Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

Tủ sách Adyar                               Tập sách số 40

Thực tại của cơi Vô h́nh và tính Thực hữu của các Thế giới Vô h́nh.

(The Reality of the Invisible and the Actuality of the Useen Worlds)

Tác gỉả :  Annie Besant

Bản dịch www.thongthienhoc.com

Nhà xuất bản Thông Thiên Học, Adyar Ấn Độ.

In tháng 4 năm 1914. In lại tháng 7 năm 1921

 và được in lại từ Tạp chí Thông Thiên Học quyển 36 số 216 tháng 8 năm 1905.

 

Đa số những người văn minh ngày nay ở khắp mọi nước đều tuyên bố ḿnh tin vào sự tồn tại của các thế giới khác hơn những bầu hành tinh vật lư rải rác trong không gian, mặt trời và các hành tinh của Thái Dương Hệ ta cùng với các Thái Dương Hệ khác. Tuy nhiên ư tưởng của họ về bản chất của những thế giới ấy có thể là mơ hồ v́ chúng vốn vô h́nh, siêu vật lư, siêu giác quan; cho dù những ư tưởng ấy thay đổi rất nhiều tùy theo tôn giáo mà tín đồ chọn theo; thế nhưng họ vẫn bám lấy niềm tin rằng không phải tất cả những ǵ của tôi đều chết hết, sự chết không chấm dứt kiếp sinh tồn cá thể, có một điều ǵ đó ở ngoài phạm vi của ngôi mộ. Nhưng nếu ta ước lượng giá trị của đức tin theo tiêu chuẩn mà Giáo sư        Bain gợi ư, theo đó sức mạnh của đức tin có thể được trắc nghiệm qua ảnh hưởng mà nó tác động lên cách ứng xử th́ ta ắt thấy rằng, mặc dù sự chính thức nói trên đầu môi chót lưỡi, bản thân đức tin ấy có tính cách mong manh nhất. Cách ứng xử của thiên hạ bị chi phối bởi việc họ tin vào thế giới hữu h́nh hơn là những thế giới vô hinh; tư tưởng, sự quan tâm, sự yêu thương của họ đều tập trung ở đây; trường hợp nầy rơ rệt đến nỗi ai mà có cách ứng xử thật sự chịu ảnh hưởng của suy tư về các thế giới siêu vật lư th́ lạị bị coi là quái đản và bệnh hoạn. Cơ thể của bệnh nhân có thể bị ṃn mỏi do hết sức già yếu hoặc bị hành hạ bởi một bệnh tật chẳng bao lâu nữa ắt kết liểu qua sự chết; bác sĩ, điều dưỡng, thân bằng quyến thuộc cứ căng thẳng thần kinh thúc đẩy ư chí bám lấy cái thể xác vô dụng ắt tống cho nó mớ thuốc và thuốc kích thích để tŕ hoản sự tan ră của nó trong ṿng vài ngày hoặc vài tuần, dường như thể sự sống vượt quá thế giới nầy chỉ là một ảo ảnh, hoặc một điều mà ta phải tránh né càng lâu càng tốt bằng bất cứ phương tiện nào. Việc thiếu cảm thức về tánh thực hữu của các thế giới siêu vật lư thông thường hơn về thời hiện đại so với thời xưa, ở phương Tây so với phương Đông. Việc nó thịnh hành rộng răi là do quan niệm con người là một thực thể hiện nay không có quan hệ nào với những thế giới ấy và không có quyền năng giúp cho ḿnh nhận biết được chúng. Con người bị coi như chỉ sinh hoạt trong một thế giới duy nhứt, thế giới của ư thức tỉnh táo, thế giới mà các giác quan và các trí năng đắc thắng thay v́ coi y là sinh hoạt trong nhiều thế giới, mà trong tất cả những thế giới ấy tâm thức của y vẫn đang hoạt động ít nhiều xác định. Người ta không c̣n giả định rằng y có những quyền năng mà mọi tôn giáo đều gán cho y, những quyền năng nầy ưu việt được các hạn chế của thể xác. Thuyết Bất khả tri tích cực của nhà khoa học, của các lănh tụ tư duy được phản chiếu nơi thuyết Bất khả tri tiêu cực của đại khối trí thức khi niềm tin trên đầu môi chót lưỡi vào thế giới siêu vật lư bị chế nhạo bởi niềm tin vào cách ứng xử trong sinh hoạt đời thường.

Nếu ta nghĩ rằng các thế giới siêu vật lư là những thế giới mà ta có thể hoặc thậm chí sẽ chuyển vào sau khi chết th́ điều nầy là chưa đủ; nếu những thế giới nầy có ảnh hưởng tới cách ứng xử của ta th́ việc thực chứng chúng phải là một sự kiện thường xuyên trong tâm thức, và con người phải sống hữu thức trong ba thế giới: cơi vật lư, cơi trung giới, cơi trời. Ấy là v́ điều ǵ chỉ có thực hữu đối với con người khi tâm thức của y đáp ứng; nếu tâm thức của con người không đáp ứng với điều ǵ th́ điều đó không tồn tại đối với y; biên giới khả năng đáp ứng của y là biên giới việc y nhận thức được điều đang tồn tại. Một người có thể bị vây quanh bởi tác động của màu sắc, nhưng nếu nó không tác động lên mắt y th́ đối với y màu sắc ấy không tồn tại; các làn sóng hài âm có thể tác động xung quanh y, nhưng nếu không nghe thấy th́ y cho rằng chỉ có sự yên lặng. Và thế là thế giới vô h́nh có thể tác động lên con người, nhưng trong khi y không có ư thức về sự tồn tại của chúng th́ đối với y chúng không tồn tại. Chừng nào mà tính không đáp ứng ấy c̣n tiếp tục th́ không một số lượng miêu tả nào có thể biến chúng thành ra sống động, thực hữu; đối với y chúng ắt vẫn c̣n là một giấc mơ của thi sĩ, linh ảnh của họa sĩ, niềm hy vọng của kẻ lạc quan, biết đâu cực kỳ đẹp đẽ nhưng không có bằng chứng, không có thực chất, không có thực tại. Nhưng liệu các thế giới vô h́nh có thể hiện diện trong tâm thức ta chăng, liệu ta có thể đáp ứng với chúng và chia xẻ sinh hoạt của chúng chăng? Liệu nơi con người có tồn tại những quyền năng chưa được bộc lộ, nhưng khi tiến hóa sẽ bộc lộ ra sao cho ta có thể ví y như một đóa hoa chưa nở, những quyền năng vẫn ẩn tàng như nhụy hoa, các cánh hoa bên trong nụ hoa. Liệu các Đạo sư, các bậc Thánh, các Thần bí gia, các nhà Thấu thị, những người mà các khả năng nầy đă đâm hoa kết trái. Liệu những phương pháp cầu nguyện hoặc tham thiền của họ có phải là những phương tiện trau dồi theo khoa học để đẩy nhanh sự nở ra của nụ hoa chăng?

Khi t́m cách giải đáp câu hỏi nầy, ta có thể nh́n về quá khứ hoặc phân tích hiện tại, ta có thể nghiên cứu những tôn giáo thời xưa hoặc ta có thể ḍ xét tỉ mỉ thành phần cấu tạo của chính ḿnh và t́m hiểu cách cấu tạo của nó cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh ta. Có thể là ta đạt được một số kết quả theo đường lối nầy. Khi nh́n trở lại các tôn giáo trong quá khứ, ta thấy có một ư tưởng duy nhất khống chế tất cả tôn giáo, đó là vũ trụ hữu h́nh phản chiếu vũ trụ vô h́nh. Ai Cập coi thế giới hiện tượng là h́nh ảnh của thế giới thực. Đối với Ấn Độ, vũ trụ chẳng qua chỉ là sự biểu hiện thoáng qua của Ư tưởng  Thượng Đế, chỉ có một Thực tại duy nhứt và vũ trụ là h́nh bóng của nó. Trong các tác phẩm triết lư, người cổ Do Thái khẳng định rằng Thượng Đế tạo ra vũ trụ Ư tưởng trước khi tạo ra vũ trụ h́nh tướng; thiên nhân tức Adam Kadmon là con người nguyên thủy và con người trần tục là bản sao của con người nguyên thủy ấy; Philo bảo rằng khi có ư định tạo ra vũ trụ hữu h́nh th́ Thượng Đế trước hết tạo ra vũ trụ vô h́nh; trong kinh Talmud, người ta coi như một công lư tiên đề theo đó nếu con người muốn biết thế giới vô h́nh th́ y nên nghiên cứu thế giới hữu h́nh; c̣n Paul, người cổ Do thái tuyên bố rằng các sự vật vô h́nh được thấy rơ bởi những kẻ thụ tạo có năng khiếu. Pythagoras nói tới thế giới những Ư tưởng và có những h́nh tướng thực tồn tại trong thế giới có thể hiểu được vốn là thế giới những Ư tưởng trong Trí tuệ Vũ trụ trước khi những Ư tưởng nầy được biểu lộ thành vũ trụ vật lư. Plato và những người tin theo ông cũng như vậy. Ở đâu đâu th́ tư tưởng chủ đạo nầy cũng cho rằng có một thế giới vô h́nh có thực, c̣n thế giới hữu h́nh th́ không thực, chỉ là một bản sao, một sự phản chiếu của thế giới vô h́nh. Chỉ có Thực tại là vĩnh hằng, chỉ có hằng hữu là thỏa măn được v́ Ngươi là Cái Đó. Thực tại biểu lộ thành cái không thực, điều Vĩnh hằng được hóa trang thành điều phù du; nghịch lư kỳ lạ xiết bao, sự đảo ngược hoàn chỉnh xiết bao khi cái không thực lại được coi là thực tại duy nhất, c̣n cái phù du là thực hữu duy nhất.

Trong khoảng thời gian bao la mà những thứ nầy và các tôn giáo khác chiếm ưu thế, con người được coi là một tâm thức bất tử bị che giấu trong vật chất; tâm thức trở nên càng ngày càng bị hạn chế khi những bức màn vật chất càng ngày càng dày hơn; mối quan hệ sâu sắc nhất của con người là đối với thế giới các Ư tưởng, và mỗi thế giới trở nên càng ngày càng không thưc, hư ảo khi vật chất hợp thành nó càng ngày càng dày đặc và thô trược hơn. Theo đúng tên gọi th́ các thế giới hiện tượng là thế giới của h́nh tướng bên ngoài chứ không phải của các thực tại và con người phải xuyên suốt qua những h́nh tướng bên ngoài nầy để đạt tới cái lơi Thực tại. Tinh thần khoác lấy lớp vỏ tâm trí, rồi tâm trí khoác lấy lớp vỏ giác quan để bước vào quan hệ với các thế giới trí thức và giác quan; con người là thành quả của hợp thể ấy phải vươn lên trên các giác quan, phải siêu việt được tâm trí để trở thành Tinh thần tự ư thức. Cũng giống như khi bản thân Tinh thần là Tinh thần th́ nó biết được thế giới tinh thần; cũng vậy trong lớp vỏ tâm trí nó biết được thế giới trí thức, c̣n trong lớp vỏ giác quan nó biết được thế giới giác quan. 

Lớp vỏ giác quan gồm có ba phần, mỗi lớp khiến cho con người quan hệ với một thế giới chất: cơi trời, cơi trung giới và cơi vật lư. Mọi cơi nầy đều quả thật là hữu h́nh, mỗi cơi đều có thể được nhận biết qua những giác quan được hợp thành bởi trạng thái chất của riêng nó, nhưng có điều là con người b́nh thường chỉ thấy được lớp thô nhất, bởi v́ nơi con người chỉ lớp thô nhất của lớp vỏ giác quan mới hoạt động rốt ráo. Khi các lớp tinh vi hơn của lớp vỏ giác quan dần dần tiến hóa theo thứ tự hoạt động giống như vậy, th́ các thế giới hiện tượng tinh vi hơn ắt trở nên rành rành ra đối với các giác quan tinh vi của y. Thời xưa dạy như vậy và thời nay Thông Thiên Học cũng dạy như thế. Cái ngụy vô h́nh – cái có thể nh́n thấy được mặc dù mắt thịt không nh́n thấy được - sẽ trở nên hữu h́nh khi cơ tiến hóa tiến triển, khiến cho các lớp tinh vi hơn của lớp vỏ giác quan bước vào hoạt động; lúc bấy giờ ba thế giới ắt trở nên vũ trụ hữu h́nh. Ngay cả trong giai đoạn tiến hóa hiện nay, hoạt động theo thứ tự ấy có thể được tạo ra bằng những phương pháp đặc biệt và con người có thể sinh hoạt hữu thức trong cả ba thế giới cùng một lúc. Đối với những người ấy, tính thực hữu của các thế giới vô h́nh thấp được xác lập dựa trên cái gọi là bằng chứng không chối căi được, bằng chứng của các giác quan và nhiều người, có lẽ hầu hết mọi người đều nghĩ tới sự tiến hóa của giác quan ấy khi họ nói tới việc thu đoạt được bằng chứng về sự trường tồn của tâm thức cá thể bên kia cửa tử. Tuy nhiên trong một thời gian đáng kể nữa, bằng chứng như vậy ắt phải vẫn c̣n ở ngoài tầm với của đa số mọi người, mặc dù thiểu số có thể đạt được nó càng ngày càng gia tăng và chắc chắn gia tăng nhanh hơn trong những năm tháng sắp tới. Bằng chứng sẵn có về những sự tồn tại của các lớp tinh vi hơn thuộc lớp vỏ giác quan để cho con người dùng nó quan hệ với các cơi siêu vật lư, bằng chứng nầy thật phong phú và liên tục được bổ sung. Hiện tượng thần nhăn, thần nhĩ, linh cảm, cảnh báo trước, những giấc mơ tiên tri, bóng ma xuất hiện, h́nh tư tưởng và thể vía v.v… đang bắt đầu đóng một vai tṛ trong sinh hoạt đời thường và được báo chí hằng ngày tường thuật không chế nhạo. Thế là các dấu hiệu giác quan đang tiến hóa vẫn đầy dẫy xung quanh ta; khi những dấu hiệu nầy tăng lên gắp bội th́ người ta càng ngày càng nhận ra tầm không quan trọng của sự chết. Một người được huấn luyện về những sự kiện được xác lập rơ rệt trong những buổi xuất thần do thôi miên và thôi miên mesmer ắt không c̣n có thể coi những quan năng trí tuệ là những sản phẩm của các tế bào thần kinh nữa. Người ta đă biết rằng sự vận hành của những tế bào nầy có thể bị tê liệt trong khi nhận thức, kư ức, lư trí, óc tưởng tượng lại biểu lộ mạnh mẻ hơn, có tầm tác dụng rộng lớn hơn và quyền năng đầy đủ hơn. Những người đều đều và kiên nhẫn quan sát những hiện tượng lạ xảy ra trong những buổi lên đồng của thần linh học biết rằng khi dẹp qua một bên mọi diễn biến đáng nghi ngờ th́ vẫn c̣n lại dư âm của những sự kiện không nghi ngờ được chứng tỏ sự hiện diện của các lực mà khoa học không biết và sự hiện diện của một trí tuệ không xuất phát từ người đồng tử hoặc những người tham gia buổi lên đồng. Cơ bút đă được tiến hành tới mức mà tác nhân hữu quan không thể là ư thức trong trí óc của người cầm bút. Việc chuyển di tư tưởng tức thần giao cách cảm đă vượt quá tầm mức tranh căi và đă được xác lập là một sự kiện qua bằng chứng chính xác được lập đi lập lại. Những thế giới vô h́nh đang trở nên hữu h́nh và lực của chúng đang được khẳng định trong thế giới vật lư qua việc tạo ra những tác dụng không do những nguyên nhân vật lư gây ra. Biên giới của thế giới đă biết đang bị đẩy lùi cho đến khi chúng bắt đàu chồng lấn lên biên giới của cơi trung giới. Bằng chứng đang gia tăng nhanh chóng đến nỗi nhà duy vật cách đây 40 năm có nguy cơ trở thành bị tuyệt chủng giống như con chim cưu khổng lồ và toàn bộ thái độ của giai cấp trí thức đối với nhân sinh đang thay đổi. Thế nhưng ngay bên giữa mọi thứ ấy, ta cũng nên thực chứng được rằng những sự mở rộng kiến thức ấy mặc dù có giá trị cùng lắm cũng chỉ đủ cung cấp cho ta bằng chứng về việc kéo dài sinh hoạt chứ không phải là sự bất tử, bởi v́ ba thế giới đều mang tính hiện tượng, đều biến dịch và do đó là vô thường. Chúng thêm vào sinh hoạt trên cơi vật lư của ta sinh hoạt trên cơi trung giới và sinh hoạt trên cơi trời; chúng cung cấp cho ta ba thế giới hữu h́nh thay v́ chỉ một thế giới; chúng mở rộng tầm nh́n của ta và cung cấp thêm di sản chất liệu của ta; chúng không và không thể cung cấp cho ta sự chắc chắn về tính bất tử.

Nói như vậy không phải là để làm giảm giá trị việc cải thiện thêm nữa lớp vỏ giác quan của ta, mà là để đưa các giác quan vào đúng vị trí khi xét tới tri thức của ta về những thế giới siêu vật lư, ngay cả khi ta đă học cách đưa chúng vào đúng vị trí trong kiến thức của ta về cơi vật lư. Nếu ta phân tích cẩn thận kiến thức mà ta thu đoạt được qua việc quan sát hằng ngày và ngay tức khắc sử dụng để cho ta ứng xử th́ ta ắt thấy rằng rất ít điều nầy được thu thập trực tiếp thông qua các giác quan; ở tŕnh độ tiến hóa vật lư hiện nay của ta, thí nghiệm để chứng minh điều nầy không dễ dàng ǵ, nhưng đâu phải là không thể được. Nếu ta muốn thí nghiệm th́ ta phải tiến hành như sau: ta khép chặt mọi điều mà cái trí suy diễn được từ những quan sát trước kia rồi hạn chế vào nhận thức giác quan thuần túy về một sự vật, chẳng hạn như một khuôn mặt, một phong cảnh. Ta chỉ nhận xét điều mà mắt báo cáo và tuyệt nhiên không thêm điều ǵ vào cái cảm giác mà cái trí đă nhận thức, ghi nhận, đăng kư, so sánh đối chiếu đối với biết bao nhiêu cảm giác tương tự trước kia. Ta nh́n thấy giống như một đứa trẻ con nh́n thấy nét tổng quát và màu sắc, không có khoảng cách, không có độ sâu, không có mối quan hệ giữa những bộ phận kế cận nhau, không có ư nghĩa. Khi giờ đây ta nh́n một phong cảnh th́ ta thấy trong đó vô số những quan sát, những vận động và những trải nghiệm đă được huân tập từ khi ta c̣n tấm bé cho đến tận bây giờ; mắt đứa trẻ con cũng hoàn hảo như mắt của chính ta, nhưng nó không đo lường mức độ gần và xa, mối quan hệ của những bộ phận tạo thành tổng thể. Khi mắt nh́n thấy theo những điều kiện mới mới tinh th́ nó dễ bị lừa gạt; các giác quan liên tục bị cái trí điều chỉnh và bổ sung. Thế mà lần đầu tiên khi các giác quan tinh vi thuộc các lớp vỏ giác quan của ta bắt đầu hoạt động th́ chúng cũng giống như mắt của đứa trẻ con trên cơi vật lư, nhưng đằng sau đó có một cái trí đă trưởng thành đang hoạt động tích cực, chất chứa đầy những ư tưởng được huân tập từ những cảm giác trên cơi vật lư; nó đưa nội dung này vào cái nét tổng quát mà giác quan của thể vía cung cấp, thế là con người “nh́n thấy” một vật thể trên cơi trung giới; cũng giống như trên cơi vật lư, cho đến nay phần lớn nhận thức là do cái trí cung cấp, nhưng trong khi cái trí trên cơi trần cung cấp những chi tiết được huân tập do vô số quan sát những sự vật giống nhau trên cơi vật lư và nhờ thế thêm vào cho báo cáo của giác quan cái kho chứa những kư ức thích hợp của chính ḿnh th́ cái trí trên cơi trung giới lại phóng chiếu vào nhận thức giác quan cũng cái kho chứa kư ức ấy, giờ đây không phù hợp v́ nó c̣n thiếu những quan sát trên cơi trung giới ắt đóng góp cho những nhận thức tổng thể. Có một nguồn sai lạc phong phú liên tục bị bỏ qua và v́ thế cho nên những nhận thức quan sát sơ khai gây hiểu lầm nhiều nhất, những quan sát của kẻ chưa lăo luyện tiếp tục nhuốm tập khí trần tục.

Để cho ta có thể chắc chắn về sự bất tử của ḿnh th́ ta cần phải có một điều ǵ đó khác hẳn sự tinh vi hóa lớp vỏ giác quan, điều nầy có liên quan tới sự sống chứ không liên quan tới các hiện thể của sự sống. Chúng ta có thể leo lên từng nấc một của cái thang thế giới, thế nhưng ta vẫn c̣n không thỏa măn; bởi v́ bên trên ta trải dài ra những điều vô tận và bên dưới ta cũng trải dài ra những điều vô tận; khi bị sững sờ và co quắp lại bởi những điều bao la bên trên và bên dưới, ta thấy dường như cũng chẳng quan trọng ǵ khi ta đứng ở nấc thang nầy hay nấc thang kia trên cái thang. Ta cứ măi đi ra ngoài, thêm một mớ hiện tượng nầy vào một mớ hiện tượng khác, thật sự dệt nên những sợi dây thừng vô tận từ những sợi tao vô biên. Nếu Lời lẽ của Thần bí gia là chính xác th́ ta phải quay vào bên trong chứ không quay ra bên ngoài để mưu t́m minh triết thay v́ mưu tim học vấn. Quả thật rơ rệt là không một sự mở rộng nào, không một sự tinh vi hóa nào các giác quan có thể đưa ta vào thế giới thật sự vô h́nh, cái không mang tính hiện tượng, đó là thế giới tư tưởng chứ không phải thế giới h́nh tư tưởng. Muốn như vậy th́ tâm thức phải bộc lộ ra những quyền năng bao giờ cũng ở bên trong nó và bao giờ cũng hiển lộ thiên tính vốn là bản chất ẩn tàng của nó. Tâm thức là Thực tại bị chất liệu nhồi sọ chế định và ta phải ch́m sâu vào bản thể của chính ḿnh nếu muốn t́m ra sự chắc chắn về tính bất tử khi hiệp nhất hữu thức với Đấng Nhất Như. Mọi bằng chứng khác đều chỉ mang tính bổ sung, bằng chứng nầy mới là chủ chốt và tối hậu, thủy và chung của cuộc sống. Tâm thức vốn Hằng Vô H́nh: “H́nh tướng của nó không ở nơi thị giác, không ai có thể dùng mắt mà quan sát nó được”; thế nhưng nơi đây có sự chắc chắn đầy đủ về Thực tại của Đấng Hằng Vô H́nh, của cái thoát khỏi mọi giác quan cũng như tâm trí. Cũng giống như mắt hưởng ứng ánh sáng, tai hưởng ứng âm thanh, vật chất hưởng ứng vật chất; cũng vậy tâm thức phải học cách hưởng ứng tâm thức, tinh thần phải học cách hưởng ứng tinh thần. Khi ta đă học được điều nầy th́ vấn đề chết không bao giờ c̣n làm cho ta khốn khổ nữa, không nỗi nghi ngờ nào có thể tấn công ta về việc cần có tồn tại những thế giới để tiếp tục sinh hoạt cho kẻ đă thoát xác c̣n chưa hoàn hảo; ấy là v́ khi tâm thức thực chứng được tính bất tử cố hữu của ḿnh th́ nó biết chính ḿnh cốt yếu là độc lập với ba cơi, là một thực thể tinh thần thuộc về thế giới tinh thần.

Lời giải đáp cho thắc mắc: “Liệu ta có thể biết được điều nầy chăng chứ không chỉ hi vọng” nó xuát phát từ tôn giáo cũng như từ triết học. Đấng cao cả nhất trong nhân loại tuyên bố rằng tri thức nầy trong tầm với của con người; đó là Brahmavidyā, Ngộ đạo, Thông Thiên Học. Và cái con đường hẹp ngàn xưa mà con người đă bước trên đó từ ngàn xưa, các bậc đạo sư của mọi tôn giáo đă đi trên đó cùng với những môn đồ nối bước các Ngài, con đường hẹp ngày xưa ấy ngày nay vẫn mở ra cho con người bước trên đó cũng như đă từng mở ra cho con người trong quá khứ. Tự ngă của con người trong thế kỷ 20 cũng thiêng liêng như tự ngă con người trong thế kỷ thứ nhất hoặc trước đó cả ngàn năm; sự sống của Thượng Đế cũng gần gũi với tinh thần của con người. Ấy là v́ tinh thần đó là hậu duệ, là chiết thân của Đấng thiêng liêng, nó có thể biết bởi v́ nó giống như Cha đẻ của ḿnh. Trong tài liệu ngàn xưa có bảo rằng bằng chứng về Thương Đế là sự xác tín về Tự ngă của con người, đó là bằng chứng duy nhất vô giá, bằng chứng về Thực tại thiêng liêng xuất phát từ Thực tại bên trong ta. V́ thế cho nên con người có thể biết được Thực tại của Đấng Hằng Vô H́nh, cũng như tính Thực hữu của các thế giới hiện nay đang vô h́nh.

Để đi t́m bằng chứng ấy, Tôn giáo yêu cầu tín đồ hăy bước trên con đường Cầu nguyện. Bằng cách cực lực tập trung cầu nguyên, khi cuộc sống thanh khiết con người có thể xé rách lớp vỏ giác quan đến mức mà Tinh thần có thể ḥa trộn với Tinh thần, nhân bản có thể ḥa trộn với thiên căn. Sự ngất ngây xuất thần của cầu nguyện có thể nâng tín đồ lên tới Đối tượng của ḷng sùng tín và y có thể cảm nhận được sự cực lạc của hiệp nhất, niềm vui khôn tả của Đấng Chúa Tể. Chẳng bao giờ y có thể nghi ngờ trở lại thực tại của sự hiệp thông cao cấp nầy. Và cho dù c̣n lâu mới đạt được tới mức đó, con người cầu nguyện có thể trải nghiệm được những thế giới nội tâm, có thể cảm nhận được sự an b́nh của chúng, sự hoan lạc của chúng, có thể tắm ḿnh trong ánh sáng của chúng. Những trải nghiệm nầy là những sự kiện trong tâm thức và nâng con người lên vượt quá mọi khả năng nghi ngờ về Thực tai của cơi Vô h́nh. Gọi các cơi ấy là cơi nội giới mang tính chủ quan, bảo rằng đó là tác động phản chiếu của cầu nguyện, không giải thích được mà cũng chẳng hủy diệt được giá trị của chúng. Sự kiện hết sức quan trọng là tâm thức có thể được mở rộng, được nâng cao, được soi sáng; con người thấy ḿnh tiếp xúc với một tâm thức viên măn hơn, một sự sống trào dâng; sự đói khát của y được xoa dịu và thực phẩm đến với y từ các cơi không phải là cơi vật lư. Đi theo con đường cầu nguyện nầy, y có thể đạt được sự chắc chắn là các cơi vô h́nh tồn tại. Đối với kẻ sùng tín chất phác th́ đây là con đương dễ đi nhất. 

C̣n có một con đường khác mà Triết học nhắm tới, trên con đường nầy, con người quay vào bên trong chứ không quay ra ngoài và thấy chắc chắn về Thực tại bên trong bản thân. Sự thật chắc mẩm: tôi hằng hữu là điều chắc chắn duy nhất cho mỗi một trong chúng ta, không cần bằng chứng, vượt quá mọi lập luận, không thể được củng cố bởi bất kỳ hành vi lư trí nào. Đây là sự kiện tối hậu về tâm thức, nền tảng mà mọi vật được xây dựng trên đó. Ngoài nó ra th́ mọi thứ khác đều là suy diễn. Chúng ta lập luận về sự tồn tại của vật chất theo những sự thay đổi được tạo ra trong tâm thức ta do những ǵ khác hơn chính ta; ta lập luận về sự tồn tại của những người xung quanh ta do những cảm giác mà ta tiếp nhận từ những người ấy. Ngoại trừ sự kiện trung tâm duy nhất là tâm thức th́ mọi điều khác đều là suy luận; mọi thứ khác đều biến đổi, nhưng tâm thức th́ chẳng bao giờ. Sự ổn định ấy, sự bất biến ấy là dấu ấn của Thực tại; Thực tại là điều thường trụ, vĩnh hằng và điều thường trụ duy nhất nầy là Thực tại khoác lấy h́nh tướng.

Khi nghiên cứu con người ở tŕnh độ tiến hóa hiện nay, nếu ta muốn t́m biết trú sở của Ngă thức nầy th́ ta ắt thấy rằng nơi hầu hết chúng ta trú sở ấy là hạ trí. Thật vậy, vị trí trong cơ tiến hóa của mỗi thực thể hữu thức có thể được xét đoán qua sự nhận biết trụ xứ của tâm thức. Nếu trụ xứ ấy ở nơi thể xác th́ ta có ư thức chứ không có Ngă thức; ở đó không có khả năng phân biệt “Tự ngă” với ảnh hưởng của những tác động gây ra cảm giác. Trên thang tiến hóa cao hơn th́ trụ xứ của tâm thức là lớp thứ nh́ của lớp vỏ giác quan và đây là trường hợp của loại thú và đa số loài người. Sự sống mà họ tự đồng nhất hóa ḿnh chính là sinh hoạt của các cảm giác và những tư tưởng phục vụ cảm giác; từ đây, người ta dần dần nâng lên tới một tâm thức đồng nhất hóa ḿnh với cái trí, nó vươn lên từ sinh hoạt cảm giác tới tận sinh hoạt tư duy. Từ sinh hoạt của hạ trí trong đó cảm giác vẫn c̣n đóng vai tṛ lớn, con người vươn lên tới sinh hoạt của trí năng và hạ trí trở thành công cụ của trí năng không c̣n là chính con người nữa. Từ sinh hoạt của trí năng, y phải vươn lên tới sinh hoạt của Tinh thần và biết ḿnh là Đấng Nhất Như. Trụ xứ của Ngă thức được chuyền dời từ hạ trí lên cao hơn bằng cách suy tư miên mật, do học viên làm việc theo trí thức khi triết gia, khoa học gia đă xoay trở tư tưởng của ḿnh từ những sự vật lên tới những nguyên lư, từ các hiện tượng lên tới các định luật. Và cũng như suy tư miên mật mới có thể nâng trụ xứ của Ngă thức từ cái trí lên tới trí năng; cũng vậy chỉ có định trí sâu sắc và tham thiền mới có thể nâng trụ xứ nầy từ trí năng lên tới Tinh thần.

Sau khi đă siêu việt được sinh hoạt của các giác quan, người nào muốn đẩy nhanh sự tiến hóa của chính ḿnh phải phấn đấu biến cuộc đời ḿnh thành sinh hoạt trí tuệ chứ không phải chỉ là sinh hoạt theo hoạt động ngoại giới. Khi thành công, khi ắt hữu hiệu hơn chứ không kém hữu hiệu nơi ngoại giới, bởi v́ y ắt chu toàn mọi bổn phận của ḿnh nơi ngoại giới mà ít phải cố gắng hơn, ít hao phí năng lượng hơn; y nổi bật lên nhờ sức mạnh, sự b́nh tĩnh, sự thanh thản, khả năng chịu đựng khiến y trợ giúp người khác hữu hiệu hơn và làm nhiệm vụ hằng ngày hữu hiệu hơn. Trong khi y hoàn thành mọi nhiệm vụ một cách trung thực th́ sinh hoạt chân thực của y lại ở bên trong và hằng ngày y thực hành quan năng trí tuệ cao cấp khi chúng bộc lộ ra; khi những quan năng nầy đă trở nên quen thuộc th́ y ắt nh́n đăm đăm vào bóng tối vượt quá mức trí năng, dùng tham thiền định trí để t́m ra ánh sáng vượt ngoài tầm bóng tối, đó là ánh sáng của Thực tai, của Tự ngă. Trong sự tịch lặng ấy, tâm thức tinh thần ắt xuất lộ bên trong y, đáp ứng với sự rộn ràng tinh tế xuất phát từ một thế giới mà y chưa biết. Thoạt đầu yếu ớt rồi về sau mạnh mẽ hơn với một sự dũng cảm càng ngày càng gia tăng, cái tâm thức cao siêu ấy đáp ứng với bên ngoài và thực chứng bên trong; y biết ḿnh là Tinh thần, y biết ḿnh là Thượng đế.

Đối với một Đấng như thế th́ mọi thế giới đều mở toang mọi cửa ra, thiên nhiên không c̣n bức màn che nào trong mọi cơi giới. Các cơi trời rộng mở xung quanh ngài và những Tự ngă sống động đă thoát xác hay c̣n nhập thể đầy dẫy trong đủ mọi thế giới. Ngài biết rằng sự chết chẳng là ǵ cả, c̣n sự sống cứ tiến hóa đời đời, chẳng phải v́ ngài đă dùng những giác quan tinh vi để nh́n thấy qua lớp vỏ giác quan là thể vía và thể trí mà người quá cố c̣n khoác lấy và do đó ngài có thể thấy được dù ở đây hay ở đó th́ sự sống vẫn liên tục không bị đứt đoạn; nhưng ngài biết v́ ngài biết tâm thức là vĩnh hằng, không hề bị chết. Đối với ngài th́ vũ trụ vốn bắt rễ nơi sự sống th́ những h́nh tướng vô thường là không quan trọng, v́ Thực tại vốn hằng hữu cho dù các h́nh tướng có thể thay đổi đến đâu đi nữa. Niềm xác tín nầy không cần những bằng chứng nơi thế giới hiện tượng để khiến cho nó chắc chắn hơn; nó dựa trên bản chất của sự việc. Quả thật ngài biết tính Thực hữu của các Thế giới Vô h́nh, nhưng ngài vững vàng như Thực tại về Đấng Hằng Vô H́nh; mọi thế giới đều Thực hữu, bởi v́ chúng là những mặt nạ che phủ Thực tại, nhưng tất cả mọi thế giới có thể mờ nhạt đi thành ra h́nh bóng, song le Thực tại vẫn c̣n đó.

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS