Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

CHUYỆN PHẬT ĐỘ CÁC NHẠC SƯ

hay là

TA PHẢI KIẾM TA

 

Tác giả : BẠCH LIÊN

 


          

        MỤC LỤC

 

ĐẦU TRANG

ĐÔI LỜI PHI LỘ

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG MỘT

CHƯƠNG HAI

CHƯƠNG BA

CHƯƠNG BỐN

CHƯƠNG NĂM

CHƯƠNG SÁU

PHỤ TRANG

CUỐI TRANG


 



ĐÔi lời phi lỘ

          Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, Vị Huynh Trưởng khả kính của chúng tôi là Huynh Bạch LiÊn đã hết sức cố gắng sưu tầm những tài liệu và những dữ kiện xác thực để soạn thảo một số tác phẩm với mục đích giúp đỡ các bạn thanh thiếu niên có tâm hồn mến mộ Đạo đức thấy được phần nào Ánh Sáng của Chơn Lý. Nhưng tiếc thay, công việc chưa hoàn thành thì Huynh Trưởng của chúng tôi đã từ giă cuộc đời thế tục mà bước vào bên kia cõi giới của Tinh Thần.

          Các tác phẩm được soạn thảo nhưng chưa kịp sửa chữa xong gồm có:

      1 –  ĐÂu là chƠn lý (Quyển 1, 2 và 3).

      2 – ChuyỆn PhẬt ĐỘ các nhạc sư.

      3 – vÔ minh giác ngỘ.

     4 –Những chỖ khó khĂn trong khoa minh triẾt thiÊng liÊng gọi là ThÔng ThiÊn Học. (Trọn bộ 11 tập) [[1]]

 

          Do đó, thật khó tránh khỏi những sơ sót còn rải rác trong các bản thảo viết tay. Ở một vài chỗ khó đọc, chúng tôi đã mạn phép hiệu chính câu văn cho phù hợp với cú pháp hiện dùng, trong khi vẫn cố gắng tôn trọng nội dung của bản văn. Kỳ dư toàn bộ các tác phẩm trên đều do Huynh Trưởng của chúng tôi biên soạn cho đến giờ phút sau cùng của Người.

          Vi vậy kính xin Chư Huynh Tỷ và Quí vị Đạo hữu cao minh niệm tình bỏ qua cho những sự sai sót nếu có, và chúng tôi rất vui lòng đón nhận tất cả mọi lời chỉ giáo, mọi phê bình từ khắp nơi với một tinh thần sẵn sàng học hỏi.

          Ngoài ra chúng tôi cũng mượn đôi dòng chữ nầy để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến quí vị hảo tâm, đã nồng nhiệt đóng góp công của và mọi phương tiện để cùng chúng tôi thực hiện công việc truyền bá Chơn Lý, một công việc vô cùng cao quí và hữu ích cho tất cả mọi người.

          Với một tấm lòng thành thật và khiêm tốn, chúng ta – trong đó có cả các bạn nữa – hãy cùng hướng tâm hồn mình đến các Đấng Cao Cả, tạ ơn các Ngài đã âm thầm, dìu dắt và hướng dẫn cho đàn em nhỏ dại đang tập làm cái công việc mà các Ngài đã làm tự nghìn xưa.

          Cầu xin Ân Huệ của các Ngài ban xuống cho tất cả mọi người.

 chi bỘ an giang, ngày 20 tháng 9 năm 1980

 

vài lời nói ĐẦu

 

          "Hỡi các bạn thanh niên! Hãy cho Ta biết: Tìm một người đàn bà đi mất hay là  tìm Bản Ngã các bạn? Điều nào quan trọng hơn?"

Phạm Võng Kinh  1 –  14

(Bahâvagga 1 –  14)

          Nhưng theo quyển Đời sống của Đức Phật (La vie du Bouddha) tác giả là ông A. Ferdinand Hérold, nơi trương 117, có thuật cuộc đàm thoại giữa Đức Phật và các Nhạc sư trong bài: Chuyện Vua Padmaka.

          Đức Phật hỏi họ: Các người đi tìm người đàn bà nầy hay là các người đi tìm các người, điều nào hay hơn hết? (Vaut-il mieux que vous cherchiez cette femme ou que vous cherchiez vous mêmes?). Tác giả không dùng danh từ Bản Ngã như trong Phạm Võng Kinh, tuy nhiên chúng nó cũng đồng một nghĩa với nhau. Đọc câu chuyện nầy thấy nó rất vô vị, tầm thường quá, nó xảy ra hằng ngày ở khắp mọi nơi. Có chi là phi thường, có chi là cao thượng mà phải đem vô Kinh sách Phật đặng truyền lại đời sau.

          Nhưng quan trọng hơn hết là câu của Đức Phật hỏi các Nhạc sư: "Hỡi các bạn thanh niên! Hãy cho Ta biết: Tìm một người đàn bà đi mất hay là tìm Bản Ngã các bạn? Điều nào quan trong hơn?

          Vậy thì Bản Ngã là gì? Nó có ích lợi chi mà Phật bảo: Nên tìm Bản Ngã. Nói đến Bản Ngã tức là nói đến sự sinh hóa Thái Dương Hệ: bởi vì Thái Dương Hệ có ra đây để giúp cho Bản Ngã tiến hóa đến mức trọn sáng trọn lành. Nhưng nên biết: Tìm Bản Ngã là một việc, gặp Bản Ngã rồi thật hiện Bản Ngã là hai việc khác nữa. Ba việc đều không giống nhau mà vẫn liên quan với nhau và vẫn cực kỳ khó khăn. Bản Ngã không có ở ngoài đời! Nó ở trong mình chúng ta. Muốn tìm nó phải tu hành mới biết phương pháp đi tìm nó.

          Khi chánh thức bước vào Cửa Đạo rồi thì mới gặp Bản Ngã, nhưng muốn thật hiện hoàn toàn Bản Ngã phải trải qua bực trung là 14 kiếp Luân Hồi. Cũng có thể thu ngắn thời gian này lại còn 4 - 5 kiếp, 6 - 7 kiếp, 8 - 9 kiếp. Thành công rồi, con người đã đoạt được mục đích định sẵn cho nhơn loại trong Thái Dương Hệ nầy tức là thành một vị Siêu Phàm.

          Cầu xin quyển này giúp ích được quí bạn có Đạo tâm trong việc tìm Chơn Ngã và cầu chúc cho quí bạn mau thành công và thân tâm an lạc.

Lành thay! Lành thay!

Bạch LiÊn

Phạm Ngọc Đa

53 Nguyễn Đình Chiểu

  chÂu ĐỐc

chương thứ nhỨt

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG

 

CHUYỆN PHẬT ĐỘ CÁC VỊ NHẠC SƯ

hay là

TA PHẢI KIẾM TA

          Đã nhiều ngày rồi, Phật đi theo con đường dắt đến Ourouvilva. Ngài cảm thấy mệt mỏi bèn vô một cụm rừng nhỏ ngồi nghỉ mát dưới một gốc cây. Ngài thiu thỉu ngủ, bỗng thấy lối ba mươi thanh niên hơ hãi chạy vô rừng ngó dáo dác. Thấy cử chỉ của họ và nghe lời họ trao đổi với nhau thì biết họ đi kiếm một người nào đó.

          Họ hỏi Phật: "Ông có thấy một người đàn bà đi vô đây không?" Phật đáp: "Không thấy. Mà mấy vị là ai?" Họ nói: "Chúng tôi là những Nhạc sư thường vào cung điện Vua Chúa đặng biểu diễn nghệ thuật. Tới đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt."

          Phật mới hỏi lại: "Các người đi kiếm các người và các người đi kiếm một người đàn bà, điều nào hay hơn?" Họ nghe Phật nói như vậy thì cười ầm lên. Họ trả lời với Phật như thế. Phật bèn nói với người cười lớn hơn hết: "Nhạc sĩ hãy đờn cho tôi nghe thử." Anh này bèn lên dây, đờn một bản. Tiếng đờn thảnh thót tiêu tao, hèn chi người ta say mê anh cũng phải. Anh đờn xong rồi thì Phật bảo anh: "Nhạc sĩ hãy đưa cây đờn cho tôi." Phật bèn khảy một bản thâm trầm tuyệt diệu, gió muốn ngừng thổi, các Thần Nữ ra khỏi cung động đặng nghe Phật đờn.

          Các Nhạc sĩ kinh hãi, không ngờ cây đờn lại sanh ra được những tiếng tiêu tao có một không hai trên trần thế. Họ mới nói: "Bạch Ngài, xin Ngài dạy chúng tôi. Bây giờ chúng tôi mới thấy mình không biết những yếu tố đầu tiên của nghệ thuật. Chúng tôi rất tự thẹn, vì bấy lâu nay tưởng rằng mình tài ba xuất chúng". Phật bèn đáp: "Hôm nay các người mới biết mình hiểu âm nhạc một cách thô sơ, thiển cận. Tại sao các người lại không tìm học nghệ thuật chơn chánh. Các người xin Ta dạy các người, mà khi Ta bảo các người đi tìm các người thì các người lại cười vang lên". Họ bèn thưa: "Chúng tôi biết Ngài rồi. Chúng tôi sẽ tự tìm chúng tôi". Phật nói: "Ta sẽ dạy các con Luật Pháp, rồi cũng như Vua Padmaka hy sanh thân mình đặng cứu bá tánh trong nước Ngài. Các con sẽ đem trí khôn mình hiến cho quần chúng đặng cứu vớt họ".

chuyỆn vua padmaka

hy sinh cứu dÂn chúng

          Thuở xưa tại Ba Nại La (Bénarès) có một ông Vua tên Padmaka, uy thế lẫy lừng, nhưng rất nhơn từ và rất công bình chánh trực.

          Một ngày kia, một tai họa xảy đến cho kinh thành. Dân chúng mắc một chứng bịnh kỳ lạ: Da vàng như nghệ, mà dầu ra phơi nắng ngoài trời cũng vẫn lạnh run cầm cập.

          Vua đích thân đi phân phát thuốc men song vô hiệu quả. Bịnh tình không thuyên giảm chút nào. Vua lấy làm buồn bực.

          Một ngày kia, một vị lương y già đến ra mắt Vua và nói: "Tâu Hoàng Thượng! Tôi biết một thứ thuốc trị lành chứng bịnh ngặt nghèo nầy". Vua lật đật hỏi: "Thuốc đó ở đâu?" Vị lương y nói: "Ấy là con cá lớn tên Rohita. Bắt nó làm thịt cho bá tánh ăn, mỗi người một miếng nhỏ cũng đủ lành bịnh".

          Vua cám ơn ông lương y rồi sai người đi tìm con cá Rohita từ sông nầy tới biển nọ, song hoài công, không thấy tăm dạng của nó.

          Vua càng thêm rầu rĩ. Có bữa sớm mai và chiều, Vua nghe dân chúng rên la. Họ nói: "Bệ Hạ ơi! Cứu chúng tôi với! Chúng tôi đau đớn quá rồi chịu không nổi!"

          Một bữa, Vua nghĩ: Giàu mà chi? Vương vị mà chi? Sống mà chi? Trong khi ta không cứu giúp được những kẻ đau khổ. Vua bèn kêu Đông Cung Thái Tử lại nói: "Cha truyền ngôi cho con đặng trị vì thiên hạ. Cha cho con tất cả của cải trong kho tàng".

          Nói xong, Ngài đem bông hoa cúng tế Thần Thánh rồi van vái: "Ngày nay tôi hy sanh tánh mạng tôi vì thấy nó rất vô ích. Cầu xin sự quyết định của tôi cứu an trăm họ. Cầu xin khi tôi nhảy xuống sông chảy ngang qua hoàng cung, tôi biến thành con cá Rohita!"

          Nói rồi Vua gieo mình xuống nước hóa ra con cá Rohita nổi lên. Người ta chài cá lên rồi làm thịt. Vì lòng thương bá tánh nên Vua không cảm thấy đau đớn chi cả khi bị lưỡi dao chặt đứt thân mình ra từng mảnh. Dân chúng ăn thịt con cá rồi thì chứng bịnh da vàng biến mất.

          Ở trên không trung, người ta nghe tiếng vang rền của các Thiên Thần: "Hỡi dân chúng thành Ba Nại La! Hãy vui mừng đi! Ấy là Vua Padmaka đã hy sanh đặng cứu các ngươi đó".

          Từ đó, dân chúng lập bàn thờ phượng Vua Padmaka.

          Đây là câu chuyện ngụ ngôn để nhắc nhở các vị Vua Chúa, các vị ở trên đầu cổ muôn dân phải hy sanh đặng mưu hạnh phúc cho bá tánh, chớ không phải hà khắc đặng bóc lột họ.

          Trong bài này có hai điểm cần phải giải thích:

          Một là: Tại sao Phật lại biết đờn?

          Hai là: Vì lý do nào Phật bảo các Nhạc sư tự kiếm mình?

A –  tại sao PhẬt lại biẾt ĐỜn?

          Câu chuyện nầy làm cho độc giả hoài nghi. Có phải là Phật dùng thần thông làm cho tiếng đờn nghe qua lảnh lót, thâm trầm chăng?

          Trong Kinh sách Phật không thấy nói Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) học đờn với ai, mặc dầu Thái Tử thông minh xuất chúng, văn võ toàn tài. Không có điều đó. Tôi tin chắc rằng Phật đã biết đờn lúc Ngài còn ở trong vòng Trần tục. Mỗi kiếp nghệ thuật vẫn tiến lên, nó đến mức tuyệt đỉnh khi Ngài thành Phật. Bằng cớ đó tôi xin trình bày ra đây:

          Trước khi thành Phật, Ngài ở ngôi Bồ Tát (Bodhisattva) Chủ Tể Cung thứ Nhì là Cung Đạo Đức và Giáo Dục. Ngài  đã giáng phàm nhiều lần.

          Trong bốn kiếp chót, Ngài lấy tên:

      1 –  Vyasa ở Ấn Độ.

      2 –  Hermès ở Ai Cập.

      3 –        Zarathustra hay là Zoroastre 1er (Đệ Nhất Zoroastre ở Ba Tư) và

      4 –        Orphée ở Hy Lạp.

          7.000 năm sau, Ngài trở lại Ấn Độ lần chót lấy xác Sĩ Đạt Ta (Siddhartha) tu thành Phật, người ta gọi Ngài là Phật Cồ Đàm (Gotama) hoặc Thích Ca Mâu Ni.

          Lúc còn ở Hy Lạp, Đức Orphée lấy âm nhạc dạy Đạo. Cây đờn của Ngài dùng có 5 dây và 5 cung, tiếng Pháp gọi là Lyre d'Orphée, dịch ra Việt ngữ là Ly cầm. Ngài vừa đờn vừa hát những bài Thánh ca. Ngài giải cho các đệ tử biết âm thanh tạo ra vạn vật và Luật Điều Ḥa ngự trị Vũ Trụ Càn Khôn. Đâu đâu cũng có sự thăng bằng. Nếu con người làm mất sự quân bình thì thiên nhiên sẽ lập lại trong một thời gian sau. Sự sống vẫn duy nhứt và Đức Thượng Đế hợp nhứt với Vũ Trụ của Ngài sanh ra. Biết được những tiền kiếp của Phật thì thấy Phật biết đờn là sự thật một trăm phần trăm chớ không phải là chuyện bịa đặt của người đời sau. Mà tại sao Đức Phật dùng âm nhạc dạy Đạo? Nên biết mỗi tiếng rung động đều thay đổi Tâm Thức hoặc ra tốt hoặc ra xấu.

          Âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn tới Cái Vía và Cái Trí, mà  Cái Vía liên quan mật thiết với Kim Thân, tức là Thể Bồ Đề, cũng gọi là Thể Trực Giác.

          Đức Bồ Tát dùng âm thanh làm cho Cái Vía và Cái Trí của mấy vị đệ tử trở nên tinh khiết và mở mang ra lớn. Ngài cũng đem họ lên mấy cõi cao siêu đặng cho họ học hỏi và kinh nghiệm. Không có Ngài thì không biết mấy kiếp nữa, họ mới đủ sức lên tới mấy cõi đó được.

          Tuy nhiên nên tránh xa những thứ âm thanh thế tục, đồi trụy, chúng kích thích dục tình làm cho con người sa ngã vào đường tội lỗi một cách dễ dàng, không cưỡng lại được.

 

chương thứ nhì

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG

các vị thánh nhƠn ĐỀu dạy con người

phải tự biẾt mình

          Trước khi bàn đến những phương pháp giúp Hành giả có thể tìm được Chơn Ngã, tôi xin đem ra sau đây những lời của các bực Thánh Nhơn, Hiền Triết nói về việc con người phải tự t́m ḿnh đặng Tự Biết Mình. Quí bạn sẽ thấy, dù ở Đông phương hay Tây phương, Chơn lý vẫn là một.

tÂy phương

          Trên ngạch cửa Thánh Điện Delphes (Hy Lạp) có khắc câu châm ngôn:

          "Ngươi hãy biẾt ngươi rỒi ngươi sẽ biẾt vũ trụ và các vị Thượng ĐẾ."

ĐÔng phương

          Trong quyển Ấn Độ Huyền Bí, Huynh Nguyễn Hữu Kiệt dịch để tên là Đông Phương Huyền Bí, ông Paul Brunton có thuật lại lời của những vị Dô ghi (Yogi) đáp lại những câu hỏi của ông.

          Tôi xin trích những đoạn nói về "Con người phải tự biết mình" cho quí bạn xem.

  I –

chuyỆn người tu sĩ suỐt Đời khÔng nói.

(Đông Phương Huyền Bí, trương 93)

            "Vũ Trụ thật là đầy những sự Huyền bí," tôi đỡ lời cho y đừng băn khoăn, nhưng tôi thấy hình như những lời nầy làm nở một nụ cười hơi chua chát trên môi người Tu sĩ. Y nói:

            "Nếu ông không tự biết mình thì làm sao ông có thể biết được Vũ Trụ?

          "Như vậy tại sao ông cứ đi tìm quanh quẩn như con ong đi kiếm từng giọt mật, trong khi cả khối mật ngọt vẫn luôn luôn sẵn hầu kề một bên?

          "Hãy tìm ở tự nơi mình. Chơn lý ở nơi ta chớ không đâu xa".

            "Tôi đã tìm ở nơi tôi và chỉ thấy có sự Vô Minh".

            "Sự Vô Minh chỉ ở trong tư tưởng của ông thôi.

          "Tư tưởng của ông đã đưa ông đến sự vô minh hiện tại. Bây giờ ông hãy quay trở về sự Minh Triết, tức là hãy tự biết mình. Tư tưởng của con người cũng ví như một chiếc xe bò đưa người vào hang tối. Ông hãy quay ngược trở ra thì sẽ thấy lại ánh sáng.

          "Việc gom tư tưởng đi ngược trở về nguyên bổn, đó là bí quyết của Pháp môn Yoga. Bây giờ ông đã hiểu chưa?"

            "Bạch Thầy, Thế gian đau khổ đang kêu cứu. Những bậc Hiền giả như Thầy tại sao lại ẩn mình ở một nơi vắng vẻ và đành chịu mai một với đời?"

          Một nét chua chát hơi thoáng qua trên gương mặt hơi thản nhiên của người Tu sĩ:

            "Nếu ông không tự biết mình, làm sao ông có thể tự hào biết được tôi? Thảo luận về những vấn đề tâm linh không có lợi bao nhiêu. Ông hãy tập hồi quang phản chiếu bằng cách thực hành Pháp Yoga. Ông hãy luyện tập một cách kiên tâm bền chí, rồi ông sẽ tìm thấy sự giải đáp cho mọi vấn đề".

          Tôi hỏi thêm một câu cuối cùng:

            "Nhơn loại đang khao khát tìm ánh sáng. Tôi cũng đang đi tìm để hy vọng chia sớt phần nào cho kẻ khác được nhờ. Vậy tôi phải làm sao?"

            "Khi ông thấy được Chơn lý, ông sẽ biết rằng ông sẽ làm gì để phụng sự Nhơn loại và chừng đó ông sẽ có không thiếu gì phương tiện. Nếu một cái hoa có chứa mật, tự nhiên con ong sẽ phân biệt được nó trong tất cả những cái hoa khác. Khi một người đã đạt được sự Minh Triết và có sức mạnh tâm linh, y không cần đi tìm ai cả, những người khác sẽ tự họ đến tìm y. Ông hãy lo trau dồi Chơn Ngã, đó là điều duy nhứt cần phải làm và không cần theo một giáo lý nào khác.

          "Tôi rất vui lòng vì ông đã đến đây. Ông hãy nhận lấy món quà nầy của tôi để kỷ niệm ngày hội ngộ hôm nay."

          Tôi chưa kịp hiểu ý nghĩa câu nầy, thì thình lình tôi cảm thấy một mãnh lực lạ lùng xâm chiếm lấy tôi. Cái mãnh lực ấy đi xuyên qua tủy sống, duỗi thẳng cái gáy (ót) và làm tôi ngẩng đầu lên. Nó làm tăng sức mạnh ý chí của tôi lên gấp trăm ngàn lần. Tôi cảm thấy một sự thúc giục bên trong nó bắt buộc tôi phải tự chinh phục lấy mình, và bắt thể xác tuân theo mệnh lệnh của ý chí để thực hiện những lý tưởng cao cả nhứt. Tôi có linh cảm rằng những lý tưởng đó chỉ là những tiếng nói của Chơn Ngã, và chơn hạnh phúc không còn ở đâu nữa, nếu không phải ở đó. Tôi có cảm giác một luồng điện vô hình từ người Tu sĩ tỏa ra và được truyền thẳng vào người tôi do một phương pháp Thần giáo cách cảm bí mật nào đó. Phải chăng y đã dùng cách đó để cho tôi thấy một bằng chứng về cái quyền năng kỳ diệu của y?

  II –

ngọn ĐỒi thiÊng

(Đông Phương Huyền Bí, trương 127)

Ông Paul brunton hẦu chuyỆn với Đức Maharichi

          Tôi đã đi ngay vào đề, và tôi chỉ còn đợi câu trả lời. Đức Tôn Sư vẫn tiếp tục nhìn tôi. Tôi tự hỏi: Hay là Ngài đã suy nghĩ về các câu hỏi của chúng tôi chăng? Mười phút trôi qua, đôi môi của Ngài mới bắt đầu cử động. Ngài nói với một giọng rất dịu dàng:

            "Anh vừa nói: ‘Tôi’. – ‘Tôi muốn biết.’  Vậy cái ‘Tôi’ đó là cái gì?"

          ". . . Câu hỏi của tôi không đủ rõ ràng sao? Anh suy nghĩ đi. Tôi suy nghĩ rồi lấy tay chỉ vào tôi mà xưng danh.

            "Anh có thật biết y là ai chẳng?" Tôi cười và đáp: "Suốt cả đời tôi".

           "Cái mà anh nói đó, chỉ là cái thể xác của anh, nhưng chỉ có vậy thôi sao? Tôi lập lại câu hỏi: ‘Anh là ai?’ "

          Làm sao trả lời được một câu hỏi kỳ lạ như vậy. Đức Maharichi nói thêm:

            "Anh hãy rán làm sao biết được cái ‘Tôi’ đó, và anh sẽ biết được Chơn lý.

          "Anh chỉ cần làm một việc: Hãy nhìn vào nội tâm. Nếu anh làm được như vậy, anh sẽ tìm thấy giải đáp cho mọi vấn đề."

            "Nhưng tôi phải làm sao để nhìn vào nội tâm?"

            "Anh hãy suy gẫm về cái chơn tướng hay chơn ngã của anh bằng sự tham thiền quán tưởng liên tục không gián đoạn. Đó là con đường đi đến ánh sáng."

            "Tôi đã suy gẫm về những điều đó mà không thấy tiến bộ chút nào."

            "Sao anh biết được? Sự tiến bộ trên địa hạt tâm linh không phải dễ gì nhận biết được như trên địa hạt vật chất."

            "Trong sự thiền định, quán xét nội tâm, cần phải có Thầy hay không?"

            "Thầy chỉ giúp phương tiện, dìu dắt mà thôi. Còn thiền định phải là một vấn đề kinh nghiệm về bản thân."

            "Nếu có Thầy dìu dắt phải mất bao nhiêu thì giờ mới tìm thấy ánh sáng?"

            "Điều đó tùy nơi trình độ riêng của mỗi người. Thuốc súng bắt lửa ngay tức khắc còn than củi phải cháy lâu hơn."

            "Thế giới đang trải qua những cơn khủng hoảng trầm trọng. Xin Tôn Sư cho biết tương lai của Nhơn loại sẽ ra sao?"

            "Anh đừng lo gì về tương lai. Anh đã biết cái hiện tại chưa? Hãy lo cái hiện tại đi đã, rồi cái tương lai sẽ tự nó quyết định."

            "Xin Tôn Sư nói cho biết trong tương lai gần đây thế giới sẽ bước vào một thời kỳ ḥa bình và tương trợ, hay là sẽ rơi vào một tình trạng hỗn loạn?"

          Đức Maharichi có vẻ không bằng lòng:

            "Có một Đấng Tạo Hóa quản trị cõi thế gian, đó là việc riêng của Ngài. Đấng sáng tạo ra thế giới càn khôn biết rõ hơn chúng ta về những bổn phận mà Ngài phải làm. Gánh nặng của thế gian là gánh nặng của Ngài, không phải của anh.

          "Con người như thế nào, thì thế gian như thế ấy. Người đi tìm Chơn lý không cần biết đến những vấn đề đó và phí công vô ích với những chuyện bên ngoài. Anh hãy tìm Chơn lý ở tự nơi anh, rồi anh sẽ thấy Chơn lý ẩn tàng ở cõi thế gian chung quanh mình".

(trương 134)

. . . . .

Tôi hỏi:

            "Những nhà Đạo sĩ Yogi nói rằng muốn tìm Chơn lý người ta phải từ bỏ thế gian và sống ẩn dật trong chốn rừng sâu núi thẳm. Ở các xứ Tây phương, đó là một việc gần như không làm được vì cách sinh hoạt của chúng tôi khác hẳn. Tôn Sư có đồng ý với những người Yogi chăng?"

          Đức Maharichi quay lại một đệ tử, một người Bà La Môn rất lễ độ, người nầy dịch lại câu trả lời của Ngài:

            "Sự từ bỏ cuộc đời hoạt đông của thế gian không phải là cần thiết. Anh hãy tham thiền một giờ hay hai giờ mỗi ngày và hãy theo đuổi những công việc hàng ngày của anh. Khi anh biết thiền định đúng cách, anh sẽ tự tạo cho anh một nguồn sinh hoạt tâm linh, nó sẽ thấm nhuần đến công việc hàng ngày. Nói cách khác, sự hoạt động hàng ngày của anh sẽ tiếp diễn trong một bầu không khí tâm linh do sự tham thiền tạo nên."

            "Chừng đó kết quả sẽ ra sao?"

            "Kinh nghiệm sẽ giúp anh nhận thấy rằng quan niệm của anh về cuộc đời, hoặc về nhân tâm, thế sự, sẽ thay đổi lần lần."

            "Như vậy, phải chăng ý kiến của Ngài ít nhứt cũng khác với những người Yogi về điểm này?"

          Tôn Sư không muốn trả lời trực tiếp về điểm đó.

            "Chính sự ích kỷ cá nhân nó làm cho con người bị trói buộc với thế gian. Vậy con người hãy tự giải thoát khỏi sự ích kỷ đó. Sự dứt bỏ thực sự chính là sự trừ diệt cái bản ngã vì bản ngã của ta vốn là một điều hư vọng và phỉnh lừa."

            "Nhưng làm sao có thể trừ diệt được sự ích kỷ khi người ta còn sống ở thế gian?"

            "Vốn không có sự mâu thuẫn giữa đời sống thế gian và sự Minh Triết."

            "Phải chăng Tôn Sư muốn nói rằng người ta vẫn có thể tiếp tục làm công việc của mình ở thế gian và đạt được sự Minh Triết?"

            "Tại sao không? Nhưng trong trường hợp đó thì không phải cái phàm ngã của con người nó tiếp tục sinh hoạt hàng ngày nữa vì tâm thức của y đã lần lần chuyển qua địa hạt tâm linh ngoài vòng chật hẹp nhỏ nhen của thế tình."

            "Tôi thấy điều đó có sự khó khăn, sự sinh hoạt hàng ngày có thể dành cho ta bao nhiêu thì giờ để tham thiền?"

          Đức Maharichi không băn khoăn vì câu hỏi tầm thường đó.

            "Dành một thì giờ riêng cho sự tham thiền là việc làm của kẻ sơ cơ. Người đã tiến bộ ít nhiều trên con đường tìm Chơn lý sẽ tìm thấy sự an lạc, đó là điều thường có đối với chúng tôi, dù cho y đang bận rộn công việc. Trong khi hai tay của người ấy hoạt động thì trí óc của y bay bổng trên những cõi giới siêu linh."

            "Nhưng phải chăng điều đó không phải là Pháp Môn Yoga nữa?"

            "Người Yogi cố gắng đưa tâm trí y đến mục đích cũng ví như những kẻ chăn bò đẩy con bò mộng đi trước mặt y, nhưng người chăn bò trước hết phải dụ dỗ con bò với một nắm rơm lúa."

            "Tôn Sư muốn nói chi?"

            "Anh hãy tự đặt câu hỏi: Tôi là ai? Sự tìm kiếm này sẽ giúp cho anh khám phá, xuyên qua hang ngách của tâm thức những gì ẩn giấu đàng sau tâm trí của con người. Khi anh giải quyết được vấn đề căn bản nầy, anh sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề khác."

          Tôi rán tìm hiểu câu nói đó. Nhìn ra cửa sổ, tôi thấy ở đàng xa là ngọn Đồi Thiêng dưới ánh nắng ban mai. Đức Maharichi nói:

            "Tôi sẽ nói rõ hơn. Tất cả mọi chúng sinh đều đi tìm hạnh phúc, một cái hạnh phúc thực sự mà họ có thể nắm lấy được và không bao giờ dứt. Cái bản năng đó chính đáng. Nhưng anh có khi nào để ý đến những sự kiện nầy chính là họ tự thương yêu mình trước nhứt?"

            "Và sau đó?"

            "Anh hãy so sánh việc sau nầy với điều tôi vừa kể trên: muốn đạt được hạnh phúc thực, họ cần một phương tiện: có người chọn ly rượu mạnh, có người chọn ái tình, có người thì chọn Tôn giáo. Anh thấy chăng bản tánh thật của con người là như thế."

            "Tôi không thấy rõ . . . ."

          Ngài nói tiếp:

            "Bản tánh chơn thật của con người, tức là hạnh phúc vậy. Hạnh phúc vốn sẵn có nơi Chơn Ngã, nhưng một cách vô ý thức. Chơn Ngã vốn bất diệt, cho nên người nào tìm thấy nó rồi thì đồng thời cũng tìm thấy cái hạnh phúc trường cửu vô tận."

            "Nhưng có biết bao nhiêu sự đau khổ trên thế gian!"

            "Lẽ tất nhiên, đó là bởi vì thế gian không hề biết cái bản tánh chơn thật của nó. Tuy nhiên, tất cả mọi người, dù có ý thức hay không, cũng đều đang đi tìm hạnh phúc."

            "Kể cả kẻ khốn cùng, những kẻ tàn bạo, sát nhơn."

            "Đúng vậy, nhưng họ lầm lạc vì họ tưởng rằng họ có thể tìm thấy bí quyết hạnh phúc trong những tội lỗi của họ. Cái hoài băo đó là bản năng thúc đẩy, nhưng vì họ không biết chính Chơn Ngã là cái họ phải đi tìm, nên họ tìm hạnh phúc trong những hành vi bất chính. Sự sai lầm của họ rất là tai hại, vì con người gieo nhân nào thì gặt quả nấy."

            "Như vậy, phải chăng nếu chúng ta thực hiện được Chơn Ngã của mình thì chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc trường cửu?"

Tôi hỏi Ngài:

            "Sự tìm Chơn Ngã có dễ thực hành chăng?"

            "Tự nhiên là dễ. Sự quán xét nội tâm có thể đi ngược trở lại chỗ mà Phàm Ngã lần lần tiêu tan."

            "Chừng đó thì còn lại cái gì? Con người sẽ rơi vào một trạng thái Vô ý thức, hay đần độn chăng?"

            "Không bao giờ. Chừng đó con người sẽ đạt tới một trạng thái tâm thức bất diệt và một sự Minh Triết do bởi sự thức tỉnh của Chơn Ngã, tức là cái bản tánh chơn thật của con người."

          – "Và cái ý thức về bản ngã phải chăng cũng do cái bản tánh chơn thật đó mà ra?"

            "Cái ý thức về bản ngã thuộc về Phàm Ngã của con người; nó thuộc về phần thể xác và trí óc. Khi con người đầu tiên nhận thức được Chơn Ngã, thì có một cái gì xuất hiện từ những chỗ thâm sâu bí ẩn của tâm hồn và xâm chiếm lấy y. Cái đó vốn là một cái gì trường tồn, vô tận và thiêng liêng. Người ta gọi nó bằng nhiều danh từ khác nhau, chẳng hạn như Cõi Trời, Linh Hồn, Niết Bàn, người Ấn Độ giáo gọi là Giải thoát, anh cũng có thể gọi nó là gì tùy ý. Dù sao, khi điều đó xảy ra, thì con người không phải là mất, mà y tự tìm thấy."

          Câu sau này làm tôi nhớ lại những lời của Đức Jésus, đến ngày nay vẫn còn là một điều bí hiểm đối với nhiều Tín đồ Thiên Chúa giáo: "Kẻ nào tham sống, thì sẽ chết; kẻ nào ghét sống thì sẽ giữ gìn được sự sống toàn vẹn." (Celui qui aime sa vie la perdra, et celui qui hait la vie la conservera.)

          Sự tương hợp giữa hai ý tưởng đó thật rõ rệt. Và nhà Hiền Triết Ấn Độ nầy đã đạt tới cái Chơn lý đó bằng sự thiền định suy tư, mà không cần đến sự dẫn chứng với câu nói của Đức Jésus. Tôn Sư nói tiếp:

            "Ngày nào mà con người vẫn chưa bước vào con đường đó thì sự nghi ngờ băn khoăn sẽ còn theo sát một  bên y.

          "Các bậc Vua Chúa, các nhà chính trị tưởng rằng họ cai trị thế gian, nếu họ tự xét mình, họ sẽ phải thú nhận rằng họ chưa biết tự trị mình. Cái quyền năng thực sự là ở trong tay người nào đã tiến sâu vào những chỗ bí ẩn thâm sâu của Linh Hồn.

          "Các nhà Bác học Âu Tây cặm cụi suốt đời để sưu tầm học hỏi và hiểu biết, sẽ phải cúi đầu khi người ta hỏi họ đã giải quyết được những vấn đề bí hiểm của đời người, và đã tự biết mình hay chưa? Như vậy tìm biết được sự vật bên ngoài thế gian có ích gì, nếu chúng ta không biết ǵ cả về sự diễn biến trong người chúng ta và không biết rằng chúng ta là ai?

          Chúng ta thường trốn tránh không muốn nghĩ đến điều đó. Tuy nhiên có cái học nào là đáng cho chúng ta chú trọng hơn nữa?"

            "Phải chăng đó là một công việc rất khó, hầu như quá sức của loài người?"

          Câu hỏi của tôi làm cho Ngài hơi nhún vai.

            "Phải thử rồi mới biết. Sự khó khăn không phải quá lớn lao như anh tưởng."

            "Đối với người Âu như chúng tôi, là người hoạt động và thực tế, thì sự quán xét nội tâm một cách vô tư đó thật  là . . . .". Tôi còn do dự, không biết phải kết thúc câu nói ra sao, Ngài đã nói tiếp:

            "Sự hiểu biết Chơn lý là một hoạt động tâm linh, dù cho đối với người Ấn hay người Âu cũng vậy. Tôi nhìn nhận rằng nó không phải là dễ dàng đối với người còn hoạt động ở thế gian, nhưng trong trường hợp nào cũng vậy, người ta có thể thành công. Điều cần thiết là tạo nên, bằng phương pháp tham thiền, một nguồn sinh hoạt tâm linh mà sau đó người ta chỉ cần duy trì, gìn giữ bằng thói quen và sự thực hành.

          "Khi anh ngẫm nghĩ về câu hỏi: Tôi là ai? Khi anh bắt đầu hiểu rằng cái xác thân, hay những dục vọng, không phải thật là ta, thì chừng đó anh sẽ có một thái độ rõ rệt đối với chính mình. Do đó, câu trả lời sẽ xuất hiện tự nhiên những chỗ thâm sâu cùng tột của bản thể nó sẽ hiện ra một cái phần thưởng như một sự thực hiện thâm trầm và sâu sắc.

          "Anh hãy tự biết mình, và chừng đó Chơn lý sẽ chiếu rạng trong tâm hồn anh như một tia sáng mặt Trời. Tâm trí anh sẽ tìm thấy sự yên tịnh, một nguồn an lạc vô biên sẽ tràn ngập cõi lòng anh bởi vì thực hiện Chơn Ngã là tìm thấy hạnh phúc. Hai danh từ đó, Chơn Ngã và Hạnh Phúc vốn đồng nghĩa. Tất cả những sự nghi ngờ của anh sẽ tiêu tan, khi anh đạt tới sự thực hiện Chơn Ngã một cách trực tiếp."

          Nói đến đây, Đức Tôn Sư quay đầu nhìn thẳng về một điểm ở đàng xa, ở phía tường bên kia. Tôi hiểu rằng cuộc đàm thoại đã chấm dứt, và Ngài nói như thế là đủ rồi. Tôi cũng lấy làm hài lòng vì đã được yết kiến Ngài thêm một lần nữa.

 

  III –

ở ai cẬp

          Theo trong cuốn Pimandre, Hermès là đệ tử, còn Pimandre là Thầy. Sau Hermès đắc đạo. Ngài khuyên người đời như vầy:

          "Hỡi những người say sưa! Các anh chạy đi đâu, các anh đã uống rượu Vô minh, các anh chịu không nổi nên đã hất đổ nó đi rồi. Bây giờ hãy có tiết độ và hãy mở tâm các anh, nếu không phải là tất cả thì ít ra ai có thể làm được thì làm, bởi vì cái tai họa của vô minh đã lan tràn khắp Địa Cầu, cám dỗ Linh Hồn ở trong xác thân không cho vào bến giác. Chớ nên để dòng nước lôi cuốn, nếu có thể, thì hãy quay về  bến giác. Hãy kiếm một người Hoa Tiêu đặng dắt các anh vào Cửa Đạo, nơi đó ánh sáng chiếu ra rực rỡ, không chút tối tăm, nơi đó không có ai say sưa, tất cả đều có tiết độ và hướng tâm hồn về Đấng Cao Cả muốn cho con người chiêm ngưỡng, Đấng Phi Thường, Đấng Chí Tôn, không có cây viết nào tả cho nổi, không thấy được bằng con mắt, nhưng thấy được bằng Tâm và Trí."

(Hermès Trismégiste)

          Người Hoa Tiêu trong câu: "Hãy kiếm một người Hoa Tiêu đặng dắt các anh vào Cửa Đạo" là ám chỉ vị Chơn Nhơn hay là Chơn Ngã. Còn các anh là Phàm Nhơn.

          Câu này đồng nghĩa với các câu sau đây trong Phần Nhì của quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo.

– IV –

ánh sáng trÊn Đường Đạo

phẦn nhì

Qui tắc 1 - 4

          1 – Con hãy đứng bên ngoài cuộc chiến đấu sắp diễn ra, mà mặc dầu con chiến đấu, con cũng đừng làm vị chiến sĩ. Người vẫn là con, nhưng mà con bị giới hạn và còn lầm lạc; còn Người thì vĩnh viễn, trường tồn và chắc chắn. Người là Chơn lý bất diệt. Một khi Người thâm nhập vào mình con rồi và thành một Người chiến sĩ của con thì không khi nào Người hoàn toàn bỏ con và tới ngày Đại An Tịnh thì Người thành MỘT với con.

          2 –  Hãy kiếm Người chiến sĩ và để Người chiến đấu nơi con.

          Hãy kiếm Người, không vậy trong trận chiến sôi nổi và hỗn loạn, con có thể đi qua một bên cạnh Người mà Người không biết con, trừ ra khi nào con biết được Người. Nếu tiếng con kêu, thấu đến lỗ tai chăm chỉ của Người thì Người chiến đấu nơi con và lấp bằng chỗ trống rỗng đau đớn của lòng con, và nếu được như vậy, con có thể trải qua trận chiến đấu không mệt mỏi và được bình tĩnh, con đứng riêng qua một bên và để Người chiến đấu cho con. Vậy thì con không thể đánh một miếng nào sai cả.

          Mà nếu con không tìm Người, nếu con đi ngang qua một bên Người mà không thấy Người thì sẽ không có cái chi bảo vệ con cả. Đầu óc con rối loạn, tim con đập không đều và giữa cảnh cát bụi của chiến trường, sự thấy của con và giác quan của con yếu đi và con không còn nhận biết ai là bạn, ai là thù.

          3 –  Hãy lãnh lấy mạng lịnh của Người đặng chiến đấu và hãy tuân theo.

          4 – Hãy tuân lịnh Người, nhưng mà không phải xem Người như là một Chủ Tướng mà phải xem Người chính là con và xem những lời của Người như là ý muốn thầm kín của con, bởi vì Người là con đó, mặc dầu là Người mạnh hơn con và khôn ngoan hơn con không biết là bao nhiêu.

          Muốn hiểu những qui tắc này, quí bạn nên đọc quyển Giảng Lý Ánh Sáng Trên Đường Đạo.

  

chương thứ ba

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG

                   Trong Đạo Đức có nhiều điều phải lập đi lập lại nhiều lần, sanh viên mới nhớ đặng thực hành, như những đức tánh phải có để được Điểm Đạo chẳng hạn.

          Trong quyển này, tôi lập lại một cách vắn tắt những điều tôi đã nói ở mấy quyển trước. Bạn nào chưa đọc mấy quyển đó mà chỉ xem quyển nầy thì cũng hiểu được chút ít về những điều cần thiết cho người mới học Đạo. Xin quí bạn hiểu cho và miễn nghị.

b – tại sao ta phải kiẾm ta?

          Bây giờ ta nên tìm hiểu coi tại sao Phật cố ý biểu các Nhạc sư: Họ nên đi tìm họ còn hay hơn là đi tìm một cô gái đã trốn mất.

          Nhưng muốn hiểu rành rẽ vấn đề này thì phải biết, trước hết:

                   Con người là ai?

                  Tại sao sanh ra nơi cõi Trần này?

          Nhiên hậu mới hiểu:

                   Bản Ngã là gì? Tại sao phải đi tìm Bản Ngã?

con người khÔng phải là xác thÂn

          Con người có phải là Xác Thân hữu hình hữu hoại này không?

          Không. Không phải đâu.

          Xác thân này không khác nào một lớp áo của con người mặc khi con người sanh ra ở cõi Trần. Cũng có thể gọi nó là con ngựa của ta cưỡi để đi qua một khoảng đường đời.

          Tới một ngày kia, cái áo ta mục rách hay là con ngựa của ta cưỡi già yếu rồi và bịnh hoạn không còn dùng được nữa thì ta phải bỏ nó đặng mặc một cái áo mới khác hay là thay một con ngựa mới khác.

con người chưa tự biẾt mình

          Sự thật, ngoại trừ những người học Đạo và luyện Đạo đúng với Chơn truyền, thì tất cả trên thế gian chưa có một ai tự biết mình.

          Ai ai cũng tưởng mình là Xác Thân hữu hình hữu hoại nầy, nên nói: Tôi ăn uống, tôi ngủ nghê, tôi đau ốm, tôi  bịnh hoạn, tôi khoẻ mạnh. Kỳ thật, xác thân ta ăn uống, xác thân ta ngủ nghê, xác thân ta đau ốm, bịnh hoạn, xác thân ta khoẻ mạnh.

          Con người đồng hóa với xác thân nầy, chớ thật sự con người không ăn uống, không ngủ nghê, không bịnh hoạn chi cả.

vẬy thì con người là ai?

          Thật con người là Chơn Thần (Monade) một Điểm Linh Quang của Đức Thái Dương Thượng Đế, tức là con của Ngài.

          Chơn Thần có đủ quyền năng siêu việt như Cha mình song chúng nó còn tiềm tàng trong mình.

Chơn ThẦn xuỐng cõi trẦn ĐỂ làm gì?

          Chơn Thần phải xuống cõi Trần để học hỏi Cơ Tiến Hóa, hầu tới một ngày kia, không biết đúng là bao nhiêu tỷ năm; bốn năm chục hay sáu bảy chục; con người sau khi khai mở những quyền năng tới mức độ cùng tột thì sẽ thành một vị Thái Dương Thượng Đế và sẽ sanh hóa một Tiểu Vũ Trụ khác giống như Thái Dương Hệ nầy vậy, cũng có Mặt Trời, Mặt Trăng, các Dãy Hành Tinh và Nhơn vật như bây giờ.

 

những người trÊn thẾ gian

có phải là Chơn ThẦn khÔng?

          Tuy nhiên, con người trên thế gian hiện thời không phải là Chơn Thần đâu. Điều này rất kỳ lạ. Phải giải rành rẽ, quí bạn mới hiểu.

sự sAnh ra chơn nhơn hay là bản ngã

          Chơn Thần ở tại cõi Đại Niết Bàn cũng gọi là cõi Lưỡng Nghi (Plan Anupadaka hay là Paranirvana). Chơn Thần không thể xuống cõi dưới được, bởi vì càng xuống thấp chất khí càng nặng nề, Chơn Thần không hoạt động được dễ dàng. Ngài mới sanh ra Chơn Nhơn hay Chơn Ngã, cũng gọi là Bản Ngã – Ego – Soi Supérieur – thay thế Ngài hoạt động ở ba cõi dưới kế đó là:

          1 –  Cõi Niết Bàn (Nirvana ou Plan Atmique),

          2 –  Cõi Bồ Đề (Plan Bouddhique) và

          3 –  Cõi Thượng Thiên (Plan Mental Supérieur).

sự sAnh ra Phàm Nhơn

(Soi inférieur –  personnalité)

          Chơn Nhơn ở tại cõi Thượng Thiên. Khi đi đầu thai, Ngài sanh ra Phàm Nhơn để đại diện cho Ngài đặng học hỏi và kinh nghiệm ở ba cõi chót là:

          4 –  Cõi Hạ Thiên (Plan Mental Inférieur).

          5 –  Cõi Trung Giới hay là cõi Tinh Quang (Plan Astral).

          6 –  Cõi Hạ Giới hay là cõi Phàm Trần (Plan Physique).

          Phàm Nhơn nhập vô Xác Thân đặng hoạt động. Nó có ba Thể nữa:

      1 –        Cái Phách (Double ou Corps éthérique) để chuyển di sanh lực vô mình đặng nuôi các tế bào và làm cho chúng nó liên kết chặt chẽ với nhau.

      2 –        Cái Vía để biểu hiện tình cảm và ý muốn.

      3 –        Cái Trí (Hạ Trí) để sanh ra những tư tưởng hữu hình và để học hỏi, xét đoán, ghi nhớ, phân biện, tưởng tượng.

          Thường thường người ta kể có ba Thể: Xác Thân, Cái Vía, Cái Trí, bởi vì Cái Phách kể như một phần của Xác Thân.

          Phàm Nhơn nhập vô bốn Thể nầy và làm ra con người ở thế gian. Thế thì Phàm Nhơn đại diện cho Chơn Nhơn còn Chơn Nhơn đại diện cho Chơn Thần.

          Phàm Nhơn ở tại cõi Trần một ít lâu đặng học hỏi những bài học cần thiết cho sự mở mang Tâm Trí hầu tới một ngày kia sẽ thành một vị Siêu Phàm. Đó là mục đích đã định sẵn cho con người trong Thái Dương Hệ này.

          Tới ngày mãn số Trần rồi Phàm Nhơn bỏ xác trở về cõi Thượng Thiên sau khi ở một ít lâu tại cõi Trung Giới và cõi Hạ Thiên – cõi này cũng gọi là cõi Thiên Đàng.

          Phàm Nhơn dâng tinh hoa những kinh nghiệm và học hỏi cho Chơn Nhơn rồi tan mất. Kiếp sau khi trở xuống đầu thai, Chơn Nhơn sanh ra một Phàm Nhơn khác.

          Chơn Nhơn ở tại cõi Thượng Thiên có sự tiến hóa riêng biệt. Ở đây tôi không nói về ba Thể cao tương đối trường tồn là: Thượng Trí hay là Nhân Thể (Corps Mental Supérieur ou Corps Causal), Kim Thân hay Thể Bồ Đề, Thể Trực Giác (Corps Bouddhique), Tiên Thể hay Thể Thiêng Liêng (Corps Atmique ou Corps Nirvanique).

có thể thấy Phàm Nhơn

          Người có Thần Nhãn cao thấy được Phàm Nhơn.

          Nói một cách bóng dáng, Phàm Nhơn giống hình người, màu vàng, bằng ngón tay cái, ở tại Luân Xa gần trái tim.

          Nhiều người thấy nó như một ngôi sao chiếu sáng rỡ gọi là Ngôi Sao Lương Thức (Etoile de Conscience).

          Ngôi sao này có thể ở trong một Luân Xa của bảy Luân Xa, tùy theo Cung mạng và giống dân của con người.

          Như người da trắng thuộc về Nhánh thứ Năm của Giống dân thứ Năm thì Ngôi sao này ở trong đầu gần Hạch Mũi (Corps pituitaire).

          Có những giống dân khác thì Ngôi sao này ở tại trái tim hoặc cuống họng hoặc tại Pléxus solaire, có lẽ là Đơn Điền.

muốn thấy Chơn Nhơn

          Muốn thấy Chơn Nhơn thì phải tu hành tới bậc La Hán mở được Thượng Thiên Nhãn và Huệ Nhãn.

          Muốn thấy Chơn Thần thì phải là một vị Siêu Phàm mở được Tối Thượng Huệ Nhãn.

 

chương thứ tư

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG

sự tìm bản Ngã

          Ta đă biết chút ít về Chơn Thần, Chơn Nhơn hay là Bản Ngã và Phàm Nhơn.

          Bây giờ nên đề cập đến việc tìm Bản Ngã.

          Việc tìm Bản Ngã chia ra làm ba giai đoạn:

       1 –  Giai đoạn thứ nhất: Tìm Bản Ngã ở đâu?

       2 –  Giai đoạn thứ nhì: Gặp Bản Ngã.

       3 –  Giai đoạn thứ ba: Thật hiện Bản Ngã.

I –  tìm bản ngã ở đâu?

          Bản Ngã không có ở ngoài đời đâu. Nó vốn ở trong Tâm con người thuộc về cõi Thượng Thiên, chớ không phải thuộc về cõi Trần này.

          Muốn tìm Bản Ngã, trước nhứt phải biết sự liên lạc giữa Phàm Nhơn và Chơn Nhơn, giữa Chơn Nhơn và Chơn Thần.

 

SỰ LIÊN LẠC GIỮA PHÀM NHƠN VÀ CHƠN NHƠN,

GIỮA CHƠN NHƠN VÀ CHƠN THẦN

 

          Có sự liên lạc giữa Phàm Nhơn và Chơn Nhơn, giữa Chơn Nhơn và Chơn Thần và luôn tới Ngôi thứ Nhì của Đức Thái Dương Thượng Đế (2è Logos). Sợi dây nầy gọi   là Sutratma.

Chơn Nhơn có săn sóc Phàm Nhơn không?

          Luôn luôn Chơn Nhơn muốn săn sóc Phàm Nhơn nhưng thường thường thì không được, bởi vì Phàm Nhơn còn dốt nát, quên phứt Cha mình là Chơn Nhơn, cứ đắm mê trần tục và nghe theo lời dụ dỗ của ba Thể: Xác Thân, Cái Vía và Cái Trí, nó gây ra muôn vàn tội lỗi.

          Ba Thể này có những tánh nết và những sự ham muốn riêng tư, hầu hết đều xấu và tệ hại. Đáng lẽ chúng phải phụng sự con người, nhưng trái lại cả ngàn kiếp rồi, con người lại phục vụ quyền lợi của chúng. Con người không khác nào một tôi tớ cứ làm theo mạng lịnh của chủ sai khiến, chớ mình không phải là chủ nhơn. Hiện giờ ta muốn sửa trị chúng, điều khiển chúng, thì chúng đã quen thói cứng đầu, cứng cổ, đâu có tuân theo liền những lời chỉ bảo của chúng ta.

          Dám chắc một trăm lần đầu tiên, ta đều thất bại đủ một trăm lần. Đã có người chống chỏi với chúng, nhưng bị chúng vật ngã, nên than: "Thật là nó mạnh hơn tôi."

          Vậy thì nó là ai? Còn tôi là ai?

          Nhưng chớ nên buồn. Sức chúng có hạn, còn con người là một vị Tiểu Thượng Đế, Pháp lực vô biên. Mỗi lần ta kháng cự với chúng thì chúng giảm sức lần lần. Tới một ngày kia, chúng sẽ yếu đuối và sẽ phục tùng mạng lịnh của ta. Nhưng trong những giai đoạn đầu tiên thật là cực kỳ khó khăn, cực nhọc. Phải bền chí, phải nhẫn nại và phải biết phương pháp luyện tập thì cái kết quả mới mau lẹ.

phương pháp luyện tập

          Phương pháp luyện tập gồm hai điều phải thực hành:

          Một là: Mở lại con đường thông thương giữa Chơn Nhơn và Phàm Nhơn.

          Hai là: Rèn luyện tánh tình cho thật tốt.

1 –  mở lại con đường thông thương

giữa Chơn Nhơn và Phàm Nhơn

          Đường thông thương này (tức là Vận hà) luôn luôn có giữa Chơn Nhơn và Phàm Nhơn. Nhưng nó bị những tư tưởng, những ý muốn, những tình cảm và những việc làm không tốt đẹp của con người làm nghẹt lối. (Xin nhớ rằng mấy điều này đều có hình dạng). Chơn Nhơn muốn cho ảnh hưởng xuống Phàm Nhơn cũng không được suôn sẻ và không được bao nhiêu. Bây giờ phải lo mở rộng đường thông thương đó bằng cách mỗi ngày đều mỗi nhớ đến Chơn Thần.

          Nên tập theo những lời chỉ dẫn sau đây:

          Mỗi ngày tập 4 lần:

            Sớm mai: Sau khi thức dậy.

            Trưa: 12 giờ.

            Chiều: 6 giờ.

            Tối: Trước khi đi ngủ.

          Nói như vầy 10 lần:

          "Om! Tôi là Atmăn [[2]] Chơn Linh cao cả, toàn năng, toàn thiện, toàn giác.

          Xác Thân không phải là tôi,

          Cái Vía không phải là tôi,

          Cái Trí không phải là tôi.

         Chúng nó là những Thể để cho tôi xử dụng.

          Luôn luôn chúng rất tinh khiết và ngoan ngoãn vâng theo lời tôi sai khiến."

          Bao nhiêu đã đủ. Ngoài ra, khi không lo cái chi hết thì nên lập câu này lại càng nhiều càng tốt.

          Khi con người nhớ tới Chơn Nhơn thì Chơn Nhơn lo chăm nom con người, đường thông thương càng ngày càng mở rộng thì con người sẽ thực hành được những điều của Chơn Nhơn chỉ bảo. Con người sẽ ít lầm lạc.

rèn luyện tánh tình cho thật tốt

          Phải trau dồi hạnh kiểm cho thật tốt, ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, còn ngày mai th́ tốt hơn ngày hôm nay nữa.

          Phải cố gắng sống đúng theo tám lẽ Chánh của Phật dạy hay là những lời dạy trong quyển Dưới Chơn Thầy và Giảng Lý.

          Sanh viên phải giữ gìn trước nhứt:

          1 –  Tín ngưỡng Chơn Chánh (Chánh Kiến).

          2 –  Tư tưởng Chơn Chánh (Chánh Tư Duy).

          3 –  Lời nói Chơn Chánh (Chánh Ngữ).

          4 –  Việc làm Chơn Chánh (Chánh Nghiệp).

          Phải mở rộng lòng Từ Bi Bác Ái, thương người và thương vật, giúp đỡ người tùy phương tiện, tùy khả năng, khoan dung đại độ, tận diệt tánh ích kỷ, chia rẽ, sống một đời thanh bai, cao thượng, vị tha, nói tóm lại là hết sức nhơn từ.

          Nếu mỗi đức tánh được trên mức trung bình một chút thì sẽ được một vị Chơn Sư thâu nhận làm đệ tử.

          Chỉ có Chơn Sư, đã thành Chánh Quả mới được phép thâu nhận và huấn luyện sanh viên. Còn vị La Hán dưới Ngài một bực chưa có quyền làm Sư Phụ vì vị La Hán chưa qua tới Bờ Giác.

          Sanh viên phải trải qua ba cấp bực làm đệ tử:

      1 –        Cấp bực thứ Nhất: Đệ tử nhập môn (Elève probationnaire).

      2 –        Cấp bực thứ Nhì: Đệ tử chánh thức (Elève accepté).

      3 –        Cấp bực thứ Ba: Con của Thầy (Fils du Maître).

          Tới bực thứ Ba này sanh viên mới hội đủ những điều kiện do Luật Trời qui định đặng bước vào Cửa Đạo.

          Chơn Sư mới dắt anh đến trình diện với Quần Tiên Hội hay là Thiên Đình xin Điểm Đạo cho anh.

II –  gẶp Chơn Ngã

          Khi sanh viên được Điểm Đạo lần thứ Nhất thì Phàm Nhơn nhập một với Chơn Nhơn. Con người ở thế gian gặp lại Bản Ngã của mình. Phật giáo gọi sanh viên được Điểm Đạo lần thứ Nhất là Sotâpanna hay là Sowani, có nghĩa là bước vào dòng tiến hóa của những vị Siêu Phàm, Tàu dịch là Tu Đà Huờn hay là người được Nhập Lưu. Ấn giáo gọi anh là Pavrijataka có nghĩa là Vô Trú. Anh không có chỗ ở  nhất định. Sư Phụ anh bảo anh đi tới đâu thì anh đi tới đó.

          Vị Tu Đà Huờn phải tu hành nhiều kiếp nữa. Anh có thể lầm lạc song không còn phạm những lỗi nặng nề như trước kia. Anh còn ở trong vòng trần tục nhưng anh không còn là người phàm phu tục tử nữa.

 

chương thứ năm

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG

 

III –  thực hiỆn chơn ngã

          Vị Tu Đà Huờn phải lo thật hiện Chơn Ngã bằng cách chặt đứt 10 chướng ngại buộc trói con người vào bánh xe Luân Hồi từ kiếp này qua kiếp kia.

          Phật giáo gọi là Samyojana.

          10 chướng ngại này là:

      1 –  Phàm Nhơn là mộng ảo.

      2 – Sự hoài nghi hay là không quả quyết có Luật Luân Hồi - Nhân Quả và Cơ Tiến Hóa.

      3 –  Tin tưởng dị đoan.

      4 –  Say đắm dục tình.

      5 –  Giận hờn hay thù hận.

      6 –  Muốn sống trong cõi hữu hình.

      7 –  Muốn sống trong cõi vô hình.

      8 –  Kiêu căng.

      9 –  Tâm còn xao động.

     10 –  Vô Minh.

Được ĐiỂm Đạo lẦn thứ nhì

          Vị Tu Đà Huờn diệt được ba chướng ngại đầu tiên:

                             1 –  Phàm Nhơn là mộng ảo,

                             2 –  Sự hoài nghi,

                             3 –  Tin tưởng dị đoan

thì được Điểm Đạo lần thứ Nhì. Cái Trí (Hạ Trí) anh phát triển, càng ngày càng rộng lớn.

          Phật giáo gọi anh là Sakadagamin hay là Sakrdagamin, nghĩa là chỉ trở lại một lần nữa thôi.

ĐiỂm Đạo lẦn thứ ba

          Giữa hai thời kỳ Điểm Đạo lần thứ Nhì và lần thứ Ba không có chướng ngại nào phải chặt đứt. Nhưng sanh viên phải lo làm giảm bớt sức mạnh của những chướng ngại còn lại sau này. Anh phải làm việc đắc lực trên cõi Thượng Giới.

          Sau khi được Điểm Đạo lần thứ Ba thì sanh viên thành ra vị Anagamin, theo Phật giáo có nghĩa là Bất Lai. Tàu dịch là A Na Hàm.

          Nội trong kiếp này anh lên tới bực La Hán và vị La Hán được phép ở tại cõi Bồ Đề tu hành tới khi thành Chánh Quả làm một vị Siêu Phàm, khỏi phải xuống thế nữa. Nhưng Sư Phụ Ngài cho Ngài trở lại Trần đặng độ những người có Tâm Đạo.

          Ấn giáo gọi vị được Ba lần Điểm Đạo là Hamsa có nghĩa là Con Hạc. Tục truyền rằng Con Hạc đứng trước chậu sữa có pha nước thì phân biệt được cái nào là sữa cái nào là nước.

          Hiền nhơn đánh đúng giá trị của người và vật.

ĐiỂm Đạo lẦn thứ tư

          Vị A Na Hàm phải lo chặt đứt hai chướng ngại thứ Tư và thứ Năm là:

          4 –  Say đắm dục tình.

          5 –  Giận hờn hay oán hận.

          Thành công rồi, sanh viên được Điểm Đạo lần thứ Tư làm một vị La Hán (Arhat) theo nghĩa Phật giáo. Ấn giáo gọi Ngài là Parahamsa có nghĩa là Đại Thiên Hạc.

          Nên biết rằng, lúc mới học Đạo sanh viên đã cố gắng trừ khử năm chướng ngại nầy rồi, nhưng chúng nó rất tế nhị, thường thường ẩn kín trong lòng ta. Nếu không đề phòng, chúng sẽ hiện ra thình lình, ta trở tay không kịp phải vấp ngã.

tứ thánh

          Bốn bực đầu tiên trong Phật giáo:

          1 –  Tu Đà Huờn,

          2 –  Tư Đà Hàm,

          3 –  A Na Hàm,

          4 –  La Hán

được gọi là Tứ Thánh.

Còn bực thứ năm là Asekha (A Sơ Ca) thuộc về Bí truyền, xưa kia không tiết lộ ra. Vì thế mới nghe qua, các hàng Phật tử rất bợ ngợ về danh từ này.

ĐiỂm Đạo lẦn thứ nĂm

          Vị La Hán tận diệt được năm chướng ngại chót còn lại là:

      6 –  Muốn sống trong cõi hữu hình.

      7 –  Muốn sống trong cõi vô hình.

      8 –  Kiêu căng.

      9 –  Tâm còn xao động.

     10 –  Vô Minh.

          Sau khi bức màn Vô Minh rớt xuống rồi, vị La Hán được năm lần Điểm Đạo, Ngài hoàn toàn sáng suốt, không còn cái chi phải học hỏi tại Dãy Địa Cầu nầy nữa. Phật giáo gọi Ngài là Asekha (A Sơ Ca) có nghĩa là không còn làm đệ tử. Tàu dịch là Vô Học. Ngài không còn Luân Hồi dưới Trần Thế. Ngài thành một vị Siêu Phàm. Ngài đạt được mục đích định sẵn cho con người trong Thái Dương Hệ này.

          Lúc này Chơn Nhơn nhập một với Chơn Thần và không còn sống riêng biệt nữa. Con người đã thật hiện Chơn Ngã. Trong Đạo đức gọi là Phản Bổn Hoàn Nguyên. Phật giáo gọi là Trở về nhà cũ (Xin đọc quyển Giác Ngộ)

          Ấn giáo gọi vị Siêu Phàm là Atita, có nghĩa là đã vượt qua, hoặc Jivanmukta, tức là Linh Hồn đã được giải thoát.

BẢY Đường tiẾn hÓA trước mẶt vị SiÊu Phàm

          Trước mặt vị Siêu Phàm có bảy đường Tiến Hóa khác nhau. Trong bảy đường nầy có một đường là ở lại cõi Trần giữ xác phàm đặng cứu vớt Nhơn loại.

          Những Tiên Phật trên Địa Cầu đều theo con đường nầy.

bỰc thứ sáu: ĐẾ QuÂn

          Vị Siêu Phàm được sáu lần Điểm Đạo thì làm một vị Đế Quân – Chohan – Chưởng quản một Cung hay là có nhiệm vụ khác.

bỰc thứ bảy: Tam Thanh

      Vị Đế Quân được bảy lần Điểm Đạo thì làm:

      1 – Hoặc một vị Bàn Cổ – Manou 

      2 – Hoặc một vị Bồ Tát – Bodhisattva

      3 –        Hoặc một vị Văn Minh Đại Đế – Maha Chohan – tùy theo thuộc về Cung thứ Nhứt, Cung thứ Nhì, hay Cung thứ Ba hoặc giữ một nhiệm vụ khác.

bỰc thứ tám

          Tam Thanh được tám lần Điểm Đạo thì:

          Hoặc làm một vị Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật (Pratyéka Bouddha) Cung thứ Nhất (1er Rayon).

          Hoặc một vị Phật Đạo đức (Bouddha de Sagesse ou Bouddha de Compassion) ở Cung thứ Nhì.

          Như Đức Thích Ca hiện kim là Bouddha de Sagesse (Đức Phật Minh Triết).

          Còn Đức Di Lạc Bồ Tát sau thành Phật Bouddha de Compassion (Đức Phật Từ Bi).

Được CHÍN lẦn ĐiỂm Đạo

          Vị Độc Giác Phật được chín lần Điểm Đạo thì làm Vị một Vương Đế cai trị một Bầu Hành Tinh. Chúng ta gọi Ngài là Đức Ngọc Đế hay là Ngọc Hoàng –  Seigneur du Monde).

          Còn nhiều cấp bậc cao hơn nữa

          Xin quí vị đọc quyển Nhì Tinh Hoa Phật Giáo, tôi có giải sơ lược về 10 chướng ngại và quyển Giác Ngộ của bộ Đâu Là Chơn Lý, tôi có bàn về Thuyết Trống Không của Phật giáo hiện đại – Thuyết Vô Ngã – Sự khác biệt giữa Thiền Ấn Độ và Thiền Trung Hoa.

  

chương thứ sáu

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG

sự hữu ích của VIỆC tìm Chơn Ngã

          Đọc hết đoạn nầy, chắc chắn quí bạn thấy việc tìm Chơn Ngã rất hữu ích cho bước đường tiến hóa của con người, bởi vì khi gặp Chơn Ngã rồi, con người sẽ đi mau tới địa vị Siêu Phàm.

          Phật muốn độ các Nhạc sư nên cố ý bảo họ nên đi tìm Bản Ngã của họ còn hay hơn là đi kiếm một người đàn bà đã trốn mất.

          Muốn tìm Chơn Ngã thì phải bước vào Cửa Đạo. Hành giả phải chịu khổ hạnh, trì trai, giữ giới, phải khắc kỷ, tự chủ, phải sống trong khuôn khổ Đạo đức chớ không được tự do hành động theo ý muốn của mình. Nói tóm lại là tu hành.

          Nghe nói tu hành thì người ta rất sợ, vì tưởng rằng muốn tu hành phải bỏ nhà bỏ cửa, vợ con, cắt tóc, mặc áo dà, sớm mõ, chiều chuông, tụng Kinh, đọc Kệ, bỏ phế hết việc Trần.

          Nhưng thật sự không phải như vậy đâu. Có hai hạng người tu:

          Một là: Hạng Cư sĩ, có gia đình, sống giữa Trần ai như mọi người, nhưng lo trau dồi hạnh kiểm và làm những việc phước thiện.

          Hai là: Hạng Tu trì chơn chánh, từ nhỏ đến lớn độc thân, ly gia, cắt ái, vào am tự hay vào ẩn mình nơi chốn non cao, rừng thẳm, ngày đêm lo Tham Thiền Nhập Định.

          Mấy vị này kiếp trước đã ra công luyện tập rồi, kiếp này họ tiếp tục học hỏi những Luật Trời còn ẩn tàng rồi đem áp dụng vào đời sống hằng ngày. Họ sẽ đi mau như tên bắn và bỏ chúng ta rất xa. Họ không bị vướng chơn như người có gia đình.

          Con người không biết rằng: Nếu không tu kiếp này thì vài chục kiếp nữa, con người cũng phải tu bởi vì Luật Tiến Hóa cứ thúc đẩy con người đi tới mãi.

          Con người hành động trái với Thiên Ý nên bị Quả báo trả lại làm cho đau khổ đặng thức tỉnh con người hầu ngày sau đừng phạm lại lỗi cũ nữa.

          Nên biết câu của Phật nói: "Các người nên kiếm các người" không những nhắm vào các Nhạc sư mà luôn đến những thanh niên của cả trăm thế hệ sau này. Họ được tỉnh ngộ sớm chừng nào tốt chừng nấy.

          Những điều Thế gian cho là Hạnh phúc, mới xem qua thấy chúng nó cực kỳ xinh đẹp và quyến rủ lạ thường. Nhưng một khi cầm chúng nó trong tay rồi thì chúng nó hóa ra mây khói bay đi mất hết và để lại cho con người những sự thất vọng ê chề. Chúng ta phải nhớ mãi: Cõi Trần là tạm. Nó cũng là một trường học lớn. Chúng ta xuống đây đặng học hỏi Luật Sanh Hóa một Tiểu Vũ Trụ, một Thái Dương Hệ, chớ không phải chúng ta chỉ để sống đặng lo cho được vinh hoa phú quí, chức trọng quyền cao, rồi tới một ngày kia từ giã cõi Tạm nầy đặng về đâu, không người Thế gian nào biết được điều đó.

          Rồi chúng ta trở lại cõi Trần nữa hay không? Cái hiệu quả của những việc chúng ta làm, lành hay dữ, sẽ ra sao?  Chúng ta thanh toán chúng nó bằng cách nào? Chúng ta phải làm sao đặng trở nên sáng suốt mau lẹ?

          Ngày nay, một Chu kỳ mới gọi là Kỷ nguyên Huyền bí học đã mở màn. Những điều xưa kia dạy kín trong Đạo Viện về sự liên quan mật thiết giữa Vũ Trụ và Nhơn Sinh, những Cõi Trời, những Thể của con người, các Hạng Thiên Thần và Ngũ Hành, những tánh nết phải rèn luyện đặng bước vào Cửa Đạo mới mau tiến tới địa vị Siêu Phàm được phép đem ta phổ biến.

          Những sách Huyền bí học xuất bản rất nhiều nhưng mà những sách Thông Thiên Học giải rành rẽ và đầy đủ hơn hết. Những quyển nầy viết bằng Anh ngữ. Một số ít đã dịch ra Pháp văn. Chúng rất cần thiết cho sự mở mang kiến thức của con người. Quí bạn nào thông thạo Pháp ngữ và Anh ngữ nên đọc mấy quyển đó.

          Những sách của tôi soạn ra đều giải theo Huyền bí học tuy vắn tắt song đầy đủ những điểm chính như:

       1 –  Vũ Trụ và Thượng Đế.

       2 –  Thái Dương Hệ của chúng ta.

       3 –  Dãy Địa Cầu.

       4 –       Sự sinh hóa các Giống dân trên Dãy Địa Cầu.

       5 –       Tại sao sự tiến hóa các Giống dân không đồng bực với nhau.

       6 –       Các Hạng Thiên Thần.

       7 –       Nói chuyện Yoga.

       8 –       Luân Hồi.

       9 – Nhân Quả.

      10 – Đâu là Chơn Lý.

      11 – Chuyện Phật độ các Nhạc Sư.

      12 – Vô Minh.

      13 – Giác Ngộ.

          Khảo cứu một Tôn giáo như: Ấn giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo . . . chưa phải là đủ. Điều quan trọng là phải biết: Tại sao có những vị Giáo Chủ lâm phàm đặng dạy Đạo hay là sửa sang giềng mối lại.

          Những quyển sách kể ra trên đây có thể giúp quí bạn hiểu được chút nào về Cơ Tiến Hóa. Sau khi đọc những sách Huyền bí học xuất bản viết bằng Anh ngữ và Pháp ngữ, quí bạn sẽ thấy những Kinh sách đạo đức phổ biến bên Trung Hoa xưa nay thuộc về Khoa Công truyền, không có những điểm chánh mà chỉ trình bày những điểm phụ, có chỗ lại chứa đầy những chuyện dị đoan. Nếu tin theo và hành theo thì không thể nào bước vào Cửa Đạo được.

          Lấy một chuyện nhỏ mọn trước mắt mà nói: Xưa kia Đức Phật dạy tín đồ phải thực hành Đạo Bát Chánh, tức là:

          Lánh dữ,

          Làm lành,

          Rửa lòng trong sạch.

          Nhưng ngày nay các nhà Sư lại tụng Kinh, gõ mõ và kể lại: Kinh này của ông X nói như thế này, Kinh kia của ông Y nói như thế kia, chớ không nhắc đến lời Phật dạy.

          Xin nhắc lại: Kinh kệ vốn của người đời sau đặt ra khoảng 240 năm sau khi Phật đã bỏ xác. Không ai dám chắc tác giả những quyển Kinh đó đã được liệt vào hàng  Tứ Thánh.

          Tôi biết: Tụng Kinh, gõ mõ, đọc Kệ có sự hữu ích riêng của chúng nó, song đó là điều phụ thuộc. Điểm chánh phải lo thật hiện là trau dồi hạnh kiểm cho thật tốt, hết sức nhơn từ, để quyền lợi toàn thể lên trên quyền lợi cá nhân.

          Tu hành tức là tìm Chơn lý. Khi gặp Chơn lý rồi phải đem ra phổ biến đặng Giác ngộ những người còn Vô Minh. Học Đạo mà không hành Đạo thì không bao giờ đắc Đạo.

          Không phải ngồi niệm Phật mãi đặng khi lâm chung rồi thì được Phật rước về Tây Phương Cực Lạc ngồi trên ṭa sen. Thật là ích kỷ quá.

          Vì mấy lẽ trên đây tôi mới viết quyển Đâu Là Chơn Lý, bàn về Vô Minh và Giác Ngộ của Phật giáo. Ấy là tiếng chuông mới gióng lên khác hẳn âm thanh mà nhiều bạn thường nghe. Việc so sánh hai thứ âm thanh sẽ giúp quí bạn mở trí phân biện rất sáng suốt và chính đáng.

 

 phụ trANG

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG

BỐN giai cẤp của Ấn ĐỘ thuở xưa và BỐN giai cẤp xã hỘi hiỆn Đại

          Đức Phật là vị Giáo Chủ đầu tiên thâu nhận công khai những người hạ tiện vào hàng tín đồ của Ngài.

          Ngài làm điều này để chứng tỏ giai cấp không có chi là quan trọng, nó không có ảnh hưởng nào đối với đời sống tinh thần cả.

          Các Linh Hồn vốn đồng chung một Bản Tánh Thiêng Liêng. Nếu có sự tiến hóa bất đồng là tại có người sanh ra trước, có người sanh ra sau. Phật cải cách Ấn giáo làm cho những người Bà La Môn mất uy tín và không được người ta tôn sùng như trước. Vì vậy họ mới căm thù và tìm cách tiêu diệt Phật giáo. Họ đã thành công. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 12 thì người ta thấy dấu vết mờ nhạt của Phật giáo trên đất Ấn Độ.

          Thiết tưởng nên nói vài lời về bốn giai cấp Ấn Độ thuở xưa và vì nguyên nhân nào mà có bốn giai cấp đó.

BỐN giai cẤp của Ấn ĐỘ thuở xưa

          Trong một chuyện cổ tích Ấn, người ta nói rằng:

      1 –        Những người Bà La Môn (Brahmanes) do ở lỗ miệng của Phạm Vương sanh ra.

      2 –        Những người Sát Đế Lỵ (Kshattryas) từ hai vai của Ngài.

      3 –        Những người Tỷ Xá (Vaishyas) từ hai ngón tay cái của Ngài.

      4 –        Những người Thủ Đà La (Chandala hay Sudra) là hai bàn chân của Ngài.

          Câu này có nghĩa chi? Mới nghe qua thật là kỳ lạ. Có nhiều người cười vang, cho là chuyện khôi hài. Nhưng sau khi hiểu được ý nghĩa bóng dáng của nó thì mới biết nó chứa đựng một Chơn lý sâu xa.

I –  người Bà La Môn (brahmanes)

          Người Bà La Môn là bậc Thầy sáng suốt, có bổn phận dạy dỗ để dìu dắt sự tiến hóa của nòi giống. Y phải học hỏi cho rộng sâu để truyền sự hiểu biết lại cho kẻ khác. Bậc Thầy phải hướng dẫn, khuyên răn mà không bao giờ theo đuổi một mục đích ích kỷ cá nhân. Nhờ các bậc Thầy thông thái, quốc gia mới được cường thịnh.

          Người Bà La Môn phải thực hiện lý tưởng cao siêu của mình tức là phải làm tròn bổn phận, làm đầy đủ thiên chức của mình.

II –  người chiến sĩ –  sáT đế lỵ (kshattryas)

          Kế đó là giai cấp thống trị, giai cấp các Chiến sĩ.

          Ở giữa Trần ai dẫy đầy những sự tranh đấu không ngừng, người chiến sĩ dùng uy quyền của mình không phải để thỏa mãn lòng khát khao sự thống trị mà để thực hiện sự công bình, chơn chánh, đặng cho kẻ nghèo được bảo vệ yên ổn làm ăn, kẻ giàu không được bạo ngược, áp chế kẻ cô thế, kẻ mạnh không được hiếp đáp kẻ yếu. Trật tự sẽ được giữ gìn và bảo đảm khắp mọi nơi.

          Người Chiến sĩ phải đem thân mình làm một bức tường thành cứng như sắt để che chở quê hương. Sự tấn công của kẻ địch chạm vào bức tường nầy phải bị tan vỡ. Nhờ các Chiến sĩ mà dân chúng mới sống được trong cảnh thái bình an lạc. Vì thế mà người Sát Đế Lỵ do hai vai Thượng Đế sanh ra đặng gánh vác sơn hà.

III –  người thương gia –  tỷ xá (vaishya)

          Người Thương gia có bổn phận thu góp và chất chứa của cải cho sự ích lợi chung của quốc gia chớ không phải để riêng cho y hay là gia đình y được hưởng sự sung sướng. Y phải làm việc hầu khi quốc gia cần dùng tiền bạc đặng phát triển trong mọi ngành hoạt động thì có ngay tức khắc. Nhờ vậy, nước giàu, dân mạnh, không sợ kẻ nghịch ở ngoài tới xâm chiếm bất ngờ.

          Thế thì rõ ràng người Tỷ Xá do hai ngón tay khéo léo của Thượng Đế sanh ra.

IV –  người tÔi tớ (chandala ou sudra)

          Người tôi tớ, người giúp việc phải làm đầy đủ bổn phận của mình một cách vui vẻ. Y làm việc không phải vì muốn được ban thưởng, mà vì nhiệm vụ phải thật hành để giúp ích cho chủ mình được rảnh rang lo lắng những việc hữu ích hay lớn lao khác mà y không làm được. Chủ và người giúp việc đều nương cậy nhau, nhờ lẫn nhau, người nầy thì về phương diện nầy, người kia thì về phương diện kia.

          Người ta gọi người Thủ Đà La là hai bàn chân của Thượng Đế, lời nói bóng dáng này rất đúng. Nếu chúng ta không có hai chân thì làm sao đi đứng được. Một cái nhà mà có một cây cột ở mái sau xiêu thì cái nhà sẽ sập mặc dầu hàng cột đàng trước đứng vững như thường. Một guồng máy đang chạy mà sút một con ốc nhỏ, nó cũng bị trục trặc liền, có khi phải ngưng.

          Lời xưa nói: "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách," thật rất đúng.

Cao hơn BỐN giai cẤp Ấn

          Ở  Ấn có ai vượt lên trên bốn giai cấp đó không?

          Có. Ấy là những vị Tu sĩ gọi là Sannyasi, ẩn mình nơi chốn rừng sâu, núi thẳm, non cao, động cả, không còn bận  bịu với Trần ai, thế tục. Họ hy sinh đời sống của họ đặng Tham Thiền Nhập Định, dùng tư tưởng cao siêu phụng sự Nhơn loại về phương diện Tinh Thần.

          Theo tôi, Sannyasi là danh từ chung để ám chỉ tất cả những vị tu trì chơn chánh, độc thân, ngày đêm trầm tư mặc tưởng của các Tôn giáo: Ấn giáo, Bà La Môn giáo, Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, Lão giáo v.v. . . ., chớ không phải để riêng cho những vị Yogi bên Ấn Độ mà thôi. Nhưng mà ngày nay khó phân biệt những vị Sannyasi chơn chánh với những vị chỉ là Sannyasi với bộ y phục bên ngoài.

BỐN giai cẤp của xã hỘi hiỆn Đại

          Bây giờ xin bàn đến bốn giai cấp của xã hội hiện đại.

giai cẤp A

          Các nhà Thông thái, các nhà Bác học, các vị Giáo sư, các vị Giáo viên lo mở mang trí hóa của con người, chia sớt sự hiểu biết của mình cho quần chúng. Các vị Mục Sư, các vị Trưởng Lão, các vị Chức Sắc của các Tôn giáo giảng giải Kinh kệ, khuyên nhủ con người ăn ở đúng theo Luật Trời, lo lánh dữ, làm lành, rửa lòng cho trong sạch, há chẳng phải là những vị Bà La Môn của Ấn Độ hay sao?

giai cẤp b

          Các vị Quốc Trưởng, các vị Thủ Tướng, các Ṭa Nội Các, các Nghị Viên tượng trưng uy quyền tối cao của Đức Thượng Đế để ban rải sự công bình tuyệt đối cho dân lành. Những quan lại đủ các cấp bực, giữ gìn guồng máy xã hội chạy cho điều ḥa, dân chúng mới được an cư lạc nghiệp. Các Quan Ṭa, các vị Thẩm Phán, cầm cân Luật pháp, đại diện cho công lý Thiêng Liêng, các Luật sự làm sáng tỏ công lý, các vị Lương y săn sóc sức khoẻ cho quần chúng. Các vị Chiến sĩ xông pha nơi chốn rừng tên mũi đạn để bảo vệ biên cương sẵn sàng hy sinh tánh mạng mình đặng nòi giống hưởng tự do và hạnh phúc. Mấy vị này há chẳng phải là những vị Sát Đế Lỵ của cổ Ấn Độ ư?

giai cẤp c

          Những vị Thương gia, những vị Kỹ nghệ gia, những vị Nông gia, những Thợ thầy góp phần vào việc nuôi dưỡng Nhơn loại và cung cấp cho mọi người những món ăn và những vật dụng cần thiết cho đời sống hằng ngày. Họ liên kết các quốc gia lại với nhau, họ nắm được bí quyết làm cho mọi người được sung sướng, họ giúp cho nước nhà được cường thịnh và giữ vững địa vị trên trường Quốc tế. Họ chẳng phải là những vị Tỷ Xá của cổ Ấn Độ sao?

giai cẤp d

          Cuối cùng là những người giúp việc trong nhà, những người khuân vác, chuyên chở, những người làm các việc nặng nhọc, họ làm ra nền tảng của xã hội. Nhờ có họ làm những việc nặng nề, những việc dơ bẩn, như hốt rác, quét đường, nên chúng ta mới được sạch sẽ, sang trọng và có đủ ngày giờ làm những việc hữu ích khác. Họ há chẳng phải là những người Su Tra, những người Thủ Đà La của cổ Ấn Độ sao?

          Vậy thì tại sao lại không thương họ, không giúp đỡ họ mà lại còn khinh rẻ họ, hà hiếp họ, trong khi họ cô đơn và đáng lẽ phải được chúng ta lo lắng tới. Ta nên nhớ: Nhân nào Quả nấy. Đừng để Luật Nhân Quả dạy ta những bài học đau khổ. Trong Trời Đất không bao giờ mất cán cân công bình đâu. Chớ nên khi mà mắc.

 

V̀ NGUYÊN NHÂN NÀO MÀ CÓ BỐN GIAI CẤP THUỞ XƯA

 

          Cách tổ chức xã hội Ấn thuở xưa do một nguyên nhân huyền bí.

      1 –        Nên biết rằng: Người Bà La Môn thuộc về Giống dân thứ Năm là giống Aryen, da trắng.

      2 –        Người Sát Đế Lỵ thuộc về Giống dân thứ Tư là giống Atlandes, da vàng.

      3 –        Người Tỷ Xá cũng thuộc về Giống dân thứ Tư .

      4 – Người Thủ Đà La thuộc về Giống dân thứ Ba là người Lémurien, da đen.

          Khi Giống dân thứ Năm là giống Aryen tràn xuống đồng bằng Ấn Độ và chinh phục được đất đai của những người Atlandes thuở đó, thì Đức Bàn Cổ của Giống dân thứ Năm là Đức Vaivasvata Manou, mới ra luật lệ cấm người Bà La Môn, những người Aryen kết hôn với những người Sát Đế Lỵ, những người Tỷ Xá vì e sinh ra những đứa con lai, không còn rặt máu huyết của Giống dân thứ Năm.

          Còn việc đối đãi tệ bạc với những người Thủ Đà La là do con người thuở đó bày ra rồi truyền tới ngày nay, ban đầu ít, sau xích ra nhiều. Không phải dễ mà sửa đổi tục lệ đâu. Chẳng biết ngày nay ra sao, chớ cả trăm năm trước, những người Paria bị dồn vào những làng hẻo lánh, xa thành thị, không đủ nước uống, thiếu thực phẩm, họ thường đói rét. Thật là tội nghiệp.

          Những người Bà La Môn cho rằng từ điển của những người Paria không tốt, lại gần họ thì bị nhiễm từ điển xấu đó. Họ có lý, song tại sao không mở lòng đại nhơn, mở trường dạy dỗ họ để cho họ trở nên khôn ngoan, thông minh và sạch sẽ hơn trước, đặng từ điển của họ hóa ra tốt đẹp. Chung cuộc, tại tánh kiêu căng ích kỷ, chia rẽ, cho nên Nhơn loại còn trải qua không biết bao nhiêu sự đau khổ nữa, trước khi lập được cảnh Thiên Đàng tại thế.

 

hết

MỤC LỤC ĐẦU TRANG CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 PHỤ TRANG  CUỐI TRANG



[[1]] Chúng tôi sẽ lần lượt phổ biến những tác phẩm nầy để quí huynh đệ cùng học hỏi.

                [[2]] Chơn Nhơn có 3 Ngôi: Atma hay Atman cũng một nghĩa, Bouddhi và Manas.

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES