Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES


1_ Tạo t́nh huynh đệ đại đồng trong nhân loại không phân biệt ṇi giống, giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng và nam nữ.

2_ Khuyến khích nghiên cứu, đối chiếu khoa học, triết học, và tôn giáo.

3_ Nghiên cứu những luật tự nhiên chưa giải thích được và những quyền năng c̣n ẩn tàng nơi con người.

 

 



 


 



 


 


 
 


CON NGƯỜI THẬT
 Sri Ram

 

Các giáo chủ đều dạy rằng sự tự biết ḿnh rất quan trọng. Sự tự biết ḿnh có thể hiểu là sự biết con người ḿnh trong hiện trạng. Chỉ bằng cách nầy chớ không phải bởi đọc sách, dù sách đó hay đến đâu đi nữa, chúng ta mới có thể đạt cái mà bà Blavatsky, người sáng lập Hội chúng ta gọi là minh triết của linh hồn. Sự minh triết nầy (nó không phải là sự minh triết thường t́nh của người thế) sẽ giúp chúng ta sử dụng hợp lư các kiến thức của chúng ta. Chúng ta có thể đọc quyển Giáo Lư Bí Truyền, một quyển sách quí báu nhứt trong các sách Thông Thiên Học, và dẫn chiếu đoạn nầy qua đoạn nọ, chúng ta cũng không hiểu các chơn lư truyền dạy nếu chúng ta không tự biết con người chúng ta.

Mỗi giáo lư, dầu có cao siêu đến đâu đi nữa cũng qui về con người và những ǵ chúng ta hiểu về chúng ta, về thực thể của chúng ta phải phát ra tự ḷng ta chớ không nên do vị nầy hay đấng kia chỉ dạy.

 

Về thể xác

 Chúng ta bắt đầu bằng những chuyện rất dễ: tôi biết tôi có một xác thân và một cái trí. Chúng nó liên hệ với nhau như thế nào? Con người không phải là xác thân: chúng ta có hiểu lời đó một cách tinh xác không? Chúng ta thường nói: “Xác thân của tôi”. Vậy cái tôi ấy là ai? Chính cái trí gọi xác thân là thể của nó và nếu cái trí là sản phẩm của khối óc th́ thật là một điều lạ lùng mà thấy nó tự cho nó có một thể xác. Đó là quan điểm của thuyết duy vật cho rằng cái trí là một hiện tượng bên ngoài của những chi được tạo tác bên trong khối óc. Nếu hiện tượng nầy cho rằng ḿnh có một thể xác th́ cũng giống như cái bóng tự cho nó có cái vật tạo ra nó. Tôi nghĩ tương đối không có ǵ khó để hiểu rằng chúng ta không phải là thể xác.

 

Về thể trí

Chúng ta thử xem qua bản chất của cái trí. Cái trí của chúng ta gồm tư tưởng và những phản ứng của nó. V́ vậy mà cái trí của quí vị khác cái trí của tôi v́ mỗi người của chúng ta có những tư tưởng khác nhau và những phản ứng khác nhau. Vậy nếu cái trí là sản phẩm của các tư tưởng và những phản ứng của nó th́ nền móng là ǵ? Trí tôi bây giờ như thế nầy chớ trước kia, ở trạng thái nguyên thủy, nó không phải thế. Trong hiện trạng, nó là kết quả của một cuộc diễn biến mà người ta có thể gọi là “cái đang trở thành”. Trước kia, nó như thế nào đó nhưng bây giờ th́ nó khác hẳn. Vậy chớ bản chất nguyên thủy của cái trí như thế nào lúc diễn biến khởi đầu? Trạng thái của cái trí lúc đó giống hệt tâm trạng của một trẻ em mới ư thức được những sự việc xung quanh. Đứa bé ấy không biết suy tư mà chỉ biết ư thức thôi, ư thức gương mặt của mẹ nó, những nét của gương mặt đó rồi sau cùng các việc khác.

 

Tâm thức

Bản chất của tâm thức là thu nhận ấn tượng. Bây giờ tôi không suy tư chi cả và chỉ nh́n quí vị. Tôi thu nhận các ấn tượng tạo ra bởi quí vị, bởi gian pḥng nầy và h́nh dáng cả màu sắc trong đó. Vậy th́ trái với tư tưởng, tâm thức chẳng qua là khả năng thu nhận ấn tượng. Chẳng những nó thu nhận ấn tượng đó mà nó c̣n ǵn giữ chúng. Sự ǵn giữ những ấn tượng đó là kư ức. Từ hồi sanh ra tới giờ, tôi nhận nhiều ấn tượng của không biết bao nhiêu sự việc và cái chi gói ghém vô số ấn tượng ấy như chúng được đựng trong một cái bao, một cái hộp thay v́ bay tản mác. Các ấn tượng ấy được ǵn giữ trong một lănh vực nào đó, v́ vậy toàn thể ấn tượng do tôi sưu tập (ấy là cái trí của tôi) khác hẳn toàn thể ấn tượng của quí vị. Chúng nó liên kết nhau để tạo thành một cái thể trong đó các sự chuyển biến xảy ra liên tiếp. Các sự biến chuyển ấy c̣n thay đổi luôn do tác động của trí tôi. Diễn tŕnh nầy có thể sánh với những chi xảy ra ở quả trứng bên trong cái vỏ. Biết bao nhiêu biến chuyển xảy ra trong đó và tạo ra một h́nh thể khác hẳn hiện trạng nguyên thủy. Như vậy mỗi cá nhân là một quả tâm thức trong đó những sự biến chuyển xảy ra không ngừng.

 

Nội dung và ngoại thể của tâm thức

Chúng ta có thể xem con người như là một tâm thức, một thể chứa đựng kiến thức. Kiến thức là những ǵ ta thu nhận c̣n tâm thức là nơi ta thu nhận chúng. Những điều tôi nói đây ai ai tự ḿnh cũng có thể hiểu. Không cần đọc một quyển sách mới có thể phát minh, nhận thấy và t́m hiểu chúng nó. Vậy tôi có thể tiếp tục rằng con người không phải là thể xác và cũng không phải là thể trí. Một điều quan trọng đáng lưu ư là các phần tử của tâm thức có thể tiêu tan hay biến chuyển. Chúng tiêu tan sau khi chết do tác động của thiên nhiên v́ căn bản xây dựng kư ức đă tan ră. Sự tiêu tan ấy có thể thực hiện được theo ư muốn của con người trong lúc c̣n sống tại thế bởi phương pháp yoga. Nhờ phương pháp nầy, chúng ta có thể tự ư vứt bỏ khối tư tưởng và cả kư ức của chúng ta.

Khi tâm thức con người đă trống rỗng rồi th́ cái ǵ c̣n lại? Cái c̣n lại có thể xem như một cái vỏ trống. Tại sao chúng ta biết cái vỏ ấy c̣n khi nội dung đă tan? Chúng ta không thể chứng minh mà chỉ có thể suy đoán rằng nó c̣n khi chúng ta nghiên cứu bản chất của chúng ta. Khi tôi nói cái ruột tiêu tan bởi một diễn tiến tự nhiên sau khi chết, tôi chỉ đưa ra một ư kiến và không xin cũng không chờ đợi quí vị tin liền, nhưng chúng ta có thể chấp nhận rằng điều đó sẽ xảy ra nếu trong lúc sanh tiền, chúng ta có thể vứt bỏ cái ruột đó với ư chí của chúng ta. Những nhà yoga, các thánh nhân đều làm điều đó được, và điều các ngài làm được ta cũng có thể làm nếu chúng ta cố gắng. Đó là những việc mà chúng ta có thể chứng minh là có thật.

 

Tâm thức thuần túy

Cái thực thể c̣n lại mới là tâm thức thuần túy. Cái tâm thức trống rỗng ấy mới là một tiềm năng: tiềm năng hiểu biết. Nó có thể hiểu biết cái ǵ nó muốn biết, nếu không bị bận rộn bởi tác động của tư tưởng.

Bản chất của tâm thức thuần túy ấy như thế nào? Bản chất ấy rất sâu kín. Nó như một tấm gương phản chiếu tất cả sự vật để trước nó. Sự vật là đối tượng c̣n chính nó là chủ thể. Khi nó rỗng không, nó là một cuốn phim hay một tấm kiếng ảnh có khả năng thu nhận h́nh ảnh. Nó thụ động hay tiêu cực và nhận liên tiếp ấn tượng bên ngoài. Tâm thức phải thụ động như vậy mới thu nhận được ấn tượng. Mỗi hoạt động của tâm thức cá nhân đều giảm thiểu khả năng thu nhận của nó. Ví dụ, trong lúc một bản nhạc được tŕnh diễn như lúc nầy mà quí vị nghĩ đến việc nầy việc nọ th́ quí vị không sao nghe từng nốt nhạc được, v́ khả năng thu nhận bị giảm thiểu bởi hoạt động của tư tưởng. Nếu trước mắt tôi có một vật rất đẹp nhưng lúc ấy đầu óc tôi bận rộn bởi nhiều tư tưởng, dù tầm thường hay siêu việt cũng vậy, tôi không thể nhận thấy cái đẹp ấy. Chẳng những tôi không nhận thấy cái đẹp ấy mà có thể tôi không biết nó ở trước mắt tôi. Như thế tâm thức càng thụ động th́ khả năng thụ động của nó càng nhiều.

 

Sự mẫn cảm của tâm thức

Sự uyên thâm và sáng tỏ của ấn tượng tùy sự mẫn cảm của con người nghĩa là ở sự an tĩnh, sự tự do và sự thanh khiết của y. Tôi nghĩ bản chất thật sự của tâm thức là sự mẫn cảm. Sự mẫn cảm nầy đối với mỗi cá nhân th́ khi thật nhiều khi quá ít, có khi không có chút nào, nhưng tâm thức tự nó chính là sự mẫn cảm.

Nếu tâm thức cá nhân là một cuốn phim hay một miếng kiếng ảnh, nó có thể thu nhận một lượt nhiều ấn tượng. Trong lúc nầy, trí tôi không bận rộn với một tư tưởng nào – hay giả sử như vậy – tôi thấy tất cả quí vị một lượt. Tôi ở trong một t́nh trạng thụ động và cởi mở nên tất cả quí vị và cả mọi sự vật đều như được chụp ảnh tại một tấm kiếng ở tôi. Như vậy tâm thức tôi có thể nới rộng và toàn thể diện tích của nó đều có thể thu nhận ấn tượng. Nếu tâm thức có thể nới rộng đồng thời cũng có khả năng thu nhận như vậy, phải chăng nó là một chất liệu? Chúng ta có thể xem nó là một chất liệu dị thường. Sự sống là một khí lực dị thường th́ cũng như thế, tâm thức là một chất liệu dị thường. Trong trường hợp tâm thức không ư thức những sự vật để trước mặt nó th́ nó ở đâu? Nó không h́nh dáng, nó là một tiềm lực nhưng trước những sự vật, nó hiện ra mở rộng và trở thành một chất liệu. Nếu những điều tôi nói là đúng th́ chúng ta có thể cả quyết nó có một diện tích đồng thời nó cũng có chiều sâu. Thật sự th́ chiều sâu đây có tánh cách chủ quan. Khi tôi thấy một sự vật, phản ứng của tôi có thể nông cạn hay uyên thâm. Ví dụ, tôi có thể nói tôi cảm xúc sâu tận đáy ḷng và tôi có thể nói như vậy th́ sự thâm sâu hiện diện ở tâm thức tôi là một sự kiện tâm lư. Nó là một đặc tính của sự phản ứng trước một sự vật, ví dụ một gương mặt, một thân cây, một đóa hoa, một người đau khổ. Sự phản ứng đó được uyên bác hay không là tùy người và tùy trạng thái của tâm thức.

 

Hành động nội tại

Nói phản ứng ấy thâm sâu nhưng thâm sâu đến mức nào? Câu hỏi rất khó trả lời. Trên lư thuyết, khi nó đến chỗ cùng tột th́ nó đến tận đáy ḷng, tận nền tảng con người chúng ta. Như thế, ta có thể tiến sâu tận đáy ḷng con người. Nếu tâm thức ta uyên thâm đến mức ấy th́ một hoạt động có thể nào phát xuất từ mức ấy không? Tôi muốn nói ngoài các phản ứng nói trên, có thể nào chúng ta có một hoạt động phát xuất từ đó do ư chí của chúng không? Hoạt động nầy có thể có được và khi ư chí ta tạo được một hoạt động như vậy từ đáy ḷng, chúng ta sẽ chứng kiến được một kinh nghiệm khác hẳn các kinh nghiệm mà chúng ta có thể thu thập ở ngoại cảnh. Hoạt động hoàn toàn tự do và phát xuất từ điểm uyên thâm đó, ấy là t́nh thương và nhiều sự kiện quí báu khác nữa. Mỗi khi hoạt động ấy xảy ra ở ḷng ta, ta cảm thấy rất an lạc. Mỹ lệ cũng biểu hiện trong hoạt động ấy. Linh hồn chúng ta không phải là một trạng thái của tâm thức. Trạng thái ấy hàm một sự tự do hoàn toàn.

 

Giới hạn của tâm thức cá nhân và sự tự do

 

Khi chúng ta nói có thể, tất nhiên là chúng ta nói đến giới hạn. Tâm thức cá nhân có thể có những phản ứng thường và cũng có thể có những hoạt động tự do phát xuất từ bên trong, những hoạt động uyên thâm thay v́ nông nổi. Vậy giới hạn mà cá thể đặt chúng ta vào, giới hạn đó là ǵ? Quí vị và tôi đều là những cá thể như vậy chúng ta bị giới hạn. Tại sao thế? Tại sao sự uyên thâm bị giảm bớt, khí lực bị chận ngang? Lư do là tâm thức của ta đă bị chuyển biến chớ không c̣n ở trong trạng thái nguyên thủy. Các vị chơn sư, các bậc giáo chủ là những cá thể nhưng các ngài vẫn sống được trong sự tự do đầu tiên: các Ngài đă được giải thoát và đă trở nên vô ngă. Các Ngài khác mọi người trong lời nói, việc làm và lối sống. Hơn nữa, mỗi vị đều có một đặc tánh duy nhất. Sự vinh quang và ảnh hưởng của mỗi người đều có tánh cách độc đáo. Các Ngài khác nhau về phẩm chớ không phải về lượng. Người ta không thể nói vị nầy thương mến nhiều hay được tự do nhiều hơn vị khác. Các vị ấy đều có ḷng từ ái, khiếu mỹ lệ, khả năng hoạt động ngang nhau nhưng vẫn khác nhau: mỗi vị đều có một mùi hương riêng.

 

Sự giải thoát

Quí vị sẽ hỏi tôi mùi hương đó như thế nào. Chúng ta có thể nào trả lời câu hỏi đó không, v́ mùi hương đó khác hẳn những điều ta đă biết? Tôi nghĩ đó chẳng qua là phẩm cách của các bậc đă trở nên toàn thiện và được giải thoát. Nó có tánh cách duy nhất, và hạt giống của sự duy nhất ấy đều có ở mỗi người nhưng nó bị chôn sâu trong đất cứng và xấu của tâm chúng ta. Tâm địa ấy cần được cày xới th́ hạt giống mới có thể đâm mầm.

Công việc tu tập của chúng ta là biến đổi tâm địa đó. Chúng ta phải cuốc xới, vun bồi, đồng thời phải loại bỏ những ǵ không liên hệ đến hạt giống v́ chúng là những phản ứng của ḷng ta đối với ngoại cảnh. Tâm thức của chúng ta đă bị nhồi nắn và bị đặt trong một khuôn mẫu từ lâu. Chúng ta phải thoát ra và khi chúng ta thoát ra rồi, tâm thức sẽ trở nên đơn giản vô cùng. Trạng thái nầy chúng ta có thể đạt được. Giải thoát đây là vứt bỏ được những điều chi cứng rắn, những khuôn mẫu bó buộc, là không c̣n suy tư theo kiểu cộng sản hay tư bản, theo lối Phật giáo, Ấn giáo hay Thiên Chúa giáo, theo phong tục người Pháp hay người Hồi. Giải thoát có nghĩa là trở nên một người không nhăn hiệu. Người được giải thoát như thế c̣n phải bị đưa vào một khuôn mẫu nào khác không? Y sẽ không để bị kẹt trong một khuôn mẫu nào khác nếu y ư thức được diễn tŕnh của sự đóng khung ấy sẽ làm cho y ham mê việc đời và trở nên ích kỷ như thế nào. Trong trạng thái đơn giản ấy, cái ǵ tác động ở ta? Ấy là cái tuệ sáng ngời và t́nh thương nồng thắm. T́nh thương thấm nhuần các tác động của tuệ và trở thành đặc tánh của các tác động nầy. Thế là t́nh thương và tuệ giác phát xuất từ tánh mẫn cảm, và trạng thái mẫn cảm ấy là bản chất căn bản của con người.

Cái chúng ta thấy ở con người hiện nay là bản thể bị nhồi nắn theo một khuôn khổ nào đó và được cấu thành bởi các động lực đang tác động trong khuôn mẫu ấy. Đó không phải là bản thể chơn thật của con người mà là một bản thể nhơn tạo, tập hợp. Cái bản thể chơn thật là bản thể nguyên thủy, ở tận đáy ḷng chúng ta; chúng ta là cái ǵ khác hơn con người hiện tại. Trong hiện trạng, nó thô lỗ, xấu xa, không khả ái chút nào. Tôi tưởng tôi không nói quá lời v́ xung quanh chúng ta, biết bao là bạo tàn, hung ác, cộc cằn. Nhưng các cái đó chẳng qua là cái khuôn, cái vỏ bên ngoài, c̣n con người thật như một pho tượng ẩn trong đá hoa và lần lần sẽ hiện ra ánh sáng. Người ta không thể nói đó là những lư thuyết viễn vông v́ khi quí vị lănh hội điều này rơ ràng th́ nó sẽ thay đổi trọn vẹn thái độ của quí vị đối với mọi người. Đó không phải là một mong ước mà là một điều chắc chắn và quí vị sẽ kính trọng mọi người v́ bản thể quí báu của họ và bởi đó, sự đối đăi giữa con người sẽ thay đổi hẳn.

 

Trích từ Tập san ÁNH ĐẠO  số 22, năm 1972

 (CHÁNH TÂM sưu tầm)

 

HẾT


 

Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.

Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời đại hiện nay
 

Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie  Besant)

xem tiếp
 

Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với nhau cùng chung một mục đích: sự tiến bộ của nhân loại - Nhưng với danh nghĩa là Hội, Hội hoàn toàn không thuộc về bất cứ quốc gia nào hoặc đảng phái chính trị nào.


Về phương diện Hội, họ chỉ có thể hành động tập thể cho các vấn đề chung có liên quan với Thông Thiên Học; về phương diện cá nhân, họ được hoàn toàn tự do để theo tư tưởng và hành động chính trị riêng biệt, miễn hành động đó đừng đi ngược lại nguyên lư của Thông Thiên Học và không có điều hại nào cho chính Hội Thông Thiên Học.
(Bí Quyết Thông Thiên Học, H. P. B
.)


Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng ngọc vô giá th́ viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.

Mọi người đều nghĩ rằng sự khôn ngoan của ḿnh là hoàn hảo, cũng như mọi bà mẹ đều cho rằng con của ḿnh là đẹp nhất.

“Con tôi là của tôi, tài sản này là của tôi”: một kẻ điên rồ bị giằn vật v́ những tư tưởng như thế. Bản thân y c̣n chưa thuộc về y chứ đừng nói tới con cái và của cải.

Bánh xe hi sinh có trục là T́nh Thương, lốp là Hành Động và căm là T́nh Huynh Đệ.

Thông Thiên Học không phải là việc thu tóm quyền lực dù là về mặt thông linh hay trí tuệ, mặc dù cả hai quyền năng đó đều phục vụ cho Thông Thiên Học.

Thông Thiên Học cũng theo đuổi hạnh phúc như người ta thường hiểu về từ ngữ này. Đó là v́ bước đầu tiên của nó là sự hi sinh, c̣n bước thứ nh́ là sự từ bỏ.

Thông Thiên Học là khoa học về sự sống, là nghệ thuật sống.

Thông Thiên Học là hiện thể của tinh thần mang lại sự sống; do đó không một điều ǵ mang tính giáo điều có thể thuộc về Thông Thiên Học.

Ngay cả trong rừng rậm cô liêu, tội lỗi vẫn chiến thắng kẻ không thánh thiện; kềm chế được giác quan ở ngay chính nhà ḿnh mới là tu khổ hạnh vậy.(CNPĐ) 
  
                

Xin dắt tôi từ cõi gỉa đến cõi CHƠN,
Xin dắt tôi từ chỗ tối tăm đến nơi SÁNG SUỐT,
Xin dắt tôi từ cửa tử đến cõi TRƯỜNG SANH BẤT TỬ.
(Dưới Chơn Thầy)


Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)


Ngươi hãy tiêu diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ lòng đầy tham vọng.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham sống, nhưng hãy tôn trọng sự sống.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham muốn sự tiện nghi, nhưng hãy sung sướng như những kẻ chỉ sống để hưởng lạc thú.


5.- Hãy diệt mọi ý thức chia rẽ. (Kill out all sense of separateness)

Chú giải : Bạn chớ tưởng là bạn có thể sống riêng biệt với những kẻ hung dữ, hạng người điên dại. Họ chính là bạn đó, mặc dầu họ ở trình độ kém hơn người bạn hoặc vị Thầy của bạn. Nhưng nếu bạn để nảy sinh cái ý nghĩ bạn không liên đới với một điều nào hoặc một tội lỗi nào tức là bạn tạo ra một nghiệp quả, nó sẽ buộc bạn vào điều đó hoặc người đó, cho đến ngày nào tâm hồn bạn nhận thấy rằng nó không thể sống riêng rẽ được. Bạn hãy nhớ rằng tội lỗi và nhục nhã của đời là tội lỗi và nhục nhã của bạn, bởi vì bạn là một phần tử của thế gian; nghiệp quả của bạn dệt chung và không thể tách rời Đại Nghiệp Quả được. Trước khi bạn được giác ngộ, bạn phải trải qua mọi chỗ dơ cũng như chỗ sạch. Như thế bạn hăy nhớ rằng cái áo dơ mà bây giờ con nhờm gớm có thể là cái áo của bạn bữa qua hoặc bữa mai. Nếu bạn tỏ vẻ ghê sợ, th́ khi nó đặt lên vai bạn, nó sẽ càng bó chặt lấy bạn hơn. Kẻ nào có ḷng tự kiêu về đức hạnh của ḿnh tức là dọn cho ḿnh một chỗ trong vũng bùn nhơ. Bạn tránh, v́ đó là điều nên tránh chớ chẳng phải để giữ cho bạn được trong sạch.
(Ánh Sáng Trên Đường Đạo) xem tiếp


58. Bạn không thể nào đi trên đường Đạo, nếu chính bạn chưa trở nên con Đường đó (32).

59. Hãy để cho Hồn bạn lắng tai nghe mọi tiếng đau khổ, như bông sen nở lớn để hứng ánh sáng mặt trời buổi ban mai.

60. Bạn chớ để nắng gắt làm khô một giọt nước mắt đau khổ nào, trước khi bạn lau ráo lụy cho cặp mắt của người buồn khổ.

61. Bạn hãy để cho tất cả nước mắt của thế gian rơi vào lòng bạn, đọng lại ở tim bạn, chớ không khi nào chùi đi, trước khi nguyên nhân gây đau khổ tiêu tan.

62. Hỡi con người có tấm lòng từ bi, những giọt nước mắt đó là những suối nước tưới mát cánh đồng từ thiện bất diệt. “Chính nơi miếng đất đó trổ được bông nửa đêm của Phật (33), thứ bông này còn khó tìm, khó gặp hơn bông cây Vogay. Đó là hột giống để thoát ly đường sanh tử. Nó tách riêng vị La Hán ra ngoài vòng tranh đấu và tham vọng, nó dắt người băng ngang qua những cánh đồng của Thực Tại để đến nơi an lạc, chân phúc, chỉ thấy được nơi cõi Tịch Mịch, Hư Vô. (Tiếng Nói Vô Thinh)  xem tiếp

 

Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh.

Bởi vì chính bạn với Đường Đạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy.

Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy)   xem tiếp


Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể  (đang soạn)


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :

Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines

 



 






 

 








 

   
   
   
   
   
   
   
 


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ

 


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @
www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES