Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS


CHƯƠNG MƯỜI BẢY

PHÁT HIỆN CHÂN NGĂ

VÀ THẾ GIỚI GIẢ TẠO CHÚNG TA ĐANG SỐNG

 

Trích quyển Self Culture  Tác giả I. K. TAIMNI

Trước khi bắt đầu cuộc phiêu lưu Thiêng liêng để phát hiện Thực Tại ẩn tàng bên trong nội tâm, chúng ta cần nêu ra hai câu hỏi:

1.Thật sự chúng ta có muốn thực hiện công việc khó nhọc này không?

2.Tại sao chúng ta muốn làm điều đó?

Phần đông những người chí nguyện sẽ nói: “Đương nhiên chúng tôi muốn làm công việc đó, nếu không th́ chúng tôi đă không học hỏi những điều này làm chi và cần dùng những chỉ dẫn về các phương pháp noi theo”. Có lẽ, họ không chắc chắn về lời đáp cho câu hỏi thứ hai này, mặc dầu họ có thể trả lời một cách tổng quát rằng họ muốn đi theo con đường phiêu lưu đó, bởi v́ đời sống đầy dẫy khó khăn, đau khổ, và họ mong muốn thoát khỏi những điều kiện bất hảo này.

Mặc dù lời đáp cho hai câu hỏi này có vẻ đơn giản, nhưng có thể chúng ta không chắc chắn rằng đă biết rơ lắm. Bởi v́, nếu thật sự chúng ta biết chúng, th́ nhiều vấn đề của đời sống nội tâm sẽ không c̣n nữa đối với chúng ta. Thí dụ như vấn đề thiếu sự thúc giục đầy đủ để đi trên con đường một cách hăng say và đều đặn, hoặc là vấn đề t́m thấy nó thật hết sức khó khăn khi phải có những thay đổi nào đó trong đời sống, hay thái độ của tâm trí ḿnh. Khi t́m hiểu về bản chất của thể Bồ Đề hay Trực Giác, chúng ta được biết lư do tại sao chúng ta nhận thấy thật nhiều khó khăn trong công việc chuyển biến lư tưởng và quyết định của ḿnh thành hành động cụ thể, lư do là tại v́ có nhiều nghi ngờ ẩn núp trong các từng lớp thâm sâu của trí chúng ta liên quan đến những vấn đề then chốt trọng yếu của đời sống. Chính những nghi ngờ và hạn chế này đă làm tê liệt hay chậm trễ ư chí hành động, hoặc thay đổi chúng ta. Chúng ta không nhận thấy các vấn đề này đúng như chúng phải được nh́n thấy. Chúng ta không đi đến những quyết định tối hậu đúng theo ư nghĩa thật của từ ngữ. Bởi v́ khi chúng ta thấy một vấn đề, không những chỉ với ánh sáng của trí tuệ, mà c̣n với ánh sáng của Bồ Đề Tâm, th́ chẳng những chúng ta chỉ thấy được rơ ràng, không chút nghi ngờ mà cũng sẽ không khó khăn nào trong các quyết định chuyển sang thành hành động.

Từ Phạn ngữ “Nischaya” có nghĩa là thật và là niềm tin chắc chắn đạt được do ánh sáng của Bồ Đề Tâm, không mảy may ngờ vực hay hạn chế nào cả. Nếu chúng ta đạt đến độ tin tưởng như thế th́ hành động đi theo liền, mau lẹ, không do dự chút nào. Chính phải có niềm Níschaya như vậy, để chúng ta bước chân vào lĩnh vực Phát Hiện Chân Ngă, nhờ đó sự tiến bộ mới đều đặn, không vấp ngă và có nhiều niềm vui thích. Loại niềm tin vững chắc này thật sự đạt được, khi Viveka hay tánh Phân Biện tâm linh chớm nở trong tâm trí chúng ta và cho chúng ta thấy mọi vấn đề của kiếp sống đúng với sự thật, theo phối cảnh của nó. Phần lớn, đây là một vấn đề phát triển nội tâm và khai mở từ bên trong, nhưng nếu chúng ta chân thành lưu tâm đến những vấn đề này, có thể chắc chắn là chúng ta có tiềm lực để đi đến trạng thái trí tuệ đó và cái tiến tŕnh đạt được niềm tin tưởng chắc chắn có thể nhờ vậy nhanh hơn bằng cách áp dụng nhiều phương tiện cần thiết. Bước đầu tiên, tiến về hướng này là Vichara, hay là tư tưởng tha thiết và sâu đậm. Bằng cách suy nghĩ một vài khía cạnh của đời sống một cách cẩn thận, liên tục và tha thiết, chúng ta làm nổi lên sự hoạt động của Thượng Trí, thanh lọc và điều ḥa hạ trí, kích thích Bồ Đề Tâm, và như thế lần hồi mở rộng con đường vận hà giữa trí ḿnh và trực giác. Và khi điều này xảy ra, chúng ta bắt đầu thấy sự việc một cách đúng với sự thật và tiến tŕnh biến đổi bên trong chúng ta khỏi sự hoạt động một cách tự nhiên, không cố gắng và mau lẹ. Đời sống nội tâm chúng ta bắt đầu hoạt động. Đó là lư do tại sao Vichara – sự suy gẫm thâm sâu về các vấn đề đời sống – được qui định cho tất cả những ai là người mong muốn có Minh Triết, muốn đi trên con đường dẫn đến sự Giác Ngộ. Họ phải suy gẫm các vấn đề này, cho đến khi thật sự tin tưởng chắc chắn rằng: đi trên con đường của sự khai mở nội tâm chẳng những là đáng làm, mà lại c̣n là không thể tránh được, và đó là một công việc cấp bách, không thể tŕ hoăn. Đây là cách trắc nghiệm của một niềm tin chắc chắn thực sự.

Tiến tŕnh này của tư tưởng và sự t́m hiểu được bắt đầu và đầy đủ cho đến khi sự tin tưởng chắc chắn cần thiết được thực hiện đến một mức độ nào th́ tùy thuộc ở mỗi cá nhân, nhưng tôi xin đề nghị một vài hướng tư tưởng theo đó người chí nguyện có thể tiến hành cho đến khi y t́m thấy niềm tin chắc chắc thật sự hay là ít lắm cũng phát hiện ra đường lối riêng tư của ḿnh để giải quyết vấn đề.

Những đường hướng của sự t́m hiểu này được dựa trên hai lối căn bản để giải quyết một vấn đề. Lối đầu là sự khảo xét cẩn thận chặt chẽ thế giới trong đó chúng ta đang sống, không những theo ánh sáng của những Vị Chân Sư Cao Cả đă chỉ dạy, mà cũng theo ánh sáng của kinh nghiệm cá nhân và lư trí của chúng ta nữa; và xa hơn, là ánh sáng của những cuộc t́m kiếm ở lĩnh vực Khoa học hiện đại. Công việc này phải được xúc tiến với tầm nh́n xác định lại một cách cẩn thận và không bị ảnh hưởng của t́nh cảm để nhận thức coi thật sự thế giới này đúng với những ǵ chúng ta nh́n nó, hay là chúng ta chỉ là nạn nhân của những ảo tưởng đủ loại, và dưới ảnh hưởng của các ảo tưởng này chúng ta vẫn tiếp tục sống một cách tự măn, mặc cho những lời cảnh cáo của các Đấng Chân sư tâm linh ban cho chúng ta xuyên qua những thời đại. Có thể là nếu chúng ta khảo sát thế giới bằng cách này, chúng ta có thể t́m thấy rằng, thật sự nó không phải như là nó có vẻ như thế, và điều này có thể đem lại một sự thay đổi rơ rệt trong thái độ chúng ta đối với nó và theo sau đó là một hành động thích nghi và không do dự. Nhưng mặc dầu những đường lối t́m hiểu có thể được đề nghị hay giới thiệu, công việc này chỉ có thể do mỗi người tự làm cho ḿnh. Người khác chỉ có thể đưa ra những phương pháp để đến gần vấn đề và không làm ǵ được hơn nữa. Như một Đấng Chân Sư cao cả đă nói trong một bức thơ của quyển “Những Bức Thơ của Chân Sư”, mỗi người phải tự ḿnh nhận thấy những điều này cho ḿnh. Không ai có thể vạch mắt người khác để làm cho y thấy những thực tại của đời sống nội tâm”.

Lối thứ nh́ để tiến gần là đặt trên sự khảo sát thế giới mà chúng ta muốn bước vào, và về điều đó một Đấng Chân Sư có nói: “Hăy ra khỏi thế giới của bạn để bước vào thế giới của chúng tôi”. Dĩ nhiên, chúng ta không biết ǵ về thế giới này, v́ chúng ta đang chuẩn bị vào đó, và đó là thế giới ngoài sự tưởng tượng và một phần lớn vượt xa hơn là trí thức. Nhưng, nhờ những ai đă vào được thế giới này đưa ra một ít chỉ dẫn về nó, và nếu chúng ta nghiên cứu nó trong ánh sáng của những lời xác nhận và tŕnh bày của họ, chúng ta có thể có được một ít ư niệm về sự đẹp đẽ, sự lộng lẫy và b́nh an của nó và nhờ đó có được một cảm hứng đầy đủ để mong muốn bước vào đó. Niềm cảm hứng này có thể mang lại một thúc đẩy thật cần ích cho đời sống của nhiều người chí nguyện, cảm thấy ḿnh bất lực để chống trả lại t́nh trạng ù ĺ hiện nay họ đang vướng mắc mặc dầu mong ước vượt ra khỏi các điều kiện hiện tại

Rất có thể là do sự khảo sát thế giới chúng ta đang sống, sẽ cho thấy nó càng có nhiều xấu xa tệ hại hơn là chúng ta tưởng nghĩ, và làm mạnh mẽ thêm ư chí và ham muốn rời bỏ nó đi của chúng ta, cũng như sự khảo sát thế giới mà chúng ta có ư định bước vào sẽ cho thấy nó vô cùng đẹp đẽ và kỳ diệu hơn là trí hiểu biết chúng ta cho thấy, v́ nó bị hạn chế bởi ảo tưởng và bị măi chạy theo thế giới này mà chúng ta đă tin tưởng. Nó cũng có thể làm mạnh mẽ thêm phần nào ham muốn bước vào đó của chúng ta với tất cả ḷng thành và hăng say, nung đúc do một cảm hứng thật sự và một thúc giục tâm linh.

Dưới sự thúc đẩy của hai mănh lực đó, một bên hướng về sự làm nhẹ bớt sức lôi cuốn của thế giới giả tạo này, và bên kia hướng về sự làm mạnh mẽ thêm sức thu hút đến thế giới của Thực Tại, kết quả là chúng ta sẽ thu đạt đầy đủ cảm hứng để ít nữa bắt đầu thật sự chuyển động tiến theo chiều hướng tốt. Một khi đă khởi sự với tất cả ḷng hăng hái, chúng ta sẽ tiếp tục tiến măi theo chiều hướng mong ước với một tăng tiến và ḷng cương quyết càng lúc càng gia tăng. Bởi v́ đối với phần đông chúng ta, cái khó khăn là khởi đầu một cách thật sự. Chúng ta tưởng ḿnh đă bắt đầu khi ḿnh chỉ áp dụng một nếp sống bên ngoài, hoặc một loại hoạt động vật chất hay trí thức nào đó. Nhưng nếu không có một thúc giục thật sự từ bên trong nội tâm, bấy nhiêu hoạt động bên ngoài thường thường thoái hóa thành những thói quen thông lệ, và chúng ta tiếp tục thông lệ đó với niềm hy vọng tiến đến mục tiêu của ḿnh. Một khởi đầu thật sự chỉ khi nào có một ḷng hăng say thúc đẩy, và chỉ có ḷng hăng say thật sự mới có được khả năng thúc đẩy mạnh mẽ để mang lại sự tiến bộ thật sự.

Bây giờ chúng ta hăy xét qua vấn đề bản chất của thế giới mà trong đó hiện nay chúng ta đang sống và rất quen thuộc với chúng ta. Thế giới này có thể được khảo sát một cách trí tuệ bằng nhiều đường lối, trước tiên là nh́n vào sự hiện hữu của chúng ở cơi vật chất. Trong công việc này, chúng ta theo ba chiều hướng t́m hiểu riêng rẽ:

a.- Vị trí hoàn toàn vô nghĩa của quả địa cầu chúng ta trong Vũ trụ mênh mông.

b.- Bản chất của Thời Gian như một sóng thủy triều dâng lên mà một cách tàn nhẫn phá hủy tất cả mọi vật trên con đường đi của nó.

c.- Bản chất ảo ảnh của những vật xung quanh đó chúng ta sống và hoạt động trong cơi vật chất.

Trong sự t́m hiểu này, nên ghi nhớ rằng nó không phải đặt nền tảng trên bất cứ suy đoán hay lư luận triết lư nào, nhưng chính đó là những sự việc thực tế trước mắt của Khoa Học không thể chối căi được. Sự t́m hiểu này sẽ được thực hiện cẩn thận và trung thực do tự mỗi cá nhân, nhưng nên lưu ư độc giả những điểm có tánh chất khoa học để minh họa phương pháp.

Bất cứ ai đă biết qua nhiều sự việc thích thú do những nhà thiên văn thu thập, dù là một cách qua loa về Vũ Trụ vật chất, đều cảm thấy kinh ngạc trước vị trí hoàn toàn không có nghĩa lư ǵ của quả địạ cầu chúng ta trong vũ trụ vô tận, và cái không nghĩa lư ǵ của mỗi cá nhân như là một sinh vật vật chất trên quả địa cầu này. Người ta đă tính toán rằng một nút bần trôi b́nh bồng trên mặt biển Đại Tây Dương c̣n có ư nghĩa lớn lao về quan điểm vật chất, hơn là quả địa cầu trong cuộc du hành đơn độc của nó trong quỹ đạo trên đại dương mênh mông của không gian vật chất. Và một côn trùng bé nhỏ cử động trên ngọn đồi có ư nghĩa to lớn về quan điểm vật chất hơn là một con người cử động trên quả địa cầu. Phần đông dân chúng khi được nhắc nhở về các sự việc vừa kể sẽ nói: “Phải rồi, chúng tôi đều biết qua những điều này, nhưng điều này là ǵ? Chính đó là điểm khó khăn. Chúng ta thấy các sự việc tệ hại này như là sự việc, chứ không thấy ư nghĩa của chúng. Nếu chúng ta thấy một đàn kiến cử động trên một mảnh cây nổi b́nh bồng trên Đại Tây Dương và có thể đi sâu vào sự sống của chúng, và nhận thức đủ loại chương tŕnh mà chúng nó làm và quan tâm một cách thật là nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ bật cười trước sự thiếu năng lực của chúng, v́ không nhận thức được hoàn cảnh bấp bênh và vô nghĩa của chúng hiện nay. Nhưng chúng ta th́ ở trong vị trí c̣n tệ hại hơn về quan điểm vật chất và lại không nhận thức được điều đó chút nào cả, không nhận thức được các ảo tưởng nó khiến chúng ta tiếp tục sống một cuộc sống tự măn, thông thường không hề nao núng, suy nghĩ đến hoàn cảnh hăi hùng mà chúng ta đang bị đặt để như là những thực thể vật chất.

Chúng ta hăy nh́n cùng vấn đề đó không theo quan điểm không gian, mà lại theo quan điểm thời gian. Hỏi vậy chúng ta không biết rằng luồng sóng thủy triều của thời gian tiến bước không ngừng phía sau đời sống chúng ta, vồ nuốt tất cả mọi vật hay sao? Chẳng những chỉ có nhân loại mà c̣n cả những nền văn minh, cho đến các Thái Dương Hệ cũng đang mất dạng trong ấy một cách liên tục. Không một điều ǵ có khả năng chận đứng luồng sóng thủy triều tiến tới này, trong đó có những thế kỷ ch́m vào quên lăng như trong giây phút khi so sánh với kiếp sống của Vũ Trụ. Đương nhiên một tương lai không bờ bến chờ đợi trước mặt chúng ta, nhưng nó cũng gặp một định mệnh tương tợ như thế khi nó nằm trong sự chia cắt không thực tế của hiện tại luôn luôn ngăn đôi quá khứ với tương lai. Hỏi vậy, chúng ta có ư thức thực tại khủng khiếp này liên quan với kiếp sống của chính chúng ta không? Đương nhiên, về trí thức th́ có, nhưng chúng ta có ư thức ư nghĩa thật sự của nó hay không? Không có ǵ cả! Nếu có th́ chúng ta không tiếp tục dửng dưng trước sự việc. Chúng ta không thể măi bằng ḷng tiếp tục sống một đời sống chỉ vật chất thôi cho đến đỗi không cố gắng xé tan tấm màn của Maya (Vị Thần Ảo Ảnh) đă đem lại ảo ảnh này trong trí chúng ta và khiến chúng ta măi bằng ḷng với kiếp sống vật chất này thôi. Nếu chúng ta ư thức thật sự th́ tất cả tham vọng cỏn con và những dục vọng vinh quang hăo huyền sẽ xoăn lại ngay tức khắc. Nếu chúng ta ư thức sự việc này, chúng ta sẽ không nh́n chúng ta và các tham vọng của ḿnh quá nghiêm chỉnh như chúng ta đang làm.

Bây giờ chúng ta hăy nh́n cùng vấn đề đó theo một quan điểm khác. Nếu chúng ta nghiên cứu sự h́nh thành của vật chất đúng như những ǵ Khoa Học đă phát hiện, chúng ta sẽ có thể thấy ngay trọn vẹn ảo ảnh nằm ngay nền tảng của vũ trụ vật chất chúng ta. Điều mà chúng ta công nhận như chất đặc, những vật hữu h́nh xung quanh ḿnh, chúng chỉ gồm có không ǵ khác hơn là những nguyên tử và phân tử đang rung động giữa chúng, và những nguyên tử và phân tử của chính thân thể chúng ta được tổ chức dưới h́nh thức những giác quan. Và vậy các nguyên tử và phân tử ấy như thế nào? Trên thực tế, đó là không gian trống rỗng với những điểm, hoặc cố định, hoặc di chuyển với một tốc độ kinh khủng không thể tả được. Người ta đă tính toán để thấy rằng phần vật chất trong thân thể con người, nếu đông đặc lại bằng cách xóa bỏ mọi thành phần không gian trống rỗng th́ nó chỉ là một hạt bụi quá bé nhỏ, cần phải sử dụng một kính lúp để thấy hạt bụi đó. Vậy hăy suy nghĩ trong giây lát về những điểm di chuyển này trong không gian đă mang lại trong tâm thức chúng ta một cảm tưởng về thực tại như thế nào? Nếu nó không phải là Maya hay ảo ảnh, chúng ta sẽ muốn biết nó là cái ǵ. Khi người ta nói đến các Thực Tại này của đời sống, như là những quan niệm triết lư suông, hoàn toàn không ư thức chút nào đến những bí mật kinh khủng bao vây chúng ta, chúng ta hăy nhớ đến câu trả lời của một nhà hiền triết Ấn Độ khi có người hỏi ông cái ǵ kỳ diệu nhất trong thế gian? Ông đă không ngần ngại trả lời rằng: “Điều kỳ lạ nhứt là sự việc con người thấy những kẻ khác đang chết ở khắp nơi và mỗi lúc xung quanh ḿnh, mà không bao giờ ngạc nhiên hỏi chừng nào cái chết sẽ đến cho bản thân ḿnh”. Ông chỉ cho thấy một khía cạnh của sự bí mật mà khi tra cứu thật sự những bí mật của cuộc đời như là một cái trọn vẹn và ảo ảnh, nó đă làm chúng ta thấy đời sống hoàn toàn khác với những ǵ trong thực tế. Tôi nghĩ rằng tôi đă nói đầy đủ về phương pháp t́m hiểu theo chiều hướng khoa học, và bây giờ chúng ta có thể xem xét một phương pháp khác, trực tiếp liên quan đến các kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta, đó là phương pháp những nhà hiền triết thuở xưa áp dụng để khảo sát bản chất của đời sống và của thế gian trong đó chúng ta đang sống.

Các Ngài khảo sát đời sống b́nh thường của con người từ một quan điểm vô tư và t́m thấy nó không giống như h́nh dáng bên ngoài của nó. Đối với một chàng trai trẻ bước vào cuộc đời tràn đầy các dục vọng của tuổi xuân, cuộc đời tổng quát có vẻ như một luống hoa hồng. Khi y lần hồi lớn lên, vẻ đẹp của hoa hồng này lần lần tan biến và y bắt đầu nhận thức rằng đời sống là một cuộc pha trộn các kinh nghiệm vui sướng và đau thương, và để có thể hưởng thụ những kinh nghiệm thích thú, y phải chuẩn bị chịu đựng và trải qua những kinh nghiệm buồn phiền cho đến đoạn chót của cuộc đời ḿnh, v́ thế tạo ra những Karma (Nghiệp Quả) đủ loại ở mỗi kiếp sống và măi măi bị trói buộc vào bánh xe sinh, tử. Quan niệm này về đời sống nhân loại đặt trên một nền tảng nh́n từ bên ngoài. Nếu sự sống được khảo sát theo ánh sáng của Bồ Đề Tâm, khi mà tánh phân biện thật sự phát sinh bên trong linh hồn, sẽ có một cái nh́n có tính chất hoàn toàn mới lạ và kết luận của điều đó được diễn tả đúng nhứt trong câu cách ngôn mà mọi người đều biết trong quyển Yoga Sutras của Patanjali (II.15): “Đối với những người đă phát triển tánh phân biện th́ tất cả đều là khổ đau, bởi v́ những khổ đau do sự thay đổi, lo âu, những khuynh hướng, và cũng như những xung đột giữa hoạt động các Gunas (bản chất Động, Tịnh và Thăng Bằng) và các Vrittis (những biến đổi của cái trí”.

Đó là câu châm ngôn then chốt của thuyết Kleshas (Khổ Đế) được tŕnh bày trong Phần I của chương II trong quyển Yogas Sutras. Không cần thiết bàn về câu sutra này nơi đây. Nhưng tôi tin chắc rằng: chúng ta phải nghiên cứu sutra này một cách riêng rẽ và thông suốt, cố gắng đi đến một kết luận của ḿnh. Chúng ta không nên chấp nhận lời nói ấy bởi v́ nó lấy từ một luận văn xa xưa và được cho là có thẩm quyền. Chúng ta phải suy gẫm kỹ lưỡng các ư tưởng này và cố gắng hiểu thấu đáo ư nghĩa thật sự của chúng mà không lo sợ nh́n thẳng vào các sự việc.

Phải chăng Patanjali là vị hiền triết duy nhứt của các thời đại quá khứ, một cách tổng quát đă diễn tả rơ rệt quan điểm bi quan ấy về cuộc đời nhân thế? Không phải! Các Đấng Giáo Chủ vĩ đại đến để giải thoát con người khỏi các xiềng xích của ảo tưởng và những hạn chế của đời sống thấp kém, dẫn dắt họ đến những lănh vực của Tâm Linh bắt nguồn từ điểm này. Thí dụ như những lời nói sau đây trích trong quyển Ánh Đạo Phương Đông, thuật lại rơ ràng đời sống và những lời dạy của Đức Phật Thích Ca :

“ Chân lư đầu tiên là Phiền Năo. Nhưng, ngươi chớ coi thường!

Kiếp sống mà ngươi ca ngợi là một cơn hấp hối kéo dài;

Chỉ có khổ đau tồn tại; cái niềm lạc thú của nó;

Ví như những con chim xinh tươi rồi bay mất”.

     *.

*        *

“Đau đón của sự  sinh thành; đau đớn của những ngày không nơi nương tựa;

Đau đớn của tuổi xuân nóng bỏng; đau đớn của buổi đầu thời niên thiếu;

Đau đớn của những năm buồn thảm, giá lạnh và của Tử Thần ngột ngạt,

Những điều đó chiếm trọn thời gian thảm thương của ngươi”.

Trọn lời giảng của Đức Phật đều hướng về ư nghĩ rằng đời sống quen thuộc với tất cả chúng ta không phải như h́nh dáng bên ngoài của nó. Nó là ảo ảnh, vô thường và đầy rẫy khổ đau, và v́ thế chúng ta phải cố gắng vươn lên bằng cách theo một phương pháp được phác thảo trong Bát Chánh Đạo của Ngài.

Trạng thái ngu dốt này, trong đó chúng ta đang sống, được miêu tả một cách sinh động trong các lời chỉ dẫn sau đây của quyển “Tiếng Nói Vô Thinh”: 

Hỡi kẻ hành hương mệt mỏi, con phải trải qua Ba pḥng mới hết nỗi nhọc nhằn

Tên của Pḥng thứ nhất là pḥng Vô Minh (Avidya)

Chính nơi đó là nơi con sinh ra đời, nơi con sống và nơi con sẽ chết.

Nếu con muốn đi ngang qua pḥng thứ nhất một cách an toàn th́ chớ cho trí con nhận lầm ngọn lửa dục t́nh, cháy đỏ nơi đó là ánh Thái dương của cuộc đời.

Bậc Hiền nhân không lưu luyến các vui thú giác quan.

Bậc Hiền nhân không để tâm đến giọng đường mật của ảo mộng.

Con thiêu thân bị ngọn đèn sáng chói hấp dẫn mà phải bị chết trong đĩa dầu lầy đặc. Nếu hồn lơ đễnh không vật ngă được con quỉ mê hoặc và ngạo nghễ th́ hồn sẽ trở lại trần gian làm nô lệ cho Ma vương.

Hăy nh́n xem những Đoàn Hồn lũ lượt, vẩn vơ trên mặt biển ba đào của đời người như thế nào, và sau khi sức đuối, máu rơi, cánh găy, chúng nối nhau rớt xuống những lượn sóng to ra sao. Bị cuồng phong dồn dập, băo bùng lôi cuốn, chúng trôi giạt trong những ḍng nước cuồn cuộn và khi gặp ṿi nước to nào là bị cuốn đi mất.

Kinh Bagavad Gita đầy những đoạn văn chỉ rơ bản chất ảo ảnh và vô thường của đời sống này, trong đó chúng ta đang ở và từ đó chúng ta có thể thoát ra ngoài nhờ phương tiện học hỏi và sùng tín. Đoạn văn sau đây miêu tả các ảo ảnh do những dục vọng và sự thiếu phân biện của chúng ta tạo ra:

“ Ví như ngọn đèn bị khói bao phủ, một cái gương bị bụi đóng, một bào thai bị màng ối bọc xung quanh, sự Hiểu Biết bản chất thật sự của chúng ta bị các dục vọng bao phủ (III.38)

Kẻ thù muôn thuở này của những nhà Hiền Triết, dưới h́nh thức dục vọng – là một ngọn lửa vô độ - bao phủ lấy sự Minh Triết (III.39)

Các giác quan, cái trí và lư luận, được cho là những điểm tựa của nó (vô minh), do đó sự Minh Triết bị bao phủ và làm cho linh hồn ẩn trong thân thể bị bối rối (III.40).

Vài đoạn trích dẫn kể trên mang lại một ít ánh sáng cho vấn đề nguyên thủy mà mỗi người chí nguyện đều phải đương đầu, ấy là: nhận thức bản chất thật sự của đời sống hằng ngày của ḿnh. Từ ư thức này nẩy sinh sức lực thúc đẩy đương sự có được những phương tiện đúng đắn để vượt cao lên trên những trạng thái không đẹp đẽ ấy với một ḷng chân thành ngay thật, chứ không do tập quán thông thường. Hàng trăm lời trích dẫn có thể từ các kinh sách thiêng liêng của thế giới hoặc các lời dạy của những Đấng Giáo Chủ vĩ đại của nhân loại, nhưng điều này không cần thiết. Điều cần không phải là sự quen thuộc với các ư tưởng tổng quát rất được am hiểu trong các giới sinh viên của Minh Triết Thiêng Liêng, nhưng là sự thực hiện những sự việc trung thực liên quan đến đời sống hằng ngày chúng ta. Sự thực hiện này cơ bản khác biệt với sự hiểu biết thông thường, hay là đức tin. Nó do bản chất của sự “nhận thức”, chứ không phải tư tưởng. Nó không phải kết quả của suy nghĩ hay hiểu biết mà là do sự soi rọi của thể trí và ánh sáng của Bồ Đề Tâm, được gọi là “Viveka”, một từ Phạn Ngữ. Một câu hỏi có thể được nêu ra: sự nhận thức này có thể được phát triển chỉ do sự suy gẫm khía cạnh ảo ảnh của cuộc sống như đă vừa kể hay không? Không cần thiết là như thế. Nhưng một sự suy gẫm thâm sâu, nghiêm chỉnh và liên tục về bản chất này, do sự phát khởi một hoạt động trong lĩnh vực thượng trí, kích thích khả năng trực giác của chúng ta, và kết quả của điều này là ánh sáng của Bồ Đề Tâm có thể xâm nhập vào và soi rọi lần hồi trí chúng ta. Cách cầu nguyện nghiêm chỉnh và mănh liệt có thể một phần lớn giúp vào tiến tŕnh và có thể kết hợp với một tư tưởng thâm sâu nữa. Sử dụng một tư tưởng nghiêm chỉnh và một t́nh cảm tha thiết kết hợp nhau rất có hiệu lực để kích động năng khiếu trực giác, bởi v́ tư tưởng và t́nh cảm là hai khía cạnh của Trực Giác. Một phương tiện khác tùy ư chúng ta sử dụng là dùng một câu chú (Mantra). Thí dụ người Ấn Độ có thể dùng chú Gayatri để kích động năng khiếu Bồ Đề Tâm, nhưng đương nhiên không phải là sự lập lại một cách máy móc của một câu chú như là một tập quán có thể đem lại những kết quả, mà là một sự lập lại theo những điều kiện đúng đắn về trí và t́nh cảm của chúng ta.

Bởi v́ ánh sáng của Bồ Đề Tâm soi rọi thể trí tùy thuộc nơi t́nh trạng của thể này thanh trong, yên tịnh và hài ḥa, càng nhiều càng tốt – điều kiện tổng quát của thể trí cũng là một nhân tố quan trọng của vấn đề và không thể bỏ qua hay khinh thường. Cuộc sống không thể chia ra từng khu vực hoàn toàn riêng biệt và vấn đề Phát Hiện Chân Ngă không thể thực hành từng phần, mặc dầu chúng ta có thể khởi sự với một vài điều giản dị và lần hồi nới rộng lĩnh vực cố gắng của chúng ta.

Mặc cho sử dụng những phương tiện nào, mục tiêu của chúng ta phải là bắt đầu nhận thức một cách tự nhiên tánh chất giả tạo của đời sống trong đó chúng ta đang sống. Điều nhận thức này có thể tạo ra một loại khoảng không hoặc sự trống rỗng trong những giai đoạn đầu, và dường như sự sống có vẻ không đáng sống nếu tất cả các lợi lộc trần gian của chúng ta v.v . . . được gỡ bỏ khỏi tay chúng ta, và chúng ta có cảm giác như đang bị treo lủng lẳng giữa không trung. Nhưng đây chỉ là một giai đoạn tạm thời, nó sẽ qua đi khi nào ánh sáng Bồ Đề Tâm trở nên rơ ràng và mạnh mẽ hơn. Chúng ta phải chuẩn bị đương đầu với các sự việc của đời sống và không cho phép trí chúng ta tránh né các sự việc ấy, dù cho chúng có thể có vẻ không thú vị hay tệ hại đến đâu, ở bước đầu tiến tŕnh này của sự Phát Hiện Chân Ngă. Không nên quên rằng, nhờ ánh sáng của Bồ Đề Tâm, chẳng những chúng ta thấy bản chất ảo ảnh của cuộc sống hằng ngày, mà lại cũng bắt đầu “nhận thấy” đời sống thật sự của chúng ta ẩn núp dưới đời sống hăo huyền. V́ thế, giai đoạn không thích thú lần lần phải trôi qua và nhường chỗ cho một giai đoạn khác, trong đó chúng ta cảm thấy một sự gia tăng đặc biệt về sức mạnh, b́nh an và vui mừng bên trong nội tâm ḿnh, mặc dầu vẫn nhận thức bản chất ảo ảnh và vô thường của sự vật xung quanh đó mà chúng ta sống, hoạt động và làm việc.

Sự tiết lộ khía cạnh ảo ảnh và giả tạo của đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ là một xúc tiến vô ư nghĩa, nếu không t́m ra được một lối thoát khỏi nếp sống này. Ở trường hợp đó, tiến tŕnh có vẻ như hay nhứt cho chúng ta là lăng quên tất cả những sự việc này, và giống như người không chịu nh́n vào thực tế vùi đầu ḿnh vào các lạc thú tầm thường và chạy theo lợi lộc trần gian. Đó là hành động của những người không tin tưởng nơi đời sống nội tâm Tâm Linh, vẫn cố gắng làm và phải làm. Và theo lư luận th́ họ hành động hoàn toàn đúng. Sẽ là điều lố bịch khi làm cho chúng ta mất đi, một cách không cần thiết, sự cố gắng chạy theo các lợi lộc và lạc thú tầm thường mà sự sống cung hiến, nếu không có cái ǵ quư báu hơn dành riêng cho chúng ta. Nhưng may mắn thay, đời sống mà chúng ta biết không phải là đời sống này thôi. Nó không phải là đời sống thật sự của linh hồn. Một sự sống thật to tát hơn và vô biên  n đang chờ đợi chúng ta, và chúng ta sẽ sớm muộn ǵ cũng t́m ra nó. Nó ẩn núp bên trong chúng ta, ngay chính trung tâm của con người chúng ta, phía sau các ngóc ngách của trí tuệ và bên dưới cuộc sống ảo ảnh mà chúng ta đang sống. C̣n ǵ hữu lư hơn đối với những ai tin tưởng nơi đời sống Tâm Linh cố gắng vén những bức màn che đậy Thực Tại nội tâm này? C̣n ǵ dại dột hơn cứ măi để Anh Sáng này bị che lấp và sống trong tăm tối, sống trong ngu dốt và khổ đau khi mà Đại Dương của Minh Triết và Phúc Lạc hoàn toàn bao vây chúng ta?

Trong chương kế, chúng ta cố gắng dùng trí tuệ nh́n kỹ vào thế giới thật sự ẩn tàng bên trong chúng ta, mà tất cả các Đấng Giáo Chủ Tâm Linh Cao Cả đều mời chúng ta bước vào, v́ thế cảm hứng mà chúng ta có thể lĩnh hội nhờ một cái nh́n thoáng qua có thể cung ứng cho chúng ta thêm sự khích lệ để cố gắng bước vào thế giới thật sự này với một thái độ nghiêm chỉnh và đúng đắn.

 HOME T̀M HIỂU  NHẬP MÔN  sách  TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ  THƠ   gifts  TẾT 2006  NỮ THẦN ISIS