Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

HỒI GIÁO

(Một bài thuyết tŕnh trước đại hội)

ANNIE BESANT

Bản Dịch Chơn Như 2008

 

 

HỒI GIÁO

 

THƯA CÁC HUYNH ĐỆ

  

Trong số các yếu tố góp phần xây dựng nên một quốc gia th́ tôn giáo là yếu tố quan trọng nhất, là nền tảng cũng như đỉnh cao sinh hoạt quốc gia. Thoạt nh́n quả thật là một lợi ích cho quốc gia khi chỉ có một tín ngưỡng duy nhất, một tục thờ cúng duy nhất trong đó đứa trẻ ngay từ khi ở trong ḷng mẹ đă học nói cách ngọng nghịu cùng một lời cầu nguyện, suy tư theo cùng một đường lối tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng tôi thấy dường như sự chiến thắng của tôn giáo c̣n lớn lao hơn nữa nếu có nhiều tín ngưỡng trong một dân tộc và tất cả đều tôn thờ một Đấng Thượng Đế duy nhất với nhiều hồng danh khác nhau và nhiều h́nh thức khác nhau; nếu một dân tộc như thế có thể tập hợp thành một quốc gia đơn nhất và t́m được một sự thống nhất sâu xa hơn trong nhiều tín ngưỡng, t́m được lai lịch của tôn giáo chân chính trong những sự biến thiên của tôn giáo. Nếu điều đó có thể xảy ra (trong lịch sử lâu dài của thế giới chưa hề xảy ra điều đó) th́ tôi thấy dường như tôn giáo quả thật đă thành tựu được sự khải hoàn cao quí nhất và trong hài âm nhiều hợp âm của đủ thứ tín ngưỡng ḥa lẫn thành ra một tổng thể du dương duy nhất, Minh Triết Thiêng Liêng ắt đă đạt được sự khải hoàn hùng dũng nhất và T́nh Huynh Đệ của con người đă nêu được tấm gương cao cả và vĩ đại nhất. Khả năng như thế ở phía trước mặt Ấn Độ và chỉ trước mắt Ấn Độ thôi trong số các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia khác đều có đức tin, một đức tin từ biên giới này sang biên giới bên kia; nhưng ở Ấn Độ có gieo trồng đủ mọi tín ngưỡng trên thế giới; do đó ở đây và chỉ ở đây thôi th́ các tín ngưỡng ấy mới có thể đạt được sự đơn nhất và sự thành tựu đầy quyền năng.

Bạn ắt nhớ rằng cách đây ba hoặc bốn năm, tôi có nói với bạn về bốn tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Bái hỏa giáo, Phật giáo và Ki Tô giáo. Điều này để sót lại ba tín ngưỡng vẫn c̣n t́m được nơi cư trú trên mảnh đất Ấn Độ, tín ngưỡng Hồi giáo, tín ngưỡng Kỳ na giáo và tín ngưỡng đạo Sikh – cả ba tín ngưỡng c̣n lại này hợp thành bảy tín ngưỡng của Ấn Độ và thế giới. Hiện giờ chúng ta chia rẽ người Ấn Độ này với người Ấn Độ kia, tâm hồn này với tâm hồn nọ; giờ đây chúng ta ngăn cách người thuộc tín ngưỡng này với người thuộc tín ngưỡng khác và những kẻ chỉ tôn thờ một Đấng Duy Nhất thôi lại chia rẽ nhau về danh xưng của Ngài. Hỡi chư Huynh Đệ, nếu trên mảnh đất này chư Thần linh ban phúc cho chúng ta tạo ra được sự thống nhất tôn giáo; nếu ở đây một quốc gia duy nhất có thể xây dựng dựa trên nhiều tín ngưỡng; nếu người Hồi giáo có thể yêu thương người Ấn giáo và người Ấn giáo yêu thương người Hồi giáo; nếu Ki Tô hữu có thể bắt tay tín đồ Bái hỏa giáo và tín đồ Bái hỏa giáo bắt tay người Ki Tô hữu; nếu tín đồ Kỳ na giáo, Phật tử và tín đồ đạo Sikh có thể yêu thương nhau như anh em chứ không ghét bỏ nhau như ḱnh địch, th́ bấy giờ tôn giáo sẽ chiến thắng và chỉ bấy giờ thôi th́ hồng danh của Thượng Đế mới trở thành một danh xưng an b́nh.

Hôm nay, ngày mai và ngày mốt, chúng ta sẽ xét tới ba tín ngưỡng c̣n lại ở Ấn Độ và vào ngày cuối cùng chúng ta sẽ xét tới đâu là sự hiệp nhất và đỉnh cao của nó tức Minh Triết Thiêng Liêng, Thông Thiên Học. Nó vốn chung cho mọi tín ngưỡng và cũng thuộc về mọi tín ngưỡng; không một tín ngưỡng nào có thể yêu sách Minh Triết Thiêng Liêng là độc quyền của ḿnh và loại trừ huynh đệ khác mà mỗi người đều có thể cho rằng Minh Triết Thiêng Liêng là của ḿnh v́ bao hàm mọi tín ngưỡng. Đó là công tŕnh của ta vào ngày kỷ niệm Chu niên này; mong sao công tŕnh ấy sẽ được các bậc Đạo sư của mọi tôn giáo trên thế giới ban phúc cho các môn đồ có thể yêu thương nhau và hiệp nhất lại cũng như các bậc Đạo sư vậy. Lúc bấy giờ quả thật Ấn Độ sẽ trở thành một quốc gia vô tiền khoáng hậu; bấy giờ Ấn Độ sẽ là một dân tộc duy nhất từ dăy Hi mă lạp sơn ở phía Bắc cho tới mũi Comorin ở phía Nam, bấy giờ ta sẽ biết tới tên gọi Ấn Độ là tên gọi của một quốc gia duy nhất trong một đế quốc hùng cường. Đó là sự khải hoàn của tôn giáo và bạn được hiệu triệu dùng đức tin và t́nh thương của ḿnh ngày nay để phục vụ cho công tŕnh ấy.

 

*    *    *    *

Có bốn điều mà ta cần nghiên cứu trong một tôn giáo:

- Giáo chủ của nó – cuộc đời và tính cách của người sẽ gây dấu ấn lên nó.

- Tôn giáo công truyền dành cho đại chúng.

- Triết lư cần thiết dành cho người có học và có văn hóa.

- Thần bí học biểu diễn sự khao khát mang tính đại đồng thế giới của Tinh thần con người muốn hiệp nhất với cội nguồn của ḿnh.

Vậy th́ ta hăy nghiên cứu HỒI GIÁO.

Giờ đây xin các bạn cùng tôi tới viếng thăm xứ Syria và Ả rập. Khi thế kỷ thứ 6 của công nguyên đă xảy ra trên thế giới th́ bạn hăy cùng tôi đến xem t́nh trạng của xứ Ả rập chợ phiên và xứ Syria nơi Đấng Ki Tô đă sống ở đó. Chiến tranh tôn giáo khắp mọi phương diện đă làm tan nát nhà cửa và phân ly dân chúng, những cuộc tranh căi tàn bạo và đẫm máu, những mối hận thù truyền kiếp kéo dài từ đời này sang đời khác; những sự oán ghét chia rẽ người với người, thị tộc với thị tộc, bộ tộc với bộ tộc. Ta hăy xem xứ Ả rập nơi có tục sùng bái ngẫu tượng tàn bạo và khốc liệt thậm chí hiến dâng con người để tế lễ ngẫu tượng; nơi đó tín đồ cử hành lễ hội trên xác của những người chết; nơi đó ḷng tham dục thế chỗ cho t́nh yêu thương con người và sự dâm dật cực độ đă thế chỗ cho sinh hoạt gia đ́nh; nơi đó những cuộc chiến tranh cay đắng và đẫm máu đă bùng nổ với chỉ một sự khiêu khích nhỏ nhất; nơi đó quyến thuộc này tàn sát quyến thuộc kia; người hàng xóm này giết hại người lân cận kia và cuộc sống hầu như quá ô trược đến nỗi không lời lẽ nào tả xiết được.

Một Đứa trẻ đă chào đời trong cái địa ngục sục sôi ấy của ḷng đam mê, thói tàn sát, sự tham dục và thói độc ác của con người. Y “mở cặp mắt ngây thơ chào đời” vào ngày 29 tháng 8 năm 570 sau Công nguyên ở Mecca, và sinh ra trong một thị tộc Quraish. Vài tuần trước khi y chào đời th́ cha y đă mất – cha y đang tràn đầy nhựa sống tuổi tráng niên đă bị bố đẻ ḿnh từ bỏ để dùng làm vật hiến tế và sinh mệnh của y dường như có thể nói là được cứu sống bằng phép lạ qua cửa miệng của vị nữ tư tế đền thờ, bà ra lệnh tha chết cho thanh niên. Người góa phụ chỉ góa bụa được vài tuần đủ để sinh ra đứa con, rồi chỉ vài năm ngắn ngủi trôi qua th́ bà cũng theo gót người chồng ra nghĩa địa. Y lớn lên trong nhà của ông nội, đó là một đứa trẻ kín đáo, miệng im như thóc, dễ mến, dịu dàng, kiên nhẫn, ai cũng lấy làm thương. Chỉ vài năm sau nữa th́ đến lượt ông nội cũng mất. Một ông chú tên là Abū Tālib thuộc ḍng cao quí nhất trong số họ hàng đă nhận đứa trẻ mồ côi (hai lần, ba lần mồ côi) về nhà ḿnh nuôi và y lớn lên ở đó cho tới tuổi thanh xuân. Bấy giờ y đi du hành buôn bán kinh doanh xuyên qua xứ Syria, dùng đôi mắt thâm trầm để quan sát những phong cảnh náo nhiệt diễn ra xung quanh ḿnh. Lúc y đă được 24 tuổi đời th́ trong chuyến du hành qua Syria, y gặp một người bà con nữ, lớn tuổi hơn y nhiều tên là Khadīja. Khi y trở về, bà ta thấy y rất trung thành, rất thanh bạch, rất trinh khiết, rất đáng tin cậy đến nỗi bà bèn cưới y rồi cả hai trở thành vợ chồng – Muhammad c̣n chưa là bậc Đạo sư, Khadīja c̣n chưa là môn đồ, trưởng tràng, họ chỉ là một người trai trẻ và một gái có tuổi nhưng cuộc hôn nhân của họ hạnh phúc đến nỗi nó vẫn c̣n là một trong những cuộc phối ngẫu lư tưởng nhất trên thế gian. Cho đến khi bà bỏ lại y chịu cảnh góa vợ lúc ông mới được 50 tuổi sau 26 năm mặn nồng cuộc sống vợ chồng.

Sau khi cuộc hôn nhân xảy ra th́ tới 15 năm suy tư trong đó cuộc sống nơi ngoại giới thật êm đềm nhưng sự xung đột trong nội tâm thật khủng khiếp. Khi ông thả bộ ngang qua đường phố Mecca, những đứa trẻ chạy ùa ra bám lấy gối ông. Ông bao giờ cũng nói một lời âu yếm với đứa trẻ, vuốt ve những đứa bé con, ông không bao giờ nuốt lời; lời khuyến cáo tử tế của ông bao giờ cũng phục vụ cho người nghèo và kẻ khốn khổ. Họ gọi ông là Al Amīn, tức “người đáng tin cậy”, đây là tên gọi mà những người láng diềng dành cho kẻ nào đáng được tin cậy, một danh xưng cao quí nhất mà một người có thể đạt được. Nhưng trong khi cuộc sống ngoại giới hữu ích, êm đềm và hữu dụng như thế th́ đời sống nội tâm của ông ra sao? Ôi! Ai mà tả cho xiết được những cơn băo ḷng đau đớn và oằn oại đă thôi thúc bậc Đạo sư vị lai đi vào hoang mạc kế cận để vật vă với phần hồn của chính ḿnh trong sự trăn trở mà chỉ những kẻ được Thượng Đế linh hứng mới có thể nếm mùi. Y chạy trốn vào hoang mạc hết tháng này sang tháng khác ṛng ră suốt 15 năm trời ấy; ông nằm cô đơn trong hang động nơi hoang mạc để tham thiền, cầu nguyện, cay đắng nghi ngờ bản thân và tự vấn thắc mắc xem đâu là thông điệp mà ḿnh nghe được: “Nhân danh Chúa, con hăy khóc đi”. Ḿnh là ai mà phải khóc? Mà ḿnh khóc cái ǵ mới được chứ? Bị dằn vặt v́ nỗi nghi ngờ và oằn oại, thất vọng về bản thân chẳng biết ḿnh có quyền năng thật sự ǵ chăng, ông vốn là kẻ thất học và chưa được rèn luyện th́ làm sao mà t́m được cái tiếng nói nội tâm hiệu triệu ḿnh? Biết đâu đó lại chẳng phải là cái ḷng ngă mạn của ḿnh, cái tính tự phụ của ḿnh, cái ḷng khao khát áp chế người khác của ḿnh đă kêu gọi ḿnh chứ đâu phải tiếng nói của Đấng Tối Cao ra lệnh cho bậc Đạo sư thốt lên Ngôi Lời? Thế là 15 năm đă trôi qua, những năm trăn trở mà ít có thể đo lường được để rồi một đêm cũng giống như mọi đêm, khi ông nằm dài ra trên mặt đất trong cơn oằn oại th́ một ánh sáng từ trên Trời chiếu xuống xung quanh ông và một h́nh thù vi diệu hiện ra trước mắt ông: “Hăy đứng dậy đi, mi là bậc Đạo sư của Thượng Đế, hăy đi ra và kêu khóc nhân danh Chúa”. “Tôi kêu khóc cái ǵ đây?” vị Thiên thần bảo: “Cứ kêu khóc đi”, thế rồi Thiên thần dạy cho ông về việc cấu tạo nên các thế giới, việc tạo ra con người, dạy ông về sự thống nhất của Thượng Đế, về bí nhiệm của các Thiên thần, dạy ông cả công tŕnh ngay trước mắt. Ông là con người cô đơn nhất, xung quanh là cả một quốc gia, ông phải đi ra ngoài kêu khóc và kêu khóc nhân danh Chúa.

Ông bèn đi ra, chạy ùa về nhà rồi té xuống đất ngay ở trước nhà nơi đó có Khadīja. Ông bèn bảo bà: “Tôi biết làm ǵ bây giờ?”. “Tôi là ai?”. “Là cái ǵ?”. Tiếng nói của người vợ trung thành vang lên: “Không đâu chàng, thật là chân thực và trung kiên, chàng chưa bao giờ nuốt lời, thiên hạ đều biết tính t́nh của chàng, Thượng Đế không lừa gạt kẻ thuần thành đâu; vậy th́ chàng cứ nghe theo tiếng nói ấy, hăy tuân lời hiệu triệu ấy”. Thế là tiếng nói của bà vợ, môn đồ trưởng tràng, đă đem lại chút ít can đảm cho tâm hồn con người đang nao núng trước sứ mệnh vĩ đại khiến ông hiên ngang đứng lên. Giờ đây không c̣n chỉ là Muhammad mà là bậc Đạo sư Ả rập, Người sẽ biến xứ Ả rập thành một quốc gia ổn định, một cường quốc và tín đồ sẽ mang ngọn đuốc khoa học để lại thắp sáng cho Âu châu nơi mà đuốc đă tắt; tín đồ cũng xây dựng nên một đế quốc hùng cường với động cơ thúc đẩy là ḷng sùng tín bậc giáo chủ độc nhất vô nhị không tín ngưỡng nào sánh kịp. Bạn nên nhớ rằng v́ bạn không thuộc về tín ngưỡng của bậc Đạo sư Ả rập chứ trong số tất cả nhiều tín ngưỡng của con người không có tín ngưỡng nào được tin tưởng tha thiết hơn, được đam mê tuân theo hơn những lời nói ra từ cửa miệng của bậc Đạo sư Ả rập. Và theo lời Bain, nếu ta cần có bằng chứng về niềm tin ấy th́ ta hăy thử quan sát các tín đồ để coi lời dạy của ông đă ngấm sâu vào hành động của cuộc đời họ đến đâu. Một người Hồi giáo chưa bao giờ biết xấu hổ khi qú xuống cầu nguyện mặc dù xung quanh ḿnh là những kẻ chế nhạo và thù ghét bậc Đạo sư. Ta hăy xem đức tin nơi y đă thắng lướt được mọi sự sợ chết. Ta biết ở đâu ra cái chủ nghĩa anh hùng vĩ đại hơn tính cách anh hùng của những tu sĩ Hồi giáo Phi châu, họ xung phong lên trên trận địa, bị súng Gatling càn quét rồi gục xuống chết, từng hàng từng hàng trước khi tiến đến tận hàng ngũ quân thù, xung phong xả thân giống như những người khác hớn hở đi về nhà cô dâu. Đó là v́ t́nh yêu thương bậc Đạo sư và tín ngưỡng Hồi giáo?

Một tín ngưỡng như thế ắt phải có triển vọng trong thế giới tương lai. Một tín ngưỡng như thế phải vươn cao hơn mức nó đạt được ngày nay.

Ta hăy trở lại với bậc Đạo sư chỉ có một môn đồ duy nhất là người vợ của ḿnh. Các môn đồ kế tiếp đều là bà con họ hàng thân tín nhất. Điều này nói lên một cái ǵ đó về con người ấy. Thật dễ thu nhận môn đồ trong một đám đông, cái đám đông chẳng biết bạn là ai, cái đám đông chỉ thấy bạn hùng hồn trên bục giảng, cái đám đông chỉ nghe thấy bạn nói qua một bài thuyết tŕnh đă viết sẵn hoặc trả lời những thắc mắc được nêu lên. Nhưng trở thành một bậc Đạo sư đối với vợ ḿnh, đối với con gái ḿnh, đối với con rễ ḿnh và đối với họ hàng thân cận, ôi ! đó quả thật là một bậc Đạo sư, một sự khải hoàn mà thậm chí chính Đấng Ki Tô cũng chưa thể đạt được. Đó là các môn đồ đầu tiên của ông. Tuy nhiên, Abū Tālīb, người suốt đời bảo hộ cho ông lại không chấp nhận ông như là bậc Đạo sư, cái người từ khi c̣n tấm bé đă bám lấy đầu gối của ḿnh. Ông trả lời rằng: “Hỡi con của anh ta ơi, ta không thể từ bỏ tôn giáo của cha ông; nhưng nhân danh Thượng Đế Tối Cao, trong khi ta c̣n sống, ta sẽ không để cho ai dám gây phương hại cho ngươi”. Thế rồi quay sang Ali, con ruột của ḿnh, vị tộc trưởng khả kính vặn hỏi xem tôn giáo của y là ǵ? Ali trả lời: “Thưa cha, con tin vào Thượng Đế và bậc Đạo sư của Ngài, cho nên con xin đi theo Ngài”. Abū Tālīb: “Được thôi con ạ, y sẽ chẳng kêu gọi con làm điều ǵ ngoại trừ những điều tốt đẹp đâu, cớ sao con lại thoải mái trung thành với y” [[1]]. Ông lao động vất vả trong ba năm y trời im lặng, và đến hết ba năm th́ có 30 môn đồ xưng tụng ông là bậc Đạo sư của Chúa. Thế rồi ông giảng bài giảng đầu tiên trước công chúng, giảng dạy về tính thống nhất của Thượng Đế, rao giảng chống lại việc hiến tế con người, chống lại sự tham dục rượu chè say sưa và sinh hoạt ô uế. Thế rồi có thêm một số người nữa tụ tập xung quanh ông. Chịu ảnh hưởng ngọn lửa hừng hực toát ra từ miệng lưỡi được linh hứng của ông. Nhưng khi ông tụ tập được những người khác xung quanh ḿnh th́ sự đàn áp dữ dội bùng nổ với những cuộc tra tấn khủng khiếp mà da thịt con người hầu như không chịu nổi. Người ta xé tan đám tín đồ của ông ra từng mảnh, quẳng họ lên những cái cọc xuyên, đặt họ dưới cát nóng bỏng mặt ngửa lên hướng về mặt trời Ả rập, trên ngực dằn những tảng đá nặng trĩu, người ta ra lệnh cho họ chối bỏ Thượng Đế và bậc Đạo sư, thế mà các môn đồ lại th́ thào trước khi chết: “Chỉ có một Thượng Đế duy nhất và Mahummad chính là bậc Đạo sư”. Xem này ! chỉ có một người duy nhất, họ xẻo thịt của y ra từng miếng một và khi xẻo thịt như thế họ cười đùa bảo rằng: “Mi có muốn Mahummad thế chỗ cho mi để cho mi được b́nh yên vô sự về nhà chăng?”. Kẻ hấp hối trả lời: “Xin Thượng Đế làm chứng cho con, con đâu có yên tâm ở nhà với vợ con và tài sản nếu Muhammad v́ thế mà phải chịu một mảnh gai châm chích vào người”. Ông đă gợi hứng được cái t́nh thương ấy nơi kẻ chịu chết v́ ông.

Cuối cùng th́ đám tín đồ của ông cũng bắt đầu chạy trốn, đi tị nạn nơi các chế độ khác và nghe ngóng một lúc để xem liệu những người mà ông đă cứu rỗi khỏi điều độc ác nói về bậc Đạo sư này như thế nào và nói về điều mà ông đă làm cho họ v́ sự chứng nhận của bậc môn đồ là sự chứng nhận tốt nhất đối với bậc thầy và chính nơi đây mà ta học được nhiều nhất về việc con người ấy đă gây xúc động cho tâm hồn tín đồ của ḿnh đến đâu. Phát ngôn viên của ṭa đại sứ tiếp nhận kẻ tị nạn có nói: “Hỡi Đức Vua, chúng ta bị đắm ch́m trong vực thẳm của sự ngu dốt và dă man . . . chúng ta tôn thờ ngẫu tượng, chúng ta sống không trinh khiết, chúng ta ăn xác chết và chúng ta mở miệng ra là chưởi rủa; chúng ta không đếm xỉa ǵ tới xúc cảm của loài người, coi thường bổn phận hiếu khách và t́nh lân bang, chúng ta chẳng biết tới một luật nào khác hơn là luật của kẻ mạnh, trong khi đó Thượng Đế đă dựng nên giữa chúng ta một con người mà chúng ta có biết về thân thế, tính trung thực, ḷng ngay thẳng và sự trong sạch của người; người kêu gọi chúng ta hiệp nhất với Thượng Đế và dạy chúng ta đừng liên kết Thượng Đế với bất cứ thứ ǵ; người cấm chúng ta tôn thờ ngẫu tượng, ra lệnh cho chúng ta nói sự thật, trung thành với những bậc đáng tin cậy, từ bi và tôn trọng quyền của người lân cận, người cấm chúng ta nói lời độc ác với phụ nữ hoặc ăn chận tài sản của cô nhi; người ra lệnh cho ta hăy chạy trốn mọi thói xấu, kiêng cử mọi điều ác, hăy cầu nguyện, bố thí, tŕ trai. Chúng ta tin vào người, chúng ta chấp nhận các giáo huấn của người” [[2]].

Đó là chứng nhận của các tín đồ về giáo huấn của bậc Đạo sư, họ đă làm chứng cho đấng mà họ xả thân v́ ngài.

Và giờ đây ông là loại người nào mà tín đồ cứ tụ tập xung quanh ông? Có một ngày khi ông đi tới một người giàu mà ông muốn thu phục về chính nghĩa của ḿnh – bởi v́ thu phục được những người giàu và có thế lực nghĩa là mang lại sức sống cho các tín đồ - th́ một người mù lẻo đẻo đi theo kêu lớn lên: “Hỡi bậc Đạo sư của Thượng Đế, xin ngài hăy dạy cho con đường lối cứu chuộc”, nhưng ông chẳng thèm nghe. Ông đang đi tới bậc thượng lưu giàu có, thế mà cái tên ăn mày mù ḷa này tại sao lại muốn chặn đường ông? Kẻ ăn mày mù ḷa đâu có biết ông đang bận rộn cho nên kêu toáng lên: “Hỡi bậc Đạo sư của Thượng Đế, xin ngài hăy chỉ đường cho con”. Bậc Đạo sư cau mày ngoảnh mặt đi. Ngày hôm sau có một thông điệp măi măi được ghi vào kinh Al Qurān. Ông “chép nó vào trong đó để cho mọi người nhớ măi”. “Bậc Đạo sư cau mày ngoảnh mặt đi v́ người mù cứ xán lại gần ḿnh: Làm sao mà bạn biết được liệu y có lẽ sẽ được tẩy sạch khỏi mọi tội lỗi, hoặc liệu y có được khuyên răn và lời khuyên ấy có ích lợi ǵ cho y chăng? Cái người giàu sang th́ con tiếp đăi kính cẩn trong khi đó đâu phải là nhiệm vụ của con, y đâu có được tẩy trược; nhưng cái kẻ đến với con tha thiết mưu cầu sự cứu chuộc và biết kính sợ Thượng Đế th́ con lại xua đuổi. Từ nay trở đi con tuyệt nhiên không được hành động như thế nữa” [[3]]. Ngày sau đó, khi bậc Đạo sư gặp lại người mù ḷa th́ ông bèn tiếp đăi y rất kính cẩn và bảo rằng: “Ta phải hoan nghênh con người này, chính v́ y mà Chúa đă quở trách ta” và ông phong cho y làm thống đốc của Medina tới hai lần.

Bậc Đạo sư của Ả rập là một vĩ nhân xiết bao khi tường thuật lại lời quở trách bản thân cũng thoải mái như lời khuyên răn các tín đồ của ḿnh. Đạo sư Mahummad là người như thế đấy.

Nhưng sự ngược đăi khủng khiếp và càng ngày càng khiếp đảm đến nỗi cuối cùng đám môn đồ của ông chạy trốn đi tứ tán mọi phương cho tới khi rốt cuộc chỉ c̣n lại mỗi một người; bậc Đạo sư không chịu chạy trốn cùng với ông chú chưa bao giờ chịu nhập đạo, tức nhà quí tộc Abū Tālib. Ông chú đến bảo ông: “Hỡi con của anh ta  ơi, hăy dẹp việc đó đi, hăy từ bỏ cái chính nghĩa vô vọng này”. Bậc Đạo sư trả lời: “Không đâu thưa chú, nếu người ta đặt mặt trời lên tay phải của con và mặt trăng lên tay trái của con để cưỡng ép con từ bỏ công việc của ḿnh th́ quả thật con sẽ chống cự cho tới cùng đến khi nào một là Thượng Đế hiển lộ được chính nghĩa của Ngài hoặc là con chịu chết trong toan tính ấy”. Thế rồi v́ tâm hồn con người nơi ông đă tan nát trước việc ông chú thân thương luôn luôn bảo hộ ḿnh bây giờ cũng ngoảnh mặt quay lưng với ḿnh; ông bèn lấy cái áo khoác ngoài trùm lên mặt để che giấu đi sự đau khổ và ngoảnh mặt bước đi. Thế rồi tiếng gọi của ông chú vọng theo ông: “Hăy ngừng lại, ngừng lại, cứ nói lên điều mà con thích; nhân danh Chúa, ta sẽ chẳng bao giờ bỏ rơi con, không đâu, chẳng bao giờ” [[4]].

Nhưng bây giờ ông chú đă chết rồi. Đó là “năm tang tóc”, tồi tệ hơn cả ngàn lần so với khi Khadīja chết, vợ ông, người yêu duy nhất, kẻ dấu yêu của ông. Ông c̣n lại một ḿnh côi cút sau 26 năm trời sống cuộc đời hôn nhân toàn bích – cô độc.

Đôi khi bậc Đạo sư ra sức thu phục một vài người cải đạo trong đám các thương gia viếng thăm Mecca, và có một lời thệ nguyện của sáu người cải đạo đă được trao truyền cho chúng ta. Nó được thực hiện trên đồi Akaba và được gọi là lời thệ nguyện Akaba: “Chúng tôi sẽ không gán ghép bất cứ thứ ǵ cho Thượng Đế. Chúng tôi sẽ không ăn cắp, phạm tội ngoại t́nh, thông dâm, chúng tôi sẽ không giết con trẻ, chúng tôi sẽ kiêng không vu khống và nói xấu; chúng tôi sẽ nghe lời bậc Đạo sư về  mọi chuyện đúng đắn và chúng tôi sẽ trung thành với Ngài dù là lúc đang hạnh phúc hay khi đau khổ” [[5]].

Cuối cùng chỉ c̣n lại mỗi một ông già trung thành Abū Tālīb và Ali ở lại với bậc Đạo sư, và ông quyết tâm chạỵ trốn. Kẻ thù đă nhốt ông trong một căn nhà nhỏ và ở đây người ta ra sức ám sát ông. Thế là ông bèn trốn thoát qua cửa sổ. Và xem ḱa, đó là năm 622 sau Công nguyên mà thiên hạ gọi là Hijra, Hegira, năm rời bỏ Mecca nhưng là năm khởi đầu kỷ nguyên Hồi giáo. Những người trốn tránh bị săn đuổi, người ta treo giá cho cái đầu của bậc Đạo sư. Ông già Abū Bakr run sợ nói: “Chúng ta chỉ c̣n có hai người”. Muhammad trả lời: “Không đâu, chúng ta có tới ba người lận, Thượng Đế ở cùng với chúng ta” [[6]].

Ông chạy trốn tới Medina, và ở đó thiên hạ hoan nghênh ông, các môn đồ bắt đầu bu quanh ông và ông được tôn lên làm Đấng Trị V́ Quốc gia. Nhưng xem ḱa, kẻ thù từ Mecca đuổi theo ông, hàng đoàn những kẻ đă hành hạ và tra tấn tín đồ của ông, đội ngũ của ông c̣n nhỏ bé trong khi hàng ngũ của quân thù thật là hùng mạnh. Họ giao chiến với nhau – trận đánh Badr. Bậc Đạo sư hét lớn lên: “Chúa ơi, nếu đội ngũ nhỏ bé này mà bị chết đi th́ sẽ chẳng c̣n ai tôn thờ Ngài một cách trong sạch”[[7]]. Có một trận đánh khốc liệt; những luồng gió và cát gay gắt dường như chiến đấu hỗ trợ người Hồi giáo. Ông đă chiến thắng v́ lực lượng của quyền năng Thượng Đế về phe với ông và quả thật mọi người coi ông là bậc Đạo sư của Chúa. Đây là lần đầu tiên Mahummad gây đổ máu khi đẩy lui một cuộc tấn công. Xưa nay ông bao giờ cũng dịu hiền, từ bi, “ẻo lả như phụ nữ” (quân thù gọi ông như thế) nhưng giờ đây ông không c̣n là một cá nhân riêng tư và đă tha thứ cho mọi điều sai trái ḿnh phải chịu đựng; ông là Đấng Trị V́ Quốc gia, Viên tướng chỉ huy một quân đội với những bổn phận mà thuộc hạ đă ủy thác cho ông. Sẽ đến ngày mà những tội ác (được ông tha thứ với tư cách một con người) phải bị trừng phạt khi ông có tư cách là nhà cai trị, và bậc Đạo sư Mahummad không phải là kẻ đa cảm hay nhu nhược. Sau khi ông thắng trận ở Badr, chỉ có hai người bị hành quyết và trái với thông lệ Ả rập, theo lệnh của bậc Đạo sư, tù nhân được đối xử một cách tử tế nhất, quân Hồi giáo cấp bánh ḿ cho tù nhân và chỉ giữ lại chà là cho bản thân.

Giờ đây sau những năm chinh chiến và những năm xáo trộn khó khăn, căi vă nhau trong đám tín đồ, kẻ thù lại vây quanh ông. Nhưng có một bối cảnh đẹp đến nỗi tôi phải dừng lại một lúc để nói về nó. Đă có một trận chiến và sự khải hoàn; chiến lợi phẩm đă được chia chác và những người theo ông trung kiên lâu dài nhất lại không được chia chiến lợi phẩm; thế là có sự giận dữ và phàn nàn khiến ông phải nói rằng:

“Hỡi Ansār. Ta đă nghe bạn x́ xào bàn tán trong hàng ngũ. Khi ta đến với bạn, bạn đang đi lang thang trong u minh và Chúa đă chỉ đường ngay lẽ phải cho bạn; bạn đang đau khổ và Ngài đă khiến cho bạn hạnh phúc: ḷng hận thù chất chứa trong bạn và Chúa đă làm cho tâm hồn bạn tràn đầy t́nh thương và sự ḥa đồng huynh đệ. Hăy nói cho ta biết có phải như thế chăng?” Họ trả lời: “Quả thật đúng như lời Ngài nói, hảo ư và ân phúc thuộc về Chúa và bậc Đạo sư của Ngài”. Bậc Đạo sư tiếp tục nói: “Không đâu, nhân danh Chúa, nhưng bạn có thể trả lời đúng đắn v́ bản thân tôi cũng đă chứng nhận sự thật ấy: Các ngươi đến với chúng ta khi bị xua đuổi coi như là một kẻ lừa bịp, và chúng tôi tin vào bạn; bạn đến với chúng tôi là một kẻ tị nạn bơ vơ và chúng đă giúp đỡ bạn; bạn là một kẻ nghèo nàn cặn bă của xă hội và chúng tôi cung cấp cho bạn nơi nương náu; bạn không có được tiện nghi vật chất và chúng tôi an ủi bạn”. Hỡi các Ansār, tại sao ḷng bạn lại xao xuyến v́ những chuyện sinh hoạt như thế? Chẳng lẽ bạn không thỏa măn khi những người khác có được bầy đàn gia súc và lạc đà, c̣n bạn trở về nhà chỉ có tôi đi theo cùng? Nhân danh Đấng đă nắm trọn cuộc đời của tôi, tôi sẽ chẳng bao giờ bỏ rơi bạn. Nếu toàn thể loài người đi theo một đường, c̣n các Ansār đi theo một nẻo khác th́ quả thật tôi sẽ gia nhập hàng ngũ các Ansār. Chúa ưu ái bạn, ban phúc cho bạn, cho con và cháu bạn”. Những người chiến sĩ thô bỉ ấy khóc rống lên cho tới khi “nước mắt tràn đầy xuống râu họ” theo lời kẻ viết niên sử: “Đúng vậy thưa bậc Đạo sư của Thượng Đế, chúng tôi rất bằng ḷng với phần chia của ḿnh” [[8]].

Hỡi chư huynh đệ theo Ấn giáo vốn chẳng biết chút nào về bậc Đạo sư Ả rập vĩ đại, bạn đâu có cảm được sự hấp dẫn của bậc đạo sư ấy – quyền năng nơi người đă khiến cho thiên hạ chịu tra tấn và giáp mặt với cái chết v́ lợi ích của người, nó đă khiến cho ḷng yêu thương người kéo dài qua nhiều thế kỷ; thế nhưng người đă khăng khăng nhấn mạnh tới những khuyết điểm của chính ḿnh: “Tôi chỉ là một người b́nh thường thôi” – thậm chí t́nh thương ấy chưa bao giờ thần thánh hóa được người.

Thế là những sự việc tiếp diễn trong 10 năm để rồi cũng tới lúc kết liễu. Khi đă cầu nguyện xong thiên hạ nhấc bổng người lên tới tận đền thờ Hồi giáo v́ ngài quá yếu nên tự ḿnh không thể đứng vững được, Ali và Fazl đỡ người ở mỗi bên và ngài cất cao giọng nói yếu ớt, hét lên: “Hỡi các tín đồ Hồi giáo! nếu ta đă từng đối xử sai trái với bất kỳ người nào trong các bạn th́ giờ đây ta sẽ đền đáp lại; nếu ta thiếu nợ bất cứ người nào một thứ ǵ th́ tất cả những thứ mà ta ngẫu nhiên sở hữu được sẽ thuộc về các bạn”. Có một người bảo rằng ông thiếu nợ y ba dirhems và người ta trả cho y những đồng tiền, món nợ cuối cùng được thanh toán trên trần thế [[9]]. Đó là lần cuối cùng ông viếng thăm đền thờ Hồi giáo, ông được gọi về trời v́ công việc của ông đă hoàn tất. Ông nằm cầu nguyện và giọng nói của ông ch́m xuống thành ra lời th́ thào yếu ớt, đó là ngày mùng 8 tháng 6 năm 632 sau Công nguyên và bậc Đạo sư rời bỏ thân xác ṃn mơi của ḿnh để từ trên một cơi cao giám sát tôn giáo mà ḿnh đă sáng lập nên và ǵn giữ.

Một cuộc đời cao cả, một cuộc đời kỳ diệu, đó quả thật là một bậc Đạo sư của Chúa. Thế nhưng ông sống thật đơn giản, đạm bạc, khiêm tốn, tự tay vá lấy chiếc áo choàng của ḿnh đă bị sờn rách, tự tay đánh giày của ḿnh khi hàng ngàn người cúi đầu xưng tụng ông là bậc Đạo sư mà ông vẫn ḥa nhă với mọi người xung quanh. Anas là người phụ việc của ông có nói: “Suốt 10 năm trời tôi quanh quẩn bên bậc Đạo sư mà Ngài chưa bao giờ càu nhàu một lời với tôi” [[10]].

Người ta có đưa ra hai lời buộc tội chính yếu đối với Ngài. Một là trong những năm cuối đời, Ngài cưới tới 9 bà vợ. Đúng vậy, nhưng liệu bạn có ư định bảo tôi rằng con người trong lúc tràn đầy nhựa sống tuổi thanh xuân, một thanh niên 24 xuân xanh, cưới một phụ nữ lớn hơn ḿnh nhiều tuổi mà vẫn trung thành với bà vợ suốt 26 năm, lẽ nào khi đến tuổi 50 lúc những cơn đam mê tham dục đang chết dần mà lại cưới vợ v́ sự dâm dật và nỗi đam mê tính dục? Ta không thể xét đoán con người như vậy. Và nếu bạn xem xét những người phụ nữ mà ông cưới làm vợ th́ bạn ắt thấy rằng cứ mỗi người vợ mới là ông tạo được một liên minh mới dành cho dân chúng hoặc thu đạt được một điều ǵ đó cho tín đồ hoặc là người phụ nữ ấy rất cần được ông che chở.

Nhưng thiên hạ đồn rằng ông rao giảng chiến tranh và sự tuyệt chủng, tàn bạo giết chết đẫm máu kẻ không tin. Các nhà lập pháp Hồi giáo đă chủ trương và nêu ra rằng khi có hai huấn lệnh; một mang tính tuyệt đối chẳng hạn như “Hăy giết kẻ không tin”, c̣n một mang tính điều kiện chẳng hạn như: “Hăy giết kẻ không tin khi y tấn công bạn và không để cho bạn thực hành tôn giáo của ḿnh”; th́ cái điều kiện hạn chế ấy phải được thêm vào cho mỗi huấn lệnh tuyệt đối như thế; và qui tắc này được thể hiện đi thể hiện lại qua chính lời lẽ trong kinh Al Qurān, cũng như qua việc thực hành của bậc Đạo sư. Tôi sẽ không tŕnh bày nó bằng ngôn ngữ của ḿnh kẻo bạn nghi ngờ rằng tôi nói với tư cách người ủng hộ, mà tŕnh bày qua lời lẽ trong giáo huấn được ngài đưa ra trong lúc ngài c̣n sống giữa nhân quần. Tôi thấy ngài tuyên bố “kẻ không tin” như sau: “Nếu họ không c̣n chống đối ngươi nữa th́ hăy tha thứ cho những ǵ đă là quá khứ, nhưng nếu họ quay lại tấn công ngươi th́ h́nh phạt kiểu mẫu của những kẻ trước kia chống đối các bậc Đạo sư cũng đă qua rồi và h́nh phạt giống như thế sẽ được giáng lên họ. Do đó hăy chiến đấu chống lại họ cho tới khi không c̣n ai chống đối để bênh vực cho tục sùng bái ngẫu tượng, và tôn giáo hoàn toàn thuộc về Thượng Đế. Nếu họ ngưng chống đối th́ quả thật Thượng Đế thấy họ làm như vậy; nhưng nếu họ quay lại th́ nên biết rằng Thượng Đế là đấng bảo hộ cho bạn, Ngài là đấng bảo trợ tốt nhất và giúp đỡ tốt nhất” [[11]]. Tôi đọc thấy: “Hăy mời gọi người ta đi theo con đường của Chúa bằng sự minh triết và sự khích lệ ôn ḥa; hăy tranh căi với họ theo kiểu hạ ḿnh nhất v́ Chúa thừa biết kẻ nào đi lạc khỏi đường lối của Ngài và Ngài cũng thừa biết kẻ nào đi đúng hướng. Nếu bạn trả thù bất cứ ai th́ hăy trả thù tỉ lệ với sự sai trái mà họ đă gây cho bạn; nhưng nếu bạn kiên nhẫn chịu đựng sự sai trái th́ đây quả thật là điều tốt hơn cho kẻ đau khổ. Do đó bạn hăy chịu đựng sự chống đối một cách kiên nhẫn, nhưng sự kiên nhẫn của bạn ắt không thực hành được trừ phi được Thượng Đế giúp đỡ. Và bạn đừng có lấy làm rầu rĩ v́ những kẻ không tin, bạn cũng đừng phiền ḷng v́ những ǵ mà họ đă nghĩ ra một cách tinh tế v́ Thượng Đế ở với những kẻ nào biết e sợ Ngài và công chính” [[12]]. Lại nữa “Mong sao trong tôn giáo không có bạo lực” [[13]]. “Nếu họ nhiệt t́nh chấp nhận Hồi giáo th́ chắc chắn là họ sẽ được dẫn dắt, nhưng nếu họ ngoảnh mặt quay lưng đi th́ quả thật lời giảng đạo chỉ dành cho quí vị thôi” [[14]]. Và bậc Đạo sư đưa ra một định nghĩa đáng chú ư về “kẻ vô đạo”: “Kẻ vô đạo là những kẻ làm điều sai trái”, kẻ thủ ác chứ không phải những người ở bên ngoài Hồi giáo v́ như ta thấy theo lời bậc Đạo sư Hồi giáo tuyệt nhiên không đồng nhất với tôn giáo của các tín đồ Muhammad [[15]]. “Nếu họ xa rời các con nhưng không chiến đấu chống lại các con và để cho các con được yên ổn th́ Thượng Đế không cho phép các con bắt giữ hoặc giết chết họ” [[16]].

Liệu có công bằng chăng khi lờ đi những giáo huấn này được thốt nên giữa trận chiến tranh, cuộc đấu tranh và áp bức mà chỉ nhấn mạnh tới những cụm từ được thốt lên để gây cảm hứng cho thiểu số chống lại đa số giống như mọi viên tướng ḥ hét khi y bước vào chiến trường? Những lời lẽ như thế do bậc Đạo sư thốt ra mới là những huấn lệnh “tuyệt đối”.

Ta hăy xem cách ứng xử của chính người để minh họa cho giáo huấn của người. Người chưa bao giờ lại không tha thứ cho một điều sai trái ḿnh phải chịu và chẳng bao giờ không sẵn ḷng tha thứ cho một điều gây phương hại đến ḿnh. Hỡi chư huynh đệ của tôi ơi, các bạn hăy ra sức xem xét một người với chân tướng của y chứ không phải qua một bức màn thành kiến. Trong mọi tín ngưỡng đều có nhiều khiếm khuyết; trong phép thực hành của mọi người đều có những sai lầm. Các tín đồ vô minh thường hành động sai trái trong khi các bậc Đạo sư nói lên sự thật. Vậy th́ ta hăy xét đoán một tôn giáo dựa theo những phần tử cao cả nhất chứ không dựa theo những phần tử tồi tệ nhất, nhiên hậu ta mới học được cách yêu thương lẫn nhau như anh em một nhà và không thù ghét lẫn nhau như kẻ ngu tín và cuồng tín.

Giờ đây ta hăy dẹp sang một bên cuộc đời của bậc giáo chủ - bạn không bao giờ được bỏ qua cuộc đời của bậc giáo chủ của bất cứ tín ngưỡng nào v́ đó là trung tâm và nguyên động lực của tín ngưỡng ấy – bây giờ ta hăy quay sang các giáo huấn. Trước hết, lẽ dĩ nhiên là Tính Đơn Nhất của Thượng Đế, một giáo huấn mà ta thấy trong mọi tín ngưỡng; nhưng có lẽ đặc điểm của tín ngưỡng thuộc bậc Đạo sư Ả rập chính là việc người giảng dạy Tính Đơn Nhất của Thượng Đế với vai tṛ là một vị Vua, người Cai trị, người Quản trị; đấng mà chúng ta gọi là Ishvara, Ngôi Lời Tối Cao. Các lời lẽ cứ vang vọng lên lập đi lập lại măi: “Hăy bảo rằng Thượng Đế là Thượng Đế duy nhất. Ngài chẳng sinh ra điều ǵ, cũng chẳng ai sinh ra Ngài và chẳng có bất kỳ ai giống Ngài” [[17]]. Đó là trung tâm của giáo huấn; đó là thông điệp tối cao; v́ mỗi tôn giáo đều có một lời lẽ đặc biệt để nói ra và một thông điệp đặc biệt để trao truyền. Và cũng như châm ngôn của Ấn Độ giáo là tính đại đồng thế giới của Tự Ngă, Thượng Đế ngự nơi tất cả và mọi người đều hiệp nhất với Ngài; cũng vậy châm ngôn của Hồi giáo là tính đơn nhất của Thượng Đế trên cương vị là đấng Cai trị; ngoài Ngài ra không có ai, Ngài là đấng độc nhất vô nhị. Tôi có thể trích dẫn cả tá đoạn trong kinh Al Qurān để chứng tỏ điều này. Điều đó không cần thiết, mặc dù tôi xin thêm vào hai đoạn.

“Hỡi Thượng Đế! Không có Thượng Đế nào ngoài Ngài, đấng sống động, đấng tự tại, Ngài không hề thiu thiu ngủ hoặc say ngủ; bất cứ thứ ǵ trên trời dưới đất đều thuộc về Ngài. Ai mà dám nài xin ngài nếu không nhờ có nhă ư của Ngài? Ngai vàng của Ngài mở rộng ra tới tận trên trời và dưới đất và Ngài không phải nặng gánh để bảo tồn nó. Ngài là Đấng Tối Cao Đại Hùng” [[18]]. Ngay cả sự vụng về của bản dịch cũng không thể ngụy trang được sự lộng lẫy của đoạn văn này. “Thượng Đế đă làm chứng rằng ngoài Ngài ra th́ không c̣n Thượng Đế nào khác và các Thiên thần, những người được phú cho minh triết cũng đều giảng dạy như thế, họ thực hành sự công chính, ngoài Thượng Đế ra th́ không có ai khác, Ngài là Đấng Đại Hùng, Đấng Minh Triết” [[19]].

Kế đó theo thứ tự là niềm tin vào các vị Đạo sự của Thượng Đế, không phải chỉ một vị Đạo sư thôi mà là mọi vị Đạo sư. Trong kinh Al Qurān có tuyên bố đi tuyên bố lại rằng “không có sự phân biệt nào giữa các bậc Đạo sư”. Mọi bậc Đạo sư đều bắt nguồn từ Thượng Đế, mỗi vị đều được biệt phái tới cho dân tộc của chính ḿnh và làm phần việc của chính ḿnh. Và bạn ắt thấy xuyên suốt Thánh thư này của bậc Đạo sư, người đều công nhận các bậc Đạo sư khác và không t́m cách can thiệp vào chuyện của những vị ấy. Mỗi người trong các Ngài đều tin vào Thượng Đế, chư Thiên thần, các Kinh điển và các Tông đồ; chúng tôi tuyệt nhiên không phân biệt đối với các Tông đồ của Ngài” [[20]]. “Xin nói rằng chúng tôi tin vào Thượng Đế và điều được gửi xuống cho chúng tôi th́ cũng được gửi xuống cho Abraham, Ishmael, Isaac, Jacob và các bộ tộc; c̣n điều được giao phó cho thánh Moses, cho Chúa Giê su, cho các bậc Đạo sư bắt nguồn từ Chúa th́ chúng tôi không hề phân biệt bất kỳ vị nào” [[21]]. “Những kẻ nào không tin vào Thượng Đế và các vị Tông đồ ắt phân biệt giữa Thượng Đế và các vị Tông đồ; thậm chí họ c̣n bảo rằng chúng tôi tin vào một số bậc Đạo sư và bác bỏ các Đạo sư khác th́ họ đang t́m cách ba phải về vấn đề này; đây thật ra là những kẻ vô đạo và chúng tôi đă chuẩn bị một h́nh phạt ô nhục cho những kẻ vô đạo. Nhưng kẻ nào tin vào Thượng Đế và các vị Tông đồ th́ không phân biệt bất cứ vị nào; chúng tôi chắc chắn sẽ ban thưởng cho họ, Thượng Đế thật là từ bi và đầy phúc lành” [[22]].

Hoàn toàn phù hợp với sự phóng khoáng này, phải chăng khi bậc Đạo sư dùng từ Hồi giáo; người thường bảo rằng chỉ có một tôn giáo duy nhất thôi là Hồi giáo; nhưng Hồi giáo nghĩa là ǵ và ngài dùng từ đó như thế nào? Hồi giáo nghĩa là cúi đầu tuân phục và xét về mặt tôn giáo là tuân theo ư chí của Thượng Đế. Bậc Đạo sư bảo rằng đó là tôn giáo duy nhất và quả thật đúng như thế đó, là việc hoàn toàn tuân theo Ư chí của Thượng Đế. Nhưng liệu nó có bắt đầu với bậc Đạo sư Ả rập chăng? Không đâu, Ngài nói điều ngược hẳn lại: “Thật vậy, dưới mắt Thượng Đế th́ tôn giáo chân chính là Hồi giáo, kẻ nào đă tiếp nhận Kinh điển th́ ắt không bất đồng với nó cho tới sau khi họ đă biết được về tính đơn nhất của Thượng Đế th́ họ mới không c̣n có sự tị nạnh trong nội bộ” [[23]]. “Abraham không phải là người Do Thái giáo, cũng chẳng phải là một Ki Tô hữu mà là thuộc về tôn giáo chân chính, kẻ qui phục Thượng Đế ở trong đám kẻ tôn thờ ngẫu tượng. Thật vậy, kẻ thân cận nhất với Abraham, chính là những kẻ đi theo người và bậc Đạo sư này họ tin vào người; Thượng Đế là đấng Bảo trợ cho kẻ trung kiên” [[24]]. “Xét về mặt tôn giáo th́ có ai tốt hơn là kẻ qui phục Thượng Đế, làm việc công chính và tuân theo luật chính thống của Abraham? V́ Thượng Đế coi Abraham là bạn của Ngài [[25]].

Chỉ theo ư nghĩa này thôi th́ Hồi giáo mới là tôn giáo duy nhất, mọi người thuộc mọi tín ngưỡng mà qui y theo Thượng Đế đều quả thật là các con trẻ của Hồi giáo theo ư nghĩa mà bậc Đạo sư Hồi giáo sử dụng thuật ngữ này. Chẳng có ǵ quan trọng nếu các tín đồ Hồi giáo thời sau này đă làm cho nó hẹp ḥi đi. Tôi kêu gọi bậc Đạo sư hăy chống lại các tín đồ của ḿnh cũng như tôi thường kêu gọi đấng Ki Tô chống lại các Ki Tô hữu và kêu gọi các Rishis chống lại các tín đồ Ấn giáo thời nay. “Một ngày đẹp trời nào đó, chúng tôi sẽ kêu gọi mọi người xét đoán bậc lănh đạo của riêng ḿnh và bất cứ ai có quyển sách được giao vào bàn tay phải của ḿnh th́ họ sẽ đọc sách một cách vui vẻ và măn nguyện” [[26]]. “C̣n về phần các tín đồ chân chính, những kẻ theo Do Thái giáo, những kẻ Sabians, các Ki Tô hữu, các Pháp sư và những kẻ sùng bái ngẫu tượng; quả thật Thượng Đế sẽ xét đoán họ vào Ngày Phục Sinh [[27]]. “Chúng tôi không bổ nhiệm người canh giữ họ (những kẻ sùng bái ngẫu tượng); người cũng không giám sát họ. Đừng thóa mạ những ngẫu tượng mà họ triệu thỉnh ngoài Thượng Đế ra kẻo họ sẽ có ác ư thóa mạ Thượng Đế một cách thiếu hiểu biết” [[28]]. “Chúng tôi sẽ ban cho mỗi người trong quí vị một định luật và một con đường mở ngỏ; và nếu Thượng Đế vừa ḷng th́ Ngài chắc chắn là sẽ biến quí vị thành một dân tộc duy nhất. Nhưng Ngài nghĩ rằng tốt hơn là nên ban cho quí vị nhiều luật lệ khác nhau để cho Ngài có thể thử thách quí vị về cái điều mà Ngài đă ban cho riêng từng vị một. Do đó quí vị hăy phấn đấu, vươn lên đạt thành tích cao trong những việc tốt lành; tất cả quí vị sẽ trở về với Thượng Đế, lúc bấy giờ Ngài sẽ tuyên bố cho quí vị biết về điều mà quí vị c̣n bất đồng ư kiến với nhau” [[29]].

Các tôn giáo khác cũng không hề bị tranh căi, ngay cả mặc dù chúng mang tính sùng bái ngẫu tượng. Tất cả sẽ xuất hiện trước mặt Thượng Đế vào ngày cuối cùng và Thượng Đế sẽ giải thoát cho họ sự bất đồng của họ. Đây là huấn lệnh tối cao: Tất cả chúng ta đều sẽ trở về với Thượng Đế. Hăy dẹp đi những sự tranh căi cho tới khi ánh sáng của Thượng Đế soi sáng cho chúng ta, bấy giờ ta sẽ hiểu được toàn bộ sự thật, c̣n giờ đây ta chỉ thấy có một mảnh vụn của sự thật thôi. Cứ bỏ mặc đó, theo như thánh thư này ra lệnh cho quí vị cho tới khi Thượng Đế giải thích điều ấy, cho tới khi Tinh thần Thiêng liêng soi sáng cho mọi người và họ sẽ thấy nhiều tín ngưỡng chỉ là một tín ngưỡng duy nhất.

Kế đó, trong tôn giáo công truyền ta thấy có một niềm tin vào các Thiên thần; bốn vị Tổng Thiên thần lớn trị v́ bên dưới chính Thượng Đế; Mikail (Michael) Thiên thần hộ mệnh; Jibrail (Gabriel) Thiên thần mang thông điệp của Thượng Đế; Azrael, Thiên thần Chết chóc và Israfil, Thiên thần của hồi kèn thắng trận cuối cùng. Đó là bốn vị Tổng Thiên thần lớn giống như các vị Thiên vương của Ấn Độ; rồi tới các Thiên thần Ghi chép Sổ sách, ghi lại các hành vi của con người với số lượng hai Thiên thần  kè theo mỗi người; rồi tới đội ngũ Thiên thần tất cả đều ở xung quanh ta, quản trị định luật của Thượng Đế, thi hành ư chí của Thượng Đế, dẫn dắt đường lối của con người, che chở và bảo vệ cho họ trong khi bị nguy hiểm. Đây là chư Thiên của Ấn Độ. Rồi tới các cấp thấp hơn tức Jinns mà người Thông Thiên Học chúng ta gọi là các Tinh linh Ngũ hành hạ đẳng, có năm cấp, mỗi cấp dành cho một trong năm Hành khí theo như mọi khoa học huyền bí đều giảng dạy. Người ta cũng giảng dạy về thiên đường gồm bảy cấp và địa ngục gồm bảy tầng giống như trong mọi tín ngưỡng công truyền khác. Cuối cùng là có Iblis (quỉ Sa tăng) nổi loạn chống lại Đấng Tối Cao và bị sa đọa từ trên trời xuống cùng với đội ngũ các Thiên thần nổi loạn để trở thành ông hoàng của không khí và kẻ thù của con người.

Bây giờ ta hăy xét tới những bổn phận của cá nhân. Bổn phận đầu tiên và trên hết tất cả là sự Công chính; có một đoạn viết về sự công chính hay đến nỗi tôi phải đọc cho các bạn nghe: “Việc bạn quay mặt về phương Đông hoặc phương Tây để cầu nguyện không phải là công chính đâu; kẻ công chính là kẻ tin vào Thượng Đế và ngày phán xét cuối cùng, tin vào các Thiên thần, các Thánh kinh và các bậc Đạo sư; nhân danh Thượng Đế y bố thí cho thân bằng quyến thuộc, cho kẻ mồ côi, cho người túng thiếu, cho kẻ xa lạ, cho những người ăn xin và để cứu chuộc cho những tù nhân; y thường xuyên cầu nguyện và bố thí; kẻ công chính thực hiện giao ước của ḿnh sau khi đă giao ước và bản thân vẫn kiên nhẫn trong nghịch cảnh, và khi gặp khó khăn, lúc bạo loạn; kẻ công chính là kẻ biết e sợ Thượng Đế” [[30]]. “Quả thật, Thượng Đế ra lệnh cho ta phải công bằng, làm điều thiện và cung cấp cho quyến thuộc những ǵ cần thiết; Ngài cấm ta độc ác, bất công và áp bức” [[31]]. “Chẳng lẽ chúng ta không khiến cho con người có hai mắt, một lưỡi và hai môi hay sao. Và chỉ cho y thấy hai con đường thiện và ác? Thế nhưng y không chịu toan tính leo dốc đứng. Mi có hiểu leo dốc đứng là ǵ không? Đó là thả tù nhân, vào lúc đói kém th́ cấp dưỡng cho kẻ mồ côi là quyến thuộc của ḿnh hoặc cho kẻ nghèo nằm vạ vật trên mặt đất. Ai làm như thế th́ mới là kẻ có tín ngưỡng, mới biết khuyên nhau hăy tŕ chí, mới biết khuyên nhau hăy từ bi; đó mới là kẻ bước trên Chánh đạo” [[32]]. “Phúc lợi chân thật của một con người ở bên kia cửa tử chính là điều thiện mà y thực hiện ở cơi thế gian này dành cho đồng loại. Khi y chết đi th́ thiên hạ thường thắc mắc chẳng biết y để lại di sản lớn đến đâu? Nhưng các Thiên thần sát hạch y nơi nấm mồ ắt cật vấn xem y đă làm được những nghĩa cử nào trước kia?” [[33]]. Khi xét tới giáo huấn này học viên nên nhớ rằng bậc Đạo sư đă thấy dân tộc của ḿnh ở trạng thái như thế nào theo ta mô tả ở lúc bắt đầu bài thuyết tŕnh này, nhiên hậu họ mới nhớ ra rằng chính dân tộc ấy đă thực hành những điều mà ngài đă dạy.

Bây giờ ta sẽ xét tới giáo huấn của người về phụ nữ. Thế gian đă hiểu lầm xiết bao bậc Đạo sư Ả rập này qua giáo huấn của người về phụ nữ! Họ bảo rằng người dạy là phụ nữ không có linh hồn. Tại sao lại sao lại nói xấu vị Đạo sư của Thượng Đế như vậy? Ta hăy lắng nghe điều mà người thực sự giảng dạy. “Kẻ nào làm điều ác để được hưởng lợi lộc từ việc ác ấy th́ sẽ không t́m được người bảo trợ hoặc người giúp đỡ nào thân cận với Thượng Đế; nhưng kẻ nào làm điều thiện cho dù y là người nam hay nữ th́ cũng là một tín đồ chân chính; y sẽ được nhận vào thiên đường và tuyệt nhiên không bị đối xử bất công” [[34]]. “Thật vậy, người Hồi giáo dù thuộc giới tính nào, tín đồ chân chính dù thuộc giới tính nào, thiện nam tín nữ tận tụy, trung thực, kiên nhẫn, khiêm tốn, biết bố thí, biết ăn chay và trinh khiết th́ dù thuộc giới tính nào cũng đều thường xuyên nhớ tưởng tới Thượng Đế; Thượng Đế đă sẵn ḷng tha thứ và ban thưởng rất nhiều cho họ” [[35]]. “Ta sẽ không đau khổ v́ công tŕnh của kẻ nào trong đám quí vị làm việc để rồi chịu mất mát cho dù y là nam hay nữ; công tŕnh của quí vị đều bắt nguồn từ người khác” [[36]].

Hơn nữa bậc Đạo sư c̣n căn dặn người ta phải rất tôn trọng phụ nữ! “Hỡi nam giới! hăy biết e sợ Chúa, Ngài đă tạo ra người nam từ một con người duy nhất, rồi từ người đàn ông tạo ra vợ của y và từ hai người nam nữ ấy mới nhân bội lên thành nhiều người nam nữ khác; hăy e sợ Thượng Đế mà các ngươi đă van xin ngài che chở cho nhau; hăy tôn trọng phụ nữ đă mang nặng đẻ đau ra quí vị v́ Thượng Đế vốn quan pḥng trông nom” [[37]]. “Tâm hồn con người tự nhiên là có khuynh hướng thèm thuồng, nhưng nếu quí vị tử tế với phụ nữ và e dè việc gây điều sai trái cho họ th́ Thượng Đế sẽ rất quen thuộc với những điều mà quí vị làm” [[38]].

Giáo huấn của bậc Đạo sư cũng không bị hạn chế vào những điều tổng quát; người đặt ra một qui luật để đối xử với phụ nữ về vấn đề thừa kế, một luật lệ công bằng hơn, phóng khoáng hơn về khía cạnh độc lập, hơn hẳn luật lệ ở nước Anh theo Ki Tô giáo măi cho tới cách đây chừng 20 năm. Luật Hồi giáo về  phụ nữ đă từng là một mô h́nh. Phụ nữ được bảo vệ để có tài sản riêng, họ không thể bị truất phần thừa kế của cha mẹ, của anh em, của chồng. Nhưng thiên hạ bảo rằng thật ra th́ Hồi giáo có vụ đa hôn. Đây quả thật là vết nhơ đối với phụ nữ, nhưng thiên hạ là ai mà dám xét đoán phụ nữ? Họ có nhớ rằng luật lệ này được ban hành cho một dân tộc đang đắm ch́m trong thói dâm dục thuộc loại thô bỉ nhất cho nên nó mới giới hạn người ta chỉ có bốn vợ thôi. Tôi đọc trong Cựu Ước có nói về tục đa hôn nơi người Bạn của Thượng Đế và con người dốc ḷng tôn thờ Thượng Đế: Không đâu, kinh Tân Ước không cấm tục đa hôn ngoại trừ đối với vị Giám mục hoặc thầy Phó tế, nó bảo rằng chỉ những bậc này mới phải chịu một vợ một chồng. Tôi cũng đọc được như thế trong những quyển sách cổ của Ấn Độ về tục đa hôn. Thật dễ dàng t́m cách bới lông t́m vết nơi tín ngưỡng của người khác, nhưng liệu người phương Tây có dám chống đối tục đa hôn hạn chế của phương Đông chăng chừng nào ở phương Tây vẫn c̣n tệ nan măi dâm? Cho đến nay ngoại trừ một vài nơi th́ trên thế giới không có tục đơn hôn trừ ra những người sống trong sạch. Đâu phải là đơn hôn khi người ta có một vợ hợp pháp và lén lút bồ bịch ở đâu đó. Khi nói như thế tôi không t́m cách đả kích mà chỉ đấu tranh đ̣i hỏi người ta phải đối xử công b́nh với nhau. Một vợ một chồng, đó là hôn nhân chân chính c̣n khác đi đó là điều ác. Nhưng hầu hết mọi người đều chưa đủ trong sạch để đạt được chuyện ấy và trên cán cân công b́nh th́ tục đa hôn của phương Đông (vốn che chở, cấp nơi ăn chốn ở, quần áo cho vợ) có thể c̣n có trọng lượng hơn tục mua dâm của người phương Tây vốn chiếm hữu phụ nữ v́ ḷng dâm dục rồi quẳng phụ nữ ra đường khi cơn dâm dục đă được thỏa măn. Ta phải phán xét cả hai tục ấy đều là điều ác, nhưng Ki Tô hữu đừng có lên mặt mà chê trách huynh đệ của ḿnh về một cái tội mà cả hai bên đều phạm phải. Thưa các huynh đệ theo Hồi giáo, đa hôn là một điều ác và nên nhớ rằng vị Đạo sư của quí vị cũng bảo rằng quí vị đừng bao giờ lấy một người vợ thứ nh́ nếu quí vị không yêu thương người ta bằng người vợ thứ nhất và đối xử với người ta hoàn toàn b́nh đẳng và công bằng; liệu có người đàn ông nào yêu thương hai người đàn bà một cách công b́nh và b́nh đẳng như vậy chăng? Nếu không làm được như thế th́ bậc Đạo sư không cho phép có nhiều hơn một vợ, và tôi nghĩ rằng ông nói như vậy để cho dần dần tục đơn hôn sẽ thế chỗ cho tục đa hôn và nỗi ô nhục này sẽ bị quét sạch đi ra khỏi tín ngưỡng ấy.

Người cũng căn dặn tín đồ phải cư xử dịu dàng với cha mẹ - một câu trích dẫn cũng đủ rồi: “Chúa ra lệnh cho quí vị không được tôn thờ ai ngoài Ngài ra; và quí vị phải tỏ ra tử tế với cha mẹ, cho dù một hoặc cả hai trong song thân, đều sống được với quí vị đến tuổi già. Do đó đừng có bảo với cha mẹ rằng con thật xấu hổ về cha mẹ! Đừng có nhiếc mắng cha mẹ mà phải gọi dạ bảo vâng với cha mẹ; và phải đối xử khiêm tốn với cha mẹ v́ t́nh luyến ái tŕu mến và tự nhủ rằng: “Thưa Chúa, xin người rũ ḷng thương xót song thân của con v́ họ đă nuôi dưỡng con khi c̣n tấm bé” [[39]].

Và huấn lệnh về cách đối xử với kẻ nô lệ mới thật công b́nh và phóng khoáng xiết bao: “Nếu nô lệ của quí vị muốn có một tài liệu được viết ra cho phép người ta chuộc họ bằng cách trả một số tiền nào đó th́ quí vị cứ viết văn kiện ấy nếu quí vị biết rằng họ quả là người tốt và quí vị hăy ban của cải Thượng Đế cho họ giống như Thượng Đế đă ban của cải cho bạn” [[40]].

Bây giờ ta hăy xét tới những bổn phận cá nhân cần phải được hoàn thành. Hằng ngày phải lập đi lập lại Kalimah tức là Tín điều sau đây: “Ngoài Thượng Đế duy nhất ra th́ không c̣n Thượng Đế nào khác và Mahummad là bậc Đạo sư của Ngài”. Zakāt là việc bố thí dành cho những người khách lạ, người nghèo, trẻ mồ côi và tù nhân; đồ bố thí là ngũ cốc, hoa quả, hàng hóa, trâu ḅ và tiền bạc. “Đồ bố thí phải được phân phối chỉ cho người nghèo và kẻ túng thiếu thôi, những người được sử dụng để quyên góp và phân phát đồ bố thí, những người có tâm hồn biết ḥa giải, biết cứu chuộc những tù nhân, dành cho kẻ mắc nợ mất khả năng chi trả, dành cho việc thăng tiến tôn giáo của Thượng Đế và phân phối cho khách lữ hành” [[41]]. “Quả thật Thượng Đế biết hết quí vị đă bố thí cái ǵ hoặc quí vị đă thệ nguyện điều ǵ; nhưng chẳng có ai sẽ trợ giúp cho kẻ vô đạo. Nếu quí vị công khai bố thí th́ cũng tốt thôi; nhưng nếu bạn âm thầm bố thí cho người nghèo th́ điều đó ắt c̣n tốt hơn cho quí vị v́ nó sẽ chuộc tội được cho quí vị. Thượng Đế thừa biết quí vị đă làm ǵ. Quí vị không phải là người chỉ đạo họ đâu mà chính Thượng Đế mới dẫn dắt những kẻ mà Ngài hài ḷng. Điều thiện mà quí vi ban phát khi bố th́ sẽ được báo đáp lai cho bản thân bạn; nhưng sẽ không được như thế khi bạn bố thí v́ muốn diện kiến Thượng Đế thôi” [[42]]. Và điều sau đây th́ thật là hay ho xiết bao khi được trích ra từ một bài giảng của bậc Đạo sư. Người dạy rằng một thiện nhân bố thí âm thầm ắt có tâm đại hùng hơn bất cứ điều ǵ mà Thượng Đế đă sáng tạo ra; người nói tiếp: “Mọi nghĩa cử đều là làm từ thiện. Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của huynh đệ bạn cũng là làm từ thiện. Lời khích lệ đối với đồng loại làm những điều đức hạnh th́ cũng chẳng khác nào bố thí. Đưa một kẻ lang thang đi theo chánh đạo cũng là làm từ thiện; giúp đỡ kẻ mù ḷa cũng là làm từ thiện; dẹp bỏ gạch đá, gai góc và những ngại vật khác trên đường đi cũng là làm từ thiện; cấp nước cho kẻ đang khát cháy cổ cũng là làm từ thiện” [[43]]. Salāt, tức là mỗi ngày năm lần cầu nguyện vào giờ đă định th́ những lời cầu nguyện ấy rất hay và cao cả. Roza, tức là ăn chay 30 ngày vào tháng Ramzan. Hajjitha tức là hành hương đi tới Mecca; một người làm được điều đó th́ có thể để lại đủ sức bật cho những người bị bỏ lại ở phía sau. Đây là năm bổn phận mà mọi tín đồ phải nghiêm tŕ. Rượu vang bị nghiêm cấm.

Chúng tôi phải tiếp tục. Chúng tôi không có thời giờ bàn luận (và điều này cũng không quan trọng) về sự phân chia lớn thành hai phái Sunnis và Shiahs, cũng như vấn đề Imāms – quả thật là thú vị; nhưng tôi phải bỏ qua không đề cập tới nó v́ không có đủ thời giờ.

Sau khi xét tới khía cạnh công truyền của tôn giáo th́ ta hăy xét tới khía cạnh triết lư của nó. Giờ đây trong Hồi giáo hiện đại có nhiều điều bị bỏ qua, nhưng vào thời Hồi giáo c̣n có đầy sức mạnh tư tưởng th́ không có một lời lẽ nào đủ sức mạnh để diễn tả được Hồi giáo thời ấy ra sao. Bậc Đạo sư có nói trong một bài giảng: “Hăy thụ đắc kiến thức v́ kẻ nào hiểu biết được đường lối của Chúa th́ kẻ đó đă có một hành vi sùng đạo, kẻ nào nói lên được hành vi của Chúa th́ kẻ đó ắt ca tụng Ngài, kẻ nào muốn t́m đường lối của Chúa th́ ắt tôn thờ Ngài, kẻ nào giảng dạy đường lối của Chúa th́ ắt đang pháp thí, kẻ nào truyền thụ đường lối của Chúa cho các đối tượng thích hợp th́ kẻ đó đă thực hiện một hành vi sùng tín Thượng Đế. Tri thức giúp cho kẻ hiểu biết phân biệt được điều bị cấm với điều không bị cấm. Nó soi sáng con đường dẫn lên cơi trời. Nó là người bạn của ta trong hoang mạc, là kẻ đồng hội đồng thuyền của ta trong cô đơn, là bạn đồng hành của ta khi bằng hữu ngoảnh mặt quay lưng; nó dẫn dắt ta đi tới hạnh phúc; nó bảo dưỡng ta trong lúc khốn khổ, nó tô điểm cho ta khi xum họp bạn bè, nó là cái áo giáp bảo vệ ta chống lại kẻ thù. Nhờ có hiểu biết kẻ phụng sự Thượng Đế mới vươn lên tới tầm cao của điều thiện, lên tới một địa vị cao cả, liên minh được với các bậc quân vương trên thế gian và đạt tới sự hạnh phúc toàn bích ở phía bên kia cửa tử” [[44]]. Có một lời của bậc Đạo sư mà tôi thấy dường như gây ấn tượng sâu sắc một cách bất ngờ đến nỗi tôi xin lập lại ở đây: “Mực viết của nhà học giả c̣n có giá trị hơn máu chảy của vị thánh tử v́ đạo”. Đây là một tuyên bố bất ngờ của bậc Đạo sư đă đào tạo nên biết bao nhiêu thánh tử v́ đạo. Thế nhưng nó đúng thật một cách sâu sắc xiết bao. Ali vốn là người thân thương và là con rễ của vị Đạo sư, ông là xuất xứ của nguồn học thuật Hồi giáo và làm bùng nổ kho kiến thức của nó một cách kỳ diệu. Ông vẫn cứ diễn thuyết ngay giữa trận đánh và trong cuộc chiến. Ông vẫn đứng lên giảng dạy, ra lệnh cho thanh niên phải học tập và nhất là quán triệt mọi môn khoa học. Có một định nghĩa dành cho khoa học đáng được ta trích dẫn: “Tinh hoa của khoa học là việc soi sáng cho tâm hồn, mục tiêu chính của khoa học là sự thật, điều dẫn dắt của khoa học là cảm hứng, khoa học chỉ chấp nhận lư trí. Đấng mang lại linh hứng cho khoa học là Thượng Đế và lời lẽ của con người giúp xiển dương khoa học” [[45]]. Chẳng có bao nhiêu định nghĩa hùng hồn về khoa học hơn câu nói nêu trên do chính miệng con người thốt ra. Trong ṿng 100 năm, những người đi theo Ali siêng năng học tập, trong khi bộ phận phía bên kia của thế giới Hồi giáo lại đang chiến đấu và chinh phục; 100 năm âm thầm học tập để rồi công tŕnh bắt đầu và công tŕnh vĩ đại xiết bao! Từ thế kỷ thứ 8 măi cho tới thế kỷ 14, con trẻ Hồi giáo đă nắm trong tay ngọn đuốc khoa học. Họ đi tới đâu th́ đều mang theo học thức tới đó, họ quả thật có đi chinh phục nhưng chinh phục đến đâu th́ họ lập trường học và đại học đến đó. Các đại học ở Cairo, Baghdad, Cordova (ở miền viễn tây của Tây ban nha) đều tăng trưởng dưới bóng che của bậc Đạo sư. Người Âu châu theo Ki Tô giáo ùa tới Andalusia để học tập nơi bậc huấn sư Hồi giáo ở những cơ sở của khoa học đă bị quên lăng; người Hồi giáo mang lại thiên văn học, họ dịch tác phẩm Siddhānta của Ấn Độ và các thánh thư khác. Họ viết các bộ khảo luận về thiên văn học, hóa học và toán học. Giáo hoàng Sylvester đệ II vốn ngự trên ngai Giáo hoàng của giáo hội Ki Tô khi c̣n trai trẻ đă là một sinh viên của đại học Cordova; ở đó ông đă học về môn toán học khiến cho sau này ông bị buộc tội là tà thuyết và là đứa con của ma quỉ. Họ phát minh ra nữa, thế họ không phát minh điều ǵ? Họ có thừa kế toán học của người Ấn Độ và người Hi Lạp, nhưng họ đă phát minh ra các phương tŕnh bậc hai, rồi tới phương tŕnh bậc tư, rồi tới định lư về Nhị thức Newton. Họ phát hiện ra sin và cos trong môn lượng giác học, họ khám phá hoặc phát minh ra môn lượng giác cầu, họ chế tạo ra kính viễn vọng đầu tiên, họ nghiên cứu các v́ sao, họ đo lường được kích thước trái đất chỉ sai số với khoảng 1 – 2 độ bằng cách đo lường dựa trên bờ biển của Hồng hải. Những người đă lớn mạnh dưới bóng Hồi giáo là ai vậy? Họ đă tạo ra một kiến trúc mới, họ đă khám phá ra một nền âm nhạc mới, họ giảng dạy khoa học về nông nghiệp, họ đưa những đồ chế tác lên tới đỉnh cao nhất về tinh xảo, nhưng thế đă đủ chưa? Chưa đâu. Xét về triết học th́ họ c̣n vĩ đại hơn nữa; trong triết học, họ ch́m sâu vào chính Bản thể của Đấng Tối Cao; họ tuyên cáo về  một Đấng Nhất Như Tuyệt Đối và mối quan hệ của vạn thù với Nhất bổn; họ tuyên cáo sự thống nhất của Tinh thần con người với Tinh thần Thượng Đế; họ bàn về thời gian và không gian; bộ óc siêu h́nh sắc xảo của Ả rập đă viết nên những chân lư triết học nhiệm mầu nhất, thưa các huynh đệ Ấn Độ đó chính là Vedānta thuần túy v́ mọi tri thức chân chính đều tận cùng nơi Vedānta ấy. Ở đây tên tuổi của Ibn Sina và Ibn Rushd đă nổi bật lên hàng đầu.

Đó quả thật là sự bùng nổ học thức trong 6 thế kỷ theo gót bậc Đạo sư. Ôi! Nếu các huynh đệ Hồi giáo ngày nay đem những tác phẩm vĩ đại của các bậc tiền bối đại hùng dịch ra thành ngôn ngữ hiện đại; nếu họ giảng dạy chúng (họ đâu có chịu giảng dạy) cho con trẻ; nếu họ chịu rèn luyện chúng (họ đâu có chịu rèn luyện) để biết về triết lư của chính ḿnh, th́ họ ắt đă nêu cao được tiếng tăm của Hồi giáo trên diễn trường triết học thế giới, và mọi con trẻ Hồi giáo là một người có giáo dục ắt biết được giáo huấn này cũng chẳng khác nào người Ấn Độ biết được Vedānta; như vậy họ mới có thể biện minh cho bậc Đạo sư trước cặp mắt phê phán của đám trí thức trên thế giới.

Tôi có bảo rằng một phần của tôn giáo là khoa học thần bí và Hồi giáo ắt phải có một khía cạnh thần bí. Ali lại là người khai sáng c̣n những người đi theo Ali là kẻ truyền đạo. Vào năm ngay sau khi đào thoát khỏi Mecca, 45 người nghèo khổ đă kết nghĩa với nhau để đi theo Thượng Đế và bậc Đạo sư; họ sống thành cộng đồng và nghiêm tŕ phép khổ hạnh. Đó là mầm mống của phái Sufi, khía cạnh thần bí của Hồi giáo. Họ dạy rằng “tất cả đều bắt nguồn từ Thượng Đế” [[46]]. Họ dạy rằng ngoài Thượng Đế ra không c̣n điều nào khác và trọn cả vũ trụ chẳng qua chỉ là một tấm gương phản ánh Ngài. Họ dạy rằng chỉ có một vẻ đẹp toàn bích duy nhất và mọi điều mỹ lệ đều chỉ là một tia phản chiếu của Ngài. Họ dạy rằng chỉ có một t́nh thương duy nhất, t́nh thương của Thượng Đế và mọi t́nh thương khác đều chỉ xứng danh là t́nh thương khi chúng hợp thành một bộ phận của t́nh thương Thượng Đế. Họ dạy rằng chỉ có một ḿnh Ngài là Diệu Hữu chân chính c̣n mọi thứ khác nữa là phi hữu và con người vốn cũng chính là Ngài, có thể nhờ sự giác ngộ mà từ phi hữu vươn lên tới Diệu Hữu và trở về nguồn cội của ḿnh. Ôi! Ta hăy xem họ đă ca tụng t́nh thương của Ngài ra sao, ḷng sùng kính toát ra trong thi ca của Ba Tư:

 

“Ngài là Đấng Tự Tại tuyệt đối; c̣n tất cả mọi thứ khác chẳng qua chỉ là ảo ảnh,

Bởi v́ vạn vật đều đồng nhất trong Vũ trụ của Ngài,

Ngài có Vẻ đẹp làm cho thế gian phải ngẩn ngơ để phô bày những điều hảo ư của nó.

Hiện ra trong cả ngàn tấm gương, nhưng đó chỉ là một thôi.

Mặc dù Vẻ đẹp của Ngài đi kèm theo mọi người đẹp.

Nhưng thật ra chỉ có một kẻ làm cho Tâm hồn say đắm, kẻ độc nhất vô nhị và vô song” [[47]].

 

Và lại nữa:

 

“Phi Hữu chỉ là tấm gương soi Tự Tại tuyệt đối,

Từ đó mới hiện ra phản ánh vẻ lộng lẫy của Thượng Đế.

Khi Phi Hữu trở nên đối nghịch với Diệu Hữu,

Th́ ngay tức khắc có một sự phản ánh của Diệu Hữu được tạo ra.

Nhất Bổn ấy được biểu lộ thông qua Vạn Thù này,

Khi bạn liệt kê nó th́ Nhất Bổn trở thành Vạn Thù.

Mặc dù cơ sở của nó là Nhất Bổn, tuy nhiên sự liệt kê sẽ chẳng bao giờ kết thúc.

V́ xét theo bản thể, Phi Hữu vốn là trong sáng.

Cho nên Kho Báu ẩn tàng mới biểu lộ được thông qua nó.

Hăy lập lại truyền thuyết: “Ta là một Kho Báu ẩn tàng”.

Để cho bạn có thể thấy rơ được điều bí nhiệm ẩn tàng.

Phi Hữu là tấm gương vũ trụ chỉ là sự phản ánh và con người.

Chỉ là phàm ngă được ẩn giấu trong đó giống như con mắt ẩn giấu trong sự phản chiếu.

Ngươi là con mắt trong sự phản chiếu, c̣n Ngài (Thượng Đế) là ánh sáng của con mắt.

Nhờ vào con mắt ấy th́ Thiên nhăn mới tự soi chiếu ḿnh.

Thế giới là con người và con người cũng là thế giới”.

Ta không thể có lời giải thích nào minh bạch hơn câu sau đây:

“Khi bạn nh́n kỹ vào cội rễ của vật chất th́ Ngài vừa là Người nh́n, vừa là Con mắt nh́n, vừa là Sự nh́n thấy” [[48]].

Thế rồi ta hăy lắng nghe làm thế nào mà vào thế kỷ thứ 13 thuyết Sufi đă dạy sự thật về tiến hóa mà Darwin dạy cho giáo hội Ki Tô vào thế kỷ thứ 19.

“Tôi chết đi từ khoáng vật để trở thành một cái cây.

Tôi chết đi từ cái cây để xuất hiện trở lại trong một con thú.

Tôi chết đi từ con thú và trở thành một con người.

Vậy th́ tại sao tôi phải sợ? Khi mà bằng cách chết đi tôi lại tăng trưởng kém hơn hay sao?

Lần tới th́ tôi sẽ chết đi từ con người.

Để cho tôi có thể chắp cánh bay lên thành một thiên thần.

Từ thiên thần tôi cũng phải t́m cách tiến lên nữa, “vạn vật đều sẽ hủy diệt ngoại trừ Thánh dung của Ngài.   

Một lần nữa tôi sẽ bay lên mở đường vượt qua các thiên thần.

Tôi sẽ trở thành cái điều mà có tưởng tượng cũng không h́nh dung được.

Thế rồi mong sao tôi sẽ trở thành con số không, con số không đối với sợi dây của hạc cầm.

Đă vang vọng nói với tôi: “Thật vậy, chúng ta sẽ trở về với Ngài” [[49]].

 

Theo Awarifu-d-ma’ārif [[50]] , thuyết Sufi dạy cách bước trên Thánh đạo. Thánh đạo được chia thành ba giai đoạn: Shari’at tức là Giáo luật; Tarikat là Đạo; Harikat là Chân lư. Các giai đoạn này được minh họa như sau: một người hỏi bậc Đạo sư Shaikh xem ba giai đoạn này là ǵ. Đạo sư trả lời: “Con cứ đi đánh đập mỗi một trong ba người mà con thấy đang ngồi ở đó”. Đệ tử đi đánh người thứ nhất, người này nhỏm dậy đánh trả. Đệ tử lại đi đánh người thứ nh́, người này đỏ bừng mặt lên, dợm đứng dậy, bàn tay nắm chặt lại, nhưng rồi lại tự chế. Đệ tử đi đánh người thứ ba, người này chẳng buồn quan tâm. Bậc Đạo sư bảo: người thứ nhất đang ở giai đoạn Giáo luật, người thứ nh́ đang ở giai đoạn Đạo, người thứ ba đang ở giai đoạn Chân lư.

Cố nhiên bậc Đạo sư Muhammad được công nhận là thẩm quyền tối cao, nhưng muốn bước trên Thánh đạo th́ chỉ cần một huấn sư Shaikh cũng đủ rồi và môn đồ, Murid, phải tỏ ra hoàn toàn sùng kính và tuân phục huấn sư; y phải tuân phục người về mọi điều mà không dè dặt hoặc ngần ngại: “Nếu người ta bảo ngươi hăy đổ rượu vang ướt đẫm cái thảm đỏ ngồi cầu nguyện th́ hăy cứ làm đi, v́ bậc huấn sư biết mọi điều mà ngươi biết và c̣n biết nhiều hơn nữa”. Người ta được lệnh phải tham thiền lâu dài vượt qua đủ thứ giai đoạn măi cho tới Wajd tức là Samādhi, xuất thần. Rābi’a, một người phụ nữ mà Ibn Khallikān (năm 1211-1282 sau Công nguyên) có đề cập tới ban đêm leo lên nóc nhà và bảo rằng: “Hỡi Thượng Đế xin hăy làm im đi tiếng ồn ào ban ngày cùng với người được thương yêu là người yêu ḿnh. Nhưng con đă nhận Ngài làm người yêu của con cho nên con vẫn vui vẻ khi chỉ có một ḿnh con bên cạnh Ngài”. Chỉ có Thượng Đế là làm vui ḷng bậc đạo sĩ Sufi, tu sĩ Hồi giáo bảo rằng: “Chúng ta không sợ địa ngục cũng chẳng ham thiên đường”. Người ta được lệnh phải tu khổ hạnh thuộc loại khắc khe nhất, ăn chay kéo dài trong nhiều ngày cùng với những phép tu khổ hạnh khác. Nhưng họ là những người phóng khoáng nhất: “Đường lối dẫn tới Thượng Đế cũng vô số như hơi thở của con người”. Nhưng tôi không có thời giờ để lần lữa thêm nữa về chủ đề hấp dẫn này.

Đó là thuyết thần bí của Hồi giáo, ôi! Hồi giáo ấy lại có thể bao trùm thuyết thần bí ấy bên trong biên cương của ḿnh v́ ngày nay nó không bao trùm được như vậy. Khi Hồi giáo đă được bổ sung trở lại như vậy th́ nó mới sẵn sàng liên kết được với các tín đồ khác trong t́nh yêu thương huynh đệ. Đó là v́ sự hiệp nhất linh thánh giữa các tín ngưỡng trên thế giới không ở nơi khía cạnh công truyền khi các h́nh thức vốn khác nhau với những nghi lễ biến thiên, mỗi nghi lễ thích ứng với tính đặc dị của mỗi dân tộc, và mỗi tôn giáo đều nói với Thượng Đế bằng ngôn ngữ của riêng ḿnh. Sự hiệp nhất của các tôn giáo vốn ở nơi sự thật tâm linh, ở nơi các ư tưởng triết lư và nhất là ở nơi thuyết thần bí nhờ đó con người biết rằng bản thân ḿnh là Thượng Đế và t́m cách trở về với Ngài, vốn là cội nguồn của y.

Thưa các huynh đệ, hầu hết các bạn ở nơi đây đều theo Ấn giáo, tín ngưỡng của các bạn không phải là Hồi giáo, nhưng điều đó không quan trọng. Bạn bảo rằng, c̣n tu sĩ Sufi bảo rằng: An-al-haq; Haq-tu-i; Tôi là Thượng Đế, bạn cũng là Thượng Đế. Thế th́ các bạn khác nhau ở chỗ nào khi Thượng Đế chỉ có một? Bạn hăy cố gắng hiểu được điều này th́ bạn sẽ yêu thích nó, hăy cố gắng hiểu được rằng mọi thứ đều tự thân nó là cao cả th́ bạn sẽ phối hợp mật thiết được với nhiều triệu người Hồi giáo ở Ấn Độ. Họ là một bộ phận của quốc gia Ấn Độ, nếu không có họ th́ chúng ta không thể là một dân tộc; thế rồi bạn hăy học cách yêu thương chứ đừng thù ghét, hăy học cách thông cảm chứ đừng chỉ trích, chúng ta cứ yêu thích tín ngưỡng của chính ḿnh hơn hết nhưng hăy tôn trọng tín ngưỡng của những người lân cận. Muhammad, đấng Christ, Zarathushtra, thánh Moses, các vị Rhisis và chư Bồ Tát đều cùng thuộc về một Hội đoàn đầy quyền năng, Hộ pháp cho nhân loại và các quốc gia. Các Ngài không hề biết tới sự khác nhau trong nội bộ và chúng ta là những kẻ tầm thường nhất đi theo các Ngài, là con của các Ngài, th́ chúng ta cũng phải nắm bắt được một tia sáng yếu ớt trong t́nh thương bao dung của các Ngài. Các Ngài chỉ có thể đến được với chúng ta bằng t́nh thương: Muhammad không thể đến với các tín đồ của chính ḿnh như ông thường mong ước chừng nào mà họ c̣n chưa dẹp bỏ đi sự ngu tín, hẹp ḥi để yêu thương mọi người cũng giống như ông yêu thương tất cả tín đồ. Hỡi các tín đồ Hồi giáo, Muhammad thuộc về quí vị cũng như thuộc về chúng tôi nữa, chúng tôi chấp nhận mọi bậc Đạo sư mà Thượng Đế phái xuống cho con người, chúng tôi yêu mến tất cả các vị ấy, chúng tôi tôn kính tất cả các vị ấy, chúng tôi lúc nào cũng cúi đầu trước tất cả các vị ấy với ḷng kính cẩn nhún nhường nhất. Mong sao Thượng Đế của mọi quốc gia sẽ công nhận rằng chúng tôi, tức các con của Ngài, sẽ không c̣n chiến đấu nhân danh Ngài cho dù chúng tôi gọi Ngài là Mahādeva, Vishnu, Allah, Ahuramazda, Jehovah hoặc Chúa Cha (bất cứ hồng danh nào mà cửa miệng ấu trĩ của chúng tôi có thể nói ngọng nghịu lên được) th́ chỉ có một Thượng Đế duy nhất chứ không c̣n ai khác nữa và tất cả chúng tôi đều tôn thờ Ngài.

 

-----------------

 

 



[[1]] Syed Ameer, Thạc sĩ Khoa học Xă hội và Nhân văn, Hồi Giáo Tinh Yếu, trang 87, 88.

[[2]] Hồi Giáo Tinh Yếu, trang 100, 101.

[[3]] Al Qurān, chương LXXX. Kinh Al Qurān bản của Sale không có câu thơ: “Ông cau mày”; đây là một điều bất tiện lớn.

[[4]] Hồi Giáo Tinh Yếu, trang 111.

[[5]Như trên, trang 119-120.

[[6]] Hồi Giáo Tinh Yếu, trang 126.

][7]] Như trên, trang 145.

[[8]] Hồi Giáo Tinh Yếu, trang 197-198.

][9]] Như trên, trang 218.

][10]] Hồi Giáo Tinh Yếu, trang 221.

[[11]] Al Qurān, Chương VIII.

[[12]] Như trên, Chương XII.

[[13]] Như trên, Chương II.

[[14]] Như trên, Chương II.

[[15]] Al Qurān, Chương II.

[[16]] Như trên, Chương IV.

[[17]] Al Qurān, Chương CXII.

[[18]] Như trên, Chương II.

[[19]] Al Qurān, Chương III.

][20]] Như trên, Chương II.

[[21]] Như trên, Chương III.

[[22]] Như trên, Chương IV. Theo điều này th́ dường như các nhà Thông Thiên Học ngày nay là những tín đồ chân chính duy nhất.

[[23]] Al Qurān, Chương III.

[[24]] Như trên, Chương IV.

[[25]] Như trên, Chương V.

[[26]] Al Qurān, Chương XVII.

[[27]] Như trên, Chương XXII.

[[28]] Như trên, Chương VI.

[[29]] Như trên, Chương V.

[[30]] Al Qurān, Chương II.

][31]] Như trên, Chương XVI.

[[32]] Như trên, Chương XC.

[[33]] Hồi Giáo tinh yếu, trang 135, từ bài giảng của một bậc Đạo sư.

[[34]] Al Qurān, Chương IV.

[[35]] Như trên, Chương XXXIII.

[[36]] Như trên, Chương III.

[[37]] Al Qurān, Chương IV.

][38]] Như trên, Chương IV.

[[39]] Al Qurān, Chương XVII.

[[40]] Al Qurān, Chương XXIV.

[[41]] Như trên, Chương IX.

[[42]] Như trên, Chương II.

[[43]] Hồi Giáo Tinh Yếu trang 135.

[[44]] Hồi Giáo Tinh Yếu trang 531-532.

[[45]] Như trên, trang 537.

[[46]] Al Qurān, Chương IV.

[[47]] Jāmi

[[48]] Gulshan-i-Raz.

[[49]] Mesnavi, biên tập những câu nói của tu sĩ Hồi giáo Jelāl.

[[50]] Đây là một tác phẩm do Shaikh Shahāb-ud-Dīn viết ra vào thế kỷ 13. Ông là bạn đồng hành với Divan-i-Khwāja Hāfiz trong thuyết Sufi. Bản dịch của Trung tá H. Wilberforce Clarke.

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES