Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 

TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

(Self-Responsibility)

Tác giả TIM BOYD

Bài đăng trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 6 năm 2016

Bản dịch www.thongthienhoc.com

 

Nhiều giáo huấn trong kho tài liệu Thông Thiên Học nhắc tới việc cá nhân ta có bổn phận phát triển. Điều này được diễn tả một cách hay ho trong một quyển sách nhỏ T́nh Thi Hoa Sen Trắng của Mabel Collins. Đó là một truyện ngắn nhiều ư nghĩa, cuối truyện này người ta có mô tả “Ba Sự Thật”. Một trong những sự thật này liên quan tới nguyên lư trách nhiệm đối với bản thân: “Mỗi người tuyệt đối tạo ra luật lệ của ḿnh, ban phát sự vinh quang hoặc u ám cho chính ḿnh, quyết định cuộc đời ḿnh, được thưởng hay chịu phạt”. Nó được phát biểu minh bạch và đặt gánh nặng tinh tấn lên mỗi chúng ta. Nó có dự tính phản bác ư tưởng cho rằng bằng một cách nào đấy, đủ thứ sự việc và diễn biến mà ta gặp trong đời ḿnh đều bị quyết định bởi một lực hoặc quyền năng nào đấy ở bên ngoài chính ta. Ư tưởng ấy thậm chí làm ta bạc nhược trong việc tiếp cận với Thiên tính.

Khi ta nói tới nguyên lư Nhất như th́ ư niệm cốt lơi là ở chỗ ta không bị mất liên lạc hoặc tách rời khỏi cái nguyên lư được mô tả là Thượng Đế, Đấng tối hậu, Đấng thiêng liêng hoặc bất cứ từ ngữ nào mà tính khí ta cho phép phát biểu. Qui tŕnh cái trí nh́n ra một sự vật nào đó để xác định lộ tŕnh và phương hướng cho cuộc đời của ta là một ư niệm sai lầm. Mỗi người trong chúng ta phải có trách nhiệm này. Nó càng trở nên quan trọng hơn khi ta đạt tới tŕnh độ mà ta thật sự tự biết ḿnh. Chỉ ở mức đó th́ ta mới có thể thật sự chọn lựa. Trước lúc đó ta chỉ phản ứng với những hoàn cảnh xung quanh ḿnh trong cuộc sống cũng như trong Thiên nhiên. Khi ta tự biết ḿnh th́ lần đầu tiên ta mới có thể thực sự chọn lựa. Đây là giai đoạn mà tất cả chúng ta đang ở đó.

Một trong những sự kiện thuộc bản thể của ta; đó là việc ta t́m thấy bên trong ḿnh những khuynh hướng nhắm vào sự vĩ đại xuất lộ từ hạt giống Thượng Đế, vốn được gieo trồng bên trong mỗi một chúng ta. Ta có những khuynh hướng này và khi ta thấy chúng hiển lộ nơi những người khác xung quanh ta, th́ ta bèn hưởng ứng. Khi ta nghe những lời lẽ, giáo huấn và chuyện kể về cuộc đời các Đấng cao cả đă sinh hoạt giữa chúng ta th́ ta hưởng ứng toàn tâm toàn ư. Cũng giống như vậy, tất cả chúng ta đều có những khuynh hướng “tiêu cực” bên trong ḿnh. Khi ta nh́n vào một người nào đó có lẽ không sống hết ḿnh th́ thiên hạ thường bảo rằng: “Tôi đi đến đó, trừ phi có hồng ân của Thiên Chúa”. Chúng ta cần thừa nhận rằng mỗi người trong chúng ta có những khuynh hướng và khả năng vĩ đại, nhưng đồng thời ta cũng có những khuynh hướng khiến ta đi lệch lộ tŕnh ấy.

Khi làm vườn ta muốn có hoặc là thực phẩm phong phú hay là hoa trái tốt đẹp. Cho  dù ta có cẩn thận đến đâu đi nữa th́ ta vẫn luôn luôn thấy có sự hiện diện của những cây cỏ mà ta chẳng muốn - cỏ dại - nếu ta không chú ư th́ chúng sẽ tăng trưởng và chèn ép những cây cối mà ta đang t́m cách gieo trồng. Một phần quan trọng của việc làm vườn đ̣i hỏi phải liên tục nhổ những cỏ dại này đi. Một số người chỉ cắt cái phần cỏ dại ở trên mặt đất và tin rằng đă hết cỏ dại rồi. Nhưng rễ cỏ vẫn c̣n bên dưới mặt đất. Chắc chắn nó sẽ mọc lên trở lại và thậm chí mạnh mẽ hơn. Có một số loại cỏ dại mà ta có thể nhổ bật tận rễ, nhưng nếu thậm chí trong ḷng đất vẫn c̣n lại một mảnh nhỏ nhất của rễ cỏ th́ nó ắt sẽ mọc trở lại. Trong nội bộ ta có một qui tŕnh trồng trọt tương tự như sự chú ư mà ta dành cho khu vườn, chỉ có điều là khu vườn tâm hồn và tâm trí của ta. Có những người hi hữu nhờ trải qua nhiều kiếp giới luật tự giác và chú ư tới những vấn đề này, cho nên đă hoàn toàn bứt phá ra khỏi sự cám dỗ khiến cho ta đi lạc đường.

Có những hạt giống được gieo trồng trong hoang mạc, ở một môi trường xung quanh mà ngoại duyên không cung cấp khả năng cho chúng tăng trưởng. Một số những hạt giống này vẫn c̣n yên ngủ cho tới khi tổ hợp chính xác các ngoại duyên xuất hiện. Có thể mất nhiều năm, nhưng khi có sự tổ hợp đúng mức của mưa, nắng và độ ẩm th́ đột nhiên vùng đất đang cằn cỗi và không có sự sống bèn trổ đầy hoa, v́ đă có đủ ngoại duyên cho phép các hạt giống tăng trưởng được. Trong những lần trước ngoại duyên xúc tiến đủ thứ cách ứng xử lơ đễnh được điều chỉnh bởi ảnh hưởng của những cộng đồng mà ta sống trong đó và những nền văn hóa xung quanh ta. Mọi môi trường văn hóa đều khích lệ và không khuyến khích một vài giá trị và cách ứng xử. Xuyên suốt lịch sử, điều này đă tạo ra sự thịnh hành của một loại h́nh tâm trí đặc thù ở một nơi này và một thứ ǵ đó khác hẳn ở một nơi khác. Trong thời đại hiện nay, một trong những ngoại duyên của cuộc sống đó là giờ đây ta đang phơi nhiễm với một loạt những ảnh hưởng trước kia chưa từng có. Ở những đô thị trên khắp thế giới, thiên hạ xuất phát từ những nền văn hóa không quen thuộc, cùng với truyền thống, tập tục và ư tưởng đang tương tác thường thường theo những phương thức xung đột và gây rối trí. Ngoài bầu không khí trong cơi vật lư, tất cả chúng ta c̣n chia xẻ bầu hào quang tư tưởng.

Những tư tưởng mạnh mẽ ảnh hưởng tới mọi người ở bất cứ nơi đâu chúng t́m được người hưởng ứng. Ta thấy những ví dụ về điều này trong lịch sử phát minh, chẳng hạn như máy bay. Anh em nhà Wright ở Mỹ được tín nhiệm là đă phát minh ra máy bay, v́ máy bay của họ là cổ máy đầu tiên rời mặt đất mà vẫn c̣n lơ lửng trên không. Chỉ nội trong vài tháng sau diễn biến ấy ở những nơi khác trên thế giới, máy bay bắt đầu cất cánh. Khi tôi c̣n học trung học, tôi nhớ rằng ḿnh có đọc được một thuyết cho rằng cơ thể con người không thể chạy được một dặm trong thời gian ít hơn 4 phút. Một số lực sĩ đă tiến gần tới mức 4 phút, nhưng các lực sĩ vĩ đại nhất trên thế giới không thể phá kỷ lục này. Một ngày kia có người tên là Roger Bannister chạy một dặm được trong ṿng dưới 4 phút. Ông ta đă phá kỷ lục được coi là không thể được đối với cấu tạo của con người. Chỉ nội trong ṿng một thời gian rất ngắn, việc chạy một dặm dưới 4 phút trở thành tiêu chuẩn cho những lực sĩ điền kinh ưu tú.

Chúng ta có một khó khăn là ở chỗ ta có khuynh hướng không biết tới môi trường xung quanh rộng lớn hơn. Có một thành ngữ bảo rằng: “Chẳng ai biết người đầu tiên khám phá ra nước là người nào. Điều duy nhất mà ta biết đó là nước không phải là cá”. Thỉnh thoảng ta lại liên tục được tắm trong một đại dương cái ảnh hưởng tư tưởng Ư niệm trách nhiệm đối với bản thân đ̣i hỏi trước hết phải tri giác, nhiên hậu mới chịu trách nhiệm.

Trong thời đại hiện nay, ta bị phơi nhiễm với những ảnh hưởng trước kia không thể có được. Hiện tượng toàn cầu mà internet là một ảnh hưởng mạnh mẽ. Mỗi năm th́ mỗi Xứ bộ trong Hội Thông Thiên Học lại gửi cho Adyar một báo cáo về những hoạt động của ḿnh. Cách đây vài năm, khi viết báo cáo cho Xứ bộ Mỹ, tôi có b́nh luận về ảnh hưởng của mạng internet và bằng cách nào đó đă trở nên một tiêu điểm chủ yếu cho những nỗ lực của ta. Tôi c̣n nhớ có ai đó bảo tôi rằng: “Được thôi, bạn ở Mỹ và ở Mỹ th́ mọi người đều có khả năng mua máy điện toán. V́ vậy mà internet có thể quan trọng đối với xứ sở bạn, cũng có thể đối với Âu châu nhưng toàn bộ ư niệm mà internet này chẳng phải là một điều ǵ đó đối với thế giới”. Năm tiếp sau khi viết phúc tŕnh, tôi có để ư thấy rằng tính từ năm trước đó th́ đă có thêm một tỷ người sử dụng internet và họ hầu hết xuất phát từ những nước được coi là thế giới thứ ba. Vậy là cái môi trường ảnh hưởng toàn cầu này vốn phần lớn làm đăng trí hoặc thậm chí có tính cách tiêu cực đang t́m đường đi vào nhà ở những ngôi làng nhỏ tại Mehico, những thành phố lớn ở Brazil, Ấn Độ và Mỹ. Dù có thích nó hay chăng th́ mọi người đều bị phơi nhiễm.

Những ngoại duyên để cho một số hạt giống này làm ta lơ đễnh với việc sinh hoạt có chủ đích đang được cấp dưỡng theo nhiều cách mà ta không chú ư, và thậm chí có lẽ c̣n ngược lại ư muốn của ta. Một phần của việc trách nhiệm đối với bản thân là ở chỗ ta phải chọn lựa những điều mà ta bị phơi nhiễm. Nhưng mọi người không đang hoạt động ở mức ấy. V́ thế cho nên hiện nay ta thấy xung quanh ḿnh xảy ra những điều khủng khiếp.

Trong thế giới báo chí Mỹ có một ngạn ngữ cho rằng “Nếu tin tức có máu me th́ nó nổi bật lên”. Điều này có nghĩa là nếu một điều ǵ đó bàn về máu me và đau khổ th́ nó được đăng lên trang nhất, bởi v́ nó thu hút sự chú ư của thiên hạ. Thiên hạ ắt dùng đồng tiền khó kiếm được để mua báo đọc tin tức ấy. Họ triển khai những tư tưởng và h́nh ảnh về những diễn biến bi thảm và đâm ra giận dữ hay sợ hăi khi nghĩ về đầu óc của những người phạm phải các tội ác này. Các diễn biến tích cực và gây phấn khởi thường ít được tường tŕnh hơn. Khi có một hành vi khủng khiếp nào đấy diễn ra ở một nước nào đấy, có lẽ một mức độ mới mẻ của sự tàn bạo mà trước đó không ai xét tới th́ chỉ nội trong một thời gian ngắn cũng điều ấy được lặp lại ở những nơi khác trên thế giới. Sự phơi nhiễm dành cho một mức tư tưởng rất thấp đ̣i hỏi chúng ta phải có một trách nhiệm nào đấy trong việc cấp dưỡng cho tâm trí ḿnh. Thành ngữ “Bạn chính là cái điều mà bạn ăn” không chỉ áp dụng cho thực phẩm mà c̣n cho tư tưởng và loại h́nh xúc động mà ta để cho ḿnh được đắm ch́m vào đấy. Ta liên tục cấp dưỡng cho bản thân ở mọi mức, nhưng không nhất thiết là ta có ư thức.

Vào khoảng năm 2050, người ta ước lượng rằng 80% dân số trên hành tinh này sẽ sống trong các đô thị. Rơ rệt là có những vấn đề ở mức vật chất cũng như tinh thần liên quan tới cái loại tập trung này mà ta phải đương đầu. Trong thư của Chơn sư, ngài có diễn tả rằng mọi người liên tục “làm đầy các luồng tư tưởng trong không gian” qua những thứ nảy sinh từ tư tưởng của ḿnh. Lúc nào ta cũng phóng ra những ảnh hưởng tác động vào đại dương tư tưởng mà ta đang chia xẻ. Ta ắt tự hỏi đâu là những ảnh hưởng được chú trọng ở những trung tâm đô thị đang tăng trưởng này.

Có lẽ bức thư quan trọng nhất trong thư của Chơn sư ấy là bức thư tên “Thư của Đức Maha Chohan”. Trong bức thư ấy có một phát biểu mang tầm quan trọng sống c̣n, đó là kế hoạch toàn cầu trong cuộc sống nhân loại đă trở nên “chiến đấu để sinh tồn”. Ở mọi nơi thiên hạ đang phấn đấu cho cuộc sống mà họ cảm thấy rằng  ḿnh nên sống như vậy. Phẩm chất tư tưởng tuôn ra từ biết bao nhiêu người đều thắm đượm sự bất đắc chí, giận dữ, thậm chí thất vọng v́ cho đến nay đă bị tước bỏ những nhu cầu căn bản nhất, chẳng hạn như những ham muốn tiêu thụ mạnh mẽ. Đây là bầu hào quang tư tưởng đang được tập trung ở những nơi nào mà đại khối dân số trên thế giới giờ đây đang sinh sống.

Nét đặc trưng của sinh hoạt đương đại xác định công việc và cung ứng cơ hội cho những ai trong chúng ta đang tri giác đúng mức. Có một ảnh hưởng mà ta phải hóa giải. Nếu được tiếp cận một cách đúng đắn th́ trách nhiệm đối với bản thân bắt đầu bằng cách chọn lựa việc để cho ḿnh tiếp tục với những tư tưởng lớn. Thông Thiên Học đề cao một nền văn hóa nào đó về tâm trí hướng tới việc suy tư cao cả. V́ điều đó chuyển dịch thành những cách ứng xử thực hữu mà ta phô bày ra trong sinh hoạt của ḿnh, cho nên nó có một tầm với thêm nữa. Cái cao hơn luôn luôn khống chế được cái thấp hơn.

Đối với nhiều người th́ có ư tưởng thịnh hành rằng việc thay đổi thực sự trên thế giới thật là khó khăn hoặc không thể có được. Ngay cả những người thực hành tinh thần cũng có thể thấy ḿnh cảm nhận bị tê liệt khi tự hỏi “Liệu tôi có thể làm được ǵ?” Những thế lực ngoại lai chống đối lại những thay đổi hướng thượng này quá lớn lao, sự vô minh xung quanh chúng ta quá sâu sắc th́ liệu với vai tṛ là một người tầm thường trong một nhóm bé nhỏ, liệu tôi có thể làm được ǵ?” Hội Thông Thiên Học trên khắp thế giới có vào khoảng 26.500 hội viên. Tôi có nghe nói rằng trên một hành tinh có tới 7 tỷ người th́ đó là một số người rất nhỏ. Mặt khác, J. Krishnamurti - một con người theo tiêu chuẩn của bất cứ ai, cũng đă xác lập được tri giác của ḿnh ở một tầm mức tâm thức rất cao - đă từng một lần b́nh luận rằng nếu trên thế giới có chừng mười người chia xẻ được cũng trạng thái tâm thức ấy của ông, th́ thế giới ắt đă được biến đổi rồi. Ta hăy tưởng tượng xem 26.500 người có thể làm được ǵ!

Lư do cho việc chú trọng tới công tŕnh ứng dụng những nguyên lư này, đó là ở chỗ tự thân nó th́ kiến thức là không đủ. Chỉ khi những nguyên lư này đă hoạt động bên trong chúng ta th́ mới có thể có được sự biến hóa ở mức cá nhân và sự biến đổi nhân loại. Trong một căn pḥng tối om, hành vi xua tan bóng tối không phải là một điều ǵ đó được thực hiện do hết sức tinh tấn hay vận dụng ư chí cực độ mà là bằng cách bật điện lên. Khi ánh sáng hiện diện th́ chẳng cần cố gắng ǵ cũng xua tan được bóng tối. Các nỗ lực của ta phải được hướng về việc loại bỏ những hàng rào trong nội tâm ngăn chặn ánh sáng ấy .

Sự giác ngộ có thể được do tri giác dẫn dắt chúng ta hướng về những sự chọn lựa đúng đắn để cho chính ḿnh phát triển, đó là điều ẩn đằng sau nguyên lư có trách nhiệm với bản thân. Trong cuộc sống cá nhân của ta có những chọn lựa mà lúc nào ta cũng đang thực hiện. Ta tự nguyện bám lấy và nuôi dưỡng những tư tưởng đầy hiềm khích đối với người khác v́ những chuyện người ta đă làm cho chúng ta. Vào bất cứ lúc nào trong đời ḿnh, mọi người đều có một điều ǵ đấy được làm cho bản thân nhưng không phải ai ai cũng bám víu lấy nó suốt cả đời.

Sự kiện chúng ta đă bị người khác làm hại, không tôn trọng, hoặc không được người khác đánh giá th́ không phải là một điều ǵ đó làm cho ta xao lăng hoặc tâm trí ta cứ vướng bận vào đấy. Có một thành ngữ về sự tha thứ: “Không sẵn ḷng tha thứ giống như một chất độc mà ta chấp nhận hi vọng làm hại được người khác”. Thành ngữ này không có tác dụng. Đây là một phần của tri giác vốn có thể sản sinh ra một cảm thức sâu sắc hơn về trách nhiệm đối với bản thân trong hàng ngũ tất cả chúng ta.

 

Hỏi và Đáp

1.      Hỏi: Ngay cả khi người ta đă dấn thân vào qui tŕnh giải phóng những xúc cảm bị thương tổn và đă tha thứ cho người khác, th́ liệu có ích ǵ chăng nếu người khác không thay đổi?

          Đáp:

          (1): Có thể đó không phải là thắc mắc đúng đắn. Qui tŕnh tha thứ không phải dành cho người khác. Ư tưởng là ở chỗ mỗi sự hiềm khích hoặc cảm xúc bị tổn thương mà ta mang theo ḿnh cũng giống như một ḥn đá mà ta bỏ vào túi. Nếu ta mang theo những ḥn đá đến mức nào đấy th́ ta có thể không di chuyển được. Việc tha thứ chân chính là dành cho chính ta. Bất chấp điều mà tôi cố gắng làm cho người khác, tôi vẫn không thể kiểm soát được tâm trạng trong nội tâm của họ. Có những vĩ nhân đă từng bị bỏ tù, thậm chí bị hành hạ trong nhiều năm với ư đồ muốn cưỡng ép hoặc thay đổi hoặc từ bỏ những niềm xác tín nội tâm. Nhiều người đă chết mà không thay đổi niềm xác tín của ḿnh bất chấp bị ngược đăi.

Ta không thể cưỡng chế cách ứng xử hoặc suy nghĩ của người khác; điều ta có thể làm là giải thoát ḿnh khỏi sự đắm ch́m vào một diễn biến nào đấy đă gây cho ta đau khổ. Thường thường th́ ta cảm thấy dường như thể ḿnh đă giải thoát khỏi một xúc cảm bị tổn thương, nhưng khi ta gặp người khác và lại thấy ḿnh bị ngược đăi, th́ cũng xúc cảm ấy lại ngóc đầu dậy. Thế là ta tự hỏi: “Tại sao tôi lại phải cố gắng tha thứ trong khi người khác vẫn tiếp tục ngược đăi tôi?”. Nhưng trách nhiệm đối với bản thân có nghĩa là ta chịu trách nhiệm về việc vun bồi trong chính nội tâm của ḿnh. Cũng giống như công việc mà người làm vườn tốt phải làm là cố gắng bảo vệ cho khu vườn của ta không chịu ảnh hưởng tai hại. Khi ta làm được như vậy th́ khu vườn ắt tăng trưởng.

Khi việc thực hành của ta đă được củng cố th́ ta thấy rằng ḿnh sẽ gặp gỡ và liên kết với những người khác cũng dính dáng tới qui tŕnh giống như vậy. Một trong những đặc điểm của bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào trên thế giới đó là việc nó chỉ xuất hiện do kết quả của một vài cá nhân tập trung và đầy cam kết. Phong trào Thông Thiên Học vào năm 1875 chủ yếu là do Blavatsky, Olcott và một vài người khác. Khi ta có thể hiệp thông ḿnh với những tiềm năng sâu sắc hơn trong bản thể ta th́ quyền năng được sinh ra từ những mức ấy ắt vượt xa những thế lực bên ngoài. Ta chỉ việc trở nên trong sáng đúng mức th́ những tiềm năng này mới có thể biểu hiện thông qua chúng ta. Việc giữ hiềm khích, giận dữ, thù ghét, sợ hăi v.v. . . can thiệp vào ḍng chảy thoải mái này (từ đây trở đi có những thắc mắc nghe không rơ).

               (2) Mọi thứ mà ta thực hiện đều cấp dưỡng cho bầu hào quang chung mà ta chia xẻ. Ta muốn hạn chế những tác dụng tai hại và gia tăng những tác dụng tích cực, nhưng đồng thời ta cũng phải công nhận rằng trong t́nh trạng kém phát triển mà hầu hết chúng ta đang như vậy, tư tưởng của ta không có nhiều quyền lực lắm. Những mối hiềm khích nhỏ mọn mà ta bám víu vào đó bị ṛ rỉ vào bầu hào quang chung và làm thay đổi rất ít sự trước sau như một của môi trường ấy. Ở mức thuần túy cá nhân th́ tư tưởng của ta, sự bất đắc chí, sự bực bội, yêu và ghét chẳng có tác dụng bao nhiêu. Điều này trở nên mạnh mẽ là khi  6 - 7 tỷ người ứng xử theo kiểu đó. Mỗi giọt nhỏ có tích trữ xúc động, hội tụ với những giọt khác để tạo ra một trận lụt khủng khiếp ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Đây chính là chỗ của ta phải nhận ra phần đóng góp của ḿnh và làm điều ǵ cần thiết để cho nó thay đổi tốt hơn. Ta ắt không luôn luôn thành công ngay tức khắc. Thật vậy, việc thành công hiếm khi nào ngay tức khắc, chính v́ thế ta phải tiếp thu nguyên lư chịu trách nhiệm với bản thân qua một tầm nh́n dài hạn.

Một trong những điều hay ho của giáo huấn Thông Thiên Học là ở chỗ nó tập trung vào một thời khoảng  ngắn ngủi là một kiếp sống, người ta đề nghị các chu kỳ sinh lăo bệnh tử này đă được lặp lại nhiều lần và xuyên suốt những sự lặp lại ấy, nó đă cho phép ta phát triển được một vài năng lực. Do đó, nếu ta bắt đầu ngay lúc này th́ đến lúc ta từ trần rất có thể là ta chưa giác ngộ. Nhưng đến lúc đó ta ắt có những trải nghiệm tinh thần nhiều ư nghĩa và phát triển được nhiều phẩm chất mà dựa vào đó ta ắt có năng lực xây dựng trong những kiếp tương lai. Không một hành vi nào do ta thực hiện mà bị bỏ sót. Không có một lộ tŕnh nào mà ta xây dựng cho bản thân lại không có những kết quả nhất định hoặc là bây giờ hoặc là trong một kiếp nào đó tương lai, nhưng nó ắt sẽ có kết quả bây giờ bởi v́ cũng giống như sự bực ḿnh lan tỏa vào bầu hào quang chung th́ tính tích cực cũng vậy.

            (3) Một trong những ngoại duyên của gia đ́nh nhân loại là ở chỗ tất cả chúng ta đang hoạt động ở những mức khác nhau. Nó rất giống như một trường học mà ta ắt thấy có nhiều mức hoạt động và hiểu biết. Một số ít người phục vụ trên cương vị là thầy giáo đối với mọi cấp. Sự quan tâm chú ư của một sinh viên đại học đang theo học một khóa học về vật lư thiên văn ắt khác hẳn một đứa trẻ đang học viết và đọc. Đến một mức nào đó th́ đứa trẻ sẽ vươn lên tới hoặc thậm chí vượt quá mức của sinh viên đại học, nhưng hiện nay th́ ta thấy trong gia đ́nh nhân loại có sự phát triển không đều. Thật là không thực tiễn khi ta trông mong rằng những học viên c̣n trẻ ở trường đời lại ứng xử theo những mức cao hơn. Một vài mức thông hiểu c̣n ở tương lai, mà đối với hầu hết chúng ta vẫn c̣n xa tít mù so với lúc này. Đây là một phần của việc phải khẩn cấp giới thiệu trở lại giáo huấn Thông Thiên Học cho thế giới

(4) Người nêu thắc mắc dùng ví dụ tương tự một cây cầu để nói tới “thánh đạo”. Bản chất của việc làm người là có một cây cầu, một tâm thức bắc cầu giữa thế giới tinh thần và thế giới vật chất. Vấn đề đối với chúng ta là ở chỗ từ tâm thức thông thường tập trung vào vật chất lên tới tiềm năng tinh thần sâu xa hơn muốn băng qua cầu th́ ta phải trả một lệ phí qua cầu. Ta không thể băng qua nó chỉ v́ ta muốn đi dă ngoại sang phía bên kia. Một số người mơ hồ mong ước được tập trung thêm nữa vào thế giới tinh thần nhưng họ cảm thấy rằng lệ phí qua cầu quá cao; đơn giản là họ không sẵn ḷng trả mức giá ấy, hoặc nhu cầu của họ không đủ mạnh mẽ. Những trải nghiệm bên kia thế giới vật chất dường như vẫn c̣n đủ rồi. Sớm muộn ǵ th́ đối với mọi người tất yếu sẽ đến một lúc mà việc thỏa măn sinh hoạt trong thế giới vật chất không c̣n đủ nữa. Khi đến lúc đó th́ ta mới cần du hành. Bám sát theo ví dụ tương tự về chiếc cầu, đến lúc đó th́ ta mới tiết kiệm tiền bạc - năng lượng; và không c̣n phí phạm nữa. Ta tập trung năng lượng của ḿnh và ta vận dụng ư chí để trả lệ phí qua cầu.

Trong Thánh Kinh, có nhiều giáo huấn sâu sắc mà Chúa Giêsu ban ra để dạy dỗ dưới dạng các dụ ngôn. Ngài bảo các môn đồ rằng có những điều ngài dạy cho người khác dưới dạng dụ ngôn, nhưng đối với các môn đồ thân cận th́ ngài nói công khai. Một trong những dụ ngôn mà ngài ban ra nói về một người buôn bán ngọc quí. Có một lúc nào đó y thoáng thấy một viên ngọc rất quí, “một viên ngọc trai rất có giá trị”. Vốn là người lăo luyện về tâm trí, y hẳn biết giá trị của điều mà ḿnh đă t́m ra. V́ vậy, đáp ứng của y là đem hết nhiều viên ngọc quí khác mà ḿnh đă tích lũy được bán đi để mua viên ngọc vô giá này. Đó là cái hạt giống của Thượng Đế mà ta thấy ngài đă gieo trồng bên trong ta. Khi ta biết được nó và công nhận giá trị của nó th́ ta ắt ứng xử theo cách ấy. Măi cho đến lúc đó vẫn c̣n có nhiều điều khác kém giá trị hơn thu hút sự chú ư của ta.

 

Mỗi một trong chúng ta có năng lực đáp ứng với mảnh Sáng tạo duy nhất của ḿnh, nhưng chỉ nhờ sự Minh triết sâu sắc hơn và ḷng từ bi của Tự ngă cao cả hơn th́ ta mới có thể thật sự quan tâm tới cái thế giới đă phó thác cho ta.                                   

                                Giáo sĩ  Do Thái Theodore Falcon

 

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS