên trong Xứ bộ, nhưng không phải là phương tiện để thu hút hội viên. Nếu ta sợ mất hội viên th́ ta ắt tŕnh diễn màu mè trong Xứ bộ hoặc Chi bộ để thu hút thiên hạ. Như vậy là không đúng. Công việc của Hội là nghiêm túc và chúng ta nên cố gắng t́m ra điều hay nhất trong Thông Thiên Học để tŕnh bày nó.

IH: Tôi lầm lẫn khi bảo rằng không có phương pháp để nghiên cứu Thông Thiên Học. Có đấy, và bạn ắt t́m thấy nó trong các chú thích Bowen [Bà Blavatsky bàn về Cách nghiên cứu Thông Thiên Học]. Lúc nào khi nghiên cứu th́ mọi người đều phải nhớ kỹ tổng thể, tính đơn nhất. Trong những chú thích này H. P. B. bảo rằng nếu bạn quên mất ư tưởng về tính đơn nhất th́ tính riêng rẽ sẽ xen vào và việc nghiên cứu mất đi giá trị của nó. Trong bất cứ điều ǵ mà ta đang nghiên cứu, cho dù đó là quan điểm của một đạo sư hoặc các cơi trong thiên nhiên, ta phải luôn luôn suy nghĩ theo kiểu tổng thể. Có lẽ đó là sự khác nhau giữa phương pháp nghiên cứu của Thông Thiên Học và những phương pháp khác. Các bạn hăy đọc những chú thích của Bowen.

RB: Nếu tôi nhớ không lầm th́ bà bảo có bốn điều mà ta phải nhớ kỹ. Bạn mới đề cập có một điều.

IH: Tính đơn nhất của mọi hiện hữu.

RB: Bà cũng bảo rằng cần nhớ không có vật chất chết hoặc thực chất trơ ĺ. Mọi thứ đều là sự sống và tâm thức, đây là một sự thật minh giải được nhiều điều.

FI: Điều mà Ianthe vừa nói rất quan trọng. Tôi vỡ lẽ ra rằng các nguyên lư của Thông Thiên Học mang lại sự minh giải. Khi bạn đang mưu t́m th́ bạn gặp đủ thứ phong trào chẳng hạn như Thiền Zen hoặc Bailey, bạn ắt thấy một sự minh bạch độc nhất vô nhị trong kho tài liệu và giáo huấn của Hội Thông Thiên Học. Chẳng phải ta không nên khiêm tốn điều đó, nhưng mà ta nên nhận ra nó. Nếu bạn báo tài liệu Thông Thiên Học giống như tôi và nếu bạn có đặc quyền trao truyền nó cho thiên hạ th́ bạn ắt biết rằng ḿnh đang trao truyền một điều ǵ đó mang lại sự minh giải cho thiên hạ. Tôi đă làm điều này trong 10 năm và nó chưa bao giờ có tác dụng nào khác. Bạn nên nhận ra điều này chứ đừng nói dễ dăi rằng ḿnh cũng giống như những nhóm khác.

RB: Ianthe có nêu rơ ràng Hội ta ủng hộ T́nh Huynh Đệ Đại Đồng không phân biệt. Một cái trí không phân biệt là một cái trí đă được hồi sinh. Như vậy điều căn bản Hội Thông Thiên Học ủng hộ là sự hồi sinh chứ không chỉ là cung cấp cho thiên hạ những bộ sách chứa đựng kiến thức. Ta cung cấp kiến thức nhằm mục đích mang lại cái sự thay đổi từ tŕnh trạng chưa hồi sinh sang một cái trí mới mẻ cảm nhận được không có sự chia rẽ hoặc khác nhau.

Ta không thể bảo rằng ḿnh là nhóm duy nhất có thể mang lại sự minh giải. Trước hết ta chẳng biết mọi nhóm khác đang làm ǵ. Nhưng ta hăy thử xét những nhóm mà người thắc mắc có đề cập tới. Những người theo Sai Baba tin vào một thẩm quyền, thật sự là một thần linh trên trần thế. Bản thân Sai Baba bảo rằng tôi là thần linh. Trong Hội Thông Thiên Học không có thần linh. Không có thẩm quyền nào mà chúng ta tôn sùng và tuân lời. Có thể có một số điều Sai Baba nói th́ chúng ta cũng nói, mặc dù ông ấy có thể nói khác đi. Khi ông bảo bạn phải tử tế, hữu ích v.v . . . th́ ta có thể đồng ư với điều đó, nhưng cũng có nhiều điều ta không có chung nhau với ông. Đại đa số hội viên Thông Thiên Học không chấp nhận Sai Baba là thần linh. Nếu ông bảo rằng mọi người và mọi thứ đều là thần linh th́ ta có thể chấp nhận điều đó, nhưng ông bảo rằng ḿnh là thần linh th́ điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Người ta đă nêu rơ chính thức rằng trong Hội Thông Thiên Học không có thẩm quyền. H. P. B., Annie Besant hoặc bất cứ người nào khác nữa đều không phải là thẩm quyền trong Hội, v́ lư do đơn giản là tuân theo một thẩm quyền gây thiệt hại cho trí tuệ con người. Toàn bộ qui tŕnh tiến hóa chính là ở cái gọi là việc đánh thức trí tuệ. Đó là sự khai mở tâm thức. Tâm thức cốt tủy là trí tuệ. Tâm thức không có trí tuệ ắt chẳng là ǵ hết. Chúng ta có số phận phải trở nên thông tuệ nhiều hơn, đạt được các dạng trí tuệ tinh thần tinh vi hơn. Nếu ta chấp nhận một thẩm quyền rồi lập lại điều thẩm quyền ấy nói - liệu đó là Sai Baba, H. P. B., Annie Besant, Krishnamurti hay bất cứ ai khác th́ cũng chẳng có ǵ quan trọng - th́ ta đang chối bỏ trí tuệ của ḿnh. Chính sách của Hội Thông Thiên Học là không tuyên cáo các giáo điều, không tạo ra các tín ngưỡng và dựng lên thẩm quyền dưới dạng sách vở hay con người. Điều này mang lại cho Hội một đặc tính nào đấy. Nhưng khi một nhóm khác có thẩm quyền th́ làm sao ta có thể bảo rằng chúng ta giống nhau? Chúng ta có thể có một điều ǵ đó chung về một số vấn đề, nhưng ta không thể bảo rằng ta giống như nhóm đó.

Ta hăy xét ví dụ là Hoa Hồng Thập Tự. Họ có những cuộc khai tâm và những khóa học. Người nào theo học những khóa học này đều được nhiều sự khai tâm. Một nhăn hiệu giả tạo được gán cho người ấy. Tiếc thay điều này cũng đă xảy ra trong Hội Thông Thiên Học vào một thời gian nào đấy, nhưng đó là lịch sử xưa rồi. Người ta không tăng trưởng về mặt tinh thần v́ có ai đó gán nhăn hiệu cho ḿnh. Thánh đạo ở bên trong. Chúng ta chính là đường đạo. Chỉ khi ta thay đổi, khi ta trở nên trong sạch, yêu thương v.v. . . th́ ta mới phát triển về mặt tinh thần. Nó chẳng liên quan ǵ tới điều người khác nói. Hoa Hồng Thập Tự có thể tŕnh bày một số giáo huấn Thông Thiên Học. Tôi tin rằng họ có tŕnh bày như vậy. Có lẽ họ đă vay mượn của Hội Thông Thiên Học. Thế nhưng ta không giống như Hoa Hồng Thập Tự.

Nếu khảo sát những nhóm này ta ắt thấy rằng có nhiều điểm tương đồng không phải với mọi nhóm, nhưng với một số nhóm. Cũng có những điều chủ yếu trong giáo huấn của họ mà ta không thể chấp nhận được.

Cũng có sự khác nhau trong các nhóm Thông Thiên Học, họ có nhiều điều chung nhưng khác nhau về một số điều. Một số nhóm Thông Thiên Học bảo rằng một vài người khác nữa là những nhân vật có thẩm quyền, chỉ những điều họ nói ra mới là Thông Thiên Học. Nếu có ai đó không đồng ư về bất cứ điều ǵ th́ y không phải là nhà Thông Thiên Học. Họ chấp nhận một thẩm quyền, họ có một kinh điển ít nhiều dưới dạng những tác phẩm của những người đặc thù. Chúng ta có nhiều quan điểm chung với họ. Nhưng xét về điều chủ yếu mà ta vừa nhắc tới th́ có một sự khác nhau nghiêm trọng. Tôi ắt từ chối không ở trong một hội nào có thẩm quyền và những tác phẩm chuyên biệt được coi là kinh điển. Nếu Hội Thông Thiên Học chấp nhận lập trường này th́ tôi ắt không màng c̣n là hội viên của Hội nữa. Trong Hội chúng ta, mỗi cá nhân đều có quyền tự do điều tra để xem điều ǵ mà y chấp nhận được trong lúc này. Y có thể đi theo bất cứ lộ tŕnh nào gợi linh hứng cho y trong hiện tại. Cái sự tự do ấy trong nội bộ rất quí báu. Nó chỉ bị hạn chế bởi nguyên tắc T́nh Huynh Đệ. T́nh Huynh Đệ và tự do là hai cột trụ để cho ta gia nhập vào Hội Thông Thiên Học.

Có thể có sự lẫn lộn rối trí khi trong một Chi bộ Thông Thiên Học hoặc bất cứ đơn vị nào của Hội Thông Thiên Học, thiên hạ truyền bá bất cứ trường phái nào khác. Không phải v́ ta nói ḿnh tốt hơn hoặc v́ ta là những người duy nhất biết. Ta không kết án họ. Ta không có ư kiến chính thức về bất kỳ trường phái nào khác. Cá nhân hội viên có quyền hoàn toàn tự do. Y có thể trở thành người sùng bái Sai Baba, được khai tâm v.v. . . mà vẫn là hội viên Thông Thiên Học. Nếu y không vi phạm nguyên tắc T́nh Huynh Đệ một cách nghiêm trọng và trước sau như một, th́ y vẫn c̣n có thể ở lại trong Hội và được tự do. Y có thể là tín đồ Ấn giáo, Phật giáo hoặc Kitô giáo, đi nhà thờ hoặc đi thánh đường Hồi giáo. Có một số người khoan dung với điều này và thắc mắc xem tại sao những người khác lại đi nhà thờ. Nếu họ không cần tôn giáo th́ họ được tự do không có tôn giáo, nhưng những người khác cũng được tự do có tôn giáo mà ḿnh cần.

Đó là lập trường của Hội Thông Thiên Học. Mặc dù cá nhân có quyền tự do, nếu một Chi bộ hoặc bất kỳ đơn vị nào khác (Liên chi bộ hoặc Xứ bộ) bắt đầu truyền bá Sai Baba hoặc một điều ǵ giống như vậy th́ điều ấy ắt gây ra rối trí. Công chúng ắt tin rằng chúng ta chấp nhận Sai Baba là thần linh. Nếu ta cho phép Hoa Hồng Thập Tự có một vai tṛ quan trọng trong một Chi bộ th́ thiên hạ ắt liên kết nhăn hiệu của ḿnh với công việc của Thông Thiên Học. V́ vậy, Chi bộ hoặc Xứ Bộ có lập trường khác với hội viên. Chi bộ đại diện cho Hội Thông Thiên Học ở ngay chỗ đó, nơi thị trấn hoặc làng mạc của chính nó. Nó phải duy tŕ đặc tính của Hội và không tŕnh bày một h́nh ảnh khiến cho thiên hạ trộn lẫn nó với mọi điều khác.

7. Liệu Huyền bí học có thể có ích cho qui tŕnh hồi sinh chăng?

…………………………………………………….

 


 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS