Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

     

Mục Đích Của Hội Tính Thích Đáng Của Chúng Với Đời Sống Thông Thiên Học

THE OBJECTS AND THEIR RELEVANCE TO THE THEOSOPHICAL LIFE

By John Algeo

Bản dịch Như Hải 2007

 

 

 


 

 

 


 


 


 

 

 

 

Những Mục đích của Hội Thông Thiên Học, cũng như là các phát biểu tuyệt vời khác, có thể được hiểu theo nhiều cách. Hơn nữa, chúng trở nên phong phú hơn khi chúng ta hiểu chúng trọn vẹn hơn theo những cách khác nhau.

 

Ư Nghĩa Bên ngoài và Ư nghĩa Bên trong của các Mục đích.

 

Mục đích của hội có nghĩa đen, nghĩa bề mặt, nghĩa bên ngoài, những ư nghĩa này có giá trị trọn vẹn riêng của nó. Thực vậy, ư nghĩa bên ngoài của các Mục Đích là nền tảng tổ chức của Hội, nền tảng của sự hợp nhất đoàn thể của chúng ta. Tuy nhiên, như bà H.B Blavastsky đă phân biệt giữa hội viên Thông Thiên Học và người Thông Thiên Học, mà không có một chút chê bai hay xem thường nhóm nào cả, v́ thế chúng ta có thể phân biệt giữa ư nghĩa bên ngoài của các mục đích vốn thích hợp cho tổ chức đoàn thể và ư nghĩa bên trong của chúng vốn là một cách thức mà người Thông Thiên Học có thể hiểu chúng và sống với chúng.

 

Khi nói về ư nghĩa bên trong của các Mục đích th́ chúng ta không cần và thật ra (không nhất thiết) cho rằng có một cách hiểu bí mật nào đó dành riêng cho một số hội viên hoặc có môt ư nghĩa ưu đăi riêng biệt nào đó thay thế cho ư nghĩa bên ngoài. Một là, ư nghĩa bên trong của các Mục đích là một bí mật được mở ngỏ” cho mọi người đều có sẵn để dùng. Đó chỉ là việc làm thế nào áp dụng những mục đích này vào cuộc sống thông thiên học của mỗi cá nhân, để phân biệt với những chức năng đoàn thể của Hội Thông Thiên Học.

 

Hai là, ư nghĩa bên trong không thay thế được ư nghĩa bên ngoài, và cũng chẳng có ẩn ư cho một cá nhân nào. Thay vào đó, ư nghĩa bên trong của các Mục Đích là những ǵ chúng ta vận dụng chúng khi chúng ta sống cuộc đời Thông Thiên Học. Do đó, ư nghĩa bên trong sẽ khác nhau ở một mức độ nào đó đối với mỗi người Thông Thiên Học. Sự khám phá ư nghĩa bên trong dưới đây chỉ là sự suy ngẫm của một cá nhân về cách làm thế nào những Mục Đích đó ứng dụng vào đời sống thông thiên học, và không có ǵ hơn ngoài ư nghĩa đó.

 

Mục đích thứ nhất

 

Mục đích thứ nhất thường được hiểu như một sự xác định về cách cư xử "t́nh huynh đệ". Nghĩa là, nó được xem như sự khẳng định giá trị của việc cư xử với mọi người như là những thành viên trong cùng một gia đ́nh và cư xử b́nh đẳng như nhau trong gia đ́nh đó. Khẳng định là như vậy, và chúng ta chính là những thành viên như thế. Tuy nhiên, Mục Đích thực ra cũng nói lên một điều ǵ khác nữa, ngay cả về nghĩa đen ở b́nh diện ngoại giới. Nó cho rằng chúng ta với bản chất là anh em ruột trong cùng một gia đ́nh nhân loại; nhưng đặc biệt, mục đích cũng nêu ra ư tưởng chúng ta phải tạo thành một hạt nhân trong nội bộ nhân loại – một điều mà vốn không tự nhiên mà có.

 

Cái hạt nhân ám chỉ tới trong Mục Đích thứ nhất được xem xét bằng nhiều cách. Theo một quan điểm, th́ nó chính là "ḥn đá tảng, nền móng của các tôn giáo tương lai cho con ngườiĐức Văn Minh Đại Đế đă nói. Đó là cốt lơi hay là trung tâm điểm mà những yếu tố khác được thành lập chung quanh nó.

Tất cả chúng ta là thành viên của một gia đ́nh nhân loại, nhưng mục đích duy nhất của Hội là khiến cái sự kiện lư thuyết suông thành thực hành thực sự.

Một cách nh́n khác để xem xét Mục Đích thứ nhất bằng ánh sáng của "đội ngũ những người phụng sự", điều mà những người Thông Thiên Học thế hệ thứ hai đă rất mực ư thức. Những huynh trưởng khôn ngoan đó tạo thành một bức tường bảo vệ nhân loại, những người mà chúng ta gọi là "Chân Sư", các ngài cần những người cộng tác khiêm tốn để trợ giúp thực hiện những mục đích của ḿnh. Những người cộng tác như vậy có thể so sánh như là những người phụ tá nghiên cứu và phụ giảng vốn thực hiện một số công việc nhàm chán cho một giáo sư nghiên cứu ở một trường đại học. Công việc họ làm không lăng mạn chút nào, nhưng nó cần thiết, và nó làm cho các bậc huynh trưởng rảnh tay lo những công việc mà chỉ các vị huynh trưởng mới có thể làm được.

Những người Thông Thiên Học có thể được xem như là những người đă được chấp nhận lời kêu gọi để trở thành một phần của đội ngũ những người phụng sự. Đội ngũ đó là hạt nhân đă được nói trong Mục Đích thứ nhất, được hiểu theo ư nghĩa bên trong. Đội ngũ này không phải là một đoàn thể đặc biệt, mà ai cũng có quyền gia nhập nếu họ sẳn sàng hiến thân cho đội ngũ đó. Không có hội phí. Cũng không có thẻ hội viên. Nó là một thực tại nội giới. Nhưng đúng là một thực tại.

 

Mục Đích thứ hai

 

Mục Đích thứ hai nói về nghiên cứu tôn giáo, triết học và khoa học. Đó là những ǵ mà nhiều bài diễn thuyết, thảo luận, sách vở, và những bài viết đề cập đến sự nghiên cứu. Nhưng cách tŕnh bày thực sự của Mục Đích lại đáng để chú ư. Nó không nói chúng ta phải nghiên cứu những chủ đề này, mà đúng hơn là chúng ta được "khuyến khích" nghiên cứu. Xét cho cùng, Hội không phải là một trường đại học với nhiệm vụ đào tạo các học giả. Tuy nhiên, nó là một đoàn thể khuyến khích hội viên của ḿnh và người khác nên nghiên cứu.

Điều mà ta nghiên cứu cũng đáng được xem xét. Có hai cách kết nhóm hữu lư (hay phân tích theo cú pháp văn phạm) trong lời lẽ của Mục Đích thứ hai. Chúng có thể được hiểu như là "sự nghiên cứ về (tôn giáo đối chiếu), (triết học), và (khoa học)", "tôn giáo đối chiếu" là một sự nghiên cứu xem những tôn giáo giống và khác nhau thế nào. Hay những lời lẽ ấy có thể được hiểu như "sự nghiên cứu về [(tôn giáo) (triết học) và (khoa học) đối chiếu]", trong trường hợp này chữ "đối chiếu" đi kèm theo sau cả ba danh từ thay v́ chỉ một như cái trước.

Theo văn phạm, Mục Đích thứ nh́ có thể phân tích theo cả hai cách. Khi nó được chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác hơn tiếng Anh thuộc thế kỷ 19 trong đó những Mục Đích đă được phát biểu vào năm 1896, thỉnh thoảng nó được dịch như là "sự nghiên cứu đối chiếu về tôn giáo, triết học, và khoa học", điều này rơ ràng là cách hiểu thứ hai theo nghĩa đen. Cách hiểu thứ hai được yểm trợ mạnh mẽ bởi đề mục của cuốn Giáo Lư Bí Truyền của Bà H.P.Blavastsky: "Sự tổng hợp Khoa học, Tôn giáo và Triết học".

Sự hiểu theo ngữ pháp của cách thứ hai của Mục Đích thứ nh́ cũng dẫn đến một quan điểm về ư nghĩa bên trong của các Mục Đích. Một trong những mục tiêu của chúng ta là người Thông Thiên Học được khuyến khích sự nghiên cứu đối chiếu hay tổng hợp tôn giáo, triết học và khoa học, chúng là những khía cạnh chính yếu của con người để tự hiểu lấy chính ḿnh, vũ trụ và nền tảng của chúng ta trong Thực Tại. Sự tổng hợp đó là Giáo Lư Bí Truyền hay Thông Thiên Học .

Thông Thiên Học như thế không được đề cập nhiều trong ba Mục Đích, chắc hẳn là có lư do chính đáng của nó, nếu đúng vậy th́ Hội phải định nghĩa Thông Thiên Học là ǵ. Nhưng làm sao người ta định nghĩa được Minh Triết Thiêng Liêng? Tốt hơn là đừng cố gắng, bởi v́ định nghĩa nó một cách hẳn hoi và theo cách bên ngoài có thể chỉ dẫn đến dạng chủ nghĩa bè phái hạn hẹp mà bà H.P.B. và những vị huấn sư của bà đă cảnh báo đi cảnh báo lại với chúng ta.

Nói một cách khác, có một Minh Triết Thiêng Liêng hay Thông Thiên Học, và hội Thông Thiên Học đă được đặt tên theo điều đó. V́ vậy, sự nghiên cứu và giảng dạy Thông Thiên Học phải là sư quan tâm chánh yếu đối với chúng ta. Dù rằng không đề cập rơ ràng, Thông Thiên Học cũng có hàm ẩn trong Mục Đích thứ hai, v́ nó chính là Giáo Lư Bí Truyền hay sự tổng hợp khoa học, tôn giáo và triết học.

 

Mục Đích thứ ba

 

Ngày nay Mục Đích thứ ba là một sự khai triển của lời phát biểu năm 1875, "Những mục đích của hội là để thu thập và phổ biến kiến thức về những định luật chi phối vũ trụ". Những định luật chi phối vũ trụ cũng là những định luật chi phối chúng ta và những quyền năng ẩn tàng của chúng ta, sao cho lời phát biểu đầu tiên về những mục đích vào năm 1875 có thể được xem như tương đương với Mục Đích thứ ba hiện thời. Dù mục Đích thứ ba lúc đó theo thứ tự thời gian là điều đầu tiên mà Hội đă đề ra, nhưng không nhất thiết là điều đầu tiên trong tâm trí của những sáng lập viên nội môn, các ngài luôn nhấn mạnh đến cái cốt lơi t́nh huynh đệ nằm trong sứ mệnh của Hội

 

Mục Đích thứ ba thường được hiểu như là áp dụng cho thần nhản và đủ thứ thần thông. Những khả năng như thế chắc chắn là không bị loại trừ. Nhưng những ǵ mà người ta nghĩ về nó như thần nhăn, thần thông là những ǵ mà cuốn Tiếng Nói Vô Thinh gọi là thần thông hạ đẳng và cảnh giác sinh viên đừng chuốc những mối nguy hiểm v́ vô minh. Tương tự như vậy, Chân Sư M. đă cảnh giác ông Sinnett "phải cố phá vỡ ảo tưởng vĩ đại đó mà các huấn sư đều luôn luôn cảnh cáo các sinh viên huyền bí trên khắp thế giới. Sinh viên huyền bí luôn được cảnh giác bởi các vị thày của họ - đó là đừng khao khát các hiện tượng lạ" (Tcủa các Chân Sư, ấn bản thứ 3, trang 258). Thần thông hạ đẳng, hay hiện tượng thần thông, không thể là chủ đề của Mục Đích thứ ba.

Tuy nhiên, ngoài thần thông hạ đẳng, c̣n có những thần thông thượng đẳng, những quyền năng thực chứng về sự hợp nhất của ḿnh với mọi sự sống, nghĩa là, khi ta đă được khơi hoạt do giác ngộ. V́ thế Mục Đích thứ ba kêu gọi chúng ta t́m hiểu những định luật trong Thiên Nhiên khoa học chưa giải thích được và t́m hiểu những quyền năng tâm linh cao siêu nhất trong chính chúng ta.

Theo một ư nghĩa bên trong, Mục Đích thứ ba nói về sự hiểu biết những điều bí nhiệm vĩ đại của vũ trụ và nói về sự phát triển sao cho phù hợp chính chúng ta. Đó là lời kêu gọi ta thực hành một giới luật tâm linh đưa tới sự hịểu biết và phát triển như thế. Đó chính là nói về yoga, tiến tŕnh của sự chuyển hoá hợp nhất.

 

 Ư Nghĩa kết hợp của những Mục Đích

 

Xét về mặt ngoài th́ ba Mục Đích của Hội nói về những điều dường như không liên hệ và khá khác nhau: tạo một hạt nhân của t́nh huynh đệ; khuyến khích nghiên cứu những môn về trí tuệ; và khảo sát những luật chưa giải thích được ở chung quanh ta và những quyền năng ẩn tàng trong chúng ta. Đó là những điều tốt đẹp để làm. Chúng là những mục đích đoàn thể của Hội.

 

Tuy nhiên xét về mặt trong, ba Mục Đích nói về điều ǵ đó mang tính cá nhân hơn, và tất cả ba đều nói rất nhiều về cùng một điều. Theo ư nghĩa bên trong của chúng th́ những Mục Đích kêu gọi chúng ta tham gia vào đội ngũ những người phụng sự qua việc t́m cách hổ trợ sự truyền bá Minh Triết Thiêng Liêng của Thông Thiên Học cho thế giới nhờ sự hiểu biết những bí nhiệm của nó và nhờ sự cải tạo, chuyển hoá chính ḿnh. Theo ư nghĩa bên trong ấy th́ những Mục Đích đâu phải là những hoạt động khác nhau, mà nói cho đúng hơn là ba khía cạnh của một hoạt động duy nhất: thực hiện lời thệ nguyện của bồ tát hay sống một đời sống vị tha.

 

Không phải tất cả những hội viên của Hội Thông Thiên Học phải hoặc nên nh́n vượt qua cái ư nghĩa bên ngoài của những Mục Đích để t́m ra một ư nghĩa bên trong.   Những Mục Đích có ư nghĩa bên ngoài đều tốt và hữu dụng. Nhưng đối với những người nghe tiếng gọi của một thực tại bên trong, th́ ư nghĩa bên trong của những Mục Đích mong đợi sự khám phá của họ. Những người xem xét ư nghĩa bên trong sẽ không thấy cùng một ư nghĩa, hay ít ra sẽ không diễn tả nó theo cùng một cách. Ư nghĩa bên trong mang tính cá thể rất cao. Mỗi người Thông Thiên Học sẽ nhận thức nó bằng một cách độc nhất vốn áp dụng cho cá nhân y.

 

Tuy nhiên, dù được nhận thức bằng cách nào, và được diễn tả bằng cách nào, th́ ư nghĩa bên trong của ba Mục Đích là một lời kêu gọi ta sống cuộc sống Thông Thiên Học. Những Mục Đích không chỉ nói về sự thành lập các nhóm, khuyến khích nghiên cứu kho kiến thức của nhân loại, và khảo sát những điều chưa giải thích được. Các Mục đích nhằm nói tới việc thực hành Thông Thiên Học. Đó là sự thích đáng lâu bền của những mục đích.

 

-----------------

 

 

 

 

 


 

 

 


 


 


 


 

 

 

 

 

 


 

Để làm quen với  quan niệm của Thông Thiên Học  mời các bạn đọc những tác phẩm sau:
 

Thông Thiên Học Dẫn Giải

Thông Thiên Học Khái Lược
Thông Thiên Học Giảng Lược
Thông Thiên Học Là Ǵ

Chân Nhân Và  Các Hạ Thể 

 


Những Tài Liệu Nghiên Cứu :


Dưới Chân Thầy
Bí Quyết Thông Thiên Học
Giáo Lư Bí Truyền    (đang soạn)
Nữ Thần Isis Lộ Diện    (đang soạn)
Books
Magazines


THÔNG THIÊN HỌC THẾ GIỚI
THÔNGTHIÊN HỌC HOA kỲ


Hội Thông Thiên Học Được Thành Lập 7-11-1875
Bởi Bà Helena Petrovna Blavatsky Và Ông Henry Steel Olcott
  
The Theosophical Society Adyar, Chennai 600020, India Phone: 91-44-4912815 


Bản quyền   Copyright  @
www.thongthienhoc.com  2001
Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rơ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  
nhusee@yahoo.com

 

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES