Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES


1_ Tạo t́nh huynh đệ đại đồng trong nhân loại không phân biệt ṇi giống, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng và nam nữ.

2_ Khuyến khích nghiên cứu, đối chiếu khoa học, triết học, và tôn giáo.

3_ Nghiên cứu những luật tự nhiên chưa giải thích được và những quyền năng c̣n ẩn tàng nơi con người.

 

 



 


 



 


 


 
 

 

BẰNG CHỨNG VỀ LUÂN HỒI

trích dịch từ quyển LUÂN HỒI (REINCARNATION)
của ANNIE BESANT

Bẳng chứng về luân hồi không đạt tới mức có thể chứng minh được một cách tổng quát và hoàn chỉnh, nhưng xét về bản chất của vấn đề này th́ chúng tạo ra một giả định mạnh mẽ hết sức. Lư thuyết mà chúng bênh vực đưa ra được lời giải thích thỏa đáng duy nhất về sự thịnh suy của một quốc gia, về sự kiện trong cuộc tiến hóa của cá nhân, về đủ thứ năng lực của con người, về các chu kỳ lập đi lập lại trong lịch sử, về những tính chất độc đáo có một không hai của con người. Mặc dù tôi biết chắc rằng luân hồi là một sự thật trong thiên nhiên, nhưng ở đây tôi cũng bằng ḷng chỉ giới thiệu nó là một giả thuyết hợp lư để kiểm chứng hơn là một định lư đă được chứng minh. Đó là v́ tôi đang viết cho những người muốn t́m bằng chứng qua những sự kiện trong cuộc sống và lịch sử của loài người cho nên đối với họ thoạt nh́n th́ luân hồi không vượt khỏi mức chỉ là một giả thuyết hợp lư. C̣n kẻ nào đă biết là nó đúng sự thật đâu cần tới lập luận của tôi.

1. Có một số người c̣n sống cũng như một số người hiện nay không có mặt trên cơi trần, họ nhớ được các kiếp đă qua của ḿnh và có thể nhớ lại những diễn biến ấy giống như nhớ lại được những diễn biến ngay trong kiếp này. Kư ức – vốn là cầu nối giữa các giai đoạn kinh nghiệm khác nhau của thực thể hữu thức và mang theo ḿnh cái ư thức về chơn ngă cũng như về phàm ngă – đối với họ trải rộng qua ngưỡng cổng các lần sinh ra và chết đi trong quá khứ và những đêm (chết) cũng không phá vỡ được sợi dây xích kư ức đó hơn là những đêm (ngủ) phá vỡ được sợi dây xích ngăn cách những ngày trong kiếp sống b́nh thường. Những diễn biến trong các kiếp quá khứ của họ là những kinh nghiệm có thật đối với bản ngă sống động của họ dường như thể chúng mới xảy ra cách đây vài năm, và bảo họ rằng họ có kinh nghiệm ấy th́ đối với họ đó là một quan niệm điên khùng chẳng khác nào việc bạn khăng khăng cho rằng những diễn biến mà họ trải qua cách đây mười năm xảy ra đối với người khác chứ không phải đối với chính họ. Họ ắt không tranh luận với bạn nhưng chỉ nhún vai và bỏ lơ đi đề tài đó v́ bạn không thể căi lư với một người không biết ǵ về kinh nghiệm của chính bạn. Mặt khác, chứng cớ của một người và những sự kiện trong phạm vi hiểu biết của chính y không thể chứng tỏ được thực tại của những sự kiện này cho người thứ nh́, do đó bằng chứng này không phải là chứng cớ thuyết phục đối với bất kỳ người nào không phải là người trải nghiệm. Sự chắc chắn cuối cùng về sự thật của luân hồi chỉ dành cho kẻ nào có kư ức làm chứng cho quá khứ của chính ḿnh; giá trị của bằng chứng đó đối với người nghe c̣n tùy thuộc vào ư kiến của người nghe về tính lành mạnh trí thức và giá trị đạo đức của người nói. Nếu người nói là một người chẳng những b́nh thường lành mạnh trong những sự việc thường nhật mà c̣n có sức mạnh trí thức tối cao, nếu đó là một người chẳng những có đạo đức b́nh thường mà c̣n có đạo đức cao tột về mặt thanh khiết, chân thật và chính xác; th́ trong t́nh huống đó, việc y cố t́nh phát biểu rằng ḿnh có nhớ những diễn biến xảy ra trong cuộc đời của chính ḿnh chẳng hạn như cách đây vài thế kỷ và y c̣n liên hệ được những diễn biến đó với môi trường địa phương xung quanh một cách tỉ mỉ, th́ rất có thể điều này gây ảnh hưởng lớn lao tới những người quen thuộc với sự liêm khiết và năng lực của y; đó chỉ là bằng chứng gián tiếp nhưng thuộc loại đáng tin cậy.

2. Giới thực vật, động vật, nhân loại đều chứng tỏ có những dấu hiệu chịu tác động của “luật di truyền” với khuynh hướng cha mẹ truyền cho con cháu những đặc tính tổ chức của chính ḿnh. Mặc dù có nhiều sự khác nhau bề ngoài nhưng ta vẫn nhận ra được một cây sồi, một con chó, một con người khắp nơi trên thế giới. Tất cả đều được sinh ra và tăng trưởng theo những đường lối xác định; từ hai tế bào một nam tính và một nữ tính, mỗi sinh vật đều tiến triển và phát triển theo những đường lối có đặc tính của cha ông. Thế hệ con cháu mô phỏng lại những đặc điểm riêng biệt của cha ông và cho dù các ḍng thuộc cùng một loại h́nh có thể khác nhau rất nhiều song chúng ta vẫn nhận ra những đặc tính thống nhất chúng lại. Chúng ta thống nhất gọi tên là “chó”, cái con chó thuộc ḍng St. Bernard hoặc chó kiểng toyterrier, chó săn lợn rừng hay chó săn xám ḍng Ư, cũng như ta thống nhất gọi tên là “người” dù đó là người Veddah hay người Anh, người thổ dân bản xứ châu Úc hay người Rajput. Nhưng khi ta xét tới những năng lực trí thức và đạo đức chẳng hạn như các biến thể của loài chó và loài người th́ ta đâm choáng váng trước một sự khác nhau rất to lớn. Nơi con chó th́ những năng lực đó thay đổi tương đối trong một phạm vi hẹp; nó có thể khôn khéo hoặc ngu đần, nhiều thói xấu hoặc đáng tin cậy, nhưng sự khác nhau giữa con chó khôn ngoan và con chó ngu đần tương đối không lớn lắm. Song nơi con người th́ có một khoảng khổng lồ ngăn cách mức thấp nhất với mức cao nhất cho dù xét về mặt trí thức. Một số người chỉ có thể đếm 1 – 2 – 3 . . . và nhiều số, trong khi những người khác có thể tính toán những khoảng cách mà ta phải tính theo hàng năm ánh sáng. Trong số mọi chủng loại có mặt trên trái đất chỉ nơi con người và nơi con người thôi th́ ta mới thấy có một sự thống nhất lớn lao như thế về thể chất và một sự cách ly rộng lớn như thế về trí thức và đạo đức. Tôi công nhận là tính di truyền thể chất giải thích được một khía cạnh nhưng tôi cần có một yếu tố mới nào đó không có mặt nơi con thú để giải thích được khía cạnh kia. Sự luân hồi (với một Chơn ngă trường tồn về mặt trí thức và đạo đức, học hỏi qua kinh nghiệm, phát triển trong hàng thiên niên kỷ) hiến ra một nguyên nhân thỏa đáng; và nguyên nhân này cũng giải thích được tại sao con người lại tiến bộ (xét theo quan điểm trí thức và đạo đức) trong khi con thú vẫn dậm chân tại chỗ nếu không được con người nuôi dưỡng và rèn luyện nhân tạo. Xét theo những ǵ mà sử sách ghi lại được th́ những con thú hoang đă từng sống như chúng ta đang sống hiện nay, đó là những loài thú săn mồi, bầy đàn trâu ḅ, bộ tộc khỉ vượn, cộng đồng kiến v.v. . . Chúng sống rồi chết đi hết đời này sang đời khác, lập lại những thói quen của cha mẹ, trôi giạt theo lối ṃn của tổ tiên chứ không tiến hóa lên đời sống xă hội cao hơn. Chúng cũng có tính di truyền thể chất như con người, nhưng di truyền thể chất không thể  cung cấp cho chúng kinh nghiệm tích lũy khiến cho Chơn ngă trường tồn có thể leo lên được, xây dựng được những nền văn minh vĩ đại, thu thập được kiến thức, càng ngày càng vươn lên cao sao cho không ai có thể vạch ra được một giới hạn mà loài người không thể tăng trưởng vượt quá mức đó. Chính yếu tố trường tồn này (vốn thiếu nơi con thú và có mặt nơi con người) mới giải thích được tại sao con thú lại tương đối dậm chân tại chỗ c̣n con người lại tiến bộ được. Không có một kho chứa cá thể nào để cho con thú tích lũy kinh nghiệm trong đó; nhưng con người v́ tích lũy được tinh hoa kinh nghiệm nơi Chơn ngă bất tử cho nên hết đời này sang đời khác cứ khởi sự với cái kho chứa mà ḿnh sở hữu ấy và do đó có khả năng tiếp tục tăng trưởng cá thể. Đó là v́ nếu không có tâm thức th́ làm sao truyền đạt được kinh nghiệm ư thức? Những thói quen thể chất vốn làm biến đổi cơ thể có thể được truyền thừa về mặt thể chất chẳng hạn như khuynh hướng bản năng chạy nước kiệu của con ngựa, việc đánh hơi chỉ đường của con chó v.v. . . Những sự kiện này vốn nổi tiếng nơi con thú cũng như nơi con người. Cũng đáng chú ư nữa là sự kiện con thú vốn dậm chân tại chỗ về trí thức và đạo đức so với sự tiến bộ của con người. Có một sự kiện khác cũng đáng chú ư là không một ảnh hưởng bên ngoài nào có thể gây ấn tượng bao gồm những quan niệm sơ cấp tác động lên bộ óc những người kém tiến hóa trong khi bộ óc của những người tiến hóa hơn đồng hóa ngay tức khắc những quan niệm ấy khi chúng được tŕnh bày ra. Muốn có được một nhận thức về trí thức hoặc đạo đức th́ cần phải có một điều ǵ đó hơn mức chỉ là một khí cụ bộ óc, và không một sự rèn luyện nào có thể cung cấp cho ta được điều này, sự rèn luyện có thể khiến cho khí cụ đó tinh vi hơn nhưng cần phải có sự thôi thúc của Chơn ngă th́ khí cụ đó mới hưởng ứng được với sự kích động từ bên ngoài. Ta cũng không thể phản bác sự thật này khi nói rằng một đứa trẻ Âu Tây bị cách ly với việc giao tiếp con người được thấy là mang đầy thú tính và ít có nhân tính khi được thả ra; đó là v́ cơ quan thể chất cũng cần được các ảnh hưởng thể chất tác dụng lành mạnh lên nó nếu ta muốn dùng nó trên cơi trần, và nếu ta giải thể nó bằng cách đối xử không tự nhiên th́ nó cũng không thể đáp ứng được với bất kỳ thôi thúc nào của Chơn ngă cũng giống như một chiếc dương cầm bị bỏ rỉ sét trong bầu không khí ẩm thấp không thể trổi lên những nốt nhạc du dương v́ những sợi dây đàn đă bị hư hỏng.

3. Trong giới hạn của một gia đ́nh th́ cũng có vài đặc tính di truyền không ngừng tái xuất hiện và có một “sự giống nhau về gia đ́nh” nào đó thống nhất các thành viên của gia đ́nh lại, sự giống nhau về thể chất này thật là rơ ràng và được coi là bằng chứng của luật di truyền. Nếu chỉ xét như thế th́ cũng đúng thôi. Nhưng luật ấy giải thích thế nào về sự khác nhau đáng ngạc nhiên nơi năng lực trí thức và tính cách đạo đức mà ta thấy trong phạm vi hạn hẹp của chỉ một môi trường gia đ́nh trong đám con cái của cùng một cha mẹ? Trong gia đ́nh gồm những người tịch lặng, yêu cuộc sống gia đ́nh, định cư ở một nơi hết đời này sang đời khác th́ lại nảy ṇi ra một chàng trai với tính khí quậy phá đầy hoang dă mà không một kỷ luật nào có thể  uốn nắn được và không một dỗ dành nào có thể níu tay lại được. Làm thế nào mà một loại h́nh như vậy lại xuất hiện trong một môi trường như thế nếu bản chất trí thức và đạo đức được nảy sinh ra từ nguồn cội tổ tiên? Hoặc một “kẻ vô lại” sinh ra trong một gia đ́nh quí tộc và thanh khiết làm quặn đau nỗi ḷng của những kẻ yêu thương y, làm điếm nhục thanh danh chưa hề ô uế, y ở đâu ra vậy? Hoặc là một đóa hoa trinh trắng thánh thiện phơi bày vẻ đẹp rực rỡ của ḿnh ngay giữa môi trường gia đ́nh dơ dáy và thô tục, điều ǵ đă ném hạt giống của cái cây tuyệt vời ấy xuống mảnh đất tồi bại như thế? Ở đây trong mọi trường hợp th́ sự luân hồi đều mang lại cho ta manh mối v́ nó coi các phẩm tính trí thức và đạo đức vốn ở nơi Chơn ngă bất tử chứ không ở nơi cái xác do cha mẹ sinh ra. Ta thấy anh em rất giống nhau về thể chất nhưng tính cách về trí thức và đạo đức lại khác nhau một trời một vực như nước với lửa. Tính di truyền có thể giải thích được mặt này nhưng không thể giải thích được mặt kia. [Tôi không quên “luật phản phục” cũng như vấn đề làm thế nào mà các loại h́nh tương kỵ như vậy lại chui vào cùng một gia đ́nh nếu ta bảo rằng Chơn ngă bị thu hút về môi trường thích hợp với ḿnh, nhưng những điều này sẽ được bàn tới ở mục lư lẽ phản đối luân hồi]. Sự luân hồi bước vào để điền kín cái chỗ trống ấy và như vậy làm cho thuyết tăng trưởng của con người được hoàn chỉnh.

4. Vấn đề giống như vậy lại càng nổi bật hơn nơi trường hợp những anh em sinh đôi trong đó các đứa trẻ chẳng những có tổ tiên giống hệt nhau mà c̣n có hoàn cảnh trước khi sinh ra giống hệt nhau. Thế nhưng trẻ sinh đôi thường kết hợp sự giống nhau hoàn chỉnh nhất về thể xác với sự khác nhau rất nhiều về trí thức và đạo đức. Và c̣n một vấn đề quan trọng nữa liên quan tới trẻ sinh đôi là trong buổi ấu thơ ta thường không phân biệt được chúng với nhau, ngay cả cặp mắt sắc xảo của người mẹ và người bảo mẫu cũng không phân biệt nổi. Thế mà sau này khi chúng lớn lên, khi Manas đă hoạt động thông qua cái khung thể chất th́ Manas biến đổi nó nhiều đến nổi sự giống nhau về thể chất giảm đi c̣n sự khác nhau về tính t́nh lại ghi dấu trên những đặc điểm di động.

5. Hiện tượng thần đồng cũng đ̣i hỏi khoa học phải giải thích một chút. Tại sao Mozart mới có bốn tuổi mà đă bộc lộ được kiến thức chẳng ai dạy ḿnh? Chẳng những ông có khiếu về nhạc du dương mà c̣n có “bản năng” tạo ra những lời phổ nhạc cho những khúc nhạc du dương được tŕnh bày với ông, những lời phổ nhạc ấy tuân theo những định luật phức tạp về hài âm mà một nhạc sĩ phải kiên nhẫn học hỏi biết bao lâu. “Người ta bảo rằng ông vốn sinh trưởng trong một gia đ́nh có truyền thống âm nhạc”. Chắc chắn rồi, bằng không th́ ta khó ḷng mà hiểu được làm sao cung cấp được cho ông cái công cụ thể chất tinh vi cần thiết để ông biểu lộ được  thiên tài siêu việt của ḿnh; nhưng nếu bảo rằng gia đ́nh cung cấp cho ông thiên tài ấy cũng như cái bộ máy thể chất để biểu lộ thiên tài th́ người ta lại thắc mắc muốn biết tại sao có biết bao nhiêu người cùng chia xẻ quyền sở hữu cái công cụ âm nhạc thể chất ấy mà ngoại trừ ông ra th́ chẳng có ai chứng tỏ được khả năng trào dâng lên thành những bản nhạc giao hưởng, những bản sonate, những khúc nhạc kịch mà cái đại khối ấy tuôn đổ ra như thác quí báu xiết bao từ cái nguồn nước hầu như vô tận. Làm thế nào hậu quả lại có thể tuôn ra từ một nguyên nhân bất cập như vậy? Đó là v́ trong trọn cả gia đ́nh Mozart chỉ có mỗi một Mozart thôi. Và ta có thể trích dẫn nhiều trường hợp khác nữa trong đó đứa trẻ c̣n vượt cả thầy giáo của ḿnh, dễ dàng làm được điều mà các bậc thầy phải h́ hục hoàn thành và nhanh chóng làm được điều mà các bậc thầy không tài nào làm nổi.

6. Thần đồng chẳng qua là một dạng biểu lộ của thiên tài và bản thân thiên tài cần được giải thích. Nó ở đâu ra vậy, thật khó mà truy nguyên nó c̣n hơn cả theo dơi dấu chim trên bầu trời. Plato, Dante, Bruno, Shakespeare, Newton, họ ở đâu ra vậy, những đứa con rực rỡ này của loài người? Họ xuất thân từ các gia đ́nh tầm thường, người thứ nhất và cuối cùng làm cho tên tuổi của gia đ́nh trở nên bất tử. Gia đ́nh họ vốn vô danh tiểu tốt th́ đó là bằng chứng dứt khoát rằng họ chỉ có một năng lực b́nh thường; một đứa trẻ được sinh ra, yêu mến, chiều chuộng, trừng phạt, giáo dục giống như mọi đứa trẻ khác; đột nhiên con chim ưng trẻ trung bay vút lên về phía mặt trời từ cái tổ chim sẻ ngay dưới máng xối ở trong nhà, nó vỗ cánh làm rung chuyển cả bầu trời. Nếu một chuyện như thế xảy ra trên cơi trần th́ chúng ta ắt không thể th́ thào: “Sự di truyền và đó là một trường hợp kỳ diệu của sự phản phục”, chúng ta ắt t́m kiếm con chim ưng cha mẹ chứ không truy nguyên phổ hệ của chim sẻ. Và như vậy khi một Chơn ngă dũng mănh hạ cố đến một gia đ́nh tầm thường th́ ta phải thấy Chơn ngă đó là nguyên nhân của thiên tài chứ không t́m kiếm thiên tài qua phổ hệ của gia đ́nh.

Liệu ai dám giải thích bằng phương pháp di truiyền sự giáng sinh của một thiên tài đạo đức vĩ đại như Lăo Tử, Đức Phật, Zarathusthra hoặc Chúa Giê su hay không? Phải chăng cái gốc rễ thiêng liêng làm trổ ra các tinh hoa nhân loại này phải được đào xới nơi mảnh đất tổ tiên trên cơi trần mà nguồn cội của các kiếp sống đầy diễm phúc ấy chỉ là một cái giếng nhỏ của nhân loại tầm thường? Ở đâu ra sự minh triết không được dạy dỗ, sự giác ngộ tâm linh cũng như tri thức của các ngài về những nỗi phiền năo và nhu cầu của loài người? Con người đă bị lóa mắt v́ giáo huấn của các ngài đến nổi họ mơ rằng đó là một sự khải huyền của một đấng Thiêng liêng siêu tự nhiên trong khi ấy chỉ là thành quả chín muồi của hàng trăm kiếp làm người. Những người nào bác bỏ một đấng Thêng liêng siêu tự nhiên th́ hoặc là phải chấp nhận sự luân hồi hoặc là phải chấp nhận không thể giải quyết được vấn đề nguồn gốc của các ngài. Nếu sự di truyền có thể tạo ra Đức Phật và Đức Ki Tô th́ nó ắt c̣n phải cung cấp cho ta nhiều Đức Phật và đấng Ki Tô hơn nữa.

7. Chúng ta cũng phải đi đến kết luận ấy khi chú ư tới những sự khác nhau ghê gớm của người ta qua năng lực đồng hóa đủ thứ kiến thức.

Ta hăy xét hai người có một khả năng trí thức nào đó khéo léo hơn là ngu đần. Ta hăy giới thiệu với mỗi người đó cùng một hệ thống triết lư. Một người nhanh chóng lĩnh hội được các nguyên tắc chính yếu của nó, c̣n người kai vẫn thụ động và trơ trơ đối với nó. Ta hăy giới thiệu cũng với hai người này một hệ thống khác nữa th́ địa vị tương đối của họ sẽ bị đảo lộn lại. Một người có “khuynh hướng” theo một dạng tư tưởng này c̣n người kia hướng theo một dạng tư tưởng khác. Hai học viên bị thu hút bởi Thông Thiên Học và bắt đầu nghiên cứu nó; chỉ mới hết một năm th́  người này đă quen thuộc với những quan niệm chính yếu của nó và có thể ứng dụng được những quan niệm ấy, c̣n người kia th́ phấn đấu loay quay trong một mê lộ. Đối với người này th́ mỗi nguyên tắc đều dường như là quen thuộc khi y được tŕnh bày, c̣n đối với người kia th́ mỗi nguyên tắc ấy thật là mới mẻ kỳ lạ và không thể hiểu nổi. Người tin vào luân hồi hiểu rằng giáo huấn này là xưa cũ đối với người này nhưng lại mới mẻ đối với người kia; người này học nhanh v́ ư nhớ, chẳng qua y chỉ phục hồi lại kiến thức trong quá khứ; người kia học chậm v́ kinh nghiệm của y không bao hàm những sự thật này của thiên nhiên và y đang lần đầu tiên vất vả để thụ đắc chúng.

8. Có liên quan mật thiết tới viêc nhanh chóng khôi phục được kiến thức trong quá khứ, đó là trực giác vốn nhận thức được sự thật đúng là sự thật khi nó được tŕnh bày chứ không cần cái quá tŕnh chậm chạp lập luận để đi tới viêc tin chắc. Trực giác ấy chỉ nhận ra một sự kiện đă quen thuộc trong một kiếp quá khứ mặc dù mới lần đầu tiên gặp trong kiếp này. Nó có đặc điểm là không cần được củng cố bằng lập luận, niềm tin chắc nội tâm xuất hiện ngay khi nhận thức được sự kiện; người ta có thể mưu t́m và kiến tạo những lập luận chứng tỏ thực tại những sự kiện ấy v́ ích lợi của những người khác chứ bản thân họ th́ không cần tới sự thỏa măn của một kẻ tin tưởng. Công việc đó đă được thực hiện rồi đối với chính y trong kinh nghiệm trước kia và y không cần phải đi trở lại con đường xưa cũ ấy nữa.

9. Không có một thuyết nào khác về kiếp tồn tại của con người giải quyết được giống như luân hồi về vấn đề bất b́nh đẳng trong hoàn cảnh, năng lực và cơ hội; bằng không th́ ta chẳng thấy được bằng chứng theo đó sự công bằng là một yếu tố trong cuộc sống, c̣n con người chẳng qua chỉ là tṛ chơi cho sự ưu ái của một đấng Tạo hóa vô trách nhiệm hoặc tṛ chơi của những lực mù quáng thuộc Thiên nhiên vô hồn. Một đứa trẻ được sinh ra với bộ óc thích hợp để trở thành công cụ của mọi nỗi đam mê đầy thú tính, “bộ óc tội phạm”, là hiện thể của các ham muốn xấu xa, của bản năng đầy thú tính; nó là đứa con của một kẻ ăn cắp và một cô gái điếm, ḍng máu ấy tuôn chảy từ một cội nguồn ô uế nhiễm độc, môi trường xung quanh dạy cho nó những bài học tồi bại, uốn nắn nó theo những đường lối xấu xa. Một đứa trẻ khác sinh ra với bộ óc được uốn nắn cao thượng thích hợp để biểu lộ trí năng xuất sắc nhất có rất ít nền tảng vật thể dùng làm cơ sở và công cụ cho những đam mê đầy thú tính; nó là con của những bậc cha mẹ thanh khiết và biết suy tư, thể chất của nó        được kiến tạo bằng vật liệu tốt, môi trường xung quanh nó thúc đẩy nó theo con đường hành xử đúng đắn, rèn luyện nó hành động rộng lượng và tốt bụng, giúp nó ức chế mọi tư tưởng thấp hèn và tồi bại. Do cơ thể và môi trường xung quanh th́ kẻ này bị tiền định sống một cuộc đời tội phạm hoặc cùng lắm nếu phần Thiêng liêng nơi y biểu lộ ra được th́ y cũng phải phấn đấu ghê gớm chống lại nghịch cảnh đè bẹp, cho dù sự phấn đấu này cuối cùng là chiến thắng th́ bản thân kẻ thắng trận cũng kiệt sức, què quặt, tâm hồn tan nát. C̣n cũng do thể chất và môi trường xung quanh th́ một kẻ khác lại được tiền định sống một cuộc đời hoạt động ban phúc, y chẳng phải phần đấu chống lại điều ác gh́ kéo y xuống mà phần đấu vươn lên tới điều thiện cao thượng hơn thu hút y đi lên. Ở đâu ra những số phận khác nhau đến như thế nếu những con người này lần đầu tiên bước vào sân khấu cuộc đời? Liệu ta có dám bảo rằng một đấng Thiên hựu hữu thức và cai trị tất cả nào đó tạo ra hai cuộc đời này, lưu đày một kẻ đến mức thoái hóa tối đa và ban phúc cho kẻ kia đến mức năng lực cao siêu nhất? Nếu thế th́ Nhân loại đang bơ vơ lạc lỏng than khóc trong nanh vuốt của một sự bất công khôn ḍ chỉ c̣n có nước rùng ḿnh tuân phục nhưng nó ắt không c̣n nói tới Công bằng hoặc Bác ái nữa, coi như đó là thuộc tính của đấng Thiêng liêng mà nó tôn thờ. Nếu kết quả như vậy mà lại xảy ra do các lực mù quáng trong Thiên nhiên th́ con người cũng chới với trong gọng kềm của những nguyên nhân mà ḿnh không thể ḍ t́m hoặc kiểm soát nổi và trong khi loài người  nhẫn nhục chịu đựng th́ quấn quanh tâm hồn y vẫn có một con rắn nhe răng nanh đầy nọc độc uất hận trước sự bất công, những số phận tốt và đen đủi đă chạy ra từ những ṿng quay xổ số của một thứ may rủi mù quáng. Những số phận đó trút xuống đầu con người mà họ không có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ. Nhưng nếu luân hồi là đúng sự thật th́ sự Công bằng vẫn ngự trị trên thế gian và số phận con người vẫn nằm trong tay y. Nếu chiều theo những tư tưởng và hành vi độc ác gây ra những điều sai trái đối với người khác, tán tận lương tâm đeo đuổi những mục tiêu ích kỷ th́ những điều đó sẽ kiến tạo cho Chơn nhơn luân hồi một bộ óc vốn là công cụ thích hợp để cho chúng biểu lộ ra nhiều hơn, một bộ óc mà mọi khuynh hướng xấu đều dễ dàng ngựa quen đường cũ c̣n những lực tốt đẹp th́ chỉ hoài công khi mưu t́m một cơ quan thể chất để biểu hiện ra được. Một bản chất có trang bị thể chất xấu như thế sẽ bị thu hút về môi trường thích hợp nơi mà có đủ mọi cơ hội để cho hành động xấu đó được thể hiện ra và các bậc cha mẹ có thân xác đă nhiễm độc có thể cung cấp vật liệu thể chất thích hợp để dùng làm cơ sở cho sự biểu lộ ấy. Khủng khiếp ư? Đúng vậy, cũng khủng khiếp như việc cứ say sưa kéo dài sẽ dẫn tới việc hủy hoại cơ thể và bộ óc. Nhưng ở đâu có sự công bằng, có định luật không thể vi phạm được th́ ở đó có hi vọng v́ lúc bấy giờ ta không chỉ là những cọng rơm bị cơn gió vô t́nh cuốn đi mà ta làm chủ được số phận của ḿnh, v́ có hiểu biết nên ta có thể vận dụng được những định luật ấy, chúng không bao giờ phản bội ta và sẽ trợ giúp cho ta thay v́ đối địch với ta. Đó là v́ nếu con người có thể xây dựng điều xấu xa th́ cũng có thể kiến tạo điều tốt đẹp và kết quả ngược lại với những ǵ mà ta vừa phác họa cũng có thể được tạo ra. Kiên quyết chống lại tư tưởng và hành vi sai trái, kiên nhẫn phụng sự người khác, tận tụy với hết tấm ḷng ḿnh v́ những cứu cánh vị tha; những thứ đó sẽ xây dựng cho Chơn nhơn luân hồi một bộ óc vốn là công cụ thích hợp để chúng càng dễ biểu lộ ra hơn, trong đó mọi khuynh hướng tốt sẽ dễ dàng đơm hoa kết trái, trong đó các lực xấu xa sẽ hoài công mưu t́m một cơ quan thể chất để biểu hiện ra được. Một bản chất như thế cũng được thu hút về môi trường có nhan nhăn những cơ hội để làm điều tốt, có các bậc cha mẹ xứng đáng để kiến tạo nên đền thờ tạm thể chất này. Nhưng trong mỗi trường hợp th́ đền thờ tạm đều được xây dựng theo kế hoạch mà kiến trúc sư Chơn ngă xây cất và y chịu trách nhiệm về công tŕnh của ḿnh[1].

Lại nữa, luân hồi giải thích cho ta hiểu được sự tương phản ghê gớm giữa những hoài băo và khả năng của con người. Ta thấy một tâm trí tha thiết bị giam hăm trong một thể xác bất lực nhất và ta biết rằng giờ đây nó bị hạn chế do trong một kiếp trước nó đă lười biếng không chịu vận dụng năng lực của ḿnh. Ta thấy một người khác mơ ước thành tựu được những điều cao siêu nhất, tha thiết phấn đấu thật cảm động để lĩnh hội được những quan niệm tinh vi nhất trong khi đáng thương thay y không thể đồng hóa được những ư tưởng sơ cấp nhất và căn bản nhất trong triết lư mà y muốn quán triệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu khiêm tốn nhất của một kiếp sống khá hữu ích và vị tha. Chúng ta thấy rằng những cơ hội trong quá khứ đă bị bỏ lỡ, những khả năng thành tựu lớn lao đă bị coi thường hoặc cố t́nh vứt bỏ, v́ vậy giờ đây con đường đi lên của Chơn ngă mới bị trắc trở và sức mạnh của y mới bị què quặt; linh hồn mơ ước có được sự hiểu biết với ḷng tha thiết đầy tuyệt vọng và thê thảm, đâu có quyền năng bên ngoài nào chối bỏ nó, nhưng nó không thể đạt được v́ nó không thể thấy được cho dù điều ấy nằm ngay dưới chân nó.

Có một gợi ư khác có thể hấp dẫn đối với kẻ nào tin rằng có một đấng Thiên hựu cai trị tất cả, ngài sáng tạo ra hồn người. Phải chăng dường như tưởng tượng rằng đấng Thiêng liêng chiều ư tạo vật của ḿnh khi vận dụng năng lượng sáng tạo giống như kẻ tùy tùng chỉ chực chờ những cơn đam mê và dâm dục của con người để tạo ra một hồn người ngụ trong cái xác vốn là sản phẩm của một hành vi đồi bại nào đó của một cặp nam nữ đă sa đà vào những đam mê không kềm chế được bản thân? Việc thường xuyên tạo ra những hồn mới để ngụ trong những h́nh tướng mà sự tồn tại của chúng lại lệ thuộc vào những cơn ngẫu hứng của con người. Phải chăng có một điều ǵ đó thật là ghê tởm đối với những người biết tôn trọng lư tưởng về một đấng Thiêng liêng. Thế nhưng không c̣n phương án nào khác nếu người ta tin rằng con người là phần hồn – hoặc có linh hồn theo như họ diễn tả nhiều nhất – mà lại bác bỏ sự luân hồi.

10. Có một lập luận khác chỉ hấp dẫn đối với kẻ nào tin vào sự bất tử của con người: đó là một điều ǵ bắt đầu trong thời gian cũng phải kết thúc trong thời gian. Mọi điều hữu thủy đều phải hữu chung và mệnh đề tương quan cần thiết của sự bất tử sau khi chết ắt là trước khi sinh ra phải có sự tồn tại đời đời. Chính v́ thế mà Hume có tuyên bố rằng chuyển kiếp là thuyết duy nhất về linh hồn mà triết học có thể nghe lọt tai được v́ “cái ǵ bất diệt ắt phải không thể sinh ra được”. Tư tưởng vốn vươn lên tới được phẩm giá của triết học th́ hoặc là phải chấp nhận sự luân hồi hoặc là cho rằng kiếp sống cá thể chấm dứt vào lúc chết.

11. Thế nhưng lại nữa, chẳng lẽ không có được điều ǵ khá phi lư nếu cho rằng đấng Thông tuệ tâm linh nơi con người vốn bất tử mà lại giả sử rằng một đấng Thông tuệ như thế giáng trần, ngụ trong chẳng hạn thể xác của một người sơ khai rồi rời bỏ nó và chẳng bao giờ trở lại để học vô số bài học mà cuộc sống trần tục này có thể dạy được nhưng chưa kịp dạy cho y. Ta thấy con người c̣n có thể thành tựu được biết bao nhiêu sự tăng trưởng về trí tuệ và đạo đức so với tŕnh độ của một kẻ chưa văn minh. Tại sao một đấng Thông tuệ như thế mà cuối cùng lại từ trần khi chưa quán triệt được hết mọi bài học? Biệt phái một đấng Thông tuệ thiếu kinh nghiệm như thế lên một cơi sinh hoạt tâm linh cao siêu nào đó cũng chẳng khác ǵ gửi một đứa trẻ thuộc lớp thấp nhất trong trường tiểu học lên học Đại học. Óc phân biệt phải trái b́nh thường cũng yêu cầu nó trở lại hết học kỳ này tới học kỳ khác, sau mỗi kỳ nghỉ hè cho tới khi nó lên được lớp cao nhất rồi tốt nghiệp lớp đó v́ đă học hết được những ǵ mà trường phải dạy cho nó th́ mới chuyển sang sinh hoạt thoải mái hơn và học vấn thâm sâu hơn ở bậc Đại học.

12. Sự tương tự gợi cho ta thấy trong một chu kỳ sống th́ các yếu tố vô thường và thường trụ cùng nhau tồn tại. Lá cây trổ ra, chín vàng rồi rụng xuống; trong khi đang c̣n sống, chúng thu hút chất dinh dưỡng, biến chất dinh dưỡng thành ra chất liệu hữu dụng cho cái cây, truyền đạt thành quả năng lượng sống của ḿnh cho cái cây rồi mới chết. Chúng không mọc lên trở lại nữa nhưng cái cây vẫn trường tồn và cứ mỗi mùa xuân th́ một đợt lá mới lại mọc ra. Kiếp sống phàm ngă cũng như thế, nó thu lượm kinh nghiệm, chuyển hóa kinh nghiệm thành ra những giá trị trường cửu, truyền giá trị đó cho cái cây sống lâu bền mà nó sinh ra từ đấy rồi mới chịu nhắm mắt buông tay: sau khi mùa đông qua rồi th́ Chơn ngă lại sinh ra phàm ngă mới để làm công việc tương tự, để kiến tạo, nuôi dưỡng sự tăng trưởng của cái cây Chơn nhơn. Và thế là trong khắp cả thiên nhiên ta đều thấy cái vô thường phục vụ cho cái thường trụ, làm việc v́ sự tăng trưởng của cuộc sống trường cửu hơn mà bản thân nó chỉ là sự biểu hiện phù du.

13. Các chu kỳ lập đi lập lại trong lịch sử cho ta thấy một số lớn người xét chung đă luân hồi. Ta thấy vào cuối mỗi chu kỳ mười lăm thế kỷ lại tái xuất hiện những loại h́nh thông tuệ và loại tính t́nh đánh dấu sự bắt đầu của chu kỳ ấy. Nếu biết được ư tưởng này, học viên hăy thử so sánh thời kỳ Augustus trong lịch sử La Mă với thời kỳ Nữ hoàng Elizabeth nước Anh. Y hăy so sánh loại h́nh chinh phục, thực dân, mưu bá đồ vương của người La Mă với loại h́nh đó của người Anh. Y hăy so sánh các ḍng tư tưởng tôn giáo vào thế kỷ thứ 3 và thứ tư sau Công nguyên với ḍng tư tưởng của thế kỷ 18 và 19 để xem liệu y có thể nào truy nguyên được sự thịnh hành về tư tưởng thần bí và Ngộ đạo ngày nay là sự tái xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ tư hay chăng. Khi y đă theo dơi đường lối nghiên cứu này trong một thời gian th́ y bắt đầu thấy rằng phát biểu trong những tác phẩm Thông Thiên Học theo đó mười lăm thế kỷ là “thời kỳ trung b́nh giữa hai kiếp nhập thế” không chỉ là điều hoang tưởng hay phỏng đoán. 

14. Ta chỉ giải thích được sự thịnh suy của các giống dân hay nhất là dựa vào giả thuyết luân hồi. Ta lưu ư thấy rằng một số giống dân bị mai một cho dù người ta đă cố hết sức chận đứng đà suy thoái của chúng; phụ nữ trong giống dân đó bị vô sinh cho nên dân số cứ đều đều giảm đi và việc chúng bị tuyệt chủng chỉ c̣n là vấn đề thời gian. Nhà luân hồi học ắt bảo rằng: “Các Chơn ngă đang rời bỏ giống dân ấy; mọi thứ có thể học được qua biểu hiện đặc thù ấy đă được học hết rồi; các Chơn ngă đă từng một thời làm linh hoạt đám con trẻ trong giống dân ấy giờ đây chuyển sang giống dân khác; không c̣n Chơn ngă ấu trĩ nào để băn khoăn về những bài học kinh nghiệm làm người buổi sơ khai nhất; v́ thế cho nên trên cơi nguyên nhân không có nhu cầu và do đó nó tất nhiên phải biến mất”. Cũng vậy, ta thấy rằng khi một giống dân đă đạt tới tột đỉnh thành tựu th́ sự suy thoái từ từ sẽ bắt đầu; cùng lúc đó một giống dân khác bắt đầu tăng trưởng và tiến bộ lên khi giống dân kia suy thoái đi. Đó là v́ các Chơn ngă tiên tiến sau khi đă dùng một loại h́nh giống dân hết mức khả năng của nó th́ lại thấy có một loại h́nh khác với những khả năng cao hơn; do đó họ để mặc cho các Chơn ngă chậm tiến hơn nhập thế trong loại h́nh thứ nhất c̣n bản thân họ chuyển sang nhập thế trong giống dân non trẻ hơn; như vậy sự truyền thừa sẽ được tiếp tục, các Chơn ngă càng ngày càng chậm tiến cứ nhập thế trong loại   h́nh đầu tiên do đó loại h́nh này từ từ suy thoái cho đến khi đạt tới giai đoạn nêu trên khi ta thấy có những dấu hiệu gần tuyệt chủng. Ta có thể nêu ra nhiều bằng chứng khác nữa về thực tại của luân hồi, nhưng trong khuôn khổ giới hạn này th́ như thế cũng đủ rồi. Khi có thêm kiến thức, học viên thiết tha và chuyên cần có thể nêu thêm nhiều bằng chứng khác.

 

HẾT 


 

[1] Ta không bao giờ được quên rằng địa vị và của cải ở thế gian v. v. . . không ăn khớp với môi trường tốt và xấu xung quanh. Trong trường hợp cực đoan đầu tiên mà bản văn có phác họa, môi trường xung quanh rơ rệt là xấu, nhưng trong trường hợp thứ nh́ môi trường xung quanh của Chơn ngă cũng có thể đầy những rắc rối tục lụy chỉ v́ y phải có quyền được cơ hội tăng trưởng.

 


 

Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.

Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời đại hiện nay
 

Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie  Besant)

xem tiếp
 

Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với nhau cùng chung một mục đích: sự tiến bộ của nhân loại - Nhưng với danh nghĩa là Hội, Hội hoàn toàn không thuộc về bất cứ quốc gia nào hoặc đảng phái chính trị nào.

Về phương diện Hội, họ chỉ có thể hành động tập thể cho các vấn đề chung có liên quan với Thông Thiên Học; về phương diện cá nhân, họ được hoàn toàn tự do để theo tư tưởng và hành động chính trị riêng biệt, miễn hành động đó đừng đi ngược lại nguyên lư của Thông Thiên Học và không có điều hại nào cho chính Hội Thông Thiên Học.
(Bí Quyết Thông Thiên Học, H. P. B
.)


Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng ngọc vô giá th́ viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.

Mọi người đều nghĩ rằng sự khôn ngoan của ḿnh là hoàn hảo, cũng như mọi bà mẹ đều cho rằng con của ḿnh là đẹp nhất.

“Con tôi là của tôi, tài sản này là của tôi”: một kẻ điên rồ bị giằn vật v́ những tư tưởng như thế. Bản thân y c̣n chưa thuộc về y chứ đừng nói tới con cái và của cải.

Bánh xe hi sinh có trục là T́nh Thương, lốp là Hành Động và căm là T́nh Huynh Đệ.

Thông Thiên Học không phải là việc thu tóm quyền lực dù là về mặt thông linh hay trí tuệ, mặc dù cả hai quyền năng đó đều phục vụ cho Thông Thiên Học.

Thông Thiên Học cũng theo đuổi hạnh phúc như người ta thường hiểu về từ ngữ này. Đó là v́ bước đầu tiên của nó là sự hi sinh, c̣n bước thứ nh́ là sự từ bỏ.

Thông Thiên Học là khoa học về sự sống, là nghệ thuật sống.

Thông Thiên Học là hiện thể của tinh thần mang lại sự sống; do đó không một điều ǵ mang tính giáo điều có thể thuộc về Thông Thiên Học.

Ngay cả trong rừng rậm cô liêu, tội lỗi vẫn chiến thắng kẻ không thánh thiện; kềm chế được giác quan ở ngay chính nhà ḿnh mới là tu khổ hạnh vậy.(CNPĐ) 
  
                

Xin dắt tôi từ cõi gỉa đến cõi CHƠN,
Xin dắt tôi từ chỗ tối tăm đến nơi SÁNG SUỐT,
Xin dắt tôi từ cửa tử đến cõi TRƯỜNG SANH BẤT TỬ.
(Dưới Chơn Thầy)


Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)


Ngươi hãy tiêu diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ lòng đầy tham vọng.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham sống, nhưng hãy tôn trọng sự sống.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham muốn sự tiện nghi, nhưng hãy sung sướng như những kẻ chỉ sống để hưởng lạc thú.


5.- Hãy diệt mọi ý thức chia rẽ. (Kill out all sense of separateness)

Chú giải : Bạn chớ tưởng là bạn có thể sống riêng biệt với những kẻ hung dữ, hạng người điên dại. Họ chính là bạn đó, mặc dầu họ ở trình độ kém hơn người bạn hoặc vị Thầy của bạn. Nhưng nếu bạn để nảy sinh cái ý nghĩ bạn không liên đới với một điều nào hoặc một tội lỗi nào tức là bạn tạo ra một nghiệp quả, nó sẽ buộc bạn vào điều đó hoặc người đó, cho đến ngày nào tâm hồn bạn nhận thấy rằng nó không thể sống riêng rẽ được. Bạn hãy nhớ rằng tội lỗi và nhục nhã của đời là tội lỗi và nhục nhã của bạn, bởi vì bạn là một phần tử của thế gian; nghiệp quả của bạn dệt chung và không thể tách rời Đại Nghiệp Quả được. Trước khi bạn được giác ngộ, bạn phải trải qua mọi chỗ dơ cũng như chỗ sạch. Như thế bạn hăy nhớ rằng cái áo dơ mà bây giờ con nhờm gớm có thể là cái áo của bạn bữa qua hoặc bữa mai. Nếu bạn tỏ vẻ ghê sợ, th́ khi nó đặt lên vai bạn, nó sẽ càng bó chặt lấy bạn hơn. Kẻ nào có ḷng tự kiêu về đức hạnh của ḿnh tức là dọn cho ḿnh một chỗ trong vũng bùn nhơ. Bạn tránh, v́ đó là điều nên tránh chớ chẳng phải để giữ cho bạn được trong sạch.
(Ánh Sáng Trên Đường Đạo) xem tiếp


58. Bạn không thể nào đi trên đường Đạo, nếu chính bạn chưa trở nên con Đường đó (32).

59. Hãy để cho Hồn bạn lắng tai nghe mọi tiếng đau khổ, như bông sen nở lớn để hứng ánh sáng mặt trời buổi ban mai.

60. Bạn chớ để nắng gắt làm khô một giọt nước mắt đau khổ nào, trước khi bạn lau ráo lụy cho cặp mắt của người buồn khổ.

61. Bạn hãy để cho tất cả nước mắt của thế gian rơi vào lòng bạn, đọng lại ở tim bạn, chớ không khi nào chùi đi, trước khi nguyên nhân gây đau khổ tiêu tan.

62. Hỡi con người có tấm lòng từ bi, những giọt nước mắt đó là những suối nước tưới mát cánh đồng từ thiện bất diệt. “Chính nơi miếng đất đó trổ được bông nửa đêm của Phật (33), thứ bông này còn khó tìm, khó gặp hơn bông cây Vogay. Đó là hột giống để thoát ly đường sanh tử. Nó tách riêng vị La Hán ra ngoài vòng tranh đấu và tham vọng, nó dắt người băng ngang qua những cánh đồng của Thực Tại để đến nơi an lạc, chân phúc, chỉ thấy được nơi cõi Tịch Mịch, Hư Vô. (Tiếng Nói Vô Thinh)  xem tiếp

 

Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh.

Bởi vì chính bạn với Đường Đạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy.

Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy)   xem tiếp


Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể  (đang soạn)


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :

Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines

 



 






 

 








 

   
   
   
   
   
   
   
 


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ

 


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @
www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES