Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS

 CHƯƠNG MƯỜI LĂM

VAI TR̉ THỂ NIẾT BÀN (TIÊN THỂ)

TRONG ĐỜI SỐNG CHÚNG TA

Bản dịch: www.thongthienhoc.com

 

Những người sống theo truyền thống tôn giáo tin tưởng rằng Chân Lư là cái ǵ phải t́m thấy ở nội tâm, trong các nơi sâu thẳm của Tâm thức con người, và không phải ở h́nh thức công truyền bên ngoài của tôn giáo. Có một quan niệm được truyền bá rộng răi cho rằng khi một người hành giả cố gắng t́m Thượng Đế hay Thực Tại trong các nơi sâu thẳm nhứt của nội tâm ḿnh, sau rốt y sẽ đạt được một trạng thái giác ngộ, có thể coi là cùng tột, và sau đó, không c̣n ǵ xa hơn nữa để phải t́m kiếm hoặc phấn đấu. Đến mức độ đó rồi, vị Giác Ngộ được cho là sẽ nghỉ ngơi vĩnh viễn trong trạng thái hạnh phúc mà Ngài đă đạt. Tuy nhiên, ư tưởng cho rằng đó là điểm cùng tột của cứu cánh tâm linh và công cuộc hoàn thiện là một quan niệm sai lầm v́ đặt nền tảng trên sự quen biết nông cạn với các vấn đề thật sự của tôn giáo. Những ai đă quen thuộc với khía cạnh bí truyền của tôn giáo đều luôn luôn biết rằng đối với vấn đề phát triển tâm linh, không có và không thể có điểm cuối cùng ở địa hạt đó. Chân lư này đă được tŕnh bày trong những tài liệu khác nhau rải rác khắp nơi trong văn chương Huyền bí học. Bởi thế, trong quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo cho biết: “Linh hồn của con người vốn bất tử, và tương lai của nó là tương lai của một vật mà sự lớn mạnh cũng như nét huy hoàng là vô tận”. Và ở một chỗ khác trong sách ấy c̣n nói: “Ngươi đi vào trong Ánh Sáng, nhưng không bao giờ ngươi rờ được Ngọn Lửa Thiêng”. Các tài liệu này rơ rệt chỉ cho biết rằng trong cuộc hành tŕnh khảo sát Chân Ngă, khi hành giả tiến sâu bên trong những vực thẳm nội tâm y, y càng t́m thấy những nét huy hoàng càng lúc càng to hơn và những thực tại càng lúc càng thâm sâu hơn. Không bao giờ y tiến đến được một giai đoạn có thể tự nói rằng “Đây là hết sức xa rồi, không thể xa hơn nữa được”.

Ở Chương 2, chúng ta đă xem qua:  linh hồn tâm linh con người có bản chất tam diện Atma – Buddhi – Manas (Niết Bàn, Bồ Đề, Thượng Trí) và hoạt động ở các cơi Thượng Trí, Bồ Đề, Niết Bàn. Vậy thể của tâm thức Niết Bàn là trung tâm của linh hồn tâm linh – Jivatma – và từ đó điều khiển chẳng những sự sống của Phàm nhơn mà lại c̣n của Chơn nhơn nữa. Chính v́ đó mà đối với khía cạnh nhân loại của bản chất một người th́ Niết Bàn được xem như nguyên tắc tối thượng của linh hồn (Jivatma), và cũng v́ vậy mà đạt được cơi Niết Bàn là cứu cánh của cố gắng chúng ta và đến được tâm thức Niết Bàn có nghĩa là linh hồn được giải thoát. Nhưng chúng ta đừng quên rằng đối với Cơ Tiến Hóa của nhân loại, cơi Niết Bàn là ranh giới của sự thực hiện Chân Ngă, nhưng bên trên đó hăy c̣n những cơi khác nữa. Khi con người đă hoàn tất trọn vẹn cuộc tiến hóa nhân loại, những viễn ảnh thành tựu mới – mà hiện nay chúng ta không có ư niệm nào sẽ được mở ra trước chúng ta, và sự khai mở của chúng ta sẽ tiếp tục măi ở những cảnh càng thanh trong hơn nữa. Chính câu Sutra IV. 25 của quyển Yoga Sutras của Patanjali đă rơ rệt cho biết Tâm Thức Niết Bàn không phải là cứu cánh cùng tột của sự Thực hiện Chân Ngă, và cho biết rằng Tâm Thức sẽ tiến măi ở những cơi vô tận của Purusha (Linh Hồn).

Trước khi chúng ta bắt đầu công việc gần như không thể thực hành được, là t́m hiểu các chức năng của Thể Niết Bàn, nghĩa là Sự Sống Thiêng Liêng biểu hiện xuyên qua Thể Niết Bàn. Cần nhớ rằng trí thức chúng ta phải làm việc trong những hạn chế thật to tát, do đó mà thông hiểu rất khó khăn dù là một phần nào thôi các sự thật này của sự sống tâm linh. Bất cứ nguyên tắc nào bên trong chúng ta đi xa hơn lĩnh vực của trí tuệ th́ càng khó hiểu hơn. Đáng lư chúng ta không thể hiểu các nguyên tắc này, nhưng v́ chúng ở ngay bên trong chúng ta, dù bị chôn vùi sâu đến đâu đi nữa, và những âm vang thật nhẹ từ các vùng nội tâm, sẽ đem lại một ứng đáp yếu ớt trong trí chúng ta và cho phép chúng ta có những cái nh́n thoáng qua rải rác đó đây về bản chất cao cả của ḿnh. Chúng ta hăy t́m hiểu những vấn đề đó với ư thức rơ rệt những khó khăn phải gặp và với ḷng thành kính, bởi v́ nơi đâu có ḷng chân thành thật sự và ước vọng học hỏi, sự Sống Thiêng Liêng ở nội tâm chúng ta đáp ứng bằng cách này hay cách khác, sẽ soi sáng trí ta đến mức độ nào đó.

Về vai tṛ Thể Niết Bàn trong đời sống chúng ta có thể nói qua vài lời về bản chất thể ấy, mà xuyên qua nó tâm thức hoạt động ở Cơi Niết Bàn. Các sinh viên Huyền Bí Học có thể sử dụng quyền năng thần nhăn bậc cao của họ, biết rằng Nhân Thể – Thể của Thượng Trí – là một h́nh trứng tương tự hào quang thể Vía và thể Hạ trí. Điều này có nghĩa là thể của tâm thức cơi Thượng Trí (Thượng thiên) vẫn có một bề mặt vây quanh, mặc dầu bề mặt đó có thể lan rộng theo sự tiến hóa và do ảnh hưởng thúc đẩy của những quyền lực tâm linh soi rọi bên trong chúng ta. Khi chúng ta đi đến cái thể cao kế đó, thể cho phép chúng ta liên lạc với cơi Bồ Đề - gọi là Anandamaya Kosha, theo phái Vedanta, chúng ta có thể tưởng tượng rằng bề mặt gới hạn của thể ấy biến mất và thể Bồ Đề theo sự cố gắng của trí tuệ xuyên qua khối óc vật chất – giống như một ngôi sao, một trung tâm của ánh sáng với những tia chiếu khắp nơi, khắp hướng. Ở cơi cao hơn nữa, thể Niết Bàn cũng có thể được h́nh dung như một nguyên tử lẻ loi của Niết Bàn, nơi đây tâm thức có khả năng mở rộng và thu nhỏ luân phiên nhanh không thể tưởng tượng – mở rộng ra th́ bao trùm tâm thức của trọn cơi ấy, và thu nhỏ lại th́ đến mức một điểm của cá nhân cũng tác động tới trong tâm thức bao trùm tất cả này. Bằng cách đó, cùng một tâm thức có thể dung ḥa hai bản chất đối nghịch hoàn toàn, có vẻ như không làm sao có thể dung ḥa nhau được về sự hiện hữu ở mọi nơi và tách biệt – một điều khó cho trí tuệ con người thấu hiểu và đă được mô tả thật đúng trong lời diễn tả tâm thức siêu nghiệm này, bằng thành ngữ rất được thường nghe nhắc nhở “với chu vi ở mọi nơi và trung tâm khắp cùng”.

Đi xa hơn nữa vào chi tiết vấn đề cũng không ích ǵ, v́ nó thật sự ở ngoài ṿng của lănh vực hiểu biết nhân loại. Chúng ta bây giờ có thể xét đến vấn đề quan trọng và thực tế hơn về các chức năng của thể Niết Bàn, hay đúng hơn là những chức năng mà chúng xuất hiện và ảnh hưởng đến chúng ta ở những vùng thấp của phàm nhơn. Bởi v́ các chức năng này là thế nào ở cơi thanh cao của chúng th́ đối với những ai đang sống trong các cơi giới thấp của ảo ảnh không làm sao thấu hiểu được.

Như đă nói qua, cơi Niết Bàn là nơi mà Thần Lực Thiêng Liêng của Thượng Đế hoạt động để điều khiển guồng máy khổng lồ của Thái dương hệ. Có bao giờ chúng ta thử tưởng nghĩ do đâu mà có một mănh lực to tát như thế, khiến cho mọi hành tinh di chuyển trong các quỷ đạo của chúng trên không trung, làm cho các điện tử quay cuồng trong những nguyên tử, giúp cho thực hiện cơ tiến hóa và sự lớn mạnh của vô số sự sống và tỏ ra vừa hùng mạnh vừa êm dịu điều khiển mọi sự vật? Ấy là từ nơi Ư Chí của Đức Thái Dương Thượng Đế hoạt động ở cơi Niết Bàn và tiếp tế năng lượng cho trọn Thái Dương Hệ ở mọi cơi. Ở cơi vật chất, Mặt Trời là biểu hiện và đại diện của Ngài. Mặt trời là một nguồn năng lượng điện từ như một cuộn xoáy khủng khiếp mang lại ánh sáng, sức nóng và các loại năng lượng khác cho các hành tinh vật chất. Nhưng ở mỗi cơi, chính thần lực và năng lượng của Ngài đang thực hiện công việc to tát sáng tạo và hủy diệt các h́nh thể biểu hiện Sự Sống của Ngài. Chính Ư Chí của Ngài đang thúc hối liên tục không sao chống lại được theo đường hướng của Cơ Tiến Hóa.

Tổng quát th́ cơi Niết Bàn là nguồn cội của năng lực cho trọn Thái Dương Hệ, vậy Thể Niêt Bàn của một linh hồn cá nhân (Jivatma) được sử dụng như một dụng cụ, nhờ đó mà tất cả năng lực được tỏa khắp và cũng dùng cho mục đích cá nhân nữa. Đó là điểm nối then chốt toàn bộ các thể của một linh hồn riêng biệt với Kho Năng Lượng trung ương, xuyên qua đó mỗi linh hồn có thể lấy ra năng lượng cần thiết dùng vào các mục tiêu khác nhau. Xuyên qua Thể Niết Bàn, sự tiến hóa của Linh hồn Cá nhân được điều khiển và chỉnh đốn qua những thời gian dài vô tận. Chính nhờ nguồn năng lực đó mà Jivatma mới có khả năng lướt qua mọi khó khăn, vượt mọi loại thử thách và mức độ gian nan, kiếp này sang kiếp khác, và sau rốt chiến thắng mọi trở ngại đạt trạng thái trọn lành.

Trường hợp những ai có khả năng xuyên thủng những cơi trung gian để có một cái nh́n thoáng qua về cơi này th́ một cảm tưởng mănh liệt hiện vào tâm thức – kết quả của cái nh́n thoáng qua này – là một cảm giác khác thường về quyền lực và sức mạnh mà ở cơi trần chúng ta không sao quan niệm được. Tất cả các khó khăn và trở ngại mang lại thất vọng và ngă ḷng ở trần gian dường như được xóa bỏ đi hết, làm cho cá nhân chẳng những tin tưởng nơi chính ḿnh và sự chiến thắng cuối cùng mọi trở ngại mà c̣n là chiến thắng cuối cùng của Cơ Tiến Hóa, trận khải hoàn rốt ráo của các năng lực Thiện đập tan cái Ác và sự thành tựu Thiên Cơ. Khi mà tâm thức này của Cơi Niết Bàn được phản chiếu xuống phàm nhơn, nó mất đi thật nhiều cường độ và sự sinh động, nhưng vẫn đánh thức được ít nhiều tự tin và ư thức về quyền lực mà chúng ta vẫn t́m thấy ở những mức độ khác nhau, ở tất cả những con người vĩ đại có ư chí mạnh mẽ. Những ai đă có viếng một nhà máy cung cấp điện tân tiến, có lẽ sẽ nhớ cái cảm giác đặc biệt về năng lực tràn ngập trong bầu không khí của nơi ấy. Bên ngoài không có ǵ để nghe thấy, trừ ra sự chuyển động của những máy móc thông thường, nhưng sau lưng chuyển động đó, hầu hết người ta có thể cảm thấy nguồn năng lực vô h́nh thật kinh khủng của điện khí do những máy phát điện khổng lồ phát ra. Một cảm giác tương tợ như vậy sẽ đến với người nào tâm linh thật sự bắt đầu thức tỉnh. Y nghe ḿnh đứng trước một quyền năng thật hùng mạnh và tế nhị mà y cảm thấy, nhưng chưa có khả năng vận dụng.

Trước khi bàn đến cách sự sống và tâm thức của Thể Niết Bàn biểu lộ trong đời sống của phàm nhơn, cần phải nhắc nhở độc giả về sự lộn ngược này xảy ra khi mà tâm thức tuôn xuống từ mức độ Chơn nhơn đến Phàm nhơn. Do sự lộn ngược này, ba cơi thấp nhất nơi mà phàm nhơn hoạt động được liên lạc với ba cơi cao hơn nơi mà Chơn nhơn hoạt động, ví như h́nh ảnh phản chiếu của một cao ốc soi rọi trong nước, giống như chính cao ốc đó. Trong h́nh phản chiếu, phần cao nhất của cao ốc được rọi vào phần thấp nhất của cái h́nh và phần thấp nhất của cao ốc gặp phần cao nhứt của h́nh lộn ngược, như theo đồ h́nh dưới đây.

Kết quả của sự lộn ngược này là Tâm thức của Thể Niết Bàn phản chiếu vào thể Xác; Thể Bồ Đề phản chiếu vào thể Vía và thể Thượng Trí phản chiếu vào thể Hạ Trí.  Việc phản chiếu này chẳng những chỉ một điểm tương tợ về bản chất trong những cơi tương xứng với nhau, mà cũng là một sự liên quan trực tiếp hơn và quan hệ đúng đắn giữa chúng. Bởi thế, sự sống và tâm thức của cơi Niết Bàn, bằng cách nào đó, t́m thấy một biểu lộ đầy đủ và bí ẩn xuyên qua cơi trần, nơi mà phàm nhơn hoạt động, hơn là hai cơi kia, mặc dầu sự kiện cơi trần ở xa nhứt kể từ cơi Niết Bàn. Cũng thể ấy, tâm thức Bồ Đề có một liên quan bí ẩn với thể Vía, và đương nhiên sự liên quan giữa thể Thượng Trí và Hạ Trí được thấy dễ dàng và biết rơ rệt. Những ǵ được nói vừa rồi về những liên quan và sự phù hợp giữa các Thể Niết Bàn và Thể xác; Thể Bồ Đề và Thể Vía; Thể Thượng Trí và Thể Hạ Trí, có thể được thấy trên biểu đồ dưới đây:

Ở đây không cần đi vào chi tiết của vấn đề thích thú này, nhưng nên lưu ư về sự liên quan giữa Thể Niết Bàn và Thể Xác, là sự sống của phàm nhơn, ở bất cứ kiếp sống nào chỉ đầy đủ và hoạt động ở cơi hồng trần mà thôi, do đó thời gian trải qua ở cơi trần là quan trọng nhất. Ở cơi trần, con người hoàn toàn có thể bắt đầu tạo nhân và phát triển thêm các khả năng, trong khi đó cuộc sống sau khi chết, nơi các cơi trung giới và thượng giới, y chỉ làm công việc gặt hái và làm bền vững thêm các kết quả của những ǵ đă làm trong kiếp vừa qua ở cơi trần gian. V́ lư do con người là một phàm nhơn trọn vẹn chỉ khi y ở cơi hồng trần cho nên y chỉ có thể t́m ra Sự Giải Thoát cá nhân lúc ở trần gian mà thôi, chứ không phải khi sống nơi cơi trung giới và thượng giới sau khi từ trần. Vậy sự sống trải qua ở cơi hồng trần là có nhiều ư nghĩa nhất của kiếp đầu thai, v́ sự kiện nó phản ảnh và đặc biệt thể hiện lối sống của thể Niết Bàn, khía cạnh cao nhứt của Chơn nhơn.

Những điều liên quan và phù hợp đặc biệt này giữa các cơi của phàm nhơn và Chơn nhơn có sự quan trọng thiết thực, bởi v́ chúng cho ta thấy phần nào những đường lối dễ dàng để cho phàm nhơn tiến gần đến các cơi cao, và những đường lối các thần lực từ các cơi cao tuôn xuống cơi thấp. Như thế, có thể nói tổng quát rằng con đường đi đến Thượng Trí là xuyên qua Hạ trí, con đường đi đến Bồ Đề là xuyên qua các t́nh cảm và con đường  đến Niết Bàn là xuyên qua hành động.

V́ chúng ta đang bàn đến trong Chương này về vai tṛ của Thể Niết Bàn trong đời sống chúng ta, vậy hăy nói qua ít nhiều về sự tiến gần đến cơi Niết Bàn trong đời sống vật chất và làm thế nào chúng ta có thể đến gần hơn Nguyên Lư Thiêng Liêng trong nội tâm chúng ta, và cố gắng trụ trung tâm của tâm thức ḿnh trong Nguyên Lư ấy. Như đă nói ở trên, trong tiến tŕnh này, hành động đóng vai tṛ hàng đầu. Hành động ở đây không có nghĩa là hành động suông của thân thể vật chất, mà là tất cả hoạt động bắt nguồn từ bên trong để chuyển hóa các lư tưởng chúng ta thành sự sống mănh liệt và khiến cho phàm nhơn chỉ là một biểu hiện và dụng cụ cho Chân Ngă. Mặc dầu Chơn Ngă ngự trong tâm của mỗi người, nó không thể biểu lộ xuyên qua phàm ngă, một phần do sự yếu đuối và chống đối của các thể thấp và phần kia do tánh ích kỷ và các ảo tưởng mà phàm ngă đang vướng vấp. Chỉ trừ khi nào phàm ngă thật sự bắt đầu thay đổi nếp sống và thái độ của nó, biến đổi các lư tưởng tâm linh thành đời sống tâm linh do Shadana, Kỹ Thuật Tu Dưỡng Bản thân, chừng đó Chân Ngă mới bắt đầu biểu lộ đầy đủ xuyên qua nó (phàm ngă), càng lúc càng kiểm soát nó thêm để sau cùng trở thành trung tâm của sự sống và tâm thức của nó. V́ vậy, hành động do Chân Ngă đề xướng là nền tảng của sự Tu Dưỡng Bản Thân, chính đó là phương pháp tiến gần đến Thể Niết Bàn, và trong các khía cạnh cao nhứt của nó nằm trong kỹ thuật Yoga.

Đoạn trên cho thấy đối với cơi Niết Bàn, công việc chánh của chúng ta là biến Nguyên Lư Thiêng Liêng này thành trung tâm của đời sống của chúng ta, hay nói cách khác, chúng ta sống với Đại Ngă thay v́ với Tiểu Ngă. Bởi Niết Bàn là một Nguyên lư, tự Giác Ngộ, tự Xác Định, tự Đầy Đủ, cho nên không có vấn đề phát triển. Tất cả những ǵ chúng ta phải làm là cung cấp các điều kiện cần thiết để nó có thể biểu lộ trong đời sống chúng ta. Điều này có được đầy đủ và hữu hiệu là do việc thực hành Yoga ở cấp cao. Nhưng có một ít công việc sơ đẳng phàm nhơn có thể thực hiện để mang lại những điều kiện theo đó Yoga có thể thực hành có hiệu quả. Công việc sơ đẳng này có nhiều khía cạnh, nhưng nơi đây ta chỉ có thể xét qua một số ít thôi, bằng cách cho thí dụ minh họa. 

Như đă được nói ở phần trên, thể Niết Bàn là một Nguyên lư, tự nó Giác Ngộ, tự Xác Định và tự Đầy Đủ. Như thế làm sao có thể các thuộc tính thiêng liêng ấy được biểu lộ trong đời sống của phàm nhơn? Ở trường hợp của phàm nhơn tự giác ngộ nghĩa là nó phải có khả năng t́m thấy lần hồi sự hiểu biết mà nó cần dùng ngay từ bên trong, chứ không để ḿnh tùy thuộc vào mọi loại nguồn bên ngoài. Điều này có thể phần nào thực hiện, khi nó tự liên lạc được với thể Thượng Trí (Nhân thể), như đă được tŕnh bày ở một Chương trước. Tự Đầy Đủ có nghĩa là hạnh phúc của chúng ta chỉ tùy thuộc vào nguồn “Toàn Phúc” (Ananda) có sẵn trong nội tâm ta, chứ không trọn vẹn tùy thuộc nơi các thúc đẩy từ bên ngoài về khía cạnh ấy. Điều này có thể thực hiện khi chúng ta trực tiếp giao tiếp với thể Bồ Đề hay Anandamaya-Kosha, như được gọi theo thuật ngữ Vedanta. Thuộc tính thứ ba, hay Tự Xác Định, có nghĩa rằng chúng ta phải làm thế nào để ư chí tâm linh của Atma chiếm phần lớn trong đời sống của ḿnh và lần hồi phàm nhơn được giải thoát khỏi ảnh hưởng của dục vọng. Điều này có thể được, khi phàm nhơn ở cơi thấp vật chất liên lạc với cơi Niết Bàn phần nào và trở nên tùng phục nơi Ư Chí Thiêng Liêng.

Khi chúng ta cố trở nên Tự Giác Ngộ, Tự Đầy Đủ và Tự Xác Định được phần nào, trung tâm của Tâm thức chúng ta lần hồi sẽ chuyển vào bên trong và đời sống chúng ta bắt nguồn và được điều khiển bởi phần tâm linh của con người ḿnh càng lúc càng nhiều thêm. Chỉ khi điều đó thực hiện phần nào th́ việc thực hành Yoga mới có thể được, và nhờ việc thực hành này mà phàm nhơn và Chơn nhơn, cả hai đều trở nên dụng cụ hữu hiệu và là biểu lộ của Atma.

Như đă vừa thấy phần trên, mặc dầu bản chất của Atma là tam diện, tương ứng với các khía cạnh Toàn Năng, Toàn Trí và Toàn Phúc (Sat-Chit-Ananda) của Thiêng Liêng và có cả ba thuộc tính của sự Tự Giác Ngộ, Tự Đầy Đủ và Tự Xác Định; cái chót th́ có tính chất đặc biệt nhứt. Hai cái đầu được thực hành chủ yếu xuyên qua hai thể thấp của Chơn nhơn, gọi là thể Thượng Trí và Thể Bồ Đề, trong khi cái chót th́ bắt nguồn tại Thể Niết Bàn. Bây giờ tự Xác Định được biểu lộ ở phàm nhơn như quyền năng Ư Chí tâm linh, và như thế trong công việc t́m hiểu vai tṛ của Atma ở lănh vực phàm nhơn, chúng ta có thể đặc biệt coi về vấn đề làm Ư chí hùng mạnh thêm. Cho đến khi nào ư chí chúng ta trở nên mạnh mẽ, có nghĩa là đời sống chúng ta được Ư Chí của Atma điểu khiển nó chứ không do nơi những tính thất thường và những dục vọng của phàm nhơn, bằng không th́ khó mà đi trên con đường Raja Yoga và đạt mục tiêu Giác Ngộ và Sự Giải Thoát.

V́ có nhiều quan niệm sai lầm về bản chất của sức mạnh Ư Chí, trước hết hăy t́m hiểu rơ ràng bản chất thích nghi của yếu tố quan trọng nhất này của tánh t́nh chúng ta. Điều đó sẽ giúp chúng ta đi đến mục đích, nếu trước tiên chúng ta dọn đường bằng cách t́m sự liên quan giữa Ư chí và Prana, Dục vọng và Hành động.

Từ ngữ năng lực hiện nay được dùng theo một nghĩa rơ rệt trong khoa học để chỉ những khả năng sử dụng một sức lực cơ khí, và nhiều người không hiểu rơ những điều này thường mơ hồ gán “Năng lực Ư Chí” với khả năng sử dụng một sức mạnh. Cái khả năng sử dụng một sức mạnh này, dù là ở cơi vật chất hay siêu vật chất, thật sự là một chức năng của Prana (thần lực) – một năng lực phổ biến mà người ta thường nhắc đến trong văn chương Yoga. Chính xuyên qua Prana mà vật chất ở các cơi khác nhau được chuyển động và vận dụng; mặc dầu bản chất của Prana thay đổi tùy theo cơi mà trong đó nó đang hoạt động, một trong những chức năng của nó, luôn giống nhau ở mỗi trường hợp, ấy là đem lại mọi loại thay đổi trong vật chất của các cơi. C̣n “Năng lực Ư Chí” là một việc hoàn toàn khác hẳn với Prana và những hiện tượng của nó thuộc về một loại khác. Mặc dầu có sự khác biệt này, tuy vậy nó có một điểm liên quan giữa “Năng lực Ư Chí” và Prana. Sự liên quan đó nằm ở việc; khi sử dụng ư chí, người ta làm chuyển động các luồng Prana xuyên qua trung gian của cái trí trên mỗi cơi, và xuyên qua những luồng Prana này, có thể mang lại bất cứ đổi thay nào trong vật chất của cơi tương ứng. Sự liên quan có thể được sánh với sự liên quan giữa từ học và điện khí ở cơi vật chất. Mặc dầu hai hiện tượng này hoàn toàn khác nhau, nhưng một chuyển động của thanh nam châm gây ra ḍng điện trong một sợi dây kim loại ở trong ṿng ảnh hưởng của nó và ḍng điện này chừng đó có thể làm mọi thứ công việc. Dĩ nhiên, sự tương đồng không được hoàn toàn, nhưng nó giúp chúng ta hiểu tại sao hai mănh lực, tuy bề ngoài bản chất hoàn toàn khác nhau có thể ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu đậm.

Vậy chúng ta phải phân biệt Ư chí và Dục vọng – h́nh thức mà Ư chí khoác lấy ở các cơi thấp trong những giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa nhân loại. Ư chí tâm linh ở các cơi cao của Tinh Thần có bản chất tự do và luôn luôn hoạt động hài ḥa với Ư Chí Thiêng Liêng, nhưng khi nó biểu lộ ở các cơi thấp, nó bị bắt buộc phải mang lấy phàm nhơn hăy c̣n chịu ảnh hưởng của ảo tưởng để sử dụng vào các mục tiêu cá nhân chia rẽ riêng của nó – mục tiêu này có thể hài ḥa hay không với Ư Chí Thiêng Liêng. Khi hoạt động dưới các điều kiện này, nó mang h́nh thức Dục vọng – v́ thế nó chỉ là sức mạnh của ư chí nhưng bị giáng cấp và được bản ngă thấp sử dụng cho những mục tiêu riêng biệt và ích kỷ của nó.

Tâm thức cá nhân hoạt động ở các cơi thấp, đồng hóa ḿnh với các hạ thể, phát triển một cái Ta giả tạo, hay là phàm nhơn để thỏa măn các ham muốn và chịu ảnh hưởng cá nhân, thay v́ hợp tác với Ư Chí Thiêng Liêng hầu thực hiện cứu cánh thiêng liêng. Sức mạnh điều khiển và kiểm soát bản ngă thấp là Dục Vọng, và dưới sức thúc đẩy mạnh mẽ của nó, sự tiến hóa xảy ra ở những giai đoạn đầu của đời sống nhân loại. Về sau, ở những giai đoạn chót của chu kỳ tiến hóa và với sự chớm nở của tâm thức tâm linh trong con người, một sự chiến đấu bắt đầu giữa bản chất Dục Vọng của phàm nhơn và Ư Chí tâm linh của Chân Ngă, một cuộc chiến đấu liên tục với cường độ càng lúc càng gia tăng cho đến khi Dục Vọng bị đánh bại hoàn toàn, và Ư Chí Tâm linh của Chân Ngă ngự trị một ḿnh.

Vả lại, sự liên quan giữa Dục Vọng và Ư Chí đă được bàn qua khi t́m hiểu về các chức năng của thể vía, nơi đây không cần đi xa hơn vào vấn đề, nhưng nên cho vài thí dụ chỉ sự lầm lộn thường xảy ra trong trí con người về chủ đề này. Đôi khi, chúng ta gặp thấy t́nh cờ nhiều người có khả năng theo đuổi chặt chẽ bất cứ mục đích nào họ đă quyêt tâm đeo đuổi, mặc cho các khó khăn đủ loại để đạt thành công sau cùng. Những người ấy được cho là có sức mạnh Ư Chí to lớn và ở một quan điểm nào đó họ được xem như là hợp lư. Nhưng chúng ta nên nhớ trong nhiều trường hợp như thế, sự đeo đuổi mục đích đó có phần ích kỷ và thiếu minh triết, v́ vậy biến đổi việc phi thường xuống thành hàng ngũ Dục Vọng. Mặc dù có sự tương trợ bên ngoài, và sự kiện rằng nguồn gốc của sức mạnh ở trường hợp Dục Vọng và Ư Chí vẫn là giống nhau, nhưng cho những biểu lộ đó là do Ư Chí thuần túy th́ quả thật không đúng lắm. Dĩ nhiên, sự bướng bỉnh thông thường đôi khi cũng bị lầm lộn với năng lực Ư Chí; thật sự, đó là dấu hiệu của một ư chí bị yếu mềm. Đó là phản ứng tự nhiên của một linh hồn thiếu tự tin cần thiết để đương đầu với một hoàn cảnh khi chúng xuất hiện, và v́ đó mà đeo cứng một cách vụng về vào một hành động theo chiều hướng đặc biệt, bất chấp mọi lư luận và kinh nghiệm. Tánh chất yếu mềm thật sự ấy núp dưới một bề mặt bên ngoài như hùng mạnh, lại đôi khi bị bộc lộ do một thay đổi trọn vẹn, hoặc một cuộc đảo ngược trong diễn tŕnh người ấy đang đeo đuổi chỉ v́ một vụ việc không đáng nào đó hoặc một biến cố xuất hiện.

Có một điểm quan trọng khác chúng ta cần thấu hiểu rơ ràng khi cố hiểu chức năng của Ư Chí, là sự liên quan của Ư Chí và Hành Động. Môn Tâm Lư Học hiện đại nh́n nhận bản chất gần gũi của sự liên quan này và một vài tâm lư gia c̣n đi xa hơn, cho rằng chức năng chánh của Ư Chí là cung cấp năng lực cho Hành Động. Sự liên quan giữa Ư Chí và Hành Động có thể ví như tiềm lực và động năng. Trong một bộ pin, năng lực hiện hữu dưới h́nh thức tiềm tàng ở một điện áp nào đó, và vẫn ở trạng thái tiềm tàng khi mà các điện cực không được một dây dẫn điện trung gian nối lại với nhau. Khi người ta dùng một sợi dây kim loại nối liền điện cực, trở kháng được bớt đi và năng lực tiềm tàng bắt đầu biến đổi thành động năng. Ư Chí Thiêng Liêng ở trung tâm mỗi hồn người được hiện hữu ví như sức mạnh tiềm tàng của một điện áp vô hạn. Nó được biến đổi ra bên ngoài như là Dục Vọng ở những giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa nhân loại tùy thuộc vào sự phát triển của những hạ thể và cung cấp động lực cho hành động thông thường. Ở các giai đoạn cao hơn của Sự Tiến Hóa, nó lấy h́nh thức Ư Chí Tâm Linh và chừng đó là động lực của Nishkama-Karma.

Sự liên quan mật thiết giữa Ư Chí và Hành Động cũng được cho biết một cách đặc biệt ở việc Hành động làm mạnh thêm Ư Chí, hoặc đúng hơn, giúp nó diễn tả đầy đủ hơn trong đời sống chúng ta. Câu nói “làm mạnh thêm Ư Chí” thật quả là một sự dùng tên lầm lẫn, bởi v́ chính Ư Chí là cội nguồn của mọi sức mạnh, và v́ vậy, không có ǵ có thể làm cho Ư Chí mạnh thêm. Sự quan sát thông thường cũng như những cuộc sưu tầm của môn Tâm Lư Học cho thấy rơ rệt rằng Hành động đóng một vai tṛ thật quan trọng trong công việc phát triển tánh t́nh. Đúng ra th́ tư tưởng và t́nh cảm rốt ráo đều có khuynh hướng thực hiện Hành Động, và trong công việc thay đổi tánh t́nh, chúng ta cũng phải chỉnh sửa lại các thói quen t́nh cảm và trí tuệ của ḿnh, nhưng một của những sự kiện quan trọng nhứt được khám phá ra liên quan đến việc xây dựng tánh t́nh là trừ khi và cho đến khi nào tư tưởng và t́nh cảm được biểu lộ bằng những hành động tương đương, bằng không th́ chẳng có cuộc thay đổi quan trọng nào có thể thực hiện được trong đời sống chúng ta. Câu tục ngữ nhắc nhở “Con đường dẫn đến Địa Ngục được trải bằng những ư nguyện tốt” và chỉ có khả năng nói lên những quyết định ngoan đạo, mà bất hạnh thay đă được một số đông người thực hiện, v́ họ chỉ mong ước suông việc sửa đổi tánh t́nh ḿnh. Chỉ có một quyết định suông hay một h́nh ảnh tư tưởng th́ là một sức mạnh vô hiệu quả khi nó c̣n nằm trong lănh vực của cái trí; nhưng nếu biến nó thành một biểu lộ thực tế, và trọn vẹn cơ cấu nội tâm của đời sống chúng ta được khích động và nhiều sức mạnh tức khắc được phát sinh, đem lại sự biến đổi đời sống như mong ước và khiến cho sự biến đổi đó trở thành một bộ phận trường cửu của tánh t́nh chúng ta. Lấy thí dụ người keo kiệt muốn phát triển đức quảng đại trong tánh t́nh ḿnh. Y nghĩ đến những hành động từ thiện ngày này sang ngày nọ, tưởng tượng ḿnh làm những công việc đó trong đời sống hằng ngày, nhưng không làm việc ǵ từ thiện cả. Bạn có nghĩ rằng y đang thật rất gần với lư tưởng của y hay không? Không! Nhưng, hăy để y ban bố cái ǵ đó cho một người đang thật sự ở trong cơn túng thiếu và chừng đó sẽ thấy kết quả ra sao. Do việc thực hành cử chỉ đó, y biến đổi tánh t́nh y một cách đáng kể và trọn cơ cấu đời sống nội tâm bắt đầu biến chuyển. Dĩ nhiên, y sẽ phải lập lại các hành động đó một số lần trước khi các đặc tánh đó có thể trở nên vĩnh viễn là một phần của tánh t́nh y. Đúng ra mỗi lần y tưởng nghĩ đến những hành động từ thiện, y sẽ làm cho dễ dàng hơn sự thực hiện những hành động đó. Nhưng sự kiện vẫn phải là: hành động từ thiện mới làm cho diễn tŕnh thay đổi từ từ và khiến cho các sức mạnh tinh thần trở thành thói quen. Không có hành động này th́ cái trí có thể vẫn đầy rẫy ư tưởng mà không có ǵ chắc chắn xảy ra.

Bởi thế, những ai muốn thay đổi thói quen của họ, hăy ghi chú điểm quan trọng nầy: tư tưởng là cha đẻ của hành động; tư tưởng làm mạnh thêm chiều hướng thực hành một loại hành động đặc biệt mà chính hành động đó thúc giục tư tưởng, đem lại một thay đổi thực sự trong nếp sống bên ngoài cũng như ở nội tâm, tạo những con đường ṃn cho hệ thần kinh hệ, ổn định những sức mạnh tinh thần trong những vùng tinh thần mới tạo và điều quan trọng nhứt là khiến cho Ư chí dễ dàng biểu hiện và thống trị đầy đủ các thể thấp.

Các liên quan giữa Ư Chí và Prana, Dục Vọng và Hành Động, được xét qua ở các đoạn trên, cho thấy rằng Ư Chí ở phía sau và là một năng lực tiềm tàng sau lưng những điều đó, nó không đóng vai tṛ hoạt động trực tiếp mà nó là trung tâm. Chức năng của nó trong đời sống ví như một ông vua ngồi trên ngai, chỉ sự hiện diện suông của ông làm cho trọn guồng máy quản trị của vương quốc hành động theo ư ông muốn. Ông không cai trị hay làm việc ǵ. Đó là chức năng của các Bộ Trưởng và các viên chức khác của xứ. Tuy nhiên, chính là quyền lực tế nhị của ông đă điều khiển trọn guồng máy của xứ, và nếu ông không ở lại trung tâm và là trung tâm của mọi vật th́ sự cai trị sẽ sụp đổ, rối rắm và náo loạn sẽ xảy ra. Sự tương tự này có lẽ sẽ giảng giải cái bí mật của Purusha (Linh Hồn) được miêu tả như “Vị theo dơi thầm lặng” theo Triết lư phái Samkhya. Ông không phải là một khán giả thụ động, nhưng giống như vị vua kể trên, ông không nhúng tay vào các hoạt động đang xảy ra xung quanh ông. Ông đứng trên tất cả những hoạt động đó, tuy nhiên ông vẫn là nguyên nhân và sức lực tiềm tàng của chúng.

Sức mạnh tâm linh thực sự từ cơi Niết Bàn trực tiếp đến đ̣i hỏi những điều kiện thật gắt gao, không dễ ǵ thực hiện được, và v́ đó mà rất hiếm hoi. Như đă được nói trước kia, ngay khi sức mạnh này bị làm ô nhiễm bởi yếu tố cá nhân, nó bị suy biến thành h́nh thức Dục Vọng thấp kém và mất đi bản chất thanh trong và là tính cách không thể cưỡng lại. V́ thế, đương nhiên bản chất Vô Ngă – nghĩa là tự do – không bị phàm ngă thống trị, phải là điều kiện tiên quyết để cho Ư Chí hành động dù là bất cứ ai. Một cá nhân, càng vượt lên trên các ảnh hưởng của những khynh hướng chia rẽ và ích kỷ, có khả năng nh́n đời từ ưu thế của Thiêng Liêng th́ y càng có thể sử dụng sức mạnh này. Và chỉ có vị Jivanmukta hoặc đấng đă được giải thoát mới hoàn toàn thoát ra ngoài ṿng các ảo tưởng và quyền lợi của cuộc sống cá nhân thấp kém. Chỉ có một ḿnh Ngài mới có thể sử dụng sức mạnh này một cách tự do và hữu hiệu mà thôi. Chúng ta sẽ thấy rằng người nào có thể ḥa hợp tâm thức ḿnh với Tâm Thức Thiêng Liêng trong nội tâm, y càng có thể sử dụng sức mạnh Ư Chí Tâm Linh của Atma một cách hữu hiệu hơn thêm. Theo những điều kiện này, đúng hơn nên nói rằng: Ư Chí Thiêng Liêng hoạt động không trở ngại xuyên qua trung tâm của tâm thức chúng ta, hơn là nói chúng ta, một cá nhân sử dụng Ư Chí Tâm Linh . Điều này khiến cho Minh Triết là điều kiện thiết yếu để có thể sử dụng sức mạnh của Thể Niết Bàn. Đó quả là một phương tiện đề pḥng do Tạo Hóa đặt ra, chống lại mọi lạm dụng một quyền lực có những tiềm năng vô biên mà nếu rơi vào trong tay những người xấu xa sẽ có khả năng gây ra vô số tai họa.

Các điểm vừa đề cập qua, mặc dầu phần lớn có tánh chất thụ động, có lẽ sẽ giúp độc giả có cái nh́n thoáng qua Nguyên tắc hướng thượng bên trong con người chúng ta. Chính đó là trung tâm và trung tâm thật sự của con người, là nguồn cội của sự thúc giục mạnh mẽ và trường cửu, hướng chúng ta đến cứu cánh chỉ định toàn thiện của ḿnh. Mặc dầu mắt chúng ta không nh́n thấy nó và chúng ta có thể nhận thức phần nào những biểu hiện yếu ớt của nó trong những khía cạnh uy nghi và hăi hùng của kiếp sống nhân loại, tuy nhiên chính nó mang lại sự bảo đảm cho chiến thắng của chúng ta đối với các ảo tưởng và bất toàn của sự sống thấp kém, và sự đạt được di sản thiêng liêng của ḿnh. Nó là “Vị Thống Trị Nội Tâm Bất Diệt” của chúng ta, với một cách im lặng và không sao chống lại được thống trị trên vương quốc của sự sống chúng ta.

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS