Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES


SÁCH SƯU  TẦM

HỘI THÔNG THIÊN HỌC VIỆT NAM
TẦM TIÊN HỌC ĐẠO
CHI BỘ BÁC ÁI - TÂN CHÂU
 
1967

Sách tặng

 

TẦM TIÊN HỌC ĐẠO

Khi tôi c̣n nhỏ, đọc truyện Tàu, thấy nhiều bậc hiền nhơn, anh hùng, liệt nữ, khi lâm nguy nhờ các vị Đại Tiên cứu thoát, đem về núi truyền dạy phép tắc thần thông, sau ra mặt cứu khổn pḥ nguy, công danh hiển hách, ḷng tôi rất thích thú. Nào là Hoàng Phủ Thiếu Hoa, Tôn Tẩn, thuật pháp cao cường, nào là Tề Thiên Đại Thánh, Vương Tiển, có thất thập nhị huyền công v.v. . . Truyện Phong Thần kể các Động phủ Thần Tiên, Thiên Tiên, Địa Tiên vào ra cơi Thiên Đ́nh, cơi Phật, dạo chơi bốn biển, làm cho tôi mê mẩn, cũng như nhiều người khác.

Khi lớn lên, ḷng mộ Đạo càng tăng, nhằm vào lúc thanh b́nh, nên tôi thường đi lên Thất Sơn văng cảnh, tôi cũng hy vọng gặp một vị Chơn Nhơn thâu nhận làm đệ tử, nhưng phí công mà chẳng có kết quả ǵ.

Kịp khi khoa học tiến bộ lần lên cao th́ người ta cho đó là mê tín dị đoan, là chuyện bịa đặt, những điều không thể có được, như Thiên lư nhăn, Thuận phong nhĩ, đằng vân giá vơ, sái đậu thành binh, đều là phi lư, làm cho tôi phải suy nghĩ nhiều, bán tín bán nghi.

Sau, nhờ đọc nhiều sách Thông Thiên Học, mới biết chắc Phật, Tiên có thật, mới phân biệt được phải, trái, hiểu được một mớ chân lư, mới biết được bí quyết trong Đạo Đức, phải thi hành cách nào để hy vọng gặp Tiên, nên tôi không c̣n chạy theo ảo ảnh nữa. Hơn nữa, mấy năm nay. Khoa học nguyên tử, và phi hành không gian đă chứng minh được một phần nào khoa học bí truyền. Thế là việc Thần, Tiên giáng trần giúp đời, quả thật không sai vậy.

Đành rằng Phật, Tiên ở nơi non cao động cả và người thường chưa đủ điều kiện tinh thần th́ không thể nào sớm gặp các Ngài được. Mặc dầu khó, nhưng hiện nay, trên thế gian đă có nhiều người được thâu nhận làm đệ tử, và đă đến viếng Thầy tại các động ở Hy-mă-lạp-sơn. Phần đông đệ tử chánh thức đă gặp mặt Chơn Sư bằng xương thịt, nên họ không bao giờ xao lảng phận sự nữa.

 Người nào chưa quên ḿnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để phụng sự nhơn loại th́ dầu có khổ công t́m kiếm, lặn lội đến đầu non góc biển cũng không gặp được Chơn Sư. Các Ngài chỉ chịu phí công lao khó nhọc để giúp người nào có triển vọng gia nhập vào đoàn người cứu trợ nhơn sanh.

Nhưng không có một kẻ nào bị bỏ quên, khi va xứng đáng vào hàng Đệ Tử Tiên.         Đức Chưởng Giáo có dạy rằng: “CON ĐƯỜNG VÀ CÁI CỬA DẮT VÀO CƠI TRƯỜNG SANH RẤT HẸP, ÍT AI T̀M ĐẶNG LẮM”. Muốn vào cửa Đạo phải biết hạ ḿnh, cầu Đạo, tập đủ các tánh tốt, diệt cho hết các tật xấu, nhất là trừ thói kiêu căng, xấc xược, không tham, sân, si.

        Có bốn cách con người mau đến cửa Đạo :

        1/- Ở chung với Chơn Sư hoặc là một vị Đệ tử Tiên.

        2/- Đọc kinh, sách, giảng giải về đường Đạo.

        3/- Mở trí suy nghĩ.

        4/- Ăn ở có đức hạnh.

 

Ở CHUNG VỚI CHƠN SƯ

 

Không phải được ở với Chơn Sư th́ được nghe lời dạy dỗ nhiều. Công việc các Ngài quá bận rộn. Các Ngài làm thinh và lo công việc trong trí. Lúc nào rảnh rang các Ngài mới dạy đệ tử đôi lời, song đệ tử tấn hóa mau lắm, v́ nhờ tư tưởng của các Ngài truyền qua trí của đệ tử, nên đệ tử hiểu biết được nhiều. Chơn Sư là người trọn lành nên Vía, Trí, Kim Thân, Tiên Thể của các Ngài chiếu ra hào quang rực rỡ, bao trùm người đệ tử ngày và đêm, làm cho Vía, Trí người đệ tử trở nên tốt đẹp theo và cũng chiếu ra hào quang như vậy. Nhờ đó, người đệ tử được ở chung với Thầy không hề sanh ra ư muốn xấu hay tư tưởng xấu nữa, tự nhiên được tấn hóa mau hơn những người đệ tử c̣n ở lẫn lộn giữa đám người trần tục.

 Nhưng xét lại, người mới học Đạo làm sao t́m được Tiên Trưởng để ở chung. Vậy chúng ta nhờ các vị Đệ Tử Tiên. Nếu được ở gần một vị ấy th́ cũng nhờ được ảnh hưởng, v́ hào quang của Đệ tử, mặc dầu kém xa Thầy, nó cũng giúp cho người học Đạo mở các đức tánh tốt để trừ tư tưởng xấu.

 

ĐỌC KINH SÁCH

       

 Đọc được nhiều kinh sách Đạo Đức th́ ta mới hiểu được Luật Trời, nhất là luật Luân Hồi và Nhân Quả. Thuận theo luật Trời th́ được kết quả mỹ măn, trái nghịch với luật Trời sẽ bị tai hại. Kinh sách Thông Thiên Học sơ đẳng đă được xuất bản khá nhiều, có thể giúp đỡ người mới t́m Đạo khỏi bở ngở, lạc lầm. Nếu tu mà không đọc kinh sách th́ khó phân biệt được điều chơn lẽ giả; nếu tâm lành phát khởi mà trí phán đoán chưa sáng suốt, th́ ta dễ sa vào mê tín dị đoan. Muốn mở Tâm và Trí một lượt, ta phải đọc sách hằng ngày. Không cần phải đọc nhiều quá. Mỗi ngày vài ba trang sách, mà suy nghĩ thật kỹ lưỡng, thấu đáo được hết ư nghĩa trong đó th́ trí hóa ta cũng sẽ mở mang nhiều.  C̣n  đọc  nhiều  quá, đọc cho mau hết sách, mà khi buông quyển sách rồi không nhớ ǵ cả th́ cũng như không đọc. Vậy cách đọc sách cũng quan trọng. Những sách cần thiết cho người mới học Đạo như : MUỐN ĐƯỢC VÀO HÀNG ĐỆ TỬ CHƠN SƯ, NGƯỜI PHỤNG SỰ, TRƯỚC THỀM THÁNH ĐIỆN, CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ, CHƠN SƯ VÀ THÁNH ĐẠO, NHỮNG VỊ PH̉ TRỢ VÔ H̀NH v.v. . . sẽ giúp người tầm Đạo tiến lên một bước khá cao.

 

MỞ  TRÍ SUY NGHĨ

 

 Nhờ đọc sách, ta mới thấy được nhiều vấn đề lạ lùng hơn, cao xa hơn, nó giúp cho ta có dịp để suy xét, t́m ṭi thêm. Chúng ta không thể nhắm mắt tin càng, ai nói sao cũng cho là phải. (Đọc kinh cầu lư). Mỗi khi gặp vấn đề nào khó khăn, quá sức hiểu biết, th́ ta để nó một bên, chờ dịp khác sẽ suy luận lại, hoặc sẽ nhờ người giỏi hơn giải thích. Có nhiều vấn đề ta đă hiểu rành rẽ rồi, ta cho là lư luận của chúng ta đă xác đáng chắc chắn, nhưng sau một thời gian học hỏi nghiên cứu thêm, ta sẽ thấy nó c̣n sai, cần phải xác định lại, v́ những chơn lư ở thế gian đều là tương đối, tùy theo năng lực, trí hóa và t́nh cảm của ta. Vậy chúng ta cần phải suy nghĩ luôn luôn, tập tư tưởng rơ ràng để cho trí mở rộng mới đỡ lầm lẫn. Các nhà bác học nhờ suy cứu, nghiền ngẫm mới phát minh được những điều mới lạ. Nhờ học Đạo, nhờ tham thiền nhập định, suy xét kỹ lưỡng và quyết định đạt cho được mục đích cao thượng duy nhất là PHẢN BỔN HƯỜN NGUYÊN, nên mới thấu đáo được lẽ Đạo huyền vi. Cái trí của thường nhơn th́ sợ mệt nhọc, nên không chịu suy xét, c̣n chúng ta muốn tiến bộ th́ phải bắt nó ham suy nghĩ, phân biện, t́m ṭi, bắt nó phải chuyên lo tư tưởng đến việc lành, việc phải, việc cao thượng. Nếu nó lạc qua ḍng tư tưởng đê hèn, bê tha, ích kỷ, th́ phải kéo nó lại, nghĩa là ngưng tư tưởng xấu và suy nghĩ đến Đạo lành. Quyền năng tư tưởng mạnh vô cùng. Nó có thể làm cho ta sa đọa, mà cũng có thể đưa ta đến bực Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng nếu không tập tư tưởng điều thiện (tham thiền), th́ không thể tiến bộ mau được.

 

ĂN Ở CÓ ĐỨC HẠNH

 

 Ngày xưa, có người bạch với Đức Thích Ca Mâu Ni, coi có thể nào thâu gồm mối Đạo cao siêu bao quát của Ngài vào ít câu, để cho dễ in sâu vào trí năo loài người chăng? Phật liền tóm lại bốn câu gồm cả Giáo lư trong Tam tạng (Tripitakas), viết bằng chữ Pali, như vầy :

       

        Sabla papâssa akasanam,

        Kusalassa upasampadâ,

        Sachitta pario dapanam,

        Etam Buddhânusâsanam.

                  Tàu dịch :

        Chư ác mạc tác,

        Chúng thiện phụng hành,

        Tự tịnh kỳ ư,

        Thị chư Phật Giáo.

                   Nghĩa là :

        Chớ làm các điều ác,

        Phải làm các điều lành,

        Giữ ḷng cho trong sạch,

        Đó lời chư Phật dạy.

 

Nếu không thực hành đức hạnh đúng theo lời dạy nầy th́ không thể nào gặp được Tiên Trưởng.

Mới nghe qua th́ dễ quá, nhưng khi thực hành mới thấy khó vô cùng. Chúng ta đă quen ch́u theo Xác, Vía, Trí, chúng ta thích ở không, chẳng làm động móng tay, ưa ăn món ngon, vật lạ, ham chơi bời phóng túng, thích tưởng nghĩ mông lung, vơ vẫn, ham vui sướng trước mặt mà quên xét đến điều tội phước về sau, th́ làm sao ở gần Tiên, Thánh được.

 Phật có dạy: “CHỚ CÓ SẦU THẢM, CHỚ CÓ RÊN LA, CHỚ CÓ KHÓC LÓC, HĂY MỞ LỚN CON MẮT RA MÀ XEM, HĂY TRÔNG CHO RƠ MÀ BIẾT.”

 Vậy chúng ta hăy vững ḷng chịu mọi nỗi khó khăn ở trần gian th́ mới mong được đứng hầu một bên Tiên, Phật.

 

KẾT LUẬN

 

 Nếu ta ăn ở có đức hạnh, bền ḷng tập cho Tâm được trầm tĩnh, kiên gan để phụng sự, một ḷng thành thật nhận lấy trách nhiệm giúp đỡ nhơn loại cho mau tiến bộ, cố gắng làm chủ Xác, Vía, Trí, để có khả năng độ thế, siêng năng học hỏi, t́m ṭi nghiên cứu để khỏi lầm lạc, tâm lành mở rộng th́ ngày gặp Chơn Sư không xa. Chúng ta cứ ở nhà mà hành Đạo, không cần đi t́m xứ nào cả. Nhiều vị Sư Huynh thường nhắc nhở rằng :”PHẢI CHO RA LUÔN LUÔN MÀ KHÔNG Đ̉I HỎI ĐIỀU G̀ RIÊNG CHO M̀NH” và “KHI SINH VIÊN ĐĂ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG TH̀ CHƠN SƯ LIỀN HIỆN ĐẾN.”

Thật vậy, Chơn Sư sẽ t́m ta để chỉ dạy ta cách CỨU NHƠN ĐỘ THẾ. Vậy muốn gặp Ngài th́ cứ dọn ḿnh, ăn ở đúng theo quyển DƯỚI CHƠN THẦY.

 

TRI THIỆN

14/5/1967

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES