Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ   BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN  BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

LỊCH SỬ HỘI THÔNG THIÊN HỌC THỜI KỲ ĐẦU

(EARLY HISTORY)
Bản dịch Chơn Như
tháng 4-2007

 

Ta có thể nói Hội Thông Thiên Học đă bắt đầu từ khi H. P. Blavatsky “thừa lệnh” các Chơn sư từ Ấn Độ trở về năm 1871 để thành lập một tổ chức thông qua đó có thể giáo huấn về “Tính linh chân chính” cho phương Tây và thế giới nói chung.

Nỗ lực đầu tiên của bà Blavatsky là toan tính lập một tổ chức ở Cairo. Điều này không thành công. Sau đó bà được lệnh đi gặp Đại tá Olcott vốn đang khảo cứu về những hiện tượng đồng cốt ở trang trại Eddy, và công bố những kết quả đăng trên báo chí. H. P. Blavatsky chứng tỏ rằng tự bà cũng có thể tạo ra những hiện tượng phép lạ, và gợi ư rằng chúng thật sự có thể được giải thích. Bà viết một số bài báo có cơ sở và xuất sắc đăng trên báo chí để bênh vực cho “thần linh học chân chính” này và lật tẩy các đồng tử giả mạo. Khi trả lời cho một bài báo bàn về “Hoa hồng Thập tự”, bà giải bày cái mà bà mô tả là “phát súng huyền bí đầu tiên” của ḿnh, nhằm ám chỉ cội nguồn của những giáo huấn bí nhiệm vĩ đại thuộc mọi thời đại mà những Người Minh Triết và các nhà Hiền Triết đều che giấu mọi người, ngoại trừ đối với kẻ xứng đáng.

THÀNH LẬP HỘI

Mọi điều này khiến cho bà Blavatsky rất nổi tiếng trong công chúng, và ư kiến của bà về Huyền bí học – một từ mà bà đă làm cho người ta quen thuộc – gây cho thiên hạ rất chú ư. Những người nam nữ có tiếng tăm bu nghẹt căn pḥng của bà ở New York. Việc tạo ra “Câu lạc bộ Phép lạ” để thực nghiệm riêng tư là nỗ lực kế tiếp (chẳng bao lâu sau th́ nó cũng kết thúc) cũng như theo yêu cầu của các Chơn sư, bà ủng hộ tờ báo của E. Gerry Brown, là một nhà Khoa học Tâm linh, để thông qua đó mà giáo dục công chúng (tờ báo này bị thất bại năm 1878). Một bài thuyết tŕnh của G. H. Felt, ngày 7 tháng 9 năm 1875 với đề tài “Giáo luật Cân xứng đă thất truyền của người Ai Cập” đă dẫn tới quyết định tạo ra một hội để nghiên cứu những đề tài như thế. “Hội Thông Thiên Học” là chức danh được chọn cho nó. Hội thật sự có tính cách “chiết trung” và không phân biệt. Người ta tổ chức nhiều buổi họp để định h́nh và thông qua Điều lệ, cũng như chọn dùng Ấn tín của Hội hiện nay. Ngày 17 tháng 11 năm 1875, Đại tá Olcott đọc Bài diễn văn khai mạc và chọn ngày này là ngày sinh nhật của Hội Thông Thiên Học. Năm 1877, H. P. Blavatsky xuất bản quyển Vén Màn Bí Mật Nữ thần Isis (Isis Unveiled) mà bà bảo là “thành quả của mối quen biết khá thân thiết với các bậc cao đồ Đông phương để nghiên cứu khoa học của các ngài”. Nó tức khắc thành công trên khắp thế giới. Nhiều người có tiếng tăm ở nhiều nước đều chú ư, một số người gia nhập Hội và trở thành những hội viên nổi tiếng.

CÁC NHÀ SÁNG LẬP ĐỊNH CƯ Ở ẤN ĐỘ

Hai nhà Sáng lập đều hoàn toàn quyết tâm xúc tiến phong trào. Cuối năm 1878, họ rời New York đi Bombay có quá cảnh nước Anh, và sau khi tới Ấn Độ họ bắt đầu hoạt động sôi nổi. Họ đặt Tổng Hành Dinh của Hội ở Bombay và nhà họ đông nghẹt khách viếng thăm. Báo chí cũng quan tâm tới họ, Đại tá đọc diễn văn ở Bombay và ở nơi khác trước đông đảo thính giả.

Năm 1879, bà Blavatsky và Đại tá Olcott tiếp tục đi công du ở miền Bắc Ấn Độ và được nồng nhiệt hoan nghênh ở khắp nơi. Tại Allahabad, họ ở lại với ông bà Sinnett, cả hai đều đă gia nhập Hội. Ông Sinnett là Tổng Biên Tập báo Tiền Phong, lúc bấy giờ là tờ báo hàng đầu ở Ấn Độ, ông đă t́nh nguyện xuất bản bất kỳ sự kiện thú vị nào liên quan tới sứ mệnh của họ. V́ thấy những người liên lạc thư tín với ḿnh phải chịu gánh nặng trĩu vai cho nên họ quyết định lập ra tờ báo Nhà Thông Thiên Học (The Theosophist) mà số đầu tiên xuất hiện vào ngày 1 tháng 10 năm 1879. Vào tháng 11 người ta tổ chức một buổi họp để Kỷ niệm Sinh nhật lần thứ Tư của Hội trong đó có mặt 300 người khách. Cũng trong năm này H. P. Blavatsky bắt đầu phác họa một bộ sách được quảng cáo là “Giáo Lư Bí Truyền” (The Secret Doctrine), một phiên bản mới của Vén Màn Bí Mật Nữ thần Isis.

Tháng 12 năm 1879, Đại Hội Đồng của Hội được triệu tập ở Benares với tiêu ngữ “Hội Thông Thiên Học, tức T́nh Huynh Đệ Đại Đồng”. Trong phiên họp này người ta sửa lại Điều lệ, điều đầu tiên có ḍng chữ: “Hội Thông Thiên Học được lập nên dựa trên cơ sở T́nh Huynh Đệ Đại Đồng trong Nhân Loại”. Trong số những kế hoạch được tuyên cáo ở Điều số 8 có kế hoạch sau đây: “Xúc tiến T́nh Huynh Đệ giữa các quốc gia với nhau”.

HIỆN TƯỢNG PHÉP LẠ CỦA BLAVATSKY

Năm 1880, bà Blavatsky và H. S. Olcott viếng thăm Tích Lan và được các Phật tử ở đây nồng nhiệt tiếp đải, họ thu hút được hầu như mọi tu sĩ chính yếu trên đảo này để tạo nên Chi bộ Phật giáo của Hội Thông Thiên Học. Trong khi Đại tá Olcott là người thuyết tŕnh và tổ chức Hội th́ hiện tượng phép lạ của bà Blavatsky khiến cho bà là trung tâm chú ư chính. Khi ở Simla vào cùng năm, bà đưa ra những bằng chứng nổi bật về quyền năng của ḿnh, chúng được tường tŕnh và bàn tán ở khắp nước Ấn Độ cũng như ở những xứ khác. Những hiện tượng phép lạ này được mô tả trong quyển sách Thế giới Huyền bí (The Occult World) của ông Sinnett được xuất bản năm 1881. Cũng vào năm này trong khi H. P. Blavatsky ở lại Bombay để biên tập tạp chí Nhà Thông Thiên Học cũng như giáo huấn th́ Đại tá Olcott lại tiếp tục cuộc công du mới ở Tích Lan. Ông xuất bản quyển Vấn đáp giáo lư Phật giáo (Buddhist Catechism) nổi tiếng và thành lập Hội Giáo dục Phật giáo.

Năm 1882, các Sáng lập viên công du thêm nữa ở Ấn Độ. Đại tá Olcott lại viếng thăm Tích Lan và khi chữa được cho một người bị bệnh bại liệt th́ ông khám phá ra khả năng chữa bệnh đáng kể của ḿnh và chỉ trong ṿng vài năm ông đă chữa cho nhiều người khác thành công xuất sắc. Bà Blavatsky tiếp tục tới thăm Simla rồi từ đó du hành sang Sikkim để gặp hai Chơn sư vốn là Sáng lập viên nội môn của Hội. Sinh nhật lần thứ bảy của Hội được tổ chức ở Bombay có 39 Chi bộ tham dự. Thế rồi các Sáng lập viên rời Bombay để lập Tổng Hành Dinh lâu bền và tạo ra Trung tâm Tâm linh đầu tiên ở Adyar, Madras (Chennai).

Dưới sự điều hành của H. P. Blavatsky, tạp chí Nhà Thông Thiên Học tiếp tục khơi dậy sự chú ư. Trên những trang tạp chí có xuất hiện nhiều bài báo có giá trị cùng với phần b́nh luận của bà đưa ra những lời bóng gió về huyền bí học, và bản thân các Chơn sư đôi khi cũng đóng góp cho các trang báo. Dựa vào những bức thư mà ḿnh đă nhận được của các Chơn sư, ông Sinnett viết quyển sách Phật giáo Bí truyền (Esoteric Buddhism) được xuất bản vào năm này và được người ta đọc rộng răi.

Cả hai Sáng lập viên đều viếng thăm Âu châu năm 1884. Trong cuộc du hành đó bà Blavatsky viết phiên bản tiếng Pháp của bộ Vén Màn Bí Mật Nữ thần Isis.

Vào tháng giêng năm 1885, H. P. Blavatsky nhận được kế hoạch về bộ Giáo Lư Bí Truyền của sư phụ ḿnh. Nhưng bà lại bị bệnh nặng. Đại tá Olcott được triệu hồi từ chuyến công du cùng với C. W. Leadbeater đi Miến Điện. Theo lời khuyên của thầy thuốc bà Blavatsky rời Ấn Độ. Sau khi đến Âu châu bà định cư ở Wurzburg để viết bộ Giáo Lư Bí Truyền. Trong thời gian đó Đại tá công du rất nhiều, cả ở miền Bắc lẫn miền Nam Ấn Độ, ở Adyar ông đă vạch ra kế hoạch lập nên Thư viện, nó được chính thức khai trương vào tháng 12 năm 1886.

Trong khoảng năm 1886 – 1887, Đại tá Olcott công du thêm nữa ở Tích Lan và Ấn Độ. Bà Blavatsky đă đi tới Ostend vào năm 1886, và đều đặn viết bộ Giáo Lư Bí Truyền. Bà lại bị bệnh nặng, “được phục hồi một cách kỳ diệu”, và người ta thuyết phục được bà đến sống ở Luân đôn vào tháng 5 năm 1887. Ở đây các hội viên giúp bà soạn bộ Giáo Lư Bí Truyền, hai quyển đầu được xuất bản vào năm sau đó. Tháng 7 năm 1887, Chi bộ Blavatsky được thành lập mà bà Blavatsky giáo huấn chính qui cho Chi bộ này. Vào tháng 9 bà khởi sự tờ Tạp chí Lucifer.

ANNIE BESANT NHẬP CUỘC

Tháng 8 năm 1888, ông Hội trưởng Sáng lập viên quyết định đến thăm Âu châu và để cho C. W. Leadbeater phụ trách tờ Nhà Thông Thiên Học. Trong chuyến công du này ông được các Chơn sư dạy bảo là hăy dành các vấn đề tâm linh về đối nội và vấn đề thông linh cho bà Blavatsky, c̣n ông chỉ nên kiểm soát những việc đối ngoại và hành chính. Trường BG của Hội Thông Thiên Học được chính thức thành lập mà bà Blavatsky là hiệu trưởng duy nhất, nó không có quan hệ chính thức với Hội Thông Thiên Học, “ngoại trừ với cá nhân ông Hội trưởng Sáng lập viên”; sau này ông được bà bổ nhiệm làm đại diện duy nhất của ḿnh đối với các sự vụ của Trường BG thuộc các xứ Á đông. Do sự tăng trưởng của Hội, Đại Hội Đồng đă quyết định chọn theo chính sách các Chi bộ tự trị.

Từ tháng giêng tới tháng 5 năm 1889, H. S. Olcott ở nước Nhật để đốc thúc 12 hệ phái Phật giáo hiệp thành một Ủy ban Liên đới cùng với Miến Điện, Thái Lan và Tích Lan tập hợp thành Đại Hội các Phật tử Nam Tông. Sau khi có bài Điểm báo về bộ sách Giáo Lư Bí Truyền viết cho Tạp chí Điểm Sách của W. T. Stead, Annie Besant lúc đó đă nổi tiếng là một nhà Cải cách Xă hội và một người Tự do Tư tưởng bèn đi t́m bà Blavatsky để xin gia nhập Hội. Chẳng bao lâu sau bà bắt đầu diễn thuyết và viết sách về Thông Thiên Học, hoàn toàn từ bỏ triết lư duy vật mà bà đă chủ trương cho đến lúc đó. Từ năm 1889 trở đi, H. P. Blavatsky viết thêm những tác phẩm quan trọng khác, trong số đó có quyển Ch́a Khóa Thông Thiên Học (The Key to Theosophy) và Tiếng Nói Vô Thinh (The Voice of Silence).

Ngày mùng 8 tháng 5 năm 1891, H. P. Blavatsky vĩ đại bỏ xác. Khi nhận được tin bà từ trần, Đại tá Olcott lúc đó đang ở Úc châu, bèn rời nơi này ngay để đi Anh. Sau khi đă thu xếp xong công việc của bà Blavatsky, ông lại du hành tới cựu lục địa để lập nên Chi bộ Âu châu, rồi đi sang Mỹ và trở về Ấn Độ quá cảnh nước Nhật. Năm 1892, ông bắt đầu viết Hồi Kư (Old Diary Leaves) kể về lịch sử của Hội. Năm 1893, Hội Thông Thiên Học tổ chức Hội nghị tại Nghị Hội Thế giới về Tôn giáo ở Chicago. Vào cuối năm này, bà Besant được nồng nhiệt hoan nghênh ở Ấn Độ. Ở Adyar, bà khởi sự những bài thuyết tŕnh nổi tiếng ở Đại Hội Đồng, mà ngoại trừ một vài năm, th́ năm nào cũng cứ tiếp nối măi cho đến năm 1930.

Annie Besant định cư ở Benares năm 1895 và ở đó bà khởi sự việc phụng sự lừng danh của ḿnh cho Ấn Độ xét về tôn giáo, giáo dục và xă hội. Bà khai trương Trường Ấn Độ Trung ương ở Benares năm 1898. Theo yêu cầu của bà, G. S. Arudale nhận chức giáo sư Lịch sử ở Trường. Về sau ông trở thành Hiệu trưởng của Trường Trung học, rồi kế đó là Hiệu trưởng của chính trường Cao đẳng cho tới năm 1913.

Từ năm 1895 tới 1906 là thời kỳ mà Hội tăng trưởng đều đều và sung sức. Cả H. S. Olcott lẫn Annie Besant đều du hành thuyết tŕnh khắp nơi ở nhiều xứ. Cô Lilian Edger phụ giúp ở Ấn Độ. C. Jinarajadasa bắt đầu đời sinh hoạt của ḿnh là diễn giả quốc tế từ năm 1904 ở Mỹ châu.

Năm 1898, Hội bắt đầu tổ chức Đại Hội Đồng thường xuyên ở Adyar và Benares, cũng như quyết định tổ chức định kỳ các Đại Hội Đồng Thế giới bên ngoài Ấn Độ. Các Đại Hội quan trọng đều được tổ chức ở nhiều Chi bộ khác nhau và đă tạo ra được rất nhiều tài liệu có giá trị.

Năm 1906, H. S. Olcott đi New York và khi trở về Genoa trên đường về Ấn Độ ông bị một tai nạn nặng ở trên bong tàu. Tháng 2 năm 1907, ông Hội trưởng đầy từ tâm sáng lập ra Hội Thông Thiên Học qua đời, có hai Chơn sư Sáng lập viên hiện diện nơi giường bệnh của ông. Vận dụng quyền hành của ḿnh, Đại tá bổ nhiệm bà Besant làm người kế tục ḿnh, được Hội Thông Thiên Học phê chuẩn.

BẮT ĐẦU MỘT KỶ NGUYÊN MỚI

Đối với bà Annie Besant, ta bắt đầu có một kỷ nguyên mới. Bà là một vị lănh đạo xuất sắc khi biến Thông Thiên Học thành ra thực tiễn, hối thúc hội viên hăy Thông Thiên Học hóa đủ mọi lănh vực: tôn giáo, xă hội, kinh tế, chính trị. V́ mục đích này bà lập nên Ḍng tu Phụng sự Thông Thiên Học và Các Đứa Con của Ấn Độ năm 1908. Tổng Hành Dinh ở Adyar được mở rộng bằng cách tậu thêm Vườn Blavatsky và Olcott.

Vào tháng 2 năm 1914, ông Leadbeater rời Adyar đi công du dài hạn ở Úc châu rồi quyết định định cư lâu dài ở Sydney. Do Thế chiến thứ Nhất bùng nổ ở Châu Âu, vào tháng 8 bà Besant c̣n ở lại Ấn Độ trong vài năm sau đă triển khai công tác chính trị vĩ đại của ḿnh và khơi dậy sự chú ư lớn lao trên khắp xứ sở này đối với việc giáo dục Thông Thiên Học. Năm 1919 bà vẫn c̣n dính líu sâu sắc vào hoạt động chính trị cả ở Ấn Độ lẫn nước Anh. Sinh hoạt và sức sống gia tăng này mà bà liên tục gợi hứng cho Hội đă được biểu hiện nơi Hội nghị Thế giới lần thứ nhất tổ chức ở Paris vào năm 1921. Trong nhiều năm, ông Jinarajadasa đă đi công du nhiều nơi để thuyết tŕnh và đến năm 1921 ông được bổ nhiệm làm Hội phó của Hội Thông Thiên Học thay thế cho ông Sinnett vừa mới qua đời.

Vào năm 1921, bà Besant giờ đây là Tiến sĩ Besant [Trường Đại học Benares ở Ấn Độ đă tặng cho bà bằng Tiến sĩ danh dự về Luật] thấy cần phải viếng thăm Úc châu nơi mà một số hội viên kịch liệt phản đối công việc của ông Leadbeater trên cương vị Giám mục Giáo hội Thiên Chúa giáo Tự do. Một “Trung tâm Tâm linh” thứ nh́ được lập nên ở Manor, Mosman, dưới sự điều hành của Giám mục Leadbeater. Khi trở về Ấn Độ, bà Hội trưởng khai trương Đạo tràng Brahmavidya dành cho học viên trên khắp thế giới.

Các Đại Hội của Liên đoàn Âu châu được tổ chức rất đều đặn, ngoại trừ trong thời kỳ Thế chiến. Từ năm 1923 trở đi chúng đóng một vai tṛ lớn hơn trong sinh hoạt của Liên đoàn và tại Geneve vào năm 1930, chúng bắt đầu được chính quyền địa phương công nhận. “Trung tâm Tâm linh” được thành lập ở Huizen, Ḥa Lan vào năm 1924, và thoạt tiên chịu sự điều hành của Giám mục J. I. Wedgwood.

Ở Luân đôn vào năm 1924, người ta công khai tri ân bà Hội trưởng trong một dịp đại lễ cử hành ở Sảnh đường Nữ hoàng để kỷ niệm 50 năm sinh hoạt công chúng của bà. Những người nam nữ xuất sắc nồng nhiệt nói lên những điều phụng sự lớn lao của bà trong nhiều địa hạt hoạt động và người ta nhận được nhiều thông điệp từ nhiều xứ. Buổi lễ này cho thấy bà có tầm ảnh hưởng lớn lao xiết bao đối với con người và các phong trào, tất cả đều nhắm vào việc phụng sự và soi sáng cho loài người.

LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI

Năm mươi năm đầu tiên mà Hội tồn tại được kỷ niệm ở Adyar trong Đại hội Ngũ thập Chu niên hoành tráng vào tháng 12 năm 1925. Ảnh hưởng rộng khắp của Hội Thông Thiên Học và sự tăng trưởng nhanh chóng của nó có thể được minh họa qua những dữ kiện sau đây: số xứ bộ 41, số chi bộ 1576, số hội viên 41.779. Từ năm 1891 trở đi, kho tài liệu của Hội đă được tăng cường và phong phú thêm qua sự đóng góp của Tiến sĩ Besant, Giám mục Leadbeater, ông Jinarajadasa và những người khác nữa. Một biến cố nổi bật trong năm 1926 là việc thành lập đài phát thanh Thông Thiên Học ở Manor, Sydney. Bà Hội trưởng công du Ấn Độ và dự Đại hội Thường niên của nhiều Chi bộ Âu châu. Thế rồi bà đi sang Mỹ, nơi bà ở lại cho tới tháng tư năm sau, bà chủ yếu là ở Ojai, California để giám sát thi công kế hoạch Hiệp hội Thung lũng Hạnh phúc. Công việc của Hội bành trướng trong hai năm kế tiếp, được trợ giúp rất nhiều do những chuyến công du mở rộng của các hội viên xuất sắc chủ yếu là Bác sĩ Arundale và ông Jinarajadasa.

Năm 1928, Tiến sĩ Besant tái đắc cử Hội trưởng lần thứ tư. Bà bổ nhiệm ông A. P. Warrington làm Hội phó thay thế cho ông Jinarajadasa vừa mới từ chức. Một Hội nghị Thế giới lần thứ ba được tổ chức ở Chicago vào năm 1929, trong đó người ta tỏ ra rất nhiệt thành.

Năm 1930, Giám mục Leadbeater công du Âu châu lần cuối cùng và được hoan nghênh rất nhiều ở khắp nơi. Tiến sĩ Besant chủ tọa Đại hội Âu châu tổ chức ở Geneve. Vào sinh nhật thứ 55 của Hội, ở Benares, bà đọc bài diễn thuyết cuối cùng trong đại hội của ḿnh với chủ đề là “Tương lai của Hội Thông Thiên Học”.

TIẾN SĨ BESANT QUA ĐỜI 

Ngày 20 tháng 9 năm 1933, bà Hội trưởng vĩ đại từ trần. Đồng nghiệp trung thành với bà là Giám mục Leadbeater cũng nối gót bà ngày 1 tháng 3 năm 1934. Ông A. P. Warrington đương kim Hội phó nắm quyền kiểm soát trong khi tiến hành việc bầu Hội trưởng cho khắp thế giới. Có hai ứng cử viên là Bác sĩ G. S. Arundale và ông Ernest Wood. Bác sĩ Arundale đắc cử với đa số phiếu là 10.779. Bác sĩ Arundale nhậm chức vào tháng 6 năm 1934. Ông tức khắc lập nên một Kế Hoạch Bảy Năm, phác họa điều mà ông hi vọng sẽ hoàn thành trong nhiệm kỳ của ḿnh. Một trong những hành vi đầu tiên của ông năm 1934 là lập nên Trường Tưởng Niệm Besant, là một cuộc thực nghiệm có kết quả về giáo dục và là hạt nhân của Trường Cao Đẳng cũng như Đại Học tương lai.

Mùa thu năm 1935, Bác sĩ Arundale gợi ư cho chiến dịch Thông Thiên Học Trực Diện nhằm nhấn mạnh tới những nguyên tắc căn bản và giáo huấn cơ sở mà ta có thể nói là Hội xét chung dựa vào đó. Tháng 12, ông chủ tọa ở Adyar một Đại Hội Đồng đầy cảm hứng nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội. Chiến dịch năm 1936 – 1937 là Có Một Thiên Cơ, c̣n chiến dịch năm 1937 – 1938 là Thông Cảm. Hai chiến dịch này tỏ ra có giá trị rất lớn đối với các Hội đoàn Quốc gia xét trước công luận cũng như công việc của Chi bộ.

Ông Hội trưởng tiến hành một cuộc công du đầy cảm hứng ở Anh quốc và Âu châu năm 1936; vào tháng 7, ông chủ tọa Đại Hội Thế Giới hoành tráng lần thứ tư ở Geneve có nhiều xứ gửi đại biểu tới dự và được chính quyền địa phương rất hoan nghênh. Chủ điểm của “Đại Hội” này là “Công Bằng”. Phong trào Thanh niên Thông Thiên Học vốn đă ra đời tại Đại Hội ở Vienne năm 1923 bắt đầu được phổ biến nhanh chóng.

Suốt năm 1937, Bác sĩ Arundale ở lại Adyar và dành hầu hết thời giờ để đổi mới và làm đẹp cho Tổng Hành Dinh Quốc Tế nổi tiếng được nhiều người viếng thăm trở thành “Ngôi Nhà của các Chơn sư”.

(dịch từ bài Early History trên Trang Web

của Hội Thông Thiên Học Quốc Tế, Adyar, Madras)

                   


 

Thông Thiên Học là Khoa Học của linh hồn.

Thông Thiên Học là Minh Triết Cổ Truyền được tŕnh bày lại theo thời đại hiện nay
 

Phương pháp có khác nhau, tư tưởng có khác nhau, cách thức có khác nhau, th́ việc làm của chúng ta mới linh động chớ không suy giảm, miễn hành vi ấy có t́nh thương dẩn dắt và ḷng nhân ái xét soi. (Annie  Besant)

xem tiếp


Hội Thông Thiên Học là một tổ chức quốc tế, với ư nghĩa rộng răi của từ, mà hội viên thuộc tất cả các giống dân, tín ngưỡng và ư kiến khác nhau nhưng họ hợp tác làm việc với nhau cùng chung một mục đích: sự tiến bộ của nhân loại - Nhưng với danh nghĩa là Hội, Hội hoàn toàn không thuộc về bất cứ quốc gia nào hoặc đảng phái chính trị nào.

Về phương diện Hội, họ chỉ có thể hành động tập thể cho các vấn đề chung có liên quan với Thông Thiên Học; về phương diện cá nhân, họ được hoàn toàn tự do để theo tư tưởng và hành động chính trị riêng biệt, miễn hành động đó đừng đi ngược lại nguyên lư của Thông Thiên Học và không có điều hại nào cho chính Hội Thông Thiên Học.
(Bí Quyết Thông Thiên Học, H. P. B
.)


Nếu mọi viên sỏi đều trở thành một viên hồng ngọc vô giá th́ viên sỏi và hồng ngọc ắt có giá trị giống như nhau.

Mọi người đều nghĩ rằng sự khôn ngoan của ḿnh là hoàn hảo, cũng như mọi bà mẹ đều cho rằng con của ḿnh là đẹp nhất.

“Con tôi là của tôi, tài sản này là của tôi”: một kẻ điên rồ bị giằn vật v́ những tư tưởng như thế. Bản thân y c̣n chưa thuộc về y chứ đừng nói tới con cái và của cải.

Bánh xe hi sinh có trục là T́nh Thương, lốp là Hành Động và căm là T́nh Huynh Đệ.

Thông Thiên Học không phải là việc thu tóm quyền lực dù là về mặt thông linh hay trí tuệ, mặc dù cả hai quyền năng đó đều phục vụ cho Thông Thiên Học.

Thông Thiên Học cũng theo đuổi hạnh phúc như người ta thường hiểu về từ ngữ này. Đó là v́ bước đầu tiên của nó là sự hi sinh, c̣n bước thứ nh́ là sự từ bỏ.

Thông Thiên Học là khoa học về sự sống, là nghệ thuật sống.

Thông Thiên Học là hiện thể của tinh thần mang lại sự sống; do đó không một điều ǵ mang tính giáo điều có thể thuộc về Thông Thiên Học.

Ngay cả trong rừng rậm cô liêu, tội lỗi vẫn chiến thắng kẻ không thánh thiện; kềm chế được giác quan ở ngay chính nhà ḿnh mới là tu khổ hạnh vậy.(Châu Ngọc Đông Phương)


Xin dắt tôi từ cõi gỉa đến cõi CHƠN,
Xin dắt tôi từ chỗ tối tăm đến nơi SÁNG SUỐT,
Xin dắt tôi từ cửa tử đến cõi TRƯỜNG SANH BẤT TỬ.
(Dưới Chơn Thầy)


Cái Trí là tay đại phá hoại Sự Thật. (Tiếng Nói Vô Thinh)


Ngươi hãy tiêu diệt lòng tham vọng, nhưng hãy làm việc như những kẻ lòng đầy tham vọng.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham sống, nhưng hãy tôn trọng sự sống.
Ngươi hãy tiêu diệt lòng ham muốn sự tiện nghi, nhưng hãy sung sướng như những kẻ chỉ sống để hưởng lạc thú.


5.- Hãy diệt mọi ý thức chia rẽ. (Kill out all sense of separateness)

Chú giải : Bạn chớ tưởng là bạn có thể sống riêng biệt với những kẻ hung dữ, hạng người điên dại. Họ chính là bạn đó, mặc dầu họ ở trình độ kém hơn người bạn hoặc vị Thầy của bạn. Nhưng nếu bạn để nảy sinh cái ý nghĩ bạn không liên đới với một điều nào hoặc một tội lỗi nào tức là bạn tạo ra một nghiệp quả, nó sẽ buộc bạn vào điều đó hoặc người đó, cho đến ngày nào tâm hồn bạn nhận thấy rằng nó không thể sống riêng rẽ được. Bạn hãy nhớ rằng tội lỗi và nhục nhã của đời là tội lỗi và nhục nhã của bạn, bởi vì bạn là một phần tử của thế gian; nghiệp quả của bạn dệt chung và không thể tách rời Đại Nghiệp Quả được. Trước khi bạn được giác ngộ, bạn phải trải qua mọi chỗ dơ cũng như chỗ sạch. Như thế bạn hăy nhớ rằng cái áo dơ mà bây giờ con nhờm gớm có thể là cái áo của bạn bữa qua hoặc bữa mai. Nếu bạn tỏ vẻ ghê sợ, th́ khi nó đặt lên vai bạn, nó sẽ càng bó chặt lấy bạn hơn. Kẻ nào có ḷng tự kiêu về đức hạnh của ḿnh tức là dọn cho ḿnh một chỗ trong vũng bùn nhơ. Bạn tránh, v́ đó là điều nên tránh chớ chẳng phải để giữ cho bạn được trong sạch.
(Ánh Sáng Trên Đường Đạo) xem tiếp


58. Bạn không thể nào đi trên đường Đạo, nếu chính bạn chưa trở nên con Đường đó (32).

59. Hãy để cho Hồn bạn lắng tai nghe mọi tiếng đau khổ, như bông sen nở lớn để hứng ánh sáng mặt trời buổi ban mai.

60. Bạn chớ để nắng gắt làm khô một giọt nước mắt đau khổ nào, trước khi bạn lau ráo lụy cho cặp mắt của người buồn khổ.

61. Bạn hãy để cho tất cả nước mắt của thế gian rơi vào lòng bạn, đọng lại ở tim bạn, chớ không khi nào chùi đi, trước khi nguyên nhân gây đau khổ tiêu tan.

62. Hỡi con người có tấm lòng từ bi, những giọt nước mắt đó là những suối nước tưới mát cánh đồng từ thiện bất diệt. “Chính nơi miếng đất đó trổ được bông nửa đêm của Phật (33), thứ bông này còn khó tìm, khó gặp hơn bông cây Vogay. Đó là hột giống để thoát ly đường sanh tử. Nó tách riêng vị La Hán ra ngoài vòng tranh đấu và tham vọng, nó dắt người băng ngang qua những cánh đồng của Thực Tại để đến nơi an lạc, chân phúc, chỉ thấy được nơi cõi Tịch Mịch, Hư Vô. (Tiếng Nói Vô Thinh)  xem tiếp


Bạn hãy nhớ rằng: mọi việc khổ não trên thế gian đều là tạm thời, bổn phận của bạn phải luôn luôn vui vẻ và giữ ḷng thanh tịnh.

Bởi vì chính bạn với Đường Đạo phải trở nên một. Đường Đạo tức là bạn. Bạn bước trên Đường Đạo mà không cần nghĩ tới nó, và bạn cũng không thể rời nó được nữa. Bạn là Chơn Thần, bạn đă quyết định như vậy. Nếu bạn lìa bỏ nó tức là bạn lìa bỏ chính bạn vậy.

Có minh triết bạn mới có thể giúp đời, c̣n ư chí để dắt dẫn sự minh triết, và từ ái lại gây ra ư chí. Ấy là những điều kiện mà bạn cần phải có. Ư chí, minh triết, từ ái là ba trạng thái của Đức Thượng Đế. Nếu bạn muốn hiến ḿnh phụng sự Ngài, th́ bạn phải biểu lộ ba trạng thái ấy trong thế gian này. (Dưới Chân Thầy)   xem tiếp


Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể  (đang soạn)


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :

Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @ www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES